Đối với các trường TH.
HT cần thực hiện một số công việc sau:
- Vận động xã hội hóa để trang bị thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc
giảng dạy tiếng Anh ở các trường như: máy tính, đèn chiếu, băng video, CD,
cassette, tranh ảnh, vật thật
- Có kế hoạch xã hội hóa mời GV người bản xứ đến trường luyện thêm kỹ
năng giao tiếp cho HS.
- Tạo điều kiện cho GV học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, tập huấn
sử dụng các trang thiết bị phục vụ soạn giảng.
133 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng anh tại một số trường tiểu học công lập thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phục vụ dạy học. Ngoài ra, nhà trường phải có phòng nghe nhìn với đầy
đủ thiết bị hỗ trợ như tai nghe, đèn chiếu, máy chiếu, micro để các em được luyện
kỹ năng nghe, nói. Thường xuyên có kế hoạch bổ sung để hình thành một hệ thống
CSVC, phương tiện và ĐDDH hoàn chỉnh của nhà trường.
Biện pháp 6.2. HT chỉ đạo sử dụng có hiệu quả, duy trì và bảo quản tốt
CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học, góp phần thúc đẩy quá trình dạy học của nhà
trường. HT làm cho cán bộ GV nhân viên và HS thấy được trách nhiệm của mình
trong việc bảo quản, sử dụng CSVC trong nhà trường. Có biện pháp xử lý đối với
những cá nhân có những vi phạm làm hại đến CSVC, trang thiết bị của nhà trường.
Biện pháp 6.3. Bồi dưỡng cho GV cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại
phục vụ việc giảng dạy cũng như kiến thức về tin học để soạn giáo án điện tử. Máy
móc dù có hiện đại tối tân đến đâu cũng cần phải có người điều khiển. Nếu người
GV không được tập huấn sử dụng các thiết bị hiện đại ứng dụng vào soạn giảng, họ
sẽ ngại sử dụng vì lo mất thời gian do không thạo sử dụng máy móc. Trang thiết bị
dù có đầy đủ và hiện đại tới đâu cũng sẽ không có ý nghĩa.
Giải pháp 7. Đổi mới quản lý trong cách kiểm tra đánh giá HS.
Mục đích: để xác định chất lượng GD của nhà trường nói chung và chất
lượng giảng dạy của GV nói riêng. Đánh giá là việc thu thập thông tin, phân tích và
96
so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh hoạt động dạy, học
sao cho đạt được kết quả cao nhất.
Một số biện pháp dưới đây được thực hiện:
Biện pháp 7.1. Tăng cường chỉ đạo việc thay đổi hình thức kiểm tra, đánh
giá theo hướng kết hợp kiểm tra 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vì mục đích cuối
cùng của việc học một ngôn ngữ là HS có thể sử dụng ngôn ngữ đó để giao tiếp.
Trong thực tế nhiều năm qua, với thời lượng tiếng Anh quá ít (2 tiết/tuần), số
lượng bình quân HS/ lớp quá đông (trên 40 HS/lớp) và trang thiết bị, phòng lab
chưa được trang bị đầy đủ thì việc kiểm tra 02 kỹ năng nghe-nói đối với HS không
thể thực hiện được. Vì thế, đề kiểm tra, đề thi ở trường đều được cho ra dưới dạng
viết. Từ đó GV cũng chỉ tập trung dạy văn phạm, đọc viết để HS đối phó với việc
thi cử.
Cần phải có sự chỉ đạo thống nhất trong cả nước về cách kiểm tra, đánh giá
kết quả môn học ngoại ngữ là kiểm tra-đánh giá để các em phát triển được 4 kỹ
năng giao tiếp.
Biện pháp 7.2. Xây dựng được ngân hàng đề thi, kiểm tra thống nhất trong
cả nước để đảm bảo mặt bằng chung về trình độ cũng như đảm bảo HS đạt được
chuẩn kỹ năng-kiến thức chung theo quy định.
Biện pháp 7.3: Tăng thời lượng học môn tiếng Anh tối thiểu 4 tiết/tuần/lớp
để GV có thời gian luyện nghe, nói và áp dụng kiểm tra 04 kỹ năng cho HS theo
quy định.
* Tiểu kết chương 2:
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh tại
một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương cho chúng ta thấy rằng:
Quản lý giảng dạy môn tiếng Anh đạt kết quả cao do người CBQL chú ý tới
các nội dung quản lý giảng dạy như chuẩn bị bài giảng, trình bày bài giảng, thái độ
đối với việc giảng dạy, phong thái lên lớp và kỹ năng giảng dạy của GV; đồng thời
CBQL đã thực hiện hiệu quả việc QL theo chức năng trong quá trình QL.
97
Về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS: Mặc dù Vụ giáo dục TH
có đề ra chương trình học, việc kiểm tra đánh giá HS phải dựa trên 4 kỹ năng nghe,
nói, đọc, viết. Thế nhưng vì thời lượng dành cho môn tiếng Anh chưa nhiều (chỉ 2
tiết/tuần), GV lại chưa được tập huấn sử dụng máy móc thành thạo nên ngại sử
dụng các phương tiện giảng dạy do sợ mất nhiều thời gian.
Về PHHS: Phụ huynh có xem trọng việc học môn tiếng Anh và có đầu tư
cho con em mình nhiều trong việc học. Tuy nhiên, tâm lý nhiều phụ huynh còn dựa
dẵm, trông chờ nhiều vào nhà trường và thầy/cô. (Xem phụ lục 7).
\
98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt lý luận
- Giáo dục và Đào tạo là một hoạt động thường xuyên trong xã hội loài người.
Nó có vai trò quyết định rất lớn đến sự phồn vinh hay tan rã của một chế độ xã
hội. Mà trong đó môn học ngoại ngữ đã góp phần quan trọng vào việc nâng
cao khả năng hội nhập với cộng đồng thế giới, là phương tiện để tiếp cận với
các môn khoa học khác, các kiến thức về văn hóa, xã hội để cùng chung sống
với nhau và chung sức xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.
- Môn học tiếng Anh góp phần đi sâu vào nghiên cứu về văn hóa xã hội, kinh tế,
giáo dục, kiến thức khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới giúp cho mỗi
con người tự hoàn thiện về kỷ năng sống của mình.
- Để đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp GD và ĐT phục vụ cho sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước Việt Nam ta, xây dựng một xã hội văn minh, giàu mạnh.
Việc nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường nói
chung và ở bậc TH nói riêng là một yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định trực
tiếp từ nền móng làm phương tiện để tiếp cận những kiến thức khoa học cao
hơn trong từng giai đoạn phát triển của mỗi cá nhân. Tuy nhiên để nâng cao
hiệu quả của việc giảng dạy môn tiếng Anh trong nhà trường thì hoạt động QL
của HT giữ vai trò quyết định.
Từ những cơ sở lí luận trên, chúng ta thấy rằng công việc của người HT trong
việc quản lí hoạt động giảng dạy nói chung và quản lý hoạt động giảng dạy môn
tiếng Anh nói riêng là một công việc rất đa dạng và phức tạp.
HT phải QL chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL hoạt động giảng dạy của GV.
HT cần QL các điều kiện CSVC-kỹ thuật phục vụ giảng dạy.
