Giữa chế độ phụ hệ và chủ nghĩa đế quốc, chủ thể - thành phần và khách
thể - hệ thống tổ chức, hình ảnh người phụ nữ biến mất, không chỉ vào hư không,
mà còn vào một sự bạo lực, cái bị biến đổi, biểu tượng của “phụ nữ thế giới thứ ba”
– bị đứng giữa truyền thống và hiện đại. Những sự nghiên cứu này sẽ xem xét lại
từng chi tiết của những giả định tưởng chừng như là hợp lý đối với một lịch sử giới
tính của phương Tây: “Như vậy, nó sẽ duy trì tính chất của sự đàn áp, thống trị, cái
mà phân biệt nó với những sự ngăn cấm được duy trì bởi luật hình sự giản đơn.
Những chức năng của sự thống trị vừa như một lời tuyên án cho sự biến mất, vừa
như một mệnh lệnh cho sự im lặng, sự phê chuẩn cho việc không tồn tại, và từ đó
tuyên bố rằng trên tất cả điều này, không có gì để nói, để nhìn, để biết nữa”. Trường
hợp người đàn bà tự thiêu theo chồng (suttee) là một ví dụ về người phụ nữ trong
chủ nghĩa đế quốc, sẽ tạo ra thách thức và khôi phục lại sự đối lập giữa chủ thể (luật
pháp) và khách thể của sự nhận biết (sự thống trị) và đánh dấu vị trí của “sự biến
mất” với vài điều khác hơn là sự yên lặng và không tồn tại, một sự bạo lực giữa tình
trạng của chủ thể và khách thể
193 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ ở hoa kỳ nhìn từ lý thuyết hậu thuộc địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tưởng của Phật giáo. Hơn thế nữa, đây còn là
một hình ảnh mang tính biểu tượng – biểu tượng cho bản sắc dân tộc. Sống trong
cộng đồng những người da trắng, vì vậy, Bích phải trăn trở khi xác định một căn
cước cho bản thân. Cô phải đứng trước giữa hai sự lựa chọn: hoặc giữ gìn bản sắc
152
dân tộc hoặc hòa nhập vào nền văn hóa Tây phương. Trước đây, cô đã chọn cách ăn
thật nhiều thức ăn Mỹ để trở thành một “người Mỹ thực sự”, kết quả là cô đã bị thất
bại trong nỗ lực đồng hóa của chính mình. Sau này, Nội – người canh giữ di sản văn
hóa dân tộc trong gia đình và bức tượng Phật đã níu tâm thức cô trở về với cội
nguồn của mình. Cô nhận ra rằng cô đã “ăn trộm” một sở hữu tinh thần không bao
giờ thuộc về mình.
Với việc xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng, các nữ nhà văn di
dân tạo ra được tính đa nghĩa cho văn bản. Điều này tạo ra được hiệu quả cao, đó là
tác giả có thể gửi gắm thông điệp của mình qua hình ảnh đồng thời giúp cho người
đọc tránh được sự nhàm chán khi tiếp cận tác phẩm. Bên cạnh đó, người đọc sẽ thấy
hứng thú khi tự mình khám phá lớp văn bản đa tầng, đa nghĩa ấy.
4.5. Tiếng Anh – Hồn Việt
Trong các tác phẩm này, các nhà văn đã tạm để sự ám ảnh ngôn ngữ lại phía
sau để rút hết bầu nhiệt huyết của mình vào cuộc hành trình tìm về với bản sắc dân
tộc. Đây là một điều đáng trân trọng. Mặc dù viết bằng tiếng Anh – một thứ ngôn
ngữ khác, nhưng trong tác phẩm của họ, hồn Việt Nam vẫn trỗi dậy đầy sức sống.
Không hẹn mà gặp, cả ba tác giả Monique Truong, Dao Strom và le thi diem
thuy đều giữ nguyên từ tiếng Việt “Ba, Má” (thay vì dùng my father, my mother) ở
trong nguyên bản, còn Bich Minh Nguyen sử dụng từ “Nội” (thay cho my
grandfather) (và trung thành với những từ ngữ này từ đầu đến cuối văn bản). Những
từ này hiện lên qua cách gọi của con cái đối với cha mẹ (theo cách gọi của miền
Nam) và của con cháu đối với ông bà. Đứng ở góc độ là một độc giả người Việt,
chúng tôi thấy rằng mặc dù được bao bọc trong văn bản tiếng Anh, nhưng những
đại từ ấy vẫn chứa chan tình cảm yêu thương, kính mến và đậm chất Việt Nam. Qua
cách xưng hô tưởng chừng như đơn giản đó lại thể hiện “cái hồn Việt” rõ nhất.
Người đọc trong nước không cảm thấy lạc lõng khi tiếp xúc tác phẩm viết bằng thứ
ngôn ngữ khác, mà ngược lại, cảm thấy nó rất thân quen, từ đó gạt đi cái thiên kiến
chủ quan ban đầu: “Một văn bản sặc mùi ngoại quốc”.
153
Đối với Bich Minh Nguyen, song song với những món ăn Mỹ và những
thương hiệu nổi tiếng của Mỹ thì những món ăn Việt Nam quen thuộc vẫn có một vị
trí nhất định trong những trang văn của cô như “chả giò, cà lem, phở, bánh
chưng”. Hay trong Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm, le thi diem
thuy vẫn để nguyên tiếng Việt những từ như “nước” – thể hiện sự tôn kính đối với
quê nhà. Khi đọc Sách muối, chúng ta cũng thấy Monique Truong đã để nguyên
những từ như “áo dài, Anh, phở,”.
Monique Truong tâm sự “Nghe tên mình được phát âm đúng dù chỉ là trong
đầu óc thôi cũng được, là một nỗi ham muốn không thể lay chuyển được” [25]. Có
thể nói, cô là một tác giả khá kỹ trong vấn đề này. Cô tỏ ra rất khó chịu khi người
bản xứ phát âm không đúng hoặc cố gắng phát âm gần đúng tên người Việt. Vì vậy,
khi trong Sách muối, những từ tiếng Việt được cô chăm chuốt khá cẩn thận.
Lý do các nhà văn di dân mặc dù sáng tác bằng ngôn ngữ tiếng Anh nhưng
vẫn để nguyên những từ tiếng Việt có thể được lý giải như sau:
Thứ nhất, như đã nói ở những phần trên, việc dịch một văn bản (hay một từ
ngữ) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không chỉ đơn thuần là chuyển những ký
tự bình thường mà nó còn chứa đựng sự lai ghép về văn hóa. Theo đó, một văn bản
(hoặc một từ ngữ) trong ngôn ngữ này khi được chuyển dịch sang một ngôn ngữ
khác chưa chắc đã có thể chuyển tải hết được đầy đủ ý nghĩa ban đầu. Việc dịch
phải dựa trên văn hóa của từng quốc gia, thậm chí là từng vùng, miền. Chẳng hạn,
trong tiếng Việt, từ Má – cách gọi ngọt ngào của người miền Nam, Mẹ - cách gọi
thân mật của người miền Bắc, khi chuyển dịch qua tiếng Anh “my mother” thì sắc
thái của từng vùng miền sẽ bị xóa bỏ, do vậy, không chuyển tải được ý đồ của tác
giả. Monique Truong, Dao Strom, le thi diem thuy, Bich Minh Nguyen đều sinh ra
ở miền Nam Việt Nam, vì vậy, việc họ dùng Má trong tác phẩm của họ, người Việt
vẫn nhận ra được sắc thái vùng, miền, còn người nước ngoài vẫn tìm thấy được bản
sắc dân tộc.
