Để theo kịp cơ chế thị trường và để xứng đáng với vị trí chính trị của mình,
các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới, hoàn thiện từng bước những tồn tại
của cơ chế cũ để lại. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập là
một trong những nội dung quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua thực tế quản lý tiền
lương được phân tích ở trên, ta có thể thấy được những nổi cộm trong thực
trạng quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.
84 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2964 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1000 đồng/người/tháng)
Năm
Thu nhập bình quân
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng công ty hạng đặc biệt 937 1.025 1.040 1.046 1.114
Bộ, ngành 697 805 866 826 925
Địa phương 569 640 702 660 752
Bình quân chung 818 857 891 875 965
54
Thu nhập bình quân qua các năm..tương quan thu nhập của các doanh
nghiệp ...
Qua thực trạng tiền lương, thu nhập của các doanh nghiệp, ta thấy tiền
lương đã dần trở thành thu nhập chính của người lao động. Nhưng sự cách biệt
thu nhập giữa các doanh nghiệp vẫn còn chưa hợp lý.
Quan hệ tiền lương với doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách :
Trong quá trình đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp đáng kể
cho ngân sách Nhà nước; phát triển kinh tế, tạo việc làm, ổn định thu nhập cho
người lao động. Ta có thể thấy tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà
nước qua bảng số liệu sau:
Biểu số 7 : Biểu tổng hợp tình hình tài chính chung của các doanh nghiệp
Nhà nước (xem trang sau)
Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 là 259.810 tỷ đồng,
giảm 1,95% so với năm 1999 (doanh thu năm 1999 là 264.968 tỷ đồng); trong
đó doanh thu của các Tổng công ty hạng đặc biệt tăng 3,2%, doanh thu của các
doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành giảm 10,13%, doanh thu của các doanh nghiệp
địa phương giảm 4,19%.
Doanh thu của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung giảm nhưng doanh
thu của các Tổng công ty lại tăng mạnh (năm 2000 so với năm 1999 tăng hơn
10%). Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty làm ăn
hiệu quả hơn nhiều so với các doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành và các địa
phương quản lý.
Nộp ngân sách của các doanh nghiệp qua các năm là: năm 1996 : 20.685
tỷ đồng, năm 1997: 25.145 tỷ đồng, năm 1998: 27.818 tỷ đồng, năm 1999:
33.780 tỷ đồng, năm 2000: 29.741 tỷ đồng.
Nộp ngân sách của các doanh nghiệp Nhà nước năm 2000 giảm 12,04% so
với năm 1999, trong đó các Tổng công ty hạng đặc biệt giảm 5,12%, các doanh
55
nghiệp thuộc Bộ, ngành giảm 26,57% và các doanh nghiệp địa phương giảm
20,58%.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước qua các năm là: năm 1996:
8.933 tỷ đồng, năm 1997:8.557 tỷ, năm 1998: 9.082 tỷ, năm 1999: 10.586 tỷ và
năm 2000 là: 9.845 tỷ đồng. Năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 là
7% ; trong đó các Tổng công ty giảm 6,8%, các doanh nghiệp thuộc các Bộ,
ngành giảm 24,63% và các doanh nghiệp địa phương giảm 13,83%.
Có thể thấy tình hình thay đổi của doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách
qua các biểu đồ sau: (Đv tính: Tr. đồng)
Để có thể thấy rõ hơn, chúng ta xem xét doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân
sách do một lao động tạo ra :
Biểu số 8 : Tổng hợp so sánh một lao động tạo ra doanh thu, lợi nhuận, nộp
ngân sách (Xem trang sau)
Năm 2000 cứ một lao động tạo ra 153 triệu đồng doanh thu, 17,5 triệu
đồng nộp ngân sách và 7,7 triệu đồng lợi nhuận.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình trên qua các biểu đồ sau (đv. tr đồng)
0
50
100
150
200
250
300
1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu
0
5
10
15
20
25
30
35
1996 1997 1998 1999 2000
Nép ng©n s¸ch
0.00
5.00
10.00
15.00
1996 1997 1998 1999 2000
Lîi nhuËn
56
Nhận xét:
Biểu số 9 : Biểu tổng hợp so sánh 1 đồng tiền lương tạo ra số đồng doanh thu,
nộp ngân sách, lợi nhuận (xem trang bên)
Biểu đồ cột (đv. đồng)
Nhận xét:
Quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động:
Để đảm bảo sản xuất, kinh doanh phát triển thì một trong những nguyên tắc của
trả lương là tốc độ tăng tiền lương bao giờ cũng phải chậm hơn tốc độ tăng năng
suất lao động.
Tuy tiền lương trong khu vực Nhà nước của chúng ta đã gắn với kết quả sản
xuất, kinh doanh, nhưng thực tế thực hiện cho thấy mối quan hệ giữa nhiều yếu
tố có nhiều điểm chưa hợp lý, có nơi, nhất là các tỉnh, thành phố năng suất lao
145
150
155
160
165
1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu
14
15
16
17
18
19
20
1996 1997 1998 1999 2000
Nép ng©n s¸ch
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
1996 1997 1998 1999 2000
Lîi nhuËn
0
5
10
15
20
1996 1997 1998 1999 2000
Doanh thu
0
1
1
2
2
1996 1997 1998 1999 2000
Nép ng©n s¸ch
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1996 1997 1998 1999 2000
Lîi nhuËn
57
động giảm nhưng tiền lương lại không giảm. Để thấy quan hệ giữa tiền lương
và năng suất lao động, chúng ta xem xét bảng số liệu sau:
Biểu số 10
Năm
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng số lao động 1124118 1543083 1642370 1740039 1702318
Tổng doanh thu
(tr.đ)
179362514 236998165 269928056 264967799 259810429
Năng suất lđ bình
quân tính theo
d.thu(tr.đ/ng/năm)
160 154 164 152 153
Tiền lương bình
quân
(1000.đ/ng/tháng)
786 827 862 866 955
Số liệu trên cho thấy, một bất hợp lý, đó là tốc độ tăng tiền lương tăng nhanh
hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Tiền lương bình quân năm 2000 là 955.000
đồng/người/tháng tăng 10,28% so với năm 1999, năm 99 tăng 4,64% so với
năm 1998, năm 98 tăng 4,23% so với năm 1997, năm 97 tăng 5,22% so với năm
1996. Trong khi đó năng suất lao động bình quân năm 2000 chỉ tăng 0,66% so
với năm 99, năm 99 giảm 7,32% so với năm 98, năm 98 tăng 4,23% so với năm
97, năm 1997 lại giảm 3,75%.
