Đối với những đơn vịthụhưởng ngân sách nhà nước hoặc những đơn vị
sản xuất kinh doanh nhưng thực sựcó hoạt động và có kết cấu phần BHXH đã
trích thì chính phủcho phép ngành BHXH kiểm tra xửphạt theo quy định nhưng
phần xửphạt này chủsửdụng lao động đó phải chịu trách nhiệm nộp phạt. Nếu
tính vào đơn vịthì vô hình dung Nhà nước lại phạt Nhà nước, trong khi đó lỗi là
do chủsửdụng lao động.
71 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của Bảo hiểm xã hội thành phố Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để trả cho người
lao động.
Hàng quý đơn vị tiến hành tổng hợp báo cáo quyết toánchi 3 chế độ trên
biểu quy định gửi cho cơ quan BHXH.
1.2 Đối với chế độ dài hạn(hưởng thường xuyên hàng tháng).
Bước1: Công tác chuẩn bị
42
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Trách nhiệm của BHXH thành phố: Lập kế hoạch in và kiểm tra danh
sách chi trả.
Đầu tháng BHXH có trách nhiệm lập kế hoạch in và kiểm tra danh sách
chi trả. Kế hoach và danh sách chi trả được lập và in chi tiết cho từng phường
xã, từng nguồn quỹ, từng loại đối tượng. Riêng danh sách chi trả được in thành 2
bộ có chữ ký và đóng dấu của BHXH( 1 bản cán bộ BHXH giữ, 1 bản kế toán
chi trả của phường xã giữ )
- Trách nhiệm của UBND phường xã: Chẩn bị địa điểm chi trả và thông
báo lịch phát tiền cho đối tượng.
Căn cứ vào kế hoạch chi trả, UBND phường xã có trách nhiệm bố trí địa
điểm và thông báo lịch phát tiền cho đối tượng. Địa điểm nhân, phát tiền phải
đảm bảo an ninh trật tự và thuận lợi cho đối tượng đến nhận tiền.
Bước2: Tổ chức chi trả
- Trách nhiệm của BHXH:
+ BHXH có trách nhiệmvận chuyển và bảo quản tiền đến địa điểm phát
tiền theo đúng lịch đã thông báo.
+ Thủ quỹ chi trả căn cứ vào phiếu nhận tiền do kế toán phường chuyển
sang kiểm tra lần cuối với dang sách để phát tiền cho đối tượng. Phiếu lĩnh tiền
do thủ quỹ lưu giữ và cuối tháng đóng thành tập để thanh toán với cơ quan
BHXH thành phố Vinh.
- Trách nhiệm của UBND phường xã
+ Kế toán phường xã căn cứ danh sách chi trả đối chiếu với sổ nhận tiền,
nhận diện đối tượng để ghi đầy đủ các yếu tố trong sổ nhận tiền sau đó chuyển
sang thủ quỹ để phát tiền cho đối tượng.
Bước 3: Thanh quyết toán
- Theo quy định của BHXH Việt Nam, sau 5 ngày kể từ ngày nhận lương
cuối cùng, kế toán và thủ quỹ chi trả phải hoàn chỉnh thủ tục thanh quyết toán
với BHXH. Thủ tục thanh quyết toán bao gồm:
+ Bảng thanh toán và chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH
+ Danh sáchđối tượng chưa nhận lương hưu và trợ cấp BHXH
+ Danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH và phiếu lĩnh tiền.
2. Quy định của BHXH Việt Nam về công tác chi trả chế độ
2.1 Chế độ trợ cấp ốm đau:
43
Chuyªn ®Ò thùc tËp
*Người lao động phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro, nghỉ trông con ốm
( đối với con dưới 7 tuổi), nghỉ thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số mà
có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ Y tế quy định được hưởng chế độ trợ cấp ốm
đau. Người lao động nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu dùng chất
ma tuý thì không được hưởng trợ cấp.
*Hồ sơ xét hưởng chế đồ bao gồm: hồ sơ thanh toán tiền ốm đau theo quy
định 115/BHXH ngày 24/06/1995. Người lao động khi thanh toán tiền ốm đau
phải có phiếu nghỉ hưởng trợ cấp BHXH mẫu C03 – BH( Theo Quyết định
1124/BTC) và các giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế: Giấy chứng nhận nghỉ
hưởng BHXH của người lao động bị ốm điều trị ngoại trú, nội trú tại các cơ sở y
tế. Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH hoặc ra viện do bác sỹ, y sỹ, lương
y được phân công khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nơi người lao động
đăng ký theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 11/1999 TTLT – BHYT –
BHXH ngày 26/06/1999 của Bộ Y tế và BHXHVN.
*Quy định về thời gian tối đa người lao động được hưởng trợ cấp trong thời
gian 1 năm:
- Trong điều kiện lao động bình thường:
+ Nghỉ 30 ngày nều đóng BHXH dưới 15 năm.
+ Nghỉ 40 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm.
+Nghỉ 50 ngày nếu đóng BHXH trên 30 năm.
- Trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại có hệ số phụ cấp khu vực từ
0.7 trở lên:
+Nghỉ 40 ngày nều đóng BHXH dưới 15 năm.
+ Nghỉ 50 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm.
+Nghỉ 60 ngày nếu đóng BHXH trên 30 năm.
Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại do BLĐTB&XH và
BYT ban hành.
Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục BYT ban
hành thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa là 180 ngày trong năm, không phân
biệt thời gian đóng BHXH nhiều hay ít.
- Trường hợp nghỉ chăm sóc con ốm thì thời gian tối đa được hưởng trợ
cấp để chăm sóc con như sau:
+ Nghỉ 20 ngày trong năm đối với con dưới 3 tuổi.
+Nghỉ 15 ngày trong năm đôí với con từ 3 đến 7 tuổi.
*Mức trợ cấp cho người lao động trong chế độ này bằng 75% mức tiền lương
làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Trong trường hợp người lao động
phải điều trị dài hạn đã nghỉ quá 180 ngày mà còn phải điều trị tiếp thì thời gian
điều trị thêm được hưởng trợ cấp 70% nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên và
65% nếu đóng BHXH dưới 30 năm.
2.2 Chế độ trợ cấp thai sản:
*Lao đông nữ có thai, sinh con thứ nhất, thứ hai thuộc đối tượng hưởng trợ
cấp của chế độ thai sản
44
Chuyªn ®Ò thùc tËp
*Hồ sơ xét hưởng căn cứ vào Quyết định số 115/BHXH ngày 260/04/1996
bao gồm:
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH mẫu C03/BHQĐ 1424/BTC.
- Phiếu khám thai, sẩy thai, đẻ thai chết lưu.
- Giấy khai sinh, giấy chứng sinh.
*Trong thời gian có thai được nghỉ việc để khám thai 3 lần, mỗi lần một
ngày. Trong trường hợp người lao động có thai làm việc xa tổ chức y tế hoặc
người mang thai có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ việc hưởng
trợ cấp hai ngày trong mỗi lần khám thai. Trường hợp bị sảy thai thì được nghỉ
hưởng trợ cấp 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng và 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở
lên.
*Thời gian hưởng trợ cấp được quy định như sau:
- Nghỉ 4 tháng đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình
thường.
- Nghỉ 5 tháng đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng
nhọc, độc hại, làm việc theo chế độ 3 ca, làm việc những nơi có trợ cấp khu vực
hệ số 0.5 hoặc 0.7.
