Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có mục tiêu bao trùm đó là
tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại
mà là điều kiện để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để có được lợi nhuận
và lợi nhuận ngày càng tăng thì doanh nghiệp phải từng bước nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
83 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng Người 1.970 2.250
Nguồn: Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2010
2.2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công
ty đến năm 2010
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày một
nâng cao. Xu hướng tiêu dùng nhằm vào các chủng loại giầy dép phong phú
về mẫu mã, chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp. Đối với từng khu vực kinh tế
và thương mại khác nhau có thị hiệu tiêu dùng giầy dép khác nhau. Để định
hướng thị trường tiêu thụ cần căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị
trường cụ thể.
* Thị trường xuất khẩu
- Thị trường EU: Đây là thị trường lớn, với 360 triệu dân, có sức tiêu
dùng giầy dép cao (6-7 đôi/người/năm). Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu
giầy dép với khối lượng lớn. Trong số giầy dép tiêu dùng, nhu cầu cho bảo vệ
chân chỉ là 35%, còn lại 65% là giầy dép mẫu mốt thời trang, đòi hỏi rất cao
về chất lượng sản phẩm và hình thức mẫu mã. Do đời sống được nâng cao, xu
hướng tiêu dùng ở đây về giầy da là có nhiều hơn (có độ bền cao, giữ dáng tốt
trong quá trình sử dụng, mềm mại, độ ẩm thấp mồ hôi tốt…).
- Thị trường Đông Âu: Là thị trường có số dân tương đối lớn, trên 300
triệu người, mức độ tiêu dùng bình quân 5-6 đôi/người/năm, có sức tiêu thụ
lớn, yêu cầu chất lượng không quá cao, không cần hạn ngạch, xu hướng tiêu
dùng các loại giầy dép phổ thông. Tuy nhiên, do đồng tiền ở đây không ổn
định, việc buôn bán trao đổi mạo hiểm theo phương thức chính thống, có triển
vọng hợp tác theo phương thức đổi hàng, sản xuất tại chỗ của các nước sở tại
hạn chế, nhu cầu nhập khẩu lớn.
- Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc có tiềm năng rất
lớn về sản xuất giầy dép nhưng do thiếu lao động đơn giá nhân công tăng, chi
phí sản xuất cao nên đã chuyển dịch sang các nước khác. Hiện nay, Nhật Bản
52
có nhu cầu nhập khẩu khá lớn khoảng 250 triệu đôi trong một năm. Tuy
nhiên, thị trường này đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, các loại mẫu
mốt cũng phải đa dạng và phong phú, phải phù hợp với truyền thống của
người dân Nhật.
- Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Với số dân 260 triệu người, bình quân tiêu
thụ giầy dép 6-7 đôi/người/năm. Đây là thị trường hấp dẫn nhiều bạn hàng
mậu dịch trên thế giới. Xu hướng tiêu dùng các chủng loại giầy dép mang tính
quốc tế cao, kiểu dáng đẹp, mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng. Hàng năm
tiêu dùng 1,3 tỷ đôi/năm trên thị trường giầy ở đây có rất nhiều triển vọng.
* Thị trường nội địa
Là thị trường hiện nay còn đang rất yếu, chưa tập trung khai thác, trong
thời gian qua lượng tiêu thụ sản phẩm giầy da tuy có xu hướng tăng nhưng
không đáng kể, do vậy chỉ có số ít doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường nội địa
như Giầy vải Thượng Đình, Vinagiay, Bistis…, do đó các doanh nghiệp phải
cạnh tranh trên thị trường nội địa là rất khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập
thành viên AFTA, thị trường nội địa sẽ là "Sân chơi" của các nước trong khu
vực (các nước trong khu vực cũng và đã đang hướng đầu tư vào lĩnh vực giầy
ở Việt Nam). Với số dân gần 80 triệu người hiện nay vào khoảng 100 triệu
người vào năm 2010 mỗi năm nhu cầu tiêu thụ trong thời kỳ này khoảng 200
triệu đôi, đây sẽ là thị trường có tiềm năng rất lớn. Do vậy, nó vừa là cơ hội,
vừa là thách thức đối với Ngành da giầy Việt Nam nói chung và đối với công
ty Giầy Thăng Long nói riêng, cho nên Công ty cần phải nhận thức rõ đựơc
vấn đề này để có những chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với sự
đòi hỏi ngày càng lớn của thị trường.
Từ phân tích trên định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến năm
2010 của công ty.
+ Hình thành mạng lưới tiêu thụ xuyên suốt trên phạm vi cả nước, tài
chính các đại lý, các cửa hàng lẻ để dần thoả mãn thị hiếu và nhu cầu tiêu
53
dùng, tài chính nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, chú trọng mẫu mốt thưòi
trang để vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
+ Tăng cường và phát triển mối quan hệ sẵn có với các khách hàng
truyền thống thuộc các thị trường EU như Pháp, Đức…
+ Thu hút lượng khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường sang Mỹ,
Nhật, Đông Âu (Nga).
+ Tìm và nối lại bạn hàng truyền thống bị mất trước kia, hướng sang thị
trường Mỹ Latinh (Mexico). Bởi thị trường này ngược mùa với Châu Âu, cho
nên Công ty cần tận dụng cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cho công ty
mình để lượng sản phẩm xuất khẩu được ổn định trong năm, giảm bớt tính
thời vụ của sản phẩm đồng thời còn giúp cho công ty luôn có nguồn thu từ
xuất khẩu ổn định, để tăng doanh thu trong công ty, người lao động có việc
làm thường xuyên, thu nhập ổn định
+ Cần có chiến lược trong nước, đồng thời tài chính mạng lưới tiêu thụ
tại các thành phố lớn, khu công nghiệp trọng tâm, khu dân cư, vùng nông
thôn… để đáp ứng yêu cầu của đông đảo người tiêu dùng, tạo thế cạnh tranh
với các công ty Giầy trong nước cũng như các nước trong khu vực.
+ Từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả và vươn
tới tiêu thụ cho khách hàng trực tiếp đối với hàng xuất khẩu, tổ chức hệ thống
giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thông qua các bạn hàng nước ngoài.
+ Chú trọng đào tạo thiết kế mẫu thời trang, đào tạo đội ngũ tiếp thị trẻ,
có năng lực để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, giúp công ty chuyển
đổi phương thức kinh doanh nhanh chóng.
