Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp nông thôn - công
nghiệp nông thôn được xác định bắt đầu bằng các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp được hình thànhvà tồn tại trong làng xã chuyên làm nông nghiệp với
vị trí là nghề phụ trong các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các thành
phần mở ra nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng.
71 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng tín dụng và một số giải pháp huy động và sản xuất vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à có xu hướng giảm dần. Năm 1997 tỷ lệ vay chiếm 7,5
tổng số vốn vay đến năm 2000 chỉ còn 3,5% tổng doanh số vốn vay.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (trung
bình mỗi năm chiếm khoảng 6%) trong khi đó ngành này có xu hướng phát
triển ngày càng cao.
Đối với ngành thuỷ sản tỷ lệ số vốn có xu hướng tăng lên năm 1997
chiếm 23,7%, năm 1998 là 28,6% nhưng đến năm 1999 giảm xuống còn
18,7% và đến năm 2000 lại tăng lên chiếm 24,4%. Ta có thể lấy điển hình
một số xã vay vốn như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Tên xã Số tiền Số hộ
Yên Sở 2.300 240
Trần Phú 2.200 200
Định Công 1.000 80
Tứ Hiệp 1.100 120
Hoàng Liệt 1.200 130
Nguồn: Do NNNo &PTNT cung cấp
Hộ sản xuất vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp phân theo các hình
thức chuyển tải cốn khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu
sau.
Bảng 11: Doanh số vay theo hình thức chuyển tải vốn
Đơn vị: Triệu đồng
1997 1998 1999 2000 Chỉ tiêu
Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ
1. Cho vay trực tiếp 30.287 2.440 38.318 2.500 29.164 3.100 24.184 2.507
2. Cho vay qua tổ
nhóm
428 60 180 50 200 55 11.700 1.993
3. Cho vay gián tiếp - - - - - - - -
Tổng 30.715 2.500 38.498 3.000 29.364 3.155 35.984 4.800
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 97, 98, 99, 2000)
Qua bảng trên ta thấy từ năm 1997 - 1999 doanh số hộ sản xuất vay vốn
tại ngân hàng qua nhóm chiếm tỷ lệ rất ít (trung bình mỗi năm chỉ được 269
triệu đồng chiếm 0,4% tổng số vốn vay mỗi năm). Năm 1997 vay qua tổ
nhóm là 428 triệu đồng với số hộ là 60 hộ.
Năm 1999 doanh số vay qua tổ nhóm là 200 triệu đồng, nhưng đến năm
2000 doanh số hộ sản xuất vay vốn qua hình thức tổ nhóm là 11.700 triệu
đồng chiếm 32,5% tổng số vốn vay năm 2000. Sở dĩ có sự tăng vọt như vậy là
do bắt đầu từ năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì đã thực hiện Nghị
quyết liên tịch số 2308 về việc cho vay đối với hộ sản xuất qua nhóm chính.
Và một thực tế cho thấy nữa là hình thức vay qua tổ nhóm ở huyện Thanh Trì
thì chủ yếu là cung theo hình thức hội nông dân.
3. Tình hình dư nợ của hộ sản xuất vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Thanh
Trì.
Dư nợ là một hình thức phản ánh quá trình vay vốn của hộ sản xuất ở
ngân hàng, trong đó bao hàm cả một phần vốn chưa hoàn trả.
Do xác định khách hàng phục vụ chính là hộ sản xuất, nên Ngân hàng
nông nghiệp huyện Thanh Trì luôn phấn đấu tăng dư nợ cho vay đối với hộ
sản xuất. Nhưng trên thực tế thì doanh số dư nợ có lẽ chững lại. Trong 5 năm
liền doanh số dư nợ không tăng mà còn giảm sút đi. Năm 1996 doanh số dư
nợ là 38.370 triệu đồng chiếm 20,8% tổng doanh số trong 5 năm, nhưng đến
năm 1997 giảm xuống 3% so với năm 1997. Đến cuối năm 2000 thì doanh số
hộ dư nợ là 2.140 hộ. Số tiền không tăng nhưng số lượt hộ dư nợ lại tăng.
Điều này chứng tỏ là trong những năm sau (từ năm 1998 - 2000) những món
vay của hộ sản xuất là rất nhỏ. Dư nợ bình quân một hộ sản xuất giảm dần
qua các năm. Để thấy rõ hơn ta có thể thấy qua bảng sau. (Bảng 12)
Bảng 12: Dư nợ bình quân một hộ sản xuất
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000
Số tiền 38.370 32.613 40.303 35.155 37.698
Số hộ 3.260 3.900 4.115 4,464 5.400
BQ/hộ 11,8 8,4 9,8 7,9 7,0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 1996 đến năm 2000)
Qua bảng trên ta thấy dư nợ bình quân năm 1996 vẫn chiếm cao nhất là
11,8%,nhưng đến năm 1997 giảm xuống còn 8,4%, nhưng đến hai năm sau lại
giảm năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1,9%
Dư nợ bình quân một hộ sản xuất năm 2000 đạt 7,0 triệu đồng giảm so
với năm 1996 là 4,8 triệu đồng, mức giảm này không hẳn là do doanh số dư
nợ cho vay của ngân hàng đối hộ sản xuất giảm, mà một phần do món vay của
một hộ sản xuất nhỏ. Những năm gần đây những món vay của hộ sản xuất ở
ngân hàng dưới 5 triệu đồng chiếm rất nhiều. Nhìn chung dư nợ bình quân
một hộ sản xuất trung bình trong 5 năm từ 1996 đến 2000 mới đạt được
khoảng 8,9. Tăng được dư nợ bình quân của một hộ sản xuất là một cố gắn rất
lớn của ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất thì
phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộ sản xuất. Dư nợ qua các năm
không tăng một phần là do ngân hàng đã quan tâm đến chất lượng tín dụng,
một phần là do ở hộ sản xuất chưa có đủ điều kiện để thế chấp vay vốn như
Giấy quyền sử dụng đất ...
3.1. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thu nhập hộ vay.
Nhằm thực hiện chính sách "Xoá đói giảm nghèo" của Đảng và Nhà
nước, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam phát triển, mở rộng cho hộ nghèo
vay vốn với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, tài sản thế chấp...
Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì trong mấy năm qua đã mở rộng số hộ
nghèo được vay vốn trên địa bàn của huyện, giúp nhiều hộ thoát khỏi đói
nghèo.
Bảng 13: Dư nợ vay vốn đối với hộ sản xuất theo thu nhập hộ vay
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000
Hộ nghèo 3,0% 2,1% 1,7% 1,5 %
Hộ khác 9,7% 7,9% 8,3% 8,5%
Tổng số 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì)
Qua bảng trên thấy dư nợ của hộ nghèo liên tục giảm, năm 1997 chiếm
3,0% trong tổng doanh số vốn của các nhóm hộ, nhưng đến năm 2000 chỉ còn
1,5%. ậ đây không phải là Ngân hàng nông nghiệp không tăng doanh số cho
vay đối với hộ nghèo, mà do số hộ nghèo trong toàn huện đã giảm đáng kể.
Tổng số hộ nghèo toàn huyện năm 1995 là 1.118 hộ nhưng đến năm 2000 chỉ
vào 395 hộ.
3.2. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ.
Bảng 14: Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
1996 1997 1998 1999 2000
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 36.355 94,7 29.775 91,3 35.131 87,2 30.840 87,8 29.563 78,3
Trung - dài hạn 2.015 5,3 2.838 8,7 5.172 12,8 4.315 12,2 8.162 21,4
Tổng số 38.370 100 32.370 100 40.303 100 35.155 100 37.698 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 1996 đến năm 2000)
Các khoản cho vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho các khoản chi phí theo
thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân
bón, thức ăn gia súc gia cầm. Dư nợ ngắn hạn giảm trong nhiều năm. Tính
trung bình cả giai đoạn năm 1996 đến năm 2000 đạt hơn 32.327 triệu đồng
với số hộ dư nợ tinhs đến 31/12/2000 là 5.400 hộ, doanh số dư nợ cho vay
ngắn hạn năm 2000 giảm 16,4% so với năm 1996.
