Luận văn Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương

Ngành du lịch tỉnh Bình Dương đã thành công trong phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 – 2010 đã đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh. Tiềm năng du lịch của tỉnh khá đa dạng và phong phú bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, vì vậy cần khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Công tác đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nước và nhà nước để phát triển du lịch đã thành công và tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hóa địa phương đã góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái. Phát triển du lịch cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển

pdf161 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 5165 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Một số khu du lịch khác đang trong quá trình đầu tư như khu du lịch Hàm Tam Đẳng, khu du lịch nghỉ dưỡng Phước Lộc Thọ. Sản phẩm du lịch miệt vườn sinh thái từng được xem là đặc thù của tỉnh tổ chức còn nhỏ lẻ, tự phát, hiệu quả không cao, đồng thời có nguy cơ tự đánh mất thương hiệu do cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm hàng hóa còn thấp, còn nói thách, thiếu văn minh trong thương mại... Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ như bãi giữ xe ô tô, người thuyết minh du lịch còn thiếu. Kết cấu hạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hiện nay, hệ thống các cơ sở kinh doanh du lịch của Bình Dương bao gồm các loại hình chính: các đơn vị kinh doanh lữ hành có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, doanh thu thấp, hoạt động kinh doanh chủ yếu là các tour du lịch phục vụ dân cư nội tỉnh... do đó hiệu quả kinh doanh lữ hành chưa cao. Các hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú khá phát triển với 122 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú chủ yếu ở khu vực thị xã. Bên cạnh đó khu du lịch núi Cậu, hồ Dầu Tiếng là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch nghỉ dưỡng tuy đã được đầu tư nâng cấp kết cầu hạ tầng kỹ thuật khung nhưng hiện tại vẫn phát triển du lịch một cách tự phát, nhỏ lẻ, chưa thu hút các dự án đầu tư lớn. Chưa khai thác được hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch của các loại hình du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa và di tích lịch sử cách mạng như các căn cứ cách mạng, sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-2020 3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Dương. 3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng 3.1.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên 2.694,43 km2, có những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Bình Dương là cửa ngõ giao thông với thành phố Hồ Chí Minh – là trung tâm của nền kinh tế Việt Nam, là nơi có nền kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu của cả nước cũng là thị trường du lịch lớn nhất Việt Nam. Trong những năm gần đây với vị trí thuận lợi, môi trường đầu tư hấp dẫn, với thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phát triển tương đối đồng bộ,... tỉnh Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh phát triển du lịch năng động của cả nước. Bình Dương có nhiều ưu thế để phát triển du lịch: + Có quốc lộ 13, tỉnh lộ 741,742, 743... + Có ga đường sắt Sóng Thần. + Gần sân bay, bến cảng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. + Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 40 km. + Gần các nguồn cấp điện, cấp nước, các trung tâm đô thị và khu dân cư. + Lao động trẻ có trình độ văn hóa, tay nghề khá. Những năm gần đây, hoạt động du lịch Bình Dương nhìn chung có chuyển biến tương đối mạnh mẽ và đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ như: - Các chỉ tiêu du lịch như lượt khách, doanh thu đều tăng trong giai đoạn 1997-2010 nhưng tập trung nhất từ năm 2008-2010, từ khi khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến đi vào hoạt động, mỗi năm lượt khách và doanh thu đều tăng từ 2-3 lần so với năm 2007. - Cơ chế, chính sách thông thoáng của tỉnh đã tạo được sức hấp dẫn không nhỏ đối với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Cùng với các hoạt đầu tư công nghiệp, hoạt động đầu tư phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cũng thu hút được một số dự án có quy mô lớn. - Bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch dịch vụ phục vụ du khách. - Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ du lịch tương đối phát triển, bước đầu đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Bình Dương có tài nguyên du lịch tương đối đa dạng, với hệ thống miệt vườn Lái Thiêu – Du lịch sinh thái đã có thương hiệu trên thị trường. Hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn với những cù lao nổi trên sông, bên cạnh đó Bình Dương còn được xem là cái nôi của những làng nghề nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ. Hệ thống tài nguyên du lịch của tỉnh cũng tạo thành những điều kiện tương đối thuận lợi trong việc hình thành các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ hướng đến khai thác thị trường du lịch dịch vụ đầy hứa hẹn của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Bình Dương. - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương: + Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực đầu tư bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. + Phấn đấu để phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững để du lịch thực sự trở thành một động lực phát triển kinh tế và phát triển du lịch năng động gắn kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. + Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, quốc phòng an ninh vững chắc. + Công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Định hướng đầu tư: mời gọi sự hợp tác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch: đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, các công trình phúc lợi xã hội. Đang triển khai cải tiến và từng bước hoàn thiện các thủ tục có liên quan đến các hồ sơ đầu tư du lịch trên cơ sở pháp luật để các dự án sớm được tiến hành và đi vào hoạt động. + Giải pháp hành chính: thực hiện một cửa. 3.1.