Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

- Đối với cơ quan Đảng và chính quyền xã cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa công tác Đảng với công tác Chính quyền, thí nghiệm thực hiện chế độ kiêm nhiệm ở một số huyện, xã có điều kiện. - Đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong công tác quản lý chính quyền, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh tổ quốc

pdf82 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình phải tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí cho phần xây dựng công trình theo thông tư số 12/2000/TT.BXD ngày 25/10/2000 của Bộ xây dựng và hệ thống định mức đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Lào Cai. Riêng các chi phí cho phần khối lượng do dân địa phương tham gia theo mức quy định trong quyết định số 120/2002/QĐ.UB ngày 02/04/2002. 48 * Trong tổng dự toán công trình phải bóc tách cụ thể phần khối lượng, kinh phí hạng mục công trình sử dụng lao động phổ thông để bố trí cho dân địa phương làm và phần giao thầu cho nhà thầu thực hiện. 3.5. Đấu thầu, chỉ định thầu : Công tác đấu thầu, chỉ định thầu thực hiện theo Nghị định số 88/1999/NĐ.CP, Nghị định số 14/2000/NĐ.CP của Chính phủ và các quy định hiện hành của UBND tỉnh về đấu thầu, chọn thầu trong xây dựng cơ bản. Công trình thuộc Chương trình 135 có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng được phép chỉ định thầu. Trong đó UBND tỉnh chỉ định thầu các công trình mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng ( UBND huyện, thị xã phải trình ít nhất 02 nhà thầu để UBND tỉnh quyết định), UBND huyện, thị xã chỉ định thầu các công trình có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng. Khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức đấu thầu các công trình có mức vốn trên 500 triệu đồng. Các công trinh đơn giản có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng các xã có điều kiện thực hiện thi công chọn gói thì thành lập Ban chỉ huy công trường thực hiện thi công công trình kiên cố hoá kênh mương do UBND các huyện, thị xã quyết định. II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI : 1. Kết quả thực hiện Chương trình 135 (1999 - 2002), (Biểu số: 07) : Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - hội, vùng đông bào dân tộc đặc biệt khó khăn, từ năm 1993 đã thực hiện đầu tư theo các Chương trình dự án như: Định canh định cư, chương trình 327, V06, hỗ trợ phát triển các đồng bào dân tộc trong tỉnh, đã tao ra sự chuyển biến đáng kể. Đặc biệt sau 4 năm thực hiện Chương trình 135 bộ mặt nông thôn của các xã ĐBKK trong tỉnh đã thay đổi khá nhiều và đã mang lại hiệu quả rõ nét, tỉnh đã nhìn rõ và yêu tiên cho những xã khó khăn, đã một phần thực hiện được việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ từng bước phát triển kinh tế hàng hoá, tỉnh đã có Chương trình hành động tập trung đầu tư 49 cho các xã khó khăn nhất của Chương trình 135, xây dựng các công trình thuỷ lợi, khai hoang, giao thông hướng vào phục vụ cho sản xuất và đã thực sự tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở những nơi này, nhân dân càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong 4 năm qua tỉnh đã đạt được một số kết quả sau : 1.1. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng : Giao thông : thực hiện làm được 170 km đường ô tô, 172 km đường dân sinh; Thuỷ lợi: thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và trong 4 năm qua các công trình thuỷ lợi được xây dựng đã thực hiện tưới tiêu cho 4.492 ha, sản lượng lương thực tăng 16000 tấn (11,8%); Cấp nước sinh hoạt: được cho 9.673 hộ; Trường học đã xây dựng được 555 phòng học; Cấp điện đã xây dựng được 20 trạm điên, cung cấp điện cho được 1.110 hộ gia đình. Các công trình hạ tầng được xây dựng từ dân chủ công khai, từ lòng dân đã thực sự làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế - xã hội ở những xã ĐBKK. Đến năm 2002 chỉ còn 5 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Dự án cơ sở hạ tầng với chủ trương đúng và bước đi ban đầu phù hợp đã tạo điều kiện ổn định và phát triển KT - XH khá nhanh ở các xã ĐBKK. 1.2. Công tác đào tạo cán bộ xã nghèo : + Riêng năm 2002 đã tổ chức 39 lớp học, mỗi lớp 4- 6 ngày với tổng số 2.589 lượt người, kinh phí thực hiện 378 triệu đồng. Trong đó có huyện Sa Pa chưa thực hiện được kế hoạch giao. + Các đối tượng được đào tạo bồi dưỡng gồm: Cán bộ chủ chốt xã như Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ ban quản lý dự án cấp xã: Trưởng thôn - bản; Cán bộ tăng cường cho xã. + Các nội dung chính đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ học viên là quản lý chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương xã; công tác 50 khuyến nông, khuyến lâm, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo; công tác quản lý, sử dụng vốn ngân sách; trình tự đầu tư xây dựng các công trình CSHT; phương pháp quản lý khai thác các công trình CSHT… Thực hiện dự án đào tạo cán bộ là một bước nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nâng cao dân trí cho nhân dân, tập dượt và trưởng thành thông qua vận hành Chương trình 135, tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc ở các xã ĐBKK từng bước hoà nhập với quá trình phát triển chung của cả nước. 1.3. Dự án quy hoạch lại dân cư ở những nới cần thiết : Năm 2002 đã hoàn thành sắp xếp được 1.502 hộ dân cư, trong đó sắp xếp dân cư biên giới 679 hộ, sắp xếp nội bộ xã 823 hộ. Tổng kinh phí đầu tư năm 2002 cho công tác định canh định cư là 34.00 triệu đồng. Trong đó chủ yếu tập chung vào hỗ trợ sản xuất và đời sống: 2.973 triệu đồng để hỗ trợ cho các hộ nông dân bao gồm: Lúa giống 21 tấn, ngô giống 387 tấn, đậu tương 25 tấn, phân bón các loại 515 tấn, giống cây ăn quả72.759 cây; đầu tư CSHT 427 triệu đồng. Trong 4 năm qua tỉnh thực hiện quy hoạch sử dụng đât đai phù hợp với từng tiều vùng, hoàn thành giao đất khoán rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác đất trồng đồi núi trọc, khai hoang phục hóa, nhân rộng mô hình trang trại, hộ làm ăn giỏi, xây dựng nông lâm trường hạt nhân hỗ trợ các hộ khó khăn sản xuất. Hướng dẫn tập huấn xây dựng các mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến lâm: tếp tục đưa lúa lai, ngô lai, đậu tương, khoai tây, mô hình trồng lúa cạn, lúa chất lượng cao vào các xã ĐBKK. 1.4. Dự án xây dựng TTCX : Năm 2002 đầu tư 15 TTCX chuyển tiếp và 5 trung tâm cụm mới. Tổng vốn đầu tư 7.000 triệu đồng cho 16 công trình chuyển tiếp ( 3 giao thông, 4 phòng khám đa khoa, 8 trường học và 1 chợ), 19 công trình chuyển tiếp ( 3 giao thông, 6 phòng khám đa khoa, 8 phòng học và 2 chợ). 