Quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận thức cho SV nhiều hơn nữa để SV hiểu một
cách rõ ràng về yêu cầu của việc thực tập, thấy rõ trách nhiệm của bản thân và nỗ lực
hoàn tất học kỳ thực tập theo mong muốn nhà trường. Nhận thức đúng sẽ giúp SV có
trách nhiệm đầy đủ hơn đối với việc thực tập, đồng thời cũng có đủ nghị lực để vượt
qua những thử thách trong thời gian thực tập. Như vậy, việc thực tập mới thực sự có ý
nghĩa đối với SV.
Trong bài viết “Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức”, Giáo SV Hoàng
Tụy đã khẳng định:” Đối với dân tộc ta, muốn thực hiện các mục tiêu cơ bản: dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cũng không thể tách rời các xu
thế chung của thời đại. Trong bối cảnh đó, nhiều người khi nói tới hiện đại hóa giáo
dục, thường chỉ nghĩ đến việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
đặc biệt là công nghệ thông tin, trong giảng dạy và học tập, điều này đương nhiên là
quan trọng. Song, cái chính chưa phải ở đó. Cái chính là thay đổi tư duy giáo dục, xác
định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đó, thay đổi cungcách dạy học, phương pháp, nội dung, tổ chức và quản lý giáo dục, nhằm xây dựng
một nền giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên
kinh tế tri thức”.
126 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng việc quản lý thực tập tại trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tồn tại cần khắc phục.
Việc phân tích giúp chúng tôi có những cơ sở thực tiễn để có thể cần cứ vào đó
mà đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất luợng quản lý thực tập cho SV trường
CĐBC Hoa Sen nói chung, đặc biệt là SV của Khoa Quản trị sẽ được trình bày ở
chương 5 của Luận văn.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ THỰC TẬP
5.1.CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi căn cứ trên những cơ sở lý luận và những cơ
sở thực tiễn sau đây:
5.1.1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của
Đảng và Nhà Nước
5.1.1.1. Phương châm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam là: "Học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Để thực
hiện phương châm giáo dục đúng đắn ấy, điều 34 trong Luật Giáo dục đã ghi rõ: "Đào
tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng
thực hành cơ bản về một chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản
và năng lực thực hiện công tác chuyên môn."
5.1.1.2 Nghị quyết ÍX cũng khẳng định: 'Thải đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành,
thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay''.
5.1.2.Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của trường:
Thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp giữa việc học lý thuyết ở trường với
việc thực tập tại doanh nghiệp để đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học
cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làm việc khoa học, có
năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. Phương pháp dạy học của
trường là rất coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các kỹ
năng thực hành nhằm giúp các em có thể nhanh chóng tìm được việc làm sau khi tốt
nghiệp.
5.1.3.Căn cứ vào Nghị quyết của Chi bộ Đảng trường CĐBC Hoa Sen:
Năm học 2004-2005, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, trường CĐBC Hoa Sen
quyết tâm thực hiện "Năm học đổi mới toàn diện", một trong những đổi mới đó là đổi
mới cách tổ chức và quản lý thực tập.
5.1.4.Căn cứ vào việc phân công tổ chức, quản lý thực tập:
Đây là sự phân công trách nhiệm do trường qui định cho các bộ phận có liên
quan: Phòng quan hệ công ty, Phòng đào tạo và quản lý sinh viên, các Trưởng ngành
và Quản sinh
5.1.5.Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
Những nguyên nhân đã được chúng tôi phân tích ở chương 4 cũng sẽ là những
cơ sở thực tiễn mà chúng tôi đã dựa vào đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với
tình hình thực tế của trường Hoa Sen, của Khoa Quản trị.
Từ những cơ sở lý thuyết và thực tiễn vừa trình bày, kết hợp với kinh nghiệm
mà bản thân đã có được qua quá trình theo dõi và trực tiếp phụ trách quần lý thực tập
cho SV của Khoa Quản trị, chúng tôi xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý việc thực tập của sinh viên như sau.
Đây là những giải pháp có liên quan đến:
- Các bộ phận có chức năng quản lý trong nhà trường.
- Sinh viên đang đi thực tập
- Các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên đến thực tập
5.2.CÁC GIẢI PHÁP
5.2.1. Cần có những qui định bằng văn bản cụ thê, chặt chẽ và cập
nhật đối với việc tổ chức và quản lý thực tập:
5.2.1.1 Đối với Ban giám hiệu:
5.2.1.1.1 Điều chỉnh các văn bản đã lỗi thời mà hiện nay vẫn còn áp dụng:
CV số 27/CV/BGH: Một số nguyên tắc về quản lý đào tạo; quyết định số
174/QĐ/1999 về việc tổ chức và quản lý thực tập. Vì những văn bản này được ban
hành từ khi trường có số lượng SV ít so với sự phát triển về quy mô cũng như về các
ngành học như hiện nay.
5.2.1.1.2 Quy định chặt chẽ hơn đối với việc kiểm tra thực tập:
Cụ thể là quy định tỷ lệ phần trăm cho các bộ phận tham gia kiểm tra thực tập.
Hiện nay, không phải SV nào cũng được kiểm tra thực tập. vẫn còn 40% SV chưa
được kiểm tra, kể cả 60% phải kiểm tra thì cũng chưa thực hiện một cách nghiêm túc
do các văn bản chỉ đạo của trường chưa rõ ràng.
5.2.1.1.3 Có chế độ thù lao cho những thành viên tham gia kiểm tra thực tập vì
hiện nay chưa được quy định rõ ràng. Chúng tôi đề nghị cụ thể như sau:
■Đối với GV được phân Gông phụ trách một lớp có dưới 30 SV thì được tính 2
giờ chuẩn/tuần dành cho việc kiểm tra thực tập.
■Đối với GV được phân công phụ trách một lớp có từ 30 - 50 SV thì được tính 3
giờ chuẩn/tuần dành cho việc kiểm tra thực tập.
5.2.1.1.4 Ban hành văn bản cụ thể để qui định về sự phối hợp giữa các Khoa với
phòng Quan hệ công ty nhằm cải tiến chất lượng quản lý thực tập tại DN theo 10 mục
tiêu đổi mới (Nghị quyết chi bộ)
5.2.1.1.5 Ban hành qui trình tổ chức và kiểm tra thực tập để các Khoa thống nhất
thực hiện theo các mốc thời gian dưới đây:
Tuần 4 đến tuần 5: Lên kế hoạch thực tập cho học kỳ sắp tới.
Tuần 12: Nhận danh sách cơ quan thực tập từ phòng Quan hệ công ty.
Tuần 13: Phân công sinh viên đi thực tập.
Tuần 1 của học kỳ mới: Sinh viên đến doanh nghiệp thực tập.
Tuần 4 của học kỳ mới: Tổ chức cho sinh viên về trường họp phản ánh
tình hình thực tập với Trưởng ngành (lần 1).
Tuần 8 của học kỳ mới: Tổ chức cho sinh viên về trường họp phản ánh tình hình
thực tập với Trưởng ngành (lần 2). Tuần 4 đến tuần 9: Trưởng ngành, quản sinh kiểm
tra thực tập. Tuần 13: Gửi thư cảm ơn doanh nghiệp đã nhận sinh viên thực tập. Tuần
14: Nhận báo cáo thực tập, lập hội đồng chấm bảo vệ báo cáo. Tuần 15 đến tuần 16:
Đánh giá, công bố kết quả thực tập cho SV.
5.2.1.1.6 Xác định lại trách nhiệm của phòng Quan hệ công ty đối với việc tổ
chức, quản lý thực tập. Trước đây, trong QĐ 174/QĐ, trách nhiệm của phòng QHCT
tuy đã rõ nhưng hiện nay, phòng QHCT đang kiêm nhiệm nhiều công việc khác mà số
lượng nhân viên của phòng không tăng nhiều vẫn chỉ có 3 nhân viên), trưởng phòng
thì cũng đang đảm trách nhiều công tác khác. Vì thế, việc tập trung cho công tác thực
tập, phần nào có bị hạn chế. Từ đó, trong quan hệ phối hợp với các bộ phận khác trong
trường chưa thật sự hiệu quả.