154
Thứ hai, không chỉ đối với những nhà văn người Mỹ gốc Việt mà những tác
giả trong cộng đồng di dân khác vẫn duy trì đưa những từ gốc vào những trang văn
tiếng Anh. Điều này ảnh hưởng tới độc giả khi họ tiếp cận văn bản, nhưng nếu tinh
ý, họ có thể nhận ra nghĩa của các từ gốc ở những dòng tiếp theo. Từ đó, mở ra một
hướng đi mới cho dòng văn học di dân: du nhập và đồng hóa những ngôn ngữ khác
nhau để tạo ra những sắc thái mới kết tinh từ nhiều nền văn hóa.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, quan niệm ảnh hưởng văn hóa, kinh
tế, chính trị từ nước Mỹ lan rộng ra thế giới đã trở nên lỗi thời. Thay vào đó, các
nước khác cũng có thể tác động đến cường quốc này, cụ thể là cộng đồng di dân đã
đem những nét văn hóa bản xứ vào lòng nước Mỹ. Nhờ đó, văn hóa Mỹ ngày càng
phong phú và đa dạng hơn.
Với cách thức biểu đạt “Tiếng Anh – Hồn Việt”, độc giả Việt Nam vứt bỏ sự
xa lạ ban đầu vì khi tiếp xúc tác phẩm di dân, ngược lại, họ lại thấy thân quen và bị
cuốn hút bởi những hình ảnh đậm chất Việt ẩn sau dưới lớp ngôn từ ngoại quốc.
Những cách thức sinh hoạt đời thường của người Việt như cách cầm đũa trong bữa
ăn, cách ngồi vắt chéo chân dưới sàn nhà cũng được tác giả đưa một cách khá
nhuần nhuyễn vào văn bản. Chúng được đặt trong tương quan so sánh với văn hóa
Mỹ. Từ đó, ta có thể thấy được sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Văn hóa nào cũng
có nét độc đáo riêng.
Những hình ảnh về Việt Nam – một đất nước cựu thuộc địa - vẫn hiện lên
như một bức tranh thân thương trong ký ức của Bình, nhân vật trong Sách muối của
Monique Truong, thông qua hình ảnh người mẹ - một người mẹ đậm chất dân dã
Việt Nam như hình ảnh bà gói bánh ra chợ bán, những câu chuyện cổ tích của bà...
Qua cách miêu tả của cô, hình ảnh quê nhà hiện lên khá rõ nét: “Tôi cảm thấy lòng
mình ngập tràn những câu chuyện của Má. Những câu chuyện đã nuôi dưỡng tâm
hồn tôi. Từ khi tôi còn 6 tuổi mãi đến khi tôi 12, những lá chuối, nếp, những trái
chuối chín nẫu không ai mua, và những câu chuyện của Má là chủ đề hàng ngày
của tôi. Má dạy tôi cắt chéo chiếc lá thành ba mảnh. Sau đó, ngâm vào trong nước
155
để chúng được mềm. Chúng phải được ngâm nhiều nước để có thể tươi lâu hơn.
Một nhịp điệu đều đều trong sự chuyển động vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi kể cả
trong giấc mơ: Tay phải của Má nhúng vào chậu nước, giũ sạch nước từ trong lá
ra. Tay trái của bà lướt qua một cái tô chứa đầy nếp ngâm từ đêm hôm trước. Má
lấy một ít nếp, từ từ lan rộng ra từng ngón tay, để những giọt nước trắng ngần chảy
xuống và ráo hết. Sau đó, Má đặt những phần còn lại trên tay vào giữa của chiếc lá
chuối. Tôi với lấy và thêm vào những lát chuối dày, được cắt theo chiều dọc để làm
lan rộng cả bề mặt, nơi những hương vị ngọt ngào sẽ tuôn chảy ra” [13, tr.80].
Chính hình ảnh đẹp đẽ về những ngày tháng yên bình bên Má đã nuôi dưỡng tâm
hồn nhân vật. Mở rộng ra, những hình ảnh thân thương ấy vẫn còn lưu lại trong tâm
trí những người con xa quê và níu kéo họ trở về quê cũ. Tất cả những điều tưởng
chừng như đơn giản ấy nhưng lại hình thành nên bản sắc dân tộc. Có thể nói, các nữ
nhà văn di dân này đã phả hơi thở nóng ấm của quê hương vào tác phẩm của mình,
làm cho những “đứa con tinh thần” của họ bừng tỉnh “hồn quê” đằng sau những con
chữ “ngoại quốc”.
Tiểu kết:
Với thể loại tiểu thuyết tự thuật, le thi diem thuy, Bich Minh Nguyen, Dao
Strom đã đưa nhẹ nhàng tiểu sử của mình vào những trang văn. Qua đó, giúp người
đọc vừa hiểu thêm về hoàn cảnh xã hội đương thời vừa khai mở được nhiều vấn đề
mới mẻ xoay quanh tác phẩm.
Các nữ nhà văn di dân trùng lắp ở một điểm chung là xây dựng kiểu nhân vật
cô đơn. Họ đã biểu đạt thành công tâm trạng của nhân vật và nâng lên là của những
người di dân. Ngoài ra, họ còn đi sâu lý giải nguyên nhân dẫn đến nỗi cô đơn của
nhân vật.
Với kết cấu theo chiều ngang, trình tự không gian, thời gian bị đứt đoạn, vỡ
vụn, không theo tuyến tính như truyền thống, tình trạng tỵ nạn và những đau thương
của những người di dân hiện lên đầy ám ảnh.
156
Có thể nói, Monique Truong, le thi diem thuy, Bich Minh Nguyen, Dao
Strom đã xây dựng rất thành công những hình ảnh mang tính biểu tượng. Nhờ vậy,
họ đã tạo ra tính đa tầng, đa nghĩa cho tác phẩm.
Với những trang văn tiếng Anh nhưng đậm chất Việt, những nhà văn di dân
đã chứng tỏ rằng tuy họ sử dụng ngôn ngữ khác để sáng tác nhưng họ không bao
giờ tự nhận mình là người Mỹ hay Anh, mà họ khẳng định họ là những người gốc
Việt. Trong những trang viết của họ, bản sắc dân tộc vẫn giữ được vai trò cốt yếu -
đây cũng là vấn đề mà các lý thuyết gia hậu thuộc địa quan tâm.
