Qua 4 năm đi v ào hoạt động, phòng thanh toán quốc tế đãcónhững kinh
bước phát tri ển đáng kể. Đội ng ũcán bộcótrì nh độ, am hi ểu nghiệp vụngoại thương,
giàu kinh nghiệm, năng động, đượ c trang bịmạng SWIFT, không những phục vụan
toàn hiệu quảnhu cầu thanh toán của khách hàng truyền thống màcòn thu hút đượ c các
khách hàng làcác công ty TNHH, những khách hàng chuyên doanh nhập khẩu thiết l ập
quan hệvới S ởgiao dị ch.
73 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, an toàn đúng quy định của pháp luật và
trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh tại Sở giao dịch theo phân công.
Tổ chức thực hiện công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật và tư vấn theo yêu
cầu.
Phối hợp cùng các phòng chức năng xây dựng thực hiện các chính sách lãi
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
43
suất, chính sách khách hàng, chính sách các sản phẩm mới, đề xuất xây dựng phát
triển các kênh, mạng lưới, công cụ huy động vốn nhằm thực hiện kế hoạch kinh
doanh.
Chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ trong công tác điều hành nguồn
vốn, tham gia xây dựng quy trình các hoạt động nghiệp vụ khác.
Đảm bảo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, tích cực, bảo đảm khả
năng thanh toán, tránh rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất, các loại rủi ro nguồn vốn khác.
Trực tiếp quản lý các khoản vay giữa Sở giao dịch với Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Trung ương, các chi nhánh trong cùng hệ thống và các tổ chức tín dụng
khác.
Điều hành các tài khoản tiền gửi của Sở giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước, Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, các tổ chức tín dụng khác.
Thực hiện cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn hàng ngày tham mưu cho Ban
lãnh đạo điều hành kinh doanh . Quản lý và thực hiện trạng thái ngoại hối, trực tiếp
kinh doanh ngoại tệ.
Thực hiện dự trữ bắt buộc, trích quỹ bảo lãnh, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung
ương.
Tiếp nhận, thông báo các danh mục dự án đầu tư theo kế hoạch nhà nước từ
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương cho các phòng tín dụng để thực hiện,
tổng hợp chung và theo dõi thực hiện tín dụng đầu tư theo Hợp đồng tín dụng.
2.5. Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thanh toán quốc tế có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau:
Phòng thanh toán quốc tế là trung tâm thanh toán đối ngoại của Sở giao dịch
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ
thanh toán quốc tế cho khách hàng của Sở giao dịch và khách hàng của các chi
nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp, đồng thời là trung tâm chuyển
tiếp cho các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong hệ thống.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
44
Tham mưu cho ban Giám đốc Sở giao dịch về thực hiện nghiệp vụ thanh
toán quốc tế và dịch vụ kinh doanh đối ngoại theo hướng dẫn chỉ đạo của Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam .
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng có nhu
cầu về dịch vụ thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyển nhận tiền kiều hối ...
theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam và đúng thông lệ quốc tế, bao gồm:
- Thanh toán bằng thư tín dụng.
- Nhờ thu trơn (séc, hối phiếu); nhờ thu kèm chứng từ.
- Chiết khấu bộ chứng từ.
- Thanh toán chuyển tiền đi- đến bằng điện, chuyển tiền bằng thư.
- Thanh toán tiền - chứng từ hàng xuất, hàng đổi hàng.
- Và các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác.
Làm đầu mối quan hệ với các ngân hàng đại lý nước ngoài phục vụ cho
thanh toán quốc tế và hoạt động đối ngoại của Sở giao dịch. Cung cấp dịch vụ
thông tin đối ngoại bao gồm thu thập và tổng hợp thông tin, phân tích đánh giá các
ngân hàng và thị trường nước ngoài để tham mưu cho Giám đốc và cung cấp cho
các phòng ban có liên quan.
Chuyển tiếp điện giao dịch đi - đến cho các chi nhánh tỉnh thành phố trong
hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua mạng truyền tin nội
bộ khi có yêu cầu triển khai.
Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh chung, trực tiếp xây dựng, thực
hiện kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và các dịch vụ đối
ngoại. Phối hợp với các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải
pháp mở rộng khách hàng và thị phần về kinh doanh thanh toán quốc tế và dịch vụ
đối ngoại của Sở giao dịch.
Xác định khả năng thanh toán và hoàn trả của khách hàng đối với các giao
dịch thanh toán, tín dụng đối ngoại. Xác định hạn nức nở thư tín dụng và mức ký
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
45
quỹ cho khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu.
2.6. Phòng kiểm tra, Kiểm toán nội bộ
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu
sau:
Kiểm tra việc điều hành của lãnh đạo của các phòng ban thuộc Sở giao
dịch về việc tuân thủ pháp luật, kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác và chỉ
đạo của Giám đốc Sở giao dịch.
Phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm pháp luật những tiềm ẩn rủi ro
trong kinh doanh tiền tệ.
Xem xét trình Giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc thẩm
quyền Giám đốc Sở giao dịch.
2.7. Phòng giao dịch
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của các Phòng giao dịch là:
Trực tiếp nhận tiền gửi tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện
nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của ban
Giám đốc.
Tham mưu cho Giám đốc về chính sách lãi suất các hình thức và kỳ hạn huy
động vốn.
Nhận tiền gửi dân cư bằng VND và USD dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu,
trái phiếu…
Thực hiện cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được ủy quyền
của Giám đốc Sở giao dịch.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ,
thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu…
Tham mưu cho Giám đốc về chính sách lãi suất huy động vốn, kỳ hạn gửi tiền,
phương thức trả lãi, cũng như các chính sách khách hàng của Sở giao dịch.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch những năm gần
đây
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
46
3.1. Các hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch:
Sở giao dịch là đơn vị thành viên lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam. Sở giao dịch là cơ quan đại diện cho Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Trung ương giao dịch với khách hàng. Sở có chức năng chuyển tiếp
đến các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh, thành phố khu vực phía
Bắc các hoạt động mà chi nhánh chưa thực hiện được như: tiếp nhận viện trợ ODA,
thanh toán quốc tế, thu thập thông tin về các ngân hàng và thị trường nước ngoài
.v.v.. Thông báo các quyết định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương
đến các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đồng thời tham mưu
cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương về các sản phẩm mới, chính sách
khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách kinh doanh.v.v..
Ngoài ra, Sở giao dịch còn cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến các Tổng
công ty Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp
dân cư. Sở giao dịch phục vụ các công trình dự án khắp cả nước trong các lĩnh vực:
điện lực, dầu khí, viễn thông, xây dựng, công nông nghiệp, giao thông vận tải,
thương mại, dịch vụ.v.v..