+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hoà nhập vào khu vực thông qua
đầu tư phát triển, tổ chức mở rộng sản xuất, ứng dụng hệ thống quản lý theo
tiêu chuẩn ISO - 9000, góp phần đưa các sản phẩm của công ty có vị trí trên
thị trường quốc tế.Tăng cường các hoạt động hội chợ, hội thảo, tìm hiểu và
giao lưu quốc tế.
54
Căn cứ vào xu hướng tiêu dùng trên các thị trường, công ty Giầy Thăng
Long định hướng chiến lược tiêu thụ cho các khu vực thị trường đến năm
2010 như sau:
55
Bảng 11: Mục tiêu sản phẩm tiêu thụ trên một số thị trường đến năm 2010 của
công ty giầy thăng long
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Thị
trường SLSP
(đôi)
Tỷ
trọng
(%)
SLSP
(đôi)
Tỷ
trọng
(%)
SLSP (đôi)
Tỷ
trọng
(%)
EU 3.400.000 89,5 5.560.000 63,5 8.300.000 52,2
Mỹ 15.000 0,4 1.310.000 14,7 2.950.000 18,6
Đông Âu 18.000 0,5 1.060.000 11,9 2.930.000 18,4
Nội địa 350.000 9,2 880.000 9,9 1.170.000 10,8
Tổng 3.783.000 100 8.900.000 100 15.890.000 100
Nguồn định hướng phát triển sản phẩm của Công ty đến năm 2010.
Tuy nhiên hiện nay, số lượng của công ty vào các khu vực này còn ở
mức khiêm tốn, do đó công ty cần phải chuẩn bị mọi điều kiện để tăng thị
phần thị trường vào các thị trường này đặc biệt là khi Việt Nam được hưởng
quy chế tối huệ quốc (MFN). Dự kiến đến năm 2008 trở đi thị trường Mỹ sẽ
là thị trường trọng điểm của công ty.
Như vậy, định hướng thị trường kinh doanh xuất khẩu của Công ty
Giầy Thăng Long đến năm 2010 tập trung vào 3 khu vực thị trường mục tiêu
chính đó là: thị trường truyền thống EU, thị trường Mỹ và Bắc Mỹ và các thị
trường tiềm năng Đông Âu. Ngoài những thị trường trọng điểm của chiến
lược mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn rất
chú trọng một số thị trường như châu Á (Nhật Bản), Mỹ Latinh (Mexico)…
Đặc biệt quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng và phát triển thị trường
nội địa là một thị trường thực sự có nhiều tiềm năng, dân số khá đông, thu
nhập còn thấp cho nên yêu cầu về chất lượng cũng như hình thức mẫu mã thời
trang là không cao, khả năng đáp ứng của công ty là để thoả mãn, tuy nhiên
cần phải ý thức rõ ràng điều kiện kinh tế của người dân ngày càng được nâng
cao do đó việc thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất cũng như mẫu mã
56
sản phẩm là một việc làm thường xuyên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời tăng sức cạnh tranh với các doanh
nghiệp sản xuất giầy dép trong nước cũng như các nước trong khu vực.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Để thực hiện được những phương hướng, mục tiêu đề ra trong những
năm tới, đòi hỏi công ty phải hoàn thiện chính bản thân mình. Sau đây là một
số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có căn cứ
vững chắc cho xây dựng phương án sản xuất sản phẩm
1.1. Điều tra nghiên cứu thị trường
Hiện nay chúng ta đang trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần;
cho nên sự cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tiến tới
chúng ta còn tham gia vào quá trình thương mại hoá khu vực. Do đó để tồn tại
và phát triển, công ty Giầy Thăng Long phải không ngừng tăng cường, đẩy
mạnh công tác nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước. Trước hết phải
giữ vững thị trường ngoài nước, sau đó hướng đến thị trường nội địa, tạo ra
mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào, tạo sự ổn định
trong khâu sản xuất với mỗi thị trường. Công ty sẽ đưa ra các chính sách giá
cả, phân phối sao cho phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
Công tác điều tra nghiên cứu thị trường giúp cho các doanh nghiệp nắm
bắt được nhu cầu thị hiếu tiêu dùng để từ đó sản xuất được những sản phẩm
phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, công tác này còn là phương
tiện tăng thu nhập và cung cấp các thông tin tốt nhất về thị trường giúp công
ty trong công tác xây dựng các chiến lược kinh doanh, kế hoạch hoá các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay tại công ty công tác điều tra
nghiên cứu thị trường là hầu như không có. Do đó công ty cần lập ra một bộ
phận thực hiện nhiệm vụ này. Trong công tác điều tra nghiên cứu thị trường
công ty cần chú ý:
57
- Thu thập những thông tin từ người tiêu dùng trực tiếp các sản phẩm
để từ đó phân tích xem người tiêu dùng phản ứng như thế nào về sản phẩm về
giá cả, chất lượng mẫu mã sản phẩm của công ty cũng như các công ty khác.
- Thu nhập các thông tin về phương thức và cách thức bán hàng, hình
thức phục vụ khách hàng, các chính sách tiêu thụ của đối thủ cạnh tranh để
phân tích và so sánh với công ty. Lấy ý kiến đóng góp của khách hàng bằng
cách thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng.
- Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết thì tiến hành phân
tích xử lý và đưa ra nhận xét để cung cấp cho các bộ phận cần thiết.
Trước hết Công ty Giầy Thăng Long phải tổ chức thiết lập hệ thống thu
thập xử lý các thông tin liên quan tới vấn đề thị trường của công ty. Công ty
có những sản phẩm truyền thống, khách hàng trong và ngoài nước đã trở nên
quen thuộc. Do đó nội dung nghiên cứu thị trường là tìm hiểu khả năng tiêu
thụ, mức giá bán, loại sản phẩm nào, với mẫu mã ra sao để có thể mở rộng thị
trường.
1.2. Phương thức tiến hành
- Phát hiện vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Từ những nội dung nghiên cứu, thực trạng hiện tại của Công ty để tìm
ra những mục tiêu quan trọng nhất, cấp thiết nhất như nhu cầu khách hàng
trong tương lai, thị trường nào có nhu cầu lớn, các đòi hỏi của thị trường mà
công ty có thể đáp ứng được tốt nhất.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Nguồn thông tin bao gồm: nguồn thông tin đã được công ty khác
nghiên cứu và cung cấp nguồn thông tin lần đầu tiên được công ty thu thập
nghiên cứu.
Nguồn thông tin đầu đỡ tốn kém, tiết kiệm thời gian, cũng một thông
tin nhưng mỗi người khai thác ở một khía cạnh khác nhau. Đây là điều kiện
cần nhưng chưa đủ vì có nhiều người biết do đó không còn bí mật.