Cơ cấu chi phí vật chất, tiền lương và lợi nhuận (C+V+P) qua các năm
của các doanh nghiệp Nhà nước:
Biểu số 11: Biểu tổng hợp so sánh theo cơ cấu doanh thu (c+v+p)
Đơn vị : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng
doanh thu
197.362.514 236.998.165 269.928.056 264.967.799 259.810.429
Chi phí(C)
chưa có
lương , thuế
TN
158.310.699 210.426.577 240.775.878 232.319.556 227.193.584
Tiền lương 10.596.704 15.521.535 16.982.391 18.085.973 19.505.719
58
(V)
Lợi nhuận
(P)
10.455.111 11.250.053 12.169.787 14.562.270 13.111.126
Từ bảng số liệu trên cho thấy, chi phí vật (c) chiếm tỷ trọng khá lớn, gần
90% (khoảng 200.000 tỷ đến 230.000 tỷ đồng), trong đó riêng chi phí nguyên,
nhiên, vật liệu, động lực (C2) chiếm trên 60% (khoảng 135.000 tỷ đến 145.000
tỷ đồng) trong khi đó chi phí tiền lương (V) chiếm tỷ trọng lại khá nhỏ từ 6-7%
(khoảng 13.500 tỷ đến 14.500 tỷ đồng/năm). Để thấy rõ hơn chúng ta so sánh
cơ cấu doanh thu theo tỷ lệ (%) :
Biểu số 12 (Đơn vị :%)
Năm
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000
Tổng
doanh thu
100 100 100 100 100
Chi phí
(C)
88,26 88,79 89,20 87,67 87,44
Tiền
lương
(V)
5,91 6,46 6,29 6,83 7,51
Lợi nhuận
(P)
5,83 4,75 4,51 5,50 5,05
Cơ chế tiền lương còn nhiều vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện nhưng nhìn chung
các văn bản quy định về tiền lương khá rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát, trong
khi đó chi phí vật chất quá lớn so với tiền lương nhưng chưa có phương thức, cơ
sở kiểm soát một cách rõ ràng rành mạch.
Việc thực hiện chế độ báo cáo, quản lý tiền lương, thu nhập trong các
doanh nghiệp không nghiêm chỉnh chấp hành theo sự hướng dẫn, quản lý của
các cơ quan quản lý. Năm 97-98 có 48/61 địa phương chiếm 78,69% tỉnh, thành
phố có báo cáo ; có 8/22 Bộ, ngành chiếm 36,36% Bộ ngành có báo cáo, chỉ có
28 Tổng công ty hạng đặc biệt do liên Bộ quản lý thực hiện đầy đủ chế độ báo
59
cáo. Năm 99-2000 có 45/61 địa phương chiếm 73,77% tỉnh, thành phố có báo
cáo ; có 14/22 Bộ, ngành chiếm 63,64% có báo cáo ; 30 Tổng công ty hạng đặc
biệt do liên Bộ quản lý thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo.
Biểu số 13: Tình hình các Tcty; Bộ, ngành; địa phương thực hiện chế độ báo
cáo lao động, tiền lương
Năm 98 99 2000
TCty
Tỷ lệ (%)
Bộ, ngành
Tỷ lệ (%)
Địa phương
Tỷ lệ (%)
28
100
8
36,36
48
78,69
30
100
14
63,64
45
73,77
30
100
14
63,64
45
73,77
2. Đánh giá
2.1 Mặt được
Qua việc thực hiện đã khẳng định cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập hiện
tại của Chính phủ là tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản
xuất, kinh doanh và đời sống.
Nhà nước đã thể chế hoá chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp
Nhà nước tương đối cụ thể, bảo đảm nguyên tắc vừa quản lý thống nhất, tập
trung vừa giao quyền cho doanh nghiệp.Cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập
trong các doanh nghiệp Nhà nước đã được đa số các doanh nghiệp chấp nhận,
ủng hộ và tích cực triển khai thực hiện. Hệ thống các văn bản do Nhà nước ban
hành tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện thống nhất
các chế độ đối với người lao động nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Theo đánh giá của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các Tổng công ty
hạng đặc biệt, cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập của Chính phủ cơ bản đáp
ứng được yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, tạo điều
60
kiện cho doanh nghiệp chấn chỉnh tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, phân
công và sử dụng lao động hợp lý, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, bảo đảm mức
nộp ngân sách Nhà nước để tăng tiền lương.
a - Việc cho phép doanh nghiệp lưạu chọn hệ số điều chỉnh tăng thêm mức
lương tối thiểu không quá 1,5 lần so với mức lương tối thiểu chung (năm 1997-
1999 là 144.000 đồng đến 360.000 đồng/ tháng, từ 01/01/2000: từ 180.000 đồng
đến 450.000 đồng) gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo một bước dần
tách tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước ra khỏi chế độ tiền lương của
khu vực hành chính sự nghiệp, không bị ràng buộc bởi cân đối ngân sách Nhà
nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh tiền lương phù
hợp với kết quả sản xuất kinh doanh và quan hệ lao động trên thị trường.
b -Tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước được xác định gắn với lợi
nhuận, tức là gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thực
sự, từ đó tiền lương đã trở thành động lực cho các doanh nghiệp phấn đấu,
muốn có tiền lương cao phải chấn chỉnh lại tổ chức sản xuất, tổ chức lao động,
tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Khắc phục cơ bản
tình trạng doanh nghiệp ăn vào vốn, làm ăn hiệu quả không cao hoặc làm ăn
thua lỗ mà tiền lương vẫn hưởng rất cao như nhiều năm trước đây.
Tình trạng chênh lệch quá lớn về thu nhập do độc quyền, do lợi thế ngành,
hàng, không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh, không từ nỗ lực của chủ
quan của các doanh nghiệp từng bước được giải quyết. Sự chênh lệch về thu
nhập giữa các ngành, khu vực, các niềm, giữa trung ương và địa phương từng
bước được khắc phục, lợi ích chung và riêng dần dần được giải quyết hài hoà
hơn.
c - Mối quan hệ giữa tiền lương và tiền thưởng được giải quyết hợp lý hơn,
tiền lương tăng lên thay cho thu nhập từ quỹ khen thưởng và phúc lợi quá lớn
và vô lý trước đây, nhưng không làm giảm lợi nhuận. Nhà nước tăng được
nguồn thuế thu nhập, doanh nghiệp tăng được quỹ đầu tư phát triển chiều sâu,
đồng thời tiền lương cũng được tăng lên, tiền lương dần trở thành thu nhập
61
chính, khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất, nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề. Những doanh nghiệp đứng vững được trong cơ chế thị
trường thì tiền lương thực sự là nguồn thu nhập chính, trở thành động lực
khuyến khích người lao động làm việc. Lấy số liệu quỹ lương và lợi nhuận
trước và sau khi ban hành Nghị định số 18/CP của 28 Tổng công ty hạng đặc
biệt do Liên Bộ thẩm định đơn giá tiền lương phân tích cho thấy:
- Năm 1996 quỹ lương thực hiện là 7.400 tỷ đồng, gấp hai lần so với quỹ
lương chế độ quy định (khoảng 3.700 tỷ đồng). Để có quỹ lương này, doanh
nghiệp phải bằng nhiều cách như hạ định mức, khai tăng lao động định biên cao
hơn 3-4 lần so với thực tế sử dụng, nâng kkhông cấp bậc công việc, xây dựng
chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh thấp... Tổng lợi nhuận thực hiện là 8.220
tỷ đồng, quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích theo chế độ khoảng 3.740 tỷ
đồng, chiếm 45,5%, Nhà nước tích luỹ và đầ tư được từ lợi nhuận 4.480 tỷ
đồng. Tổng quy thu nhập là 11.140 tỷ đồng (7.400 + 3.740), thu nhập bình quân
của người lao động đạt 1.323.658 đồng/ tháng trong đó tiền lương chiếm 66,4%
- Năm 1997, quỹ tiền lương thực hiện theo Nghị định 28/CP là 8.307 tỷ
đồng (tăng 12% so với thực hiện năm 1996). Tổng lợi nhuận thực hiện là 7.827
tỷ đồng (giảm 4,8% so với thực hiện năm 1996) và quỹ khen thưởng, phúc lợi
được trích theo chế độ khoảng 2.076 tỷ đồng, Nhà nước tích luỹ và đầu tư được
từ lợi nhuận 5.751 tỷ đồng. Tăng 1.271 tỷ đồng so với năm 1996. Tổng quỹ thu
nhập là 10.383 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.249.316
đồng/ tháng (bằng 94,38% thu nhập bình quân năm 1996), trong đó tiền lương
chiếm 80%.