Các dịch vụ chủ yếu của Sở giao dịch bao gồm:
· Dịch vụ tín dụng, bảo lãnh:
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ của các tổ chức và cá
nhân dưới mọi hình thức như huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn,
nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, nhận tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không
kỳ hạn.v.v.. Cho vay trung, dài hạn phục vụ đầu tư phát triển. Cho vay thiết bị theo
hình thức thuê tài chính. Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản
xuất. Cho vay đồng tài trợ cho các dự án. Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ
sản xuất kinh doanh. Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho
sản xuất, thi công. Cho vay theo hạn mức tín dụng để mở L/C. Cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ.v.v..
Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
47
lãnh mua thiết bị trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, bảo lãnh thanh toán.v.v..
· Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Các phương thức thanh toán quốc tế có: thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,
D/P), chuyển tiền nước ngoài, mua bán ngoại tệ, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu,
thanh toán séc du lịch, tài trợ ủy thác.v.v..
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 3 năm gần đây.
4.1. Về tổng tài sản:
Tổng tài sản của Sở giao dịch tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính
đến 31/12/2002 đã đạt 10.569 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2001 và tăng 44,6% so
với năm 2000. Như vậy có thể thấy rằng, năm 2002 Sở giao dịch hoạt động rất hiệu
quả tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với năm 2001.
Bảng 1:Tổng tài sản của Sở giao dịch
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2000
2001
2002
Tổng tài sản
7.311
7.830
10.569
4.2. Về huy động vốn:
Tính đến 31/12/2002 vốn huy động của Sở đạt 8500 tỷ đồng, tăng 21% so
với năm 2001 và tăng 46% so với năm 2000. Trong đó vốn huy động được từ các
tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng lớn, năm 2000 chiếm 71%, năm 2001 chiếm 73%,
năm 2002 chiếm 75%.
Bảng 2: Huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
48
Năm 2000 2001 2002
Tổng số 5826 100% 7025 100% 500 100%
-Từ dân cư 4141 71% 5153 73% 375 75%
-Từ tổ chức kinh tế 1685 29% 1872 27% 125 25%
4.3. Về vốn cho vay:
Tỷ lệ vốn cho vay so với vốn huy động được khá cao, năm 2000 đạt 94,7%,
năm 2001 đạt 92,5%, năm 2002 đạt 96,3%. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng
sau:
Bảng 3: Vốn cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2000 2001 2002
Vốn cho vay 5520 6535 8118
4.4. Về cơ cấu tín dụng:
Kể từ khi hạch toán độc lập (năm 2001), cơ cấu tín dụng của Sở có sự
thay đổi đáng kể. Cơ cấu tín dụng thương mại có xu hướng ngày càng tăng còn tín
dụng chỉ định thì ngày càng giảm. Riêng trong năm 2002, tỷ lệ tín dụng ngoại tệ
(USD) giảm mạnh do ảnh hưởng của sự kiện khủng bố ngày 11/9, khách hàng hạn
chế giao dịch bằng ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giá.
Bảng 4: Cơ cấu tín dụng
Đơn vị: %
Trong đó Loại tiền
Năm
Tín dụng
thương mại
Ngắn hạn
Trung-
dài hạn
Tín dụng
Chỉ định
VND USD
2000 37,2 20,5 16,7 62,8 45 55
2001 46,7 29,8 16,9 53,3 62 38
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
49
2002 72,0 40,8 29,2 28,0 54 46
4.5. Về thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là dịch vụ mở L/C hàng nhập (chiếm
khoảng 77% trong tổng doanh số các dịch vụ thanh toán quốc tế). Con số chênh lệch giữa
hoạt động L/C hàng nhập và L/C hàng xuất là rất lớn. Các dịch vụ thanh toán quốc tế đều
tăng dần qua các năm. Riêng năm 2001, dịch vụ nhờ thu đã giảm 1 triệu USD, các dịch
vụ khác tăng ít so với năm so với năm 2000. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng sau:
Bảng 5: Thanh toán quốc tế
Đơn vị: triệu USD
Năm Mở L/C
hàng nhập
Mở L/C
hàng xuất
Nhờ thu Chuyển tiền
2000 195 15 4,7 38
2001 207 18 3,7 39,5
2002 248 23 5,6 45
5. Đánh giá kết quả hoạt động của Sở giao dịch
Trong tình hình kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, dưới sự
chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam đã sáng tạo, nỗ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động
kinh doanh đạt kết quả toàn diện trên cả 3 mặt: hoàn thành kế hoạch kinh doanh, lộ
trình cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện
mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước. Sở giao
dịch đã đạt được một số thành tựu chủ yếu như sau:
5.1. Về tổng tài sản
Trong số 73 đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
thì Sở giao dịch có tổng tài sản lớn nhất, chiếm 15%. Có được kết quả trên là do Sở
luôn luôn tìm cách mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ đến khách hàng, tìm kiếm
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
50
khách hàng mới và luôn tìm cách hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình. Hơn
nữa Sở đã áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 để thống nhất các
nghiệp vụ, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu
quả. Nhờ đó, khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Sở ngày
càng nhiều. Điều này thể hiện rõ qua số vốn mà Sở huy động được từ các tổ chức
kinh tế và các tầng lớp dân cư.
5.2. Về huy động vốn:
Vốn huy động của Sở chủ yếu từ các tầng lớp dân cư. Điều này cho thấy uy
tín của Sở giao dịch cũng như của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã
tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số vốn huy động được từ các tổ chức
còn thấp, cần chú trọng công tác marketing khách hàng, nhất là các khách hàng có
tiềm năng tiền gửi lớn như các Quỹ, các Tổng công ty, các công ty bảo hiểm.v.v..
5.3. Về hoạt động cho vay:
Hoạt động cho vay của Sở giao dịch rất hiệu quả, tỷ lệ vốn cho vay so với
vốn huy động được luôn ở mức cao. Điều này cũng thể hiện khả năng thu hồi vốn
cho vay của Sở giao dịch là rất tốt và tốc độ quay vòng vốn cho vay nhanh. Cần
tiếp tục phát huy hơn nữa kết quả này.
5.4. Về cơ cấu tín dụng:
Trong cơ cấu tín dụng, tỷ lệ tín dụng thương mại ngày càng tăng, tỷ lệ tín
dụng chỉ định ngày càng giảm. Điều này thể hiện đúng hướng đi của Sở giao dịch
là trở thành một ngân hàng thương mại thực sự. Tuy nhiên trong cơ cấu tín dụng
thương mại, tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tín dụng
ngắn hạn. Điều này sẽ gây khó khăn đối với hoạt động cho vay, nhất là cho vay đối
với các dự án trong lĩnh vực đầu tư phát triển vốn là thế mạnh của Sở giao dịch và
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
5.5. Về hoạt động thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch đều tăng qua các năm. Tuy
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
51
nhiên, cơ cấu các dịch vụ chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào hoạt động mở L/C
hàng nhập cho khách hàng, các dịch vụ mở L/C hàng xuất, nhờ thu, chuyển tiền
còn ít, số lượng còn nhỏ trong tổng doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế.