5.2.1.2 Đối với khoa:
Ngoài văn bản có sẵn của Khoa: QĐ SỐ01/QĐ/QT đã được ban hành ngày 2/
/4/2000 (qui định về điểm thành phần của thực tập) và các văn bản của trường thì
Khoa chưa có qui định nào khác để yêu cầu các ngành phải thực hiện thống nhất việc
tổ chức cũng như theo dõi, đánh giá kết quả thực tập cho SV theo đặc thù của Khoa.
Chủ yếu khoa chỉ dựa vào những văn bản có khi đã lỗi thời của trường. Vì thế, chúng
tôi đề nghị phải có những văn bản cụ thể sau đây;
■Qui định về việc thay đổi, cập nhật đề cương sau mỗi năm học
■Qui định về việc kiểm tra thực tập (tùy số lượng SV và tình hình nhân lực cu
thể của ngành)
■Qui định về việc chấm báo cáo và bảo vệ thực tập: trước khi tiến hành công
việc này phải có sự bàn bạc, trao đổi thống nhất giữa các thành viên này luôn thay đổi.
Nếu chỉ căn cứ trên những qui định chung của trường thì thường hay có sự chênh lệch
trong cách thực tập với những chế cụ thể.
■Qui định về nội dung sinh hoạt trước khi SV đi thực tập để buổi sinh hoạt được
tiến hành nghiêm túc, đúng theo yêu cầu cũng như có sự thống nhất giữa các ngành.
5.2.2. Cải tiến việc tìm địa điểm thực tập cho sinh viên:
5.2.2.1 Đối với phòng Quan hệ công ty:
- Khi cung cấp danh sách các công ty phải ghi chính xác các địa chỉ, số điện
thoại, tên, chức vụ người hướng dẫn, chức năng hoạt động của công ty và chịu hoàn
toàn trách nhiệm về những thông tin này. Các thay đổi phải được cập nhật kịp thời.
- Sẵn sàng phối hợp với Khoa- Ngành để thay đổi địa điểm thực tập cho SV khi
xét thấy cần thiết và giải đáp mọi thắc mắc của SV có liên quan đến DN.
- Mạnh dạn kết thúc quan hệ với những DN không tạo điều kiện cho SV thực tập
mà chỉ sử dụng SV để 'sai vặt" hoặc tiếp nhận SV rất dễ dàng nhưng lại không bố trí
công việc theo đúng chuyên ngành mà các em được đào tạo.
- Thiết lập các hợp đồng thực tập đối với những DN thường xuyên tiếp nhận SV
Hoa Sen ở nhiều Khoa-Ngành. Trong hợp đồng, ghi rõ những điều khoản mà hai bên
đều phải thực hiện nhằm có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa trường và DN.
- Tổ chức họp mặt hằng năm với DN để lắng nghe ý kiến đóng góp của DIM,
yêu cầu cụ thể của DN để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đó. Đồng thời, cũng
qua trao đổi, rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý
thực tập.
5.2.2.2 Đối với Trưởng ngành:
- Có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn để SV có thể chọn được những địa
điểm thực tập phù hợp với yêu cầu của DIM, năng lực cũng điều kiện riêng của bản
thân.
- Trực tiếp giải quyết cho SV thay đổi địa điểm thực tập nếu có những lý do
chính đáng, (có thể phối hợp với quản sinh).
- Giúp đỡ, hướng dẫn để SV có thể tự liên hệ với DN đẩ tìm địa điểm thực tập.
- Mở rộng quan hệ với DN để tìm địa điểm thực tập cho SV. Giải pháp này tuy
có khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện nhưng sẽ giúp trưởng ngành cũng như SV
có thể chủ đông hơn trong việc tìm địa điểm thực tập, không hoàn toàn lệ thuộc vào
phòng QHCT nữa và sẽ hạn chế được tìnmh trạng SV không có việc làm khi đi thực
tập. Đồng thời,. Mối quan hệ này cũng giúp ích được nhiều cho SV khi các em tìm
việc làm.
5.2.2.3 Đối với quản sinh:
- Cùng với trưởng ngành tổ chức tốt buổi sinh hoạt với SV trước khi đi thực tập.
- Cùng với trưởng ngành và các GV khác theo dõi, kiểm tra thực tập cũng như
giải quyết những phát sinh trong quá trình thực tập của SV.
5.2.2.4 Đối với sinh viên:
5.2.4.1.1.Cần xác định: việc chọn địa điểm thực tập có ý nghĩa quan trọng và
quyết định kết quả thực tập, đây cũng là trách nhiệm của SV. Vì thế, trường nói chung
và phòng Quan hệ công ty nói riêng chỉ có vai trò hỗ trợ. SV phải tích cực hơn trong
việc tự liên hệ với DN để tìm nơi thực tập vì thông qua công việc này, SV cũng có cơ
hội làm quen, tiếp xúc với DN để có thể dạn dĩ hơn khi tìm việc làm sau này.
5.2.4.1.2.Trong giai đoạn chuẩn bị đi thực tập, chúng tôi tạm phân chia SV theo
các đối tượng như sau:
■ Đối với SV tự tìm nơi thực tập thì phải: chọn những DN có chức năng hoạt
động đúng ngành đào tạo, không nên chọn DN chỉ vì quen biết. Tự giải quyết những
vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực tập, chỉ có thể nhờ trưởng ngành giúp đỡ về
những vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn mà bản thân SV chưa đủ sức giải quyết.
Ngoài ra, SV cũng phải được sự chấp thuận của trưởng ngành về địa điểm đã chọn và
hoàn tất mọi thủ tục hành chánh theo qui định của trường.
■Đối với SV không có khả năng tự tìm địa điểm thực tập: phải tuân thủ những
qui định của trường về các mốc thời gian cho việc chọn lựa địa điểm thực tập; suy
nghĩ chín chắn trước khi chọn lựa. Không nên chỉ chọn những địa điểm gần nhà, thực
tập chung với bạn bè...Ngoài ra, SV cũng phải nỗ lực trong suốt thời gian thực tập,
không trông chờ, ỷ lại vào trưởng ngành, SV cũng không được tự ý thay đổi nơi thực
tập.
■Đối với những SV có khả năng thực hiện đề tài: SV phải chủ động tìm kiếm đề
tài trong những tuần lễ đầu khi đến DN, kịp thời nhờ trưởng ngành giúp đỡ khi gặp
khó khăn.
5.2.3. Cải tiến việc kiểm tra thực tập:
5.2.3.1.Đối với phòng Quan hệ công ty:
- Thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc kiểm tra thực tập, kiểm tra bằng cách tiếp
xúc trực tiếp, hạn chế việc gọi điện thoai, nhất là khi có những vấn đề phức tạp.
- Kết hợp với Khoa- Ngành để giải quyết trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, vì lợi
ích của SV cũng như uy tín và chất lượng đào tạo của trường.
- Đề nghị tỷ lệ kiểm tra TT đối với phòng Quan hệ công ty là 50%
5.2.3.2 Đối với trưởng ngành và GV:
- Có kế hoạch kiểm tra thực tập cụ thể và thực hiện theo kế hoạch. Nên chú ý
đến những DN lần đầu tiếp nhận thực tập với tỷ lệ: trưởng ngành kiểm tra 20%,
trưởng bộ môn hoặc GV của ngành cùng với quản sinh kiểm tra 30% (theo phương
pháp kết hợp).
- Như vậy 100% đang đi thực tập sẽ được kiểm tra, bảo đảm tính công bằng cho
việc đánh giá kết quả thực tập.
5.2.4. Tổ chức việc giao đề tài cho sinh viên:
5.2.4.1 Đối với phòng Quan hệ công ty:
- Với mối quan hệ quen biết đã có với các DN và các cựu SV, có thể phối hợp
cùng Khoa-Ngành để đề nghị DN hỗ trợ cho SV trong việc thực hiện đề tài.