Tóm lại, nội dung hay được bao bọc trong hình thức đẹp đã giúp cho các tác
phẩm của những nhà văn di dân có được một chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn thế
giới. Bản thân họ và những tác phẩm của họ có thể nói là những hạt giống đang
vươn mầm trên mảnh đất văn chương. Và các tác phẩm của họ đã góp phần làm
giàu cho nền văn học dân tộc cũng như nền văn học trên đất nước mà họ đang sinh
sống.
157
KẾT LUẬN
Sự ra đời của lý thuyết hậu thuộc địa đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong
lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn học nói riêng. Có thể nói, đây là công cụ
hỗ trợ đắc lực cho các nước cựu thuộc địa trong hành trình tìm lại bản sắc của chính
mình. Tiền tố “post” (gửi) đã nói lên khát vọng của các lý thuyết gia hậu thuộc địa
là chủ nghĩa thực dân buộc phải chấm dứt và xây dựng một thời kỳ hậu thuộc –
Thời kỳ của xã hội công bằng, tự do và bình đẳng, khẳng định quyền của tất cả mọi
người sống trên trái đất này [16]. Từ khi ra đời đến nay, lý thuyết hậu thuộc địa đã
đạt được những thành tựu nhất định. Mặc dù ra đời từ thập niên 1990, nhưng những
vấn đề mà lý thuyết hậu thuộc địa quan tâm vẫn còn nóng hổi và những thành tựu
của nó vẫn còn nguyên vẹn trong thời đại hôm nay:
Thứ nhất, với khái niệm cái khác, các lý thuyết gia hậu thuộc địa đã vạch
trần được âm mưu “bá chủ thế giới” của thực dân và trả phương Đông về đúng vị trí
của nó. Hơn thế nữa, khái niệm này còn góp phần vào việc xóa bỏ ranh giới giữa
tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị và lên tiếng chống nạn phân biệt chủng tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc xóa bỏ những thiên kiến chủ quan về
cái khác đang tồn tại trong mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là điều rất cần
thiết, đó cũng là hành trang để con người bước vào hành trình hội nhập với cộng
đồng, với thế giới.
Hậu thuộc địa cũng đã thực hiện được điều này. Không giống như phương
Tây trước đây, nhìn nhận phương Đông một cách sai lầm và lệch lạc, các lý thuyết
gia hậu thuộc địa đã gạt đi thiên kiến chủ quan và đánh giá phương Tây một cách
khách quan hơn. Một mặt, hậu thuộc địa vẫn thừa nhận những tính ưu việt của
phương Tây về trình độ khoa học kỹ thuật; mặt khác, bác bỏ quan niệm “Chân lý
thuộc về kẻ mạnh”. Từ đó, hậu thuộc địa lên tiếng đòi quyền bình đẳng cho những
con người thuộc tầng lớp dưới, nhất là những người phụ nữ, hướng tới việc xây
dựng một thế giới công bằng, bình đẳng thông qua việc kêu gọi xóa bỏ quan niệm
về cái khác.
158
Thứ hai, các lý thuyết gia hậu thuộc địa nhận thấy sự bắt chước là một công
cụ phản kháng gián tiếp nhưng vô cùng hữu hiệu đối với người dân thuộc địa. Sản
phẩm thực dân tạo ra không những bắt chước chúng mà còn có xu hướng nhạo
báng chúng - một “đòn” rất đau đối với thực dân. Trong xu thế hội nhập ngày nay,
khái niệm này vẫn còn nguyên giá trị. Trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa
khác, các quốc gia không những phải giữ vững được bản sắc riêng của mình mà còn
bắt chước, học hỏi những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại, sau đó, chỉnh sửa phù
hợp với hoàn cảnh đất nước để làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc.
Thứ ba, thuyết hậu thuộc địa đã đưa đến một cái nhìn tích cực hơn về tính lai
ghép: đây là một nét độc đáo, đặc thù của nền văn hóa dân tộc. Ngoài ra, thuyết này
còn phá vỡ những định kiến trong cách đánh giá của giới nghiên cứu trước đây – sự
đề cao tính bất biến và thuần nhất của các nền văn hóa. Trong xu thế hội nhập
chung của nhân loại, lai ghép là điều tất yếu, hiển nhiên, không thể tránh khỏi. Trên
nền tảng các giá trị của văn hóa truyền thống dân tộc, mỗi quốc gia nên thâu thái
những cái mới, cái hay của các nền văn hóa khác để tạo ra một nền văn hóa độc
đáo, đa dạng, nhưng vẫn giữ được những nét riêng vốn có.
Tuy nhiên, thế giới ngày ấy và bây giờ vẫn luôn tồn tại những bất công, bất
bình đẳng: Chiến tranh vẫn nổ ra ở các nước Trung Cận Đông, các nước châu Phi
vẫn lệ thuộc vào kinh tế của các nước châu Âu và Bắc Mỹ, nạn phân biệt chủng tộc
chưa bị xóa bỏ, và còn nhiều vấn đề phức tạp khác nữa. Các lý thuyết gia hậu
thuộc địa muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào tiếng nói chung của nhân loại
trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, trong đó, mỗi người đều có quyền bình
đẳng như nhau, không phân biệt màu da, sắc tộc. Họ sẽ cố gắng đến mức có thể để
thực hiện những mục tiêu mà mình đã đề ra.
Bên cạnh đó, lý thuyết hậu thuộc địa còn mở ra những hướng đi mới mẻ
trong phê bình và nghiên cứu văn chương. Đây là một xu hướng khá phổ biến và
đang thịnh hành hiện nay.
159
Việt Nam là một nước cựu thuộc địa theo đúng nghĩa, tuy nhiên, lý thuyết
này vẫn chưa được giới thiệu và vận dụng nhiều ở nước ta. Đây là một thiếu sót lớn.
Do đó, việc giới thiệu lý thuyết hậu thuộc địa vào nước ta là một việc hợp xu thế,
hợp quy luật của thời đại.
Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của lý thuyết hậu thuộc – một công cụ lý luận sắc bén
– chúng tôi đã khám phá ra được những tầng bậc ẩn sâu dưới lớp ngôn từ của bốn
tác phẩm di dân Sách muối của Monique Truong, Tên du đãng mà tất cả chúng tôi
đang tìm kiếm của le thi diem thuy, Ăn trộm đồ cúng của Phật của Bich Minh
Nguyen và Mái tranh, mái tôn của Dao Strom. Từ đó, chúng tôi đi đến những kết
luận như sau:
Thứ nhất, nổi rõ lên trên bề mặt của văn bản là ngôn ngữ tiếng Anh, chứ
không phải ngôn ngữ dân tộc. Cả bốn nhà văn nêu trên đều sử dụng tiếng Anh của
người Mỹ như một phương tiện để diễn tả những tâm tư thầm kín trong họ. Tuy
nhiên, một điều đáng lưu ý là bản chất Việt Nam gốc vẫn không bị phủ nhận. Điều
đó đồng nghĩa với việc ở họ luôn diễn ra sự giằng xé, xung đột giữa hai thứ ngôn
ngữ của hai nền văn hóa khác nhau. Và cách mà họ đã chọn là dung hòa giữa hai
nền văn hóa và cũng là cách tốt nhất để họ thể hiện bản sắc thông qua những bài
viết về chính cuộc đời họ. Vấn đề này được thể hiện rõ trong các tác phẩm của họ
và đây cũng là vấn đề mà lý thuyết gia hậu thuộc địa quan tâm.
