Mỗi chợ cần thiết phải có một dịch vụ cân đo, kiểm tra chất lượng., và
trực tiếp ở mỗi địa điểm này, phải có một cán bộ quản lý chợ đứng ra để thực
hiện các công việc này nếu khách hàng có yêu cầu. Dựa trên kết quả thực tế, nếu
có phát hiện sai sót đáng kể của ngưòi bán hàng, họ có thể ngay lập tức yêu cầu
người mua đưa đến chỗ người bán vi phạm, người quản lý sẽ lập tức lập biên
bản, xử lý ngay hành vi gian lận bằng những hình thức theo Nội quy, quy định
của chợ.
70 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng phát triển và một số giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường.
Thứ tư, công suất thiết kế không phù hợp. Nhiều chợ được xây dựng có quy
mô lớn hơn so với mật độ dân cư trong vùng dẫn đến tình trạng dư thừa công
suất.
Thứ năm, hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương nhất là
cấp phường còn yếu kém, sự thiếu kiên quyết trong việc giải toả các chợ tự phát,
các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường.
Thứ sáu, sự phát triển của mạng lưới siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, sự hình
thành mạng lưới chi nhánh, đại lý của các cơ sở sản xuất ở các nơi… đã làm
giảm lượng hàng hoá bán ra ở các chợ đồng thời giảm sức mua của người dân
đối với các hàng hoá tiêu dùng mà giá không có sự chênh lệch so với trong siêu
thị.
5.3. Về các loại dịch vụ trong chợ
Hầu hết các chợ đều chưa có đầy đủ các dịch vụ, mới chỉ có một số các
dịch vụ tối thiểu cho hoạt động của chợ như dịch vụ vệ sinh, trông giữ xe, bảo
vệ đêm, bốc xếp hàng hoá… Các dịch vụ hỗ trợ như kho hàng hoá, đo lường,
kiểm tra chất lượng hàng hoá, cung cấp thông tin… các chợ đều không có. Như
vậy có thể thấy các dịch vụ trong mạng lưới chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn
còn thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu.
Bảng các dịch vụ tại chợ trên địa bàn Quận hiện nay
Tên chợ Dịch vụ tại chợ
Vệ
sinh
Bảo vệ
đêm
Bốc
xếp
Trông
giữ xe
Kho
hàng hoá
Kiểm tra chất
lượng hàng hoá
Cầu Giấy
Quan Hoa
Nhà Xanh
Nghĩa Tân
Đồng Xa
Nông sản DV
Xe máy DV
Hợp Nhất
Trần Duy Hưng
Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
5.4. Về việc thực hiện vai trò của chợ
Hiện nay, chợ trên địa bàn vẫn đang là nơi phân phối hàng tiêu dùng, hàng
lương thực, thực phẩm chủ yếu, nó cung ứng khoảng 50% lượng hàng hoá này
cho toàn bộ dân cư trong địa bàn, còn lại 50% là qua hệ thống phân phối khác
như cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Về đóng góp ngân sách Nhà nước, trung bình các chợ đã đóng góp khoảng
3 tỷ đồng mỗi năm, cụ thể như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Nộp ngân sách Nhà nước
Chợ
2003 2004 2005
Cầu Giấy
Quan Hoa
Nhà Xanh
Nghĩa Tân
Đồng Xa
Nông sản DV
Xe máy DV
Hợp Nhất
Trần Duy Hưng
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Tuy nhiên, sự phân bổ của nguồn thu ngân sách là không đồng đều nhau
giữa các chợ, điều này hoàn toàn phù hợp với quy mô và thực trạng phát triển
của mỗi chợ.
Về vấn đề giải quyết việc làm, ta có số liệu về số lượng lao động làm việc
tại chợ như sau:
Bảng: Số lao động trong các chợ
(tính đến hết tháng 12/2005)
Đơn vị: người
Tên chợ
Số người bán
hàng tại chợ
Số người lao động
quản lý tại chợ
Tổng số
Toàn Quận 2730 148 2878
Cầu Giấy 157 15 172
Quan Hoa 89 07 96
Nhà Xanh 220 11 169
Nghĩa Tân 558 26 584
Đồng Xa 456 29 485
Nông sản DV 700 18 718
Xe máy DV 195 26 221
Hợp Nhất 170 06 186
Trần Duy Hưng 185 10 195
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Từ bảng số liệu trên ta thấy, chợ đã giải quyết việc làm cho gần 3 nghìn
người trong đó có cả người buôn bán và người lao động quản lý. Đó là chưa kể
đến số lượng lao động làm thuê cho các chủ sạp, các tổ dịch vụ, công nhân bốc
xếp… Có thể thấy rằng, chợ đã giải quyết một cách rất có hiệu quả việc làm cho
một số lượng lớn lao động tại các địa phương, cả khu vực thành thị và nông
thôn. Tuy nhiên chúng ta còn có thể nâng cao số lượng lao động này hơn nữa vì
còn có một số chợ chưa được quy hoạch cụ thể và một số chợ chưa sử dụng hết
công suất. Và vì thế cần phát triển tốt mạng lưới chợ trên địa bàn nhằm tận dụng
triệt để những lợi ích, những tiềm năng về người (giải quyết việc làm) và vật
chất (ngân sách) mà chợ mang lại cho chúng ta.
6. Thực trạng vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn chợ và văn minh thương mại
tại chợ
6.1. Thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm
6.1.1. Về vệ sinh môi trường
Trong những năm qua, các cấp quản lý đã có nhiều cố gắng trong việc giải
quyết vấn đề vệ sinh môi trường ở các chợ. Hầu hết các chợ đều được Quận đầu
tư nâng cấp, sửa chữa quầy sạp, nạo vét cống rãnh, tổ chức việc thu gom, vận
chuyển rác.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chưa có ý thức trong việc thực hiện công tác
này, các chất thải của các sạp hàng vẫn được thải trực tiếp trong chợ, gây ô
nhiễm chợ như các hàng mổ gia cầm, hàng bán cá mổ sẵn…, nó tác động trực
tiếp đến môi trường trong chợ cũng như khu vực xung quanh chợ. Hệ thống xử
lý nước ở một số chợ chưa tốt, không đảm bảo có thể gây ứ đọng nước thải,
ngập lụt trong mùa mưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và cảnh
quan đô thị.
6.1.2. Về vệ sinh an toàn thực phẩm
Tình hình vệ sinh an toàn thực phảm luôn được ngành chức năng quan tâm,
kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở đến các tiểu thương thực hiện đúng quy định về an
toàn vệ sinh thực phẩm. Trong toàn Quận, 100% các hộ kinh doanh ngành hàng
ăn uống trong các chợ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm. Các hộ kinh doanh đồ ăn chín 100% đều có tủ quầy theo mẫu
quy định. Thực phẩm tươi sống đều qua công tác kiểm dịch động vật. Mối chợ
đều có trên dưới 10 quầy bán rau sạch.