5.6. Đánh giá chung
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể. Chất lượng tín dụng được
nâng cao dần, hoạt động tuân thủ pháp luật, kinh doanh có lãi, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước cao hơn năm trước, giữ vững truyền thống
đầu tư phát triển với những hình thức sáng tạo phù hợp với yêu cầu mới. Phát triển
sâu rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, các
liên doanh (Liên doanh bảo hiểm Việt-Úc, Ngân hàng liên doanh với Malaysia:
Public Bank, Ngân hàng liên doanh với Lào:Laos-Viet Bank) đã hoàn thành tốt kế
hoạch đóng góp tích cực vào kết quả chung của toàn hệ thống.
Thực hiện có kết quả 40% đề án cơ cấu lại, đã tiến hành tách bạch cho vay
theo chỉ định. Hoàn thành cơ cấu lại 65% nợ thương mại theo quyết định 149/QĐ-
TTg, trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định, từng bước cải thiện tình hình tài chính
của ngân hàng. Tiếp tục phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành mô hình tổng công ty nhà nước. Thực hiện
đúng tiến độ dự án hiện đại hóa ngân hàng. Tập trung triển khai các quy chế, cơ chế
mới, cải tiến quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000. Thực hiện kiểm
toán quốc tế 6 năm liền (1996-2001). Phân định chức năng nhiệm vụ giữa các
phòng, ban hướng về khách hàng, nâng cao năng lực quản trị điều hành tại Trung
tâm điều hành. Sở giao dịch đã chú trọng phát triển mạng lưới các điểm giao dịch,
đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ như: dịch vụ ngân hàng tại nhà (Homebanking),
thanh toán điện tử, rút tiền từ máy ATM kết hợp với dịch vụ trả hộ lương các doanh
nghiệp, tổ chức; làm đại lý thanh toán thẻ VISA, MASTERCARD, chuyển tiền
nhanh WEST UNION, đưa WEBSITE của Sở giao dịch vào hoạt động. Vì vậy, số
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
52
khách hàng đến quan hệ sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày càng
nhiều. Riêng năm 2002 đã có thêm 2000 khách hàng mới là các tổ chức kinh tế và
cá nhân quan hệ với Sở giao dịch, đặc biệt có trên 700 khách hàng mới là các tổ
chức kinh tế xã hội. Trong các hoạt động của mình, Sở giao dịch luôn tuân thủ và
chấp hành tốt các quy định của pháp luật nhà nước, đóng góp cho ngân sách nhà
nước năm sau cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu kinh doanh của Sở giao dịch đạt và
vượt mức kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương
giao, góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn
thành kế hoạch kinh doanh phục vụ nền kinh tế, cơ cấu lại gắn với phát triển bền
vững và xây dựng ngành vững mạnh, từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Sở giao dịch được Hội đồng thi đua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương
xếp loại thi đua là đơn vị xuất sắc đặc biệt nhiều năm liền toàn hệ thống. Năm
2002, Sở giao dịch là đơn vị duy nhất được Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam xếp loại
xuất sắc đặc biệt trong tổng số 73 đơn vị thành viên. Thành tích đó đã được Đảng,
Nhà nước ghi nhận bằng việc trao tặng phần thưởng cao quý: “Huân chương lao
động Hạng 3” cho Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
II. Các văn bản hướng dẫn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Cho đến nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chưa có một văn bản
chính thức nào hướng dẫn về việc cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Hoạt động tài trợ
xuất nhập khẩu chủ yếu dựa trên các quy định tạm thời và các quy trình tín dụng
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
1. Quy định tạm thời cho vay tài trợ nhập khẩu áp dụng trong hệ thống
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ra ngày 06/04/1998.
Điều 1: Mục đích cho vay.
Ngân hàng cho bên vay vay vốn ngắn, trung, dài hạn để nhập khẩu nguyên,
nhiên, vật liệu, vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phục vụ
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
53
đầu tư cho các dự án xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục phù hợp với chính
sách nhập khẩu của Nhà nước.
Điều 2: Nguồn vốn cho vay.
- Từ các nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam.
- Hạn mức tái tài trợ dưới 01 năm.
- Khai thác nguồn vốn từ các Hiệp định khung với nước ngoài.
Điều 3: Điều kiện vay vốn
Bên vay phải có đầy đủ các điều kiện tín dụng như quy định trong các thể lệ tín
dụng hiện hành. Ngoài ra có thêm hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.
Điều 4: Đối tượng khách hàng được vay vốn;
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
- Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Điều 5: Mức cho vay.
Doanh nghiệp phải có vốn tự có tham gia. Tuỳ từng trường hợp cụ thể thì
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thể xem xét cho vay nhưng tối đa không vượt
quá 100% trị giá hợp đồng nhập khẩu và các chi phí khác nếu xét thấy hợp lý.
Điều 6: Thời hạn cho vay.
- Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh
và thời gian khấu hao của máy móc, thiết bị được hình thành từ vốn vay. Nhưng
cho vay ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng, cho vay trung hạn không quá 05 năm,
những dự án lớn được Nhà nước chỉ định thì không quá 10 năm.
- Thời hạn cho vay được tính từ ngày bên vay bắt đầu nhận tiền vay. Thời
hạn vay được hai bên ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.
- Định kỳ hạn thu nợ theo đặc điểm chu chuyển vốn của doanh nghiệp.
- Đối với cho vay ngắn hạn thu nợ theo tiến độ bán hàng.
- Đối với cho vay trung, dài hạn, kỳ hạn thu nợ từ 03 đến 06 tháng.
Điều 7: Lãi suất cho vay.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
54
- Không vượt quá mức lãi suất trần của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.
Nếu vay từ nguồn vốn huy động của nước ngoài sẽ bằng lãi suất vay nước ngoài =
Phí ngân hàng Đầu tư Phát triển 1%/ năm. Trường hợp vay vốn xuất nhập khẩu
thông qua hiệp định khung thì thực hiện theo lãi suất đã được thoả thuận với bên
nước ngoài.
- Lãi suất áp dụng được bên cho vay và bên đi vay thoả thuận, có thể áơ
dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định.
Điều 8: Đồng tiền nhận nợ vay, trả nợ, trả lãi vay.
- Ngân hàng cho bên vay vay vốn bằng ngoại tệ, bên đi vay phải hoàn trả
nợ gốc, lãi vay và các phí nếu có cũng bằng ngoại tệ.
- Doanh nghiệp nhận nợ, trả nợ, trả lãi và các loại phí bằng ngoại tệ. Trong
trường hợp doanh nghiệp không có đủ ngoại tệ thì được Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt nam bán ngoại tệ theo quy định. Tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ là tỷ giá kinh
doanh tại thời điểm giao dịch mua bán ngoại tệ.
