Luận văn Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại mĩ la tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng giúp các nước phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển-những nước đang rất thiếu vốn đầu tư, công nghệ và cả kinh nghiệm quản lý. Mặc dù nguồn vốn này cũng có một số mặt trái của nó nhưng với vai trò to lớn như vậy, các nước luôn cạnh tranh nhau để thu hút được nguồn vốn ưu việt này.

pdf114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại mĩ la tinh và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hết năm 2002, đầu tư nước ngoài dưới Kho¸ luËn tèt nghiÖp -73- hình thức liên doanh chiếm gần 50,3% tổng vốn đầu tư FDI. Kế đến là hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 36,3% tổng vốn FDI. Đây là hình thức đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua nhà nước đã cho phép chuyển một số dự án liên doanh sang hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài càng làm cho số dự án thuộc hình thức này tăng lên, vượt số dự án của hình thức liên doanh đạt 65,87%. Hình thức đầu tư Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm khoảng 9,89% tổng lượng vốn, tuy nhiên quy mô dự án của hình thức này rất lớn (24,6 triệuUSD). Hình thức này chỉ áp dụng phổ biến trong các lĩnh vực như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông. Ngoài ra, còn một hình thức đầu tư mà hiện nay chính phủ đang rất khuyến khích, đó là hình thức hợp đồng “ xây dựng- kinh doanh- chuyển giao” (BOT). Mặc dù mới chiếm tỷ trọng 3,43% tổng vốn đầu tư nhưng đây là loại hình đầu tư có nhiều hứa hẹn vì nó thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, vốn là một điểm yếu của việt Nam. Bảng17: Cơ cấu hình thức ĐTTTNN vào Việt Nam (1988-2002) Nguồn: Tạp chí Thông tin kinh tế-xã hội số 3, 2003, tr.25 3. Về đối tác đầu tư Trải qua 14 năm thu hút đầu tư nước ngoài, đến nay đã có 62 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam với sự tham gia của hàng ngàn công ty, tập đoàn. Trong số các đối tác đầu tư, chúng ta thấy nổi lên là các nước trong khu vực với tỷ trọng hiện nay là 67,24% trong tổng vốn FDI (trong đó các nước ASEAN chiếm 23,01% và các nước Đông Bắc Á chiếm 40,9%). Trong 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến hết năm 2002, 5 nước đứng đầu là các Dự án Tổng vốn đầu tư Hình thức đầu tư Số lượng % USD % BOT 6 0,16 1.332.975.000 3,43 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 157 4,27 3.870.280.224 9,89 100% vốn nước ngoài 2.417 65,87 14.202.336.482 36,31 Liên doanh 1.089 29,7 19.699.154.173 50,37 Tổng số 3.669 100 39.104.745.879 100 Kho¸ luËn tèt nghiÖp -74- nền kinh tế trong khu vực. Xingapo chiếm 18,5%, Đài Loan chiếm 13,1%, Nhật Bản 10,8%, theo sau là Hàn Quốc 9,2% và Hồng Kông chiếm 7,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy Nhật Bản đứng sau Xingapo về tổng mức vốn đầu tư nhưng xét về mức vốn thực hiện thì nước này tỏ ra vượt trội so với Xingapo (bảng 18). Khu vực có tốc độ gia tăng đầu tư lớn nhất vào Việt Nam là khu vực ASEAN. Những năm đầu, đầu tư của các nước này chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (3,69%) trong tổng vốn đầu tư nhưng đến giai đoạn 1996-1998, tỷ trọng này đã lên tới 30,33%. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 1997, từ năm 1998 đầu tư ASEAN vào Việt Nam bắt đầu suy giảm nhưng do những dự án có quy mô lớn từ những năm trước nên Xingapo vẫn là nước dẫn đầu về vốn đầu tư trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ đang có sự gia tăng đáng kể đầu tư vào Việt Nam. Những nước thuộc hai khu vực này đã bắt đầu xuất hiện trong danh sách những nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam như Pháp, Hà Lan, Anh. Đặc biệt là Bảng 18: 10 nước và khu vực đầu tư lớn nhất vao Việt Nam (1988-2002) Đơn vị: Triệu USD ST T Nước Số dự án Vốn đầu tư Tỷ trọng (%) Đầu tư thực hiện Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Xingapo Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Hồng Kông British Virgin Islands Pháp Hà Lan Liên Bang Nga Vương quốc Anh 263 927 369 475 262 126 156 44 40 49 7.242,4 5.136,3 4.284,5 3.626,2 2.899,5 2.098,8 1.801,1 1.658,2 1.507,1 1.217,3 18,5 13,1 10,8 9,2 7,4 5,3 4,6 4,2 3,8 3,1 2.599,0 2.288,2 3.263,8 2.098,2 1.759,9 819,4 908,3 1.004,4 670,5 712,2 12,53 11,03 15,73 10,11 8,48 3,95 4,37 4,84 3,23 3,43 +10 nước và khu vực đầu tư lớn nhất +So với toàn bộ FDI 2.711 73,89% 3.669 34.181,9 87,41% 39.104,7 16.123,9 77,74% 20.739,3 Nguồn: Tạp chí thông tin kinh tế- xã hội số 5/2003, tr.20 Kho¸ luËn tèt nghiÖp -75- Mỹ, kể từ năm 1994, khi lệnh cấm vận kinh tế được bãi bỏ, ngày càng có nhiều công ty lớn của Mỹ như Coca- Cola, IBM, Motorola, Ford... đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay Mỹ đứng thứ 13 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với 1.111 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp trong 153 dự án. 4. Những thành tựu đạt được  Bổ sung nguồn vốn Đặc điểm của nền kinh tế nước ta vào cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 là một nền kinh tế kế hoặch hoá tập trung với nhiều nhược điểm của nó, trong đó tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư rất thấp. Từ sau đổi mới, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, tuy vậy nó vẫn còn rất thấp so với nhu cầu đầu tư. Hơn nữa, chúng ta lại phải trả nợ nước ngoài trong khi thâm hụt ngân sách còn ở mức cao. Trong tình hình đó, nguồn vốn FDI đã trở thành một nguồn vốn rất cần thiết bổ sung cho sự thiếu hụt đó. Trong 14 năm qua, với tổng số vốn ký kết đạt 42,509 tỷ USD và số vốn thực hiện là gần 24 tỷ USD thì nguồn FDI đã chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội [21]. Nhờ có nguồn vốn FDI, các nguồn nội lực khác như vốn, tài nguyên, lao động được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả hơn, mặt khác, chúng ta có thể dành nhiều vốn ngân sách hơn cho phát triển cơ sơ hạ tầng, khuyến khích đầu tư trong nước để tạo nên sự tăng trưởng cho nền kinh tế.  