- Cũng có thể kết hợp với yêu cầu thực tế của DN và yêu cầu của Ngành để chọn
đề tài cho SV thực hiện.
5.2.4.2.Đối với trưởng ngành:
- Giúp SV thấy được ích lợi của việc thực hiện đề tài khi đi thực tập.
- Quan tâm đến SV nhiều hơn, tích cực hơn trong việc định hướng để chọn đề tài
cũng như cách lấy thông tin từ DN. Đặc biệt, đối với ngành Kế toán và Kinh tế đối
ngoại, các em thường gặp nhiều khó khăn (không chọn được đề tài, không được DN
cung cấp thông tin) dẫn đến việc không mạnh dạn chọn đề tài. Đối với ngành Quản trị
kinh doanh, hầu hết các em đều có việc làm chính thức hoặc làm bán thời gian trong
khi đi thực tập nên không tập trung cao cho việc thực hiện đề tài nếu không có sự
tham mưu, tận tình giúp đỡ của GV. Đối với ngành Quản trị hành chánh thì đề tài
chưa có gì mới, thường chỉ lặp lại những công việc văn phòng. Vì thế, nếu không
được tư vấn để tìm những đề tài mới thì việc thực hiện đề tài của SV cũng không
mang ý nghĩa thiết thực.
5.2.4.3.Đối với sinh viên:
- Mạnh dạn và có quyết tâm cao hơn trong việc thực hiện đề tài, vận dụng khả
năng thương lượng, thuyết phục để được DN cung cấp thông tin.
- Khi có khó khăn, kịp thời trao đổi với trưởng ngành để được giúp đỡ.
5.2.5. Qui định chức năng nhiệm vụ đối với các bộ phận có liên quan
đến việc thực tập của SV:
5.2.5.1. Đối với Trưởng ngành:
- Xác định yêu cầu, mục đích của thực tập ngay buổi sinh hoạt hướng nghiệp đầu
năm học cho SV. Sau đó, có thể lồng ghép nội dung này vào các môn học mà trưởng
ngành phụ trách nhằm giúp SV có ý thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về tác dụng của
thực tập.
- Tổ chức giao lưu giữa SV cũ và SV mới để trao đổi những kinh nghiệm thực
tập.
- Xây dựng đề cương thực tập với những yêu cầu cụ thể như sau: ghi rõ những
kỹ năng mà SV đã được học để DN căn cứ vào đó mà phân công cho SV, không nên
chỉ liệt kê các môn học một cách chung chung. Ngoài ra, trong đề cương cũng nêu yêu
cầu cụ thể của ngành đối với DN, với người hướng dẫn.
- Phối hợp với các trưởng bộ môn bàn bạc để nâng cao khả năng thực hành cho
SV đối với những môn học còn nặng lý thuyết nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của
DN.
- Xác định và thực hiện một cách nghiêm túc vai trò tham mưu, tư vấn của
trưởng ngành trong việc chọn địa điểm thực tập của SV vì đây là một hoạt động mới
mẻ đối với SV.
- Trong thời gian SV đi thực tập , có quan tâm theo dõi việc thực tập của các em
bằng cách đến DN kiểm tra, gọi điện thoại để kiểm tra hoặc xem xét các phiếu kiểm
tra của quản sinh hoặc các GV khác.
- Sau mỗi đợt thực tập, tổ chức họp các GV có tham gia chấm báo cáo, dự hội
đồng để kịp thời rút kinh nghiệm mà không cần chờ đến đợt thực tập lần sau. Giải
pháp này cũng nhằm rút ngắn sự chênh lệch trong cách chấm điểm hiện đang có giữa
các ngành trong Khoa.
5.2.5.2.Đối với sinh viên:
- Lập kế hoạch thực tập của cá nhân (xem phần Phụ lục). Từ trước đến nay, SV
chỉ thực tập theo đề cương mà trường đã gửi cho DN. Một số ít có đề ra thêm những
mục tiêu của bản thân nhưng chưa được nêu một cách cụ thể. Chúng tôi cho rằng đây
là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thụ động của SV, làm mất đi ý nghĩa của
việc thực tập. Vì thế, chúng tôi đề nghị chậm nhất là 4 tuần sau khi đến DIM, SV phải
tùy theo thực tế của DN mà đề ra những công việc cụ thể, thời gian có thể thực hiện
những công việc ấy. Kế hoạch thực tập cá nhân này sẽ được DN ký xác nhận và cuối
đợt thực tập, DN sẽ căn cứ vào kế hoạch này để nhận xét, đánh giá và cho điểm thực
tập cho SV. Việc đánh gia'như vậy sẽ chính xác hơn.
- Học hỏi, tham khảo thêm các tài liệu để nâng cao kỹ năng viết và trình bày báo
cáo thực tập.
5.2.5.3.Đối với doanh nghiệp:
5.2.5.3.1.Gửi yêu cầu cho trường
(Dành cho những DN không tiếp nhận SV thường xuyên hoặc chỉ nhận SV của
một số ngành nhất định)
Yêu cầu này phải có những chi tiết sau:
- Địa chỉ, số điện thoại, số fax, tên giám đốc (hoặc trưởng phòng Nhân sự),
người trực tiếp hướng dẫn.
- Tiếp nhận SV thuộc ngành nào, số lượng bao nhiêu, có yêu cầu đặc biệt gì
không, có cần phỏng vấn SV không?
- Thời gian thuận tiện để tiếp nhận SV và những yêu cầu khác.
Phiếu đăng ký này sẽ được gửi cho phòng Quan hệ công ty trước khi SV đến
thực tập khoảng 3 tuần, tránh tình trạng trao đổi với DN trước quá lâu, dẫn đến việc có
những thông tin về DN thiếu chính xác (như đã phân tích ở chương 4). Sau khi nhận
được phiếu yêu cầu này, phòng quan hệ công ty sẽ xác nhận khả năng của trường, của
SV.
5.2.5.3.2.Ký hợp đồng với trường:
(Dành cho những DN tiếp nhận SV của nhiều Khoa-Ngành)
Trong hợp đồng sẽ ghi rõ những điều khoản về trách nhiệm và quyền lợi của hai
bên. DN sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể (tương tự những yêu cầu đã nêu ở phần 5.1).
về phía trường, khi gửi SV đến thực tập cũng có quyền yêu cầu DN phải tạo điều kiện
cho SV hoàn thành tốt việc thực tập, đồng thời DN cũng phải tuân thủ những yêu cầu
của trường về cách kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập cho SV.
Khi hợp đồng đã được ký kết thì mỗi bên đều phải thực hiện và mọi vi phạm đều
không cho phép. Chúng tôi nghĩ, từ sự ràng buộc này, việc tổ chức cũng như quản lý
thực tập sẽ chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian cho cả trường lẫn DN.
5.2.5.3.3.Thù lao cho SV thực tập:
Như chúng tôi đã trình bày, việc trả thù lao cho SV thực tập hiện chưa được áp
dụng rộng rãi và thống nhất ở các DN. Vì thế, chúng tôi muốn đề nghị DN quan tâm
đến vấn đề này. Nếu về nghĩa vụ, SV phải làm việc như một nhân viên thực thụ thì các
em cũng phải được hưởng một thù lao tương xứng. Ngoài ra, để có thù lao thì SV
cũng phải đáp ứng được yêu cầu của DN, nghĩa là phải không ngừng cố gắng học hỏi,
rèn luyện. Thù lao có thể có một định mức tối đa và tối thiểu tùy tình hình thực tế của
DN. Theo chúng tôi, việc trả thù lao sẽ có ý nghĩa động viên, khuyến khích SV, đồng
thời cũng nâng cao được ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp cho SV.