58
Với khả năng của công ty, việc tự thu thập thông tin là quan trọng hơn
có 3 phương pháp nghiên cứu:
+ Tiến hành quan sát (trực tiếp, gián tiếp) phương pháp này phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu thăm dò nhiều hơn
+ Phương pháp điều tra, lập các phiếu điều tra, phương án này có thể
kiểm soát được mẫu điều tra, lượng thông tin thu được nhiều hơn, nhưng tốn
kém và phải có năng lực lập ra các phiếu điều tra…
+ Phương pháp tiếp xúc với công chúng: tiến hành phỏng vấn qua điện
thoại, gửi phiếu điều tra qua bưu điện, phỏng vấn trực tiếp với khách hàng.
- Thu thập thông tin về thị trường: khách hàng, nhu cầu, các yêu cầu về
sản phẩm, thị trường đầu vào, đối thủ cạnh tranh….
- Phân tích và xử lý thông tin: từ những thông tin thu được công ty tiến
hành phân tích và xử lý để đưa ra các nhận xét, kết luận…
Ngoài ra đại lý đã đặt ở các tỉnh và khách hàng tiêu thụ truyền thống đã
có tín nhiệm trong việc mua bán, công ty cần phải mở rộng thị trường, tạo ra
các đại lý mới, tổ chức bán buôn, bán lẻ, với phương thức thanh toán, giá cả
linh hoạt. Chính các đại lý tiêu thụ là cầu nối giữa công ty và khách hàng qua
đó công ty có thể thu thập được những thông tin từ khách hàng các nhà cung
cấp và về đối thủ cạnh tranh
1.3. Chiến lược thị trường
Việc xây dựng chiến lược thị trường sẽ giúp công ty ứng phó một cách
nhanh chóng với những biến động của thị trường và có điều kiện để thoả mãn
một cách tốt nhất nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Trong chiến lược thị
trường công ty cần xác định rõ thị trường trọng điểm, thị trường thích hợp, thị
trường sản phẩm, thị trường chung của công ty.
Công ty có thể dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân loại thị
trường, xác định từng loại thị trường, từ đó vạch ra các chiến lược thị trường,
các chính sách sản phẩm, chính sách marketing hợp lý.
59
Những năm qua thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là các
thị trường gia công, do đó việc xây dựng các chiến lược thị trường, việc xác
định các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng cho những năm tới đối
với công ty là hết sức quan trọng.
Trong những năm tới công ty cần thực sự quan tâm tới thị trường nội
địa vì đây là một thị trường đầy tiềm năng mà những năm qua công ty chưa tổ
chức tốt công tác khai thác. Hiện nay thị trường EU là thị trường nhiều tiềm
năng và công ty cũng đã có thị phần lớn trên thị trường này, cần tổ chức khai
thác tốt hơn nữa.
1.4. Mở rộng thị trường
Trong những năm qua công ty đã chú trọng việc mở rộng thị trường,
tìm bạn hàng đối tác nhưng còn quá coi trọng mặt hàng xuất khẩu ít quan tâm
đến thị trường nội địa.
Cần tăng cường công tác tiếp thị trên thị trường, đặc biệt là thị trường
thế giới và thị trường mới để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công
ty.Tăng cường công tác thông tin thị trường để người tiêu dùng, người sản
xuất… hiểu biết thêm về sản phẩm và những cơ hội đối tác với Công ty. Hình
thành hệ thống thông tin thương mại nối mạng với các trung tâm thông tin và
mạng Internet để cập nhật thông tin nhanh nhất, nhằm đưa ra những quyết
định đúng đắn và kịp thời.
Chú trọng đa phương hoá thương mại, giảm sự tập trung cao vào một
số đối tác, thu hẹp công việc ở thị trường trung gian, khuyến khích xuất khẩu
trực tiếp. Cần phát triển quan hệ thương mại chính ngạch với Trung Quốc,
Đài Loan, Hồng Kông, Anh, Hà Lan… Củng cố thị trường truyền thống
Singapore, Đài Loan, Hồng Kông và mở rộng thị trường mới khác.
Cử cán bộ đến tận địa bàn khảo sát, tìm hiểu và ký hợp đồng với khách
hàng trên cơ sở hai bên phải tuên thủ mọi thoả thuận ghi trong hợp đồng. Xây
dựng cơ chế mua nguyên vật liệu theo giá thị trường, nhanh chóng tạo mối
quan hệ lâu dài với đại lý mua nguyên vật liệu cho công ty.
60
Đối với thị trường nội địa: cần xây dựng chiến lược tiêu thụ ổn định,
tăng thị phần của công ty bằng cách tiếp cận thị trường, tổ chức mạng lưới các
đại lý tiêu thụ, tham gia các hội chợ, quảng cáo… Bộ phận marketing xác
định nhu cầu trong nước để có kế hoạch sản xuất và cung ứng kịp thời. Cải
tiến mẫu mã thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Đối với thị trường xuất khẩu: ngoài thị trường truyền thống, công ty
cần mở rộng thị trường mới như: Canada, Mỹ, Nam Tư, CH.Sec… Xem xét
đánh giá khả năng tiêu thụ của các thị trường mới để có kế hoạch sản xuất và
cung ứng.Tăng cường liên doanh liên kết với đối tác nước ngoài để tranh thủ
thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… của họ.
2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm
Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá
trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định được cơ cấu sản
phẩm hợp lý, đó là cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, trên
cơ sở khả năng của doanh nghiệp cho phép tối đa hoá lợi nhuận.
Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng và thường xuyên biến
động, tiến bộ khoa học công nghiệp phát triển mạnh mẽ, cơ cấu sản phẩm của
doanh nghiệp phải được coi là cơ cấu động, nghĩa là phải liên tục hoàn thiện
và đổi mới. Đó là một trong những điều kiện bảo đảm doanh nghiệp thích ứng
với môi trường kinh doanh để tồn tại và phát triển. Đổi mới cơ cấu sản phẩm
được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau như:
- Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi
thời, những sản phẩm có sức cạnh tranh kém và những sản phẩm không có
khả năng tạo ra lợi nhuận.
- Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất nhưng cải tiến, hoàn
thiện về hình thức, hoàn thiện về nội dung, tạo ra nhiều kiểu dáng.
- Bổ sung thêm vào danh mục những sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu của thị trường trong và ngoài nước và xu hướng phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới.
