1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung:
-Phân tích số liệu, thông tin về dịch vụ rút tiền tự động tại ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ.
-Phân tích, đánh giá kết quả dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng.
-Rút ra được những hạn chế từ đó giúp chúng ta đề xuất những giải pháp cho
ngân hàng.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
-Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương
Cần Thơ trong 3 năm từ năm 2004-2006.
-Phân tích đánh giá thái độ khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ nhằm tổng kết
được những hạn chế của thẻ.
-Đề xuất những biện pháp khắc phục thẻ giúp NH cải thiện hệ thống thẻ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian: Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian: Số liệu sử dụng phân tích là kết quả hoạt động kinh doanh dịch
vụ thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ từ năm 2004-2006. Luận văn
được thực hiện từ ngày 15/01/2007 đến 30/07/2007.
4.3. Đánh giá của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM của VCB Cần Thơ.
Do phần lớn thẻ phát hành và sử dụng tại VCB Cần Thơ là thẻ Connect 24, còn
thẻ tín dụng quốc tế thì được phát hành chủ yếu để thanh toán ở nước ngoài nhằm
mục đích phục vụ cho du học sinh, du lịch, hoặc kinh doanh ở nước ngoài là chủ yếu
nên số lượng phát ra thị trường ở TP Cần Thơ là rất ít (bảng 10). Vì vậy, việc tìm
hiểu về thái độ của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM của VCB Cần Thơ chỉ tập
trung vào đối tượng khách hàng tại TP Cần Thơ và có sử dụng thẻ Connect 24 do
VCB phát hành và không bao gồm các khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế. Số
lượng mẫu thu thập là 74 mẫu tại các địa điểm có đặt máy ATM cho khách hàng
thực hiện giao dịch.
4.3.1 Nguồn thông tin để ATM đến với khách hàng.
Việc thu hút khách hàng tham gia phát hành thẻ tại Vietcombank rất được chú
trọng vì đây là điều kiện tiên quyết để hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng phát
triển. Thông qua công tác Marketing của ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng hiểu rõ
hơn về những tiện ích và dịch vụ có được từ việc sử dụng thẻ. Song song đó, việc
của VCB. Tiếp theo còn có những ngân hàng như: Incombank, Techcombank,
Agribank đều có sự đầu tư mạnh trong lĩnh vực thẻ, một dịch vụ ngân hàng bán lẻ
siêu lợi nhuận và đem lại danh tiếng cho ngân hàng.
- Hiện nay, hầu như các dịch vụ của thẻ VCB không có sự thay đổi đáng kể
nào ngoài 3 chức năng chính như: rút tiền mặt, chuyển khoản và thanh toán tại các
điểm POS, đây là chức năng cơ bản mà dịch vụ thẻ nào cũng phải có. Trong khi các
ngân hàng khác trang bị thêm tiện ích cho thẻ của ngân hàng như: chức năng gởi tiền
tại máy (EAB và Eximbank), chức năng báo cáo qua điện thoại di động khi khách
hàng đến giao dịch tại máy ATM (Eximbank, EAB, ACB), chức năng home banking
(EAB, Incombank),
- Marketing cho thẻ của VCB Cần Thơ chưa được quan tâm đúng mức. Hầu
hết các khuyến mãi của ngân hàng thường chỉ là việc giảm giá cho phát hành thẻ,
còn quảng cáo cho sản phẩm thẻ chỉ tập trung tại các hội chợ lớn. Các khách hàng
muốn mở tài khoản thẻ phải trực tiếp đến ngân hàng mới được, trong khi lại có
những khách hàng họ không có thời gian để đến trực tiếp ngân hàng. Trong khi đó,
các ngân hàng đối thủ lại có những tiếp thị cho sản phẩm thẻ đa dạng như: tiếp thị
tại các siêu thị lớn, ơ các trường phổ thông, trường đại học, tổ chức những cuộc thi
24 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
1 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Nền kinh tế Việt Nam đang gia nhập nền kinh tế thế giới và trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, hệ thống tài chính của Ngân hàng Việt Nam cần có những bước
chuyển biến mới với các loại hình kinh doanh phong phú. Đặc biệt, thanh toán trao
đổi cần mở rộng và phát triển hiện đại hơn điển hình là sự ra đời của thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là một sản phẩm dịch vụ hiện đại của ngân hàng, sự ra đời của thẻ
thanh toán đã giúp cho người dân trong xã hội thay đổi cách thức chi tiêu, giao dịch
thanh toán của mình phù hợp với việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện
nay. Từ việc chỉ sử dụng tiền mặt trong chi tiêu người dân đã dần quen với việc
thanh toán không dùng tiền mặt không chỉ vậy mà còn giúp cho người dân quen với
hình ảnh của ngân hàng hơn. Bên cạnh đó, việc phát hành thẻ sẽ giúp ngân hàng huy
động vốn hiệu quả, làm tăng nguồn vốn cho ngân hàng trong kinh doanh. Ngoài ra,
nghiệp vụ kinh doanh thẻ cũng góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế cạnh
tranh cho ngân hàng. Phát hành thẻ đem lại thu nhập cho ngân hàng như: phí làm
thẻ, phí giao dịch, phí chuyển khoản…
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện
phát hành thẻ và sử dụng thẻ ATM. Ngân hàng Ngoại thương đang chiếm gần 50%
thị phần thẻ vẫn là ngân hàng đi đầu về số lượng thẻ phát hành hiện nay và chịu sự
cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác. Dịch vụ thẻ mới chỉ được áp dụng trong
khoảng 5 năm nay nhưng đã và đang phát triển rất nhanh. Đến nay, Ngân hàng
Ngoại thương Cần Thơ đã phát hành số lượng thẻ đạt đến hơn 61.000 thẻ, năm 2005
số lượng thẻ tăng gần gấp đôi năm 2004. Tuy nhiên, dịch vụ này còn rất non trẻ và
mới lạ vì thế không tránh khỏi những khó khăn, thách thức không chỉ từ phía ngân
hàng mà còn từ phía người sử dụng và có những hạn chế nên ta cũng cần tìm hiểu để
đề ra phương hướng phát triển của dịch vụ này trong thời gian tới. Từ đó, ngân hàng
cần có biện pháp, cách thức giải quyết như thế nào? Đó là lý do tại sao tôi chọn đề
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
2 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ thẻ ATM tại
Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung:
-Phân tích số liệu, thông tin về dịch vụ rút tiền tự động tại ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ.