51 Vốn bố trí đầu tư cho Giao thông 1.140 triệu đồng, phòng khám 1.650 triệu đồng, trường học 3.920 triệu đồng, chợ 595 triệu đồng. Đã thi công hoàn thành 24 công trình: 16 công trình chuyển tiếp và 8 công trình khởi công mới. Trong đó 4 công trình giao thông 5,5 km đường trung tâm cụm xã, 9 công trình phòng khám đa khoa với 2.900 m2 sử dụng, 9 công trình trường học với 75 phòng học nhà cấp III, 2 công trình chợ với 4.000 m2 sử dụng.Giá trị khối lượng các công trình đã thực hiện trong năm đạt 12.500 triệu đồng, bằng 178% vốn kế hoạch giao. Nhiều TTCX xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả thiết thực, thật sự trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tiểu vùng, tạo điều kiện tiền đề để phát triển thành tứ thị, thị trấn miền núi trong những năm tới. 1.5. Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn : Trong 4 năm qua tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng cho các công tác hỗ trợ xây dựng các tiểu dự án các mô hình sản xuất: chế biến thức ăn gia súc, phát triển nấu riệu truyền thống (xã Bản Xèo huyện Bát Xát, xã Bản Phố huyện Bắc Hà), hộ trợ dây triền sản xuất ngô, lúa. Dự án phát triển nuôi ong mật, hỗ trợ mô hình sấy thuốc lá, tập huấn kỹ thuật sản xuât ngói máng, chế biến chè quy mô gia đình, sấy long nhãn bằng lò cải tiến, chế biến đường quy mô gia đình, trồng cây ăn quả, dệt thổ cẩm. Hầu hết các mô hình đều đạt kết quả tốt, hiệu quả cao, có thể áp dụng nhân rộng để phát triển sản xuất ở nông thôn. 1.6. Tình hình các cơ quan TW và địa phương giúp đỡ các xã : * Cơ quan TW : tỉnh Lào Cai được Bộ xây dựng, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Hội cựu Chiến binh Việt nam, Công ty tư vấn - Bộ giao thông thông - Vận tải giúp đỡ thực hiện Chương trình 135. 52 Các cơ quan TW đã quan tâm giúp đỡ tỉnh như tham mưu phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ đào tạo học sinh, sinh viên cho con em người vùng cao, tổ chức tập huấn một số lĩnh vực sản xuất cho nông dân; hỗ trợ kinh phí để đầu tư một số công trình CSHT cho xã ĐBKK và một số hiện vật có tác dụng thiết thực để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo. * Các cơ quan địa phương được phân công giúp đỡ các xã ĐBKK : + Nhìn chung các cơ quan được phân công có tinh thần trách nhiệm giúp đỡ các xã. Nhưng nội dung các cơ quan đã các xã là: Nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các xã về các mặt sản xuất, đời sống, hoạt động văn hoá - xã hội của nhân dân các xã và tham mưu cho xã về phát triển kinh tế - xã hội; giao lưu văn hoá - văn nghệ ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, tuyên truyền pháp luật Nhà nước, tổ chức tập huấn các cán bộ - nhân dân xã; kiển tra chất lượng, hiệu quả các công trình CSHT và đã đang đầu tư xây dựng ở các xã. Về vật chất, các cơ quan đã giúp đỡ các loại hiện vật như quần áo, sách vở, bút viết, bàn ghế học sinh, bàn ghế làm việc, tăng âm - loa đài, phân bón, giống cây trồng, tặng quà cho các cháu học sinh và gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc đối tượng chính sách… Tổng giá trị hiện vật của các cơ quan giúp đỡ xã năm 2002 là khoảng 500 triệu đồng. Đặc biệt năm 2002, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, các cơ quan tỉnh đã đồng lượt triển khai đến các xã để thực hiện việc khai sinh quá hạn trẻ em và làm thủ tục đăng ký kết hôn cho các cặp nam nữ đã chung sống với nhau nhưng chưa có chứng nhận kết hôn. 2. Hiệu quả thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai : 2.1. Những hiệu quả chính đã đạt được : Chương trình 135 là Chương trình lớn. Đối với tỉnh Lào Cai, Chương trình thực hiện trên một phạm vi địa bàn rộng, địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng quá khó khăn. Nhưng qua 4 năm thực hiện Chương trình, có tác 53 động làm động lực thúc đẩy công tác xoá đói giảm nghèo. Tỷ lệ đói nghèo trong vùng Chương trình 135 của tỉnh có xu hướng ngày một giảm. Đời sống nhân đân về mọi mặt trong vùng được nâng lên rõ rệt, sản xuất phát triển, an ninh quốc phòng, chính trị - xã hội được củng cố và lớn mạnh, cơ sở hạ tầng được mở rộng. + Qua 4 năm thực hiện Chương trình 135, tỷ lệ đói nghèo trong vùng Chương trình 135 của tỉnh (theo tiêu trí mới) 4 năm qua, trung bình mỗi năm giảm 4-5%. Năm 1999 tỷ lệ đói nghèo là 41%, năm 2000 tỷ lệ đói nghèo là 37,38%, năm 2001 là34,3%, đến năm 2002 giảm được khoảng 2.700 hộ, tương đương với 4% tổng số hộ trong vùng, còn lại là 30,3% số hộ nghèo đói. Nhìn chung tỷ lệ số hộ đói nghèo vùng Chương trình 135 của tỉnh còn cao, song xu hướng ngày một giảm và với tốc độ phát triên chung nhiều mắt về kinh tế - xã hội như hiện nay thì tốc độ giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh sẽ ngày càng một nhanh hơn. 2.2. Công tác chỉ đạo : Công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình ở các cấp địa phương từ tỉnh - huyện đến xã được tổ chức chặt chẽ. Đến năm 2002, hệ thống Ban chỉ Đạo, Ban quản lý dự án Chương trình từ cấp huyện - xã được kiện toàn đồng bộ, năng lực hoạt động được tăng cường hơn. Việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư thực hiện Chương trình đều theo đúng (Thông tư 666) của TW và (Quyết định 120) của UBND tỉnh. Năm 2002 điển hình về công tác chỉ đạo tốt là các huyện Sa Pa, Bắc Hà. Tuy nhiên ở một số huyện, công tác chỉ đạo chưa được tốt như việc thông tin, bào cáo, sự phối hợp giữa các ngành của huyện chưa chặt chẽ dẫn đến kết quả thực hiện chưa cao như huyện Bát Xát, Bảo Thắng… 2.3. Tiến độ thực hiện : Tiến độ thực hiện Chương trình của toàn tỉnh đều bảo đảm hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình CSHT 54 chưa đạt yêu cầu về tiến độ của UBND tỉnh chỉ đạo, mặc dù đã được UBND tỉnh giao kế hoạch sớm . Cụ thể là đến cuối năm 2002 còn trên 30 công trình chưa thi công hoàn thành theo kế hoạch của UBND tỉnh; Việc cấp phát vốn tạm ứng để đầu tư công trình trong kế hoạch còn rất hạn chế, mới chiếm tỷ lệ 7% trong tổng số vốn kế hoạch. Điển hình thực hiện tiến độ thi công, giải ngân nhanh là huyện Sa Pa, Than Uyên, Huyện thực hiện chậm tiến độ là huyện Bát Xát, thực hiện giải ngân chậm là huyện Bắc Hà, Bảo Thắng. 