Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, BHXH cũng được thực hiện đổi mới
từ năm 1995. Với sự đổi mới trong quản lí BHXH cũng lập ra cơ chế tài
chính mới với quỹ BHXH có thu và được quản lí độc lập với NSNN. Quỹ
này do chính người lao động và người sử dụng lao động đóng góp tạo nên
dùng chủ yếu để chi trả cho các chế độ nhằm bù đắp cho những rủi ro mà
người lao động gặp phải.
68 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải lớn hơn nữa. Ba năm gần đây tỉ lệ tăng trưởng lãi đầu tư của
BHXH là tương đối cao, ổn định ở mức tỉ lệ là sấp sỉ 40%. Riêng có năm
2004 vừa qua tỉ lệ lãi đầu tư chưa cao vì tình hình giá cả trong nước có nhiều
biến động. Tỉ lệ lạm phát tăng khá cao, thị trường tài chính biến động mạnh.
Sang đầu năm 2005 Nhà nước ta đã có những biện pháp đối với thì trường
tiền tệ. Hiện nay NHNN đang sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, nâng lãi
suất đầu tư của Việt Nam đồng. Có thể trong năm 2005 này số thu lãi đầu tư
của BHXH Việt Nam sẽ cao hơn.
3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH.
Sau Nghị định 12/CP được thực hiện, quỹ BHXH Việt Nam mới
chính thức đi vào hoạt động và được quản lí thống nhất, hạch toán độc lập
với NSNN. BHXH là một chính sách xã hội, hệ thống BHXH hoạt động
không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu xã hội, do vậy quỹ
BHXH hoạt động và được bằng thu chi hợp lí (tthu bù chi). Để quản lí tốt
việc cân đối thu chi quỹ trước hết ta phải quản lí tốt các hoạt động thu, chi
BHXH và cả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Trên lí thuyết là như vậy
song quá trình thực hiện quả là khó khăn bởi thứ nhất là đặc trưng của ngành
này là thu trước chi sau, các khoản chi ta không thể xác định chính xác ngay
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
khi triển khai để xác định mức thu cho hợp lí. Hơn nữa điều kiện kinh tế xã
hội thì luôn luôn vận động không ngừng, các biến cố có thể xảy ra mà chúng
ta không thể điều kiển được.
Đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, BHXH được hoạt động theo nguyên
tắc tài chính PAYGO đối với chế độ hưu trí. Tức là các khoản thu trong năm
sẽ dùng để chi trả cho các khoản chi trong năm đó. Nhìn chung hệ thống tài
chính BHXH theo cơ chế PAYGO hầu như không có hoặc có rất ít các
khoản tích luỹ cho các giai đoạn sau, việc quản lí là rất đơn giản. Đối với cơ
chế quản lí tài chính này, chu kì thực hiện được chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn thanh niên: là giai đoạn khoảng 20 năm sau khi bắt đầu áp
dụng cơ chế nay (ở Việt Nam là khoảng thời gian từ 1995- 2015). Giai đoạn
này chưa có nhiều người về hưu, số người tham gia tăng, như vậy là số
người phụ thuộc ít, tỉ lệ thay thế cao dẫn đến tỉ lệ đóng góp thấp.
- Giai đoạn già hoá: là khoảng 30 năm tiếp theo giai đoạn thanh niên (ở
Việt Nam là khoảng thời gian từ 2015- 2045). Giai đoạn này số người về
hưu tăng, tỉ lệ phụ thuộc tăng, để đảm bảo cân đối thu chi người ta có thể
dùng hai cách hoặc giảm tỉ lệ thay thế hoặc là tăng tỉ lệ đóng góp.
- Giai đoạn già hoá hoàn toàn: là giai đoạn khoảng trên 50 áp dụng chế
độ PAYGO như vậy ở Việt Nam là khoảng từ 2045 trở đi. Giai đoạn này tỉ
lệ phụ thuộc tăng lên rất cao và tỉ lệ đóng góp buộc phải tăng lên.
Theo dự báo thì BHXH Việt Nam đến khoảng năm 20036 là bắt đầu
chuyển sang giai đoạn già hoá (tức là thu không đủ chi, số dư quỹ sẽ âm).
Dự tính, quỹ BHXH Việt Nam sẽ phát triển đến tận năm 2022, tại đây số dư
quỹ sẽ lớn nhất. Nếu tỉ lệ tham gia BHXH thực hiện theo xu thế như hiện
nay thì đối tượng tham gia BHXH đến năm 2020 vào khoảng 15 triệu người,
đến năm 2030 là 22,4 triệu người và năm 2040 là khoảng 31 triệu người.
Tương đương với đó, số dư dự kiến của BHXH Việt Nam vào năm 2022 là
khoảng 200.000 tỷ đồng, sau đó sẽ giảm dần và đến năm 2036 dự kiến sẽ
âm. Do vậy vấn đề nêu ra hiện nay là quỹ BHXH đang tồn dư lớn, BHXH
Việt Nam ngay từ lúc này nên thực hiện các biện pháp, hoạch định chính
sách cho tương lai thâm hụt quỹ không xa.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Chế độ quản lí tài chính như vậy có ưu điểm là đơn giản song lại cũng
có nhiều nhược điểm cần khắc phục như sự tồn tại quỹ, quyền lợi của người
lao động và ngay cả những tác động không tốt đến nền kinh tế. Tuy nhiên ở
nước ta, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là lựa chọn chuyển cơ chế
quản lí tài chính sang cơ chế quản lí có đầu tư. Thực hiện các hoạt động đầu
tư để giảm những hạn chế của cơ chế quản lí này. Như vậy đầu tư là việc
làm rất quan trọng đối với việc cân đối quỹ BHXH cả hiện nay và trong
tương lai. Thu từ đầu tư có thể giúp bảo toàn giá trị quỹ và giúp chúng tăng
trưởng bù đắp được sự mất giá của đồng tiền do lạm phát. Chúng ta có thể
thấy được hoạt động cân đối quỹ BHXH Việt Nam được thực hiện trong
những năm qua:
Bảng 6: Tình hình cân đối quỹ BHXH Việt Nam từ 1995- 2004.