-Phân tích, đánh giá kết quả dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng.
-Rút ra được những hạn chế từ đó giúp chúng ta đề xuất những giải pháp cho
ngân hàng.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể:
-Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Ngoại thương
Cần Thơ trong 3 năm từ năm 2004-2006.
-Phân tích đánh giá thái độ khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ nhằm tổng kết
được những hạn chế của thẻ.
-Đề xuất những biện pháp khắc phục thẻ giúp NH cải thiện hệ thống thẻ.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian: Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian: Số liệu sử dụng phân tích là kết quả hoạt động kinh doanh dịch
vụ thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ từ năm 2004-2006. Luận văn
được thực hiện từ ngày 15/01/2007 đến 30/07/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
-Các số liệu phát sinh trong bảng báo cáo của Ngân hàng Ngoại thương chi
nhánh Cần Thơ.
-Số liệu điều tra từ việc phỏng vấn ý kiến khách hàng về sử dụng thẻ ATM của
Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.
1.4. Lược khảo tài liệu:
- Thị trường Tài chính Tiền tệ: Số 1+2 (01/01/2006): Góp phần phát triển bền
vững thị trường thẻ và Định hướng thị trường thẻ Việt Nam trong thời gian tới: để
góp phần phát triển bền vững thị trường thẻ thì Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đã tập
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
3 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
trung vào một số nội dung sau: tập hợp ý kiến những vướng mắc về cơ chế chính
sách của Hội viên gởi NHNN và các Bộ, ngành có liên quan; tổ chức các chương
trình tuyên truyền quảng cáo cho hoạt động thẻ; cùng nhau thỏa thuận thống nhất
mức phí cạnh tranh lành mạnh; tổ chức các khóa đào tạo; khảo sát các ngân hàng
thành viên. Và để có thể thực hiện tốt những nội dung đặt ra Thị trường thẻ Việt
Nam đã đưa ra một số định hướng sau: Thứ 1, việc thành lập nên các liên minh thẻ
là xu thế tất yếu để có thể đa dạng hóa dịch vụ cho ngân hàng do các ngân hàng
thương mại ở nước ta có tiềm lực về vốn và công nghệ không nhiều; Thứ 2, sử dụng
thẻ chip điện tử thay thế cho thẻ từ để giảm thiểu các hành vi gian lận; Thứ 3, nâng
cao các tiện ích của thẻ.
- Tạp chí Ngân hàng: Số 13 (7/2006): Nguyên nhân thanh toán không dùng tiền
mặt (TTKDTM) chậm phát triển ở Việt Nam và giải pháp thúc đẩy thanh toán
không dùng tiền mặt: Nguyên nhân khách quan là chúng ta chưa có hệ thống tài
chính-ngân hàng hiện đại; phạm vi và tốc độ ứng dụng của chúng ta còn chậm và
hạn hẹp chưa phổ biến đến người dân một cách rộng rãi. Vì thế giải pháp trước tiên
là chúng ta phải làm cho người dân thấy được sự tiện ích trong TTKDTM và chấp
nhận nó trong cuộc sống thường nhật; tiếp theo chúng ta cần phổ cập TTKDTM là
khắc phục sự giới hạn cơ hội sử dụng và sự không minh bạch liên quan đến
TTKDTM; cuối cùng là phải có những chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính kiện toàn
của hệ thống TTKDTM ở Việt Nam.
- Luận văn với đề tài: “Hoạch định chiến lược Marketing cho dịch vụ thẻ ATM ở
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ.” SVTH: NGUYỄN CHÂU HOÀNG
QUYÊN Lớp Ngoại thương K26. Tác giả cho rằng: chỉ có hoạt động Marketing là
biện pháp hữu hiệu trong việc xúc tiến bán hàng của ngân hàng sẽ giúp cho dịch vụ
này được biết đến ở người tiêu dùng nhanh chóng.
- Luận văn với đề tài: “Phương thức thu hút khách hàng trong dịch vụ phát
hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam Chi nhánh Cần Thơ.” SVTH: NGUYỄN DUY PHƯƠNG Lớp Ngoại thương
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
4 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
K22. Tác giả đề ra những biện pháp nhằm thúc đẩy dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế
tại địa bàn Cần Thơ, tăng số lượng thẻ thanh toán quốc tế.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận:
2.1.1. Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng.
2.1.1.1. Khái niệm thẻ thanh toán.
Thẻ thanh toán là phương tiện không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức
mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin
học trong lĩnh vực ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng
phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng thanh toán hàng hóa dịch vụ hoặc
rút tiền trong phạm vi số dư tiền gởi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp.
Thẻ ngân hàng luôn được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và
bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên và logo của nhà phát hành
thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra, trên thẻ còn có thể có tên
công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của tổ chức
hoặc tập đoàn thẻ quốc tế…
2.1.1.2. Phân loại thẻ.
a). Thẻ tín dụng quốc tế:
-Khái niệm: Thẻ tín dụng quốc tế là một phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt được sử dụng từ lâu đời trên thế giới. Bằng các biện pháp đảm bảo
như tín chấp hoặc thế chấp, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm bán hàng có chấp nhận thẻ và rút tiền mặt
tại các chi nhánh.
Thẻ tín dụng quốc tế do Vietcombank phát hành là một phương tiện thanh
toán được lưu hành trên phạm vi toàn cầu. Thẻ được phát hành trên cơ sở đồng Việt
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
5 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Nam và được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hay rút tiền mặt tại các
máy ATM, các điểm ứng tiền mặt hoặc tại các Ngân hàng thanh toán thẻ.
-Phân loại:
+ Thẻ Visa: là loại thẻ mang thương hiệu của Tổ chức thẻ quốc tế Visa.
* Thẻ Visa chuẩn, tiếng Anh là Visa Classic, viết tắt VC: loại thẻ tín
dụng hạn mức từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
* Thẻ Visa vàng, tiềng Anh là Visa Gold, viết tắt là VG:là loại thẻ tín
dụng có hạn mức từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
+ Thẻ Master Card: là loại thẻ mang thương hiệu của Tổ chức thẻ quốc tế
MasterCard.
