Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quản lý giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp địa phương theo
phân cấp quản lý và các công ty cổ phần có trên 50% vốn do các doanh
nghiệp nhà nước đóng góp, đóng trên địa bàn địa phương. Trường hợp các
doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hoặc
chưa được xét duyệt đơn giá tiền lương theo phân cấp quản lý thì quĩ lương
chỉ được quyết toán theo tổng số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức
lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu
180.000đ/tháng.
30 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4076 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tiền lương thu nhập và giải pháp hoàn thiện công tác trả lương nhằm tác động đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Thực trạng tiền lương thu
nhập và giải pháp hoàn thiện
công tác trả lương nhằm tác
động đến năng suất lao động
hiện nay ở Việt Nam
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển chung của nhân loại,của mỗi đất nước .Vấn đề
đảm bảo cuộc sống cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần
không ngừng được nâng lên luôn là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu .Cũng như đối với Việt Nam chúng ta,vấn đề trả lương trong các
doanh nghiệp Nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm để
phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người sử
nhập hợp lý giữa các ngành,các vùng trong nền kinh tế quốc dân và đảm bảo
thống nhất giữa ba lợi ích Nhà nước,doanh nghiệp và người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong các doanh nghiệp
Nhà nước và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ngân hàng,đặc biệt là
sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Vũ Hoàng Ngân .Tôi đã đi sâu vào nghiên
cứu đề tài: “Tiền lương thu nhập và tác động của nó đến năng suất lao
động hiện nay ở Việt Nam”
Tôi đã cố gắng đưa ra một cách khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề.Song do
thời gian có hạn và là lần đầu viết về vấn đề này nên không thể tránh được
những thiếu sót ,rất mong được những ý kiến góp ý để tôi có thể nắm vững
hơn về vấn đề và hoàn thiện hơn trong những lần viết sau:
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm ba phần chính như sau:
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG-THU NHẬP TRONG
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
2
PHẦN 2:THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY.
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ
LƯƠNG NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3
Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG-THU NHẬP
TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
I./ THỰC CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG-THU NHÂP TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
1. Khái niệm về tiền lương-thu nhập.
Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động theo giá trị sức lao động mà anh ta đã hao phí.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung,tiền lương được hiểu một cách thống
nhất như sau:”Về thực chất,tiền lương dưới CNXH là một phần thu nhập
quốc dân,biểu hiện dưới hình thức tiền tệ,được Nhà nước phân phối có kế
hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao
động của mỗi người đã cống hiến.Tiền lương phản ánh việc trả công cho
công nhân viên chức,dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái
sản xuất sức lao động”.
Theo quan niệm này,tiền lương mang nặng tính chất bao cấp,bình quân
,dàn đều.Nó chưa đảm bảo được nguyên tắc phân phối tiền lương theo lao
động từ đó không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn,tính chủ
động lao động sáng tạo của người lao động và coi nhẹ lợi ích thiết thực của
người lao động .Kết quả là không gắn được lợi ích của người lao động với
thành quả mà họ sáng tạo ra,không có trách nhiệm với công việc được giao.
Khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,bao cấp sang nền kinh
tế thị trường,ở đây mọi người được tự do mua,bán sức lao động của mình,vì
4
thế sức lao động được nhìn nhận như một hàng hoá và tiền lương không phải
là cái gì khác,mà nó chính là giá cả sức lao động.
Thật vậy,sức lao động là cái vốn có của người lao động,người sử dụng
lao động lại có điều kiện và muốn sử dụng nó để tạo ra của cải vật chất.Do
vậy người sử dụng lao động phải trả cho người sở hữu sức lao động hay
người lao động một số tiền nhất định để đổi lấy quyền sử dụng sức lao động
của người lao động.Về phía người lao động ,họ muốn bán sức lao động để
lấy một khoản tiền nhất định để nuôi bản thân và gia đình.Vì vậy,giữa người
sử dụng lao động và người lao động nảy sinh quan hệ mua bán và cái được
trao đổi ,mua bán ở đây là sức lao động của người lao động và số tiền của
người lao động trả cho người lao động chính là giá cả của sức lao động hay
nói khác đi tiền lương chính là giá cả sửc lao động .
Lúc này ,Đảng và Nhà nước ta đã nhận định “tiền lương là giá cả của sức
lao động “Tiền lương là giá cả sức lao động ,được hình thành qua sự thoả
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng
lao động ,phù hợp với các quan hệ của nền kinh tế thị trường đang trong quá
trình hoàn thiện theo định hướng XHCN”.
Điều đó có nghĩa là tiền lương phải được trả theo đúng giá trị sức lao
động,phải coi tiền lương như một động lực thúc đẩy từng cá nhân người lao
động hăng say làm việc,nhưng phải tránh tính chất bình quân.Có thể cùng
trình độ chuyên môn ,cùng bậc thợ nhưng tiền lương lại rất khác nhau do
hiệu quả sản xuất khác nhau hay do sức lao động khác nhau .
Quan điểm mới này về tiền lương đã tạo cho việc trả lương đúng với giá
trị sức lao động ,tiền tệ hoá tiền lương triệt để hơn ,xoá bỏ tính phân phối
cấp phát và trả lương bằng hiện vật.Đồng thời nó đã khắc phục quan điểm
coi nhẹ lợi ích cá nhân như trước kia , Tiền lương phải được sử dụng đúng
5
vai trò đòn bẩy kinh tế của nó kích thích người lao động gắn bó hăng say với
công việc.
Tóm lại tiền lương là một khỏan tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó theo đúng số lượng
và chất lượng đã thoả thuận.Sức lao động là hàng hoá ,tiền lương là giá cả
sức lao động ,và người sử dụng sức lao động căn cứ vào số lượng và chất
lượng của người công nhân ,cũng như mức độ phức tạp,tính chất độc hại của
công việc để trả lương cho người lao động.
