Luận văn Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á

Văn hoá của mỗi nước đều có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu các đặc điểm văn hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. - Nghiên cứu phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của nơi tiếp nhận đầu tư. Điều này là hết sức quan trọng khi đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, nơi có sự đa dạng về văn hoá, cũng như tôn giáo. Văn hoá Gia - va truyền thống của Indonesia luôn chú trọng sự hài hoà và hiếm khi sử dụng từ “không”. Điều nà y làm cho các doanh nghiệp nước ngoài khó mà biết được chính xác kế hoạch kinh doanh như thế nào. Hoặc tại Campuchia, mặc dù không phải là quy định, song một món quà nhỏ có biểu tượng của công ty, một lời mời cho bữa ăn trưa hay ăn tối rất được hoan nghênh. Nó tạo ra không khí thân mật, xúc tác dẫn tới khả năng hợp tác thành công.

pdf136 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tác là tín đồ Hồi giáo, bởi vì những người này nổi tiếng là cực đoan. 93 3.3.3.3. Xúc tiến công tác xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài và xin giấy phép đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư một cách nhanh chóng Đồng thời với việc tìm kiếm các đối tác đầu tư, các doanh nghiệp Việt Nam nên tiến hành công tác xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Song song với đó là chuẩn bị công tác vận động, xin giấy phép đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư. Khi thực hiện giai đoạn này, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý: Nghiên cứu các quy trình, thủ tục để có kế hoạch thực hiện một cách nhanh gọn. Thiết lập một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, đầy đủ theo như yêu cầu của phía Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài. Có thể thông qua các đối tác đầu tư để vận động xúc tiến công tác xin giấy phép đầu tư một cách nhanh chóng trong trường hợp thủ tục cấp phép này có khả năng bị kéo dài thời gian, gây mất cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Điều này là khá phổ biến ở những nước Đông Nam Á, trừ Singapore. Thông thường, thời gian cấp phép của các nước Đông Nam Á thường dao động trong vòng 7 - 45 ngày, tuỳ theo từng dự án và quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên, do việc bắt buộc phải lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, cho nên việc đưa ra quyết định cuối cùng thường hay bị kéo dài. 3.3.3.4. Nhanh chóng triển khai dự án Việc đưa dự án vào triển khai là bước cuối cùng khi thực hiện dự án, song đây lại là bước mở đầu cho việc đưa dự án đi vào thực tế. Khi đã xin được giấy phép đầu tư của nước tiếp nhận, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc như: - Lập tổ chức điều hành hoạt động của dự án - Thực hiện các thủ tục hành chính sau giấy phép, theo như quy định của nước chủ nhà. Thông thường, giống như tại Việt Nam, các công việc này bao gồm: 94 đăng bố cáo về việc thành lập doanh nghiệp, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài (ở Thái Lan, việc này phải thực hiện trước khi xin giấy phép đầu tư), mở tài khoản tại ngân hàng (tại Campuchia, việc này phải thực hiện trước khi được cấp giấy phép), đăng ký kế hoạch nhập khẩu, làm thủ tục xét duyệt thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng... 3.3.4. Tận dụng mối quan hệ với các Doanh nghiệp Việt kiều ở nƣớc tiếp nhận đầu tƣ Hiện nay, hầu như ở các nước Đông Nam Á, và nhất là ở Lào và Campuchia đều có cộng đồng người Việt sinh sống và làm ăn. Ở nhiều nơi, thậm chí đã có những “soái” người Việt hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Những cộng đồng này là nguồn cung cấp thông tin vô cùng quý giá mà các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài cần tiếp cận. Cách tiếp cận với cộng đồng các doanh nghiệp Việt Kiều không khó, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài có thể đến tìm kiếm thông tin về người Việt Nam ở nước ngoài thông qua các cơ quan Đại diện thương vụ của Việt Nam đặt tại nước tiếp nhận đầu tư, hoặc thông qua Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao ở Việt Nam. Ngay từ thế kỷ 17 đã có nhiều người Việt Nam sang làm ăn tại Campuchia, thế kỷ 18 - 19 người Việt Nam sang lánh nạn và làm ăn tại Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc ..., hình thành nên cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó cho đến nay, tuy số lượng người Việt ở các nước Đông Nam Á có nhiều thay đổi, song đây vẫn là một cầu nối khá quan trọng, nếu như được tận dụng một cách có hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam thành công khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài năm 2005, hiện nay ở các nước Đông Nam Á có khoảng 280 nghìn người Việt Nam sinh sống, trong đó ở Campuchia là 130 nghìn người, Thái Lan - 110 nghìn người, Lào - 35 nghìn người, Philippines - 5 nghìn người, Malaysia - 300 người, 95 Singapore - 160 người, Indonesia - 160 người, Myanmar - 80 người, Brunei - 12 người. Một cách tìm kiếm thông tin cũng khá hiệu quả là thông qua các Doanh nghiệp Việt Kiều hiện đang đầu tư về Việt Nam. Thông qua họ, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài có thể tìm hiểu được các thông tin về chính sách pháp luật, thông tin về sản phẩm và các đối tác cạnh tranh trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp này dự định đầu tư. Bởi vì hơn ai hết, chính các doanh nghiệp Việt Kiều là người hiểu rõ nhất các thông tin về nơi mà họ đang cư trú, hưởng các đặc quyền và thực hiện các nghĩa vụ của một công dân. 3.3.5. Xây dựng đội ngũ lao động đƣợc trang bị kiến thức về luật pháp, bên cạnh kiến thức về chuyên môn Trong bất cứ một hoạt động nào, yếu tố con người bao giờ cũng là quan trọng nhất. Điều này không loại trừ đối với hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư ra nước ngoài. Làm thế nào để doanh nghiệp có thể hoạt động một cách có hiệu quả ở trên xứ người, nơi có ngôn ngữ khác, con người khác, cách sống và cách làm việc khác, và cao hơn là có các quy định chính sách đối với hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác với cách mà các doanh nghiệp vẫn thường làm ở trong nước? Để thực hiện được điều này, chỉ có thể dựa vào nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn và pháp luật. Kiến thức chuyên môn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Kiến thức về luật pháp sẽ giúp doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro do xung đột pháp luật, do thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật nước sở tại, và đồng thời, cũng có thể giúp cho doanh nghiệp thắng thế trong các vụ tranh chấp với các doanh nghiệp khác tại nước sở tại. Việc trang bị cho nhân viên các kiến thức chuyên môn và kiến thức về luật pháp và vốn kiến thức về ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, và là một trong những công việc hàng đầu khi doanh nghiệp Việt Nam tiến hành xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. 