* Thẻ MasterCard chuẩn, tiếng Anh MasterCard Standard, viết tắt MS:
loại thẻ tín dụng hạn mức từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
* Thẻ MasterCard vàng, tiếng Anh là MasterCard Gold, viết tắt
MG: là loại thẻ tín dụng có hạn mức từ 50 triệu đến 100 triệu đồng.
+ Thẻ Amex: là loại thẻ mang thương hiệu của Tổ chức thẻ American
Express
* Thẻ Amex chuẩn : có hạn mức tín dụng từ 50 triệu đến dưới 100 triệu
đồng.
* Thẻ Amex vàng : có hạn mức tín dụng từ 100 triệu đến 250 triệu đồng
b). Thẻ ghi nợ nội địa ATM (Connect 24, SG24)
- Khái niệm: Thẻ ghi nợ là phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ không
dùng tiền mặt. Song, khác với thẻ tín dụng, chủ thẻ chỉ có thể chi tiêu và rút tiền trực
tiếp trên tài khoản tiền gởi của chủ thẻ tại ngân hàng. Khi trong tài khoản của chủ
thẻ không còn tiền thì chủ thẻ không thể sử dụng thẻ ghi nợ để rút tiền hay thanh
toán. Hay nói cách khác, thẻ ghi nợ không có chức năng tín dụng. Thẻ chỉ có giá trị
sử dụng trong phạm vi Việt Nam.
- Phân loại:
+ Thẻ Connect 24: Tháng 4/2002, Vietcombank lần đầu tiên ra mắt quý
khách hàng thẻ ghi nợ nội địa Connect 24. Với thẻ Connect 24 của Vietcombank,
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
6 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
khách hàng sẽ thực hiện các giao dịch tự động tại các máy ATM của Vietcombank
trên toàn quốc, đồng thời có thể thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm POS của
Vietcombank.
Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng chủ thẻ connect 24:
. Rút tiền mặt
. Xem số dư tài khoản
. Sao kê tài khoản
. Chuyển khoản trong hệ thống VCB
. Đổi mã PIN
. Thanh toán hóa đơn
. Thanh toán phí bảo hiểm
. Thanh toán cước MobiFone
Bảng 1: HẠN MỨC SỬ DỤNG THẺ CONNECT 24
LOẠI CHUẨN VÀNG ĐẶC BIỆT
- Tối đa 1 lần
- Tối thiểu 1 lần
- Hạn mức rút tiền mặt
- Hạn mức chuyển khoản
- Số lần trong ngày
2.000.000 VND
50.000 VND
10.000.000 VND
10.000.000 VND
10 lần
2.000.000 VND
50.000 VND
15.000.000 VND
15.000.000 VND
15 lần
2.000.000 VND
50.000 VND
20.000.000 VND
20.000.000 VND
20 lần
(Nguồn:www.vietcombankcantho.com.vn)
+ Thẻ SG24: Thẻ SG24 cũng có tính chất tương tự thẻ Connect 24. Tuy
nhiên, do thẻ SG24 được phát hành kết hợp với Công ty bảo hiểm PJICO nên chủ
thẻ còn hưởng dịch vụ bảo hiểm tai nạn nội địa với mức bảo hiểm 10.000.000 VND.
Bảng 2: HẠN MỨC SỬ DỤNG THẺ SG24
LOẠI TỐI ĐA / NGÀY TỐI ĐA / LẦN SỐ LẦN / NGÀY
- Tiền mặt
- Chi tiêu
- Chuyển khoản
20.000.000 VND
30.000.000 VND
50.000.000 VND
2.000.000 VND
20.000.000 VND
20 lần
20 lần
10 lần
(Nguồn:www.vietcombankcantho.com.vn)
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
7 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
c). Thẻ ghi nợ quốc tế MTV Card:
Đây là loại thẻ ghi nợ quốc tế được sử dụng nguồn tiền trực tiếp từ tài
khoản tiền gửi thanh toán. Thẻ có thể rút tiền mặt tại các điểm đặt máy ATM (trong
và ngoài nước) với mã số cá nhân. Thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các Đơn vị chấp
nhận thẻ (trong và ngoài nước) có sử dụng máy đọc thẻ EDC.
- Quyền lợi: tập trung vào cá lĩnh vực sau:
. MTV sành điệu.
. MTV thời trang.
. MTV tận hưởng.
. MTV giải trí.
. MTV công nghệ.
. MTV khám phá.
. MTV giáo dục.
- Ngoài ra chủ thẻ còn hưởng mọi ưu đãi mà thẻ Vietcombank - MTV mang
lại tại các nước châu Á có phát hành thẻ MTV
2.1.1.3. Các thành phần tham gia hoạt động kinh doanh thẻ:
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng trong nước có sự
tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng
thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Đối với thẻ quốc tế có thêm một
thành phần nữa là các tổ chức thẻ quốc tế.
-Tổ chức thẻ quốc tế: tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu quản lý mọi
hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là Hiệp hội các tổ chức
tài chính, tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên thế giới với các tổ
chức sản phẩm dịch vụ đa dạng và phong phú như: Tổ chức thẻ Visa, Tổ chức thẻ
MasterCard, Công ty thẻ American Express, Công ty thẻ JCB, Công ty thẻ Dinners
Club,… Tổ chức thẻ quốc tế đưa ra những quy định cơ bản về hoạt động phát hành,
sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và công ty thành
viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty
thành viên.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
8 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
-Ngân hàng phát hành: ngân hàng phát hành là ngân hàng được tổ chức thẻ
quốc tế hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ
chức và công ty này. Ngân hàng phát hành là ngân hàng có tên in trên thẻ do ngân
hàng đó phát hành thể hiện đó là sản phẩm của mình.
-Ngân hàng thanh toán: Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các
loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận
thẻ với các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ trên địa bàn. Ngân hàng thanh toán sẽ
cung cấp cho các đơn vị chấp nhận thẻ thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ,
hướng dẫn đơn vị cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và
xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này.
-Chủ thẻ: Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do
công ty ủy quyền sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và
sử dụng theo những điều khoản, điều kiện ngân hàng quy định.
