Đề tài đã góp phần giải quyết tương đối hoàn chỉnh về mặt lý luận chủ
trương XHHGD của Đảng và Nhà nước, lý luận về đa dạng hóa giáo dục; trong
đó đi sâu vào loại hình trường THPT hệ dân lập với những đặc thù so với cá
trường THPT hệ công lập và các hệ ngoài công lập khác như THPT hệ bán
công và THPT hệ tư thục.
Đề tài cũng đã góp phần làm rõ lý luận về quản lý giáo dục, quản lý
trường học; trên cơ sở đó xác định vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng trong
công tác điều hành, quản lý các trường THPT hệ dân lập.
136 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông dân lập ở tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình theo đúng quy chế.
Với các trường do một cá nhân hay một số cá nhân bỏ vốn đầu tư như
phần lớn các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nạy ( Gồm các trường
THPTDL Nguyễn Khuyên, Lê Quy Đôn, Đức Trí, Bùi Thị Xuân ở TP. Biên
Hoá; các trường THPTDLTrần Quốc Tuấn, Văn Lang ở H. Thống Nhất; trường
THPTDL Nguyễn Huệ ở H. Long Khánh; trường THPTDL Hồng Bàng ở H.
Xuân Lộc ) thực chất là trường tư thục, cần hoạt động theo Quy chế đặc thù của
trường THPT tư thục. Loại hình trường này khác với trường THPTDL là ở
trường THPT tư thục không nhất thiết phải có HĐQT; và Hiệu trưởng thay vì
phải chịu trách nhiệm trước HĐQT mượn danh nghĩa (trong đó có cả những
người đại diện cho đơn vị đứng tên mở trường trên danh nghĩa) thì chỉ chịu
trách nhiệm trước HĐQT gồm những người thực sự bỏ vốn đầu tư hoặc trước
cá nhân xây dựng trường. "Đồng tiền liền khúc ruột", những người này một khi
đã bỏ vốn ra đầu tư xây dựng trường thì nhất định phải làm mọi cách cho nhà
trường đó tồn tại và phát triển; đồng thời nhà trường sẽ bớt được việc chi phí
một khoản tiền không nhỏ để chi bồi dưỡng cho đơn vị mượn danh nghĩa, dùng
số tiền đó để bổ sung vào các hoạt động của trường.
Với trường THPTDL Văn Hiến, do ƯBND Huyện Long Khánh, một đơn
vị hành chính của Nhà nước, đầu tư CSVC ban đầu và khi thành lập, Hiệu
trưởng nguyên đang là GV trường THPTCL, trong biên chế nhà nước được
Ngành GD-ĐT điều động, bổ nhiệm. Theo Quy chế, trường này thực chất là
trường bán công. Do trường hình thành từ rất sớm (năm 1989), trước khi Quy
chế trường phổ thông dân lập năm 1991 được ban hành nên vẫn duy trì là
trường dân lập cho đến nay. Là trường bán công nhưng hoạt động theo quy chế
của trường dân lập thì với nhà trường có thể có nhiều thuận lợi, nhất là về mặt
kinh tế, như có được nguồn thu dồi dào từ tiền đóng học phí của dân lập được
phép thu cao hơn trường bán công gấp 1,7 lần trong khi không phải chi phí cho
việc đầu tư CSVC ban đầu; cơ chế trường dân lập theo kinh nghiệm quản lý
của nhiều Hiệu trưởng là có thoáng hơn so với trường bán công... nhưng xét ở
góc độ khác sẽ là bất hợp lý khi trường thuộc sở hữu Nhà nước lại thu học phí
theo khung của trường dân lập, gây không ít khó khăn cho những HS có hoàn
cảnh khó khăn; và là sự thiếu công bằng trong tương quan với các trường bán
công, dân lập khác ở Đồng Nai. Với trường này, do nằm ở khu vực kinh tế phát
triển của Tỉnh nên Nhà nước đã đến lúc có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu, giao
cho tư nhân tiếp tục bỏ vốn đầu tư để chuyển sang loại hình trường THPT tư
thục cho đúng Quy chế.
Riêng ở trường THPTDL Ngọc Lâm, do sự hình thành của nó khá đặc
biệt: việc MTTQ Huyện đứng tên mở trường chỉ là danh nghĩa, không bỏ vốn
đầu tư; một số người tham gia mở trường cũng không bỏ vốn đầu tư mà ban
đầu mượn một số phòng học của cơ sở tôn giáo ( nhà thờ ) và nguồn để đầu tư
xây dựng sau này không do một tổ chức hoặc cá nhân nào đóng góp mà hoàn
toàn từ nguồn đóng góp của HS hàng năm, nên việc xác định tài sản nhà trường
thuộc sở hữu Nhà nước hay tập thể đến nay còn chưa thống nhất. Chính từ
nguyên nhân này mà đến nay, mặc dù thấy tình cảnh nhà trường còn thiếu thốn,
nghèo nàn về CSVC, một số người muốn tham gia bỏ vốn đầu tư nhưng ngần
ngại, băn khoăn không dám tiến hành, làm cho nhà trường đến nay dù ra đời
trước nhiều trường THPTDL trong Tỉnh nhưng vẫn là trường có CSVC yếu
nhất.
Việc giải quyết về loại hình trường của trường THPTDL Ngọc Lâm có
thể thực hiện một trong 2 phương án sau :
* Phương án 1 : Xác định trường thuộc sở hữu của một số người tham gia
mở trường, dù không trực tiếp bỏ vốn đầu tư nhưng việc mượn CSVC để mở
trường vẫn được xem là một hình thức bỏ vốn đầu tư. Một khi việc xác định
này được công nhận thì trường phải chuyến sang loại hình trường THPT tư
thục và có thể kêu gọi cổ đông bỏ vốn đầu tư thêm để trường có thể phát triển.
Tuy nhiên, phương án này nếu thực hiện sẽ gặp khó khăn vì như thế HS sẽ phải
đóng học phí cao trong khi trường nằm trong khu vực miền núi của Tỉnh, đời
sống nhân dân tại đây còn nhiều khó khăn và thực tế trong những năm qua, dù
trường này thu học phí ở mức thấp nhất trong các trường THPTDL của Tỉnh
nhưng số HS phải nghỉ học vì không thể đóng học phí vẫn chiếm số lượng lớn.
* Phương án 2 : Xác định trường thuộc sở hữu nhân dân địa phương (điều
này không có trong Quy chế trường ngoài công lập và cũng không thật chính
xác khi xem xét hoàn cảnh ra đời của trường, nhưng trong thực tế đang là quan
niệm của Ngành GD-ĐT Tỉnh và của nhiều người). Ngành GD-ĐT cần cùng
nhà trường tham gia giải quyết theo hướng sau khi ghi nhận công lao và trả
công xứng đáng cho những người có công tham gia mở trường, chuyển nhà
trường sang loại hình trường THPT bán công. Với loại hình trường này, Nhà
nước sẽ tập trung đầu tư CSVC ban đầu một cách hoàn chỉnh và HS ở vùng này
khi đóng học phí theo quy định của trường bán công cũng sẽ bớt khó khăn hơn.
Tóm lại, trong số 10 trường THPTDL đang tồn tại ở Đồng Nai hiện nay,
để có thể hoạt động đúng theo Quy chế cho phù hợp và cũng là cơ sở để mọi
thành viên từ HĐQT, Hiệu trưởng, giáo viên và cả HS có thể thực hiện đúng
chức năng nhiệm vụ của mình, cần chuyển 9 trên tổng số 10 trường sang loại
hình trường THPT tư thục. Riêng trường THPTDL Ngọc Lâm nên chuyển sang
loại hình trường THPT bán công như phương án 2.
4.1.2 Sắp xếp quy hoạch hệ thống các trường THPTDL ở Đồng
Nai cho phù hợp.