Điều 9: Hình thức thanh toán.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển phát tiền vay bằng cách chuyển thẳng cho
người thụ hưởng ở nước ngoài, theo hai hình thức:
- Thanh toán chuyển trả tiền trực tiếp.
- Thanh toán bằng L/C.
Điều 10: Giải ngân.
- Ngân hàng phát tiền vay trên cơ sở tiến độ giao hàng của nhà xuất khẩu
theo đúng hợp đồng ngoại thương và L/C đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
mở. Tiền vay được chuyển trả thẳng cho người thụ hưởng đã đượ quy định trong
L/C để mua vật tư, máy móc thiết bị.
Sau mỗi lần phát tiền vay cho người thụ hưởng, ngân hàng tiến hành thông
báo cho doanh nghiệp vay vốn đến nhận nợ số tiền đó từ thờ điêm ngân hàng đã
phát vay.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
55
- Trường hợp cụ thể Ngân hàng có thể chấp nhận giải ngân trả cho doanh
nghiệp vay vốn trong trường hợp L/C đã mở nhưng chưa thanh toán. Những trường
hợp đặc biệt này do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương quyết định.
- Ngân hàng từ chối thanh toán trong trường hợp nhà xuất khẩu và doanh
nghiệp vay vốn tự ý sửa đổi hay đề nghị sửa đổi các điều khoản, điều kiện đã quy
định trong hợp đồng ngoại thương và trong L/C đã mở mà không được Ngân hàng
Đầu tư chấp nhận.
- Khoản vốn vay chỉ được huỷ bỏ một phần hay toàn bộ theo đề nghị của
doanh nghiệp vay vốn nếu như có sự chấp thuận bằng văn bản của nước ngoài.
2. Quy chế tạm thời cho vay tài trợ xuất khẩu trong hệ thống Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Vệt Nam.
Chương I – Quy định chung
Điều 1: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp vay
vốn ngắn hạn để cùng với các nguồn vốn khác của doanh nghiệp (thuộc mọi thành
phần kinh tế) để sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh hàng hoá trong danh mục
được phép xuất khẩu theo quy định. Thực hiện cho vay theo đúng thể lệ tín dụng
ngắn hạn và các vấn đề hướng dẫn cụ thể trong văn bản này.
Điều 2: Các doanh nghiệp được vay vốn tài trợ xuất khẩu.
- Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Doanh nghiệp thu mua, sản xuất, chế biến để uỷ thác xuất khẩu.
Điều 3: Doanh nghiệp chỉ được vay vốn khi:
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Thể lệ tín dụng hiện hành.
- Có các hình thức đảm bảo nợ vay sau:
+ Có tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Có bảo lãnh của ngân hàng khác, của các Tổng công ty thành lập theo
quyết định 90, 91.
+Có đảm bảo bằng tài khoản tiền gửi đối ứng VND (để cho vay USD)
hoặc tiền gửi USD (để cho vay VND) của doanh nghiệp hoặc Tổng công ty.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
56
+ Cầm cố bằng bộ chứng từ đòi tiền, hối phiếu.
+ Khi có L/C đã mở mà ngân hàng Đầu tư và Phát triển chỉ định là ngân
hàng thông báo và ngân hàng chiết khấu.
+ Nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng uỷ thác (đối với doanh
nghiệp không xuất khẩu trực tiếp) xác đnhj rõ khả năng thanh toán của bên mua và
chỉ định thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp vay ngân hàng Đầu tư và Phát
triển.
+ Có hợp đồng xuất khẩu theo chương trình trả nợ nước ngoài của Chính
phủ.
Tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng thực hiện hợp đồng xuất khẩu của
doanh nghiệp vay vốn mà quy định, lựa chọn phối hợp nhiều hình thức đảm bảo nợ
vay.
Điều 3: Các hình thức cho vay.
- Cho vay trước khi ký hợp đồng xuất khẩu.
- Cho vay sau khi ký hợp đồng xuất khẩu.
- Cho vay sau khi L/C đã được phát hành.
- Cho vay cầm cố hối phiếu hợp lệ.
Điều 4: Phương pháp cho vay:
Các đơn vị vay vốn thuộc loại hình sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu
ổn định, nếu có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có thể lập kế hoạch vay cho cả quý
hoặc cả mùa vụ. Ngân hàng xem xét cho vay và áp dụng thường xuyên làm căn cứ
ký hợp đồng tín dụng.
Đối với những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn không thường xuyên thì
ngân hàng áp dụng phương pháp cho vay từng lần tương ứng với mức độ đảm bảo
nợ vay.
Điều 5: Thời hạn cho vay, thu nợ gốc và lãi.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
57
Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và
luân chuyển hàng hoá hoặc thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc thời hạn thanh toán
của L/C nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Việc thu nợ gốc và lãi sẽ thực hiện theo thể lệ tín dụng ngắn hạn hiện hành,
trừ những trường hợp đã được quy định rõ trong quy chế này.
Điều 6: Lãi suất cho vay
Để khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng Đầu tư và Phát triển áp dụng lãi suất
cho vay ngắn hạn ngoại tệ, VND thấp hơn lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước
quy định, mức giảm tối thiểu 0,1%/ tháng, đối với VND 0,2%/ năm đối với ngoại
tệ.
Lãi suất cho vay: Thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Tổng giám đốc Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ tương ứng loại tiền vay vốn.
Đối với các khách hàng lớn, truyền thống của Ngân hàng, có quan hệ vay trả
thường xuyên, cam kết bán lại ngoại tệ cho Ngân hàng khi có doanh thu hàng xuất
khẩu thì sẽ được cho vay với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn.
Trường hợp có tiền gửi VND làm đảm bảo thì được vay USD đối ứng với lãi
suất thấp (lãi suất vay bằng lãi suất tiền gửi do khách hàng yêu cầu).
Điều 7: Loại tiền cho vay
- Doanh nghiệp được vay bằng VND hay ngoại tệ theo yêu cầu.
- Do doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay nên được ưu tiên vay
bằng ngoại tệ để sử dụng. Trong trường hợp này được ngân hàng mua lại số ngoại
tệ đó. Khi thu được tiền hàng sẽ hoàn trả số tiền ngoại tệ đã vay.
Điều 8: Căn cứ và thực hiện phát tiền vay
Việc phát tiền vay được dựa trên hợp đồng kinh tế và tiền được chuyển trả
thẳng đơn vị thụ hưởng.
Trường hợp người bán hàng không có tài khoản thì được phép dùng tiền mặt
hằng ngân phiếu thanh toán. Trường hợp này việc phát tiền vay căn cứ trên hoá đơn
nhập kho, hợp đồng.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
58
Trong trường hợp ứng tiền để thu mua thì căn cứ vào tiến độ mua hàng giao
Giám đốc Chi nhánh xem xét thực tế để quyết định cho vay.
