Ngày nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một ngành
nghề nào, thì việc tạo được sự tin tưởng lẫn nhau là rất cần thiết, uy tín có thể
quyết đ ịnh đến sự sống còn của một doanh nghiệp, đặt biệt lại là kinh doanh
trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất trong lĩnh các
ngành nghề kinh doanh hiện nay, một lĩnh vực mà sự tin tưởng lẫn nhau giữa
các đối tác là cực kỳ qua trọng.
69 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.2.3. Phương hướng mực tiêu phát triển kinh tế tư nhân hà nội đến năm
2010.
Từ nay đến năm 2010 kinh tế tư nhân phát huy mọi nguồn lực để phát
triển mạnh mẽ đóng góp ngày càng nhiều vào hiệu quả kinh tế xã hội của thủ
đô, tăng cường hợp tác giữa kinh tế tư nhân và giữa kinh tế tập thể và kinh tế
tư nhân để hổ trợ, giúp đỡ nhau tạo điều kiện để phát triển để đạt được
phương hướng tổng quat trên thì kinh tế tư nhân cần đi theo các hướng cơ bản
sau.
+ Phát triển kinh tế tư nhân một cách bền vững trên cả 3 mặt: kinh tế, xã
hội và môi trường trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển bền vững về kinh tế khu vực kinh tế tư nhân phải
bám sát vào quy hoạch của thành phố, có chiến lựơc phát triển dài hơi, nắm
bắt và ứng dụng kịp thời khoa học và công nghệ. Để phát triển bền vững về
mặt xã hội thì khu vực kinh tế tư nhân phải tuân thủ đúng phát luật, giải quyết
hài hoà lợi ích nhà nứơc lợi ích với người lao động, với bạn hàng để phát
triển bền vững về mặt xã hội thì khu vực kinh tế tư nhân nên ứng dụng công
nghệ tiên tiến và có biện pháp sử lý chất thải, phí cần thiết.
+ Phát triển đội ngũ doanh nghiệp có kiến thức kinh doanh căn bản, năng
động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có ý thức tuân thủ pháp luật và ý thức
cộng đồng cao.
+ Từ nay đến năm 2010 chú trọng phát triển loại hình công ty cổ phần để
các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và huy động
một số lượng vốn lớn từ xã hội tham gia vào sản xuất kinh doanh hơn nữa loại
hình công ty này có thể phân tán rủi ro trong kinh doanh, tuy nhiên từ nay đến
năm 2010 thì lạoi hình công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn là loại hình chủ lực
được khu vực kinh tế tư nhân ưu thích khi thanh lập, tuy nhiên loại hình này
cần phải chuyển đổi thành các cổng ty trách nhiêm hữu hạn theo nghĩa thực
thụ, tức là có nhiều thành viên góp vốn và số lượng lớn chứ không phải như
các công ty trách nhiệm hữu hạn theo kiểu gia đình hiện nay để phù hợp với
xu thế phát triển.
+Về cơ cấu ngành của kinh tế tư nhân trên địa bàn hà nội đến 2010 thì
khu vực thương mại dịch vụ vẫn chiếm ưu thế trong đó vẫn là các hoạt động
thương mại truyền thống cuối giai đoạn nay thì hoạt động dịch vụ cao cấp sẽ
có vị trí ngày càng cao, đối với khu vực công nghiệp các doanh nghiệp kinh
doanh trong các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố sẽ chiếm tỷ trong
ngày càng cao với công nghệ tiên tiến.
+ Về cơ cấu theo không gian: đối với các ngành công nghiệp có khối
lượng vận chuyển lớn vể nguyên vật liệu và sản phản thì được ra ngoại thành
hay các vùng lân cận. Còn trong nội thành chỉ đặt các văn phòng giao dịch,
tập trung các ngành công nghiệp sạch có lượng chất sám cao, ít chất thải.
* Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân đến 2010.
-Đến năm 2010 số lượng doanh nghiệp đạt khoảng 77500 doanh nghiệp
trong đó 20500 công ty cổ phần, 52500 công ty trách nhiệm hữu hạn, 4500
doanh nghiệp tư nhân.
-Về vốn đang ký đạt khoảng 136000 tỷ đồng, trong đó công ty cổ phần
chiếm 56%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm khoảng 43%.
- Về số lượng hộ kinh doanh cá thể đến 2010 sẽ có khoảng 87500 hộ.
- Về lao động đến 2010 sẽ có khoảng 775000 người lam việc trong các
doanh nghiệp vào khoảng 200000 người làm việc trong các hộ kinh doanh các
thể do đó sẽ có khoảng 975000 người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân.
- Về đóng góp: khu vực kinh tế tư nhân đóng góp sẽ tạo ra khoảng 30 -
35% tổng.
2.2.4. Vài nét về tình hình khu vực Ba Đình.
Ba Đình là một quận trong 12 quận huyện của Hà Nội với diện tích tự
nhiên là 9,3 km2, với mật độ dân số khoảng 25064,7 người/km2. Ba Đình là
một trong bốn quận nội thành cũ gồm có Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng,
Đống Đa, chiếm khoảng 78% số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Và Ba
Đình là một trong số bốn quận tập trung nhiều số lượng doanh nghiệp nhất và
cũng là một trong bốn quận có số tiền thuế đống cao nhất trong 12 quận
huyện của thành phố Hà Nội, như tính năm 2002 quận Hoàn Kiếm 2599
doanh nghiệp, quận Hai Bà Trưng là 3744 doanh nghiệp, quận Đống Đa là
4017 doanh nghiệp và quận Ba Đình là là 2210 doanh nghiệp, số lượng tiền
thuế đóng năm 2002 quận Hoàn Kiếm là 171,60 tỷ đồng, quận Hai Bà Trưng
là 133,13 tỷ đồng, quận Đống Đa là 100,08 tỷ đồng,và quận Ba Đình là 90,07
tỷ đồng, các hộ kinh doanh các thể đóng trên địa bàn Ba Đình cũng chiếm
một tỷ trọng lớn trong việc đóng góp thuế cho Thủ Đô, chỉ thua Hoàn Kiếm là
12,168 tỷ đồng, quận Hai Bà Trưng là 13,459 tỷ đồng, Đống Đa là 9,447 tỷ
đồng hơn quận Thanh Xuân 3,852 tỷ đồng , Tây Hồ là 3,166tỷ đồng, Cầu
Giấy là 3,957 tỷ đồng, trong đó Ba Đình là 5,620 tỷ đồng, qua các số liệu trên
thấy được rằng Ba Đình là một quận có tình hình kinh tế phát triển khá sôi
động của thành phố trong giải quyết việc làm, phát triển kinh tế và đóng góp
vào ngân sách của Nhà nứơc.
2.3. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNT BA ĐÌNH.
