1. Sóc Sơn là một huyện nghèo của Thủ đô Hà Nội nhưng có rất nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là tiềm năng về đất đai, lao động, du lịch.
2. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN, giảm tỷ lệ hộ nghèo của
huyện từ 18,87 năm 2001 xuống còn 9,02 năm 2003. Đồng thời đưa ra các
chương trình những hành động cụ thể nhằm làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo
của huyện trong năm tới. Tuy nhiên, các giải pháp chưa đem lại hiệu quả
thiết thực mà mới tạm cắt được cơn sốt nghèo, do đó tỷ lệ tái nghèo của huyện
còn ở mức cao.
3. Các hộ nghèo tại Sóc Sơn còn trông chờ, ỷ lại vào thành phố, huyện
chưa thực sự cố gắng tự vươn lên thoát nghèo. Đa số hộ nghèo đều có vài
nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, vì vậy cần lồng ghép các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội với chương trình XĐGN của huyện.
95 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5480 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội - Kinh nghiệm và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm gần đây. Đặc biệt,
trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của Sóc Sơn đã đạt được
65
những thắng lợi to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng khá, đời sống của nhân
dân từng bước được cải thiện và ổn đinh, chương trình giảm nghèo, tăng giàu
được huyện uỷ và UBND huyện đặc biệt quan tâm. Thực hiện Nghị quyết của
thành uỷ Hà Nội về giảm cơ bản hộ nghèo của thành phố trong những năm
tới, huyện Sóc Sơn đã tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ.
- Công tác chỉ đạo:
+ Huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa
bàn theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo của các xã theo chuyên môn của đơn vị, đồng
thời tăng cường 14 các bộ, chuyên viên đang công tác tại huyện uỷ và UBND
huyện làm công tác chuyên trách XĐGN trong 02 năm (2003-2004), mỗi xã
cử 01 cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp tình hình công tác XĐGN
của xã và giúp các hộ dân tập trung XĐGN
+ Tiếp tục bố trí ngân sách hợp lý cho Ban chỉ đạo XĐGN từ huyện
xuống cơ sở để đủ sức chỉ đạo, tạo chuyển biến cơ bản giảm hộ nghèo theo
mục tiêu đề ra.
- Công tác tuyên truyền:
+ Ban tuyên giáo huyện uỷ, đài phát thanh huyện đã tuyên truyền giáo
dục tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân là hộ nghèo nhằm giúp họ
hiểu được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, nâng cao nhận thức về các chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc XĐGN.
+ Tuyên truyền, động viên các hộ nghèo cố gắng tự lực, tự cường vươn
lên thoát nghèo. Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngăn chặn, đấu tranh phòng
ngừa các tệ nạn xã hội.
- Công tác đầu tư hỗ trợ:
+ Bằng nguồn ngân sách của huyện, trực tiếp hỗ trợ giống lúa, giống cá,
phân bón, tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm cho các hộ nghèo, cận nghèo,
trung bình mỗi năm huyện chi hơn 300 triệu đồng.
66
- Kết quả việc cho vay vốn phát triển sản xuất:
+ Công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nươc, là một trong những biện pháp quan trọng
trong chính sách giải quyết việc làm. Trong 4 năm (2003-2006), được sự quan
tâm, hỗ trợ đầu tư của thành phố, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của kho
bạc thành phố, UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng
kế hoạch, triển khai được 456 dự án với tổng số vốn vay luân chuyển lên tới
35,847 tỷ đồng, giải quyết cho 14.123 lượt hộ vay thu hút số lao động nhàn
rỗi trong nông nghiệp theo thời vụ là 15.081 lao động. Nguồn vốn Quỹ quốc
gia giải quyết việc làm đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn của Sóc Sơn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn
nuôi và phát triển các mô hình kinh tế trang trại. Việc cho vay vốn, lồng ghép
với các hoạt động kinh tế - xã hội khác đã làm cho thu nhập của người lao
động được ổn định, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.
+ Kết quả thực hiện dự án vốn vay quỹ khuyến nông: Từng nguồn vốn
trung bình hàng năm trên một tỷ đồng, số vốn này được đưa vào tập trung cho
các hộ có mô hình kinh tế điển hình nhằm mở rộng sản xuất, xây dựng các mô
hình điểm phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương,
trung bình hàng năm giải quyết được hàng ngàn lao động thời vụ.
+ Kết quả thực hiện dự án vốn vay chăn nuôi bò sinh sản: Qua những
năm đầu thí điểm ( từ năm 2000) với 35 con bò cái được Hội nông dân huyện
đưa về cho các hộ nghèo nuôi ( trong thời gian hai năm khi bò sinh sản bò con
Hội nông dân huyện sẽ chuyển bò mẹ sang cho hộ nghèo khác tại địa phương
nuôi), đến nay các xã trong toàn huyện thực hiện mua được 1.027 con bò sinh
sản cho 1.027 hộ nghèo vay với số vốn trên 3 tỷ đồng. Ngoài ra, đã luân
chuyển được 425 con bò sinh sản cho các hộ nghèo từ dự án các năm trước.
67
+ Kết quả thực hiện các dự án vay nguồn XĐGN
Với nguồn vốn XĐGN do Hội nông dân thành phố giao cho huyện quản
lý, mỗi năm giải ngân được trên 1,3 tỷ đồng, nhưng trong 4 năm qua số nợ
quá hạn của nguồn vốn này quá lớn. Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do
thời điểm cho vay không hợp lý, thời gian xem xét duyệt chi dự án dài nên
chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nên người dân vay được nhưng không trả
được.
- Công tác hỗ trợ các gia đình đặc biệt khó khăn:
+ Phát huy cao độ tinh thần tự lực, đoàn kết tương thân tương ái " Lá
lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", trong 3 năm qua bằng các
nguồn vốn hỗ trợ người nghèo, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng
hảo tâm nên đã xoá xong nhà dột nát cho các hộ nghèo toàn huyện (583 ngôi
nhà), tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp.
+ Năm 2003 được thành phố hỗ trợ kinh phí trợ cấp khó khăn đối với các
hộ thuộc diện chính sách, có người ốm đau tàn tật với mức trợ cấp
50.000đ/người/tháng từ tháng 01-12/2003 đối với 140 hộ (649 khẩu), trợ cấp
cho 793 hộ (1.1001 khẩu) nghèo do ốm đau từ tháng 5-12/2003 với số tiền
400.400.000 đồng.
+ Trong mấy năm qua 9 sở, ban ngành thành phố tập trung hỗ trợ giúp đỡ
các hộ nghèo thuộc xã nghèo của huyện Sóc Sơn với số tiền 372.762.000
đồng bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ làm nhà cho 32 hộ, tặng 95
xe đạp. Sở LĐTB&XH tăng 100 xe đạp cho các em học sinh thuộc các hộ
nghèo với số tiền trị giá gần 100 triệu đồng, các tổ chức chính trị xã hội tặng
106 xe lăn cho 106 đối tượng bị tàn tật của huyện.
Ngoài ra các ban, ngành, đoàn thể của huyện phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể của thành phố tổ chức thăm hỏi, tặng quà, đồ dùng học tập
cho 430 em học sinh nghèo, vận động các tổ chức cá nhân, cá nhân tham gia
68
hỗ trợ hộ nghèo về cây con giống, tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật miễn
phí cho người nghèo.