6.2. Thực trạng về an toàn phòng cháy chữa cháy ở các chợ
Trong thời gian qua, Ban quản lý các chợ và các cơ quan chức năng đã có
nhiều cố gắng trong công tác Phòng cháy chữa cháy. Hàng năm UBND Quận
cấp kinh phí cho việc bảo dưỡng, duy tu, mua sắm phương tiện phòng chống
cháy nổ. Nhiều biện pháp được áp dụng như như nhắc nhở các hộ kinh doanh đề
cao cảnh giác, trang bị thiết bị chữa cháy, kiểm tra thường xuyên hệ thống điện,
làm vệ sinh phòng cháy, trang bị hệ thống báo cháy, hệ thống cầu dao… Những
biện pháp trên đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn cho các chợ.
Tuy nhiên, công tác PCCC ở các chợ vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:
nhiều chợ chưa có đội PCCC, chưa đảm bảo về thoát nạn, việc sử dụng thành
thạo các loại phương tiện phòng và chống cháy còn yếu, chưa thành thạo…
II. Thực trạng mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay
1. Các mô hình tổ chức quản lý chợ
Trong thời gian qua, công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu
Giấy chịu sự điều chỉnh của những văn bản sau:
- Quyết định số 3569/QĐ-UB ngày 16/09/1997 của UBND Thành phố Hà
Nội;
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý
chợ;
- Thông tư số 06/2003/TT-Bộ Thương mại ngày 15/08/2003 của Bộ
Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban
quản lý chợ;
Toàn Quận hiện có 10 chợ đang hoạt động, trong đó có 3 chợ loại 2 (chợ
Cầu Giấy, chợ Nghĩa Tân, chợ Đồng Xa) và 7 chợ còn lại đều là các chợ loại 3.
Có 3 Ban quản lý chợ do quận quản lý, mỗi Ban quản lý chợ quản lý 2 chợ:
Ban quản lý chợ Cầu Giấy quản lý thêm chợ Quan Hoa, Ban quản lý chợ Nghĩa
Tân quản lý thêm chợ Nhà Xanh, Ban quản lý chợ Đồng Xa quản lý thêm chợ
Nông sản Dịch Vọng.
Có 4 chợ do các Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý:
- Chợ Trần Duy Hưng do Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Trung Hoà
kinh doanh khai thác và quản lý;
- Chợ Hợp Nhất do Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Hợp Nhất kinh doanh
khai thác và quản lý;
- Chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng và chợ 337 Dịch Vọng do Hợp tác xã
dịch vụ Nông nghiệp Dịch Vọng kinh doanh khai thác và quản lý.
Như vậy, có 2 mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
hiện nay đó là:
- Mô hình Ban quản lý quản lý chợ;
- Mô hình Hợp tác xã quản lý chợ.
1.1. Tổ chức quản lý chợ theo mô hình ban quản lý
Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay có 6 chợ do Ban quản lý quản lý. Các
chợ này đều do quận đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng. UBND
Quận căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của các chợ này đã lập ra 3 Ban
quản lý và giao cho mỗi Ban quản lý quản lý 2 chợ, thể hiện trong sơ đồ dưới
đây:
Chức năng, nhiện vụ, quyền hạn và tổ chức của các Ban quản lý này do
UBND Quận Cầu Giấy quy định, cụ thể như sau:
Về chức năng:
- Các Ban quản lý trên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Quận quản lý,
tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên.
- Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ
chức kinh doanh các dịch vụ tại trong phạm vi chợ được giao quản lý.
Về nhiệm vụ, quyền hạn.
Các Ban quản lý có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Trình UBND quận Cầu Giấy quyết định:
- Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các
ngành nghề kinh doanh tại chợ.
- Quy định cụ thể việc việc sử dụng, thuê thời hạn thuê với các biện pháp
quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
- Phê duyệt Nội quy chợ.
- Phê duyệt Phương án đảm bảo Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Phê duyệt kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển
các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
2. Quyết đinh việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa
chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án
đã duyệt.
3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại
chợ theo phương án đã được duyệt.
4. Tổ chức, quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy
chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
5. Đảm bảo công tác Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tư và an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
6. tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trong giữ phương
tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số
lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường… và các hoạt động khác trong
phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và
các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức
thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy
định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh
tại chợ.
9. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban quản lý
chợ theo quy định của pháp luật.
10. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ
cho Phòng Kinh tế - Kế hoạch UBND quận Cầu Giấy theo quy định của Bộ
thương mại.
Về tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ Cầu Giấy:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ Nghĩa Tân:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chợ Đồng Xa:
- Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy quyết
định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
- Trưởng Ban quản lý chợ phải chịu trách nhiệm trước UBND quận Cầu
Giấy về toàn bộ hoạt động của chợ và của Ban quản lý chợ. Phó trưởng ban có
trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước trương rban thực hiện
một hoặc một số nhiệm vụ do trưởng ban phân công.
- Căn cứ tính chất, đặc điểm, khối lượng công việc và khả năng tài chính,
Trưởng ban quản lý chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành chợ hoạt động và tổ chức các dịch vụ tại
chợ.
- Ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan,
doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh
trật tự… trong phạm vi chợ.
1.2. Quản lý chợ theo mô hình Hợp tác xã
Hiện tại trên địa bàn có 4 chợ do các Hợp tác xã quản lý. Đây đều là các
chợ loại 3, do UBND phường làm chủ đầu tư, nhưng thực chất là vốn của các
Hợp tác xã - đây là nguồn vốn đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị có dự án
trên địa bàn phường. Cụ thể:
- Chợ Trần Duy Hưng: Do UBND phường Trung Hoà làm chủ đầu tư
nhưng vốn của phường và của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Trung Hoà.
- Chợ Hợp Nhất: Do UBND phường Yên Hoà làm chủ đầu tư nhưng vốn
của phường và của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Yên Hoà.
- Chợ Xe máy - đồ cũ Dịch Vọng: Do UBND phường Dịch Vọng là chủ
đầu tư nhưng vốn của phường và của Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Dịch
Vọng.
- Chợ 337 Dịch Vọng: Do UBND phường làm chủ đầu tư nhưng Hợp tác
xã dịch vụ Nông nghiệp Dịch Vọng bỏ toàn bộ vốn đầu tư, xây dựng.
Đây là điều bất hợp lý. Vì thế, UBND Quận đã ra quyết định chuyển giao
các chợ này cho các Hợp tác xã tương ứng quản lý.
Về chức năng:
- Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động theo Luật Hợp
tác xã và các văn bản quy định của pháp luật hiện hành.
- Các Hợp tác xã thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ
chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi chợ quản lý.
Về nhiệm vụ, quyền hạn. Các Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý
chợ có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các công việc sau:
1. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
2. Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh
trật tư và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
3. Xây dựng Nội quy chợ trỉnh UBND cấp phường quản lý phê duyệt; tổ
chức điều hành chơ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội
quy chợ.