QL giảng dạy môn tiếng Anh đạt kết quả cao do người CBQL chú ý tới các
nội dung QL giảng dạy như chuẩn bị bài giảng, trình bày bài giảng, thái độ đối với
99
việc giảng dạy, phong thái lên lớp và kỹ năng giảng dạy của GV; đồng thời CBQL
đã thực hiện hiệu quả việc QL theo chức năng trong quá trình QL.
GV ngại sử dụng các thiết bị trong giảng dạy vì lo ngại mất nhiều thời gian.
PHHS có quan tâm đầu tư cho việc học tiếng Anh nhưng vẫn còn tâm lý ỷ lại,
trông chờ nhiều vào thầy/cô.
1.2. Về kết quả nghiên cứu thực trạng
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số
trường tiểu học công lập thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, chúng tôi rút ra kết luận
sau đây:
1.2.1. Quan điểm đối với GV dạy môn tiếng Anh bậc TH
- GV nên quan tâm hơn tới việc trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư
phạm.
- GV cần đầu tư cho việc soạn giảng bằng giáo án điện tử và tăng cường ứng
dụng các thiết bị CNTT vào giảng dạy.
- GV nên đầu tư nghiên cứu viết SKKN, tìm tòi học hỏi nhằm trang bị cho
mình những phương pháp giảng dạy tiến bộ, đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Quan điểm đối với hoạt động QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở
các trường TH của HT
- HT nên chú ý đến việc lập kế hoạch chiến lược cho việc giảng dạy tiếng
Anh.
- HT cần có kế hoạch đưa hoạt động ngoài giờ lên lớp vào quá trình giảng dạy
môn tiếng Anh nhằm tạo điều kiện cho các em thực hành giao tiếp.
- HT tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa để bổ sung thêm các trang thiết
bị phục vụ giảng dạy tiếng Anh tại trường cũng như kết hợp với các trung tâm Anh
ngữ Quốc tế có uy tín để mời những GV bản xứ về dạy tăng cường tiếng Anh tại
trường.
100
- HT tạo điều kiện cho GV dạy tiếng Anh tham gia các khóa học bồi dưỡng do
ngành tổ chức và khuyến khích GV tự học.
- HT tổ chức bồi dưỡng GV sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại và có
biện pháp yêu cầu GV phải sử dụng những phương tiện này trong quá trình soạn
giảng.
- HT đưa việc viết và ứng dụng SKKN vào quá trình giảng dạy là một trong
những tiêu chí xét thi đua cuối năm học.
1.2.3. Về phía HS: HS rất thích được học với các phương tiện, thiết bị, ĐDDH
của Thầy/Cô sử dụng trong quá trình giảng dạy. Điều này là hoàn toàn phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Các em thích không khí lớp học sôi nỗi, vui tươi,
đầy màu sắc, thích vừa học vừa chơi.
Phong thái, tính cách, việc trình bày bài giảng, phương pháp giảng dạy của
GV đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải kiến thức đến với các em. GV
nắm và vận dụng tốt những nguyên tắc này sẽ đạt được thành công trong công việc
giảng dạy.
1.2.4. Về phía PHHS: Vì ở lứa tuổi của HS lớp 5, các em còn nhỏ, ý thức tự
giác chưa cao, suy nghĩ chưa sâu sắc. Bởi thế PHHS nên dành nhiều thời gian hơn
quan tâm nhắc nhở, đôn đốc các em trong học tập, hình thành động cơ học tập đúng
đắn cho các em, tạo nền tảng cho các em học lên những cấp học cao hơn sau này.
2. Kiến nghị:
Để thực hiện nâng cao hiệu quả dạy tiếng Anh trong các trường TH tại thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề
đối với các cấp như sau:
* Đối với Bộ GDĐT.
- Ban hành Bộ tiêu chuẩn kiến thức về tiếng Anh cho các lớp TH.
- Ban hành Bộ tiêu chuẩn GV giảng dạy tiếng Anh ở các lớp TH.
- Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả nước mở thêm khoa
đào tạo GV dạy tiếng Anh ở trường TH.
101
- Bổ sung thêm biên chế chuyên viên phụ trách tiếng Anh ở các Sở và Phòng
GDĐT.
- Bổ sung thêm định mức biên chế Trung ương về số GV tiếng Anh/lớp.
- Tăng cường số giờ học tiếng Anh.
- Bổ sung biên chế GV dạy tiếng Anh ở các trường TH.
* Đối với Sở GDĐT.
- Có kế hoạch chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cho GV dạy tiếng Anh ở trường
TH.
- Có kế hoạch chiến lược bồi dưỡng tri thức và kỹ năng việc QL giảng dạy
tiếng Anh cho CBQL các cấp.
- Tham mưu UBND tỉnh có chủ trương mua sắm đầy đủ các trang thiết bị
phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Anh ở các trường TH.
- Bổ sung nguồn GV tiếng Anh đạt chuẩn đảm bảo đủ GV giảng dạy theo
quy định của ngành.
* Đối với phòng GDĐT.
- Tham mưu UBND thị xã xây dựng thêm trường lớp để đảm bảo số HS/lớp
không vượt quá chuẩn quy định như hiện nay theo Thông tư liên Bộ Giáo dục - Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước số 24/TT-LB ngày 28-10-1987 quy định chuẩn 35 HS/lớp.
- Tham mưu bổ sung thêm 01 chuyên viên phụ trách tiếng Anh ở phòng
GDĐT.
* Đối với các trường TH.
HT cần thực hiện một số công việc sau:
- Vận động xã hội hóa để trang bị thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc
giảng dạy tiếng Anh ở các trường như: máy tính, đèn chiếu, băng video, CD,
cassette, tranh ảnh, vật thật
- Có kế hoạch xã hội hóa mời GV người bản xứ đến trường luyện thêm kỹ
năng giao tiếp cho HS.
- Tạo điều kiện cho GV học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ CM, tập huấn
sử dụng các trang thiết bị phục vụ soạn giảng.
102
- Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức dự
giờ, thao giảng để nâng cao nghiệp vụ.
- Khuyến khích GV dạy tiếng Anh tự học và nghiên cứu áp dụng các phương
pháp giảng dạy tiếng Anh tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế.
- Vận động các thành viên trong BGH nhà trường có kế hoạch sắp xếp tự bồi
dưỡng kiến thức tiếng Anh để có khả năng dự giờ, đánh giá tiết dạy cũng như kiểm
duyệt giáo án của GV dạy tiếng Anh.
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý
giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Phạm Thanh Bình (2009). Về việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay ở trường tiểu
học. Tạp chí ngôn ngữ số 7.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
4. Bộ GD $ ĐT (2010). Chương trình tiếng Anh tiểu học. Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục-Đào tạo, viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Những vấn
đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại
hóa, NXB Chính trị quốc gia.
6. Bộ Giáo dục-Đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược
phát triển giáo dục thế kỷ XXI, kinh nghiệm của các quốc gia, NXB Chính trị
Quốc gia.Bộ Giáo dục-Đào tạo (2006).
7. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Công văn số 896/BGDĐT-GDTH ngày 13/2/2006 về
việc hướng dẫn dạy và học cho học sinh tiểu học.
