Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng

Như vậy vốn thực sự cần thiết để một doanh nghiệp bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Muốn tồn tại và phát triển thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải được tiến hành một cách có hiệu quả. Vì vậy việc quản lý vốn là không thể thiếu được. Nó là vấn đề sống còn cho mỗi doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra.

pdf70 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách nhiệm thực hiện hiệp định này. Về phía ta có đề suất xây thêm một nhà máy điện, một nhà máy hoá chất phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất và được nước bạn nhất trí. Tóm lại, nhà máy được trang bị bằng nhiều máy móc hiện đại từ các nhà cung cấp có kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nên có tính đồng bộ cao trong dây truyền sản xuất và cũng do máy móc thiết bị tiên tiến nên đòi hỏi chất lượng, quy cách của nguyên liệu, nhiên liệu, các hoá chất chuyên dùng phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Trình độ công nhân vận hành và bảo dưỡng phải thành thạo. Địa điểm của nhà máy giấy Bãi Bằng nằm gần vùng cung cấp nguyên liệu như: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, … nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Lô, lấy nguồn nước cung cấp từ sông Lô và nước thải ra sông Hồng. Về giao thông: Nhà máy nằm gần đường quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội- Lào Cai và đường thuỷ thông đến cảng Việt Trì- Hà Nội. Do đó, rất thuận lợi cho hoạt động của nhà máy. Sau thời gian xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất, vào lúc 21 giờ 18 phút ngày 20/11/1980 kw điện đầu tiên được sản xuất và hòa vào lưới điện quốc gia. Ngày 30/11/1980: Đã sản xuất được cuộn giấy đầu tiên bằng bột ngoại trên máy xeo I và cuộn giấy đầu tiên của máy xeo II được sản xuất vào ngày 28/02/1982. Ngày 31/08/1982: Nồi bột đầu tiên được sản xuất đã thành công. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 33 Ngày 26/11/1982: Lễ khánh thành- giai đoạn vận hành toàn nhà máy bắt đầu. Nhà máy ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa Chính phủ Việt nam và Chính phủ Thụy Điển. Do tính chất phức tạp của nhà máy và để nhà máy duy trì, phát triển lâu dài và ổn định tổ chức sản xuất với tên gọi khác nhau qua các thời kỳ:  Từ cuối 1974 khi bắt đầu khởi công xây dựng đến tháng 7/1979 mang tên nhà máy giấy Bãi Bằng.  1987 nhà máy đổi tên thành xí nghiệp liên hợp giấy Vĩnh Phú. Do cơ cấu tổ chức lại của Nhà nước, để phù hợp với xu thế chung công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Chính phủ đã ra quyết định thành lập “Tổng Công ty giấy Việt Nam” và nhà máy được đổi tên thành “Công ty giấy Bãi Bằng” trực thuộc sự chỉ đạo của Tổng Công ty giấy Việt Nam. 2.1.2. Quá trình phát triển. Có thể chia quá trình phát triển của Công ty thành hai giai đoạn lớn: giai đoạn từ 1982 đến tháng 6/1990 là giai đoạn có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Thụy Điển và giai đoạn tiếp theo là giai đoạn do toàn bộ CBCNV Việt Nam quản lý và điều hành. Trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn nhưng Công ty đã khắc phục được và đứng vững trong cơ chế thị trường, từng bước phát triển hoàn thiện mô hình quản lý tiên tiến, đã tỏ rõ sức sống trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Đến nay, Bãi Bằng đã trở thành tổ hợp công nghiệp giấy lớn nhất Việt Nam, luôn đi đầu ngành về cả số lượng lẫn chất lượng sản phẩm có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Văn hoá- Giáo dục- Kinh tế đất nước. Hơn thế, Công ty giấy Bãi Bằng còn là đơn vị quốc doanh tiêu biểu của tinh thần đổi mới: Năng động- Sáng tạo- Hợp tác- Hội nhập và phát triển. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 34 Một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh minh chứng cho sự thành công của Công ty. STT Chỉ tiêu ĐVT 1998 1999 2000 1 Sản lượng giấy sản xuất Tấn 53.630 63.271 65.648 2 Tiêu thụ tấn 56.000 61.530 68.240 3 Doanh thu Tr.đ 593.162 638.900 721.688 4 Lợi nhuận Tr.đ 50.012 52.944 50.427 5 Nộp NSNN Tr.đ 53.654 62.467 69.484 6 Thu nhập bình quân Tr.đ/ng/tháng 1,032 1,385 1,801 7 Đội ngũ CBCNV Người 2.886 3.433 3.552 2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý Để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, Công ty giấy Bãi Bằng tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Thực hiện chế độ quản lý doanh nghiệp theo chế độ một Tổng giám đốc. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp thì các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt, thông suất (theo sơ đồ trang bên). * Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. - Tổng giám đốc là người đại diện hợp pháp duy nhất của Công ty, chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và các phòng ban tham mưu. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty trong từng thời kỳ sản xuất trước Tổng Công ty giấy và tập thể người lao động. Mọi quy định của Công ty phải được Tổng giám đôc thông qua và xét duyệt. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 35 - Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh của toàn Công ty như tiến độ sản xuất giấy, nhu cầu hoá chất, tiêu hao điện năng dùng cho sản xuất trên cơ sở các định mức tiêu hao nguyên vật liệu do Công ty đề ra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do các bộ phận làm ra. - Phó Tổng giám đốc bảo dưỡng là người phụ trách bảo dưỡng toàn bộ máy móc thiết bị của Công ty hiện có, đảm bảo cao nhất khả năng vận hành của máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra còn có trách nhiệm đề ra các nội quy an toàn lao động trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 36 - Phó Tổng giám đốc kinh tế là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về cung cấp nguyên vật liệu dùng cho sản xuất theo kế hoạch được Nhà nước giao, mua sắm thiết bị phụ tùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. - Phó Tổng giám đốc đầu tư là người phụ trách đầu tư chiều sâu phục vụ sản xuất và các nhu cầu nâng cao đời sống vật chất văn hoá, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Kế toán trưởng là người có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán tr- ưởng tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán đồng thời theo dõi phần hành kế toán tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo, cải tiến hình thức và phương pháp kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ phù hợp với điều kiện của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: có chức năng giúp cho Tổng giám đốc quản lý nhân sự trong toàn bộ Công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc về đề bạt, miễn nhiệm cán bộ trong phạm vi Công ty quản lý. - Phòng thị trường: tiếp cận thị trường tiêu thụ, tìm khách hàng tiêu thụ các sản phẩm do Công ty làm ra. Từ đó trình lên Tổng giám đốc về kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của Công ty. 2.2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG. 2.2.1.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây. Trong những năm qua, với ý chí quyết tâm của toàn thể CBCNV, sự ủng hộ của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, cộng với sự giúp đỡ của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển, và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 37 do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Công ty giấy Bãi Bằng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chi tiết sau: Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong ba năm1998, 1999, 2000 (bảng ở trang bên). Từ 1998 đến nay Công ty luôn hoạt động sản xuất có hiệu quả. Năm 1999 Công ty đã thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh so với kế hoạch được giao và so với năm 1998. Về sản lượng giây sản xuất đạt: 63.271 tấn, vượt 117,98%; về tiêu thụ đạt: 61.530 tấn, vượt 109,88% so với năm 1998. Sang năm 2000 sản lượng giấy sản xuất đạt: 65.648 tấn, vượt 103,76%; tiêu thụ đạt 68.240 tấn, vượt 110,91% so với năm 1999. Doanh thu tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 1998 doanh thu tăng lên 45.738 triệu đồng, tăng 107,71% và năm 2000 tăng lên 82.788 triệu đồng, tăng 112,96%. Lợi nhuận năm 1999 tăng 2.932 triệu đồng, tăng 105,86% so với năm 1998 nhưng lợi nhuận năm 2000 lại giảm 95,25%. Tuy nhiên, nộp ngân sách Nhà nước vẫn tăng cụ thể: năm 1999 tăng 116,43% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 111,23% so với năm 1999. Đời sống công nhân viên vẫn được cải thiện dần, tổng quỹ lương không ngừng tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2000 tăng 0,416 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 130,04% ( về số tương đối ) so với năm1999, năm 1999 tăng 0,353 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 134,2% ( về số tương đối ) so với năm 1998. Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn làm ăn có lãi năm 1998 lợi nhuận trước thuế là 50.012 triệu đồng, năm 1999 là 52.944 triệu đồng, năm 2000 là 50.427 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lần lượt ở mức 8,61; 8,29 và 6,99 ( cứ 100 đồng doanh thu thu được 8,61; 8,29 và 6,99 đồng lợi nhuận ). Tuy nhiên, năm 1999, 2000 tỷ suất lợi nhuận giảm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 38 Năm 2000 dù có nhiều cố gắng về sản lượng và tiêu thụ sản phẩm nhưng lợi nhuận vẫn giảm so với năm 1999. Sở dĩ như vậy là do chi phí giá thành Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 39 Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 40 cho sản phẩm cao. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng 2: Tình hình tài chính của Công ty qua các năm (bảng ở trang bên). Qua số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty liên tục tăng qua các năm, tổng tài sản năm 2000 tăng 100.172 triệu đồng (về số tuyệt đối) và tăng 15,6% ( về số tương đối ) so với năm 1999, năm 1999 tăng 1.660 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 0,26% ( về số tương đối ), điều đó cho thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của Công ty để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty. Về tỷ suất tài trợ năm 1998 là 76,52%; năm 1999 là 87,51%; năm 2000 là 66,87%. Tuy tỷ suất tài trợ năm 2000 giảm so với năm 1998,1999 nhưng nhìn chung mức tài trợ thế này là cao, nó cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty cao. Về tỷ suất thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 1998 là 2,93%; năm 1999 là 3,48%; năm 2000 là2,88%. Điều đó cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Về tỷ suất đầu tư, năm 1998 tài sản cố định chiếm 27,83% và tỷ trọng này giảm dần năm 1999 là 25,42% và đến năm 2000 chỉ chiếm 21,94%. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy làm hạn chế quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 41 Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 42 Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản năm 1998 là 23,48%; năm 1999 là 21,49% nhưng đến năm 2000 tăng ở mức 33,13%. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của Công ty năm 2000 tăng. Trong 3 năm 1998, 1999, 2000 tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty rất thấp cho thấy Công ty ít có khả năng thanh toán ngay, tồn quỹ tiền mặt của Công ty là rất thấp. Những chỉ tiêu này cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 3: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty giấy Bãi Bằng. STT Chỉ tiêu ĐV Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Doanh thu Tr.đ 593.162 638.900 721.688 2 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 50.012 52.944 50.427 3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 33.070 36.002 34.290 4 Tổng tài sản Tr.