- Nghỉ 6 tháng đối với người làm việc ở nhứng nơi có phụ cấp khu vực hệ
số 1, người làm nghề hoặc công việc đặc biệt theo danh mục do BLĐTB&XH
ban hành.
- Nếu sinh đôi trở lên thì tính con thứ hai trở đi, mỗi đứa đươc cộng thêm
30 ngày nghỉ ( ngoài thời gian quy định thông thường). Trong trường hợp nếu
con dưới 60 ngày tuổi bị chết ( kể cả trường hợp đẻ thai chết lưu) thì ngươì mẹ
được nghỉ việc hưởng trợ cấp 75 ngày tính từ ngày sinh. Nếu con từ 60 ngày
tuổi trở lên bị chết thì được nghỉ 15 ngày tính từ khi con chết nhưng không vượt
quá thời gian đã quy định.
Đặc biệt nếu hết ngày nghỉ có thể nghỉ thêm nếu được chủ sử dụng lao
động đồng ý và không được hưởng chế độ hoặc nếu có thể đi làm sớm nếu đã
nghỉ được 60 ngày trở lên vẫn được hưởng lương và trợ cấp thai sản đến hêt thời
gian nghỉ, nhưng phải có chứng nhận của thầy thuốc về việc trở lại làm việc sớm
không có hại cho sức khoẻ và phải báo cho người sử dụng lao động biết trước
một tuần lễ. Ngoài ra không kể nam, nữ người lao động khi nhận con nuôi cũng
được nghỉ việc và hưởng trợ cấp cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
*Tiền trợ cấp thai sản hàng tháng đối với người hưởng chế độ làm100% mức
tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ đẻ, đồng thời khi sinh con được hưởng
trợ cấp một lần bằng một tháng tiền lương đóng BHXH.
2.3 Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Đối tượng hưởng trợ cấp của chế độ này là người lao động bị tai nạn
trong khi làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của
chủ sử dụng lao động; bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo
45
Chuyªn ®Ò thùc tËp
yêu cầu của người sử dụng lao động hay bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ
nơi ở đến nơi làm việc
- Hồ sơ hưởng bao gồm:
+Biên bản xác định tai nạn lao động ( Mẫu 05 ) hoặc biên bản điều tra tai
nạn lao động ( Mẫu 06 ) theo Quy định tại điều 108 bộ luật lao động(Bản chính )
+Giấy ra viện ( Bản chính hoặc bản sao có công chứng).
+Biên bản giám định thương tật của Hội đổng Ykhoa cấp tỉnh, thành phố
hoặc ngành (Bản chính).
+Công văn của chủ sử dụng lao động gửi BHXH tỉnh, thành phỗ hoặc
BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Nội Vụ về hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao
động theo mẫu ( Bản chính).
+Nếu về nghỉ hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng thì kèm
theo sổ BHXH.
Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy
giảm khả năng lao động và đựơc tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do
chính phủ công bố.
+ Bị suy giảm từ 5% đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần
theo quy định dưới đây.
Bảng 7: Mức trợ cấp một lần
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần
Từ 5% đến 10% 4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 11% đến 20% 8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 21% đến 30% 12 tháng tiền lương tối thiểu
(Nguồn BHXH Việt Nam)
+ Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng
tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:
46
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Bảng 8: Mức trợ cấp hàng tháng
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp 1 lần
Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu
Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu
(Nguồn BHXH Việt Nam)
2.4 Chế độ hưu trí.
Người lao động được hưởng chế độ hàng tháng khi nghỉ việc mà có một
trong các điều kiện sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm
trở lên.
- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà
trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại.
+ Đủ 15 năm làm việc ở nơi có trợ cấp khu vực có hệ số từ 0.7 trở lên.
+ Đủ 10 năm công tác ở miền nam, ở Lào trước 30/04/1995 hoặc ở
Campuchia trước ngày 31/08/1989.
Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu
thấp hơn chế độ hưu trí ở trên khi có một trong các điều kiện sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm
đến dưới 20 năm.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm
trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc
biệt độc hại và đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên ( không phụ thuộc vào tuổi đời).
Danh mục nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc,
đặc biệt độc hại do BLĐTB&XH và BYT ban hành.
Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng quyền lợi
sau đây:
- Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân
của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH như sau:
47
Chuyªn ®Ò thùc tËp
+ Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45%
mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm
mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2%. Mức lương hàng tháng tối đa bằng 75%
mức bình quân của tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH.
+ Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đối với mức
lương hưu thấp hơn theo quy định tại điều 26/Điều lệ BHXH thì cách tính lương
hưu như trên. Nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trươc tuổi so với
quy đinh tại khoản 1.2 Điều 25 - Điều lệ BHXH thì giảm 2% mức bình quân của
tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.
Tuy nhiên mức lương hưu thấp nhất cũng bằng mức tiền lương tối thiểu.
- Ngoài lương hưu hàng tháng, đối với người lao động có thời gian đóng
BHXH trên 30 năm khi nghỉ hưu được trợ cấp 1 lần theo cách tinhs như sau: Từ
năm 31 trở lên mỗi năm ( 12 tháng ) đóng BHXH được nhận bằng một nửa
tháng mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhưng tối đa
không quá 5 tháng.
- Người lao động hưởng hưu hàng tháng, được BH Y tế do quỹ BHXH
trả.
- Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu
trí hàng tháng quy định tại các điều 25, 26 Điều lệ BHXH thì được hưởng trợ
cấp một lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng một tháng mức bình quân
của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH có thể chờ đến khi đủ tuổi đời thì
hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.
Cách tính mức bình quân của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để làm
cơ sở tính lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu quy định tại điều
27 và trợ cấp một lần quy định tại điều 28 Điều lệ BHXH như sau:
- Người lao động đóng BHXH theo các mức tiền lương tháng trong các hệ
thống thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân gia
quyền các mức lương tháng làm căn cứ đóng BH trong 5 năm cuối trước khi
nghỉ hưu.
- Vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương trong các hệ thống thang
lương, bảng lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH không
theo các mưc lương trong các hệ thống thang lương, bảng lương do Nhà nước
quy đinh thì tính bình quân gia quyền các mức lương tháng làm căn cứ đóng
BHXH chung của các thời gian.
2.5 Chế độ tử tuất.
- Người lao động đang làm viêc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế
độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lo mai táng được nhận tiền mai
táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.
- Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, người lao động
nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng, người lao động đang hưởng
lương hưu hoặc trợ cấp tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp chết thì những người
thân nhân do họ nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng:
48
Chuyªn ®Ò thùc tËp
+ Con chưa đủ 15 tuổi ( Bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá
thú được pháp luật công nhận, con đẻ mà khi người chồng chết người vợ đang
mang thai ). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất hàng tháng đến khi đủ
18 tuổi .
+ Bố mẹ (cả bên vợ và bên chồng), vợ hoặc chồng, người nuôi dưỡng hợp
pháp đã hết tuổi lao động ( nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 55 tuổi trở lên )
- Mức tiền tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân quy định như trên bằng
40% mức tiền lương tối thiểu. Trong trường hợp thân nhân không có nguồn thu
nhập nào khác và không có người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất
hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tôí thiểu.
- Số nhân thân được hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người và được
hưởng kể từ ngày người lao động chết. Trường hợp đặc biệt do BLĐ&TBXH
xem xét và giải quyết.