- Năm 1998, quỹ tiền lương thực hiện theo Nghị định 28/CP là 8.475 tỷ
đồng (tăng 1.61% so với thực hiện năm 1997). Tổng lợi nhuận thực hiện là
8.265 tỷ đồng(tăng 5,59% so với thực hiện năm 1997) và quỹ khen thưởng và
phúc lợi được trích theo chế độ khoảng 2.192 tỷ đồng, Nhà nước tích luỹ và đầu
tư được từ lợi nhuận 6.072 tỷ đồng. Tăng 1.592 tỷ đồng so với năm 1996. Tổng
quĩ thu nhập là 10.667 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt
62
1.231.048 đồng/tháng( bằng 98,54% thu nhập bình quân năm 1997), trong đó
tiền lương chiếm 79,45%.
Như vậy, tuy nhà nước cho phép điều chỉnh tăng tiền lương nhưng thực tế
thu nhập bình quân của nhiều doanh nghiệp không tăng mà chỉ có thay đổi tăng
tỷ trọng tiền lương thay cho việc giảm quỹ tiền thưởng và phúc lợi từ lợi nhuận
trong tổng thu nhập. Tiền lương tăng nhưng lợi nhuận không giảm cho nên lợi
nhuận dành cho quỹ đầu tư phát triển sản xuất qua các năm đều tăng (năm 1997:
1.271 tỷ đông; năm 1998: 1.592 tỷ đồng). Từ đó cho thấy, cơ chế quảnlý tiền
lương và thu nhập theo Nghị định 82/CP chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
d -Tiền lương và thu nhập của người lao động tương đối hợp lý và ổn định,
nhiều nơi còn tăng lên theo hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho nên tiền lương đã
trở thành động lực khuyến khích người lao động yên tâm làm việc, đảm bảo
năng suất lao động, chất lượng công việc. Ngoài ra đã chấn chỉnh được chênh
lệch quá bất hợp lý về tiền lương và thu nhập trước đây giữa các doanh nghiệp,
giữa các ngành, khu vực, các miền, giữa doanh nghiệp trung ương và doanh
nghiệp địa phương, khắc phục tình trạng hưởng lương quá cao của một số
doanh nghiệp do độc quyền, do lợi thế ngành, hàng hoặc không phải do hiệu
quả thực sự sản xuất, kinh doanh. Tổng hợp số liệu báo cáo cho thấy:
- Tiền lương bình quân chung năm 1997 là 852.090 đồng/ tháng, trong đo:
doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành quản lý là 784.839 đồng/tháng (cao nhất là
1.141.000 đồng/tháng và thấp nhất là 752.000 đồng/tháng); doanh nghiệp thuộc
các địa phương quản lý là 640.624 đồng/tháng (cao nhất là thành phố Hồ Chí
Minh là 935.000 đồng/tháng và thấp nhât là tỉnh Bắc Giang: 141.000
đồng/tháng); doanh nghiệp thuộc các tổng công ty hạng đặc biệt quản lý là
999.517 đồng/tháng (cao nhất là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam: 2.021.363
đồng/tháng và thấp nhất là Tổng Công ty Cà phê Việt nam 535.425
đồng/tháng);
- Tiền lương bình quân chung năm 1998 là 861.044 đồng/tháng, tăng
1.05% so với năm 1997, trong đó: doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành quản lý là
63
824.687 đồng/tháng (cao nhất là 1.272.000 đồng/tháng và thấp nhất là 630.000
đồng/tháng); doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý là 688.484 đồng/tháng
(cao nhất là: 973.000 đồng/tháng và thấp nhất là: 431.000 đồng/tháng); doanh
nghiệp thuộc các Tổng công ty hạng đặc biệt quản lý là 978.761 đồng/tháng
(cao nhất là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam: 2.521.000 đồng/tháng và thấp
nhất là Tổng công ty Cao su Việt nam 402.000 đồng/tháng).
Năm 1995-1996, mức chênh lệch tiền lương, thu nhập bình quân của các
doanh nghiệp khoảng 20 lần (cao nhất 4.480.000 đồng/tháng và thấp nhất
230.000 đồng/tháng) thì năm 1997-1998, mức chênhlệch tiền lương, thu nhập
bình quân giữa các doanh nghiệp chỉ còn khoảng từ 4 đến 5 lần.
Vai trò quản lý của nhà nước về tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp
nhà nước đựơc đổi mới, củng cố và tăng cường một bước.
Thông qua thẩm định đơn giá tiền lương, Nhà nước đã thực hiện tốt hơn
vai trò điều tiết thông qua thuế thu nhập cá nhân và khống chế tiền lương, chống
tình trạng hưởng lương cao do độc quyền, chấn chỉnh dần nhưng không cào
bằng tình trạng chênh lệch bất hợp lý quá lớn về tiền lương và thu nhập giữa các
ngành, các khu vực, các vùng và doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu công bằng
xã hội.
Hệ thống văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cụ thể, chặt chẽ, đồng
bộ và kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương và
doanh nghiệp triển khai thực hiện. Nhà nước bước đầu nắm đựơc tình hình lao
động, thu nhập tiền lương của doanh nghiệp nhà nước tương đối sát với thực tế.
Công tác chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc của các Bộ, ngành, địa phương, Tổng
công ty từ chỗ buông lỏng, nay đựơc quan tâm thường xuyên và có chất lượng,
đi vào chiều sâu và có trọng tâm hơn.
Bộ phận chuyên trách làm công tác lao động tiền lương ở các Bộ, ngành,
địa phương và các doanh nghiệp bước đầu đã được lập lại và củng cố.
- Đối với các doanh nghiệp, đã thực hiện đúng, đầy đủ chính sách tiền
lương do nhà nước quy định. Qua thực hiện đều khẳng định cơ chế quản lý tiền
64
lương trong doanh nghiệp nhà nước nhìn chung đã phù hợp, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp chủ động tính toán và trả lương cho người lao động phù hợp cơ
chế mới, thể hiện:
+ Các doanh nghiệp quan tâm hơn đến công tác tiền lương thông qua việc
sắp xếp lao động, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, quy chế trả
lương... Tiền lương thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế để Giám đốc điều hành
sản xuất, kinh doanh. Bước đầu các doanh nghiệp đã lập lại và củng cố bộ phận
chuyên trách làm công tác lao động, tiền lương. Đội ngũ những người làm công
tác lao động, tiền lương được bổ sung và tham dự các lớp tập huấn để nâng cao
trình độ nghiệp vụ đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầucủa công tác quản lý lao
động, tiền lương theo quy định của pháp luật.