Góp phần duy trì nhịp độ tàng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng nguồn thu nhân sách Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã gặt hái được một số thành công nhất định. Điển hình nhất có lẽ là việc tạo dựng và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trung bình trên 8% trong những năm giữa của thập kỷ 90). Kết quả này có sự đóng góp đáng kể của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bảng 19, chúng ta thấy doanh thu và tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào tổng thu nhập quốc nội GDP không ngừng tăng lên qua các năm. Từ 1,3% năm 1991 lên 7,4% năm 1996 và 13,1% năm 2001. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -76- Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu có một ý nghĩa hết sức to lớn cả về kinh tế lẫn chính trị. Ý nghĩa về mặt kinh tế thể hiện ở chỗ, từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu thì cán cân thanh toán của ta sẽ được cải thiện, chúng ta sẽ có ngoại tệ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Ý nghĩa về mặt chính trị là Việt Nam sẽ có vị thế cao hơn trên trường quốc tế, từ đó mở đường cho các hoạt động khác. Những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho hoạt động xuất khẩu của chúng ta khá sôi động. Nhờ vào những ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kết hợp với những ưu đãi của chính phủ Việt Nam và những lợi thế của đất nước ta mà sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp này tăng rất nhanh qua các năm với tốc độ bình quân năm đạt gần 30% với mức kim ngạch hiện tại đạt 4,5 tỷ USD, chiếm trên 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo dự đoán, mức tăng trưởng này sẽ vẫn được giữ vững do gần đây, chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp mới như cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được xuất khẩu hàng hoá không do doanh nghiệp sản xuất, được uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu... nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp này trong tình hình nền kinh tế khu vực đang gặp nhiều khó khăn. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -77- Hoạt động khá có hiệu quả của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tạo ra một nguồn thu khá lớn cho ngân sách nhà nước. Theo bảng19, thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI tăng rất nhanh. Tổng số tiền thu từ các xí nghiệp này hiện chiếm khoảng 6,7% thu ngân sách cả nước, nếu tính cả dầu khí thì tỷ lệ này đạt gần 20% [21]. Như vậy, nguồn thu này đã làm giảm đáng kể sức ép bội chi ngân sách và đã giúp nhà nước chủ động hơn trong cân đối ngân sách.  Tạo công ăn, việc làm Trong những năm qua, FDI đã có những đóng góp đáng kể để cải thiện tình trạng thất nghiệp ở nước ta. Theo con số thống kê chính thức, số người làm việc trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày một tăng lên. Cuối năm 1993, số lao động trong khu vực này chỉ có 49.892 người thì đến năm 2002, con số này đã là 472.000. Tuy số lao động này còn nhỏ nếu so với tổng số lao động cả nước nhưng bù lại, chất lượng lao động ở khu vực này rất cao. Theo thống kê, tổng số lao động trực tiếp thuộc khu vực FDI có khoảng 8000 cán bộ quản lý, 30.000 cán bộ kỹ thuật và hàng chục vạn công nhân lành nghề. Nói đến tác động tạo công ăn việc làm không thể không nói đến tác động gián tiếp của FDI. Trên thực tế, số lượng lao động gián tiếp do các doanh nghiệp Bảng 19: Tổng hợp kết quả hoạt động của FDI (1988-2002) CHỈ TIÊU 1988-1990 1991- 1995 1996- 2000 2001 2002 I. Doanh thu ( tr. USD) 149 4.106 24.767 8.200 9.000 II. Kim ngạch xuất khẩu - Xuất khẩu 1.230 10.602 3.673 4.500 - Nhập khẩu 2.382 15.332 4.984 6.500 III. Đóng góp của khu vực FDI - Tỷ trọng trong GDP(%) 10,2 13,1 - Nộp ngân sách 1.490 373 459 IV. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - Khu vực FDI (%) 21,3 12,1 - Cả nước(%) 13,3 14,2 V. Giải quyết việc làm (nghìn người) 439 472 Nguồn: Tạp chí Thông tin kinh tế-xã hội số 2,2003, tr.22 Kho¸ luËn tèt nghiÖp -78- FDI tạo ra lớn hơn rất nhiều so với số lao động trực tiếp. Các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản thường tạo ra nhiều việc làm gián tiếp nhất. Nếu lấy tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp thấp nhất theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu là 1:1,97 thì tổng số lao động gián tiếp mà FDI tạo ra năm 2002 là gần 1 triệu người. Tuy cách tính này chỉ tương đối song ta thấy số lượng lao động gián tiếp mà khu vực FDI tạo ra là rất lớn.  Tiếp thu công nghệ hiện đại Việt Nam bước vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với một xuất phát điểm rất thấp về mặt công nghệ. Sau khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài, việc đổi mới công nghệ của ta đã được thực hiện với qui mô và tốc độ nhanh hơn nhiều so với trước. Nước ta đã tiếp nhận được một số kỹ thuật, công nghệ tiến bộ trong nhiều ngành kinh tế như: thông tin viễn thông; thăm dò khai thác dầu khí; công nghiệp điện tử; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy... Trong đó, có những công nghệ có chất lượng cao và đạt mức tiên tiến của thế giới như công nghệ trong lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông. Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì phần lớn công nghệ chuyển giao vào nước ta là những công nghệ trung bình của thế giới song nó đã tiến bộ hơn rất nhiều so với những công nghệ đã có từ trước đó, và nếu không có FDI thì bản thân các doanh nghiệp trong nước khó có thể vươn tới trong một thời gian ngắn như vậy. Đây thực sự là đóng góp khá quan trọng của FDI ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Ngoài những kết quả nổi bật nhất ở trên, chúng ta có thể thấy FDI còn có một vài tác động tích cực khác như một môi trường kinh tế có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy sự đổi mới, phát triển ở các doanh nghiệp trong nước hoặc như việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá... Tuy rằng các kết quả đạt được còn rất khiêm tốn nhưng nó cũng đã góp một phần quan trọng vào sự thành công bước đầu của công cuộc đổi mới ở nước Kho¸ luËn tèt nghiÖp -79- ta. 5. Những hạn chế trong thu hút FDI  FDI giảm sút, hiệu quả hoạt động các dự án chưa cao Theo ước tính, để hồi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như mức giữa của thập kỷ 90, trong giai đoạn 2001-2005, chúng ta cần số vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD trong đó có 30% là vốn FDI. Tuy vậy, trong những năm gần đây, tình hình thu hút FDI đã có chiều hướng giảm sút. Năm 1997 là năm mà xu hướng này bộc lộ rõ nhất với việc số dự án giảm 5% và số vốn đăng ký giảm 41,1%. Xu hướng sụt giảm này còn tiếp tục đến năm 1999. Từ năm 2000 đến nay, FDI đã có dấu hiệu phục hồi song vẫn chưa đáng kể và không thể bằng số lượng những năm 1995-1996. Bên cạnh đó, việc giải thể, rút giấy phép đầu tư của các dự án FDI là bằng chứng rõ nét cho thấy hiệu quả hoạt động yếu kém của các dự án này. Trong 3 năm đầu (1988-1990), số dự án bị rút giấy phép đầu tư bình quân chỉ là 2 dự án/năm; thời kì 1991-1995, con số này tăng lên 47 dự án/năm; thời kì 1996-2000 là 88 dự án/năm và đến 2 năm 2001-2002 đã tăng lên tới 94 dự án/năm. Như vậy, không chỉ số dự án mà còn cả số vốn đầu tư bị giải thể trước thời hạn cũng không ngừng tăng lên qua các giai đoạn. Cụ thể, thời kì 1988-1990, số vốn đầu tư giảm do rút giấy phép đầu tư là 260 triệu USD và tăng lên 2.124 triệu USD thời kì 2001-2002. Tổng FDI bị rút giấy phép giai đoạn 1988-2002 đã lên tới hơn 10 tỷ USD. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh phá sản, giải thể chuyển đổi hình thức không còn là điều quá xa lạ. Không chỉ có liên doanh Coca-Cola Chương Dương, liên doanh chế biến ABB, liên doanh P&G lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ đọng kéo dài. Một số liên doanh buộc phải chuyển đổi hình thức đầu tư hoặc giải thể. Năm 2001 có tới 94 dự án bị giải thể, trong đó có công ty liên doanh Hoàn Cầu với tổng vốn đầu tư là 260 triệu USD, công ty ôtô Nissan Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 100 triệu USD [21]. Có thể nói di đến phá sản, giải thể trước thời hạn là bước đường cùng của mỗi liên doanh mà kết cục của nó đã gây ra nhiều Kho¸ luËn tèt nghiÖp -80- hậu quả nghiêm trọng và thiệt thòi không nhỏ cho Việt Nam, bên tham gia “thấp cổ bé họng” trong liên doanh vì có tỷ lệ góp vốn quá nhỏ. Thực trạng này thực sự là những “khoảng tối” trong toàn cảnh bức tranh FDI tại Việt Nam và Việt Nam cần sớm có những giải pháp khắc phục để thu hút FDI có hiệu quả hơn.  Chưa thu hút được đối tác mạnh Thu hút được các đối tác mạnh luôn là mục tiêu quan trọng đối với các nước nhận đầu tư. Bởi vì, ngoài tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ, họ còn có những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới. Hơn nữa, các đối tác này rất đứng đắn và hiệu quả đầu tư của họ thường rất cao nên mang lại rất nhiều lợi ích cho nước chủ nhà. Ba khối kinh tế hàng đầu là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản hàng năm đều đầu tư ra bên ngoài một khối lượng rất lớn. Tuy vậy, đầu tư của ba khối kinh tế hùng mạnh này vào Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Mặc dù Nhật Bản, Pháp, Hà Lan, Anh nằm trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam nhưng con số đầu tư đó vẫn chưa thật xứng với tiềm lực của các nước này. Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã tăng lên trong những năm vừa qua song tỷ trọng vẫn chưa cao. Điều này đòi hỏi trong những năm tới, Việt Nam cần có kế hoạch thu hút nhiều hơn nữa đầu tư từ 3 nguồn khổng lồ này.  Cơ cấu đầu tư theo ngành, theo lãnh thổ chưa hợp lý FDI ở nước ta trong những năm qua chủ yếu tập trung vào hai ngành công nghiệp và dịch vụ với tỷ trọng lần lượt là 56,7% và 37,1%. Trong khi đó, đầu tư vào ngành nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ đạt có 6,2%. Đây thực sự là một cơ cấu chưa hợp lý bởi nước ta là một nước nông nghiệp. Bên cạnh đó, đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nông sản, một ngành liên quan đến sản xuất nông nghiệp cũng chưa cao. Xét về cơ cấu trong ngành dịch vụ, tỷ trọng của đầu tư vào kinh doanh khách sạn và văn phòng cho thuê tuy có giảm đôi chút nhưng tỷ trọng vẫn còn ở mức cao (17,2% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài), trong khi hoạt động này ở nước ta cung đang vượt quá cầu. