Luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Các Bên đồng ý xoá bỏ toàn bộ TRIMs (bao gồm các biện pháp quy định trong các luật, quy định, hợp đồng hoặc giấy phép) được nêu tại mục 2(a) (các yêu cầu cân đối thương mại) và mục 2(b) (kiểm soát ngoại hối đối với hàng nhập khẩu) của Danh mục vào thời điểm Hiệp định này có hiệu lực. Việt Nam sẽ loại bỏ toàn bộ TRIMs khác không muộn hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực hoặc vào ngày được yêu cầu theo qui định và điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, tuỳ thuộc thời điểm nào diễn ra trước

doc148 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài nước... Để giúp các TNCs Hoa Kỳ nắm bắt được thông tin về môi trường đầu tư ở Hà Tây, tỉnh nên giới thiệu tổng quan về tỉnh Hà Tây, những tiềm năng, lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ khác như: điện, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính ngân hàng; tình hình xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp; các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư; chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam và của tỉnh, kết quả thu hút đầu tư vào Hà Tây của Hoa Kỳ và các đối tác khác. Với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, Hà Tây sẽ là địa điểm lý tưởng thu hút vào đầu tư sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: công nghiệp, du lịch- dịch vụ, giáo dục- đào tạo… 3.3.5. Về lĩnh vực du lịch, văn hóa, dịch vụ, giải trí Hoa Kỳ rất mạnh về du lịch và giải trí nhưng hiện nay họ đang đầu tư vào các tỉnh phía Nam Việt Nam là chủ yếu. Hà Tây có tiềm năng du lịch vào loại nhất Việt Nam nên thu hút các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực này cũng nên được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Thu hút FDI trong lĩnh vực du lịch là trọng tâm của Hà Tây trong những năm tới cho nên Hà Tây cần có các giải pháp sau đây cho lĩnh vực du lịch để phát huy được tiềm năng vô cùng to lớn của lĩnh vực này trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ: 3.3.5.1. Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển du lịch Tập trung nâng cao chất lượng quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức công bố, tuyên truyền rộng rãi trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy hoạch đã được phê duyệt. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng và quản lý quy hoạch. Đối với một số quy hoạch lớn, quan trọng, cần có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế hoặc do các tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện trên cơ sở lấy ý kiến nhận xét và tư vấn của các đối tác Hoa Kỳ. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2010 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát lại những quy hoạch đã có, hoàn thành dứt điểm những quy hoạch còn dở dang; chuẩn bị triển khai quy hoạch các khu du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch nhất là tại cụm Sơn Tây- Ba Vì và khu vực ven đô theo hướng: + Cụm Sơn Tây- Ba Vì: Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo tại các điểm du lịch xung quanh núi Ba Vì, hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô, Đường Lâm kết hợp khai thác các giá trị văn hoá xứ Đoài. + Cụm Hà Đông và phụ cận: Khai thác lợi thế ven đô, tập trung phát triển thành một trung tâm dịch vụ hội nghị, hội thảo, khách sạn cao cấp, các khu vui chơi giải trí hiện đại và du lịch làng nghề kết hợp du lịch văn hoá. + Cụm Hương Sơn- Quan Sơn: Khai thác du lịch văn hoá lễ hội tại Hương Sơn và du lịch sinh thái tại hồ Quan Sơn. Trong năm 2006: Tập trung hoàn thành phê duyệt quy hoạch các khu du lịch trọng điểm: Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây, khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm; khu vực sườn tây núi Ba Vì; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và quy hoạch chi tiết phát triển 3 làng nghề truyền thống Sơn Đồng, Phú Vinh, Chuyên Mỹ gắn với hoạt động du lịch. Chuẩn bị các bước tiến hành quy hoạch khu du lịch hồ Suối Hai, sườn đông núi Ba Vì. Trong 2 năm 2007- 2008: Tiếp tục xây dựng hoàn thành quy hoạch khu du lịch hồ suối Hai, sườn đông núi Ba Vì, quy hoạch khu nước nóng Thuần Mỹ, quy hoạch khu du lịch hồ Quan Sơn, quy hoạch Trung tâm dịch vụ du lịch làng nghề Hà Tây, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã Hà Đông. Trong 2 năm 2009- 2010: Tiến hành quy hoạch tiếp một số khu, điểm du lịch có tiềm năng ở các huyện và thành phố. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án giải quyết nước tưới trong lưu vực các hồ chứa nước lớn trên địa bàn tỉnh để chuyển dần sang phục vụ phát triển du lịch và đề án khai thác lợi thế Vườn quốc gia Ba Vì để phát triển du lịch sinh thái (trước mắt tập trung vào 6 điểm là bản Di, bản Cốc, suối Cái- đền Trung, chùa Kho- suối Mít, suối Bóp và khu vực cos 400- 800 phía sườn Đông núi Ba Vì). 3.3.5.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch. Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch. * Từ nguồn vốn của Tổng cục Du lịch Tích cực khai thác nguồn vốn này để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư: + Hạ tầng khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn. (Các dự án xây dựng cầu Hội Xá trên đường Tế Tiêu- Hương Sơn, đường nối từ bến xe ô tô Đục Khê vào bến Yến và cải tạo mở rộng, hoàn thiện hạ tầng tại bến Trò, tuyến suối Long Vân- Thanh Sơn). + Hạ tầng khu du lịch hồ Suối Hai- núi Ba Vì. (Các dự án đường nối Vườn quốc gia Ba Vì- Ao Vua: cầu Suối Bơn và đoạn nối đường Tản Lĩnh- Yên Bài đến đường Láng- Hoà Lạc kéo dài, đường nối khu vực sườn Tây với sườn Đông núi Ba Vì đường vành đai khu du lịch hồ Suối Hai). + Đường vào khu du lịch chùa Thầy, chùa Tây Phương. * Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác. Có kế hoạch chỉ đạo đầu tư, bố trí vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, bưu điện…tại khu du lịch luận văn quốc gia trong chương trình đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006- 2010. Cụ thể: + Đối với khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn: Đầu tư cải tạo nâng cấp đường tỉnh 425 (74 cũ) từ cầu Đục Khê đến cầu Yến Vĩ; cải tạo nạo vét đoạn suối Yến từ cầu Yến Vĩ ra sông Đáy; xây dựng 02 trạm xử lý cấp nước sạch sinh hoạt tại khu vực Đục Khê và Thiên Trù và xây dựng lò đốt rác thải trong khu vực Thiên Trù; lắp đặt mới và nâng cấp các trạm thu phát sóng di động tại khu vực Thiên Trù. + Đối với khu du lịch hồ Suối Hai- núi Ba Vì: Đầu tư cải tạo đường tỉnh 414 (87 cũ), 415 (89 cũ); đầu tư xây dựng lưới điện trung thế, hạ thế và trạm biến áp tại khu vực sườn Tây núi Ba Vì; lắp đặt mới và nâng cấp các trạm thu phát sóng di động tại khu vực sườn Đông, sườn Tây núi Ba Vì. Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch: + Đối với các điểm du lịch hiện đang khai thác như Ao Vua, Khoang Xanh- Suối Tiên, Thác Đa, Đầm Long- Bằng Tạ, hồ Tiên Sa... Do có vị trí đẹp nhưng đầu tư chưa ngang tầm nên quy mô còn nhỏ, sản phẩm trùng lặp; tỉnh Hà Tây cần chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp đang khai thác tiếp tục đầu tư theo hướng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, tôn tạo cảnh quan môi trường để khắc phục những điểm còn hạn chế. + Đối với các dự án đã có nhà đầu tư vào đầu tư như dự án khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây; dự án khu du lịch cao cấp An Khánh; dự án sân gôn hồ Văn Sơn; dự án khu du lịch sinh thái hồ Xuân Khanh; khu nghỉ mát cây Bồ Đề, hồ Đồng Mô... Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án này, đồng thời chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện để phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trước năm 2010. + Đối với các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư vào đầu tư tại hai khu du lịch luận văn quốc gia hồ Suối Hai- núi Ba Vì, Hương Sơn (Mỹ Đức), khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm, khu du lịch bắc hồ Đồng Mô, khu du lịch hồ Quan Sơn, đầm Thượng Thanh, hồ Đồng Sương... Cần công bố, giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm gọi các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án này. + Chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Làng văn hoá- du lịch các dân tộc Việt Nam, sớm hoàn thành một số dự án thành phần đưa vào khai thác đón khách. + Tăng cường chỉ đạo, đổi mới quản lý, gắn kết các hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá- thông tin; đồng thời với việc triển khai đầu tư trùng tu tôn tạo di tích, xây dựng nhà điều hành hướng dẫn du lịch; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá... tại 6 điểm di tích lịch sử văn hoá, lễ hội đã nêu ở trên nhất là tại khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn để sớm được công nhận là di sản văn hóa thế giới. + Triển khai thí điểm đầu tư xây dựng 3 điểm làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch là Sơn Đồng, Phú Vinh, Chuyên Mỹ sau đó tiếp tục nhân rộng ra 7 làng nghề còn lại trong danh mục 10 làng nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm vừa tạo thêm các điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất là đối với khách quốc tế, vừa đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống (nội dung đầu tư ở mỗi làng nghề là xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xây dựng điểm tham quan sản xuất sản phẩm; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá..., theo phương thức đầu tư là Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm). 3.3.5.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch, trong các khách sạn, nhà hàng, trong hoạt động hướng dẫn, đón tiếp khách nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách. Duy trì thực hiện tốt Chỉ thị số 07 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập lại trật tự vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch tại các điểm tham quan, triển khai Quy chế bảo vệ môi trường du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm giữ gìn, bảo vệ, nâng cao giá trị tài nguyên, môi trường du lịch. Từng bước khắc phục, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng chèo kéo, ép giá, bắt chẹt khách ở một số khu điểm du lịch văn hóa, lễ hội để tạo môi trường du lịch văn minh. Lồng ghép để triển khai các dịch vụ tiện ích cao như: dịch vụ ngân hàng, thông tin liên lạc, thương mại... ở các khu, điểm du lịch. 3.3.5.4.  Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet; biên tập và phát hành rộng rãi các tập gấp, sách ảnh, các bộ phim du lịch; xây dựng các cụm biển quảng bá về du lịch Hà Tây. Tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội du lịch của tỉnh nhằm vừa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa gắn với phát triển du lịch như: Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây 2 năm một lần, lễ hội tôn vinh hai vị vua Phùng Hưng - Ngô Quyền, Nguyễn Trãi..., lễ hội du lịch chùa Hương, chùa Thầy... Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới. Củng cố, khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch Hà Nội; mở rộng thị trường khách du lịch ở các thành phố lớn phía Nam, miền Trung; phát triển thị trường khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác đối tượng khách có thu nhập cao. + Đối với thị trường khách du lịch Hà Nội và các tỉnh phía Bắc: Có kế hoạch, chương trình cụ thể để khai thác thị trường khách du lịch trọng điểm này, trong đó quan tâm các đối tượng khách nội địa có thu nhập cao và người nước ngoài hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Liên kết với các hãng lữ hành ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn... để nối tour đưa khách quốc tế vào du lịch trong tỉnh. Khai thác có hiệu quả thị trường khách Trung Quốc vào du lịch bằng thẻ du lịch. + Đối với thị trường khách du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và miền Trung: liên kết với các hãng lữ hành của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh để khai thác đối tượng khách quốc tế và nội địa đi xuyên Việt.  + Đối với thị trường khách nội tỉnh: có biện pháp kích cầu du lịch thông qua đoàn thể quần chúng, ngành Giáo dục Đào tạo, Y tế, Thể dục Thể thao, Văn hoá- Thông tin...   Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân để hình thành môi trường xã hội toàn dân tham gia làm du lịch.        3.3.5.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch Rà soát đánh giá lại số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động hiện có. Thường xuyên tổ chức tập huấn nội dung quản lý Nhà nước về du lịch, về văn hoá du lịch cho đội ngũ cán bộ và nhân dân ở các huyện, thị xã và các xã trọng điểm về du lịch. Tăng cường mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ. Quan tâm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch trong tỉnh. Trước mắt tập trung xây dựng, củng cố đội ngũ thuyết minh viên ở một số khu, điểm du lịch văn hóa như: Hương Sơn, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Đường Lâm... Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tư dự án để bố trí sử dụng khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác. 3.3.5.6. Về huy động vốn đầu tư cho du lịch Thực hiện xã hội hoá nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch theo hướng sau: Đối với vốn đầu tư hạ tầng, vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch, chủ yếu huy động nguồn ngân sách. + Khai thác nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch. + Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn xây dựng hạ tầng đấu nối đến các khu du lịch, sau đó tỉnh hoàn trả vốn đầu tư từ phần ngân sách Nhà nước thu được của hoạt động kinh doanh du lịch về sau hoặc nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất. + Tranh thủ nguồn kinh phí từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực du lịch. + Khai thác nguồn vốn từ các Chương trình hợp tác quốc tế của Tổng cục Du lịch để tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch của tỉnh. Đối với vốn đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch: + Huy động vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết của của nhà các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước. + Khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn nhằm triển khai các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn. 3.3.6. Hà Tây phát huy những kết quả của BTA, TIFA và cam kết với WTO Trước mắt, Hà Tây cần thực hiện hiệu quả cam kết BTA và hội nhập WTO của Việt Nam. Đây là bước quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Và nó cũng là mốc quan trọng trong quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất quan tâm đến quá trình thực thi BTA của Việt Nam. Thực thi tốt BTA sẽ khẳng định uy tín của Hà Tây và Hoa Kỳ sẽ yên tâm hơn khi đầu tư vào Hà Tây. 3.3.6.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ Chiến lược này phải định ra được những mục tiêu và các chương trình hành động của tỉnh. Xây dựng chiến lược cần phải cân nhắc kỹ đến các vấn đề như thực tế nền kinh tế trong nước và đặc điểm hoạt động hay chính sách đầu tư của Hoa Kỳ. Chẳng hạn, lợi thế lao động rẻ nhưng trình độ chuyên môn kém cũng không khuyến khích được Hoa Kỳ đầu tư. Xây dựng chiến lược cần phải xác định các lĩnh vực, ngành nghề Hà Tây ưu tiên Hoa Kỳ; xác định từng bước riêng để thu hút từng TNC Hoa Kỳ; đồng thời, hoàn chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư; rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước; nên xác định mắt xích trong mạng lưới sản xuất quốc tế để thu hút Hoa Kỳ. Lấy ví dụ ngành CNTT, cần có qui hoạch chi tiết hơn nữa, nên có trọng điểm vào khu vực, công đoạn nào, tức là Việt Nam nên tập trung vào phát triển phần cứng, phần mềm, hay linh kiện. Hiện nay, Hoa Kỳ đều thực hiện mạng lưới sản xuất- kinh doanh quốc tế. Những lĩnh vực mà vùng khác đã phát triển mạnh rồi thì Hà Tây nên phát triển lĩnh vực khác (ví dụ, khu vực phía Nam sản xuất phần mềm thì Hà Tây nên phát triển phần cứng), như vậy sẽ cho hiệu quả thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào lĩnh vực này sẽ cao hơn. Về lâu dài, Hà Tây phải xây dựng một thị trường tiềm năng đủ mạnh, có sức mua lớn đủ hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Bên cạnh đó phải mở cửa đủ rộng để đón vì chúng là những công ty lớn và tập trung vào những ngành chủ lực của nền kinh tế. 3.3.6.2. Thực hiện chính sách tự do hóa FDI So với chính sách đầu tư của các nước trong khu vực, chính sách FDI của Việt Nam có “độ mở” rất hẹp. Có rất nhiều tài chính lớn của Hoa Kỳ mong muốn đầu tư vào Việt Nam, họ đang chờ cơ hội Việt Nam mở cửa lĩnh vực này để vào đầu tư. Để thu hút tốt FDI của Hoa Kỳ Hà Tây nên mạnh dạn mở cửa hơn nữa hoạt động đầu tư nước ngoài của mình: Mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ cho Hoa Kỳ đầu tư như: bưu chính viễn thông, vận tải hàng hoá, y tế, giáo dục- đào tạo, tài chính- ngân hàng, nghiên cứu cho phép Hoa Kỳ thành lập doanh nghiệp 100% vốn và liên doanh có tỷ lệ cổ phần cao trong các lĩnh vực trên sớm hơn những thỏa thuận đã cam kết. Nới lỏng hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục đào tạo và cơ sở khám chữa bệnh. Xem xét lại tỷ lệ cổ phần mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua của một doanh nghiệp cổ phần Việt Nam, không phải tối đa 49% mà có thể hơn 50% trong một số lĩnh vực. Đây là điều các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất mong muốn. 3.3.6.3. Vận dụng cam kết với WTO để thu hút FDI Hoa Kỳ vào Hà Tây Các cam kết WTO nên được Hà Tây được áp dụng một cách linh hoạt để vừa đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết WTO vừa tính đến nhu cầu và điều kiện của thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh. Vì vậy, khi áp dụng những hạn chế về tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, cần tính đến hiện trạng và nhu cầu phát triển trong tương lai của từng ngành để có những giải pháp thực hiện thích hợp, không cứng nhắc và không lạm dụng cam kết để gây cản trở sự phát triển và sức cạnh tranh của từng lĩnh vực và ngành nghề. Như vậy sẽ có những áp dụng khác với cam kết nhưng là để tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư Hoa Kỳ. Trong việc ban hành các văn bản liên quan tới đầu tư, Hà Tây phải đảm bảo yêu cầu duy trì ổn định môi trường đầu tư, không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến lợi ích các DN đang hoạt động và các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Với nguyên tắc này, các biện pháp thực hiện cam kết nếu không có khả năng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động các nhà đầu tư thì nhất thiết không được làm xấu đi các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hiện hành thừa nhận và đã áp dụng trên thực tế. Điều này có thể hiểu là, đối với những cam kết trong WTO, nhất là các cam kết trong lĩnh vực dịch vụ, cam kết chặt chẽ hơn cả độ mở của quy định hiện hành thì sẽ được áp dụng theo các quy định có lợi nhất cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn thi hành các cam kết WTO của Hà Tây cũng phải đảm bảo tính thống nhất với việc áp dụng pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan. Điều này tạo ra cơ chế minh bạch vốn là thói quen làm ăn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Nếu làm được điều này, việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư ở Hà Tây sẽ trở nên dễ dàng hơn. 3.3.7. Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ khi Hà Tây sáp nhập vào thủ đô Hà Nội Trong năm 2008, Hà Tây sẽ sáp nhập vào Hà Nội và tỉnh Hà Tây sẽ bị xoá tên trên bản đồ hành chính của Việt Nam. Nhưng tiềm năng và lợi thế của Hà Tây là một điều kiện rất thuận lợi để Hà Nội mới tận dụng và phát huy trong việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ. Hà Nội mới nên tập trung vào một số giải pháp sau để thu hút FDI từ Hoa Kỳ khi đã sáp nhập với Hà Tây: Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng theo tuyến Hà Đông- Sơn Tây- Miếu Môn- Hoà Lạc- An Khánh. Hệ thống đô thị và khu công nghiệp, khu công nghệ cao ở tuyến này sẽ là hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại để thu hút FDI từ Hoa Kỳ. Trên tuyến đó nên thu hút Hoa Kỳ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và giải trí. Phát triển du lịch theo hướng kết hợp các tuyến của Hà Nội với các làng nghề và khu du lịch của Hà Tây-Hoà Bình. Có 3 cách để thu hút FDI của Hoa Kỳ theo hướng này: Một là, mời gọi Hoa Kỳ đầu tư xây dựng và quản lý các khách sạn, điểm du lịch khu giải trí văn hoá thuần văn hoá lịch sử, làng nghề. Theo cách này, các tour du lịch sẽ thăm quan,tìm hiểu văn hoá lịch sử của Hà Nội, của Hà Tây (với tổng số hơn 300 làng nghề truyền thống của cả hai địa phương và số di tích lịch sử nhiều nhất Việt Nam) tạo nên các tour du lịch hết sức đa dạng phong phú về thời gian cũng như số địa điểm thăm quan du lịch. Trong đó kêu gọi Hoa Kỳ đầu tư hệ thống khách sạn du lịch và khu du lịch văn hoá tập trung vào tuyến Bát Tràng- Vạn Phúc- Thạch Thất- Sơn Tây- Ba Vì- Hoà Bình (vì một phần Hoà Bình sắp tới cũng thuộc Hà Nội). Hai là, kêu gọi Hoa Kỳ đầu tư xây dựng các trung tâm giải trí thuần du lịch thăm quan thắng cảnh thiên nhiên vào vùng Ba Vì và Hương Sơn. Đặc biệt quan tâm tới các khu sân gôn, công viên có hệ thống núi cao- suối- rừng nguyên sinh- hồ và đầm tự nhiên- suối khoáng nóng- khu nghỉ dưỡng massage vì Hoa Kỳ rất mạnh trong lĩnh vực này. Ba là, kết hợp hai loại trên. Nên kêu gọi Hoa Kỳ thành lập các công ty tư vấn và tổ chức các tour du lịch tự nhiên- văn hóa lịch sử kết hợp xuyên suốt Hà Nội và Hà Tây, Hoà Bình tạo ra sức hấp dẫn lớn vì có thế mạnh 3 vùng này kết hợp lại. KẾT LUẬN Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sôi động và nhanh nhất. Nguồn FDI là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam để thực hiện thành công công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trên thế giới FDI đang đổ về các nước thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong đó Việt Nam được coi như một ngôi sao đang lên trên bản đồ hội nhập và thu hút FDI trên thế giới. Chính vì vậy trong giai đoạn tới Việt Nam nhất định phải xác định đúng mục tiêu thu hút FDI và đưa ra giải pháp hợp lý để thu hút và sử dụng tốt FDI. Từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi có BTA và TIFA Việt Nam- Hoa Kỳ, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam như góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trong đó,thực hiện đúng và linh hoạt các cam kết của Việt Nam với WTO đặc biệt ở lĩnh vực dịch vụ, các cam kết trong BTA với Hoa Kỳ đặc biệt là điều khoản đầu tư, các giải pháp thực thi TIFA với một chiến lược thu hút FDI cụ thể từ Hoa Kỳ là việc quan trọng nhất. Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, việc tiếp tục hoàn thiện thủ tục FDI, tăng cường kết cấu hạ tầng, hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư... đang là những vấn đề đặt ra nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam. Có rất nhiều vấn đề các DN Hoa Kỳ quan tâm khi quyết định đầu tư. Vì thế Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Dầu khí và năng lượng đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Phải tạo điều kiện để các DN Hoa Kỳ đến Việt Nam bất cứ khi nào họ muốn. Như vậy, trong tương lai, môi trường đầu tư tại Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa để đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt được tốc độ tương xứng với tiềm lực của hai nước và tạo ra những bước đột phá quan trọng. Trong các đối tác Hoa Kỳ hiện nay đã chiếm vị trí số 3 trong 21 năm thu hút FDI của Việt Nam và số 1 năm 2008. Chắc chắn trong tương lai Hoa Kỳ sẽ chiếm vị trí số 1 trên bản đồ FDI của Việt Nam. Trong khi làn sóng FDI mới từ các nước phát triển ồ ạt vào Việt Nam, mà Hoa Kỳ là một đối tác chiến lược, Hà Tây là một địa phương có nhiều tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam nhất là về du lịch, giải trí, xây dựng và công nghệ cao với vị trí địa lí, thiên nhiên ưu đãi, văn hoá lâu đời và hệ thống Khu công nghệ cao- Khu công nghiệp- Đô thị dày đặc, nằm trong chiến lược phát triển của Việt Nam và Hà Nội về phía Tây Nam thủ đô nên đã, đang và sẽ có những điều kiện rất thuận lợi trong việc thu hút FDI để phát triển kinh tế địa phương. Trong những năm qua, tận dụng lợi thế đó Hà Tây đã tạo đột biến trong thu hút FDI nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, Hà Tây đã thu hút được nhiều dự án trong lĩnh vực thế mạnh cảu Hoa Kỳ là năng lượng và điện tử. Năm 2008, Hà Tây sẽ trở thành địa bàn của Hà Nội và địa bàn mới càng tổng hợp được sức mạnh thu hút FDI của hai địa bàn cũ. Trên cơ sở đó Hà Nội mới nên tập trung vào 5 giải pháp quan trọng nhất thu hút FDI từ Hoa Kỳ là: nhân lực chất lượng cao; chiến lược thu hút FDI Hoa Kỳ vào lĩnh vực công nghệ cao như năng lượng, công nghệ thông tin và du lịch, giải trí; đẩy mạnh hoạt động quảng cáo xúc tiến đầu tư các thế mạnh của tỉnh như du lịch văn hoá, vị trí chiến lược của Hà Tây; thủ tục đầu tư ngắn gọn, minh bạch và cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư (đặc biệt khu Công nghệ cao Láng- Hoà Lạc và chuỗi đô thị mới hiện đại dọc địa bàn tỉnh, tình hình GPMB và điện nước). Hi vọng rằng Hà Nội mới với sự đóng góp của Hà Tây sẽ là điểm sáng trong thu hút FDI của Hoa Kỳ cũng như các đối tác khác của Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Các Website: 1. bantinahn.vnn.vn 2. banqlkcnhaiphong.gov.vn 3. baohatay.gov.vn 4. baomoi.com 5. fiavietnammpi.gov.vn 6. giaodiemonline.co 7. hatay.gov.vn 8. hdndhatay.gov.vn 9. hhtp.gov.vn 10. hepizahn.vnn.vn 11. lantabrand.com 12. mof.gov.vn 13. moi.gov.vn 14. tuoitreonline.com 15. vietbao.com 16. vietnamchannel.vn 17. vietnamameconomy.com 18. vietnamnet.com.vn 19. vovnews.vn 20. vipnews.com Các báo và tạp chí: 21. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài, Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2007. 22. Cục Đầu tư Nước ngoài, Báo cáo tình hình FDI tại Việt Nam (2006, 2007). 23. Báo Doanh nhân Sài Gòn, ngày 15/11/2005. 24.Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Số 8/12/2005). TIẾNG ANH 25. IMF, Selected Issues and Statistical Appendix 2006. 26. National political publisher, Ha Noi, Annual Economic Report for 2004, 2003. 