*Đối với các Trường THPT ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang:
- Đối với các CBQL: Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nói
chung và nghiệp vụ quản lý việc đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập nói riêng; thực
hiện nghiêm túc quy trình quản lý việc KTĐG kết quả học tập ở các trường THPT; tổ chức
bồi dưỡng và khuyến khích các GV tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ về đổi mới KTĐG kết quả học tập; tăng cường quản lý việc thực hiện đổi
mới công tác KTĐG của các GV; tăng cường đầu tư CSVC và các thiết bị cần thiết phục vụ
cho công tác KTĐG kết quả học tập và nghiêm túc thực hiện chủ trương của ngành về
“chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Đối với các GV: Nghiêm túc tham gia các lớp bồi dưỡng, các hội thảo chuyên đề về
đổi mới KTĐG các môn học do Sở GD-ĐT hoặc do trường tổ chức; phát huy tinh thần tự
học, sáng tạo trong công tác đổi mới KTĐG; tích cực thực hiện đổi mới phương pháp
KTĐG; đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của HS theo tinh thần "dạy thật, học thật,
đánh giá thật"; mạnh dạn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác KTĐG.
- Đối với các HS: Phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; nghiêm
túc thực hiện quy chế KTĐG trong các kỳ thi, trong các tiết kiểm tra; phấn đấu học tập để
trở thành công dân tốt, giúp ích cho gia đình và cho xã hội trong tương lai./.
147 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập tại các trường trung học phổ thông huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả học tập. Đối với các thiết bị hiện đại như máy chấm trắc nghiệm, các phần
mềm hỗ trợ tính điểm, xây dựng ngân hàng đề, lãnh đạo các trường cần tổ chức hướng
dẫn cho CB-GV biết cách sử dụng và có kế hoạch đưa vào sử dụng sao cho hiệu quả.
Để có đủ các trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng của CB-GV, lãnh đạo
các trường cần khai thác triệt để các nguồn cung cấp. Bên cạnh nguồn cung cấp từ Sở
GD&ĐT, lãnh đạo các trường cần có kế hoạch mua sắm từ nguồn kinh phí ngân sách, từ
nguồn quỹ tự có của nhà trường và từ nguồn vận động các mạnh thường quân, đóng góp của
cộng đồng, Ngoài ra, đối với những CB-GV kiến thức tin học tốt, lãnh đạo các trường
cũng có thể khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho họ tự thiết kế các phần mềm tính quản
lý điểm số, phần mềm xây dựng ngân hàng đề, Như thế, các trường vừa tiết kiệm kinh phí
mua sắm, vừa phát huy tính sáng tạo của CB-GV.
3.2.3.2. Đảm bảo các điều kiện CSVC cần thiết trong phòng thi:
Công tác tổ chức coi kiểm tra, coi thi có nghiêm túc, an toàn hay không phụ thuộc
nhiều vào các điều kiện về CSVC-KT. Các phòng thi cần phải đảm bảo các điều kiện sau
đây: có đủ số lượng phòng, phòng không bị dột, có đủ bàn ghế cho HS (mỗi HS ngồi một
bàn), có đủ ánh sáng, có đủ quạt, bảng, phấn, Mỗi phòng thi tốt nhất có 25 bộ bàn ghế với
25 thí sinh dự thi.
Để đảm bảo các điều kiện trên, lãnh đạo các trường cần xây dựng kế hoạch tu sửa
CSVC hàng năm và phân bố hợp lý nguồn kinh phí mà nhà trường có được từ ngân sách nhà
nước, từ công tác xã hội hóa,
3.2.3.3. Trang bị phòng máy vi tính kết nối mạng internet dành riêng cho GV sử dụng
Bên cạnh việc đầu tư cho các phòng máy dành cho HS học tập, các trường cũng cần
quan tâm trang bị phòng máy vi tính dành riêng cho GV sử dụng, phòng máy này nên được
kết nối internet để GV có thể truy cập tìm kiếm thông tin, tự học, tự nghiên cứu nâng cao
tay nghề. Ngoài ra, GV có thể đến đây để soạn bài, soạn đề kiểm tra, tính điểm, thống kê kết
quả học tập của HS Mỗi tổ cần có ít nhất một máy bộ vi tính riêng để lưu trữ ngân hàng
đề của tổ và thực hiện các công việc khác.
3.2.3.4. Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, CSVC trong
nhà trường:
Bảo trì, bảo quản CSVC và thiết bị là một trong ba nội dung cơ bản của công tác quản
lý CSVC-KT của nhà trường. Bên cạnh việc đầu tư mua sắm, triển khai sử dụng hiệu quả
CSVC-KT, lãnh đạo các trường cũng cần quan tâm đến việc tổ chức thực hiện công tác bảo
quản, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, CSVC trong nhà trường.
Các thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập chủ yếu là các thiết bị công
nghệ thông tin, các thiết bị này rất dễ hỏng. Vì thế, các CB-GV cần được hướng dẫn cách sử
dụng sao cho đúng cách để tránh làm hư hỏng các thiết bị; đồng thời, phân công người chịu
trách nhiệm quản lý, kiểm tra, vệ sinh máy móc thường xuyên để tuổi thọ của máy được lâu
dài. Khi phát hiện thiết bị không hoạt động, bị hỏng thì phải báo ngay cho PHT phụ trách
quản lý CSVC-KT để có biện pháp xử lý, sửa chữa kịp thời. Ngoài ra, các trường cần xây
dựng kế hoạch kiểm kê, kiểm tra định kỳ CSVC và các thiết bị của nhà trường, lập dự trù
kinh phí tu sửa CSVC, thiết bị của nhà trường.
3.2.3.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để có thêm nguồn kinh phí mua sắm
trang thiết bị, sửa chữa CSVC trong nhà trường:
Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp
nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, các trường cần thực hiện tốt ba nội dung
sau đây:
(1). Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, làm cho
xã hội ta trở thành xã hội học tập;
(2). Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, phối
hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội;
(3). Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với
giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học
tập của nhân dân.
Thông qua việc thực hiện xã hội hóa giáo dục, các trường có thể huy động được sự
đóng góp của phụ huynh học sinh, của các mạnh thường quân, của các tổ chức xã hội, của
chính quyền địa phương, trong việc hỗ trợ nhà trường có đủ các nguồn nhân lực, tài lực
và vật lực để thực hiện công tác giáo dục.
Khi nhận được sự đóng góp của nhân dân và cộng đồng, dù nhiều hay ít, các trường
cần đón nhận một cách trân trọng và có thư cảm ơn. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn quỹ hỗ
trợ này cần phải được công khai rõ ràng và minh bạch để mọi người thấy được những đóng
góp của họ được nhà trường sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.
*Kết quả kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của nhóm biện pháp tăng
cường các điều kiện CSVC-KT, các trang thiết bị phục vụ công tác KTĐG kết quả học
tập:
Bảng 3.5. Mức độ cần thiết của các biện pháp tăng cường các điều kiện CSVC-KT, các
thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập
T
T
BIỆN PHÁP
Mức độ cần thiết (%) Điểm
TB
Thứ
bậc RC
T
CT ICT KC
T
1
Đầu tư mua sắm các thiết bị, các
phần mềm phục vụ cho công tác
KTĐG kết quả học tập.