-Đơn vị chấp nhận thẻ - Điểm POS: Các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ
ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị
chấp nhận thẻ. Các ngành kinh doanh của các đơn vị chấp nhận thẻ trãi rộng từ
những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay…
2.1.1.4. Các thuật ngữ được sử dụng:
-Tài khoản (TK): là tài khoản tiền gởi do khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân
mở tại ngân hàng. Tài khoản có thể là tài khoản của tổ chức, tài khoản của cá nhân,
tài khoản đồng chủ tài khoản của các cá nhân, tài khoản đồng chủ tài khoản của tổ
chức hoặc tài khoản đồng chủ tài khoản hỗn hợp.
-Số dư trên tài khoản: là tổng số tiền khách hàng còn gởi trong tài khoản của
mình tại ngân hàng.
-Máy ATM (Automated Teller Machine): hay còn gọi là máy rút tiền tự động,
là thiết bị của ngân hàng mà chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thực hiện một
số giao dịch khác do ngân hàng cung cấp.
-Giao dịch thẻ: là giao dịch mà chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện rút tiền mặt
hoặc nhận các dịch vụ khác tại máy ATM.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
9 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
-Chuyển khoản: là việc trích tiền gởi từ một TK cá nhân hay tổ chức này để
chuyển vào tài khoản của cá nhân hay tổ chức khác ở cùng một ngân hàng hay ở 2
ngân hàng khác nhau thông qua các phương tiện như: sec, lệnh chi, thẻ chi trả…
-Mã số cá nhân (PIN): là mã số bảo mật do chủ thẻ tự chọn và cài đặt để sử
dụng trong các giao dịch, gồm từ 04 đến 06 số và được tự động đăng ký vào hệ
thống quản lý thẻ. Chủ thẻ là người duy nhất biết mã số PIN.
2.1.1.5. Các loại phí phát hành và thanh toán thẻ áp dụng tại Ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ.
a). Thẻ tín dụng quốc tế.
Bảng 3: BIỂU PHÍ THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ
LOẠI PHÍ V I E T C O M B A N K
M A S T E R C A R D /
VIETCOMBANK VISA
VIETCOMBANK
AMERICAN EXPRESS
Phí thường niên - Loại thẻ Vàng:
Thẻ chính: 200.000 VNĐ
Thẻ phụ: 100.000VNĐ
- Loại thẻ Chuẩn:
Thẻ chính: 100.000 VNĐ
Thẻ phụ: 50.000VNĐ.
- Loại thẻ Vàng:
Thẻ chính: 600.000 VNĐ
Thẻ phụ: 500.000 VNĐ
- Loại thẻ Chuẩn:
Thẻ chính: 400.000 VNĐ
Thẻ phụ: 300.000VNĐ.
Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay ngắn hạn của NH tại thời điểm tính lãi
Phí vượt hạn mức - Vượt quá hạn mức từ 01 đến 05 ngày:
8%/năm (số tiền vượt quá hạn mức).
- Từ 06 đến 15 ngày:
10%/năm (số tiền vượt quá hạn mức).
- Vượt trên 15 ngày:
15% /năm (số tiền vượt quá hạn mức).
Phí chậm thanh toán 3% số tiền chậm thanh toán
Tối thiểu: 50.000 VNĐ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
10 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Phí rút tiền mặt 4 % số tiền giao dịch
Tối thiểu: 50.000 VNĐ.
Tỷ giá quy đổi Là tỷ giá trung bình mua&bán của Vietcombank trong
ngày thanh toán.
Phí thay đổi hạn mức TD
tạm thời
30.000 VNĐ/ Giao dịch.
Phí tra soát 50.000 VNĐ/ lần.
Phí cấp lại thẻ (do mất cắp,
thất lạc) hoặc đổi thẻ
(theo yêu cầu của chủ thẻ)
50.000 VNĐ/lần.
Phí thay thế thẻ khẩn cấp (theo yêu cầu của chủ thẻ)
100.000 VNĐ/lần
Phí ứng tiền mặt khẩn cấp (áp dụng tại nước ngoài)
8 USD/ lần
Phí thông báo thẻ mất cắp,
thất lạc
50.000VNĐ/lần/thẻ. 200.000 VNĐ/lần/thẻ
Phí thay đổi hình thức thế
chấp
30.000 VNĐ/lần
(Nguồn:www.vietcombankcantho.com.vn)
b). Thẻ nội địa.
+ Thẻ Connect 24:
Phí phát hành: 200 000 VND/thẻ (phát hành nhanh 1 ngày)
100 000 VND/thẻ (phát hành thường 3 ngày)
Phí cấp lại thẻ: 50 000 VND/lần
Biểu phí này có thể thay đổi theo thông báo của Ngân hàng.