Thứ hai, qua việc đi sâu phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng tính chất hậu
thuộc địa biểu hiện trong những tác phẩm này khá rõ nét. Sở dĩ có được tính chất
này một phần do các tác phẩm gắn liền với cuộc đời và thân phận của các nhà văn.
Những tác giả di dân này có rất nhiều điểm chung: Họ đến nước Mỹ như những
người tỵ nạn với những đau thương về chiến tranh ở Việt Nam. Những kinh nghiệm
này có thể được xem như một di sản văn hóa và chúng đóng một vai trò quan trọng
trong quá trình thể hiện bản sắc trên một đất nước mới. Họ phải cố gắng để đạt đến
mục đích tối hậu, đó là tìm ra giọng nói riêng cho chính mình, và trên tất cả, bản sắc
phải đặt lên trên di sản mà họ đã mang theo khi đến một đất nước khác. Vì vậy, vấn
160
đề về nguồn gốc và bản sắc đã được các tác giả khai thác khá thành công ở chiều
sâu cũng như chiều rộng.
Lý thuyết hậu thuộc địa, như trên đã giới thiệu, ra đời và đạt được những
thành tựu từ rất lâu và khá phổ biến ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, đối với
Việt Nam – một nước cựu thuộc địa, thuyết này vẫn là một địa hạt khá mới mẻ và
thiếu dấu chân của người nghiên cứu. Vì vậy, có rất nhiều khó khăn trong khi người
viết tiếp cận nó. Lý thuyết hậu thuộc địa trong luận văn này tuy đã mở ra được một
phần nào đó, nhưng đối với chúng tôi, nó vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, nhiều điều
uẩn khúc mà chúng tôi vẫn chưa giải đáp được. Chính điều này thôi thúc chúng tôi
tiếp tục cuộc hành trình khám phá của mình.
Vì sự bó buộc về mặt thời gian và thiếu thốn về tài liệu nên những vấn đề
trong đề tài của chúng tôi chưa được khai thác một cách triệt để và sâu sắc. Trong
hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình,
không chỉ dừng lại ở các tác phẩm di dân của các tác giả người Mỹ gốc Việt của thế
hệ 1,5 mà còn của thế hệ 1 và 2, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ đặt các tác phẩm này
trong tương quan so sánh với các tác phẩm di dân của các tác giả người Mỹ gốc
châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,
Chọn góc nhìn là một lý thuyết văn học khá xa lạ để soi chiếu các tác phẩm
của các nhà văn nữ người Mỹ gốc Việt, đối với chúng tôi là một điều khá mạo hiểm
và mới mẻ. Do đó, việc phân tích vấn đề không tránh khỏi thiên kiến chủ quan,
thiếu sót và phiến diện. Vì vậy, để luận văn hoàn chỉnh và đầy đủ hơn, chúng tôi rất
mong nhận được sự đóng góp nhiệt thành của những người có cùng mối quan tâm.
161
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lại Nguyên Ân biên soạn (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hiền (2010), Tiểu thuyết Vu khống của Linda Lê nhìn từ lý
thuyết hậu thuộc địa, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Văn học, trường
ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Hồ Chí Minh.
4. Linda Lê (Nguyễn Khánh Long dịch) (2008), Vu khống, NXB Văn học, Hà
Nội.
5. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB
Văn học, Hà Nội.
6. Phương Lựu (chủ biên) và các tác giả (2006), Lý luận văn học, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
7. Nam Lê (Thiên Nga và Thuần Thục dịch) (2011), Con thuyền, NXB Hội nhà
văn, Hà Nội.
8. Nhiều tác giả (Tuyển tập chuyên khảo do Viện Harvard – Yenching tài trợ)
(2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam những khả năng và thách thức
(Literary Study in Vietnam: Possibilities and Challenges), NXB Thế giới, Hà
Nội.
9. Nguyễn Anh Thái, (2008), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Tiếng Anh
10. Bich Minh Nguyen (2007), Stealing Buddha’s Dinner, Viking Penguin,
USA.
162
11. Dao Strom (2003), Grass Roof, Tin Roof, Houghton Mifflin Company,
USA.
12. Trịnh Thị Minh Hà (1989), Woman, Native, Other, Indiana University Press,
USA.
13. Monique Truong (2003), The Book of Salt, Houghton Mifflin Company,
USA.
14. Robert. J. C. Young (2003), Postcolonialism: A Very Short Introduction,
Oxford University Press, USA.
15. le thi diem thuy (2003), The Gangster We Are All Looking For, Alfred A.
Knof, USA.