Ngược lại với tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung -
dài hạn tăng trưởng một cách vững chắc, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
dư nợ cho vay hộ sản xuất: Năm 1996 là 5,3%, năm 1997 là 8,7% năm 1998
là 12,8%, năm 1999 là 12,2% và năm 2000 là 21,4$, chỉ trong vòng 5 năm mà
doanh số cho vay trung - dài hạn đã tăng 16,1%. Đây là một kết quả đán
mừng vì doanh số dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng lên sẽ đáp ứng đầy đủ
cho hộ sản xuất an tâm và có đầy đủ vốn sản xuất và thời gian thu hồi vốn để
trả nợ.
II. Tình hình sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh
Trì.
1. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
Qua thực tế một số xã trên địa bàn huyện Thanh Trì cho ta thấy nhìn
chung các hộ sản xuất đã sử dụng vốn vay vào đúng mục đích như đã thoả
thuận trong đơn xin vay vốn. Và nguồn vốn vay đã phần nào phát huy hiệu
quả, đời sống của bà con nông dân ngày cầng được cải thiện. Người dân vay
vốn đã có ý thức sử dụng vốn vay sao có hiệu quả.
Trong thực tế việc sử dụng vốn tín dụng của (người dân) hộ sản xuất lại
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: món vay, trình độ nhận thức của từng người,
thu nhập và đời sống của từng hộ sản xuất...
Qua điều tra một số xã đại diện cho 4 vùng sản xuất của huyện Thanh
Trì, nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất được
phân theo các dạng sau:
* Với món vay từ 5 triệu trở xuống.
Với món vay này thường được chia làm 2 loại sau:
- Món vay từ 2 triệu trở xuống.
Với món vay này chủ yếu là những hộ sản xuất nghèo, trình độ nhận
thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết là những hộ nghèo
cho nên cũng không có vốn dự trữ, với ý nghĩ làm để đủ ăn, nên họ không
dám vay nhiều. Vì vậy họ còn có một chỗ dựa khác đó là Ngân hàng người
nghèo, và đây cũng là nơi hỗ trọư vốn cho những hộ nghèo thiếu vốn sản
xuất, lãi suất ở đây thấp và thủ tục vay đơn giản.
Qua điều tra một số hộ ở các xã như: xã Đại Ánh, xã Tả Thanh Oai một
số hộ làm đơn xin vay vốn, với mức may từ 2 triệu đồng, để đầu tư vào chaen
nuôi lợn, một số hộ thì nuôi vịt. Khi kiểm tra thực tế thì một số hộ trên đều sử
dụng vốn vay vào đúng mục đích và đang có khả năng tiến triển tốt, họ đang
mong muốn đến lứa để bán hoàn trả sơm cho ngân hàng để làm đơn xin vay
vốn lớn hơn để phát triển chăn nuôi. Ngoài việc đầu tư với số vốn 2 triệu
đồng, các hộ này không sử dụng hết chúng vào mục đích chăn nuôi, mà các
này đã trích ra một khoản từ 200 ngàn đồng để làm thêm ngành phụ như làm
bánh đa, có hộ nấu rượu để kết hợp với nuôi lơn, để một phần tạo công ăn
việc làm cho lao động dư thừa trong gia đình.
Kết quả cả những hộ trên từ khi vay vốn đời sống có khá hơn.
- Đối với món vay từ 2- 5 triệu đồng.
Đối với những món vay này chủ yếu là những hộ có đời sống ở mức
trung bình. Với món vay này các hộ cũng đầu tư vào cải tạo chuồng trại, mua
thêm giống, thức ăn và chăn nuôi, có hộ sử dụng vào mục đích kinh doanh
buôn bán.
* Đối với món vay từ 5 triệu đồng trở lên.
Đây là món vay lớn, chi có những hộ có chí hướng làm giàu, muốn làm
ăn lớn, muốn có nhiều hàng hoá cung cấp cho thị trường thì mới dám vay.
Với những món vay này chủ yếu là những hộ khá, trung khá, giàu nhưng cũng
không đủ vốn để phát triển sản xuất ở bất cứ thời điểm nào. Mặt khác nếu chỉ
sử dụng vốn của mình thì làm sao phát triển sản xuất với quy mô lớn được.
Cảm nhận được điều đó, họ sẵn sàng vay vốn để đầu tư vào sản xuất. Với mục
đích kinh doanh người vay tiếp cận với ngân hàng để vay số vốn mà mình còn
thiếu.
Qua điều tra 10 hộ làm ăn khá của xã Hoàng Liệt và Yên sở vay vốn từ
10 triệu đến 100 triệu đồng ddể phát triển sản xuất ta thấy có 2 dạng sau:
- Có 6 hộ vay từ 10 - 50 triệu đồng để nuôi cá, thực tế những hộ này đã
có kinh nghiệm nuôi cá từ 2 -3 năm. Vì vậy số vốn lưu động dùng để mua
thức ăn (bã bia, cám tổng hợp) và cá giống. Nhìn chung các hộ kinh doanh
đều đạt hiệu quả cao, trả được nợ ngân hàng đúng hạn.
Trong các hộ này ta có thể thấy thực tế (một số) hộ điển hình sau:
Hộ ông Nguyễn Văn Thục, ở thôn Tứ Kỳ xã Hoàng Liệt huyện Thanh
Trì. Địa điểm sản xuất kinh doanh: ở thôn Tứ Kỳ xã Hoàng Liệt huyện Thanh
Trì.
Hộ này đã vay ngân hàng số vốn là 20 triệu đồng với hình thức thế
chấp cầm cố bảo lãnh vào ngày 21/4/1999. Với số vốn này cộng thêm với
nguồn vốn tự có là 17 triệu đồng. Tổng cộng số vốn là 37 triệu đồng ông
Nguyễn Văn Thục đã đầu tư vào dự án là thả cá và chăn nuôi lợn.
Với diện tích ao thả cá là 5 ha, và 17 m2 chuồng nuôi lợn, ông Thục đã
mua 3 tấn cá giống là 21 triệu đồng, và mua lợn giống là 20 con hết 6 triệu
đồng, mua thức ăn cho cá và lợn gần 10 triệu đồng. Từ việc đầu tư ban đầu
như vậy sau mỗi vụ thu hoạch gia đình ông Thục đa thu được sản lượng là:
Từ cá khoảng 8 tấn cá thịt với giá khoảng 6 triệu đồng/tấn với doanh
thu từ cá là 48 triệu đồng.
Từ lợn: 1 tấn người 12.000.000 đ/tấn = 12.000.000 đồng.
Vậy tổng doanh thu là khoảng 60.000.000 đồng. Trong đó chi phí là:
- Cá giống 3 tấn: 21 triệu đồng
- Lợn giống 20 con: 6 triệu đồng
- Thức ăn : 10 triệu đồng
- Trả sản lượng 1 năm: 8 triệu đồng.
- Một vụ thuê lao động làm thuê là 4,8 triệu đồng.
- Trả lãi ngân hàng 1 năm là 2,4 triệu đồng.
- Các khoản chi phí khác khoảng 2 triệu đồng.
Vậy mỗi vụ ông Thục thu được một khoản lợi nhuận là 5,8 triệu đồng.
Sau mỗi vụ ông Thục lại cải tạo ao chuông và tiếp tục tăng quy mô lên để
nâng cao hiệu quả kinh tế và ông dự tính đéen tháng 4/2001 này sẽ trả hết số
vốn vay và lãi của ngân hàng.
Như vậy ta có thể thấy nguồn vốn vay đưực hộ ông Nguyễn Văn Thục
áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hộ đã sử dụng vốn chưa có hiệu
quả như hộ ông Phòng Sơn thông Pháp Vân xã Hoàng Liệt vay 50 triệu đồng
để sử dụng vào nuôi thả cá, hộ này mới là kinh doanh lần đầu tiên chưa có
kinh nghiệm, mặt khác hộ này mắc vào nạn cơ bạc, rượu chè, do đó không có
khả năng trả nợ.