Thu nhập là khoản tiền mà người lao động trong doanh nghiệp được
người sử dụng lao động trả theo lao động và là khoản thu thường xuyên ,tính
bình quân tháng trong năm bao gồm: Tiền lương ,tiền thưởng,chia phần lợi
nhuận ,các khoản phụ cấp lương,những chi phí thường xuyên ổn định mà
người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như tiền ăn giữa
ca,tiền ăn trưa,tiền xăm lốp xe...và các khoản thu khác,trong đó tiền lương là
một phần chủ yếu trong thu nhập.
Về tiền lương tối thiểu,thì đó là mức lương”sàn” chung ,được xem là
"cái ngưỡng” cuối cùng trên phạm vi quốc gia,làm cơ sở cho việc xác định
tiền lương tối thiểu của từng ngành,nghề,khu vực kinh tế và vùng lãnh thổ
khác nhau,là căn cứ để định chính sách tiền lương.Với quan niệm như
vậy,mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách
tiền lương,nó liên quan chặt chẽ với ba yếu tố:
+ Mức sống trung bình của dân cư một nước.
+ Chỉ số giá cả hàng hoá sinh hoạt .
+ Loại lao động và điều kiện lao động .
6
Mức lương tối thiểu đo lường giá loại sức lao động thông thường trong
điều kiện làm việc bình thường,yêu cầu một kỹ năng đơn giản với một
khung giá các tư liệu sinh hoạt hợp lý.Nghị định 197/CP của Nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,ngày 31/12/1994 về việc thi hành Bộ luật lao
động,đã ghi:”Mức lương tối thiểu...là mức lương để trả cho người lao động
làm công việc đơn giản nhất(không qua đào tạo) với điều kiện lao động và
môi trường lao động bình thường “.
Quĩ tiền lương:là tổng số tiền lương dùng để trả lương cho người lao động
phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp.
Đơn giá tiền lương: Hiện nay có hai cách hiểu về đơn giá tiền lương.
Theo cách thứ nhất thì đơn giá tiền lương là lượng tiền chung để trả cho
người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc.Như
vậy,theo cách hiểu này,lượng tiền dùng để trả công này là trả cho người trực
tiếp làm ra sản phẩm hay hoàn thành công việc.Theo cách hiểu khác thì đơn
giá tiền lương là số tiền trả cho người lao động đã tham gia trực tiếp và gián
tiếp để làm ra sản phẩm hay hoàn thành công việc.
Như vậy đơn giá tiền lương này không phải chỉ áp dụng cho người trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm hay hoàn thành công việc mà cho mọi lao động có
tham gia vào việc hoàn thành nó như người quản lý,công nhân phụ trách kỹ
thuật....
a. Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa .
Tiền lương danh nghĩa :Là lượng tiền mà người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động theo lượng giá trị sức lao động đã bỏ ra.
Tiền lương thực tế: là lượng tư liệu sinh hoạt ,vật chất mà người lao động
mua được từ tiền lương danh nghĩa.
7
b- Thu nhập.
Thu nhập được hiểu là tất cả những gì bằng tiền và hiện vật mà người lao
động nhận được từ phía người sử dụng bao gồm :tiền lương(tiền công) ,các
loại phụ cấp lương,tiền thưởng và những khoản thường xuyên ,ổn định mà
người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như ăn giữa ca,tiền
đi lại...
Tiền lương là một bộ phận chính của thu nhập.
Các khoản thu khác chủ yếu là phúc lợi xã hội như đi tham quan,tổ chức
phương tiện đi lại,liên hoan sinh nhật,tổ chức nơi ăn ,ở cho công nhân viên.
c- Thang lương
Là bảng xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng
nhóm ngành có trình độ lành nghề khác nhau.
II/- NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG(NSLĐ).MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN
LƯƠNG ,THU NHẬP VÀ NSLĐ.
1. Khái niệm.
Năng suất lao động là chỉ tiêu về hiệu quả hữu ích của hoạt động có mục
đích của con người trong quá trình sản xuất.
Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất
ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.Như Mác đã viết:”Sự tăng lên của mức sản
xuất hay năng suất của lao động ,chúng ta hiểu nói chung là sự thay đổi
trong cách thức lao động ,một sự thay đổi làm giảm ngắn thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá sao cho một số lượng ít hơn lại
có được một sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”.
8
Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gồm hai bộ phận:
Lao động sống và lao động quá khứ.Lao động sống là lao động trực tiếp tiêu
hao trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.Lao động quá khứ là phần lao động
tiêu hao từ trước để làm ra nguyên vật liệu và công cụ,nhà xưởng dùng cho
quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.
Cần phân biệt hai khái niệm năng suất lao động cá nhân và năng suất lao
động xã hội .Năng suất lao động cá nhân chỉ liên quan đến lao động
sống,tăng năng suất lao động cá nhân là hạ thấp chi phí lao động sống.Năng
suất lao động xã hội liên quan đến cả lao động sống và lao động quá
khứ,tăng năng suất lao động xã hội là hạ thấp cả chi phí lao động sống và
chi phí lao động quá khứ.
2. Ý nghĩa của tăng năng suất lao động.
Trước hết,năng suất lao động tăng làm giảm giá thành sản phẩm vì giảm
chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm.Tiền lương là giá cả của sức
lao động ,nó là một trong những chi phí cấu thành giá thành sản phẩm ,tăng
NSLĐ có nghĩa là giảm chi phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm hay
là giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm,dẫn đến giá thành sản
phẩm giảm.