Tài liệu mạng
Tiếng Việt
16. Andy Greenwald (Huế Thanh dịch) (2012), Chủ nghĩa hậu thuộc địa và hy
vọng,
17. Lê Thị Vân Anh, Tính chất nước đôi của chủ thể hậu thuộc địa trong Vu
khống của Linda Lê,
18. Lê Thị Vân Anh, Tính chất nước đôi và mầm mống phá hủy nhãn quan thực
dân về Việt Nam tính trong bộ phim Đông Dương,
19. Benita Parry (2012) (Đỗ Văn Hiểu dịch), Một số vấn đề về lý luận diễn ngôn
hậu thực dân,
20. Nguyễn Văn Dân (2008), Phương Đông – Phương Tây: Từ một bài thơ, suy
nghĩ về một vấn đề không nhỏ,
21. Trần Hữu Dũng (2003), Đọc “Book of Salt” của Monique Trương,
22. Trần Hữu Dũng (2003), Đọc lê thị diễm thúy – The gangster we are looking
for,
163
23. Đoàn Ánh Dương (2011), Nghiên cứu hậu thực dân ở Việt Nam,
24. Lan Dương (Đặng Phương chuyển ngữ) (2008), Linda Lê, Tác phẩm và sự
tiếp nhận,
25. Đào Trung Đạo, Đọc The Gangster We Are All Looking For của lê thị diễm
thúy,
26. Đào Trung Đạo, Nhà/quê nhà trong văn chương vô xứ Việt Nam,
27. Đào Trung Đạo, Văn chương di dân viết về quê hương từ bên ngoài,
28. Đào Trung Đạo (2003), Đọc The Book of Salt của Monique Trương,
29. Đào Trung Đạo (2007), Ăn trộm đồ cúng Phật của Bich Minh Nguyen,
30. E. Ann Kaplan (Như Huy dịch) (2002), Trịnh Thị Minh Hà –
Postmodernism,
31. Hoàng Ngọc Hiến (2008), Hội nhập, giao lưu văn hóa, cộng sinh văn hóa,
32. Phúc Huy (2010), “Hồn Việt” hướng về Tổ quốc,
33. Nguyễn Hương (2007), Văn chương di dân Việt tại Hoa Kỳ,
34. Inrasara (2011), Văn học trong thời đại toàn cầu hóa, trường hợp Chăm,
35. Irabella Bird (Ngô Bắc dịch), Rong chơi tại Sài Gòn,
36. Jules Ferry (Ngô Bắc dịch và chú giải), Chủ nghĩa bành trướng thuộc địa,
164
37. Linda Lê (Đào Trung Đạo dịch và giới thiệu) (1999), Văn chương vô xứ,
38. Nguyễn Thị Ngọc Minh (2011), Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm
Người tình của M. Duras,
39. Nguyễn Thị Ngọc Minh (2012), Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn,
40. Trần Doãn Nho (2003), Edward Said, kẻ ngoại cuộc,
41. Pierre Pasquier (Ngô Bắc dịch), Biện hộ cho sứ mệnh khai hóa tại Đông
Dương,
42. Nguyễn Hưng Quốc, Chủ nghĩa hậu thực dân,
43. Nguyễn Hưng Quốc (2008), Tính lai ghép trong văn học Việt Nam,
44. Nguyễn Hưng Quốc (2008), Toàn cầu hóa và văn học Việt Nam,
45. Nguyễn Hưng Quốc (2010), Tính chất thuộc địa và hậu thuộc địa trong văn
học Việt Nam,
46. Phạm Quỳnh (2010), Phương Đông và phương Tây,
47. Việt Quỳnh (2010), Linda Lê: Tôi chọn một con đường đơn độc,
48. Stephen Morton (2003) (Hoàng Phong Tuấn dịch), Lý thuyết hậu thuộc địa
của Spivak trong tiểu luận “Hạ đẳng có thể nói được không?”,
49. Thu Thủy (2010), Linda Lê – trăn trở Viết và Chết,
165
50. Nguyễn Thị Minh Thương (2012), Lý luận dịch thuật hậu thực dân,
51. Trần Lê Hoa Tranh (2011), Việt Nam trong bối cảnh văn học di dân các
nước Đông Á tại Hoa Kỳ,
52. Nguyễn Mạnh Trinh, Quá khứ và những cây bút trẻ,
53. Nguyễn Mạnh Trinh (2007), Stealing Buddha’s Dinner và Nguyễn Minh
Bích,
54. Nguyễn Mạnh Trinh (2011), Angie Chau và tác phẩm Quiet As They Come,
55. Phạm Quang Trung (2011), Thuyết hậu thuộc địa ở Việt Nam,
56. Phạm Quang Trung (2011), Việc giới thiệu chủ nghĩa hậu thuộc địa ở Việt
Nam trong bối cảnh văn chương Đông Nam Á hiện nay,
ngonngu.edu.vn.
57. Thượng Văn (2012), Hai nhà văn nữ Việt Nam,
58. Hồ Sĩ Vịnh (2011), Phương Đông và phương Tây từ góc nhìn toàn cầu hóa,
59. Wojciech Karpinski (Phùng Nguyễn dịch), Khi kẻ lưu đày là nhà văn: Cuộc
đối thoại về những đau khổ và hoan lạc,
60. Chủ nghĩa thực dân,
61. “Cuốn sách đáng đọc nhất năm” ở Michigan thuộc về người Việt,
62. Di dân Việt Nam sau 1975,
63. Đông Dương (phim),
166
64. Lê Nam,
65. Lê-Thị-Diễm-Thúy,
66. Người Mỹ gốc Việt,
67. Nhà văn gốc Việt đoạt giải Dylan Thomas (2008),
68. Nhà văn Úc gốc Việt và giải thưởng văn học Anh,
69. Những con số nóng về người Việt ở Mỹ,
70. Thuyền nhân, http:// vi.wikipedia.org.
Tiếng Anh
71. Aimé Césaire, Discourse on Colonialism,
72. Amardeep Singh (2009), Mimicry and Hybridity in Plain English,
73. Dinitia Smith (2002), “Creating a Stir Wherever She Goes”, New York
Times,
74. Edward Said (1998), “Between worlds”, London Review of Books,
75. Gavin McGarry (2007), Bhabha’s Mimicry and Man: Destabilizing the
Colonial Paradigm,
76. Gayatri Chakravorty Spivak, Can the subalture speak ?,
77. Haroon Khalid, An introduction to Edward Said’s Orientialism,
78. Kate Wunsch, Woman, Native, Other, Trinh Thi Minh Ha,
79. Paul Baumann (2003), “Washing time away”,
167
80. Cao Hai Thanh (2009), Identity presentation in stories of past and present,
An analysis of memories by authors of the 1,5 generation of Vietnamese
Americans,
81. le thi diem thuy, Reclaim my name as my own,
82.
83. Bich Minh Nguyen,
84. Bich Minh Nguyen, Author of Short girls and Stealing Buddha’s Dinner,
85. Edward Said,
86. Feminism and post-colonialism,
87. Frantz Fanon,
88. Gayatri Chakravorty Spivak,
89. Gayatri Chakravorty Spivak,
90. Glossary of key terms in the work of Gayatri Chakravorty Spivak,
91. Homi K. Bhabha,
92. Hybridity,
93. Hybridity,
94. Hybridity in the Third Space: Rethinking Bi-cultural Politics in
Aotearoa/New Zealand,
95. Introduction to postcolonial studies and African literature,
96. Monique Truong,
97. Postcolonialism,
98. Postcolonial Feminism,
168
99. Praise for The Book of Salt, Truong.com.
100. Praise for Bitter in the Mouth, Truong.com.
101. Quiet as they come – Angie Chau,
102. Similarities between Feminism and Postcolonialism,
103. Subaltern (postcolonialism),
104. The gangster we are looking for,
105. Trịnh Thị Minh Hà,
106. We should never meet – Aimee Phan,
1
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Monique Truong The Book of Salt
Bich Minh Nguyen Stealing Budda’s Dinner
2
le thi diem thuy The Gangster We Are All Looking For
Dao Strom Grass Roof, Tin Roof
3
Trịnh Thị Minh Hà Woman, Native, Other
4
PHỤ LỤC 2
(Người thực hiện đề tài tự dịch)
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI “SÁCH MUỐI” CỦA MONIQUE TRUONG
(Nguồn:
- “Một câu chuyện hấp dẫn, độc đáo, sắc bén với một sự quan sát tinh tế về
thế giới nấu ăn”. (Jacques Pépin)
- “Thanh lịch, dí dỏm, phức tạp và giàu tưởng tượng, Sách muối của Monique
Truong là một cuốn tiểu thuyết đem lại sự sảng khoái và sâu sắc”. (Jessica
Hagedorn)
- “Một tác phẩm tinh xảo của một giai điệu tưởng tượng hoàn hảo, tôi đã đọc
nó một cách ngấu nghiến trong một đêm yên tĩnh – một niềm vui hiếm hoi và
chân thực”. (Andrew X. Pham)
- “Một tác phẩm được trau chuốt đến từng chi tiết, khó lòng cưỡng lại được.