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương 2011 - 2020. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt, tạo đột phá ở Bình Dương là “... điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng các ngành dịch vụ xấp xỉ với các ngành công nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động và đô thị hóa tăng lên mạnh mẽ ở các vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Bình Dương trở thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương”. Để đạt được định hướng đó, mục tiêu các thời kỳ 2011-2015 và 2016-2020 cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 13,5-14%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ để đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp – dịch vụ- nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng 59% - 38% - 3%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 là 63,2 triệu đồng (tương đương 3.000USD). Cơ cấu lao động chuyển dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng từ 65% năm 2010 xuống còn 63% năm 2015 và tỷ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 12,5 % năm 2010 xuống còn 10%. Năng suất lao động tăng nhanh từ 47 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 102 triệu đồng/ lao động năm 2015. Mục tiêu tổng quát: Tập trung khai thác những lợi thế về so sánh của tỉnh, tạo ra những bước đột phá có tính chất quyết định, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về lượng đồng thời đẩy mạnh phát triển về chất của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, đầu tư hợp lý để phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm động lực cho sự phát triển, sớm đưa tỉnh thành đô thị văn minh, hiện đại. - Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, đồng thời là một công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương. - Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương. - Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái. Mục tiêu cụ thể: - Tập trung phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, gắn với phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, văn minh, hiện đại. - Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư phát triển du lịch đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các công trình mang tính động lực. Gắn kết và khai thác tối đa lợi thế từ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới, trung tâm chính trị - hành chính tập trung của tỉnh, gắn với đầu tư nâng cấp, chỉnh trang thị xã Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh như: Thuận An, Dĩ An,... theo hướng văn minh, hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao, tăng nhanh tỷ lệ qua đào tạo. - Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ mới trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nông nghiệp và dịch vụ. - Phát triển mạnh hệ thống kết cầu hạ tầng theo hướng quy mô lớn, hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị. - Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chất lượng ngày càng cao. Đẩy lùi các tệ nạn xã hội. - Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc. 3.1.1.3. Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam 2011 -2020 Trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, ngành du lịch đề ra mục tiêu đến năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 10,3 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 47,5 triệu lượt mang lại doanh thu hơn 36 tỷ USD. Mục tiêu tổng quát cho giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng là: phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các miền trong cả nước... Quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, ngành du lịch xác định: tập trung vào thị trường nội địa với các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, phát triển nhanh thị trường khách quốc tế gần như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu và Đông Âu, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ... Không gian phát triển du lịch sẽ tập trung theo bảy vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đa dạng và phát huy thế mạnh từng vùng. Động lực phát triển du lịch vùng và địa phương cũng được xác định ở 39 khu du lịch quốc gia, 30 điểm du lịch quốc gia và 10 đô thị du lịch..., trọng tâm phát triển sản phẩm sẽ là du lịch biển đảo, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đường bộ, hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu du lịch, cải thiện môi trường... 3.1.2. Các định hướng phát triển du lịch 3.1.2.1. Định hướng phát triển mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch. * Hệ thống cơ sở lưu trú: - Năm 2015 là 9.350 phòng. - Năm 2020 là 17.410 phòng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 12,63%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 là 13,24%/năm. Để phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cả về chất lượng lẫn số lượng, Bình Dương cần tập trung: + Tăng cường số lượng phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hệ thống dịch vụ lưu trú. + Khuyến khích các cơ sở kinh doanh lưu trú cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú chưa đạt hạng tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. + Phát triển hệ thống khách sạn cao cấp phục vụ phục vụ khách du lịch chi tiêu cao cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm lưu trú của Bình Dương. Bên cạnh hệ thống khách sạn cần chú ý phát triển hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp tập trung ở khu vực hồ Dầu Tiếng, ven sông Đồng Nai, ven sông Sài Gòn. * Hệ thống cơ sở thể thao cao cấp: - Phát triển thể thao nước cao cấp tại khu vực hồ Dầu Tiếng, dự kiến khu vực bán đảo Tha La. - Phát triển thể thao nước cao cấp trên sông Đồng Nai, dự kiến ở khu vực cù lao Rùa, huyện Tân Uyên. * Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí: - Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí hiện tại của tỉnh Bình Dương như công viên văn hóa Thanh Lễ và khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, do đó cần thu hút các dự án đầu tư các khu vui chơi giải trí tổng hợp tại các khu vực có tiềm năng khác như ở huyện Dầu Tiếng, cù lao Bạch Đằng, huyện Tân Uyên. - Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí đặc biệt: như các khu vui chơi giải trí có thưởng trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khách sạn 5 sao. - Hệ thống các khu vui chơi giải trí trong các khu du lịch. - Hệ thống rạp chiếu phim, hệ thống tổ chức hội chợ - triển lãm,... 