5.3.TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Khi đề ra các giải pháp nêu trên, chúng tôi đã căn cứ vào các cơ sở bao gồm các
quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước về công tác giáo dục, Nghị quyết của Chi
bộ trường CĐBC Hoa Sen, mục tiêu đào tạo của trường, và quan trọng nhất là những
phân tích dẫn đến thực trạng và nguyên nhân của thực trạng đó.
Khảo sát về tính khả thi của các giải pháp trên với đối tuợng khảo sát là GV của
Khoa Quản trị, một số DN và SV đang thực tập (với tổng số phiếu 446/516), chúng tôi
thu được kết quả trình bày ở bảng 22.
Từ số liệu được ghi nhận ở bảng 22, chúng tôi có những nhận xét về tính khả thi
của các giải pháp như sau:
5.3.1.Về việc SV phải tự tìm địa điểm thực tập:
Có 88.79% ý kiến cho rằng việc SV phải tự tìm địa điểm thực tập là rất cấp thiết
và cấp thỉết.Tỷ lệ này cho thấy việc giao cho SV trách nhiệm tự liên hệ với công ty để
tìm địa điểm thực tập là hợp lý và chính SV cũng ý thức được điều đó. Trường ngày
càng phát triển, do vậy, không còn khả năng để tìm địa điểm thực tập cho SV toàn
trường là một sự thật phải được nhìn nhận nghiêm túc để từ đó, kịp thời qui định về sự
phối hợp với các bộ phận khác (chủ yếu là qui định nhiệm vụ cho SV) chứ không thể
chỉ giao cho phòng Quan hệ công ty trách nhiệm lớn lao này.
5.3.2.Về việc lập kế hoạch thực tập của cá nhân sinh viên:
Tỷ lệ chọn lựa của giải pháp này là 96.86%, chứng tỏ cả GV, SV lẫn DN đều
thấy rõ, nếu không tự xây dựng kế hoạch cho bản thân thì thông thường, SV chỉ thực
tập theo sự phân công, không chủ động và nỗ lực để hoàn thành việc thực tập. Trong
học kỳ 1 của năm học 2004-2005, ngành Kinh tế đối ngoại có 73 SV đang thực tập, đã
có 69 SV lập kế hoạch thực tập của cá nhân, được DN xác nhận. Như vậy cũng có
nghĩa là trong thời gian thực tập, các em phải cố gắng thực hiện những công việc đã
được ghi trong kế hoạch và kết thúcTT , SV sẽ được DN đánh giá căn cứ vào kế
hoạch này.
5.3.3.Về việc ban hành các văn bản chỉ đạo của trường và của Khoa:
Tỷ lệ công nhận sự cấp thiết và rất cấp thiết là 89.91% cho thấy những văn bản
chỉ đạo cần được trường cập nhật để việc tổ chức và quản lý thực tập có thể đạt hiệu
quả cao hơn nữa. Bên cạnh đó, Khoa cũng phải có những văn bản cụ thể hơn để
hướng dẫn, chỉ đạo về việc chuẩn bị, tổ chức cho SV đi thực tập chu đáo hơn, theo
dõi, kiểm tra chặt chẽ, đánh giá kết quả thực tập chính xác, đồng bộ hơn dựa trên
những qui định chung của trường nhưng đồng thời cũng phải theo tình hình thực tế
của Khoa và đặc thù của các ngành. Sự chỉ đạo cụ thể cũng sẽ tạo điều kiện để DN
phân công, theo dõi và đánh giá kết quả thực tập của SV chính xác hơn.
5.3.4.Về thù lao, chế độ dành cho những thành viên tham gia theo dõi,
kiểm tra thực tập:
Mức độ cấp thiết và tính khả thi của giải pháp này là 100% cho thấy thù lao sẽ là
một trong những động lực giúp cho việc quản lý thực tập hiệu quả hơn. Hiện tại,
Phòng Nhân sự đang chờ các Khoa đề xuất những giải pháp, căn cứ vào tình hình thực
tế của các Khoa, truồng sẽ có văn bản chỉ đạo thống nhất cho cả trường vào tháng
12/2004.
5.3.5.Về việc xác định nhu cầu của DN, ký hợp đồng với các DN:
Giải pháp này được 95.07% đồng tình chứng tỏ rằng đây là một giải pháp có tính
khả thi cao, nhằm qui định một cách chặt chẽ và cụ thể hơn về quyền lợi và trách
nhiệm của trường và DN . Các trưởng phòng Quan hệ công ty và phòng Đào tạo và
quản lý SV tại trường Hoa Sen đều công nhận rằng chỉ có căn cứ trên yêu cầu của DN
và trên hợp đồng thì mới hạn chế được tình trạng SV bị DN từ chối tiếp nhận vì đến
thực tập không đúng thời điểm mà DN yêu cầu hoặc không đáp ứng được yêu cầu của
DN. Đồng thời, cũng tránh được tình trạng SV không có việc làm hoặc không thực tập
đúng chuyên ngành đào tạo.
5.3.6.Về việc trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập:
Mức độ khả thi của giải pháp này là 20.18%, vẫn còn có 79.82% chưa thấy sự
cần thiết của việc đề xuất giải pháp. Kết quả này cho thấy, việc trả thù lao cho SV
chưa phải là một thói quen của các DN Việt Nam. GV thì chưa thật sự tin tưởng ở khả
năng của SV khi đi thực tập, vì thế, không hoàn toàn đồng tình với việc nếu SV được
hưởng thù lao trong khi đi thực tập thì sẽ có kết quả thực tập khả quan hơn cũng như
tác dụng của việc thực tập sẽ rõ ràng hơn. Ngoài những lý do nêu trên, còn có những e
ngại về phía DN, nếu phải trả thù lao cho SV thì họ phải tốn kém một khoản chi phí
nhất định và cũng có thể vì lý do đó, DN không tiếp nhận SV.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Thực trạng công tác tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen từ khi
trường được thành lập cho đến nay đã đạt được những kết quả nhất định đã tạo được
lòng tin nơi phụ huynh cũng như SV. Bước đầu, chất lượng đào tạo của trường Gùng
đã được xã hội công nhận, thể hiện với tỷ lệ gần 80% SV có việc làm ngay sau khi tốt
nghiệp. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại khá cơ bản:
1.1Về việc chuẩn bị cho sinh viên đi thực tập:
SV cần được chuẩn bị chu đáo hơn về mặt nhận thức để thấy được tầm quan
trọng của việc thực tập. Từ đó, có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với việc tự liên hệ
với DN trong việc tìm địa điểm thực tập cũng như nỗ lực để hoàn tất học kỳ thực tập.
Để có thể chuẩn bị cho SV chu đáo hơn thì giữa Khoa-Ngành, DN phải có sự phối
hợp chặt chẽ hơn với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, các em cũng
cần được chuẩn bị về mặt tâm lý kỹ hơn để giảm bớt những khó khăn, lúng túng trong
lần đầu tiếp xúc và làm việc tại DN.
Về phía DN cũng có những yêu cầu nhất định về thời điểm tiếp nhận SV, năng
lực và phẩm chất của SV mà phòng Quan hệ công ty cũng như các ngành cần hiểu
những yêu cầu này trước khi phân công sinh viên đi thực tập để hạn chế tình trạng
phải thay đổi nơi thực tập cho các em, gây phiền hà cho DN, cho trường và nhất là cho
SV.
1.2 Về nội dung thực tập:
- Đề cương hiện đang áp dụng có vài bất cập mà các trưởng ngành cần xem xét
để thay đổi. Có như vậy đề cương mới thực sự là cơ sở để DN căn cứ vào đó mà phân
công cho SV theo đúng chuyên ngành được đào tạo. Đề cương cũng chính là một
trong những căn cứ quan trọng để DN nhận xét, đánh giá SV khi kết thúc thực tập.
Về việc giao đề tài cho SV trong thời gian thực tập là một vấn đề có nhiều khác
biệt trong cách nhìn nhận của GV, DN và SV. Vì thế, DN và GV cần giúp đỡ SV tích
cực hơn để các em có định hướng đúng cũng như mạnh dạn thực hiện các đề tài và
qua đó, tự khẳng định được năng lực của bản thân, đồng thời cũng có thể giúp ích
thiết thực cho DN.