- Có 4 hộ vay từ 30 - 100 triệu đồng để kinh doanh dịch vụ và phát
triển ngành nghề. Trong số 4 hộ có 2 hộ vay 30 triệu đồng để kinh doanh gạo,
số hộ này làm ăn có hiệu quả, thu nhập cao, trả nợ ngân hàng đầy đủ đúng
hạn. Còn 2 hộ vay để phát triển ngành nghề, thì trong đó có một hộ vay 100
triệu đồng để làm xưởng chế biến túi nilông.
Tóm lại qua kiểm tra thực tế một số hộ vay vốn, nhìn chung các hộ sản
xuất vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích.
Để hiểu tình hình thực tế sử dụng vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất
vào các ngành nghề như thế nào ta có thể tham khảo qua bảng số liệu được
thống kê qua các năm:
Bảng 16: Cơ cấu sử dụng vốn vào các dự án của hộ sản xuất huyện Thanh Trì.
Đơn vị: Tỷ đồng
1996 1997 1998 1999 2000 Năm
Dự án
Số
tiền
Số
hộ
Số
tiền
Số
hộ
Số
tiền
Số
hộ
Số
tiền
Số
hộ
Số
tiền
Số
hộ
1. Trồng trọt 3,3 68 1,57 44 4,13 67 0,48 47 2,12 65
- Trồng hoa cây cảnh 2,1 20 1,0 21 3,0 26 1,32 31
- Cải tạo vườn 0,1 22 0,52 11 0,6 12 0,2 20 0,3 16
- Chuyển đổi cơ cấu
cây trồng
1,1 26 0,05 12 0,57 29 0,28 25 0,5 18
2. Chăn nuôi 26,3 3.582 14,66 2.012 16,6 2.326 18,5 2.160 20,1 3.320
- Lợn hướng nạc 19,2 1.802 8,56 1.452 12,0 1.650 15 1.400 16,1 2.210
- Gia cầm 7,1 1.780 6,1 560 7,6 676 3,5 700 4,0 1.110
3. Nuôi trồng thuỷ sản 10,5 415 7,8 246 9,2 345 5,0 570 8,6 720
4. CN-TTCN 2,92 35 2,02 45 4,1 79 1,5 25 2,0 52
5. TM-dịch vụ 3,8 225 1,3 87 2,97 103 2,1 101 2,4 100
6. Mục đích khác 0,6 257 0,307 76 0,358 103 0,8 190 0,5 202
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì cung
cấp)
Qua bảng trên ta thấy số vốn được hộ sản xuất chủ yếu đưa vào các dự
án chăn nuôi. Như chăn nuôi lợn hướng nạc, vịt siêu thịt, trừng, gà công
nghiệp, thường số vốn sử dụng vào lĩnh vựcchiếm khoảng 50%, một lượng
vốn đầu tư quả là lớn. Như vậy cho ta thấy rõ thế mạnh của hộ sản xuất huyện
thanh trì là chăn nuôi và hàng năm các hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì la chăn
nuôi. Và hàng năm các hộ nuôi lợn nái và lợn bột khoảng 15.000 con đưa sản
lượng thịt hơi của huyện lên 42.250 tấn/năm.
Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng chiếm tỷ lệ khá lớn trong
số vốn sử dụng của hộ sản xuất bình quân chiếm khoảng từ 25 - 30% trong
tổng số vốn sử dụng.
Vậy ngành thuỷ sản là ngành thứ hai được chú trọng đầu tư số vốn lớn
sau ngành chăn nuôi.
Một mặt vì ngành thuỷ sản hiện nay đang được chú trọng đối với các
hộ sản xuất ở huyện, mặt khác vì chi phí cho ngành nuôi trồng thuỷ sản là rất
lớn nên số vốn của ngành này lớn là điều tất yếu.
88888888888888888888888888
99999999999999999999999999999999
2- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
Từ nguồn vốn vay được ở ngân hàng các hộ sản xuất đã đầu tư vào
đúng mục đích, đối tượng từ đó đã giúp kinh tế của các hộ sản xuất ngày càng
khá dả hơn, những hộ nghèo đói trở thành dư ăn và dư thừa. Từ đó góp phần
vào sự tăng trưởng kinh tế của toàn huyện. Điều này có thể minh hoạ cụ thể
qua số liệu về cơ cấu kinh tế của toàn huyện như sau:
Bảng 17: Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì giai đoạn từ 1995 - 2000.
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng giá trị sản xuất 100% 100% 100% 100% 100% 100%
1. Nông nghiệp 60,5% 55,75% 54,61% 55% 55,89% 52,7%
2. Công nghiệp và
xây dựng cơ bản
26,4% 30,32% 31,6% 31,87% 30,53% 31,1%
3. Thương mại và
dịch vụ
13,1% 13,93% 13,79% 13,13% 13,58% 14,2%
Nguồn: Phòng thống kê - kế hoạch huyện Thanh Trì.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 10,4% trong đó:
Tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm đạt 7,4%. Để đánh giá cụ
thểhơn ta có thể xem qua bảng cơ cấu kinh tế của ngành Nông nghiệp.
Bảng 18: Cơ cấu trong nông nghiệp.
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng giá trị sản xuất
Nông nghiệp (%)
100% 100% 100% 100% 100% 100%
1. Trồng trọt 59 58,47 55,45 56,72 53,41 47,93
2. Chăn nuôi 41 41,53 44,35 43,28 46,59 52,07
Nguồn: Phòng thống kê - kế hoạch huyện Thanh Trì.
Qua bảng trên ta thấy giá sản xuất của ngành trồng trọt có xu hướng
giảm xuống. Năm 1995 là 59% đến năm 1998 là 56,72%, năm 1999 là
53,41% nhưng đến năm 2000 chỉ còn 47,93%. Ngược lại tỷ trọng ngành chăn
nuôi lại có xu hướng tăng dần từ 31,53% năm 1996 tăng lên 52,07 năm 2000.
Tình hình này cũng phản ánh đúng với thực trạng vay vốn và sử dụng
vốn của hộ sản xuất ở huyện.
Vốn tính dụng Ngân hàng đã góp phần cho giá trị sản xuất nông nghiệp
hàng năm tăng liên tục. Với số vốn vay được các hộ đã tích cực chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đưa cây con
chất lượng năng suất và giá trị kinh tế cao va sản xuất theo hướng sản xuất
hàng hoá. Đã đưa giống ngô lai có năng suất cao vào sản xuất, chuyển đổi 100
ha sản xuất cây lương thực sang trồng rau muống đạt giá trị kinh tế cao.
Đối với chăn nuôi: Hộ sản xuất đã đầu tư số vốn vào chăn nuôi có hiệu
quả, điều này có thể thấy tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng liên tục trong các
năm. trong đó chủ yếu là phát triển đàn lợn theo hướng nạc mở rộng được qui
mô chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm (nhất là đàn vịt siêu thịt, gà Tam Hoàng,
ngan Pháp, vịt siêu trường).
Diện tích nuôi thả cá được tăng lên trong 5 năm, đã chuyển đổi 180 ha
sang nuôi một vụ cá, cấy một vụ lúa, nâng sản lượng cá hàng năm của huyện
lên đáng kể.
Qua thống kê chung toàn huyện đạt được qua các năm như sau:
Bảng 19: Sản phẩm trong Nông nghiệp .
Chỉ tiêu 1990 1995 2000
Sản lượng quy thóc 22.827 25.872 26.000
Rau các loại 19.655 24.250 23.050
Thịt các loại
Thịt lợn hơi 2.948 2.552 4.390
Thịt trâu bò 45 55
Thịt gà công nghiệp 248 190
Thịt gia cầm 365 173 270
Trong
đó
Trong
đó
Cá 2.728 3.450 3.600
Nguồn: Phòng thống kê - kế hoạch huyện Thanh Trì.