2.4. Công tác tuyên truyền, huy động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình : Việc thực hiện Chương trình 135 của tỉnh luôn luôn coi trọng thực hiện quy chế dân chủ, công khai, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Trong thi công các công trình luôn ưu tiên, dành những khối lượng dùng lao động phổ thông để nhân dân tham gia nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Việc dành khối lượng để huy động nhân dân địa phương tham gia thi công để tăng thu nhập đã được UBND tỉnh quy định cụ thể từ khi lập kế hoạch đầu tư đến khi lập hồ sơ dự toán công trình. Tuy nhiên kết quả theo số liệu tổng hợp về tình hình dân cư địa phương trực tiếp ký hợp đồng xây lắp với Ban quản lý dự án huyện để tự thi công các công trình còn quá ít. Thực tế trong đầu tư xây dựng các công trình thuộc Chương trình 135 đã tạo việc làm cho phần lớn lao động ở nông thôn vùng đặc biệt khó khăn, tạo thu nhập đáng kể để xóa đói, giảm nghèo cho địa phương. Những hình thức dân địa phương tự tổ chức làm những khối lượng cụ thể riêng biệt thì còn quá ít, phần lớn là làm thuê, khoán cho các doanh nghiệp. Điển hình huyện chỉ đạo các xã thực hiện tôt việc tham gia thi công các công trình là huyện Bảo Yên, Mường Khương. Nhận xét : Có thể nói chương trình 135 đã thực sự đi vào cuộc sống của đồng bào các đâm tỉnh Lào Cai. Được các cấp các ngành và nhân dân đồng tâm thực hiện. Chương trình đã có tác dụng làm cho đồng bào vùng cao thay đổi 55 nhận thức, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu. Đặc biệt khối lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm làm ra ngày càng nhiều và lưu thông thuận tiện. Góp phần rất lớn vào việc xoá đói giảm nghèo. Điều quản trọng là năng lực điều hành của cán bộ xã đã được nâng lên. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai ngày càng gắn bó đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 56 III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT : 1. Những vấn đề tồn tại : * Đối với tỉnh Lào Cai : + Một số huyện còn ỷ lại, trông chờ vào vốn đầu tư của tỉnh, của TW, ít chủ động huy động nguồn lực tại chỗ, lồng ghép các Chương trình, dự án khác vào địa bàn Chương trình. + Những nguyên tắc chủ yếu: Dân chủ công khai, xã có công trình, dân có việc làm chưa được thực hiện đầy đủ ở một số huyện, xã. + Một số huyện, xã chậm đổi mới công tác quản lý, điều hành Chương trình: Ngay từ khi mới triển khai Chương trình. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép vận hành Chương trình theo một cơ chế đặc biệt, phân cấp mạnh cho địa phương có cơ sở quản lý, gắn liền với tăng cường cán bộ cơ sở, từng bước vươn lên đủ sức quản lý Chương trình, giao cho xã làm chủ đầu tư để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân tự làm dân thụ hưởng nhiều nhất, gắn kết trách nhiệm tình cảm của dân đối với Chương trình. Nhưng đến nay vẫn có một số xã trong tỉnh chưa được làm chủ đầu tư và việc chuyển giao cho các xã làm chủ đầu tư còn chậm do cán bộ xã chưa đủ khả năng quản lý. + Có một số huyện, xã chưa thực hiện đồng bộ năm nhiệm vụ của chương trình chủ yếu tập chung vào xây dựng CSHT và trong dự án CSHT chỉ chú trọng vào xây dựng đường giao thông và trường học, chưa quan tâm đến đầu tư cho sản xuất, khai hoang… Dẫn đến hiệu quả kinh tế tổng hợp đạt hiệu quả chưa cao. Nếu tiếp tục thực hiện như vậy, đến khi kết thúc Chương trình có những xã cơ bản hoàn thành CSHT, nhưng mục tiêu chủ yếu là XĐGN, phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập vào quả trình phát triển chung của đất nước vẫn chưa đạt được. + Công tác đào tạo cán bộ xã: ở một số huyện, xã mới chỉ tập trung vào việc tập huấn cơ chế quản lý Chương trình 135, chưa tiến hành đào tạo toàn diện về hành chính, KT - XH. Hình thức đào tạo chủ yếu là mở lớp tập huấn, ít chú 57 trọng tham quan, trao đổi kinh nghiệm, những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật muôi. Thực tiễn cho thấy: ở nơi nào công tác đào tạo cán bộ được thực hiện có quy hoạch, kế hoạch về đối tượng cụ thể, nội dung phù hợp, thì ở đó Chương trình 135 được vận hành có hiệu quả, XĐGN nhanh, KT - XH phát triển khá. * Đối với các Bộ ngành trung ương : Đã có nhiều cố gắng thực hiện giao kế hoạch sớm, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức chỉ đạo Chương trình để phù hợp với thực tế địa phương nhưng vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: + Một số dự án thuộc Chương trình 135 như: Hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ còn chưa có kế hoạch, hướng dẫn cụ thể để địa phương thực hiện. + Công tác tuyên truyền cho mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa chính trị, KT - XH của Chương trình còn ít, chưa tạo ra được cao trào rộng khắp cả nước giúp đỡ các xã ĐBKK, các Bộ ngành, đoàn thể, các tỉnh có điều kiện, các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh giúp đỡ các địa phương chưa tương xứng với khả năng. + Cơ chế quản lý điều hành chậm: Thông tư liên tịch 666/TTLT đến 23/08/2001 mới ban hành đã ảnh hưởng không ít tới quả trình hợp nhât một số Chương trình, dự án vào Chương trình 135 và quản lý điều hành Chương trình. Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ ngành chưa quan tâm đầy đủ đến tổ chức chỉ đạo Chương trình 135, ít kiển tra đông đốc, chưa giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc của cơ sở. + Một số Bộ ngành chưa phối hợp chặt chẽ và chưa thực hiện đầy đủ ý kiến, kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết giai đoạn I như: tăng thêm vốn cho các huyện, xã nghèo, đầu tư cho các tuyến đường biên giới đường liên xã ở những xã khó khăn nhất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi chưa đạt hiệu quả cao. 58 Như vậy, quá trình tổ chức thực hiện Chương trình 135 vẫn còn một số tồn tại khuyết điểm về quản lý điều hành Chương trình ở một số huyện, xã. Nguyên nhân của những tồn tại trên đây là do những khó khăn vốn có của những xã vùng cao, vùng sâu, biên giới, lại thực hiên đầu tư xây dựng CSHT là lĩnh vực không dễ làm. Một số huyện, xã chưa quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung Chương trình đến dân, chưa sát dân, dựa vào dân để tổ chức thực hiện. Chương trình được thực hiện trên địa bàn rộng ĐBKK đội ngũ cán bộ địa phương, cơ sở chưa vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ, công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương còn yếu kém, sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, chưa vận hành đồng bộ Chương trình. 