+ Vai trò quản lý nhà nước được tăng cường, các Bộ quản lý ngành, các
địa phương đã quan tâm, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc công tác lao
động, tiền lương ở các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Về cơ bản các cơ
quan quản lý đã nắm được tình hình, số liệu lao động, tiền lương và thu nhập
của các doanh nghiệp gần đúng với thực tế. Bước đầu đã hình thành hệ thống
báo cáo từ các doanh nghiệp với các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty và
giữa các địa phương, Tổng công ty với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đối với người lao động, chính sách tiền lương do nhà nước ban hành đã
thực sự là cơ sở cho người lao động thương lượng, ký kết hợp đồng lao động,
thực hiện chế độ bảo hiểm và các chế độ khác, đồng thời là cơ sở cho việc giải
quyết tranh chấp lao động. Mặt khác, tiền lương đựơc tính đủ và được nâng lên,
bội số tiền lương được mở rộng hơn trước đây đã khiến người lao động phấn
đấu nâng cao trình độ để đạt bậc lương cao.
Nhà nước quy định tiền lương phải gắn với hiệu quả của doanh nghiệp
cũng khuyến khích họ hăng hái làm việc góp phần vào hiệu quả chung để doanh
nghiệp tăng trưởng, từ đó tiền lương và thu nhập của họ cũng được điều chỉnh
tăng lên, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động
2.2 - Những tồn tại và thiếu sót
65
- Điều chỉnh tiền lương gắn với điều kiện lợi nhuận là một chủ trương
đúng đắn đối với các doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên trong nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự cạnh tranh quyết
liệt giữa các doanh nghiệp thì việc ổn định và tăng lợi nhuận liên tục trong
nhiều năm để tăng tiền lương là rất khó, không nên bắt các doanh nghiệp giảm
tiền lương vì các nguyên nhân khách quan làm giảm lợi nhuận như các chính
sách của nhà nước liên quan đến các yếu tố đầu vào luôn luôn thay đổi. Ngoài
ra, không ít doanh nghiệp đang tập trung đầu tư chiều sâu, tăng khấu hao, thực
hiện thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, cho nên lợi nhuận có thể giảm nhưng hiệu
quả sản xuất, kinh doanh vẫn cao, năng suất lao động tăng... Nếu các yếu tố
khách quan này không đựơc xem xét để ảnh hưởng đến tiền lương và thu nhập
của người lao động, thì để ổn định sản xuất, kinh doanh, đối phó bảo đảm điều
kiện lợi nhuận, doanh nbhiệp sẽ hạn chế đầu tư để phát triển, xét về cơ bản và
lâu dài thì cách làm này là không phù hợp.
- Điều kiện gắn tiền lương gắn với các khoản nộp ngân sách không thấp
hơn thực hiện năm trước là chưa hợp lý, vì nộp ngân sách tuỳ thuộc vào chính
sách thuế của nhà nước, doanh nghiệp không thể nộp ngân sách cao hơn hoặc
thấp hơn luật định.
- Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp tuy đựơc điều chỉnh trong khoảng
210.000 đến 525.000 đồng/tháng, nhưng đối với một số doanh nghiệp tổ chức
sản xuất, tổ chức lao động hợp lý, năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí sản
xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả, nộp ngân sách bình quân và lợi nhuận lớn
thì mức lương tối thiểu được điều chỉnh vẫn chưa phù hợp. Vì vậy, nhiều doanh
nghiệp để có tiền lương và thu nhập cao, ổn định đội ngũ lao động vẫn tìm cách
hạ định mức, tăng hệ số lương cấp bậc công việc bình quân và phụ cấp lương,
hạ chỉ tiêu kế hoạch sản xuất để có đơn giá tiền lương cao.
- Việc khống chế tiền lương thực hiện không vượt quá 2 hoặc 3 lần mức
tiền lương bình quân chung cho tất cả các doanh nghiệp được giao đơn giá tiền
lương là chưa hợp lý, không khuyến khích doanh nghiệp tăng năng suất lao
66
động, triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. Thu nhập cao đã có thuế thu nhập
cá nhân điều tiết.
- Theo quy định, nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn năm trước thì
phải trừ lùi quỹ tiền lương, còn lợi nhuận có vượt cao bao nhiêu thì quỹ tiền
lương và thu nhập cũng không đựơc tăng thêm. Xét về mỗi quan hệ lợi ích thì
đây là điểm chưa hợp lý trong cơ chế tiền lương và việc trích thưởng từ lợi
nhuận.
- Đối với các ngành sản xuất cơ bản, nhất là những doanh nghiệp xây dựng
theo phương thức chỉ định thầu các công trình thuộc nguồn vốn ngân sách, các
doanh nghiệp công ích như: Công viên, đèn chiếu sáng công cộng, thoát nước...,
các doanh nghiệp thuộc các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
trong các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại
thực hiện cơ chế khoán chi phí, khoán nộp, khoán bảo hiểm xã hội, khoán bảo
hiểm y tế, chưa có cơ chế phù hợp để thực hiện Nghị định 28/CP, đa số vẫn áp
dụng tiền lương theo khu vực hành chính sự nghiệp.
- Việc giao đơn giá tiền lương theo phương pháp tính đuổi hàng năm
không tạo điều kiện ổn định cho các doanh nghiệp, vì vậy một số doanh nghiệp
đề nghị nhà nước giao ổn định đơn giá trong một số năm (2 hoặc 3 năm), thay
vì các cơ quan quản lý thẩm định đơn giá hàng năm bằng việc kiểm tra thực
hiện của các doanh nghiệp.
- Quan hệ tiền lương và thu nhập còn chưa hợp lý. Tiền lương chưa trở
thành thu nhập chính của người lao động, thu nhập thường lớn hơn rất nhiều
tiền lương. Một bộ phận cán bộ, viên chức quản lý doanh nghiệp có nguồn thu
nhập lớn ngoài lương, cho nên chưa thực sự quan tâm đến tiền lương của mình
cũng như công tác lao động tiền lương của doanh nghiệp nói chung, phó mặc
cho bộ phận nghiệp vụ trong khi trình độ và năng lực của bộ phận này còn yếu.
Tình trạng trả lương ở nhiều doanh nghiệp vừa bình quân, vừa không hợp lý. Ở
một số doanh nghiệp, tiền lương, thu nhập của người lao động giản đơn vẫn cao
gây mất công bằng xã hội.
67
- Mối quan hệ giữa tiền lương với năng suất lao động, nộp ngân sách và lợi
nhuận tính bình quân cho một lao động vẫn còn những yếu tố bất hợp lý. Nhà
nước chưa có hướng dẫn việc thực hiện gắn tiền lương với năng suất lao động
cho các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng tốc độ tăng tiền lương nhanh hơn tốc
độ tăng năng suất lao động vi phạm một trong ba nguyên tắc cơ bản của tiền
lương.