Với tỷ .lệ 17,91% số HS trong số HS bậc THPT của Tỉnh đang học tại các
trường THPTDL là tương đối hợp lý đối với một Tỉnh giàu tiềm năng kinh tế
nhưng cũng còn tồn tại nhiều hộ nghèo, nhất là ở những vùng nông thôn, miền
núi. Tuy nhiên, đi sâu vào từng vùng, từng khu vực có tình hình kinh tế khác
nhau thì việc phân bổ, quy hoạch các trường THPTDL còn nhiều bất hợp lý.
Qua thực tiễn hoạt động cho thấy việc hình thành trường THPTDL ở vùng kinh
tế kém phát triển là không phù hợp (trường THPTDL Ngọc Lâm ở H. Tân Phú
là một ví dụ).
Trong khi đó, vùng có nền kinh tế phát triển như H. Long Thành lại chỉ
phát triển trường bán công. Tại H. Long Khánh, tỷ lệ 53,96% HS trong tổng số
HS bậc THPT của Huyện học hệ dân lập là quá lớn trong khi ở Thành phố Biên
Hòa, tỷ lệ đó chỉ là 23,76%. Điều này cho thấy việc phát triển trường THPTDL
ở Đồng Nai còn phần lớn tùy thuộc vào ý đồ chủ quan của Lãnh đạo địa
phương và của Ngành GD-ĐT, chưa thực sự căn cứ vào tình hình , điều kiện
kinh tế - xã hội ở từng địa phương. Việc trường THPTDL Đức Trí ở Thành phố
Biên Hòa năm học 2001 -2002 chỉ tuyển sinh được Ì lớp / 60 HS cũng cần phải
được xem xét lại.
Để có sự phù hợp trong quy hoạch phát triển hệ thống các trường
THPTDL ở Đồng Nai, cần căn cứ vào nhiều yếu tố, trước hết phải căn cứ vào
điều kiện kinh tế -xã hội của địa phương; vào nhu cầu học tập cấp bách của địa
phương; phải thông qua khảo sát thực tế, dự báo được hướng phát triển và cả
sự quyết tâm cao của Lãnh đạo địa phương , của Ngành GD-ĐT để có quyết
định hợp lý và một khi đã được thành lập, cần tạo hành lang pháp lý phù hợp
để trường hoạt động theo đúng Quy chế và luôn quan tâm, tạo điều kiện để
trường tồn tại và phát triển. Không để các trường phát triển theo hướng tự phát
và tự đào thải vì về bản chất, trường học không đơn thuần là cơ sở kinh doanh
nên không thể chạy theo lợi nhuận thuần túy mà xem nhẹ uy tín về chất lượng
giáo dục, về quyền lợi học tập của HS dù 2 mặt này có liên quan mật thiết với
nhau trong loại hình trường dân lập. Chỉ phát triển loại hình trường THPTDL,
THPT tư thục ở khu vực thành phố và những vùng kinh tế phát triển, đời sống
kinh tế của người dân khá. Đối với các vùng miền núi, vùng sâu, kinh tế khó
khăn như các H. Tân Phú, Xuân Lộc nếu phát triển trường ngoài công lập thì
chỉ nên phát triển trường THPTDL bán công. Thực hiện điều này sẽ góp phần
giảm tỷ lệ HS nghỉ học vì học phí ở trường bán công không quá cao như dân
lập.
4.1.3 Cải tiến công tác tuyển sinh đối với trường THPTDL ở
Đồng Nai.
Việc hướng dẫn, quy định của Ngành GD-ĐT Đồng Nai trong việc tuyển
sinh vào lớp 10 các trường THPTDL trong những năm qua đã bộc lộ những bất
hợp lý về chỉ tiêu giao, về thời gian tiến hành và thực sự, không có Hiệu trưởng
trường THPTDL nào có thể triển khai thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định.
Để khắc phục tình trạng trên, Ngành GD-ĐT cần có sự cải tiến về công tác này
cho hợp lý hơn. Cụ thể là :
+ Về chỉ tiêu tuyển sinh : Trước khi giao chỉ tiêu tuyển sinh cho từng
trường THPTDL cần có sự khảo sát thực tế, nắm vững tình hình về CSVC, về
đội ngũ giảng dạy của từng trường, về sô" lượng HS đã TN. THCS ở khu vực ,
về tình hình CSVC, quy mô trường lớp và cả đội ngũ giảng dạy ở các trường
THPTCL và trường THPTBC ( nếu có ) ở khu vực để trên cơ sở đó, có sự phân
bổ hợp lý cho từng loại hình trường THPT trong từng khu vực. Sau khi chỉ tiêu
được giao, trong quá trình tuyển sinh, Ngành GD-ĐT không nên có sự điều
chỉnh theo hướng tăng thêm lớp, thêm HS cho các trường THPTCL vì điều đó
thực sự sẽ gây nhiều khó khăn, bị động cho các trường ngoài công lập. Riêng
với trường THPTDL, chỉ tiêu giao chỉ nên quy định ở mức tối đa và yêu cầu
các trường THPTDL thực hiện nghiêm túc, không được tuyển quá mức quy
định. Nếu số lượng HS đăng ký vào trường vượt quá chỉ tiêu quy định thì nhà
trường tiến hành việc xét tuyển theo hướng như trường THPTCL : Lấy điểm từ
cao xuống thấp cho đủ chỉ tiêu. Tuyệt đối không để tình trạng nhận HS vào
vượt quá chỉ tiêu như trong năm học 2001 -2002 đã để xảy ra ở 3 trường
THPTDL : Văn Hiến (134,5% ); Nguyễn Khuyên (111,1%); Bùi Thị Xuân
(103,3%) dẫn đến tình trạng sĩ số HS / lớp quá đông (trên 60 HS / lớp ) chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và ở chừng mức nào đó, có thể xem
đây là dạng kinh doanh, chạy theo lợi nhuận cần sớm được chấn chỉnh.
+ Về thời gian tuyển sinh :Việc Ngành GD-ĐT Đồng Nai quy định chia
thời gian tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn quy
định trong khoảng thời gian 7 ngày cũng là điều không khả thi. Theo đó,
trường THPTDL được phép tuyển sinh vào giai đoạn 2 cùng thời gian với một
số trường THPTCL không phải trường trọng điểm và các trường THPTBC;
thời gian bắt đầu tuyển sinh ngay sau khi các trường tuyển sinh giai đoạn Ì
công bố điểm chuẩn. Trong Ì tuần tuyển sinh, thời gian tiếp nhận hồ sơ HS
đăng ký chỉ có 4 ngày đầu, 2 ngày sau tiến hành công việc lập danh sách, tiến
hành xét tuyển và sau 7 ngày phải gửi về Sở GD-ĐT để duyệt danh sách trúng
tuyển. Thực hiện điều này ngay cả đối với nhiều trường THPT hệ công lập và
bán công còn gặp khó khăn chứ chưa nói đến trường THPTDL khi HS thường
chỉ vào trường khi không còn cửa để vào các trường công lập và bán công.
Thực ra, ở nhiều trường THPTDL của Tỉnh, Hiệu trưởng thường làm
công việc chiêu sinh hơn là tuyển sinh, và một khi chiêu sinh phải tiến hành
bằng nhiều phương cách : Quảng cáo, tiếp thị... làm thế nào để HS đến trường
đăng ký học là mừng; điệu này đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Do đó, đối
với loại hình trường THPTDL , Ngành GD-ĐT không nên quy định chặt chẽ về
thời gian tuyển sinh, cho phép trường THPTDL được chiếu sinh ngay sau khi
có chỉ tiêu và chỉ nên quy định công tác tuyển sinh phải xong trước khi khai
giảng năm học, không thể kéo dài đến cả tháng sau ngày khai giảng vì điều đó
sẽ không bảo đảm chất lượng học tập của HS vốn đang ở trình độ yếu kém.
4.2 Một số giải pháp trong công tác quản lý của Hiệu trưởng trường
THPTDL ở Đồng Nai .