2. Những vấn đề nảy sinh : + Với địa hình miền núi, vùng cao. Tuổi thọ của các công trình bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên như: thiên tai (hạn hán,lũ lụt..), có công trình vừa đầu tư xây dựng xong đã phải đầu tư khắc phục hậu quả của thiên tai. + Các công trình được đưa vào sử dụng hàng năm cần phải có nguồn kinh phí để trung tu, bảo quản. Hiện chưa có nguồng kinh phí này nên có nhiều xã còn lúng túng trong việc trung tu, bảo quản công trình bị hư hỏng trong khi sử dụng. + Viêc tập huấn cho cán bộ xã và đồng bào các dân tộc vùng ĐBKK gặp rất nhiều trở ngại do trình độ dân trí ở đây quá thấp. + Do tập quán sống du canh du cư của đồng bào dân tộc, đặc bệt là dân tộc H’ Mông nên rất khó khăn cho việc thực hiện dự án định canh đinh, quy hoạch khu dân cư. Đồng bào dân tộc H’ Mông chỉ quen sống ở trên núi cao không quen sống ở những nới đất trũng, đất bằng do đó vấn đề định canh định cư nếu không chú ý đến phong tục tập quán của các dân tộc thì có thể không mang lại hiệu quả. + Việc thực hiện dân chủ, công khai trong việc xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK phải thật cẩn thận, tránh nóng vội, vì muốn hoàn thành nhiệm vụ của cá 59 nhân mình mà giao những chương trình, dự án vào tay những cá nhân, tổ chức không đủ năng lực của xã thực hiện nên có thể dẫn đến tình trạng càng đầu tư vào các xã ĐBKK thì số xã đặc biệt khó khăn càng tăng lên. CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI. I. PHƯƠNG HƯỚNG, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC XÃ ĐBKK : 1. Phương hướng : + Quy hoạch bố trí dần cư ở những nới cần thiết, từng bước tổ chức hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản , đặc biệt là ở những nới có điều kiện khó khăn nhất như các xã vùng cao biên giới, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất. + Đẩy mạnh phát triển nông - lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ để tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá. + Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống giao thông, nước sinh hoạt, hệ thống điện ở những nới có điều kiện, kể cả thuỷ điện nhỏ. + Quy hoạch và xây dựng những TTCX, ưu tiên đầy tư xây dựng các công trình y tế, giáo dục, dịch vụ thượng mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình. 60 + Đào tạo cán bộ xã, bản giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lý hành chính, kinh tế để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kế hoạch (Biểu số 08) : Để tạo điều kiện cho các huyện, thị xã, các đơn vị chủ động chuẩn bị tốt công tác chuẩn bị đầu tư kế hoạch các năm tiếp theo, Chương trình 135 tỉnh Lào Cai đã thực hiện giao kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng ngay từ tháng 8 cuả măn trước năm kế hoạch, các dự án khác thì thực hiện giao kế hoạch từ đầu tháng 11. Và đến trung tuần tháng 01 của năm kế hoạch thì hầu hết các công trình đã được đưa vào khởi công xây dựng thuộc dự án đầu tư CSHT. Dự định đến tháng 04 của năm kế hoạch tất cả các công trình khởi công mới đều đã được khởi công xây dựng. II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU : Sau hơn 4 năm thực hiên Chương trình của Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai, tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như: Chương trình được đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng; tạo ra những chuyển biến bước đầu về kinh tế- xã hội với phong trào quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng thôn xã, bản làng. Ở những xã đặc biệt khó khăn, sô lượng các hộ đói nghèo giảm nhanh; đồng bào các dân tộc đã có sự hồ hởi, phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135 cũng cho thấy những mặt còn tồn tại. Và sau đây là một số giải pháp nhằm khắc phục để công tác triển khai, thực hiện Chương trình 135 của tỉnh đạt hiệu quả cao. 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn : 61 1.1. Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và cụ thể hoá cơ chế chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng áp dụng đối với Chương trình 135 : + Quy định quy trình tiến hành việc lựa chon công trình hạ tầng tại xã với sự tham gia của cộng đồng. + Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác giám sát chất lượng xây dựng các công trình với sự tham gia của nhân dân trong xã. + Hướng dẫn nội dung hoạt động và tổ chức của Ban quản lý dự án ở xã và huyện. + Quy định cụ thể về việc thực hiện công tác nhiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135. + Hướng dẫn việc vận dụng các quy định trong quản lý đấu thầu đối với các trường hợp xã tự thực hiện hoặc chỉ định thầu. + Sửa đổi, bổ sung một số định mức chi phí xây dựng… 1.2. Tăng cường việc phân cấp trong quản lý đầy tư và xây dựng cho cấp huyện, xã phù hợp với tính chất của dự án và điều kiện cụ thể của từng xã : Mở rộng việc phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng hiện nay là xu hướng đã được xác định trong Nghị quyết 05/2002/NQ-CP. Xu hướng này sẽ được tiếp tục cụ thể hoá trong Chương trình sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng quy chế đấu thầu. Do vậy, việc đẩy mạnh phân cấp trong Quản lý đầu tư và xây dựng đối với Chương trình 135 tới đây là phù hợp với su hướng này. Việc phân cấp trong quản lý sẽ được hướng vào việc tăng thêm quyền chủ động cho cấp huyện, xã trong việc phê duyệt dự án và quyết định đầu tư. Sự phân cấp mạnh hơn trong quản lý sẽ đi liền với việc giảm bớt các thủ tục hành chính trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình. 62 1.