Qua bảng trên ta thấy kết quả sản xuất của các hộ sản xuất trong ngành
Nông nghiệp thật là khả quan sản lượng tăng dần từ năm 1995 đến năm 2000.
Trong đó sản lượng qui thóc tăng trưởng năm 1990 đạt 22.827 tấn đến
năm 2000 tăng lên 26.000 tấn.
Sản lượng thịt lợn hơi cũng tăng đến năm 1995 là 2552 tấn cho đến
năm 2000 sản lượng thịt lợn hơi tăng gần gấp đôi với sản lượng là 4.390 tấn.
Bên cạnh đó sản lượng các loại gia cầm cũng tăng sau 5 năm. năm
1995 là 173 tấn đến năm 2000 là 270 tấn.
Đặc biệt ngành mũi nhọn là nuôi thả cá, sản lượng cá cũng có xu
hướng tăng dần qua các năm. Năm 1995 sản lượng cá là 3.450 tấn đén năm
2000 tăng đạt được 3.600 tấn.
Tất cả những vấn đề trên chứng tỏ một điều là hộ sản xuất vay vốn tín
dụng Ngân hàng đã sử dụng đúng mục đích và làm ăn có hiệu quả. Góp phần
tăng trưởng thu nhập, nâng cao đời sống của bà con nông dân. Toàn huyện số
giàu khá tăng lên, hộ nghéo giảm đi, nhờ làm ăn có hiệu quả.
Tính đến năm 1995 số hộ nghèo toàn huyện là 1118 hộ chiếm 2,41% và
tỷ lệ hộ giàu là 21%. Nhưng đến năm 2000 số hộ nghèo giảm xuống còn 395
hộ chiếm 0,75% và tỷ lệ hộ giàu tăng lên 25% trong đó số hộ giàu có thu nhập
trên 50 triệu đồng /năm đã đạt trên 1020 hộ, và các hộ có mức thu nhập từ 10
– 20 triệu/năm chiếm rất lớn.
Đây là kết quả khả quan phản ánh một phần tác dụng của luồng vốn
cung ứng của Ngân hàng giúp kinh tế huyẹen đi lên và của hộ sản xuất tăng
trưởng có thu nhập ổn định.
Gần đây, ở Thanh Trì đã xuất hiện nhiều điển hình sản xuất thịt gia
cầm, cá rất giỏi, cung cấp nhiều thực phẩm cho nội thành và trở thành gia
đình có thu nhập cao. ở thôn Khuyến Lương có khoảng 20 gia đình nuôi vịt
siêu thịt mỗi nhà nuôi từ 500 - 600 con - gia đình anh Cao Văn Hoan với tổng
số nuôi 3 lứa trong năm với tổng 1800 con vịt siêu thịt. Anh Hoan rất có kinh
nghiệm, anh tính toán làm sao để lúc xuất chuồng vào đúng dịp lễ tết thì bán
được giá cao. Mỗi con vịt trừ đi tri phí lãi 15 000 đ hàng năm có thu nhập 27
triệu đồng. ở thôn Yên Ngưu, ông cựu chiến binh Lê Công Khanh cùng anh
vợ là Chu Đại Hảithầu chung một đầm 7 mẫu. Hai ông vay Ngân hàng 200
triệu đồng để cải tạo ao đầm, đắp bờ thả cá, nuôi bèo , có năm thu hoạch được
20 tấn cá. Trên bờ , hai ông trồng 6000 gốc hồng Đà Lạt, 105 cây vải thiều,
250 cây quýt, 200 cây táo và xây dựng chuồng lợn gồm 8 ngăn, mỗi lứa nuôi
80 con để lấy phân nuôi cá. Ngoài số tiền trả Ngân hàng hai ông hàng năm thu
lợi nhuận hàng trăm triệu đồng và trở thành những hộ giàu trong xã Tam
Điệp.
Các hộ làm ăn có hiệu quả vẫn thường xuyên gia hạn nợ tại Ngân hàng,
có nhiều hộ sau khi kết thúc vụ thu hoạch ngưng chưa đến hạn trả nợ Ngân
hàng song đã đem tiền đến trả nợ Ngân hàng và tiếp tục làm thủ tục vay món
mới. Số hộ làm ăn khá giả ngày càng tăng và có người chí vươn lên làm giàu
bằng vốn vay Ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, thể hiện qua số lượt hộ
tăng lêntừ 3260 hộ năm 1996 tăng lên 5400 lượt hộ năm 2000. Song bên cạnh
đó vẫn còn một số hộ làm ăn kém hiệu quả gia hạn nợ năm này qua năm khác
như hộ ông Nguyễn Văn Gông ở thôn Nhị Châu xã Liên Ninh vay vốn 15
triệu đồng từ ngày 15/7/1997 để thả cá cho đến nay hộ không những chưa trả
được nợ gốc mà số lãi còn phải trả lên tới 9 triệu đồng, cả gốc và lãi là 24
triệu đồng hộ phải trả cho Ngân hàng. Nguyên nhân là do chủ hộ kém hiểu
biết về kĩ thuật thả cá dẫn tới sản xuất không có hiệu quả, cá thả bị chết nhiều
sản phẩm thu hoạch không đủ chi phí sản xuất, nợ Ngân hàng không trả được
và trở thành hộ có món vay khó đòi. Đây là một trong những hộ thuộc đối
tượng nợ khó đòi, số này ngày một tăng cho thấy thực tại sản xuất của hộ sản
xuất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu chuyên môn và kĩ thuật sản xuất .
Để đánh giá thêm hiệu quả sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng của hộ sản
xuất ta đi tìm hiểu thêm tình hình trả nợ của hộ sản xuất tại Ngân hàng N.
Tình hình trả nợ của hộ sản xuất vay vốn tại Ngân hàng No Thanh
Trì
Đối với hộ sản xuất kết quả trả nợ có ý nghĩa rất lớnvà nó phản ánh
được kết quả sử dụng vốn và kết quả sản xuất của hộ sản xuất. Sau đây là số
liệu về thực tế trả nợ của hộ sản xuất tại Ngân hàng N Thanh Trì trong vòng
năm 1996-2000.
Bảng 20: Tình hình trả nợ của hộ sản xuất tại Ngân hàng N Thanh Trì .
(Đơn vị: triệu đồng)
1996 1997 1998 1999 2000
Số tiền Số
hộ
Số
tiền
Số
hộ
Số tiền Số
hộ
Số tiền Số
hộ
Số tiền Số
hộ
Tổng số 36.188 4850 28.288 26.300 33.794 32.688
Ngắn hạn 35.165 26.425 26.008 32.935 31.126
Trung –
dài hạn
1.023 1.863 292 859 1.562
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 1996 - 2000.
Bảng 21: Tỉ lệ (%) doanh số trả nợ/ doanh số vay vốn tại Ngân hàng N
Thanh Trì .
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000
Doanh số trả nợ
/doanh số vay vốn
70,4 92,1 68,3 115,1 90,8
Ngắn hạn 71,3 93,5 72,1 127,8 105,7
Trung – dài hạn 49,5 76,1 11,8 23,8 23,8
Nguồn: Ngân hàng N Thanh Trì cung cấp.
Các số liệu thu được cho thấy doanh số trả nợ của hộ sản xuất có vẻ
giảm sút trong 5 năm từ 1996 đến 2000 (Năm 1997, 1998 sụt giảm mạnh)
trong khi đó doanh số vay vốn của hộ sản xuất tại Ngân hàng có xu hướng
chững lại.
Năm 1996, doanh số trả nợ chiếm cao nhất nhưng tỷ lệ (%) doanh số
trả nợ / doanh số vay vốn chỉ đạt 70,4%.
Năm 1997 doanh số trả nợ giảm tuy nhiên tỷ lệ doanh số trả nợ / doanh
số vay vốn vẫn đạt tỷ lệ cao chiếm 92,1%. Nhưng trong đó thu nợ quá hạn
chiếm khoảng 17%.
