Trong các công cuộc đầu tưcủa ngành nông nghiệp đôi khi còn xảy râ một số
tiêu cực: nhưlàm thất thoát vốn, tăng chi phí xây dựng, cắt vốn đầu tư.gây
ảnh hưởng đến hiệu quảcủa đồng vốn đầu tưbỏra cũng nhưgiảm sút khảnăng
phát huy các kết quả đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, một biện pháp tốt
đểkhắc phục những tiêu cực này là tỉnh nên có qui định các dựán đầu tưtrong
nông nghiệp ởmột mức vốn nào đó bắt buộc phải tiến hành đấu thầu.Có đấu
thầu thì các dựán sẽtiết kiệm được vốn , các công trình sẽcó được nhà thi
công xây dựng tốt nhất và giúp các dựphát huy tác dụng.
92 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp, thẩm định- Xây dựng cơ bản tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giai đoan 1996 - 2000
Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000
61
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Thóc
Tốc độ tăng trưởng
Triệu tấn
%
679.26
-7.25
692.26
1.91
823.97
34.77
876.6
4.68
877
0
Mầu
Tốc độ tăng trưởng
Triệu tấn
%
117.08
29.41
103.16
-11.88
93.86
-9.01
110.06
17.25
123
11.76
Tổng
Tốc độ tăng
trưởng
Triệu tấn
%
796.34
-4.53
795.42
-0.12
917.83
15.39
986.66
7.5
1000
1.35
( Nguồn: Biểu số liệu kèm theo báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội nhiệm kì
1996 - 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 tỉnhHà Tây )
Như vậy, sản lượng lương thực qui thóc của ngành là không ngừng tăng
lên, tốc độ tăng khá cao, với giá trị sản lượng lớn.Điều này cho thấy ngành
trồng trọt có một bước tiến khávà đảm bảo được nhu cầu vê lương thực cho
toàn tỉnh. Kết quả này cho thấy cây lúa không còn là cây độc canh mà tỉnh đã
đa dạng hoá cây trồng, với các loại cây khác đã từng bước khởi sắc.Cụ thể các
loại cây lương thực chủ yếu của tỉnh có sự thay đổi sau.
Bảng 13. Bảng sản lượng một số cây lương thực chủ yếu
Đơn vị: triệu tấn
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Sản lượng lúa 679.26 692.26 823.97 876.6 877
Sản lượng ngô 65.935 63.45 59.716 69.161 70.08
Sản lượng lạc 5.743 6.014 4.976 5.397 5.4
Sản lượng đâu 9.432 6.761 11.355 15.724 17.5
62
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
tương
( Nguồn: Biểu số liệu kèm theo báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội nhiệm kì
1996 - 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 tỉnhHà Tây )
Qua bảng 13, ta thấy là các loại cây như ngô, lạc đậu tương.. đều tăng sản
lượng , chứng tỏ các công cuộc đầu tư có ảnh hưỏng mạnh tới sản xuất . Để cụ
thể hơn ta lấy cây lúa,sản lượng lúa không ngừng tăng lên; không những thế
năng suât lúa cũng tăng rõ rệt.. Năm 1996 năng suất chỉ là 41.61 tạ/ha, năm
1997 là 41.56 tạ.ha, và đã tăng lên tới 49.12 tạ/ha năm 1999, còn đến năm 2000
thì lên khá cao với 54.95 tạ/ha. Như thế , ta thấy hiệu quả lao động của người
nông dân tốt hơn trước.Có được kết quả như vậy là do tỉnh đầu tư cho hệ thống
tưới tiêu, cho việc phát hiện những loại giống mới.
Tóm lại, ngành trông trọt của tỉnh có những bước chuyển biến tích cực, cả
năng suất và chất lượng nhiều cây trồng đều tăng cho thấy đầu tư của tỉnh là
khá hiệu quả
• Ngành chăn nuôi
Đây là ngành trong tương lai sẽ chiếm một vị trí then chốt trong sự phát
triển ngành nông nghiệp. Chăn nuôi tỉnh Hà Tây có những bước tiến dài và
vững chắc.
Bảng 14. Bảng số lượng gia súc gia cầm.
Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000
Đàn trâu
Tốc độ tăng trưởng
Con
%
43274
-8.47
40425
-6.58
37149
-8.1
36211
-2.52
34000
-6.1
Đàn bò Con 96585 96664 91247 89358 94000
63
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Tốc độ tăng trưởng 0.98 0.08 -5.6 -2.07 5.19
Đàn lợn
Tốc độ tăng trưởng
Con
%
716381
5.34
751437
4.89
800877
6.58
830757
3.73
900000
8.33
Thịt lợn hơi suất
Chuồng
Tốc độ tăng trưởng
Tấn
%
57317
11.78
63024
9.96
68693
8.99
75286
9.6
75300
0.018
Gia cầm
Tốc độ tăng trưởng
Nghìn
con
%
6736
15.96
6880
2.14
7093
3.09
7405
4.4
7700
3.98
( Nguồn: Biểu số liệu kèm theo báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội nhiệm kì
1996 - 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001- 2005 tỉnhHà Tây )
Số lượng các loại gia súc gia cầm của tỉnh thay đổi hàng năm và có sự
biến động theo xu hướng có lợi cho ngành nông nghiệp. Đàn trâu có số lượng
giảm là điều hợp lí bởi ngành nông nghiệp được cơ giới hoá nên không có nhu
cầu dùng sức kéo của con trâu . Tuy nhiên đàn bò lại thay đổi thất thường,
trong khi tỉnh Hà Tây rất thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa, như vậy tỉnh chưa có
chính sách đầu tư thoả đáng.Nói chung, kết quả của đầu tư thể hiện qua đàn lợn
của tỉnh, giai đoạn này tỉnh khuyến khích nông dân nuôi lợn thịt, đồng thời đầu
tư cho trại lợn giống Thanh Hưng.. do vậy mà số lợn tăng, không những thế mà
khối lượng thịt xuất chuồng cũng tăng cao với bình quân là 8%. Tỉnh có đàn
lợn phát triển cho thấy nền nghiệp tỉnh có chuyển biến theo hướng tiến dần tới
sản xuất hàng hoá và khai thác hiệu quả những thế mạnh của mình.Kết quả này
chứng minh ngành chăn nuôi của tỉnh đã phát huy tốt vai trò của mình, là
ngành mũi nhọn.
Tóm lại , những tín hiệu đáng mừng của ngành nông nghiệp là minh chứng rõ
cho kết quả của những công cuộc đầu tư. Đầu tư vẫn là nhân tố quyết định cho
sự phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây
1.4 Đối với hệ thống thuỷ lợi.
Trong thời gian này ,có thể nói hệ thống thuỷ lợi là được tỉnh chú trong
đầu tư nhất . Những kênh mương, trạm bơm không ngừng được nâng cấp và
cải thiện. Thuỷ lợi phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho các vùng sản
64
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
xuất đồng thgời cũng giải quyết tình trạng ngập úng cho nhiều địa phương.Các
công cuộc đầu tư đã được thực hiện tốt và ngày càng hiệu quả đã giúp cho
ngành thuỷ lợi thực hiện được yêu cầu này
Bảng 15. Bảng diện tích tưới . Giai đoạn 1996 - 2000
Đơn vị: ha
Tưới 1996 1997 1998 1999 2000
Tưới chủ động 75430 78360 79150 79450 80010
Tưới chưa chủ động 8080 5270 4800 4500 4280
Tưới chưa có công trình 1520 1370 1050 1050 1030
(Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện XDCB nông nghiệp Hà Tây ( 1996 - 2000)
Trong giai đoạn 1996 -2000, diện tích tưới tiêu chủ động là ngày càng
tăng , nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích tưới cho ngành nông nghiệp.