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật thông tinh đối với đội ngũ cán bộ cơ sở về các kiến thức, kỹ năng thực hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng : Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chương trình 135 là công tác đào tạo đội ngũ cán bộ tại các thôn xã, bản làng. Do vậy, đi cùng với quá trình đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng là việc thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức, kỹ năng và thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng. 1.4. Xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình 135 ở các cấp trong tỉnh : Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra cần chú trọng vào một số vấn đề như quản lý hành chính dự án, chất lượng xây dựng công trình, việc chấp hành trình tự và các thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng. 1.5. Kết hợp việc quản lý khai thác sử dụng với công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình xây dựng : Cần có quy định cụ thể về quyền sở hữu, quyền quản lý và sử dụng đối với công trình hạ tầng được xây dựng trong phạm vi Chương trình 135. Trên cơ sở đó làm rõ trách nhiệm trong quản lý sử dụng công trình của Chính quyền địa phương, của người dân được hưởng lợi từ công trình. 2. Phát huy nội lực, huy đông nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế- xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn : Huy động nguồn lực từ xã hội tham gia xây dựng công trình chủ yếu là sức lao động của nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động. Tham gia lao động để có việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân đồng thời gắn kết trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm của nhân dân địa phương với quá trình đầu tư xây dựng công trình. 63 Chọn một số công trình cho dân tự làm, cán bộ nghiệp vụ của huyện hướng dẫn giúp đỡ. Thực hiện dân chủ công khai xuyên suôt quá trình đầu tư xây dựng ở xa: công khai mức vốn đầu tư của Nhà nước cho nhân dân biết, nhân dân trong xã chủ động bàn bạc về việc đóng góp tham gia xây dựng các công trình của xã. Vận hành Chương trình đúng nguyên tác sẽ khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, quản lý công trình và tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi nổi nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các xã ĐBKK đây chính là mục tiêu cần hướng tới của Chương trình. 3. Kế hoạch lồng ghép các Chương trình, dự án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn : Chương trình 135 là một Chương trình phát triển kinh tế xã hội tổng hợp, Chương trình không chỉ có xây dựng cơ sở hạ tầng mà các cấp các ngành còn phải chỉ đạo Nghị quyết khoá X, kỳ họp thứ 6 về việc phối hợp, lồng ghép các Chương trình, dự án khác với chương trình 135 trên địa bàn các xã ĐBKK, xã biên giới để thực hiện Nghị quyết khóa X. Để làm được như vậy tỉnh phải làm một số công việc sau : - Tập trung nguồn vốn của Chương trình, dự án khác lồng ghép với Chương trình 135 để xây dựng một cách đồng bộ hệ thống công trình trung tâm thị xã, những công trình lớn, công trình có quy mô liên xã. - Lồng ghép các nhiệm vụ của chương trình để có thể đạt được mục tiêu đề ra: Quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất, xây dựng trung tâm thị xã và đào tạo cán bộ để phát huy hiệu quả tổng hợp của chương trình. - Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với việc mở rộng diện tích, xây dựng các vùng chuyên canh lúa, ngô, đậu tương, cây công nghiệp, cây ăn quả và gắn chặt với công tác ổn định sắp xếp lại dân cư. 64 Lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát huy hiệu quả đầu tư tránh trường hợp đầu tư trùng lặp trên cùng một xã. 4. Áp dụng biện pháp khoa học công nghệ : Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, giải quyết vấn đề tư tưởng và bồi dưỡng kiến thức về khoa học công nghệ cho nhân dân. Xây dựng các trung tâm khuyên nông. Coi khoa học công nghệ là một trong những giải pháp hàng đầu và là trọng điểm của đầu tư. Nhưng trước hết phải tập chung vào những khâu quan trọng như: Giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao chất lượng tốt, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, phòng chống dịch bệnh, chế biến và bảo quản nông sản. - Lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tiên tiến, phù hợp đã qua thực nghiệm vào sản xuất. - Ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến vào sản xuất để tăng giá trị hàng hoá. - Xây dựng các trung tâm khuyến nông và làm tốt công tác này để kịp thời phổ biến các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn. - Coi trọng công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ, thông tin kinh tế cho đồng bào một cách thường xuyên. 5. Vận dụng cơ chế chính sách vào địa bàn các xã đặc biệt khó khăn : Phải soạn thảo và ban hành cụ thể các cơ chế quản lý, chính sách đầu tư phát triển đến đồng bào: 65 - Chính sách đất đai: Thực hiện giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với công tác định canh, định cư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào. Điều chỉnh quỹ đất địa phương để giúp hộ nông dân nghèo thiếu đất ổn định sản xuất và đời sống. - Chính sách đầu tư, tín dụng : + Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. Nơi nào có nước thì có thể phát triển cây lúa nước và đầu tư xây dựng các công trình thủ lợi. Ở những nơi vùng cao có thể phát triển trồng lúa trên ruộng bậc thang. + Thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước cho vùng đặc biệt khó khăn: Đối với các hàng hoá như: muối iốt, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, sách vở quần áo học sinh, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón … + Khuyến khích thành lập các tổ nhóm liên gia, liên trạch để giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống và sử dụng có hiệu quả các nguồn tín dụng trong nông thôn. - Chính sách phát triển nguồn nhân lực : + Đầu tư kinh phí để đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã, bản, làng, phum, soóc để nâng cao tổ chức chỉ đạo, quản lý sản xuất, quản lý hành chính và việc sử dụng đúng mục đích các nguồn tín dụng để phát triển kinh tế xã hội các xã đăc biệt khó khăn. + Phát sách giáo khoa, văn phòng phẩm miễn phí cho các học sinh vùng đặc biệt khó khăn. + Các xã thuộc phạm vi chương trình 135 phải chọn những người dân làm kinh tế giỏi, cán bộ có năng lực đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về công tác khuyến nông. 66 + Hỗ trợ kinh phí để mở lớp dậy nghề cho con em đồng bào dân tộc để khai thác tiềm năng nguồn lực tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho đồng bào. - Chính sách thuế : + Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ đời sống, sinh hoạt của đồng bào các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên thuế doanh thu và thuế lợi tức: được giảm 50% thuế doanh thu phải nộp trong thời gian 4 năm kể từ tháng có doanh thu đầu tiên đối với những thương nhân có đăng ký kinh doanh; được miễn giảm thuế lợi tức trong thời gian 4 năm kể từ khi có lợi nhuận và được giảm 50% thuế lợi tức trong 7 năm tiếp theo nếu sử dụng lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên thì được giảm thuế lợi tức trong hai năm tiếp theo nữa. 6. Phân công chỉ đạo chương trình 135 : - Ở cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban chỉ đạo cần thường xuyên nắm bắt quyết định của cơ quan thường trực Chương trình và bắt buộc cán bộ ở các huyện, xã báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện Chương trình theo tháng, quý, năm để Ban chỉ đạo Chương trình kịp thời uốn nắn và đưa ra những giải pháp để tạo điều kiện cho chương trình đạt kết quả cao. - Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện phải thường xuyên đi kiểm tra trên điạ bàn Chương trình để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ chương trình. - Ban giám sát xã phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương tham gia đóng góp xây dựng công trình bằng chính sức lao động của mình. Đồng thời Ban chỉ đạo Chương trình phải công khai các nguồn vốn đầu tư cho dân biết, thực hiện kiểm toán định kỳ đối với các công trình. 67 Tạo điều kiện cho các xã để các xã có thể có đủ điều kiện làm chủ đầu tư các công trình của xã. Xã lập ban quản lý chương trình và thực hiện theo kế hoạch đề ra. 7. Củng cố tăng cường bộ máy chính quyền cấp xã : Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội thì bộ máy quản lý xã phải được tăng cường, có trình độ trong quản lý trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. Để làm tốt nhiệm vụ thì bộ máy hành chính cấp xã phải làm tốt những nội dung chính sau : - Kiện toàn cơ chế vận hành hành chính. Bộ máy quản lý hành chính cấp xã là một “hệ thống con”, bao gồm nhiều chức năng. Phải được vận hành theo một cơ chế đồng bộ từ trên xuống dưới. - Đối với cơ quan Đảng và chính quyền xã cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa công tác Đảng với công tác Chính quyền, thí nghiệm thực hiện chế độ kiêm nhiệm ở một số huyện, xã có điều kiện. - Đảm bảo quyền tự do dân chủ của nhân dân trong công tác quản lý chính quyền, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh tổ quốc. Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn đang đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải sớm hoàn chỉnh những quy định cụ thể về cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp xã. Nhưng cũng có thể làm giảm sức mạnh của chính quyền cấp xã nếu không chú trọng đến cơ cấu, trình độ của cán bộ xã, bản. Trong thời gian tới chúng ta phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kinh tế và chính trị, văn hoá cho các cán bộ xã, thực hiện công tác luân chuyển cán bộ để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn. Nhìn chung, bộ máy quyền lực ở các xã và đội ngũ cán bộ la khâu quan trọng nhất trong hệ thống chính trị, xã hội ở nông thôn. Có củng cố và kiện toàn được đội ngũ cán bộ này mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển. 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Lào Cai là một vấn đề bức xúc hiện nay. Phát triển kinh tế - xã hội đối với các đồng bào dân tộc ở các xã ĐBKK trong vùng là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN tiếp tục được thực hiện và phát triển sâu rộng trong phạm vi toàn vùng, toàn tỉnh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói không giải quyết thanh công các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thì sẽ không chủ động giải quyết được các vấn đề công bằng xã hội, lành mạnh xã hội trống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết nội bộ. Trong quá trình xây dựng CSHT ở các xã ĐBKK tuy đã thu được những thành tựu đáng kể, các công trình đã phát huy tốt hiệu quả phục vụ đồng bào, tuy nhiên do năng lực và trình độ dân trí của đồng bào còn hạn chế nên nhiều công trình đầu tư xong không phát huy hiệu quả, không có người quản lý, vận hành. Đặc biệt một số công trình đường giao thông do kinh phí hạn hẹp nên mới đầu tư chủ yếu là phần mở nền, phần công trình thoát nước trên tuyến là tạm, kinh phí duy tu bảo dưỡng không có…Do vậy sau mùa mưa là đường không sử dụng được do sạt lở, mất cống thoát nước, một số công trình cấp nước sinh hoạt: đường ống chôn lấp không đảm bảo, quản lý vận hành kém làm ảnh hưởng đến hiệu quả phục vụ của công trình. khác cần tiếp tục tìm tòi những chính sách phù hợp và có hiệu quả cao đồng thời cần thiết phải có sự giúp đỡ và chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương về đường lối chính sách và công cụ quản lý kinh tế mới có thể tạo ra những thế lực 69 phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân ở các xã ĐBKK. II. KIẾN NGHỊ. - Vùng ĐBKK cần được Chính phủ, các cấp các ngành quan tâm hơn nữa về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. - Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình đặt ra, đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư hàng năm cho các xã ĐBKK để giút ngắn thời gian thực hiện chương trình. - Cần xúc tiến thẩm định phê duyết dự án kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn để có cơ sở đầu tư, xác đinh các công trình thiết thực để ưu tiên đầu tư. - Các chủ dự án và Ban quản lý dự án cần điều hành giám sát với các nhà thầu để đảm bảo chất lượng công trình và cùng tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong cơ chế điều hành. - Đề nghị kho bạc Nhà nước tỉnh tạo điều kiện hướng dẫn thủ tục giải quyết cho các nhà thầu để đảm bảo tiến độ thi công cho công trình, dự án theo TW quy định. - Nhân dân trong vùng cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của Chương trình phát triển kinh tế, xã hội để Chương trình phát huy hết hiệu quả. 70 Biểu số: 05 PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI TT Danh mục Đ.V tính 1996 1997 1998 1999 2000 So sánh 2000/96 Lao động trong độ tuổi. Ngườ i 295.980 302.228 314.378 321.954 331.024 111,84% a. b. Trong đó LĐ có chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ. Chia