Năm 1998 doanh số trả nợ là thấp nhất với số tiền 26.300 triệu đồng (
chiếm 68,3% của tỷ lệ doanh số trả nợ /doanh số vay vốn) trong đó doanh số
trả nợ quá hạn là 8.489 triệu đồng.
Nhưng đến hai năm cuối thì tỷ lệ doanh số tả nợ/ doanh số vay vốn lại
tăng vọt.
Riêng năm 1999 tỷ lệ doanh số trả nợ/ doanh số vay vốn đạt 115,0%.
Sở dĩ tỷ lệ này cao như vậy là do trong năm doanh số trả nợ quá hạn cũng
chiếm phần nhiều. Và đến cuối năm 2000 thì tỷ lệ doanh số trả nợ/ doanh số
vay vốn đạt 90,8%.
Sở dĩ trong những năm 1996-1998 tỷ lệ doanh số trả nợ/ doanh số vay
vốn thấp là vì trong những năm này thiên tai, úng ngập, dịch bệnh xảy ra liên
tục đặc biệt là trong năm 1997 do thiên tai, úng ngập nên mức thiệt hại đến
12.669 triệu đồng và úng ngập 339,4 ha cá bị tràn bờ. Một số xã như Vạn
Phúc, Liên Ninh, Hữu Hoà, Vĩnh Quỳnh bị hỏng hàng chục lò gạch, nhiều hộ
bị tràn ao cá.
Huyện Thanh Trì là huyện vùng trũng nên khi có mưa bão dễ bị ngập
úng. Vì vậy mà trong những năm 1996-1998 tình hình thời tiết không thuận
lợi mưa bão liên tục gây ra úng lụt không thể thoát nước kịp thời nên các hộ
trồng hoa màu, cây cảnh như các xã: Tam Hiệp, Vĩnh Trung, Đình Công,
Trần Phú đặc biệt là trong năm 1996 ( và tháng 7/1997) tình hình mưa bão
kéo dài đã gây thiệt hại rất nặng cho vùng trông hoa màu này, ước tính mức
thiệt hại gần 3 tỷ đồng.
Để hiểu rõ thêm kết quả này ta đi xem xét tình hình nợ quá hạn của hô
sản xuất trong những năm 1996 – 2000.
Bảng 22: Tỉ lệ dư nợ quá hạn/ tổng doanh số dư nợ cho vay của hộ sản
xuất gia đình 1996 – 2000.
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000
Tổng doanh số dư nợ cho vay 38.370 32.613 40.303 35.155 37.698
Dư nợ qua hạn 2.560 4.118 4.831 5.735 4.131
Dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay 6,7 12,6 ,12,0 16,7 10,9
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 1996 - 2000.
Qua bảng trên ta thấy tình hình dư nợ quá hạn cũng như tỉ lệ dư nợ quá
hạn/ tổng doanh số dư nợ cho vay tăng dần lên trong các năm từ 1996-1999.
Vào năm 1996 tỉ lệ này là 6,7%, năm 1997 là 12,6%, và đến năm 1999 tỉ lệ
này tăng lên 16,7% nhưng đến năm 2000 giảm xuống còn 10,9% song vẫn
còn cao hơn so với năm 1996 là 4,2%.
Dư nợ quá hạn tăng lên như vậy là do: Một phần do thiên tai dịch bệnh
xảy ra liên tiếp ở các năm 1996-1998 vẫn ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất
nông nghiệp nhất là các hộ trồng rau màu, nuôi thả cá, chăn nuôi lợn. Trong
vòng 1 năm từ 1996-1997 mà số dư nợ quá hạn tăng lên đáng kể (Năm 1997
tăng lên 1558 triệu đồng so với năm 1996). Tình trạng này chủ yếu tập trung
ở các xã: Định Công, Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam
và hai phường Khương Đình, Hạ Đình..
Mặt khác do nền sản xuất hàng hoá chưa phát triển , công nghệ lạc hậu,
cạnh tranh gay gắt của hàng lậu gây nên hàng hoá khó bán. Những sản phẩm
mà hộ sản xuất sản xuất ra như cá, thịt lợn, thịt gà, rau, quả.. cũng gặp ếch tắc
khó tiêu thụ bởi vì thị trường bị ảnh hưởng tâm lý cho rằngtt là huyện giáp
danh thủ đô lại là vùng trũng nên chịu những chất thải ở trung tâm thành phố
bị ảnh hưởng những độc tố. Nên khách hàng ít tiêu thụ những sản phẩm này.
Song cũng có nhiều hộ kinh doanh thua lỗ sử dụng vốn sai mục đích và
cố ý lừa đảo, chầy ì không có ý thức trả nợ, không xác định rõ trách nhiệm
của người vay để trả nợ Ngân hàng .
Hay là một số hộ nghèo đói lại không biết cách tổ chức sản xuất tiêu
lạm vào vốn vay Ngân hàng.
Về vấn đề này ta có thể thấy rõ hơn qua các số liệu nguyên nhân nợ quá
hạn qua các năm
*Vào năm 1997, nợ quá hạn do thiên tai dịch bệnh chiếm 48% (chiếm
tỷ lệ cao nhất).
- Nợ quá hạn do kinh doanh thua lỗ ( hạ giá sản phẩm, hư hỏng sản
phẩm) chiếm 23,6%.
- Nợ quá hạn do sử dụng sai mục đích 8,3%.
- N ợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan kiểm tra đôn đốc không sâu
sát chiếm 4%.
*Năm 1998: Tình hình nợ quá hạn phân theo nguyên nhân.
-Do thiên tai bão lụt hạn hán 13,4% (649 triệu đồng).
-Do kinh doanh thua lỗ, gặp rủi ro bất ngờ 67,4%.
-Do sử dụng sai mục đích 1,7%.
-Do khách hàng lừa đảo, chầy ì 2,6%.
-Do chủ quan của Ngân hàng 14,9%.
@ Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian trong vòng 3 năm ( từ
1998-2000).
Bảng23: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian và kỳ hạn nợ.
1998 1999 2000 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng số nợ quá hạn 4.831 5.735 4.131
Theo thời gian 4.831 100 5.735 100 4.131 100
Dưới 6 tháng 1.001 20,7 2.188 38,1 1186 28,7
Từ 6 – 12 tháng 681 14,1 96,6 16,8 1.215 29,4
Trên 12 tháng và
NQH khó đòi
3.149 65,2 2.581 45,0 1.730 41,9
Theo kỳ hạn nợ 4.831 100 5.735 100 4.131 100
Ngắn hạn 4.306 89,1 5.017 87,5 3.650 88,3
Trung dài hạn 525 10,9 718 12,5 481 11,6
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 1998 - 2000.
Tổn thất do thiên tai bất khả kháng chiếm tỷ trọng cao, sản xuất Nông
nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường xung quanh như thời tiết
không thuận lợi, sâu bệnh ở cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng xấu đến thu nhập
của hộ sản xuất và giảm khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng. Năm 1997
xảy ra thiên tai lũ lụt, thời tiết xấu đã làm cho nợ quá hạn do thiên tai bất khả
kháng gây ra chiếm tới 48% tổng dư nợ quá hạn.
Một nguyên nhân cũng chiếm tỷ trọng cao là do khách hàng kinh doanh
thua lỗ: Năm 1997 là 23,6%, năm 1998 là 67,4%, một con số quá cao. Điều
này xuất phát từ năng lực sản xuất kinh doanh của nhiều hộ còn kém, thiếu
thông tin về thị trường nhất là về vấn đề giá cả hàng hoá. Tình trạng ép giá
nông sản lúc thu hoạch xảy ra thường xuyên làm giảm thu nhập người lao
động. Nhiều hộ do không tính toán được nhu cầu thị trường dẫn đến thua lỗ,
không trả được nợ Ngân hàng.