Chỉ đạo, tổ chức thành lập hai doanh nghiệp nông nghiệp thí điểm (công
ty cổ phần nông nghiệp Bắc Vọng và công ty cổ phần nông nghiệp Bình
Minh) tại hai xã Bắc Phú và Thanh Xuân với quy mô 50 và 10 ha. Khi hai
doanh nghiệp này đi vào hoạt động sẽ giải quyết cho khoảng 300-400 lao
động nông nghiệp tại địa phương, đồng thời sẽ là hai mô hình điểm về ản xuất
kinh doanh trên địa bàn.
2.3.2. Những tồn tại trong công tác xoá đói giảm nghèo
Công tác XĐGN của huyện trong 3 năm gần đây được thành phố đặc
biệt quan tâm, được Đại hội huyện Sóc Sơn lần thứ VIII đưa vào nghị quyết,
cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể, qua 3 năm qua huyện đã giảm
được 5.224 hộ nghèo theo tiêu chí nghèo mới cảu thành phố. Tuy nhiên, chất
lượng công tác XĐGN chưa cao, số hộ tái nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo
của Sóc Sơn vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng hộ nghèo của thành phố
(40%). Việc XĐGN của Sóc Sơn mới tạm cắt được cơn sốt nghèo chứ chưa
có khả năng điều trị tận gốc. Theo chúng tôi, để thực hiện tốt công tác XĐGN
cho Sóc Sơn trong những năm tới, đồng thời giảm nghèo tới mức tối thiểu cần
nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan các tồn tại sau:
- Việc thực hiện các dự án vốn vay đối với các hộ nghèo cần xem xét,
nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể để vốn vay đến với người nghèo đúng thời
điểm cần thiết cho sản xuất, thực sự có hiệu quả. Hiện tại việc xem xét duyệt
vốn vay khá rườm rà, chưa chủ động, nếu vốn vay không được chuyển đến
đúng thời điểm để các họ nghèo mua phân bón, thuốc trừ sâu và các vật tư cần
thiết khác phục vụ sản xuất nông nghiệp mà để các hộ chi tiêu vào các việc
khác thì không những không xoá được đói, giảm được nghèo mà còn đẩy các
69
hộ thêm vào nỗi bần cùng. Ngoài ra, tình trạng cho vay nặng lãi trong nông
thôn còn nhiều, các chủ nợ lợi dụng nhanh gọn nên các hộ nghèo nhiều khi
cần tiền mà tiền cho vay từ các dự án chưa về nên phải tạm vay, khi tiền dự án
về sẽ trả cho chủ nợ.
- Trên địa bàn huyện hiện vẫn còn một số hộ nghèo có nhà ở dột nát, hư
hỏng, nguyên nhân chính là do cán bộ điều tra hộ nghèo tại các xã chưa rà
soát chặt chẽ dẫn đến bỏ quên, bỏ sót.
- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền xã chưa tập trung chỉ đạo sát sao,
quyết liệt, còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, giúp đỡ từ thành phố, huyện.
- Cán bộ làm công tác XĐGN chưa say sưa, nhiệt tình với công việc, còn
ngại khó, ngại khổ, năng lực chuyên trách còn hạn chế chưa chủ động tích cực
với nội dung, công việc được giao.
- Phụ cấp cho việc XĐGN của cán bộ chuyên trách chưa thoả đáng
(200.000đ/tháng)
- Một số sở, ban ngành được thành phố giao nhiệm vụ giúp đỡ một số xã
nghèo và một số đơn vị đóng trên địa bàn của huyện được phân công thực
hiện chương trình giảm nghèo ở các xã chưa xây dựng được chương trình
hành động, lập kế hoạch cho địa bàn phân công, chưa thực sự nhiệt tình giúp
đỡ, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo.
- Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện chưa thường xuyên tổ chức kiểm
tra, chỉ đạo xuống cơ sở, một số việc triển khai còn chậm, cán bộ huyện tăng
cường cho cơ sở tham mưu, tư vấn giúp Ban chỉ đạo giảm nghèo các xã còn
hạn chế, chưa có tính năng động sáng tạo, chủ động, tích cực trong công việc,
chưa đôn đốc Ban chỉ đạo các xã thực hiện chế độ báo cáo về Ban chỉ đạo
huyện thường xuyên.
70
- Nguồn kinh phí đầu tư thực hiện chương trình giảm nghèo từ huyện
xuống xã chưa tương xứng với nhiệm vụ đề ra, tiểu ban giảm nghèo các thôn
không có kinh phí hoạt động.
* Những đánh giá chung về công tác XĐGN của huyện Sóc Sơn trong
những năm qua:
- Các biện pháp XĐGN được thực hiện trong những năm qua phần lớn
chỉ là những hỗ trợ mang tính ngắn hạn, tạm thời, do đó hiệu quả XĐGN về
lâu dài chưa cao, nguy cơ tái nghèo còn rất lớn.
- Các giải pháp giảm nghèo mang tính chất căn bản như: đầu tư cho giáo
dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức, kết
quả đạt được cũng khiêm tốn so với tiềm năng, điều này cần được đặc biệt lưu
ý và cần phải có những biện pháp điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo từ năm
2005 và những năm tiếp theo sau này.
- Các giải pháp phát triển ngành sản xuất nông nghiệp mặc dù đã có
những đầu tư đáng kể nhưng hiệu quả mang lại chưa đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ và sự mong mỏi của nhân dân, việc chuyển đổi, tích tụ ruộng đất
diễn ra rất chậm.
71
Chương 3
Phương hướng và giải pháp xóa đói giảm nghèo
ở huyện Sóc Sơn
3.1. Phương hướng, chủ trương của nhà nước về xoá đói giảm nghèo
3.1.1. Mục tiêu tổng quát của chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo
- Đường lối phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường
-
-
Nhằm thực hiện chương trình XĐGN một cách có hiệu quả và bền vững
Chính phủ Việt Nam đã có những chiến lược cụ thể cho từng thời kỳ, trong
giai đoạn 2001-2010 mục tiêu về tăng trưởng kinh tếvà XĐGN là:
- Phấn đấu đến năm 2010, đưa GDP ít nhất tăng lên gấp đôi so với năm
2000, nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tối thiểu từ 7,2-7,5%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế một cách cân đối và bền vững giữa các vùng, cải thiện đời sống
cuả nông dân, XĐGN.
- Tiếp tục thực hiện chương trình XĐGN bằng nhiều biện pháp; xây dựng
công trình thiết yếu cho các xã nghèo, vùng nghèo với các vùng kinh tế trọng điểm.
- Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế
phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động nông nghiệp ở
các vùng kinh tế khó khăn, bên cạnh đó thực hiện trợ cấp xã hội đối với các
vùng, các hộ đặc biệt khó khăn.
- Phấn đấu đến năm 2008 số hộ nghèo còn khoảng 3% (theo tiêu chuẩn
nghèo mới).
3.1.2. Định hướng, mục tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện Sóc Sơn
Trên cơ sở mục tiêu chương trình quốc gia về XĐGN, Sóc Sơn đã xây
dựng cho mình một chương trình riêng nhằm làm giảm cơ bản hộ nghèo vào
cuối năm 2008.