4. Bố trí sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cẩu về trật tự, vệ
sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh.
5. Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh
doanh tại chợ.
6. Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và
nghĩa vũ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ.
7. Tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ cho phòng
Kinh tế - Kế hoạch cấp phường quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Về tổ chức:
1.3. Cơ chế tài chính áp dụng cho các BQL, HTX kinh doanh khai thác và quản
lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy:
1.3.1. Các khoản thu:
Cả BQL, HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ đều được thu các
khoản thu sau:
Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng các khoản phí nêu trên được thực hiện
theo quy định có sự khác nhau như sau:
- Đối với 6 chợ do Quận đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây
dựng, giao cho 3 BQL quản lý thì các khoản phí nêu trên là khoản thu của ngân
sách Nhà nước, các BQL chợ được tríchlại một phần từ số tiền phí thu được để
trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần tiền phí trích để lại này do UBND Quận
Cầu Giấy quyết định. Các BQL chợ có trách nhiện kê khai, nộp và quyết toán số
tiền phí còn lại vào ngân sách Nhà nước.
- Đối với 4 chợ do các Phường làm chủ đầu tư nhưng đã chuyển giao cho
các HTX quản lý thì các khoản phí nêu trên không thuộc Ngân sách Nhà nước.
HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ chỉ có nghĩa vụ nộp thuế theo quy
định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền
phí sau khi đã nộp thuế.
1.3.2. Các khoản chi:
1.3.2.1. Đối với các BQL chợ.
Các BQL chợ được sử dụng các khoản thu để chi cho các nội dung sau:
- Chi trả hoàn vốn đầu tư xây dựng chợ;
- Chi cho người lao động;
- Chi quản lý hành chính;
- Chi cho các hoạt động tổ chức thu;
- Chi cho các hoạt động cung ứng dịch vụ;
- Chi khác.
Sau khi chi cho các khoản chi nêu trên theo quy định, số còn lại BQL các
chợ phải nộp vào NSNN.
1.3.2.2. Đối với các HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Họ cũng phải chi cho các nội dung tương tự như trên như hoàn trả vốn đầu
tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết khác cho hoạt động của HTX.
1.3.3. Quyết toán các khoản thu, chi:
Đối với BQL chợ:
- Hàng năm BQL chợ xây dựng dự toán, lập báo cáo quyết toán thu, chi
kinh phí trình UBND quận Cầu Giấy phê duyệt.
- BQL chợ thực hiện công tác kế toán, thống kê và báo cáo tài chính áp
dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Đối với HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ:
- Hàng năm, các HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng
kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây
dựng phương án tài chính dựa trên các khoản thu để sử dụng chi cho các mục
đích của HTX.
- HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độ quyết
toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá về mô hình BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian
qua.
2.1. Những kết quả đã đạt được:
Trong những năm qua sự tồn tại và phát triển của các chợ do QBL thuộc
đơn vị sự nghiệp có thu tổ chức, quản lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Quận. Các BQL đã duy trì hoạt động của các chợ
tương đối ổn định và mang lại những kết quả đáng kể như: tạo công ăn việc làm
cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước… từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn
Quận. Những kết quả quan trọng nhất là:
2.1.1. Về việc giải quyết việc làm.
Hiện nay, trên địa bàn các chợ do BQL quản lý đã giải quyết được việc làm
cho trên người lao động, trong đó số lao động làm việc cụ thể tại mỗi chợ như
sau:
Tên chợ Số người bán hàng tại chợ
Số người lao động
quản lý tại chợ Tổng số
Toàn Quận 2180 106 2286
Cầu Giấy 157 15 172
Quan Hoa 89 07 96
Nhà Xanh 220 11 169
Nghĩa Tân 558 26 584
Đồng Xa 456 29 485
Nông sản DV 700 18 718
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Số lao động trên bao gồm cả những người lao động trên địa bàn quận và cả
những người vãng lai từ các nơi khác đến. Theo thống kê, có 65% số người bán
hàng tại các chợ là người dân trên địa bàn Quận và 35% là những người vãng lai
từ các tỉnh khác đến, chủ yếu là từ các tỉnh lân cận đến bán nông sản thực phẩm
tươi sống. Riêng chợ đầu mối Nông sản thực phẩm 100% số người bán hàng tại
đây là những người vãng lai từ các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng quận Cầu Giấy được thành lập từ các xã
ven nội với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng những năm gần
đây do tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất đai giành cho nông
nghiệp giảm mạnh. Kéo theo đó là hiện tượng số lao động nông nghiệp bị thất
nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Theo thống kê, có khoảng 2052 nông nghiệp cần giải
quyết việc làm do mất đất. Những người này do trình độ học thức thấp, lại đa số
ở tuổi 35-40 nên rất khó khăn khi chuyển kiếm việc làm. Và nhiều người đã
chuyển sang kinh doanh buôn bán tại các chợ. Hiện có khoảng 500 lao động
nông nghiệp đang kinh doanh buôn bán tại các chợ này (chiếm khoảng 25% số
lao động nông nghiệp cần giải quyết việc làm). Đây là một con số đáng kể.
Như vậy, có thể nói chợ đã giải quyết việc làm một cách rất hiệu quả cho
lao động nói chung và đặc biệt cho lao động nông nghiệp trên địa bàn nói riêng.
2.1.2. Tăng nguồn thu cho NSNN.
Hàng năm các chợ đã nộp cho NSNN ổn định khoảng 3 tỷ đồng, trong số
đó tiền thu thuế của các hộ kinh doanh trong chợ là trên 500 triệu đồng.
Bảng: Nộp NSNN của các chợ thuộc đơn vị sự nghiệp có thu
do UBND Quận quản lý
Đơn vị: triệu đồng
Ban quản lý 2003 2004 2005
Toàn Quận 2.833 2993 3.021
BQL chợ Cầu Giấy 678 689 737
BQL chợ Nghĩa Tân 1.192 1.304 1.295
BQL chợ Đồng Xa 963 993 989
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Những đóng góp trên là tác nhân quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội trên địa bàn Quận trong thời gian qua.
2. Những hạn chế trong mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận hiện nay
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, BQL chợ vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề bất cập cần phải giải quyết trong thời gian tới. Điều này thể hiện ở một số
khía cạnh sau:
Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý không thống nhất, nhiều đầu mối, cùng
một loại chợ như nhau, có chợ thì lại do Quận quản lý, có chợ lại do phường
quản lý, có chợ lại giao cho các HTX quản lý. Các QBL thuộc chợ trực thuộc
Quận quản lý thì đều quản lý 2 chợ. Với thực trạng hiện nay của bộ máy BQL
vừa ít về số lượng, vừa yếu kém về năng lực thì việc mỗi BQL quản lý 2 chợ sẽ
dẫn đến việc kinh doanh khai thác và quản lý các chợ sẽ không hiệu quả, thể
hiện như:
- Việc quản lý các tài sản Nhà nước trong phạm vi chợ còn lỏng lẻo, trách
nhiệm chưa cao.