ra. - Đại học và trên đại học. Tỷ lệ. - Trung học chuyên nghiệp Tỷ lệ. - LĐ được đào tạo nghề CNKT. (Tỷ lệ so với lao động trong đôn tuổi). LĐ không có chuyên môn KT. Tỷ lệ. Ngườ i % 20.452 6,91 21.700 7,18 26.303 8,28 32.195 10,00 38.696 11,69 189,2% Ngườ i 3.818 3.959 4.558 5.377 5.739 151,73 % 1,29 1,31 1,45 1,67 1,75 Ngườ i 9.027 9.490 9.431 10.077 10.858 120,28 % 3,05 3,14 3,0 3,13 3.28 Ngườ i 7.607 8.250 12.041 16.742 22.046 289,81 % 2,57 2,73 3,83 5,2 6,66 Ngườ i 275.528 280.528 288.348 289.759 292.328 106,09 % 93,09 92,82 91,72 90,00 88,31 * - Tổng số CNKT chia theo ngành KT. Nông lâm. + Ngắn hạn. + Dài hạn. Ngườ i 7.607 8.250 12.041 16.742 2.046 Ngườ i 4.121 4.503 6.049 8.715 11.637 287,34% Ngườ i 2.017 2.150 3.650 4.720 6.000 - Công nghiệp và xây dựng. + Ngắn hạn. + Dài hạn. Ngườ i 274 294 400 500 815 302,69% Ngườ i 134 150 253 413 420 - Thương mại và dịch vụ. + Ngắn hạn. + Dài hạn. Ngườ i 712 693 1.100 1.500 2.094 299,15% 71 Ngườ i 394 460 589 894 1.080 * - - - TS chưa qua ĐT chia theo ngành kinh tế. Nông lâm. Công nghiệp và xây dựng. Thương mại dịch vụ. Ngườ i 275.528 280.528 288.348 289.759 292.328 ‘ 222.352 226.246 232.264 232.532 233.862 ‘ 14.740 15.039 15.628 15.729 16.371 ‘ 38.436 39.189 40.456 41.435 42.095 72 Mục lục Trang LỜI NÓI ĐẦU: ………………………………………………………… 1 1.Tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………… 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: ………………………………………………… 2 3. Phương pháp nghiên cứu: ……………………………………………………….. 3 4. Kết cấu của chuyên đề: …………………………………………………………. 3 CHƯƠNG I: ………………………………………………………………………. 4 I - NGHÈO ĐÓI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA: ………………………………………………………………… 4 II - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CHƯƠNG TRÌNH 135: ……………… 5 1. Tiêu trí đánh giá các xã đặc biệt khó khăn: ……………………………………… . 5 2. Đặc trưng của các xã đặc biệt khó khăn: …………………………………………. 6 III - MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135: …………………………………………………………… 8 1. Mục tiêu tổng quát: ………………………………………………………………… 8 2. Mục tiêu cụ thể: ……………………………………………………………………. 8 3. Nhiệm vụ của chương trình 135: …………………………………………………… 9 IV - CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135: ……………………………………………… 10 1. Ban chỉ đạo chương trình 135: …………………………………………………….. 10 73 2. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn: …… 13 3. Cơ chế cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư: ……………………………………. 16 V - KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC ( 1998 - 2000 ) VÀ NĂM 2001: ……………………………………………………………………………… 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI: ……………………………………………………………………….. 28 A - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LÀO CAI VÀ CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135: ………………………. 28 I - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: ………………………………………………………………………………… 28 1. Vị trí: …………………………………………………………………………… 29 2. Địa hình: ………………………………………………………………………… 29 3. Thời tiết khí hậu: …………………………………………………………………… 30 4. Đặc điểm đất đai: …………………………………………………………………… 32 5. Nguồn nước thuỷ văn: ………………………………………………………………. 33 II - ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI: ………………………………………………………. 33 1. Dân số và lực lượng lao động: ………………………………………………………. 33 2. Tình hình sản xuất: ………………………………………………………………….. 35 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: ……………………………………………. 36 4. Phong tục tập quán: …………………………………………………………….. 38 III - ĐÁNH GIÁ CHUNG: …………………………………………………………….. 40 1. Những thuận lợi: ………………………………………………………………… 40 2. Những khó khăn: ……………………………………………………………….. . 41 74 B - THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI: 41 I - THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI : ……. 42 1. Quy mô chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai: …………………………….. 42 2. Các thành tích triển khai: ……………………………………………………….. .. 42 3. Công tác quản lý đầu tư và xây dựng dự án: ……………………………………… 44 II - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI : ……. 47 1. Kết quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai: …………………... 47 2. Hiệu quả thực hiện chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai: …………………. 51 III - NHỮNG VẤN ĐỀ DẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT: ……………………………………… . 53 1. Những vấn đề tồn tại: ……………………………………………………………… 53 2. Những vấn đề nảy sinh: ……………………………………………………………. 56 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH 135 Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI: …. 57 I - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN: ….. 57 1. Phương hướng: …………………………………………………………………… 57 2. Kế hoạch: …………………………………………………………………………. 58 II - NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: ……………………………………………………………….. 58 1. Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn: ……………………………… 58 2. Phát huy nội lực, hiệu lực, huy động nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế - xã hội: … 60 3. Kế hoạch lồng nghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn: …… 61 4. áp dựng các biện pháp khoa học công nghệ: ………………………………………. 62 5. Vận dụng cơ chế chính sách vào điạ bàn các xã đặc biệt khó khăn: ……………… . 63 75 6. Phân công chỉ đạo chương trình 135: ……………………………………………… 64 7. Củng cố tăng cường bộ máy chính quyền cấp xã: …………………………………. 65 Kết luận và kiến nghị I - KẾT LUẬN: ……………………………………………………………………………………………. . 67 II - KIẾN NGHỊ: …………………………………………………………………………………………… . 68 76 Biểu số: 03 THỰC TRẠNG DÂN SỐ 1996 – 2000. TT Danh mục ĐV tính 1996 1997 1998 1999 1 Tổng dân số. - Tỷ lệ tăng tự nhiên Trong đó. - Thành thị. + Tỷ lệ. Người 562.914 574.579 585.991 597.208 608.500 % 2,43 2,32 2,25 2,21 Người 99.033 101.422 102.677 104.804 106.506 % 17,59 17,6 17,5 17,48 2 Dân số >= 15 tuổi - Tỷ lệ so với dân số. Người 331.894 334.575 375.038 365.372 369.542 % 58,96 59,97 60,93 61,18 3 Dân số trong độ tuổi LĐ Người 295.980 302.228 314.378 321.954 331.024 - Dân số tăng trong năm Người 12.868 11.665 11.402 11.227 11.292 77 Biểu số: 04 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM 1996 – 2000. TT Danh mục Đ.V tính 1996 1997 1998 1999 2000 * Tổng sốLĐ>=15 tuổi HĐKT Người 288.82 3 293.275 297.207 301.408 306.145 1 Chia theo thành thị, nông thôn - Thành thị Tỷ lệ. - Nông thôn. + Tỷ lệ. Người 39.424 41.351 44.641 47.592 51.317 % 13,56 14,1 15,0 15,8 Người 249.39 9 251.924 252.566 253.816 254.774 % 86,4 85,9 85,0 84,2 2 a Chia theo có VL và thất nghiệp. Có việc làm. - Nông lân nghiệp. - Công nghiệp xây dựng. - Thương mại dịch vụ. - QLNN+HCSN. Người 287.66 2 291.253 295.881 298.148 304.584 Người 239.05 0. 