60,7 34,4 4,9 0 3,55 2
2
Đảm bảo các điều kiện CSVC cần
thiết trong phòng thi như có đủ bàn
ghế, đèn, quạt,
73,8 24,6 1,6 0 3,70 1
3
Trang bị phòng máy vi tính kết nối
mạng internet dành riêng cho GV sử
dụng để tìm kiếm tư liệu, soạn đề,
xây dựng ngân hàng đề, tính điểm
TB
59,0 37,7 3,3 0 3,55 2
4
Thực hiện tốt công tác bảo quản,
bảo trì, sửa chữa thiết bị, CSVC
trong trường.
49,2 45,9 4,9 0 3,44 4
5
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục để có thêm nguồn kinh phí mua
sắm trang thiết bị, sửa chữa CSVC.
54,1 34,4 11,5 0 3,42 5
Trung bình chung 3,53
Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy, mức độ cần thiết của các biện pháp tăng cường các điều
kiện CSVC, các thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập được các CBQL đánh
giá và xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: 1) Đảm bảo các điều kiện CSVC cần thiết
trong phòng thi; 2) Đầu tư mua sắm các thiết bị, các phần mềm phục vụ cho công tác
KTĐG kết quả học tập; 2 )Trang bị phòng máy vi tính kết nối mạng internet dành riêng cho
GV sử dụng; 4) Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, CSVC trong
trường; 5) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để có thêm nguồn kinh phí mua sắm
trang thiết bị, sửa chữa CSVC.
Trong đó, biện pháp xếp thứ bậc cao nhất Đảm bảo các điều kiện CSVC cần thiết
trong phòng thi được 98,4% CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần thiết. Biện pháp xếp thứ
bậc thấp nhất Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để có thêm nguồn kinh phí mua sắm
trang thiết bị, sửa chữa CSVC được 88,5% CBQL cho rằng rất cần thiết và cần thiết. Tất cả
các biện pháp còn lại đều được đánh giá là rất cần thiết và cần thiết bởi trên 95,0% CBQL.
Không có biện pháp nào được cho là không cần thiết.
Cả 5 biện pháp của nhóm biện pháp này đều có điểm TB từ 3,42 trở lên và điểm TB
chung là 3,46 cho thấy các biện pháp của nhóm biện pháp này đều là những biện pháp cần
thiết để các trường thực hiện.
Bảng 3.6. Tính khả thi của các biện pháp tăng cường các điều kiện CSVC-KT, các
thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập
T
T
BIỆN PHÁP
Tính khả thi (%)
Điểm
TB
Thứ
bậc
RK
T
KT IKT KK
T
1
Đầu tư mua sắm các thiết bị, các
phần mềm phục vụ cho công tác
KTĐG kết quả học tập.
24,6 59,0 14,8 1,6 3,06 3
2
Đảm bảo các điều kiện CSVC cần
thiết trong phòng thi như có đủ bàn
ghế, đèn, quạt,
47,5 42,6 9,8 0 3,37 1
3
Trang bị phòng máy vi tính kết nối
mạng internet dành riêng cho GV sử
dụng để tìm kiếm tư liệu, soạn đề,
31,1 50,8 14,8 3,3 3,09 2
xây dựng ngân hàng đề, tính điểm
TB
4
Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo
trì, sửa chữa thiết bị, CSVC trong
trường.
14,8 57,4 26,2 1,6 2,85 4
5
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục để có thêm nguồn kinh phí mua
sắm trang thiết bị, sửa chữa CSVC.
16,4 54,1 19,7 9,8 2,77 5
Trung bình chung 3,03
Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy, tính khả thi của các biện pháp tăng cường các điều kiện
CSVC-KT, các thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập được các CBQL đánh
giá theo các thứ bậc từ cao đến thấp như sau: 1) Đảm bảo các điều kiện CSVC cần thiết
trong phòng thi; 2) Trang bị phòng máy vi tính kết nối mạng internet dành riêng cho GV sử
dụng; 3) Đầu tư mua sắm các thiết bị, các phần mềm phục vụ cho công tác KTĐG kết quả
học tập; 4) Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, CSVC trong
trường; 5) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để có thêm nguồn kinh phí mua sắm
trang thiết bị, sửa chữa CSVC.
Trong đó, các biện pháp xếp bậc thứ 1, 2, 3 có điểm TB từ 3,06 đến 3,37 cho thấy các
biện pháp này đều có tính khả thi.
Biện pháp xếp bậc thứ 4 Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, sửa chữa các thiết
bị, CSVC trong nhà trường có điểm TB là 2,85 và được 72,2% CBQL đánh giá là rất khả thi
và khả thi; có 26,2% CBQL cho rằng ít khả thi và 1,6% CBQL cho rằng không khả thi. Điều
này cho thấy, biện pháp này tương đối khả thi.
Biện pháp xếp bậc thứ 5 là Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để có thêm nguồn
kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa CSVC có điểm TB là 2,77 và được 70,5% CBQL
cho rằng rất khả thi và khả thi; 19,7% CBQL cho rằng biện pháp này ít khả thi và 9,8%
CBQL cho rằng là không khả thi. Kết quả trên cho thấy, để thực hiện tốt công tác xã hội hóa
giáo dục nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân và cộng đồng là điều không dễ dàng,
khó thực hiện. Vì thế, lãnh đạo các trường cần phải hết sức khéo léo trong công tác vận
động và chỉ nên huy động sự đóng góp của nhân dân khi thật sự cần thiết.
Xét về tính khả thi của nhóm biện pháp này, với điểm TB chung là 3,03 cho thấy
nhóm biện pháp này có tính khả thi.
Qua các kết quả phân tích từ các số liệu ở Bảng 3.5 và Bảng 3.6, cho thấy nhóm biện
pháp tăng cường các điều kiện CSVC-KT, các thiết bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả
học tập được đánh giá là cần thiết và khả thi để cho các trường THPT ở huyện Châu Phú áp
dụng.