+ Thẻ SG24:
Bảng 4: PHÍ PHÁT HÀNH THẺ SG24
LOẠI PHÍ MỨC PHÍ
- Phí phát hành 120.000 VND
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
11 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
- Phí dịch vụ phát hành nhanh 100.000 VND
- Phí phát hành lại thẻ 50.000 VND
- Phí cấp lại PIN 10.000 VND
- Phí thường niên 100.000 VND/thẻ/năm
- Phí đòi bồi hoàn 50000 VND/giao dịch
- Phí cung cấp bản sao hoá đơn giao dịch
Tại ĐvCNT của NHNT VN
Tại ĐVCNT khác ngoài NHNTVN
10.000 VND/hoá đơn
50.000VND/ hóa đơn
- Phí giao dịch ATM ngoài hệ thống
Rút tiền mặt
Chuyển khoản
Thanh toán
4.000 VND/giao dịch
3.000 VND/giao dịch
3.000 VND/giao dịch
(Nguồn:www.vietcombankcantho.com.vn)
c). Thẻ ghi nợ quốc tế MTV Card:
Bảng 5: BIỂU PHÍ SỬ DỤNG THẺ VIETCOMBANK – MTV
LOẠI PHÍ MỨC PHÍ
Phí phát hành 200.000 VNĐ/thẻ
Phí dịch vụ phát hành nhanh (*) 100.000 VNĐ/thẻ (chưa bao gồm phí
phát hành/phát hành lại thẻ)
Phí phát hành lại thẻ 50.000 VNĐ/thẻ
Phí cấp lại PIN 30.000 VNĐ/lần
Phí duy trì tài khoản thẻ 9.000 VNĐ/thẻ/tháng
Phí chuyển đổi ngoại tệ (*) 1% giá trị giao dịch
Phí đòi bồi hoàn (*) 80.000 VNĐ/giao dịch
Phí cung cấp bản sao hóa đơn giao dịch
Tại ĐVCNT của NHNT VN
Tại ĐVCNT không của NHNT VN
20.000 VNĐ/hóa đơn
80.000 VNĐ/hóa đơn
Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc 200.000 VNĐ/lần
Phí giao dịch ATM trong hệ thống NH Miễn phí
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
12 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Phí giao dịch ATM trong hệ thống NHĐL
Rút tiền mặt
Chuyển khoản
Thanh toán
Kiểm tra số dư
4.000 VNĐ/giao dịch
3.000 VNĐ/giao dịch
3.000 VNĐ/giao dịch
miễn phí
Phí giao dịch ATM ngoài hệ thống VCB và NHĐL 50.000 VNĐ/giao dịch
Phí rút tiền mặt tại quầy
Trong hệ thống NHNT VN
Ngoài hệ thống NHNT VN
Miễn phí
4% doanh số rút tiền mặt
(Nguồn:www.vietcombankcantho.com.vn)
2.1.2. Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ ATM tại Vietcombank Cần Thơ:
Hồ sơ xin phát hành thẻ
â
Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ
â
Lập hồ sơ khách hàng
â
Gửi danh sách khách hàng đến trung tâm thẻ
â
Nhận thẻ và PIN từ trung tâm và giao cho khách hàng
Hình 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ ATM TẠI VCB CẦN THƠ
2.1.2.1 Hồ sơ xin phát hành thẻ.
Đơn xin đăng ký mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng (đối với khách hàng
chưa mở tài khoản cá nhân) tại ngân hàng.
Đơn đăng ký phát hành thẻ kèm theo khoản sử dụng thẻ (mẫu số 01).
Bản sao giấy CMND
2.1.2.2. Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ.
Khi khách hàng hoàn thành và nộp hồ sơ phát hành thẻ vào ngân hàng thì
ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trong quá trình xét duyệt, ngân hàng
cũng tiến hành phân hạng thẻ.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
13 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
-Hạng chuẩn: thẻ Blue
-Hạng vàng: thẻ Gold
-Hạng đặc biệt: thẻ VIP
Bảng 6: HẠN MỨC RÚT TIỀN CỦA CÁC HẠNG THẺ
Chỉ tiêu Hạng chuẩn Hạng vàng Hạng đặc biệt
Số tiền rút tối đa 1 lần 2.000.000 2.000.000 2.000.000
Số tiền rút tối thiểu 1 lần 50.000 50.000 50.000
Số tiền rút tối đa 1 ngày 10.000.000 10.000.000 10.000.000
Số lần giao dịch tối đa 1 ngày (lần) 10 15 20
(Nguồn:www.vietcombankcantho.com.vn)
2.1.2.3. Lập hồ sơ khách hàng.
Đối với khách hàng đã có tài khoản cá nhân tại ngân hàng thì ngân hàng sẽ
định danh khách hàng để xác định khách hàng có phải là chủ tài khoản mở tại ngân
hàng không.
Đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng thì bộ phận thẻ sẽ trực
tiếp mở tài khoản cho khách hàng trên hệ thống quản lý thông tin và tài khoản khách
hàng. Sau đó, bộ phận thẻ sẽ chuyển hồ sơ khách hàng và tài khoản sang phòng kế
toán giao dịch để lưu, theo dõi, và quản lý.
2.1.2.4. Gởi danh sách khách hàng đến trung tâm thẻ.
Ngân hàng lập và gởi danh sách khách hàng phát hành thẻ ATM tới Trung
tâm thẻ để phát hành thẻ. Danh sách phải được phụ trách phòng nghiệp vụ quản lý
duyệt và bao gồm các thông tin sau:
* Họ và tên khách hàng
* Số tài khoản cá nhân
* Số CIF
* Hạng thẻ của khách hàng: chuẩn-vàng-đặc biệt
* Tại trung tâm thẻ sẽ tiến hành các bước:
- Tạo thẻ và dữ liệu in thẻ:
Số thẻ ATM bao gồm 16 số và có cấu trúc như sau:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
14 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Mã số của ngân hàng phát hành – PIN (6 số)
Số hồ sơ của khách hàng – CIF (7 số)
Số thứ tự thẻ ATM (2 số)
Số kiểm tra (1 số)
- In thẻ.
- Gửi thẻ và số PIN cho ngân hàng phát hành.
2.1.2.5. Nhận thẻ và PIN từ trung tâm và giao cho khách hàng.
Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày gửi yêu cầu phát hành (trừ ngày lễ, nghỉ,
tết) tới trung tâm thì ngân hàng phát hành sẽ nhận được thẻ và mã số PIN cá nhân.
Thư gửi thẻ và mã số PIN được gửi trong 2 phong bì khác nhau. Ngân hàng sẽ tiến
hành như sau:
- Kiểm tra các thông tin trên thẻ để đảm bảo đầy đủ và chính xác.
- Giao thẻ và mã PIN cho khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng cách sử dụng và bảo quản thẻ.
- Thu phí phát hành thẻ ATM.
* Một số lưu ý đối với khách hàng: Khách hàng tự chọn số PIN của mình
bằng cách thay đổi số PIN được ngân hàng giao cùng thẻ ATM ngay lần đầu sử
dụng. Nếu không thay đổi số PIN, hệ thống vẫn coi như thẻ chưa được giao cho
khách hàng và tự động khoá thẻ.
2.1.3. Quy trình nghiệp vụ sử dụng và thanh toán thẻ ATM tại Ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ.
Thẻ Vietcombank ATM được phát hành nhằm giúp cho khách hàng có tài
khoản tiền gửi cá nhân tại Vietcombank có thể rút tiền mặt hoặc sử dụng một số dịch
vụ khác ngay trên máy rút tiền tự động (ATM)
Chủ thẻ
â
Đưa thẻ vào máy ATM
â
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
15 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Nhập chính xác mã số cá nhân (PIN)
â
Thực hiện các thao tác để giao dịch trên máy ATM
â
Nhận tiền, kiểm tra tiền với hóa đơn và kết thúc giao dịch
Hình 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THẺ ATM
Quy trình sử dụng thẻ ATM
- Đưa thẻ vào khe đọc: Đưa thẻ vào khe đọc của máy ATM theo đúng chiều
đã được hướng dẫn.