- Người lao động đang làm việc ; người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế
độ hưu trí; người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nan lao động,
bệnh nghề nghiệp hàng tháng và người lao động đang làm việc bị tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền
tuất hàng tháng thì gia đình được hưởng tiền tuất một lần.
- Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang làm việc hoặc
người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí chết, tính theo thời gian
đã đóng BHXH, cứ mỗi năm tính bằng 1/2 tháng mức bình quân của tiền lương
tháng làm căn cứ đóng BHXH theo quy định tại điều 29- Điều lệ BHXH nhưng
không quá 12 tháng.
- Mức tiền tuất một lần đối với gia đình người lao động đang hưởng lương
hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng chết thì tính theo
thời gian đã hưởng lương hưu hoặc trợ cấp, nếu chết trong năm thứ nhất thì tính
bằng 12 tháng lương hưu hoặc trợ cấp đang hưởng, nếu chết từ năm thứ hai trở
đi thì mỗi năm giảm đi một tháng lương, nhưng tối thiểu bằng 3 tháng lương
hưu hoặc trợ cấp
3. Kết quả công tác chi trả
Chi trả BHXH cho đối tượng được hưởng là nhiệm vụ quan trọng sau công
tác thu nộp BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, góp phần ổn
định tình hình chính trị trên địa bàn.
Đối với công tác chi trả chế độ dài ngày, đây là những người đã nghỉ việc ở
cơ quan về gia đình, nguồn thu nhập chính là đồng lương hưu và trợ cấp BHXH.
Thời gian qua, các cấp từ tỉnh đến thành phố đặc biệt là cấp uỷ và chính quyền
địa phương hết sức quan tâm chỉ đạo. Thời gian đầu chủ yếu dựa vào chính
quyền các phường xã thông qua ban chi trả. Hàng tháng, sau khi nhận được tiền,
ban chi trả đều tổ chức chi trả kịp thời cho đối tượng. Phương thức này bên cạnh
các ưu điểm vẫn còn tồn tại hạn chế. Từ tháng 5/1998 thực hiện chủ trương của
BHXH tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan cấp trên có liên quan đồng
49
Chuyªn ®Ò thùc tËp
thời áp dụng phương pháp chi trả phối hợp trên địa bàn, BHXH thành phố Vinh
đã đạt được những kết quả đáng kể sau hơn 8 năm hoạt động.
Cụ thể: đến 31/12/2002: BHXH thành phố vinh đã tiến hành chi trả trợ
cấp cho người tham gia là 626.821.469.000đồng
Bảng 9: Nguồn chi trợ cấp
Ngân sách quỹ Năm
1000đ Tỷ
trọng(%)
1000đ Tỷ
trọng(%)
Tổng
1996 59.227.843 96,2 2.356.374 3,8 61.584.217
1997 70.100.678 93,8 4.644.897 6,2 74.754.576
1998 69.530.508 93,6 4.753.420 6,4 74.283.928
1999 71.397.419 93,0 5.373.999 7,0 76.771.419
2000 85.582.965 87,3 12.450.213 12,7 98.033.179
2001 100.954.533 83,2 20.308.108 16,8 121.262.641
2002 96.105.207 80,0 24.026.302 20,0 120.131.509
(Nguồn: báo cáo kết quả chi các năm của BHXH thành phố Vinh)
50
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Bảng 10: Chi trả ngắn hạn
Năm Ốm đau Thai sản
1996 429.102 643.293
1997 693.576 1.114.411
1998 615.137 625.501
1999 783.719 832.405
2000 952.301 1.039.309
2001 1.263.738 1.425.287
2002 1.319.139 1.418.302
(Nguồn: báo cáo kết quả chi các năm của BHXH thành phố Vinh)
Bảng 11: Chi trả dài hạn
(Đơn vị tính: Người)
Năm Hưu trí MSLĐ TNLĐ+BNN Tuất
1998 20.041 1.603 229 1.712
1999 20.108 1.565 258 1.724
2000 20.175 1.527 273 1.737
2001 21.253 1.490 302 1.790
2002 21.938 1.431 343 1.847
(Nguồn: báo cáo kết quả chi các năm của BHXH thành phố Vinh)
Hoạt động chi cho bộ máy quản lý của BHXH thành phố Vinh.
Hiện nay, bộ máy hoạt động của BHXH TP Vinh gồm có 26 đồng chí,
hàng năm cơ quan được BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Nghệ An quyết định
trích chi phí quản lý bao gồm: Lương, thưởng, cấp bậc, chức vụ, công cụ quản
lý, tàI sản cố định… theo định mức. Từ năm 2002 trở về trước là 0,6% tổng phí
thu hàng năm, năm 2003 là 0,5% và đang phấn đấu trong những năm tới sẽ giảm
xuống 0,4% như điều lệ BHXH đã quy định.
4. Những bất cập trong công tác chi trả.
51
Chuyªn ®Ò thùc tËp
* Mức hưởng các chế độ BHXH là quá cao
So với các mức hưởng trong công ước 102, hoặc so với các nước trên thế
giới thì mức hưởng trợ cấp BHXH của nước ta là quá cao. Điều này dược minh
hoạ thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 12: Mức hưởng BHXH theo công ước 102
Chế độ Công ước
102
Nước ta
ốm đau 45 % 75%, thời gian hưởng 30-50 ngày / năm
Thai sản 45 % 100%, thời gian hưởng 4-6 tháng
Hưu trí 40 % 75%, có 3 năm đóng BHXH
Tử tuất 40 % 40 – 70% lương tối thiểu/định suất, không quá 4
định suất
(Nguồn BHXH Việt Nam)
Còn với các nước khác thì mức hưởng của họ thường xuyên xoay quanh
mức hưởng tại công ước 102 và thường thấp hơn của nước ta. Ví dụ như ở Thái
Lan chế độ ốm đau được hưởng 50% lương, chế độ thai sản là 50% lương nhưng
chỉ được nghỉ 3 tháng. Ở Pháp chế độ hưu trí được hưởng 50% lương làm căn
cứ đóng BHXH... Đây là nguyên nhân quan trọng nhất làm mất khả năng cân
đối của quỹ BHXH.
* Các chế độ BHXH còn có những bất cập.
- Chế độ ốm đau:
Ốm đau dài ngày đối với một số bệnh thực tế là tàn phế suốt đời như:
Xuất huyết não, tâm thần... áp dụng chế độ ốm đau dài ngày lkhông có giới hạn
về thời giam hưởng, gây khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động
và cơ quan BHXH. Người lao động ốm dài ngày lại không có chế độ BHYT vì
hưởng trợ cấp ốm đau không quy định đóng BHYT nếu như khám lấy giấy nghỉ
ốm hoặc điều trị bênh khác là một trở ngại. Có người thời gian đóng BHXH
dưới 5 năm, hưởng trợ cấp ốm dài ngày nhiều năm, có mức hưởng cao hơn so
với người có thời gian đóng BH từ 15 năm đến 20 năm hết tưởi lao động đựơc
hưởng trợ cấp hưu 45 % đến 55% tiền lương bình quân 5 năm cuối thấp hơn
mức trợ cấp ốm đau dài ngày. Chế độ này còn có sự bất hợp lý khác là quy định
về số ngày được nghỉ ốm hưởng BHXH so với thời gian đóng BHXH. Theo quy
định tại điều 7 của NĐ 12/CP thì người lao động sẽ được nghỉ tối đa là:
+ Nghỉ 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm.