Tăng NSLĐ cho phép giảm số người làm việc,do đó tiết kiệm được quĩ
tiền lương.NSLĐ cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng qui mô và tốc độ
của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân,cho phép giải quyết các vấn
đề tích luỹ tiêu dùng.
3. Mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập với NSLĐ.
a- Thực chất của mối quan hệ.
9
Trước khi tìm hiểu về mối quan hệ ,sự tác động qua lại giữa tiền
lương,thu nhập và NSLĐ,ta hiểu thực chất về mối quan hệ này là gì và nó là
sợi dây xuyên suốt mối quan hệ này.
Thực chất của mối quan hệ giữa tiền lương ,thu nhập và NSLĐ là mối
quan hệ giữa ăn và làm hay cái được hưởng và cái làm ra hay xét trong
phạm vi toàn xã hội là tiêu dùng và sản xuất.
Giữa tiền lương ,thu nhập và NSLĐ có một điểm gắn kết như sợi dây
dàng buộc,đó là quá trình lao động .Quá trình lao động gồm nhiều hoạt động
lao động,sử dụng sức lao động để tạo ra NSLĐ làm ra sản phẩm.Quá trình
lao động đã làm hao phí sức lao động của người lao động để tạo ra sản
phẩm nên người lao động phải được nhận một khoản tiền để bù đắp lại
lượng lao động đã hao phỉ trong quá trình lao động,đó là tiền lương .Đây
chính là cái mà người lao động được hưởng sau khi đã sử dụng sức lao động
của mình tạo ra NSLĐ để tạo ra sản phẩm.Cụ thể hơn ,NSLĐ là một yếu tố
của quá trình lao động,là thước đo của việc sử dụng sức lao động ,đó là lao
động .Lao động sản xuất ra của cải vật chất.Còn tiền lương và thu nhập là
giá cả trả cho sức lao động đã bỏ ra để lao động làm ra của cải vật chất
đó.Như vậy, người lao động sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm và họ
đựoc hưởng một lượng tiền gọi là tiền lương tương ứng với sức lao động họ
đã bỏ ra.Vậy mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập và NSLĐ là mối quan hệ
giữa làm và ăn.
Ngoài ra ,trong mối quan hệ giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ,tốc độ
tăng của tiền lương thấp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.Như trên đã
nói,giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ có mối quan hệ nhưng mối quan hệ
đó như thế nào,làm ra bao nhiêu hưởng bấy nhiêu hay chỉ hưởng một phần
của cải làm ra ,khi NSLĐ tăng lên thì tiền lương cũng tăng lên một lượng
10
tương ứng hay chỉ tăng lên thêm một phần của làm ra.Thực tế cho thấy tốc
độ tăng năng suất lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.Tức là lượng vật
chất làm được thêm phải nhiều hơn phần được hưởng thêm do một số
nguyên nhân sau:
- Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh.Trong nền kinh tế thị
trường,trong sản xuất để cạnh tranh được thì giá thành sản phẩm phải thấp
tức là phải giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm.Tiền lương là một chi phí
cấu thành nên giá thành sản phẩm,giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị
sản phẩm làm giảm giá thành sản phẩm.Tăng NSLĐ làm giảm hao phí sức
lao động cho một đơn vị sản phẩm hay giảm chi phí tiền lương cho một đơn
vị sản phẩm.Nhưng mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và giảm chi phí tiền lương
này là như thế nào,hay mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và tăng tiền lương là
như thế nào.
Tóm lại : Tốc độ tăng CPSLĐ/SP = Tốc độ tăng TL - Tốc độ tăng NSLĐ
Để có thể cạnh tranh,CPSLĐ?1đvsp phải càng ngày càng giảm hay tốc độ
tăng CPSLĐ/1đvsp phải âm .Theo (*) thì tốc độ tăng CPSLĐ/1đvsp<0 Hay:
Tốc độ tăng TL< Tốc độ tăng NSLĐ
- Do NSLĐ chỉ là một bộ phận của tổng năng suất.NSLĐ tăng lên do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như công nghệ sản xuất,môi trường lao
động,tài nguyên thiên nhiên ,con người...trong đó có tiền lương.Như vậy tiền
lương chỉ góp một phần làm tăng NSLĐ.Khả năng tăng NSLĐ là lớn hơn so
với khả năng tăng tiền lương.
- Do yêu cầu của tích luỹ .Như trên đã nói,NSLĐ tăng lên có một phần do
công nghệ sản xuất vậy cần thiết phải trích một phần lợi nhuận từ kết quả do
tăng NSLĐ để tích luỹ nhằm không ngừng đầu tư ,đổi mới trang thiết bị
11
công nghệ để quay trở lại phục vụ sản xuất,làm tăng NSLĐ .Như vậy,sản
phẩm làm thêm được do tăng NSLĐ không được dùng hoàn toàn cho tăng
thêm tiền lương làm tốc độ tăng của tiền lương luôn bé hơn tốc độ tăng
NSLĐ.
Cho đến nay,khi nói đến mối quan hệ giữa tiền lương,thu nhập và
NSLĐ,hay mối quan hệ giữa làm và ăn,quan niệm giữa làm trước ,ăn sau
hay ăn trước ,làm sau vẫn không được rõ ràng nhưng thực tế giữa tiền
lương,thu nhập và NSLĐ có mối quan hệ biện chứng.
b- NSLĐ tác động đến tiền lương và thu nhập
NSLĐ tác động đến quĩ tiền lương, làm tăng hoặc giảm quĩ tiền lương trong
tổ chức ,doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là tương ứng với nó cũng làm
tăng hoặc giảm tiền lương,thu nhập của người lao động .