( triệu đồng)
Năm Số dư năm
trước
Số thu trong
năm
Tổng thu Tổng chi Số dư cuối
năm
1995 0 788486 788486 41954 746532
1996 746532 2569733 3316265 383150 2933115
1997 2933115 3724269 6657384 693525 5963862
1998 5963862 4394569 10358431 971630 9386801
1999 9386801 4867167 14253968 1200351 13053635
2000 13053635 6032387 19086022 1606783 17479239
2001 17479239 7229810 24709049 2381915 22327134
2002 22327134 8117437 30444571 2606542 50165163
2003 50165163 13565660 63730823 6150010 57580813
2004 57580813 15365802 73046615 7021000 66025615
( Nguồn BHXH Việt Nam)
Bảng cân đối cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động tài chính của
BHXH Việt Nam. Chúng ta có thể nhận thấy số dư quỹ hiện nay của chúng
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
ta đang rất lớn vì tình hình thu vào nhiều mà chi thì ít do có sự hỗ trợ rất lớn
từ NSNN. Qua đó ta nhận thấy, đối với tình hình như hiện nay hoạt động
đầu tư tăng trưởng quỹ cần phát huy hơn nữa. Số dư quỹ cuối năm tăng lên
đều đặn, số dư tính đến tháng 12/2004 lên tới 66025615 triệu đồng, đây là
con số rất lớn so với năm 1995. Tốc độ tăng tổng thu quỹ lớn hơn tổng chi
quỹ, đây là lí do khiến cho số dư quỹ tăng cao. Hơn nữa như chúng ta biết
BHXH Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của cơ chế PAYGO nên việc số
dư quỹ cao là hoàn toàn hợp lí. Điều cần thiết hiện nay là cần có những biện
pháp hợp lí nhằm khắc phục những nhược điểm của chế độ quản lí tài chính
này. Số dư quỹ ngày càng tăng, theo tỉ lệ tăng số dư quỹ như hiện nay có lẽ
chỉ khoảng năm 2030 là số dư quỹ đạt được mức 200.000 tỷ đồng, mức cao
nhất theo dự báo.
III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH
Việt Nam.
1. Những kết quả đạt được.
1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính
BHXH:
Từ ngay sau 1995, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các Nghị định về
BHXH quy định và hoàn thiện dần các quy chế quản lí cũng như hoạt động
của ngành nói chung và của tài chính BHXH nói riêng. Đây chính là nền
tảng, là định hướng quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH.
Hơn nữa trong quá trình hoạt động hệ thống pháp lí của BHXH Việt Nam
luôn được sửa đổi bổ xung cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh
tế, xã hội. Hệ thống BHXH Việt Nam ngày càng phát triển với số người
tham gia BHXH tăng, năm 1995 mới có 2.275.998 người tham gia BHXH
thì tính cho đến cuối năm 2004 số người tham gia đã lên tới 6.344.508 người
(tăng gần 3 lần). Như vậy là chính sách đổi mới là hoàn toàn phù hợp và
phát huy được hiệu quả hoạt động. Điều này thể hiện trong kết quả đạt được
trong mọi mặt, song trong khuôn khổ của đề tài chỉ xin đề cập đến khía cạnh
quản lí tài chính của BHXH Việt Nam.
1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với NSNN.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa và hầu như không
có thu, nguồn chi trả cho các chính sách phụ thuộc vào NSNN. Hiện nay
BHXH đã hình thành nên quỹ BHXH, độc lập với NSNN. Thu BHXH từ hai
đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động với quy định trích
nộp theo % lương của người lao động và quỹ lương của doanh nghiệp. Hoạt
động thu chi được thực hiện tương đối thuận lợi chi phí thấp mà hiệu quả
công việc cao. Việc phân cấp thu chi theo ba cấp, thu bằng chuyển khoản,
thực hiện chi trả thông qua đaị lí là rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam
hiện nay. Mức chi BHXH dựa trên những căn cứ thực tế, mức lương tối
thiểu tính làm căn cứ đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người lao động.
Tỉ lệ hưởng BHXH Việt Nam là tương đối cao so với các nước trên thế giới
thể hiện chức năng phân phối lại thu nhập của BHXH. Quỹ BHXH hiện nay
luôn tăng trưởng qua các năm, quỹ đang thay thế dần các khoản chi với tỉ
trọng chi từ quỹ BHXH tăng, giảm tỉ trọng chi từ NSNN. Việc ra đời và phát
triển quỹ BHXH Việt Nam là bước ngoặt lớn trong sự phát triểm của ngành
BHXH, đánh dấu sự chuyển biến về cơ chế quản lí.
1.3 . Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ thống
tài khoản thu BHXH Việt Nam.
Cấp Trung ương, cấp khu vực, cấp cơ sở là ba phân cấp quản lí của hệ
thống BHXH Việt Nam dựa trên phân cấp hành chính. Trên cơ sở phân cấp
này hoạt động thu, chi của BHXH được triển khai rộng khắp cả nước. Việc
thực hiện thu chủ yếu là thông qua chuyển khoản từ tài khoản của doanh
nghiệp vào tài khoản thu BHXH lập tại Kho bạc Nhà nước, hay ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam. Hình thức thu nộp trên vừa
đảm bảo tính an toàn, chính xác lại giúp cho các doanh nghiệp và cơ quan
BHXH thực hiện dễ dàng. Kết quả là số thu của BHXH Việt Nam năm sau
luôn tăng hơn năm trước, giảm tình trạng nợ đóng, trốn đóng, chậm đóng.
Từ đó quỹ BHXH được ổn định, thực hiện theo đúng kế hoạch quản lí, bảo
tồn và tăng trưởng quỹ, đảm bảo được khả năng chi trả của quỹ BHXH.
1.4 . Thực hiện chi trả các chế độ vừa nhanh chóng, kịp thời vừa đảm bảo
tính chính xác.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Hiện nay BHXH Việt Nam cũng như các ban ngành trong cả nước
đang thực hiện tốt công tác đơn giảm hoá thủ tục hành chính. Việc xét duyệt
các hồ sơ hưởng các loại chế độ đã dần được đổi mới, thủ tục nhanh chóng,
đơn giảm nhưng vẫn hiệu quả. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng
từ 1/1/2005 theo quy trình xét duyệt mới, việc xét duyệt hồ sơ được thực
hiện ở BHXH tỉnh bằng chương trình tin học, BHXH Việt Nam chỉ theo dõi,
chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của BHXH tỉnh. Công tác chi
trả được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống đại lí là chủ sử dụng lao động
đối với các chế độ ngắn hạn, cán bộ xã phường với các chế độ dài hạn. Việc
chi trả hiện nay thực hiện kịp thời giúp người lao động đảm bảo cuộc sống
của họ. Quỹ BHXH đang có số chi chiếm tỉ trọng ngày càng cao, dần thay
thế NSNN trong vai trò chi trả các chế độ. Sau khi sát nhập BHYT sang
BHXH, công tác thu chi thực hiện đơn giản gọn nhẹ, giảm được chi phí quản
lí vì các đối tượng phải tham gia BHXH thì đồng thời cũng phải tham gia
BHYT. Các khoản chi vào công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông
tin vào quản lí BHXH đã làm giảm các loại chi phí quản lí khác.
1.5. Quỹ đã có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được nhược
điểm của cơ chế quản lí PAYGO.