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -81- Đối với cơ cấu vùng, xét theo chiều sâu, có tới 80% số vốn đầu tư vào thành thị, trong khi chưa đầy 20% là vào vùng nông thôn. Do vậy mà trong nhiều năm qua, bộ mặt kinh tế nông thôn chưa tạo được một đột biến đáng kể nào. Còn xét theo chiều rộng, chúng ta thấy đầu tư chủ yếu tập trung vào hai miền Nam và Bắc với tỷ trọng lần lượt là 53,6% và 33,2%. Trong khi đó, khu Bốn cũ và miền Trung chỉ thu hút được 13,2% lượng vốn đầu tư. II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước. Trong hơn mười năm qua kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển; có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới; nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu; tạo thêm nhiều việc làm mới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhận thức, quan điểm về đầu tư trực tiếp Kho¸ luËn tèt nghiÖp -82- nước ngoài chưa thực sự thống nhất và chưa được quán triệt đầy đủ ở các cấp, các ngành; cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể về kinh tế-xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa cao; môi trường đầu tư còn chưa hấp dẫn; môi trường kinh tế và pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đồng bộ; công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn những mặt yếu kém; thủ tục hành chính còn phiền hà; công tác cán bộ còn nhiều bất cập. Nhịp độ tăng trưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1997 liên tục giảm sút, tuy từ năm 2000 có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển những năm tới. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt, nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực; nhịp tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại; các nền kinh tế khu vực, những đối tác chính đầu tư vào Việt Nam, đang gặp khó khăn. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, Chính phủ ban hành Nghị quyết về "Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005", trong đó có nêu ra mục tiêu và định hướng thu hút FDI trong thời gian tới như sau: 1. Mục tiêu Để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và phương hướng nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2005, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài phải phát triển ổn định hơn, đạt kết quả cao hơn, đặc biệt là về chất lượng, so với thời kỳ trước, để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể hơn, hoạt động đầu tư nước ngoài trong thời kỳ 2001 - 2005 phải đạt được các mục tiêu sau:  Vốn đăng ký của các dự án cấp giấy phép mới: khoảng 12 tỷ USD. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -83-  Vốn thực hiện: khoảng 11 tỷ USD.  Đến năm 2005 đóng góp khoảng 15% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng 10% tổng thu ngân sách của cả nước (không kể dầu khí). 2. Định hướng  Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt.  Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại; khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -84- III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA KINH NGHIỆM CỦA MĨ LA TINH 1. Đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị-xã hội Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội ổn định là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư loại bỏ phần nào những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát khi bỏ vốn ra đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình an ninh, kinh tế, chính trị thế giới bất ổn như hiện nay. Do đó duy trì và tăng cường tính ổn định kinh tế, chính trị-xã hội là một yêu cầu hết sức quan trọng để thu hút FDI. Kinh nghiệm của Mĩ La Tinh đã cho thấy rõ điều này. Trong giai đoạn đầu những năm 1990 hàng loạt các nước Mĩ La Tinh đã thực hiện chương trình ổn định kinh tế chính trị (stability progam), chẳng hạn như quá trình dân chủ hoá đã làm giảm những rủi ro về chính trị, chương trình ổn định hoá kinh tế vĩ mô, tự do hoá thương mại và tài chính, tỷ lệ chuyển tiền về nước cao hơn các nước đang phát triển khác, chương trình tư nhân hoá mở rộng... Tất cả những yếu tố đó đã tạo cho Mĩ La Tinh một môi trường kinh tế - chính trị hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian này lượng FDI đổ vào Mĩ La Tinh tăng lên nhanh chóng từ 7,8 tỷ USD năm 1990 đã tăng 69 tỷ USD năm 1997 và gần 110 tỷ USD năm 1999. Tuy nhiên, bước vào cuối những năm 1990, do những bất ổn về chính trị và những sai lầm trong các chính sách kinh tế đã làm cho môi trường kinh tế - chính trị ở khu vực này trở nên rối ren: khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất trong lịch sử diễn ra ở Achentina; kinh tế sụt giảm mạnh và đồng tiền mất giá ở Braxin; đảo chính không thành ở Vênêzuêla; nội chiến dai dẳng ở Côlômbia... Điều này đã làm không ít các nhà đầu tư không những tạm ngừng việc bỏ vốn đầu tư mà còn ào ạt rút vốn về nước làm cho FDI vào khu vực này giảm mạnh từ gần 110 tỷ USD năm 1999 xuống chỉ còn 56 tỷ USD năm 2002. Theo dự đoán của IMF con số này sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tiếp nếu như Mĩ La Tinh không sớm ổn định được tình hình kinh tế - chính trị. Đây thực sự là bài học kinh nghiệm cho các nước muốn thu hút FDI. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -85- Đối với Việt Nam, một nền kinh tế đang chuyển đổi thì rõ ràng sự ổn định này là điều hết sức cần thiết. Trong thời gian qua, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: chính trị luôn trong tình trạng ổn định; kinh tế đã có sự tiến bộ về nhiều mặt. Đây chính là những cơ sở rất quan trọng để thu hút FDI. Song những khó khăn trước mắt đối với Việt Nam cũng không phải là ít: ngân sách vẫn còn thâm hụt lớn; các hoạt động tài chính, ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém; cán cân thương mại không lành mạnh, dư nợ nước ngoài còn ở mức cao... Vì vậy, trước mắt chúng ta phải nhanh chóng lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, có những biện pháp cụ thể để tăng cường xuất khẩu. Bên cạnh đó, để duy trì được sự ổn định lâu dài, cần có chiến lược phát huy nội lực, coi trọng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Một sự phát triển bằng thực lực của nền kinh tế cộng với sự ổn định chính trị sẽ luôn tạo ra lợi thế cho chúng ta trong quá trình thu hút và sử dụng FDI. 2. Đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại Tự do hoá thương mại là xu thế tất yếu trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay của bất kì quốc gia nào. Hơn nữa