4.2.1Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu
trưởng trường THPTDL.
Để thực hiện tốt công tác quản lý của mình, Hiệu trưởng không thể không
xác định cho thật đúng và đầy đủ trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của
mình được quy định trong các văn bản do Bộ GD-ĐT ban hành. Điều này nếu
làm tốt sẽ khắc phục được tình trạng các Hiệu trưởng chỉ quản lý bằng kinh
nghiệm cá nhân hoặc quản lý theo cách quản lý như Hiệu trưởng các trường
công lập, thực hiện một cách máy móc nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
trong Điều lệ trường trung học mà không tính đến đặc thù của loại hình trường
dân lập , không nắm vững nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trường
THPTDL được quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động của các trường ngoài
công lập.
4.2.1.1.Mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với HĐQT ở trường THPTDL
Xuất phát từ tình hình các trường THPTDL ở Đồng Nai không có Hiệu
trưởng nào kiêm luôn chức Chủ tịch HĐQT, phần lớn các trường đều do một
người hay một số người không phải là Hiệu trưởng bỏ vốn đầu tư, người này
thường ở vị trí Chủ tịch HĐQT và việc đơn vị đứng tên mở trường chỉ là vay
mượn, hình thức phải làm cho hợp lệ; nên việc xác định mối quan hệ làm việc
giữa Hiệu trưởng với HĐQT là điều cần thiết. (HĐQT nói đến ở phần này được
hiểu bao gồm luôn cả cá nhân bỏ vốn đầu tư ở trường không có HĐQT).
-Trước hết, cần xác định rõ đây là mối quan hệ giữa người sử dụng lao
động ( HĐQT ) với người lao động ( Hiệu trưởng). HĐQT là ông chủ thực sự,
là tổ chức đại diện quyền sở hữu của nhà trường, có trách nhiệm và quyền tự
chủ quyết định những vấn đề quan trọng về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ
chức, nhân sự, tài chính và tài sản của trường; giám sát các hoạt động của Hiệu
trưởng và có quyền đề nghị bãi miễn Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ
chức thực hiện các quyết định của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT về
việc thực hiện các quy định, quy chế về GD-ĐT, bảo đảm chất lượng hoạt động
GD-ĐT và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền
hạn được giao. [32] Một số công việc của Hiệu trưởng trong trường THPTDL
trước hết mới chỉ dừng lại ở việc kiến nghị ( kiến nghị biện pháp huy động,
quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, phát triển
trường và các biện pháp bảo đảm chất lượng, hiệu quả GD-ĐT, hoạt động khoá
học - công nghệ); đề xuất ( đề xuất danh sách GV ); lập dự toán và quyết toán
thu chi trong đơn vị. Tất cả các công việc này trước khi Hiệu trưởng đưa vào
thực hiện phải được HĐQT thông qua và phê duyệt.
Chịu trách nhiệm trước HĐQT, Hiệu trưởng còn phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật và cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp ( với trường THPTDL thì
cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp là Sở GD-ĐT ). Đây chính là điều ràng buộc
cần có và đôi khi là thước đo bản lĩnh đối với Hiệu trưởng vốn là người am
hiểu, nắm vững nghiệp vụ quản lý giáo dục. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình, Hiệu trưởng chỉ có thể và chỉ được làm đúng những quyết định
của HĐQT khi những quyết định đó không vi phạm pháp luật và trái với quy
định của Ngành. Bởi vì trong thực tế, không phải bất cứ người nào bỏ vốn đầu
tư xây dựng trường đều hiểu về giáo dục và nắm vững các quy định của giáo
dục.
HĐQT được xác định là "ông chủ thực sự", nhưng Hiệu trưởng lại là
người trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, trong đó
trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng là đảm bảo chất lượng giảng dạy, giáo
dục HS đúng theo mục tiếu đào tạo. Điều này có nghĩa là sau khi những đề
xuất, kiến nghị... của Hiệu trưởng được HĐQT phê duyệt, Hiệu trưởng căn cứ
vào đó để triển khai, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình được
quy định trong Điều lệ trường trung học. HĐQT không nên và không phải là
người trực tiếp điều hành, quản lý, làm thay Hiệu trưởng ở một số lĩnh vực như
tuyển dụng GV, làm Chủ tịch Hội đồng giáo dục, Chủ tịch Hội đồng kỷ luật.,
và nhất là trong lĩnh vực tài chính.
Điều quan trọng là trên cơ sở Quy chế, giữa HĐQT và Hiệu trưởng phải
cùng hướng đến mục đích chung, phải cùng xác định chất lượng giáo dục là
yếu tố sống còn của nhà trường để từ đó, cố gắng phát huy nội lực, tạo được sự
đoàn kết, thống nhất trước hết từ HĐQT đến Hiệu trưởng mới có thể làm cho
nhà trường ngày càng phát triển.
4.2.1.2.Hiệu trưởng với các mối quan hệ phối hợp khác.
Hiệu trưởng các trường THPTDL cần phải xây dựng mối quan hệ phối
hợp với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường một cách đầy đủ và có
chiều sâu ,có tác dụng. cần phê phán những nhận thức sai lầm đối với trường
dân lập chỉ thuần túy lo chất lượng chuyên môn là đủ, chỉ cần có trong tay đội
ngũ GV giỏi về chuyên môn là đủ mà không quan tâm đến việc xây dựng và
phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, phối hợp với các lực
lượng xã hội ngoài nhà trường.
Trước hết, dù là trường THPTDL cũng phải thành lập được cơ sở Đảng
để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý trường học, xây dựng các
đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn TNCS. Đặc biệt phải có sự phối
hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và gia đình HS thông qua Hội
CMHS.
Cần chú ý xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và các lực
lượng xã hội để xây dựng và phát triển trường : các cấp ủy Đảng,
HĐND,UBND, các ngành chức năng thuộc UBND, các đoàn thể nhân dân, các
cơ quan xã hội, kinh tế... để có sự hỗ trợ cần thiết.
Ngoài ra, do đặc thù của trường THPTDL phải thường xuyên sử dụng đội
ngũ GV thỉnh giảng từ các trường công lập nên Hiệu trưởng cũng cần có mối
quan hệ tốt với các trường THPTCL cùng nằm trong khu vực, đặc biệt với Hiệu
trưởng các trường này để có sự phối hợp ăn ý, tạo ra sự liên thông giữa các
trường, điều đó sẽ giúp cho việc hợp đồng GV thỉnh giảng đến công tác tại
trường được dễ dàng, không gặp khó khăn, bị động từ các trường công lập.
4.2.2.Cải tiến công tác quản lý cho phù hớp với loại hình trường
THPTDL.
4.2.2.1.Xây dựng và quản lý đội ngũ.
- Đội ngũ CBQL : Hiện nay, ở một số trường chưa có Phó Hiệu trưởng,
ngay cả ở trường có quy mô lớn như THPTDL Văn Hiến ( 60 lớp ) cũng chỉ có
một mình Hiệu trưởng điều hành công việc. Nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn
thì Hiệu trưởng sẽ bị sa vào công việc, không còn quỹ thời gian để tập trung tổ
chức và chỉ đạo chất lượng giảng dạy và giáo dục. Thực tế ở trường THPTDL
rất cần có những người giúp Hiệu trưởng có năng lực thật sự mới mong tạo
được chuyển biến, nâng cao chất lượng toàn diện, không chỉ trong học tập văn
hóa mà cả đạo đức. Mỗi trường nên bố trí ít nhất Ì phó hiệu trưởng; ở những
trường có quy mô 20 lớp trở lên cần bố trí 2 phó Hiệu trưởng , mỗi phó hiệu
trưởng sẽ giúp Hiệu trưởng trong một số lĩnh vực được phân công. Việc bố trí
phó hiệu trưởng cần có sự cân nhắc, chọn lựa theo quy trình: ban đầu Hiệu
trưởng là người chọn lựa người vào vị trí phó hiệu trưởng, dự kiến, đề xuất với
HĐQT, nếu được HĐQT chấp thuận sẽ tiếp tục đề nghị Ngành GD-ĐT ra quyết
định công nhận, làm thế nào để khi phó hiệu trưởng trong quá trình công tác sẽ
cùng với Hiệu trưởng tạo nên một tập thể mạnh, đoàn kết, đảm bảo viêc điều
hành có hiệu quả. cần tránh việc HĐQT chọn lựa phó hiệu trưởng mà không
cẩn tham khảo ý kiên của Hiệu trưởng trước khi đề nghị Ngành GD-ĐT ra
Quyết định công nhận.