72
3.1.2.1 Mục tiêu chung
- Phát triển kinh tế xã hội, giảm tỷ lệ nghèo, nâng cao đời sống nhân dân
tại các xã còn nhiều hộ nghèo, góp phần thực hiện giảm tỷ lệ nghèo chung
cho toàn thành phố đến năm 2010 xuống còn 2%.
- Góp phần hỗ trợ phát triển trên cơ sở hạ tầng thiết yêu phục vụ đời sống
dân sinh và phát triển kinh tế xã hội tại các xã nghèo, vùng nghèo.
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Biểu 16: Mục tiêu phát triển KTXH và XĐGN của Sóc Sơn đến 2010
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006
Dự kiến
2008 2010
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
2. Cơ cấu GTSX
- CN, TTCN
- Dịch vụ
- Nông nghiệp
3. GTSX/ha canh tác
4. Tỷ lệ tăng dân số
5. Tỷ lệ hộ nghèo
6. Số người được tạo việc làm
7. Thu nhập/ người/ năm
%
%
%
%
Triệu đ
%
%
Người
Triệu đ
9,23
29,14
18,75
51,84
32,00
1,70
5,0
2.000
2,800
14,00
40,00
20,00
40,00
40,00
1,40
3,00
4.000
4,000
10,00
50,00
32,00
18,00
60,00
1,20
2,0
6.000
8,000
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2006
* Về kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh ngành công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu
kinh tế tại Sóc Sơn được xác định là: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - du
lịch, dịch vụ- nông nghiệp, trong đó nông nghiệp chỉ chiểm từ 15-20% trong
cơ cấu kinh tế của huyện vào 2015.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng
ngành chăn nuôi, thuỷ sản, tăng mạnh tỷ trọng sản phẩm hàng hoá phù hợp
với yêu cầu của thị trường.
73
+ Trong trồng trọt: xác định cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện
thổ nhưỡng của từng vùng, nghiên cứu, định hướng cho nông dân gieo trồng
những loại cây có giá trị hàng hoá cao tạo ra vùng sản xuất hàng hoá đáp ứng
nhu cầu của thị trường, góp phần tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông
sản, thực phẩm phát triển.
+ Trong chăn nuôi: đẩy mạnh việc sin hoá đàn bò, phát triển mạnh đàn
bò sữa, đàn lợn siêu nạc, khẩn trương khôi phục đàn gia cầm, khuyến khích
phát triển các trang trại nuôi dê, trang trại nuôi đà điểu, ba ba, ếch, cá
- Đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức bình quân từ 10-15%/năm.
- Phấn đấu đến năm 2009 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7 triệu
đồng/năm.
- Giá trị sản xuất 01 ha đất canh tác đến năm 2010 đạt 45-50 triệu đồng.
* Về xã hội
- Giảm nghèo đi đôi với tăng giàu, khuyến khích làm giàu hợp pháp, thu
hẹp khoảng cách giàu nghèo để đến cuối năm 2010 số hộ nghèo tại Sóc Sơn chỉ
còn khoảng 2% góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố xuống còn 1,5-2%.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nhất là thanh niên nông
thôn trong huyện, trong hai năm 2007-2008 trung bình đào tạo và giải quyết việc
làm cho 2000 người/năm, từ năm 2008 khi các khu, cụm công nghiệp vào hoạt
động mỗi năm đào tạo và thu hút 4000 lao động vào làm việc tại các khu vực này.
- Hỗ trợ giống cây, con, vật tư… phục vụ sản xuất cho các hộ nghèo.
Phấn đấu đến cuối năm 2006 thanh toán hết nhà tạm, nhà dột nát và số hộ đói
đứt bữa.
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: giao thông, thuỷ lợi. nước sạch
sinh hoạt, chợ tiêu thụ nông sản, mục tiêu đến cuối năm 2007 cứng hoá 80-
90% kênh mương, bê tông hoá 40% đường liên thôn, liên xã…
74
- Làm tốt công tác bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng, cải tạo chất lượng
nước tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp.
- Tránh hiện tượng tái nghèo và bần cùng hoá, bên cạnh đó thực hiện tốt
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác.
3.2. Các giải pháp chủ yếu xoá đói giảm nghèo
3.2.1. Các giải pháp trước mắt
3.2.1.1. Giải pháp về tổ chức
Công tác XĐGN là chủ trương của các cấp chính quyền nhằm hỗ trợ
những vùng, những hộ khó khăn trong phát triển kinh tế. Do vậy, các giải
pháp về tổ chưc rất quan trọng để sớm đưa các chủ trương, chính sách đó vào
áp dụng trong thực tế. Hiện nay, một vấn đề thường làm cho hiệu quả các
chương trình giảm nghèo kém phát huy tác dụng và làm chậm tiến độ các
chương trình, dự án XĐGN là việc thiếu sự phối hợp và đầu mối liên kết giữa
huyện với xã, giữa xã với các cơ sở. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp về tổ
chức như sau;
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo XĐGN từ huyện
xuống cơ sở.
- Tăng cường cán bộ của huyện có tâm huyết, có trình độ trực tiếp xuống
cơ sở để theo dõi, tư vấn, đôn đốc giúp đỡ các xã thực hiện chương trình
XĐGN có hiệu quả, thiết thực.
- Có chính sách cán bộ thích hợp để khuyến khích các cán bộ của huyện
nhiệt tình, an tâm công tác thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời kiên
quyết xử lý thích đáng của các cán bộ không hoàn thành tốt nhiệm vụ trong
thời gian được trưng tập làm công tác XĐGN.
- Đối với các ban, ngành, đoàn thể của huyện được phân công giúp đỡ xã
nào cần cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với các đồng chí trưng tập tăng cường
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời có những đề xuất kiến nghị đẩy
nhanh quá trình XĐGN của xã đó.
75
- Bố trí ngân sách hợp lý cho Ban chỉ đạo XĐGN để có đủ khả năng, tạo
chuyển biến giảm cơ bản hộ nghèo trong những năm tới.
3.2.1.2. Giải pháp về tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân
dân nói chung và đặc biệt các hộ nghèo nói riêng nhằm giúp họ nâng cao nhận
thức về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của thành phố, huyện
đối với việc thực hiện XĐGN trong giai đoạn tới.
Tuyên truyền, động viên, vận động các hộ nghèo tự lực, tự cường nâng
cao ý thức cố gắng nỗ lực không trông chờ ỷ lại vào xã hội bằng cách vượt
qua khó khăn vươn lên thoát nghèo. Các hoạt động tuyên truyên cần thực hiện
qua các hướng sau:
- Sử dụng các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng như; truyền
hình, báo, đài phát thanh địa phương làm thay đổi dần về nhận thức cách nghĩ,
cách làm nhằm từng bước nâng cao dân trí cho nhân dân trong toàn huyện,
nhất là những vùng còn nhiều hộ nghèo.
- Tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi liên hoan văn nghệ tại địa phương
với chủ đề XĐGN, đồng thời phổ biến các chương trình, mục tiêu XĐGN
đến người dân. Các chương trình tuyên truyền này nên giao cho các tổ chức,
đoàn thể, nghề nghiệp như: Hội khuyến nông, Phòng kế hoạch kinh tế và
phát triển nông thôn, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật và các xã xây dựng
chương trình phối hợp tổ chức nhằm chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất cho nông dân.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư
duy, đổi mới phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu
chính đáng như các hoạt động của hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
3.2.1.3. Giải pháp tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất
Tăng cường cán bộ kỹ thuật bồi dưỡng nghiệp vụ sản xuất, ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật cho hộ nghèo đưa giống mới, giống có năng suất chất lượng
76
cao, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng hộ hoặc một nhóm
hộ người của từng xã, từng vùng.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với đặc
điểm từng vùng, từng khu vực, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có
hiệu quả kinh tế cao, xây dựng và khôi phục các làng nghề, thực hiện sản xuất
hàng hoá đáp ứng nhu cầu thi trường của các khu công nghiệp, sân bay Nội
Bài và thị trường Hà Nội.
Đầu tư mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn,
chuyển đổi các mô hình sản xuất chăn nuôi cho các hộ nghèo, các hội mới
vươn lên thoát nghèo nhằm chống tái nghèo.
Giao cho trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên mở
các lớp đào tạo dạy nghề và giải quyết việc làm. Tổ chức đào tạo nghề miễn
phí cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo. Cần tập trung đào tạo các nghề
có thể đáp ứng vào làm việc ngay trong khu Công nghiệp Nội Bài và các nhà
máy khác đóng trên địa bàn của huyện.
Biểu 17: kế hoạch hỗ trợ công tác khuyến nông và đào tạo nghề trong 3 năm của
huyện Sóc Sơn
TT Nội dung ĐVT
Số lượng
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1
Tập huấn KHKT cho hộ
nghèo
- Tập huấn KT chăn nuôi
lợn
+ Số người tham gia
- Chăn nuôi bà sữa
+ Số người tham gia
- Chăn nuôi bò thịt
+ Số người tham gia
- Chăn nuôi gia cầm
+ Số người tham gia
- KT thâm canh tổng hợp
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
30
3.000
12
360
15
1.500
25
3.750
20
2.000
2
25
2.500
15
450
18
1.800
30
4.500
25
2.500
2
20
2.000
25
750
25
2.500
30
4.500
30
3.000
2
77
2
3
CT
+ Số người tham gia
- Bảo vệ thực vật
+ Số người tham gia
- Sản xuất rau an toàn
+ Số người tham gia
- Sản xuất hoa, cây cảnh
+ Số người tham gia
- Sản xuất, trồng cây ăn
quả
+ Số người tham gia
- Sản xuất cây công nghiệp
+ Số người tham gia
Tham quan mô hình
Tổ chức đào tạo nghề
Số người được đào tạo
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lớp
lượt
người
lượt
người
lớp
lượt
người
120
4
200
2
140
2
100
15
1.500
2.000
20
1600
120
6
300
4
280
3
150
20
2.000
3.500
30
3000
120
10
500
6
420
5
250
25
2.500
4.500
45
4.000
Nguồn: Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn
3.2.2. Giải pháp xoá đói giảm nghèo lâu dài nhằm phát triển ổn định
và bền vững chống tái nghèo
3.2.2.1. Giải pháp về công tác quy hoạch, định hướng phát triển
Trên cơ sở quyết định điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm
2010 của Thủ tướng chính phủ; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Sóc Sơn đến năm 2010 đã được UBND thành phố phê duyệt, huyện
Sóc Sơn cần bổ sung, hoàn thiện việc xây dựng quy hoạch tổng thể, tiến hành
xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng vùng, tiểu vùng nhằm phát huy lợi thế
so sánh, khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng phát triển đồng bộ kinh
tế xã hội của vùng. Mỗi xã, mỗi vùng có những đặc thù, khó khăn và lợi thế
riêng, quy hoạch chung của huyện là những định hướng lớn trên cơ sở đó mà
các xã, các vùng tìm các phương án khác nhau phù hợp với điều kiện của xã
78
mình để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phụ cho phù hợp, bởi
vậy các xã, các vùng không được rập khuôn, máy móc quy hoạch của huyện
vào xã, vùng mình.
- Các xã vùng gò đồi nên tập trung khai thác thế mạnh của mình là đất
đai rộng lớn, có khả năng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế đồi
rừng kết hợp với các mô hình chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi gia cầm, đặc
biệt các xã vùng gò đồi khả năng xây dựng phát triển các trang trại nuôi lợn
nạc, lợn sinh sản như một số mô hình hiện có tại các xã Minh Trí, Minh Phú,
Phù Linh.
- Các xã vùng ven sông nên tập trung thâm canh lúa nước tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, các xã vùng này cần tập
trung nguồn vốn của thành phố, của huyện đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
không để xảy ra úng lụt, đồng thời có kế hoạch thoát nước khi mưa lớn.
- Các xã vùng giữa là những xã có hệ thống giao thông hoàn chỉnh có
khả năng phát triển các khu công nghiệp, chăn nuôi bò sữa, sản xuất rau an
toàn, lúa gạo đặc sản…
Quy hoạch của huyện và các xã càng chi tiết có tính khả thi cao sẽ tạo ra
sự hấp dẫn đói với các nhà đầu tư trong và ngoài nứơc, từ đó có cơ chế mở
thu hút vốn đàu tư vào địa phương nhằm phát huy các thế mạnh tiềm tàng
giúp cho các xã tránh được tình trạng phát triển rập khuôn, máy móc dẫn đến
hiệu quả kinh tế thấp và rủi ro cao, sản phẩm làm ra ứ thừa không có thị
trường tiêu thu.
3.2.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
* Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông
thôn theo hướng tiến bộ, đây là một biện pháp quan trọng nhằm phát triển
kinh tế nông thôn nhanh chóng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ thu
79
hút được lao động nông nghiệp tại chỗ, nâng cao thu nhập cho nông dân đặc
biệt là người nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là con đường cơ
bản để thoát nghèo, tuy nhiên phải dựa vào điều kiện của từng vùng, mỗi
vùng phải xác định được thế mạnh của mình trong việc nuôi con gì, trồng cây
gì nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên cơ sở đất dai, điều kiện sản xuất cụ thể của từng xã, khả năng tiêu
thụ nông, sản phẩm trên địa bàn mà lập kế hoạch cho ngành trồng trọt trong
những năm tới nhằm ổn định đời sống nhân dân góp phần đẩy nhanh quá trình
XĐGN của huyện, đó là tập trung đầu tư thâm canh, ổn định và sản xuất đại
trà một loại giống cây trồng ở từng vùng sản xuất với quy mô vừa và lớn
nhằm tạo năng suất cao tránh thoái hoá các giống cây trồng tạo giá trị sản
phẩm cao trên một diện tích canh tác.
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt xuống 58% vào năm 2005, tăng tỷ trọng
ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản lên 42% đáp ứng ngày càng cao nhu
cầu thị trường, đẩy mạnh việc sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, khuyến khích
các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn phát triển.