52
Chuyªn ®Ò thùc tËp
+ Nghỉ 40 ngày nếu đóng BHXH từ 15 năm đến 30 năm.
+ Nghỉ 50 ngày nếu đóng BHXH trên 30 năm.
Khoảng cách tổ ở đây là quá lớn ( 15 năm ) để được nghỉ hưởng BHXH
30 ngày nghỉ ốm và được nghỉ thêm 10 ngày cho mỗi lần tham gia BHXH đủ 15
năm tiếp theo.
- Chế độ thai sản:
Nghỉ thực hiện biện pháp kế hoạch hoá gia đình hưởng chế độ ốm đau là
không hợp lý vì đây thực chất là vấn đề về thai sản. Trong chế độ này không có
thời gian dự bị nên dễ bị các tổ chức, cá nhân trục lợi. Trên thực tế có những chủ
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc văn phòng đại diện, kể cả chủ
doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng lao động có thai 5 hoặc 6 tháng vào làm việc,
thời gian tham gia đóng BHXH mới chỉ được 3 đến5 tháng, thậm chí có trường
hợp mới chỉ đóng được có 1 tháng đã nghỉ đẻ để hưởng chế độ thai sản với ít
nhất là 5 tháng tiền lương, sau đó không tiếp tục tham gia đóng BHXH, gây thiệt
hại cho Quỹ BHXH. Đây là điều không công bằng trong chế độ BHXH.
- Chế độ hưu trí:
Trong chế độ này việc trợ cấp trong trường hợp người lao dộng đóng
BHXH trên 30 nămđược quy định: Cứ 1 năm đóng thêm kể từ năm thứ 30 sẽ
được tính thêm 1 tháng lương(đây là khoản trợ cấp 1 lần ngoài 75%). Điều này
không hợp lý so với chế độ trợ cấp thôi việc một lần và càng không hợp lý nếu
so sánh voứi tháng lương hưởng 1 lần với 2% hưởng hàng năm khi về hưu. Điều
này dẫn đến tình trạng người lao động không muốn tham gia BHXH khi đã có
30 năm đóng BHXH.
Có một thực tế khách quan là trên thế giới tuổi nghỉ hưu có xu hướng tăng
lên, hoặc hết tuổi lao động vẫn khuyến khích người lao động làm việc trong khi
đó thì ở nước ta tuổi nghỉ hưu là rất thấp, bình quân là 48 tuổi, trong nhiều
trường hợp bộ đội nghỉ hưu từ tổi 38. Nếu lấy tuổi thọ bình quân là 68 Tuổi thì
quỷ BHXH phải trợ cấp cho người đó trong 30 năm, một số tiền quá cao so với
sự đóng góp của họ trong vòng 20 năm. Thực tế này đã tạo ra nhiều khó khăn
cho việc cân đối quỹ BHXH.
- Chế độ tai nạn lao động:
Chế độ này có quy định trợ cấp cho người lao động khi họ bị tai nạn trên
tuyến đường đi và về từ nơi làm việc. Như vậy, trong trường hợp này rất khó
xác định được đâu là tuyến đường mà người lao động đi từ nhà đến cơ quan và
ngược lại bởi vì trên thực tế rất ít người ngày nào cũng đi trên một tuyến đường
duy nhất từ nhà đến cơ quan. Ngoài ra, việc phân phối nhóm tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động như hiện nay là chưa hợp lý bởi vì chỉ cần khác nhau 1% là mức
hưởng đã khác nhau lớn.
53
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Ví dụ: Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 20% thì được hưởng
trợ cấp bằng 8 tháng lương.
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao dộng từ 21% đến 30% thì được hưởng trợ
cấp bằng 12 tháng lương.
Như vậy, không đảm bảo công bằng giữa người lao độngbị suy giảm 20%
và 21% và dễ dẫn đến hiện tượng trục lợi bảo hiểm khi người lao động khai tăng
tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
- Chế độ tử tuất:
+ Về mai táng phí: có thể giữ nguyên mức trợ cấp bằng 8 tháng tiền lương
tối thiểu. Nhưng nên có thêm một khoản trợ cấp nữa, có thể gọi là “trợ cấp lúc
qua đời” với mức trợ cấp là 3 tháng tiền lương bình quân tham gia BHXH của
đối tượng. Mục đích của khoản trợ cấp là để giúp cho thân nhân của đối tượng
có điều kiện giải quyết khó khăn trong cuộc sống khi người thân mới qua đời.
+ Về trợ cấp 1 lần: Nếu thân nhân của đối tượng không thuộc diện hưởng
tuất thường xuyên, thì được hưởng trợ cấp 1 lần: Cứ mỗi năm tham gia đóng
BHXH thì được thanh toán bằng 1 tháng lương tham gia BHXH, nếu đối tượng
vẫn đang làm việc hoặc chờ lương hưu mà bị chết. Về mức hưởng không khống
chế tối đa, trường hợp đối tượng có thời gian tham gia BHXH chưa đến 1 năm
thì cũng chỉ tính bằng 1 năm trợ cấp.
V. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH VÀ CÔNG TÁC CẤP SỔ
CHO NGƯỜI THAM GIA.
1. Công tác quản lý hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Để chi trả đúng chế độ BHXH cho đối tượng được hưởng, công tác quản
lý hồ sơ cũng cực kỳ quan trọng. Hồ sơ của đối tượng hưởng là chứng lý pháp lý
để chi trả chế độ. Trước đây, lúc còn ở ngành LĐTB&XH mặc dù đã có thời
gian phân cấptừ năm 1987 song cho đến năm 1995 hồ sơ vẫn chưa đầy đủ. Công
tác lưu trữ quản lý không quy củ do vậy lúc bàn giao cho BHXH không kiểm
đếm được. Thời gian qua, BHXH thành phố Vinh đã đầu tư nhiều thời gian đối
soát với danh sách hiện đang chi trả. Qua đối chiếu ngày 31/12/2002 thiếu 1.500
hồ sơ trên tổng số 38.468 người đang tham gia công tác chi trả(hưu trí:21.932
người, MSLĐ+TNLĐ: 1.774 người, Tuất: 1.847 người, ốm đau: 8.497 người,
thai sản: 1.033 người, dưỡng sức: 3.385 người), phát hiện hơn 2.000 trường hợp
có sai sót tên, số sổ, gần 500 hồ sơ chưa đầy đủ các yếu tố, phát hiện thừa 200
hồ sơ. Hiện tại BHXH thành phố đang quản lý 53.118 người trong đó 27.560
người đang thực hiện chế độ ngắn ngày, 25.558 người đang thực hiện chế đọ dài
ngày.
54
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Để bổ sung hồ sơ BHXH TP Vinh đã dùng biện pháp thông báo cho đối
tượng nếu có hồ sơ gốc xin được sao lại, trường hợp không có thì xin sao lục hồ
sơ ở tỉnh hoặc TW. NgoàI công tác bổ sung hồ sơ, BHXH TP đã cho sắp xếp lại
hồ sơ quản lý theo vần và theo đơn vị phường xã và theo từng loại đối tượng để
tiện cho việc tra cứu.