3.1.2.1. . Định hướng phát triển sản phẩm du lịch. Ngành du lịch tỉnh Bình Dương sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch chính như du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái. Ngoài ra, du lịch sẽ phát triển thêm cả du lịch mua sắm, du lịch Mice, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp... 3.1.2.2. Định hướng đào tạo nhân lực du lịch. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao như cao đẳng , đại học. Đào tạo nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch Đào tạo lại và mở các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn cho lực lượng lao động trong ngành du lịch. 3.1.2.3. Định hướng đầu tư phát triển du lịch. Mục tiêu tổng quát phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển du lịch phải dựa trên việc đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả các lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hóa địa phương tạo thành thương hiệu cho du lịch Bình Dương trên thị trường du lịch, góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái. Đồng thời sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để tái đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái... Đến năm 2030, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố mới Bình Dương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển, phấn đấu đến năm 2030, du lịch thành phố Bình Dương được xếp vào nhóm có du lịch phát triển trong nước và khu vực. Về phát triển không gian du lịch, ưu tiên phát triển các không gian thuận lợi như: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu, khu vực ven sông Sài Gòn (Bến Cát), khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực hồ Cần Nôm, khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng với nhiều loại hình du lịch đa dạng sức thu hút cao. + Định hướng quy hoạch không gian phía Nam: Quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần huyện Bến Cát Khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát). Trung tâm phát triển du lịch: Du lịch dịch vụ thị xã Thủ Dầu Một. + Định hướng quy hoạch không gian phía Tây Bắc: Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực lân cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm. Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng. + Định hướng quy hoạch không gian phía Đông: Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo. Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng. Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên. + Phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh: Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực: tuyến du lịch theo quốc lộ 13, tuyến du lịch theo đường ĐT 741 – 742, tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh. Các tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến du lịch theo đường ĐT 744, tuyến du lịch theo đường ĐT 746 – 747. Các tuyến du lịch đường sông: gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. Đất du lịch tăng từ 992 ha năm 2010 lên 4.384 ha năm 2020 (các dự án ưu tiên là 1400 ha). 3.1.2.4. Định hướng quảng cáo và tiếp thị du lịch. Nâng cao công tác tuyên truyền, giới thiệu về du lịch tỉnh Bình Dương thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư công tác quảng cáo trên kênh truyền hình, trên mạng internet, trên các báo chí nhằm tiếp thị các sản phẩm du lịch. Quảng bá du lịch theo hướng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để làm nổi bật những đặc điểm ưu việt của du lịch tỉnh Bình Dương như in tuyên truyền quảng cáo qua các tập gấp, làm phim phóng sự về du lịch Bình Dương, xuất bản tập san, bản đồ du lịch, xây dưng webside du lịch Bình Dương, tổ chức các hội nghị, tham gia hội chợ, treo băng gôn, pano quảng cáo. Ngành du lịch tỉnh Bình Dương sẽ chủ động khai thác các nguồn lực từ ngân sách, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, mở rộng liên kết với các tỉnh bạn để nâng cao hiệu quả tuyên truyền nhằm thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. 3.2. Các dự báo trong tương lai 3.2.1. Dự báo du khách ( quốc tế và nội địa ) Bảng 3.10 SỐ LƯỢNG DU KHÁCH 2011 - 2020 (Đơn vị nghìn người) Năm 2011 2015 2020 Tổng số 3.800 5.025 6.000 Khách nội địa 3.762 4.982 5.913 Khách quốc tế 37 43 87 - Theo dự báo của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương, ngành du lịch của tỉnh năm 2011 đón 3.800.000 lượt khách, trong đó 3.762.000 lượt khách nội địa và 37.000 lượt khách quốc tế, sẽ phấn đấu đến năm 2015 đón được 5.025.000 lượt khách, trong đó có 43.000 lượt khách quốc tế và 4.982.000 lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân cho giai đoạn 2011 – 2015 là 7,02%. - Đến năm 2020 sẽ đón hơn 6 triệu lượt khách, trong đó thu hút khoảng 87.000 lượt khách quốc tế và 5.913.000 lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân ở giai đoạn 2016 – 2020 là 6,4%. - Về tầm nhìn du lịch đến 2030, tỉnh Bình Dương sẽ thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó có 110.000 lượt khách quốc tế và khoảng 11.890.000 lượt khách nội địa. 3.2.2. Dự báo doanh thu du lịch. Doanh thu được tính bằng công thức: Doanh thu = (Lượt khách) X (Mức chi tiêu Bình Quân/ngày) X (Ngày lưu trú bình quân). Dựa trên công thức trên, dự báo doanh thu du lịch giai đoạn đến 2015 và đến 2020, tầm nhìn du