8. Bộ Giáo dục-Đào tạo (2006), Đổi mới giảng dạy giáo dục phổ thông, NXB Lao
động, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục-Đào tạo (2007), Quyết định số 14/2007 QĐ-BGD-ĐT ngày
4/5/2007 của Bộ trưởng BGD-ĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo
viên tiểu học.
10. Bộ Giáo dục-Đào tạo (2007), Quyết định số 55/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2007
của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, về việc ban hành Quy định mức chất lượng tối
thiểu của trường tiểu học.
11. Bộ GD-ĐT (2007), Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số
51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
12. Chính phủ-Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành theo quyết
định số 201/2001/QĐ-Ttg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng-Chính phủ).
104
13. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học. NXB Giáo dục.
14. Lê Quang Dũng (2006). Thực trạng công tác quản lý giảng dạy của Hiệu
trưởng các trường tiểu học ở thị xã Bến Tre. Tp. Hồ Chí Minh.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh Đạo (1997). Cơ sở khoa học quản lý. NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội.
18. Nguyễn Thị Đoan (chủ biên) (1996), Các học thuyết quản lý, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1998), Một số vấn đề giáo dục học và khoa học
giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Trung Hàm (1999), Chỉ đạo quản lý dạy và học trong nhà trường, giáo
trình trường CBQL Giáo dục và Đào tạo II, Tp. Hồ Chí Minh.
21. Hà Sĩ Hồ-Lê Tuấn (1997), Những bài giảng về quản lý trường học, tập III,
NXB Giáo dục.
22. Bùi Hiền (1999), Phương pháp hiện đại dạy học ngoại ngữ, NXB Đại học quốc
gia, Hà Nội.
23. Bùi Minh Hiền-Vũ Ngọc Hải (2006). Quản lý giáo dục. Đại học sư phạm.
24. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Hồ Văn Liên (2007). Bài giảng Quản lý Giáo dục và trường học. Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh.
26. Hồ Văn Liên (2011). Bài giảng Quản lý hoạt động Sư phạm. Đại học Sư phạm
Tp. Hồ Chí Minh.
27. Mai Quốc Liên (2004). Những kiến nghị về giải pháp cấp bách để đổi mới giáo
dục Việt Nam và Hội nhập Quốc tế. Tham luận tại Hội nghị giáo dục Đại
học, Hà Nội.
28. Thùy Ngân. Chu Ngọc Minh (2004), “Ngoại ngữ trong nhà trường: vì sao học
10 năm vẫn không nói được?”, Báo Thanh niên, (301).
105
29. Phòng Giáo dục-Đào tạo thị xã Thuận An (2010-2011), Tổng kết năm học 2010-
2011, phương hướng nhiệm vụ năm học 2011-2012.
30. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Những khái niệm cơ bản về Lý luận QL giáo dục.
Trường CBQL giáo dục và đào tạo Hà Nội.
31. Quốc hội (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Hoàng Tâm Sơn (2001). Một số vấn đề tổ chức khoa học lao động của người
hiệu trưởng. Giáo trình Trường CBQL giáo dục và đào tạo II, Tp. Hồ Chí
Minh.
33. Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương (2012), Đề án nâng cao chất lượng dạy và
học tiếng Anh trong trường phổ thông ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2012-
2017.
34. Sở GD-ĐT Hà Nội (2006). Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học,
học phần IV, nghiệp vụ quản lí trường tiểu học, NXB Hà Nội.
35. Nguyễn Cảnh Toàn (2000), Đổi mới cách dạy, cách học tất yếu dẫn đến sự
quản lý dạy và học, Ngiên cứu giáo dục.
36. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học,
NXB Khoa học xã hội.
37. Nguyễn Quốc Tuấn (2006), Một số định hướng cơ bản trong dạy học tiếng Anh
ở tiểu học.Tạp chí Khoa học Giáo dục, số tháng 5/2006 (trang 37, 38).
38. Hoàng Văn Vân (2011), ‘Đường hướng lấy người học làm trung tâm trong dạy
và học ngoại ngữ’, Tạp chí Dạy và học, số tháng 3 năm 2011 (trang 9).
39. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Anh-Việt, NXB Tp Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh.
40. Cremin, C (2009), Teaching English Creatively, London and Newyork.
41. Halliwell, S (1992), Teaching English in the Primary classroom, Longman.
42. Harmer, J (2001), The practice of English language teaching, Longman.
43. Milan, M. J. (1996), Classroom Assessment.Principles and Practice for
effective standards-Based Instruction, Pearson.
44. Ur , P (1998). A course in language teaching, Cambridge University Press.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CÁN BỘ QUẢN LÝ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG
Kính thưa Quý Thầy/Cô,
Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về các kỹ năng lãnh đạo đối với công
tác quản lý họat động dạy để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng các trường tiểu học. Xin các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin
liên quan dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với các câu hỏi. Chân thành cám ơn
quý thầy/cô.
Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân:
- Công việc: - GV - Khối trưởng - Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: - Thạc sĩ - Cử nhân - Cao đẳng - Khác
- Giới tính: - Nam. - Nữ
- Thâm niên công tác: - dưới 5 năm - từ 6 đến 10 năm - từ 11 đến 15 năm
- từ 16 đến 20 năm - trên 21 năm
- Trường nơi công tác : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Trình độ chuyên môn cao nhất mà Thầy/Cô đạt được hiện nay:
CĐSP Đại học Thạc sĩ
- Trình độ ngoại ngữ, tin học:
- Ngoại ngữ: Trình độ A Trình độ B Trình độ C
Cao đẳng Cử nhân
- Số năm vào nghề:
- 1-5 năm 6-10 năm 11-15 năm trên 15 năm
- Số năm giữ chức vụ quản lý:
- 1-5 năm 6-10 năm 11-15 năm trên 15 năm
1. Các thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ thực hiện việc giảng dạy của giáo viên tiếng
Anh Khối lớp 5
Câu Mức độ giáo viên thực hiện
Rất
tốt
Tốt Trung
bình
Kém Rất
kém
Chuẩn bị bài giảng
1. Giáo án của tiết dạy được chuẩn bị
2. Bài giảng được sắp xếp một cách sáng tạo
3. Giáo viên đáp ứng tốt theo tình huống của lớp có
thay đổi so với giáo án
4. Giáo viên liên hệ nội dung bài giảng với thực tế
5. Giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học
6. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thêm tài liệu
ngoài lớp học
7. Giọng nói của giáo viên rõ ràng
8. Giáo viên là người có sáng tạo trong giảng dạy
9. Giáo viên cho ví dụ và minh họa tốt
10. Giáo viên có khả năng thay đổi cách trình bày để học
sinh hiểu nội dung bài giảng
11. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu
quả
Trình bày bài giảng
12. Mục tiêu bài giảng được xác định rõ ràng
13. Bài giảng được trình bày theo đúng trọng tâm
14. Bài giảng được trình bày hợp lý theo thời gian
15. Giáo viên nêu ra trọng tâm của bài giảng trong lớp
16. Tri thức về môn học của giáo viên ở mức độ tốt
17. Giáo viên sử dụng ngôn ngữ trong lúc giảng bài một
cách thành thạo
18. Giáo viên có tri thức vững chắc về môn học
Thái độ đối với việc giảng dạy