đ 639.125 640.785 740.957 5 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 489.077 503.079 495.468 6 Hiệu suất sử dụng TTS 0,928 0,997 0,974 7 Doanh lợi vốn 7,83 8,26 6,81 8 Doanh lợi vốn CSH 5,17 5,62 4,63 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty giấy Bãi Bằng. Năm 1999, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,997, tăng 7% so với năm 1998 nó cho biết 1 đồng tài sản đem lại cho Công ty 0,997 đồng doanh thu nhưng đến năm 2000, 1 đồng tài sản chỉ thu về 0,974 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 1998, 1999 tăng, cứ 100 đồng vốn năm 1998, 1999 bỏ ra kinh doanh thì thu được 7,83 và 8,26 đồng lợi nhuận, năm 2000 doanh lợi vốn giảm 100 đồng bỏ ra kinh doanh chỉ thu được 6,81 đồng lợi nhuận Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 43 Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn hơn. Do vậy, cần đi sâu phân tích để thấy những mặt được và những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả. 2.2.2. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty giấy Bãi Bằng. 2.2.2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với sản xuất kinh doanh của ngành giấy nhu cầu đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn. Vì vậy, cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chính sách huy động các nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định. Bảng 4: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Vốn dài hạn 489.077 503.079 549.672 -Vốn chủ sở hữu -Nợ dài hạn 489.077 0 503.079 0 495.467 54.205 2 TSCĐvà đầu tư dài hạn 199.415 185.241 191.133 -TSCĐ -XDCB dở dang 177.874 21.541 162.907 22.334 162.580 28.553 3 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(2) 289.662 317.838 358.539 Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 44 Kết quả phân tích cho thấy: vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng liên tục trong 3 năm. Tình hình này đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của Công ty, do vậy sẽ thuận lợi cho khả năng thanh toán và trả nợ của Công ty. Để tiến hành sản xuất chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty giấy Bãi Bằng trong 3 năm qua như sau: Bảng 5: Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Nợ ngắn hạn 150.048 130.813 191.204 2 Các khoản phải thu 85.869 118.736 98.661 3 Hàng tồn kho 351.385 323.801 439.127 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (1)-(2)-(3) -287.206 -311.724 -346.584 Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty giấy Bãi Bằng. Qua bảng trên ta thấy cả 3 năm nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty bị thiếu và được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Như vậy Công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của Công ty tránh tình trạng thừa quá nhiều vốn dài hạn mà lại thiếu quá nhiều vốn ngắn hạn. 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty giấy Bãi Bằng. 2.2.2.2.1. Cơ cấu tài sản cố định của Công ty giấy Bãi Bằng. Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 45 những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của Công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản cố định của Công ty giấy Bãi Bằng và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong hai loại sau: Bảng 6,7: Cơ cấu tài sản của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 STT Chỉ tiêu NG GTCL NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 120.007 55.663 149.664 56.717 163.936 55.131 2 Máy móc, thiết bị 418.317 116.381 472.295 100.630 502.804 105.031 3 Phương tiện vận tải 47.342 5.830 48.924 5.560 48.020 2.418 4 Tổng cộng 585.666 177.874 670.883 162.907 714.760 162.580 Đơn vị: % Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 STT Chỉ tiêu NG GTCL NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 20,49 31,29 22,31 34,82 22,93 33,91 2 Máy móc, thiết bị 71,43 65,43 70,40 61,77 70,35 64,6 3 Phương tiện vận tải 8,08 3,28 7,29 3,41 6,72 1,49 4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 Qua bảng trên ta thấy: Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, phần lớn là các loại máy cấp mảnh, máy cuộn lõi, máy mài lô, máy chặt tre nứa gỗ, máy xén kẻ giấy…Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 1998 chiếm 71,43% nguyên giá tài sản cố định, 65,43% giá trị còn lại của tài sản cố định. Sang năm Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 46 1999, 2000 giảm xuống chỉ chiếm 70,4% và 70,35% nguyên giá tài sản cố định, 61,77% và 64,6% giá trị còn lại của tài sản cố định. Các tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các thiết bị văn phòng…, nói chung giữ ở mức 31,29%; 22,31% và 33,91% là ổn định. Nhưng nhóm tài sản phương tiện vận tải năm 2000 chỉ chiếm 1,49% là nhỏ. Bởi vậy Công ty cũng cần quan tâm hơn về phương tiện vận tải nếu không sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng chung tài sản cố định và ảnh hưởng tới chiến lược phát triển lâu dài của Công ty. 2.2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giấy Bãi Bằng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta căn cứ vào năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định… Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định (trang bên) So với năm 1998, chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định tăng 0,25%, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên 0,039 đồng doanh thu thuần / 1 đồng tài sản cố định và suất hao phí của tài sản cố định giảm xuống, năm 1998 để có một đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 1,053 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đến năm 1999 Công ty chỉ phải bỏ ra 1,013 đồng giảm đi 0,04 đồng, Công ty đã tiết kiệm được trên 30 tỷ đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định