Trong doanh số dư nợ quá hạn ở bảng trên thì doang số dưnợ quá hạn
trên 12 tháng và nợ khó đòi chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm (từ 1998 đến
2000). Năm 1998 doanh số này chiếm 65,2%; năm 1999 là 45% và năm 2000
là 41,9%. Trung bình mỗi năm đạt 50,7% trong tổng dư nợ quá hạn.Tuy tỉ lệ
này có giảm nhưng vẫn còn rất lớn.Tỉ lệ này thường tập trung vào những hộ
do bị thiên tai mất mát hầu như mất trắng 100% số vốn đầu tư vào sản xuất.
Tỉ lệ dư nợ quá hạn dưới sáu tháng cũng chiếm khá cao, bình quan mỗi
năm chiếm hơn 29% trong tổng doanh số.
Trong tổng doanh số dư nợ quá hạn thu kỳ hạn thì tỷ lệ dư nợ quá hạn
ngắn hạn chiếm phần lớn trung bình mỗi năm chiếm hơn 88% trong tổng
doanh số dư nợ quá hạn. Đây cũng là một điều dễ hiểu và doanh số dư nợ vay
vốn của hộ sản xuất chủ yếu là những món vay ngắn hạn.
IV. Kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong huy động và
sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
1.Kết quả đạt được .
1.1. Kết quả.
Kết quả nổi bật nhất là dư nợ cho nay hộ sản xuất ngày càng tăngvà
duy trì ở mức cao. Dư nợ cho vay hộ sản xuất hàng năm đạt gần 37.000 triệu
đồng giúp trên 4.227 hộ sản xuất có đủ vốn đáp ứng kịp thời cho sản xuất
kinh doanh, giải quyết việc làm cho bà con nông dân trên địa bàn góp phần
thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đổi mới xã
hội ở nông thôn, giúp các hộ sản xuất xoá đói giảm nghèo, điển hình là cho
đến nay toàn huyện chỉ còn 395 hộ nghèo chiếm 0,75%. Đặc biệt là kết quả
cho vay hộ sản xuất năm 1997 ( tập trung vào quí VI năm 1997 ) đã khẳng
định chủ trương nhà nước chỉ đạo của ngành Ngân hàng đúng đắn sát với đòi
hỏi của nông dân và nông thôn, kích thích sản xuất thâm canh sản xuất hàng
hoá trong Nông nghiệp.
Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã
góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của huyện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong Nông nghiệp nông nghiệp nông thôn.
Doanh số vay vốn hàng năm bình quân khoảng 33620 triệu đồng riêng
cho vay ngành Nông nghiệp xấp xỉ 19.610 triệu đồng mỗi năm trong đó chú
trọng đầu tư vào các chương trình kinh tế đặc biệt là ngành chăn nuôi hướng
đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Điều này phù hợp với xu hướng phát
tiển theo hướng chăn nuôi của hộ sản xuất ở huyện và cung ứng vốn kịp thời,
để họ có điều kiện phát triển.
Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn liên tục tăng trong tổng dư nợ cho vay
hộ sản xuất, đây là một điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ
sản xuất về máy móc, thiết bị công tác phục vụ sản xuất, đầu tư chiều sâu như
cải tạo vườn mua giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao... góp phần nâng cao
giá trị sản phẩm Nông nghiệp của hộ sản xuất.
Ngân hàng đã xúc tiếp lập thủ tục khoanh, giãn nợ.
Năm 1999: Giãn nợ theo Công văn 2181 (ngày 23/9/1999) với tổng số
hộ là 188 hộ bằng 1.500 triệu đồng.
Sử lý rủi ro theo Công văn 238 đối với hộ sản xuất thực sự khó khăn,
không còn nguồn trả nợ với tổng số hộ là 161 hộ số tiền 370 triệu đồng. Và
năm 2000 đãauwr lý dư nợ vay bị thiệt hại do thiên tai với số tiền hơn 251
triệu đồng. Đây là một sự quan tâm lớn của chính sách Ngân hàng đối vơí hộ
sản xuất làm ăn gặp khó khăn bất khả kháng.
Đối với phía hộ sản xuất với số vốn huy động được từ Ngân hàng, đã
đầu tư vào đúng mục đích,đưa lại kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, đem
lại cuộc sống của hộ sản xuất ngày càng khá dả hơn, những hộ nghèo thì thoát
khỏi đói nghèo, và nhiều hộ đã trở nên giàu có đem lại giá trị sản xuất của
huyện ngày một gia tăng (với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm đạt
10,4% trong đó ngành Nông nghiệp bình quân mỗi năm đạt 7,1%. Và đặc biệt
là tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 1118 hộ năm 1995 chiếm tỉ lệ 2,41%đên năm
2000 chỉ còn 395 hộ chiếm 0,75%).
Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm bằng hình thức cho vay qua tổ
nhóm như Hội phụ nữ, Hội nông dân đã tập trung đầu mối khách hàng, nâng
cao hiệu quả quản lý, giảm khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng và tỷ lệ
an toàn vốn cao. Đến nay Ngân hàng đã xây dựng và cho vay 194 tổ với số
thành viên trong tổ 4.231 thành viên trong tất cả 25 xã của huyện.
1.2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân để đạt được những kết quả trên bên cạnh những chủ
trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ, Ngân hàng No Việt Nam, còn có
sự cố gắng của bản thân Ngân hàng No Thanh Trì với chính sách biện pháp
của Ngân hàng.
Ngân hàng đã xác định đối tượng khách hàng phục vụ chính là hộ sản
xuất. Nhờ đó Ngân hàng đã khai thác được tiềm năng to lớn của thị trường
này không ngừng phát tiển tạo được cơ sở vững chắc.
Mở rộng tín dụng luôn lấy hiệu quả làm thước đo, hiệu quả thể hiện
qua việc cho vay có trọng điểm, theo nhu cầu được tính toán chặt chẽ của
khách hàng cụ thể là phải kiểm tra chặt chẽ trước khi cho vay, trong quá trình
sử dụng vốn vay, khả năng và hình thức hoang trả, các vấn đề khác liên quan
đến người vay.Việc thẩm định và quyết định cho vay được thực hiện bởi hai
bộ phận khác nhau, độc lập với nhau từ khi tiếp nhận dự án đến khi phê duyệt
cho vay.
Củng cố mạng lưới Ngân hàng nhất là Ngân hàng cấp 4 để tiếp cận gần
dân.
Coi trọng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Ngân hàng với các cấp
chính quyền địa phương, nắm vững tình hình phát triển kinh tế địa phương để
xác định hướng cho vay, biện pháp tháo gỡ với những món vay gặp khó khăn
Ngân hàng đã phối hợp với đoàn thể, quần chúng để xây dựng tổ nhóm, thực
hiện cho vay qua tổ nhóm tạo thuận lợi cho hộ sản xuất đặc biệt là hộ nghèo.
Bên cạnh đó là sự ý thức được của hộ sản xuất vay vốn , biết vay để
làm gì và đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả. Một phần huyện Thanh Trì là
huyện giáp danh với thủ đô nên có điều kiện và trình độ dân trí cao, nên ý
thức được mục đích vay vốn của họ.
2. Những mặt còn tồn tại:
2.1. Tồn tại.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất mấy năm qua đạt ở mức thấp
chưa tương ứng với tiềm năng yêu cầu của cộng đồng.
Doanh số cho vay hộ sản xuất mấy năm qua chững lại chưa đáp ứng
được nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất là bao nhiêu.
Ví dụ như năm 1996 mức nhu cầu vay vốn ước là 62.027 triệu đồng
nhưng doanh số cho vay chỉ đạt 51.388 triệu đồng với 4.925 lượt hộ, năm
1997 ước nhu cầu vay vốn là 52.950 triệu đồng thực tế cho vay là 30.715 triệu
đồng , năm 1998 nhu cầu vay vốn là 50.870 triệu đồng nhưng doanh số vay
thực tế chỉ đạt 38.498 triệu đồng nhưng doanh số vốn vay thực tế là 35.984
triệu đồng với 4.500 lượt hộ. Nhìn chung là nguồn vốn cung ứng còn thấp.