19. Giáo viên là người năng động
20. Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy
21. Giáo viên có khả năng giảng bài tốt
22. Giáo viên thích thú với việc giảng dạy
23. Giáo viên trình bày bài giảng một cách hứng thú
24 Giáo viên trình bày bài giảng cho học sinh dễ hiểu
25. Giáo viên sử dụng các cử chỉ trong lúc giảng bài một
cách thành thạo
26. Giáo viên có khả năng điều khiển lớp trong lúc giảng
27. Giáo viên trình bày các khái niệm, ý tưởng, và lý
thuyết trừu tượng một cách rõ ràng
28. Giáo viên thành công khi giảng giải cho học sinh
hiểu tài liệu khó
Phong thái giảng dạy
29. Giáo viên sử dụng tính hài hước một cách hiệu quả
30. Giáo viên dễ cáu giận trong lúc giảng bài
31. Giáo viên thể hiện cá tính của mình trong lúc giảng
bài
32. Giáo viên có đề ra yêu cầu với học sinh trong học tập
33. Giáo viên là người có tri thức uyên bác
34. Cách giảng bài của giáo viên kích thích học sinh học
tập
35. Cách giảng bài của giáo viên kích thích tính tò mò
khoa học của học sinh
Kỹ năng giảng dạy
36. Bài giảng được phân bổ hợp lý theo các mục nội
dung
37 Giáo viên đánh giá học sinh đúng (qua trả bài, ý kiến
phát biểu,)
38. Giáo viên có tham khảo tài liệu khi soạn giáo án
39. Giáo viên có lương tâm với trách nhiệm nghề nghiệp
40. Học sinh có thể ghi chép dễ dàng lúc nghe giảng
41. Giáo viên sử dụng bảng đen một cách thành thạo
42. Giáo viên nhận biết được những khó khăn lúc học
sinh nghe giảng
43. Giáo viên liên hệ tri thức mới với tri thức cũ trong lúc
giảng để học sinh hiểu bài
44. Giáo viên trình bày những vấn đề phức tạp theo trình
tự khoa học để học sinh hiểu được
45. Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, những trọng tâm của bài
giảng
46. Giáo viên nhìn xuống học sinh khi giảng bài
47. Giáo viên tự tin khi giảng bài
48. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trong giờ
học
49. Giáo viên dành thời gian cho học sinh tham gia bài
giảng
50. Giáo viên tôn trọng ý kiến phát biểu của học sinh
trong giờ học
51. Giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh trong
lúc giảng bài.
52. Giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh trong
lúc giảng bài.
53. Giáo viên quan tâm đến việc học sinh có hiểu bài
giảng hay không
54. Giáo viên coi trọng việc học tập tri thức của học sinh
hơn là việc kiểm tra thi cử
55. Giáo viên rất nhạy cảm với nhu cầu học tập của học
sinh
56. Giáo viên có kỹ năng quan sát những đáp ứng của
học sinh trong lớp
57. Thái độ của giáo viên đối với học sinh là không thiên
vị
58. Giáo viên là người kiên nhẫn trong giảng dạy
59. Giáo viên là người rộng lượng
60. Đánh giá tổng hợp
Giáo viên chuẩn bị giáo án
61. Khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giờ giảng
62. Khả năng sử dụng phương pháp giảng dạy
63. Phong thái lên lớp
64 Thái độ đối với lớp học
2. Các thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng Mức độ Hiệu trưởng thực hiện
Rất
cao
Cao Trung
bình
Thấp Rất
thấp
1. Làm cho mọi người biết nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh
của mình để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường
2. Làm cho mọi người biết phương pháp giảng dạy tiếng
Anh để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường
3. Xây dựng mục tiêu quản lý giảng dạy tiếng Anh của
nhà trường
Chức năng kế hoạch hóa
4. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường (năm
học)
5. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường (học
kỳ)
6. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường
(hằng tháng)
7. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường
(hằng tuần)
8. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh tổng thể cho nhà
trường
9. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh bộ phận cho nhà
trường
10. Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho việc giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
11. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
12. Lập kế hoạch dạy học tiếng Anh cho nhà trường
13. Lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp cho giảng dạy tiếng Anh
của nhà trường
14. Lập kế hoạch mang tính chiến lược cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường.
15. Lập kế hoạch mang tính tổng quát cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
16. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh có quan tâm đến
quan hệ hợp tác với các đơn vị khác
Chức năng tổ chức
17. Phân công chức danh rõ ràng GV
18. Phân công nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh rõ ràng GV
19. Phân công cho GV phù hợp với mục tiêu hoạt động của
trường
20. Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành của
giảng dạy tiếng Anh để đạt mục tiêu của trường
21. Phân chia công việc giảng dạy tiếng Anh thành các
nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách
thuận lợi và hợp logic
22. Kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh một cách
logic và hiệu quả
23. Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng
dạy tiếng Anh giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều
kiện đạt mục tiêu
24. Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy
tiếng Anh
Chức năng chỉ đạo thực hiện
25. Xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động cho
giảng dạy tiếng Anh
26. Có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch cho
giảng dạy tiếng Anh
27. Phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ cho giảng dạy tiếng
Anh
28. Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy tiếng
Anh
29. Thu thập và xử lý thông tin về giảng dạy tiếng Anh
30. Đề ra nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh một cách chính
thức
31. So sánh các phương án giảng dạy tiếng Anh dựa trên
tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định
32. Ra quyết định chính thức về giảng dạy tiếng Anh
33. Truyền đạt quyết định giảng dạy tiếng Anh đến các
thành viên trong trường
34. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy
tiếng Anh
Chức năng kiểm tra, đánh giá
35. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy tiếng Anh
36. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện giảng dạy
tiếng Anh
37. Điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy tiếng Anh
Xin cảm ơn Quý thầy/cô
PHỤ LỤC 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HỌAT ĐỘNG DẠY CỦA HIỆU TRƯỞNG
Kính thưa Quý Thầy/Cô,
Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về các kỹ năng lãnh đạo đối với công
tác quản lý họat động dạy để làm cơ sở đề ra biện pháp nâng cao năng lực quản lý của Hiệu
trưởng các trường tiểu học. Xin các Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến riêng của mình về thông tin
liên quan dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với các câu hỏi. Chân thành cám ơn
quý thầy/cô.