Như vậy, cả ba nhóm biện pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý công tác
KTĐG kết quả học tập tại các trường THPT ở huyện Châu Phú đều được các CBQL đánh
giá là cần thiết và khả thi.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, người nghiên cứu đã đề xuất ba
nhóm biện pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý việc KTĐG
kết quả học tập ở các trường THPT trong huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Ba nhóm biện
pháp đó là bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CB-GV-HS về công tác KTĐG kết quả học
tập; tăng cường công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập và tăng cường các điều kiện
CSVC-KT, các thiết bị phục vụ công tác KTĐG kết quả học tập ở các trường. Qua khảo sát
ý kiến của CBQL các trường cho thấy cả ba nhóm biện pháp nêu trên đều cần thiết và khả
thi để các trường thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng, lãnh đạo các trường cần
chú ý đến các điều kiện về CSVC-KT, về đội ngũ CB-GV-NV và HS của trường và các yếu
tố ảnh hưởng khác để có những điều chỉnh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong
công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập của HS.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng về công tác quản lý việc KTĐG
kết quả học tập tại các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, người nghiên cứu rút
ra một số kết luận sau đây:
Quản lý có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao thì
vai trò của người làm quản lý càng lớn. Trong đời sống xã hội có rất nhiều lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục, Như thế, hoạt động giáo dục là một trong những lĩnh vực của
đời sống xã hội và hoạt động này cũng cần được quản lý tốt. Quản lý giáo dục có vai trò rất
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển giáo dục- đào tạo. Lực lượng chính để thực hiện
công tác quản lý này chính là các CBQL giáo dục. Tùy theo từng cấp quản lý khác nhau mà
nhiệm vụ và quyền hạn của các CBQL được quy định khác nhau. Đối với các CBQL trường
THPT, nhiệm vụ và quyền hạn của HT và PHT được quy định trong Điều lệ trường trung
học do Bộ GD&ĐT ban hành. Một trong những nhiệm vụ mà HT các trường THPT phải
thực hiện là quản lý công tác KTĐG kết quả học tập của HS. Đây là khâu cuối cùng trong
chu trình quản lý hoạt động sư phạm ở các trường THPT và cũng là điểm khởi đầu cho một
chu trình tiếp theo. Công tác quản lý này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất
lượng dạy học của nhà trường, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục và đào tạo ở đơn vị.
Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý việc KTĐG kết quả học
tập ở các trường THPT trong huyện Châu Phú, cho thấy lãnh đạo các trường đã thực hiện
khá tốt công tác xây dựng kế hoạch KTĐG của trường; quản lý khá tốt công tác lập kế
hoạch KTĐG môn học của các tổ chuyên môn và các GV, việc thực hiện các tiết KTĐG
trên lớp của GV và việc đánh giá xếp loại kết quả học tập của HS theo đúng quy chế. Tuy
nhiên, công tác quản lý này vẫn còn một số hạn chế trong quản lý việc ra đề và xây dựng
ngân hàng đề của các tổ chuyên môn; việc chấm, trả bài, ghi điểm vào sổ của giáo viên; việc
bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG môn học cho GV và việc quản lý CSVC-KT, trang thiết bị
phục vụ công tác KTĐG kết quả học tập ở các trường.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm hạn chế công tác quản lý việc
KTĐG kết quả học tập ở các trường này; tuy nhiên, có thể kể một số nguyên nhân chính đó
là nhiều CBQL chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý đổi mới công tác KTĐG kết quả
học tập; nhiều GV chưa được hướng dẫn, tập huấn về quy trình ra đề kiểm tra, các phương
pháp đổi mới KTĐG môn học; kinh phí đầu tư cho việc trang bị các thiết bị phục vụ cho
công tác KTĐG ở các trường còn hạn chế.
Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân của
thực trạng, đề tài đã đề xuất ba nhóm biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
công tác KTĐG kết quả học tập ở các trường THPT trong huyện Châu Phú: Bồi dưỡng nâng
cao nhận thức của CB-GV-NV về công tác đổi mới KTĐG kết quả học tập; tăng cường
quản lý công tác KTĐG kết quả học tập; tăng cường đầu tư CSVC-KT và các thiết bị phục
vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập trong trường. Qua kết quả trưng cầu ý kiến của các
CBQL, cho thấy ba nhóm biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Các
trường THPT ở huyện Châu Phú có thể tham khảo và vận dụng các biện pháp đề xuất này
sao cho thật linh hoạt và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của mỗi trường để phát
huy tối đa hiệu quả quản lý.
2.Kiến nghị:
*Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Đề nghị Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn và sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng học tập ở các môn học đối với HS cấp THPT theo thang mức độ (rubrics) với các
mức độ giỏi, khá, TB, yếu, kém được mô tả cụ thể, rõ ràng. Bộ tiêu chí này cần được phổ
biến công khai rộng rãi để GV có cơ sở thực hiện tốt công tác KTĐG kết quả học tập của
HS; đồng thời, phụ huynh và HS cũng biết được những yêu cầu cần thiết đối với từng môn
học; từ đó, HS có sự chuẩn bị tốt hơn, chủ động tích cực hơn trong học tập.
Cải tiến các kỳ thi quốc gia sao cho giảm bớt áp lực đối với HS và giảm bớt chi phí tốn
kém cho nhà trường, gia đình và xã hội.
Tiếp tục triển khai thực hiện ngày càng sâu rộng cuộc vận động “Hai không”: Chống
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
*Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang:
Đề nghị Sở GD&ĐT An Giang đầu tư cung cấp cho các trường THPT các trang thiết
bị phục vụ cho công tác KTĐG kết quả học tập như máy vi tính, máy in, máy chấm trắc
nghiệm và các phần mềm quản lý điểm số, phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề,
Tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng cho các CBQL về đổi mới công tác quản lý việc KTĐG
kết quả học tập của HS và tập huấn cho các GV về đổi mới KTĐG ở các môn học.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” và việc đổi
mới công tác KTĐG kết quả học tập ở các trường THPT trong tỉnh An Giang.
*Đối với các Trường THPT ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang:
- Đối với các CBQL: Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nói
chung và nghiệp vụ quản lý việc đổi mới công tác KTĐG kết quả học tập nói riêng; thực
hiện nghiêm túc quy trình quản lý việc KTĐG kết quả học tập ở các trường THPT; tổ chức
bồi dưỡng và khuyến khích các GV tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ về đổi mới KTĐG kết quả học tập; tăng cường quản lý việc thực hiện đổi
mới công tác KTĐG của các GV; tăng cường đầu tư CSVC và các thiết bị cần thiết phục vụ
cho công tác KTĐG kết quả học tập và nghiêm túc thực hiện chủ trương của ngành về
“chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Đối với các GV: Nghiêm túc tham gia các lớp bồi dưỡng, các hội thảo chuyên đề về
đổi mới KTĐG các môn học do Sở GD-ĐT hoặc do trường tổ chức; phát huy tinh thần tự
học, sáng tạo trong công tác đổi mới KTĐG; tích cực thực hiện đổi mới phương pháp
KTĐG; đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của HS theo tinh thần "dạy thật, học thật,
đánh giá thật"; mạnh dạn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác KTĐG.
- Đối với các HS: Phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; nghiêm
túc thực hiện quy chế KTĐG trong các kỳ thi, trong các tiết kiểm tra; phấn đấu học tập để
trở thành công dân tốt, giúp ích cho gia đình và cho xã hội trong tương lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Phương Anh (2006), “Kiểm tra đánh giá để phục vụ học tập: xu hướng mới của
thế giới và bài học cho Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Viện Nghiên cứu
giáo dục, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM, tr. 5-15.
2. Lê Thị Thúy Anh (2003), Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ tiếng Anh của
giám đốc trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Luận văn thạc
sỹ giáo dục học, Đại học Sư phạm TPHCM.