Trong khi đó diện tích tưới chưa chủ động giảm đi và càng ngày càng ít những
diện tích tưới mà chưa có công trình .Như vậy ta thấy rõ ảnh hưởng của những
công cộng đầu tư tới sản xuất nông nghiệp thông qua diện tích tưới tiêu.
Trong những năm qua diện tích tưới chủ động tăng khá đều. Năm 1997 tăng
3.69 % so với 1996, 1998 tăng 1 % so với 1997. Đến năm 2000, diện tích tưới
chủ động là 80010 ha, tăng 0.7% so với năm 1999( diện tích tưới :79450 ha
).Như vậy tốc độ tăn diện tích tưới chủ động giảm dần do diện tích để trồng trọt
có hạn không thể tăng cao được, nhưng bù lại chất lượng tưới tiêu lại rất tốt và
kịp thời.
Bên cạnh hệ thống tưới tiêu hệ thống trạm bơm cũng giải quyết nạn ngập
úng ở nhiều vùng thấp trong tỉnh. Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt kết quả
cao khi không thiếu nước cũng như không được thừa nước. Các trạm bơm ,
kênh mương sẽ góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát nước cho các nơi
thấp.
Bảng 16 .Bảng tình hình ngập úng của nông nghịêp Hà Tây( 1996 -2000)
Đơn vị:ha
65
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
1996 1997 1998 1999 2000
Lượng mưa 200-300 ly 20000 16000 10000 8000 7300
Lượng mưa 300-400 ly 45000 35000 30000 25000 22500
(Nguồn: Chương trình an toàn đê điều Hà Tây 1996-2000)
Ta thấy rằng tình hình ngập úng của tỉnh Hà Tây được cải thiện đáng kể
trong những năm vừa qua. Dù với lượng mưa nào thì với hệ thống thuỷ lợi tốt
và khá hiện đại ,diện tích bị ngập úng đều giảm đi rõ rệt, từ đó làm tăng diện
tích trồng trọt và góp phần quan trọng cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại, đầu tư đã làm cho hệ thống thuỷ lợi Hà Tây chủ động trong việc
tưới tiêu, ổn định lượng nước của từng vùng từng thời gian.
2. Hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp.
Như đã trình bày, để tính hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp, ta có thể sử
dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: GDP /Vốn đầu tư, số việc làm tăng thêm,
lợi ích kinh tế xã hội...Tuy nhiên trong ngành nông nghiệp Hà Tây, việc thu
thập số liệu, và thống kê gặp rất nhiều khó khăn cho nên tính nhiều chỉ tiêu khó
thực hiện được hiện .Vì vậy để tính hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp tỉnh ta
sẽ sử dụng một số chỉ tiêu tiêu biểu sau để xem xét.
2.1 Chỉ tiêu GDP/ GO
Bảng 17.Bảng GO/GDP nông nghiệp
Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000
GO Tỉ đồng 2671.4 2662.5 2861.8 3102 3226.1
GDP Tỉ đồng 1945.9 1956.2 2116.9 2228.2 2351.2
GDP/GO lần 0.738 0.734 0.74 0.72 0.73
Trong đó: + GO: giá trị sản xuât nông nghiệp( theo giá cố định 1994)
+GDP: tổng sản phẩm ngành nông nghiệp( theo giá cố định 1994)
GDP = GO - chi phí trung gian
Ta thấy rằng tỷ lệ GDP/ GO của tỉnh Hà Tây là tương đối cao, với mức
bình quân trên 0.7 lần. Về mặt lí thuyết , tỉ lệ này càng gần một càng tốt( tức
chi phí trung gian giảm tối thiểu), tỉ lệ GDP /GO của nông nghiệp Hà Tây như
66
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
vậy là rất tốt. Chứng tỏ các thành quả của công cuộc đầu tư tỉnh Hà Tây đã
phục vụ trực tiếp cho sản xuất, giảm được những chi phí trung gian không cần
thiết. Qua đó có thể nói rằng đầu tư nông nghiệp của tỉnh là khá hiệu quả
2.2Chỉ tiêu GDP / Vốn đầu tư
Bảng chỉ tiêu GDP/ Vốn đầu tư
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
GDP/ vốn đầu tư 40.08 19.63 23.11 26.15 32.26
Trong đó:
+ GDP ngành nông nghiệp tính theo giá hiện hành
+ vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư ngành nông nghiệp trong từng năm
Qua bảng ta có thể thấy rằng tỉ lệ GDP / vốn đầu tư của nông nghiệp Hà
Tây là tương đối cao . Nó cho biết tỉ lệ tương ứng giữa GDP và vốn đầu tư:
GDP gấp bao nhiêu lần vốn đầu tư của cùng năm đó và cũng cho biết mức độ
tiết kiệm của nền kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của tỉnh. Nếu tỉ lệ
tích luỹ và tiết kiệm của nền kinh tế cao(tức là mức tiết kiệm của nền kinh tế
bằng 30- 35 % GDP,nếu đảo ngược lại nghĩa là GDP gấp 3,4 lần mức tích luỹ
tiết kiệm(hay vốn đầu tư )). Như vậy ta thấy mức độ tiết kiệm trong nông
nghiệp của Hà Tây không cao, rất thấp .
2.3 Chỉ tiêu GDP tăng thêm/ Vốn đầu tư
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
GDP tăng thêm / vốn
đầu tư
3.8 -1.9 3.8 1.94 2.94
Trong đó: (GDP nông nghiệp: tính theo giá hiện hành)
GDP tăng thêm = GDP năm sau - GDP năm trước nó
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP. Chỉ
tiêu này của nông nghiệp Hà Tây biến đổi khá thất thường. Năm 1997, do nền
kinh tế tỉnh suy thoái so với năm 1996 nên GDP tăng thêm âm, nên chỉ tiêu
trên cũng có giá trị âm. Hai năm 1996,1998 , chỉ tiêu trên có giá trị khá cao,
67
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
còn năm 1999, 2000 lại giảm đi. Thông thường trong nền kinh tế Việt Nam, tỉ
lệ này là nhỏ hơn một. Với kết quả trên cho thấy nông nghiệp tỉnh Hà Tây thiếu
vốn đầu tư và thừa nhiều lao động. Có thể nói vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả lớn
, có tác động mạnh tới việc tăng sản phẩm của nông nghiệp tỉnh
2.4 Chỉ tiêu: sản lượng lương thực bình quân đầu người qui thóc
Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000
Bình quân đầu người Kg 342 338 387 414 414
( Nguồn: Biểu số liệu kèm theo báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội nhiệm kì
1996 - 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 tỉnhHà Tây )
Qua trên ta thấy bình quân sản lượng lương thực đầu người qui thóc của
tỉnh Hà Tây là khá cao, năm thấp nhất 1997, với 338 kg/ người, năm cao nhất
71999,2000 với 414 kg/ người, và ngày càng tăng theo thời gian. Điều này cho
thấy nông nghiệp của tỉnh phần nào đã đáp ứng được sự an toàn về lương thực
và thực phẩm cho người dân tỉnh. Như vậy các công cuộc đầu tư trong nông
nghiệp đã thực sự có hiệu quả và đã có tác động mạnh tới sự tăng trưởng và
phát triển của nông nghiệp.
2.5 Hiệu quả lao động và thu nhập của nông dân.
Trong tỉnh Hà Tây ,lao động trong nông nghiệp vẫn là chủ yếu, giai
đoạn1996 -2000, lực lượng này nhìn chung không có sự biến đổi lớn về lượng.