Trước hết, xin Thầy/Cô cho biết thông tin về bản thân:
- Công việc: - GV - Khối trưởng - Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng
- Trình độ chuyên môn: - Thạc sĩ - Cử nhân . - Cao đẳng - Khác
- Giới tính: - Nam - Nữ
- Thâm niên công tác: - dưới 5 năm - từ 6 đến 10 năm - từ 11 đến 15 năm
- từ 16 đến 20 năm - trên 21 năm
- Trường nơi công tác : .... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Trình độ chuyên môn cao nhất mà Thầy/Cô đạt được hiện nay:
CĐSP ĐH Thạc sĩ
- Số năm vào nghề:
1-5 năm 6-10 năm 11-15 năm trên 15 năm
3. Các thầy/cô vui lòng tự đánh giá mức độ thực hiện việc giảng dạy của bản thân
Câu Mức độ giáo viên thực hiện
Rất
tốt
Tốt Trung
bình
Kém Rất
kém
Chuẩn bị bài giảng
1. Giáo án của tiết dạy được chuẩn bị
2. Bài giảng được sắp xếp một cách sáng tạo
3. Giáo viên đáp ứng tốt theo tình huống của lớp có
thay đổi so với giáo án
4. Giáo viên liên hệ nội dung bài giảng với thực tế
5. Giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học
6. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thêm tài liệu
ngoài lớp học
7. Giọng nói của giáo viên rõ ràng
8. Giáo viên là người có sáng tạo trong giảng dạy
9. Giáo viên cho ví dụ và minh họa tốt
10. Giáo viên có khả năng thay đổi cách trình bày để học
sinh hiểu nội dung bài giảng
11. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu
quả
Trình bày bài giảng
12. Mục tiêu bài giảng được xác định rõ ràng
13. Bài giảng được trình bày theo đúng trọng tâm
14. Bài giảng được trình bày hợp lý theo thời gian
15. Giáo viên nêu ra trọng tâm của bài giảng trong lớp
16. Tri thức về môn học của giáo viên ở mức độ tốt
17. Giáo viên sử dụng ngôn ngữ trong lúc giảng bài một
cách thành thạo
18. Giáo viên có tri thức vững chắc về môn học
Thái độ đối với việc giảng dạy
19. Giáo viên là người năng động
20. Giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy
21. Giáo viên có khả năng giảng bài tốt
22. Giáo viên thích thú với việc giảng dạy
23. Giáo viên trình bày bài giảng một cách hứng thú
24 Giáo viên trình bày bài giảng cho học sinh dễ hiểu
25. Giáo viên sử dụng các cử chỉ trong lúc giảng bài một
cách thành thạo
26. Giáo viên có khả năng điều khiển lớp trong lúc giảng
27. Giáo viên trình bày các khái niệm, ý tưởng, và lý
thuyết trừu tượng một cách rõ ràng
28. Giáo viên thành công khi giảng giải cho học sinh
hiểu tài liệu khó
Phong thái giảng dạy
29. Giáo viên sử dụng tính hài hước một cách hiệu quả
30. Giáo viên dễ cáu giận trong lúc giảng bài
31. Giáo viên thể hiện cá tính của mình trong lúc giảng
bài
32. Giáo viên có đề ra yêu cầu với học sinh trong học tập
33. Giáo viên là người có tri thức uyên bác
34. Cách giảng bài của giáo viên kích thích học sinh học
tập
35. Cách giảng bài của giáo viên kích thích tính tò mò
khoa học của học sinh
36. Kỹ năng giảng dạy
Bài giảng được phân bổ hợp lý theo các mục nội
dung
37. Giáo viên đánh giá học sinh đúng (qua trả bài, ý kiến
phát biểu,)
38. Giáo viên có tham khảo tài liệu khi soạn giáo án.
39. Giáo viên có lương tâm với trách nhiệm nghề nghiệp.
40. Học sinh có thể ghi chép dễ dàng lúc nghe giảng.
41. Giáo viên sử dụng bảng đen một cách thành thạo.
42. Giáo viên nhận biết được những khó khăn lúc học
sinh nghe giảng.
43. Giáo viên liên hệ tri thức mới với tri thức cũ trong
lúc giảng để học sinh hiểu bài.
44. Giáo viên trình bày những vấn đề phức tạp theo
trình tự khoa học để học sinh hiểu được.
45. Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, những trọng tâm của bài
giảng
46. Giáo viên nhìn xuống học sinh khi giảng bài
47. Giáo viên tự tin khi giảng bài
48. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trong giờ
học
49. Giáo viên dành thời gian cho học sinh tham gia bài
giảng
50. Giáo viên tôn trọng ý kiến phát biểu của học sinh
trong giờ học
51. Giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh trong
lúc giảng bài
52. Giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh trong
lúc giảng bài
53. Giáo viên quan tâm đến việc học sinh có hiểu bài
giảng hay không
54. Giáo viên coi trọng việc học tập tri thức của học sinh
hơn là việc kiểm tra thi cử
55. Giáo viên rất nhạy cảm với nhu cầu học tập của học
sinh
56. Giáo viên có kỹ năng quan sát những đáp ứng của
học sinh trong lớp
57. Thái độ của giáo viên đối với học sinh là không thiên
vị
58. Giáo viên là người kiên nhẫn trong giảng dạy
59. Giáo viên là người rộng lượng
60. Đánh giá tổng hợp
Giáo viên chuẩn bị giáo án
61. Khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giờ giảng
62. Khả năng sử dụng phương pháp giảng dạy
63. Phong thái lên lớp
64 Thái độ đối với lớp học
4. Các thầy/cô vui lòng đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng Mức độ Hiệu trưởng thực hiện
Rất
cao
Cao Trung
bình
Thấp Rất
thấp
25. Làm cho mọi người biết nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh
của mình để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường
26. Làm cho mọi người biết phương pháp giảng dạy tiếng
Anh để thực hiện có hiệu quả mục tiêu của trường
27. Xây dựng mục tiêu quản lý giảng dạy tiếng Anh của
nhà trường
Chức năng kế hoạch hóa
28. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường (năm
học)
29. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường (học
kỳ)
30. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường
(hằng tháng)
31. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh cho nhà trường
(hằng tuần)
32. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh tổng thể cho nhà
trường
33. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh bộ phận cho nhà
trường
34. Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho việc giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
35. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
36. Lập kế hoạch dạy học tiếng Anh cho nhà trường
37. Lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
38. Lập kế hoạch mang tính chiến lược cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
39. Lập kế hoạch mang tính tổng quát cho giảng dạy tiếng
Anh của nhà trường
40. Lập kế hoạch giảng dạy tiếng Anh có quan tâm đến
quan hệ hợp tác với các đơn vị khác
Chức năng tổ chức
41. Phân công chức danh rõ ràng GV
42. Phân công nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh rõ ràng GV
43. Phân công cho GV phù hợp với mục tiêu hoạt động của
trường
44. Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành của
giảng dạy tiếng Anh để đạt mục tiêu của trường
45. Phân chia công việc giảng dạy tiếng Anh thành các
nhiệm vụ để người được phân công thực hiện một cách
thuận lợi và hợp logic
46. Kết hợp các nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh một cách
logic và hiệu quả
47. Thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giảng
dạy tiếng Anh giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều
kiện đạt mục tiêu
48. Đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức giảng dạy
tiếng Anh
Chức năng chỉ đạo thực hiện
25. Xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động cho
giảng dạy tiếng Anh
26. Có tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch cho
giảng dạy tiếng Anh
27. Phát hiện vấn đề và ra nhiệm vụ cho giảng dạy tiếng
Anh
28. Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc giảng dạy tiếng
Anh
29. Thu thập và xử lý thông tin về giảng dạy tiếng Anh
30. Đề ra nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh một cách chính
thức
31. So sánh các phương án giảng dạy tiếng Anh dựa trên
tiêu chuẩn hiệu quả đã xác định
32. Ra quyết định chính thức về giảng dạy tiếng Anh
33. Truyền đạt quyết định giảng dạy tiếng Anh đến các
thành viên trong trường
34. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy
tiếng Anh
Chức năng kiểm tra, đánh giá
35. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá giảng dạy tiếng Anh
36. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện giảng dạy
tiếng Anh
37. Điều chỉnh các sai lệch của giảng dạy tiếng Anh
Xin cảm ơn Quý thầy/cô
PHỤ LỤC 3
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho học sinh).
Các em học sinh thân mến!