3. Peter W Ariansian (1996), Kiểm tra đánh giá trong lớp học- Một hướng tiếp cận chính
xác, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vần
đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia.
5. Nguyễn Thị Bình (2011), “Vấn đề khoa học giáo dục và sự cần thiết phải thay đổi cách
nghĩ, cách làm về giáo dục”, Tạp chí Quản lý giáo dục (22), tr. 1-4.
6. Bộ GD&ĐT (2009), Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trung học phổ thông, Dự án phát
triển giáo dục trung học phổ thông, Hà Nội.
7. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học, Hà Nội.
8. Bộ GD&ĐT (2010), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục trung học phổ
thông năm học 2010-2011, Hà Nội.
9. Bộ GD&ĐT (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục trung học phổ
thông năm học 2011-2012, Hà Nội.
10. Bộ GD&ĐT (2006), Những vấn đề chung của chương trình giáo dục phổ thông cấp
THPT, Hà Nội.
11. Bộ GD&ĐT (2006), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông, ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT.
12. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 51/2008/QĐ-BGDĐT về việc Sửa đổi, bổ sung một
số điều của quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông.
13. Bộ GD&ĐT (2008), Tài liệu quản lý giáo dục trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Bộ GD&ĐT (2006), Tài liệu tập huấn CBQL triển khai chương trình, sách giáo khoa
trường THPT, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Châu (2006), Đổi mới Giáo dục trung học phổ thông, Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Châu, Đỗ Thị Bích Loan, Vũ Trọng Rỹ (2007), Giáo dục Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Tất Dong (Chủ biên) (2010), Giáo dục Việt Nam 1945-2010, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
18. Nguyễn Kim Dung (2010), Bài giảng Đánh giá kết quả học tập, Trường Đại học Sư
phạm TPHCM.
19. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2006), Cẩm nang những quy định mới nhất về
công tác quản lý giáo dục dành cho các hiệu trưởng, Nxb Lao động xã hội, TPHCM.
20. Đảng bộ tỉnh An Giang (2010), Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh An Giang lần thứ IX,
Nhiệm kỳ 2010-2015.
21. Đảng bộ huyện Châu Phú (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Châu Phú lần thứ
X, Nhiệm kỳ 2010-2015.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị lần II Ban Chấp hành Trung ương
khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
24. Đặng Giai (2011), Thành quả sau 10 năm thực hiện chỉ thị 61-CT/TW của Bộ chính trị,
Tạp chí giáo dục An Giang.
25. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2004), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
26. Phạm Minh Hạc (2011), “Triết lí giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí
Giáo dục , 259 (1), tr.1-4.
27. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đăng Bá Lâm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới
đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Hương (2004), Lí luận dạy học, Nxb Đại học Sư phạm
TP. HCM.
29. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Hein Weihrich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản
lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
30. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học
Sư phạm.
31. Học viện quản lý giáo dục (2009), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà
nước ngành giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
32. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Giáo dục, TP.HCM.
33. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lí nhà nước về giáo dục lí luận và thực tiễn, Nxb Chính trị
Quốc gia.
34. Hồ Văn Liên (2006), Bài giảng Chuyên đề Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
TP.HCM.
35. Hồ Văn Liên (2010), Quản lý giáo dục và trường học, Trường Đại học Sư phạm
TPHCM.
36. Nguyễn Lộc (2010), Báo cáo Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về Chương trình đánh giá
học sinh quốc tế (PISA), Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
37. Luật giáo dục (2005), Nxb Lao động.
38. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục (2009), Nxb Lao động
39. Đặng Huỳnh Mai (2010), Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh
trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.
40. James H.McMillan (1997), Đánh giá lớp học-Những nguyên tắc và thực tiễn để giảng
dạy hiệu quả, Viện Nghiên cứu giáo dục-Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
41. Vũ Nho (2011), “Dạy học và kiểm tra tra đánh giá theo chuẩn nào?”, Tạp chí Giáo dục,
259(1), tr.34-35.
42. Hoàng Đức Nhuận-Lê Đức Phúc (1990), Cơ sở lý luận việc đánh giá trong quá trình dạy
học ở phổ thông, Hà Nội.
43. Phòng GD&ĐT huyện Châu Phú (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 và Kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012.
44. Ngô Đình Qua (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm TP Hồ Chí Minh.
45. Nguyễn Ngọc Quang (1989), “Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục”,
Trường CBQL GD&ĐT I, Hà Nội.
46. Quốc Hội (2000), Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông.
47. Nguyễn Gia Quý (2000), Lí luận quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, Nxb Huế.
48. Sở GD&ĐT An Giang (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010.
49. Sở GD&ĐT An Giang (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011.
50. Sở GD&ĐT An Giang (2010), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học phổ
thông năm học 2010-2011.
51. Sở GD&ĐT An Giang (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học phổ
thông năm học 2011-2012.
52. Vũ Thu Thủy (2006), “Bàn về phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng và một số hình
thức kiểm tra đánh giá”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Nghiên cứu giáo dục- Đại
học Sư phạm TPHCM, tr.140-142.
53. Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục,
Nxb Khoa học xã hội.
54. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Nxb Thống kê.
55. Trường Cán bộ quản lí giáo dục TPHCM (2010), Quản lý hoạt động dạy học ở trường
phổ thông.
56. Nguyễn Phú Tuấn (2006), “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh", Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Viện Nghiên cứu giáo dục,
Trường Đại học Sư Phạm TPHCM, tr. 30-33.
57. Tự điển giáo dục học (2001), Nxb Từ điển bách khoa.
58. UBND Huyện Châu Phú (2011), Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Châu Phú năm
2010 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
59. Phạm Viết Vượng (chủ biên) (2007), Quản lí hành chánh nhà nước và quản lí ngành
giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
60. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại tự điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, Tổ phó)
Kính thưa quý Thầy/ Cô!
Chúng tôi đang thực hiện đề tài luận văn nghiên cứu về Thực trạng công tác quản lý
việc kiểm tra- đánh giá (KTĐG) kết quả học tập tại các trường THPT. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy/ Cô bằng cách đánh dấu (X) vào câu trả lời thích
hợp hoặc trả lời ngắn cho các câu hỏi. Những thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu, không nhằm đánh giá người trả lời. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những thông
tin chính xác nhất từ quý Thầy/ Cô.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!