- Đội ngũ GV : Để duy trì được hoạt động dạy học thì phải có thầy, muốn
chất lượng chuyên môn được nâng cao thì phải có thầy giỏi. Để có đủ thầy với
các trường THPTDL ở vùng thành phố không khó những lại là điều nan giải
đối với các trường ở vùng nông thôn, miền núi khi ngay cả trường THPT cũng
đang còn thiếu GV. Tuy nhiên, lợi thế của trường ngoài công lập là không
trông chờ Ngành GD-ĐT điều động GV về như ở các trường công lập mà có
quyền tuyển chọn GV từ nhiều nguồn, trong số đó, có thể hợp đồng những GV
đã về hưu nhưng còn đủ sức khỏe, GV do hoàn cảnh mưu sinh về Đồng Nai lập
nghiệp vì chưa có hộ khẩu nên không được bố trí giảng dạy trong các trường
công lập... Điều này đòi hỏi ở người Hiệu trưởng phải năng động, đề xuất với
HĐQT có chính sách thu hút GV bằng nhiều hình thức, trong đó phổ biến nhất
là hình thức chi trả thù lao tiết dạy tương xứng, mức chi trả càng cao thì sức thu
hút GV càng mạnh. Việc quan hệ tốt với Hiệu trưởng các trường THPTCL
trong cùng khu vực sẽ có nhiều thuận lợi trong việc hợp đồng GV thỉnh giảng
từ những trường công lập đó. Hàng năm, việc tuyển chọn, hợp đồng GV nên
được thực hiện xong trước khai giảng để chủ động trong việc thực hiện quy mô
lớp, kịp thời phân công giảng dạy ngay sau ngày khai giảng, cần tránh để rơi
vào tình trạng có trò mà không có thầy dạy để rồi phải dạy chắp vá, bị động
không đảm bảo chất lượng. Hiệu trưởng cũng cần có quan điểm đặt chất lượng
giáo dục lên hàng đầu, trong đó có chất lượng giảng dạy của thầy. Qua thực
tiễn giảng dạy, những GV nào không đáp ứng được các yêu cầu giảng dạy, thể
hiện sự yếu kém về năng lực chuyên môn, không có tinh thần trách nhiệm thì
không tiếp tục hợp đồng hoặc không bố trí giảng dạy.
Hiện nay, số lượng GV thỉnh giảng trong các trường THPTDL ở Đồng
Nai còn nhiều, dù sao số GV này cũng còn có công việc chính tại trường của
mình và điều đo tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của trường mà họ thỉnh
giảng. Do đó, để các trường THPTDL ở Đồng Nai phát triển lâu dài và ổn định,
cần có biện pháp tăng cường đội ngũ GV cơ hữu. Phấn đấu trước mắt số lượng
GV cơ hữu cần có ở mỗi trường đạt đến ít nhất Ì GV / lớp để các GV này
không chỉ làm nhiệm vụ dạy văn hóa mà còn cùng với nhà trường, chịu trách
nhiệm quản lý và giáo dục HS thông qua công tác chủ nhiệm.
Đội ngũ quản sinh : Được xem là lực lượng chủ lực và thường trực trong
việc xây dựng, duy trì và củng cố nền nếp, kỷ cương của các trường ngoài công
lập. Sự cần thiết của đội ngũ này là không thể phủ nhận và cho đến nay, tuy
trong các trường công lập ở Đồng Nai chưa có biên chế đội ngũ quản sinh
nhưng không ít trường đã tìm nguồn kinh phí để hợp đồng cho được đội ngũ
này. Thật vậy, một khi nền nếp kỷ cương nhà trường được duy trì tốt thì sẽ có
nhiều thuận lợi trong việc tiến hành hoạt động dạy học - giáo dục có hiệu quả.
Hiện nay phần lớn các trường THPTDL ở Đồng Nai đều chú trọng việc xây
dựng đội ngũ quản sinh, song chất lượng hoạt động chưa thật đều; điều này
xuất phát từ trình độ, năng lực và cả phẩm chất của đội ngũ này không đồng
đều. Đã đến lúc các trường THPTDL trong Tỉnh hay ít ra mỗi trường phải đề ra
được một số tiêu chuẩn cần có khi hợp đồng người làm công tác quản sinh.
Làm nhiệm vụ quản lý và giáo dục HS bậc THPT, quản sinh trước hết
phải là người có trình độ tối thiểu trên bậc phổ thông; am hiểu công việc và có
hiểu biết về tâm lý - giáo dục, tốt nhất có gốc là nhà giáo hoặc đang là nhà
giáo; có kinh nghiệm sống; có trách nhiệm trong công việc... Trong xử sự với
HS , nhất là HS trường THPTDL, nắm vững phương châm "kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm", quản sinh cần thực hiện đúng nguyên tắc : "Kiên quyết,
kiên trì, nhã nhặn và mang tính giáo dục". Nhất thiết không được xúc phạm đến
thân thể và nhân cách HS .
4.2.2.2.Quản lý quá trình dạy học - giáo dục.
Công tác kiểm tra nội bộ trường học luôn được xem là hoạt động quản lý
quan trọng nhất của Hiệu trưởng; nếu việc này được thực hiện thường xuyên sẽ
tạo nên sức mạnh của Hiệu trưởng và điều quan trọng hơn là chất lượng dạy
học-giáo dục chắc chắn được nâng cao hơn. Kiểm tra vừa để nắm vững tình
hình thực chất của công việc giảng dạy và giáo dục, cũng vừa để giám sát, để
góp ý, giúp đỡ... GV, nhất là những GV mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm
giảng dạy.
Qua đúc kết kinh nghiệm về công tác dạy học thường áp dụng ở một số
trường THPTDL, rút ra được một số giải pháp của Hiệu trưởng trong việc chỉ
đạo, quản lý công tác dạy học là :
+ Dạy sát đối tượng, cần xác định thật chính xác đối tượng HS của từng
lớp để có phương pháp giảng dạy phù hợp : từ khâu soạn giáo án, lên lớp, kiểm
tra... Trong đó quan trọng nhất là khâu lên lớp. Điều này cần thật lưu ý đối với
GV thỉnh giảng, cần tránh việc sử dụng nguyên giáo án và cách giảng dạy ở
trường công lập qua giảng dạy tại trường dân lập. Với đối tượng HS phần lớn
yếu kém về học tập thì GV cần kết hợp giáo dục lại với giáo dục, kết hợp vừa
dạy vừa dỗ vừa bắt buộc, cưỡng chế. Điều khó nhất đối với việc giảng dạy ở
trường THPTDL là làm thế nào cho HS từ chỗ lười học, không muốn học đến
chỗ chịu học, và một khi đã chịu học thì mới có thể say. mê học tập. Muốn thực
hiện điều đó, trong công tác giảng dạy, GV phải có những phương cách để kích
thích được lòng ham hiểu biết của HS, đồng thời thường xuyên củng cố kiến
thức cũ; xoáy sâu những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoá phổ thông;
thường xuyên tiếp cận với yêu cầu đổi mới dạy học ở từng bộ môn.