Sau 7 đến 10 ngày tính từ khi phát vốn vay thì Ngân hàng nhất thiết phải
kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
Điều 9: Các hồ sơ tài liệu gửi đến Ngân hàng:
- Hồ sơ liên quan đến tư cách pháp nhân như quyết định thành lập, giấy phép
kinh doanh, điều lệ (nếu có).
- Các tài liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp gồm báo cáo quyết táon
của năm trước và quí gần nhất tính đến thời điểm xin vay.
- Đơn vị xin vay kèm theo phương án sản xuất kinh doanh.
- Các tài liệu liên quan đến việc cho phép xuất khẩu theo luật pháp Việt Nam
hiện hành.
- Hồ sơ thế chấp, bảo lãnh, cầm cố và các hình thức đảm bảo nợ vay khác
theo quyết định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Các tài liệu liên quan khác.
Trong trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu để
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu thì phải gửi kèm theo
Hợp đồng nhập khẩu và các văn bản khác theo qui định của Ngân hàng.
Điều 10: Xử lí vi phạm hợp đồng tín dụng
Trong trường hợp, Hợp tín dụng bị phá vỡ vì các rủi ro sau thì doanh nghiệp
không được hưởng các ưu đãi được nêu trong qui định này và khoản nợ được coi là
hết hạn nếu như trong vòng 15 ngày sau đó doanh nghiệp không có phương án để
đảm bảo việc trả nợ cho Ngân hàng.
- Bên mua phá vỡ hợp đồng xuất khẩu.
- Bên mua hoặc Ngân hàng nước ngoài bị phá sản, không còn khả năng thanh
toán nợ tiền hàng và L/C đã phát hành.
- Rủi ro do hình thức thanh toán thiếu an toàn (nhờ thu, chuyển tiền điện…)
tiền hàng xuất khẩu.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
59
- Rủi ro ngoại hối làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
- Rủi ro do chứng từ thanh toán và các điều khoản bất lợi cho Nhà sản xuất
quy định trong hợp đồng xuất khẩu.
- Các rủi ro bất khả kháng.
Chương II: Những quy định cụ thể
A. Cho vay trước khi ký hợp đồng xuất khẩu
Điều 12: Ngân hàng cho vay bổ sung vốn lưu động để thu mua, dự trữ, sản
xuất hàng xuất khẩu trước khi ký hợp đồng xuất khẩu. Doanh nghiệp gửi các hồ sơ,
tài liệu theo quy định tại điều 9 đến Ngân hàng để xem xét.
Điều 13: Mức cho vay
Tối đa bằng tổng chi phí cần thiết để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất
khẩu trừ đi vốn tự có. Trong trường hợp đối với những mặt hàng xuất khẩu được
Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được vượt quá
mức trị giá hàng hoá còn lại được phép xuất khẩu trên Quota tính đến thời điểm
vay vốn.
B. Cho vay sau khi ký hợp đồng xuất khẩu
Điều 14: Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay
bổ sung vốn lưu động để thu mua, dự trữ, sản xuất hàng xuất khẩu để thực hiện hợp
đồng, doanh nghiệp gửi các hồ sơ, tài liệu theo như qui định tại điều 9 để Ngân
hàng xem xét cho vay. Ngoài ra doanh nghiệp phải gửi kèm hợp đồng xuất khẩu
hoặc hợp đồng uỷ thác, trong đó cam kết đảm bảo việc thanh toán tiền hàng xuất
khẩu sẽ được chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp mở tại Ngân hàng.
Điều 15: Mức cho vay
Tối đa bằng tổng chi phí để sản xuất ra trị giá hàng hoá theo hợp đồng xuất
khẩu đã ký hết, sau khi trừ đi vốn tự có và vốn ứng trước của người mua, các nguồn
huy động khác. Mức cụ thể do giám đốc chi nhánh quyết định. Đối với những mặt
hàng được Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
60
vượt giá trị hàng hoá còn lại được phép xuất khẩu trên Quota tính đến thời điểm
vay vốn.
Trường hợp doanh nghiệp đã được Ngân hàng cho vay trước khi ký hợp
đồng xuất khẩu thì Ngân hàng chỉ cho vay vốn bổ sung đủ để thực hiện hợp đồng.
C. Cho vay khi L/C đã mở
Điều 16: Sau khi nhận được L/C do ngân hàng nước ngoài phát hành, nếu
doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động để thu mua, dự trữ sản xuất hàng hoá
xuất khẩu thì ngoài các hồ sơ tài liệu quy định tại điều 9, doanh nghiệp cần gửi hợp
đồng xuất khẩu và phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Ngân hàng đầu tư phải là ngân hàng thông báo và thanh toán L/C.
- Ngân hàng phát hành L/C phải được ngân hàng đầu tư chấp nhận.
- Trong L/C phải quy định rõ bộ chứng từ phải được xuất trình tại ngân hàng
đầu tư, nếu không thì bản gốc của L/C phải do Ngân hàng Đầu tư giữ.
Điều 17: Mức cho vay
- Tối đa không được vượt quá trị giá của L/C. Đối với những mặt hàng xuất
khẩu được nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì mức tối đa nêu trên không được
vượt quá trị giá hàng hoá còn lại được phép xuất khẩu trên Quota tính đến thời
điểm vay vốn.
- Trong trường hợp doanh nghiệp đã được ngân hàng cho vay để thực hiện
hợp đồng, thì ngân hàng chỉ cho vay bổ sung phần vốn chênh lệch.
Điều 18: Thời hạn cho vay
Thời gian cần thiết để sản xuất, giao hàng và thanh toán nhưng tối đa không
được quá thời điểm thanh toán 10 ngày và thời gian cho vay quy định tại điều 5
chương I.
Điều 19: Gia hạn nợ
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
61
Trường hợp vì lý do sản xuất dẫn đến việc giao hàng thanh toán chậm buộc
phải gia hạn L/C thì doanh nghiệp buộc phải có giải trình và chứng minh việc tu
chỉnh L/C để ngân hàng xem xét. Căn cứ vào thời hạn thanh toán mới của L/C ngân
hàng có thể gia hạn nợ. Việc gia hạn nợ này phải tuân thủ theo quy định về gia hạn
nợ hiện hành của pháp luật nhưng phải phù hợp với thời hạn thanh toán mới của
L/C.
D. Cho vay cầm cố hối phiếu hợp lệ
Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế số 34/1998/ thanh toán quốc tế
ngày 6/4/1998 do Thống đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã quy
định cụ thể dự thảo hướng dẫn nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất:
I. Điều kiện chiết khấu:
Điều 7:
7.1. Điều kiện về L/C, Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ của các L/C sau:
+ L/C trả ngay hoặc trả chậm thời hạn không quá 30 ngày, đã được xác nhận
mã khoá đúng.