- Công tác thu thuế, các loại phí, lệ phí trong chợ còn chậm chạp.
- Chưa kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về Nội quy chợ. Trong
cùng một chợ hiện tượng "vừa thừa vừa thiếu" diễn ra phổ biến. Một số quầy sạp
trong chợ bị bỏ trống, trong khi đó diện tích xung quanh chợ, các tuyến đường
lối đi vào chợ thì bị lấn chiếm kinh doanh.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các
quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước cho các thương nhân kinh
doanh tại chợ của BQL còn chưa đầy đủ.
Thứ hai, mô hình quản lý chợ như hiện nay chưa huy động được các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác chợ. Nguồn vốn
cho đầu tư, xây dựng các chợ mới đều lấy từ NSNN là chủ yếu. Ngoài ra chỉ huy
động được một tỷ lệ rất nhỏ của các hộ kinh doanh trong chợ hay của một số cá
nhân, cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn Quận.
Hiện chỉ có 3 chợ mà vốn xây dựng là do huy động được, còn lại các chợ
xây dựng là do NSNN cấp. Có chợ Trần Duy Hưng và chợ Hợp Nhất là do vốn
của tự có của các HTX Dịch vụ nông nghiệp, chợ Nghĩa Tân là do huy động của
các thành phần kinh tế khác. Cụ thể:
Đơn vị: triệu đồng
Tên chợ Tổng vốn đầu ta xây Trong đó
dựng chợ ban đầu NSNN cấp Huy động
Nghĩa Tân 2.299 2.299
Đồng Xa 8.397 8.329
Cầu Giấy 2.300 2.300
Nhà Xanh 1.070 1.070
Quan Hoa 1.129,7 1.129,7
Nông sản Dịch vọng 2.231 2.231
Xe máy Dịch Vọng 4.000 4.000
Hợp Nhất 1.600 1.600
Trần Duy Hưng 1.327 1.327
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Điều đó đặt ra vấn đề là có nên tiếp tục Nhà nước phải chi cho xây dựng
các chợ, sau đó thu hồi thuế dần không hay có thể chuyển đổi cho các tổ chức
kinh tế, các cá nhân khác tham gia đầ tư, xây dựng và kinh doanh khai thác chợ.
Nhà nước chỉ là chủ thể thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực chợ
đối với tổ chức đó.
Thứ ba, hàng năm Quận vẫn phải chi một khoản ngân sách lớn vào đầu tư,
xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang chợ. Chẳng hạn, năm 2003 Quận đã chi
841,1 triệu đồng NSNN cho các dự án cải tạo chợ Cầu Giấy và chợ Nghĩa Tân;
năm 2004 Quận đã chi 853,5 triệu đồng để cải tạo chợ Cầu Giấy và chợ Quan
Hoa. Đến năm 2005 thì Quận đã chi khoảng 3,6 tỷ đồng cho các hạng mục chỉnh
trang, sửa chữa cải tạo các chợ dưới đây:
Đơn vị: triệu đồng
Kinh phí sửa chữa, cải tạo
Trong đó Các hạng mục sửa chữa,
cải tạo, chỉnh trang chợ Tổng số Vốn ngân
sách
Hộ kinh doanh
đóng góp
Toàn Quận 3.737,9 3.571,5 166,4
1. Cải tạo hệ thống điện; nhà
A, B và mái che chợ Đồng
2.984,4 2.818 166,4
Xa
2. Cải tạo bể PCCC, nhà vệ
sinh chợ Quan Hoa; cầu
thang chợ Cầu Giấy
653,5 653,5 -
3. Chống thấm dột nhà chợ
chính chợ Nghĩa Tân
100 100 -
Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Như vậy, số tiền chi cho việc chỉnh trang, cải tạo chợ năm 2005 là 3.737,9
triệu đồng thì đóng góp của các hộ kinh doanh mới chỉ là 166,4 triệu đồng
(chiếm 45,%), còn lại là do NSNN cấp (95,5%).
Như vậy, cần phải có cơ chế, chính sách khuyến khích huy động mọi thành
phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển chợ, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng
làm, xã hội hoá trong việc phát triển chợ.
Thứ tư, vai trò của BQL chợ còn nhiều hạn chế thể hiện:
- Không chủ động trong việc sử dụng kinh phí tái đầu tư cho chợ. Các chợ
có những đóng góp quan trọng cho việc tạo nguồn thu cho NSNN, tuy nhiên
nguồn thu này không được trích lại để đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ. Do đó khi
chợ bị xuống cấp, hư hỏng cần có những kế hoạch sửa chữa lớn thì BQL chợ
phải trình lên UBND cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý phê duyệt và
quyết định, rồi sau đó mới cấp kinh phí xuống. Việc làm thu tục giấy tờ để xin
kinh phí, chờ phê duyệt có khi phải mất cả tháng mới xong, gây ảnh hưởng đến
hoạt động của chợ.
- Không chủ động trong việc bố trí, sắp xếp các ngành hàng, các điểm
kinh doanh tại chợ mà phải do UBND cấp có thẩm quyền quyết định.
Thứ năm, chính sách của Nhà nước đối với BQL chợ không khuyến khích
BQL phát huy tính năng động của mình. BQL là đơn vị sự gnhiệp có thu, kinh
phí hoạt động của BQL do ngân sách cấp và không có chế độ đãi ngộ cho các
BQL hoạt động. Hiện nay, mức lương trung bình của cán bộ công nhân viên
trong BQL còn rất thấp, cao nhất mới chỉ 650.000 đồng/người/ tháng, cụ thể
từng chợ như sau:
Tên chợ
Lương bình quân
(triệu đồng/tháng)
Cầu Giấy 0,65
Quan Hoa 0,65
Nhà Xanh 0,65
Nghĩa Tân 0,521
Đồng Xa 0,42
Nông sản Dịch Vọng 0,65
Xe máy Dịch Vọng 0,5
Hợp Nhất 0,25
Trần Duy Hưng 0,4
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Ngoài mức lương trên, BQl chợ còn thu theo quy định 400 đồng/hộ kinh
doanh/ngày gọi là lệ phí trật tự kinh doanh để chi cho công việc quản lý hàng
ngày trong chợ. Có thể nói, mức lương quy định như hiện nay đối với BQL chợ
là khá thấp, do đó không tạo động lực cho BQL phát huy hết khả năng của mình.
Đồng thời, với mức lương đó không đảm bảo cuộc sống hàng ngày của BQL ,
điều này rất dễ nảy sinh tiêu cực.
Thứ sáu, do dân số cơ học trên địa bàn tăng nhanh và di chuyển đến không
đồng đều (dân cư ở nơi khác đến chủ yếu tập trung vào các khu đô thị mới).