Từ sau 1997 BHXH Việt Nam thực sự có thu từ hoạt động đầu tư tăng
trưởng quỹ. Đây là một hoạt động đóng vai trò vị trí thực sự quan trọng
không những làm tăng thu mà còn góp phần bảo toàn khả năng chi trả của
quỹ BHXH. Tuy thu từ đầu tư chưa cao song đảm bảo an toàn, không để xảy
ra thất thoát, nó đã thể hiện sự đúng đắn trong quản lí tài chính BHXH. Đặc
biệt như điều kiện nước ta hiện nay chỉ số giá tiêu dùng tương đối cao (tỉ lệ
lạm phát cao) có thể dẫn tới việc Nhà nước phải quy định lại mức lương tối
thiểu. Như vậy nếu không có sự đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ thì sự bù
thiếu cho những chênh lệch khi nộp và khi hưởng là không có. Hơn nữa,
hoạt động đầu tư còn mang lại không những lợi ích về mặt kinh tế mà cả về
mặt xã hội. Các dự án đầu tư có thể mang đến việc làm cho nhiều lao động
thất nghiệp giảm gánh nặng cho xã hội ... . Việc đầu tư đã được thực hiện
theo đúng danh mục đầu tư, đúng hạn mức đầu tư và đảm bảo an toàn, tăng
trưởng quỹ BHXH góp phần đảm bảo khả năng chi trả cho các chế độ.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân.
2.1. Việc số người tham gia còn ít đặc biệt là tình trạng trốn tham gia, trốn
đóng, nợ đọng phí BHXH còn rất phổ biến.
Hiện nay theo quy định thì số lao động bắt buộc tham gia là rất lớn
song số người tham gia BHXH tính đến thời điểm này là chưa cao. Tình
trạng trốn tham gia BHXH của các đối tượng, đặc biệt là khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, những công ty tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn vừa
và nhỏ là tương đối cao. Thứ nhất là tình trạng khai giảm, khai thiếu số lao
động trong doanh nghiêp, trường hợp thứ hai là không tham gia hoàn toàn.
Tồn tại tình trạng trên một phần do sự thiếu tích cực của chủ sử dụng lao
động, một phần do sự quản lí chưa chặt của cơ quan ban ngành có liên quan.
Chưa có sự phối kết hợp cần thiết giữa các đơn vị quản lí, bên cạnh đó các
chế tài pháp luật cũng chưa có những biện pháp sử phạt nghiêm minh đối
với tình trạng này.
Các doanh nghiệp hiện nay trong việc đóng phí BHXH vẫn diễn ra
tình trạng khai giảm quỹ lương của doanh nghiệp để trốn đóng . Đặc biệt
hơn là tình trạng nợ đọng, nợ chậm đóng còn nhiều. Tình trạng trên còn tồn
tại là do cơ quan BHXH Việt Nam chưa có những biện pháp quản lí hữu
hiệu, các quy định về xử phạt là chưa thực sự nghiêm khắc.
2.2. Trong công tác chi trả BHXH Việt Nam còn nhiều hiện tượng sai sót
trong xét duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn tại.
Qua việc kiểm tra các hồ sơ xét hưởng BHXH Việt Nam còn phát
hiện những trường hợp xét duyệt sai, như xét duyệt không đúng chế độ,
chính sách, tính toán sai, thiếu giấy tờ,... . Trong những năm qua BHXH Việt
Nam thông qua công tác thẩm định đã trả lại không ít hồ sơ để BHXH tỉnh
bổ xung, hoàn chỉnh lại. Có tình trạng này là do công tác đào tạo, hướng dẫn
nâng cao nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức.
Tình trạng tồn đọng trong giải quyết các chế độ còn phổ biến, tức là
các đối tượng đặc biệt là các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần sau khi
nghỉ việc đã chuyển đến nơi khác gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác chi
trả. Đây là những hạn chế do nguyên nhân khách quan, hiện nay đang được
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
khắc phục bằng cách đưa những thông tin đó lên các phương tiện thông tin
đại chúng của địa phương để đối tượng được hưởng chế độ được biết.
2.3. Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn
hạn chế lợi nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ.
Vấn đề ở đây là hiệu quả đồng vốn bỏ ra là chưa cao, lí do chủ yếu
các hoạt động đầu tư còn theo chỉ định của Chính phủ. Các quy định về hạng
mục đầu tư còn hạn hẹp, hình thức đầu tư đơn điệu. Các ngân hàng được
phép vay mới chỉ bó hẹp trong các ngân hàng Nhà nước: NH Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, NH Công thương, NH Ngoại thương, NH Đầu tư và
Phát triển. Trong quản lí đầu tư BHXH Việt Nam chưa có sự phân định trách
nhiệm rõ ràng, chưa có bộ phận chuyên môn quản lí nghiệp vụ này mà chỉ
mới giao cho Ban Kế hoạch- tài chính đảm nhiệm.
Hoạt động đầu tư hiện nay vẫn hoàn toàn thụ động, chưa tiếp cận
được với những dự án lớn, lợi nhuận cao. Hiện nay lãi suất trung bình là rất
thấp, nếu cứ như hiện nay thì các biện pháp đầu tư bảo toàn và tăng trưởng
quỹ chưa đủ để khác phục sự mất cân đối lâu dài của quỹ BHXH trong
tương lai. Tình hình tài chính khu vực mới ổn định trở lại sau khủng hoảng
kinh tế khu vực năm 1997, nền kinh tế nước ta còn kém khả năng hấp thụ
vốn đầu tư. Bên cạnh đó thị trường tài chính Việt Nam chưa thực sự ổn định,
tỷ lệ lạm phát ở mức tương đối cao. Nhà nước hiện nay đang thực hiện chính
sách tiền tệ thắt chặt, tỷ lệ lãi suất huy động tiền gửi thấp.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ TỚI
I. Những quan điểm chủ yếu về vấn đề quản lí tài chính BHXH
Việt Nam trong giai đoạn tới.
1. Quan điểm trong xây dựng chính sách BHXH.
Trong quá trình xây dựng chính sách BHXH phải thực sự quan tâm tới
đường lối, điều kiện kinh tế của đất nước để từ đó đưa ra được những chính
sách phù hợp. Sau đây là những quan điểm chủ yếu trong xây dựng chính
sách BHXH Việt Nam:
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Chính sách BHXH phải thể hiện được đường lối đổi mới, phát triển
của Đảng và Nhà nước ta trong thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
- Chính sách BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của nước
ta hiện nay.
- Nhà nước thống nhất quản lí và ban hành chính sách BHXH theo
hướng phát huy quyền của các bên tham gia BHXH.
- Đa dạng hoá các hình thức BHXH.
- Hoàn thiện cơ chế hoạt động và tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
BHXH cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
2. Những quan điểm cụ thể trong công tác quản lí tài chính BHXH Việt
Nam trong giai đoạn tới.
- Quỹ BHXH hình thành nên từ những đóng góp của các bên than gia,
trong đó gồm người lao động và cả chủ sử dụng lao động. Bên cạnh đó có sự
hỗ trợ của NSNN, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ và các
nguồn thu hợp pháp khác.