2. Công tác cấp sổ BHXH cho người tham gia.
Sổ BHXH là cơ sở pháp lý ghi nhận quá trình tham gia BHXH và để giải
quyết các quyền lợi về BHXH. Trong công tác cấp sổ BHXH thì việc ghi nhận
thời gian công tác trước năm 1995 là cực kỷ khó khăn. Nguyên nhân là do quá
trình quản lý hồ sơ gốc của các đơn vị để thất lạc nhiều. Vấn đề đặt ra là phải
làm sao có thể ghi nhận được đúng thời gian tham gia của từng người tránh thiệt
thòi cho đối tượng, nhưng cũng không được để cho đối tượng lợi dụng khai tăng
thời gian công tác và tuổi đời. Thực hiện quy định của BHXH Việt Nam và phân
cấp của BHXH tỉnh, BHXH thành phố đã hướng dẫn cho các đơn vị thực hiện.
Những trường hợp thiếu hồ sơ thì cho đối tượng về đơn vị cũ xác nhận và đơn vị
đang quản lý làm cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật, BHXH TP sẽ xem
xét trình BHXH tỉnh cấp sổ. Tuy vậy đến nay vẫn còn một số đối tượng chưa
xác nhận đủ các yếu tố. Vẫn còn 1.616 người chưa được duyệt cấp sổ.
Trong 8 năm hoạt động, BHXH TP đã duyệt và cấp được 25.944 sổ BHXH
cho người tham gia. Trong năm 2002 để đẩy mạnh công tác cấp sổ BHXH, đặc
biệt là xét duyệt hồ sơ tạm tính, BHXH TP đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng
dẫn cụ thể cho các đơn vị còn có hồ sơ tạm tính về phương pháp và thủ tục cần
thiết nhằm hoàn thiện hồ sơ tạm tính. Trong năm 2002 BHXH TP đã xét duyệt
cấp mới được 1.605 trường hợp, duyệt số tạm tính lên hoàn chỉnh 482 trường
hợp. Như vậy tính đến thời điểm 31/12/2002: tổng số lao động tham gia là
27.560 người, số đã được cấp sổ BHXH là 25.944 người, số lao động chưa được
cấp sổ là 1.616 người.
Bên cạnh những việc làm được, công tác thu và cấp sổ vẫn còn một số tồn
tại:
- Hiện tượng các đơn vị đóng chậm BHXH là phổ biến. Nhiều đơn vị sản
xuất gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển nợ dây dưa nhiều năm chưa có giải pháp
tháo dỡ. Tiêu biểu là: Công ty may, công ty du lịch Nghệ An, công ty thức ăn
chăn nuôi gia súc, xí nghiệp mộc thống nhất…
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH đang hạn chế, phần
lớn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sử dụng ít lao động, hoạt động
không ổn định, mang tính chất gia đình, người lao động chưa giám đòi hỏi chủ
sử dụng lao động phải tham gia BHXH cho mình.
55
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Công tác lưu trữ hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động còn xem nhẹ, hiện
tượng thất lạc hồ sơ còn nhiều. Hiện nay, vẫn còn 152 hồ sơ đang tạm tính chưa
đợc giải quyết
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUÁ TÌNH THỰC HIỆN CỦA BHXH TP VINH.
1.Ưu điểm.
Qua thời gian hơn 8 năm hoạt động, BHXH TP Vinh đã đạt dược một số
thành tựu đáng kể:
- Quy mô cơ quan dược mổ rộng tương đối lớn so với một cơ quan BHXH
cấp huyện.
- Cán bộ công tác được đào tạo cao.
- Luôn hoàn thành kế hoạch thu do tỉnh đề ra.
- Thực hiện tốt công tác chi trả cho đối tượng được hưởng.
- Đóng góp nhiều sáng kiến kinh ngiệm đẻ thực hiện tốt tốt hơn công tác
BHXH trên địa bàn.
Nhưng bên cạnh đó BHXH TP còn một số tồn tại đáng lưu ý:
2.Những tồn tại.
Trong thời gian hơn 8 năm hoạt động, bên cạnh những kết quả đạt được,
cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, thậm chí những yếu kém đã trở nên cấp
bách cần phải được sửa đổi khắc phục.
- Việc sử dụng sai mục đích các nguồn kinh phí theo quy định của chính
phủ, bộ tài chính, các nguồn thu BHXH được quản lý tập trung tại BHXH Việt
Nam để hình thành quỹ BHXH, các khoản chi của các địa phương được cấp
phát theo kế hoạch và theo các nguồn kinh phí, song trong những năm 1996 và
1997 BHXH TP Vinh được BHXH tỉnh đồng ý đã sử dụng nguồn thu được từ
nguồn thu BHXH không nộp về tỉnh và TW mà để lại tự chi tại đơn vị dùng để
mua sắm phương tiện làm việc và xây dựng trụ sở. Tổng hợp số tiền đã sử dụng
sai mục đích: 700 triệu đồng. Ngoài ra theo quy định BHXH chỉ được thu bằng
tiền song lại thu bằng vật tư để xây dựng. Tổng số đã thu bằng vật tư tương
ứng: 200 triệu đồng.
- Không nắm chắc số lượng người tham gia trên địa bàn các đơn vị kê
khai đăng ký không chính xác cả người tham gia lẫn mức lương đóng BHXH.
Một số DN ngoài quốc doanh sử dụng trên 10 lao động vẫn chưa tham gia
BHXH.
- Chưa xác định được tính chính xác của danh sách hiện đang chi trả mặc
dù đã đầu tư nhiều thời gian.
56
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng song thu vẫn chưa hết khoản phải thu hàng
năm ở các đơn vị, số lượng nợ đọng BHXH hàng năm lớn đến 31/12/2002 các
đơn vị còn nợ hơn 1 tỷ đồng.
- Hiện tượng nhận thay không có uỷ quyền, cá biệt còn có trường hợp đi
tù hoặc đã chết song gia đình vẫn nhận chế độ.
- Hồ sơ đối tượng đang hưởng chế độ còn thiếu, nhiều trường hợp cá nhân
không có, tỉnh không có nhưng chưa sao lục được ở BHXH Việt Nam.
3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
- Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về trách nhệm
và quyền lợi của việc tham gia BHXH còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lo động
còn có tư tưởng trông chờ sự thay đổi để xóa nợ, nhiều chủ sử dụng lao động vì
cái lợi trước mắt đã bỏ qua quyền lợi của người lao động
- Cơ sở vât chất ban đầu gặp quá nhiều khó khăn, chưa đảm bảo những
điều kiện tối thiểu ban đầu để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Trong khi đó đội
ngũ cán bộ quản lý từ tỉnh đến thành phố còn yếu kém về kiến thức quản lý tài
chính. Đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa nắm chắc nghiệp vụ của ngành, chưa
có nghệ thuật tiếp cận cơ sở.
- Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của BHXH tỉnh
chưa thường xuyên và nghiêm túc.
- Việc ban hành các văn bản của BHXH Việt Nam và hướng dẫn của
BHXH Nghệ An thiếu kịp thời và có lúc chồng chéo mâu thuẫn nhau, nhiều văn
bản ban hành không chính xác.
- Chưa có luật BHXH do đó người sử dụng lao động và người laođộng
chưa tham gia đầy đủ và tự giác. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc
diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng tìm mọi cách trì hoãn việc đóng BHXH
cho người lao động.