Trong khi đó, các khu đô thị này khi phê duyệt quy hoạch đều có quy hoạch bố
trí các chợ và siêu thị nhưng đến khi xây dựng lại thiếu đồng bôk, quy hoạch
chợ không phù hợp với quy hoạch đô thị. Do đó không đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân, tư đó phát sinh ra nhiều chợ tạm, chợ cóc. Hiện tại trên địa
bàn Quận còn 11 tụ điểm chợ xanh, chợ tam, chợ cóc nằm rải rác trong các ngõ
xóm, khu dân cư của 8 phường. Cụ thể:
Phường Tên tụ điểm Hình thức hoạt động
Số hộ
kinh doanh
Chợ ngõ 68
Từ 5h đến 12h trong ngõ
khu dân cư
70
Chợ khu văn công
Từ 5h đến 12h trong ngõ
khu dân cư
60
Quan Hoa
Chợ Nhà Xanh Cả ngày trên lòng đường 136
Chợ trước cổng Công
ty xây dựng số 2
Cả ngày trên lòng đường,
ngõ xóm
52
Dịch Vọng
Chợ xóm Hậu
Cả ngảy trong đường ngõ
xóm
48
Chợ đầu cầu Yên Hoà Cả ngày trên lòng đường 37
Yên Hoà
Chợ xóm Chùa Cả ngày trên lòng đường 46
Chợ K800 Cả ngày trên vỉa hè 113
Nghĩa Đô
Chợ Bái Ân Cả ngày trên vỉa hè 111
Mai Dịch
Chợ hoa trước khu
Tổng cục chính trị
Từ 4h đến 6h sáng trên
lòng đường
60
Nghĩa Tân
Chợ ở sân vận động
Nghĩa Tân
Từ 5h đến 12h trên vỉa hè,
lòng đường
141
Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch quận Cầu Giấy
Đến khi các chợ tự phát hình thành rồi thì lại thiếu sự phối hợp giữa BQL
chợ với các cơ quan chức năng của phường, quận trong việc giải toả các chợ tự
phát đó. Sự hiện diện của các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm khiến cho các chợ đã
quy hoạch chịu không ít ảnh hưởng.
Thực trạng đó đòi hỏi trong thời gian tới cần phải có sự phối hợp kiên
quyết giữa các cơ quan chức năng để giải toả các chợ tạm, chợ cóc, đảm bảo an
ninh trật tự, an toàn xã hội và văn minh đô thị trên địa bàn.
Thứ bảy, vấn đề an ninh trật tự, an toàn PCCC, vệ sinh môi trường chưa
thật sự được đảm bảo. Tình trạng chợ dơ bẩn, nhếch nhác vẫn còn, nhiều quầy
sạp được bố trí không ngăn nắp, gọn gàng. Một nguyên nhân khá quan trọng là
trình độ của bộ máy BQL còn yếu kém, thiếu năng lực, nhất là đối với các chợ
mới đi vào hoạt động thì bộ máy BQL còn ít, chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh
nghiệm dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện các công tác trên. Do đó
không đảm bảo được tính văn minh thương mại trong chợ. Một nguyên nhân
nữa là do kinh phí hoạt động của BQL do NSNN cấp còn thấp, chưa nâng cao
tinh thần trách nhiệm của BQL chợ.
Thứ tám, sự hạn chế của các dịch vụ trong chợ. Hiện nay, việc tổ chức,
kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ trong các chợ mới chỉ đảm bảo ở mức
tối thiểu như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ đêm. Hầu hết các chợ còn chưa có các
dịch vụ về kho bảo quản hàng hoá, bốc xếp hàng hoá, dịch vụ đo lường, kiểm tra
chất lượng hàng hoá… Thậm chí nhiều chợ còn chưa có cả dịch vụ trông giữ xe
(chợ Quan Hoa, chợ Nhà Xanh), làm cho người mua mang cả xe vào chợ, từ đó
càng tạo điều kiện cho sự phát sinh các hộ kinh doanh lấn chiếm cả xuống
đường, các lối đi vào chợ, gây ách tắc, mất an ninh trật tự.
Chương III.
Phương hướng và biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình
tổ chức quản lý trên đại bàn quận Cầu Giấy
trong giai đoạn hiện nay
I. Mục đích, yêu cầu trong chuyển đổi mô hình
1. Mục đích:
- Thiết lập mô hình tổ chức quản lý chợ thống nhất đảm bảo gọn nhe, hiệu
quả, huy động các thành phần kinh tế đầu tư, kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ, từng bước xã hội hoá hoạt động chợ.
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế,
các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh khai thác chợ, xây dựng quận Cầu Giấy
văn minh về thương mại và góp phần với thủ đô là trung tâm thương mại văn
minh của cả nước.
2. Yêu cầu:
- Chợ phải là tổ chức kinh tế thương mại - dịch vụ, là địa điểm kinh doanh
- dịch vụ được tổ chức theo quy hoạch, nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán, trao
đổi hàng hoá dịch vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại -
dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ phải đảm bảo hoạt động
bình thương của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tại các chợ và phục vụ
ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương
II. Phương hướng chuyển đổi mô hình
1. Đối với chợ thuộc Quận quản lý
Từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý BQL chợ sang mô hình tổ
chức doanh nghiệp hoạt động theo Luật, thông qua hình thức đấu thầu, trong đó
chủ yếu là mô hình tổ chức: công ty cổ phần kinh doanh khai thác và quản lý
chợ. Có các hình thức sau:
1.1. Công tư cổ phần kinh doanh khai thác và quản lý chợ áp dụng một trong hai
hình thức sau:
- Hình thức thứ nhất: Công ty cổ phần Nhà nước chiếm cổ phần chi phối
(áp dụng đối với chợ trung tâm, đặc biệt do UBND Thành phố quyết định)
- Hình thức thứ hai: Công ty cổ phần Nhà nước không giữ cổ phần chi
phối hoặc Nhà nước không tham gia cổ phần (áp dụng đối với hầu hết các chợ
còn lại).
Phương thức chuyển đổi: Thông qua hình thức đấu thầu hoặc huy động các
thành phần kinh tế, các tư thương góp vốn đấu tư tham gia công ty công ty cổ
phần. Nếu là công ty cổ phần có sự tham gia của Nhà nước thì phần vốn góp của
Nhà nước là giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng
chợ được thực hiện dưới hai hình thức:
Chuyển giao phần vốn của Nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản
do Nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho doanh nghiệp Nhà nước dưới hình thức
bổ sung vốn cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tham gia cổ phần.
Chuyển giao phần vốn của Nhà nước (giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản
do Nhà nước đầu tư xây dựng chợ) cho UBND Quận quản lý tham gia cổ phần.
UBND Quận cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị công ty cổ phần, quản lý
phần vốn góp của Nhà nước .