- Quỹ BHXH được quản lí tập trung, thống nhất, dân chủ và công khai
trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam; hoạch toán theo quỹ thành phần độc
lập với NSNN và được Nhà nước bảo hộ.
- Quỹ BHXH đảm bảo cho các đối tượng hưởng chế độ sau ngày
1/10/1995 (trước ngày này do NSNN đảm bảo); chi BHYT cho các đối
tượng tham gia BHYT; chi quản lí bộ máy của hệ thống BHXH Việt Nam;
chi xây dựng cơ bản và các khoản chi khác.
- BHXH có trách nhiệm dùng quỹ nhàn rỗi để đầu tư an toàn, bảo toàn
được giá trị quỹ và có hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội.
- Quỹ BHXH được hoạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng năm.
II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản
lí tài chính BHXH trong gian đoạn tới.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc.
Qua tìm hiểu về tổ chức quản lí và hoạt động tài chính của hai hệ
thống BHXH trên ta nhận thấy một số những ưu điểm như khắc phục được
sự ảnh hưởng từ môi trường kinh tế. Đặc biệt là hệ thống BHXH của CHLB
Đức hiện nay đang thực hiện theo phương thức hàng năm sẽ thống kê ra số
chi, trên cơ sở số liệu đó tính toán số thu hợp lí cho năm đó. Thực hiện như
vậy lạm phát không thể ảnh hưởng tới quỹ BHXH cũng như việc chi trả các
chế độ chính sách. Vì vậy, BHXH sẽ chủ động hơn trong việc quản lí tài
chính. Hiện nay dự trữ quỹ BHXH là rất nhỏ chứng tỏ quỹ BHXH đảm bảo
được khả năng chi trả một cách tương đối ổn định. Tuy vậy việc triển khai
thực hiện phương thức này đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định.
Thường là ở những nước phát triển, có tiềm năng kinh tế đủ mạnh thì mới có
thể áp dụng được phương pháp này. Việc triển khai phương thức này tại Việt
Nam là tương đối khó khăn, việc thống kê là rất khó chính xác, chi phí lớn.
Hơn nữa điều kiện kinh tế nước ta là nước đang phát triển, điều kiện kinh tế
còn nhiều khó khăn. Tuy vậy BHXH CHLB Đức hiện nay được tổ chức thực
hiện thông qua cả tổ chức BHXH tư nhân, như vậy sẽ có sự cạnh tranh và
tất yếu của cạnh tranh là hiệu quả hoạt động càng cao. Từ hoạt động của
BHXH CHLB Đức có thể đưa việc triển khai việc thực hiện một số chính
sách thông qua hệ thống BHXH tư nhân là khả thi tại BHXH Việt Nam.
Đối với hệ thống BHXH Trung Quốc, đây là hệ thống BHXH được tổ
chức như một hệ thống mở, các chính sách được cụ thể hóa và thực hiện
chưa thực sự thống nhất trong cả nước song tính hiệu lực tương đối cao. Đây
cũng là một điểm mạnh mà BHXH Việt Nam cần xem xét vì hiện nay tính
hiệu lực trong các quy định của nước ta là chưa cao. Các đối tượng bắt buộc
tham gia của BHXH Việt Nam thực hiện chưa đầy đủ, việc trốn đóng hay
nợ đọng vẫn là những vấn đề còn tồn tại. Bên cạnh đó, việc tổ chức quỹ
thành hai phần: phần thứ nhất là một phần phí do người sử dụng lao động
nộp để sử dụng chung, phần thứ hai bao gồm phần phí do người lao động
nộp và phần còn lại do người sử dụng nôp. Phần thứ hai này được tổ chức
thành tài khoản cho người lao động, họ có thể chủ động hơn trong các kế
hoạch tài chính của mình.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
2. Những giải pháp cụ thể.
2.1. Giải pháp cho công tác quản lí thu BHXH.
Quản lí đối tượng tham gia và đóng góp đầy đủ, chính xác, đúng thời
hạn là mục tiêu của chính sách quản lí thu. Để thực hiện tốt công tác quản lí
thu BHXH, cần thực hiện áp dụng những biện pháp sau:
- Cần tích cực phối kết hợp với các ban ngành quản lí từ Trung ương đến
địa phương, trước tiên là quản lí tốt các đơn vị bắt buộc tham gia BHXH,
sau đó ta mới quản lí đến lao động trong đơn vị đó. Một thực tế hiện nay là
còn rất nhiều đơn vị nhỏ chưa thực hiện tham gia BHXH cho những lao
động của đơn vị mình. Muốn thực hiện tốt công việc này chúng ta có thể
thông qua những đơn vị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và
hoạt động như: Sở kế hoạch và đầu tư, cơ quan quản lí, cục thế,... . Như vậy
ngay khi thành lập các đơn vị này phải tham gia thực hiện ngay từ đầu và
trong quá trình hoạt động sau này BHXH Việt Nam sẽ dễ dàng quản lí hơn.
- Trên cơ sở quản lí các đối tượng tham gia, BHXH Việt Nam có thể
thực hiện phân loại các đơn vị sử dụng lao động để dễ dàng trong công tác
kiểm tra theo dõi việc thực hiện chính sách BHXH. Chúng ta có thể phân
loại các đơn vị như sau: khối hành chính sự nghiệp, khối doanh nghiệp Nhà
nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khối doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, các đơn vị khác (cán bộ xã phường, các tổ chức, ....). Việc phân
loại trên giúp cho BHXH Việt Nam dễ dàng hơn trong việc quản lí các đối
tượng, có thể phân công cán bộ hợp lí hơn.
- Thứ hai là công tác cấp sổ cho người lao động để theo dõi quá trình
tham gia và đóng góp của họ vào quỹ BHXH. Hiện nay công tác này thực
hiện tương đối tốt, song cần đưa những ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lí hoạt động này. Công nghệ mới này sẽ thay thế các phương pháp thủ
công trong việc cập nhật những thay đổi về của đối tượng tham gia BHXH.
Công việc này có thể giúp giảm chi phí mà tính chính xác lại cao, đây cũng
là lĩnh vực được ưu tiên áp dụng công nghệ trong quản lí sớm nhất. Cần tích
cực hơn nữa trong việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho công tác quản lí
thu phù hợp với từng loại đối tượng, từng địa phương. Đây là hướng đi lâu
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
dài, đảm bảo thực hiện nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được chi phí
quản lí.
- Bên cạnh những biện pháp quản lí trên chúng ta cũng cần đẩy mạnh
công tác giáo dục, tuyên truyền cho các đối tượng thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng. Qua đó họ có thể nhận thức được tầm quan trọng cũng
như ý nghĩa của việc tham gia BHXH. Có thể từ đó ngay chính người chủ sử
dụng cũng nhận thức được lợi ích của việc tham gia BHXH và họ sẽ tự
nguyện thực hiện mà không cần có những biện pháp cưỡng chế. Đối với nội
dung tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ tiếp thu, gần gũi với đời sống của người
lao động, phù hợp với truyền thống dân tộc.