237.518 238.347 237.280 240.010 Người 6.970 7.573 8.393 9.878 10.513 Người 26.405 29.359 32.078 33.739 36.695 Người 15.557 16.803 17.054 17.251 17.366 b Số người thất nghiệp. - Thất nghiệp chung. - Thất nghiệp thành thị. Người 1.201 2.022 1.326 3.260 % 0,41 0,69 0,45 1,08 % 3,04 4,89 2,97 6,84 3 Tỷ lệ sử dụng thời gian. - Lao động ở nông thôn. % 83,94 74,68 69,53 73,02 Biểu số: 06 Quy định quy mô, suất đầu tư các công trình thuộc Chương trình 135 tỉnh Lào Cai. (Kèm theo quyết định số: 120/2002/QĐ.UB ngày02/04/2002 của UBND tỉnh Lào Cai) TT Tên công trình Quy mô, năng lực Giới hạn suất đầu tư tối đa I Giao thông. 1 Đường giao thông liên thôn. Mở nền đường và xây dựng hệ thống thoát nước ngang, chiều rộng mặt đường 2m. Nhà nư cống thoát n thiết c 2 Cầu treo. Chiều rộng cầu 1,6 – 1,8 m. 5 triệu đồng/m chiều dài. Phần kết cấu mặt cầu treo, cầu b Chiều rộng cầu 2,0 – 2,5 m. 6,5 triệu đồng/m chiều dài. Tổng thực 3 Cầu bê tông. Chiều rộng cầu 2,2 – 2,5 m. 6,5 triệu đồng/m chiều dài. II Thuỷ lợi. Chỉ đầu tư công trình có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng và tối thiểu 5 ha/hệ thống. Kênh mương th hình, phù h 1 Công trình xây dựng mới. 40 triệu đồng/ha. 2 Công trình sửa chữa. N.cấp. 30 triệu đồng/ha. III Cấp nước sinh hoạt Các b theo thi 1 Công trình tập trung xây mới. Chỉ đầu tư tối thiểu 15 hộ/hệ thống. 04 triệu đồng/hộ. 78 2 Công trình cải tạo, sửa chữa. 01 triệu đồng/hộ. 3 Cấp nước hộ phân tán. Đầu tư giếng, bể nước. Theo dự án hỗ trợ chất lượp và giải quyết việc làm IV Trương học. Thực hiện theo thiết kế định 1 Nhà cấp IV. 60 triệu đồng/phòng học. 2 Nhà cấp III. 90 triệu đồng/phòng học. V Cấp điện sinh hoạt. 1 Cấp điện tập trung. Đầu tư tối thiểu 40 hộ/hệ thống. 06 triệu đồng/hộ. VI Khai hoang. Theo QĐ 186 c 1 Xây dựng ruộng bậc thang. 05 triệu đồng/ha. 2 Tạo nương cố định. 02 triệu đồng/ha. Trường hợp đặc biệt báo cáo TT Ban chỉ đạo CT 135 tỉnh tổng hợp trình và phải được UBND tỉnh đồng ý mới được triển khai thực hiện. 79 BIỂU SỐ: 08 TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CSHT CÁC XÃ ĐBKK, XÃ BIÊN GIỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 2003 TỈNH LÀO CAI. -------------------------------------------------------------- Hạng mục. Tổng vốn đầu tư. Số công trình Chi tiết số công trình theo lĩnh vực. Giao thông Thuỷ lợi Cấp nước Cấp điện 1 2 3 4 5 6 7 Tổng số toàn tỉnh: 138 xã. 55.200 322 38 99 78 6 - Công trình quyết toán. 26.450 158 19 43 47 2 - Công trình chuyển tiếp. 28.750 34 5 10 7 1 - CT khởi công mới. 130 14 46 24 3 I. Huyện Si Ma Cai: 13 xã. 5.200 22 2 7 4 1 - Công trình quyết toán. 3.400 10 2 2 1 1 - Công trình chuyển tiếp. 1.800 4 3 - CT khởi công mới. 8 2 3 II. Huyện Bắc Hà: 20 xã. 8.000 45 2 16 15 1 - Công trình quyết toán. 4.000 22 1 8 9 - Công trình chuyển tiếp. 4.000 4 2 1 1 - CT khởi công mới. 19 1 6 5 III. Huyện Bát Xát: 21 xã. 8.400 55 4 16 18 - Công trình quyết toán. 2.000 23 1 7 9 - Công trình chuyển tiếp. 6.400 8 1 3 2 - CT khởi công mới. 24 2 6 7 1 2 3 4 5 6 7 IV. Huyện Sa Pa: 17 xã. 6.800 43 7 18 12 2 - Công trình quyết toán. 3.800 25 5 6 11 1 - Công trình chuyển tiếp. 3.000 1 1 - CT khởi công mới. 16 2 11 1 1 V. Huyện Mường Khương: 16 xã. 6.400 42 4 7 16 1 - Công trình quyết toán. 3.200 21 4 4 10 - Công trình chuyển tiếp. 3.200 - CT khởi công mới. 21 3 6 1 VI. Huyện Văn Bàn: 17 xã. 6.800 35 2 10 3 1 - Công trình quyết toán. 3.500 19 1 7 2 - Công trình chuyển tiếp. 3.300 7 1 - CT khởi công mới. 9 1 3 1 VII. Huyện Than Uyên: 13 xã. 5.200 31 4 14 6 - Công trình quyết toán. 3.000 18 2 6 3 - Công trình chuyển tiếp. 2.200 5 2 1 2 - CT khởi công mới. 8 7 1 VIII. Huyện Bảo Yên. 4.800 33 5 10 4 - Công trình quyết toán. 3.200 16 2 3 3 - Công trình chuyển tiếp. 1.600 1 1 - CT khởi công mới. 16 3 7 IX. Huyện Bảo Thắng: 6 xã. 2.400 14 7 1 1 - Công trình quyết toán. 350 4 1 - Công trình chuyển tiếp 2.050 1 1 - CT khởi công mới. 9 5 1 1 80 X. Thị xã Lào Cai: 3 xã. 1.200 3 1 - Công trình chuyển tiếp 1.200 3 1 81 BIỂU SỐ: 07 TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN CSHT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 NĂM 1999-2002 TỈNH LÀO CAI. Đơn vị: Triệu đồng. TT Nội dung Tổng hợp giao thông Thuỷ lợi Cấp nước Trường học Cấp điện I CÔNG TRÌNH 758/704 179/162 215/204 196/191 145/127 23/20 S Năm 1999 259/209 88/56 67/57 50/50 41/34 13/12 Năm 2000 163/151 52/44 51/47 37/32 18/21 5/3 Năm 2001 189/188 21/38 65/55 61/63 39/29 3/3 Năm 2002 147/156 18/20 32/45 48/46 47/43 2/2 II TỔNG VỐN THỰC HIỆN Năm 1999 51.041 23.474 12.796 4.348 6.9.23 3.500 - NSTW 48.741 22.064 12.176 4.228 6.773 3.500 KHTW giao 49.145 - NSĐP 2.150 1.410 620 120 SN G.Thông - Giúp đỡ 150 150 C. Ty TEDL - Lồng ghép Năm 2000 58.272 31.916 14.810 6.619 4.882 1.045 - NSTW 50.229 26.060 13.530 6.009 3.585 1.045 KHTW giao 50.800 - NSĐP 4.420 2.530 1.280 610 - Giúp đỡ 923 926 297 T - Lồng ghép 2.700 2.700 N. Sách t Năm 2001 57.795 14.050 22.190 . 10.860 7.495 1.580 - NSTW 56.175 14.050 22.190 10.860 7.495 1.580 KHTW giao 55.200. - NSĐP - Giúp đỡ 1.620 1.020 600 B - Lồng Ghép Năm 2002 56.815 7.531 19.87 14.457 14.196 758 - NSTW 55.315 7.531 19.873 12.957 14.196 758 KHTW giao 55.200 - NSĐP - Giúp đỡ - Lồng ghép 1.500 1.500 C. Trình n 82 Biểu số: 07 (Tiếp). TT Nội dung Tổng hợp Giao thông Thuỷ lợi Cấp nước Trường học IV NĂNG LỰC MỚI TĂNG * Tổng hợp 4 năm 170 km Đ. ô tô 4.492 ha 9.673 hộ 555 PH 172 km Đ. DS 69 cây cầu = 2.535 m * Năm 1999 44,5 km Đ. ô tô 1.040 ha 1.896 hộ 136 PH 41,5 km Đ. DS 23 cây cầu = 892 m * Năm 2000 78,5 km Đ. ô tô. 1.057 ha 2.107 hộ 82 PH 45,5 km Đ.DS 18 cây cầu = 518 m * Năm 2001 37 km Đ. ô tô 1.205 ha 4.050 hộ 115 PH 63 km Đ.DS 18 cây cầu = 655 m * Năm 2002 10 km Đ. ô tô 1.190 ha 1.620 hộ 222 PH 22 km Đ. DS 10 cây cầu =467 m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Thực trạng và giải pháp triển khai có hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.pdf
Luận văn liên quan