+ Nội dung các điều khoản và điều kiện L/C hợp lý, có tính khả thi.
+ Ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng có uy tín.
+ Thị trường xuất khẩu hàng hoá là thị trường quen thuộc.
7.2 Bộ chứng từ:
+ Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo theo các điều khoản, điều kiện
của L/C cùng với các tu chỉnh.
+ Trường hợp bộ chứng từ có sai sót không thể sửa chữa được, khách hàng
yêu cầu chiết khấu, giám đốc chi nhánh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem
xét, quyết định.
7.3 Quyền đòi tiền bộ chứng từ thuộc về ngân hàng đầu tư.
Điều 8: Số tiền chiết khấu
8.1. Căn cứ xác định số tiền chiết khấu.
+ Độ tín nhiệm của khách hàng
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
62
+ Uy tín của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thanh toán
+ Độ hoàn hảo của bộ chứng từ
8.2. Mức chiết khấu cụ thể
+ Đối với bộ chứng từ hoàn hảo.
Số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 95% trị giá hoá đơn đối với L/C trả
ngay
Số tiền chiết khấu tối đa không vượt quá 85% giá trị hoá đơn đối với L/C trả
chậm
+ Đối với bộ chứng từ còn sai sót.
Số tiền chiết khấu tối đa bằng 80% trị giá hoá đơn đối với L/C trả ngay và
bằng 70% đối với L/C trả chậm.
II. Thủ tục chiết khấu và bồi hoàn chiết khấu
Điều 10: Thủ tục chiết khấu
10.1. Khách hàng có nhu cầu chiết khẩu bộ chứng từ cần gửi đến ngân hàng
các tài liệu liệu sau:
+ Bảng gốc L/C và các bản sửa đổi
+ Bộ chứng từ hợp lệ theo quy định điều 7.2
+ Đơn xin chiết khấu 4 bản.
10.2. Trường hợp khách hàng đề nghị chiết khấu không phải người thụ
hưởng trực tiếp L/C, cần xuất trình thêm:
+ Hợp đồng uỷ thác
+ Giấy uỷ quyền của người xuất khẩu trực tiếp.
10.3. Sau khi nhận được hồ sơ xin chiết khấu, thanh toán viên kiểm tra bộ
chứng từ theo quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của thanh toán viên số
32/1998/ thanh toán quốc tế phải đảm bảo đúng quy định L/C và các quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng Thương mại quốc tế.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
63
10.4. Trên cơ sở các quyết định về điều kiện chiết khẩu chứng từ tại điều 6,
7, 8 thanh toán việc phải thông báo cho khách hàng biết ý kiến chấp nhận hay
không trong vòng 2 ngày làm việc của ngân hàng.
10.5. Nếu đồng ý chiết khấu, thanh toán viên trình Ban lãnh đạo duyệt.
Điều 11: Bồi hoàn chiết khấu
Điều 12: Nếu quá hạn 60 ngày kể từ ngày chiết khấu mà chưa nhận được
tiền, thanh toán viên thông báo cho ngân hàng mở L/C đồng thời thông báo cho
doanh nghiệp trả tiền ngân hàng.
Điều 13: 7 ngày sau thời hạn chiết khấu bộ chứng từ, nếu ngân hàng chưa
nhận được số tiền chiết khấu, kế toán làm thủ tục chuyển số tiền thành nợ quá hạn,
lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức chiết khấu đã xác định khi chiết khấu.
III. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch I
1. Kết quả hoạt động:
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, hoạt động
tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã đạt được những thành công không nhỏ trong lĩnh vực này.
- Về quan hệ hợp tác: Thông qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Trung ương, Sở giao dịch đã có được mối quan hệ hợp tác với các ngân
hàng thuộc các nước EU. Với uy tín có được, hiện nay Sở giao dịch đã mở
rộng quan hệ tín dụng xuất nhập khẩu với nhiều ngân hàng trên thế gới
như Japan Exim bank, US Exim bank, Thailand Exim bank,…
- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đã góp phần đa dạng hoá các
hoạt động ngân hàng quốc tế trong quá trình hội nhập, kết hợp với các
dịch vụ ngân hàng quốc tế khác đã phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đầu tư
phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và sự phát triển
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
64
của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập của Sở giao dịch liên tục tăng qua các
năm, được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2002.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Doanh số Tăng so với
năm trước
1999 1.285.765
2000 1.428.936 11,13%
2001 1.905.245 33,33%
2002 2.522.944 32,42%
- Về hoạt động nghiệp vụ: Trong 4 năm liên tục 1999- 2002, doanh
số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch luôn tăng trưởng ở mức
cao trung bình 25,6%/ năm. Điều này thể hiện thị trường xuất nhập khẩu đối
với Sở đang được mở rộng. Năm 1999 doanh số cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu của SGD mới chỉ đạt 1.285.765 triệu đồng đến năm 2002 đã là
2.522.944 triệu đồng tăng gần 2 lần so với năm 1999.
Trong cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu thì tỷ lệ cho vay tài trợ
nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%. Điều này cũng phù hợp điều kiện
kinh tế đất nước hiện nay, các doanh nghiệp vay vốn để nhập khẩu máy móc
thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng
hoá của nước ngoài phục vụ tiêu dùng trong nước. Còn tài trợ xuất khẩu chủ
yếu phục vụ các doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu hàng nông sản có
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
65
giá trị thấp nên nhu cầu tài trợ vốn không nhiều. Số liệu cụ thể được trình
bày ở bảng dưới đây:
Bảng 7: Cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2000 2001 2002
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Xuất khẩu 296702 21% 380388 20% 500511 20%
Ngắn hạn 296702 21% 80388 20% 500511 20%
Trung-dài hạn 0 0 0 0 0 0
Nhập khẩu 1132234 79% 524857 80% 2022433 80%
Ngắn hạn 391015 27% 17567 27% 674728 27%
Trung-dài hạn 741219 52% 1007290 53% 1347705 53%
Qua bảng trên ta thấy trong tín dụng tài trợ xuất khẩu thì chỉ có tín dụng
ngắn hạn (dưới 1 năm), điều này là do tính chất mùa vụ của các mặt hàng nông sản
thường ngắn, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có nhu cầu tài trợ trong thời gian
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
66
ngắn. Trong tín dụng tài trợ nhập khẩu thì tỷ lệ tín dụng trung – dài hạn lại chiếm tỷ
trọng lớn. Do SGD chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị có
giá trị lớn, thời gian khấu hao dài.