- Nhập mã số cá nhân (PIN): Số PIN là chìa khóa để thẻ hoạt động và chỉ có
chủ thẻ biết được mã số bí mật này. Sau khi đưa thẻ vào khe máy, chủ thẻ phải nhập
mã PIN mới có thể thực hiện được giao dịch trên máy. Nếu sau 3 lần liên tiếp nhập
mã PIN không chính xác, thẻ ATM tự động khóa và máy ATM sẽ nuốt thẻ vào trong
máy. Chủ thẻ cần liên hệ với ngân hàng để làm thẻ mới hoặc nhận lại thẻ cũ nhưng
chủ thẻ phải chịu một khoản chi phí khi làm lại thẻ.
- Thực hiện các giao dịch trên máy ATM: Các giao dịch mà chủ thẻ có thể
thực hiện trên máy ATM bao gồm:
Rút tiền mặt Ủng hộ từ thiện
Xem số dư Chuyển khoản
Đổi PIN Thanh toán phí dịch vụ
Thanh toán phí bảo hiểm Giao dịch khác
- Kết thúc giao dịch: Chủ thẻ sau khi thực hiện các giao dịch trên máy sẽ
nhận tiền và nhận lại thẻ, kiểm tra tiền và kiểm tra hóa đơn in ra từ máy.
2.1.4. Phân tích sự phát triển của hệ thống ATM tại Việt Nam hiện nay:
Cách đây 10 năm, thẻ thanh toán của ngân hàng được du nhập vào nước ta. Thị
trường trong nước còn chấp nhận nó một cách dè dặt do đa số người dân vẫn còn
thói quen sử dụng thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu, và những tiện ích của thẻ vẫn
còn hạn chế. Cho đến hiện nay, có đến 20 ngân hàng phát hành thẻ, thị trường thẻ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
16 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
ngày càng trở nên sôi động do các chiêu thức thu hút khách hàng đa dạng và phong
phú của các ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng Đông Á đã đi đầu, triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện nước qua
thẻ với phương châm "5 không" cho khách hàng: không thao tác, không đi lại, không
xếp hàng, không đợi chờ và không mất phí. Người sử dụng thẻ còn có thể dùng thẻ
của mình để tra cứu thông tin của tài khoản mình, cập nhật dữ liệu cần thiết như tỷ
giá, lãi suất, chứng khoán... Các ngân hàng còn đề ra các hình thức hấp dẫn khách
hàng là các dịch vụ giao dịch trên thẻ đều được miễn phí và hưởng tiền lãi trên số dư
tài khoản. Tiện ích của thẻ ngày càng được khẳng định, thẻ ATM ngày càng trở nên
quen thuộc hơn với người dân giúp giảm lượng tiền mặt lưu thông.
Năm 2002-2003 số lượng thẻ tăng là 140.000 thẻ đã đánh dấu một bước phát
triển mạnh mẽ nền văn minh thanh toán không dùng tiền mặt. Năm 2004 số lượng
thẻ tăng vượt bậc lên 560.000 thẻ đến cuối năm 2005 số thẻ phát hành đạt đến con
số là 2.000.000 thẻ. Dịch vụ NH tiện ích này cho phép mở rộng phạm vi thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đem lại sự thuận tiện cho người dân khi chấp
nhận sử dụng thẻ và cho các doanh nghiệp lớn có số lượng công nhân đông.
Thị trường thẻ Việt Nam với những ưu điểm là phát hành đơn giản, dễ sử dụng
cho nên số lượng thẻ nội địa của Việt Nam đã tăng 300% trong vòng 2 năm trở lại
đây. Năm 2005 tăng đến 400% và doanh số thanh toán bằng thẻ nội địa của năm
2004 đã tăng 56 lần so với doanh số thanh toán của năm 2002, với doanh số hoạt
động của thẻ đến 9/2/2006 là 11.444 tỷ đồng. Thẻ nội địa ra đời sau hàng chục năm
nhưng số lượng thẻ nội địa hiện nay đã vượt gấp khoảng hơn 3 lần so với thẻ thanh
toán quốc tế. Theo ước tính, số lượng thẻ nội địa của Việt Nam đang vào khoảng 1,6
triệu thẻ trong khi thẻ thanh toán quốc tế mới chỉ vào khoảng 500.000 thẻ. Hiện nay
có tổng số 17 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 6 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế
với tổng số thẻ hiện nay là 2,1 triệu thẻ. Các ngân hàng cũng đã lắp đặt được tổng số
2.000 máy ATM so với trước đây chỉ có 700 máy ATM, và 12.000 điểm chấp nhận
thanh toán thẻ (POS). Bên cạnh đó, số lượng tài khoản cá nhân tiếp tục tăng mạnh từ
khoảng hơn 1 triệu tài khoản vào cuối năm 2004 nhưng đến nay đã lên tới khoảng 5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
17 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
triệu tài khoản. Thẻ tín dụng đang là xu hướng được các ngân hàng đẩy mạnh.
Chúng ta thấy với 90% doanh số thanh toán bằng thẻ tín dụng ở Việt Nam bắt nguồn
từ du khách và người nước ngoài trong khi 90% khoản chi tiêu cá nhân tại Việt Nam
lại là tiền mặt. Trong tổng số hơn 83 triệu dân của Việt Nam mới có khoảng 6 triệu
người sử dụng dịch vụ ngân hàng đó là một tỷ lệ còn quá ít. Đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng đẩy mạnh việc phát triển thẻ với tốc độ
khá nhanh.
Hiện nay, loại thẻ được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là thẻ ATM do nhiều ngân
hàng phát hành. Liên minh thẻ Vietcombank (VCB) đã đạt gần 1 triệu thẻ và dự kiến
trong năm 2006 tăng lên 1,5 triệu thẻ. Hệ thống Viet Nam Bank Card (VNBC) của
Ngân hàng Đông Á với 400.000 thẻ và dự kiến đạt 1,2 triệu thẻ vào cuối năm.