Để giúp chúng tôi có thêm cơ sở nghiên cứu: “Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn
tiếng Anh tại một số trường tiểu học công lập ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”, nhờ
các em vui lòng trả lời giúp nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu (X).
Xin trân trọng cảm ơn các em.
A- THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính (Đánh dấu ‘X’ vào khung đã chọn) 1.Nam 2.Nữ
2. Tuổi:
3. Trường: Lớp: ..
4. Kết quả môn tiếng Anh của em ở Học kỳ 1:
B- CÂU HỎI KHẢO SÁT
Câu 1: Em có thích học môn tiếng Anh không?
1. Thích 2. Không thích Lúc thích lúc không
Vì sao em thích hoặc không thích hay lúc thích lúc không?
Em hãy đánh dấu ‘X’ vào ô được chọn của nội dung các câu hỏi sau:
Nội dung Tốt Bình thường Thỉnh thoảng Không
a.Em có nghe được một số câu tiếng Anh đơn
giản không?
b. Em có nói được một số câu tiếng Anh đơn
giản không?
c. Em có viết được một số câu tiếng Anh đơn
giản không?
Nội dung Tốt Bình thường Thỉnh thoảng Không
d. Em có hiểu bài môn tiếng Anh không?
e.Em có tự làm được các bài tập tiếng Anh ở
lớp và ở nhà không?
Câu 2: Các em hãy tự đánh giá mức độ các em đạt được sau đây: (em hãy đánh dấu ‘X’
vào ô chọn:
Kỹ năng tiếng Anh Mức độ
Tốt nhất Khá Trung bình Kém
1. Đọc hiểu
2. Viết
3. Nghe
4. Nói
Câu 3: Thầy/Cô giáo thường sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nào dưới
đây? (Em hãy đánh dấu ‘X’ vào ô được chọn):
Phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy
học
Mức độ sử dụng
Thường
xuyên
Khá thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không bao
giờ dùng
1. Tranh, ảnh
2. Vật thật
3. Cassette
4. Máy chiếu phim trong lớp
(Overhead)
5. Máy chiếu vi tính (Projector)
Câu 4: Em thích Thầy/Cô giáo sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dung dạy học nào dưới
đây? (Em hãy đánh dấu ‘X’ vào ô chọn):
Phương tiện, thiết bị, đồ dung dạy
học
Mức độ thích
Thích nhất Khá thích Thích Không
thích
1. Tranh, ảnh
2. Vật thật
3. Cassette
4. Máy chiếu phim trong lớp
(Overhead)
5. Máy chiếu vi tính (Projector)
Em hãy giải thích vì sao em thích nhất?
...................................................................................................
Câu 5: Hiện nay em đang học loại sách nào trong hai loại sau đây?
Let’s go Let’s learn
Câu 6: Em có thích học quyển sách này không?
Thích Không thích
Câu 7: Vì sao em thích hoặc không thích?
Câu 8: Em hãy đánh dấu ‘X’ vào ô được chọn sau đây:
Nội dung Mức độ thực hiện
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
1.Thầy/Cô có hướng dẫn em phương pháp tự học
môn tiếng Anh không?
2.Thầy/Cô có cho các em luyện tập theo nhóm
trong lớp không?
3.Các Thầy/Cô khác có dự giờ môn tiếng Anh
không?
4.Thầy/Cô có bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Anh
không?
Nội dung Mức độ
thực hiện
Nội dung Mức độ
thực hiện
5.Thầy/Cô có phụ đạo học sinh yếu môn tiếng Anh
không?
6.Em có được học tiếng Anh với người nước ngoài
không?
Câu 9: Em có đi học thêm tiếng Anh ở ngoài trường không? (Đánh dấu ‘X’ vào ô được
chọn):
Có Không
Câu 10: Em có học tiếng Anh tại các trung tâm Anh ngữ không? (Đánh dấu ‘X’ vào ô
được chọn):
Có Không
Câu 11: Năm học này em có được chọn đi thi Olympic tiếng Anh không? (Đánh dấu ‘X’
vào ô được chọn):
Có Không
Nếu có, em đã đạt được kết quả gì?
Trân trọng cảm ơn các em!
PHỤ LỤC 4
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho Phụ huynh học sinh trường tiểu học).
Kính gửi: Quý Phụ huynh học sinh các trường tiểu học công lập TX Thuận An, Bình
Dương.
Để giúp chúng tôi có thêm cơ sở nghiên cứu: “Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn
tiếng Anh tại một số trường tiểu học công lập ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”, xin
quý phụ huynh vui lòng trả lời giúp nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu (X) hoặc ghi một số ý
kiến theo suy nghĩ bản thân.
Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị.
I. Xin Ông/Bà cho biết đôi nét về bản thân Ông/Bà và điền số hoặc khoanh tròn số thích
hợp hoặc đánh dấu “X” cho những thông tin phù hợp với bản thân vào ô trống:
1/ Độ tuổi:
1. 20-30 tuổi 2. 31-40 tuổi 3. Trên 40 tuổi
2/ Giới tính: Nam Nữ
3/ Trình độ chuyên môn cao nhất mà Ông/Bà đạt được hiện nay:
Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sĩ
4/ Trình độ ngoại ngữ, tin học:
Ngoại ngữ: Trình độ A Trình độ B Trình độ C
Cao đẳng Cử nhân
5/ Ông/Bà có nhận xét gì về bộ sách tiếng Anh (Let’s learn) con mình đang học?
a. Trình bày rõ, đẹp.
b. Nội dung gần gũi với cuộc sống.
c. Giá sách hợp lý.
d. Giá sách quá cao.
6/ Ông/Bà nhận thấy con/em mình có yêu thích môn tiếng Anh không?
a/ Thích b/ Không thích c/ Lúc thích lúc không
7/ Ông/Bà có thể cho biết tại sao con/em mình thích, không thích hoặc lúc thích lúc không khi
học tiếng Anh?
8/ Ông/Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của môn tiếng Anh?
Rất quan trọng Quan trọng
Bình thường Không quan trọng
9/ Ông/Bà đã làm gì để quản lý việc học của con/em mình?
(Đánh dấu “X” vào ô được chọn)
a. Theo dõi sổ liên lạc.
b. Kiểm tra vở.
c. Kiểm tra bài.
d. Liên lạc với giáo viên
10/ Ông/Bà có dạy kèm tiếng Anh cho con hay không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
11/ Ông/Bà làm gì để giúp con/em mình học tốt môn tiếng Anh:
a. Mua băng, đĩa hỗ trợ việc học.
b. Mua đồ chơi giúp học tốt tiếng Anh.
c. Kết nối internet giúp trẻ học tiếng Anh trực tuyến.
d. Cho con/em học thêm tiếng Anh.
12/ Con/em của Ông/Bà có thể sử dụng những câu tiếng Anh đơn giản để giao tiếp không?
Có Không
13/ Theo Ông/Bà, nhà trường cần có biện pháp gì để giúp cho học sinh học tốt môn tiếng
Anh?
Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến quý báu của Ông/Bà
PHỤ LỤC 5
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ VỀ TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY MÔN
TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH
DƯƠNG.
1/ Theo Thầy/Cô đánh giá, quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh tại các trường tiểu học, khâu
nào quan trọng nhất? Tại sao?
2/ Thầy/Cô nghĩ gì về nhu cầu học tiếng Anh của học sinh tiểu học hiện nay?