- Về kết quả hoạt động nghiệp vụ: Dư nợ tín dụng xuất khẩu chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu. Qua 3 năm gần đây, mặc dù
doanh số có tăng nhưng tỷ trọng không đổi. Chủ yếu vẫn là dư nợ tín dụng nhập
khẩu chiếm tới 86%. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 8: Dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2000 2001 2002
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Xuất khẩu 183084 14% 240901 14% 308847 13%
Ngắn hạn 183084 14% 240901 14% 308847 13%
Trung-dài hạn 0 0 0 0 0 0
Nhập khẩu 1129160 86% 1491920 86% 2019021 87%
Ngắn hạn 159177 12% 207989 12% 278293 12%
Trung-dài hạn 969983 74% 1283931 74% 1740728 75%
2. Đánh giá các loại hình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu mà Sở giao
dịch đang cung cấp.
Tín dụng tài trợ xuất khẩu
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
67
2.1. Tín dụng ứng trước cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
Nguồn vốn tín dụng của Sở giao dịch đã góp phần hình thành, đổi mới và
nâng cao năng lực hoạt động, năng lực xuất khẩu của ngành dệt may bằng đầu tư
cho các công ty lớn như May Đức Giang, May 10, May Thăng Long, May Hồ
Gươm, Dệt Hà Nội, Dệt 8-3, Haprosimex…
Các công ty may này chiếm khoảng 90% doanh số thanh toán L/C xuất của
Sở giao dịch. Ngoài ra, Sở giao dịch còn có quan hệ tín dụng với các Tổng công ty
có tiềm năng xuất khẩu mạnh như Petrolimex, Vinaconex, Vinatimex…
2.2. Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá:
Thanh toán viên thực hiện chiết khấu theo “Quy trình thanh toán quốc tế” do
Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành ngày
01/09/2001.
Hoạt động chiết khấu bộ vhứng từ hàng xuất là hoạt động tài trợ xuất khẩu
an toàn nhất đối với ngân hàng, do vậy lãi suất chiết khấu luôn thấp hơn lãi suất của
các hình thức tài trợ khác. Hoạt động này mới được thực hiện tại Sở giao dịch từ
năm 2000 nên còn nhiều hạn chế, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch chủ yếu nhằm phục vụ toàn
diện nhu cầu của khách hàng. Các khách hàng được thanh toán L/C xuất qua Sở
giao dịch phần lớn đều là các doanh nghiệp có khả năng tài chính lành mạnh, có
quan hệ tín dụng thường xuyên, được Sở giao dịch cho vay theo hạn mức tín dụng.
Do vậy doanh nghiệp ít có nhu cầu xin chiết khấu.
Quan hệ ngân hàng đại lý của Sở giao dịch chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu của khách hàng. Điều này gây khó khăn cho hoạt động chiết khấu bộ chứng từ
hàng xuất vì khi Sở giao dịch có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C thi việc thu
xếp thanh toán sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
68
Về yếu tố khách quan, sau khi pháp luật về thương phiếu ban hành nhưng lại
thiếu những văn bản dưới luật thương phiếu do vậy thương phiếu chưa trở thành
hàng hoá trên thị trường tài chính nhằm tăng tính thanh khoản của các ngân hàng.
Tín dung tài trợ nhập khẩu:
2.3. Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung tài trợ nhập
khẩu:
Trong chương trình tín dụng xuất khẩu của các nước xuất khẩu có chương trình
hỗ trợ gián tiếp cho các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện nhập khẩu máy móc,
thiết bị thông qua các kênh tín dụng của các nước nhập khẩu. Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam là một đầu mối tiếp nhận kênh tín dụng này.
Lợi ích đối với nhà nhập khẩu:
- Thứ nhất, hình thức này có sự tham gia của các công ty bảo hiểm tín dụng
nên các doanh nghiệp có thể yên tâm về chất lượng cũng như trình độ hiện đại của thiết
bị như quy định trong hợp đồng
Nhà xuất khẩu có thể lựa chọn lãi suất áp dụng cố định hay thả nổi và có quyền
chuyển đổi từ lãi suất cố định sang thả nổi (hoặc ngược lại) để tránh rủi ro. Lãi suất cố
định mà ngân hàng áp dụng thường thấp hơn lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước quy
định và thấp hơn lãi suất bình quân trên thị trường Liên Ngân hàng.
Lãi suất thả nổi: Định kỳ 06 tháng/ lần, Ngân hàng nước ngoài sẽ thông báo mức
lãi suất được áp dụng cho 06 tháng tiếp theo cho số dư còn lại của khoản vay.
Lãi suất thả nổi được tính trên cơ sở chào giá Liên Ngân hàng tại thị trường đã
được quy định theo thông lệ quốc tế (ví dụ Libor cho đồng $, Fibor cho đồng DEM
cộng với lãi lề cố định)
Lãi suất cố định: Được ấn định ngay từ đầu và không thay đổi trong suốt thời
gian khoản vay. Mức lãi suất này do OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) xác
định hàng tháng và được áp dụng từ ngày 14 của tháng thông báo đến ngày 15 tháng sau
cho những đơn xin tài trợ được chấp nhận trong thời gian đó.
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
69
Thứ hai, Ngân hàng cho phép các doanh nghiệp ký các Hợp đồng mua bán ngoại
tệ giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn để tránh rủi ro hối đoái.
Thứ ba, ngân hàng cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin về đối tác nước
ngoài, tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp thiết bị, máy móc, dây chuyền
công nghệ, giá cả và các điều khoản thanh toán tiết kiệm chi phí nhất.
Thứ tư, doanh nghiệp có thể được gia hạn nợ nếu tình hình sản xuất kinh doanh
gặp khó khăn hay đang trong giai đoạn chạy thử, lắp đặt máy móc thiết bị…
Nhược điểm của loại hình tài trợ này
- Thứ nhất, đây là nguồn tài trợ của phía nước ngoài nên các khách hàng xin
vay ngoài việc phải thoả mãn các điều kiện của một hợp đồng tín dụng thông thường
còn phải thoả mãn các điều kiện của nhà tài trợ:
+ Giá trị máy móc lớn hơn 150.000 USD.
+ Có Hợp đồng nhập khẩu với nhà nhập khẩu có đủ tư cách pháp nhân hoạt động
trên đất nước xuất khẩu và tài trợ.
+ Trong hợp đồng nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu phải có ít nhất 60% hàng hoá
được sản xuất ở nước xuất khẩu và tài trợ.
- Mặc dù có những ưu đãi và linh động đối với khách hàng trong việc lựa chọn
lãi suất, tuy nhiên do thời hạn vay và trả nợ dài nên những biến động lãi suất trên thi
trường quốc tế, biến động về tỷ giá là rủi ro lớn tác động đến nhà nhập khẩu.
- Ngoài việc trả lãi và nợ gốc, nhà nhập khẩu phải trả thêm các khoản sau;
+ Phí bảo hiểm tín dụng (tính trên giá trị khoản vay) khoảng 6 – 6,5% được trả
một lần hoặc trả suốt thời gian vay
+ Phí quản lý: khoản phí được tính theo tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng vay vốn,
được thanh toán trước khi giải ngân.