96 Đối với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn nhân lực và tài chính hạn chế, nếu không đủ điều kiện để thuê các chuyên gia tư vấn luật pháp riêng, thì cũng có thể trang bị thêm kiến thức về luật pháp cho các nhân viên kinh doanh của mình. Cách này cũng có hạn chế là các kiến thức luật pháp mà các nhân viên này có được không thể chuyên sâu như các chuyên gia về luật pháp, nên có thể dẫn tới trường hợp hiểu sai về luật, dẫn tới hoạt động không đúng với quy định của luật pháp, hoặc hành động không có lợi cho doanh nghiệp. Một hạn chế nữa là nếu như doanh nghiệp không có chế độ đãi ngộ thích hợp, thì cũng sẽ dẫn tới khả năng “chảy máu chất xám”, nghĩa là các nhân viên khi được đào tạo có thể sẽ chạy tới các doanh nghiệp khác có mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn. Nhưng ưu điểm của biện pháp tự đào tạo này là có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách linh hoạt hơn với các biến động trong kinh doanh cũng như với sự thay đổi của pháp luật nước sở tại, nhờ sự linh hoạt của các nhân viên đã được trang bị đầy đủ các kiến thức. Còn đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn hơn, điều cần nên làm là thuê cho mình một đội ngũ chuyên gia luật pháp giỏi trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Ưu điểm của biện pháp này thì đã rõ, và đây cũng là biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam luôn muốn áp dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tốn kém chi phí, bởi vì để có được một chuyên gia giỏi về luật pháp thì phải chi trả khá nhiều tiền, đồng thời phải có chế độ đãi ngộ khá cao thì mới có thể giữ chân người tài. Hiện nay, việc thuê luật sư giỏi người Việt Nam, am hiểu về thị trường nước tiếp nhận đầu tư là rất khó khăn, trong khi đó, thuê luật sư ở nước ngoài thì, thứ nhất, là tốn kém chi phí, và thứ hai, là doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ thông tin để thẩm định chất lượng cũng như nguồn gốc của luật sư nước ngoài. Dù cho dự án được thành lập dưới hình thức nào thì khi tuyển dụng nhân sự cho hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến chất lượng lao động, và xây dựng được hình ảnh của doanh nghiệp thông qua 97 những nhân viên có chất lượng cao. Qua đó, doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3.4. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC ĐỂ ĐẨY MẠNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM RA NƢỚC NGOÀI, ĐẶC BIỆT LÀ SANG THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC ĐÔNG NAM Á 3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam ra nƣớc ngoài Việc tạo ra một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thông thoáng, minh bạch luôn là vấn đề đặt ra đối với không chỉ hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mà tất nhiên, còn với hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Từ lâu, chúng ta thường ngộ nhận rằng, đầu tư nước ngoài chính là đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, mà quên rằng đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cũng là một khía cạnh cần được quan tâm. Chính vì vậy, việc đưa mảng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vào trong Luật đầu tư chung được coi là một động thái tích cực, nhằm trả lại sự công bằng cho lĩnh vực mà từ lâu đã bị bỏ quên. Việc các doanh nghiệp được đối xử công bằng với nhau sẽ kích thích sự cạnh tranh, một yếu tố góp phần làm nền kinh tế phát triển. Hơn nữa, điều đó cũng tạo ra nhận thức đầy đủ cho xã hội về một hoạt động được coi là “phương thuốc” giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực đáng ghi nhận trên, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa được quan tâm xứng với lợi ích của nó đem lại cho quốc gia. Bằng chứng là sự bất cập của hệ thống quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, gây ra hạn chế cho hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vốn sang nước khác. Chính vì vậy, việc bổ sung, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp này là một việc làm rất cần thiết. Các quy định trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có thể đi theo hướng như sau: 98 3.4.1.1. Ban hành một Nghị định hướng dẫn chi tiết các quy định Luật đầu tư chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam Hiện nay, Luật đầu tư chung đã được ban hành, và vào tháng 7 tới sẽ có hiệu lực, song các quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn còn khá sơ lược, và hầu hết vẫn chỉ dựa trên cơ sở các quy định của Nghị định 22/1999. Hiện vẫn chưa có một Nghị định nào, hoặc một văn bản dưới luật nào hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật đầu tư chung trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Vấn đề đặt ra là vào tháng 7 tới đây, khi Luật đầu tư chung có hiệu lực thì hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Nếu hoạt động dựa trên cơ sở Luật đầu tư chung thì các quy định này còn khá sơ lược, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về quản lý, hướng dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Còn nếu hoạt động dựa trên Nghị định 22/ 1999 thì cũng không đúng, bởi Nghị định có giá trị pháp lý thấp hơn Luật đầu tư chung. Chính vì điều này cho nên cần thiết phải đưa ra một Nghị định để hướng dẫn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng Luật. Có thể ban hành một Nghị định mới, hoặc có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 22/1999, và đưa nó trở thành Nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của Luật đầu tư chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong Nghị định này có thể gộp các quy định trong Thông tư 05/2001/TT- BKH, để tạo ra một hệ thống quy định hoàn chỉnh, vừa rõ ràng, minh bạch, lại vừa mang tính thống nhất. - Rà soát lại các quy định thiếu nhất quán, đồng bộ, không phù hợp với thực tiễn hiện nay: Bãi bỏ quy định Nhà đầu tư Việt Nam phải có văn bản cho phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc hợp đồng, bản thoả thuận với bên nước ngoài về dự án đầu tư để làm cơ sở xin phép đầu tư ra nước ngoài. Bởi quy định này sẽ làm chậm tiến độ cấp giấy phép đầu tư, và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của Nhà đầu tư. 99 Nên bỏ bớt quy định phải kiểm toán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 1 năm gần nhất. Bãi bỏ quy định phải có văn bản chấp thuận ĐTRNN của cơ quan ra quyết định thành lập DN (nếu là DNNN) hoặc của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu là DN ngoài quốc doanh) - Cho phép mở rộng các chủ thể đầu tư, phạm vi lĩnh vực đầu tư Trong Nghị định 22/1999 và Thông tư 05/2001 không điều chỉnh hành vi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi Luật đầu tư chung được ban hành, sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được dỡ bỏ. Khái niệm về “nhà đầu tư” được mở rộng, không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong nước, mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật đầu tư chung có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Như vậy, theo Luật đầu tư chung thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ được phép đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Quy định khắt khe này của Nhà nước nhằm mục đích ngăn chặn dòng vốn chảy ngược từ các dự án đầu tư nước ngoài vào trong nước chảy ra nước ngoài, đảm bảo cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, có thể nới lỏng quy định bằng cách cấp phép cho các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có quy mô nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không cần có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Điều này sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn trong các quy định 100 và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài một cách có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, khi cho phép các doanh nghiệp FDI được đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ cũng nên quy định thêm một số điều kiện ràng buộc, ví dụ như doanh nghiệp này đã góp đủ vốn pháp định hoặc vốn đầu tư ra nước ngoài được sử dụng từ lợi nhuận và các khoản đầu tư được phép chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Hiện nay, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực này thì lại không được phép. Trong thời gian tới, chắc chắn hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng mạnh, bởi đây là xu thế tất yếu của thời đại hội nhập. Chính vì vậy, việc mở cửa lĩnh vực này cũng sẽ là tất yếu. Tuy vậy, để tránh cho sự chảy vốn ồ ạt do đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, chúng ta nên xếp lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm vào danh mục đầu tư ra nước ngoài có điều kiện như đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước. Trước mắt, việc đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực này nên được thực hiện dưới hình thức lập chi nhánh của các ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm trong nước nhằm đi theo phục vụ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Điều này vừa giúp chúng ta mở rộng được hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực khác tránh được các rủi ro trong các giao dịch về vốn. Hiện nay, đã có dự án có địa điểm thực hiện đầu tư ở 2 nước, như dự án đầu tư 2 điểm kết nối POP Hongkong - Hoa Kỳ của Công ty Thông tin Viễn thông điện lực. Do vậy việc đưa thêm những quy định 101 về việc mở phòng điều hành dự án tại nước thứ ba để điều hành dự án ở nước ngoài là cần thiết. Quy định này sẽ góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình sang những nước thứ ba, đây cũng chính là mầm mống của việc hình thành các doanh nghiệp tập đoàn đa quốc gia của Việt Nam sau này. - Đơn giản thủ tục và quy trình cấp GPĐT Đơn giản hoá bộ hồ sơ dự án, giảm bớt các tiêu chuẩn mà nhà đầu tư Việt Nam cần phải thực hiện, đưa ra những tiêu chuẩn xét dự án phù hợp với thực tế và tạo thuận lợi cho Nhà đầu tư Giảm bớt thời gian lấy ý kiến của các bộ ngành có liên quan, từ đó giảm bớt thời gian cấp GPĐT. Thời gian cấp giấy phép có thể giảm xuống một nửa, nghĩa là chỉ cần 7- 8 ngày. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cần 2 - 3 ngày để gửi bộ hồ sơ dự án đến các Bộ, UBND tỉnh, thành phố và các ngành có liên quan để lấy ý kiến. Những nơi này cũng chỉ cần 5 ngày để xem xét những vấn đề thuộc phạm vi của mình. o Đối với những dự án nhỏ thì việc lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan là không cần thiết, bởi vì những dự án này khi xin cấp GPĐT ở nước tiếp nhận đã phải qua bước xét duyệt của các cơ quan chuyên trách ở nước này, và vì dự án đầu tư hoạt động chủ yếu ở nước tiếp nhận đầu tư chứ không phải là ở nước chủ đầu tư o Đối với những dự án có quy mô vốn lớn, cần có sự tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan thì cần quy định rõ trách nhiệm của từng bên liên quan để tránh tình trạng các bên cho ý kiến về những vấn đề không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, gây mất thời gian và gây khó khăn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi quyết định cấp GPĐT. 102 Nâng mức vốn đầu tư mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phân cấp cấp GPĐT. Trong những năm gần đây, quy mô của các dự án đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên. Quy mô trung bình của các dự án hiện nay là 4 triệu USD, và có thể tăng hơn nữa trong thời gian tới. Trong khi đó, Bộ KH&ĐT chỉ được phân cấp cấp GPĐT cho những dự án có quy mô dưới 1 triệu USD là quá thấp. Chính phủ nên xem xét tăng mức vốn đầu tư mà Bộ KH&ĐT được phân cấp cấp GPĐT lên mức 4 triệu USD. Điều này sẽ làm giảm thời gian cấp GPĐT đối với nhiều dự án, và đồng thời cũng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài. Có thể xem xét việc phân cấp cấp GPĐT cho các dự án quy mô nhỏ (có thể