I. Xin quý Thầy/ Cô cho biết một vài thông tin về bản thân:
-Giới tính: Nam ; Nữ - Tuổi: (tính đến 2011)
-Trình độ chuyên môn: CĐ ; ĐH ; Sau ĐH -Thâm niên CT: năm
-Chức vụ : HT ; PHT ; Tổ trưởng ; Tổ phó -Thời gian QL: năm
-Lớp BD nghiệp vụ CBQL trường THPT: Đã học ; Đang học ; Chưa học
-Lớp BD về đổi mới KTĐG môn học: Đã học ; Đang học ; Chưa học
II. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc xây dựng kế hoạch KTĐG kết quả học tập của HS
trong nhà trường:
1. Lãnh đạo nhà trường có xây dựng kế hoạch KTĐG kết quả học tập của
HS hay không?
a. có b. không
2. Kế hoạch KTĐG của nhà trường được xây dựng theo từng:
a. năm b. học kỳ c. tháng d. tuần e. khác (xin nêu rõ)
3. Tính khả thi của chương trình kế hoạch KTĐG do lãnh đạo nhà trường đề ra:
a. rất khả thi b. khả thi c. ít khả thi d. không khả thi
4. Mức độ hài lòng của quý Thầy/ Cô về chương trình kế hoạch KTĐG mà
nhà trường đề ra:
a. rất hài lòng b. hài lòng c. ít hài lòng d. không hài lòng
III. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn và các GV lập kế
hoạch KTĐG kết quả các môn học trong nhà trường:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Phổ biến kế hoạch KTĐG của
nhà trường cho các CB-GV-HS
biết.
2
Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập
kế hoạch KTĐG các môn học.
3
Kiểm duyệt kế hoạch KTĐG
môn học của các tổ chuyên môn.
4
Chỉ đạo GV soạn kế hoạch thực
hiện các tiết KTĐG môn học.
5
Kiểm duyệt kế hoạch thực hiện
các tiết KTĐG môn học của các
GV
IV. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc ra đề kiểm tra và xây dựng ngân
hàng đề (cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan) trong nhà trường:
1. Lãnh đạo nhà trường có yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng đề kiểm tra
hay không?
a. có b. không
2. Việc xây dựng ngân hàng đề của các tổ bộ môn trong nhà trường được
thực hiện:
a. rất hiệu quả b. hiệu quả c. ít hiệu quả
d. không hiệu quả e. không thực hiện
3. Công tác quản lý việc GV ra đề kiểm tra:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Chỉ đạo GV thiết kế câu hỏi
theo ma trận đề.
2
Chỉ đạo GV biên soạn đề KT
bám sát chuẩn
KT-KN môn học.
3
Kiểm tra quy trình ra đề KT của
các GV.
4
Chỉ đạo tổ trưởng kiểm duyệt đề
KT 1 tiết của GV.
5
Kiểm duyệt đề thi học kỳ các
môn học.
6
Đảm bảo tính bảo mật của các
đề KT.
V. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc GV thực hiện các tiết kiểm tra trên
lớp:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Kiểm tra việc đổi mới các hình
thức, phương pháp KTĐG trên
lớp của GV.
2
Giám sát việc thực hiện các bài
KT thường xuyên trên lớp của
GV.
3
Tổ chức thi tập trung vào cuối
học kỳ (chung đề, cùng thời
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
gian).
4
Sinh hoạt quy chế KTĐG cho
giáo viên và HS.
5
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện
quy chế KTĐG của GV và HS.
6
Xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm quy chế thi.
VI. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc GV chấm, trả bài kiểm tra, ghi
điểm:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Tổ chức kiểm tra xác xuất một
số bài KT đã chấm để đánh giá
tính chính xác.
2
Kiểm tra việc GV có ghi lời phê,
nhận xét ưu khuyết điểm về bài
làm HS.
3
Giám sát việc GV thực hiện quy
định về thời hạn trả bài KT cho
HS.
4
Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ
các bài KT.
5
Tổ chức kiểm tra chéo việc GV
ghi điểm vào sổ GTGĐ, học bạ.
VII. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc GV đánh giá xếp loại kết quả học
tập của HS:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Phổ biến quy chế đánh giá xếp
loại học sinh cho GV và HS
nắm
2
Ứng dụng phần mềm tính điểm,
xếp loại, xếp hạng, thống kê kết
quả học tập HS.
3
Phân công giáo viên kiểm tra
chéo việc tính điểm, xếp loại kết
quả học tập HS.
4
Tổ chức họp xét duyệt kết quả
học tập HS cuối học kỳ, cuối
năm học.
5
Chỉ đạo GVCN thông báo kết
quả học tập của HS cho PHHS
biết thông qua phiếu liên lạc.
6
Giải quyết thỏa đáng các khiếu
nại về kết quả đánh giá xếp loại
HS (nếu có)
7
Trên cơ sở kết quả được thống
kê, tổ chức họp rút kinh nghiệm
và đề ra biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học.
VIII. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý các điều kiện CSVC, thiết bị phục vụ
công tác kiểm tra đánh giá- kết quả học tập:
1. Những trang thiết bị, CSVC-KT phục vụ cho công tác KTĐG hiện có trong nhà
trường và hiệu quả sử dụng:
TT
Các trang thiết bị,
CSVC-KT phục vụ
cho công tác KTĐG
kết quả học tập
Số lượng Hiệu quả sử dụng
Đủ Thiếu Không
có
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
A Máy vi tính
B Máy in
C Máy photo
D Máy chấm trắc nghiệm
E
Điều kiện CSVC trong
phòng thi (bàn ghế,
đèn, quạt)
2. Việc bảo quản các trang thiết bị, CSVC-KT phục vụ cho công tác KTĐG trong
nhà trường:
a. Tốt b. Khá c. Đạt yêu cầu d. Chưa ĐYC
IX. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG môn
học cho GV:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Tạo điều kiện cho CB-GV tham
gia các lớp tập huấn về đổi mới
công tác KTĐG các môn học do
Sở GD-ĐT tổ chức.
2
Tổ chức cho CB-GV giao lưu
với trường bạn để học tập kinh
nghiệm về đổi mới KTĐG.
3
Tổ chức hội thảo chuyên đề về
đổi mới công tác KTĐG môn
học trong nhà trường.
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
4
Tạo điều kiện cho CB-GV tự
nghiên cứu, tự bồi dưỡng thông
qua việc kết nối Internet, mua
thêm nhiều tài liệu, sách hướng
dẫn về công tác KTĐG.
X. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về các yêu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý việc KTĐG kết
quả học tập của học sinh trong nhà trường:
TT
Các yếu tố làm hạn chế hiệu quả
công tác quản lý việc KTĐG kết
quả học tập
Mức độ ảnh hưởng
Rất
nhiều
Nhiều Ít Không
1 Bệnh thành tích.
2 Kinh phí hạn chế
3
Các văn bản chỉ đạo còn nhiều bất
cập.
4
CBQL chưa được bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý công tác KTĐG theo
hướng đổi mới.
5
Nhận thức và trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của GV về công tác
KTĐG kết quả học tâp HS còn hạn
chế.
6
CB-GV không có nhiều thời gian
đầu tư cho việc đổi mới công tác
KTĐG kết quả học tâp HS.
TT
Các yếu tố làm hạn chế hiệu quả
công tác quản lý việc KTĐG kết
quả học tập
Mức độ ảnh hưởng
Rất
nhiều
Nhiều Ít Không
7
Chưa xây dựng được các bộ tiêu chí
đánh giá các môn học cấp THPT.
8
CSVC-KT chưa được đáp ứng yêu
cầu đổi mới công tác KTĐG kết quả
học tâp HS.
Các yếu tố khác (nếu có): .