Các dự án đầu tư nói chung do có sử dụng lao động địa phương nên đã tạo
nhiều việc làm cho người dân địa phương trong thời gian nhàn rỗi. Nhưng ảnh
hưởng quan trọng của các công cuộc đầu tư là đã làm tăng tính hiệu quả về thời
gian lao động cho người nông dân nghĩa là mức thu nhập của họ trong mộtthời
gain lao động là cao hơn trước. Như vậy có thể coi người nông dân trong nông
nghiệp có thêm việc làm. Ngoài ra các công cuộc đầu tư đã tạo điều kiện cho
nhiều người dân làm giàu và thu nhập của họ tăng thêm rõ rệt. Ngày nay ở
nông thôn tỉnh Hà Tây đã có nhiêu gia đình nông dân đã có những thiết bị sinh
hoạt hiện đại như Tivi, Tủ lạnh, xe máy, đài ...Điều này chứng tỏ đầu tư nông
68
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
nghiệp đã góp phần tạo không nhỏ công ăn việc làm vạo tăng thu nhập cho
nông dân
Ngoài chỉ tiêu có thể tính rõ này , ta cũng có thể rút ra được những hiệu
quả khác như đầu tư đã làm cho cơ cấu lao động trong nông nghiệp tỉnh thay
đổi rất tiến bộ, giảm sự vất vả cho người nông dân trong sản xuất mang lại
hiệu quả cao. Đồng thời mức thu nhập của người nông dân của tỉnh cũng được
nâng cao hơn trước, các công trình đầu tư còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã
hội khác như góp phần cải thiện đời sống người dân tỉnh...
69
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Chương III. Phương hướng và giải pháp cho đầu tư phát triển
nông nghiệp Hà Tây
I.Định hướng phát triển ngành nông nghiệp
1. Định hướng chung của Đảng và Nhà nước.
Hà Tây là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, do vậy tuân theo những
đường lối chung của Đảng và nhà nước là một điều tất yếu. Phương hướng
phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây cũng chịu chi phối bởi các đường lối và
chích sách của Đảng và nhà nước. Trên cơ sở những chích sách của Nhà nước
mà trong cả Báo cáo trình đại hội IX của Đảng vừa qua, phương hướng phát
triển nông nghiệp trong thời gian tới là:
Tiếp tục đẩy mạnh và có ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp; bên cạnh
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước chúng ta phải tiến hành công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Chuyển dịch lại cơ cấu
ngành nghề , hình thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phù hợp với cơ
chế thị trường và điều kiện sinh thái từng vùng . Tiếp tục cơ giới hoá nông
nghiệp, đưa máy móc áp dụng đại trà vào ngành nông nghiệp.
Xây dựng một cơ cấu nông nghiệp hợp lí theo đó tiếp tục phát triển ổn định
ngành trồng trọt và đẩy mạnh ngành chăn nuôi để biến ngành chăn nuôi sẽ là
ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua chúng ta tiếp tục ổn định
cây lúa, nâng cao giá trị và hiệu qua của việc xuất khẩu gạo. Còn trong ngành
chăn nuôi , phát triển và nâng cao chất lượng , hiệu quả chăn nuôi gia súc gia
cầm, áp dụng rộng rãi phương pháp nuôi công nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp là những sản phẩm thô chưa qua chế biến do vậy có
giá trị thấp trên thị trường. Mặt khác nhiều vùng có khối lượng nông sản lớn,
việc tiêu thụ khó khăn và khó bảo quản lâu. Vì vậy trong tương lai cần gắn
công nghiệp chế biến đối với từng vùng sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng sẽ có
một số nhà máy công nghiệp chế biến phù hợp nhằm khai thác hết thế mạnh
của những nơi này
Tăng cường tiềm lực khoa học kĩ công nghệ cho nông nghiệp, nhất là công
nghệ sinh học trong lai tạo và sản xuất giống. Đây là lĩnh vực quan trọng đối
với nông nghiệp, giống cây trồng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả sản xuất
70
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
nông nghiệp.Cùng với đó ,chúng ta đưa những công nghệ mới vào sản xuất,
thu hoạch, bảo quản nông sản và cả công nghệ sạch vào sản xuất rau quả.
Hoàn thiện và cải tạo hệ thống đê điều, thuỷ lợi ở các vùng kinh tế, đảm bảm
ổn định sản xuất và bảo đảm nước tưới cho các khu vực sản xuất nông nghiệp
Như vậy, định hướng phát triển nông nghiệp của Đảng là rất thiết thực và
phù hợp với ngành nông nghiệp Việt Nam. Điều này cho phép trong tương lai
nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển ổn định và bền vững.
2.Đường lối chính sách của tỉnh.
Trên cơ sở đường lối chung của Đảng và nhà nước,tỉnh uỷ, UBND tỉnh
Hà Tây đã dựa trên tình hình thực tế sản xuất nông nghiệp và điều kiện cụ thể
của tỉnh đã đưa ra phương hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
Không ngừng hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở nông hiệp như thuỷ
lợi, ( trong đó trung tâm là hoàn thành các chương trình kiên cố kênh mương)
.Cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giống cây trồng vật nuôi với năng suất
và chất lượng cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh. Tăng tỉ trọng
ngành chăn nuôi từ 33 % năm 2000 nên tới 40 % năm 2010, đảm bảo dần dần
chăn nuôi sẽ là ngành nông nghiệp chủ yếu.
• Đối với ngành trồng trọt
Tiền hành sản xuất tập trung những cây trồng mới theo hướng qui hoạch cụ
thể. Trong đó cây lúa được trồng ở cá huyện như Thường Tín, Chương Mĩ,
Thanh Oai..., còn các cây ăn quả tập trung dọc đường quốc lộ. Mục tiêu là đảm
bảo sản lượng lương thực tiếp tục ở mức trên 1 triệu tấn,bình quân lương thục
đầu nguời là 400 kg.Các cây ăn quả sẽ ngày càng chiếm vị trí cao . Cây công
nghiệp được ưu tiên phát triển theo đó tỷ trọng từ 12 % năm 2000 lên 20 %
năm 2010.
• Đối với ngành chăn nuôi
Không ngừng nâng cao giá trị sản xuất , áp dụng những giống vật nuôi mới
và những kĩ thuật chăn nuôi tiên tiến. Cụ thể tiến hành chăn nuôi trên diện rộng
71
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
với bò sữa ở huyện Bà Vì và một số vùng phù hợp; với đàn lợn được chăn
nuôi trong mỗi gia đình, và nâng cao hơn nữa chất luợng thịt.
Cụ thể các chỉ tiêu chăn nuôi của tỉnh năm 2005 như sau:
+ Đàn lợn: 1 300 000 con
+ Đàn trâu: 28 000 con
+ Đàn bò: 95 000 con; trong đó bò sữa 3000 con
+ Đàn gia cầm 10 triệu con
+Sản lượng: 15 000 tấn
Có thể khẳng định rằng phương hướng và mục tiêu của tỉnh đối với sản xuất
nông nghiệp là rất phù hợp với đường lối chung của đất nướcđồng thời lại hợp
với khả năng của tỉnh. Chính điều này sẽ góp phần làm cho nông nghiệp của
tỉnh có thể phát triển hơn trong tương lai.
II. Những vấn đề tồn tại trong thời gian qua
Bên cạnh những thành tựu đạt được, đầu tư nông nghiệp tỉnh Hà Tây trong
thời gian vừa qua vẫn còn một số tồn tại làm giảm kết quả và hiệu quả đầu tư .