Các hộ sản xuất có nhu cầu vay lớn hơn 10 triệu đồng gặp khó khăn.
Nguồn vốn trung – dài hạn còn chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng doang
số vốn vay đây là điều gây trở ngại cho ngững hộ sản xuất muốn đầu tư vào
những dự án lớn sản xuất với chu kỳ dài hạn.
Tỷ lệ dư nợ quá hạn còn chiếm tỉ lệ cao trung bình mỗi năm 11,7%
tổng dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ cho vay.
Trong đó nợ quá hạn trên 12 tháng và nợ khó đòi chiếm tỷ trọng cao,
trung bình mỗi năm chiếm gần 50,7% trong tổng số dư nợ quá hạn.
Nợ quá hạn còn gây ách tắc cho đầu tư vốn, xử lý tài sản thế chấp đối
với nợ quá hạn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu hướng dẫn cụ thể nên chưa thiết
thực tháo gỡ cho nông dân. Chưa mạnh dạn đầu tư cho hộ sản xuất có nợ quá
hạn sản xuất .
Cho vay qua tổ chức xã hội, đoàn thể còn hạn chế.
Cho vay cầm cố chưa có kho tàng để chứa vật cầm, chưa có cán bộ
giám định chuyên trách.
Cán bộ điều tra còn sơ sài, quản lý còn lỏng lẻo để hộ sản xuất sử dụng
sai mục đích.
Hiệu quả vốn vay hộ sản xuất đối với phát triển kinh tế của huyện thể
hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp. Tốc độ tăng trưởng của ngành
Nông nghiệp bình quân mỗi năm chỉ đạt 7,4%, trình độ trang bị cơ sở vật chất
kĩ thuật của nền kinh tế địa phương còn thấp kém, lạc hậu, sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế diễn ra chậm. Kinh tế hộ sản xuất chưa phát triển như tiềm năng
của huyện, thể hiện ở mức sống dân cư còn thấp. Hiện nay vốn đầu tư của
Ngân hàng chủ yếu tập trung vào nông nghiệp. Tỷ trọng cho vay ngành này
xấp xỉ 59% trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất, trong khi đó vốn đầu tư
cho ngành công nghiệp – TTCN vẫn ở mức thấp, trung bình khoảng gần 7%
năm. khối lượng tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành này, ngành
đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại
hoá Nông nghiệp nông thôn.
2.2. Nguyên nhân.
*Nguyên nhân chủ quan.
Cho vay hộ sản xuất với số lượng khách hàng đông, hồ sơ cho vay quản
lý nhiều, địa bàn nhiều vùng đi lại khó khăn nên một số cán bộ thẩm định cho
vay sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế, số
khác lại quá thận trọng và chặt chẽ làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh có lợi
cho Ngân hàng. Mặt khác, cơ chế giải ngân thu nợ trực tiếp cũng là nguyên
nhân gây quá tải đối với cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng chưa được chuyên môn hoá phù hợp với từng loại hình
sản xuất cụ thể. Vai trò quan trọng của người cán bộ tín dụng cần phải thực
hiện ở chỗ là người trực tiếp với hộ sản xuất. Cán bộ tín dụng chưa giám sát
thường xuyên đồng vốn bỏ ra của Ngân hàng từ khi cho vay đến khi thu hồi.
Vì vậy ở đây một nguyên nhân gây ra nợ quá hạn là sự hiểu biết của
cán bộ tín dụng về kĩ thuật và những vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh, về cây trồng vật nuôi còn hạn chế.
*Nguyên nhân khách quan.
Môi trường kinh doanh chưa ổn định: nền kinh tế chuyển sang cơ chế
thị trường mới được một thời gian ngắn, nhiều hộ sản xuất không bắt kịp
những thay đổi của thị trường nhất là về chất lượng, chủng loại, giá cả sản
phẩm hàng hoá. Đa số hộ sản xuất bị hạn chế về năng lực sản xuất kinh
doanh, trình độ quản lý và kĩ thuật sản xuất thủ công lạc hậu, việc tích luỹ ban
đầu rất nhỏ nên trong điều kiên cạnh tranh gay gắt trên thị trường, giá bán
nông sản chững và hạ, cũng có thời điểm hạ hơn cầu nên khó tiêu thụ sản
phẩm, bởi khách hàng vẫn còn ý nghĩ ngại sản phẩm Nông nghiệp của huyện
ảnh hưởng những độc tố chất thải của những nhà máy công nghiệp từ Hà Nọi
thải về nên giá cả rất thấp so với những mặt hàng ở nơi khác nhất là như cà,
rau xanh ..
Trên địa bàn huyện chưa có các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm
chưa có đầu ra ổn định nên chưa khuyến khích sản xuất hàng hoá trong Nông
nghiệp phát triển sản phẩm thời vụ bị thua thiệt.
Một nguyên nhân khách quan khác là do những hạn chế như trình độ
dân trí thấp, thiếu những kĩ năng, kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất nên có rất
nhiều khách hàng không biết nên sản xuất cái gì, nuôi con nào, trồng cây gì và
sản xuất như thế nào vì vậy mà tiền vay không được sử dụng đúng mục đích,
khả năng khách hàng không trả được nợ coa.
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của tài chính tiền tệ khu vực
cũng gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế nước ta và cũng có tác động trực tiếp
trên địa bàn huyện, ngoại tệ mạnh có lúc đột biến bất thường tình hình sản
xuất đình đốn khó khăn. Thiên tai, úng ngập, dịch bệnh xảy ra liên tục trong
những năm gần đây thiệt hại mùa màng và kết quả sản xuất rất lớn, nhiều hộ
sản xuất bị thiệt hại 100%. Đặc biệt trong năm 1997 bị thiệt hại 12.895 triệu
đồng và bị nhập úng 339,4 ha. Cá bị tràn bờ, hoa màu, cây cảnh bị thiệt hại
gây ra dịch bệnh.
Tệ nạn xã hội còn phổ biến như nghiện hút, cờ bạc, số đề, rượu chè nợ
dây dưa.. nạn tảo hôn, sinh con nhiều gây không ít khó khăn cho sản xuất, xã
hội..
Điều kiện tín dụng chưa đầy đủ, số hộ sản xuất được cấp giấy chứng
nhận sử dụng đất ở và đất canh tác còn ít, toàn huyện mới được cấp khoảng
40%.
Tài sản thế chấp ở khu vực nông thôn vừa không đủ các điều kiện như
không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nên khó xử lý.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HỘ SẢN XUẤT Ở HUYỆN THANH TRÌ
I. Phương hướng chung về huy động vốn và sản xuất vốn tín dụng ngân hàng
để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
1. phương hướng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam.
Để thực hiện hướng đầu tư và chính sách tín dụng ngân hàng để phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thông do Chính phủ đề ra, đồng thời căn cứ
định hướng của Thống đốc Ngân hàng nông nghiệp, NHNo & PTNT Việt
Nam đưa ra định hướng: Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực
quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm để thực hiện tốt vai trò chr lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm tối thiểu rủi ro tín
dụng, đa dạng hoá và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Đồng thời NHNo & PTNT Việt Nam cho vay các đối tượng chủ yếu
sau:
- Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hàng hoá, vùng
chuyên canh tập trung. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho
vay theo hướng tập trung có thị trường ổn định trong và ngoài nước.
- Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng sinh thái môi
trường đặc sản trong đó đồng bằng sông Hồng là lương thực, rau quả, chăn
nuôi lợn, gà, trâu bò...
- Hộ sản xuất là khách hàng chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình
kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác.
2. phương hướng phát triển kinh tế huyện Thanh Trì.
Cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Trì trong giai đoạn từ năm 2001 -
2005, chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng
công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Trong nông nghiệp tăng tỷ trọng chăn
nuôi.