lịch đến 2030 như sau: Bảng 3.11 DOANH THU DU LỊCH NĂM 2011 – 2020 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2011 2015 2020 Tổng số 580 2223 4467 - Dự báo về doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 2.223 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2015 là 35,25% / năm. - Đến năm 2020 doanh thu du lịch dự tính sẽ đạt khoảng 4.467 tỷ đồng. Tố độ tăng trưởng bình quân của doanh thu du lịch giai đoạn 2016 – 2020 là 14,98% / năm. - Tầm nhìn du lịch đến năm 2030 doanh thu du lịch của tỉnh Bình Dương sẽ đạt khoảng 14.000 tỷ đồng. 3.2.3. Dự báo lao động du lịch. Theo phương án chọn, chỉ tiêu nhu cầu lao động du lịch tỉnh Bình Dương. Bảng 3.12 LAO ĐỘNG DU LỊCH 2011 – 2015 (Đơn vị: người) Năm 2011 2015 2020 Tổng số 20.600 50.900 94.700 Lao động trực tiếp 6100 15.900 35.000 Lao động gián tiếp 14.500 29.600 65.100 - Năm 2015 nhu cầu lao động trực tiếp là 15.900 người và số lao động gián tiếp là 35.000 người. - Năm 2020 nhu cầu lao động trực tiếp là 29.600 người và số lao động gián tiếp là 65.100 người. Như vậy, đến năm 2020, tỉnh Bình Dương cần một lực lượng lao động khá lớn, để đáp ứng được yêu cầu phát triển của các hoạt động du lịch, bên cạnh việc phát triển mở rộng nâng số lượng, cần chú ý đến việc phát triển theo chiều sâu để nâng cấp chất lượng lực lượng lao động. 3.2.4. Dự báo đầu tư phát triển du lịch. Các dự án du lịch đã đưa vào hoạt động tiếp tục được đầu tư và mở rộng như trung tâm bảo tồn sinh thái Phú An, Khu du lịch nghỉ dưỡng Mắt Xanh, điểm du lịch Xanh Bình Mỹ. Một số dự án đang hoàn tất các thủ tục xây dựng như Câu Lạc bộ sân Golf và khu nghỉ dưỡng đảo Hồ Điệp, dự án KDL làng Bà Lụa. Bảng 3.13. Dự án đang triển khai xây dựng giai đoạn 2011 - 2020 TT Tên dự án Chủ đầu tư Quy mô (ha) Địa chỉ 1 Dự án CLB Bến Du Thuyền Công ty TMDL Bình Dương 1,5 P. Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một 2 Dự án Nhà hàng Khách sạn Bình Dương Công ty TNHH Thanh Lễ 1,8 P. Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một 3 Dự án KDLST Mekong Golf và Villa Công ty cổ phần QT Mê Kông 200 Xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên 4 KDL sinh thái Hàn Tam Đẳng Công ty TNHH Hàn Tam Đẳng 60 Xã Tân Định, huyện Tân Uyên 5 Dự án KDL Phước Lộc Thọ Công ty TNHH Vân Thịnh 30 Xã Tân Định, huyện Tân Uyên 6 Dự án khu Resort hồ Thuyền Quang Công ty TNHH Trung Quý 4,33 Xã Thới Hòa, huyện Tân Uyên Tổng cộng 6 dự án đang triển khai xây dựng 297,63 (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương) Tiếp tục đầu tư và hỗ trợ đầu tư 2011 – 2020 nhằm đưa các khu du lịch văn hóa, lịch sử , sinh thái có tiềm năng lớn đi vào hoạt động như: - Khu du lịch Đại Nam: là một công trình du lịch với quy mô lớn của tỉnh Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung đang được hoàn thiện trên diện tích 450ha tại thị xã Thủ Dầu Một, với các khu vui chơi giải trí, khách sạn 5.000 phòng... - Cụm du lịch Nam Bình Dương: khu du lịch Bình An, suối Lồ Ồ, núi Châu Thới, thích hợp nghỉ ngơi – thể thao – cắm trại. - Khu du lịch Hồ Dầu Tiếng: khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, bán đảo Tha La, công trình tôn giáo thích hợp cho nghỉ dưỡng, cắm trại, bơi thuyền, câu cá... - Thị xã Thủ Dầu Một và vùng phụ cận: chùa Khánh Hội, chùa Bà, chùa Ông, nhà tù Phú Lợi. Bên cạnh mục đích phát triển kinh tế, chú trọng bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, đồng thời giới thiệu được với du khách về vùng đất và con người Bình Dương; đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. 3.3. Các giải pháp cụ thể 3.3.1. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Ngành du lịch tỉnh không thể duy trì và phát triển nếu chỉ có một nhóm sản phẩm du lịch cố định. Theo thời gian, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch sẽ ngày càng phong phú và đa dạng. Vì thế để tồn tại và phát triển vững mạnh cần phải phát triển đa dạng thêm các sản phẩm du lịch. Để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại du khách du lịch của tỉnh Bình Dương không ngừng nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để cho ra các sản phẩm mới lạ, luôn bám sát theo các hoạt động du lịch của Việt nam để đưa ra những hoạt động du lịch phù hợp theo các sự kiện trong nước. Bảo tồn và phát huy những hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc: các trò chơi dân gian, các câu hò, điệu lý, vè mang đặc trưng của tỉnh Bình Dương. Văn hóa ẩm thực được chú ý và khai thác có hiệu quả trong hoạt động du lịch. Nâng cao mức độ khai thác tuyến du lịch sông nước kết hợp với du lịch sinh thái. Liên kết các điểm du lịch, tuyến du lịch để tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái gắn với văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng – dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch lễ hội – gắn với du lịch tâm linh, du lịch giải trí thể thao như golf, leo núi. + Không gian phía Nam: Quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần huyện Bến Cát Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái (du lịch miệt vườn, du lịch sông nước), du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề, du lịch tâm linh, tín ngưỡn), vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch Mice, du lịch thể thao cao cấp. Khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát). Trung tâm phát triển du lịch: Du lịch dịch vụ thị xã Thủ Dầu Một. + Không gian phía Tây Bắc: Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực lân cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát Sản phẩm du lịch chính gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thể thao cao cấp. Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm. Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng. + Định hướng quy hoạch không gian phía Đông: Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo. Sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái với các loại hình du lịch sinh thái sông nước, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp. Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng. Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên. + Phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh: Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực: tuyến du lịch theo quốc lộ 13, tuyến du lịch theo đường ĐT 741 – 742, tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh. Các tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến du lịch theo đường ĐT 744, tuyến du lịch theo đường ĐT 746 – 747. Các tuyến du lịch đường sông: gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. * Tuyến du lịch đường sông Sài Gòn – Bình Dương – Củ Chi: tuyến du lịch khi đưa vào hoạt động sẽ phát triển tiềm năng, thế mạnh du lịch đường sông của hai địa phương ( Bình Dương – Củ Chi ). Quy mô: tuyến du lịch đường sông tầm trung Sài Gòn – Bình Dương – Củ Chi. Tuyến du lịch này sẽ đi dọc sông Sài Gòn, lần lượt đi qua (143 km) các điểm du lịch ở Bình Dương: khu du lịch Dìn Ký, khu du lịch Một thoáng Việt Nam, nhà cổ Trần Văn Hổ, chùa Hậu Khánh, làng nghề sơn mài Tương Hiệp và khu du lịch Bình Mỹ. * Tuyến du lịch đường sông Sài Gòn qui mô nhỏ, nhà đầu tư khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến sẽ tạo thành con sông nối liền sông Sài Gòn và khu du lịch để phát triển du lịch bằng du thuyền. Theo đó có thể kết hợp thành tour du lịch nối các điểm như khu du lịch xanh Dìn Ký, vườn cây ăn trái Lái Thiêu, khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. * Thể thao nước cao cấp tại khu vực hồ Dầu Tiếng, ở bán đảo Tha La. * Thể thao nước cao cấp trên sông Đồng Nai, ở khu vực cù lao Rùa, huyện Tân Uyên. * Du lịch mạo hiểm trên sông Bé: khai thác địa hình nhiều thác ghềnh trên sông Bé. * Du lịch làng nghề truyền thống: có 9 nghề truyền thống và 32 làng nghề, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch làng nghề. Đầu tư phát triển các sản phẩm thủ công độc đáo, mẫu mã đa dạng và phong phú, đào tạo nguồn thợ có tay nghề giỏi, đầu tư để thay thế dây chuyền sản xuất lạc hậu, chống nguy cơ mai một nghệ nhân, tìm hướng tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề. Khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng chính là giúp cho sự phát triển của loại sản phẩm du lịch này. * Phát triển sản phẩm tham quan di tích lịch sử và danh thắng theo cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tiềm năng của sản phẩm du lịch này khá lớn, trong thời gian tới sẽ làm tốt công tác gắn hoạt động của di tích lịch sử văn hóa với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và nâng cao công tác giới thiệu lịch sử di tích. * Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian nâng cao chất lượng, mang tính đặc thù của địa phương để tạo sức hút du khách như nâng cao chất lượng đờn ca tài tử về nội dung (ngón đờn kìm độc đáo), nâng cao công tác tổ chức các lễ hội lớn. * Phát triển tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh: tuyến du lịch quốc lộ 13, đường ĐT 741, 742, đường Hồ Chí Minh. * Sản phẩm du lịch công nghiệp: với mạng lưới các khu công ngiệp khá dày đặc của tỉnh là lợi thế để phát triển loại hình du lịch này. Du khách có thể tham quan cảnh quan công nghiệp, tìm hiểu các hoạt động của khu công nghiệp, tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương. 124 BẢN ĐỒ CÁC TUYẾN DU LỊCH TỈNH BÌNH DƯƠNG (Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương) 3.3.2. Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch Để phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Dương thì việc phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu. Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần chú trọng tới: trình độ nguồn nhân lực, số lượng nguồn nhân lực và nguồn cung ứng nhân lực trong tương lai. - Trình độ nguồn nhân lực: mỗi vị trí đòi hỏi một chuyên môn khác nhau nhưng yêu cầu chung nhất là người lao động phải có kiến thức tổng quát về đặc thù của riêng ngành kinh doanh du lịch, phải có tay nghề trong các hoạt động của du lịch. Hầu hết lực lượng lao động trong ngành du lịch Bình Dương có trình độ thấp, thiếu đội ngũ nhân viên viên lành nghề. Hạn chế này là do tỉnh Bình Dương trong thời gian trước chưa quan tâm nhiều đến du lịch và còn thiếu trường lớp chính quy đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Để trình độ nguồn nhân lực đảm bảo với yêu cầu phát triển trong tương lai cần: tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn trong các doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng sẵn có thông qua công tác đào tạo lại. Mở các lớp học bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện kiến thức, nâng cao kỹ năng trong công tác du lịch đối với các nhân viên. Phối hợp với các trường chuyên ngành như trường trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bình Dương, trường trung cấp nghề Bình Dương, trường cao đẳng kinh tế Bình Dương mở các lớp tập huấn cập nhật thêm kiến thức mới về công tác trong ngành du lịch. Đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phối hợp công tác đào tạo với các chính sách chế độ đãi ngộ giữ chân những nhân viên giỏi. - Để giải quyết vấn đề về số lượng nguồn lao động và nguồn cung ứng nhân lực trong tương lai thì cần tiến hành một số giải pháp: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương thông qua các cơ sở, các trường đào tạo theo đúng chuyên ngành du lịch để đảm bảo các cán bộ, công nhân viên phục vụ trong ngành du lịch có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất, làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại và vững vàng về quản lý kinh tế. Lựa chọn các ứng viên của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường có chuyên ngành phù hợp gần với công tác du lịch để phối hợp mở thêm chuyên ngành đào tạo về Du lịch như trường Đại học Thủ Dầu Một. Hệ thống cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh tăng khá nhanh trong những năm gần đây, từ 18 cơ sở vào năm 2001 lên 40 cơ sở vào năm 2008. Tính đến tháng 10/2010, trên địa bàn Tỉnh có 42 