2.3.1. Các hoạt động tín dụng.
+ Công tác huy động vốn: hàng tháng tốc độ huy động tăng trung bình
của nguồn vốn huy động là sấp xĩ 6,83%,có được thành tích này là do thương
hiệu VIETCOMBANK là đã nỗi tiếng trong và ngoài nước đặc biệt là ở Thủ
đô Hà nội nơi mà trung tâm tài chính của cả nước, hơn nữa cho chi nhán Ba
Đình đã có những hoạt động làm tăng hình ảnh của chi nhánh tới người dân
trong địa bàn, có chiến lược sản phẩm hợp lý, tạo được niềm tin cho khách
hàng, dù chi nhánh mới đi vào hoạt động được 2 năm, chi nhánh đi vào hoạt
động từ tháng 9 năm 2004. với lượng vốn huy động từ dân cư tính đến
31/12/2004 đạt 100 tỷ đồng, tính đến 31/12/2005 số lượng vốn huy động đạt
357 tỷ đồng băng 357% so với cùng kỳ năm 2004, như vậy như vậy bình
quân hàng tháng số lượng vốn huy động tăng 19% từ đối tượng dân cư. Huy
động từ các tổ chức kinh tế nếu tính theo huy động bằng ngoại tệ và nội tệ, thì
số vốn huy động bằng nội tệ tính đến ngày 31/12/2004 là 47,5 tỷ đồng, tính
đến ngày 31/12/2005 là 183 tỷ đồng bằng 385% so với cùng kỳ năm 2004,
như vậy hàng tháng trung bình huy động bằng nội tệ tăng là 7,1%. Trung bình
mỗi tháng huy động băng ngoại tệ năm 2005 tăng so với năm 2004 là sấp xĩ
5,86% như vậy về huy động vốn của chi nhánh luôn đạt tốc độ tăng hàng
tháng khá cao, và là tiến hiệu tốt cho công tác huy động vốn của chi nhánh.
Qua nguôn vốn huy động cả về bằng tiền việt nam và ngoại tệ thì các tổ chức
kinh tế các thông số tăng cao hơn dân cư: tính từ ngày 31/12/2005 so với
31/12/2004, bằng việt nam đồng thì tổ chức kinh tế tăng 489%, trong khi đó
của dân cư là 365%, bằng đồng ngoại tệ thì tổ chức kinh tế tăng 365% trong
khi đó của dân cư là 394%. Qua đây thấy rằng các tổ chức kinh tế thứ nhất là
đã ngày càng có lòng tin đối với chi nhánh Ba Đình, hơn nữa các tổ chức kinh
tế thường gửi tiền nhàn rổi của họ, do đó khoản này thường có tính chất ngắn
hạn, nhưng qua đây chi nhánh có thể hiểu thêm về khác hàng và đây cũng là
đối tượng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. cho dù là đối
tượng này tăng về lượng tiền gửi hay tăng về số lượng.
+ Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của chi nhánh Ba Đình thì cho vay ngắn hạn chiếm
một tỷ trọng lớn, trong tổng số doanh số cho vay là 266.700 triệu đồng năm
2005, trong đó cho vay ngắn hạn là 247.657 triệu đồng, cho vay trung và dài
hạn 19043 triệu đồng. Như vậy cho vây ngắn hạn gấp 13 lần cho vay dài hạn,
do mới chỉ cho vay trung và dài hạn năm 2005 do đo chưa thể thu được nợ.
Bảng cho vay năm 2005
đơn vị : triệu đồng
D.số cho vay D.số thu nợ Dư nợ
Chỉ tiêu
2005
%so với
Cùng kỳ
2004
2005
% so với
Cùng kỳ
2004
2005
% so với
Cùng kỳ
2004
1.T.dụng ngắn hạn 247.657 155.520 115.44 495.468%
a. Đồng VN 178.053 788% 92.655 1.104% 55.485 353.408%
Trong đó nợ quá hạn
b.ngoại tệ quy đổi 69.604 1.455% 62.865 0 59.991 786%
Trong đó nợ qua hạn
2.T.dụng trung dài hạn 0 19.043 0
a.Đồng VN 866 0 866 0
Trong đó nợ quá hạn
b.Ngoại tệ quy đổi 18.177 0 18.177 0
Trong đó nợ quá hạn
Tổng số 266.700 155.520 134.48
: Số liệu chưa phát sinh
Nguồn : báo cáo kết quả sản xuất năm 2005 của chi nhánh
Còn trong cả cho vay gắn hạn hay trung và dài hạn thì không có nợ quá
hạn, lý do chi nhánh đã chủ động rà soát và thẩm định chặt chẽ hơn, nhằm lựa
chọn khách hàng tốt, các khoản cấp tín dụng đảm bảo an toàn. cho vay các
doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoại chiếm 90,9 % trên tổng dư nợ. Tỷ lệ cho vay nợ có tài sản đảm
bảo đạt 96% trêm tổng dư nợ , không tính tới tài sản hình thành từ vốn vay.
Điều này đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh và giảm rủi ro về tín
dụng, chi nhánh đã và đang cố gắng phát huy. N ăm 2005 chi nhánh cũng đã
chú trọng cho vay đến thể nhân với các hình thức cầm cố về thế chấp tài sản
là các chứng từ có giá trị do ngân hàng ngoại thương việt nam hay các tổ chức
tín dụng phát hành, xe ôtô, quyền sở dụng đất và tài sản gắn với đất….doanh
số cho vay đạt tới 31252 triệu đồng, thu nợ đạt 19.026 triệu đồng. Dư nợ là
12.226 triệu đồng , các khoản cho vay được thẩm định tốt, đảm bảo khả năng
thu hồi, tài sản đảm bảo được thực hiện đầy đủ quy định theo pháp luật và quy
chế cho vay của VIETCOMBANK Việt Nam. Trong tương lai thì hoạt động
cho vay đối với thể nhân sẽ được chú trọng nhiều hơn.
+ Hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh dich vụ của chi nhán cũng đạt được những thành
công đáng kể cụ thể:
- chi trả kiều hối:đến ngày 31/12/2004 doanh số chi trả kiều hối dạt
49.565 USD tính đến ngày 31/12/2005 doanh số là 1963870 USD.
- Dịch vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ, đến ngày 31/12/2004 chi
nhánh đã phát hành được 27 thẻ tín dụng và doanh số thanh toán thẻ tín dụng
do chi nhánh phát hành đạt là 224,7 triệu đồng. Trong năm 2005 số thẻ do chi
nhánh phát hành 133 thẻ, năm 2005 tăng 492% so với năm 2004, tổng số thể
do chon chi nhánh phát hành 160 thẻ, trung bình trong mỗi tháng tăng 16%.
Về ATM đến ngày 31/12/2004 chi nhánh đã phát hành được 817. trong năm
2005 chi nhánh đã phát hành được 2882 thẻ, tăng 352% so với năm 2004.
bình quân mỗi tháng tăng sấp xĩ 4,4%. đến thới điểm 31/12/2005 nâng số thẻ
nâng số thẻ ATM do chi nhánh phát hành thêm.
- số lượng các đơn vị mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh năm 2005 đạt
138 tài khoản, tăng 281% so với năm 2004.