1.2. HTX kinh doanh khai thác v à quản lý chợ.
- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá
nhân đầu tư xây dựng, nểu đủ điều kiện thì cho phép chuyển đổi thành lập HTX
kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Phương thức chuyển đổi: Thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế,
cá nhân chuyển đổi thành cổ phần của các xã viên tham gia HTX và kết nạp
thêm xã viên nếu có nhu cầu, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất và thu thuế
sử dụng đất, thuế kinh doanh theo pháp luật.
1.3. Công ty tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Đối với những chợ có điều kiện cho phép chuyển đổi thành lập công ty
tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Phương thức chuyển đổi: Thông qua đấu thầu cho thuê
Trình tự nội dung tiến hành việc chuyển đổi mô hình tổ chức trên:
- Để thực hiện các phương thức chuyển đổi trên: Khuyến khích, tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng và kinh doanh chơ (ưu
tiên các thành phần kinh tế, cá nhân đang góp vốn hoặc kinh doanh tại chợ),
Quận xây dựng đề án, báo cáo UBND Thành phố xem xét và quyết định
- Trong quá trình triển khai phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và
Thành phố như: Luật doanh nghiệp, Luật HTXvà vận dụng quyết định số
2063/QĐ-UB ngày 08/04/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành
quy trình sắp xếp chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.
1.4. Ban quản lý chợ.
- Đối với các chợ chưa có điều kiện chuyển đổi thì thành lập một Ban
quản lý chợ hoạt động theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
- Mô hình tổ chức:
+ BQL chợ trực tiếp quản lý một chợ lớn trung tâm.
+ Thành lập tổ quản lý chợ (trực thuộc BQL chợ) trực tiếp quản lý chợ
còn lại.
2. Đối với các chợ thuộc phường quản lý.
Bao gồm các chợ do phường xây dựng theo quy hoạch bằng vốn của
phường đầu tư hoặc huy động của các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh.
Có các hình thức sau:
2.1. Thành lập HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá
nhân đầu tư xây dựng, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Nếu đủ điều kiện thì
cho phép chuyển đổi thành lập HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Phương thức chuyển đổi: Thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế,
cá nhân chuyển đổi thành vốn cổ phần tham gia HTX và kết nạp xã viên theo
hình thức huy động vốn nếu có nhu cầu. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng ffất
và thu thuế sử dụng đất, thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đối với các chợ do UBND phường đầu tư: Thực hiện hình thức đấu thầu,
nhưng ưu tiên thành phần kinh tế HTX.
2.2. Thành lập công ty kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Đối với các chợ do UBND phường đầu tư: Thực hiện hình thức đấu thầu,
thành lập công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân.
- Đối với các chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá
nhân đầu tư xây dựng, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất. Nếu đủ điều kiện thì
cho phép thành lập công ty cổ phần.
3. Đối với các chợ thành lập mới.
3.1. Đối với các chợ do UBND quận đề nghị và UBND thành phố cho phép
đầu tư xây mới, huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng.
Việc xây dựng phải đảm bảo đúng quy hoạch, theo thiết kế và theo tiến độ triển
khai thực hiện dự án được Thành phố phê duyệt.
3.2. Đối với các chợ thuộc Quận quản lý: thành lập công ty cổ phần hoặc
công ty tư nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
III. Một số biện pháp nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên đại bàn
quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.
Để khắc phục những tồn tại trong mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay
trên điạn bàn Quận thì việc chuyển đổi mô hình BQL sang mô hình doanh
nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là rất cần thiết. Thực hiện Nghịe
định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2003 về phát triển và quản
lý chợ; quyết định số 63/QĐ-UB ngày 29/04/2005 và Đề án số 1718/UB-SNV
ngày 04/05/2005 của UBND thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy đã xây
dựng đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy.
tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi này cần có sự phối hợp của nhiều cơ
quan chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực khác nhau nên rất phức tạp và
thận trọng từng bước một. Cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
1. Nhà nước cần ban hành những cơ chế chính sách ưu đãi để huy động các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ.
1.1. Về đầu tư:
- Hoạt động kinh doanh chợ phải được hưởng một ưu đãi nhất định, ngoài
những ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (đã sửa
đổi), tức là các tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng chợ thì Nhà nước, địa phương
nên hỗ trợ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ về đất đai, các thủ tục sẽ được làm
thuận tiện, nhanh chóng, khuyến khích các ngân hàng cho họ vay vốn, cho vay
vố ưu đãi từ các nguồn giải ngân, viện trợ…
- Hiện tại, dành một tỷ lệ thích đáng từ các nguồn thu ở chợ (ngoài thuế)
để thực hiện tái đầu tư, trước hết là sửa chữa, nâng cấp đối với các chợ đã hư
hỏng nghiêm trọng, các chợ không đảm bảo hoạt động kinh doanh.
1.2. Về tài chính, tín dụng:
- Việc đầu tư kinh doanh khai thác chợ không đơn thuần là vấn đề kinh tế
mà còn là vấn đề xã hội, liên quan tới an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh
thực phẩm, vệ sinh môi trường và an toàn PCCC. Do đó, để khuyến khích các
doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, Nhà nước cần có những chính sách
hỗ trợ lãi suất hoặc áp dụng chính sách cho vay kích cầu đối với các dự án đầu
tư xây dựng chợ mới.
- Kinh doanh khai thác chợ cũng như kinh doanh bất kỳ một loại hình nào,
các tổ chức, cá nhân cũng đều phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuy nhiên, đói với các hoạt động kinh doanh chợ Nhà nước nên có những áp
dụng ưu đãi riêng như quy định mứa thuế thấp hơn so với các loại hình kinh
doanh khác hoặc miễn thuế cho doanh nghiệp trong một vài năm đầu hoạt động.
- Giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị tự cân đối, tự hạch toán
thu, chi, tự chịu trách nhiệm về tài chính, gắn kết quả hoạt động và quản lý theo
pháp luật. Khi đó doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ sẽ tự tìm ra
phương án kinh doanh tốt nhất để vừa thu được lợi nhuận tối đa vừa duy trì
được hoạt động kinh doanh của chợ, bởi vì vẫn có các kênh lưu thông káhc cạnh
tranh với chợ như các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Đồng thời, ngay cả các chợ trên
cùng một địa bàn cũng sẽ cạnh trnah với nhau.
- Tăng cường quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ đảm
bảo chống thất thu và công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ.
Việc thu thuế không chặt chẽ đối với các hộ kinh doanh ngoìa chợ làm cho giá
của cùng một mặt hàng trong chợ sẽ cao hơn ngoài chợ, do đó hoạt động kinh
doanh chợ sẽ không hiệu quả. Những bất lợi trước mắt này sẽ không khuyến
khích các tổ chức, cá nhân tiến hành đầu tư, xây dựng chợ.