Nó được đan dệt từ nhiều yếu tố: lịch sử, nghệ thuật, và tính nhân văn sâu
sắc, Đây thực sự là một tác phẩm làm say mê lòng người”. (Los Angeles
Times)
- “Một tác phẩm đầu tay về sự khoái lạc chua cay và tràn đầy cảm hứng, khó
hiểu một cuốn truyện thần tiên tuyệt diệu”. (Elle)
- “Một cuốn tiểu thuyết đầu tay đa dạng, hấp dẫn và bao quát”. (The New
York Time Book Review)
- “Mê mẩn Được viết một cách ngon lành Vừa sắc sảo vừa độc đáo”.
(Entertainment Weekly)
- “Một cách sắp xếp khéo léo, sống động, Nếu đây là những điều Monique
Truong thực hiện lần đầu tiên thì không thể nói trước được những gì cô sẽ
làm tiếp theo”. (The Seattle Times)
5
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI “ĂN TRỘM ĐỒ CÚNG CỦA PHẬT” CỦA
BICH MINH NGUYEN
(Nguồn:
- “Một cái nhìn sâu sắc về những người nhập cư và con cái của họ trong việc
tìm kiếm căn cước của mình như những người Mỹ”. (People)
- “Tiểu thuyết của Bich Minh Nguyen rất khéo léo và sống động, từ một sự cập
nhật tốt đến một sự thiết lập quen thuộc”. (Publicshers Weekly)
- “Bich Minh Nguyen đã làm phong phú cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của cô
bằng những quan sát cá nhân và văn hóa sắc bén, cô đã tạo ra một tổng thể
lớn hơn nhiều so với các bộ phận của nó Bich Minh Nguyen không bao giờ
bỏ rơi nạn nhân của sự khinh miệt mà nhiều tiểu thuyết gia đã nhắc tới trong
cuộc sống đương đại, chính vì thế đã làm cho câu chuyện di dân của cô
thành một dàn diễn viên người Mỹ tinh túy – chứ không chỉ là người Mỹ gốc
Á. Tác giả khéo léo thay đổi luân phiên giữa các quan điểm của những đứa
con gái khi họ phải đối mặt với cuộc sống Hoa Kỳ chính thống, và những
chiến thắng và thất bại của những người phụ nữ khi cuối cùng họ không chú
ý nhiều đến nền tảng của họ bằng cái tương lai mà họ đang bay vút về phía
những người Mỹ”. (Laura Impellizzeri)
- “Cái gì làm nên một gia đình? Một ngôi nhà? Một người Mỹ? Nếu không có
tình cảm, Bich Minh Nguyen không thể trả lời câu hỏi này một cách dũng
cảm và duyên dáng như vậy”. (Elizabeth Strout)
- “Một ký ức đẹp Tác phẩm của cô ấy hấp dẫn, tỉ mỉ, cô đọng, súc tích”.
(Ben Fong-Torres)
- “Một sự gia công tỉ mỉ Câu chuyện của cô ấy vừa mang tính cá nhân vừa
mang tính khái quát, về một người tỵ nạn Việt Nam cố gắng hòa nhập vào
nền văn hóa Mỹ và tìm kiếm bản sắc Cô tập trung vào việc xây dựng nhịp
điệu và sự chua xót cho tác phẩm của mình như thể cô là người trong cuộc
vậy”. (Michael Standaert, Los Angeles Times)
6
- “Câu chuyện của tác giả thật đáng yêu với những hình ảnh tươi vui. Và sự
tiêu khiển của cô ấy là thế giới được bao bọc bởi bánh quy Family Ties và
Ritz mà cô ấy đã lĩnh hội được vào những năm 1980 với sự hoàn hảo
Điều này cho thấy rằng cô là một nhà văn đáng để chúng ta để mắt tới”.
(Kirkus Reviews)
- “Một ký ức được diễn đạt một cách hoàn hảo và miêu tả một cách lạ
thường”. (Boston Globe)
- “Bich Minh Nguyen đã đề cập đến những niềm vui, nỗi buồn trong cuốn
sách đầu tay của mình. Trong Ăn trộm đồ cúng của Phật, thức ăn trở thành
một phần khao khát trong việc trở thành người Mỹ của cô. Nếu cô ăn những
thứ trên truyền hình, cô sẽ thấy vui vẻ, thậm chí ngay cả khi cô than vãn về
tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là tiền đề làm cho cuốn sách không chỉ liên quan
tới những người đã từng thèm một chiếc bánh snack mà còn liên quan tới
những người đã từng cảm nhận được sự khác biệt”. (Michael Rose, San
Francisco Chronicle)
- “Dường như ai cũng một lần viết hồi ký, nhưng Ăn trộm đồ cúng của Phật
vẫn là một trong những cuốn sách đáng để chúng ta lưu tâm Tác phẩm của
cô ấy được trau chuốt đến từng chi tiết. Cô ấy sử dụng thức ăn để chỉ ra sự
khác biệt giữa cô ấy, gia đình cô ấy và một cộng đồng người Mỹ mà cô ấy
đang cố gắng hòa nhập. Cô ấy kể câu chuyện này quá hay đến nỗi bạn chỉ
muốn giữ mãi thời thơ ấu này cùng với cô ấy. Cuốn sách vừa hài hước vừa
cảm động của một nhà văn trẻ đầy triển vọng Ăn trộm đồ cúng của Phật là
một cuốn sách hài hước và vui tươi”. (Tạp chí BUST)
- “Bich Minh Nguyen là một người kể chuyện tài năng. Cô đã rải đều đau
thương và bi hài lên hoàn cảnh khốn cùng của người nhập cư. Đó cũng là sự
cảnh báo cho “những thức ăn, thời trang, mẫu tóc tồi tệ vào những năm
1980”. (Marjorie Kehe, Christian Science Monitor)
7
- “Tác phẩm của cô dễ dàng kéo người đọc vào thế giới của cô. Những kinh
nghiệm thời thơ ấu tiêu biểu và không tiêu biểu đã đem đến cho câu chuyện
của cô một hương vị phổ quát”. (Carole Memmott, USA Today)
- “Thẳng thắn, xúc động, bất an, Bich Minh Nguyen đã đưa người đọc đến với
mỗi sự kiện và hình ảnh. Gia đình của cô đã rời khỏi Việt Nam và định cư ở
Mỹ vào năm 1975. Cô đã mô tả khéo léo, chân thật sự va chạm của cô và gia
đình cô ở Grand Rapids. Trong cuốn tiểu thuyết vừa thực vừa ảo này, thực tế
đời sống của nhân vật nằm trong sự trải nghiệm. Tuổi thơ nhập cư của cô
tạo ra tiếng vang khi cô nắm bắt được những kinh nghiệm về sự va chạm
giữa hai nền văn hóa về mùi vị, tôn giáo, kiểu tóc, quần áo, thói quen, và đặc