- Việc mua bán ngoại tệ: doanh số mua bàn ngoại tệ tính đến 31/12/2004,
đạt 1867.904 USD, trong đó bán là 1581.144 USD doanh số bán ra là 286760
USD. Trong năm 2005 đạt 19,36 triệu USD trong đó doanh số mua là 11,33
triệu USD, doanh số bán ra là 8,03 triệu USD bình quân doanh thu số mua
bán mới tháng trong năm 2005 là tăng 61,37% loại ngoại tệ mua bán chỉ là
USD. Sở dỉ có được thành tích này là do chi nhánh đã sử dụng các dịch vụ
ngân hàng hiện đại, khách hàng của chi nhánh được hưởng tiện ích một cách
nhanh chóng, chính xác, đặc biệt là thái độ phục vụ tận tình của cán bộ công
nhân viên của chi nhánh.
+Hoạt động xuất nhập khẩu: đến ngày 31/12/2004 công tác thanh toán
xuất nhập khẩu chưa có nghiệp vụ phát sinh, do Chi nhánh mới đi vào hoạt
động từ tháng9/2004, số dư mở L/C 74836 USD và số tiền chuyển đi là
198.377 USD. Đến cuối năm 2005 thì doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đã
đạt 8,66 triệu USD, bằng 87% kế hoạch được giao năm 2005. số lương kách
hàng cơ quan xuất nhập khẩu tại chi nhánh là 18 khách hàng tính đến thời
điểm 31/12/2005. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu gặp khó khăn khi thiếu
nhân lực hơn nữa còn có sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng trên địa
bàn những ngân hàng đã được thành lập từ lâu.
- Hoạt động bảo lãnh đến 31/12/2005 doanh số phát hành bảo lãnh là 8,6
tỷ đồng , bằng 102% kế hoach được giao. Năm 2005 số dư bảo lãnh đạt 3,9 tỷ
đông đạt 72% kế hoạch được giao năm 2002. Chi nhánh chưa phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán đối với bất cứ khoản bảo lãnh nào, có được thành tích
như vậy do chi nhánh đã duy trì tốt chất lượng trong thanh toán quốc tế và
thái độ phục vụ tận tình của cán bộ đối với khách hàng, hơn nữa ngân hàng
ngoại thương đã có uy tín lớn trong hoạt động quốc tế, đây là việc tận dụng
tốt thương hiệu của VIETCOMBANK Viêt Nam của chi nhánh và chi nhánh
cần tận dụng điều này để có được doanh số phát hành bảo lãnh lớn mà chất
lượng tốt.
2.3.2. Hoạt động tín dụng đới với khu vực kinh tế tư nhân.
Đi vào hoạt động từ tháng 9 năm2004 dù là một chi nhánh cấp II non trẻ
trong địa bàn là trung tâm tài chính tiền tệ như Hà Nội, trong sự cạnh chanh
giữa các ngân hàng trên địa bàn ngoài chủ trương của chi nhánh và cho vay
với chủ chương phát triển kinh tế tư nhân. chi nhánh đã tập trung vào phát
triển mảng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các loại hình
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang hoạt động trong các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh thương mại dịch vụ, hoạt động trên địa bàn Thủ đô tính đến
31/12/ 2005 doanh số cho vay ngắn hạn 247.657 triệu đồng, trong đó cho vay
bằng việt nam đồng là 178.053 triệu đồng, bằng 788% so với cùng kỳ năm
2004, ngoại tệ quy đổi là 69.604 triệu đồng bằng 1.455% so với cùng kỳ năm
2004, trong cho vay ngắng hạn đối với khu vực kinh tế tư nhân thì cho vay
bằng đồng việt nam cao hơn so với cho vay bằng ngoại tệ, tỷ lệ cho vay ngắn
hạn bằng việt nam đồng gấp gần 2,6 lần cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ
được thể hiện dưới đây.
Bảng cho vay ngắn hạn
đơn vị: triệu đồng
Cho vay ngắn hạn bằng VND 178053
Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ ( đã
quy đổi)
69604
050000
100000
150000
200000
cho vay ng¾n h¹n ®Õn 31/12/2005
Cho vay ng¾n h¹n
b»ng VND
Cho vay ng¾n h¹n
b»ng ngo¹i tÖ ( ®·
quy ®æi)
Số lượng cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ cũng chiếm một số lượng lớn
trong tổn dư nợ cho vay ngắn hạn, lý do là do VIETCOMBANK là thương
hiệu mạnh về các hoạt động quốc tế về lĩnh vực ngân hàng, do đó khi khách
hàng thuộc các thành phần kinh tế nói chung và thành phần kinh tư nhân nói
riêng thường nghĩ tới thương hiệu VIETCOMBANK, Chi nhánh đã có những
biện pháp tốt để phát huy lợi thế này, bằng cách đã tìm những nguồn ngoại tệ
với chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đã luôn luôn đáp ứng được
nhu cầu vay của khách hàng. Dư nợ trong năm 2005 dư nợ cho vay là 115444
triệu đồng trong khi đó trong năm 2004 là 23,3 tỷ đồng bằng 495,468% . Dư
nợ cho vay ngắn hạn hàng tháng bằng việt nam đồng tăng 69,875%,bằng đồng
USD tăng sấp xĩ 39,93%. Qua tỷ lệ tăng hàng tháng của cho vay ngắn hàng cả
bằng ngoại tệ và đồng nội tệ thì tốc độ tăng khá cao, tốc độ tăng của đồng nội
tệ gần gấp 2 lần cho vay của đồng nội tệ, tuy nhiên xét cả cho vay bằng đồng
nội tệ và ngoại tệ thì dù tốc độ cao nhưng vẫn phải thấy rằng do mới thành lập
nên số lượng cho vay hàng tháng có số tuyệt đối không lớn, điều này có thể
giảm trong tương lai về tốc độ tăng tuyệt đối, nhưng số tốc độ tăng như vậy
đã là rất ấn tượng đối với Chi nhánh non trẻ như Chi nhánh cấp II Ba Đình.
Đối với cho vay trung và dài hạn chỉ trong năm 2005 mới phát sinh với
doanh số là 19.043 triệu đồng. Trong đó cho vay bằng việt nam đồng 866
triệu đồng, cho vay bằng ngoại tệ quy đổi là 18.177 triệu đồng, đối với cho
vay trung và dài hạn cho vay bằng USD xấp xĩ 21 lần cho vay bằng VND
được thể hiện dưới.