61
Ngoài ra ngành sản xuất giày dép có đặc thù là nó chứa đựng trong đó
tính thời trang nên đòi hỏi mẫu mã sản phẩm phải đa dạng và phong phú. Thị
hiếu của người tiêu dùng lại luôn luôn thay đổi tùy theo tuổi tác, nghề nghiệp,
thói quen… Vì vậy việc đa dạng hoá sản phẩm giày dép là hết sức quan trọng
đối với doanh nghiệp giày.
Phòng kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm mới,
phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều tra nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp
thời đầy đủ các thông tin về nhu cầu thị hiếu về mẫu mốt của người tiêu dùng.
Mẫu mã sản phẩm phải phù hợp với thói quen, phong tục tập quán, văn
hoá, thẩm mỹ, điều kiện khí hậu, thời tiết, sử dụng của từng vùng từng nước.
Người thiết kế mẫu mốt phải có trình độ cao và được tham quan khảo sát ở
nhiều nơi.
Chúng ta có thể thấy rõ điều đó thông qua một ví dụ sau:
Với thị trường trong nước, và sản phẩm là giầy thể thao thì đâu sẽ là
nhóm khách hàng mục tiêu của công ty? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cần
chia khách hàng ra thành các nhóm theo độ tuổi để phân tích.
+ Từ 3 - 15: Vì đây không phải là người mua trực tiếp, nhưng lại là
người tiêu dùng cuối cùng. Họ chưa có thu nhập, nên sản phẩm phần lớn được
mua dưới hình thức cho, quà tặng… Chính vì vậy người mua ít khi quan tâm
tới giá cả mà chủ yếu họ để ý tới mẫu mã của sản phẩm là chủ yếu. Trong khi
đó trên thị trường Việt Nam hiện nay sản phẩm giày thể thao giành cho lứa
tuổi này đã có nhiều công ty tham gia như Bitis, Bitas, các sản phẩm nhập
ngoại… với đủ chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã, giá cả vô cùng phong phú.
Muốn thâm nhập vào thị trường này rõ ràng là một thách thức không nhỏ đối
với công ty, nên câu trả lời trong một tương lai gần thì lứa tuổi này không
phải là nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Từ 15-22: Đây là lứa tuổi thanh niên, phần lớn vẫn chưa có thu nhập
thường vẫn sống nhờ vào gia đình.Tuy nhiên lứa tuổi này có một đặc điểm
tâm lý khác với nhóm trên đó là thích đua đòi, a dua, thích những gam màu
62
nóng, trẻ trung, sành điệu… Và đây không phải là mặt mạnh của công ty giày
Thăng Long, vì rõ ràng sản phẩm của công ty rất khó cạnh tranh về mẫu mã
với các sản phẩm được nhập từ các nước tư bản, về giá thì khó cạnh tranh với
hàng của Trung Quốc.
+ Từ 23 - 45: Đây là những người có thu nhập, hầu hết đã có việc làm,
là công chức trong các tổ chức kinh tế - xã hội nên tần suất sử dụng giầy thể
thao rất thấp. Thường họ chỉ sử dụng sản phẩm này vào những lúc đi picnic
hoặc trong khi chơi thể thao. Với những đối tượng có điều kiện tham gia các
hoạt động này thì cũng là những người có khả năng để tiêu dùng các sản
phẩm cao cấp, tên tuổi như: Adidass, Nike, puma…
Nói tóm lại thì lứa tuổi từ 23 - 45 cũng không phải là nhóm khách hàng
mục tiêu của công ty.
+ Từ 46 trở lên: Đây là lứa tuổi bắt đầu ít để ý tới thời trang, đặc biệt là
những người có thu nhập thấp. Với họ đôi giày hoàn toàn chỉ là 1 sản phẩm
để bảo vệ đôi chân thuần tuý nên yêu cầu tiên quyết mà họ đặt ra với sản
phẩm này là chất lượng và giá cả. Điều này thì Công ty giày Thăng Long
hoàn toàn có thể đáp ứng.
Qua phân tích chúng ta có thể thấy một điều là đối với sản phẩm giày
thể thao và cho thị trường trong nước thì công ty nên nhằm vào nhóm khách
hàng mục tiêu lứa tuổi từ 46 trở nên, và những người cho thu nhập thấp.
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm
3.1. Chất lượng sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh, giá cả của sản phẩm và tốc độ tiêu thụ
của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu định tính, nên nó
phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một sản phẩm
hôm nay được coi là có chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
nhưng không có gì đảm bảo rằng ngày mai nó vẫn được coi là có chất lượng
cao và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nữa hay không. Do đó để duy trì
63
và đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty phải luôn luôn nâng cao chất
lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Chất lượng của sản phẩm giầy dép không chỉ giới hạn ở độ bền của sản
phẩm mà còn phải giữ dáng ban đầu tốt trong quá trình sử dụng, mềm mại,
vừa chân, độ thấm thoát mồi hôi tốt, chống được mưa nắng….
Phần lớn sản phẩm của công ty đều tiêu thụ ở nước ngoài có yêu cầu
chất lượng rất khắt khe. Do đó khâu bảo đảm và kiểm tra chất lượng sản phẩm
là rất quan trọng để bảo đảm chữ tín với khách hàng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu kết hợp thống
nhất các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao
động. Nhờ đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai.
Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã
hội. Nhờ tăng chất lượng sản phẩm dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích
kinh tế xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử
dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Nâng cao chất lượng sẽ goảm chi phí do giảm phế phẩm, công việc
phải sửa lại sử dụng tốt hơn nguyên liệu, máy móc thiết bị, nâng cao năng
suất, mở rộng thị trường, nhờ chất lượng cao hơn và giá thành thấp hơn, phát
triển sản xuất bảo đảm việc tăng thu nhập cho người lao động.
Tình hình chất lượng sản phẩm hiện tại được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 11: Chất lượng sản phẩm năm 2005
Tỷ lệ
ĐVT
Chính phẩm Thứ phẩm Phế phẩm Tổng
Đôi 4503231 4610 101402 4609243
% 97,7 0,1 2,2 100
Qua biểu trên ta thấy, giầy phế phẩm và thứ phẩm của công ty còn
chiếm tỷ lệ khá lớn (2,3% - năm 2005)
64
Sau khi xem xét toàn bộ các công đoạn sản xuất, chúng ta thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến số lượng giày phế phẩm của công ty còn cao do các lỗi
thường gặp sau:
+ Vào khuôn
+ Cắt da
+ May
+ Dán ép
Công ty có thể sử dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng
để có những biện pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khái niệm: Biểu đồ Pareto là một đồ thị hình cột được sắp xếp từ cao
xuống thấp mà mỗi cột biểu diễn có một dạng khuyết tật hoặc hư hỏng hay
một nguyên nhân gây ra trục trặc. Chiều cao của mỗi cột biểu diễn mức độ
trục trặc theo tỷ lệ % hoặc giá trị bằng tiền.