27. Newsweek International, 12/6/2006. 28. Riedel, James, Asia Pacific Economic Literature, November 2007. 29. Worl Bank, Vietnam Economic Monitor, Autumn 2005. 30.WTO, Trade Policy Review: Uited States, August 2007. PHỤ LỤC 1: Định hướng thu hút FDI của Việt Nam đến năm 2010 1.1. Mục tiêu thu hút FDI Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2010 bình quân 8%/năm , nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội khoảng 114-120 tỷ USD trong đó vốn huy động từ bên ngoài ( gồm cả FDI và ODA ) chiếm 30%. Từ mực tiêu trên , dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của khu vực FDI như sau : - Tổng vốn đăng ký cấp mới: 25-30 tỷ USD . - Tổng vốn đăng ký bổ sung: 13-15 tỷ USD . - Đóng góp khoảng 15% GDP , 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, 10% thu ngân sách . 1.2. Định hướng thu hút FDI từ các TNCs Trên cơ sở mục tiêu hút hút FDI và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010 và trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Việt Nam có thể cụ thể định hướng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia cụ thể như sau : Theo lĩnh vực : Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI từ các Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào những ngành và lĩnh vực mà Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế của các (các ngành công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, viễn thông), các ngành mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (dệt may, da giầy, công nghiệp chế biến) , những ngành có khả năng sinh lợi cao ( du lịch, tài chính ngân hàng , bảo hiểm và một số ngành dịch vụ khác) để tạo thêm nhiều công ăn việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế . Từng bước mở cửa thị trường, thực hiện đúng lộ trình mở cửa đối với những ngành và lĩnh vực như trong cam kết gia nhập WTO, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông. Tiến hành công bố công khai những danh mục cấm và hạn chế đầu tư. Trừ những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư thì nhà đầu tư kể cả trong nước và nước ngoài có quyền tiến hành kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực và theo bất kỳ hình thức nào mà pháp luật cho phép. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng điểm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế theo “Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư ” và “ Danh mục khuyến khích đầu tư ”. Theo đối tác: Cho đến nay, nguồn vốn FDI của các đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ các Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Các TNCs đến từ các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU và Hoa Kỳ còn rất hạn chế. Do đó, để  nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI một mặt Việt Nam nên tiếp tục hướng vào những của các quốc gia Châu Á . Bên cạnh đó, các của Hoa Kỳ và các nước trong liên minh Châu Âu EU là những quốc gia có tiềm lực về vốn và công nghệ rất lớn. Nếu Việt Nam thu hút được nhiều  từ các quốc gia này thì nguồn vốn đầu tư đổ vào sẽ rất lớn. Đi kèm với nó là những công nghệ nguồn và trình độ quản lý tiên tiến. Căn cứ vào thế mạnh của các và các lĩnh vực cần thu hút FDI, có thể xác định những ngành mục tiêu như sau :  Bảng P1 : Mục tiêu thu hút TNCs của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 Ngành mục tiêu Các mục tiêu Công nghệ thông tin Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Singapore, Ấn Độ Điện tử Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Hoá chất Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dầu khí Hoa Kỳ, EU, Nga Chế biến thực phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc Dệt may, Da giầy Trung Quốc,Hàn Quốc,Hồng Kông, Singapore Xây dựng hạ tầng KCN Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc Tài chính, ngân hàng EU, Hoa Kỳ , Trung Quốc Bảo hiểm EU, Hoa Kỳ , Trung Quốc Nguồn: Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và đầu tư (2006) Theo lãnh thổ:         Địa hình của lãnh thổ Việt Nam được chia thành nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mỗi khu vực lãnh thổ có những đặc trưng và những lợi thế riêng. Để có thể thu hút được nhiều vốn FDI của các TNCs Việt Nam cần tiếp tục thu hút và mở rộng các dự án FDI của vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò các vùng động lực, các khu chế xuất , khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế mở. Các địa phương cụ thể là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng. Khuyến khích phát triển hợp tác trong khu công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó thì Việt Namcũng cần ưu đãi cho các đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như: Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị … Tóm lại, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8% / năm trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần thực hiện theo những định hướng thu hút vốn FDI từ các như Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra cho từng lĩnh vực, đối tác và vùng lãnh thổ cụ thể . PHỤ LỤC 2 FDI CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM SO VỚI CÁC QUỐC GIA KHÁC ( 1988 - QUÝ I 2008 ) - ĐƠN VỊ : TRIỆU USD Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4: TÓM TẮT GIẢI PHÁP CỤ THỂ THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC DU LỊCH CỦA HÀ TÂY GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1. Sớm hoàn chỉnh việc quy hoạch tổng thể và quy hoạch vùng về du lịch, công bố công khai rộng rãi các quy hoạch. Tập trung quy hoạch các khu vực trọng điểm như: hồ Suối Hai, sườn Đông, sườn Tây núi Ba Vì, khu Văn Thánh Đường Lâm, khu vực hồ Quan Sơn, hồ Văn Sơn, khu Hương Sơn. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác Vườn Quốc gia Ba Vì để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí . 2. Tập trung đầu tư, cải tạo nâng cấp kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch trọng điểm, trước hết cần đầu tư xây dựng các đường giao thông đến các điểm du lịch: đường Tế Tiêu- Yến Vĩ, đường vào hồ Suối Hai, đường vào sườn Tây núi Ba Vì và đường nối các điểm du lịch hiện có ở khu vực núi Ba Vì … 3. Đẩy mạnh đầu tư và thu hút các dự án đầu tư vào du lịch. Tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ các dự án đã xác định: Khu du lịch Sài Sơn (Quốc Oai), An Khánh (Hoài Đức) , Đường Lâm, Đồng Mô ( Sơn Tây ). Đồng thời giới thiệu các dự án mới và mời gọi các nhà đầu tư vào các khu: hồ Suối Hai, núi Ba Vì, hồ Văn Sơn, hồ Quan Sơn… khuyến khích tạo điều kiện cho các dự án đã có mở rộng quy mô dự án như: du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Ngà, Thác Đa… 4. Đầu tư với phương châm nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm xây dựng 3 làng nghề: Sơn Đồng (Hoài Đức), Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), Phú Vinh (Chương Mỹ) để trở thành điểm du lịch làng nghề. 5. Tăng cường tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch về giá trị lịch sử, văn hoá, các di tích, danh thắng và truyền thống của quê hương Hà Tây. Tổ chức lại các lễ hội truyền thống ở địa phương, gắn các hoạt động này với phát triển kinh tế du lịch, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương. 6. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, nhất là đào tạo nâng cao trình độ về nghiệp vụ, chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ lao động kỹ thuật và hướng dẫn viên du lịch. 7. Coi trọng việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để hình thành môi trường du lịch lành mạnh; đẩy mạnh xã hội hoá du lịch, toàn dân làm du lịch…Đổi mới và tăng cường công tác quản lý các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá để vừa khai thác, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị và đạt hiệu quả kinh tế- xã hội ngày càng cao hơn. PHỤ LỤC 5 Vốn FDI cam kết vào Việt Nam của một số TNCs lớn của Hoa Kỳ giai đoạn 2005- 2008 ( Đơn vị: tỉ USD ) Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư PHỤ LỤC 6: ĐIỀU KHOẢN ĐẦU TƯ CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM– HOA KỲ CHƯƠNG 4: Phát triển quan hệ đầu tư Điều 1: Các định nghĩa Theo Chương này, Phụ lục H, các thư trao đổi về Chế độ cấp giấy phép đầu tư và các Điều 1, 4 của Chương VII liên quan đến đầu tư theo Hiệp định này: 1. "đầu tư" là mọi hình thức đầu tư trên lãnh thổ của một Bên do các công dân hoặc công ty của Bên kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm các hình thức: A. một công ty hoặc một doanh nghiệp; B. cổ phần, cổ phiếu và các hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các quyền lợi đối với khoản nợ dưới các hình thức khác trong một công ty; C. các quyền theo hợp đồng, như quyền theo các hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, các hợp đồng sản xuất hoặc hợp đồng phân chia doanh thu, tô nhượng hoặc các hợp đồng tương tự khác; D. tài sản hữu hình, gồm cả bất động sản và tài sản vô hình, gồm cả các quyền như giao dịch thuê, thế chấp, cầm cố và quyền lưu giữ tài sản; E. quyền sở hữu trí tuệ, gồm quyền tác giả và các quyền có liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa, thông tin bí mật (bí mật thương mại), kiểu dáng công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng; và F. các quyền theo quy định của pháp luật như các giấy phép và sự cho phép; 2. "công ty" là bất kỳ thực thể nào được thành lập hoặc tổ chức theo luật áp dụng, bất kể hoạt động vì mục đích lợi nhuận hay phi lợi nhuận, do chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm soát, gồm công ty, công ty tín thác, công ty hợp danh, doanh nghiệp một chủ, chi nhánh, liên doanh, hiệp hội, hoặc tổ chức khác; 3. "công ty của một Bên" là một công ty được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của Bên đó; 4. "đầu tư theo Hiệp định này" là đầu tư của công dân hoặc công ty của một Bên tại lãnh thổ của Bên kia; 5. "doanh nghiệp nhà nước" là công ty do một Bên sở hữu hoặc kiểm soát thông qua các quyền lợi về sở hữu của Bên đó; 6. "chấp thuận đầu tư" là sự chấp thuận của cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài của một Bên đối với khoản đầu tư theo Hiệp định này hoặc đối với công dân hoặc công ty của Bên kia; 7. "thỏa thuận đầu tư" là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các cơ quan quản lý nhà nước của một Bên với khoản đầu tư theo Hiệp định này hoặc với công dân hay công ty của Bên kia để: (i) trao các quyền liên quan đến tài nguyên thiên nhiên hoặc tài sản khác do các cơ quan nhà nước quản lý và (ii) làm cơ sở để khoản đầu tư, công dân hoặc công ty thành lập hoặc mua lại đầu tư theo Hiệp định này; 8. "Quy tắc trọng tài UNCITRAL" là các quy tắc trọng tài của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế; 9. "công dân" của một Bên là một thể nhân và là công dân của một Bên theo luật áp dụng của Bên đó; 10. "tranh chấp đầu tư " là tranh chấp giữa một Bên và công dân hoặc công ty của Bên kia phát sinh từ hoặc có liên quan đến một chấp thuận đầu tư, một thỏa thuận đầu tư hoặc sự vi phạm bất kỳ quyền nào được qui định, thiết lập hoặc thừa nhận tại Chương này, Phụ lục H, các thư trao đổi về Chế độ cấp giấy phép đầu tư, các Điều 1, 4 của Chương VII liên quan đến khoản đầu tư theo Hiệp định này; 11. "đối xử không phân biệt" là sự đối xử ít nhất phải thuận lợi bằng đối xử quốc gia hoặc đối xử tối huệ quốc, tùy thuộc sự đối xử nào thuận lợi nhất; 12. "Công ước ICSID" là Công ước về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư giữa Nhà nước và Công dân của Nhà nước khác làm tại Washington ngày 18 tháng 3 năm 1965; và 13. "Trung tâm" là Trung tâm Quốc tế về Giải quyết các Tranh chấp Đầu tư được thành lập theo Công ước ICSID. Điều 2: Đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc 1. Đối với việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hoặc định đoạt bằng cách khác các khoản đầu tư theo Hiệp định này, trong những hoàn cảnh tương tự, mỗi Bên dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hoặc công ty của mình trên lãnh thổ nước mình (sau đây gọi là "đối xử quốc gia") hoặc sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hoặc công ty của nước thứ 3 trên lãnh thổ nước mình (sau đây gọi là "đối xử tối huệ quốc"), tùy thuộc vào sự đối xử nào thuận lợi nhất (sau đây gọi là "đối xử quốc gia" và "đối xử tối huệ quốc"). Mỗi Bên bảo đảm rằng các doanh nghiệp nhà nước của mình dành cho các khoản đầu tư theo Hiệp định này đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ của họ phù hợp với quy định tại khoản 4.3 của Phụ lục H. 2. A. Mỗi Bên có thể ban hành hoặc duy trì những ngoại lệ đối với các nghĩa vụ nêu tại khoản 1 trong các lĩnh vực hoặc đối với những vấn đề qui định tại Phụ lục H của Hiệp định này. Khi ban hành ngoại lệ đó, mỗi Bên không thể yêu cầu cắt bỏ toàn bộ hay một phần đầu tư theo Hiệp định này đang triển khai tại thời điểm ngoại lệ bắt đầu có hiệu lực. B. Những nghĩa vụ quy định tại khoản 1 không áp dụng đối với các thủ tục qui định tại các hiệp định đa biên được ký kết dưới sự bảo trợ của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) liên quan tới việc xác lập hay duy trì các quyền sở hữu trí tuệ. Điều 3: Tiêu chuẩn chung về đối xử 1. Mỗi Bên luôn dành cho các khoản đầu tư theo Hiệp định này sự đối xử công bằng, thoả đáng và sự bảo hộ, an toàn đầy đủ và trong mọi trường hợp, dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử theo yêu cầu của các quy tắc áp dụng của pháp luật tập quán quốc tế . 