Bảng cho vay trung và dài hạn
đơn vị: triệu đồng
Cho vay bằng VND 866
Cho vay bằng ngoại tệ đã quy đổi 18177
0
5000
10000
15000
20000
cho vay trung vµ dµi h¹n ®Õn 31/12/2005
Cho vay b»ng VND
Cho vay b»ng ngo¹i
tÖ ®· quy ®æi
Đã cho thấy rằng khách hàng thuộc khu vực tư nhân đã có sự tin tưởng
lớn vào Chi nhánh trong hoạt động quốc tế, vì các doanh nghiệp thường vay
để thanh toán các khoản nợ nước ngoài của họ, điều này cũng tạo điều kiện
cho Chi nhánh có điều kiện phát triển kinh doanh ngoại tệ, qua đây cũng thấy
rằng dư nợ cho vay trung và dài hạn bằng VND là thấp, và cũng khẳng định
rằng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động trong
nước chưa tiếp xúc được nhiều với nguồn vốn trung và dài hạn của Chi
nhánh, giải thích cho việc này là do thương hiệu VIETCOMBANK về thanh
toán quốc tế đã nỗi tiếng từ lâu trong toàn quốc và trên thế giới, do đó các
doanh nghiệp khi có các giao dịch với nước ngoài họ thường đến với thương
hiệu VIETCOMBANK, việc cho vay bằng đồng việt nam thấp là do mới
thành lập, Chi nhánh chưa huy động được nhiều nguồn vốn cung cấp cho các
khoản vay trung và dài hạn nhiều, mặt khác các doanh nghiệp cũng chưa biết
đến chi nhanh nhiều, do vậy Chi nhánh cần phải tìm những nguồn vốn trung
và dài hạn ổn định và có giá rẻ để mở rộng thêm tới khách hàng của mình,
tăng cường quản bá hình ảnh của Chi nhánh tới các doanh nghiệp thuộc khu
vực nay bằng các nghiệp cụ marketing. Tuy nhiên dư nợ đối với cho vay
trung và dài hạn tăng cao hàng tháng, và điều này cho thấy rằng những chính
sách đúng đắn của Chi nhánh và đã có nhiều khách hàng đến với ngân hàng
hơn.
Nói chung các khoản tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp đó là
những khoản tín dụng có chất lượng tốt vì tỷ lệ dư nợ cho vay có tài sản đảm
bảo chiếm tới 96% trên tổng số dư nợ, không tính tới tài sản hình thành từ
vốn vay. Khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 90,9 % tổng dư nợ, trong đó
chỉ có 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong năm 2005 chi nhánh
cung đã chú trọng đến cho vay tín dụng đối với thể nhân.với các hình thức
cầm cố là chứng từ có giá do VIETCOMBANK và các tổ chức tín dụng khác
phát hành. Và chủ trương trong những năm tiếp theo sẽ hướng tới mảng thị
trường để mở rộng tín dụng. Như vậy hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ
yếu là cho khu vực kinh tế tư nhân, theo đúng chủ trương khi thành lập chi
nhánh, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân về
sự đóng góp ngày càng lớn vào tình hình kinh tế xã hội Thủ đô nói chung và
của quận Ba Đình nói riêng, hơn nữa khu vực kinh tê tư nhân đang được nhà
nước khuyến khích phát triển do đó nó đang có được nhiều sự ưu đãi của nhà
nứơc. Mặt khác đây là thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng trên địa
bàn, do vậy các ngân hàng trên địa bàn cũng chưa có nhiều kinh nghiệm cho
vay trong thị trường này. Hơn nưa nhờ thương hiệu và uy tín của
VIETCOMBANK và được đặt trong địa bàn có số doanh nghiệp và số hộ
kinh doanh cá thể nhiều thứ 4 trong các quận huyện của thành phố, là một
trong 4 quận có những hoạt động kinh tế sôi động về thương mại và dịch
vụ.đó là những điều kiện rất thuận lợi cho chi nhánh mở rộng tín dụng đối với
khu vực kinh tế tư nhân.
Dư nợ cho vay trong trung và dài hạn còn chiếm một tỷ trong nhỏ trong
tổng số cho vay và bằng 1/13 lần cho vay ngắn hạn được thể hiện dưới đây,
trong thời gian tới chi nhánh cần tăng như nợ trung và dài hạn nhưng phải
đảm bảo chất lượng các khoản cho vay.
Bảng số liệu cho vay đến 31/12/2005
đơn vị: triệu đồng
Cho vay 266700
Cho vay ngắn hạn 247657
Cho vay trung và dài hạn 19043
0
50000
100000
150000
200000
250000
Cho vay ng¾n h¹n
Cho vay trung vµ dµi
h¹n
Tóm lại dù đã đạt được những tốc độ tăng trưởng cao về số tương đối,
nhưng điều quan trọng là những con số tuyệt đối của chi nhánh thì vẫn còn
quá nhỏ chẳng hạn như cho vay trung và dài hạn chỉ có 19,034 tỷ bằng đồng
việt nam trong năm 2005, cho vay ngắn hạn là 247,657 tỷ đồng, đây là những
con số rất nhỏ so với một ngân hàng đang hoạt động trên cùng địa bàn quận
Ba Đình, dù biết rằng chi nhánh mới đi vào hoạt động. Do đó mở rộng tín
dụng là nhiệm vụ ưu tiên của chi nhánh.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN
ĐỐI VỚI KHU VỰC TƯ NHÂN
Chi nhánh Ba Đình thành lập với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân,
do mới được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 9/2004. Đối với hoạt
động tín dụng thì việc mở rộng quy mô tín dụng đối với khu vực này là điều
cần thiết đối với chi nhánh trong giai đoạn hiện nay.
Khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây có sự đóng góp đáng
kể và nhiều mặt như GDP, việc làm, phát triển và mở rộng các ngành
nghề… và là khu vực kinh tế ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối
với đời sống kinh tế xã hội của đất nước, và hiện nay nó là đang sự quan tâm
đặc biệt từ phía Đảng và Nhà nước, do đó mảng tín dụng cho thị trường này
đã và đang được các ngân hàng chú ý đặc biệt, tuy nhiên do mới chỉ được tạo
điều kiện để phát triển và thực tế là xuất phát điểm thấp về nhiều mặt như
vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ… đang là rào cản lớn đối
với khu vực kinh tế đầy tiềm năng này, hoạt động tín dụng của các ngân hàng
thương mại trên cả nước nói chung và hà nội nói riêng đã có những tiến triển
đáng kể, mặc dù ngân hàng thương mại đã chú trọng đến mảng thị trường
khu vực kinh tế tư nhân, nhưng do những xuất phát điểm thấp được đề cập ở
trên đã dẫn đến những khó khăn trong cả cách nghĩ và cách làm của cả hai
bên, mặt khác khu vực kinh tế tư nhân còn có được những khuyến khích
nhất định từ phía nhà nước nhưng trong thực tế tổng dự nợ đối với khu vực
này chưa tương xứng với tiềm năng và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của
khu vực kinh tế tư nhân. Chi nhánh Ba Đình nằm trong địa bàn Hà Nội và
cũng có chung những vướng mắc như là các ngân hàng trong cả nước nói
chung và khu vực Hà Nội nói riêng trong việc cung ứng tín dụng cho khu vực
kinh tế tư nhân. Đó là những lý do sau:
+ lý do xuất phát từ phía khu vực kinh tế tư nhân:
Một là: các doạnh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, số lượng vốn đang ký kinh doanh qua nhỏ. Do đó đa phần các
ngân hàng đều có e ngại khi cho các doanh nghiệp này vay vốn, tỷ lệ vốn tự
có tham gia vào các dự án thấp nhất là các dự án đổi mới máy móc, hiện đại
hoá dây truyền sản xuất, mặt khác doanh năng lực cạnh tranh chưa cao, khả
năng kinh doanh và trình độ quản lý thấp do đo rủi ro cao, nếu mà có vay
đựơc thì giá trị các món vay cũng không lớn, các món vay nhỏ làm tăng chi
phí quản lý của ngân hàng, chẳng hạn đối với một đồng vốn khi cho vay
doanh nghiệp nhà nước rẻ hơn cho vay một doanh nghiệp tư nhân có món vay
nhỏ.