+ Tăng cường kiểm tra. Là phương cách được một số trường THPTDL có
nền nếp dạy học tốt thực hiện. số lần kiểm tra 1 tiết trở lên tăng lên từ gấp rưỡi
đến gấp đôi, thực hiện kiểm tra tập trung 1 cách nghiêm túc như thi tốt nghiệp
ở tất cả các khâu coi thi, chấm thi : 4 lần/ năm học (trong đó có 2 lần kiểm tra
học kỳ theo phân phối chương trình ) . Qua kết quả mỗi lần kiểm tra, nhà
trường thực hiện thống kê điểm từng môn của từng lớp.. Dựa vào kết quả này
mà HS có thể biết được trình độ thực sự của mình, những HS kết quả thường
xuyên yếu, không có chuyển biến trong học tập sẽ được GV chủ nhiệm quan
tâm hơn và thông báo cho gia đình; đồng thời GV bộ môn qua kết quả này
cũng sẽ biết được hiệu quả việc giảng dạy của mình đến đâu, từ đó có sự điều
chỉnh cho phù hợp. Mỗi lần kiểm ưa tập trung như vậy cũng được xem là một
trong những cách để Hiệu trưởng kiểm tra năng lực của từng GV.
+ Dạy tăng tiết, tăng buổi. Là giải pháp hầu như các trường THPTDL nào
cũng đều thực hiện. Việc tăng thời gian học tập cho HS ở trường THPTDL là
điều tất yếu và cần thiết để góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn ở trường
THPTDL là đầu vào thì quá thấp nhưng đầu ra lại không có quyền được thấp;
HS ở trường dân lập thường tiếp thu chậm, tri thức yếu hơn HS ở trường công
lập nên không thể chỉ sử dụng quỹ thời gian như trong phân phối chương trình
vốn trước đây chủ yếu quy định cho trường công lập. Việc tăng tiết, tăng buổi
cần được thực hiện tùy thuộc vào khối lớp và vào tình hình CSVC ở mỗi
trường. Ở khối 10 và 11 tập trung tăng tiết ở các môn Văn,Toán, Lý, Hóa, Anh;
Riêng khối 12 số lượng môn được tăng tiết nhiều hơn, bao gồm các môn có khả
năng thi tốt nghiệp và các môn có thi đại học. số lượng tiết tăng có thể gấp đôi
số tiết quy định trong chương trình, thời gian tăng tiết thì có thể hoặc thực hiện
thêm tiết trong mỗi buổi học hoặc thực hiện trái buổi; các trường cũng có thể
cho HS lên lớp li và 12 học trước khai giảng từ Ì tháng . Các tiết tăng, buổi tăng
cần được sử dụng để dạy giãn chương trình, ôn luyện lại một số kiến thức cơ
bản (thường áp dụng cho khối 10, 11 ) hoặc dạy trước chương trình, thời gian
còn lại sau này tập trung để ôn luyện thi tốt nghiệp ( Đối với khối 12 ). Việc tổ
chức tăng tiết, tăng buổi được thực hiện gần như bắt buộc với mọi HS và được
quản lý như học chính khóa. Điều quan trọng là Hiệu trưởng phải có chế độ
kiểm tra, theo dõi thường xuyên; tránh để tình trạng GV chỉ chú trọng các tiết
dạy chính khóa, coi các tiết tăng chỉ là làm thêm, dẫn đến dạy qua loa, không
có chất lượng.
Ngoài ra trong việc quản lý qua trình dạy học, Hiệu trưởng cần hết sức
chú ý chỉ đạo việc dạy đầy đủ các môn theo quy định. Đây là quy định bắt buộc
đối với mọi loại trường nhằm trang bị cho HS có được kiên thức phổ thông về
nhiều lĩnh vực và giúp HS phát triển toàn diện. cần khắc phục nhận thức sai
lầm khi cho rằng với HS trường THPTDL thì chỉ cần tập trung vào các môn
học chính để thi đậu tốt nghiệp là đủ; để rồi đầu tư quá nhiều cho các môn học
chính, sẩn sàng hy sinh các môn khác như : Thể dục, Giáo dục công dân, Kỹ
thuật., bằng cách cắt xén chương trình, bớt tiết dạy ( chỉ dạy Ì tiết thay vì 2 tiết
như môn Thể dục ) hoặc thậm chí lấy tiết đó để dạy môn khác ( như lấy tiết Kỹ
thuật để dạy Sinh chẳng hạn )... Thực ra, mỗi môn học trước khi đưa vào nhà
trường giảng dạy cho HS là một qua trình nghiên cứu một cách khoá học , đều
có tác dụng không chỉ về mặt cung cấp tri thức mà còn qua đó, thể hiện chức
năng giáo dục và giúp HS ở mức độ nào đó rèn luyện kỹ năng. Do đó, Hiệu
trưởng cần chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra của phó hiệu trưởng hoặc các Tổ
trưởng chuyên môn ( nếu có ) thực hiện đúng và đầy đủ quy định này.
Song song và cùng liên kết với việc quản lý quá trình dạy học, Hiệu
trưởng cần tăng cường công tác giáo dục HS bằng sự phối hợp nhiều hình thức
và nhiều con đường khác nhau. Ngoài việc xây dựng đội ngũ quản sinh để duy
trì và củng cố nền nếp hoạt động của trường, việc sử dụng GV làm công tác
chủ nhiệm cũng cần phải cân nhắc, thận trọng; tránh tình trạng ghép một cách
ngẫu nhiên các GV vào từng lớp chủ nhiệm để chỉ ổn định bộ máy về hình thức
mà cần chú ý đến tính hiệu qua, thiết thực. Phải căn cứ vào tình hình từng lớp,
từng khối lớp mà có sự sắp xếp đội ngũ GV làm công tác chủ nhiệm cho phù
hợp. Không nên "tinh giản biên chế" bằng cách sử dụng hệ thống quản sinh
thay cho chủ nhiệm, lại càng không thể để một GV làm chủ nhiệm nhiều lớp.
Quản sinh rất cần ở trường THPTDL để duy trì nền nếp nhưng cũng không thể
thiếu vai trò của GV chủ nhiệm để luôn quan tâm, gần gũi, hướng dẫn, dìu dắt
các em.
Cần phải tăng cường hoạt động của Đoàn TNCS, tạo điều kiện cho Đoàn
tổ chức các phong trào bổ ích, thiết thực để thông qua việc tham gia các phong
trào có thể giáo dục HS lối sống lành mạnh, gắn bó với tập thể... cần tránh nhận
thức sai lầm khi cho rằng tổ chức nhiều hoạt động phong trào sẽ làm cho các
HS chểnh mảng việc học tập. Điều quan trọng là nhà trường mà cụ thể là Hiệu
trưởng cần phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS thống nhất xây dựng kế hoạch
hoạt động ngoài giơ lên lớp, tránh tình trạng hoạt động phong trào một cách tự
phát, không có kế hoạch, không có sự bàn bạc, chuẩn bị tốt cho các phong trào;
làm việc, tổ chức tùy hứng. Khi tổ chức các hoạt động cần xác định được tính
mục đích, tính giáo dục và tính thiết thực của hoạt động; cần cân đối thời gian
hợp lý giữa học tập và hoạt động phong trào.
Trong công tác giáo dục HS, điều rất quan trọng là cần có sự phối hợp
giữa nhà trường và gia đình. Với HS trường THPTDL điều này lại càng cần
thiết hơn. Tim hiểu nguyên nhân vì sao HS học yếu để rồi phải vào trường dân
lập, một trong những nguyên nhân phổ biến là các em ít nhận được sự quan
tâm của gia đình dẫn đến chơi bời, đua đòi... Thông qua GV chủ nhiệm và quản
sinh, nhà trường cần nắm được hoàn cảnh gia đình các em, cùng phối hợp với
gia đình HS để quan tâm giúp đỡ các em. Tin chắc rằng một khi HS cảm nhận
được người khác quan tâm đến mình, thương yêu mình thật sự thì sẽ dần có sự
chuyển biến trong lối sống, tình cảm của các em.