- Việc quản lý tài chính, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước chưa chặt
chẽ và đồng bộ. Tỷ trọng tiền lương bình quân chiếm dưới 10% thì nhà nước
can thiệp, quản lý chặt chẽ, còn chi phí nguyên nhiên vật liệu để sản xuất kinh
doanh thì giao cho doanh nghiệp tự quyết định mà không có định mức, giá
chuẩn nên nhiều doanh nghiệp chưa chú ý quản lý chặt chẽ chi phí sản xuât để
tạo hiệu quả cao hơn hoặc tiết kiệm các chi phí này để tăng tiền lương cho
người lao động.
- Về tổ chức bộ máy làm công tác lao động tiền lương nhiều năm qua
không được quan tâm đúng mức, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác
này thiếu về số lượng, yếu về chất lượng nên khi triển khai thực hiện chính sách
khác đối với người lao động nói chung là hết sức khó khăn và kết quả bị hạn
chế.
- Công tác định mức lao động chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng
mức. Mức lao động của một số doanh nghiệp chất lượng còn thấp, còn chứa
nhiều yếu tố bất hợp lý, phần lớn các doanh nghiệp chưa quan tâm xây dựng
định mức lao động tổng hợp một cách có cơ sở khoa học nên rất khó khăn cho
việc thẩm định, giao đơn giá tiền lương. Các doanh nghiệp thường lấy số lao
động thực tế sử dụng bình quân năm trước tăng thêm 10 -50% làm số lao động
định mức để tính đơn giá cho năm sau.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thẩm định và giao đơn giá
tiền lương, xử lý giải quyết những vướng mắc, tồn tại chưa đồng bộ kịp thời.
Việc quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp thường chậm trễ, vi phạm
thời hạn quy định của Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ, dẫn đến
68
việc xác định và thẩm định đơn giá tiền lương thực hiện rất chậm, không đúng
yêu cầu quy định, hạn chế ý nghĩa tích cực của đơn giá tiền lương.
- Việc chấp hành chế độ báo cáo về lao động, tiền lương của các doanh
nghiệp chưa nghiêm. Năm 2000 mới chỉ có 30 Tổng công ty hạng đặc biệt có
báo cáo đầy đủ, còn các địa phương thì mới có hơn nửa số tỉnh, thành có báo
cáo về bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.3 - Nguyên nhân của các tồn tại
* Về khách quan: Quá trình đổi mới chính sách tiền lương trong các doanh
nghiệp nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là
việc mới, chúng ta chưa tích luỹ được tri thức và kinh nghiệm về việc này. Vì
vậy, việc quản lý tiền lương lúc thì quá chặt, lúc thì buông lỏng, lúng túng chưa
tìm được cơ chế phù hợp. Đội ngũ cán bộ chậm đựơc đổi mới nên còn lúng
túng, ngỡ ngàng, thậm chí còn chậm trễ trước sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế
mới.
* Về chủ quan: ở tầm vĩ mô, chúng ta thiếu một chương trình hành động cụ
thể, một kế hoạch đổi mới tổng thể các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trong
đó có việc đổi mới các chính sách phân phối, chính sách tiền lương, việc nghiên
cứu ban hành các chính sách vĩ mô để định hướng quản lý các doanh nghiệp
nhà nước còn chậm và không đồng bộ.
Sự phối hợp trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý vừa
chồng chéo, vừa đứt đoạn và chất lượng kém. Doanh nghiệp phải báo cáo cung
cấp số liệu theo yêu cầu của nhiều cơ quan, nhưng các cơ quan quản lý thì lại
vẫn không có đủ số lượng cần thiết để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch
định hoặc điều chỉnh các quyết định quản lý cho phù hợp với tình hình thực tế.
Sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu, ban hành chính sách với các
ngành, các cấp trong việc thẩm định đơn giá tiền lương và xử lý những vướng
mắc tồn tại chưa đồng bộ kịp thời.
- Chưa quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, tiền
lương, trước hết là sự sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ, công chức còn quá mỏng so
69
với khối lượng công việc, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn chưa đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chính
phủ quy định.
- Đối với một số cán bộ quản lý doanh nghiệp (chủ yếu là giám đốc) chưa
nhận thấy hết vai trò, vị trí của công tác lao động tiền lương trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, ít chú ý kiện toàn tổ chức của bộ
máy làm công tác này; nhiều doanh nghiệp còn chờ đợi sự hướng dẫn, giúp đỡ
của các cơ quan quản lý cấp trên, chưa chủ động xây dựng quy chế trả lương
gắn với năng suất, chất lượng và kết quả lao động cuối cùng. Việc phân phối
còn bình quân làm mất ý nghĩa khuyến khích của tiền lương và gây mất công
bằng xã hội, không tạo ra những động lực mới để nâng cao năng lực hoạt động
của các doanh nghiệp.
70
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG, THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
I - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG,
THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Cải cách cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà
nước phải triệt để theo quan hệ thị trường. Nhà nước can thiệp thông qua các
công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và các đòn bẩy kinh tế bằng cách duy trì hệ thống
thang lương, bảng lương và chính sách tiền lương chung hiện nay.
Về lâu dài, kết hợp với việc nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, cần
nghiên cứu lại tổ chức và cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nhà
nước theo hướng giao cho các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang lương,
bảng lương và các chế độ phụ cấp lương phù hợp với điều kiện của tổ chức sản
xuất và tổ chức lao động trong doanh nghiệp. Chủ động xác định định mức lao
động, đơn giá tiền lương, phân phối tiền lương, tiền thưởng gắn với năng suất,
chất lượng và hiệu quả của từng người, từng bộ phận. Nhà nước kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện của các doanh nghiệp để bảo đảm sự hài hoà lợi ích của nhà
nước, của doanh nghiệp và của người lao động.
Để hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp
nhà nước, phương hướng hoàn thiện cũng như là những phương hướng cơ bản
trong khu vực sản xuất kinh doanh như sau:
1 - Về tiền lương tối thiểu
Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, không chỉ từng bước nâng cao tiền
lương tối thiểu nhằm đảm bảo tiền lương thực tế do chỉ số giá cả sinh hoạt tăng
lên, mà phải nâng mức cải thiện của cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với
mức độ tăng trưởng của đất nước.
71
- Thực hiện việc xác định và công bố mức lương tối thiểu có bảo đảm, mức
lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động về ăn, mặc,
ở, đi lại, học hành...
- Nâng dần mức lương tối thiểu tiến tới áp dụng mức lương tối thiểu chung
thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp.
- Nghiên cứu để ban hành mức lương tối thiểu theo vùng, ngành. Nghiên
cứu để ban hành mức lương tối thiểu giờ, ngày, tuần. Cụ thể đó là:
+ Giai đoạn năm 2000-2003: Nâng dần mức lương tối thiểu chung và mức
lương tối thiểu áp dụng trong doanh nghiệp nhà nước (mức lương tối thiểu phải
khoảng từ 350.000 đến 500.000 đồng)
+ Năm 2001: Nghiên cứu công bố mức lương tối thiểu giờ, lương tối thiểu
tuần.