- Trong công tác thu cần đẩy mạnh việc kiểm tra đôn đốc việc thực hiện
thu nộp đối với những đơn vị chậm đóng hay nợ đọng thường xuyên. Đặc
biệt là phối hợp chặt chẽ với các bên như thanh tra, tổ chức chính trị xã hội (
Liên đoàn lao động, tổ chức Đảng, Đoàn thể,...) để kiểm tra việc kê khai lao
động, kê khai quỹ lương của doanh nghiệp. Ngoài ra cần có những biện pháp
xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm. Hiện nay các biện
pháp xử phạt của chúng ta chỉ mang tính chất cảnh cao, chưa đủ nghiêm
khắc để điều chỉnh hành vi chốn nộp hay nợ đọng. Bên cạnh những quy định
xử phạt, BHXH cũng nên thường xuyên thông báo cho các đơn vị số nợ lãnh
đạo các đơn vị tham gia BHXH được biết.
- Trong bản thân ngành cũng cần có những biện pháp quản lí tốt đối với
cán bộ thu, tránh tình trạng cán bộ BHXH thông đồng với các đơn vị tham
gia BHXH. Đối với các trường hợp vi phạm cần có những biện pháp xử phạt
nghiêm minh. Bên cạnh đó BHXH cũng cần có những chế độ khen thưởng
khuyến khích đối với các cá nhân đơn vị thực hiện tốt gồm cả các đơn vị
tham gia BHXH lẫn các cá nhân, đơn vị trong ngành.
2.2. Giải pháp cho công tác quản lí chi các chế độ BHXH.
Mục tiêu của công tác quản lí chi chế độ là chi đúng, kịp thời đảm bảo
an toàn tránh thất thoát quỹ BHXH. Chi cho các chế độ được quy định rõ
cho từng loại chế độ với mức hưởng, thời gian hưởng trong các văn bản. Sau
đây tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp để quản lí các khoản chi chế độ mà
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
không đị sâu vào các quy định hưởng của từng loại chế độ. Để quản lí chi
cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:
- Xây dựng một quy trình xét duyệt hồ sơ đơn giản nhanh chóng nhưng
phải đảm bảo chính xác, đúng chế độ, đúng đối tượng và đúng mức trợ cấp.
Quy trình xét duyệt hồ sơ được thực hiện thông qua ba cấp: đơn vị sử dụng
lao động hướng dẫn người lao động lập hồ sơ, BHXH cấp tỉnh sẽ thực hiện
kiểm tra và ra quyết định mức hưởng cho người lao động, BHXH Việt Nam
thẩm định tính chính xác của quyết định trên. Muốn thực hiện được như vậy
trước tiên chúng ta phải có những cán bộ xét duyệt được đào tạo và có năng
lực, trình độ và phải có đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng thông đồng.
Phải thực hiện việc đào tạo các cán bộ chuyên trách của đơn vị tham gia
BHXH về thủ tục và các giấy tờ cần thiết để họ hướng dẫn lại cho các đối
tượng được hưởng của đơn vị mình, tránh tình trạng thiếu giấy tờ cần thiết
trong hồ sơ. Phải phối hợp với các cơ quan đơn vị khác để kiểm tra tính hợp
pháp của các hồ sơ hưởng như: bên bệnh viện, cảnh sát, toà án, ... .
- Cần tích cực kiểm tra và rà soát lại các hồ sơ đã xét duyệt, nếu phát
hiện ra những vi phạm phải lập tức điều chỉnh hoặc dừng việc trợ cấp lại
ngay. Và việc kiểm tra này phải được thực hiện định kì, nếu có sai sót mà
BHXH tỉnh không thu hồi lại được thì phải có trách nhiệm bội thường cho
quỹ. Đặc biệt nếu phát hiện ra cán bộ BHXH có thông đồng với người được
hưởng trợ cấp thì phải xử phạt nghiêm minh.
- Lập hệ thống đại lí thực hiện chi trả kịp thời đảm bảo công tác chi
được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác. Theo như tình hình hiện
nay, đối với các chế độ ngắn hạn đại lí chính là người sử dụng lao động, đối
với các chế độ dài hạn chủ yếu là các cán bộ xã phường là phù hợp với điều
kiện nước ta hiện nay. Tuy vậy cùng với sự phát triển của hệ thống ngân
hàng hiện nay thì chúng ta có thể triểm khai áp dụng hình thức chi tra thông
qua hệ thống tài khoản. Đây cũng là định hướng tốt bởi nếu thực hiện được
thì chi phí quản lí sẽ tiết kiệm được chi phí quản lí lại vừa đảm bảo tính an
toàn.
2.3. Giải pháp cho công tác chi quản lí.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Như chúng ta đã biết chi quản lí hiện nay có hai khoản chi lớn đó là
chi hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lí và chi đầu tư xây dựng cơ
bản. Đối với khoản chi thường xuyên của bộ máy quán lí cần áp dụng những
biện pháp sau để tiết kiệm chi phí quản lí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả
hoạt động của hệ thống BHXH:
- Thứ nhất là cần phải ngiên cứu xem xét các khoản chi cho hợp lí cân
đối với các ngành khác. Vì hiện nay BHXH vẫn thực hiện quản lí lao động
dưới hình thức biên chế như các đơn vị hành chính khác, mức lương vẫn tính
trên cơ sở bảng lương Nhà nước.
- Cũng giống như các đơn vị hành chính khác BHXH vẫn còn bộ máy
quản lí tương đối cồng kềnh. Do vậy cần thực hiện các biện pháp sắp xếp lại
bộ máy quản lí, tuyển dụng những lao động được đào tạo chính quy, có năng
lực, có trình độ và đặc biệt có đạo đức. Tránh tình trạng số lao động nhiều
song hiệu quả công việc không cao. Bên cạnh đó cần khuyến khích lao động
phát huy hiệu quả công việc.
Tiếp theo là những biện pháp đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trước hết, chúng ta đã biết khoản chi này lấy từ lãi đầu tư để nâng cấp
các trụ sở BHXH tỉnh, huyện hay mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho
quản lí. Đối với các khoản chi này cần lập các dự án và quyết toán để thẩm
định xem xét lĩnh vực này có thực sự cần thiết đối với hoạt động của BHXH.
Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định, trình tự về công tác quản lí
đầu tư, thực thi công việc đúng thẩm quyền, trách nhiệm theo phân cấp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thẩm, định ở tất cả các giai
đoạn từ khâu lập dự án cho đến khâu tổ chức thi công, bàn giao công trình
đưa công trình vào sử dụng. Trong ba khâu đó cần đặc biệt chú trọng đến
khâu giám sát thi công, xem xét công trình phải được xây dựng theo đúng
thiết kế dự án, đúng chủng loại vật tư, đúng giá cả trên thị trường. Kịp thời
báo cáo tiến độ của dự án, sau đó đưa ra những biện pháp khi có những thay
đổi.
- Các dự án được thông qua phải là các dự án phù hợp với công tác quản
lí của từng đìa vừa đảm bảo tính hiện đại, không bị lạc hậu ít nhất trong
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
mười năm tới. Và việc áp dụng các dự án phải thực sự có ích và tiết kiện chi
phí tối đa. Cán bộ quản lí của những hoạt động này cần phải học hỏi, nghiên
cứu tài liệu để nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ về lĩnh vực đầu tư xây
dựng và mua sắm trang thiết bị. Thông qua những kiến thức đó BHXH có
thể tự quản lí các khoản chi đầu tư nâng cấp xây dựng mà không lãng phí
vào các công trình không có ích.
2.4. Giải pháp đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng trưởng quỹ hiện nay đang là hoạt
động cần thiết giúp cho quỹ BHXH có đủ tiềm lực tài chính đáp ứng được
nhu cầu chi trả cho các đối tượng. Đây là lĩnh vực đáng quan tâm và cần có
những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động đầu tư một cách có hiệu quả.
Với điều kiện kinh tế trong nước như hiện nay hướng đầu tư tăng trưởng quỹ
cần được quan tâm đúng mức và đây cũng là giải pháp cho tương lai.
- Hiện nay tỉ lệ quỹ nhàn rỗi được đem đi đầu tư là khá cao song thực sự
hiệu quả trên đồng vốn còn thấp. Một số cho rằng nên đầu tư khoảng 80%
vốn nhàn rỗi vào các lĩnh vực an toàn mà chủ yếu là thông qua các tổ chức
tài chính và tiền tệ cuả Nhà nước. Đây cũng chính là những biện pháp bảo
tồn quỹ BHXH được quy định trong quy chế tài chính BHXH ban hành kèm
Nghị quyết 2/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Các hoạt động đó bao gồm:
+ Mua trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước
và các ngân hàng thương mại của Nhà nước.
+ Cho NSNN, Quỹ hô trợ đầu tư và phát triển, các ngân hàng thương
mại của Nhà nước, ngân hàng chính sách vay.
+ Đầu tư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
20% quỹ nhàn rỗi còn lại có thể đem đầu tư vào các hình thức đầu tư
khác với tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Chẳng hạn như đầu tư bất động sản, đầu tư
vào thị trường chứng khoán, đầu tư trực tiếp vào các dự án sản suất kinh
doanh khác,....
- Với thời điểm hiện nay nền kinh tế nước ta đang tương đối ổn định,
nhu cầu về vốn đầu tư rất cao, thị trường trong nước hiện nay đang khuyến
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
khích sự tham gia đầu tư vốn từ nước ngoài. Việc đầu tư thị trường trong
nướcc hiện nay là rất cần thiết, vả lại đầu tư trong nước còn mang lại nhiều
lợi ích về mặt xã hội khác. Do vậy nên mở rộng danh mục đầu tư đối với quỹ
nhàn rỗi của BHXH Việt Nam hiện nay.
- Cùng với việc mở rộng danh mục đầu tư, hạn mức đầu tư chúng ta có
thể phân cấp quyết định đầu tư. Đối với các hạng mục đầu tư ít rủi ro để
giám đốc BHXH Việt Nam quyết định, Chính phủ chỉ quyết định đối với các
hình thức đầu tư khác nhiều rủi ro hơn. Như vậy BHXH sẽ chủ động và có
trách nhiệm hơn trong công tác đâu tư của mình, Chính phủ thì không phải
bận tâm đến những việc không thực sự cần thiết.
- Nhà nước cũng cần có những biện pháp khuyến khích hoạt động đầu tư
quỹ BHXH như chính sách miễn giảm thuế, ưu tiên trong những hạng mục
đầu tư có lợi nhuận cao như lĩnh vực dầu khí, điện tử viễn thông,...
- Bản thân BHXH cũng nên lập ra bộ phân chuyên trách thực hiện hoạt
động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH, tránh tình trạng kiêm nhiệm không
chuyên sâu vào lĩnh vực này. Có những cán bộ chuyên trách có trình độ và
kinh nghiệm về đầu tư và phân tích tài chính, chúng ta mới có thể có hiệu
quả cao trong đầu tư tăng trưởng quỹ.
2.5. Giải pháp về quản lí cân đối quỹ.
Hiện nay quỹ BHXH đang được quản lí tập chung thống nhất ở cơ
quan cao nhất đó là BHXH Việt Nam. Quỹ BHXH được hoạch toán cuối
năm theo hình thức cân đối thu chi, hiện nay quỹ BHXH đang trong giai
đoạn đầu của quá trình thực hiện theo cơ chế PAYGO nên số dư quỹ hàng
năm còn tương đối cao. Việc đẩy mạnh hoạt động thu, đặc biệt là thu từ đầu
tư tăng trưởng quỹ và tiết kiệm chi là hợp lí. Theo các dự báo tài chính thì
BHXH Việt Năm đến khoảng 40 năm nữa, thu của BHXH không đủ chi, quỹ
BHXH sẽ bị thâm hụt. Trong những năm tới chúng ta nên có những biện
pháp khắc phục tình trạng đó trong tương lai. Sau đây là một vài giải pháp
đưa ra để khắc phục tình trạng trên:
- Tăng thu BHXH: Đây là biện pháp dễ thực hiện song với mức thu phí
BHXH như hiện nay đã là cao so với đồng lương chi trả cuộc sống của bản
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
thân người lao động. Nếu thực hiện biện pháp này có lẽ là không phù hợp và
chắc chắn người lao động và chủ sử dụng sẽ không đồng tình cho lắm.
- Biện pháp thứ hai có thể áp dụng là giảm chi: Theo các nghiên cứu cho
biết tỷ lệ hưởng của các chế độ đặc biệt là chế độ hưu chí hiện nay của Việt
Nam là tương đối cao, thời gian hưởng trợ cấp thai sản dài so với các nước
khác trên thế giới. Do vậy giảm tỉ lệ hưởng cũng có thể là một hướng giải
quyết cần đưa ra để nghiên cứu và xem xét.
- Hướng thứ ba là tăng thời gian đóng góp, tức là giảm tuổi nghỉ hưu đối
với các đối tượng. Trong ba hướng trên thì đây có lẽ là hướng hợp lí nhất,
tăng thời gian đóng đồng nghĩa với việc giảm thời gian hưởng. Như vậy vừa
làm giảm chi lại vừa tăng thu. Xu thế này cũng phù hợp với điều kiện và
hoàn cảnh thế giới hiện nay. Thứ nhất là tình hình sức khoẻ của người lao
động ngày càng tốt, tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng tăng. Thứ
hai là xu hướng thế giới hiện nay đang tăng độ tuổi về hưu của người lao
động, đặc biệt là đối với lao động nữ.