2. UBND thành phố Hà Nội cần nhanh chóng ban hành quy chế đầu thầu
kinh doanh khai thác và quản lý chợ trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BQL chợ sang mô hình tổ chức doanh
nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải được thực hiện thông qua hình
thức giao hoặc tổ chức đấu thầu để chọn ra doanh nghiệp có năng lực nhất. Tuy
nhiên, hiện nay thành phố Hà Nội vẫn chưa có văn bản nào quy định về quy chế
đấu thầu chợ. Đã có một số chợ trên địa bàn chuyển sang mô hình các HTX
quản lý nhưng không phải thông qua đấu thầu mà do chính cơ quan quản lý có
thẩm quyển theo phân cấp quản lý giao cho HTX đó quản lý. Mục đích chủ yếu
ở đây là nhằm thí điểm để tổng kết rút kinh nghiệm. Vì vậy, để cho các quận,
huyện nhanh chóng triển khai việc chuyển đổi mô hình này Nhà nước cần nhanh
chóng ban hành quy chế đấu thầu chợ, trong đó sẽ có những quy định đối tượng
nào có thể tham gia dự thầu, phương thức đấu thầu ra sao, quy tình thủ tục đấu
thầu như thế nào… Việc ban hành quy chế đấu thầu sẽ tạo một khung pháp lý
cho các đối tưọng tham gia đấu thầu chợ. Chẳng hạn hiện nay trong thành phố
Hồ Chí Minh đã ban hành quy chế đấu thầu và quy định rõ cá nhân và các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được tham gia dự thầu.
3. Trong thời gian trước mắt, cần tiếp tục cải tổ lại bộ máy BQL chợ, bồi
dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chợ cho các cán bộ công nhân viên trong
BQL.
Để khắc phục tình trạng đa số cán bộ quản lý chợ trong biên chế Nhà nước
được điều động từ các ngành khác, không có nghiệp vụ chuyên ngành, chủ yếu
là quản lý theo kinh nghiệm. Mặt khác, chúng ta cũng đang thiếu những cán bộ
quản lý có trình độ, nhiều chợ vẫn còn có quá ít cán bộ. Do vậy, cần mở các lớp
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và
đào tạo thêm những cán bộ chuyên ngành về công tác quản lý chợ lâu dài cho
các địa phương, có thể phối hợp với các trường thuộc Bộ Thương mại tổ chức
các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
nhân viên quản lý chợ.
Ngoài ra các cán bộ quản lý cấp cao như cấp tỉnh, thành phố, cán bộ các
Sở, Bộ, Nhành liên quan cần thiết có thêm những lớp bồi dưỡng nâng cao trình
độ, những chuyến tập huấn, phải đi thực tế ở các chợ tiêu biểu, như thế mới đảm
bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, mới giúp cho họ ban hành những chính
sách một cách chính xác, sát thực và hiệu quả.
Nghĩa vụ bao giờ cũng phải gắn liền với các lợi ích, vì vậy cần thiết phải có
các chính sách đãi ngộ, chính sách lao động hợp lý đối với đội ngũ cán bộ quản
lý chợ. Chúng ta cũng cần thiết có những chính sách thi đua khen thưởng làm
động lực cho các cơ quan đơn vị phấn đấu. Có như thế, lực lượng cán bộ chợ
mới an tâm cống hiến, nhiệt tình để hoàn thành công việc.
4. Chính quyền địa phương các cấp càn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng để kiên quyết giải toả các tụ điểm chợ tạm, chợ xanh, chợ cóc lấn
chiếm lòng lề đường hoặc xung quanh các chợ chính thức. Việc thu thuế của
những hộ kinh doanh ở các tụ điểm này là rất khó khăn. Vì thế đây được coi là
một đối thủ cạnh tranh với các chợ chính thức. Để nhanh chóng chuyển đổi mô
hình tổ chức quản lý chợ, thu hút các thành phân kinh tế tham gia đầu tư xây
dựng chợ thì việc giải toả các tụ điểm chợ tự phát này là việc làm cấp thiết hiện
nay. Để giải toả các chợ tự phát cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn Quận và thường xuyên, liên tục về
việc giải toả các chợ tự phát nhằm tránh tình trạng giải toả chỗ này thì các hộ
kinh doanh lại chuyển sang chỗ khác.
- Ngăn chặn kịp thời các tụ điểm các tụ điểm kinh doanh tự phát mới phát
sinh.
- Đối với các chợ tự phát ăn theo chợ chính thức, kiên quyết giải toả. Giải
toả các hộ kinh doanh lưu động, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường.
- Đối với các chợ tự phát hình thành từ những nơi có nhu cầu về chợ (các
khu dân cư tập trung, các khu đô thị mới…) nhưng chưa có chợ chính thức, việc
giải toả các chợ tự phát phải đồng thời với việc xây dựng chợ mói nhằm đảm
bảo nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Trong quá trình chờ xây dựng xhợ mới, cần
duy trì các chợ tự phát trong một thời gian nhất định nhưng tổ chức sắp xếp lại,
tăng cường công tác quản lý không cho chợ phát sinh thêm.
- Áp dụng cơ chế quản lý thông qua đăng ký kinh doanh cà các quy định
hiện hành để giải toả các chợ tự phát. Các hộ kinh doanh phải có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, nếu không có thì cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy
định hiện hành.
- Thực hiện nghiêm túc những quy định về an ninh trật tự, vệ sinh môi
trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh
của các hộ tiểu thương. Những hộ nào không đảm bảo nhữn quy định sẽ bị xử
lý. Xử lý các vi phạm của người mua hàng nếu như dừng xe mua hàng ở lề
đường gây cản trở giao thông.
- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh tự phát
trong việc giải toả các chợ tự phát. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ
quan, đoàn thể, nhất là chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên và những người có uy tín
trong khu vực để tuyên truyền, vận động các hộ chấm dứt mua bán lấn chiếm
lòng, lề đường.
5. Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BQL chợ thành lập Công ty cổ phần,
HTX hoặc Công ty tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải được tiến
hành khẩn trương nhưng thận trọng nhưng thận trong, từng bước vững chắc,
phải tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra. Trong qua trình tổ
chức thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm của các phòng, ban chức năng.
5.1. Phòng Kinh tế - Kế hoạch:
- Tham mưu trình UBND Quận xây dựng đề án, kế hoạch chuyển đổi mô
hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn, báo cáo Sở Thương mại, Sở Nội vụ, Sở
tài chính thẩm định trình UBND thành phố phê duyệt.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND quận, UBND thành phố tiến độ, kết
quả thực hiện kế hoạch.
5.2. Phòng Tổ chức chính quyền:
- Lựa chọn chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ.
- Hướng dẫn tổ chức bộ máy, biên chế, chế độ chính sách đối với cán bộ,
công nhân viên làm việc tại các BQL chợ, công ty cổ phần, HTX.
5.3. Phòng tài chính:
- Hướng dẫn nôi dung, trình tự thực hiện cổ phần hóa chợ và định giá
quyền sử dụng đất, tài sản của Nhà nước tham gia cổ phần hoá, bảo toàn và phát
triển vốn Nhà nước tham gia cổ phần hoá.