Tác dụng:
+ Nhận biết các dạng trục trặc trong quá trình sản xuất và sắp xếp
chúng theo những thứ tự nhất định.
Nó cho phép biết cách tập trung giải quyết những nguồn lực là quan
trọng là thiết yếu.
+ Cho biết thứ tự ưu tiên để giải quyết các vấn đề.
Cách xây dựng
+ Xuất phát từ phiếu kiểm tra, tính các giá trị và tỷ lệ %
+ Việc phân tích biểu đồ kiểm soát cho thấy xu hướng biến đổi của quá
trình mà các phương pháp khác không thực hiện được
Biểu đồ Pareto
Tỷ lệ %
Khuyết tật
Tỷ lệ %
65
Ví dụ:
Trong năm 2005 số lượng giày không đạt yêu cầu chất lượng của công
ty Giầy Thăng Long là: 101402 đôi. Sau khi xem xét. Ta thấy số đôi giầy
không đạt yêu cầu chất lượng đó là do những nguyên nhân sau:
Bảng 12: Nguyên nhân gây ra sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng
STT Dạng khuyết tật Số lượng sản phẩm
(đôi)
1
2
3
4
Do vào khuôn
Do dập cắt
Do lỗi may
Do dán ép
22748
11695
32347
34612
Tổng 101402
Bảng 13: Bảng Pareto
Dạng khuyết
tật
Số lượng sản
phẩm
Số lượng sản
phẩm cộng
dồn
Tỷ lệ %
Tỷ lệ % cộng
dồn
Do dán ép
Do may hỏng
Do vào
khuôn
Do cắt dập
34612
32347
22748
11695
34612
66959
89707
101402
34,13
31,9
22,43
11,54
34,13
66,03
88,46
100
Tổng 101402 100
Khuyết tật
Tỷ lệ %
66,03
88,46
100
66
Nhìn biểu đồ ta có thể thấy rằng hai khâu gây ra nhiều lỗi nhất đó là
khâu dán ép và khâu may. Số sản phẩm hỏng do khâu dán ép gây ra là 34612
đôi, và do khâu may gây ra là 32347 lần lượt chiếm 34,13% và 31,9% trong
tổng số sản phẩm hỏng. Như vậy trong thời gian tới công ty cần ưu tiên khắc
phục hai khâu này trước để giảm tới mức tối đa số sản phẩm hỏng.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác kiểm tra kỹ
thuật trong đó có đối tượng rất rộng, cụ thể phải tiến hành kiểm tra các đối
tượng sau đây:
+ Kiểm tra chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu, nửa thành phẩm trước
khi đưa vào sản xuất
+ Kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống thiết bị, máy móc trong
sản xuất.
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm dở dang trong các khâu hay trong các
giai đoạn của quá trình sản xuất.
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy phạm, quy trình kỹ thuật các tiêu
chuẩn và các phương pháp thao tác của công nhân
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập và xuất kho thành
phẩm.
Thực hiện chế độ khuyến khích lợi ích vật chất một cách thoả đáng đối
với những công nhân làm ra nhiều sản phẩm tốt và nghiêm khắc phạt những
công nhân làm ra nhiều thứ phẩm.
67
Khi thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp công ty khắc phục được tình
hình sản phẩm kém chất lượng bị tồn kho do không tiêu thụ được, nâng cao
khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty trên thị trường, từ đó góp phần
quan trọng vào việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt đối với những sản
phẩm phải cạnh tranh bằng chất lượng.
Theo dự kiến sau khi áp dụng đồng bộ những giải pháp trên thì chất
lượng sản phẩm của công ty sẽ tăng lên một cách đáng kể. Tỷ lệ sản phẩm
không đạt yêu cầu chất lượng rút xuống chỉ còn khoảng 0,8% so với 2,3%
hiện nay.
Bảng 14: Chất lượng sản phẩm trong những năm tới:
Đơn vị: đôi
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chính
phẩm
Phế
phẩm
Chính
phẩm
Phế
phẩm
Chính
phẩm
Phế
phẩm
Chính
phẩm
Phế
phẩm
5555428 44802 6749846 54434 8201063 66137 996429 80357
3.2. Hoàn thiện khâu cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu. Nguồn
nguyên vật liệu của công ty là mua ở trong nước và ngoài nước. Vì vậy công
ty phải có kế hoạch bảo đảm cung cấp nguyên vật liệu về số lượng, chủng
loại, chất lượng, thời gian cung cấp sao cho bảo đảm chất lượng sản phẩm sản
xuất và kịp tiến độ sản xuất kinh doanh.
Hiện tại nguyên vật liệu chính là da và vải nylon được nhập từ nước
ngoài nhưng công ty không tiến hành dự trữ vật tư mà căn cứ vào yêu cầu của
sản xuất và tình hình nhu cầu của thị trường để quyết định thời điểm mua
nguyên vật liệu. Cách làm này của công ty có ưu điểm là giảm bớt được chi
phí lưu kho, bảo quản. Hơn nữa nó có tác dụng tăng nhanh vòng quay của
vốn, nhất là trong điều kiện công ty đang thiếu vốn lưu động. Tuy nhiên, khi
áp dụng cách thức này, công ty sẽ phải đối mặt với những rủi ro bởi vì không
68
phải lúc nào cần mưa cũng sẽ được các nhà cung cấp đáp ứng ngay nguyên
vật liệu đúng số lượng, chất lượng, chủngloại, giá cả hợp lý, và như vậy nếu
công ty không có một lượng dữ trưc nguyên vật liệu cần thiết sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Có thể là: công ty vẫn mua
đủ được nguyên vật liệu cần dùng nhưng khi đó giá sẽ cao đẩy giá thành và
giá bán lên cao.
Do vậy để tiết kiệm những chi phí không cần thiết nhằm hạ giá thành
sản phẩm, công ty cần thiết tiến hành dự trữ nguyên vật liệu. Và việc xác định
cách thức dự trữ như thế nào là tối ưu nhất vừa tiết kiệm được chi phí lưu kho,
lưu bãi lại vừa đảm bảo sao cho sản xuất được tiến hành liên tục là một việc
vô cùng quan trọng.
Theo em công ty nên dự trữ theo mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất
(EOQ).Mô hình được xây dựng dựa trên những giả thiết quan trọng, đó là:
- Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi
- Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được
hàng và thời gian đó không đổi
- Lượng hàng của mỗi đơn vị được thực hiện trong một chuyến hàng và
được thực hiện ở một thời điểm đã định trước.