4.2.2.3 Quản lý tài chính và tài sản nhà trường.
Trước hết, cần xác định dù không là người bỏ vốn đầu tư xây trường
nhưng Hiệu trưởng là Chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp
luật, trước Ngành GD-ĐT và trước HĐQT về công tác tài chính của trường. Là
Chủ tài khoản, Hiệu trưởng cần cùng với HĐQT xây dựng, củng cố bộ phận tài
vụ vững không chỉ về nghiệp vụ mà cả về phẩm chất. sổ sách kế toán phải rõ
ràng, đầy đủ, việc thu chi tài chính phải minh bạch, công khai; phải thực hiện
đầy đủ các công việc : lập dự toán, quyết toán để HĐQT phê duyệt; báo cáo
định kỳ về tài chính với HĐQT...
Hàng năm, việc lập dự toán thu chi phải đi đôi với việc lập kế hoạch về
các hoạt động của nhà trường. Khi lập dự toán phải căn cứ vào phương hướng,
nhiệm vụ năm học; căn cứ vào tình hình thu chi của kỳ trước, có phân tích cụ
thể; căn cứ vào các chế độ chính sách hiện hành, các định mức chi được quy
định cho loại hình trường THPTDL; căn cứ vào khả năng lao động, CSVC, khả
năng thực hiện của nhà trường; căn cứ vào số lớp, SỐHS, SỐCBGVNV của
trường...
Điều quan trọng mà Hiệu trưởng phải thực hiện trong công tác quản lý tài
chính là đề ra được giải pháp để tận thu được học phí vì đây là nguồn thu chủ
yếu, quyết định việc duy trì các hoạt động của nhà trường. Để thực hiện tốt
công việc này, trước hết Hiệu trưởng bằng nhiều, hình thức như sinh hoạt dưới
cờ đôi với HS, nêu các quy định về việc đóng học phí trong Đại hội PHHS
hàng năm... để làm sao cho HS và cả cha mẹ HS ý thức được việc đóng học phí
là nghĩa vụ bắt buộc , trừ những trường hợp được miễn giảm theo chế độ chính
sách. Việc miễn giảm cho những HS có thành tích xuất sắc trong học tập,
những HS có hoàn cảnh quá khó khăn rất nên làm để động viên, khuyến khích
hoặc chia sẽ với khó khăn của HS nhưng không thực hiện bằng hình thức các
em khỏi phải đóng học phí ( dạng miễn ) hoặc chỉ đóng phần nửa tiền còn lại (
dạng giảm 50%) ở bộ phận tài vụ. Hiệu trưởng một mặt yêu cầu các HS này
vẫn phải đóng học phí như tất cả các em khác, số tiền được miễn giảm đó sẽ
được thực hiện bằng hình thức cấp học bổng được nhà trường trao trước toàn
trường ( đối với những HS có thành tích cao trong học tập ) hoặc thông qua GV
chủ nhiệm trao cho HS có hoàn cảnh khó khăn trước lớp. Cách làm này có thể
không thật giản tiện nhưng sẽ có tác dụng lớn ở một số mặt sau :
+ Tạo được trong suy nghĩ HS việc đóng học phí là nghĩa vụ bắt buộc
được áp dụng cho tất cả mọi HS, chỉ trừ những HS thuộc diện chế độ chính
sách được miễn giảm theo quy định của Nhà nước.
+ Từ vinh dự của những HS có thành tích cao được trao học bổng trước
toàn trường, một mặt thể hiện sự quan tâm và sự trân trọng của nhà trường đối
với sự cố gắng học tập, rèn luyện của HS; mặt khác sẽ có sức cổ vũ, động viên
những HS khác cố gắng đạt thành tích để trong thời gian tới có được vinh dự
nhận học bổng này.
+ Việc trao học bổng cho HS có hoàn cảnh khó khăn tại lớp cũng vừa thể
hiện sự quan tâm của trường, vừa khơi dậy được ở HS trong lớp ý thức quan
tâm đến những người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn mình...
Để phụ huynh có thể dễ dàng kiểm tra. việc đóng học phí và các khoản
của HS, nhà trường cần in PHIÊU ĐÓNG LỆ PHÍ để cấp cho HS, trong phiếu
có đầy đủ các ô đóng học phí từng tháng và các khoản khác. Mỗi lần HS đóng
học phí, bộ phận thu sẽ ghi số tiền đóng, ngày đóng, ký tên và đóng dấu vào ô
của tháng.
Với Phiếu này, nhà trường hoặc phụ huynh khi cần kiểm tra có thể thấy
tình hình đóng học phí của HS đó suốt từ đầu năm học đến lúc kiểm tra.
( Xem mẫu ở phần Phụ lục 5) Ngoài ra, để có thể tận thu học phí, cần có
sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận tài vụ với GV chủ nhiệm và hệ thống quản
sinh. Bộ phận tài vụ chịu trách nhiệm thu, theo dõi tình hình thu, quy định
khoảng thời gian thu trong tháng ( đối với trường có quy mô lớn ), cung cấp
danh sách những HS đã quá thời gian quy định nhưng chưa đóng cho quản sinh
và GV chủ nhiệm; quản sinh chịu trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc những HS
trong số các lớp mình phụ trách; GV chủ nhiệm từng lớp cần tìm hiểu hoàn
cảnh từng HS, tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS chưa đóng học phí để tùy vào
từng trường hợp cụ thể, có hướng giải quyết phù hợp.( như liên hệ với PHHS,
trao đối với nhà trường vế những trường hợp gia đình HS quá khó khăn; xử lý
những HS cố tình dây dưa không đóng bằng các biện pháp nhắc nhở, cho làm
kiểm điểm, thông báo cho gia đình HS, hạ bậc hạnh kiểm...).
Đối với công tác quản lý tài sản nhà trường, dù không là người đầu tư vốn
xây trường, không trực tiếp trang bị CSVC, thư viện, thiết bị, đồ dùng dạy
học... nhưng không có nghĩa là việc đó chỉ để cho HĐQT lo. Hiệu trưởng phải
có trách nhiệm chỉ đạo việc bảo quản CSVC, sử dụng có hiệu quả những
CSVC hiện có. Trong thời gian sớm nhất có thể, Hiệu trưởng đề xuất với
HĐQT tiếp tục đầu tư để hoàn thiện dần CSVC, trong đó cần chú trọng việc
xây dựng thư viện trường học. Cần xác định thư viện trường học là một trong
những CSVC quan trọng của nhà trường, là phương tiện không thể thiếu để
phục vụ việc giảng dạy và học tập. [li, tr. 15] Trong việc lập dự toán hàng năm,
Hiệu trưởng cần đưa vào dự toán một khoản chi cho việc mua tài liệu tham
khảo bổ sung cho thư viện. Ngoài ra, bằng những hình thức khác như phát
động phong trào đóng góp sách trong HS để thành lập tủ sách tham khảo, giải
trí; phối hợp, quyên góp nơi một số nhà hảo tâm, một số mạnh thường quân để
lập quỹ xây dựng thư viện... Tất cả những điều trên chỉ có thể thực hiện được
khi cả HĐQT và Hiệu trưởng thấy được vai trò quan trọng và sự cần thiết của
CSVC nói chung, thư viện trường học nói riêng trong việc nâng cao chất lượng
toàn diện cho HS.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý NGHĨA CỦA CẮC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1.1.Ý nghĩa lý luận :
Đề tài đã góp phần giải quyết tương đối hoàn chỉnh về mặt lý luận chủ
trương XHHGD của Đảng và Nhà nước, lý luận về đa dạng hóa giáo dục; trong
đó đi sâu vào loại hình trường THPT hệ dân lập với những đặc thù so với cá
trường THPT hệ công lập và các hệ ngoài công lập khác như THPT hệ bán
công và THPT hệ tư thục.
Đề tài cũng đã góp phần làm rõ lý luận về quản lý giáo dục, quản lý
trường học; trên cơ sở đó xác định vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng trong
công tác điều hành, quản lý các trường THPT hệ dân lập.