Cụ thể:
+ Công tác lập kế hoạch đầu tư còn chưa thật sâu sát, chưa đúng hướng,
không sắp xếp một cạh khoa học các vùng các dự án cần ưu tiên đầu tư
+ Đầu tư còn bị dàn trải trên diện rộng, chưa có những trọng điểm trọng tâm
, vốn đầu tư có xu hướng phân bố đều theo vùng với một tỉ lệ nhất định mà
chưa chú ý tới điều kiện cụ thể của những địa điểm hay những nơi nào cần phải
đầu tư nhiều hơn , chú ý hơn
+Đầu tư mạnh nhằm hiện đại hoá cho hệ thống thuỷ lợi là rất tốt nhưng lại ít
chú ý đầu tư cho hệ thống giống , điều này sẽ tạo ra sự phát triển thiếu toàn
diện, ngành nông nghiệp trong tương lai sẽ khó phát triển mạnh được và khó có
thể chuyển dịch cơ cấu theo mong muốn
+ Đầu tư chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi vẫn chưa
đạt được mục tiêu đề ra
+Việc huy động vốn đầu tư làm chưa thật hiệu quả, nguồn vốn của dân cư ,
doanh nghiệp chưa được khai thác sử dụng cho đầu tư một cách triệt để, vốn
72
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
đầu tư nước ngoài rất hiếm. Việc sử dụng vốn ngân sách còn nhiều lãng phí,
chưa thất hiệu quả
+Công tác quản lí dự án đầu tư còn lỏng lẻo, nhiều cơ quan có nhiệm vụ về
quản lí đầu tư còn có một số sai phạm cần khắc phục
+ Chưa có những chính sách thật phù hợp thuận lợi nhằm thu hút vốn đầu tư và
khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp: như chính sách về thuế nông nghiệp,
chính sách ruộng đất , chính sách khuyến nông, chính sách về giáo dục đào tạo
kiến thức cho người nông dân
...
Những tồn tại trên đã làm giảm tính hiệu quả của đầu tư phát triển ngành
nông nghiệp; vì vậy để phát huy hơn nữa vai trò của đầu tư , trong thời gian tới
cần có những giải pháp thiết thực.
III. Giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây
Dựa vào những phương hướng phát triển nông nghiệp và trên cơ sở
những vấn đề còn tồn tại trong đầu tư nông nghiệp thời gian qua. Ta có đưa ra
một số biện pháp chủ yếu cho đầu tư nông nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả đầu tư nông nghiệp
1.Giải pháp về chính sách đầu tư.
1.1.Chính sách của các cấp chính quyền.
* Tiếp tục coi phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng
Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướchiện nay, bên
cạnh việc chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ , chúng ta không được
coi thường việc phát triển nông nghiệp. Đây là vấn đề hết sức quan trọng cho
sự ổn định và phát triển kinh tế đất nước.Bởi vì hiện nay nông nghiệp vẫn là
một ngành kinh tế chủ yếu, giá trị hàng xuất khẩu nông lâm thuỷ sản chiếm giá
trị không nhỏ trong tổng hàng xuất khẩu Việt Nam.Trong khi đó, nông nghiệp
và nông thôn, với hơn 70 % dân số là một thị trường giàu tiềm năng và chưa
được khai thác là mấy. Nước ta xuất khẩu nhiều nông sản nhưng theo nhiều
nhà kinh tế nước ta chưa được an toàn hẳn về lương thực. Ví dụ như năm
73
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
1999, 2000 , tình trạng giảm phát ở nước ta là do một nguyên nhân khá quan
trọng là thu nhập của người nông dân giảm, sức tiêu thụ ở nông thôn giảm,
trong khi dân số nước ta lại có tới 70 % sống ở nông thôn và làm nông nghiệp,
kéo theo thị trường cả nước giảm theo và công nghiệp từ đó trì trệ và giảm sức
sản xuất.Trước tầm quan trọng đó của ngành nông nghiệp mà Đảng và nhà
nước cần tiếp tục chú trọng phát triển nông nghiệp, tiếp tục đầu tư để nhằm thu
hút các nguồn đầu tư khác cho ngành nông nghiệp . Có như vậy, nông nghiệp
phát triển hơn nữa từ đó thúc đẩy các ngành kinh tế khác đi lên.
Đối với tỉnh Hà Tây, là một tỉnh nông nghiệp nên trong thời gian tới vẫn
cần ưu tiên phát triển cho ngành nông nghiệp, tránh tư tưởng chủ quan do mình
đã có thành tích. Trong các chủ chương chính sách tỉnh cần tiếp tục nêu cao
ngọn cờ phát triển nông nghiệp và nông thôn bên cạnh những chính sách đầu tư
phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ. Có như thế một bộ phận dân chúng
của tỉnh mới cải thiện đời sống , nhiều ngành kinh tế và nhiều thành phần kinh
tế tăng trưởng theo, làm cho kinh tế cả tỉnh phát triển. Coi trọng và đầu tư cho
nông nghiệp phải năm trong kế hoạch phát triển tương lai của tỉnh.
* Chính sách đối với vốn đầu tư từ ngân sách.
Nguồn vốn từ ngân sách đóng góp không nhỏ cho sự phát triển
nông nghiệp Việt Nam nói riêng và phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây nói
riêng. Vì thế trong những năm tới nhà nước và tỉnh cần tiếp tục tăng số vốn
đầu tư cho nông nghiệp ( tỉ trọng có thể giảm). Nguồn vốn này cần đầu tư vào
các công trình trọng điểm hay các công trình có tầm quan trọng để thúc đẩy
sản xuất hoặc nhằm thu hút các nguồn vốn khác đầu tư cho nông nghiệp khi
họ thấy nông nghiệp có lợi hoặc nhà nước góp vốn với các doanh nghiệp hoặc
dân cư để đầu tư cho những dự án cần thiết.Vốn ngân sách tỉnh Hà Tây cũng
nên đầu tư mạnh hơn nữa vào việc phát triển những giống mới , không nên
quá chú trọng đầu tư cho thuỷ lợi bởi những công trình này có thể kêu gọi sự
góp vốn của người dân.
* Về thuế nông nghiệp.
Thuế nông nghiệp ở đây gồm thuế đất ,thuế đánh vào kết quả sản xuất
nông nghiệp...có thể nói thuế có ảnh hưởng rất lớn đối với đầu tư và việc sản
74
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
xuất của người dân. Đối với thuế sử dụng đất , bên cạnh thuế suất thấp như
hiện nay , các cơ quan chính quyền địa phương nên có mức thuế suất linh hoạt
đối với từng loại đất và tránh tình trạng cứng nhắc: tính chuẩn bình quân cả
năm gây cho các loại đất, sẽ gây thiệt hại cho những người nhân nơi đất
xấu.Các cơ quan thu thuế cũng cần ghi rõ ràng các khoản thu thuế và có hoá
đơn đói với người dân để họ có thể nộp thuận lợi , không bị gò ép.
Trong mức thuế đánh vào kết quả sản xuất và lao động của người dân, cần
giảm bớt mức thuế đối với những hộ nông dân nghèo. Thuế nông nghiệp nên là
công cụ để phân phối thu nhập chứ không nên là rào cản đối với việc làm giàu
của người dân. Thuế cũng không nên đánh vào những hộ nông dân có thu
nhập cao khi họ mới thành công trong việc sản xuất theo những mô hình kinh
tế mới . Ví dụ như thuế đánh vào các hộ nông dân có thu nhập cao,khi họ tiến
hành thành công việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại.
Đối với các miền gặp khó khăn nên có sự miễn giảm thuế nhiều hơn.
Nguồn thuế này nhà nước cũng cần trao lại cho địa phương để tái đầu tư cho
ngành nông nghiệp và nhà nước sẽ quản lí chặt qúa trình sử dụng. Thuế nông
nghiệp nên có mức hợp lí và không nên để nó là công cụ cản trở đối với sản
xuât nông nghiệp.
* Chính sách đối với đất nông nghiệp
Ta biết rằng trong sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuât hàng đầu,
do vậy mọi sự thay đổi trong chính sachs của nhà nước về ruộng đất đều ảnh
hưởng đến việc đầu tư và sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, hiện nay nhà nước
có qui định giao đất cho nông dân với thời hạn 15- 20 năm là hợp lí đối với đất
đồng bằng, nhưng đối với các vùng đất mới khai hoang, nên có thời hạn sử
dụng đất lâu hơn. Nhá nước cũng nên cho phép người nông dân trồng trọt các
loại cây nông nghiệp hoặc phát triển nhiều loại hình khác trên những vùng đất
được giao miễn sao có hiệu quả, không nhất thiết qui định cứng nhắc một loại
cây nhất định. Nhưng nhà nước nên cấm các hộ nông dân , hoặc các gia đình
có ý định chuyển đất nông nghiệp thành đất xây dựng hoặc phục vụ cho mục
đích khác.