- Chỉ có duy nhất hai loại chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng.
- Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn đặt hàng
được thực hiện đúng thời gian.
Với những giả thiết trên đây, sơ đồ biểu diễn mô hình sử dụng hàng dự
trữ cơ bản có dạng sau:
thời gian 0 A B C
Q= Error!
*
Q*
69
Trong đó:
Q* - sản lượng của một đơn hàng (lượng hàng dự trữ tối đa)
O - dự trữ tối thiểu
Q = Error! - là lượng dự trữ trung bình
OA = AB = BC là khoảng cách kể từ khi nhạn hàng đến khi sử dụng
hết hàng của một đơn đặt dự trữ.
Với mô hình này, lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì nhu
cầu không thay đổi theo thời gian
3.3. Đổi mới công nghệ
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành giày dép và nhiều ngành khác ở
nước ta còn lạc hậu so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Bằng con
đường chuyển giao công nghệ, nhanh chóng nâng cao trình độ là biện pháp tối
ưu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới.
Đầu tư đổi mới công nghệ phải gắn liền với nâng cao năng lực công nghệ hiện
có.
Đầu tư đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản
phẩm đối với sản phẩm mới và thi hiếu của người tiêu dùng.
3.4. Nâng cao tay nghề của công nhân
Trong quy trình sản xuất giày dép có nhiều công đoạn phải làm thủ
công nên trình độ tay nghề của công nhân quyết định rất lớn đến tay nghề cho
công nhân, đặc biệt là những người ở những khâu then chốt trong quy trình
sản xuất. Thường xuyên giáo dục đào tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm, gắn
quyền lợi của công nhân vào chất lượng và số lượng sản phẩm mà họ tạo ra.
4. Hoàn thiện kênh phân phối
4.1. Phát triển mạng lưới tiêu thụ
70
Giữ vững và củng cố thị trường hiện có với các đối tác nước ngoài
đồng thời đẩy nhanh việc xâm nhập, mở rộng thị trường trong nước bằng các
biện pháp sau.
- Công ty nên thành lập một bộ phận một phòng Marketing chuyên
trách về thị trường Việt Nam để chuyên sâu nghiên cứu thị trường nội địa.
- Phải xác định bộ phận khách hàng (người già, trẻ em, nam, nữ…) mà
công ty muốn thu hút để tung ra các chính sách quảng cáo khuyếch trương và
bán sản phẩm cho phù hợp.
- Thị trường các sản phẩm da và giả da ở Việt Nam hiện nay đã bảo hoà
với nhiều hãng sản xuất lớn của nước ngoài (Adidas, Nika, Reebook…).
4.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối
Xây dựng một mạng lưới kênh tiêu thụ rộng khắp: Kênh tiêu thụ là một
tập hợp các tổ chức mà qua đó người bán sản phẩm của mình cho người sử
dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Thông thường, sản phẩm của một công
ty có đến tay người dùng hay không là do mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm
có hiệu quả hay không. hệ thống này là một nguồn lực then chốt ở bên ngoài
phải mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng và không dễ gì thay đổi được.
Trước tình hình đó em xin đưa ra biện pháp hoàn thiện thêm mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm tại công ty Giầy Thăng Long như sau:
Đối với khu vực miền Bắc và miền Trung, nếu so sánh với thị trường
miền Nam thì thị trường tiêu thụ khu vựcnày có rất nhiều thuận lợi cho công
ty. Đó là do khoảng cách địa lý từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ là gần chi phí
vận chuyển thấp, hơn nữa ở khu vực này sản phẩm công ty ít bị cạnh tranh bởi
sản phẩm của các đối thủ khác hơn. Do vậy doanh thu từ khu vực thị trường
này luôn đạt mức cao nhất cũng là điều kiện dễ hiểu. Hình thức bán hàng trực
tiếp của công ty vẫn là mua bán sản phẩm của công ty đặt tại Hà Nội thì sản
phẩm công ty sẽ được bán đứt cho các công ty thương mại . Hơn nữa với hình
thức này thì hình ảnh, thương hiệu quả công ty không được đông đảo người
tiêu dùng biết đến, hoặc có biết thì cũgn phải qua lời chào hàng giới thiệu của
71
nhân viên bán hàng tại cửa hàng đó và như vậy công ty đã bỏ lỡ một lượng
khách hàng tiềm năng rất lớn.
Để đảm bảo hiệu quả, công ty nên xem xét lựa chọn đại lý dựa trên các
tiêu thức sau:
+ Đại lý phải có tư cách pháp nhân
+ Phải có tài chính nhất định, bảo đảm có thể cung ứng trước lượng tiền
nhất định theo giá trị lô hàng giao nhận từ 65% trở lên.
+ Phải có những kiến thức về kinh tế, văn hoá, pháp luật và am hiểu về
sản phẩm của công ty.
Sơ đồ kênh tiêu thụ của công ty tại khu vực thị trường phía Bắc sau khi
đã cải tiến
Đồng thời với việc mở các đại lý tì công ty cũng nên có các chính sách
giá cả hợp lý để khuýên khích họ. Ngoài chính sách như hỗ trợ tiền vận
chuyển, công ty nên có những mức giá triết khấu hợp lý như giảm giá 1% đối
với các đại lý thanh toán tiền hàng trong 1 tháng kể từ lúc nhận hàng.
Đối với khu vực phía Nam có thể nói đây là một thị trường có tiềm
năng rất lớn đối với công ty. Nhưng thực tế thì thị trường này lại gần như bỏ
ngỏ đối với công ty, doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng
nhỏ bé trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa. Có thể là do khoảng cách
địa lý quá xa, chi phí vận chuyển lớn dẫn tới sẽ đẩy giá thành lên cao.
Công ty Giầy
Thăng Long
Các cửa hàng giới
thiệu sản phẩm
Các đại lý
Người tiêu dùng
Các công ty
thương mại
72
Theo tính toán thì công ty cần phải mở tối thiểu 5 cửa hàng giới thiệu
tại khu vực thị trường này
Chi phí đựơc tính toán như sau:
- Chi phí thuê cửa hàng: 1500. 000 x 12 = 18.000.000 đồng
- Chi phí nhân công bán hàng (mỗi cửa hàng cần một người): 700.000
x 12 = 8.400.000 đồng
- Chi phí đầu tư ban đầu cho một cửa hàng (tủ, kệ) là: 3.000.000 đồng
Tổng chi phí cho một cửa hàng là: 29,4 triệu đồng
Việc đánh giá sản phẩm cho khu vực phía Nam này cũng là một việc
làm vô cùng quan trọng. Giá bán vừa phải đảm bảo bù đắp được chi phí và có
lãi đồng thời cũng không được phép quá cao, làm sao để khách hàng chấp
nhận được. Do vậy em xin đề xuất phương pháp định giá bán tại thị trường
nay như sau: áp dụng hình thức: "xác định giá cho trạm cơ sở". Công ty sẽ
chọn thành phố Hồ Chí Minh làm trạm cơ sở và thu tất cả khách hàng ửo khu
vực phía Nam cước phí vận chuyển bằng tổng chi phí vận chuyển hàng hoá từ
công ty vào thành phố Hồ Chí Minh.
5. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt thì hình thức quảng cáo và
khuyến mại sản phẩm là một trong những phương tiện để các doanh nghiệp
tiến hành cạnh tranh với nhau. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào có
chương trình quảng cáo và khuyến mại hấp dẫn thì doanh nghiệp đó sẽ lôi
cuốn được nhiều người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, do chưa đánh giá đúng vai trò và tác dụng của công tác
quảng cáo, công ty Giày Thăng Long dành quá ít kinh phí cho hoạt động này,
hơn nữa các hình thức quảng cáo chưa thực sự phong phú, gây ấn tượng, các
hoạt động chủ yếu của công ty là: tham gia hội trợ, cửa hàng giới thiệu sản
phẩm
Bảng 15: Bảng chương trình quảng cáo
73
Tên sản phẩm Giày da, giày vải và các sản phẩm từ da
Mục tiêu Giới thiệu, khuyếch trương nhằm đẩy mạnh tiêu
thụ sản phẩm
Người nhận thông tin Những người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng
Nội dung quảng cáo Tính năng, công dụng, chất lượng mẫu mã sản
phẩm
Phương tiện quảng cáo Ti vi, tạp chí, báo, đài, qua mạng Intenet, đơn
chào hàng
Phương thức quảng cáo Quảng cáo liên tục qua các chương trình trên vòng
1 tháng sau đó giảm dần thời lượng
Kinh phí quảng cáo Khoảng 1 tỷ
Về mặt nội dung quảng cáo, công ty phải xác định được lời quảng cáo.
Lời quảng cáo phải ngắn gọn, gây ấn tượng, nhấn mạnh đến chất lượng sản
phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, uy tín của công ty trong thời gian qua. Bên cạnh
đó, nội dung quảng cáo phải đề cập đến những đặc trưng của sản phẩm như
chất lượng, giá cả.
Ngoài việc quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, thì một
hình thức khác cũng rất hữu hiệu đó là tham gia các hoạt động tài trợ cho các
phong trào văn hoá xã hội, thể thao,
Các hoạt động hỗ trợ khác.
Bảng 16: Kế hoạch chương trình quảng cáo trong những năm tới
Đơn vị: triệu đồng
Số tiền Tỷ lệ Quý I Quý II
Quý
III
Quý
IV
Việt Nam 500
I. Quảng cáo 300 60% 60 60 75 105
1. Quảng cáo trên báo 150 30% 30 30 37.5 52,5
2. Quảng cáo trên đài 150 30% 30 30 37,5 52,5
74
2.1. Quảng cáo trên đài TƯ 100 20% 20 20 25 35
2.2. Quảng cáo trên đài
địa phương
50 10% 10 10 12,5 17,5
II. Xúc tiến 200 40% 40 40 50 70
1. Tặng quà 100 20% 20 20 25 35
2. Hội nghị khách hàng 100 20% 20 20 25 35
Tổng cộng (I + II) 500 100% 100 100 125 175
Số tiền Tỷ lệ
Quốc tế 35
I. Thiết kế Web 14 40%
II. Vận hành trang Web 7 20%
III. Thiết kế quảng cáo điện tử 14 40%
75
Biểu: Dự kién doanh thu thu được sau khi tiến hành chương trình
quảng cáo
Đơn vị: triệu đồng
Doanh thu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nội địa 66812,5 81177,2 98630,2 119835,75
Xuất khẩu 88564,5 107606,8 130741,8 1578564,25
Tổng 155377 188784 229372 278600
Một vấn đề đặt ra trong việc hoạch định các hoạt động hỗ trợ xúc tiến
bán hàng đó là công ty cần đưa ra chính sách giá hợp lý phù hợp với từng sản
phẩm cũng như phù hợp với chiến lược Marketing
Căn cứ để xác định giá là:
- Khung giá, mức giá do Nhà nước khống chế
- Dựa vào yêu cầu, mục đích sản xuất giá thành đơn vị sản phẩm trong
dự toán
- Căn cứ vào yêu cầu, mục đích thâm nhập thị trường của công ty
6. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
* Tổ chức lại cơ cấu lao động
Qua tình hình ở công ty cho thấy, cơ cấu lao động ở công ty hiện nay là
chưa hợp lý, số lao động phổ thông quá lớn chiếm hơn 80% tổng số lao động,
trong khi số lao động có trình độ tay nghề đã qua đào tạo lại quá ít chỉ chiếm
từ 6-10%. Do đó công ty cần tiến hành điều chỉnh lai cơ cấu lao động sao cho
hợp lý để đáp ứng yêu cầu sản xuất một cách cao nhất.
* Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động
là yêu cầu tất yếu của sự phát triển.
Xét thực trạng lao động của công ty có thể thấy việc đào tạo và tái đào
tạo cho người lao động là việc làm rất cân thiết. Tuy nhiên để công tác này
76
thực sự có hiệu quả thì công ty cần phải đánh giá phân loại đội ngũ lao động
theo trình độ chuyên môn tay nghề.
Khi tiến hành đào tạo và tái đào tạo, công ty cần phải bám sát theo cơ
cấu lao động đã xác định và yêu cầu đòi hỏi của công việc.
- Với cán bộ quản lý cần bồi dưỡng kiến thức quản lý cho phù hợp với
sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, có khả năng ứng phó nhanh
nhạy.
- Các cán bộ làm công tác thị trường phải được bồi dưỡng, cung cấp
đầy đủ thông tin về thị trường
- Công nhân phải được thường xuyên nâng cao tay nghề và tiếp cận với
công nghệ máy móc hiệnd dại, khai thác hết khả năng, công suất của thiết bị.
- Đào tạo lại những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Xây dựng kế hoạch cán bộ kế cận, đặc biệt chú ý đào tạo về lý luận kỹ
thuật quản lý cho lớp kế cận
* Nâng cao công tác tuyển chọn
Tuyển chọn lao động là một tất yếu khách quan lâu dài đối với cả
doanh nghiệp trong quá trình phát triển.