cơ sở dạy nghề. Các cơ sở dạy nghề chủ yếu phân bố tại các khu công nghiệp (KCN), khu quy hoạch và dọc theo các trục lộ giao thông lớn, tập trung tại TX.Thủ Dầu Một, Huyện Dĩ An và Huyện Thuận An. Sự phân bố không đều ảnh hưởng đến cơ hội học nghề của lực lượng lao động có nhu cầu học nghề. Tăng cường các hình thức đào tạo: đào tạo chuyên nghiệp (hệ sơ cấp, hệ trung cấp, hệ cao đẳng – đại học), huấn luyện tại chức, huấn luyện ngành nghề, huấn luyện phát triển (đào tạo nhân viên quản lý). Liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý du lịch. Liên kết tuyển dụng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh du lịch. Tổ chức cho các doanh nghiệp đặt hàng, cấp học bổng cho sinh viên tại các cơ sở đào tạo du lịch, cam kết thỏa thuận khi ra trường thì sinh viên là việc cho các doanh nghiệp ít nhất là 5 năm. Hoặc doanh nghiệp thông qua việc quy hoạch các bộ để tuyển chọn, cử người đi học. Liên kết đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái. Các doanh nghiệp xác định các chính sách phối hợp giữa các khâu tuyển dụng, đào tạo, lương bổng, đãi ngộ để duy trì đội ngũ nhân viên giỏi giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh trong những năm tới khi có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường du lịch. Đổi mới hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng nâng cao hiệu suất của lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, có chế độ tuyển dụng hợp lý trên cơ sở hiệu quả, xây dựng chế độ sát hạch, thưởng phạt để khuyến khích tăng năng suất lao động 3.3.3. Giải pháp đầu tư phát triển du lịch Đầu tư phát triển du lịch là một trong những giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch tỉnh Bình Dương. Đó là : - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: làm mới và nâng cấp các tuyến giao thông quốc lộ, đường giao thông vào các điểm du lịch, khu du lịch. - Đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến về du lịch. - Đầu tư xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch. - Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí. - Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống để phục vụ du lịch. - Đầu tư cho công tác đào tạo và nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lãnh đạo trong ngành du lịch. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2020 dự toán khoảng 11.700 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 5400 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 63.000 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 8.300 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư: + Nguồn vốn ngân sách nhà nước 15-20%. + Các nguồn vốn khác 80-85%. Để giải quyết những nhu cầu đầu tư lớn, đảm bảo sự phát triển của ngành du lịch cần có một số giải pháp về vốn. Tạo nguồn vốn: đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch. Nguồn vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hóa... * Vốn ngân sách nhà nước: hàng năm tỉnh dành kinh phí thỏa đáng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng. Ngoài ra, còn dành vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển du lịch trong việc: bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các di tích lịch sử cách mạng. Vốn để đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt đối với việc nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, để phát triển công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch. Vốn ngân sách nhà nước còn dùng để hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các công trình trọng điểm đầu tư bằng vốn vay, vốn chuẩn bị đầu tư cho các công trình trọng điểm, xây dựng các dự án quy hoạch phát triển du lịch. Cần sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước đầu tư thông qua các dự án trọng điểm của quốc gia của ngành du lịch tỉnh Bình Dương. * Vốn vay ngân hàng: với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. * Vay vốn từ nguồn ODA. * Huy động vốn đầu tư nước ngoài: xây dựng cơ chế thông thoáng, một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào hoạt động du lịch của tỉnh. Cần xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước, đồng thời thể hiện một số ưu đãi riêng về ngành du lịch của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư. Nguồn vốn đầu tư này có thể trực tiếp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài vào các dự án lớn, phát triển các điểm, khu du lịch có ý nghĩa kinh tế. * Thu hút vốn đầu tư trong nước: thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước để xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các phương tiện vận chuyển hành khách... Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư cho du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm du lịch. * Khuyến khích các thành phần kinh tế, người dân: tham gia đầu tư vào các khu du lịch, khách sạn để phục vụ khách du lịch. 3.3.4. Giải pháp thị trường du lịch Mở rộng thị trường du lịch để tăng thêm hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh. Ngoài thu hút khách du lịch trong tỉnh còn phải thu hút khách du lịch ở các tỉnh lân cận, thu hút khách ở vùng Đông Nam Bộ (nhất là khách du lịch ở TP Hồ Chí Minh), lượng du khách có được ở thị trường vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước. Ngoài ra còn phải tìm ra những giải pháp để thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Để mở rộng thị trường cần liên kết chặt chẽ thêm nhiều các công ty du lịch lữ hành tổ chức các tour du lịch đến tỉnh Bình Dương, không ngừng quảng bá và nâng cao chất lượng các loại hình du lịch để tạo lực hút du khách đến tỉnh. 3.3.5 Giải pháp tổ chức quản lí du lịch - Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước về vai trò quan trọng của ngành du lịch trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý. Từ đó, sẽ có sự chỉ đạo và thực hành quyết liệt của lãnh đạo ban ngành để hỗ trợ và ủng hộ các chương trình, kế hoạch nhằm mở rộng và phát triển ngảnh du lịch của tỉnh. Tăng cường tuyên