nhờ việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Điều này dễ hiểu vì trong năm 1999 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, nguyên giá bình quân tăng lên 5,68% nên năng lực sản xuất của tài sản cố định tăng lên khiến doanh thu tăng lên 9,92% so với năm 1998 đồng thời sức sinh lợi của tài sản cố định cũng tăng lên. Nguyên nhân là do Công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Cũng vì thế mà hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên 14,78% (1 đồng vốn cố định bình quân mang lại 3,34 đồng doanh thu tăng lên 0,43 đồng ) Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 47 và hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng so với năm 1998: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,277 đồng lợi nhuận. Sang năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm 3,61%, sức sinh lợi của tài sản cố định giảm 10,76% so với năm 1999, 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định chỉ đem lại 0,073 đồng. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng tài sản cố định vẫn tăng lên 0,054 đồng doanh thu thuần / 1 đồng tài sản cố định và suất hao phí của tài sản cố định giảm xuống, năm 1999 để có 1 đồng Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 48 doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 1,013 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đến năm 2000 Công ty chỉ phải bỏ ra 0,96 đồng. Năm 2000 Công ty vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nên năng lực sản xuất vẫn tăng khiến doanh thu tăng nhưng do trong quá trình sản xuất đã phát sinh nhiều chi phí ngoài dự kiến làm cho tỷ lệ lãi định mức giảm xuống nên lợi nhuận không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng doanh thu. Cũng vì thế mà hiệu quả sử dụng vốn cố định không tăng lên so với năm 1999. So với năm 1999: 1 đồng vốn cố định đem lại 0,267 đồng lợi nhuận giảm so với năm 1999 là 3,61% mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 14,67% ( 1 đồng vốn cố định bình quân mang lại 3,38 đồng doanh thu tăng 0,04 đồng ) 2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty giấy Bãi Bằng. 2.2.2.3.1. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty giấy. BẢNG 9 Đơn vị tính: triệu đồng Năm T T Khoản mục 1998 1999 2000 Tỷ lệ tăng giảm 1999/1998 Tỷ lệ tăng giảm 2000/1999 I Tiền 1.084 8.470 7.419 681,37 -12,41 1 Tiền mặt tồn quỹ (gồm cả ngân phiếu) 114 323 1.061 183,33 228,48 2 TGNH 970 8.147 6.358 739,89 -21,96 II Các khoản đầu tư ngắn hạn 500 3.500 3.500 600 0 III Các khoản phải thu 85.869 118.736 98.661 38,28 -16,91 1 Phải thu của khách hàng 45.755 92.661 65.875 102,52 -28,91 2 Trả trước cho người bán 37.622 18.315 14.466 -51,32 -21,02 3 Phải thu nội bộ khác 2.373 8.330 13.902 251,03 66,89 4 Các khoản phải thu khác 119 28 0 -76,47 - Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 49 5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 -598 -121 - -79,77 IV Hàng tồn kho 351.385 323.801 439.127 -7,85 35,62 1 Hàng mua đang đi trên đường 20.612 8.371 2.322 -59,39 -72,26 2 Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 261.893 243.557 387.480 -7,0 59,09 3 Công cụ dụng cụ trong kho 15.718 14.241 16.707 -9,39 17,32 4 Chi phí SXKD dở dang 6.235 10.478 9.753 68,05 -6,92 5 Thành phẩm tồn kho 29.125 21.020 11.314 -27,83 -46,18 6 Hàng hoá tồn kho 73 708 878 869,86 24,01 7 Hàng gửi đi bán 17.729 25.426 10.673 43,41 -58,02 V TSLĐ khác 872 1.037 1.117 18,92 7,71 1 Tạm ứng 872 450 891 -48,39 98 2 Chi phí trả trước 0 587 0 - - 3 Chi phí chờ kết chuyển 0 0 226 - - Tổng cộng 439.710 455.544 549.824 3,6 20,69 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty giấy Bãi Bằng Trong năm 1999 vốn lưu động của Công ty tăng lên chủ yếu là do tăng tiền, tăng các khoản phải thu. Tiền mặt năm 1999 so với năm 1998 tăng lên về số tuyệt đối là 7.386 triệu đồng, tăng 681,73% chiếm 1,86% tổng tài sản lưu động và các khoản phải thu tăng lên 32.867 triệu đồng so với năm 1998 và chiếm 26,06% tổng tài sản lưu động năm 1999. Tình hình này cho thấy năm 1999 khả năng thanh toán của Công ty khó khăn. Sang năm 2000, cơ cấu biến động tài sản lưu động phức tạp hơn, tiền mặt giảm đi 12,41% so với năm 1998, còn hàng tồn kho thì tăng lên 115.326 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 35,62% ( về số tuyệt đối ). Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 79,86% tổng tài sản lưu động, trong đó, nguyên liệu vật liệu tồn Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 50 kho chiếm 70,47% tổng tài sản lưu động. Nó có thể chuẩn bị cho kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu lớn làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phí bảo quản. Ngoài ra, do việc mở rộng sản xuất nên các khoản tạm ứng tăng lên năm 2000 các khoản tạm ứng tăng 441 triêụ đồng tăng 98% so với năm 1999. Trong khoản mục tài sản lưu động khác một điều đáng bàn là chi phí chờ kết chuyển năm 2000 tăng lên 226 triệu đồng, sự gia tăng các khoản mục này cũng làm cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty bị tăng lên. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Để phân tích kỹ hơn điều đó ta sẽ xem xét các chỉ tiêu cụ thể trong phần tiếp theo. 2.2.2.3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty giấy. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Năm S T T Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Tỷ lệ tăng giảm 1999/1998 Tỷ lệ tăng giảm 2000/1999 1 Doanh thu thuần Tr.