biệt là thức ăn. Những cây nấm mà bà nội của cô trồng ở sau vườn cũng tạo
ra sự khác biệt so với những người hàng xóm. Câu chuyện nền tảng của Mỹ
là câu chuyện của những người nhập cư, và, với những công dân mới của
nó. Đất nước này tự bản thân nó đổi mới liên tục. Bên cạnh đó, cái nhìn sâu
sắc và giọng nói mới mẻ của cô đã làm đổi mới đề tài này”. (Lynne Tillman,
Trưởng ban giám khảo của the PEN/Jerard Award )
- “Ăn trộm đồ cúng của Phật thu hút người đọc bởi sự đồng hóa, lòng trắc ẩn,
gia đình và thức ăn. Ai có thể nghĩ rằng SpaghettiOs, Nestlé Quik, và
Pringles dường như là một cái gì đó thật tuyệt vời với người tỵ nạn Việt Nam
giống như món cà ri tôm và món chả giò? Nhưng đó lại là một phần của sự
ngạc nhiên ngon miệng”. (Dinty W. Moore)
8
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI “TÊN DU ĐÃNG MÀ TẤT CẢ CHÚNG TÔI
ĐANG TÌM KIẾM” CỦA le thi diem thuy
(Nguồn:
- “Gợi lên nỗi buồn và ước vọng bé nhỏ của con người Niềm vui và nỗi
buồn sống động như một chuyện thần tiên, có tính biểu tượng như một bài
thơ”. (The New York Times Book Review)
- “Một câu chuyện đẹp và sâu sắc về gia đình. Tôi càng đọc, càng có cảm
tưởng đó như gia đình của tôi vậy”. (Jonathan Safran Foer)
- “Cô đã nắm bắt được những suy nghĩ kỳ diệu của thời thơ ấu với những
chuyển đổi nhận thức của mình trong những kỳ quan và lo âu của cuộc
sống”. (Hugh Garvey)
- “Hấp dẫn Những dòng chảy trong từng đoạn ngời sáng và trộn lẫn với
quá khứ và hiện tại, tạo ra một sự thay đổi về thời gian”. (Vogue)
- “Mỏng manh và thanh thoát Một sự miêu tả tuyệt vời những sợi dây về cá
nhân, tâm lý và lịch sử đã kết nối giữa người cha và đứa con gái” (Los
Angeles Times Book Review)
- “le đã nắm bắt được những suy nghĩ huyền diệu của tuổi thơ với sự thay đổi
của nhận thức về những điều kỳ lạ và hiểu biết về cuộc sống”. (Village
Voice Literary Supplement)
- “Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm là một cái nhìn nhẹ nhàng
đầy chất thơ và ấn tượng về những người tỵ nạn Việt Nam trên đất Mỹ.
Những người chú trở thành một loại điệp khúc lừa đảo trong sự hiểu biết của
trẻ thơ về ngôi nhà mới khi cô bé chờ đợi sự xuất hiện của mẹ và chiến đấu
để hiểu hết những tình huống bi thương đang diễn ra xung quanh chuyến
hành trình của họ. Tác phẩm của le là một sự thôi miên”. (Hephzibah
Anderson)
- “Cuốn tiểu thuyết nhấn mạnh nhẹ nhàng của le đã diễn tả được một cảm
giác của sự trôi dạt nhờ vào những sự đứt gãy, vỡ vụn của văn bản: phù hợp
9
với một câu chuyện kể về tình trạng những người tỵ nạn Việt Nam. Một đứa
bé gái (người kể chuyện của chúng ta), người cha và bốn người chú trôi dạt
đến bờ biển California. Sự tò mò ngây thơ của đứa bé gái và sự ngạc nhiên
về những điều giản đơn ẩn chứa những đau thương đang phơi bày trước mắt
họ: sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam, cái chết của người anh trai,
cuộc đấu tranh của cha mẹ cô bé trong đất nước mới, sự cố của cha cô. Tinh
tế, duyên dáng và cảm động”. (Siobhan Murphy)
- “Một sự ngạc nhiên nhỏ. Sự yên tĩnh và tỉ mỉ của nó, sự ngời sáng của văn
bản đã làm đảo lộn tâm trí của người đọc một cách liên tục. Kể bằng sự nhẹ
nhàng và chân thực, mỗi câu thơ tạo ra một hình ảnh ám ảnh đến nỗi người
đọc phải liếc nhìn vào sự phản chiếu trên mỗi hình ảnh, đã tạo nên sự độc
đáo và đặc biệt. Một văn bản buồn nhưng đẹp”. (Palisades Park)
- “Tên du đãng mà tất cả chúng tôi đang tìm kiếm phơi bày một giọng nói tươi
sáng trong cuốn tiểu thuyết Mỹ, mô tả sự xáo trộn và sự mất mát của cuộc
đời tỵ nạn với vẻ đẹp của những lời văn tinh tế, dịu dàng. Nó giống như một
chiếc vòng cổ được bện từ những đoạn văn, mỗi đoạn lại chứa một hình ảnh
đầy ám ảnh: một con bướm bị bắt trong chiếc đĩa thủy tinh, những đôi giày
được sắp xếp trong tủ kính, một người cha khóc dưới gốc cây như một con
chó cô đơn”. (The Sunday Record)
10
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI “MÁI TRANH, MÁI TÔN” CỦA
DAO STROM
(Nguồn: Grass Roof, Tin Roof (Mái tranh, mái
tôn), Houghton Mifflin Company, 2003).
- Trữ tình, đam mê, và sống động với những tấn bi kịch và những đau khổ của
cuộc sống, cuốn tiểu thuyết này để lại ấn tượng không thể quên trong lòng
độc giả ở cả hai phương diện: độ chính xác đến điềm tĩnh của ngôn ngữ và
sức thuyết phục sâu sắc của câu chuyện. Dao Strom là một nhà văn trẻ xứng
đáng với sự theo dõi lâu dài và những lời khen ngợi”. (Brady Udall)
- “Một sự phát hiện tinh tế và tỉ mỉ về vấn đề lưu vong, mất mát, và nhận diện.
Cuốn tiểu thuyết này bản thân nó là một sự cách tân về nghệ thuật. Strom là
một nhà văn trẻ quan trọng”. (Robert Olen Butler)
11
BẠN NHẬN RA MÌNH LÀ MỘT KẺ TỴ NẠN
(Nguồn: Robert. J. C. Young (2003), Lý thuyết hậu thuộc địa: Một sự giới
thiệu ngắn gọn, Oxford University Press, USA, tr. 9-13).
Bạn thức dậy vào một buổi sáng với một giấc mơ đầy trắc ẩn để nhận thấy
rằng thế giới của bạn đang bị thay đổi. Dưới sự che chở của màn đêm, bạn chuyển
tới một nơi nào đó. Khi bạn mở mắt ra, điều đầu tiên mà bạn thấy là xung quanh
bạn chỉ là những cơn gió đang thổi qua mặt đất phẳng lặng và trống vắng.