truyền và phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật, chiến lược về phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. - Các cơ quan quản lí nhà nước của tỉnh hỗ trợ và phục vụ thiết thực cho các nhà đầu tư triển khai dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư. - Lập quan hệ tổng thể và định hướng nhu cầu đầu tư cho các ngành trên địa bàn tỉnh để các dự án sớm được tiến hành và đi vào hoạt động. - Cải tiến thủ tục đầu tư đối với các dự án trong và ngoài nước, sắp xếp các đầu mối tiếp nhận và xử lý hồ sơ nhằm thẩm định, cấp phát nhanh gọn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. - Đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống trường dạy nghề để đào tạo và cung ứng lao động cho các đơn vị du lịch cả về số lượng lẫn chất lượng lao động. - Có những chỉ đạo đúng đắn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các điểm, tuyến du lịch mới... - Có sự phối hợp, phân cấp quản lý giữa các ngành và các cấp + Phát triển cơ sở hạ tầng: giao thông , điện, nước... không chỉ phục vụ cho người dân, cho hoạt động công nghiệp mà còn phải phục vụ cho hoạt động du lịch. + Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc quản lí, khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên, các công trình du lịch nhân tạo nhằm đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các ngành: ngành công nghiệp, quản lí rừng, quản lý sông ngòi và mặt nước để khai thác hoạt động du lịch, nhất là khai thác du lịch sinh thái. + Các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch phải có trách nhiệm quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả theo quy hoạch du lịch của tỉnh, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra. - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các đơn vị du lịch chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước ban hành, kinh doanh du lịch đúng pháp luật và hiệu quả. 3.4. Kiến nghị Bình Dương là tỉnh thiên về công nghiệp, hoạt động du lịch của tỉnh mới được chú trọng quan tâm đầu tư trong những năm gần đây vì vậy còn nhiều bất cập cần giải quyết trong thời gian tới để du lịch phát triển mạnh. Vì vậy từ những hạn chế trong du lịch sẽ đề ra được một số biện pháp khắc phục như sau: + Phát triển du lịch tuân theo quy hoạch du lịch của tỉnh, hạn chế tình trạng phát triển một cách tự phát, kiểm tra giám sát hình thức du lịch tự phát đã diễn ra trước đó. + Các di tích lịch sử và các danh thắng đã góp phần rất lớn trong việc thu hút du khách, nâng cao doanh thu của ngành du lịch tỉnh. Để khai thác tốt hơn loại hình du lịch này cần phải gắn kết chặt chẽ hoạt động của di tích lịch sử văn hóa với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Mặt khác, dù công tác trùng tu, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa nhà nước đã quan tâm nhưng không đáp ứng đủ yêu cầu chống xuống cấp. Vì vậy, cần phải huy động vốn cho công tác trùng tu từ các nguồn vốn ngoài nhà nước. + Khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo ra những sản phẩm thủ công truyền đa dạng về mẫu mã và phong phú về số lượng và chủng loại. + Thúc đẩy nhanh các hình thức quảng bá du lịch, không chỉ tuyên truyền trong tỉnh, các khu vực lân cận, cả nước mà còn phải liên kết với các công ty lữ hành, công ty du lịch nước ngoài để thu hút lượng khách du lịch quốc tế. + Triển khai nhiều gói du lịch giá rẻ, chất lượng cao. + Tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, lập chương trình du lịch làng nghề, cho các tuyến cần quan tâm phát triển để thu hút khách du lịch. + Cần đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và sông nước. Tiếp tục phát huy thương hiệu “Miệt vườn Lái Thiêu” tốt hơn bằng cách phát triển các sản phẩm du lịch chính như: thưởng thức trái cây, câu cá tham quan vườn cây, đi thuyền trên sông rạch. Khai thác du lịch sinh thái trên các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. Du lịch mạo hiểm trên sông Bé cần tiến hành khai thác nhưng yếu tố an toàn cho du khách cần quan tâm. Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng ở khu vực núi Cậu – hồ Dầu Tiếng cần khai thác hết tiềm năng du lịch, cơ quan chức năng ở khu vực này cần quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng phát triển du lịch tự phát, nhỏ lẻ và kết hợp khai thác du lịch với tỉnh bạn (tỉnh Tây Ninh) để đạt được hiệu cao hơn. Hạn chế thiếu lực lượng lao động du lịch, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp bằng cách mở ngành, lớp đào tạo du lịch, liên kết TP. Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo, đưa ra những chính sách thu hút nhân tài. Để du lịch phát triển, vấn đề môi trường cần được quan tâm hơn nữa. Nâng cao công suất nhà mày xử lý nước thải của khu công nghiệp Sóng Thần I,II. Tăng cường xây dựng thêm các dự án nước thải như dự án cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương. Tiếp tục tuyên truyền ý thức giữ gìn môi trường trong các khu dân cư KẾT LUẬN Ngành du lịch tỉnh Bình Dương đã thành công trong phát triển du lịch trong giai đoạn 2006 – 2010 đã đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh. Tiềm năng du lịch của tỉnh khá đa dạng và phong phú bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, vì vậy cần khai thác hiệu quả trong thời gian tới. Công tác đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nước và nhà nước để phát triển du lịch đã thành công và tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hóa địa phương đã góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái. Phát triển du lịch cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển. Du lịch tỉnh Bình Dương sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch chính như: du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... và tạo ra những sản phẩm du lịch mới để tạo sức hút đối với khách du lịch. Trong giai đoạn 2011 – 2020, du lịch của tỉnh sẽ ưu tiên phát triển những không gian thuận lợi như: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu, khu