1.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Những vấn đề mà đề tài nghiên cứu có thể được xem là những biện pháp
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; những vấn đề khá bức xúc trong công tác
quản lý của Hiệu trưởng các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nay. Kết quả
nghiên cứu đã góp một phần nhỏ trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Hiệu trưởng ở loại hình trường vốn còn
rất trẻ về tuổi đời, được hình thành từ chủ trương XHH của Đảng và Nhà nước.
Những giải pháp đó được tóm tắt như sau :
* Một là : Hiệu trưởng phải xác định thật đúng và đầy -đả nhiệm vụ và
quyền hạn của mình ương công tác quản lý loại hình trường THPTDL. Điều
này đòi hỏi Hiệu trưởng trước hết phải nắm vững Điều lệ, Quy chế và các văn
bản của Nhà nước, của ngành liên quan đến loại hình trường, đến công tác quản
lý để từ đó, biết mình phải làm gì, được làm gì, quyền hạn mình đến đâu...
trong mối quan hệ với mọi thành viên trong nhà trường hoặc có liên quan đến
nhà trường. Chính việc nắm vững này sẽ giúp Hiệu trưởng khỏi lúng túng,
không làm sai quy chế và nhất là cảm thấy tự tin hơn trong hành xử công việc,
nhất là trong quan hệ với HĐQT. Với HĐQT, cần xác định rõ đây là quan hệ
giữa người lao động (Hiệu trưởng) và người sử dụng lao động ( HĐQT). Hiệu
trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, chịu trách
nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật, trước Ngành chủ quản về việc thực hiện
công tác quản lý của mình ở trường học. Tuy thế, Hiệu trưởng cũng không để
HĐQT làm thay công việc của mình và điều quan trọng là Hiệu trưởng phải,
qua công tác quản lý,tạo được uy tín với HĐQT.
* Hai là : cần phải xác định chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn, quyết
định sự tồn tại hay không tồn tại của trường THPTDL, Hiệu trưởng phải xây
dựng được kế hoạch hoạt động thật cụ thể, phù hợp và có hiệu quả cho đơn vị
mình; xây dựng bộ máy hoạt động đủ mạnh để tổ chức thực hiện các hoạt động
dạy học - giáo dục - phong trào. Trong việc tổ chức chỉ đạo quá trình dạy - học,
Hiệu trưởng cần chú ý bằng nhiều cách như hợp đồng GV thỉnh giảng, tuyển
chọn GV cơ hữu, có chế độ đãi ngộ để thu hút GV... để làm sao có được một
đội ngũ GV có tác phong sư phạm, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, tận tâm
để có thể làm chuyển biến chất lượng học tập ở HS. Trong giảng dạy cần chú ý
dạy sát đối tượng; cần bố trí tăng tiết, tăng buổi để có thể dạy giãn chương
trình, có đủ thời gian vừa giảng dạy kiến thức mới, vừa kết hợp ôn luyện, củng
cố kiến thức cơ bản; GV cần hết sức kiên trì, không nóng vội, không cáu gắt,
kết hợp dạy - dỗ -cưỡng chế để làm thế nào cho các em chịu học, từ chịu học
mới dần có hứng thú, có say mê trong học tập. Hiệu trưởng phải chỉ đạo
chuyên môn thường xuyên kiểm tra GV, không để vì tập trung cho việc học
một sô" môn chính mà cắt xén chương trình hay không bố trí đầy đủ các môn.
cần tăng cường công tác kiểm tra bằng việc tăng số lần kiểm tra tập trung như
thi tốt nghiệp một cách nghiêm túc, vừa để kiểm tra năng lực của HS cũng vừa
là một trong những cơ sở đánh giá hiệu quả giảng dạy của GV, trên cơ sở đó có
sự điều chỉnh trong giảng dạy và có biện pháp với những HS lười học. Với
những GV giảng dạy có hiệu quả và những HS có thành tích trong học tập,
Hiệu trưởng cần có chế độ khen thưởng kịp thời. Đó vừa là cách ghi nhận sự cố
gắng của GV, HS; đồng thời động viên, kích thích những GV, HS khác dạy -
học tốt hơn.
Ba là : Hiệu trưởng cần thận trọng, cân nhắc khi tuyển chọn đội ngũ quản
sinh : Không sử dụng những người nóng nảy, không có trình độ, tác phong
không mẫu mực ... vào công việc quản lý HS. Tốt nhất nên chọn những người
đứng tuổi, có sức khỏe, trình độ tối thiểu phải trên tú tài, có kinh nghiệm trong
giáo dục HS, có tinh thần trách nhiệm... Yêu cầu đội ngũ này trong xử lý HS vi
phạm cần bình tĩnh, kiên quyết, nhã nhặn và nhất là không được xúc phạm HS,
mọi phương cách xử lý phải mang tính giáo dục. Việc phối hợp với các lực
lượng xã hội trong và ngoài nhà trường cũng cần được Hiệu trưởng quan tâm
thực hiện để việc giáo dục HS có hiệu qua. Các hoạt động ngoại khóa, hoạt
động xã hội nên được thực hiện theo kế hoạch,cần có sự đầu tư chuẩn bị chu
đáo, trong khi xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cần chú ý đến
tính giáo dục, tính thiết thực, không tổ chức tràn lan, tùy hứng nhưng cũng
không vì tập trung tất cả cho học tập mà không thực hiện các hoạt động này.
Bốn là : Trong công tác quản lý tài chính, Hiệu trưởng phải là chủ tài
khoản, phải xây dựng được bộ phận tài vụ vững về cả nghiệp vụ và phẩm chất,
chỉ đạo kế toán thực hiện sổ sách rõ ràng,thực hiện công khai tài chính và báo
cáo định kỳ với HĐQT và Ngành chủ quản về tình hình tài chính của đơn vị.
cần giáo dục cho HS ý thức về nghĩa vụ đóng học phí, có chế độ kiểm tra
thường xuyên và thông qua GV chủ nhiệm và quản sinh, theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc các em đóng học phí đúng thời hạn. cần chú ý thực hiện miễn giảm
đầy đủ đối với HS thuộc diện chính sách và đề ra được biện pháp vừa tận thu
được học phí vừa không tạo ra những mặc cảm, khó khăn cho HS nghèo. Hiệu
trưởng cũng cần ý thức giáo dục HS ý thức bảo quản CSVC,cùng với việc xây
dựng trường sở, Hiệu trưởng đề xuất với HĐQT cần sớm xâv dựng thư viện
trường học để phục vụ việc giảng dạy và học tập.
Tính khả thi của việc áp dung kết quả nghiên cứu.
Các giải pháp nêu ra trong đề tài được đặt trong mối tương quan với các
điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường và của các trường THPTDL ở Đồng Nai.
Tuy nhiên, không thể có một khuôn mẫu thống nhất áp dụng cho tất cả các
trường, đòi hỏi người Hiệu trưởng trường THPTDL phải luôn nhạy bén, sáng
tạo, vận dụng linh hoạt các giải pháp cải tiến công tác quản lý để đạt hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc ứng dụng vào thực tiễn là chắc
chắn khả thi.
Những vấn để cần tiếp tục nghiên cứu.
Do điều kiện về khả năng và thời gian có hạn nên đề tài này mới chỉ dừng
lại ở việc tìm hiểu thực trạng ở một số lĩnh vực trong công tác quản lý của Hiệu
trưởng các trường THPTDL, ngay trong từng lĩnh vực quản lý của Hiệu trưởng,
đề tài này cũng chưa thật đi sâu mà chỉ dừng lại ở một số vấn đề bức xúc đang
tồn tại ở các trường THPTDL ở Đồng Nai hiện nay. Loại hình trường THPTDL
còn khá mới mẻ, còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứa mang tính chất
chuyên sâu để có thể góp phần vào việc đề ra được những giải pháp ngày càng
hoàn thiện trong công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT hệ dân lập nói
riêng và hệ ngoài công lập nói chung.