75
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Tóm lại nếu thực hiện tốt các chính sách ưu tiên trên sẽ thúc đẩy đầu tư vào
nông nghiệp và góp phần nâng cao hiệu quả của nó.
1.2.Qui hoạch đầu tư trong nông nghiệp khoa học và hợp lí.
Qui hoạch tốt sẽ giúp cho đầu tư đúng hướng , đúng khu vực cần thiết
và góp phần thúc đẩy sản xuất.
* Tăng cường đầu tư cho chăn nuôi
Trong thời gian tới , tỉnh Hà Tây nên có cơ cấu ngành nông nghiệp theo
đó ngành chăn nuôi sẽ chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp.
Việc đưa ra cơ cấu hợp lí này sẽ góp phần đưa nông nghiệp tỉnh đi lên.Việc
chọn ngành chăn nuôi làm trọng điểm sẽ làm nguồn vốn đầu tư của ngân sách
cho chăn nuôi sẽ gia tăng và toàn tỉnh đầu tư nhiều hơn vào giống vật nuôi ,
giúp cho nông dân có giống mới, và họ sẽ đầu tư vào chăn nuôi góp phần đưa
chăn nuôi tăng trưởng.Bên cạnh việc phát triển chăn nuôi, tỉnh vẫn cần ổn định
phát triển ngành trồng trọt , cần ưu tiên cho một số cây trồng hỗ trợ chăn nuôi
hoặc nên kết hợp cả chăn nuôi và trồng trọt trong một tổng thể chung cùng phát
triển .Việc đầu tư chăn nuôi góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành
nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người nông dân và ngoài ra có thể giúp
cho người dân có thể tiến hành chăn nuôi trên qui mô lớn được thuận lợi
* Đầu tư theo thứ tự ưu tiên
Tỉnh Hà Tây không phải là một tỉnh giàu có , vốn đầu tư cho nông
nghiệp thì rất ít, trong khi đó nhiều công trình hạ tâng nông nghiệp đã xuống
cấp cần đầu tư, hoặc cần phải đầu tư trước...Vì vậy mà tỉnh nên có kế hoạch
thật hợp lí khoa học để xếp các công trình dự án theo một thứ tự ưu tiên nhất
định: công trình nào cần thì đầu tư trước, ít cần thì đầu tư sau... như vậy không
những giảm được nhu cầu vốn đầu tư quá lớn và tránh được sự lãng phí và hiện
tượng đầu tư dàn trải trên diện rộng, đồng thời cũng nâng hiệu quả của các
đồng vốn đầu tư bỏ ra sớm phát huy tác dụng.Như đầu tư cho hệ thống giống
phải song song đi liền với hệ thống thuỷ lợi, và lượng vốn đầu tư cho giống
không nên thấp quá so vơi vốn cho thuỷ lợi . Hoặc như đầu tư vào hệ thống
kênh mương vùng nào còn sử dụng được nên tận dụng. Địa phương nào cần
đầu tư cho thuỷ lợi nên đầu tư cho các kênh chính trước sau đó đầu tư các
76
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
kênh phụ như vậy sẽ sử dụng được đồng bộ các công trình. Việc qui hoạch thứ
tự các dự án là rất cần thiết đối với đầu tư trong ngành nông nghiệp tỉnh Hà
Tây.
* Đầu tư theo mô hình kinh tế trang trại
Tỉnh Hà Tây là một địa phương có nhiều thế mạnh mà có khả năng phát
triển hiệu quả mô hình kinh tế trang trại.Bởi lẽ tỉnh có địa hình đa dạng, đồi nui
nhiều chưa được sử dụng, thời tiêt khá ổn định. Mặt khác mô hình kinh tế trang
trại còn giúp cho người dân gia tăng sản xuất , tăng thu nhập vàkhai thác những
tiềm năng của mình. Cho nên tỉnh cần có những chính sách ưu tiên và kêu gọi
người dân áp dụng mô hình này theo định hướng của tỉnh. Như khuyến khích
người dân thông qua việc cho vay vốn ưu đãi, không thu thuế trong thời gian
đầu, có thể giúp họ tiêu thụ nông sản nếu được mùa và trợ cấp khi khó khăn.
Hoặc tỉnh có các chương trình phổ biến kiến thức cho người dân về cách thức
làm trang trại và cách chăm sóc các cây trồng vật nuôi trong những trang trại
của mình. Phát triển trang trại là cách đi đúng,nó sẽ tạo điều kiện cho việc cơ
giới hoá nông nghiệp và hướng phát triển của nông nghiệp trong tương lai.
1.3.Đầu tư nông nghiệp đi liền với đầu tư cho công nghiệp chế biến
Một giải pháp nữa trong chính sách của nhà nước cho nông nghiệp và sẽ
làm cho đầu tư trong nông nghiệp thành công hơn là nó nên kết hợp với đầu tư
cho công nghiệp chế biến.. Ta biết rằng công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ
sản là một lĩnh vực công nghiệp nhưng nó chính là động lực cho sự phát triển
ngành nông nghiệp và khai thác được những thành quả của đầu tư cho nông
nghiệp. Đối với một tỉnh có vị trí gần thủ đô Hà Nội , lại nằm ở khu vực đông
dân cư. Trong khi đó, nông nghiệp của tỉnh lại có tốc độ tăng trưởng khá
nhanh. do vậy tỉnh nên đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến qui mô vừa
phải nhằm chế biến các nông sản của tỉnh, từ đó nâng cao giá trị nông sản và
dễ dàng manh đi tiêu thụ ở thị trường lớn. Với sự đầu tư này không những giúp
cho nông nghiệp tỉnh phát triển nhanh mà còn kéo theo ngành công nghiệp phát
triển theo góp phần vào việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá quê nhà.
77
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
2.Vấn đề huy động vốn.
Vốn đầu tư là rất cần đối với nông nghiệp, do vậy tỉnh cần phải có
những giải pháp nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn cỏ thể.
Trước hết tỉnh cần xây dựng một chương trình tổng thể để thu hút thu hút
mọi nguồn vốn đầu tư : vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó
phối hợp sử dụng các nguồn vốn này vào các công trình cụ thể. Ngoài ra , đối
với các công trình có thể huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau thì cần phải
sử dụng hợp lí các nguồn này. Còn đối với những nguồn vốn cụ thể cần phải có
những chích sách riêng phù hợp .
2.1 Đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong
tỉnh:
Đây là nguồn vốn đầu tư có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai
thác cho đầu tư nông nghiệp là mấy. Đối với vốn đầu tư của các doanh nghiệp
và vốn đầu tư của dân cư thì bên cạnh những chính sách của nhà nước thì tỉnh
cũng nên có những chính sách riêng của mình
* Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp của tỉnh
Tỉnh nên có những chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp của
tỉnh và các doanh nghiệp trương ương đóng trên địa bàn tỉnh bỏ vốn đầu tư vào
ngành nông nghiệp. Cụ thể tỉnh qui hoạch các cùng nhiều tiềm năng , đồng thời
tạo nhiều điều kiện thuận lợi để họ thấy đầu tư vào các vùng này là có lợi và
đem lại hiệu quả cao hoặc tỉnh có thể đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng
tương đối tốt cho vùng này.Tỉnh cũng có thể khai phá phần nào hoặc hợp tác
với họ đê cùng khai thác như vây sẽ đảm bảo lợi ích đôi bên . Mặt khác tỉnh
cũng nên có chính sách ưu đãi về thuế như đánh thuế thấp hoặc giảm thuế
trong thời gian đầu. Tiến hành lập danh sách các công trình lĩnh vực ưu tiên
đầu tư để họ thấy xem có thể đầu tư được hay không. Thêm vào đó đối với
nhiều công trình dự án như đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi tỉnh kêu gọi họ đầu tư
sau đó cho phép họ thu phí sử dụng các công trình này với một tỉ lệ phù hợp
để họ có thể thu được lợi hợp lí. Cũng nên cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi
78
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
và điều kiện vay rễ ràng. Chính quyền tỉnh cũng nên chủ động phát triển một
số mô hình kinh tế lớn có lợi cao để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp
Tóm lại thu hút được nhiều vốn tư các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp
không những tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp mà còn làm tăng khả năng sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Đối với nguồn vốn của dân cư(chủ yếu là nguồn vốn của nông dân.)