2.1.5. Phân tích sự phát triển của hệ thống ATM tại Cần thơ hiện nay.
Với những ưu điểm của phương tiện thanh toán và giao dịch qua ngân hàng
hiện đại và văn minh, thẻ ATM ngày càng được nhiều người sử dụng. Ở TP Cần
Thơ, kể từ khi Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ lắp đặt máy ATM đầu
tiên và phát hành thẻ vào năm 2002. Đến 12/2005, đã có thêm 7 ngân hàng thương
mại quốc doanh và thương mại cổ phần khác tham gia thị trường này. Năm 2002, khi
Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ lắp đặt 2 máy ATM và phát hành
những thẻ ATM đầu tiên tên Connect 24, nhiều người còn rất xa lạ với cách thức
thanh toán qua thẻ và chưa an tâm giao dịch chuyển tiền, nhận tiền qua máy ATM.
Đến năm 2005, ngân hàng này đã phát triển lượng khách hàng lên con số 40.000 thẻ,
tăng số máy ATM trên địa bàn Cần Thơ lên 13 máy, Sóc Trăng 3 máy, Bạc Liêu 1
máy và phát triển hàng chục điểm chấp nhận thanh toán qua thẻ. Sau Ngân hàng
Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ, hai ngân hàng thương mại quốc doanh khác là
Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ cũng tham gia thị trường. Tuy nhiên, số lượng
thẻ phát hành của hai ngân hàng này vẫn còn thấp do chưa có được những chương
trình trọng tâm để phát triển thị trường.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
18 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Thị trường thẻ ATM ở TP Cần Thơ thực sự sôi động là bắt đầu từ cuối năm
2004, đầu năm 2005 khi các ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng Đông Á
(tháng 4-2004), Ngân hàng Sài Gòn Công thương (tháng 10-2004), Ngân hàng Xuất
nhập khẩu (2004), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (tháng 9-2005) và Ngân hàng Sài
Gòn Thương tín (tháng 10-2005) bắt đầu tham gia thị trường. Chưa kể Ngân hàng
Phương Nam chi nhánh ĐBSCL đặt tại Cần Thơ cũng tham gia phát hành thẻ ATM
trên cơ sở hệ thống máy ATM liên kết với các ngân hàng khác. Đây cũng là thời
gian đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của thị trường thẻ ATM, khi các ngân hàng xác
định đối tượng khách hàng trọng tâm của dịch vụ thẻ là giới trẻ và công nhân viên
chức. Nhiều chương trình hướng đến khách hàng mục tiêu đã được các ngân hàng
triển khai như: chương trình liên kết với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn
triển khai phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên; chi trả lương cho giáo viên
qua thẻ ATM có miễn, giảm phí phát hành thẻ; kết hợp với các doanh nghiệp là
khách hàng truyền thống liên kết chi trả lương qua thẻ ATM; phát triển thêm thẻ phụ
dành cho phụ huynh có thể kiểm soát mức chi tiêu của con em...; bán thẻ cào điện
thoại qua thẻ ATM; liên kết chi trả tiền điện, nước, điện thoại qua thẻ ATM. Hầu hết
các ngân hàng thương mại cổ phần đều miễn phí 100% phí phát hành thẻ; và tất cả
các ngân hàng đều miễn phí các giao dịch qua thẻ ATM. Ngoài ra, nhiều ngân hàng
còn liên kết lại để khai thác hiệu quả hệ thống máy ATM đã đầu tư, tăng tính tiện
ích phục vụ khách hàng như: Ngân hàng Đông Á liên kết với Sài Gòn Công thương;
liên doanh giữa các ngân hàng: Ngoại thương, Phương Nam, Xuất nhập khẩu...
Trong các liên kết này, khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng này đều có thể thực
hiện giao dịch qua máy ATM của ngân hàng kia.
Đến tháng 5/2007, đã có 11 ngân hàng tham gia vào thị trường. Trong đó, một số
ngân hàng như: Phương Đông, Phương Nam tuy chưa lắp đặt máy ATM ở Cần Thơ
nhưng vẫn phát hành thẻ dựa trên sự liên kết công nghệ với các ngân hàng khác. Mới
đây, Ngân hàng TMCP Nông thôn Miền Tây (Westernbank) cũng đã tiến hành lắp
đặt một số máy ATM và chuẩn bị tham gia vào thị trường. Đến hết quý I-2007,
Vietcombank Cần Thơ đã đạt con số 75.000 thẻ với doanh số hoạt động qua thẻ 314
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
19 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
tỉ đồng và 40 khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi lương qua thẻ. Theo
thống kê chưa đầy đủ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán không dùng
tiền mặt trên địa bàn năm 2006 đã tăng khoảng 20% so với năm trước.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp và sơ cấp sẽ được thu thập tại các địa điểm có đặt máy ATM
của Ngân hàng:
- Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ (Hội sở chính tại Đại lộ Hòa Bình).
- Siêu thị Coop-mart.
- Trường Đại học Cần Thơ.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập trong địa bàn Thành phố Cần Thơ thông qua
bảng câu hỏi phỏng vấn với khoảng 74 mẫu nhằm tìm hiểu mức độ thỏa mãn của
khách hàng đối với dịch vụ thẻ, các khó khăn gặp phải khi sử dụng và một số đề xuất
từ phía khách hàng.
Đối tượng phỏng vấn là các khách hàng có sử dụng thẻ ATM của
Vietcombank Cần Thơ đến rút tiền tại các địa điểm có đặt máy ATM.
- Số liệu thứ cấp:
+ Tham khảo tài liệu và số liệu báo cáo của Ngân hàng
+ Tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ Ngân hàng
+ Tham khảo các tài liệu. tạp chí, và qui chế, văn bản hướng dẫn thực hiện
phát hành và thanh toán thẻ của Vietcombank Cần Thơ.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu:
- Thống kê và phân tích số liệu dựa trên mẫu phỏng vấn khách hàng sử dụng
thẻ ATM của VCB Cần Thơ.