NSLĐ tăng làm rút ngắn thời gian để hoàn thành một lượng công việc hay
sản xuất ra một khối lượng sản phẩm,từ đó hoàn thành vượt mức sản lượng
hay hoàn thành đúng mức sản lượng trước thời định.Vì vậy,người lao động
được thưởng theo quy định góp phần làm tăng thu nhập của người lao
động.Mặt khác,tăng NSLĐ làm tăng sản phẩm làm ra,đối với công nhân
hưởng lương sản phẩm thì lượng sản phẩm tăng thêm này làm tăng tiền
lương theo công thức:
TLTL = ĐGsp x Q.
Trong đó:
TLTL là tiền lương thực lĩnh
ĐGsp là đơn giá sản phẩm (hiểu theo cách hiểu thứ nhất)
Q là lượng sản phẩm làm ra.
12
Như vậy, tăng Q kéo theo tăng TLTL
Tóm lại “làm” có liên quan chặt chẽ đến “hưởng” làm ra được nhiều hơn thì
được hưởng nhiều hơn.
c- Tiền lương,thu nhập tác động đến NSLĐ.
Tiền lương chính là giá cả sức lao động,là hình thức biểu hiện giá trị sức lao
động,là lượng tiền dùng để mua sắm các tư liệu sinh hoạt nhằm tái sản xuất
và tái sản xuất mở rộng sức lao động.Tiền lương là một phạm trù thu nhập
quốc dân được biểu hiện bằng tiền bảo đảm thoả mãn nhu cầu vật chất,văn
hoá trực tiếp mà Nhà nước dùng để phân phối một cách hợp lý và có khoa
học cho người lao động căn cứ vào số lượng ,chất lượng mà người đó đã
cống hiến cho xã hội phù hợp với nền kinh tế.Tiền lương là một trong những
công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động,người ta dùng công
cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động do đó tiền lương là một
nhân tố mạnh mẽ để tăng NSLĐ,hay nói cách khác,đối với người lao
động,tiền lương là khoản thu nhập chính,để tăng tiền lương họ phải tăng
NSLĐ.
4. Các chính sách về tiền lương tác động đến NSLĐ
Trong số các chính sách về tiền lương,chính sách về tiền lương tối thiểu
rất quan trọng,nó là trung tâm trong các mối liên hệ có liên quan đến tiền
lương,tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương bình quân của
người lao động theo công thức:
TLBQ = TLmin x (K x (H
Trong đó:
TLBQ là tiền lương bình quân
13
TLmin là tiền lương tối thiểu
(K là hệ số điều chỉnh bình quân
(H là hệ số cấp bậc bình quân.
Theo công thức trên,khi tiền lương tối thiểu tăng thêm một lượng ít thì
tiền lương bình quân tăng thêm được một lượng gấp (K lần ,cho thấy việc
đưa ra và điều chỉnh mức lương tối thiểu là rất quan trọng. Tiền lương tối
thiểu mà phù hợp sẽ có tác động tốt đến người lao động với ý nghĩa làm một
khoản thu nhập chính, từ đó bảo đảm được năng suất lao động ổn định và
tăng lên. Nêu tiền lương tối thiểu quá thấp, dẫn đến tiền lương bình quân
thấp, tiền lương không còn là khoản thu nhập chính của người lao động và
mất tác dụng kích thích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động.
Nếu tiền lương tối thiểu quá cao, gây ra sự đảo ngược hay quan hệ không
hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, từ đó
ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức
kinh tế nói riêng, của xã hội nói chung. Ngoài ra, việc chi trả cho tất cả cho
các lao động trong tổ chức một cách công khai cũng có tác động đến tâm lý
lao động rất nhiều, việc công khai đó giúp người lao động cảm thấy sự công
bằng giữa những người lao động và giữa làm và hưởng của mình với người
khác, từ đó tạo sự phấn khởi trong lao động, giúp cho tăng năng suất lao
động.
Các chính sách về tiền thưởng hay các hình thức thưởng cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến việc tăng năng suất lao động. Theo thuyết động cơ của
Taylor, tiền là động cơ khiến con người làm việc, tuy Taylor có mặt hạn chế
vì ông coi tiền là động cơ duy nhất và ví người lao động như cái máy mà
tiền là năng lượng để nó hoạt động nhưng ông đã đúng khi coi tiền là động
cơ của lao động. Con người lao động do nhiều động cơ nhưng tiền là động
14
cơ chính, động cơ chủ yếu. Đối với người lao động mục đích của họ là thu
nhập, tiền thưởng là một khoản tiền làm tăng thu nhập, tiền thưởng cũng
chính là động cơ lao động của họ, nó nằm bên cạnh, xếp sau tiền lương.
Trong các hình thức thưởng, thưởng giảm tỉ lệ hỏng có tác dụng làm tăng
năng suất lao động. Giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng có nghĩa là tăng sản phẩm đạt
tiêu chuẩn lên, tức là tăng năng suất lao động. Thưởng hoàn thành vượt mức
năng suất lao động, điều này có tính chất khuyến khích tăng năng suất lao
động rất rõ ràng, nếu người lao động đạt được nhiều sản phẩm hơn so với
tiêu chuẩn trong một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm là ít hơn so với tiêu chuẩn thì họ sẽ được
hưởng vì tính rõ ràng này nên rất có tác dụng tăng năng suất lao động của
người lao động. Ngoài ra còn có thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm,
thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, tuy những hình thức thưởng này không
có tác dụng trực tiếp đến tăng năng suất lao động nhưng từ việc thưởng này
cũng tạo động cơ để người lao động làm việc tốt hơn.
15
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG GIỮA TIỀN LƯƠNG THU NHẬP VÀ NSLĐ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
I.THỰC TRẠNG ,HẠN CHẾ.
Nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường nhưng có sự
điều tiết,quản lý của nhà nước.Bởi vậy,Nhà nước cũng thực hiện quản lý nhà
nước về lao động,một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực này là tiền lương
,thu nhập của người lao động.Cơ chế quản lý tiền lương theo cơ chế quản lý
thị trường nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp thông qua các chính sách về tiền
lương,thu nhập, đặc biệt là tiền lương tối thiểu.Chế độ tiền lương mới có
những ưu điểm nổi bật là đã thống nhất mức lương tối thiểu trong toàn
quốc,làm cơ sở pháp lý trong giải quyết mối quan hệ phân phối giữa người
sử dụng lao động và người lao động.Đã thực hiện một bước tiền tệ hoá tiền
lương,từng bước xoá bỏ bao cấp trong tiền lương. Tuy nhiên, ứng với các
khu vực khác nhau của nền kinh tế thì chính sách của nhà nước về tiền lương
cũng khác nhau, kéo theo mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập với năng
suất lao động cũng không giống nhau.
Xem xét về thực trạng, trong đó có một số hạn chế về tiền lương thu nhập
trong các khu vực như: khu vực hưởng hưởng lương từ ngân sách nhà nước
(NSNN), khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (KHĐTNN) có
một số nét chung trong suốt mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập và NSLĐ
như sau:
16
- Về hệ thống thang bảng lương:
Nói chung, trong các khu vực, trong hệ thống thang bảng lương, hệ số
giãn cách hay tỉ lệ tăng tương đối của hệ số lương giữa các bộ liền kề quá
nhỏ, cho nên khi được nâng bậc, người lao động cũng chỉ được tăng lương
rất ít so với mức lương hiện tại. Ví dụ về hệ thống thang bảng lương trong
khu vực hành chính sự nghiệp kèm theo nghị định 25,NĐ26 ban hành ngày
23 - 5 - 1993 của Chính phủ và tinh thần thông tư liên bộ số 20/LĐ - TT ban
hành 3 - 6 - 1993: gồm 11 chức danh và đa số mỗi chức danh gồm 16 bậc
lương, cụ thể chức danh cán sự gồm 16 bậc lương, hệ số lương bậc 1 là 1,46,
hệ số lương bậc 16 hay bội số lương là 3,33, như vậy trung bình lên 1 bậc,
hệ số lương tăng thêm là (3,33 - 1,46)/15 = 0,125.
Theo mức lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước qui định thì trung
bình sau mỗi lần nâng bậc lương người cán sự này được tăng lương thêm
0,125 x 180.000 = 22.500đ, đây là mức trung bình có nghĩa là có những lần
nâng bậc lương cán sự chỉ được tăng lương ít hơn 22.500đ/tháng. Hơn nữa,
do điều kiện về thời gian nâng bậc lại quá cứng nhắc, không linh động,
không xét đến thành tích lao động, khả năng của người lao động và chỉ dựa
vào trình độ đào tạo mà 2 hay 3 năm mới nâng bậc 1 lần. Như vậy người lao
động sau 2 đến 3 năm mới được tăng lương một lần mà một lần tăng lương
lại không đáng kể so với thu nhập hiện tại của họ gây nên mất tác dụng kích
thích tăng năng suất lao động hay hiệu quả công việc đối với người lao
động. Đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng vậy, hệ thống thang bảng
lương thiết kế phức tạp, độ dãn cách bậc lương còn nhỏ và không có tác
dụng khuyến khích kích thích công nhân viên chức nâng cao tay nghề để
nâng bậc, nâng lương và từ đó không làm tăng năng suất lao động. Ví dụ
thang lương Đ12 của công chức dệt sợi. Phần lớn công nhân ở bậc 3 bậc 4
17
nhưng hệ số lương bậc 3 so với bậc 2 chỉ tăng 7%, hệ số lương bậc 6 so với
bậc 5 tăng 14% và công việc thường chỉ ở bậc 3 và bậc 4. Từ đó làm công
nhân không có hứng thú trong việc nâng bậc lương và năng suất lao động
cũng kém đi. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và cơ quan nước ngoài
hoặc quốc tế tại Việt Nam được tự quyền xây dựng hệ thống thang bảng
lương với hạn chế là độ dãn cách giữa các bậc liền kề không được nhỏ hơn
7% và điều kiện về thời gian nâng bậc là mức tối thiểu 3 năm phải nâng một
bậc lương. Đây là những qui định của nhà nước tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài dựa vào đó để tăng lương và nâng lương có lợi
nhất cho doanh nghiệp có nghĩa là bất lợi đối với người lao động. Tuy nhiên,
trên thực tế các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng khoảng cách bậc
lương của ta qui định là quá lớn cho nên hầu như các doanh nghiệp chỉ xác
định mức lương bậc 1 cao hơn từ 3 - 10% so với mức lương tối thiểu,
khoảng cách hai bậc liền kề chỉ khoảng 3 - 5% chứ không dãn cách từ 7 -
10% như các doanh nghiệp trong nước, đặc điểm này làm hạn chế kích thích
tăng năng suất lao động lớn hơn các doanh nghiệp trong nước
Hệ thống bảng lương hành chính sự nghiệp
(ở trang sau)
Theo số liệu của NHN0 & PTNT Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2000 ta
có bảng sau:
18
- Về tiền lương tối thiểu ( TLmin)
Tiền lương tối thiểu chung hiện nay là 180.000đ/tháng/người, theo
nhận định chung, mức lương này còn quá thấp, không đáp ứng được cuộc
sống cho một người làm một công việc bình thường (không qua đào tạo).