Việc quan trọng hiên nay là nếu thực hiện các biện pháp trên thì áp
dụng và triển khai nó như thế nào? Nếu tăng tỉ lệ đóng góp, giảm tỉ lệ
hưởng, tăng độ tuổi nghỉ hưu thì độ tuổi ấy là bao nhiêu? Sau đây tôi xin
trình bầy phương pháp triển khai đối với hướng thứ ba, tức là tăng độ tuổi về
hưu. Chúng ta nên áp dụng quy định tăng tuổi nghỉ hưu đối với các lao động
bắt đầu tham gia lao động (và tham gia BHXH) từ ngày 1/1/2010. Như vậy
35 năm sau là lúc họ khoảng 60 tuổi là tuổi họ sẽ về hưu, khi đó họ sẽ tiếp
tục đóng góp thêm một số năm nhất định tức là BHXH lức đó sẽ tăng thu từ
khoản đóng góp thêm của họ và giảm chi đối với những khoản chi mà lẽ ra
nếu về hưu sớm họ đã được nhận. Phương thức này có thể giải quyết được
tình trạng thâm hụt quỹ BHXH trong 40 năm tới. Vấn đề thứ hai đặt ra độ
tuổi tăng thêm bao nhiêu là hợp lí? Theo tôi trước tiên chúng ta nên tăng độ
tuổi nghỉ hưu của nữ lên 58 và đối với nam là 63 (tức là tăng thêm ba năm)
sau đó trong quá trình thực hiện chúng ta có thể tiếp tục điều chỉnh.
Có những ý kiến cho răng quỹ BHXH nên thực hiện chi trả cho mọi
đối tượng tại thời điểm này vị hiện nay số dư quỹ là rất lớn. NSNN chỉ đóng
vai trò hỗ trợ bù thiếu chứ không phải chi trả cho các đối tượng nghỉ hưu
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
trước 1995 như hiện nay. Đây cũng là ý kiến đóng góp cần được nghiên cứu
và xem xét kĩ lại vì trong điều kiện như hiện này thì quỹ BHXH đang có số
dư rất lớn. Hoạt động đầu tư quỹ chưa thực sự hiệu quả, điều kiện kinh tế
không ổn định lạm phát cao dễ dẫn đến những thay đổi trong quy định mức
hưởng. Như vậy sẽ gây ra gánh nặng lớn cho quỹ BHXH trong tương lai.
3. Một số kiến nghị.
3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước.
- Sớm hoàn thiện hành lang pháp lí cho việc thực hiện BHXH, tạo điều
kiện cho BHXH được thực hiện rộng rãi, mở rộng đối tượng và tiến tới dần
hoàn thiện các chế độ theo quy định của ILO. Cần thay đổi các quy định về
các thủ tục hành chính sao cho thuận tiện cho cả người lao động và quá trình
xét duyệt của cán bộ BHXH. Đề nghị Chính phủ mở rộng danh mục đầu tư,
hạn mức đầu tư, mở rộng hoạt động đầu tư tăng trưởng để tăng thu cho quỹ
BHXH Việt Nam. Bên cạnh đó Nhà nước cũng nên có các hình thức khuyến
khích và ưu đãi cho hoạt động đầu tư của ngành, các chính sách ưu đãi về
thuế.
- Cần đưa ra những quy định sử phạt nghiêm khắc đối với những sai
phạm của đối tượng trốn tham gia, trốn đóng hay nợ đọng. Có những biện
pháp xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm làm giả giấy tờ
để hưởng các chế độ BHXH nhằm trục lợi cho bản thân.
- Đưa ra những quy định phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan
quản lí Nhà nước, cơ quan quản lí sự nghiệp BHXH để phù hợp và tiện trong
quá trình thực hiện các chế độ và các hoạt động khác.
3.2. Kiến nghị về phía BHXH.
- Xây dựng bộ máy quản lí với các cán bộ có năng lực và trình độ
chuyên môn. Phân cấp chức năng quản lí theo các cấp cụ thể đối với mỗi
đơn vị cấp quản lí. Tích cực thức hiện việc đào tạo và nâng cao năng lực cán
bộ trong ngành, thường xuyên thực hiện việc đánh giá lại đội ngũ cán bộ,
viên chức của nganh.
- Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát kịp thời phát hiện những
sai trái để có hình thức sử phạt hoặc báo cáo lên các ban ngành có liên quan.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Bên cạnh đó cần có những hình thức kỉ luật nghiêm khắc đối với cán bộ của
ngành có những sai phạm nghiêm trọng. Nên xây dựng phong trào thi đua,
khen thưởng để kịp thời động viên các cán bộ có những thành tích trong
công tác.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cũng như trang bị các máy móc hiện
đại giúp cho công việc vừa nhanh chóng vừa tiết kiệm được chi phí. Thực
hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Nội dung
tuyên truyền phải thể hiện được các chính sách mới, hình thức tuyên truyền
phải sâu rộng và dễ hiểu, phù hợp với các loại đối tượng.
- Cần phối hợp với các ban ngành chức năng có liên quan đến BHXH để
kết hợp thực hiện công tác có hiệu quả. Đặc biệt với một số ban ngành sau:
Liên đoàn lao động Việt Nam để đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH của
người lao động; Ngành thuế để phối hợp kiểm tra quỹ lương của doanh
nghiệp cũng như sự tham gia BHXH cho người lao động của các doanh
nghiệp đó; Hệ thống ngân hàng để truy thu BHXH từ tài khoản của các đơn
vị có tài khoản tại các ngân hàng; Với các trường đại học trong vấn đề đào
tạo cán bộ.
- Xây dựng những báo cáo tài chính BHXH hàng năm và các dự toán tài
chính trong những năm tiếp theo. Đồng thời phải dự tính được các thông số
thông qua thống kê về số lượng, cơ cấu, độ tuổi,.... Từ đó phải dự toán được
quá trình hưởng, khoản hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng để triển khai
thực hiện điều chỉnh các mức đóng góp, tỉ lệ hưởng cho từng giai đoạn sao
cho phù hợp. Đây cũng là căn cứ để BHXH đề nghị thay đổi chính sách cho
phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong thời gian tới.