là dưới 1 triệu USD) đối với các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có dự án đầu tư ra nước ngoài, như đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước, nếu trong thời gian tới, số lượng của các dự án đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh. - Cải tiến quy định quản lý Nhà nước giai đoạn sau khi cấp GPĐT Ở Nhật, các công ty đầu tư ra nước ngoài được miễn chế độ báo cáo hàng năm. Tuy nhiên, việc này ở nước ta là chưa thể, bởi nó còn liên quan đến việc quản lý nguồn ngoại hối tương đối hạn hẹp của quốc gia. Nhưng chúng ta có thể đưa ra các cơ chế thông thoáng hơn trong chế độ báo cáo thống kê của doanh nghiệp. Đưa ra các chế tài cụ thể đối với các doanh nghiệp không thực hiện quy định của Nhà nước. Chẳng hạn, doanh nghiệp không thực hiện quy định về báo cáo trong bao lâu thì sẽ bị áp dụng chế tài, chế tài này được thực hiện như thế nào? Thời hạn cho đến khi bị áp dụng chế tài cũng cần được xem xét một cách hợp lý dựa trên khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Ví dụ như tại các thị trường đầu tư có biến động thì việc triển khai thực hiện dự án sẽ gặp khó khăn. Do vậy, nên 103 có quy định linh hoạt, ví dụ gia hạn thời gian thực hiện quy định trong một số trường hợp nhất định. 3.4.1.2. Sửa đổi các quy định về quản lý ngoại hối theo hướng thông thoáng hơn Hiện nay cơ chế về quản lý ngoại hối đã được điều chỉnh để mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều khúc mắc xung quanh vấn đề quản lý ngoại hối, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì vậy, sửa đổi các quy định quản lý ngoại hối là việc làm cần thiết. Cơ chế quản lý ngoại hối nên được cải cách theo các hướng như sau: - Thực hiện nhất quán chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp mua ngoại tệ, chuyển ngoại tệ có liên quan đến hoạt động đầu tư vào và ra Việt Nam. - Cho phép các DN VN có nguồn thu ngoại tệ ổn định và lớn được mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thuận tiện cho việc trang trải các nhu cầu về ngoại tệ của doanh nghiệp. Tiến tới áp dụng chính sách này cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và không duy trì cơ chế xin cho đối với từng trường hợp riêng lẻ như hiện nay. - Phát triển thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu ngoại tệ, đồng thời tạo cơ chế hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái cho các doanh nghiệp. Hoàn thiện tổ chức thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo hướng đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch quyền chọn và giao dịch tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái cho các DN khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi quốc tế. 3.4.1.3. Xây dựng các chính sách có liên quan đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài - Chính sách về lao động VN ở nƣớc ngoài 104 Trong chính sách về lao động VN ở nước ngoài, Nhà nước nên có cơ chế tạo điều kiện cho lao động có chất lượng cao của VN sang nước ngoài làm việc thông qua các dự án đầu tư ra nước ngoài. Các điều kiện thuận lợi này có thể thông qua chế độ cấp thị thực xuất cảnh, về cam kết làm việc sau khi lao động ở nước ngoài , về chế độ khuyến khích lao động Việt Nam học tập kinh nghiệm của lao động nước ngoài, có chế độ khen thưởng cho các doanh nghiệp và cá nhân người lao động có nhiều đóng góp cho xã hội .... - Chính sách về chuyển giao công nghệ Từ trước đến nay, chính sách chuyển giao công nghệ ở Việt Nam phần lớn chỉ tập trung cho mục tiêu là thu hút được các công nghệ hiện đại được chuyển giao từ các công ty và Chính phủ nước ngoài. Ngược lại, việc phải chuyển giao công nghệ cho nước khác kèm theo hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hầu như không được đề cập đến. Hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam thực chất đã diễn ra từ trước, dưới hình thức trợ giúp kỹ thuật của chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước khác. Tuy nhiên, khi hoạt động chuyển giao công nghệ trở nên thường xuyên hơn thông qua việc gia tăng các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DNVN, thì việc đưa ra chính sách về chuyển giao công nghệ là khá cần thiết. CGCN đối với các DNVN khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài quả thực cũng là một vấn đề hóc búa, khi bản thân công nghệ của các DN của chúng ta cũng chưa hoàn toàn là công nghệ hiện đại. Chính sách CGCN của VN có thể đi theo hướng: Xây dựng các chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ then chốt quốc gia, tập trung theo các hướng: phát triển công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học... Khuyến khích và hỗ trợ các DNVN đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. 105 Khuyến khích các DNVN tiếp cận học hỏi công nghệ hiện đại trên thế giới, nhất là các DNVN đầu tư sang các thị trường công nghệ cao như Hoa Kỳ, Singapore.... Các doanh nghiệp này có thể thông qua việc liên minh với các doanh nghiệp nước chủ nhà để tiếp cận dần với công nghệ hiện đại. Khuyến khích các doanh nghiệp có công nghệ trong nước chuyển giao công nghệ ra nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp trong các lĩnh vực mà thị trường trong nước đã bão hoà để kéo dài vòng đời của công nghệ. Cho phép các DN chuyển giao các công nghệ đòi hỏi nhiều nguyên liệu ra nước ngoài, đặc biệt là các thị trường giàu tiềm năng như Lào, Campuchia, Myanmar, các nước Châu Phi, những nước yêu cầu về công nghệ không quá cao. - Chính sách về xuất nhập cảnh Hiện nay, giữa Việt Nam và các nước khác, ngay cả một số nước trong khối ASEAN chưa ký Hiệp định miễn thị thực xuất nhập cảnh (ngoại trừ sang Lào thì không cần có visa). Chính vì vậy cũng gây khó khăn cho việc di chuyển từ nước này sang nước khác của các công dân Việt Nam. Để tạo ra sự khuyến khích cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang các nước Đông Nam Á, Chính phủ Việt Nam có thể nghiên cứu phương án ký kết các Thoả thuận về đi lại tự do với từng nước tiếp nhận trong trường hợp doanh nghiệp hai nước khi họ tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp sang nước đối tác trong Thoả thuận. 