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .
2.1.Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo.
Cần có văn bản hướng dẫn việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động
của các trường ngoài công lập năm 2001. Trong đó cần cụ thể hóa một số Điều
trong Quy chế: Điều 21- Tài sản ; Điều 22 - Tài chính .
Ngoài việc quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của "cá nhân đầu tư xây
dựng" trường trong trường tư thục (khoản 4 Điều 17 của Quy chế), cần bổ sung
việc định danh cho "cá nhân đầu tư xây dựng trường" này để có tên gọi thống
nhất, phù hợp với vị trí, chức năng được nêu trong Quy chế.
Bổ sung trong Quy chế tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản sinh
ở các trường phổ thông ngoài công lập.
2.2.Đối với Lãnh đạo địa phương và Ngành GD-ĐT Đồng Nai.
2.2.1.Cần có sự khảo sát về các trường THPTDL hiện nay ở Đồng Nai để
xác định cho đúng loại hình trường và căn cứ vào đó, có sự điều chỉnh và thực
hiện việc chuyển đổi loại hình trường cho phù hợp đúng theo Quy chế tổ chức
và hoạt động các trường ngoài công lập năm 2001.
Cần quy hoạch cho hợp lý hơn việc thành lập các trường THPTDL trong
Tỉnh. ở khu vực kinh tế khó khăn như H. Tân Phú chỉ nên phát triển loại hình
trường THPT bán công.
Cần cải tiến công tác tuyển sinh vào lớp lo cho phù hợp với đặc thù của
loại hình trường THPTDL.
Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các trường THPTDL, chấn
chỉnh kịp thời một số hiện tượng : Sĩ số HS / lớp quá đông; tình trạng bớt môn,
giảm tiết ở một số môn phụ để tập trung cho việc học một số môn chính; GV
giảng dạy không đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm...
Đồng thời giúp đỡ nhà trường giải quyết những vướng mắc nếu có. Đặc biệt
cần quan tâm hỗ trợ nhưng trường còn nhiều khó khăn.
Quan tâm bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ Hiệu trưởng, tạo
điều kiện cho Hiệu trưởng các trường THPTDL có thể thường xuyên trao đổi,
học hỏi lẫn nhau và tổ chức tham quan, học tập cách quản lý của Hiệu trưởng ở
một số trường THPTDL nổi tiếng trong nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tổng kết và phương hường nhiệm vụ năm học (các năm học từ
1995 - 1996 đến 2001 - 2002 ) và số liệu thống kê hàng năm. Sở GD-ĐT Đồng
Nai.
Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường
CBQLGDĐT. Hà Nội, 1997.
Biên Hòa-Đồng Nai, 300 năm hình thành và phát triển. NXB Đồng
Nai,1999
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 Ban hành theo Quyết định số
201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ )
c. Mác. Tư bản. Quyển ì, tập n. NXB Sự thật. Ha Nội, 1960
Chỉ thị 09/CT.UBT về việc đẩy mạnh chủ trưởng xã hội hóa giáo dục.
UBND Tỉnh Đồng Nai, ngày 30/8/1997.
Chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 2 về định hướng chiến
lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến
năm 2000. BCH Tỉnh ủy Đồng Nai, ngày 5/5/1997.
Nguyễn Hữu Dũng. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục phổ thông trung
học. NXB Giáo dục, 1998.
Điều lệ trường trung học. ( Ban hành theo Quyết định số23/2000/QĐ-
BGD-ĐTngày 11/7/2000 cua Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Nguyễn Trung Hàm. Chỉ đạo quản lý dạy và học trong nhà trường. Giáo
trình Trường CBQLGDĐT . TP. HCM, 1999.
Nguyễn Trung Hàm. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý tài chính-
văn phòng trường trung học. Giáo trình Trường CBQLGDĐT li. TP. HCM,
2001.
Phạm Minh Hạc (Chủ biên). Xã hội hóa công tác giáo dục. NXB Giáo
dục. Hà Nội, 1997.
Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn. Những bài giảng về quản lý trường học (tập
III).NXB Giáo dục, 1987.
Hướng dẫn thu - chi học phí các trường công lập, bán công, dân lập năm
học 2000 -2001. Liên Sở GD-ĐT và TC-VG Đong Nai, 2000
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10 các năm học 2000 -2001,
2001-2002. Sở GD-ĐT Đồng Nai.
Kế hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo Tỉnh Đồng Nai đến 2010. Sở
GD-ĐT Đồng Nai.
Trần Kiểm. Quản lý giáo dục và trường học. Viện khoá học giáo dục. Hà
Nội, 1997.
Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Hữu Thanh Bình. Công tác quản lý trường học.
Trường CBQLGD TP. HCM, 1983.
Nguyễn Văn Lê - Đỗ Hữu Tài. Chuyên đề quản lý trường học . Tập Ì, 2.
NXB Giáo dục, 1996.
Luật giáo dục và văn bản hướng dẫn thi hành . NXB Chính trị Quốc gia.
Hà Nội, 2000.
Nghị định 73/NĐ.CP của Chính Phủ. về chính sách khuyến khích xã hội
hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ỵ tế, văn hóa, thể thao. Ngày
19/8/1999.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ vn .
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ vm.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX .
Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng CSVN lần thứ 4, khóa vn (Văn kiện
hội nghị lần thứ 4, khóa vu, Hà Nội, 1993).
Nghị quyết hội nghị BCH TW Đảng CSVN lần thứ 2, khóa VIII(Văn kiện
hội nghị lần thứ 2, khóa VIII, Hà Nội 1997).
Nghị quyết 90/CP của Chính phủ. về phương hướng chủ trương xã hội
hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Ngày 21/8/1997.
Những vấn đề quản lý Nhà nước và quản lý giáo dục. Trường CBQLGD-
ĐT. Ha Nội, 1998.
Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận giáo dục.
Trường CBQLGDĐT TWL Hà Nội 1989.
Trần Hồng Quân . Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, Trường CBQLGDĐT TW 1. Hà Nội; 1995.
Quy chế trường phổ thông dân lập.( Ban hành theo Quyết định
số1931/QĐ ngay 20/8/1991của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập . (Ban hành
theo Quyết định số 39/200ỉ/QĐ-BGD-ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT)
Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo thời kỳ 2001 - 2010. Sở GD-ĐT
Đồng Nai, 1999.
Hoàng Tâm Sơn.Tứm lý học với quản .lý trường học. Giáo trình Trường
CBQLGDĐT . TP. HCM, 1993.
Hoàng Tâm Sơn. Một số vấn đề tổ chức khoá học lao động của người
hiệu trưởng. Giáo trình Trường CBQLGDĐT II. TP. HCM, 2001.
Đỗ Thiết Thạch. Xã hội hóa giáo dục và công tác phối hợp của hiệu
trưởng với các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Tài liệu tham khảo
của Trường CBQLGDĐT ũ. TP. HCM, 2001
Thông tư liên tịch Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đem vị
ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục - Đào rạo.Liên tịch Bộ Tài
chính-BỘ GĐĐT-BỘ LĐTB&XH , ngày 23/5/2000.
Nguyễn Khánh Toàn. Một số vấn đề giáo dục của Việt Nam. NXB Giáo
dục, 1995.
Viện Khoá học giáo dục Việt Nam. Vé? cơ cấu hệ thống giáo dục phổ
thông và các loại hình trường phổ thông. Hà Nội, 1991.
Viện Khoá học giáo dục. Xã hội hóa công tác giáo dục, nhận thức và hành
động. Hà Nội, 1999.
Phạm Viết vượng. Phương pháp luận nghiên cứu khoá học. NXB ĐHQG
Hà NỘI, 2000.
Phụ lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_cua_hieu_truong_cac_truong_trung_hoc_pho_thong.pdf