- Phương pháp số tương đối: dùng để phân tích các chỉ tiêu về tình hình phát
hành và kinh doanh thẻ ATM của VCB Cần Thơ, cơ cấu kinh doanh, hoạt động của
Ngân hàng trong thời gian qua.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
20 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
- Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả và phân tích số liệu sơ cấp nhằm
đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ thông qua ý kiến của khách hàng sử dụng thẻ.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ
3.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ.
Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ có tiền thân ban đầu là Phòng
Ngoại Hối Hậu Giang trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mà trụ sở ban
đầu có cùng địa chỉ với Ngân Hàng Nhà Nước Cần Thơ
Ngày 25/01/1989 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định
số 16/NH-QĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng Ngoại thương
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
21 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, chuyển từ Phòng Ngoại Hối Hậu Giang là đại diện
pháp nhân của NHNT VN tại Cần Thơ.
Ngày 01/10/1989 Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ (VCB Cần Thơ)
chính thức được thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh Cần Thơ và hội sở chính NHNT VN.
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
- Tên Tiếng Anh: Bank foreign Trade of VietNam, CanTho Branch.
- Tên giao dịch: Vietcombank Cần Thơ.
- Trụ sở chính: Số 7 Đại lộ Hòa Bình, Tp Cần Thơ.
- Tổng đài điện thoại: 84.071.820445
- Fax: 84.071.820694
- Swift: BETVVNX011
- Website:
Sau hơn 15 năm hoạt động và phấn đấu, VCB Cần Thơ đã không ngừng vươn lên
nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động cả trong và ngoài nước. Với chức năng
nhiệm vụ được giao, VCB Cần Thơ đã thể hiện rõ vai trò của một ngân hàng chủ lực
góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tp Cần Thơ.
Với phương châm “nhanh chóng, chính xác, an toàn và kịp thời đổi mới công
nghệ” thì trong thời gian qua VCB Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu:
- Tiếp cận với trên 1.200 đại lý ở 85 nước trên thế giới, là ngân hàng hàng đầu
về thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ ngoại hối trên địa bàn Tp Cần Thơ và
khu vực.
- Năm 2001, VCB Cần Thơ đã triển khai dịch vụ mang tên Vietcombank
Vision 2001 theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.
- Năm 2002, triển khai hệ thống rút tiền tự động ATM và phát hành thẻ
Connect 24.
- Năm 2003, khai trương đại lý chứng khoán thuộc công ty Chứng khoán Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, đồng thời vinh dự nhà nước tặng thưởng Huân
chương lao động hạng III.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
22 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
- Năm 2005, VCB Cần Thơ được xếp hàng đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu
Long trong hệ thống VCB và đã được khen thưởng của Chủ tịch hội đồng quản trị
VCB và vinh danh là đơn vị hoạt động kinh doanh tốt nhất năm 2005.
Từ những thành tựu đã đạt được cho thấy VCB Cần Thơ đã không ngừng phấn
đấu thi đua, xác định rõ mục tiêu trong từng thời kỳ, khẳng định được động lực hoạt
động, động viên kịp thời những nhân tố mới. VCB Cần Thơ đã gắn liền quyền lợi
vật chất, tinh thần, trách nhiệm đến từng cá nhân, tập thể và không ngừng nâng cao
chất lượng hoạt động kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh nhằm đáp ứng kịp thời
yêu cầu đổi mới của đất nước.
3.2. Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ.
Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ cũng giống như Ngân hàng Ngoại thương
Trung ương đều có chức năng chung là “kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế,
cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản
nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước
ngoài”. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ có các nghiệp vụ kinh doanh chủ
yếu sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành các
loại trái phiếu, kỳ phiếu.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như:
+ Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn trong và
ngoài nước, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng…
+ Dịch vụ chiết khấu chứng từ
+ Dịch vụ mua bán ngoại tệ
+ Dịch vụ đại lý ngân quỹ: VCB đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn bao gồm
hơn 1.000 ngân hàng và các chi nhánh đại lý tại 85 nước trên thế giới.
+ Dịch vụ thẻ: VCB trực tiếp phát hành và thanh toán các loại thẻ như thẻ ghi
nợ Connect 24 sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, thẻ tín dụng quốc tế như Visa,
Master, Amex,… và sản phẩm thẻ mới vừa được sử dụng tại Việt Nam vào ngày
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
23 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH
26/04/2006 là thẻ VCB-MTV dành cho giới trẻ với nhiều tiện ích và giải thưởng.
Tiếp theo sau thẻ MTV thì VCB đã phát hành them loại thẻ ghi nợ nội địa với nhiều
cải tiến và tiến bộ hơn là SG24, với SG24 không chỉ là phương thức thanh toán tiện
dụng mà còn mang lại cho chủ thẻ nhiều tiện ích vượt trội. Đó là các chương trình
ưu đãi, giảm giá tại hệ thống nhà hàng, khách sạn, bar, spa, mỹ phẩm... cao cấp tại
TPHCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Ngoài ra, chủ thẻ còn được hưởng gói
dịch vụ bảo hiểm tai nạn của một hãng bảo hiểm uy tín. Qua đó cho thấy các sản
phẩm dịch vụ của VCB ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển.
3.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức.
3.3.1. Tình hình nhân sự.
Ngân hàng có tổng số cán bộ là 217 người trong đó có 126 nữ.
- Trình độ trên đại học: 4 người
- Trình độ đại học: 160 người
- Trình độ trung cấp: 15 người
- Khác: 33 người
Về địa điểm làm việc:
- Tại hội sở chính ở Cần Thơ: 130 người
- Tại chi nhánh cấp II Trà Nóc: 24 người
- Tại chi nhánh cấp II Bạc Liêu: 18 người
- Tại chi nhánh cấp II Sóc Trăng: 35 người
- Phòng giao dịch Ninh Kiều: 10 người
3.3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
Vietcombank Cần Thơ năm 2007 đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức cả
về nhân sự lẫn cơ cấu bộ máy. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu tập trung từ năm
2004-2006 nên sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức được tính đến tháng 11/2006. Cơ cấu tổ
chức bao gồm: 1 Giám đốc, 4 Phó giám đốc, 9 phòng ban thay cho 10 phòng ban cũ
(trong đó phòng tín dụng được chia làm 3 tổ), và sau là 3 chi nhánh cấp II.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.S PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
24 SVTH: NGUYỄN HUỲNH TÚ TRINH