3/ Hiện nay, trường (hoặc ngành) đã đầu tư gì cho các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ việc
giảng dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học?
4/ Trong tương lai, trường có kế hoạch đầu tư gì cho việc giảng dạy tiếng Anh tại trường?
5/ Theo Thầy/Cô, về chất lượng của giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học hiện nay cần cải tiến
những mặt nào? Mặt nào quan trọng nhất?
PHỤ LỤC 6
KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VIỆC GIẢNG DẠY
TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG
TIỂU HỌC CÔNG LẬP THỊ XÃ THUẬN AN.
1/ Thầy/Cô có khó khăn gì khi được đào tạo dạy tiếng Anh cho học sinh Trung học cơ sở nhưng
lại được phân công dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học?
2/ Thầy/Cô đánh giá thế nào về thời lượng 2 tiết tiếng Anh/tuần như hiện nay?
Đủ, đảm bảo yêu cầu Quá ít, chưa đảm bảo yêu cầu
3/ Thầy/Cô đồng ý với những ý kiến nào sau đây khi giảng dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học:
a/ Giáo viên vất vả hơn vì phải chuẩn bị nhiều dụng cụ trực quan.
b/ Số lượng học sinh/lớp lớn gây khó khăn cho giáo viên trong việc áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực.
c/ Học sinh chưa có ý thức cao trong tự giác học tập.
d/ Ở lứa tuổi này, khả năng tập trung của học sinh chưa cao.
4/ Nhà trường cung cấp cho Thầy/Cô những trang thiết bị nào sau đây phục vụ cho việc giảng
dạy?
a/ Tranh ảnh. b/ Vật thật. c/ Cassette d/ Máy chiếu phim.
e/ Máy chiếu vi tính f/ Khác
5/ Thầy/Cô sử dụng các trang thiết bị này như thế nào?
Tên thiết bị Không
bao giờ
Hiếm khi Khá
thường
xuyên
Thường
xuyên
1. Tranh ảnh.
2. Vật thật.
3. Máy cassette
4. Máy chiếu phim (overheah)
5. Máy chiếu vi tính (projector)
6. Thiết bị khác
6/ Thầy/Cô đã qua các lớp bồi dưỡng nào về chuyên môn nghiệp vụ?
7/ Thầy/Cô nhận thấy tầm quan trọng của các lớp học này như thế nào?
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
8/ Thầy/Cô có mong muốn được bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ không? Nếu có,
Thầy/Cô mong muốn được bồi dưỡng những nội dung gì?
Xin cảm ơn quý Thầy/Cô.
PHỤ LỤC 7
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN PHỤ HUYNH HỌC SINH LỚP 5 TẠI
MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
PHHS.
Tổng số: 39
Độ tuổi N %
Không trả lời 1 2,6
20-30 1 2,6
31-40 11 28,2
Trên 40 26 66,7
Giới tính N %
Không trả lời 1 2,6
Nam 12 30,8
Nữ 26 66,7
Trình độ chuyên môn N %
Không trả lời 7 17,9
Trung cấp 25 64,1
Cao đẳng 1 2,6
Đại học 4 10,3
Thạc sĩ 2 5,1
Trình độ ngoại ngữ N %
Không trả lời 15 38,5
Trình độ A 19 48,7
Trình độ B 4 10,3
Cao đẳng 1 2,6
Bảng 2.41. Nhận xét của phụ huynh về bộ sách tiếng Anh (Let’s learn) con mình đang học
Ý kiến N %
Trình bày rõ, đẹp 7 17,9
Nội dung gần gũi với cuộc sống 26 66,7
Giá sách hợp lý 5 12,8
Giá sách quá cao 1 2,6
Kết quả của bảng 2.41 cho thấy nhận xét của phụ huynh về bộ sách tiếng Anh (Let’s
learn) con mình đang học: có 66,7% cho rằng nội dung gần gũi với cuộc sống; 17,9% cho rằng
hình thức trình bày rõ, đẹp; 12,8 % cho rằng giá sách hợp lý; 2,6% cho rằng giá sách quá cao.
Như vậy, đa số phụ huynh quan tâm đến nội dung sách; rồi đến hình thức và sau là giá cả.
Mặc dù chỉ có 2,6% cho rằng giá sách quá cao, nhà trường cũng cần chú ý vì có một bộ phận HS
còn khó khăn trong cuộc sống.
Bảng 2.42. Đánh giá của PHHS về sự yêu thích môn tiếng Anh của con/em mình
Thích 17 43,6
Không thích 4 10,3
Lúc thích lúc không 18 46,2
Kết quả của bảng 2.42 cho thấy nhận xét của PHHS về sự yêu thích môn tiếng Anh của
con/em mình như sau: 43,6% phụ huynh cho rằng con/em mình thích học môn tiếng Anh; 10,3%
phụ huynh cho rằng con/em mình không thích học môn tiếng Anh và 46,2% phụ huynh cho rằng
con/em mình lúc thích lúc không học môn tiếng Anh.
Tỷ lệ đánh giá này có lẽ phản ánh được thực tiễn việc học tiếng Anh của các em ở các
trường TH. Ở đây có hai điều cần quan tâm: thứ nhất, phụ huynh trả lời theo một suy nghĩ
nghiêm túc, do đó, kết quả nghiên cứu mang tính giá trị cao (vì phản ánh đúng hiện thực); thứ
hai, việc giảng dạy cần chú ý lôi cuốn 46,2% HS lúc thích lúc không học môn tiếng Anh về phía
thích học mông tiếng Anh, thì việc giảng dạy tiếng Anh thành công và hiệu quả.
Bảng 2.43. Đánh giá của phụ huynh về lý do yêu thích/không thích môn tiếng Anh của con/em
mình
Ý kiến N %
Chưa nhận biết tầm quan trọng của việc học tiếng Anh 1 2,6
Dễ thì thích mà khó thì không học 4 10,3
Thích giao tiếp với ngừời nước ngoài nên thích học môn Anh văn 4 10,3
Thích vui chơi 1 2,6
Chỉ thích học khi không có sự gò bó 1 2,6
Vì tiếng Anh bổ ích nên HS thích học 5 12,8
Học tiếng Anh thấy vui vì khác các môn học 1 2,6
Kết quả của bảng 2.43 cho thấy nhận xét của phụ huynh về lý do sự yêu thích môn tiếng
Anh của con/em mình như sau: 12,8% thích vì tiếng Anh bổ ích nên HS thích học; 10,3% thích
vì dễ thì thích mà khó thì không học; 10,3% thích vì thích giao tiếp với ngừời nước ngoài nên
thích học môn Anh văn; 2,6% không thích vì chưa nhận biết tầm quan trọng của việc học tiếng
Anh; 2,6% thích vì vui chơi; 2,6% thích chỉ học khi không có sự gò bó và 2,6% thích vì thấy
vui, khác các môn học.
Qua đây cho thấy, các ý kiến này là số ít so với mẫu khảo sát, nhưng đây là những ý kiến
tâm huyết cần các nhà QL và GV xem xét nghiêm túc.