+ Năm 2003 trở đi, công bố mức lương tối thiểu áp dụng chung cho các
khu vực.
2 -Về thang lương, bảng lương
Nhà nước không nên ban hành thang, bảng lương như hiện nay mà giao
quyền cho doanh nghiệp nhà nước xây dựng, quyết định theo nguyên tắc thị
trường. Nhà nước chỉ hướng dẫn phương pháp xây dựng hoặc nhà nước ban
hành một thang, bảng lương chuẩn chung làm căn cứ có các doanh nghiệp xây
dựng cụ thể:
- Giai đoạn 2000-2003, hướng dẫn các doanh nghiệp phương pháp xây
dựng thang lương, bảng lương.
- Năm 2003 trở đi, Nhà nước không ban hành thang lương, bảng lương
trong các doanh nghiệp nhà nước.
3 - Về cơ chế quản lý tiền lương
Trước mắt, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ,
ngành có liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế quản lý
tiền lương và thu nhập theo nghị định 28/CP, bổ sung cơ chế tiền lương đối với
các doanh nghiệp, các ngành xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp công ích, các
72
doanh nghiệp thuộc các ngành nông-lâm-ngư nghiệp, các doanh nghiệp thuộc
ngành thương mại thực hiện cơ chế khoán chi phí, khoán nộp ngân sách, khoán
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hướng dẫn việc tính năng suất lao động, xây
dựng tiêu chuẩn cấp bậc công nghiệp và tăng cường công tác kiểm tra việc thực
hiện của các doanh nghiệp.
a -Về cơ chế quản lý tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước
- Việc quản lý chi phí tiền lương là cần thiết nhưng không nên duy trì việc
hàng năm giao đơn giá tiền lương, mà cần xác định tỷ lệ tiền lương tương ứng
với các điều kiện về lợi nhuận, nộp ngân sách nhất định và ổn định trong một số
năm.
Nhà nước ban hành chính sách tiền lương gắn với chỉ tiêu tài chính của
doanh nghiệp, doanh nghiệp chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về việc
làm của mình với sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước. Tiến đến giao
quyền toàn bộ việc xác định tiền lương và trả lương cho giám đốc, nhà nước chỉ
ràng buộc chỉ tiêu cuối cùng là quản lý lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Quy định và hướng dẫn trả lương giờ, lương ngày, lương tuần để làm cơ
sở cho việc trả lương giờ đối với công việc làm không trọn ngày.
- Đối với lao động quản lý (giám đốc) cần nghiên cứu trả lương năm và
gắn với tiền thưởng theo tỷ lệ lợi nhuận đạt được hàng năm của doanh nghiệp.
Các bước thực hiện:
+ Năm 2000-2001, nghiên cứu công bố và hướng dẫn trả lương giờ, ngày,
tuần.
+ Năm 2000-2001, nghiên cứu thí điểm khoán chi phí, khoán chi phí tiền
lương gắn với điều kiện lợi nhuận áp dụng ổn định trong một số năm.
+ Năm 2000-2001, nghiên cứu thí điểm gắn tiền lương, tiền thưởng của
giám đốc doanh nghiệp nhà nước với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Từ năm 2--3 trở đi, thực hiện quản lý nhà nước thống nhất thông qua
việc ban hành chính sách, tổ chức, kiểm tra thực hiện, thực hiện điều tiết thông
qua thuế thu nhập.
73
b - Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức
nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.
- Đối với lao động trực tiếp, lao động chuyên môn, kỹ thuật là người Việt
nam do doanh nghiệp quyết định là cơ sở ký kết hợp đồng lao động, trả lương
làm thêm giờ... cho các lao động theo nguyên tắc mức lương đột ngột (bậc khởi
điểm) đối với công việc có mức độ kỹ thuật thấp, đòi hỏi có thời gian đào tạo
ngắn nhất, ít nhất phảicao hơn mức lương tối thiểu từ 10% trở lên.
- Đối với nghề, công việc độc hại, nguy hiểm thì tiền lương phải cao hơn
làm trong điều kiện lao động bình thường.
- Đối với lao động trực tiếp, lao động chuyên môn, kỹ thuật là người nước
ngoài và người Việt Nam do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuê thì tiền lương
do doanh nghiệp đó quyết định.
- Đối với lao động giữ chức vụ quản lý, các chức danh chủ chốt là ngời
Việt Nam và người nước ngoài mang ra liên doanh thì tiền lương của các đối
tượng này là do hội đồng quản trị Quy định trên cơ sở thoả thuận của các bên
tham gia.
c -Đối với doanh nghiệp ngoài chống dân, tiền lương do doanh nghiệp
quyết định nhưng không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu.
II - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
Căn cứ vào việc đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
trong các doanh nghiệp nhà nước nêu trên, một số kiến nghị và giải pháp để
khắc phục những tồn tại và hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong
các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường như sau:
1 - Mở rộng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương tối thiểu cũng
như xem xét lại điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức tiền lương
tối thiểu.
74
Theo Nghị định 28/CP để áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm không vượt
quá 1,5 lần mức tiền lương tối thiểu thì doanh nghiệp phải có đủ một số điều
kiện, đó là lợi nhuận thực hiện, nộp ngân sách không giảm so với lợi nhuận thực
hiện, nộp ngân sách năm trước liền kề. Đây là điểm mà rất nhiều doanh nghiệp
đề nghị xem xét lại cho phù hợp.
Trước tiên, ta xem xét điều kiện lợi nhuận không giảm so với năm trước đã
thực hiện, không nên áp dụng cứng nhắc đối với tất cả ác doanh nghiệp. Nhà
nước nên xem xét điều kiện này đối với một số doanh nghiệp vì các lý do sau:
- Trong cơ chế thị trường, vấn đề ổn định và tăng lợi nhuận là rất khó khăn
do nghiều nguyên nhân khác nhau
- Không ít các doanh nghiệp đang tập trung đầu tư chiều sâu, tăng khấu
hao, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, vì vậy lợ nhuận thực hiện của doanh
nghiệp giảm hoặc sẽ giảm nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn cao, năng
suất lao động vẫn tăng.
Vấn đề này cần được xem xét lại một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu.
Thứ nhất: điều kiện lợi chuận không nhỏ hơn so với năm trước thì donh
nghiệp đã được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu, có
nghĩa là khi tiết kiệm đựơc chi phí sản xuất, giảm giá thành, doanh nghiệp đã
được hướng trước trong tiền lương.
Thứ hai: ta thường nêu năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả sản xuất
kinh doanh một cách quá chung chung, không có định lượng cụ thể, thì lợi
chuận chính là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của một doanh nghiệp. Điều
này phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nếu lợi nhuận giảm so với năm
trước mà tiền lương cứ tăng là không hợp lý, không thể có tích luỹ để đầu tư
phát triển.
Thứ ba: nhìn chung cơ cấu giá thành hoặc doanh thu, tỷ trọng tiền lương
chiếm tỷ lệ rất bé, trung bình 5-7%, như vậy việc khuyến khích tiết kiệm chi phí
75
sản xuất, giảm giá thành để giải quyết vấn đề tiền lương là cần thiết và hoàn
toàn có khả năng để doanh nghiệp thực hiện được.