XI. Những kiến nghị (nếu có) của quý Thầy/ Cô đối với các cấp lãnh đạo nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập của HS:
...
Chúc sức khỏe quý Thầy/ Cô!
Phụ lục 2.
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giáo viên THPT)
Kính thưa quý Thầy/ Cô!
Chúng tôi đang thực hiện đề tài luận văn nghiên cứu về Thực trạng công tác quản lý
việc kiểm tra- đánh giá (KTĐG) kết quả học tập tại các trường THPT. Rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy/ Cô bằng cách đánh dấu (X) vào câu trả lời thích
hợp hoặc trả lời ngắn cho các câu hỏi. Những thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên
cứu, không nhằm đánh giá người trả lời. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những thông
tin chính xác nhất từ quý Thầy/ Cô.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!
Xin quý Thầy/ Cô cho biết một vài thông tin về bản thân:
-Giới tính: Nam ; Nữ - Tuổi: (tính đến 2011)
-Trình độ chuyên môn: CĐ ; ĐH ; Sau ĐH -Thâm niên CT: năm
-Lớp BD về đổi mới KTĐG môn học: Đã học ; Đang học ; Chưa học
I. Thầy/ Cô cho biết một vài thông tin về việc thực hiện công tác KTĐG môn học mà
Thầy/ Cô phụ trách:
1. Việc lập kế hoạch KTĐG môn học do Thầy/Cô phụ trách được thực hiện: (chọn 1
câu trả lời)
a. có kế hoạch riêng
b. lồng ghép với kế hoạch thực hiện chương trình
c. sử dụng kế hoạch chung của tổ
d. không có kế hoạch nào cả
2. Thầy/Cô phổ biến cho HS biết trước những điều nào dưới đây: (có thể chọn nhiều
câu trả lời)
a. kế hoạch kiểm tra môn học
b. các yêu cầu, tiêu chí đánh giá môn học
c. quy chế KTĐG, quy chế thi
d. quy chế đánh giá, xếp loại kết quả học tập
3. Những hình thức kiểm tra mà Thầy/Cô đã sử dụng trên lớp: (có thể chọn nhiều
câu trả lời)
a. Vấn đáp (KT miệng)
b. KT viết trên giấy
c. KT thực hành
d. Hình thức khác (xin nêu rõ).
4. Những dạng đề kiểm tra mà Thầy/Cô đã sử dụng khi ra đề: (có thể chọn
nhiều câu trả lời)
a. Tự luận
b. Trắc nghiệm khách quan
c. Tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan
d. Dạng khác (xin nêu rõ)
5. Nội dung đề Thầy/ Cô cho HS làm kiểm tra: (có thể chọn nhiều câu trả
lời)
a. Bao quát nội dung chương trình SGK
b. Mở rộng ra ngoài nội dung SGK
c. Giới hạn những nội dung trọng tâm trong SGK
d. Bám sát chuẩn KT-KN môn học
6. Thầy/Cô chấm, sửa bài kiểm tra của học sinh như thế nào? (chọn 1 câu trả
lời)
a. có ghi nhận xét ưu, khuyết điểm của HS
b. chỉ cho điểm, không ghi lời phê
c. ghi lời phê ngắn gọn: giỏi, khá, TB,...
d. đôi khi có ghi lời phê, đôi khi không ghi.
7. Điều gì Thầy/Cô cho là quan trọng nhất khi KTĐG kết quả học tập của HS?
(chọn 1 câu trả lời)
a. giúp HS biết điểm và thứ hạng
b. định hướng học tập cho HS
c. giúp HS nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để phấn đấu học
d. điều khác (xin nêu rõ)
8. Công tác KTĐG môn học đã giúp cho Thầy/Cô những điều gì khi thực
hiện nhiệm vụ dạy học? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
a. hoàn thành đủ số cột điểm KT cần có
b. điều chỉnh phương pháp dạy học (nếu cần)
c. rút kinh nghiệm về hiệu quả giảng dạy
d. điều khác (xin ghi rõ) ..
II. Để hiểu rõ thực trạng công tác quản lý việc KTĐG kết quả học tập của HS trong
nhà trường, xin Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc xây dựng kế hoạch KTĐG kết quả
học tập của HS trong nhà trường:
1. Lãnh đạo nhà trường có xây dựng kế hoạch KTĐG kết quả học tập của
HS hay không?
a. có b. không
2. Kế hoạch KTĐG của nhà trường được xây dựng theo từng:
a. năm b. học kỳ c. tháng d. tuần e. khác (xin nêu rõ)
3. Tính khả thi của chương trình kế hoạch KTĐG do lãnh đạo nhà trường đề ra:
a. rất khả thi b. khả thi c. ít khả thi d. không khả thi
4. Mức độ hài lòng của quý Thầy/ Cô về chương trình kế hoạch KTĐG mà
nhà trường đề ra:
a. rất hài lòng b. hài lòng c. ít hài lòng d. không hài lòng
III. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn và các GV lập kế
hoạch KTĐG kết quả các môn học trong nhà trường:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Phổ biến kế hoạch KTĐG của
nhà trường cho các CB-GV-HS
biết.
2
Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập
kế hoạch KTĐG các môn học.
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
3
Kiểm duyệt kế hoạch KTĐG
môn học của các tổ chuyên môn.
4
Chỉ đạo GV soạn kế hoạch thực
hiện các tiết KTĐG môn học.
5
Kiểm duyệt kế hoạch thực hiện
các tiết KTĐG môn học của các
GV
IV. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc ra đề kiểm tra và xây dựng ngân
hàng đề (cả trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan) trong nhà trường:
1. Lãnh đạo nhà trường có yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng ngân hàng đề kiểm tra
hay không?
a. có b. không
2. Việc xây dựng ngân hàng đề của các tổ bộ môn trong nhà trường được
thực hiện:
a. rất hiệu quả b. hiệu quả
c. ít hiệu quả d. không hiệu quả
e. không thực hiện
3. Công tác quản lý việc GV ra đề kiểm tra:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Chỉ đạo GV thiết kế câu hỏi
theo ma trận đề.
2
Chỉ đạo GV biên soạn đề KT
bám sát chuẩn
KT-KN môn học.
3 Kiểm tra quy trình ra đề KT của
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
các GV.
4
Chỉ đạo tổ trưởng kiểm duyệt đề
KT 1 tiết của GV.
5
Kiểm duyệt đề thi học kỳ các
môn học.
6
Đảm bảo tính bảo mật của các
đề KT.
V. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc GV thực hiện các tiết kiểm tra trên
lớp:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Kiểm tra việc đổi mới các hình
thức, phương pháp KTĐG trên
lớp của GV.
2
Giám sát việc thực hiện các bài
KT thường xuyên trên lớp của
GV.
3
Tổ chức thi tập trung vào cuối
học kỳ (chung đề, cùng thời
gian).
4
Sinh hoạt quy chế KTĐG cho
giáo viên và HS.
5
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện
quy chế KTĐG của GV và HS.
6
Xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm quy chế thi.