Bảng 2.44. Đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của môn tiếng Anh
Ý kiến N %
Rất quan trọng 22 56,4
Quan trọng 15 38,5
Bình thường 2 5,1
Kết quả của bảng 2.44 cho thấy nhận xét của phụ huynh về tầm quan trọng của môn tiếng
Anh như sau: 56,4% phụ huynh cho rằng môn tiếng Anh rất quan trọng; 38,5% cho rằng quan
trọng, chỉ có 5,1% cho rằng môn tiếng Anh bình thường. Điều này cho thấy được hiện nay, đại
đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học ngoại ngữ của con em mình. Đó là lí do họ dành
nhiều thời gian hơn để đầu tư, theo dõi việc học của các em.
Bảng 2.45. Đánh giá của phụ huynh về cách thức để QL việc học của con/em mình
Ý kiến N %
Theo dõi sổ liên lạc 5 12,8
Kiểm tra vở 13 33,3
Kiểm tra bài 20 51,3
Liên lạc với giáo viên 9 23,1
Kết quả của bảng 2.45 cho thấy nhận xét của phụ huynh về cách thức để QL việc học của
con/em mình: Theo dõi sổ liên lạc (12,8%); kiểm tra vở (33,3%); kiểm tra bài (51,3%); liên lạc
với GV (23,1%). Qua đó cho thấy, để quản lý việc học của con em mình, mỗi phụ huynh có
những cách thức riêng. Tất cả những cách thức trên không ngoài mục đích giúp QL việc học các
em thêm chặt chẽ, nhằm giúp các em đạt kết quả tốt hơn trong học tập. Ở lứa tuổi tiểu học, ý
thức tự giác trong học tập của các em chưa cao. Do đó, GV cần biết kết hợp với PHHS trong việc
giám sát việc học của các em, đôn đốc uốn nắn kịp thời nếu phát hiện sự lơ là trong học tập thì
mới góp phần nâng cao thành tích học tập của các em.
Bảng 2.46. Đánh giá của phụ huynh về việc dạy kèm tiếng Anh cho con hay không
Ý kiến N %
Không trả lời 2 5,1
Thường xuyên 2 5,1
Thỉnh thoảng 27 69,2
Không bao giờ 8 20,5
Kết quả của bảng 2.46 cho thấy ý kiến của phụ huynh về việc dạy kèm tiếng Anh cho con
hay không: 5,1% phụ huynh không có ý kiến gì; 5,1% phụ huynh thường xuyên dạy kèm con/em
mình học; 69,2% phụ huynh thỉnh thoảng dạy; có tới 20,5% phụ huynh không bao giờ dạy. Qua
đây cho thấy Đa số phụ huynh thỉnh thoảng hoặc không bao giờ dạy cho các em học. Điều này
cũng dễ dàng lý giải. Môn tiếng Anh đặc thù là môn ngoại ngữ, chỉ những phụ huynh nào có
trình độ, đã học qua thì mới có khả năng dạy cho các em học. Hơn nữa, đa số phụ huynh hiện
nay rất bận rộn cho cuộc mưu sinh nên thời gian dạy dỗ con học là không nhiều. Vì thế, phần lớn
họ phó thác việc học của con/em mình cho nhà trường.
Bảng 2.47. Đánh giá của phụ huynh về cách thức để giúp con/em mình học tốt môn tiếng Anh
Ý kiến N %
Mua băng, đĩa hỗ trợ việc học 2 5,1
Mua đồ chơi giúp học tốt tiếng Anh 1 2,6
Kết nối internet giúp trẻ học tiếng Anh trực
tuyến
5 12,8
Cho con/em học thêm tiếng Anh 31 79,5
Kết quả của bảng 2.47 cho thấy ý kiến của phụ huynh về cách thức để giúp con/em mình
học tốt môn tiếng Anh: 5,1% phụ huynh mua băng, đĩa hỗ trợ cho việc học; 2,6% mua đồ chơi
giúp con học tốt tiếng Anh; 12,8% kết nối internet giúp trẻ học tiếng Anh trực tuyến; đặc biệt có
đến 79,5% phụ huynh cho con/em học thêm. Mỗi người có cách riêng để giúp con/em mình học
tốt tiếng Anh. Nhưng số đông phụ huynh (79,5%) lại đồng tình việc cho con đi học thêm tiếng
Anh.
Bảng 2.48. Đánh giá của phụ huynh về việc sử dụng những câu tiếng Anh đơn giản để giao tiếp
của con/em
Ý kiến N %
Không trả lời 1 2,6
Có 28 71,8
Không 10 25,6
Kết quả của bảng 2.48 cho thấy ý kiến của phụ huynh về việc sử dụng những câu tiếng
Anh đơn giản để giao tiếp của con/em mình. Có 2,6% phụ huynh không trả lời; 71,8% phụ
huynh cho rằng con/em mình có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp; 25,6% phụ huynh cho rằng
con/em mình không thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, đây là một con số không nhỏ. Vì thế
giáo viên trong giảng dạy cần phải lưu tâm hơn nữa đến việc dạy kỹ năng nói cho các em.
Bảng 2.49. Đánh giá của phụ huynh về biện pháp nhà trường cần có để giúp cho HS học tốt môn
tiếng Anh
Biện pháp N %
Nhờ GV quan tâm hơn, tận tụy dạy bảo hơn 9 23,1
Tạo điều kiện cho HS giao tiếp với người nước ngoài 3 7,7
Cho học thêm môn Anh văn 3 7,7
GV theo dõi, kiểm tra thường xuyên hơn 2 5,1
Trường sắp xếp cho HS học tăng cường tiếng Anh 2 5,1
Nhà trường cần quan tâm theo dõi sức học từng HS 1 2,6
Học và làm bài đầy đủ trước khi tới trường 1 2,6
Nhà trường cần kết hợp với phụ huynh 1 2,6
Tạo điều kiện tốt nhất để HS học giỏi tiếng Anh 1 2,6
Trang bị đầy đủ máy móc dể HS được nghe nhìn khi học môn
Anh văn
1 2,6
Tổ chức những buổi vui chơi có sử dụng tiếng Anh 1 2,6
Kết quả của bảng 2.49 cho thấy ý kiến của phụ huynh về biện pháp nhà trường cần có để
giúp cho HS học tốt môn tiếng Anh: Nhờ GV quan tâm hơn, tận tụy dạy bảo hơn (23,1%); Tạo
điều kiện cho HS giao tiếp với người nước ngoài (7,7%); Cho học thêm môn Anh văn (7,7%);
GV theo dõi, kiểm tra thường xuyên hơn (5,1%); Trường sắp xếp cho HS học tăng cường tiếng
Anh (5,1%); Nhà trường cần quan tâm theo dõi sức học từng HS (2,6%); Học và làm bài đầy đủ
trước khi tới trường (2,6%); Nhà trường cần kết hợp với phụ huynh (2,6%); Tạo điều kiện tốt
nhất để HS học giỏi tiếng Anh (2,6%); Trang bị đầy đủ máy móc dể HS được nghe nhìn khi học
môn Anh văn (2,6%); Tổ chức những buổi vui chơi có sử dụng tiếng Anh (2,6%).
Qua đây cho thấy phụ huynh rất xem trọng vai trò thầy/cô giáo trong việc giảng dạy cho
các em vì có tới 23,1% phụ huynh kiến nghị “nhờ GV quan tâm hơn, tận tụy dạy bảo hơn”. Do
đó, HS cần lưu ý để thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_01_17_9881887527_1407.pdf