- Đối với các xã thuộc vùng gò đồi: cho phép chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên một số diện tích đất cao, đất đồi gò để phát triển và mở rộng diện
tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, đồng thời cho chuyển một phần đất
rừng thuộc các vạt rừng thấp trồng bạch đàn hiệu quả phòng hộ và kinh tế
không cao sang trồng cây ăn quả để phát triển các mô hình kinh tế trang trại
tổng hợp (chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả) đang là mô hình kinh tế
hiệu quả tại Sóc Sơn.
- Đối với các xã thuộc vùng đất giữa: đây là vùng có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển các loại hình hoa, cây cảnh, rau sạch và là vùng
có giao thông thuận tiện, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm lớn. Vì vậy, cần
khuyến khích nông dân, làm gương cho các hộ nông dân chuyển đổi mạnh cơ
cấu cây trồng, vật nuôi.
80
- Đối với các xã thuộc vùng ven sông, vùng đất trũng: cần quy hoạch
vùng phát triển kinh tế chuyển từ hai vụ lúa không ăn chắc sang một vụ lúa,
một vụ cá.
* Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật:
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện,với nguồn vốn
hỗ trợ phát triển sản xuất hiện tại cần xây dựng các mô hình trình diễn làm
điểm sau:
- Về trồng trọt: xây dựng 3 mô hình sản xuất rau an toàn tại các xã Đông
Xuân, Thanh Xuân, Mai Đình; mô hình sản xuất chè tại Bắc Sơn; ba mô hình
phát triển trồng cây ăn quả tại các xã Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh; 8 mô
hình sản xuất lúa năng suất cao tại các xã Phú Cường, Phú Minh, Tân Dân,
Tiên Dược, Phù Linh, Bắc Phú, Xuân Thu, Trung Giã.
- Về chăn nuôi: xây dựng hai mô hình bò lai sind tại các xã Mai Đình,
Hiền Linh; bốn mô hình nuôi bò sữa tại Thanh Xuân, tiên Dược, Tân Minh,
Trung Giã; ba mô hình nuôi gà thả vườn, một mô hình nuôi ngan Pháp…
- Về thuỷ sản: xây dựng hai mô hình một vụ lúa, một vụ cá tại xã Bắc
Phú, Kim Lũ.
Các mô hình trên cần được xây dựng với quy mô vừa và nhỏ phù hợp với
khả năng kinh tế hộ để các hộ nghèo chỉ cần có sự trợ giúp một lượng nhất
định từ chính quyền địa phương hoặc tổ chức xã hội nào đó đã có khả năng
vươn lên thoát nghèo.
3.2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
* Tập trung các nguồn lực cho xây dựng giao thông nông thôn
Thực tế cho thấy 8 xã nghèo của Sóc Sơn thì có tới 7 xã sản xuất chủ yếu
là thuần nông phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, kinh tế hàng hoá kém phát
triển, đặc biệt là giao thông khong thuận lợi. Vì vậy, cần tạo các nguồn tài
chính đa dạng để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông ở các xã, nhát là các
81
xã thuộc vùng đồi gò, vùng ven sông, đặc biệt là các xã nghèo của huyện là:
Minh Trí, Tân Minh, Đông Xuân, Bắc Phú, Đông Xuân, Xuân Giang. Tuy
nhiên, cách làm phải phù hợp, muốn vậy phải thực thi triệt để quy chế dân
chủ ở cơ sở theo tinh thần: dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.
* Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi:
Thuỷ lợi là một trong những khâu then chốt quyết định đến năng suất cây
trồng, chất lượng sản phẩm, nếu tháo gỡ được khâu tưới tiêu sẽ tạo ra cơ hội
để từ đó có thể giải quyết một lúc 2 vấn đề lớn: nâng dần độ đồng đều về năng
suất, tăng sản lượng chung trong vùng và giúp các hộ nghèo đói khong có vốn
đầu tư cho việc bơm nước tưới tiêu, mua vật tư cải tạo đất.
- Để có thể khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả nước từ hồ Đồng Đò mới
được thành phố đầu tư xây dựng phục vụ việc tưới cho các xã vùng gò đồi thì
huyện cần đầu tư kinh phí và chỉ đạo các xã tiến hành rà soát, lập kế hoạch
xây dựng hệ thống kênh mương hoàn chỉnh, đồng thời khai thác các nguồn
kinh phí tập trung cứng hoá hệ thống kênh mương chính, nâng diện tích chủ
động tưới lên 85-90% vào năm 2010.
- Đối với các xã vùng giữa: cần cho khai thác đất tại các lòng hồ đập,
suối để tăng lượng tích trữ nước, cải tạo nâng cấp các trạm bơm, dùng kinh
phí bán vật liệu đất khai thác, nạo vét tại các hồ góp phần cứng hoá kênh
mương, xây mới trạm bơm thôn Hương Đình, trạm bơm thôn Liên Lý xã Phù
Lỗ.
- Đối với các xã ven sông: trên cơ sở dự án phát triển kinh tế vùng Đông
Bắc cần xây dựng hệ thống tiêu nước cho các xã Bắc Phú, Xuân Giang, Việt
Long, Tân Minh, Đức Hoà, hệ thống tưới cho vùng Đông nam Trung Giã và
vùng Tây bắc Tân Minh.
3.2.2.4. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch, tạo mọi
điều kiện lấp đầy khu công nghiệp
82
Việc phát triển các khu công nghiệp không những đẩy nhanh tiến trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Sóc Sơn mà còn góp
phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội và XĐGN của huyện. Nếu
trung bình mỗi hộ nghèo được bố trí một lao động làm việc trong khu công
nghiệp Nội Bài, hoặc làm việc cho các công ty liên doanh đang đóng trên địa
bàn của huyện thì không những giải quyết được một lượng lao động dư thừa
của huyện mà còn giúp các hộ nghèo đó xoá được đói, giảm được nghèo (thu
nhập trung bình của 01 lao động/ tháng dao động từ 700.000-1.200.000đ).
Tuy nhiên, để có thể thu hút đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp thì huyện
Sóc Sơn cần:
- Đáp ứng lực lượng lao động cho các khu công nghiệp trên địa bàn vì
vậy huyện cần có kế hoạch, định hướng cụ thể đào tạo nghề cho các lao động
trong huyện, ưu tiên các lao động thuộc diện chính sách và lao động của hộ nghèo.
- Trên cơ sở được thành phố phê duyệt cơ chế đặc thù riêng, Sóc Sơn cần
khẩn trương xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ tại xã Mai Đình và Tiên
Dược, đồng thời lập kế hoạch chuẩn bị xây dựng các cụm công nghiệp Đông
Xuân - Kim Lũ, Phú Cường - Thanh Xuân, Trung Giã …
- Thành lập ban quản lý khu công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút đầu tư,
quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp.
- Phối hợp cùng Công ty phát triển Nội Bài - chủ đầu tư Khu công nghiệp
Nội Bài tiếp nhận, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp.