Hai là: về tài sản thế chấp của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân mà đa số là các doanh nghiêp vừa và nhỏ, phần lớn không có tài sản
thế chấp đảm bảo cho khoản vay và nếu có thì ở mức độ rất thấp công nghệ
máy móc thiết bị thì lạc hậu do đo không có khả năng đạt giá trị lớn để vay
vốn, các ngân hàng rất ngại cho vay vì biết rằng các tài sản này là rất khó phát
mại, hơn nữa hồ sơ pháp lý của tài sản không hoàn chỉnh về quyền sử dụng
hoặc sở hữu. Nhiều doanh nghiệp mua máy móc thiết bị không có hóa đơn
chứng từ hợp lệ hoặc không giữa những loại giấy tờ đó, nhưng loại tài sản này
mua bán trao tay theo kiểu “ du kích” hay “trao tay” thì được mua bán một
cách chính quy thì không được. đối với đất đai việc định giá theo giá nhà
nước là thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường, hơn nữa quy chế cho vay tối
đa là 70% giá trị tài sản được tính. Do đó số tiền được vay là rất thấp so với
giá trị của tài sản và quá trình phát mại cũng rất khó khăn.
Ba là: sổ sách kế toán của các doanh nghiệp không đáng tin cậy đối với
ngân hàng, hệ thống sổ sách kế toán không theo tiêu chuẩn quy định, không
đủ thông tin, thiếu chính xác về nội dung lẫn hình thức và được thiết kế riêng
theo cách của mỗi doanh nghiệp. Phần lớn các báo cáo này không được kiểm
toán, do đó không đáng tin cậy đối với các ngân hàng.
Bốn là: các doanh nghiệp thiếu các dự án có tính khả thi cả về kỹ thuật
lẫn tài chính, trình độ của các chủ doanh nghiệp đa số là chưa được đao tạo về
quản lý, họ quản lý theo kinh nghiệm, họ không thể lập được các dự án sản
xuất theo yêu cầu của ngân hàng, dù họ có ý tưởng, đấy cũng là lý do để ngân
hàng từ chối cho vay.
+ Lý do xuất phát từ phía ngân hàng:
Một là : vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân, thường gặp khó khăn hơn
doanh nghiệp nhà nứơc khi vay vốn các ngân hàng thương mại. Các nguồn
vốn để cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay là hạn chế vì chủ yếu là cấp cho các
doanh nghiệp nước, các ngân hang thương mại vẫn còn tâm lý e ngại khi cho
các doanh nghiệp nhỏ trong khu vực tư nhân, nhiều cán bộ tín dụng không
giám cho vay sợ làm trái pháp luật do đã có nhiều vụ án hình sự liên quan đến
các cán bộn tín dụng của ngân hàng.
Hai là: các ngân hàng thương mại trên địa bàn thườn chưa có thông tin
cơ bản về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc vực kinh tế tư
nhân. Do đó họ chưa xác định được khách hàng tiềm năng, các chương trình
quảng bá của ngân hàng tới khách hàng còn nghèo nàn chưa có chiến lược
marketing tới các doanh do vậy học chưa đem lại những thông tin cần thiết
cho khách hàng của họ.
Ba là : quy trình thủ tục vay của nhiều ngân hàng hiện nay là chưa, phù
hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay các ngân hàng hầu như vẫn sử
dụng chung quy trình cho vay chung đối với các doanh nghiệp lớn và doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Và mặc dù đã có sự giảm bớt đáng kể những giấy tờ
nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt
là phương án sản xuất kinh doanh.
Bốn là: các ngân hàng thương mại chưa có nhiều sản phẩm cho vay phù
hợp với trình độ quản lý và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
mặt khác họ chưa có một bộ phận cho vay riêng chuyên nghiên cứu, quản lý
hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa nhỏ của khu vực tư nhân. Cán bộ
chưa được đào tạo và có đủ kinh nghiệm để đánh giá được những rủi ro của
các khoản vay.
Xuất phát từ những lý do từ hai phía, xuất phát từ gốc độ của chi nhánh
Ba Đình, để nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư
nhân, xin được đưa ra một số ý kiến như sau:
3.1.XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CHO VAY.
Để có thể thành công trong các hoạt động mà mình tham gia thì mỗi một
tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thường đề ra cho mình những phương châm
hay chiến lược hoạt động phù hợp riêng với những điều kiện cụ thể của từng
tổ chức, doanh nghiệp hay các nhân. Và những điều kiện này phải phù hợp
với bên trong và bên ngoài.
Đối với hoạt động tín dụng cũng không ngoại lệ để có thể mở rộng hoạt
động tín dụng của chi nhánh thì chi nhánh cần xây dựng cho riêng mình một
chiến lược cho vay và chiến lược cần phải tính đến đặc thù của khu vực kinh
tế tư nhân như trình độ quản lý, tài sản thế chấp, cẩm cố… và tính đến khả
năng cạnh tranh của các ngân hàng trên cùng địa bàn và các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, bản thân chi nhánh, cả hiện tại và tương lai. Chiến lựơc này
phải bảo gồm: cơ cấu tổ chứ, quy trình, và thủ tục cho vay, marketing, các
yếu tố của chiến lược phải được đảm bảo hoạt động một cạc đồng bộ để phất
huy được tất cả các yếu của chiến lược để chiến lược có thể được vận hành
một các trơn chu, có như vậy mới đảm bảo được việc mở rộng tín dụng được
dễ dàng hơn.
3.2. HÌNH THÀNH BỘ PHẬN CHUYÊN CHO VAY.
Việc chuyên môn hoá đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, không chỉ
diễn ra ở một số nước mà là trên toàn thế giới và trong hầu hết các hoạt động
trong đới sống xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói
riêng, hiệu quả của việc chuyên môn hoá là không phải bàn cải, nó làm tăng
năng xuất lao động xã hội. đối với hoạt động tín dụng cũng không nằm ngoài
quy luật này. để có thể mở rộng hoạt động của chi nhánh thì việc có bộ phận
chuyên cho vay hoạt động cho riêng khu vực kinh tế tư nhân, tuy là đang có
những thay đổi theo hướng tích cực và rất mạnh mẽ nhưng kinh tế tư nhân
thực sự phát triển mạnh từ khi có luật doanh nghiệp và hoạt động tín dụng đối
với mảng thị trường này còn mới, mặt khác CVB Ba Đình là chi nhánh non
trẻ nên để nâng cao hoạt động cho vay thì một bộ phận chuyên cho vay là rất
cần thiết và bộ phận này phải có trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm, tiếp cận
tín dụng và quản lý các khoản vay đối với khu vực kinh tế tư nhân.
3.3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THỦ TỤC CHO VAY.
Hiện nay việc áp quy trình thủ tục cho vay chung cho cả các doanh
nghiệp lớn và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có lẽ là chưa được phù
hợp với tình hình thực tế hiện nay, khi mà các điều kiện để được vay vốn
trong quy trình thì hầu như chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đáp ứng được,
còn hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó có thể đáp ứng được các
điều kiện này nhất là tài sản thế chấp. Việc này làm giảm khả năng tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung và các
chủ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói riêng (đa số các chủ kinh
doanh thuộc khu vực này có quy mô vừa và nhỏ), do đó nó cũng làm hạn chế
việc mở rộng tín dụng của các ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói
riêng. Xuất phát từ lý do trên nên việc đưa ra một quy trình thủ tục cho vay
dành riêng cho khu vực này để chi nhánh có thể mở rộng hoạt động tín dụng
của mình. Quy trình thủ tục này là phải khác với quá trình và thủ tục cho vay
được áp dụng đối vớc các doanh nghiệp lớn, có như vậy mới tạo điều kiện
cho khu vực tư nhân đa số có vốn kinh doanh nhỏ tiếp cận được dể dàng hơn.
Quy trình thủ tục được thiết kế nên xuất phát từ đặc thù của khu vực kinh tế
tư nhân là có quy mô nhỏ, trình độ quả lý yếu kém, hệ thông sổ sách không rõ
rằng, tài sản thế chấp không có hay có giá trị thấp, có như vậy thì các doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân mới có thể tiếp cận vốn được dễ dàng
và chi nhánh có thể mở rộng quy mô tín dụng trong mảng thị trường đầy tiềm
năng này.
3.4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂN TÍN DỤNG TRONG CHO VAY.
Việc xem xét khoản cho vay đối với khu vực kinh tế tư nhân thường dựa
vào tài sản thế chấp và cầm cố, mà những điều kiện này thì các chủ kinh
doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân khó mà đáp ứng được. để mở rộng hơn
nữa hoạt động tín dụng đối với khu vực này thì phương pháp tính điểm tín
dụng là biện pháp có rất nhiều ưu điểm, thông qua những thông số của chủ
kinh doanh đã được theo dõi trong một thời gian nhất định, do đo việc sử
dụng phương pháp tính điểm tín dụng giúp cho chi nhánh giảm bớt thời gian
tìm hiểu về khách hàng, thay bằng việc đi đến tận nơi để điều tra tài sản thế
chấp, cầm cố…bằng việc “ngồi” tại chi nhánh để đánh giá, từ đó nó làm rút
ngắn thời gian cấp tín dụng tới khách hàng. Việc đánh giá dựa trên cơ sở
những chỉ tiêu cụ thể như trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân… của các
chủ kinh doanh, thay vì việc điều tra tài sản đảm bảo sang điều tra chủ thể
kinh doanh, đây là biện pháp phù hợp với các chủ kinh doanh thuộc khu vực
kinh tế tư nhân trong điều kiện hiện nay, vì vậy việc cấp tín dụng được dễ
dàng hơn cho các chủ kinh doanh thuộc khu vực này, và điều này cho phép
chi nhánh mở rộng tín dụng hơn nữa do phương pháp này bớt đi sự phụ thuộc
vào tài sản thế chấp mà việc đánh giá chủ yếu vào chủ doanh nghiệp, hơn nữa
việc thẩm định doanh nghiệp bằng phương pháp tín điểm tín dụng làm cho
cán bộ tín dụng hiểu hơn về các chủ kinh doanh từ đó xoá dần đi sự mặc cảm
của họ đối với khu vực kinh tế tư nhân.
3.5. MỞ RÔNG NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ BẢO LÃNH.
Khu vực kinh tế tư nhân mà phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với
vốn tự có thấp, vay từ bạn bè, gia đình, thì khó có thể vay với khối số lượng
lớn để hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất, còn đối với vốn
chiếm dụng thương mại thì cũng khó có thể có số lượng lớn, và có thời gian
ngắn do vậy các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hay hộ kinh
doanh cá thể khó có thể sử dụng lâu dài khoản tín dụng này, để mở rộng sản
xuất kinh doanh, hơn nữa khoản tín dụng này thường có chi phí cao hơn mức
chi phí thông thường vì nó có thêm các rằng buộc khác chẳng hạn giá cao
hơn…mặt khác tài sản thế chấp, cầm cố của các doanh nghiệp này thường có
giá trị thấp hay không đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng về kỹ thuật, trình
độ công nghệ, giấy tờ, và thường thì các loại máy móc của các doanh nghiệp
này không có đủ tính pháp lý cho một giao dịch đầy đủ các thủ tục pháp lý,
mà để vay được hình thức tín chấp thì rất ít doanh nghiệp thuộc khu vực kinh
tế tư nhân có đủ điều kiện này, cho thuê tài chính là một trong những kênh
huy động vốn quan trọng đối với những doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế
tư nhân, khi mà vốn vay theo hình thức tín chấp và thế chấp đối của ngân
hàng là khó và huy động theo hình thức khác thì số vốn không lớn hay chịu
những rằng buộc, thì thuê tài chính các doanh nghiệp thuộc khu vực này có
thể lựa chọn cho mình những máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của hoạt
động sản xuất kinh doanh, những thiết bị này có trình độ công nghệ không bị
lạc hậu do có sự thẩm định của ngân hàng, từ đó doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả hơn, và do đo nó giúp cho doanh nghiệp có tái sản để sản xuất kinh doanh
mà không cần phải thế chấp hoặc cầm cố nhiều, mặt khác tiền thuê lại đựơc
trả trong nhiều năm do đó nó phù hợp đối với khu vực kinh tế tư nhân, khi
doanh nghiệp có đầy đủ trang thiết bị thì sẽ có nhiều điều kiện để làm ăn
khấm khá, thì những khoản tín dụng này là những khoản tín dụng có chất
lượng, khi mà doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì họ có thể xin vay theo
những hình thức thế chấp, tín chấp, cầm cố do đó đây cũng là điều kiện để chi
nhánh có thể mở rộng tín dụng trong tương lai
Đối với bảo lãnh nên chủ động tìm kiếm những doanh nghiệp hoạt động
có hiệu quả hoạt động trên địa bàn hà nội, đối với những khách hàng có uy
tín và đã có quan hệ với chi nhánh, tạo được lòng tin đối với chi nhánh thì cố
gắng để giữ những khách hàng này, đồng thới có thể tạo thêm điều kiện cho
họ trong hoạt động như giảm số tiền ký quỹ bảo lãnh, đối với những khách
hàng có được sự tin tưởng lớn từ chi nhánh thì có thể không cần ký quỹ, đồng
thời có thể tìm kiếm thêm những khách hàng mới, chi nhánh cũng có thể tăng
doanh số bảo lãnh bằng cách mở rộng lĩnh vực bảo lãnh, để làm được như vậy
thì chi nhánh cần phải có những cán bộ biết về nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, để có thể thẩm định những khoản bảo lãnh đảm bảo chất lượng bảo
lãnh để chi nhánh vừa có thể mở rộng tín dụng vừa tăng thêm thu nhập.