2. Mỗi Bên không áp dụng các biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử để gây phương hại đối với việc quản lý, điều hành, vận hành, bán hoặc định đoạt bằng cách khác các khoản đầu tư theo Hiệp định này. Điều 4: Giải quyết tranh chấp 1. Mỗi Bên dành cho các công ty và công dân của Bên kia các công cụ hữu hiệu để khiếu nại và thực thi các quyền liên quan đến các khoản đầu tư theo Hiệp định này. 2. Trong trường hợp có tranh chấp đầu tư, các bên tranh chấp cần nỗ lực giải quyết thông qua tham vấn và thương lượng, có thể bao gồm cả việc sử dụng thủ tục không ràng buộc có sự tham gia của bên thứ ba. Phù hợp với khoản 3 của Điều này, nếu tranh chấp chưa giải quyết được thông qua tham vấn và thương lượng, công dân hoặc công ty của một Bên là một bên trong tranh chấp đầu tư có thể đưa tranh chấp ra giải quyết theo một trong các phương thức sau: A. đưa ra các toà án hoặc cơ quan tài phán hành chính có thẩm quyền trên lãnh thổ của một Bên nơi đầu tư theo Hiệp định này được thực hiện; hoặc B. phù hợp với bất kỳ thủ tục giải quyết tranh chấp nào có thể áp dụng đã được thỏa thuận trước đó; hoặc C. phù hợp với các quy định tại khoản 3. 3. A. Với điều kiện là công dân hoặc công ty có liên quan chưa đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo quy định tại các mục 2.A hoặc 2.B và sau chín mươi ngày kể từ ngày vụ tranh chấp phát sinh, công dân hoặc công ty có liên quan có thể đưa tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài ràng buộc sau: (i) đưa ra giải quyết tại Trung tâm, khi cả hai Bên là thành viên của Công ước ICSID và nếu Trung tâm có thẩm quyền giải quyết; hoặc (ii) đưa ra giải quyết theo Cơ chế Phụ trợ của Trung tâm, nếu Cơ chế này có thẩm quyền giải quyết; hoặc (iii) đưa ra giải quyết theo Quy tắc Trọng tài UNCITRAL; hoặc (iv) đưa ra bất kỳ tổ chức trọng tài nào khác hoặc phù hợp với mọi quy tắc trọng tài khác nếu các bên tranh chấp đều đồng ý. B. Công dân hoặc công ty, dù có thể đã đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài ràng buộc theo quy định tại mục 3.A, vẫn có thể đề nghị toà án hoặc cơ quan tài phán hành chính của một Bên thực hiện các biện pháp ngăn chặn tạm thời không liên quan đến việc thanh toán thiệt hại, trước khi bắt đầu hoặc trong quá trình tố tụng của trọng tài nhằm bảo toàn các quyền và lợi ích của mình. 4. Mỗi Bên chấp thuận việc đưa ra giải quyết mọi tranh chấp đầu tư bằng trọng tài ràng buộc theo sự lựa chọn của công dân hoặc công ty được nêu tại mục 3.A(i), (ii) và (iii) hoặc theo sự thỏa thuận chung giữa các bên tranh chấp được nêu tại mục 3.A(iv). Sự chấp thuận này và việc đưa ra giải quyết tranh chấp của công dân hoặc công ty theo mục 3.A phải đáp ứng các yêu cầu: A. " Thỏa thuận bằng văn bản" theo qui định tại Điều II Công ước Liên Hợp Quốc về Công nhận và Thi hành Phán quyết của Trọng tài Nước ngoài làm tại New York ngày 10 tháng 6 năm 1958; và B. Đồng thuận bằng văn bản của các bên tranh chấp theo qui định tại Chương II của Công ước ICSID (thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm) và những Quy tắc của Cơ chế Phụ trợ. 5. Bất kỳ việc giải quyết trọng tài nào theo quy định tại mục 3.A(ii), (iii) và (iv) đều phải được tiến hành tại một quốc gia là thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Công nhận và Thi hành Phán quyết của Trọng tài Nước ngoài làm tại New York ngày 10 tháng 6 năm 1958. 6. Bất kỳ phán quyết trọng tài nào được đưa ra theo quy định của Chương này đều là chung thẩm và ràng buộc các bên tranh chấp. Mỗi Bên thực hiện không chậm trễ các quy định của phán quyết đó và thi hành phán quyết đó trên lãnh thổ nước mình. Việc thi hành phán quyết trọng tài được đưa ra trên lãnh thổ của mỗi Bên do luật quốc gia của Bên đó điều chỉnh. 7. Trong bất kỳ quá trình tố tụng nào liên quan đến tranh chấp đầu tư, một Bên không được viện cớ rằng, việc đền bù hoặc bồi thường toàn bộ hoặc một phần các thiệt hại đã được nhận hoặc sẽ được nhận theo một hợp đồng bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo lãnh để bào chữa, kiện ngược, bù trừ nợ hoặc vì bất kỳ lý do nào khác. 8. Phù hợp với mục đích của Điều này và Điều 25(2)(b) của Công ước ISCID liên quan đến khoản đầu tư theo Hiệp định này, công ty của một Bên, ngay trước khi xẩy ra một hoặc nhiều sự kiện dẫn đến tranh chấp đầu tư và đã là một khoản đầu tư theo Hiệp định này phải được đối xử như công ty của Bên kia. Điều 5: Tính minh bạch Mỗi Bên đảm bảo rằng, các luật, các quy định và các thủ tục hành chính được áp dụng chung của mình có liên quan hoặc ảnh hưởng đến các khoản đầu tư, các thỏa thuận đầu tư và các chấp thuận đầu tư sẽ nhanh chóng được đăng, hoặc có sẵn cho công chúng. Điều 6: Các thủ tục riêng Chương này không ngăn cản một Bên quy định các thủ tục riêng liên quan đến các khoản đầu tư theo Hiệp định này, như yêu cầu các khoản đầu tư đó phải được thành lập hợp pháp theo các luật và quy định của Bên đó hoặc yêu cầu việc chuyển tiền hay các công cụ tiền tệ khác phải được báo cáo, với điều kiện là các thủ tục như vậy sẽ không được làm ảnh hưởng đến bản chất của bất kỳ quyền nào được quy định tại Chương này, Phụ lục H, các thư trao đổi về Chế độ cấp giấy phép đầu tư, các Điều 1, 4 của Chương VII liên quan tới khoản đầu tư theo Hiệp định này. Điều 7: Chuyển giao công nghệ Không Bên nào được áp đặt hoặc thi hành bất kỳ yêu cầu nào (bao gồm bất kỳ một cam kết hoặc bảo đảm liên quan đến việc nhận được sự cho phép hay chấp thuận của chính phủ) đối với việc chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất hoặc kiến thức thuộc quyền sở hữu khác như là một điều kiện để được thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành hoặc hoạt động của khoản đầu tư theo Hiệp định này, trừ trường hợp: 1. áp dụng các luật có hiệu lực chung về môi trường phù hợp với các quy định của Hiệp định này; hoặc 2. phù hợp với lệnh, cam kết hay bảo đảm được toà án, cơ quan tài phán hành chính hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý về cạnh tranh thi hành để xử lý một vi phạm pháp luật về cạnh tranh đang bị khiếu kiện hay xét xử. Điều 8: Nhập cảnh, tạm trú và tuyển dụng người nước ngoài 1. Phù hợp với pháp luật của mình