vực ven sông Sài Gòn (Bến Cát), khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực hồ Cần Nôm, khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực Cù lao Rùa, Cù lao Bạch Đằng. Ngoài ra còn phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh như tuyến du lịch theo Quốc lộ 13, tuyến du lịch theo đường DT741,742, tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh, tuyến du lịch theo đường ĐT 744, tuyến du lịch theo đường ĐT 746,747 và các tuyến du lịch trên các sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé. Ngoài ra, du lịch tỉnh cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về du lịch của ba không gian, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm và phát triển đồng thời cả du lịch nội địa lẫn quốc tế. Những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế được nêu ra sẽ khắc phục trong quy hoạch du lịch giai đoạn 2011 – 2020. Quy hoạch sẽ giúp cho các dự án đầu tư triển khai tốt hơn, công tác quản lý du lịch chặt chẽ hơn và phát triển du lịch bền vững, góp phần nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thay đổi diện mạo tỉnh Bình Dương, để đến năm 2030 Bình Dương được xếp vào nhóm có du lịch phát triển trong nước và khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan An, Về các nghề thủ công ở tỉnh Bình Dương, NXB Văn nghệ TP.HCM,1999. 2. Nguyễn Thị Kim Ánh, Luận văn thạc sĩ nghiên cứu: “Lịch sử - Văn hóa vùng đất Bình Dương từ đầu thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XIX”, 2005 3. Cẩm nang du lịch “Bình Dương Rạng rỡ bình minh”, Sở Thương mại du lịch tỉnh Bình Dương, Tạp chí Lao động Bình Dương, 2008 4. Trường Dân,Thủ Dầu Một – Bình Dương đất lành chim đậu, Sở Văn Hóa Thể Thao Bình Dương, NXB Văn nghệ TP.HCM,1999. 5. Nguyễn Đình Đầu, Địa danh Bình Dương, Miền Đông Nam Bộ lịch sử và phát triển, NXB Văn nghệ TP.HCM, 2002. 6. Sơn Nam, Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam, NXB Trẻ, 2004. 7. Nguyễn Đức Tuấn, Các đề tài trang trí trong các di tích kiến trúc nghệ thuật ở Bình Dương, Nam Bộ Đất và Người, (tập II), NXB Trẻ, 2004. 8. PGS-TS Lê Thông, Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập năm: Các tỉnh, thành phố Cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, NXB GD , 2006. 9. Lư Nhất Vũ – Lê Giang chủ biên, Dân ca và thơ ca dân gian Bình Dương, Hội văn học nghệ thuật Bình Dương. 10. TS Trần Văn Thông, Quy hoạch du lịch, NXB ĐHQG,2005 11. TS Trần Văn Thông, Tổng Quan Du Lịch, NXB GD , 2002 12. Nguyễn Văn Thủy, Luận văn thạc sĩ nghiên cứu: “Nghề gốm ở Bình Dương từ cuối thế kỉ XIX đến năm năm 1975”, 2008 13. Võ Văn Tường, Việt Nam Danh Lam Cổ Tự, NXB KHXH-Hà Nội, 1992 14. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2010, Cục thống kê Bình Dương, 2011. 15. Chu Quang Trứ, Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam, NXB Mỹ Thuật, 2001. 16. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo Dục, 2009. 17. Quy hoạch phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 18. Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Bình Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 19. Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. PHỤ LỤC Miệt vườn Lái Thiêu (Phường Lái Thiêu – Thị xã Thuận An). Măng cụt - Miệt vườn Lái Thiêu Vườn quýt - Miệt vườn Lái Thiêu Mận - Miệt vườn Lái Thiêu Gà quay – Xôi chiên Bánh bèo bì Sản phẩm gốm sứ Lò lu Đại Hưng, một trong những di tích lịch sử cấp tỉnh. Phát triển du lịch hồ Dầu Tiếng trong tương lai Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt Tây Nam Bến Cát. Du lịch sông nước Trang trại vườn lan Cổng tam quan Thiên Hậu Cung Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu Khu du lịch Mắt Xanh Nhà cổ Trần Công Vàng Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến HÌNH HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG HÌNH PHÂN BỐ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG Bảng: CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ DU LỊCH TT TÊN DỰ ÁN CHỦ ĐẦU TƯ QUY MÔ (ha) I Thị xã Thủ Dầu Một: 4 473,3 1 KDL Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến Công ty cổ phần Đại Nam 450,0 2 Công viên Văn hóa Thanh Lễ Công ty TM-XNK Thanh Lễ 20,0 3 DA nhà hàng khách sạn Bình Dương Công ty TNHH Thanh Lễ 1,8 4 DA CLB Bến Du Thuyền Công ty TMDL Bình Dương 1,5 II Thị xã Dĩ An: 4 359,0 1 QH KDL Châu Thới – Bình An Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 288,0 2 KDL Sinh thái Mạch Bà Đọt Công ty CP KS-XD Bình Dương 30,0 3 Khu di tích LSCM và DL sinh thái Hố Lang UBND thị xã Dĩ An 30,0 4 KDL dịch vụ DL Bình An Công ty TNHH Thủy Châu 11,0 III Thị xã Thuận An: 5 30,0 1 KDL Phương Nam Công ty DLXD TM Phương Nam 3,0 2 Điểm DL Xanh Tuyền Ký (cơ sở 1 + cơ sở 2) DNTN Dìn Ký 3,0 3 KDL Thanh Cảnh DNTN Thanh Cảnh 5,0 4 Làng Du lịch Sài Gòn DNTN Làng DL Sài Gòn 3,0 5 KDL Vườn cây Lái Thiêu Công ty Du Lịch Bình Dương 16,0 IV Huyện Tân Uyên: 7 394,63 1 Chiến khu Đ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 40,0 2 KDL sinh thái Hàm Tam Đẳng Công ty TNHH Hàm Tam Đẳng 60,0 3 Dự án KDLST Mekong Golf & Villas Công ty cổ phần QT Mê Kông 200,0 4 DA KDL nghĩ dưỡng Mắt Xanh DNTN Nguyễn Trần 55,3 5 Khu Resort Hồ Thuyền Quang Công ty TNHH Trung Quý 4.33 6 DA KDL Phước Lộc Thọ Công ty TNHH Vân Thịnh 30,0 7 Điểm du lịch xanh Bình Mỹ Cơ sở DL xanh Đoàn Quang Nam 5,0 V Huyện Dầu Tiếng: 3 702,0 1 QH KDL Núi Cậu-hồ Dầu Tiếng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 257,0 2 DA sân Golf Công ty SX-XNK Bình Dương (3/2) 200,0 3 Khu di tích LS rừng Kiến An Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 245,0 VI Huyện Bến Cát: 3 485,0 1 Trung tâm bảo tồn sinh thái Pháp+BD+Trường 10,0 Phú An DHKHTN 2 Khu di tích lịch sử Tam Giác Sắt Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 200,0 3 KDL sinh thái + XD Biệt thự vườn Phú An Công ty cổ phần Đại Nam 275,0 Tổng cộng 26 Dự Án 2.44,93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2012_08_21_1520242967_2441.pdf
Luận văn liên quan