3.6. PHÁT TRIỂN MẠNH DỊCH VỤ ĐI KÈM.
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì phát triển các dịch vụ
ngân hàng và dịch vụ hổ trợ phát triển kinh doanh có thể tác động rất lớn đến
hoạt động tín dụng. Ngày nay với sự phát triển ngày càng mạnh về công nghệ
thông tin và sự ứng dụng công nghệ thông tin trong các sảm phẩm dịch vụ
ngâng hàng, từ đó có nhiều sản phẩm dịch vụ được ra đời và có rất nhiều tiện
ích đối với những người sử dụng chúng, và chúng cũng là mục tiêu để các
ngân hàng cố gắng hoàn thiện chúng một cách tốt nhất, để phục vụ cho khách
hàng của họ, đây cũng chính là những lợi thế không hề nhỏ của các ngân hàng
nhất là trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Mặt khách hàng khi đến ngân
hàng thì họ không chỉ sử dụng một dịch vụ duy nhất nào đó, mà họ còn sử
dụng nhiều sảm phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, nhất là các doanh nghiệp
khi mà các dịch vụ ngân hàng là rất quan trọng đối với họ, Các dịch vụ ngân
hàng như thanh toán, tư vấn, cung cấp thông tin… khi các dịch vụ này tốt thì
sẽ khuyến khích khách hàng có quan hệ tín dụng, chẳng hạn khi mà lãi xuất
cho vay là bằng nhau giữa các ngân hàng, thì ngân hàng nào có các dịch vụ
khác phát triển hơn thì sẽ thu hút được khách hàng đến quan hệ tín dụng hơn,
đối với các dịch vụ phát triển kinh doanh cũng như hỗ trợ đào tạo, nghiên cứư
thị trường, xây dựng hệ thống sổ sách kế toán minh bạch là rất cần thiết đối
với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân vì đa số các doanh nghiệp
thuộc khu vực này có trình độ và quản lý,chuyên môn thấp hơn so với các
thành phần kinh tế khác, khi chi nhánh tham gia hỗ trợ các dịch vụ phát triển
kinh doanh thì chi nhánh có thể hiểu rõ hơn về doanh nghiệp về tình hình sản
xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng cũng dư có những dự báo về doanh
nghiệp đó, và việc kết hợp giữa các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ phát triển
kinh doanh sẽ phát triển mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và khách hàng. và họ
dể hiểu nhau hơn từ đó thúc đẩy mạnh hoạt động tín dụng.
3.7. KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP MỞ TÀI KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG.
Kích thích doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân mở tài khoản tại ngân
hàng như tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trên cơ sở sự biến
đông số dư của các loại tài khoản này, chi nhánh có thể nắm bắt được tình
hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng , cũng
trên cơ sở của sự biến động luồng tiền vào tài khoản của khách hàng thì chinh
nhánh cũng ít nhiều có thể biết được tình hình tài chính của khách hàng của
khách hàng, thông qua dòng tiền vào tài khoản mà đối tác của khách hàng trả
cho khách hàng đối với những khách hàng của khác hàng mà khách hàng có
giao dịch thường xuyên , đây cũng là một yếu tố để ngân hàng có thể dự báo
và để đưa ra các quyết định là có cấp tín dụng, thu hẹp, mở rộng hay là
không đối với mỗi khách hàng và nếu như trong trường hợp mà khách hàng
không trả được thì đây cũng là khoản thu hồi lại một phần khoản tín dụng mà
ngân hàng đã cấp dù có ít.
3.8. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ VÀ TẦM NHẬN THỨC CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, nguồn nhân lực là một trong những
yếu tố hàng đầu cho sự thành công của mỗi một doanh nghiệp, doanh nghiệp
có lược lượng lao động có tay nghề cao thì năng xuất lao động cũng tăng theo
và cũng từ đó doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh và tồn tại trên thương
trường được.
Ngân hàng là một ngành kinh doanh đặt biệt, đặt biệt ở đây không chỉ là
kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài chính, mà còn là việc quan hệ với rất
nhiều các đối tượng khách hàng có trình độ về ngành nghề, các tầng lớp xã
hội khác nhau, nó khác với các doanh nghiệp thông thường về mức độ quan
hệ, đối với các doanh nghiệp thông thường thì về mặt quan hệ với khách hàng
chắc chắn sẽ không thể như ngân hàng do đó vấn đề con người trong các ngân
hàng là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các nhân viên tín dụng, là người trực
tiếp làm cho những đồng vốn mà ngân hàng huy động được có thể sinh lời
thông qua những khoản tín dụng có chất lượng, để có thể cho vay với những
hợp đồng tín dụng đảm bảo khả năng thu hồi gốc và đảm bảo có lãi thì khả
năng, năng lực của người cán bộ tín dụng là vô cùng quan trọng, quyết định
lớn đến chất lượng tín dụng, đặc biệt lại là cho vay với khu vực tư nhân mà đa
số là có trình độ quản lý thâp, vốn ít, ngành nghề kinh doanh đa dạng. Do đó
cần phải có những cán bộ tín dụng có trình độ cao, có sự hiểu biết rộng về khu
vực này để có thể đưa ra những phân tích đánh giá những rủi ro đối với khu
vực này. Mặt khác tâm lý mặc cảm của các cán bộ tín dụng đối với khu vực
này cũng cần thay đổi theo hướng tích cự hơn, các cán bộ tín dụng nên coi họ
như là những đối tác làm ăn, trách tâm lý lo ngại đụng chạm đến pháp luật mà
trong một vài năm gần đây đã có những cán bộ tín dụng của các ngân hàng đã
dính đến, do đó chi nhánh cần có những khó tập huấn đào tạo nâng cao trình
độ đối với cán bộ tham giao vào hoạt động cho vay và thái độ của những cán
bộ tín dụng đối với khu vực kinh tế đây tiềm năng này.
3.9. TAO DỰNG MỐI QUA HỆ 3 BÊN.
Ngày nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một ngành
nghề nào, thì việc tạo được sự tin tưởng lẫn nhau là rất cần thiết, uy tín có thể
quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp, đặt biệt lại là kinh doanh
trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất trong lĩnh các
ngành nghề kinh doanh hiện nay, một lĩnh vực mà sự tin tưởng lẫn nhau giữa
các đối tác là cực kỳ qua trọng. Trong điều kiện thực tế hiện nay đa số các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là không đáp ứng được các yêu
cầu vay vốn của ngân hàng, do đó các doanh nghiệp thường không dám chủ
động tiếp xúc với ngân hàng, vì họ biết chác rằng họ không thể vay vốn cho
dù có những doanh nghiệp có những phương án sản xuất kinh doanh rất tốt,
hay những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn nhưng có tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh tốt, để giẳm mặc cảm từ những khách hàng thuộc khu vực
kinh tế này, và để có thể mở rộng tín dụng. Chi nhánh có thể tổ chức những
buổi gặp mặt giữa ba bênh: Chi nhánh, khách hàng và đối tác của khách hàng.