- Hướng dẫn huyển giao vốn Nhà nước cho doanh nghiệp, tham gia công
ty cổ phần hoặc hướng dẫn việc cử cán bộ Nhà nước tham gia hội đồng quản trị
tại công ty cổ phần (nếu chuyển gia vốn Nhà nước cho UBND quận tham gia cổ
phần) để quản lý phần vốn của Nhà nước và cổ tức hàng năm.
- Hướng dẫn hình thức quản lý vốn của Nhà nước tại công ty cổ phần và
phân phối lợi tức của Nhà nước.
- Hướng dẫn chế độ tài chính thu - chi - vốn góp của doanh nghiệp Nhà
nước tham gia cổ phần hcợ và chế độ đặc thù của các hộ hiện đang kinh doanh
tại chợ thực hiện chuyển đổi mô hình.
- Hướng dẫn việc thu - chi - nộp ngân sách đối với BQL chợ theo quy định
(đối với những nơi còn tồn tại BQL).
5.4. Phòng Tài nguyên môi trường: Hướng dẫn thủ tục thuê đất đối với các
thành phần kinh tế tham gia quản lý chợ.
5.5. Phòng Văn hoá thông tin: Phối hợp với UBND các phường tổ chức
tuyên truyền chủ trương của Thành phố đến nhân dân về chủ trương xã hội hoá
công tác kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
5.6. UBND các phường:
- Phổ biến tuyên truyền chủ trương của Thành phố đến nhân dân địa
phương về chủ trương xã hội hoá công tác kinh doanh khai thác và quản lý chợ;
vận động các thành phần kinh tế tham gia.
- Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ do phường quản lý báo
cáo UBND quận quyết định.
6. Quy định rõ mối quan hệ và phân cấp quản lý chợ:
6.1. Về mối quan hệ:
- Quan hệ giữa UBND quận với các tổ chức kinh doanh khai thác và quản
lý chợ trên địa bàn là quan hệ giữa Nhà nước (thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về lĩnh vực chợ) với đơn vị kinh tế (tổ chức kinh doanh khai thác và quản
lý chơ). Các bên đều có nghĩa vụ thực hiện theo pháp luật và bình đẳng trước
pháp luật.
- Tổ chức kinh doanh khai thác và có quản lý chợ theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được cơ quan có thẩm quyền quy định, chịu sự quản lý Nhà nước
của chính quyền địa phương và thực hiện các quy định của Nhà nước.
- Tất cả các chợ hoạt động trên địa bàn chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ
trong lĩnh vực kinh doanh thương mại của Sở Thương mại và các Sở, Ngành
Thành phố theo quy định của pháp luật.
6.2. Về phân cấp quản lý:
- Quận quản lý các chợ loại 1, loại 2 và chợ đầu mối trên địa bàn quận.
- Phường quản lý chợ loại 3 trên địa bàn phường.
Kết luận và kiến nghị
Chợ là một loại hình thương mại có từ rất lâu đời của nước ta, nó đang nắm
thị phần chủ yếu trong kênh phân phối hàng hoá của toàn xã hội, nó vẫn là nơi
giao lưu buôn bán duy nhất của một số địa phương trong nước ta. Trên đại bàn
quận Cầu Giấy hiện nay hàng hoá đên với người tiêu dùng thông qua hệ thống
chợ vẫn chiếm tới 50%, còn lại là qua các kênh phân phối khác. Do đó, cần phải
phát triển mạng lưới chợ ở nước ta nói chung và trên địa bàn quận Cầu Giấy nói
riêng là một việc làm rất cần thiết, tiến tới từng bước xã hội hoá trong hoạt động
chợ.
Để thực hiện được mục tiêu đó việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý
chợ rất quan trọng, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư,
xây dựng, kinh doanh và quản lý chợ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá
vội vàng trong khi triển khai thực hiện, mà phải làm một cách tuần tự, phù hợp,
thí điểm một số, tổng kết rút kinh nghiệm sau đó nhân rộng triển khai trên toàn
Quận. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và quy mô của mỗi loại chợ mà lựa
chọn một mô hình tổ chức quản lý thích hợp, chứ không nên chỉ rập khuôn một
cách máy móc. Nếu không chúng ta sẽ không tránh khỏi những thất bại.
Căn cứ vào tình hình thực tế về phát triển mạng lưới chợ ở quận Cầu Giấy
hiện nay, em xin có một số kiến nghị sau:
1. Kiến nghị với Nhà nước.
Một là, việc đầu tư, xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ không đơn thuần
là vấn đề kinh tế mà nó còn mang tính chất xã hội, nó còn rất mới mẻ ở nước
ta.Do đó, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân
kinh doanh chợ như:
- Nhà nước cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư, xây
dựng chợ.
- Áp dụng mức thuế Thu nhập doanh nghiệp thấp hơn so với mức hiện
hành áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác hay miễn thuế trong một thời
gian nhất định cho doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh chợ
Hai là, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ, chế độ lương đối với
cán bộ quản lý chợ như chính sách lương, chính sách thi đua khen thưởng… để
tạo động lực đối với cán bộ quản lý chợ bởi vì mức lương hiện nay của cán bộ
quản lý chợ là quá thấp, đồng thời không có chế độ đãi ngộ nào.
2. Kiến nghị trên địa bàn Quận
Kiến nghị này đưa ra nhằm điều chỉnh các hoạt động xảy ra trực tiếp hàng
ngày của các chợ. Từ những hạn chế trong quá trình hoạt động của các chợ hiện
nay, các chợ không thể ngồi đợi hướng giải quyết từ cấp trên ban hành, như thế
thì quá lâu, thiếu chủ động và có thể có những hạn chế nhất định, không phù hợp
với tình hình thực tế của mỗi loại chợ khác nhau:
- Mỗi chợ nên thành lập một tổ kiểm tra các hoạt động cũng như vi phạm
của các hộ kinh doanh, cho phép tổ kiểm tra này có quyền xử phạt hành chính,
tạm dừng hoạt động kinh doanh của các sạp hàng vi phạm (ví dụ, vi phạm về
phòng cháy chữa cháy, vi phạm về hành vi thương mai…).
- Mỗi chợ cần thiết phải có một dịch vụ cân đo, kiểm tra chất lượng..., và
trực tiếp ở mỗi địa điểm này, phải có một cán bộ quản lý chợ đứng ra để thực
hiện các công việc này nếu khách hàng có yêu cầu. Dựa trên kết quả thực tế, nếu
có phát hiện sai sót đáng kể của ngưòi bán hàng, họ có thể ngay lập tức yêu cầu
người mua đưa đến chỗ người bán vi phạm, người quản lý sẽ lập tức lập biên
bản, xử lý ngay hành vi gian lận bằng những hình thức theo Nội quy, quy định
của chợ. Công việc này tạo nên sự liên tưởng của khách hàng khi đến với chợ,
tạo ra người bán sự tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy thương mại tại
chợ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng phát triển và một số giải pháp chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay.pdf