3.2.2.5. Quy hoạch, đầu tư hạ tầng các khu vực phát triển du lịch sinh thái
Với địa hình đồi, núi, rừng, hồ nước đã tạo cho Sóc Sơn có những cảnh
quan thiên nhiên rất đẹp, cách trung tâm Hà Nội 35km. Đây là điều kiện thuận
lợi để phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng:
- Khu du lịch sinh thái Đình phú 500 ha
83
- Khu du lịch nghỉ nghơi cuối tuần khu vực Đền Sóc 274 ha
- Khu du lịch resort khu vực Hồ Đồng Quan, Hồ Kèo Cà, Hồ Đồng Đò
500ha
- Khu du lịch sinh thái Núi Đôi 200 ha
- Khu du lịch, lễ hội đền chùa
- Khu vui chơi giải chí, thể dục thể thao
3.2.2.6. Chính sách xã hội
Hiện nay, các hộ nghèo được Nhà nước miễn toàn bộ thuế sử dụng đát
nông nghiệp, tuy nhiên để có thể đẩy nhanh tiến trình XĐGN trên địa bàn cần
tập trung thực hiện một số vấn đề cơ bản về đất đai như sau:
- Cho phép đấu thầu các khu đất hoang hoá phát triển các mô hình kinh
tế trang trại, kinh tế hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời phủ
xanh đất trống, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang bị lãng phí
trên phạm vi toàn huyện nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho lao động dư
thừa hiện nay tại các vùng nông thôn.
- Thẩm đinh, phê duyệt các phương án sản xuất kinh doanh, cho phép
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế.
- Khuyến khích việc tích tụ ruộng đất, dồn điền, đổi thửa phát triển sản
xuất hàng hoá tại các xã vùng giữa và vùng ven sông, thu hút các dự án hoa,
cây cảnh nhất là dự án chăn nuôi bò sữa vì thị trường tiêu thụ sữa tươi đang
cực kỳ thuận lợi do có hai nhà máy chế biến sữa tươi giáp xã Trung Giã và xã
Phú Cường.
- Đối với các hộ do nghèo đói mà phải chuyển quyền sử dụng đất, hoặc
bị HTX thu nợ vì chính quyền huyện, các xã cần nghiên cứu tạo nguồn vốn và
có biện pháp tích cực giúp các hộ nghèo có đất để sản xuất vì vậy đất đai là tư
liệu sản xuất không thể thiếu đối với hộ sản xuất nông nghiệp.
- Đối với các hộ già yếu, neo đơn các xã có thể xem xét đổi thửa đất xa,
khó sản xuất cho các hộ bằng quỹ đất 5% để các hộ nghèo thuận lợi hơn trong
quá trình sản xuất.
84
- Kiểm tra, đánh giá lại việc giao rừng đến các hộ dân, nếu các hộ được
giao trước không có khả năng đảm nhận hết việc trồng, chăm sóc và bảo vệ
rừng thì có thể thu hồi bớt diện tích đất đó giao cho một số hộ nghèo có lao
động nhưng không có đất để sản xuất. Hiện nay, rừng Sóc Sơn đang bị chia
cắt manh mún nhất là rừng thuộc các xã Minh Trí, minh Phú, Hiền Ninh,
Quang Tiến, Phù Linh, Tiên Dược bởi các chủ đất cũ đã chuyển nhượng một
phần không nhỏ diện tích rừng được nhà nước giao cho các cá nhân không có
hộ khẩu thường trú tại Sóc Sơn. Do vậy, việc trồng, trông coi, chăm sóc cây
trên diện tích đất gần như bị lãng quên, hiện nay trên các diện tích đó một
phần đất đã bị trọc hoá do cây không được chăm sóc, vừa bị chặt phá.
3.2.2.7. Chính sách tín dụng
Trong những năm qua việc thực hiện tín dụng của các tổ chức trong
huyện cho các hộ nghèo vay vốn cũng có những cố gắng, tuy nhiên hiệu quả
XĐGN chưa cao, chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Hiện nay số dư nợ, nợ quá
hạn còn tương đối lớn, nhất là số nợ quá hạn của nguồn vốn thuộc quỹ XĐGN
(774.458.000 đồng). Nguyên nhân chủ yếu có số nợ quá hạn trên là do một số
tồn tại trong công tác tín dụng đối với người nghèo sau:
- Ban chỉ đạo XĐGN ở một số xã chưa chỉ đạo chặt chẽ, còn hời hợt, có
một số xã bàn giao hẳn cho bộ phận chuyên môn thực hiện nên hiệu quả chưa cao.
- Một số xã đến hạn thu nợp chưa tích cực, còn trông chờ, ỷ lại vào huyện,
trong khi đó việc kiểm tra đôn đốc từ huyện đến xã chưa thường xuyên.
- Do tính chất cho người nghèo vay theo dự án nên các xã phải lập dự án
trên cơ sở danh sách cho vay vốn của các thôn, do đó khi đáo hạn việc thu nợ
được giao cho trưởng các thôn thực hiện trực tiếp đối với hộ nghèo dẫn đến
một số trưởng thôn, chủ dự án khi thu nợ xong không mang nộp ngay mà
chiếm dụng vốn sử dụng vào việc riêng.
85
- Quy định về thủ tục thế chấp tài sản đối với các dự án quá chặt chẽ,
trong khi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cảu huyện còn chậm,
gây khó khăn cho việc tín chấp, bảo lãnh vay vốn.
- Do việc thu vốn của các dự án tập trung vào quý IV hàng năm với số
lượng lớn (60-70%) tổng số vốn trong năm gấy khó khăn cho việc triển khai
công tác vay vốn vào năm sau, do đó không đảm bảo được tính thời vụ của
sản xuất hiệu quả XĐGN chưa cao.
Để làm tốt công tác tín dụng, đưa vốn sản xuất kinh doanh đến kịp thời
cho người nghèo nhằm thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần tích cực
vào việc XĐGN của Sóc Sơn, theo chúng tôi cần quan tâm thực hiện tốt các
vấn đề cơ bản sau:
- Về việc cung cấp vốn chúng tôi đề suất sơ đồ sau:
Ngân hàng
trung ương
Quỹ QG
giải quyết
việc làm
Ngân hàng
NN&PTNT
Quỹ XĐGN Quỹ
PTSX
Ngân hàng
chính sách
xã hội
Các tổ
chức và cá
nhân
Quỹ
tín dụng
Ban
XĐGN
Các đoàn
thể cơ sở
Các tổ
chức và cá
nhân
Hộ nghèo
86
Sơ đồ 1: hệ thống cung cấp vốn cho người nghèo
Trên cơ sở sơ đồ cung cấp vốn cho ngưòi nghèo để vốn vay của các tổ
chức thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần không nhỏ vào việc
XĐGN của địa phương cần thực hiện các giải pháp sau:
- Cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu vay vốn của các hộ nhằm
giúp các hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh. Trên
thực tế nhiều hộ vay vốn được sử dụng để trả đậy vào vốn của dự án trước
kia, cho nên vốn vay không được sử dụng vào sản xuất do đó không đem lại
hiệu quả thiết thực cho công tác XĐGN.
- Do vậy vay vốn của các hộ dân phải thực hiện theo dự án nên Ban
XĐGN của huyện cần lập kế hoạch và chỉ đạo Ban XĐGN các xã lập dự án,
giải ngân đúng thời điểm, thời vụ để người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.
- Có quy định cụ thể về lãi suất cho vay giữa các hộ giàu và hộ nghèo, lãi
suất cho vay cao nhất chỉ được áp dụng như lãi suất của ngân hàng Nhà nước,
kiên quyết xử lý các trường hợp cho vay nặng lãi.