Phương án đề ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện bình quân mỗi
năm là 11%. Trong đó:
- Nông nghiệp tăng 5,5%.
- Công nghiệp tăng 15,5%.
- Thương mại - dịch vụ tăng 17,5%.
Cơ cấu nông nghiệp là 41%, công nghiệp 40%, thương mại - dịch vụ là
19%.
Trong đó đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu sau (phấn đấu năm 2005).
+ Sản lượng lương thực quy thóc: 27.000 tấn.
+ Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi: 42.000 con.
+ Tổng đãn trâu bò: 2.000 con
+ Đàn gia cầm: 250.000 con
+ Sản lượng cá: 4.000 tấn
+ Sản lượng rau: 40.000 tấn
Mở rộng diện tích trồng rau sạch lên: 50 ha.
Tăng diện tích cây ăn quả: 50 ha.
- Tiếp tục chuyển 250 ha chân ruộng trũng sang 1 vụ lúa 1 vụ cá.
Xây dựng mô hình vườn cây ăn quả.
Định hướng cụ thể là:
+ Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện
đại hoá, đồng thời tiến hành đồng bộ các yếu tố cơ bản sau:
Vật liệu sản xuất nông nghiệp: Thông qua thành tựu và tác động của
công nghệ sinh học, hoá học tạo ra giống mới có năng suất, xã xhaats lượng
cao.
Đổi mới động lực, công cụ sản xuất nông nghiệp: tập trung chủ yếu vào
những ngành và công đoạn có nhu cầu cấp thiết mà lao động thủ công làm
không có hiệu quả như bơm nước bảo vệ thực vật, làm đất, chế biến, bảo
quản, vận chuyển. Trước hết vào những vùng nông nghiệp tập trung, thâm
canh sản xuất nhiều nông sản cho nhu cầu xuất khẩu.
Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề nông nghiệp nông thôn - công
nghiệp nông thôn được xác định bắt đầu bằng các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp được hình thành và tồn tại trong làng xã chuyên làm nông nghiệp với
vị trí là nghề phụ trong các làng nghề truyền thống. Khuyến khích các thành
phần mở ra nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng.
Cải tạo, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn,
xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu.
3. phương hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT huyện
Thanh Trì.
Hộ sản xuất là khách lâu đời, lau dài của ngân hàng. cho vay hộ sản
xuất lực thực hiện chiến lược phát triển kinh tế về nông nghiệp và cũng là
phát triển hệ thống ngân hàng nông nghiệp nói chung NHNo & PTNT Thanh
Trì nói riêng.
* Thứ nhất: Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, ngân
hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu
tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư có trọng điểm góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
Mục tiêu phấn đấu huy động vốn 250 tỷ .
Dư nợ 150 tỷ trong đó hộ sản xuất 65 tỷ
Tỷ lệ cho vay trung - dài hạn: 18 - 20%/tổng DN
* Thứ hai: Gắn tín dụng với đầu tư phát triển nông thôn thông qua
Quốc tế liên kết các thành phần kinh tế. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
chuyển đổi cơ cáu cây trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đế chế
biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là:
+ Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, mua giống lúa mới có năng suất
và chất lượng cao; xây dựng các công trình thuỷ lợi nội đồng; mua phân bón,
hoá chất, thiết bị công tác.
+ Tiếp tục đầu tư vốn vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án
nân cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Đầu tư khôi phục hiệu quả các ngành nghề truyền thống, mạnh dạn
phát triển những ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho
người nông dân.
+ Nghiên cứu đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, lao động, đất đai.
* Thứ ba: Giảm thấp nợ quá hạn. Mục tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn hàng là
dưới 3%.
II. Giải pháp huy động và sản xuất vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế
hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.
1. Giải pháp huy động vốn tín dụng ngân hàng.
Huy động vốn để tăng trưởng đáp ứng cao nhất nhu cầu vốn cho các hộ
sản xuất phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, góp phần đổi mới thị trường
nông thôn.
Để thực hiện cho vay mở rộng có hiệu quả cần có giải pháp huy động
vốn và phương châm của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Đặc biệt để thực
hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những năm tới, đòi
hỏi nguồn vốn rất lớn. Chính vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì luôn
cần phải nhận thức đúng đắn về việctạo lập thị trường đầu vaò của mình bằng
chiến lược khách hàng đúng đắn. Và điều kiện thực tế của huyện để tăng thêm
nguồn vốn tín dụng cần phải tập trung vào một số vấn đều sau:
1.1. Mở rộng mạng lưới tín dụng.
Khai tác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và của dân cư trên
địa bàn huyện, phấn đấu huy vốn để có một nền vốn ổn định vững chắc, cải
tiến cơ cấu vốn hợp lý và có lãi suất đầu vào thấp.
Bằng cách tăng cường tuyên truyền vận động khách hàng bổ sung cơ sở
vật chất cho các bàn tiết kiệm, ngân hàng cấp 4 chấn chỉnh tác phong cán bộ,
phục vụ khách hàng nhanh chóng dễ hiểu nhưng an toàn, giữ tín nhiệm. Đặc
biệt là xác định vị trí vai trò của kinh tế tư nhân hộ gia đình trong huyện thông
qua tỷ trọng tiền gửi của dân cư trong những năm gần đây trong tỷ trọng
nguồn vốn huy động.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh vì
đó chính là động lực phát triển kinh tế xã hội vì khi sản xuất kinh doanh phát
triển thì nhu cầu về vốn vay sẽ tăng lên đảm bảo tương quan giữa đầu vào và
đầu ra làm cho công tác tín dụng đạt hiệu quả cao.
1.2. Chính sách khách hàng.
Giữ khách truyền thống lâu năm là một chiến lợc kinh doanh của ngân
hàng có hiệu quả. Marketing thực thi chính sách khách hàng hấp dẫn (lãi suất,
dịch vụ, phong cách, thái độ phục vụ...) để tăng thêm số lượng khách hàng số
vốn kỳ hạn, gửi vốn của khách hàng đảm bảo cơ cấu hợp lý.
Nắm sát diễn biến cung cầu vốn trên địa bàn áp dụng linh hoạt rộng rãi
mọi hình thức, biện pháp để thích hợp, để huy động vốn trong các tầng lớp
dân cư. Thực hiện triệt để các giải pháp thông tin, quảng cáo lãi suất hợp lý,
kỳ hạn huy động, thái độ phục vụ tận tình, công nghệ nhanh chóng để dân yên
tâm gửi vốn tại ngân hàng mình.
Tiềm năng nguồn vốn trong dân cư của huyện rất dồi dào, do vậy đã
thu hút rất nhiều nhà chính sách cũng như cơ quan tài chính ngân hàng. Do
vậy Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì luôn cần phải xác định đúng đắn được
nguồn vốn từ tay dân cư bằng các biện pháp cụ thể với các hình thức đa dạng
hoá vốn khác nhau.
Các đoàn thể tổ chức trong huyện đều có vốn như Hội phụ nữ, Hội
nông dân đang nằm trong tay của người phụ trách, do đó vừa gây lãnh phí vừa
không an toàn, ngân hàng phải sơm khai thác nguồn vốn này.
Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thanh Trì luôn là đơn vị thừa vốn
nhưng nguôn vốn để cho vay dài hạn trong nông nghiệp thì còn thiếu, do đó
việc mở rộng diện tích canh tác, xây dựng chuồng trại chăn nuôi đổi mới khoa
học công nghệ sản xuất sửa chữa máy móc thiết bị các phương tiện rất khó
thực hiện.
1.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn.
Bên cạnh việc huy động vốn ngắn hạn thì phải chú trọng đến hình thức
huy động vốn trong dài hạn nhằm sđáp ứng cho nhu cầu cấp thiết của khách
hàng.
- Đối vớiq huy động nguồn vốn ngắn hạn.
Ngoài các hình thức huy động vốn truyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng tín dụng và một số giải pháp huy động và sản xuất vốn tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì.pdf