1.3Về việc tổ chức cho SV đi thực tập:
- Việc phân công cho SV đi thực tập hiện nay được đánh giá khá tốt vì phòng
Quan hệ công ty đã cung cấp đầy đủ các địa điểm thực tập cho SV và các trưởng
ngành đã thể hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong vai trò tham mưu, tư vấn
cho SV. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng SV phải thay đổi nơi thực tập do bản thân SV
đã chọn lựa sai hoặc do phòng Quan hệ công ty cung cấp thông tin về DN hoặc về yêu
cầu của DN chưa chính xác.
- Về việc xác định người chịu trách nhiệm quản lý thực tập, hiện chưa có sự
thống nhất cao vì hầu hết những thành viên có thể tham gia quản lý thực tập đều có
nhiều việc nên quản lý thực tập không được xem là công việc chính và vì thế, họ cũng
chưa dành nhiều thời gian và công sức cho công việc này.
- Về cách thức kiểm tra, số lần kiểm tra cũng có nhiều quan điểm khác nhau,
theo chúng tôi, cần có sự thống nhất thì việc kiểm tra mới có thể đạt kết quả mong
muốn.
- Nhìn chung, việc quản lý thực tập hiện nay của trường CĐBC Hoa Sen chưa
được GV, DN và SV hoàn toàn hài lòng.
1.4 Về việc đánh giá kết quả thực tập:
- Về phía SV, có phần hơi dễ dãi khi tự đánh giá kết quả thực tập, hầu hết các em
chỉ thực hiện theo yêu cầu của người hướng dẫn, chưa thật sự chủ động và cũng chưa
mạnh dạn đề ra những mục tiêu cho bản thân.
- Về phía GV và DN, việc xác định các tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực tập
cho SV không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, giữa GV và DN lại chưa thống
nhất cao trong cách đánh giá năng lực của SV, DN có phần dễ dãi hơn GV.
2. Khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến các thực trạng nêu trên, chúng tôi
đã chú ý đến những nguyên nhân:
2.1 Nguyên nhân từ các bộ phận quản lý để xác định những vấn đề bất cập từ:
- Phòng Quan hệ công ty: vì phải liên tục tìm thêm nhiều địa điểm mới nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tập ngày càng cao của SV toan trường và phải duy trì quan hệ với
các DN nên không thể tránh những thiếu sót.
- Khoa- Ngành: hoan toan lệ thuộc vào phòng Quan hệ công ty, không chủ động
trong việc tìm địa điểm thực tập cho SV ngành mình phụ trách nên khó hạn chế được
tình trạng SV không được phân công trong thời gian thực tập hoặc thực tập không
đúng ngành đào tạo. Việc giải quyết chuyển SV đến thực tập tại DN khác đôi khi còn
chậm chạp. Việc theo dõi, kiểm tra thực tập chưa đồng bộ và chặt chẽ giữa các ngành
vì chưa có qui định, vì thiêu nhân lực. Đối với việc đánh giá kết quả thực tập của SV,
còn có sự chênh lệch khá rõ nét ở các ngành, tạo sự khác biệt khá rõ nét trong điểm số
và cách xếp loai khi SV kết thúc thực tập.
- Về phía sinh viên: vẫn còn một số SV chưa chọn địa điểm thực tập phù hợp do
chủ quan, không được trưởng ngành tư vấn hoặc không tuân thủ ý kiến của trưởng
ngành. Trong những trường hợp này, kết quả thực tập của các em có bị ảnh hưởng
nhất định. Ngoai ra, trong thời gian thực tập, đôi khi các em cũng chưa nỗ lực, chưa
nhận thức đầy đủ về tác dụng của thực tập. Khi kết thúc thực tập thì viết báo cáo sơ
sài, không tập trung cao trong hội đồng bảo vệ.
- Về phía DN: có một số DN cho rằng thời điểm tiếp nhận SV đến thực tập là
một vấn đề cần được trường quan tâm nhiều hơn, để tránh tình trạng DN không có
công việc để giao cho SV. Mặt khác, do chức năng họat động, không phải DN nào
cũng có thể tiếp nhận được SV của tất cả các ngành. Đối với việc đánh giá kết quả
thực tập của SV thì chưa có sự đồng bộ giữa các DN. Trường có biểu mẫu nhận xét
đánh giá nhưng lại chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách nhận xét cũng như cách
cho điểm.
3.Trên cơ sở phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng,
chúng tôi đã đề xuất những giải pháp liên quan đến việc:
- Ban hành những văn bản phù hợp hơn đối với việc tổ chức và quản lý thực tập
nhằm thay thế những văn bản có những điều khỏan đã lỗi thời so với chức năng của
các phòng ban trong trường cũng như qui mô phát triển của trường hiện nay.
- Cải tiến việc tìm địa điểm thực tập bằng cách giao trách nhiệm này cho SV
cũng như cho các Trưởng ngành chứ không giao khoan cho phòng Quan hệ công ty
nữa.
- Cải tiến việc kiểm tra thực tập bằng cách phân chia việc kiểm tra tùy tình hình
thực tế của Ngành với phương pháp kết hợp và qui định những tỷ lệ hợp lý hơn nhằm
đảm bảo 100% SV đi thực tập phải được kiểm tra.
- Việc xác định nhu cầu của các DN bằng phiếu yêu cầu và hợp đồng nhằm hạn
chế tình trạng SV không đáp ứng được yêu cầu của DN hoặc DN không đáp ứng được
yêu cầu của trường.
- Việc đề nghị DN trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập nhằm nâng cao ý
thức trách nhiệm của các em để việc thực tập có ý nghĩa thiết thực hơn nữa.
4.Qua thăm dò ý kiến của GV, DN và SV về tính khả thi của các giải pháp,
chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Việc thay đổi cách tổ chức, quản lý thực tập bằng những văn bản chỉ đạo phù
hợp với tình hình thực tế đối với trường Hoa Sen là hết sức cấp bách và cần thiết.
- Việc nâng cao trách nhiệm của SV đối với việc thực tập cũng là những việc
đáng được quan tâm và thực hiện ngay để có thể phối hợp quản lý tốt việc thực tập
mỗi học kỳ cho một số lượng SV lớn với nhiều ngành đào tạo có những đặc thù khác
nhau .
- Việc phối hợp với DN cần được thực hiện một cách chặt chẽ, có hệ thống hơn
thì DN mới có thể cùng với trường tạo những điều kiện tốt nhất nhằm giúp SV hoàn
thành việc thực tập đúng vói yêu cầu của mục tiêu đào tạo xen ke mà trường đã đề ra.
- Việc trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập là một giải pháp cần được xem
xét thêm vì sự cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp không cao lắm.
II KIẾN NGHỊ
1.Đối với trường:
Tiếp tục có những chỉ đạo tích cực, cụ thể hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho các
bộ phận có liên quan đến việc tổ chức và quản lý thực tập có thể phát huy những thành
tích, kinh nghiệm đã có, đồng thời, khắc phục được những tồn tại trước mắt.
Kịp thời có chính sách nhân sự thích hợp để các Khoa- Ngành có thể đi sâu vào
việc theo dõi, kiểm tra thực tập cho SV.
2.Đối với phòng Quan hệ công ty:
Vốn đã có bề dày kỉnh nghiệm về việc thiết lập quan hệ với các công ty doanh
nghiệp thì nên phát huy thế mạnh của mình bằng cách tiếp tục duy trì những mối quan
hệ tốt đẹp đó. Đồng thời cũng phổ biến kinh nghiệm đến các Khoa, đến SV để tích
cực giúp đỡ các em trong việc liên hệ tìm nơi thực tập.
3.Đối với các Khoa- Ngành:
Quản lý thực tập chặt chẽ hơn bằng văn bản cũng như bằng sự phân công, phân
nhiệm rõ ràng. Trong quản lý, phải chú ý đến đặc thù của các ngành để có những biện
pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm phát huy tốt hơn nữa tác dụng của học kỳ thực tập.