* Giải pháp về lao động
Công ty có thể tuyển lao động từ các nguồn như:
- Tiếp nhận công nhân tốt nghiệp các trường đã tào tạo tay nghề hoặc
công nhân làm việc trong các công ty giầy khác.
- Tuyển chọn các cán bộ đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học
- Tuyển chọn học sinh chưa biết nghề nhưng có văn hoá phổ tonog
trung học, đào tạo từ đầu tới thành nghề.
77
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có mục tiêu bao trùm đó là
tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại
mà là điều kiện để doanh nghiệp ngày càng phát triển. Để có được lợi nhuận
và lợi nhuận ngày càng tăng thì doanh nghiệp phải từng bước nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty giầy Thăng Long đã vượt qua
bao khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển. Đây là một thành công lớn của
tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó công ty luôn thực
hiện tốt sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, UBND thành phố Hà Nội và các ban, ngành,
Nhưng bên cạnh những thành tựu mà công ty đã đạt được trong thời gian qua,
Công ty cũng còn có những khó khăn từ chính bản thân công ty cũng như từ
phía khách quan đem lại. Công ty giầy Thăng Long chấp nhận cạnh tranh và
thu được lợi nhuận không nhỏ, đứng vững trong cơ chế thị trường. Nâng cao
hiệu quả kinh doanh là tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp – Hiệu
quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất.
Bằng những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, bằng
những kinh nghiệm của bản thân và qua quá trình học tập tại công ty Giầy
Thăng Long em cũng xin đưa ra một số ý kiến về các giải pháp có thể áp dụng
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tới.
Tuy nhiên do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên bài viét của
em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của các
thầy cô giáo, của tập thể cán bộ công nhân viên công ty Giầy Thăng Long để
bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Kim Chiến hà đã tận tình
hướng dẫn em viết chuyên đề này. Em xin cảm ơn ban giám đốc cùng toàn
thể cán bộ công nhân viên công ty Giầy Thăng Long đã tận tình tạo điều kiện
cho em hoàn thành thực tập và góp ý chuyên đề này
Hà Nội, tháng 6 năm 2006
Sinh viên
78
Lê Hồng Anh
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị Kinh doanh Tổng hợp - Trung tâm đào tạo Quản
trị kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD 1997
2. Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp - Trung tâm đào
tạo Quản trị Kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD 2000.
3. Giáo trình môi trường kinh doanh và đào tạo kinh doanh - Trung tâm
đào tạo quản trị kinh doanh tổng hợp - Trường ĐHKTQD 1997
4. Marketing căn bản. Philip Koler. Nxb Thống kê. 1994
5. Những vấn đề về hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công nghiệp.
Ngô Đình Giao. Hà Nội: lao động 1984
6. Hiệu quả kinh tế trong các xí nghiệp công nghiệp. Nguyễn Sý Thịnh,
Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Kế Tuấn, Nxb Thống kê, 1985
7. Thời báo kinh tế, Công báo cáo số nưm 1996 đến nay
8. Các tài liệu của Công ty Giầy Thăng Long
80
MỤC LỤC
Lời nói đầu .............................................................................................1
Phần I: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các
doanh nghiệp..........................................................................................2
I. Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh............................................ 2
1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh...................................................2
2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh .............................................................4
3. Phân loại hiệu quả kinh doanh...................................................................6
3.1. Hiệu quả kinh doanh .................................................................... 6
3.2. Hiệu quả kinh tế xã hội ................................................................ 8
3.3. Hiệu quả tổng hợp........................................................................ 9
3.4. Hiệu quả của từng yếu tố ............................................................. 9
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ..............................................10
4.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế........................................ 10
4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội ......................................... 12
II. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường........................................................... 14
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp ..........................................................................................................14
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. .....15
3. Các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.....................................16
3.1. Nghiên cứu khảo sát và nắm bắt nhu cầu thị trường................... 16
3.2. Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình kinh
doanh................................................................................................ 18
3.3. Tổ chức quá trình kinh doanh theo phương án kinh doanh đã đề ra
......................................................................................................... 20
3.4. Tổ chức quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ.......................... 22
3.5. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu
của thị trường ................................................................................... 24
81
Phần II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty giầy
Thăng Long.......................................................................................... 26
I. Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty .......... 26
1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................26
2.Đặc điểm chung của công ty.....................................................................28
3.Bộ máy tổ chức ở công ty Giầy Thăng Long7 .........................................31
4. Đặc điểm sản xuất của công ty Giầy Thăng Long ..................................35
II. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
công ty giầy thăng long ............................................................................ 36
1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 36
1.1. Tình hình sản xuất ..................................................................... 36
1.1. Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu ..................................................... 38
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh.................................................................41
2.1. Hiệu quả kinh tế tổng hợp .......................................................... 42
2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng từng yếu tố......................................... 46
3. Đánh giá ưu, tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Công ty ...............................................................................46
3.1. Ưu điểm..................................................................................... 46
3.2. Tồn tại ....................................................................................... 47
3.3. Nguyên nhân của những tồn tại.................................................. 47
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
công ty giầy thăng long ........................................................................ 49
I. Mục tiêu và phát triển của công ty trong giai đoạn 2005 - 2010 ............ 49
1. Quan điểm về định hướng phát triển của Công ty...................................49
2. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005 - 2010 ................................50
2.1. Định hướng chung ..................................................................... 50
2.2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty
đến năm 2010 ................................................................................... 51
82
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty ........................... 56
1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường để có căn cứ vững
chắc cho xây dựng phương án sản xuất sản phẩm ......................................56
1.1. Điều tra nghiên cứu thị trường ................................................... 56
1.2. Phương thức tiến hành ............................................................... 57
1.3. Chiến lược thị trường................................................................. 58
1.4. Mở rộng thị trường .................................................................... 59
2. Hoàn thiện chính sách sản phẩm .............................................................60
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm................................................................62
3.1. Chất lượng sản phẩm ................................................................. 62
3.2. Hoàn thiện khâu cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu ................. 67
3.3. Đổi mới công nghệ .................................................................... 69
3.4. Nâng cao tay nghề của công nhân .............................................. 69
4. Hoàn thiện kênh phân phối ......................................................................69
4.1. Phát triển mạng lưới tiêu thụ...................................................... 69
4.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.......................................... 70
5. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến ..............................................72
6. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.......................................................75
Kết luận................................................................................................ 77
Tài liệu tham khảo ............................................................................... 79
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Giầy Thăng Long.pdf