3.4.2. Đƣa ra cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp có khả năng đầu tƣ ra nƣớc ngoài 3.4.2.1. Xây dựng chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài - Dựa trên Danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, áp dụng các chính sách thuế ưu đãi phù hợp. Mức thuế suất ưu đãi áp dụng với các dự án thuộc lĩnh 106 vực trên ít nhất là bằng so với các dự án đầu tư cùng lĩnh vực và cùng tính chất đầu tư ở trong nước. Tiến tới việc áp dụng các mức thuế ưu đãi hơn. Bên cạnh đó, cũng cần áp dụng các ưu đãi về khoảng thời gian miễn, giảm thuế thích hợp. Khoảng thời gian này có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp trong bước đầu triển khai dự án. Nó chính là điều kiện cần thiết để các dự án có thể tồn tại và phát triển trong tương lai. - Cho phép các dự án đầu tư ở nước ngoài được hưởng các ưu đãi thuế mà doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được hưởng theo luật đối với doanh nghiệp trong nước, nếu như lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài giống hay bổ sung cho hoạt động của doanh nghiệp ở trong nước. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và phân tán được rủi ro và cũng đảm bảo được sự công bằng của dự án đầu tư ra nước ngoài với các dự án đầu tư trong nước. 3.4.2.2. Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài Hầu hết các nước có hoạt động đầu tư ra nước ngoài đều thành lập các tổ chức hỗ trợ tài chính và bảo hiểm đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau. ở Việt Nam hiện chưa có các hình thức hỗ trợ ĐTRNN nào. Ngay từ bây giờ Nhà nước nên có hướng xây dựng hay thiết lập các chương trình này. Có thể thành lập các tổ chức hỗ trợ tài chính và bảo hiểm cho các doanh nghiệp VN có dự án đầu tư ra nước ngoài. Trước mắt, tổ chức này cung cấp tài chính với lãi suất ưu đãi và không phải thế chấp giúp các doanh nghiệp trang trải chi phí nghiên cứu tiền khả thi. Đồng thời cung cấp các dịch vụ bảo hiểm giúp doanh nghiệp hạn chế được những tác động của rủi ro về chính trị, luật pháp có thể gặp trong quá trình đầu tư ở nước ngoài. Vốn của tổ chức này được hình thành từ hai nguồn cơ bản, đó là Ngân sách Nhà nước và đóng góp của các doanh nghiệp. Vốn Ngân sách đóng vai trò khởi xướng và là “vốn mồi”. Các doanh nghiệp muốn có sự trợ giúp của tổ chức này 107 phải góp vốn, mức góp sẽ là căn cứ để tổ chức tài trợ cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay phục vụ dự án ở nước ngoài. 3.4.3. Tăng cƣờng hoạt động xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài Hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài có thể thực hiện thông qua các khâu như tuyên truyền, cung cấp thông tin về luật pháp, chính sách, giới thiệu môi trường đầu tư của nước sở tại; hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đàm phán với đối tác nước ngoài, tạo điều kiện trong việc cấp giấy phép đầu tư và hình thành dự án, cho đến khi dự án đi vào triển khai thực hiện. Hoạt động xúc tiến đầu tư phải được thực hiện ở cả hai phía, Việt Nam và nước tiếp nhận đầu tư. Về phía Việt Nam, hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước tại Việt Nam và các cơ quan đại diện thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài. Về phía nước ngoài, các nước muốn kêu gọi đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua đại diện của họ ở Việt Nam để tuyên truyền, phổ biến chính sách đầu tư của nước mình. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù Việt Nam có đại diện tại hầu hết các nước trên thế giới, tuy nhiên hoạt động của các đại diện này với tư cách là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và thị trường nước ngoài thường ít hiệu quả. Để tăng cường hiệu quả của việc xúc tiến đầu tư, Chính phủ có thể: Đặt nhiệm vụ cho các cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có chế độ báo cáo định kỳ về chính sách và cơ hội đầu tư của nước sở tại Xây dựng một đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ kinh doanh nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan này. Thành lập các bộ phận chuyên trách tư vấn cho doanh nghiệp VN trong trường hợp có tranh chấp xảy ra với các đối tác nước ngoài Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, giữa 108 các cơ quan nhà nước với nhau có thể tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện. Tổ chức các cuộc hội thảo, tuyên truyền về chính sách pháp luật của các nước tiếp nhận đầu tư tới các doanh nghiệp Phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đầu tư cho doanh nghiệp. 3.4.4. Tích cực đàm phán ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và nâng cao hiệu quả triển khai các Hiệp định đã ký [6] Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thu thuế trùng, từ đó khuyến khích luân chuyển vốn, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, đồng thời nâng cao hiệu quả triển khai các hiệp định đã ký kết trong thực tiễn để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. - Tập trung đàm phán ký kết hiệp định với các nước có mối quan hệ kinh tế - đầu tư với Việt Nam, hoặc có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai gần. - Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia đàm phán, hiểu biết về các mẫu hiệp định, các điều khoản, cũng như các khía cạnh pháp lý của chúng. Ngoài ra, cũng cần hiểu rõ quan hệ kinh tế - đầu tư hiện tại và triển vọng trong tương lai giữa Việt Nam với nước ký kết. - Tăng cường triển khai các hiệp định đã ký kết. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý và thực hiện hiệp định, ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn thực hiện hiệp định đã ký kết, tăng cường trao đổi thông tin giữa Việt Nam với các nước ký kết để nâng cao hiệu quả thi hành của hiệp định. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền và giáo dục cho doanh nghiệp hiểu biết về các hiệp định tránh đánh thuế trùng để doanh nghiệp có cơ hội tận dụng các ưu đãi đã được ký kết. Nhìn chung, để hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ để khắc phục các khó khăn, vướng mắc đang tồn tại. Hệ thống giải pháp đó không chỉ bao gồm các giải pháp từ phía nội bộ doanh nghiệp, mà còn phải kết hợp với các giải pháp 109 về mặt cơ chế, chính sách của Nhà nước. Khi doanh nghiệp và Nhà nước đồng lòng thì chắc chắn hoạt động này sẽ đem lại nhiều hiệu quả. Hy vọng trong thời gian tới, với những thay đổi trong chiến lược đầu tư của các doanh nghiệp, với sự hoàn thiện trong chính sách của Nhà nước, hoạt động đầu tư trực tiếp của DNVN sang các nước Đông Nam Á sẽ đưa lại nhiều tín hiệu khả quan, và đây cũng sẽ là bàn đạp để DNVN tiến xa hơn, sâu hơn vào thị trường thế giới. KẾT LUẬN Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Các nước trên thế giới ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì cũng đồng thời xúc tiến đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng sự ưu đãi đầu tư ở các môi trường khác. Điều này, một mặt, giúp cho các nước chủ đầu tư có thể giữ được thị trường cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hoá; mặt khác, gây ảnh hưởng đến nước tiếp nhận đầu tư. Các quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc đầu tư ra nước ngoài hay nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại những tác động tích cực nhất định đối với từng quốc gia. Vấn đề nằm ở chỗ mỗi quốc gia sẽ có những chiến lược như thế nào để những hoạt động này đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế của mình. Đối với Việt Nam, theo xu hướng chung này, ngoài việc tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì cũng đồng thời nên khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ đầu tư ra nước ngoài. Do hiện nay, tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ, thì việc lựa chọn một môi trường đầu tư “vừa sức” với mình là điều cần thiết. Thị trường Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng, được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá cao, đồng thời cũng là thị trường có những đặc điểm gần tương đồng và có quan hệ gần gũi với Việt Nam. Do vậy đầu tư vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ hạn chế được rủi ro hơn. Đây cũng là một thị trường quan trọng để làm bàn đạp giúp doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu sang các thị trường khác. Trước mắt, việc các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thể gặp nhiều khó khăn, song nếu như được định hướng một cách đúng đắn và được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước Việt Nam, cũng như sự nỗ lực từ bản thân các doanh nghiệp thì trong tương lai, hoạt động này có thể góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Đây cũng chính là mục đích của đề tài “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang các nước Đông Nam Á”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của các DNVN sang các nước Đông Nam Á, đề tài luận văn đã đề xuất một số giải pháp đối với doanh nghiệp và kiến nghị đối với Nhà nước để thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới. Hy vọng rằng, những đóng góp này của đề tài luận văn sẽ góp phần đem lại hiệu quả cho hoạt động đầu tư trực tiếp của các DNVN sang các nước Đông Nam Á nói riêng, và sang các thị trường nước ngoài nói chung. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế VN phát triển và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi chúng ta gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Xuân Bá (2003), Hội nhập kinh tế áp lực cạnh tranh trên thị trường và đối sách của một số nước, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001), Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 3. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Vịêt Nam thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Thái Hà (2005), “Khơi thông luồng đầu tư ra nước ngoài”, Thông tin tài chính = Financial bulletin, (20), tr.16 - 17. 5. T.Hải (2005), “Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế Trung Quốc”, Ngoại thương , (30), tr. 35 - 36. 6. Bierman, Harold (2000) Quyết định dự toán vốn đầu tư - Phân tích kinh tế các dự án đầu tư, NXB Thống kê. 7. Nguyễn Hữu Hiểu (2005), “Giải pháp tài chính thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài”, Kinh tế dự báo, (4), tr.20 - 21, 30. 8. Đinh Thị Diên Hồng (2002), “Một số vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam và đầu tư của Việt nam ra nước ngoài trong tình hình mới”, Tạp chí ngân hàng, (1+2), tr. 100 - 104. 9. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình Đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục. 10. Lê Quốc Lý (2004) Tỷ giá hối đoái những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội. 11. Mia Mikie(2003), Xúc tiến thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Hữu Phúc (2005), “Hàn Quốc - nhà đầu tư châu Á chiến lược hướng ngoại”, Ngoại thương, (36), tr 38. 13. Lưu Quang (2002), Qui định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp tổ chức kinh tế Việt Nam , NXB Lao động, Hà Nội. 14.Trần Văn Quế chủ biên, (2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát triển, NXB Khoa học xã hội. 15. Lê Văn Sang - Lưu Ngọc Trịnh (1991), Nhật bản đường đi tới một siêu cường kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Lê Văn Sang (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Thế giới. 17. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Giáo trình các công ty xuyên quốc gia, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Đình Tài (2006), “Luật đầu tư {chung}”, Chứng khoán Việt Nam, (1+2), tr.77- 81. 19. Công Thắng (2004), “Vượt khỏi “vòng tay bảo hộ”, Lao Động, (1+2), tr.15. 20. Trần NgọcThơ ( 2001), Tài chính quốc tế, NXB Thống Kê. 21. Võ Thanh Thu - Ngô Thị Ngọc Huyền,... (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, NXB Thống Kê, Hà Nội 22. Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê. 23. Thủ tướng Chính phủ (1999), Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 24. Lê Văn Tư (2003), Thị trường hối đoái, NXB Thống kê, Hà Nội. 25. Lim Chong Yan (2002), Đông Nam Á chặng đường dài phía trước, NXB Thế giới. B. Tài liệu tiếng Anh 26. Baiduri bank (2003), Explore Brunei - The offcial visitors guide, Brunei. 27. ICC (2004), An Investment guide to cambodia opportunities and condition, Cambodia. 