KẾT LUẬN:
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, BHXH cũng được thực hiện đổi mới
từ năm 1995. Với sự đổi mới trong quản lí BHXH cũng lập ra cơ chế tài
chính mới với quỹ BHXH có thu và được quản lí độc lập với NSNN. Quỹ
này do chính người lao động và người sử dụng lao động đóng góp tạo nên
dùng chủ yếu để chi trả cho các chế độ nhằm bù đắp cho những rủi ro mà
người lao động gặp phải. Để tạo lập và quản lí hợp lí quỹ BHXH, đảm bảo
khả năng chi trả, BHXH cần có hoạt động quản lí tài chính của mình sao cho
hợp lí. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này tôi đã chọn đề tài:
“ Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam thực trạng và giải pháp”
Trong chuyên đề thực tập của mình tôi muốn làm rõ vai trò, nội dung
chính và những yếu tố tác động đế công tác quản lí tài chính của nước ta.
Nghiên cứu thực trạng của công tác này đang được thực hiện tại BHXH Việt
Nam và những kinh nghiệm quản tổ chức quản lí tài chính BHXH ở một số
nước trên thế giới. Trên cơ sở phân tích các nội dung chính của hoạt động
quản lí tài chính BHXH ở Việt Nam: hoạt động quản lí thu, chi, đầu tư tăng
trưởng quỹ và cân đối quỹ. Với việc phân tích, tổng hợp đánh giá thông qua
các số liệu của BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004 để từ đó đưa ra
những kết quả đạt được, những tồn tại cần khắc phục và rút ra những bài học
kinh nghiệm. Trên cơ sở phân tích đó có đưa ra những giải pháp và một số
kiến nghị để khắc phục tình trạng tồn tại của BHXH Việt Nam trong thời
gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp từ giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Phạm Thị Định và
anh chị thuộc phòng Hành chính- Tổng hợp của BHXH Việt Nam. Tôi xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đặc biệt nay.
Cuối cùng mong nhân được sự đóng góp từ các ban độc giả cho đề tài
này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
1. Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về chính sách BHXH-
Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội 2003.
2. Giáo trình kinh tế bảo hiểm- Nhà xuất bản thống kê năm 2000.
3. Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của BHXH Việt Nam (1995-
2000).
4. Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003, 2004 của BHXH Việt
Nam.
5. Tạp chí BHXH Việt Nam số 02/ 2004, số 2/2003, số 3/2003, số
9/2002, số 12/2002.
6. Tạp chí BHYT Việt Nam số 4/2002.
7. Luận văn K41- Khoa Bảo hiểm - Trường đại học Kinh tế quốc dân.
8. Đổi mới chính sách BHXH đối với người lao động, Ts Mạc Văn
Tiến- Trần Quang Hùng- Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội
1994.
9. Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội ở nước
ta hiện nay, PGS- Ts Đỗ Minh Cương, PGS Mạc Văn Tiến- Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội 1996.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH
BHXH.......................................................................................................... 3
I. Những vấn đề cơ bản về BHXH. ........................................................... 3
1. Tính tất yếu khách quan của BHXH.................................................... 3
2. Khái niệm BHXH. .............................................................................. 4
3. Bản chất và chức năng của BHXH. ..................................................... 4
3.1. Bản chất của BHXH. ..................................................................... 4
3.2. Chức năng của BHXH................................................................... 5
4. Nguyên tắc hoạt động của BHXH. ...................................................... 6
5. Các chế độ của BHXH. ....................................................................... 7
6. Quỹ BHXH và phân loại quỹ BHXH. ................................................. 8
6.1. Quỹ BHXH. ................................................................................... 8
6.2. Phân loại quỹ BHXH: ................................................................. 10
II. Quản lí tài chính BHXH...................................................................... 10
1. Khái niệm chung về quản lí tài chính BHXH. ................................... 10
2. Nội dung quản lí tài chính BHXH..................................................... 12
2.1.Quản lí thu BHXH........................................................................ 12
2.2. Quản lí chi BHXH. ...................................................................... 13
2.3. Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. .... 13
2.4. Quản lí hoạt động cân đối quỹ. ................................................... 14
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH........... 14
III. Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH. ............... 15
1. Quản lí tài chính BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức. .................... 15
2. Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc. ........................................ 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH
TẠI VIỆT NAM......................................................................................... 18
I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam. ................................................. 18
1. Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển của BHXH
Việt Nam .............................................................................................. 18
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
1.1.BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995. ........................................ 18
1.2. BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995. .......................................... 20
2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay. ......................... 21
3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam. .................................. 23
II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. ............... 26
1. Công tác quản lí thu. ......................................................................... 26
1.1.Quản lí đối tượng tham gia. ......................................................... 26
1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp. ......................................... 31
1.3. Quản lí tiền thu BHXH. ............................................................... 31
2. Quản lí chi BHXH. ........................................................................... 35
2.1. Chi các chế độ BHXH. ................................................................ 35
2.1.1. Phân cấp chi trả. ................................................................... 36
2.1.2. Phương thức chi trả............................................................... 36
2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả. .................. 37
2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy. .................................................... 39
3. Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. ........................................ 40
3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH. ............................................. 42
III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam......... 45
1. Những kết quả đạt được. ................................................................... 45
1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính
BHXH: ............................................................................................... 45
1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với
NSNN. 45
1.3. Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ
thống tài khoản thu BHXH Việt Nam. ................................................ 46
1.4. Thực hiện chi trả các chế độ vừa nhanh chóng, kịp thời vừa đảm
bảo tính chính xác.............................................................................. 46
1.5. Quỹ đã có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được
nhược điểm của cơ chế quản lí PAYGO. ............................................ 47
2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân. .................................. 48
2.1. Việc số người tham gia còn ít đặc biệt là tình trạng trốn tham gia,
trốn đóng, nợ đọng phí BHXH còn rất phổ biến. ................................ 48
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
2.2. Trong công tác chi trả BHXH Việt Nam còn nhiều hiện tượng sai
sót trong xét duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn
tại. ..................................................................................................... 48
2.3. Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn
hạn chế lợi nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ. ........................................... 49
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI
CHÍNH BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TỚI.................................. 50
I. Những quan điểm chủ yếu về vấn đề quản lí tài chính BHXH Việt Nam
trong giai đoạn tới. .................................................................................. 50
1. Quan điểm trong xây dựng chính sách BHXH. ................................. 50
2. Những quan điểm cụ thể trong công tác quản lí tài chính BHXH Việt
Nam trong giai đoạn tới. ....................................................................... 51
II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lí tài chính
BHXH trong gian đoạn tới....................................................................... 51
1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc.
............................................................................................................. 52
2. Những giải pháp cụ thể. .................................................................... 53
2.1. Giải pháp cho công tác quản lí thu BHXH. ................................. 53
2.2. Giải pháp cho công tác quản lí chi các chế độ BHXH. ................ 54
2.3. Giải pháp cho công tác chi quản lí.............................................. 55
2.4. Giải pháp đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.................................... 57
2.5. Giải pháp về quản lí cân đối quỹ................................................. 58
3. Một số kiến nghị. .............................................................................. 60
3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước. ....................................................... 60
3.2. Kiến nghị về phía BHXH. ............................................................ 60
KẾT LUẬN................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 62
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính BHXH tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.pdf