4.Đối với SV:
Quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận thức cho SV nhiều hơn nữa để SV hiểu một
cách rõ ràng về yêu cầu của việc thực tập, thấy rõ trách nhiệm của bản thân và nỗ lực
hoàn tất học kỳ thực tập theo mong muốn nhà trường. Nhận thức đúng sẽ giúp SV có
trách nhiệm đầy đủ hơn đối với việc thực tập, đồng thời cũng có đủ nghị lực để vượt
qua những thử thách trong thời gian thực tập. Như vậy, việc thực tập mới thực sự có ý
nghĩa đối với SV.
Trong bài viết “Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức”, Giáo SV Hoàng
Tụy đã khẳng định:” Đối với dân tộc ta, muốn thực hiện các mục tiêu cơ bản: dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cũng không thể tách rời các xu
thế chung của thời đại. Trong bối cảnh đó, nhiều người khi nói tới hiện đại hóa giáo
dục, thường chỉ nghĩ đến việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
đặc biệt là công nghệ thông tin, trong giảng dạy và học tập, điều này đương nhiên là
quan trọng. Song, cái chính chưa phải ở đó. Cái chính là thay đổi tư duy giáo dục, xác
định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đó, thay đổi cung
cách dạy học, phương pháp, nội dung, tổ chức và quản lý giáo dục, nhằm xây dựng
một nền giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên
kinh tế tri thức”.
Trích dẫn ý kiến trên, chúng tôi muốn khẳng định hiện đại hóa giáo dục không
phải là một vấn đề ngoài tầm tay của chúng ta. Mỗi nhà quản lý giáo dục hãy xác định
yêu cầu, mục tiêu đào tạo của nhà trường mà mình đang quản lý thì mới có thể tổ chức
được công việc một cách hiệu quả. Với trường Hoa Sen, việc xác định mục tiêu,
phương thức đào tạo đã được Chi bộ Đảng quan tâm và có những biện pháp tích cực
để tập thể SV phạm của nhà trường cùng thực hiện. Là Phó trưởng Khoa Quản trị,
trong những công việc mà bản thân đang phụ trách, chúng tôi đã chọn việc quản lý
thực tập để làm đề tài cho luận văn. Chúng tôi có mong muốn sẽ nhìn lại việc quản lý
thực tập bằng cái nhìn của một nhà quản lý giáo dục với trách nhiệm và tâm huyết về
một lý tưởng đào tạo tuy mới mẻ nhưng hoàn toàn phù hợp với xu hướng của thời đại
nói chung và mục tiêu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà Nước nói riêng.
PHẦN 4: PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I) VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
1)Bộ giáo dục - Đào tạo - Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục -đào tạo đến
năm 2100, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Hà Nội, 9/2000.
2)Chỉ thị của TT chính phủ 18/10/2001 ngày 27/8/2001 về Một số biện pháp cấp
bách
3)Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, BCHTVV Đảng
khóa VII
4)Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, BCHTW Đảng
khóa VIII
5)Đảng Cộng Sản Việt Nam - Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc, BCHTW Đảng
khóa IX
6)Chỉ thị Bộ trưởng Bộ GO & ĐT về nhiệm vụ năm học 1999 - 2000 và 2000 -
2001, Bộ GD & ĐT
7)Luật giáo dục (1998), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8)Bộ Giáo dục và Đào tạo, Để án quy hoạch mạng lưới các trường đại học và
cao đẳng Việt Nam giai đoạn đến năm 2010, Hà Nội, 1999.
9)Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 15/1999/CT-BGD&ĐT ngày 20/4/1999 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mối phương pháp
giảng dạy và học tập.
II. CÁC TÀI LIỆU VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
10)Phạm Minh Hạc (1986) - Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,
NXB giáo dục, Hà Nội.
11)Trần Kiểm (1997) - Quản lý giáo dục và trường học. Viện khoa học GD, Hà
Nội.
12)Trần Tuấn Lộ (2002) - Đề cương bài giảng môn quản lý nhà trường.
13)Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,
1989
14) Hoàng Tâm Sơn (1993) - Tâm lý học với quản lý môi trường học. Trường
CB. QLGD & ĐT II , TP.HỒ Chí Minh.
1 3) Thạc sĩ Trần Thị Tuyết Mai, Quản lý giáo dục và đào tạo, trường cán bộ
quản lý giáo dục - đào tạo II
14) Vũ Thế Phú -Quản trị học- Bộ GD - ĐT - Đại học mở bán công TP.HCM.
1 5) Quản lý trường học PTCS (1985). Tập I, Viện khoa học GD, Hà Nội.
16)GS. vs Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
1 7)GS. TS Vũ Đình Cự (Chủ biên), Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1990
18)PTS. Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục,
Hà Nội, 1997
19)Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc
gia, Hà Nội, 2001.
20)Phạm Thành Nghị, Quản lý chiến lược, kế hoạch trong các trường đại học và
cao đẳng, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000.
21)TS. Bùi Ngọc Oanh, Tâm lý học trong xã hội và quản lý, Nxb Thống kê, Hà
Nội, 1997.
22)Nguyễn Đình Chỉnh, Thực tập SV phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
23)PTS. Nguyễn Đình Chỉnh và PTS. Phạm Ngọc Uyển, Kiến tập và thực tập SV
phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999.
24)PGS.Bùi Ngọc Hồ (Chủ biên), Hỏi đáp về thực tập SV phạm, Tài liệu lưu
hành nội bộ, Trường Đại học SV phạm TP Hồ Chí Minh, 1993.
25)GS. Nguyễn Hữu Dũng, Hình thành kỹ năng SV phạm cho giáo sinh SV
phạm, 1995.
26)Phan Phú - Luận văn Thạc sĩ "Quản lý hoạt động thực tập SV phạm ở trường
Cao đẳng SV phạm Nha Trang - Thực trạng và giải pháp" - Trường CĐ SP Nha
Trang.
III. CÁC TÀI LIỆU KHÁC
27)Thỏa ước hợp tác SV phạm giữa trường ESCIA (trường Cao đẳng Quản trị
và Tài chính) trực thuộc phòng Thương mại & Công nghiệp Versailles Vai d'Oise Y
velines (CCIV) và Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen.
28)Quy trình tổ chức thực tập của p. Quan hệ công ty.
29)Đề cương thực tập của các ngành.
30)Qui chế thực tập - Sổ tay sinh viên.
31)Thống kê số liệu tình hình thực tập của Khoa QT.
32)Báo cáo tình hình thực tập năm 2002 - 2003 của p. Quan hệ công ty và Khoa
QT.
33)Biên bản họp rút kinh nghiệm tổ chức thực tập năm học 2002 -2003
34)Trang web www.google.com.vn
35)Tài liệu về quản lý thực tập của trường ESCIA và PIERRE SALVI
(Dành cho các trưởng ngành và quản sinh của trường CĐBC Hoa Sen)
Để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động thĩỉc tập của
Trường CĐBC Hoa Sen, xin anh, chị vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau bằng
cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn □ cho mỗi vấn đề hoặc ghi ngắn gọn ý kiến vào chỗ
trống. Xin chân thành cảm ơn..
1. Theo anh, chị, việc xấc định mục tiêu cho đợi thực tập tại cấc công ty đối với
SV trường CĐBC Hoa Sen là:
a. Rất cần thiết □ b. cần thiết □ c. Không cần thiết □
3.Anh, chị đánh giá như thê nào về năng lực của sinh viên Trường CĐBC Hoa
Sen khi đi thực tập:
a. Rất tốt □ b. Tốt □ c. Khá □ d. Trung bình □ e. Yếu □
4.Theo anh chị, nhà trường cần chuẩn bị những gì cho sinh viên trước khi đi thực
tập?