VI. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc GV chấm, trả bài kiểm tra, ghi
điểm:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Tổ chức kiểm tra xác xuất một
số bài KT đã chấm để đánh giá
tính chính xác.
2
Kiểm tra việc GV có ghi lời phê,
nhận xét ưu khuyết điểm về bài
làm HS.
3
Giám sát việc GV thực hiện quy
định về thời hạn trả bài KT cho
HS.
4
Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ
các bài KT.
5
Tổ chức kiểm tra chéo việc GV
ghi điểm vào sổ GTGĐ, học bạ.
VII. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý việc GV đánh giá xếp loại kết quả học
tập của HS:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Phổ biến quy chế đánh giá xếp
loại học sinh cho GV và HS
nắm
2
Ứng dụng phần mềm tính điểm,
xếp loại, xếp hạng, thống kê kết
quả học tập HS.
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
3
Phân công giáo viên kiểm tra
chéo việc tính điểm, xếp loại kết
quả học tập HS.
4
Tổ chức họp xét duyệt kết quả
học tập HS cuối học kỳ, cuối
năm học.
5
Chỉ đạo GVCN thông báo kết
quả học tập của HS cho PHHS
biết thông qua phiếu liên lạc
.
6
Giải quyết thỏa đáng các khiếu
nại về kết quả đánh giá xếp loại
HS (nếu có)
7
Trên cơ sở kết quả được thống
kê, tổ chức họp rút kinh nghiệm
và đề ra biện pháp nâng cao hiệu
quả dạy học.
VIII. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về công tác quản lý các điều kiện CSVC, thiết bị phục vụ
công tác kiểm tra đánh giá- kết quả học tập:
3. Những trang thiết bị, CSVC-KT phục vụ cho công tác KTĐG hiện có trong nhà
trường và hiệu quả sử dụng:
TT
Các trang thiết bị,
CSVC-KT phục vụ
cho công tác KTĐG
kết quả học tập
Số lượng Hiệu quả sử dụng
Đủ Thiếu Không
có
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
A Máy vi tính
B Máy in
TT
Các trang thiết bị,
CSVC-KT phục vụ
cho công tác KTĐG
kết quả học tập
Số lượng Hiệu quả sử dụng
Đủ Thiếu Không
có
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
C Máy photo
D
Máy chấm trắc
nghiệm
E
Điều kiện CSVC
trong phòng thi (bàn
ghế, đèn, quạt)
4. Việc bảo quản các trang thiết bị, CSVC-KT phục vụ cho công tác KTĐG trong
nhà trường:
a. Tốt b. Khá c. Đạt yêu cầu d. Chưa ĐYC
IX. Thầy/ Cô cho biết ý kiến về việc quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG môn
học cho GV:
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
1
Tạo điều kiện cho CB-GV tham
gia các lớp tập huấn về đổi mới
công tác KTĐG các môn học do
Sở GD-ĐT tổ chức.
2
Tổ chức cho CB-GV giao lưu
với trường bạn để học tập kinh
nghiệm về đổi mới KTĐG.
3
Tổ chức hội thảo chuyên đề về
đổi mới công tác KTĐG môn
học trong nhà trường.
TT Nội dung quản lý
Kết quả thực hiện Không
thực
Hiện
Tốt Khá ĐYC Chưa
ĐYC
4
Tạo điều kiện cho CB-GV tự
nghiên cứu, tự bồi dưỡng thông
qua việc kết nối Internet, mua
thêm nhiều tài liệu, sách hướng
dẫn về công tác KTĐG.
Chúc sức khỏe quý Thầy/ Cô!
Phụ lục 3
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho học sinh THPT)
Các em học sinh thân mến!
Chúng tôi đang thực hiện đề tài luận văn nghiên cứu về Thực trạng công tác quản lý
việc kiểm tra- đánh giá (KTĐG) kết quả học tập ở các trường THPT. Rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của các em bằng cách đánh dấu (X) vào các câu trả lời thích hợp hoặc điền
thêm thông tin vào chỗ trống. Những thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên cứu,
không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của các em.
Cảm ơn các em rất nhiều!
I. Những thông tin về bản thân:
-Giới tính: Nam ; Nữ
-Đang học : Lớp 10 ; Lớp 11 ; Lớp 12
II. Những thông tin về việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường:
4. Theo em, việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà
trường:
a. rất quan trọng b. quan trọng
c. ít quan trọng d. không quan trọng
5. Thầy/Cô phổ biến cho em biết trước những điều nào dưới đây: (có thể chọn
nhiều câu trả lời)
a. kế hoạch kiểm tra môn học (số cột kiểm tra, hình thức kiểm tra,
thời gian kiểm tra,)
b. các yêu cầu, tiêu chí đánh giá môn học
c. quy chế kiểm tra đánh giá, quy chế thi
d. quy chế đánh giá, xếp loại kết quả học tập
Ý kiến khác (nếu có)
6. Những hình thức kiểm tra mà Thầy/Cô đã sử dụng trên lớp: (có thể chọn
nhiều câu trả lời)
a. Vấn đáp (kiểm tra miệng)
b. Kiểm tra viết trên giấy
c. Kiểm tra thực hành
d. Hình thức khác (xin nêu rõ) ..
4. Những dạng đề kiểm tra mà Thầy/Cô đã sử dụng khi ra đề: (có thể
chọn nhiều câu trả lời)
a. Tự luận
b. Trắc nghiệm khách quan
c. Tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan
d. Dạng đề khác (xin nêu rõ)
5. Nội dung đề Thầy/ Cô cho em làm kiểm tra: (có thể chọn nhiều câu trả
lời)
a. Bao quát nội dung chương trình SGK
b. Mở rộng ra ngoài nội dung SGK
c. Giới hạn những nội dung trọng tâm trong SGK
d. Bám sát chuẩn kiến thức- kỹ năng môn học
Ý kiến khác (nếu có)
6. Thầy/Cô chấm, sửa bài kiểm tra của em như thế nào? (chọn 1 câu trả
lời)
a. có ghi nhận xét ưu, khuyết điểm của HS
b. chỉ cho điểm, không ghi lời phê
c. ghi lời phê ngắn gọn: giỏi, khá, TB,...
d. đôi khi có ghi lời phê, đôi khi không ghi.
Ý kiến khác (nếu có)..
7. Điều gì em cho là quan trọng nhất khi được Thầy/ Cô KTĐG kết quả học
tập? (chọn 1 câu trả lời)
a. giúp em biết điểm và thứ hạng
b. định hướng học tập cho em
c. giúp em nhận ra điểm mạnh, điểm yếu để phấn đấu học
d. điều khác (xin nêu rõ).
8. Theo em, việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập trong nhà trường hiện nay
(có thể chọn nhiều câu trả lời):
a. phù hợp b. nặng nề
c. nghiêm túc d. dễ dãi
e. công bằng f. thiếu công bằng
Ý kiến khác (nếu có):..