Nhưng người nông dân tuy nghèo nhưng họ luôn sẵn sàng tham gia vào
quá trình đầu tư xây dựng những công trình đảm bảo cho sản xuất của họ được
thuận lợi: như thuỷ lợi ,giao thông nông thôn, điện...Để huy động nguồn vốn
này ,nên có những công trình đầu tư thiết thực cho nông nghiệp theo phương
thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó nêu rõ và tuyên truyền ích lợi
của công trình cho họ, đồng thời nêu rõ kế hoạch sử dụng vốn đầu tư cho nông
dân.Việc thu tiền góp đầu tư của người nông dân phải đưoc công bố rõ ràng từ
trước, phải do những người có uy tín ở địa phương tiến hành. Trong quá trình
đầu tư nên tổ chức một cơ quan giám sát và có đại diện của dân tham dự. Đồng
thời ,khi công trình hoàn thành nên công bố rõ tài chính của dự án, chi phí của
từng hạng mục công trình cho người dân biết. Đặc biệt là phải chống sự tham ô
tham nhũng của một số cán bộ để dân tin và chính quyền. Có thực thi những
biện pháp như vậy mới có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư từ dân. Còn đối
với những công trình thuỷ lợi do nhà nước làm , khi thu thuỷ lợi phí lên công
bố rõ mức thu , nên thu trong nhiều năm và phải có những kế hoạch sử dụng
khoản tiền này minh bạch rõ ràng. Huy động được lớn nguồn vốn này sẽ góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn.
2.2 Đối với nguồn vốn nước ngoài.
Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư từ trong nước, nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài cũng rất quan trọng.
Đối với vốn FDI, nói chung các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không có
hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp; vì vậy họ thường ít bỏ vốn đầu tư vào nông
nghiệp. Do vậy để thu hút vốn này nhà nước cần có những chính sách đầu tư
79
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
thông thoáng hơn nữa:về thủ tục pháp lí, thuế đối với kết quả đầu tư... bên cạnh
đó tỉnh nên có những chính sách thực sự hấp dẫn về đầu tư trong lĩnh vực nông
nghiệp ngoài ra tỉnh Hà Tây nên lập những chương trình chiến lượcđể kêu gọi
nguồn vốn đầu tư này như kêu gọi những nhà đầu tư vào lĩnh vực giống hoặc
phân bón, công cụ cho sản xuất nông nghiệp những lĩnh vực mà nhà đầu tư có
thể thu được nhiều lợi nhuận đồng thời cũng trợ giúp nông nghiệp phát triển .
Nhìn chung vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp tỉnh Hà Tây dưới
dạng vốn ODA(vốn hỗ trợ phát triển). Để thu hút được nhiều nguồn vốn này
tỉnh cần qui hoạch các vùng , các huyện cần hỗ trợ để trình lên chính phủ từ đó
nhà nước xem xét và giới thiệu các nguồn vốn ODA. Thông qua đó tỉnh tiến
hành đàm phán thoả thuận các điều kiện đầu tư để có thể nhận được nguồn vốn
này. Đối với một số huyện trong tỉnh đã được nhận vốn ODA nên sử dụng
vốn hiệu quả ,thiết thực để gây uy tín với các tổ chức quốc tế, các chính phủ
các nước để họ tiếp tục đầu tư, viện trợ cho tỉnh.
Trong quá trình nhận vốn đầu tư nước ngoài tỉnh cần tránh tình trạng bị lệ
thuộc vào nhà đầu tư hoặc chấp nhận mọi giá để có vốn đầu tư. Nếu thu hút
được đầu tư nước ngoài nông nghiệp của tỉnh sẽ có nhiều điều kiện để phát
triển mạnh hơn nữa.
2.3 Có những chính sách ưu tiên cho đầu tư và sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh đó , tỉnh nên có các chính sách ưu tiên cho đầu tư và sản xuất
nông nghiệp. Ta biết rằng ngành nông nghiệp có nhiều thiệt thòi so với các
ngành kinh tế khác như:có ít nguồn vốn đầu tư, đầu tư lại có lợi nhuận thấp ,
rủi ro cao, có tốc độ tăng trưởng chậm...Vì vậy đầu tư trong nông nghiệp cần
nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ của nhà nước.
Vốn đầu tư đối với ngành nông nghiệp là rất thiếu , ít không nhận được
vốn đầu tư của các nhà đầu tư. Bởi lẽ như trên là đầu tư cho nông nghiệp nhiều
khi là phi lợi nhuận và thời gian thu hồi vố rất dài: như đầu tư cho hệ thống
thuỷ lợi...Trong những năm qua, bên cạnh đầu tư cho nông nghiệp ,nhà nước
đã giành một phần ngân sách cũng như các tổ chức ngân hàng cho vay đối với
các dự án nông nghiệp. Tuy vậy lãi suất này vẫn còn khá cao, điều kiện vay đối
với các nhà đầu tư khá phức tạp, nhiều ngân hàng gây khó dễ. Do vậy các nhà
80
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
đầu tư gặp khó khăn trong vay vốn , đòi hỏi nhà nước cần có lãi suất ưu đãi
thấp hơn và các ngân hàng nên nhiệt tình và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư vay
vốn. Còn đối với hộ nông dân vay vốn sản xuất , nhà nước nên hỗ trợ họ vốn
không trả lãi và cho vay một phần với lãi suất thật ưu đãi. Ngoài ra các ngân
hàng nên có chính sách đối với từng loại khách hàng cụ thể, tránh gây khó cho
những người muốn vay vốn ; đối với những người vay vốn lớn cần có sự ưu
đãi hơn về lãi suất và thời gian hoàn vốn .
Tóm lại lãi suất tín dụng ưu đãi dễ dàng sẽ thúc đẩy đầu tư cho ngành nông
nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân.
3.Quản lí đầu tư.
Hoạt động quản lí đầu tư sẽ góp phần không nhỏ vào việc thu hút vốn đầu
tư từ các nguồn cho sản xuât nông nghiệp cũng như sẽ làm tăng hiệu quả đầu
tư .Trong thời gian tới tỉnh nên có những giải pháp cụ thể quản lí chặt chẽ các
quá trình của một công cuộc đầu tư cũng như các đối tượng nhận đầu tư.
* Quản lí chặt công tác thẩm định, thực hiện dự án đầu tư
Luôn quản lí chặt chẽ những khâu, những công đoạn của quá trình đầu tư.