Phí cam kết: là khoản phí được tính theo tỷ lệ % tính trên số tiền chưa được rút
vốn của hợp đồng nhập khẩu riêng lẻ.
Tín dụng dành cho người đặt hàng và Hiệp định khung là loại hình tài trợ nhập
khẩu, ra đời sớm mhất và riêng có của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
70
nhiên, từ năm 1998 trở lại đây, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là những căng thẳng
của nhu cầu ngoại tệ, tâm lý lo sợ tỷ giá tăng cao nên việc tài trợ xuất nhập khẩu qua
hiệp định khung không còn hấp dẫn khách hàng như trước nữa. Vì vậy, doanh số phát
hành bảo lãnh vay vốn nước ngoài trong 03 năm gần đây đều bằng 0.
2.4. Cho vay ứng trước thanh toán hàng nhập:
Đây là hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu được thực hiện phổ biến nhất tại
Sở giao dịch từ trước đến nay. Tuỳ theo đối tượng khách hàng, tình hình tài chính, mục
đích vay vốn, đặc điểm sản xuất kinh doanh… mà cán bộ tín dụng lựa chọn hình thức
cho vay phù hợp. Ví dụ đối với khách hàng truyền thống, có uy tín cao, tình hình tài
chính tốt, có nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu thường xuyên, cán bộ tín dụng xem xét
và cho vay dưới hình thức hạn mức tín dụng.
3. Đánh giá những mặt mạnh, yếu trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất
nhập khẩu của Sở giao dịch.
3.1. Những thành tựu đạt được và thế mạnh của Sở giao dịch trong hoạt dộng
tài trợ xuất nhạp khẩu:
- Trong 3 năm liên tiếp (2000 - 2002), nguồn vốn huy động của Sở giao dịch
tăng trưởng mạnh và có sự chuyển dịch theo hướng tăng nguồn vốn dài hạn, năm 2000
đã cơ bản tự chủ được nguồn vốn hoạt động kinh doanh. Sở giao dịch không ngừng
tăng cường các biện pháp huy động ngoại tệ, thu hút nâng cao số lượng khách hàng gửi
tiền, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ. Do vậy, Sở giao
dịch luôn chủ động được nguồn ngoại tệ ngay cẩ trong những thời điểm khó khăn về
ngoại tệ.
- Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu máy móc thiết bị là mặt mạnh và
là hoạt động truyền thống của Sở giao dịch với các loại hình đa dạng: cho vay nhập
khẩu theo hiệp định khung, bảo lãnh trả chậm, bảo lãnh vay vốn, thuê mua tài chính…
- Là một chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Sở giao dịch
được giao nhiệm vụ thẩm định, cho vay theo kế hoạch Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư
xây dựng cơ bản. Chính vì vậy, khách hàng truyền thống của Sở giao dịch là những
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
71
công ty lớn, uy tín cao, tình hình tài chính vững mạnh, làm ăn hiệu quả cũng chính là
những khách hàng có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu lớn.
- Qua 4 năm đi vào hoạt động, phòng thanh toán quốc tế đã có những kinh
bước phát triển đáng kể. Đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương,
giàu kinh nghiệm, năng động, được trang bị mạng SWIFT, không những phục vụ an
toàn hiệu quả nhu cầu thanh toán của khách hàng truyền thống mà còn thu hút được các
khách hàng là các công ty TNHH, những khách hàng chuyên doanh nhập khẩu thiết lập
quan hệ với Sở giao dịch.
3.2. Những tồn tại và yếu kém của Sở giao dịch trong hoạt động tài trợ xuất
nhập khẩu:
- Tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch mới chỉ tồn tại ở hình thức cổ điển là
cho vay theo món, cho vay luân chuyển và cho vay theo hạn mức tín dụng. Trừ hoạt
động mở L/C trả chậm trên 1 năm, các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu hiện đại khác
còn quá mới mẻ hoặc chưa có.
- Sở giao dịch có thị phần tín dụng và huy động vốn lớn nhất, nhì trên địa bàn
Hà Nội nhưng đối tượng khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu mà ngân
hàng có thê mua lại quá nhỏ bé do khách hàng truyền thống chủ yếu là các Tổng công ty
xây dựng.
3.3. Nguyên nhân của những yếu kém trên là:
- Đa số đội ngũ cán bộ công nhân viên của Sở giao dịch nói riêng và của hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nói chung vẫn mang nặng quan điểm cũ rằng tín
dụng đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ của Ngân hàng mình. Thêm vào đó, cán bộ
tín dụng vẫn nhìn nhận tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu theo quan điểm truyền thống chỉ
gồm các hình thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng và tín dung tài trợ
cho người đặt hàng theo hiệp định khung.
- Lĩnh vực hoạt động truyền thống 45 năm qua của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam là đầu tư xây dựng cơ bản, tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là hoạt động
mới được thực hiện trong mấy năm trở lại đây. Do vậy, thị phần thanh toán quốc tế của
Chuyên đÒ thực tập tốt nghiệp
72
Sở giao dịch trên địa bàn còn nhỏ bé. Đội ngũ cán bộ tín dụng chưa được đào tạo về
nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng,
thiếu kinh nghiệm và thông tin về các sản phẩm, thị trường nước ngoài.
- Chưa có cơ chế phối kết hợp giữa trung ương và chi nhánh để mở rộng hoạt
động này đặc biệt là hoạt động tài trợ xuất khẩu. Thể hiện rõ nét nhất là Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển chưa ban hành quy trình chính thức cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chưa
thành lập phòng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch.
4. Sự cần thiết mở rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch:
4.1. Cơ hội để Sở giao dịch mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.
- Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế, kinh doanh đối ngoại với nhiều quốc gia, tổ chức kinh tế trên
thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh trong những năm qua. Doanh số xuất
khẩu tăg nhanh và có sự chuyển dịch cơ cấu từ sản phẩm thô sang sản phẩm chế biến,
gia công và sản phẩm công nghiệp nhẹ. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song
phương với Hoa Kỳ. Trong năm 2003, Việt Nam sẽ thực hiện một số cam kết trong
AFTA, tiến tới gia nhập WTO.
- Một loạt các biện pháp như cổ phần hoá, giao bán, cho thuê… các doanh
nghiệp nhà nước, cùng với việc ban hành Luật doanh nghiệp đã làm tăng tính cạnh tranh
của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng, đồng thời thành
lập thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới chủ yếu là các công ty TNHH và các công ty cổ
phần. Trong số này chắc chắn có các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, họ sẽ có
nhu cầu được tài trợ của ngân hàng. Do đó, Sở giao dịch cần phải mở rộng hoạt động tín
dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Sở giao dịch I - NHĐT và PT Việt Nam.pdf