về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài, mỗi Bên cho phép các công dân và công ty của Bên kia lưu chuyển nhân viên thuộc mọi quốc tịch để phục vụ cho hoạt động của họ trên lãnh thổ của mình trong trường hợp những nhân viên này là những người điều hành hoặc quản lý hay có những kiến thức đặc biệt liên quan đến hoạt động của họ. 2. Phù hợp với pháp luật của mình về nhập cảnh và tạm trú của người nước ngoài, mỗi Bên cho phép các công dân và công ty của Bên kia thuê nhân viên quản lý cao nhất của công ty trên lãnh thổ của mình theo sự lựa chọn của họ mà không phụ thuộc vào quốc tịch. 3. Các khoản trên đây không ngăn cản mỗi Bên áp dụng pháp luật về lao động của mình nếu luật pháp này không làm ảnh hưởng đến bản chất các quyền quy định tại Điều này. Điều 9: Bảo lưu các quyền Chương này, Phụ lục H, các thư trao đổi về Chế độ cấp giấy phép đầu tư và các Điều 1, 4 của Chương VII liên quan đến khoản đầu tư theo Hiệp định này không được làm giảm giá trị của bất kỳ quy định nào sau đây cho phép các khoản đầu tư theo Hiệp định này, trong những hoàn cảnh tương tự, được hưởng sự đối xử thuận lợi hơn sự đối xử được quy định tại Chương này: 1. các luật, quy định và các thủ tục hành chính, hoặc các quyết định hành chính hoặc tư pháp của một Bên; 2. các nghĩa vụ pháp lý quốc tế; hoặc 3. các nghĩa vụ do một Bên đảm nhận, bao gồm những nghĩa vụ được quy định trong một thỏa thuận đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư. Điều 10: Tước quyền sở hữu và bồi thường thiệt hại do chiến tranh 1. Không Bên nào được tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá các khoản đầu tư một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các biện pháp tương tự như tước quyền sở hữu hoặc quốc hữu hoá (sau đây được gọi là "tước quyền sở hữu") trừ trường hợp vì mục đích công cộng, theo phương thức không phân biệt đối xử, dựa trên việc thanh toán bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và có hiệu quả, phù hợp với thủ tục luật định và các nguyên tắc chung về đối xử được quy định tại Điều 3. Việc bồi thường phải theo đúng giá thị trường của khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu tại thời điểm ngay trước khi việc tước quyền sở hữu được thực hiện, phải được thanh toán không chậm trễ, bao gồm tiền lãi theo lãi suất thương mại hợp lý tính từ ngày tước quyền sở hữu, phải được thực hiện đầy đủ và có thể được chuyển đổi tự do theo tỷ giá chuyển đổi thịnh hành trên thị trường vào ngày tước quyền sở hữu. Giá đúng của thị trường không được phản ánh bất cứ sự thay đổi nào về giá trị do hành động tước quyền sở hữu đã được biết trước ngày thực hiện. 2. Mỗi Bên dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc cho các khoản đầu tư theo Hiệp định này đối với bất kỳ biện pháp nào liên quan đến các tổn thất mà các khoản đầu tư đó phải gánh chịu tại lãnh thổ của mình do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, cách mạng, tình trạng khẩn cấp quốc gia, khởi nghĩa, nội chiến hoặc các sự kiện tương tự khác. 3. Mỗi Bên chấp thuận phục hồi hoặc bồi thường phù hợp với khoản 1 trong trường hợp các khoản đầu tư theo Hiệp định này bị tổn thất tại lãnh thổ của mình do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang, cách mạng, tình trạng khẩn cấp quốc gia, khởi nghĩa, nội chiến hoặc các tình trạng tương tự khác phát sinh từ việc: A. trưng dụng toàn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư đó bởi các lực lượng vũ trang hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó; hoặc B. phá huỷ toàn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư đó bởi các lực lượng vũ trang hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Bên đó mà tình hình không cần thiết phải làm như vậy. Điều 11: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 1. Phù hợp với các quy định tại khoản 2, không Bên nào được áp dụng bất kỳ biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nào (sau đây gọi là TRIMs) không phù hợp với Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO. Danh mục minh họa các TRIMs được quy định tại Hiệp định WTO về TRIMs (sau đây gọi là Danh mục) được nêu tại Phụ lục I của Hiệp định này. TRIMs trong Danh mục được coi là không phù hợp với Điều này cho dù chúng được áp đặt trong các luật, quy định hoặc như là điều kiện đối với các hợp đồng hay giấy phép đầu tư cụ thể. 2. Các Bên đồng ý xoá bỏ toàn bộ TRIMs (bao gồm các biện pháp quy định trong các luật, quy định, hợp đồng hoặc giấy phép) được nêu tại mục 2(a) (các yêu cầu cân đối thương mại) và mục 2(b) (kiểm soát ngoại hối đối với hàng nhập khẩu) của Danh mục vào thời điểm Hiệp định này có hiệu lực. Việt Nam sẽ loại bỏ toàn bộ TRIMs khác không muộn hơn năm năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực hoặc vào ngày được yêu cầu theo qui định và điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, tuỳ thuộc thời điểm nào diễn ra trước. Điều 12: Việc áp dụng đối với các doanh nghịêp nhà nước Khi một doanh nghiệp nhà nước của một Bên được uỷ quyền thực hiện quyền hạn quản lý nhà nước, hành chính hoặc chức năng khác của chính quyền thì doanh nghiệp này phải thực hiện các nghĩa vụ của Bên đó. Điều 13: Đàm phán về Hiệp định đầu tư song phương trong tương lai Các Bên sẽ nỗ lực đàm phán với tinh thần thiện chí một hiệp định đầu tư song phương trong một thời hạn thích hợp. Điều 14: Việc áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này Các quy định của Chương này, Phụ lục H, các thư trao đổi về Chế độ cấp giấy phép đầu tư, và các Điều 1, 4 của Chương VII được áp dụng đối với các khoản đầu tư theo Hiệp định này đang tồn tại vào thời điểm Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực cũng như các khoản đầu tư được thành lập hoặc mua lại sau đó. Điều 15: Từ chối các lợi ích Mỗi Bên bảo lưu quyền từ chối dành cho một công ty của Bên kia hưởng những lợi ích của Chương này và Chương V Hiệp định này nếu các công dân của nước thứ 3 sở hữu hoặc kiểm soát công ty đó và Bên từ chối không duy trì các quan hệ kinh tế bình thường với nước thứ ba đó; hoặcCông ty đó không có hoạt động kinh doanh đáng kể trên lãnh thổ của Bên mà theo luật của Bên đó, công ty được thành lập hoặc tổ chức. PHỤ LỤC 7 PHỤ LỤC 8 Vốn FDI đăng ký và thực hiện của các quốc gia tại Việt Nam (1988- 3 tháng đầu 2008) Đơn vị: triệu USD Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư PHỤ LỤC 9 Sự thay đổi về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Tây qua những năm gần đây Nguồn : vietbao.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC
Luận văn liên quan