Qua những lần gặp gỡ này. Chi nhánh có thể hiểu hơn những vướng mắc của
từng doanh nghiệp cụ thể, từ đó chi nhánh có những phương án cụ thể đối với
những khoản tín dụng đối với, hơn nữa đối tác của khác hàng tin tưởng và
khách hàng của họ hơn do có sự hiện diện của chi nhánh, và họ có thể bán
chịu cho đối tác của mình từ đó càng làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của
khách hàng thì khoản tín dụng mà chi nhanh cấp sẽ có chất lượng tốt hơn, mặt
khác qua những lần gặp ngỡ như thế này thì chi nhánh cũng có thể tìm được
những đối tác mới có chất lượng từ những đối tác của khách hàng của mình,
và có thể mở rộng tín dụng cho các đối tượng này thông qua việc điều tra từ
những cuộc gặp gỡ và từ khách hàng của họ và ngược lại, họ cũng có thể
hiểu Chi nhánh từ đó tạo được sự tin tưởng lẫn nhau, và cũng từ đây chi
nhánh có thể có các biện pháp câp tín dụng tới họ.
Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh thì theo ý kiến cá
nhân, chi nhánh nên kết hợp các ý kiến trên theo từng giai đoạn của thể, có
thể là từng qúy, từng tháng hay hàng năm, linh hoạt áp dụng các và có thể là
áp dụng đối với từng khách hàng của chi nhánh để có thể phát huy hiệu quả
tối đa của mỗi phương án trong từng trường hợp cụ thể.
KẾT LUẬN
Trong những năng gần đây khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng
góp to lớn cho nên kinh tế, và là khu vực kinh tế đang có sự chuyển mình
mạnh mẽ cùng với sự phát triển của đất nước, tuy nhiên khó khăn về vốn là
vấn đề mà đa số các chủ kinh doanh thuộc khu vực này đang gặp phải trong
quá trình kinh doanh, mặc dù trong những năm gần đây đang được sự quan
tâm đặc biệt của nhà nước, nhưng việc tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng của
ngân hàng vẫn rất khó khăn đối với họ. Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình
của thầy giáo: Ths Nguyễn Hải Nam, và trong quá trình thực tập tại ngân
hàng ngoại thương chi nhánh Ba Đình đã được quý Ngân Hàng giúp đỡ rất
nhiều để em có thể hoàn thành chuyên đề này, nhưng với kiến thức hạn hẹp
của mình thì chắc chắn không tránh được những thiếu xót. Và em mong có
được sự góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn nữa về kiến thức của em.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời mở đầu.................................................................................................... 1
Chương I: Tổng quan về tín dụng và khu vực kinh tế tư nhân ................. 2
I.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ..................................... 2
1.1.1 Khái niệm về tín dụng..................................................................... 2
1.1.2.Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng. ................................ 2
1.1.2.2. Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền............................ 5
1.1.2.3. Tín dụng qua chữ ký. ............................................................... 6
1.1.3. Phân loại tín dụng trong các ngân hàng thương mại. ..................... 6
1.1.3.1. Phân loại tín dụng chung. ........................................................ 6
1.1.3.2.Tín dụng ngân quỹ.................................................................... 7
1.1.1.3. Tín dụng thuê mua................................................................... 8
1.1.3.4.Tín dụng tài trợ cho ngoại thương........................................... 10
1.2. Khu vực kinh tế tư nhân: .................................................................... 13
1.2.1. Chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân. ..................................... 13
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. ....................... 14
1.2.2.1. Phát triển về số lượng. ........................................................... 14
1.2.2.2. Phát triển về quy mô vốn, lao động, lĩnh vực và địa bàn. ....... 16
1.2.3. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân. ....................................... 17
1.2.3.1. tạo công ăn việc làm. ............................................................. 17
1.2.3.2. Đóng góp vào GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế. ................ 18
1.2.3.3. Về xuất khẩu.......................................................................... 19
1.2.3.4. Đóng góp vào ngân sách. ....................................................... 20
1.2.3.5.Thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội. ........................................... 20
1.2.3.6. Tạo môi trường kinh doanh.................................................... 21
1.2.4. Hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân. .......................................... 22
1.2.4.1. Quy mô vốn. .......................................................................... 22
1.2.4.2. Về chất lượng lao động.......................................................... 23
1.2.4.3. Trình độ khoa học công nghệ................................................. 23
1.2.4.4. Trình độ quản lý. ................................................................... 24
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT_CN Ba Đình đối
với khu vực kinh tế tư nhân....................................................................... 25
2.1. Khái quát về chi nhánh Ba Đình......................................................... 25
2.1.1. Quá trình hình thành. ................................................................... 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. ............................................................................ 26
2.1.3.Nhiệm vụ và phương hướng phát triển.......................................... 32
2.2. Khu vực kinh tế tư nhân Hà Nội......................................................... 33
2.2.1. Những đóng góp. ......................................................................... 34
2.2.1.1. Vào GDP. .............................................................................. 34
2.2.1.2.phát triển công nghiệp. ........................................................... 34
2.2.1.3. Phát triển nông nghiệp. .......................................................... 36
2.2.1.4.Phát triển các ngành dịch vụ. .................................................. 36
2.2.1.5. Hoạt động xuất khẩu.............................................................. 37
2.2.1.6. Giải quyết việc làm................................................................ 37
2.2.2. Khó khăn về vốn. ......................................................................... 38
2.2.3. Phương hướng mực tiêu phát triển kinh tế tư nhân hà nội đến năm
2010....................................................................................................... 39
2.2.4. Vài nét về tình hình khu vực Ba Đình. ......................................... 41
2.3. Hoạt động tín dụng của NHNT Ba Đình. ........................................... 41
2.3.1. Các hoạt động tín dụng. ............................................................... 41
2.3.2. Hoạt động tín dụng đới với khu vực kinh tế tư nhân. ................... 46
Chương III: Một số ý kiến để mở rộng hoạt động tín .............................. 52
đối với khu vực tư nhân ............................................................................. 52
3.1.xây dựng chiến lược cho vay............................................................... 55
3.2. Hình thành bộ phận chuyên cho vay................................................... 56
3.3. Xây dựng quy trình thủ tục cho vay. .................................................. 56
3.4. Sử dụng phương pháp tính điển tín dụng trong cho vay. .................... 57
3.5. Mở rông nghiệp vụ cho thuê tài chính và bảo lãnh. ............................ 58
3.6. Phát triển mạnh dịch vụ đi kèm. ......................................................... 59
3.7. Khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng.................... 60
3.8. Nâng cao trình độ và tầm nhận thức của cán bộ tín dụng.................... 61
3.9. Tao dựng mối qua hệ 3 bên. ............................................................... 62
Kết luận....................................................................................................... 65
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Hà Nội, ngày tháng năm 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân của ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội.pdf