Trong điều kiện làm việc bình thường, trong khu vực hành chính, trong công
thức tính tiền lương sử dụng tiền lương tối thiểu. Tính theo năm 1999 số
người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc khu vực hành chính sự
nghiệp là 1,425 triệu người, tiền lương bình quân = 494.000 VNĐ/tháng từ
năm 1991 - 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,5%/năm, nhưng tiền lương
thực tế của CNV giảm 6%/năm do giá cả thực tế tăng dẫn đến tiền lương
mất ý nghĩa. Khi chính phủ ban hành NĐ 28CP ngày 28/3/1997 cho phép
tuỳ theo vùng, ngành nghề, kinh tế, kỹ thuật và hiệu quả sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mức hưởng tối thiểu phù hợp để xác
định đơn giá tiền lương tối đa không quá 2,5 lần so với mức lương tối thiểu
chung do nhà nước công bố, theo tiền lương tối thiểu chung bằng 180.000
thì tiền lương tối thiểu chung của doanh nghiệp có thể biến động
180.000VNĐ/tháng đến 450.000 VNĐ/tháng. Từ cơ chế này, tiền lương thu
nhập của người lao động được tăng lên theo báo cáo của Bộ lao động -
Thương binh & Xã hội thì năm 1997, tiền lương thực hiện bình quân chung
của các doanh nghiệp là 851.181 VNĐ/tháng, yếu tố này đã góp phần kích
thích tăng năng suất lao động của 1 người lao động. Ví dụ ở Tổng công ty
Điện lực Việt Nam, do đa phần các doanh nghiệp trực thuộc trả lương tối
thiểu gấp hơn 2 lần tiền lương tối thiểu chung nên thu nhập bình quân của
CBCNV toàn ngành là 1,1triệu VNĐ, năng suất lao động ngày càng tăng,
hiệu quả công việc ngày càng cao. Trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài vấn đề tiền lương tối thiểu rất được nhà nước quan tâm và đã qua
19
nhiều lần điều chỉnh. Theo Nghị định 197CP ngày 31/12/1994 của chính
phủ, tiền lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
đóng trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 35USD/tháng, đối
với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn các tỉnh, thành
phố, thị xã, thị trấn còn lại hoặc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động
giản đơn thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là
30USD/tháng. Đến ngày 1 tháng 4 năm 1996, Bộ LĐ & TB và XH ra quyết
định số 385/LĐTBXH - QĐ qui định: đối với các doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng tiền lương tối thiểu không dưới
45USD; Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức quốc
tế đóng trên địa bàn thành phố thuộc loại II (gồm Hải phòng, Vinh, Huế, Đà
Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ) và thành phố Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu áp
dụng tiền lương tối thiểu không thấp hơn 40USD/tháng. Đối với các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài cơ quan, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam đóng trên
địa bàn các tỉnh còn lại hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn
thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản áp dụng tiền
lương tối thiểu không dưới 35 USD/tháng. Đến ngày 15/6/1999 Bộ LĐ -
TBXH ra quyết định số 708/1999/QĐ - BLĐTBXH áp dụng đối với ba khu
vực địa bàn giống trong quyết định số 385/LĐTBXH - QĐ tương ứng với 3
mức tiền lương tối thiểu bằng VNĐ là 626000 VNĐ/tháng, 556000
VNĐ/tháng và 487.000VNĐ/tháng với tỉ giá 1USD tương đương
13910VNĐ. Nếu theo tỉ giá này, thì mức tiền lương tối thiểu áp dụng ở
quyết định 385/BLĐTBXH - QĐ và Quyết định 708/1999/QĐ - BLĐTBXH
là bằng nhau nhưng khác phương thức trả lương. Qua việc ban hành các
quyết định trên, nhà nước đã thống nhất được tiền lương tối thiểu cho khu
vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đầu
20
tư nước ngoài đã thực hiện rất tốt chế độ trả lương này. Ví dụ như công ty
liên doanh chế tạo bơm Ebara Hải Dương (Liên doanh với Nhật) đã xếp
lương bậc 1 cho nhân viên bảo vệ là 35USD, công nhân kỹ thuật có 7 bậc,
trong đó bậc 1 là 49 USD, bậc 7 là 120,75USD; trung cấp kỹ thuật có 16
bậc, bậc 1 là 51 51,10 USD, bậc 16 là 116,55USD, Đại học từ 62,3 đến
139,3 USD gồm 10 bậc...
Tóm lại, do có chính sách tiền lương của nhà nước ban hành, thu nhập
của người lao động trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các cơ
quan nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam được đảm bảo và ổn định,
NSLĐ tăng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động... được nâng
cao. Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy, tiền lương bình quân
của lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
là 74,02 USD/tháng, tương đương 1029000VNĐ/tháng, cao nhất là trên
1000USD/tháng tương đương 14.000.000VNĐ/tháng và thấp nhất là
37USD/tháng tương đương 450.000USD/tháng. Tuy nhiên, có rất nhiều
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (20%) chưa chấp hành được qui chế về tiền
lương tối thiểu này và nhiều doanh nghiệp còn áp dụng tiền lương tối thiểu
để trả cho lao động kỹ thuật, lao động có qua đào tạo. Mặt khác, trong khu
vực này có sự phân biệt trong việc trả lương cho lao động nước ngoài là lao
động Việt Nam. Đành rằng khi có cả lao động nước ngoài và lao động Việt
Nam tham gia cùng một công việc với cùng trình độ, tiền lương là do hai
bên thoả thuận và người lao động nước ngoài được thêm một số khoản như
xa gia đình, xa tổ quốc nhưng sự chênh lệch không được quá lớn, điều này
gây nên tâm lý bất bình, không thoải mái cho người lao động Việt Nam dẫn
đến hiệu quả làm việc kém đi.