5. Anh, chị có nhận xét gì về đề cương thực tập của ngành mà anh, chị đang phụ
trách?
a. Phù hợp □ b. Chưa phù hợp □
6. Theo anh, chị, ai sẽ là người quản lý việc thực tập của SV?
a. Trưởng ngành □
b. Phân công giảng viên phụ trách □
c. Quản sinh quản lý □
d. Kết hợp □
7. Theo anh chị, việc đánh giá kết quả TT của SV nên chú ý nhiều nhất đến yếu
tố nào trong những yếu tố sau:
a. Phẩm chất đạo đức tốt □ b. Nhiệt tình, tận tụy trong công việc □
c. Có kỹ năng chuyên môn d. Có kiến thức xã hội □
8.Theo anh chị, căn cứ nào trong những căn cứ sau đây là căn cứ quan trọng
nhất để đánh giá hiệu quả thực tập của sinh viên?
a. Phiếu nhận xét của doanh nghiệp □
b. Nhận xét của người quản lý thực tập □
c. Kết quả bảo vệ thực tập □
d. Báo cáo thực tập của SV □
9.Xin cho biết ý kiến của anh, chị về tỷ lệ tính điểm trong đánh giá kết quả thực
tập của SV hiện nay?
a. Hoàn toàn hợp lý □ b. Gần hợp lý □ c. Chưa hợp lý □
10.Theo anh chị có nên cho SVthực hiện một đề tài trong thời gian thực tập
không?
a. Tất cả sinh viên đều nên làm □
b. Chỉ nên chọn sinh viên giỏi □
c. Không nên làm □
d. Lý do anh, chị nêu ra là:
11.Theo anh, chị, SV đã bộc lộ những điểm kém nào sau đây trong đợi TT?
a. Không thích nghi với môi trường DN □
b. Khả năng xử lý nghiệp vụ kém □
c. Khả năng ngoại ngữ chưa tốt □
d. Đạo đức, tác phong chưa tốt □
12.Anh, chị đánh giá như thế nào về việc phối hợp giữa ngành, phòng Quan hệ
công ty và các bộ phận khác trong việc quản lý thực tập của SV?
a. Rất tốt □ b.Tốt□ c. Chưa tốt □
13.Có cần thiết phải có phụ cấp cho những người trực tiếp theo dõi, kiểm tra
thực tập của Sinh viên?
a. Rất cần thiết □ b. cần thiết □ c. Không cần thiết □
14.Nhận xét tổng quất của anh, chị về công tác tổ chức, quản lý hoạt động TT
của nhà trường trong thời gian qua:
a.Tốt □
b.Trung bình □
c.Chưa tốt, cần rút kinh nghiệm □
d.Nguyên nhân của thực trạng trên:
15. Theo anh, chị, cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng
quản lý TT Trường CĐBC Hoa Sen?
.
.
.
16. Xin anh chị vui lòng cho biết thêm một số thông tin về bản thân :
a. Là cán bộ quản lý của ngành thuộc Khoa
b. Là giảng viên môn thuộc Khoa..
c. Là Quản sinh phụ trách lớp thuộc Khoa
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho các doanh nghiệp đã nhận SV của trường CĐBC Hoa Sen thực tập)
Để góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý việc thực tập của SV Trường
CĐBC Hoa Sen, xin ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau bằng cách
đánh dấu (x) vào ô lựa chọn □ cho mỗi vấn đề hoặc ghi ngắn gọn ý kiến vào chỗ
trống, Xin chân thành cảm ơn ông, (bà).
1.Ông, bà đánh giá như thế nào về việc phân công SVđi thực tập?
a. Rất tốt □
b. Tốt □
c. Không tốt □
2.Ông, bà tiếp nhận SV đến thực tập vì:
a. Mối quan hệ với trường □
b. Có người phụ giúp □
c. Tán thành phương thức đào tạo của trường Hoa Sen □
3.Theo ông, bà, tác dụng nổi bật của đợi TT đối với sinh viên là:
a.Có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế □
b.Được củng cố và vận dụng kiến thức đã học ở trường □
c.Rèn luyện được các kỹ năng, nghiệp vụ □
d.Nâng cao khả năng ngoại ngữ □
e.Có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp □
4.Theo ông bà, nhà trường cần chuẩn bị những gì cho sinh viên trước khi đi TT
ngoài những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đã được học:
5. Ông, bà đánh giá như thế nào về năng lực của sinh viên Trường CĐBC Hoa
Sen?
a. Tốt □ b. Khá □ c. Trung bình □ e. Yếu □
6. Theo ông, bà, thời điểm sinh viên đến doanh nghiệp thực tập là:
a. Rất phù hợp □ b. Phù hợp □ c. Chưa hoàn toàn phù hợp □
7.Việc kiểm tra thực tập của nhà trường cần được tiến hành bằng cách nào?
a.Tiếp xúc trực tiếp với người hướng dẫn □
b.Gọi điện thoại để kiểm tra □
c.Kiểm tra thông qua báo cáo của SV □
d.Thông qua báo cáo của người quản lý thực tập □
e.Sử dụng tất cả những phương thức trên □
8.Ông, bà có nhận xét gì về Đề cương thực tập mà trường Hoa Sen đã gởi đến
Công ty trước khi tiếp nhận SV thực tập:
a. Phù hợp □
b. Chưa phù hợp □
9. Theo ông, bày việc theo dõi, quản lý TT của SV nên được tiến hành:
a.Thường xuyên □
b.Chỉ cần tiếp xúc với DN nếu có vấn đề cần giải quyết □
c.Không cần thiết phải kiểm tra □
d.Chỉ nên thực hiện như một thủ tục hành chánh □
10.Theo ông/ bày việc theo dõi, quản lý TT của trường CĐBC Hoa Sen hiện nay
:
a. Rất tốt □
b. Tốt □
c. Chưa tốt □
11.Theo ông, bà, khi đánh giá kết quả TT của sinh viên nên chú ý đến yếu tố nào
nhiều nhất trong những yếu tố sau:
a. Khả năng chuyên môn của SV □
b. Sự cần cù, chịu khó của SV trong thời gian thực tập □
c. Sự hội nhập với môi trường doanh nghiệp □
d. Đạo đức, tác phong □
e. Kết quả bảo vệ TT trước Hội đồng □
12. Theo ông, bà có nên giao cho sinh viên một đề tài trong đợi TT không?
b. Tất cả sinh viên đều nên làm □
c. Chỉ nên chọn sinh viên giỏi □
d. Không nên làm □
Lý do ông, bà nêu ra là:
13. Ông, bà đánh giá như thế nào về vịêc phối hợp giữa Trường CĐBC Hoa Sen
với các công ty, doanh nghiệp trong việc quản lý, theo dõi TT?
a. Rất tốt □ b. Tốt □ c. Chưa tốt □
14.Khi chọn SV đến thực tập, ông, bà đã lưu ý nhiều nhất đến tiêu chuẩn nào
trong những tiêu chuẩn sau đây:
a.Có phẩm chất đạo đức tốt □
b.Nhiệt tình, tận tụy trong công việc □
c.Có khả năng chuyên môn, nghiệp vụ tốt □
d.Có kiến thức xã hội □
15.Nhận xét tổng quát của ông, bà về công tác quản lý TT của trường Hoa Sen
trong thời gian qua:
a. Tốt □ b. Khá □
c. Trung bình □ d. Chưa tốt □
e. Nguyên nhân của thực trạng trên:
16. Theo ông bày cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng việc
quản lý TT ở Trường CĐBC Hoa Sen:
17. Xin ông, bà cho biết thêm một số thông tin về bản thân :
a. Là cán bộ quản lý □
b. Là nhân viên □
c. Phòng ban nơi đang công tác:
d. Nam □ Nữ □
e. Đã hướng dẫn SV Hoa Sen thực tập :
- Dưới 3 năm □
- Từ 5 năm □
- Lần đầu tiên hướng dẫn □
(Dành cho sinh viền thực tập ở tại các công ty doanh nghiệp)
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Dành cho sinh viên thực tập ở tại các công ty doanh nghiệp)
Để góp phần nâng cao chất lượng công tác tổ chức, quản lý các đợi thực tập của
Trường Cao đẳng Bán công Hoa Sen, xin anh, chị vui lòng cho biết ý kiến về các vấn
đề sau bẵng cách đánh dấu (x) vào ô lựa chọn □ cho mỗi vấn đề hoặc ghi ngắn gọn ý
kiến vào chỗ trống. Xin chân thành cảm ơn anh, chị.