Cụ thể trong việc lập kế hoạch đầu nên do những người có năng lực đảm
nhiệm, tỉnh uỷ ,UBND phải luôn sâu xát chỉ đạo kịp thời và theo dõi quá trình
thực hiện .Việc lập kế hoạch đầu tư phải thật khoa học tránh tình trạng đầu tư
dàn trải và không có trọng điểm rõ ràng. Nếu có những điều chưa hợp lí phải
sữa chữa ngay để tránh đầu tư vô tổ chức và kém hiệu quả. Còn đối với công
tác thẩm định đầu tư thì luôn phải qua những bước cụ thể, đơn giản nhưng chặt
chẽ ,tránh tình trạng làm qua loa cho xong việc. Mà việc thẩm định phải thật
chính xác để loại bỏ những dự án kém hiệu quả, lạm dụng vốn ngân sách ( nếu
có). Còn trong các dự án trình duyệt càn nhiều chỗ chưa hợp lí thì cần troa đổi
với chủ đầu tư giúp họ sữa chưa để dự án tốt hơn. Cán bộ làm công tác thẩm
định phải có trách nhiệm cao, không được gây phiền hà về thủ tục cho các nhà
đầu tư hoặc cố tình trì hoãn dự án do những lí do không chính đáng. Làm tốt
việc thẩm định dự án sẽ làm tăng vốn cho đầu tư và nâng cao hiệu quả của các
81
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
dự án. Việc thực hiện xây dựng các công trình đầu tư phải luôn được theo dõi,
mỗi công đoạn phải có báo cáo với cấp trên( đối với dự án lớn). Các chi phí
của từng hạng mục công trình phải hợp lí, chất lượng công rrình phải đảm bảo
so với tiêu chuẩn kĩ thuật đề ra. Ngoài ra trong việc sử dụng thành quả của đầu
tư phải đúng mục đích , đúng lúc và không làm tổn hại đến sản xuất và do một
cơ quan hoặc địa phương đảm nhiệm.
* Phối kết hợp tốt các cơ quan có liên quan đến đầu tư
Mỗi công cuộc đầu tư trong nông nghiệp không chỉ liên qua đến riêng
ngành nông nghiệp mà quan hệ tới các ngành tài chính, xây dựng, ngân
hàng...Vì vậy để các dự án được thực hiện thuận lợi các ngành nên hợp tác
chặt chẽ với nhau và tỉnh cũng lên chỉ đạo thống nhất và phân phối việc cho
từng ngành. Nếu có giai đoạn nào gặp khó khăn , tỉnh nên giải quyết nhanh
chóng để dự án tiến hành thuận lợi. Không những kết hợp giữa các cơ quan
trong tỉnh mà chính quyền tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ các ngành có
liên quan đến đầu tư trong nông nghiệp để giúp cho nông nghiệp có những dự
án lớn hơn. Chẳng hạn như công nghệ về giống thỉ một mình tỉnh sẽ khong
thực hiện được, do vậy nhà nước đầu tư sau đó cho phép tỉnh mang về áp dụng
cho địa phương mình.
*Quản lí chặt chẽ quá trình huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư dân cư:
Đây là điều rất cần thiết đối với các công trình xây dựng trong nông
nghiệp . Tỉnh nên chỉ rõ các công trình nào được phép thu tiền của dân, những
công trình nào không được để tránh tình trạng cán bộ địa phương thu bừa bãi, .
Việc thu tiền này phải được ghi rõ vào những sổ sách nhất định và phải được
tỉnh uỷ quyền cho phép. Trong việc phải nêu rõ số tiền là bao nhiêu và kế
hoạch chi tiêu số tiền này như thế nào. Tỉnh cũng phải thường xuyên thanh tra,
kiểm tra việc thu này và cả qua trình sử dụng vốn nếu có gì sai phải xử lí kịp
thời.
* Áp dụng đấu thầu với các dự án đầu tư:
82
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Trong các công cuộc đầu tư của ngành nông nghiệp đôi khi còn xảy râ một số
tiêu cực: như làm thất thoát vốn, tăng chi phí xây dựng, cắt vốn đầu tư...gây
ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn đầu tư bỏ ra cũng như giảm sút khả năng
phát huy các kết quả đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, một biện pháp tốt
để khắc phục những tiêu cực này là tỉnh nên có qui định các dự án đầu tư trong
nông nghiệp ở một mức vốn nào đó bắt buộc phải tiến hành đấu thầu.Có đấu
thầu thì các dự án sẽ tiết kiệm được vốn , các công trình sẽ có được nhà thi
công xây dựng tốt nhất và giúp các dự phát huy tác dụng. Đồng thời cùng với
đó ,tỉnh quản lí chặt chẽ công tác đấu thầu, để tránh các hiện tượng gian lận,
làm cho công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao
*Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho người nông dân
Người nông dân là những người có trình độ tương đối thấp, họ không ngại
khó khăn , không ngại làm việc nhưng lại không có kiến thức để thực hiện làm
giàu.Do vậy trong công cuộc quản lí đầu tư tỉnh cần phải có những chủ trương
nhằm giáo dục đào tạo toàn diện những kiến thức cho người dân. Tỉnh nên
thường xuyên tổ chức các lớp giảng dạy về kiến thức trồng trọt chăn nuôi, cách
thức làm kinh tế . Đồng thời cũng nên cử một số chuyên gia ,một só cán bộ có
trình đọ về giảng cho người dân những kiến thức mới về nông nghiệp hay cách
thức làm các mô hình kinh tế mới.Mặt khấc nếu không có điều kiện , tỉnh nên
tạo điều kiện cho cán bộ ở cấp huyện hay cấp xã đi học các kiến thức mới về
sản xuất nông nghiệp sau đó họ sẽ về hướng dân cho những người nông dân.
Đồng thời các đoàn thể của tỉnh nên có những sự giúp đỡ những người trong
cùng một tập thể hoặc trợ giúp kiến thức cho họ khi cần. Ngoài ra mỗi địa
phương cần có một tổ chức có thể tư vấn kiến thức cho người dân khi cần. Một
chương trình lâu dài hơn là tỉnh cần hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo cho
con em nông dân với những chính sách ưu đãi ,để thế hệ sau có kiến thức và
giúp đỡ cha ông trong việc làm nông nghiệp. Tóm lại, nâng cao trình độ cho
người dân sẽ giúp họ cải thiện đời sống của mình mà còn từ đó thúc đẩy nông
nghiệp đi lên.
83
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
Những giải pháp trên là chủ yếu và rất cần thiết cho đầu tư phát triển
nông nghiệp Hà Tây, những giải pháp này không thể bao gồm hết các lĩnh
vực của đầu tư mà chỉ là một đóng góp nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả đầu
tư nông nghiệp trong tương lai
IV.Kiến nghị
Để nhằm nâng cao hơn nưa hiệu quả của những công cuộc đầu tư phát triển
nồng nghiệp Hà Tây, bên cạnh những giải pháp cần thiết trên , tôi xin đưa một
vài kiến nghị đối với nhà nước ta
+ Nhà nước cần bàn hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thuận lợi cho
các nhà đầu tư cũng như tạo ra môi trường thông thoáng để thu hút các nguồn
vốn đầu tư trong và ngoài nước: giảm bớt các thủ tục phiền hà trong các cơ
quan nhà nước.
+ Nhà nước nên có những qui định chặt chẽ trong quá trình thẩm định dự án
đầu tư, những tiêu chuẩn trong việc lập kế hoạch đầu tư cho các cơ quan có
thẩm quyền thực hiện. Hàng năm nên kiểm tra quá trình thực hiện các dự án
đầu tư.; đối với các dự án đầu tư do ngân sách nhà nước cấp thì nhà nước nên
có cán bộ của mình theo dõi kiểm tra xem xét quá trình sử dụng vốn và quá
84
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
trình lập kế hoạch cũng như thựch iện đầu tư. Chống lại việc sử dụng sai vốn
nhà nước hoặc sự cắt xén tham ô của cán bộ cấp dưới.