21
Qua thực tế trên cho thấy, sự chênh lệch về tiền lương bình quân giữa
hai khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là
khá lớn, trong khi chênh lệch về năng lực làm việc chưa hẳn là như thế thậm
chí ngược lại. Đây là hạn chế của chính sách tiền lương của nước ta. Điều
này gây tâm lý bất bình dẫn đến thái đội không tích cực với công việc của
lao động trong doanh nghiệp nhà nước khi có sự so sánh về tiền lương giữa
hai khu vực.
Ngoài các khu vực vừa nêu ra còn có khu vực các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, khu vực này có mức tiền công bình quân rất thấp, khoảng
350.000VNĐ/tháng đến 400.000VNĐ/tháng, chỉ bằng 50% tiền lương bình
quân trong các doanh nghiệp nhà nước và 39% tiền lương bình quân trong
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả, với mức tiền lương bình quân
thấp như vậy người lao động không thể dựa vào đó để tái sản xuất sức lao
động, nó mất ý nghĩa là nguồn thu nhập chính của họ và từ đó, họ không còn
tích cực với công việc, ảnh hưởng đến NSLĐ, hiệu quả công việc.
22
Phần III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH, NÂNG CAO THU NHẬP CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY.
Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật,
khắc phục những các tồn tại hiện nay về chính sách tiền lương, khuyến khích
các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, gắn tiền lương thu nhập với năng
suất lao động, bảo đảm công bằng xã hội, nội dung cơ bản đổi mới cơ chế
quản lý tiền lương và thu nhập của các doanh nghiệp theo qui định tại nghị
định số 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ như sau:
1. Tách chế độ tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh ra khỏi khu
vực hành chính sự nghiệp, cho phép xem xét cân đối thu nhập giữa các
ngành, hiệu quả sản xuất, và khả năng tự trang trải của doanh nghiệp để tính
đúng tiền lương ở “đầu vào” theo chỉ số trượt giá, quan hệ tiền công trên thị
trường lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mối tương quan hợp
lý giữa tiền lương với năng suất lao động, lợi nhuận và nộp ngân sách. Thực
hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và bảo đảm công bằng xã hội.
Để thực hiện được cần giải quyết theo các giải pháp sau:
a) Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo, tính
toán, xét duyệt đơn giá tiền lương và tiền lương thực tế thực hiện của từng
ngành, từng doanh nghiệp. Mức tiền lương thực hiện của doanh nghiệp cao
nhất không vượt quá 2 lần mức tiền lương bình quân chung của tất cả các
doanh nghiệp, khi giao đơn giá và phải bảo đảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền
lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động.
b) Xây dựng định mức lao động.
23
- Tất cả các doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng định mức lao động
theo hướng dẫn của Bộ lao động - thương binh và xã hội làm cơ sở tuyển
dụng và sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương và trả lương gắn với
năng suất, chất lượng lao động
- Các doanh nghiệp phải đăng ký định mức lao động với Bộ ngành
(đối với doanh nghiệp do Trung ương quản lý) hoặc với Sở Lao động -
Thương binh xã hội tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (nếu doanh
nghiệp do địa phương quản lý).
- Nhà nước kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, đơn giá tiền
lương và quản lý đơn giá tiền lương của doanh nghiệp nhằm bảo đảm tiền
lương và thu nhập hợp lý về tiền lương tối thiểu cho phép điều chỉnh mức
lương tối thiểu theo chỉ số trượt giá và quan hệ tiền công trên thị trường để
tính đơn giá tiền lương, nên tăng tiền lương tối thiểu chung để dần dần thu
hẹp khoảng cách tiền lương giữa khu vực hành chính sự nghiệp, các doanh
nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hiện nay nhà
nước cũng có chủ trương đến năm 2001 tăng tiền lương tối thiểu từ 180.000
lên 210.000 đồng. Trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, ngoài tiền
lương tối thiểu quy định theo vùng như hiện nay cần quy định thêm tiền
lương tối thiêủ theo ngành kinh tế kỹ thuật, giúp doanh nghiệp dễ vận dụng
đối với lao động giữ chức vụ quản lý, câc chức danh chủ chốt là người Việt
Nam và người nước ngoài, tiền lương do HĐQT quyết định trên nguyên tắc
“nếu giữ chức vụ ngang nhau thì tiền lương (tiền lương thực tế) được trả như
nhau”.
Cần phải quan tâm đến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cần có
những biện pháp thích hợp về tiền lương để đưa các doanh nghiệp này đi
lên.
24
Hàng năm, căn cứ vào chỉ số trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế,
chính phủ giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội sau khi
trao đổi, thống nhất ý kiến với Bộ tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam điều chỉnh hệ số mức lương tối thiểu dùng để tính đơn giá tiền lương
cho phù hợp.
- Về hệ thống thang bảng lương:
Trong khu vực hành chính sự nghiệp cũng như doanh nghiệp nước
ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đối với mỗi chức danh công việc
không nên chia ra thành quá nhiều bậc mà làm cho độ giãn cách giữa các
bậc là quá nhỏ, thay vào việc tạo ra nhiều bậc lương (tất nhiên còn phụ thuộc
vào mức độ phức tạp của công việc) nên rút bớt số bậc lương mà tăng độ
dãn cách giữa các bậc để tạo động lực kích thích người lao động nâng bậc
lương. Nhất là trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đưa ra các quyết
định rõ ràng về giới hạn tối thiểu của độ dãn cách giữa các bậc lương, tuy để
họ tự lập nên hệ thống thang bảng lương nhưng phải nằm trong khuôn khổ
sự qui định của nhà nước. Ngoài ra, khi xét điều kiện nâng bậc, không nên
cứng nhắc tuân theo qui định về thời gian được xét nâng bậc mà nên căn cứ
vào khả năng, kinh nghiệm và thành tích của người lao động mà nâng bậc,
điều này có tác động lớn đến người lao động nâng cao trình độ chuyên môn
để nâng bậc làm tăng năng suất lao động.
d) Việc đóng và hưởng BHXH, BHYT theo hệ số mức lương được
xếp theo nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và mức lương tối
thiểu 180.000đ./tháng.
e) Đơn giá tiền lương.