- Mối quan hệ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với cơ quan BHXH
chưa rõ ràng, đặc biệt là chưa được thể chế ở cấp huyện, thành thị.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp địa phương quá yếu kém, thua lỗ triền miên, nhiều đơn vị có
phương án giải thể nhiều năm vẫn chưa thực hiện được.
- Công tác thanh tra kiểm tra ngành LĐTB&XH đối với các đơn vị trong
việc thực hiện bộ Luật Lao động còn hạn chế. Mức độ xử lý các đơn vị nợ đọng
BHXH còn thấp chưa đủ sức để buộc đơn vị phải thực hiện.
- Chế độ tiền lương chưa hợp lý, nhiều trường hợp thu nhập thực tế cao
hơn lương cấp bậc nhiều nhưng lại chỉ đóng theo lương cơ bản.
57
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Kinh phí hoạt động của ngành thấp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ, thiếu
kinh phí đào tạo và chưa có cơ chế khuyến khích thoả đáng những đơn vị, cá
nhân thực hiện tốt công tácBHXH.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH THÀNH
PHỐ VINH.
58
Chuyªn ®Ò thùc tËp
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG.
1.Định hướng hoạt động của BHXH Việt Nam.
Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu của công tác BHXH, BHXH
Việt Nam có đề ra một số định hướng sau:
- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH:
+ Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh có sử dụng từ 5 đến 9 lao động.
+ Lao động làm việc trong khu vực kinh tề trang trại.
+ Lao động trong ngành nông nghiệp.
+ Sáp nhập BHYT sang BHXH (mở rộng sự tham gia cả đối tượng bắt
buộc và đối tượng tự nguyện)
- Mở rộng chế độ:
BHXH Việt Nam đang chuẩn bị tiến hành 2 chế độ BHXH mới là:
+ Bảo hiểm thất nghiệp
+ Bảo hiểm hưu trí cho người nông dân.
Để thự hiện được những định hướng trên đòi hỏi BHXH Việt Nam và Nhà
nướcmphải thực hiện một số bước chuẩn bị như: thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
học hỏi nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đã tiến hành...
2 . Phương hướng nhiệm vụ của BHXH TP vinh
- Tổ chức quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo
Nghị định 12/CP trên địa bàn, đảm bảo tất cả các đối tượng thuộc diện bắt buộc
tham gia và mở rộng đối tượng tham gia BHXH trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, các tố chức y tế, giáo dục văn hoá ngoài công lập theo quy định của
chính phủ.
- Tổ chức quản lý tiền lương đóng BHXH của các đối tượng tham gia
BHXH, đảm bảo xác định chính xác, đúng đủ số phải thu BHXH, tổ chứ thu
BHXH theo đúng quy định của nhà nước.
- Tổ chức quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH theo quy định của
BHXH Việt Nam đảm bảo các đối tượng được hưởng chế độ BHXH theo đúng
quy định của nhà nước.
- Tổ chức chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH cho đối tượng
đảm bảo chi đúng đủ, kịp thời và an toàn.
- Tổ chức quản lý hồ sơ đối tượng đầy đủ thuận tiện cho việc tra cứu giải
quyết khi nhà nước thay đổi chế độ.
59
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Tổ chức cấp phát và quản lý sổ BHXH cho đối tượng thạm gia BHXH
đầy đủ kịp thời, theo dõi ghi sổ đầy đủ kịp thời diễn biến tiền lương đóng BHXH
cho từng người.
- Tổ chức quản lý nguồn kinh phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích các
nguồn kinh phí
- Năm 2003 là năm đầu tiên sáp nhập BHYT vào BHXH vì vậy ngoài
nhiệm vụ thu BHXH cơ quan BHXH còn phải thu thêm cả phí BHYT là 3%
lương căn cứ đóng BHXH. Hiện tại BHXH thành phố Vinh đang thực hiện thu
bắt buộc đối với những đối tượng tham gia BHXH. Nhiệm vụ của BHXH TP
Vinh trong thời gian tới là thực hiện tốt việc thu BHXH và BHYT cùng một lúc
và làm tốt việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia, chuẩn bị các
điều kiện để khi được phân cấp của BHXH Nghên An sẽ thực hiện tốt BHYT tự
nguyện và công tác giám định chi tại bệnh viện.
- Tiếp tục phối hợp với các cơ quanđài, báo và các phương tiện thông tin
đại chúng để tuyên truyền về chính sách BHXH, phê phán những đơn vị cố tình
dây dưa nợ BHXH.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN TỐT HOẠT ĐỘNG CỦA
BHXH TP VINH.
1 Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường thu và quản lý thu.
1.1 Nhóm các giải pháp quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia
BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH.
- Quản lý đối tượng tham gia đóng BHXH là một trong những nội dung
quan trọng của công tác thu và quản lý thu BHXH. Trong điều kiện nền kinh tế
địa phương còn yếu kém, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, nhận thức
của đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp còn hạn chế, người lao động
không có việc làm... Công tác quản lý lao động tại các doanh gnhiệp chưa được
quan tâm đúng mức thì vấn đề quản lý đôí tượng thuộc diện bắt buộc tham gia
BHXH cũng cần được quan tâm. trên cơ sở quản lý quỹ lương trích nộp BHXH
một cách chính xác là một yếu tố quan trong trọng công tác quản lý nguồn thu
BHXH. Giải pháp cho vấn đề này cần phải:
+ Tăng cường công tác phân công cán bộ chuyên quản, trục tiếp đối với
các đơn vị sử dụng lao động, năm chắc tình hình biến động lao động, tình hình
biến động quỹ lương, nắm bắt thời điểm nâng lương của tùng người lao động,
thời hạn nâng lương của người lao động, có như vậy mới quản lý tốt quỹ lương
trích nộp BHXH.
+ Đẩy mạnh các biện pháp nghiệm vụ quản lý đối tượng tham gia
BHXH, lấy tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của từng người lao động tại các
60
Chuyªn ®Ò thùc tËp
thời điểm kết thúc và mở đầu năm tài chính. Hàng năm chủ sử dụng lao động
phải lập danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BBHXH theo mẫu C45-BH
ban hành theo quyết định số 1124 ngày 12/12/1996 của bộ tài chính gửi cho cơ
quan BHXH để theo dõi thực hiện. Cơ quan BHXH đẩy mạnh thực hiện chương
trình ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý lao động, quỹ lương làm căn cứ
trích nộp BHXH.
+ Tăng cường công tác tuyên tuyền chế độ chính sách BHXH cho chủ sử
dụng lao động và người lao động. Dựa vào tổ chức công đoàn tại các đơn vị sử
dụng lao động và người lao động. Công khai hoá mức tham gia BHXH cho
người lao động biết bằng cách hàng năm người lao động phải được kiểm tra sổ
BHXH của mình một lần.
+ Phối hợp với thanh tra lao động và liên đoàn lao động, thanh tra nhà
nước để tổ chức việc kiểm tra thực hiện bộ luật lao động tại các đơn vị sử dụng
lao động. Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao động cố
tình trốn tránh việc khai báo không đầy đủ laođộng và quỹ lương. Trong công
tác xử lý cần thiết phân định rõ trách nhiệm của từng người và xử lý theo luật
định đoói với chủ sử dụng lao động. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
yêu cầu nếu không đăng ký trích nộp BHXH thì không cấp đăng ký kinh doanh.