28. Singapore Department of Statistics (2004), Singapore’s Investment Abroad, 2003. C. Tài liệu trên Internet 29. Trang Kinh doanh Châu Á: 30. Trang Thông tin của Báo Tiền phong: 31. Trang thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 32. Trang Thời báo Kinh tế Việt Nam: 33. Trang thông tin của Thông tấn xã Việt Nam: 34. Trang thông tin của Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh: 35. Trang Thông tin về quan hệ Trung Quốc - Asean: asean.net 36. Trang thông tin Thời báo kinh tế Sài gòn: 37. Trang thông tin của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài: PHỤ LỤC HƢỚNG DẪN LẬP HỒ SƠ DỰ ÁN ĐẦU TƢ RA NƢỚC NGOÀI MẪU 1: ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƢ Đơn đăng ký đầu tƣ ra nƣớc ngoài Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Căn cứ Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam; - Căn cứ Thông tư số 05/2001/BKH-TT ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. (Những) người ký dưới đây gửi đơn xin phép đầu tư ra nước ngoài trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư. I . Doanh nghiệp Việ t Nam 1. Tên doanh nghiệp 2. Đăng ký kinh doanh (Quyết định thành lập) số... ngày... tháng... năm... do... (tên cơ quan cấp Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập) cấp, tại... 3. Vốn Điều lệ 4. Số tài khoản....................... Mở tại Ngân hàng............................................... 5. Địa chỉ ..........................Tel...............Fax...............Email.............................; 6. Người đại diện............................................. Chức vụ.................................... 7. Tình hình tài chính doanh nghiệp: (tóm tắt theo báo cáo Tài chính của doanh nghiệp) 8. Tổng kết tài sản của doanh nghiệp (Nếu có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cùng đầu tư ra nước ngoài thì nêu từng doanh nghiệp). II. Dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài 1. Hình thức đầu tư: (mô tả cụ thể hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật nước đến đầu tư); 2. Địa chỉ đầu tư ở nước ngoài: 3. Thời hạn đầu tư ra nước ngoài: 4. Mục tiêu, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài: (mô tả chi tiết) 5. Vốn đầu tư ra nước ngoài 5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến................................. đô la Mỹ, trong đó: Hình thức góp vốn Giá trị 1 2 3 ...... 5.2. Nguồn vốn: - Vốn chủ sở hữu sở hữu............................................. đôla Mỹ; - Vốn vay:................................ đôla Mỹ (Nêu rõ các điều kiện vay bảo lãnh thanh toán...) 6. Danh mục thiết bị, máy móc đầu tư ra nước ngoài (nếu có) Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Số lượng Giá trị 1 2 3 .... 7. Tiến độ thực hiện dự án (kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư) Tên công việc Thời gian hoàn thành Giá trị 1 2 3 ..... 8. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư ra nước ngoài: - ................................................................ 9. Các vấn đề liên quan đến lao động. 9.1. Nhu cầu đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài. 9.2. Các chế độ liên quan đến việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài. 9.3. Phương thức tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, kế hoạch đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài. III. Chúng tôi xin cam kế t: 1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn xin và hồ sơ kèm theo. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của giấy phép đầu tư, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. IV. Các tài l iệu gử i kèm theo đơn này gồm: 1. Bản sao Quyết định thành lập (hoặc đăng ký kinh doanh) của doanh nghiệp. 2. Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm gần nhất. Làm tại...................... ngày......... tháng.........năm 200...... (Ký tên, đóng dấu) MẪU 2: ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƢ Đơn xin đầu tƣ ra nƣớc ngoài Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Căn cứ Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam; - Căn cứ Thông tư số 05./2001/BKH-TT ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. (Những) người ký dưới đây gửi đơn xin phép đầu tư ra nước ngoài trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư. I . Doanh nghiệp Việ t Nam 1. Tên doanh nghiệp 2. Đăng ký kinh doanh (Quyết định thành lập) số... ngày... tháng... năm... do... (tên cơ quan cấp Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập) cấp, tại........................................................................... 3. Vốn Điều lệ................................................................................................... 4. Số tài khoản.......................... Mở tại Ngân hàng........................................... 5. Trụ sở chính............... Tel.............. Fax.............. Email...............................; 6. Người đại diện..................................... Chức vụ............................................ Xin được cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài với các mục tiêu, lĩnh vực hoạt động như sau: ........................................................................ Chúng tôi xin cam kế t : 1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xách của nội dung đơn xin và hồ sơ kèm theo. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của giấy phép đầu tư, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. II. Các tài l iệu gử i kèm theo đơn này gồm: 1. Bản sao đăng ký kinh doanh (hoặc Quyết định thành lập) doanh nghiệp. 2. Giải trình dự án đầu tư ra nước ngoài. 3. Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm gần nhất. 4. .......................................................................................... Làm tại.............. ngày.............. tháng............. năm 200....................... (Ký tên, đóng dấu) MẪU 3: ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN THẨM ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƢ Giả i tr ình về dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài I . Doanh nghiệp Việ t Nam 1. Tên doanh nghiệp 2. Đăng ký kinh doanh (Quyết định thành lập) số............. ngày............. tháng..........năm............. do ................................. (tên cơ quan cấp Đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập) cấp, tại..................................................... 3. Vốn Điều lệ 4. Số tài khoản....................... Mở tại Ngân hàng.............................................. 5. Trụ sở chính...................... Tel............... Fax............. Email........................; 6. Người đại diện........................................ Chức vụ......................................... (Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư theo những nội dung trên). II. T ình hình tài chính của doanh nghiệp 1. Giải trình về tình hình Tài chính doanh nghiệp (kèm theo báo cáo tài chính trong năm gần nhất đã được kiểm toán) 2. Tổng kết tài sản của doanh nghiệp. 2.1. Tài sản có của doanh nghiệp 2.2. Tài sản nợ của doanh nghiệp 3. Khả năng tài chính thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài 3.1. Vốn chủ sở hữu 3.2. Vốn vay 3.3. Khả năng huy động vốn. III. Dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoà i 1. Hình thức đầu tư: (mô tả cụ thể hình thức đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư): 2. Địa chỉ đầu tư ở nước ngoài 3. Thời hạn đầu tư ra nước ngoài 4. Mục tiêu, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài: (mô tả chi tiết) 4.1. Mục tiêu 4.2. Lĩnh vực 4.3. Giải trình về sản phẩm dịch vụ 4.4. Giải trình về thị trường tiêu thụ. 5. Vốn đầu tư dự kiến chuyển ra nước ngoài 5.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến... đô la Mỹ, trong đó: Hình thức góp vốn Giá trị 1 2 3 5.2. Nguån vèn: - Vèn chñ së h÷u........®«la Mü; - Vèn vay......... ®«la Mü. (Nªu râ c¸c ®iÒu kiÖn vay, b¶o l·nh, thanh to¸n...) 6. C«ng nghÖ, thiÕt bÞ, m¸y mãc 6.1. Gi¶i tr×nh vÒ c«ng nghÖ - S¬ ®å quy tr×nh c«ng nghÖ chñ yÕu (hoÆc c¸c c«ng nghÖ chñ yÕu); - §Æc ®iÓm chñ yÕu cña gi¶i ph¸p c«ng nghÖ ®· lùa chän; - Dù th¶o hîp ®ång chuyÓn giao c«ng nghÖ, hç trî kü thuËt (nÕu cã). 6.2. Danh môc m¸y mãc, thiÕt bÞ xuÊt khÈu ®Ó ®Çu t• ra n•íc ngoµi (nÕu cã) Tên thiết bị Đặc tính kỹ thuật Số lượng Giá trị 1 2 3 .... 7. KÕ ho¹ch xuÊt, nhËp khÈu ®Ó thùc hiÖn dù ¸n ®Çu t• ra n•íc ngoµi: Danh mục (chủng loại) Năm thứ nhất Năm thứ..... Năm ổn định Số lượng Đơn giá (đôla Mỹ) Giá trị (đôla Mỹ) Số lượng Đơn giá (đôla Mỹ) Giá trị (đôla Mỹ) Số lượng Đơn giá (đôla Mỹ) Giá trị (đôla Mỹ) I. Nhập khẩu 1. 2. 3. .... II. Xuất khẩu 1. 2. 3. ..... 8. C¸c vÊn ®Ò liªn quan ®Õn lao ®éng. 8.1. Nhu cÇu ®•a lao ®éng ViÖt Nam ra n•íc ngoµi. 8.2. C¸c chÕ ®é liªn quan ®Õn viÖc b¶o ®¶m quyÒn lîi cho ng•êi lao ®éng ViÖt Nam ë n•íc ngoµi. 8.3. Ph•¬ng thøc tuyÓn dông, kÕ ho¹ch ®µo t¹o, kÕ ho¹ch ®•a lao ®éng ViÖt Nam ra n•íc ngoµi. 9. Gi¶i tr×nh vÒ tiÕn ®é thùc hiÖn dù ¸n 10. Ph©n tÝch tµi chÝnh 10.1. Doanh thu (gi¸ trÞ) 10.2. Dù kiÕn l·i lç 11. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ cña dù ¸n 11.1. HiÖu qu¶ tµi chÝnh 11.2. HiÖu qu¶ kinh tÕ - x· héi cña dù ¸n 12. Tù nhËn xÐt vµ kiÕn nghÞ 12.1. HiÖu qu¶ cña dù ¸n 12.2. C¸c kiÕn nghÞ vÒ •u ®·i vµ c¸c biÖn ph¸p mµ Nhµ n•íc ViÖt Nam cÇn ¸p dông liªn quan ®Õn dù ¸n nÕu cã. Ngµy........... th¸ng........ n¨m 200........ (Ký tªn, ®ãng dÊu) MẪU 4: ÁP DỤNG CHO TRƢỜNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƢ Đơn xin đ iều ch ỉnh giấy phép đầu tƣ Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Căn cứ Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam; - Căn cứ Thông tư số 05/2001/BKH-TT ngày 30 tháng 8 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. (Những) người ký dưới đây gửi đơn xin điều chỉnh giấy phép đầu tư số.........do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày.........tháng......... năm......... I . Nộ i dung đ iều ch ỉnh .......................................................................................................................... II. Chúng tôi xin cam kế t : 1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung đơn xin và hồ sơ kèm theo. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của giấy phép đầu tư, pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. III. Các tài l iệu gử i kèm theo đơn này gồm: 1. Giải trình về lý do điều chỉnh, nội dung điều chỉnh và các vấn đề về vốn và tài chính liên quan đến việc điều chỉnh giấy phép đầu tư. 2. Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài cho đến thời điểm điều chỉnh giấy phép đầu tư. 3......................................................................................................................... Làm tại............. ngày........ tháng........ năm 200...... (Ký tên, đóng dấu) MẪU 5: ÁP DỤNG CHO TRƢỜNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƢ Giả i tr ình đ iều ch ỉnh giấy phép đầu tƣ I . Doanh nghiệp Việ t Nam 1. Tên doanh nghiệp 2. Đăng ký kinh doanh (Giấy phép thành lập) số....................... ngày........ tháng...................năm......... Đăng ký (hoặc được cấp) tại........................................................... 3. Vốn Điều lệ 4. Số tài khoản........................... Mở tại Ngân hàng........................................... 5. Trụ sở chính.............. Tel...............Fax.............. Email................................; 6. Người đại diện.................................... Chức vụ............................................. (Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư theo những nội dung trên). II. T ình hình tài chính của doanh nghiệp 1. Giải trình về tình hình Tài chính doanh nghiệp (kèm theo báo cáo tài chính trong năm gần nhất đã được kiểm toán) 2. Tổng kết tài sản của doanh nghiệp. 2.1. Tài sản có của doanh nghiệp 2.2. Tài sản nợ của doanh nghiệp 3. Khả năng tài chính thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài 3.1. Vốn tự có của doanh nghiệp 3.2. Vốn vay 3.3. Khả năng huy động vốn. III. Báo cáo t ình hình dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài 1. Giải trình về tình hình thực hiện các mục tiêu đã được quy định trong giấy phép đầu tư. 2. Giải trình cụ thể về tình hình hoạt động đầu tư ra nước ngoài. 3. Giải trình về tình hình tài chính của dự án đầu tư ra nước ngoài (kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho đến thời điểm xin điều chỉnh giấy phép đầu tư). III. Giả i tr ình về những nộ i dung xin đ iều ch ỉnh giấy phép đầu tƣ 1. Giải trình cụ thể những nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh. 2. Giải trình về vốn đầu tư ra nước ngoài liên quan đến việc điều chỉnh giấy phép đầu tư. Ngày........ tháng........... năm 200....... (Ký tên, đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3162_9459.pdf
Luận văn liên quan