25
Căn cứ vào định mức lao động và các thông số tiền lương do nhà
nước qui định, các doanh nghiệp phải xây dựng đơn giá tiền lương tổng hợp
chậm nhất vào quí I năm kế hoạch và trình các cơ quan chức năng thẩm
định, phê duyệt theo phân cấp quản lý như sau:
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, giao đơn giá tiền
lương đối với doanh nghiệp hạng đặc biệt theo quyết định số 185/TTg ngày
28/3/1996 của Thủ tướng chính phủ.
- Bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao đơn giá tiền lương cho các doanh
nghiệp thuộc quyền quản lý.
- Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quản lý giao đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp địa phương theo
phân cấp quản lý và các công ty cổ phần có trên 50% vốn do các doanh
nghiệp nhà nước đóng góp, đóng trên địa bàn địa phương. Trường hợp các
doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hoặc
chưa được xét duyệt đơn giá tiền lương theo phân cấp quản lý thì quĩ lương
chỉ được quyết toán theo tổng số lao động thực tế sử dụng với hệ số mức
lương bình quân do cơ quan quản lý quyết định theo mức lương tối thiểu
180.000đ/tháng.
- Hàng năm các Bộ, ngành, Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh,
thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm báo cáo về Bộ lao động thương
binh và xã hội kết quả đăng ký và quản lý định mức lao động, đơn giá tiền
lương được duyệt và tình hình tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp
thuộc quyền quản lý.
g) Căn cứ quĩ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao, HĐQT
(đối với doanh nghiệp có HĐQT) hoặc giám đốc doanh nghiệp xác định quĩ
26
tiền lương cho các đơn vị thành viên và sau khi được tham khảo ý kiến của
Ban chấp hành công đoàn, HĐQT, giám đốc doanh nghiệp ban hành qui chế
trả lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qui
chế này phải thể hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến
khích những lao động có tài năng thực sự, đóng góp nhiều cho hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương và thu nhập thực nhận hàng
tháng của người lao động được ghi đầy đủ trong sổ lương cuả doanh nghiệp
theo qui định và hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội.
2. Quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi của doanh nghiệp được thực hiện
theo quy định tại khoản 4 và 5 điều 33. Quy chế quản lý tài chính, và hạch
toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị
định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.
3. Các cán bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các Sở Lao động - Thương
binh và xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước tổ chức lại và củng cố hệ thống
làm công tác lao động tiền lương nhằm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, yêu cầu
của công tác quản lý theo luật định, thực hiện việc xây dựng định mức tổ
chức và phân công lao động, xây dựng đơn giá tiền lương và phân phối tiền
lương gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh của các đơn vị và
cá nhân người lao động theo quy định của Nhà nước.
4. Các doanh nghiệp khi báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, đồng
thời, kèm gửi báo cáo quỹ tiền lương thực hiện theo quyết toán của doanh
nghiệp cho cơ quan giao đơn giá tiền lương.
Tiền lương là vấn đề phức tạp nhưng có tầm quan trọng trong sản xuất
kinh doanh, quá trình thực hiện cũng là quá trình hoàn thiện chính sách tiền
lương một cách hợp lý, vì vậy các bộ ngành, địa phương và các doanh
nghiệp trên cơ sở các văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn thực
27
hiện của Bộ lao động thương binh và xã hội, tổ chức quán triệt, hướng dẫn
đến các đơn vị cơ sở hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện theo qui định của nhà
nước, đồng thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc để cùng nghiên cứu
giải quyết .
28
KẾT LUẬN
Bài này viết về đề tài: “Tiền lương thu nhập và tác động của nó
đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam”. Có rất nhiều vấn đề tiền
lương và thu nhập tác động đến năng suất lao động nhưng do giới hạn của
bài viết là một đề án nên em chỉ đi sâu nghiên cứu những yếu tố cơ bản, rõ
ràng dễ thấy của tiền lương và thu nhập có quan hệ với năng suất lao động.
Với kiến thức có hạn và yêu cầu của đề tài, bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong được cô giáo bổ sung và hướng dẫn.
Em xin cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo từ khi em
làm đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn chỉnh bài viết này.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Kinh tế lao động” tập I, II - trường Đại học KTQD -
NXB Giáo dục năm 1995.
2. Vc - 10409 - 10492/92: Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị
trường.
3. Tạp chí lao động và xã hội số tháng 10/1999; 11/1999 và 2/2000.
4. Thông tư 11/LĐTBXH ngày 19/4/1995
5. Tài liệu môn học chuyên đề.
6. Nghị định 28/CP ngày 26/3/1997
7. Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động tiền lương trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam. PGS - TS Tống Văn Đường - NXB Chính trị
Quốc gia - Hà Nội 1995.
8. Quyết định 708/1999/QĐ/LĐTBXH ngày 15/6/1999.
9. Quyết định 385/LĐTBXH - QĐ ngày 1/4/1996.
10. Trao đổi và nghiên cứu tháng 6 năm 1997.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng tiền lương thu nhập và giải pháp hoàn thiện công tác trả lương nhằm tác động đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam.pdf