đ 581.006 638.674 721.625 9,92 12,9 2 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 50.012 52.944 50.427 5,86 -4,75 3 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 415.210 438.043 502.903 5,49 14,81 Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 51 4 Sức sinh lợi VLĐ (2)/(3) - 0,12 0,121 0,10 0,83 -17,36 5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3)/(1) - 0,715 0,686 0,697 -4,06 1,6 6 Số vòng quay VLĐ (1)/(3) Vòng 1,399 1,458 1,435 4,22 -1,58 7 Thời gian 1 vòng luân chuyển 360/(6) Ngày 257,33 246,91 250,87 -4,05 1,60 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty giấy Bãi Bằng. Ta nhận thấy sức sinh lợi của vốn lưu động năm 1999 tăng so với năm 1998, cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân đem lại 0,121 đồng lợi nhuận tăng 0.83%. Sang năm 2000 sức sinh lợi của vốn lưu động giảm 17,36% so với năm 1999, cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ đem lại 0,1 đồng lợi nhuận. Vốn lưu động bình quân liên tục tăng qua các năm. Thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 1999 giảm 4,06% so với năm 1998 ( năm 1998 để có 1 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 0,715 đồng, năm 1999 để có 1 đồng doanh thu thuần Công ty chỉ phải bỏ ra 0,686 đồng). Sang năm 2000 hệ số đảm nhiệm lại tăng 1,6% so với năm 1999. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2000 tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động. Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Năm 1999 vòng quay vốn lưu động tăng 4,22% so với năm 1998. Sang năm 2000 thì vòng quay vốn lưu động giảm 1,58% so với năm 1999, chứng tỏ hoạt động tài chính của Công ty ngày càng không đạt được hiệu quả cao, do đó Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 52 nhu cầu về vốn lưu động của Công ty ngày càng nhiều, điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm đi. Về thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động năm 1999 giảm 4,05% so với năm 1998. Nhưng sang năm 2000 lại tăng lên 1,6% so với năm 1999, điều này cho thấy việc thu hồi vốn lưu động năm 2000 chậm hơn và nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Sở dĩ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2000 giảm so với năm 1999 cũng là do khoản thu hồi công nợ thay đổi 2.2.2.3.3. Đánh giá hoạt động quản lí và thu hồi công nợ. Để đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty người ta tính toán và phân tích chỉ tiêu số vòng quay của các khoản phải thu. Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để Công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Bảng 11: Tình hình quản lí các khoản phải thu. Năm S TT Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 Chênh lệch 1999- 1998 Chênh lệch 2000- 1999 1 Doanh thu bán chịu trong kỳ Tr.đ 85.869 118.736 98.001 32.867 -20.735 2 Các khoản phải thu Tr.đ 85.869 118.736 98.661 32.867 -20.075 3 Bình quân các khoản phải thu Tr.đ 429.345 47.494,5 44.546 -381.850,5 -2.948,5 4 Số vòng quay các khoản phải thu (1)/(3) Vòng 1,95 2,10 2,0 0,15 0,1 5 Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu 360/(4) Ngày 184,42 171,43 180 -12,99 8,57 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty giấy Bãi Bằng. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 53 Giá trị của chỉ tiêu “số vòng quay của các khoản phải thu” càng lớn càng chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp thu hồi các khoản nợ càng có hiệu quả. Ngược lại, chỉ tiêu “thời gian của một vòng quay khoản phải thu” chỉ rõ số ngày cần thiết doanh nghiệp phải sử dụng để có thể thu hồi hết doanh thu bán chịu trong kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi công nợ càng kém hiệu quả. Từ số liệu trên cho ta thấy hiệu quả công tác thu hồi công nợ năm 1999 tăng so với năm 1998. Số vòng quay các khoản phải thu năm 1998 là 1,95 vòng, đến năm 1999 tăng lên 2,1 vòng. Thời gian 1 vòng quay khoản phải thu giảm, năm 1998 thời gian cần thiết để Công ty thu hồi công nợ là 184,42 ngày, đến năm 1999 thời gian phải sử dụng giảm xuống 12,99 ngày so với năm 1998. Sang năm 2000, hiệu quả thu hồi công nợ giảm so với năm 1999. Số vòng quay các khoản phải thu năm 1999 là 2,1 vòng, đến năm 2000 giảm còn 2,0 vòng. Thời gian vòng quay khoản phải thu tăng, năm 1999 là 171,43 ngày, đến năm 2000 thời gian phải sử dụng tăng lên 8,57 ngày so với năm 1999. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 54 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG. 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY. Nhìn một cách khách quan qua các chỉ tiêu tổng hợp cũng như cụ thể khi xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giấy Bãi Bằng ta thấy không thể phủ nhận những thành công mà Công ty đã đạt được. Sự tồn tại và phát triển của Công ty không những đảm bảo đời sống cho hơn 3000 công nhân viên mà còn mang lại cho ngân sách Nhà nước một nguồn thu nhập tương đối ổn định. Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Cho nên đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện, quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả lâu dài thì Công ty không thể không củng cố và nâng cao năng lực sản xuất của mình. Để 1 đồng vốn mà Công ty bỏ ra kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn trong thời gian tới thì vấn đề cơ bản là phải có được những giải pháp đúng đắn Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 55 để phát huy thế mạnh khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại của Công ty sao cho phù hợp với tình hình mới. Công ty giấy Bãi Bằng có những thuận lợi cơ bản: - Thị trường tiêu thụ giấy có nhiều thuận lợi. - Nhà nước có chính sách bảo hộ ngành giấy phát triển. - Có sự chỉ đạo kịp thời và có hiệu quả của Tổng Công ty giấy Việt nam. Nhưng vẫn còn những khó khăn tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giấy Bãi Bằng: - Máy móc thiết bị đã bị xuống cấp sau 18 năm sản xuất liên tục. Đặc biệt là nhà máy điện nhiều lần bị đóng máy đột xuất do sự cố. - Mặt bằng giá vật tư đầu vào đều tăng ( như nguyên vật liệu chính ) đặc biệt là giá bột nhập tương đương giá giấy bán ra. 3.2. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. Cùng với đà phát triển của nền kinh tế Tổng Công ty giấy Việt Nam nói chung cũng như Công ty giấy Bãi Bằng nói riêng đã đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể để phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Ngày nay ngành giấy có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Văn hoá- Giáo dục- Kinh tế đất nước. Đây là cơ hội tốt để ngành giấy đặc biệt là Công ty giấy Bãi Bằng phát triển. Trên cơ sở kế hoạch phát triển của Công ty, Công ty giấy Bãi Bằng cũng đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong những năm tới. Cụ thể năm 2001 như sau: - Giá trị sản xuất công nghiệp: 638.201.000 ngàn đồng. - Doanh thu bán hàng: 677.085.379 ngàn đồng. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 56 - Sản phẩm chủ yếu: sản phẩm sản xuất gồm: + Sản phẩm giấy các loại: 66.000 tấn, trong đó giấy độ trắng cao là 25.200 tấn. + Gỗ dán các loại là 1000 m3. - Tổng chi phí tiêu thụ: 613.089.328 ngàn đồng. - Lợi tức thực hiện: 53.521.708 ngàn đồng. - Các khoản nộp ngân sách: 70.882.932 đồng. - Lao động tiền lương: + Tổng số lao động: 3.550 người. + Tổng quỹ tiền lương: 77.940.978 ngàn đồng. + Thu nhập bình quân: 1.830.000 đồng. Nhưng đến năm 2002, nâng công suất lên 100.000 tấn giấy / năm. Năm 2005, nâng công suất lên 250.000 tấn giấy / năm. Tuy nhiên, để có thể đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra Công ty phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Khó khăn của Công ty là vốn. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết của Công ty là phải có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo kinh doanh có lãi và lãi ngày càng tăng. 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY GIẤY BÃI BẰNG. 3.3.1. Về phía doanh nghiệp. 3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Vấn đề khai thác và tạo lập vốn cố định: nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tính chất thường xuyên, lâu dài. Vì vậy trước hết cần phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 57 sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phí sử dụng vốn bằng không. Riêng đối với nguồn vốn khấu hao, trong khi chưa có nhu cầu đầu tư cho tài sản cố định Nhà nước đã cho phép được chủ động sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Do đó doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn vốn này, tính toán chính xác thời gian vốn nhàn rỗi, thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư tái sản xuất tài sản cố định để sử dụng nguồn vốn khấu hao vào mục đích khác trong phạm vi cho phép, cân đối giảm việc vay vốn ngân hàng cho những mục đích này, từ đó giảm chi phí lãi vay phải trả. Tuy nhiên, khả năng vốn tự có là có hạn, doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải huy động vốn từ bên ngoài. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như theo kinh nghiệm của những người quản lý thì để đảm bảo tính chất ổn định, thường xuyên, lâu dài của vốn cố định, doanh nghiệp nên vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại, có thể là chi phí sử dụng vốn vay dài hạn lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay ngắn hạn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, với chủ tr- ương kích cầu, khuyến khích đầu tư của nhà nước và với chính sách ưu đãi để cạnh tranh giữa các ngân hàng, một số ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn … thì lãi suất cho vay dài hạn cũng tương đương với lãi suất cho vay ngắn hạn. Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để điều này để lựa chọn một ngân hàng phù hợp nhất với đơn vị mình. - Trong quản lý và sử dụng vốn cố định: Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn luôn đảm bảo duy trì một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng số vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi hoặc mở rộng được số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tính theo thời giá hiện tại. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 58 Công ty cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn và phát triển được vốn để có các giải pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số giải pháp chủ yếu là: + Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện tính đúng tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Có thể đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá, theo giá trị khôi phục (đánh giá lại khi có yêu cầu của nhà nước hoặc khi đem tài sản đi góp vốn liên doanh ) và đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại. + Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định mức khấu hao thích hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. + Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp, công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng. Để thực hiện được các vấn đề trên đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, lao động, cung ứng và dự trữ vật tư sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khích kinh tế đối với người lao động trong doanh nghiệp. +Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tính toán kỹ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phí cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 59 + Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính … Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Nếu việc tổn thất tài sản cố định do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty. 3.3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Qua phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm qua cho ta thấy nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn nhưng vốn lưu động thường xuyên lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy mà dẫn tới Công ty phải huy động các nguồn vốn bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Mức vốn lưu động