Thứ tư: điều 1, Nghị định 28/CP đã quy định, do đó không thể bỏ điều kiện
này được. Trên thực tế có những trường hợp cá biệt, tuỳ tình hình cụ thể mà các
bộ, ngành có thể xem xét lại cho phù hợp.
Vì những lý do trên mà các cơ quan quản lý, trực tiếp bộ Lao động Thương
binh Xã hội cẩn phải xem xét lại điều kiện trên. Theo em, nên xem xét điều kiện
lợi nhuận không nhỏ hơn lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề đối với một số
doanh nghiệp như những doanh nghiệp đang tập trung đầu tư chiều sâu, những
doanh nghiệp có chiến lược phát triển trong thời gian dài, do đó lợi nhuận khó
đảm bảo tăng một cách đều đặn. Nhà nước nên cho phép một số doanh nghiệp
có khả năng phát triển vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cao và năng
suất lao động tăng nhưng chỉ tiêu lợi nhuận không đảm bảo vẫn được áp dụng
hệ số điều chỉnh tăng thêm.
Mặt khác, Nhà nước nên xem xét hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối
thiểu đối với một số doanh nghiệp làm ăn thực sự hiệu quả, đầu tư chiều sâu
lớn, thường xuyên phải sử dụng tỷ trọng lớn lượng lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao mà vẫn đảm bảo điều kiện lợi nhuận tăng so với lợi nhuận
năm trước. Đối với những doanh nghiệp đó, nên chăng cho phép doanh nghiệp
được phép áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiêủ cao hơn mức
1,5 lần. Có thể tăng thêm tiền lương tối thiểu với mức 2 lần so với tiền lương tối
thiểu do nhà nước quy định để làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương.
Lâu nay, chúng ta vẫn chưa quan tâm đến năng suất lao động, việc trả
lương phải luôn đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân luôn phải
nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Nhưng nguyên tắc này đến
nay hoàn toàn chưa được đề cấp tới. Vậy nên, theo em, chúng ta nên buộc các
doanh nghiệp phải đảm bảo được nguyên tắc này trong việc trả lương mà trước
tiên nên cho thêm điều kiện này vào điều kiện doanh nghiệp đựơc áp dụng hệ số
điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu.
76
2 - Đổi mới trong cơ chế giao đơn giá tiền lương
- Việc quản lý chi phí tiền lương là cần thiết nhưng không nên duy trì việc
hàng năm giao đơn giá tiền lương, mà càn xác định tỷ lệ tiền lương tương ứng
với các điều kiện về lợi nhuận, nộp ngân sách nhất định và ổn định trong một số
năm. Như vậy nên xem xét giao đơn giá tiền lương ổn định trong thời gian vài
ba năm cho những doanh nghiệp có điều kiện sản xuất kinh doanh tương đối ổn
định và đảm bảo đầy đủ các điều kiện doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và
năng xuất lao động tăng thay vì việc thẩm định đánh giá hàng năm bằng việc
kiểm tra thực hiện của các doanh nghiệp.
- Một trong những điều kiện để giao đơn giá cho các doanh nghiệp, đó là
việc khống chế tiền lương thực hiện bình quân của doanh nghiệp không quá hai
lần mức tiền lương bình quân chung của mọi doanh nghiệp được giao đơn giá là
quá chặt chẽ, không khuyến khích các doanh nghiệp tăng năng suất lao động,
triệt tiêu động lực trong sản xuất kinh doanh. Nếu thu nhập cao đã có thuế thu
nhập cá nhân điều tiết.
3 - Đổi mới trong việc xét duyệt quỹ tiền lương thực hiện
- Theo quy định, nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thấp hơn năm trước liền
kề thì phải trừ lùi vào quỹ lương, còn lợi nhuận cao bao nhiêu thì quỹ tiền lương
và thu nhập cũng không được tăng thêm. Đây là việc chưa hợp lý trong việc xét
duyệt quỹ tiền lương thực hiện. Nhà nước nên chăng xem xét lại điều kiện này.
- Để khuyến khích người lao độnglàm việc, nâng cao năng suất lao động,
nhà nước nên có cơ chế khuyến khích bằng vật chât đối với tập thể viên chức
quản lý giỏi đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao trên cơ sở chỉ tiêu pháp
lệnh lợi nhuận. Đó là, nếu lợi nhuận thực hiện của doanh nghiệp cao hơn lợi
nhuận kế hoạch gắn với đơn giá tiền lương thì doanh nghiệp được trích 50%
phần lợi nhuận tăng thêm sau khi đã nộp thuế thu nhập bổ sung vào quỹ tiền
lương thực hiện.
4 - Chấn chỉnh công tác quản lý lao động tiền lương
77
- Công tác quản lý lao động chưa đựơc quan tâm đúng mức trong khi đó nó
là một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng nên đơn giá tiền lương.
Hàng năm, các doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch sử dụng lao động để
các cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét và thẩm định lượng lao động kế
hoạch cho doanh nghiệp. Trên cơ sở quản lý lao động chặt chẽ mới có thể xây
dựng đúng đơn giá tiền lương.
- Nhà nước cũng chưa coi trọng việc quản lý năng suất lao động của các
doanh nghiệp, chưa có hướng dẫn việc thực hiện gắn tiền lương với năng suất
lao động cho các doanh nghiệp. Cần phải có các hướng dẫn để các doanh
nghiệp đảm bảo được một trong 3 nguyên tắc cơ bản của tiền lương, đó là tốc
độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.
5- Tăng cường công tác quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp
Việc quản lý tài chính, tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước chưa
đồng bộ chặt chẽ, tỷ trọng chi phí tiền lương bình quân chiếm dưới 10% thì nhà
nước quản lý cho khi buông lỏng chi phí nguyên nhiên vật liệu cho doanh
nghiệp tự quyết định mà không có định mức, giá chuẩn nên nhiều doanh nghiệp
chưa chú ý quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất làm giảm hiệu quả sản xuất kinh
doanh cũng như không tạo điều kiện tăng tiền lương của người lao động.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước là sở hữu nhà nước, vì vậy cần quản lý
chặt chẽ giá thành sản xuất kinh doanh, không thể kéo dài tình trạng buông lỏng
chi phí sản xuất như nhiều năm qua, đặc biệt là quản lý chi phí vật tư, nguyên
liệu. Nếu việc quản lý này quá phức tạp thì căn cứ vào đặc điểm ngành hàng
vốn hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận thực hiện qua các
năm để giao chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu pháp lệnh.
6 - Một số giải pháp khác
- Việc nghiên cứu cơ chế chính sách tiền lương của chính phủ, cần quan
tâm đến cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước
theo hướng dần giao cho doanh nghiệp tự chủ trong việc trả lương cho người
lao động, nhà nước chỉ quản lý các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như doanh thu, lợi
78
nhuận, nộp ngân sách, các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang lương,
bảng lương, các chế độ phụ cấp, cơ chế trả lương nhưng phải đảm bảo trả lương
không nhỏ hơn tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Nhà nước chỉ hướng dẫn phương pháp xây dựng hệ thống tiền lương, định
mứclao động, đơn giá tiền lương, quy định tiền lương bình quân theo ngành gắn
với năng suất lao động làm cơ sở tính chi phí tiền lương trong giá thành và chi
phí lưu thông, kiểm soát phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp, đảm bảo
lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và quyền lợi của người lao động
- Củng cố và tăng cường đội ngũ làm công tác lao động tiền lương đủ về số
lượng và chất lượng. Thường xuyên tổ chức tập huấn để nâng cao nghiệp vụ.