+ Bên cạnh đó cần có các chương trình phối hợp thực hiện chính sách
BHXH với các ban ngành liên quan trên địa bàn để nắm bắt các thông tin về
tăng giảm đầu mối phải tham gia, tình hình lao động, quỹ lương...
1.2 Nhóm các giải pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH và quản lý
tiền thu BHXH.
Công tác quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ
lương trích nộp BHXH là cơ sở để đẩy mạnh các biện pháp đông đốc thực hiện
trích nộp BHXH và quản lý tiền thu BHXH. Trên cơ sở quản lý chặt chẽ đối
tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH và quỹ lương trích nộp BHXH cần
đẩy mạnh các biện pháp đôn đốc thực hiện trích nộp BHXH.
- Phân công cán bộ chuyên quản thường xuyên bám các chủ sử dụng lao
động để đôn đốc tiến độ thực hiện nộp BHXH.
- Định kỳ hàng quý tiến hành thông báo nợ BHXH ở các đơn vị sử dụng
lao động nợ BHXH lớn cho giám đốc, chủ tịch công đoàn cơ sở, đồng thời báo
cáo với cơ quan chủ quản và đảng uỷ cấp trên cơ sở đó làm rõ chính sách BHXH
là chính sách lớn của Đảng và nhà nước do đó phải được xem xét là một chỉ tiêu
quan trọnh trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi đơn vị
và mỗi tổ chức cơ sở đảng.
- Coi trọng công tác thực hiện chính sách BHXH là công tác của mọi
ngành, mọi cấp, đặc biệt tranh thủ sự quan tâm của các cấp chính quyền. Coi
61
Chuyªn ®Ò thùc tËp
công tác thực hiện chính sách BHXH là công tác thường xuyên của các cấp
chính quyền. Nơi nào biết tranh thủ sự phối hợp chỉ đạo của các cấp chính
quyền, đoàn thể thì nơi đó tiến độ thực hiện kế hoạch thu hàng năm đạt kết quả
tốt.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành và xử lý nghêm
những đơn vị cố tình dây dưa nợ đọng BHXH. Trên cơ sở thanh tra phát hiện
nhân tố tích cực và những nhân tố yuế kém để đưa lên phương tiện thông tin đại
chúng gây sức ép cho các đơn vị thực hiện.
2.Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH.
Quản lý chi BHXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan
BHXH, là một trong những biện pháp tránh tổn thất cho quỹ BHXH. Trong
công tác quản lý chi BHXHcần thiết phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng
bộ sau:
2.1 Các biện pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH dài hạn.
- Tiến hành rà soát, đối chiếu giữa hồ sơ hưởng BHXH và danh sách chi trả
cả về tiền lương, loại trợ cấp BHXH.
- Quản lý chặt chẽ nguồn tiền mặt trong chi trả hàng ngày xuất tiền mặt
cho các điểm chi trả đủ chi trong ngày, cuối ngày nếu còn thừa tiền thì phải nhập
quỹ để quản lý.
- Có giải pháp đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển từ
kho bạc về cơ quan BHXH hoặc từ cơ quan BHXH đến địa điểm chi trả.
- Soát xét lại hệ thống chi trả: từ ban chi trả cho đến các điểm chi trả, ban
chi trả phải là người có năng lực, nhiệt tình công tác. Các điểm chi trả không
nên quá phân tán sâu xuống các khối. Mỗi phường xã chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2
điểm chi trả.
- Tiến hành chi trả điểm danh, các đối tượng phải đến trực tiếp tại nơi chi
trả để nhận tiền, trường hợp vắng mặt thì phải giải trình rõ mới chi trả. Chi trả
điểm danh được tiến hành theo thứ tự tất cả các phường xã.
- Thực hiện đúng quy định trong chi trả, hàng tháng, sau 5 ngày kể từ
ngày nhận tiền cuối cùng nếu có đối tượng chưa nhận ban chi trả phải nộp tiền
lại cho BHXH không được để tồn quỹ tiền mặt tại các ban chi trả phường xã.
2.2 Các giải pháp tăng cường quản lý chi các chế độ BHXH ngắn hạn.
- Các đơn vị phải đăng ký tài khoản giao dịch của đơn vị cho cơ quan
BHXH chuyển khoản kinh phí thanh toán 3 chế độ ngắn hạn cho đơn vị để chi
trả cho đối tượng hưởng.
62
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về thanh toán 3 chế độ, làm việc
với ngành y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép
nghỉ ốm cho bệnh nhân vì đó là chứng từ gốc để thanh toán.
- Phối hợp với cơ quan tài chính các cấp trong cấp phát kinh phí hoạt
động của bộ máy và kinh phí chi BHXH. Hàng quý cơ quan BHXH thông báo
cho tài chính số kinh phí được chi 3 chế độ của từng đơn vị để các cơ sở khấu
trừ kinh phí ngân sách cấp trả lương. Tránh cấp trùng gây lãng phí ngân sách
nhà nước.
- Định kỳ kiểm tra việc chi trả các chế độ cho đối tượng của đơn vị nhằm
đảm bảo các chế độ được chi đến tận tay người lao động.
3. Thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, phối hợp với BHXH tỉnh và
các ngành pháp luật giải quyết dứt điểm các đề xuất klhiếu nại về BHXH.
- Phối hợp tốt với BHXH tỉnh và đối tượng đang hưởng để sao lục đầy đủ
hồ sơ đối tượng đang hưởng. Sắp xếp hồ sơ hợp lý theo từng loại đối tượng,
từng vần, từng phường xã để tiện cho tra cứu điều chỉnh khi cần thiết.
- Có sổ theo dõi đối tượng từng loại, theo dõ biến động tăng giảm, theo
dõi hạn hưởng của đối tượng tuất và mất sức laođộng để thông báo kịp thời cho
đối tượng và bộ phận kế hoạch tài chính để cắt giảm.
- Giải quyết tốt đề xuất khiếu nại của đối tượng những vấn đề thuộc thẩm
quyền giải quyết của BHXH thành phố, phải kiểm tra và xử lý kịp thời những
vấn đề phải báo cáo xin ý kiến của cấp trên thì cũng phải kịp làm văn bản báo
cáo cấp trên xử lý. Tránh để các vụ việc dây dưa kéo dài.
4. Đảm bảo những điều kiện cần thiết để đạt được các biện pháp trên.
4.1 Nâng cao trình độ cán bộ.
Trình độ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chế
độ BHXH. Để thực hiện tốt các giải pháp tăng cường thực hiện chế độ BHXH
cần tập trung đào tạo lại cán bộ nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và
cán bộ chuyên môn trên các phương tiện.
- Những nghiệp vụ cơ bản trong tác nghiệp BHXH.
- Những nghiệp vụ cơ bản trong quản lý tài chính trong cac doanh nghiệp,
các đơn vị hành chính sự nghiệp, Những nghiệp vụ cơ bản trong phân tích hoạt
động kinh tế, phân tích tình hình tài chính của các đơn vị sử dụng lao động.
- Quản lý quỹ BHXH.
- Cơ sở khoa học của việc hoạch định chế độ chính sách của BHXH.
- Công nghệ thông tin(tin học trong quản lý BHXH). Bên cạnh đó cần
thiết phải đào tao cán bộ làm công tác BHXH trong các đơn vị sử dụng lao động.