- Quy định trách nhiệm thật cụ thể cho cán bộ thực hiện việc cho vay, thu nợ,
có chính sách thưởng phạt nghiêm minh nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và
khuyến khích các cán bộ làm công tác tín dụng của chương trình XĐGN.
- Việc thu hồi vốn của các dự án nên thực hiện vào thời điểm mà các họ
mới thu hoạch sản xuất, như vậy nguồn vốn mới có khả năng được bảo toàn,
tránh để nợ quá hạn và các dự án vay vốn sau của các đơn vị mới có thể đáp
ứng một cách nhanh chóng.
3.2.2.8. Chính sách hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho
người nghèo
Việc cung cấp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh
cho người nghèo, trước tiên cần thực hiện qua hệ thống cung cấp thông tin về
sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
về sản xuất đến người nghèo. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này cần có
những biện pháp, cách tiếp cận đúng đắn, hợp lý và lao động của các hộ
nghèo có trình độ văn hoá không cao, kinh nghiệm sản xuất hạn chế. Để có
87
thể chuyển giao công nghệ đến người nghèo một cách hiệu quả chúng tôi đề
xuất sơ đồ cung cấp thông tin sau:
Bộ K.Hoạch đ.tư
Bộ NN&PTNT
Thông tin
đại chúng
TT nghiên
cứu
PTNN&NT
Sở
NN&PTNT
Giáo
dục
và đào
Trạm
thú y
Trạm
bảo vệ
thực
Phòng
KHKT&PTNT
Các
đoàn
thể
Khuyến
nông
huyện
Khuyến
nông
các xã
Phát,
truyền
thanh
Người
SXKD
giỏi
Hộ nghèo
88
Sơ đồ 2: hệ thống cung cấp thông tin
3.2.2.9. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình
XĐGN cần thực hiện song song với chương trình phát triển dân số và kế
hoạch hoá gia đình, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo
của các hộ dân Sóc Sơn là quá đông con. Một nhược điểm lớn của người
nghèo là sinh đẻ không có kế hoạch, nhận thức không đúng đắn về sinh đẻ,
muốn sinh con trai nên dẫn đến đẻ dày, đẻ nhiều không có điều kiện chăm
sóc, ốm đau luôn, không có thời gian lao động kéo theo sản xuất kém, đời
sống khó khăn, thiếu thốn.
Trong 6 năm trở lại đây ( từ 2001-2006), tất cả các hộ nghèo trong huyện
được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, trung tâm y tế và trạm y tế các xã luôn
quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhát là các hộ nghèo của huyện.
Mặc dù vậy, khi gia đình có người đau yếu các hộ nghèo vẫn phải chi một
lượng tiền nhất định cho việc đi lại, ăn khi phải nằm viện, cho nên huyện cần
có quỹ trợ cấp bất thường cho một số hộ đặc biệt khó khăn khi xảy ra tai nạn,
bệnh hiểm nghèo.
Toàn huyện hiện vẫn còn 984 hộ nghèo do đông con, vì vậy cần tuyên
truyền, vận động sinh đẻ có kế hoạch giảm tỷ lệ sinh xuống 1,4% vào năm
2005 và 1,2% năm 2010. Giao cho Hội phụ nữ huyện, Uỷ ban bảo vệ, chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em quan tâm chỉ đạo, tuyên truyền, vận động tập
trung vào các xã Bắc Sơn, Bắc Phú, Xuân Thu là các xã có số hộ nghèo do
đông con chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các nguyên nhân nghèo.
3.2.2.10. Bài trừ các tệ nạn xã hội
Các tệ nạn xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
của các hộ nông dân Sóc Sơn, tuy nhiên lượng hộ nghèo thuộc loại này không
nhiều tập trung cũng cần có những giải pháp đẩy lùi các tệ nạn xã hội như cờ
89
bạc, số đề, số lô. Để hạn chế các tệ nạn xã hội trên địa bàn giữ vững an ninh
trật tự, kỷ cương, đồng thời cũng làm giảm số hộ nghèo do mắc phải các tệ
nạn xã hội:
- Không thực hiện việc ghi số lô đối với sổ số trên địa bàn nhằm tránh
hiện tượng các đại lý sổ số ghi số lô thì ít mà ghi số đề thì nhiều vì các chủ đề
chi phần trăm trúng thưởng lớn hơn số phần trăm trúng thưởng của công ty sổ số.
- Kiên quyết xử lý, các chủ đề, các bàn ghi đề để răn đe không những chủ
đề mà còn giáo dục người chơi. Nên tập trung vào các xã có nhiều tệ nạn như
Mai Đình, Tiên Dược, Quang Tiến.
- Sử dụng các biện pháp mạnh đưa các con nghiện đi cai nghiện tại trung
tâm cai nghiên 06 của thành phố tại xã Tân Minh, thường xuyên tuyên truyền
giáo dục, quản lý thanh niên, học sinh là các đối tượng dễ bị lôi kéo vào con
đường nghiện ngập. Phát huy mạnh vai trò quần chúng tố giác tội phạm,
nghiện hút, khi phát hiện các dối tượng có biểu hiện bị nghiện cần kiên quyết,
cưỡng bức đưa các đối tượng đi kiểm tra.
3.2.2.11. Nâng cao dân trí cho người nghèo, tạo nhiều điều kiện thích
hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên xoá đói giảm nghèo
Nên coi phát triển kinh tế và kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp và
nông thôn như một giải pháp để tăng cường tính cộng đồng làng xã trên cơ sở
các quan hệ tương trợ, giúp đỡ nhau giao lưu với cộng đồng, tránh bị cô lập,
tách biệt với xã hội để được hướng dẫn cách làm ăn, không tiêu pha lãng phí,
tự vươn lên XĐGN. Nhằm tạo các điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát
triển kinh tế, ổn định đời sống nên thực hiện một số giải pháp sau:
- Thường xuyên hỗ trợ cây con, giống tốt cho hộ nghèo, đồng thời phải
cải tạo, nâng cấp hệ thóng giống cây trồng vật nuôi của huyện. Hiện nay,
huyện Sóc Sơn thường xuyên hỗ trợ hàng ănm về cây con giống cho các họ
90
nghèo (300 triệu đồng) nhưng hiệu quả thiết thực chưa đáp ứng với sự hỗ trợ
cảu huyện.
- Tiến hành quy hoạch lại rừng, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống
cây lấy gỗ: thông, keo, bạch đàn phù hợp với thổ nhưỡng của các xã Minh
Trí, Hiền Ninh, Minh Phú, Tiên Dược, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ. Các xã
Minh Trí, Minh Phú nên tập trung keo tai tượng, bạch đàn trắng, các xã Hiền
Ninh, Tiên Dược tập trung thông…
3.2.2.12. Giải pháp thị trường và phát triển thương mại, dịch vụ
Để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ
nông sản cho nông dân cần nghiên cứu phát triển thị trường, đặc biệt là thị
trường nội thành. Trên thực tế, các hoạt động thương mại dịch vụ nông
nghiệp, nông thôn Sóc Sơn mới chỉ tập trung chủ yếu vào mặt hàng vật liệu
xây dựng, vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng. Ngoài 3 chợ đầu mối là chợ
Sóc Sơn, chợ Phù Lỗ, chợ Nỷ và 6 chợ của các xã, còn lại trên địa bàn các xã
tồn tại các chợ tạm, chợ cóc. Trong những năm tới cần quy hoạch xây dựng
các chợ nhằm phát triển thị trường nông sản cho nông dân chúng tôi đề xuất
phương án quy hoạch, xây dựng các chợ như sau:
- Xây dựng thêm hai chợ mới tại xã Thanh Xuân, Quang Tiến, Minh Phú.