- Chấn chỉnh công tác định mức lao động, quy chế trả lương, sớm xây
dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp để có điều kiện thực hiện gắn hưởng
thụ theo mức độ cống hiến, làm cơ sở để thực hiện quyền dân chủ của người lao
động trong doanh nghiệp.
- Thường xuyên tuyên truyền các chính sách tiền lương đến người lao động
để nâng cao ý thức của người lao động làm cơ sở trong việc thương lượng, yêu
cầu người sử dung lao động thực hiện đúng các quy định của nhà nước.
- Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tế, kết hợp với nghiên cứu khoa học
và trao đổi kinh nghiệm với các nước có nền kinh tế phát triển, nhất là các nước
có nhiều doanh nghiệp công nhưng quản lý có hiệu quả để từ đó hình thành nên
cơ chế tiền lương phù hợp.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý các sai phạm của
các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương.
- Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
79
KẾT LUẬN
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước đã đặt các doanh nghiệp
trong khu vực kinh tế quốc doanh phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần
kinh tế khác.
Để theo kịp cơ chế thị trường và để xứng đáng với vị trí chính trị của mình,
các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới, hoàn thiện từng bước những tồn tại
của cơ chế cũ để lại. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập là
một trong những nội dung quan trọng nhất. Tuy nhiên, qua thực tế quản lý tiền
lương được phân tích ở trên, ta có thể thấy được những nổi cộm trong thực
trạng quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh
nghiệp nhà nước vẫn chưa thực sự quan tâm tới công tác lao động, tiền lương
cũng như nhà nước vẫn chưa có một cơ chế quản lý thực sự hợp lý trong khi đó
tiền lương là sự khuyến khích vật chất to lớn đối với người lao động, là đòn bẩy
kinh tế quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Vấn đề giải quyết tiền lương ở Việt Nam cũng như có một cơ chế quản lý
phù hợp hiện nay là rất cấp bách, nhưng làm gì và làm như thế nào là những câu
hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, và chúng ta là
một nước đi lên từ điểm xuất phát thấp do đó việc học hỏi kinh nghiệp của các
nước đi trước, đặc biệt là những nước NIC, Trung Quốc, Nhật Bản có những
đặc điểm về nguồn lực con người tương đối giống chúng ta để đề ra những bước
đi đúng đắn trong việc trả lương cho người lao động và phát triển nguồn lực lao
động của đất nước là rất quan trọng. Do đó, cần có sự phối hợp của nhiều Bộ,
ngành theo sự chỉ đạo của nà nước và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế mới có
thể có được một hệ thống chính sách tiền lương phù hợp và hiệu quả.
Biểu số 7 - Biểu tổng hợp tình hình tài chính năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 chung cả nước
Chỉ tiêu tài chính
Doanh thu (tr.đ) Nộp ngân sách (tr.đ) Lợi nhuận (tr.đ)
S
t
t
TÊN ĐƠN VỊ
TH
1996
TH
1997
TH
1998
TH
1999
KH
2000
TH
1996
TH
1997
TH
1998
TH
1999
KH
2000
TH
1996
TH
1997
TH
1998
TH
1999
KH
2000
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
I Tổng công ty hạng đặc biệt 101'648'329 114'329'873 127'250'248 129'865'599 134'056'407 14'470'924 16'137'307 18'284'246 20'822'608 19'755'500 8'932'779 8'556'813 9'082'164 10'585'73
0
9'864'710
(số doanh nghiệp)
II Bộ, Ngành 30'409'855 47'451'818 55'109'708 62'045'413 55'757'899 1'680'763 2'796'421 2'775'413 5'091'513 3'738'731 442'258 984'217 1'082'484 1'667'842 1'257'058
(số doanh nghiệp)
III Địa phương 47'304'330 75'216'474 87'568'100 73'067'787 69'996'123 4'533'070 6'211'074 6'758'386 7'866'306 6'246'913 1'080'074 1'709'023 2'005'139 2'308'698 1'989'358
(số doanh nghiệp)
1 Miền Bắc 2'178'540 12'861'958 15'893'362 10'919'429 12'386'563 224'244 884'834 1'003'858 778'925 733'095 20'228 177'900 200'858 110'311 168'582
2 Miền Trung 6'323'376 13'775'154 17'486'158 12'196'004 8'110'805 261'633 852'137 938'545 536'711 371'765 62'543 255'094 329'445 150'194 97'738
3 Miền Nam 38'802'414 48'579'362 54'188'580 49'941'354 49'498'755 4'047'193 4'474'103 4'815'983 6'550'670 5'142'053 997'303 1'276'029 1'474'836 2'048'193 1'723'038
Cộng 179'362'514 236'998'165 269'928'056 264'967'799 259'810'429 20'684'757 25'144'802 27'818'045 33'780'427 29'741'144 10'455'111 11'250'053 12'169'787 14'562'270 13'111'126
Biểu số 8 - Biểu tổng hợp so sánh 1 lao động tạo ra doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận
Đơn vị tính: tr.đ
Tổng doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận S
tt
Chỉ tiêu
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
1 Chung cả nước 159.558 153.587 164.353 152.277 152.622 18.401 16.295 16.938 19.414 17.471 9.301 7.291 7.410 8.369 7.702
2 TCty hạng đặc biệt 143.211 160.308 172.599 173.837 170.108 20.388 22.627 24.800 27.873 25.068 12.585 11.998 12.319 14.170 12.518
3 Bộ, Ngành 203.907 130.472 148.810 120.116 125.530 11.270 7.689 7.494 9.857 8.417 2.965 2.706 2.923 3.229 2.830
4 Địa phương 178.307 161.338 163.748 153.339 148.905 17.093 13.323 12.638 16.511 13.289 4.073 3.666 3.750 4.846 4.232
Biểu số 9 - Biểu tổng hợp so sánh 1 đồng tiền lương tạo ra số đồng doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận
Đơn vị tính: tr.đ
Tổng doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận S
tt
Chỉ tiêu
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
1996
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
1 Chung cả nước 16.926 15.468 15.895 14.560 13.320 1.95 1.64 1.64 1.87 1.52 0.99 1.73 0.72 0.81 0.67
2 TCty hạng đặc biệt 13.226 13.376 14.055 13.893 12.768 1.88 1.89 2.02 2.23 1.88 1.16 1.00 1.00 1.13 0.94
3 Bộ, Ngành 26.408 13.883 14.703 12.259 11.401 1.46 0.82 0.74 1.01 0.76 0.38 0.29 0.29 0.33 0.26
4 Địa phương 26.885 22.413 20.947 19.868 17.007 2.58 1.85 1.62 2.14 1.52 0.61 0.51 0.48 0.63 0.48
83
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước.pdf