thiếu hụt gây nên tình trạng công nợ lớn. Để tránh tình trạng này khi xây dựng định mức vốn lưu động Công ty nên căn cứ vào tình hình cụ thể năm trước của Công ty xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chính của doanh nghiệp không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động. Đồng thời phải xây dựng định mức vốn lưu động cho từng quý, từng tháng để có kế hoạch sản xuất phù hợp không gây lãng phí trong kỳ. Trong khi vốn lưu động của Công ty vẫn bị thiếu thì công ty vẫn bị các đối tượng khác chiếm dụng, đây là điều không hợp lý. Vì vậy công tác thu hồi công nợ trong thời gian tới cần được tiến hành kiên quyết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xem xét lại công nợ đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng có uy tín thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi để tránh rủi ro. Để có chính sách tín dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tín của khách hàng. Cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm doanh nghiệp có thể xem xét trên các khía cạnh như mức độ uy tín của khách hàng, Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 60 tình trạng tài chính tổng quát của công ty, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tín dụng. Nói chung đối với mỗi chính sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau đây: - Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ được. - Giá bán sản phẩm. - Các chi phí phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ. - Các khoản giảm giá chấp nhận. - Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ. - Dự đoán số nợ phải thu của khách hàng. … Đồng thời vốn lưu động trong khâu dự trữ cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi. Khi xác định nhu cầu sản xuất trong thời gian đầu của năm sau Công ty nên xác định mức dự trữ sao cho phù hợp và giải phóng nhanh chóng số tài sản dự trữ nếu có thừa. Như đã phân tích ở chương 2 tình hình hàng tồn kho của Công ty là rất lớn ( năm 1998 là 351.385 triệu đồng ; năm1999 là 323.801 triệu đồng và năm 2000 là 439.127 triệu đồng ), trong đó nguyên vật liệu chiếm phần lớn trong tổng hàng tồn kho ( năm 1998 là 261.893 triệu đồng; năm 1999 là 243.557 triệu đồng và năm 2000 là 387.480 triệu đồng ). Do đó, nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2000 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Nguyên nhân chính là do vốn lưu động dự trữ nhiều không có khả năng sinh lời. Cho nên, Công ty cũng cần phải rút kinh nghiệm tính toán dự trữ tồn kho hợp lý vừa giảm chi phí lưu kho vừa tránh tình trạng số hàng tồn quá thời hạn sử dụng, gây thiệt hại lớn về vốn cho doanh nghiệp. Để một cơ cấu hàng tồn kho hợp lý, cần dựa vào một số căn cứ sau: Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 61 - Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào: + Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên nguyên vật liệu. + Khả năng cung ứng nguyên vật liệu của thị trường. + Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa Công ty với người cung cấp nguyên vật liệu. + Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp . + Giá cả các loại nguyên vật liệu được cung ứng. - Đối với tồn kho thành phẩm và hàng hóa chờ tiêu thụ phụ thuộc: + Sự phối hợp giữa khâu mua hàng với khâu tiêu thụ, sản xuất với tiêu thụ. + Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với khách hàng. + Khả năng xâm nhập và mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty … Tóm lại, qua việc phân tích, đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có tiến triển tốt. Điều này cần giữ vững và phát huy hơn nữa trong những năm tới. Đồng thời, Công ty cũng phải nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có những chính sách thích nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa. Một điều quan trọng nhất khi xây dựng hay tổ chức thực hiện bất kỳ một giải pháp nào, một chương trình kế hoạch nào của Công ty thì điều cơ bản là phải tính toán cân đối sao cho chi phí bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chính mang lại hiệu quả chính đáng. 3.3.2. Về phía Nhà nước. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 62 - Môi trường pháp luật: là tiền đề cho sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Một hệ thống pháp luật đầy đủ chặt chẽ, thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đất nước từng bước hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế đa thành phần ở nước ta hiện nay, Nhà nước có chủ trương thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do vậy, Nhà n- ước phải không ngừng kiện toàn hệ thống pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế để đảm bảo sự bình đẳng giữa quốc doanh với ngoài quốc doanh, giữa các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài. Đồng thời, Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ Công ty thu hồi những khoản nợ khó đòi, những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán. Những việc này sẽ giúp ích cho Công ty rất lớn trong viêc bổ sung và quay vòng vốn một cách có hiệu quả. - Cơ chế chính sách quản lý: Tạo điều kiện cho việc huy động vốn và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp. Nhà nước là người nắm vai trò quan sát cần thực hiện một số công việc: triển khai việc đánh giá hệ số tín nhiệm đối với các doanh nghiệp từ áp dụng những ưu đãi với mức độ khác nhau đối với từng doanh nghiệp, những doanh nghiệp có hệ số tín nhiệm cao sẽ được ưu tiên vay vốn, vay số lượng lớn hơn và trong trường hợp cần thiết có thể lấy uy tín làm yếu tố đảm bảo để có thể vay vốn đầu tư cho kinh doanh. Hệ số tín nhiệm đánh giá dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tính khả thi và hiệu quả của dự án vay vốn. Đối với Công ty giấy Bãi Bằng, qua phân tích cho thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của những năm gần đây rất tốt và Công ty đang có nhu cầu mở rộng vào năm 2002, nâng công suất lên 100.000 tấn giấy / năm; năm 2005, nâng công suất lên 250.000 tấn giấy / năm nên việc nhà nước tạo điều kiện về vốn đầu tư sẽ là rất hữu ích cho Công ty trong thời gian tới. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 63 Việc xem xét tính hiệu quả và khả năng chi, trả của các doanh nghiệp đối với mỗi dự án vay vốn là rất cần thiết. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm trong việc huy động vốn, lập đề án và sử dụng vốn của doanh nghiệp là biện pháp hữu hiệu để nhà nước tránh được thất thoát vốn mà vẫn giúp được các doanh nghiệp phát triển. Các cơ quan chủ quản cần xây dựng những nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với các báo cáo tài chính của các doanh ngiệp cấp dưới. Cần có chế độ giám sát tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại doanh nghiệp. Có biện pháp, quy chế gắn trách nhiệm về quyền lợi của cán bộ quản lý của doanh nghiệp trước sự tăng giảm thất thoát tài sản, vốn trong từng doanh ngiệp. Ngoài ra, vai trò của nhà nước trong việc cải cách các thủ tục hành chính sao cho đơn giản mà vẫn chặt chẽ. Giúp cho Công ty giảm được chi phí và thuận lợi trong kinh doanh. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 64 KẾT LUẬN Như vậy vốn thực sự cần thiết để một doanh nghiệp bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Muốn tồn tại và phát triển thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải được tiến hành một cách có hiệu quả. Vì vậy việc quản lý vốn là không thể thiếu được. Nó là vấn đề sống còn cho mỗi doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra. Sau thời gian tiếp xúc thực tế tại Công ty giấy Bãi Bằng, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên của công ty đặc biệt là phòng tài vụ, cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của Thầy giáo-TS Phạm Quang Vinh, trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi không có tham vọng luận văn có thể đưa ra những giải pháp hoàn toàn đúng đắn, đem lại hiệu quả trực tiếp, tức thì trong quản lý tài chính của Công ty giấy Bãi Bằng mà chỉ là sự so sánh đối chiếu giữa thực tế và những kiến thức đã học để đưa ra những nhận xét, gợi ý hướng giải quyết để hoàn thiện hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn của Công ty giấy Bãi Bằng. Hơn nữa do hạn chế về thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được các Thầy cô, bạn bè, các cô chú cán bộ nhân viên Công ty giấy chỉ bảo và đưa ra những nhận xét, góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa luận văn tốt nghiệp của mình cũng như kiến thức của bản thân. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo–TS Phạm Quang Vinh, và các cán bộ công ty giấy đã tận tình chỉ bảo tôi trong suất thời gian thực tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo tài chính Công ty giấy Bãi Bằng các năm 1998, 1999, 2000. 2. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp –Tác giả: PTS Vũ Duy Hào- Đàm Văn Huệ, Thạc sỹ Nguyễn Quang Ninh. 3. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp. Khoa ngân hàng –Tài chính ĐHKTQD. Nhà suất bản thống kê-1998. 4.Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh -Khoa kế toán- ĐHQTKD Nhà xuất bản giáo dục-1997. 5.Tạp chí tài chính. Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 66 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ..................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... ...................................................................................................... Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 67 MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Chương 1: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 3 1.1. Vốn và vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Phân loại vốn 4 1.1.2.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành 4 1.1.2.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển 8 1.1.3. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp 12 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn 14 1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn 14 1.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 16 1.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 17 1.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 19 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sử dụng vốn của doanh nghiệp và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 22 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 22 1.3.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 26 Chương 2:Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty giấy Bãi Bằng 28 2.1. Sự hình thành, phát triển và đặc điểm về cơ cấu tổ chức 28 Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 68 quản lý 2.1.1. Sự hình thành 28 2.1.2. Quá trình phát triển 31 2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý 32 2.2. Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty giấy Bãi Bằng 34 2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây 34 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty giấy Bãi Bằng 40 2.2.2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 40 2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty giấy Bãi Bằng 41 2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty giấy Bãi Bằng 45 Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty giấy Bãi Bằng 51 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty 51 3.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 52 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty giấy Bãi Bằng 53 Kết luận 60 Tài liệu tham khảo 61 Khoa QTKD - Líp KTB LuËn v¨n tèt nghiÖp 69

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Bãi Bằng.pdf
Luận văn liên quan