9. Mức độ hài lòng của em đối với việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm
tra-đánh giá kết quả học tập trong nhà trường (chọn 1 câu trả lời):
a. rất hài lòng b. hài lòng
c. ít hài lòng d. không hài lòng
10. Em mong muốn được kiểm tra- đánh giá kết quả học tập như thế nào cho
phù hợp với bản thân?
...
...
...
...
Chúc các em học tập tốt!
Phụ lục 4
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
Kính thưa quý Thầy/ Cô!
Sau khi khảo sát Thực trạng công tác quản lý việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập
tại các trường THPT huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, chúng tôi đề xuất một số biện nâng
cao hiệu quả quản lý công tác này. Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp được đưa ra dưới đây, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
Thầy/ Cô bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời thích hợp hoặc trả lời cho các câu hỏi.
Quy ước:
-Mức độ cần thiết: 4: Rất cần thiết; 3: Cần thiết;
2: Ít cần thiết; 1: Không cần thiết
-Tính khả thi: 4: Rất khả thi; 3: Khả thi;
2: Ít khả thi; 1: Không khả thi
I. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CB -GV-HS về công tác KTĐG kết quả học tập:
TT Biện pháp Mức độ
Cần thiết
Tính khả thi
1.1
Phổ biến cho CB-GV-HS nắm
vững các văn bản pháp quy chỉ đạo
về công tác KTĐG kết quả học tập.
4 3 2 1 4 3 2 1
1.2
Nâng cao ý thức chấp hành chủ
trương về chống tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo
dục.
4 3 2 1 4 3 2 1
1.3
Bồi dưỡng cho CB-GV nắm vững
các phương pháp đổi mới KTĐG
kết quả học tập theo hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo của HS.
4 3 2 1 4 3 2 1
1.4 Tập huấn cho CB-GV về cách lập 4 3 2 1 4 3 2 1
TT Biện pháp Mức độ
Cần thiết
Tính khả thi
kế hoạch KTĐG, cách thiết lập ma
trận đề, xây dựng câu hỏi trắc
nghiệm, xây dựng các tiêu chí đánh
giá môn học.
1.5
Khuyến khích CB-GV tự nghiên
cứu, tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ về
KTĐG.
4 3 2 1 4 3 2 1
1.6
Nâng cao ý thức học tập và ý thức
tự giác chấp hành quy chế KTĐG
trong HS.
4 3 2 1 4 3 2 1
II. Tăng cường công tác quản lí việc KTĐG kết quả học tập trong nhà trường:
TT Biện pháp Mức độ
cần thiết
Tính khả thi
2.1
Thực hiện tốt công tác kế hoạch
hóa trong nhà trường.
4 3 2 1 4 3 2 1
2.2
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây
dựng ngân hàng đề.
4 3 2 1 4 3 2 1
2.3
Quản lý chặt chẽ quy trình ra đề,
kiểm duyệt đề, sao in đề kiểm tra.
4 3 2 1 4 3 2 1
2.4
Tăng cường kiểm tra việc đổi mới
phương pháp KTĐG của GV nhằm
phát huy tính tích cực, sáng tạo của
HS.
4 3 2 1 4 3 2 1
2.5
Giám sát chặt chẽ công tác coi,
chấm bài kiểm tra.
4 3 2 1 4 3 2 1
2.6
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện
các quy định về đánh giá xếp loại
4 3 2 1 4 3 2 1
TT Biện pháp Mức độ
cần thiết
Tính khả thi
kết quả học tập theo đúng quy chế.
2.7
Yêu cầu các tổ chuyên môn thống
kê, phân tích kết quả để GV rút
kinh nghiệm dạy tốt hơn.
4 3 2 1 4 3 2 1
III. Tăng cường các điều kiện CSVC-KT, các trang thiết bị phục vụ công tác KTĐG
kết quả học tập trong nhà trường:
TT Biện pháp Mức độ
cần thiết
Tính khả thi
3.1
Đầu tư mua sắm các thiết bị, các
phần mềm phục vụ cho công tác
KTĐG kết quả học tập.
4 3 2 1 4 3 2 1
3.2
Đảm bảo các điều kiện CSVC cần
thiết trong phòng thi như có đủ bàn
ghế, đèn, quạt,
4 3 2 1 4 3 2 1
3.3
Trang bị phòng máy vi tính kết nối
mạng internet dành riêng cho GV
sử dụng để tìm kiếm tư liệu, soạn
đề, xây dựng ngân hàng đề, tính
điểm trung bình,
4 3 2 1 4 3 2 1
3.4
Thực hiện tốt công tác bảo quản,
bảo trì, sửa chữa các thiết bị,
CSVC trong nhà trường.
4 3 2 1 4 3 2 1
3.5
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục để có thêm nguồn kinh phí
mua sắm trang thiết bị, sửa chữa
CSVC.
4 3 2 1 4 3 2 1
IV. Ngoài các biện pháp nêu trên, xin Thầy/Cô cho biết thêm các biện pháp khác (nếu
có):
V. Thông tin cá nhân: xin Thầy/Cô cho biết chức vụ Thầy/Cô đang đảm
nhiệm:
-Hiệu trưởng -Phó hiệu trưởng -Tổ trưởng -Tổ phó
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!
Phụ lục 5: Kế hoạch KTĐG của trường được xây dựng theo:
Kế hoạch KTĐG
xây dựng theo
CBQL GV Tổng cộng
Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ %
Tuần 0 0 1 0,4 1 0,3
Tháng 0 0 13 5,5 13 4,3
Học kỳ 32 52,5 121 50,8 153 51,2
Năm 29 47,5 101 42,4 130 43,5
Khác 0 0 2 0,8 2 0,7
Phụ lục 6. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình giữa CBQL và GV trong việc đánh
giá thực trạng công tác quản lý:
-Nếu sig < 0,05 thì ta kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị trung bình giữa
CBQL và GV trong việc đánh giá về thực trạng công tác quản lý.
-Nếu sig ≥ 0,05 thì ta kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trị trung bình
giữa CBQL và GV trong việc đánh giá về thực trạng công tác quản lý.
Nội dung quản lý
Nhóm
đối tượng
Điểm TB
Độ lệnh
chuẩn
Sig
Quản lý việc lập kế hoạch KTĐG
của các tổ chuyên môn và các GV.
CBQL 4,08 0,828
0,00
GV 4,45 0,538
Quản lý việc GV ra đề kiểm tra.
CBQL 4,11 0,638
0,00
GV 3,48 1,041
Quản lý việc thực hiện các tiết kiểm
tra trên lớp.
CBQL 4,19 0,564
0,06
GV 4,40 0,514
Quản lý việc chấm, trả bài, ghi
điểm vào sổ của GV.
CBQL 3,39 1,002
0,11
GV 3,14 1,152
Quản lý việc đánh giá xếp loại kết
quả học tập.
CBQL 4,61 0,400
0,45
GV 4,65 0,381
Quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp
vụ KTĐG cho GV.
CBQL 3,27 0,941
0,09
GV 3,47 0,808
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_quan_ly_viec_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_tai_cac_truong_trung_hoc_pho_thong_huyen_c.pdf