Những cán bộ này có trách nhiệm thực hiện tốt các chế độ BHXH đối với người
63
Chuyªn ®Ò thùc tËp
lao động của đơn vị mình. hàng năm đội ngũ cán bộ này cần được bồi dưỡng về
pháp luật , các chính sách chế độ BHXH, cơ chế quản lý tài chính BHXH và một
số nghiệp vụ khác về công tác quản lý BHXH.
4.2 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý BHXH.
Cơ sở vật chất là yếu tố cực kỳ quan trọng để thực thi có hiệu quả công
việc. Trong điều kiện hiện tại cần phải trang bị các yếu tố sau:
- Đầu tư cơ sở làm việc và các trang thiết bị cần thiết đặt nền móng cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ tin học toàn đơn vị, toàn ngành.
- Trang bị máy vi tính cho từng bộ phận để từng bước đưa toàn bộ danh
sáchđối tượng tham gia, hồ sơ đang quản lý vào máy vi tính để quản lý chặt chẽ
và tiện việc tra cứu.
- Trang bị xe ô tô chuyên dùng để làm nhiệm vụ chuyên chở tiền mặt để
chi trả cho đối tượng.
4.3 Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ngành, đặc biệt là sự lãnh
đạo, chỉ đạo của BHXH cấp trên, của cấp uỷ và chính quyền địa phương.
Hàng tháng phải báo cáo kịp thời tình hình thực hiện công tác BHXH cho
cấp uỷ và chính quyền địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo. Đối với
những đơn vị nợ đọng phải thông qua cấp uỷ và công đoàn của các đơn vịquản
lý trực tiếp để đôn đốc nhắc nhở thường xuyên.
- BHXH Việt Nam phải cụ thể hoá kịp thời các chủ trương, chính sách
của đảng và nhà nước bằng các văn bản hướng dẫn tạo điều kiện cho BHXH TP
Vinh thực hiện một cách chính xác.
- Kịp thời xử lý các vướng mắc Trong công tác BHXH đối với địa
phương.
64
Chuyªn ®Ò thùc tËp
KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BHXH VIỆT NAM, BHXH NGHỆ AN VÀ NHÀ NƯỚC
1. Đối với các đơn vị gặp nhiều khó khăn thực sự trong sản xuất kinh
doanh có thể cho dừng đóng BHXH một thời gian, sau khi sản xuất kinh doanh
ổn định thì bắt đầu tham gia tiếp. Khoản nợ cũ cho đơn vị trả dần váo các năm
tiếp theo để đảm bảo kết cấu phân bổ phí trong giá thành sản phẩm thị trường
chấp nhận dược và có lãi.
2. Đối với những đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước hoặc những đơn vị
sản xuất kinh doanh nhưng thực sự có hoạt động và có kết cấu phần BHXH đã
trích thì chính phủ cho phép ngành BHXH kiểm tra xử phạt theo quy định nhưng
phần xử phạt này chủ sử dụng lao động đó phải chịu trách nhiệm nộp phạt. Nếu
tính vào đơn vị thì vô hình dung Nhà nước lại phạt Nhà nước, trong khi đó lỗi là
do chủ sử dụng lao động.
3. Tổng kết mô hình chi trả BHXH cho người lao động dặc biệt là chi trả chế
độ dài hạn. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình chi trả thống nhất toàn quốc. Mô
hình này có thể tách khỏi chính quyền địa phương một phần tương đối. Song
phải có đầu tư cơ sở vật chất ban đầu lớn để xây dựng các trạm hoặc nhà phát
tiền ở từng khu vực nhất định.
4. Xây dựng một khoản chi dự phòng rủi ro trong quá trình chi trả, để bù đắp
các loại rủi ro như thiếu tiền do kiểm đếm tại quỹ hoặc tiền rách nát không đổi
được.
5. Sớm xây dựng luật BHXH để trình quốc hội thông qua, làm cơ sở pháp lý
cho việc thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả công tác BHXH ở Việt Nam
nói chung và BHXH thành phố Vinh nói riêng.
6. BHXH Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chung để các địa
phương thể chế hoá khuyến khích thoả đáng tập thẻe cá nhân thực hiện tốt công
tác BHXH. Đối với cán bộ trong ngành BHXH cần có chế độ thưởng thích hợp
để động viên đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ an tâm công tác.
7. BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh cần xây dựng chương trình đầu tư tin học
cho công tác BHXH kể cả đào tạo con người và cung cấp máy vi tính.
8. Chính phủ có văn bản hướng dẫn có vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước
ở địa phương trong việc thực thi các chế độ BHXH trên địa bàn.
9. Việc triển khai thu BHXH, BHYT ở các đơn vị quốc doanh trên địa bàn
thành phố đang gặp nhiều khó khăn, sau khi phổ biến luật lao động sửa đổi cho
các đơn vị, đề nghị UBND thành phố Vinh cho thành lập ban chỉ đạo gồm đại
diện phòng tổ chức lao động, phòng thanh tra, liên đoàn lao động thành phố,
BHXH TP để chỉ đạo thực hiện công tác BHXH ở các đơn vị ngoài quốc doanh.
65
Chuyªn ®Ò thùc tËp
KẾT LUẬN
BHXH ở nước ta đã thực hiện theo cơ chế mới được 8 năm. Tuy nhiên chế
độ chính sách BHXH không phải xây dựng mới hoàn toàn mà là sự tiếp nối có
sửa đổi một phần chính sách BHXH đã có trong cơ chế tâp trung quan liêu bao
cấp trước đây. Chính vì vây, chính sách BHXH hiện hành không tránh khỏi
những bất cập cần tháo gỡ.
Trong cơ chế mới, nhiệm vụ quan trọng của hoạt động BHXH là phải tổ chức
khai thác các đối tượng nằm trong diện phải tham gia BHXH dược tham gia đầy
đủ, quản lý tốt nguồn tài chính BHXH và tổ chức chi trả các chế độ cho đối
tượng đầy đủ kịp thời, đúng chế độ tiến tới góp phần cùng BHXH Việt Nam cân
đối được nguồn quỹ thay thế được sự hỗ trợ của Ngân sách nhà nước. Với kết
cấu 3 chương, chuyên đề đã nêu lên được một số vấn đề cơ bản về BHXH, tiến
hành phân tích thực trạng công tác BHXH trên địa bàn thành phố kiến nghị
những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt công tác BHXH trên địa bàn thành
phố Vinh
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý bổ sung của
thầy cô giáo trong bộ môn. Em mong được tiếp thu ý kiến và tiếp tục nghiên cứu
để có thể đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn trong bài viết tới và góp
phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác BHXH ở nước ta.
Để hoàn thành được bài viết, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
các cô, chú công tác tại BHXH TP Vinh, thầy giáo hướng dẫn: thầy Mạc Văn
Tiến và các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn.
Vinh, ngày tháng năm 2003
Sinh viên thực hiện
66
Chuyªn ®Ò thùc tËp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế bảo hiểm ĐHKTQD
2. Giáo trình kinh tế bảo hiểm Đại học Tài chính kế toán
3. Báo cáo tài chính BHXH Thành Phố Vinh.
4. Điều lệ hoạt động của BHXH Việt Nam
5. Các văn bản luật của một số loại hình bảo hiểm.
6. Tạp chí bảo hiểm xã hội Việt Nam.
7. Một số tài liệu khác.
67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Thực trạng và một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động của BHXH thành phố Vinh.pdf