1.Anh, chị đã thực tập theo sự phân công của ngành hay anh, chị tự tìm nơi thực
tập?
a. Theo phân công của nhà trường □ b. Tự tìm □
2.Tâm trạng của anh, chị khi bắt dầu thực tập:
a. Rất thích thú □ b. E ngại, lo lắng □ c. Thực hiện vì sự bắt buộc của nhà
trường □
3.Theo anh, chị, tấc dụng nổi bật của đứt TT đối với sình viên là:
a.Tiếp xúc với môi trường thực tế □
b.Củng cố vận dụng kiến thức đã học ở trường □
c.Rèn luyện và nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ □
d.Nâng cao khả năng ngoại ngữ □
e.Có nhận thức đúng về nghề nghiệp □
4.Theo anh, chị, ngoài những kiến thức đã học, nhà trường cần chuẩn bị những
gì cho sinh viên trước khi đi TT?
.
.
.
5.Anh, chị đánh giá như thế nào về những kiến thức, kỹ năng đã có khi đì thực
tập?
a. Rất tốt □ b. Tốt □ c. Khá □
d. Trung bình □ e. Yếu □
6.Anh, chị có nhận xét gì về đề cương thực tập mà nhà trường đã gửi đến doanh
nghiệp trước khi anh, chị đến thực tập ?
a. Phù hợp □ b. Chưa phù hợp □
7.Trong thời gian thực tập, anh chị lo lắng nhất vấn đề nào trong những vấn đề
sau đây:
a. Không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp □
b. Không có công việc vì không được phân công □
c. Phải làm những công việc không đúng với chuyên môn □
d. Không tạo được mối quan hệ tốt □
e. Tất cả những vấn đề nêu trên □
8.Anh, chị đã hoàn thành tốt đợi thực tập của mình bằng cách:
a.Thực hiện theo đề cương của trường □
b.Đạt những mục tiêu mà bản thân đã đề ra khi đi thực tập □
c.Thực hiện công việc theo sự phân công của người hướng dẫn □
d.Thực hiện những công việc phù hợp với khả năng, kiến thức đã có □
9.Anh, chị có hài lòng về cách đánh giá kết quả thực tập của SV mà trường đang
áp dụng hay không?
a. Hoàn toàn hài lòng □
b. Hài lòng □
d. Chưa hài lòng □
10.Theo anh, chị, trong mỗi đột thực tập, việc kiểm tra nên được tiến hành:
a. 1 lần □ b. 2 lần □ c. Chỉ kiểm tra khi có vấn đề cần giải quyết □
11. Theo anh chị, có nên cho sinh viên thực hiện đề tài trong thời gian thực tập
không?
a. Tất cả sinh viên đều nên làm □
b. Chỉ nên chọn sinh viên giỏi □
c. Không nên làm □
12. Theo anh chị, SV nên tự tìm nơi thực tập hay thực tập theo sự phân công và
quản lý của nhà trường ?
1. Tự tìm địa điểm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả thực tập □
2.Thực tập theo sự phân công và được kiểm tra □
3.Thực tập theo phân công và không cần kiểm tra □
4.Ý kiến khác :
..
..
13. Theo anh, chị, việc tổ chức, quản lý thực tập hiện nay của trường Hoa Sen là:
a.Hoàn toàn hợp lý □
b.Hợp lý □
c.Chưa hợp lý □
d.Ý kiến khác
..
..
14. Ý kiến đề xuất của anh chị để nâng cao chất lượng quản lý TT tại trường
CĐBC Hoa Sen:
..
..
Trường Cao đẳng Hoa Sen
QUY ĐỊNH
Số 1 74/1999/QĐ
v/v TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VIỆC THỰC TẬP CỦA SÌNH VIÊN
Hiện nay, trường Hoa Sen có sự tăng lên của các ngành, các hệ đào tạo và số
lượng sinh viên. Bộ máy của nhà trường đã được sắp xếp, phân công lại cho phù hợp
với yêu cầu quản lý mới. Việc thực tập của sinh viên, một môn học quan trọng trong
kế hoạch đào tạo của các ngành được chuyển giao từ phòng Quan hệ công ty về phòng
Đào tạo và Quản lý sinh viên. Nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong quá trình tổ chức thực
tập của sinh viên, trường Hoa Sen ban hành quy định về việc phân công và phối hợp
giữa các bộ phận liên quan trong quy trình như sau:
A. Phòng Quan hệ công ty: tìm chỗ thực tập
1.Tìm và chuyển chỗ thực tập cho phòng Đào tạo theo số lượng do phòng Đào
tạo cung cấp.
2.Ghi nhận các yêu cầu của công ty đối với sinh viên thực tập có xác nhận của
bộ phận tiếp nhận tại công ty. Các yêu cầu này được chuyển cho ngành để phân công
3.Nhận lại (từ phòng Đào tạo hoặc ngành) bảng phân công thực tập của các lớp
để biết.
4.Nắm tình hình thực tập của sinh viên tự tìm chỗ thực tập.
5.Có mặt trong buổi họp của Chủ nhiệm ngành với sinh viên để phát quyết định
phân công và để dặn dò sinh viên trước khi đi thực tập.
6.Tiếp nhận các ý kiến phản hồi của công ty về sinh viên thực tập và chuyển cho
Chủ nhiệm ngành xử lý.
B. Đào tạo: quản lý việc thực tập về mặt hành chính
1.Cung cấp cho phòng Quan hệ công ty số lượng sinh viên đi thực tập trong học
kỳ sau trong tuần 4 của học kỳ.
2.Nhận lại (từ phòng Quan hệ công ty) số chỗ thực tập và chuyển cho ngành.
3.Cung cấp danh sách sinh viên đủ điêu kiện thực tập, có xếp hạng cho ngành để
Chủ nhiệm ngành phân công.
4.Tiếp nhận các quyết định xử lý, điều chỉnh phân công thực tập từ Chủ nhiệm
ngành.
5.Nhận danh sách đề nghị (từ các Chủ nhiệm ngành) trình duyệt các hội đồng
chấm báo cáo.
6.Nhận báo cáo thực tập của sinh viên và chuyển cho các thư ký - quản sinh.
7.Tham gia quản lý và nắm tình hình thực tập theo yêu cầu thực tế của ngành
C. Ngành: tổ chức và quản lý việc thực tập
1.Phân công sinh viên thực tập theo khả năng của sinh viên.
2.Tổ chức họp lớp trước khi sinh viên thực tập để phổ biết những nội dung cần
thiết.
3.Cung cấp danh sách đã phân công đến phòng Đào tạo và phòng Quan hệ công
ty.
4.Ghi các biểu mẫu liên quan đến việc thực tập của sinh viên, Chủ nhiệm ngành
ký tắt các văn bản này trước khi trình cho Khoa.
5.Quyết định các trường hợp thay đổi chỗ thực tập hoặc các chỗ do sính viên tự
xin và thông báo cho phòng Đào tạo (chậm nhài là một tuần sau khi bố trí)
6.Gửi danh sách đề nghị hội đồng chấm báo cáo thực tập cho phòng Đào tạo vào
tuần 11 của học kỳ.
7.Nhận báo cáo thực tập của sinh viền từ phòng Đào tạo và phân công chấm báo
cáo.
Quy định này được thực hiện từ HK1/1999 - 2000
TPHCM, ngày 07 tháng 10 năm 1999 Hiệu trưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_viec_quan_ly_thuc_tap_tai_truong_cao_dang_ban_cong_hoa_sen_va_mot_so_giai_phap_0395.pdf