+ Nhà nước nên qui định mức thuế nông nghiệp ở mức hợp lí đối với từng
vùng , từng địa phương. Bởi thuế nông nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và
hiẹu quả đầu tư trong nông nghiệp
+Nhà nước nên có các chính sách nhằm trợ giá nông sản cho người nông
dân trong những trường hợp cần thiết để tránh sự thiệt thòi cho họ. Nhà nước
cũng nên có những biện pháp mua nông sản cho người nông dân nếu họ được
mùa, trách cho người nông dân bị ép phải bán nông sản với giá thấp
+ Trích một phần ngân sách nhằm hỗ trợ vốn sản xuất cho những người
dân nghèo vay vốn giúp họ cải thiện đời sống
+ Hàng năm, bộ nông nghiệp và nông thôn nên mở các lớp bồi dưỡng kiến
thức cho các cán bộ nông nghiệp ở các địa phương
+Nhà nước nên đầu tư cho nhiều hơn cho những trung tâm nghiên cứu
giống nông nghiệp để những trung tâm này vừa có thể tạo ra những giống mới,
vừa có thể nghiên cứu tiếp nhận những giống tốt của nước ngoài nếu phù hợp
với nước ta
Kết Luận
Có thể nói trong thời gian vừa qua đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Hà
Tay đã đạt nhiều thành công to lớn. Có được kết quả như vậy là do toàn tỉnh
Hà Tây thực hiện tốt các công tác đầu tư phát triển. Mặc dù còn nhiều hạn chế
nhưng đầu tư đã góp phần cực kì quan trong trong sự đi lên của nông nghiệp
tỉnh, đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá nông nghiệp và nông
thôn. Trong tương lai ,để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển chúng ta phải
chú trọng đầu tư cho nông nghiệp và phải có những biện pháp nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình đầu
tư phát triển nông nghiệp , bài viết này đưa ra một số giải pháp , ý tưởng nhằm
đóng góp phần nào vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả của đầu tư nông nghiệp
85
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
tỉnh Hà Tây .Cũng có thể khẳng định rằng, đầu tư là đòi hỏi tất yếu của quá
trình phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây, không có đầu tư thì nông nghiệp
không thể phát triển.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Dự thảo các văn kiện trình đại hội IX của Đảng.
2. Giáo trình kinh tế đầu tư. PGS . PTS Nguyễn Ngọc Mai. NXB giáo dục
3. Đầu tư trong nông nghiệp: Thực trạng và triển vọng Nguyễn Sinh Cúc ,
Nguyễn Văn .NXB Chính trị quốc gia
4. Giáo trình kinh tế phát triển. NXB thống kê
5. Nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn CNH- HĐH. NXB Khoa học xã
hội
6. Chính sách thương mại, đầu tư và sự phát triển một số ngành công nghiệp
chủ lực của Việt Nam.TS Võ Đại Lược. NXB Khoa học xã hội
7. Tạp chí con số và sự kiện các số :1+2, 4 ( năm 2001)
8. Tạp chí kinh tế và dự báo
86
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
9. Báo nông nghiệp Việt Nam
10. Báo Tài Chính : Số 5( 1998), 7( 1999)
11. Báo cáo kết qủa thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản nông nghiệp tỉnh Hà Tây.
!996 - 2000
12. Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch vốn ngân sách tỉnh Hà Tây 1996 -
2000
13. Báo cáo thực hiện kinh tế xã hội nhiệm kì 1996 - 2000 và phương hướng
nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 - Đảng bộ tỉnh Hà Tây
14. Chương trình an toàn đê điều và giải quyết úng hạn. Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I. Những vấn đề về lí luận chung 3
I. Bản chất và vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế 3
1.Các khái niệm chung 3
2. Phân loại hoạt động đầu tư 4
3.Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế 5
3.1Tác động tới tổng cung và tổng cầu 5
3.2 Ảnh hưởng hai mặt đến sự ổn định kinh tế 6
3.3 Tác động tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 6
3.4 Nhân tố quan trọng tác động đến quá trình chuyển dịch
87
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
cơ cấu kinh tế 7
3.5 Nâng cao trình độ khoa học công nghệ và giải quyết
việc làm 8
4.Quản lí hoạt động đầu tư 9
4.1Khái niệm 9
4.2 Mục tiêu của quản lí đầu tư 9
4.3 Nguyên tắc 9
5.Kế hoạch hoá đầu tư 10
5.1 Nguyên tắc 10
5.2 Trình tự lập kế hoạch đầu tư 11
5.3 Điều kiện để dự án được ghi vào kế hoạch 11
II. Đầu tư- nhân tố quyết định đối với phát triển nông nghiệp 11
1.Giới thiệu về nông ngiệp 11
1.1.Khái niệm nông nghiệp 12
1.2Đặc điểm nông nghiệp nói chung 12
1.3Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam 15
1.4. Vai trò của nông nghiệp 17
2.Đầu tư- nhân tố quyết định đối với phát triển nông nghiệp 19
3. Đặc trưng đầu tư trong nông nghiệp 22
4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp 24
Chương II. Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây 26
I.Những nguồn lực cho sự phát triển nông nghiệp Hà Tây 26
1.Giới thiệu các nguồn lực Hà Tây 26
1.1 Điều kiện tự nhiên 26
1.2 Dân số và lao động 29
2.Những thuận lợi và thách thức. 30
2.1Thuận lợi 30
2.2Thách thức 31
II.Tổng quan về tình hình đầu tư tỉnh Hà Tây
(giai đoạn 1996 - 2000) 31
88
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
1.Theo nguồn vốn 31
2.Theo cơ cấu ngành kinh tế 34
3.Theo cấp quản lí 35
III. Tình hình đầu tư phát triển nông nghiệp Hà Tây
( giai đoạn 1996- 2000) 37
1.Theo cơ cấu vốn đầu tư 37
1.1Vốn ngân sách nhà nước 39
1.2 Vốn từ thuế nông nghiệp 42
1.3 Vốn tự cân đối 46
1.4 Vốn tín dụng ưu đãi 48
2.Theo cơ cấu lĩnh vực đầu tư 49
3.Theo vùng lãnh thổ 52
IV. Kết quả và hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Hà Tây 54
1.Kết quả đầu tư 54
1.1Ảnh hưởng chung tới sự phát triển kinh tế toàn tỉnh 54
1.2Đối với sản xuất nông nghiệp 56
1.3Tác động đến cơ cấu nông nghiệp 59
1.4Đối với hệ thống thuỷ lợi 63
2.Hiệu quả đầu tư 64
2.1Chỉ tiêu GDP/GO 64
2.2Chỉ tiêu GDP/Vốn đầu tư 65
2.3Chỉ tiêu GDP tăng thêm/ vốn đầu tư 65
2.4Chỉ tiêu Bình quân lương thực qui thóc 66
2.5 Chỉ tiêu Hiệu quả lao động 66
Chương III. Phương hướng và giải pháp cho đầu tư phát triển
nông nghiệp Hà Tây 68
I.Định hướng phát triển nông nghiệp 68
1.Định hướng chung của Đảng và nhà nước 68
2.Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Tây 69
II .Những vấn đề tồn tại trong thời gian qua 70
III. Một số giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp 71
89
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
1 .Giải pháp về chính sách đầu tư 71
1 .1Chính sách của các cấp chính quyền ` 71
1. 2 Qui hoạch đầu tư trong nông nghiệp khoa học và hợp lí. 73
1. 3 Đầu tư nông nghiệp đi liền với đầu tư cho công nghiệp
chế biến 75
2.Giải pháp về huy động vốn 75
2.1 Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư 76
2.2 Đối với nguồn vốn nước ngoài 77
2.3 Có những chính sách ưu tiên đối với đầu tư và sản xuất
trong nông nghiệp 78
3.Quản lí hoạt động đầu tư 79
IVKiến nghị 82
Kết luận 83
90
LuËn v¨n tèt nghiÖp §Çu t− K39
91
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Thực trạng và giải pháp cho đầu tư phát triển nông nghiệp, thẩm định- Xây dựng cơ bản tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây.pdf