việc thực hiện tự do hoá thương mại càng trở nên cấp thiết để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khi mà các nhà ĐTNN hiện nay coi trọng việc mở rộng thị trường hơn là chỉ khai thác thị trường nước chủ nhà. Việc thay đổi trong chính sách thương mại chuyển từ chính sách bảo hộ sang thực hiện chính sách tự do hoá thương mại là một nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng lượng FDI vào Mĩ La Tinh trong thời gian qua. Cùng với việc cắt giảm mức thuế quan trung bình từ 37,6% giai đoạn 1985-1987 xuống còn 13,5% giai đoạn 1991-1992 thì lượng FDI vào khu vực năm 1985 đạt có 4,5 tỷ USD đã tăng lên 14,5 tỷ USD năm 1992. Bên cạnh đó việc tham gia các hiệp định thương mại tự do cũng làm cho lượng FDI vào Mĩ La Tinh tăng lên nhanh chóng. Đơn cử như trường hợp của Mêhicô, sau khi gia nhập khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994, lượng FDI hàng năm vào nước này đã tăng lên gần gấp 3 lần [48], do các nhà Kho¸ luËn tèt nghiÖp -86- đầu tư nước ngoài muốn tận dụng cơ hội để thâm nhập vào thị trường rộng lớn của Mỹ. Hay trường hợp của Braxin cũng vậy, sau khi thoả thuận về thuế quan chung (CEF-common external tariff) trong khối thị trường chung Nam Mỹ (Mecousur) có hiệu lực năm 1995, lượng FDI vào nước này cũng tăng lên nhanh chóng từ 2,13 tỷ USD năm 1994 đã tăng lên gấp 5 lần vào năm 1996 đạt 10,792 tỷ USD. Qua đây có thể thấy rằng để thu hút được một lượng lớn FDI, Việt Nam cần phải tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại bằng cách nhanh chóng cắt giảm thuế quan và tham gia sâu vào các hiệp định thương mại tự do khu vực và thế giới. Hiện nay Việt Nam đang trong lộ trình cắt giảm thuế quan đối với các hàng hoá đến từ khu vực ASEAN để hoàn thành hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Lộ trình này sẽ kết thúc vào năm 2006, tuy nhiên nếu cố gắng Việt Nam có thể hoàn thành lộ trình này sớm hơn. Hơn nữa Việt Nam cũng nên nhanh chóng hoàn thành các yêu cầu khác để sớm tham gia các hiệp định khu vực thương mại tự do khu vực như ASEAN + 3, ASEAN - Trung Quốc... đặc biệt Việt Nam cần đẩy mạnh việc xúc tiến để được tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây chính là các cánh cửa mở ra tiềm năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài to lớn đối với Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy là vì sau khi gia nhập các khu vực thương mại tự do, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước trong các khu vực thương mại tự do sẽ rẻ hơn hàng hoá từ các nước ngoài khu vực do được hưởng mức thuế quan thấp hơn. Vì vậy có thể nói rằng tham gia vào các khu vực thương mại tự do sẽ tạo ra một thị trường hết sức rộng mở đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam. Điều này, như đã nêu, chính là một trong những yếu tố quyết định để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong điều kiện hiện nay. 3. Đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác và hình thức đầu tư Với chủ trương Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, trong những năm qua đã có hơn 60 quốc gia và lãnh thổ tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án FDI ở Việt Nam trong một số ngành, một số Kho¸ luËn tèt nghiÖp -87- khu vực còn nhiều hạn chế. Điều này có thể giải thích ở rất nhiều lý do khác nhau, trong đó có một lý do đó là đối tác nước ngoài chưa phải là đối tác mạnh. Như đã nêu, tỷ trọng FDI thu hút được từ các đối tác trong khu vực hiện nay vẫn chiếm đến hơn 60% trong tổng lượng FDI thu hút được, trong đó phần lớn là các đối tác ở Đông Bắc Á và khu vực ASEAN như Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Xingapo.... Trong khi đó, mặc dù đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng lượng FDI của các đối tác mạnh như Mỹ, Tây Âu vào Việt Nam vẫn chỉ là những con số quá nhỏ bé so với tiềm năng của các đối tác này và cũng chưa thể sánh kịp so với khoảng thời gian trước đây. Để khắc phục nhược điểm này, đòi hỏi chúng ta phải có một loạt những chính sách vĩ mô, các biện pháp xúc tiến ở tầm vĩ mô cũng như vi mô để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với các đối tác đầu tư lớn. Kinh nghiệm của Mĩ La Tinh cho thấy, thu hút FDI của các đối tác mạnh như Mỹ, Tây Âu (hai khu vực này thường chiếm tới hơn 90% tổng lượng FDI vào Mĩ La Tinh) đã giúp Mĩ La Tinh có được nguồn vốn lớn, kinh nghiệm quản lý tiên bộ, kĩ thuật công nghệ tiên tiến (đặc là trong các ngành như chế tạo sản xuất ôtô, công nghệ viễn thông... ) - những nhân tố quan trọng giúp các nước trong khu vực này phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy muốn tiếp nhận được lượng vốn lớn, công nghệ nguồn và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, trong thời gian tới Việt Nam phải hết sức nỗ lực để làm tăng tỷ trọng FDI thu hút được từ các đối tác mạnh như Mỹ, EU, Nhật Bản lên 60%, đặc biệt chúng ta cần phải tập trung để thực hiện hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản mà chúng ta vừa mới kí được vào tháng 11/2003. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bỏ qua các đối tác đầu tư nhỏ, các đối tác lâu năm và là những người bạn láng giềng của chúng ta. Tránh phụ thuộc vào một hay một số đối tác đầu tư cũng là một cách quan trọng để khắc phục một nhước điểm cố hữu của vốn FDI, đó là nền kinh tế dễ bị phụ thuộc vào bên ngoài. Hình thức đầu tư vào Việt Nam hiện nay vẫn chỉ tập trung vào 4 hình thức đầu tư chủ yếu đó là hình thức liên doanh, hình thức 100% vốn đầu tư nước Kho¸ luËn tèt nghiÖp -88- ngoài, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức BOT. Do vậy trong thời gian tới, chúng ta cần đa dạng hoá hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới chẳng hạn như hình thức đầu tư công ty hợp danh, công ty quản lý vốn hoặc xa hơn nữa là cho phép các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua, nhận kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước... 4. Mở rộng đồng thời có ưu tiên lựa chọn những lĩnh vực thu hút FDI Sự xuất hiện của FDI có thể đem lại một sự khởi sắc cho một ngành hay một lĩnh vực kinh tế của mỗi quốc gia. Điều này có thể thấy rõ trong những ngành đòi hỏi kĩ thuật cao, công nghệ tiên tiến và vốn đầu tư phải lớn. Thực tế thu hút FDI ở Mĩ La Tinh cho thấy, khi các nước này mở rộng lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - các lĩnh vực mà trước đây thuộc độc quyền nhà nước hoặc tư nhân trong nước đã làm cho lượng FDI thu hút được tăng lên rất nhiều. Chỉ xét riêng trong một số ngành dịch vụ như ngân hàng, viễn thông, năng lượng... đã cho thấy rõ điều này, chẳng hạn riêng vụ công ty xuyên quốc gia Repsol của Tây Ban Nha mua lại công ty dầu lửa YPF của Achentina giá trị lên tới 13 tỷ USD chiếm 54% tổng FDI vào Achentina năm 1999, hay vụ mua lại hãng Banamex của Mêhicô của tập đoàn Citygroup của Mỹ trị giá 12,5 tỷ USD cũng chiếm tới 50% lượng FDI vào Mêhicô năm 2001. Thêm vào đó, như đã phân tích nhờ có sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong nước có cơ hội học tập, cọ sát và lớn lên, đời sống nhân dâảytong nước được cải thiện vì được sử dụng hàng hoá có chất lượng cao hơn với giá thành rẻ hơn. Ở Việt Nam hiện nay, do yêu cầu điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ, mặc dù không có các hạn chế chính thức trên văn bản pháp luật, vẫn tồn tại rất nhiều hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật về lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN như trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông, điện nước, một số ngành dịch vụ thương mại, tư vấn... Trong các lĩnh vực này, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa được cùng một sân chơi với các doanh Kho¸ luËn tèt nghiÖp -89- nghiệp trong nước như là họ phải chịu rất nhiều sự phân biệt đối xử trong những việc như xét duyệt, làm các thủ tục hành chính; các hạn chế về phạm vi và lĩnh vực hoạt động.Vì vậy, mở rộng lĩnh vực thu hút vốn là cần thiết để tăng tính hấp dẫn đối với luồng FDI. Tuy nhiên, song song với việc mở cửa nền kinh tế, chúng ta cũng phải có những biện pháp để mà “che chắn” cho các doanh nghiệp trong nước đang còn yếu kém. Mở cửa các lĩnh vực thu hút FDI cũng phải thực hiện từ từ để các doanh nghiệp trong nước có thời gian chuẩn bị để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực thu hút FDI cũng cần lựa chọn cẩn thận và khống chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực có liên quan đến nền kinh tế, chính trị-xã hội, an ninh quốc gia. 5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Một trong các rào cản chính làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam đó chính là thủ tục hành chính rườm rà và nạn quan liêu sách nhiễu. Thủ tục hành chính rườm rà vừa làm mất thời gian, tiền bạc vừa làm mất cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Kinh nghiệm của Mĩ La Tinh cho thấy, từ việc đơn giản hoá thủ tục hành chính như huỷ bỏ quy định tiền phê duỵêt đến việc quy định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tiếp nhận FDI cũng đã góp phần làm tăng lượng FDI thu hút được. Do đó để đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta cần tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nghiên cứu xây dựng một cơ chế quản lý và tổ chức theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và địa phương. Để tạo bước chuyển căn bản về thủ tục hành chính có thể áp dụng các biện pháp sau:  Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân định rõ quyền hạn; trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; thực hiện chế độ giao ban định kì giữa các Bộ, ngành Trung Kho¸ luËn tèt nghiÖp -90- ương với các địa phương có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Cải các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hóa việc cấp giấy phép đầu tư, mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng kí cấp phép đầu tư. Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ chủ trì việc rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó kiến nghị bãi bỏ những loại giấy phép, những quy định không cần thiết đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Các Bộ, ngành, địa phương quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm của cán bộ công quyền. 6. Tạo dựng sân chơi bình đẳng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài Theo báo cáo của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) chi phí đầu tư ở Việt Nam còn rất cao, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Điều này một phần là do còn có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài trong việc tính giá cước phí dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là đời sống hàng ngày, ví dụ như cước phí dịch vụ cảng biển và vận tải từ biển Việt Nam, cước phí dịch vụ viễn thông quốc tế, giá điện, phí đăng kiểm, chi phí giải phóng mặt bằng... Trong khi đó ở Mĩ La Tinh, việc tính các loại cước phí đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các tư nhân trong nước là như nhau, thậm chí để khuyến khích đầu tư vào một số khu vực cần thiết, có nơi còn giảm các loại cước phí cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà nước sẽ hỗ trợ các khoản chi phí này (trường hợp của Braxin, Chilê). Do đó, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục lộ trình cắt giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và Kho¸ luËn tèt nghiÖp -91- đầu tư trực tiếp nước ngoài; đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Thêm vào đó, cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm; cho phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ phục vụ hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. 7. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Việc mở của thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam sẽ làm cho thành phần các doanh nghiệp cùng tiến hành kinh doanh tại nước ta tăng lên nhanh chóng với đủ mọi loại hình, mọi tập quán kinh doanh từ khắp các quốc gia trên thế giới. Điều đó làm cho nền kinh tế Việt Nam sôi động nhưng cũng không kém phần phức tạp đứng trên khía cạnh quản lý nhà nước. Sự can thiệp quá sâu của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các thực thể kinh tế dù là trong nước hay nước ngoài đều là trái với các quy luật kinh tế. Tuy nhiên cũng không thể để các thực thể này mặc sức “tung hoành”, đặc biệt là khi các nhà đầu tư nước ngoài là những nhà làm ăn lớn, sành sỏi trên thương trường, họ có nhiều mánh lới để luồn lách luật của nước chủ nhà gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng và những vấn đề khác. Bài học kinh nghiệm từ Mĩ La Tinh cho thấy thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn trong nước mà không có sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của nhà nước sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước và tính lành mạnh của môi trường kinh doanh. Do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước đã dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia Kho¸ luËn tèt nghiÖp -92- lũng đoạn thị trường, làm hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân trong nước bị phá sản do không thể cạnh tranh hoặc rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Do vậy, để tránh lặp lại sai lầm Việt Nam cần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng cách xây dựng những văn bản luật chặt chẽ hơn, có những biện pháp, chính sách vĩ mô để quản lý hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Thêm vào đó các các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh, các Bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi quyền hạn của mình, cần động viên khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển, đồng thời cần có biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế. Đối với các dự án đang triển khai thực hiện, các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy triển khai trong một khoảng thời gian nhất định và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước còn bao gồm cả việc tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế; trong đó chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động sau giấy phép của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kho¸ luËn tèt nghiÖp -92- KẾT LUẬN Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng giúp các nước phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển-những nước đang rất thiếu vốn đầu tư, công nghệ và cả kinh nghiệm quản lý. Mặc dù nguồn vốn này cũng có một số mặt trái của nó nhưng với vai trò to lớn như vậy, các nước luôn cạnh tranh nhau để thu hút được nguồn vốn ưu việt này. Nhưng để tiếp nhận được nguồn vốn này cũng cần phải đảm bảo được một số điều kiện nhất định như tình hình kinh tế, chính trị-xã hội phải ổn định, chính sách kinh tế phải thông thoáng, dành nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài... Do đó các nước luôn cố gắng để cải thiện môi trường đầu tư của mình sao cho trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Là một khu vực ở châu Mỹ, Mĩ La Tinh trong thời gian qua cũng đã thu hút được lượng lớn FDI, đặc biệt là các nước như Brazil, Mexico, Chilê. Có được điều này là nhờ những nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư đã đạt kết quả tốt của khu vực này trong đầu thập niên 90. Mặc dù nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ La Tinh như giúp bổ sung nguồn vốn để đầu tư phát triển mà không làm gia tăng gánh nặng nợ nần, tăng cường xuất khẩu... nhưng nguồn vốn này cũng mang lại một số tác động tiêu cực cho nền kinh tế Mĩ La Tinh như phụ thuộc sâu vào nguồn vốn nước ngoài, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế... Việt Nam là nước tham gia thu hút FDI chưa được lâu, mới được hơn 10 năm kể từ năm 1988 khi Luật ĐTNN ra đời nhưng nguồn vốn này đã có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Để phát huy những tác động tích cực này và hạn chế những tác động tiêu cực, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các nước bạn và Mĩ La Tinh là một ví dụ. Qua những bài học thành công cũng như thất bại của Mĩ La Tinh cùng với việc xác định mục tiêu và Kho¸ luËn tèt nghiÖp -93- định hướng thu hút FDI trong thời gian tới, Việt Nam có thể cải cải thiện môi trường đầu tư của mình theo các hướng như đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị- xã hội; đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại; đa phương hoá, đa dạng hoá đối tác và hình thức đầu tư; mở rộng đồng thời có ưu tiên lựa chọn lựa lĩnh vực thu hút FDI; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Làm được những điều này chắc chắn lượng FDI chảy vào Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng và vốn FDI thực sự sẽ là nguồn vốn hiệu quả để Việt Nam phát triển kinh tế. Kho¸ luËn tèt nghiÖp TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Vũ Chí Lộc, giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế”, trường Đại học Ngoại thương. [2]. Vũ Chí Lộc, giáo trình “Đầu tư nước ngoài”, trường Đại học Ngoại thương. [3]. Nghị quyết của Chính phủ số 09/2001/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kì 2001-2005. [4]. PTS. Lưu Ngọc Trịnh, “Đầu tư nước ngoài vào khu vực Mĩ La Tinh những năm gần đây”, Châu Mỹ ngày nay số 3-1997. [5]. Liễu Vân Đài (2002), “Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Mêhicô”, Châu Mỹ ngày nay số 1-2000. [6]. Khu thị Tuyết Mai, “Chính sách kinh tế ở một số nước Mĩ La Tinh đang phát triển”, đề tài nghiên cứu cấp bộ. [7]. Ts. Hồ Châu (2003), “Tự do hoá mậu dịch và phát triển kinh tế ở các nước Mĩ La Tinh”, Châu Mỹ ngày nay số 3-2003. [8]. Khu thị Tuyết Mai(2000), “Cải cách chính sách thương mại ở Mĩ La Tinh”, Châu Mỹ ngày nay số 3-2000. [9]. Ngọc Mạnh-Quý Dương (2003), “Triển vọng kinh tế Mĩ La Tinh và vùng Caribê”, Châu Mỹ ngày nay số. [10]. Nguyễn Vũ Hoàng (2003), “Năm 2002 nền kinh tế Mexico khởi sắc”, Châu Mỹ ngày nay số 5-2003. [11]. L.L.Kloscopxki (2003), “Những xu hướng mới của kinh tế Mĩ La Tinh bước vào thế kỷ XXI”, Châu Mỹ ngày nay số 7-2003. [12]. Quý Dương- Nguyễn Ngọc(2002), “Kinh tế Mĩ La Tinh 2001 một năm đầy sóng gió”, Châu Mỹ ngày nay số 7-2002. Kho¸ luËn tèt nghiÖp [13]. Trịnh Trọng Nghĩa (2003), “An ninh kinh tế trong điều kiện hiện nay ở khu vực Mĩ La Tinh”, Châu Mỹ ngày nay số 4-2003. [14]. Tạp chí Kinh tế &Dự báo, số 2/2003. [15]. Tạp chí Kinh tế &Dự báo, số 8/2003. [16]. Tạp chí Kinh tế &Dự báo, số 9/2003. [17]. Tạp chí Kinh tế &Dự báo, số10/2002. [18]. Những vấn đề kinh tế thế giới số 1(75) 2002. [19]. Những vấn đề kinh tế thế giới số 1(81) 2003. [20]. Những vấn đề kinh tế thế giới số 3(83) 2003. [21]. Nghiên cứu kinh tế số 300- Tháng 5/2003. [22]. Nghiên cứu kinh tế số 236-Tháng 1/1998. [23]. Tạp chí Thông tin kinh tế- xã hội, số 8/2003. [24]. Tạp chí Thông tin kinh tế- xã hội, số5/2003. [25]. Tạp chí Thông tin kinh tế- xã hội, số3/2003. [26]. Tạp chí Thông tin kinh tế- xã hội, số 2/2003. Tiếng Anh [27]. Wilson Peres Nunez, “Foreign direct investment and industrial Development in Mexico”, OECD, Paris 1990. [28]. World Investment Report 1999. [29]. World Investment Report 2000. [30]. World Investment Report 2001. [31]. World Investment Report 2002. [32]. World Investment Report 2003. [33]. The World Bank 2000, Washington. [34]. “Latin America Regional Seminar: Investment for Development”, [35]. “Privatization and Modernization of Telecomunication in Latin America”, Kho¸ luËn tèt nghiÖp [36]. “Foreign direct investment inflows and outflows, by region”, [37]. Nicholas Ma, Alex Kehlenbeck (2001) “Foreign direct Investment in Latin America”, [38]. Graciela Moguillansky (2002), “Foreign direct investment and its links with national development: Latin America and the Caribean”, [39]. “Asian crisis advantageous for foreign direct investment in Latin America”, m [40]. “Brazil is principal destination for foreign direct investment in Latin America” htm [41]. “Foreign direct investment into Latin America and the Caribean remained strong in 1998 from European Union rising” [42]. “Brazil : Economic and political overview”, [43]. “The Importance of Foreign direct investment in the Economic Development of Mexico” [44]. “FDI in Chile : Policies, regulations & procedures”, [45]. “Mexico is region’s second largest recipient of foreign direct investment” [46]. “Foreign direct investment in Latin America and the Caribean”, www.amazon.com [47]. “Foreign direct investment, M&A, and Latin America’s Virtuous Cycle”, Kho¸ luËn tèt nghiÖp [48]. “Foreign direct investment’s Trends in Latin America and the Caribean”, [49]. “Foreign direct investment in Mexico boosts Manufaturing”, [50]. “Foreign direct investment : Who gains ?”, www.odi.org.uk [51]. “Foreign direct investment and development: the case of Bolivia”, www.odi.org.uk [52]. “Characteristics of foreign direct investment (FDI) in Latin America”, [53]. “Latin America Update”, edited2.pdf [54]. “Latin America : High-Tech Manufacturing on the Rise, but East Asia”, [55]. “FDI to Latin America and the Caribean plummeted in 2002”, [56]. “Foreign direct investment and Income inquality in Latin America”, [57]. “Regional Trends: Foreign direct investment in Latin America-what to do after the family jewels are sold”, www.infoamericas.com [58]. “Latin America on the Path to FDI Recovery”, [59]. “TRADE-LATAM: Record Growth in Foreign direct investment”, gn%20 [60]. “A helping hand for Chile and its investors”, [61]. “Foreign direct investment in Latin America and the Caribean, 2000 : Legal Frameworks and International Agreement”, Kho¸ luËn tèt nghiÖp htm [62]. “FDI ,TNC- spread don’t necessarily lead to technology transfer”, [63]. “Export Processing Zones and Policy Competition for foreign direct investment”, [64]. “Tracking Foreign direct investment”, m [65]. “Foreign direct investment in Mexico after the Currency Crisis”, p_kim.pdf [66]. “Policy-based competition for FDI: the case of Brazil”, [67]. “ The Brazilian Automotive industry: Foreign direct investment and Business-State Relations”, [68]. “Foreign direct investment in Latin America” [69]. “Foreign direct investment policies”, [70]. “TNCs Contol Two-thirds of world economy”, hwp.com/archives/25/007.htm/ [71]. “Foreign direct investment in North America under NAFTA”, [72]. “Foreign direct investment in Downward Spiral” [73]. “Market Reform and Foreign direct investment in Latin America : an empirical invetigation”, [74]. “Latin America : Brazil top as FDI Recipient”, Kho¸ luËn tèt nghiÖp [75]. “The EU’s Relations with Latin America - overview”, [76]. “Foreign Investment and income inequality in Latin America”, [77]. “Political and economic Impact of Spainish FDI in Latin America”, Trang Web [78]. www.unctad.org [79]. www.worldbank.org [80]. www.oecd.org [81]. www.google.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI MĨ LA TINH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM.pdf
Luận văn liên quan