- Mở rộng, nâng cấp các chợ xã: Mai Đình, Phú Cường, Bắc Phú, Hiền
Ninh, Đông Xuân, Thanh Xuân, Minh trí.
- Phát triển hệ thống các dịch vụ gắn liền với chợ đáp ứng nhu cầu của
nhân dân trên địa bàn.
91
kết luận
XĐGN là một mục tiêu mang tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước
ta trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Xoá hẳn tình trạng đói của
một bộ phận dân cư đối với việc khuyến khích làm giàu hợp pháp là vấn đề
được Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức từ thiện luôn quan tâm nghiên
cứu tìm ra các giải pháp nhằm đem lại hiệu quả thiết thực. Trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện đề tài tại Sóc Sơn về công tác XĐGN chúng tôi có
những kết luận chủ yếu sau:
1. Sóc Sơn là một huyện nghèo của Thủ đô Hà Nội nhưng có rất nhiều
tiềm năng phát triển kinh tế, nhất là tiềm năng về đất đai, lao động, du lịch.
2. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo XĐGN, giảm tỷ lệ hộ nghèo của
huyện từ 18,87 năm 2001 xuống còn 9,02 năm 2003. Đồng thời đưa ra các
chương trình những hành động cụ thể nhằm làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo
của huyện trong năm tới. Tuy nhiên, các giải pháp chưa đem lại hiệu quả
thiết thực mà mới tạm cắt được cơn sốt nghèo, do đó tỷ lệ tái nghèo của huyện
còn ở mức cao.
3. Các hộ nghèo tại Sóc Sơn còn trông chờ, ỷ lại vào thành phố, huyện
chưa thực sự cố gắng tự vươn lên thoát nghèo. Đa số hộ nghèo đều có vài
nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, vì vậy cần lồng ghép các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội với chương trình XĐGN của huyện.
4. Các dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm XĐGN chưa tập trung còn
dàn trải.
5. Cán bộ làm công tác XĐGN chưa tâm huyết, nhiệt tình, làm việc đại
khái, chưa thực sự gắn trách nhiệm của cán bộ đảng viên với công việc được giao.
92
kiến nghị
Thành phố sớm xem xét quyết định ban hành cho huyện Sóc Sơn chính
sách đặc thù nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từng bước
ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Sóc Sơn tập trung quy hoạch, đầu tư hạ tầng phát triển khu công nghiệp,
cụm công nghiệp vừa và nhỏ; Các khu du lịch sinh thái, văn hoá. Có chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư, đồng thời chuẩn bị đào tạo đội ngũ công nhân lành
nghề đáp ứng nhu cầu cung cấp lao động cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại
địa phương.
Nghiên cứu phát triển, mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản, chăn
nuôi, thuỷ sản đang phát triển của huyện.
Từng bước nâng cao dân trí, thay đổi cách nghĩ, cách làm của các hộ
nghèo, tuyên truyền, vận động để các hộ nghèo có ý thức tự lực, tự cường, cố
gắng vươn lên thoát khỏi đói nghèo.
93
dANH MụC Tài liệu tham khảo
1. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (2001). Nghèo
đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết số 15/NQ/TW về phương hướng, nhiệm
vụ cụ thể phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010, Văn
phòng TW Đảng, Hà Nội.
3. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
4. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. E.Shanks & C.Turk (2001), Các đề xuất của người nghèo về chính sách.
Tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng cường
và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam (Tập II: Tổng hợp các kết quả
và phát hiện), Ngân hàng thế giới cùng với quỹ cứu trợ Nhi đồng
Anh, Tổ chức ActionAid, Tổ chức cứu trợ và phát triển (CRS), Plan
tại Việt Nam và Oxfarm Anh biên soạn cho nhóm hành động chống
nghèo đói, Hà Nội.
7. E.Shanks & C.Turk (2002), Cùng với người nghèo hoàn thiện chính
sách, Tham vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng
cường và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam (Tập I: Cách tiếp cận,
phương pháp và ảnh hưởng), Ngân hàng thế giới cùng với quỹ cứu
trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức ActionAid, Tổ chức cứu trợ và phát triển
(CRS), Plan tại Việt Nam và Oxfarm Anh biên soạn cho nhóm hành
động chống nghèo đói, Hà Nội.
8. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chương trình
CNH-HĐH nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
94
9. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hoá trong
nông thôn các tỉnh miền núi phí Bắc Việt Nam - thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Trần Thị Lan Hương (2000), Tác động của phân tầng mức sống vào quá
trình phát triển văn hoá nông thôn, Nxb Văn hoá - thông tin.
12. Nguyễn Văn Hoà (2001), Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn
đến năm 2005: Giải pháp nào cho đủ mạnh?, Báo Đầu tư, ngày
12/11.
13. Huyện uỷ Sóc Sơn (2006), Văn kiện đại hội đảng bộ huyện Sóc Sơn lần
thứ XIV, Hà Nội.
14. Hà Quế Lâm (2000), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước
ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia.
15. Một số chính sách quốc gia về việc xoá đói giảm nghèo (2002), Nxb Lao
động, Hà Nội.
16. Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Hữu Tiến (1994), Kinh nghiệm làm giàu từ
nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2002 -
thực hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn.
18. PGS,TS Lê Du Phong - PTS. Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên) (1999), Kinh
tế thị trường và sự phân hóa giàu - nghèo ở vùng dân tộc và miền núi
phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. GS.TSKH Lê Du Phong, TS. Nguyễn Văn áng, TS. Hoàng Văn Hoa
(đồng chủ biên) (2002), ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn
ngoại thành Hà Nội - thực trạng và giải pháp, (Sách tham khảo),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn
đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
95
21. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Ban chính sách phát
triển nông thôn Nxb Nông nghiệp.
22. Lương Hồng Quang (2001), Văn hoá của nhóm người nghèo ở Việt Nam
- Thực trạng và giải pháp, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - thông
tin, Hà Nội.
23. Đặng Kim Sơn, Hoàng Thu Hoà (2002), Một số vấn đề phát triển nông
nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
24. Stefen Nachuck (2001), Thức dậy một tiềm năng, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
25. Thành uỷ Hà Nội (2006), Văn kiện đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội lần
thứ XIV, Hà Nội.
26. Phòng Thống kê huyện Sóc Sơn (2001-2003), Báo cáo tổng hợp tình hình
phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn, Phòng Thống kê, Sóc Sơn.
27. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010-
2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. UBND huyện Sóc Sơn (2005), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2010, Văn
phòng HĐND - UBND huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
30. UBND huyện Sóc Sơn (2004, 2005, 2006), Báo cáo tổng kết tình hình
kinh tế xã hội, Văn phòng UBND huyện, Sóc Sơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18_0096.pdf