Bạn đang đi bộ với gia đình đến một nghĩa trang sống trên những đường ranh
giới giữa Afghanistan và Pakistan. Tới Peshawar, thành phố của những bông hoa,
thành phố của những tên gián điệp. Một thị trấn biên giới, bước dừng chân đầu tiên
cho những du khách từ Kabul, người đã băng qua cánh cổng chạm khắc thành phố
của Torkham, xuống những con đường đá xám dài ngoằn ngoèo của Khyber Pass để
tới đồng bằng bằng phẳng, tới Grand Trunk Road, nơi đường bộ, đường biển, dòng
suối, tất cả con đường sẽ dẫn bạn đến Kolkata.
Trong thành phố cổ, nhiều cửa hàng và những sạp bán hàng trong Khyber
Bazaar xoay quanh nhà thờ Hồi giáo Darwash, bạn sẽ tìm thấy một con đường rợp
bóng râm, nơi những ngôi nhà chạm đến trời với những ban công được trang hoàng
lộng lẫy. Con đường này được biết với cái tên Qissa Khawani Bazaar, con đường
của những người kể chuyện. Hơn nhiều thế kỷ qua, những câu chuyện thần tiên
được trau chuốt bởi những người đàn ông khi họ thư giãn. Những câu chuyện này
được trao đổi nhưng giờ đây nó không được dành cho bạn.
Bạn đang ở xa phương Tây, ở xa chỗ chiếm đóng thuộc địa, ở xa những vùng
ngoại ô rộng lớn của những ngôi nhà tạm thời của những người đến đây trước đó, ra
khỏi miền đất phẳng nằm trước những dãy núi. Bạn mang theo một ba lô quần áo,
chiếu, cho những lời cầu nguyện và giấc ngủ, một cái bình nhựa chứa nước, và một
vài cái chảo. Vài người lính trên đường dừng lại chỗ bạn. Trại tỵ nạn Jalozai gần
Peshawar đã đóng. Pashtun, người đến từ Afghanistan, được hướng dẫn đến
Chaman, không phải là một trại tỵ nạn, mà là một “khu vực chờ đợi”. Nơi đây, mỗi
12
lần con mắt bạn di chuyển trên đỉnh cao của chiếc lều, trái đất sẽ bằng phẳng và
nhẵn nhụi mãi tới khi nó trở thành hình dạng tối mờ và xa dần như chân dãy núi
Himalaya ở đường chân trời vậy.
Vì đây không phải là một trại tỵ nạn chính thống, không có người nào ở đó
để đăng ký cho bạn hoặc đánh dấu cuộc hành trình của bạn khi bạn thực hiện chậm
rãi con đường đi của mình. Trong khi những đứa con của bạn ngồi kiệt sức và đói
bụng trên những đôi chân trần, cát nâu, làn da trên những cái bụng ọp ẹp của chúng
được hòa với những ngôi sao màu đỏ thẫm đang nhấp nháy, bạn đi tìm nguồn nước
và thức ăn, và với niềm hy vọng sẽ được cấp những vật liệu để làm nhà – ba thanh
gỗ và một tấm nhựa lớn. Đây sẽ là căn lều của bạn, nơi bạn và gia đình bạn sẽ ở -
điều này sẽ giúp cho những người xoay sở sống sót trong điều kiện thiếu thốn thức
ăn, sự thiếu nước, bệnh tật.
Bạn có thể rời khỏi trong vài tháng. Hoặc, nếu bạn không may mắn – giống
như những người tỵ nạn Somali ở Kenya, những người tỵ nạn Palestine ở Gaza,
Jordan, Lebanon, Syria, dòng sông phía Tây, hoặc “những người ngầm đổi chỗ” ở
Sri Lanka hoặc Nam châu Phi của những năm 1970 – bạn có thể nhận thấy rằng bạn
ở đó trong 10 năm, hoặc vài chục năm. Đó là ngôi nhà mà bạn, con bạn, và cháu
bạn đã từng có.
Tỵ nạn: Bạn không cố định và đi khắp nơi. Bạn bị chuyển đổi. Ai chuyển đổi
bạn? Người nào đã phá vỡ liên kết của bạn với quê hương bạn? Bạn phải rời khỏi
một cách nhanh chóng, hoặc bạn phải trốn khỏi chiến tranh hoặc sự đói kém. Bạn di
chuyển, bị di chuyển, bạn loạng choạng trên đường đi và hành trình trốn chạy.
Nhưng không có cái gì ùa tới. Trong khi di chuyển, cuộc sống của bạn phải dừng
chân lại. Cuộc sống của bạn bị vỡ vụn, gia đình bạn bị chia cắt. Bạn phải vượt qua
những sự ổn định quen thuộc đáng yêu nguyên thủy mỗi ngày và sự tồn tại xã hội.
Nán lại một thời gian ngắn, bạn nhận biết được tình trạng xâu xé kinh khủng của
chủ nghĩa tư bản, kết thúc sự an ủi trong những việc tầm thường. Bạn trở thành một
biểu tượng của mọi thứ mà mọi người đã trải qua trong cái hiện đại nhạt nhẽo qua
13
các thời kỳ. Bạn chạm trán với một thế giới mới, một nền văn hóa mới mà bạn phải
thích nghi trong khi cố gắng bảo tồn những bản sắc của riêng bạn. Đặt hai điều này
là sự trải nghiệm của nỗi đau. Có lẽ, một ngày nào đó, bạn, hoặc những đứa con của
bạn, sẽ thấy một dạng thức mới của sự phóng thích, nhưng không phải là bây giờ.
Cuộc sống trở nên quá mong manh, quá bất an. Bạn không thể đong đếm, tính toán
được điều gì cả. Bạn trở thành một khách thể trong mắt của thế giới này. Ai quan
tâm đến những trải nghiệm của bạn hay những điều mà bạn nghĩ hoặc cảm nhận?
Những nhà chính trị của thế giới này đã lập nên hệ thống pháp luật để ngăn chặn
bạn gia nhập vào đất nước của họ. Tìm kiếm nơi ẩn nấp an toàn: Bị dập tắt.
Bạn là một vị khách không mời mà đến. Bạn sinh ra không hợp thời, bạn là
một kẻ ngoại cuộc. Một người tỵ nạn khóc cho chính bản thân mình vì bạn đã mang
cơ thể bạn, niềm tin của bạn, ngôn ngữ của bạn và cả khát vọng của bạn, những thói
quen của bạn và tình cảm của bạn, để đến với những không gian xa lạ của thế giới
không thừa nhận bạn. Mọi thứ đều diễn ra trong kinh nghiệm đau thương, thô ráp
của sự đứt đoạn, chia lìa, vụn vỡ thêm vào sự thảm khốc cho những nghịch lý mà
điều này đặt ra sự thách thức cho lý thuyết hậu thuộc địa.
14
“PHỤ NỮ” VÀ SỨC MẠNH CỦA VIỆC LOẠI TRỪ NGÔN NGỮ
(Nguồn: Trịnh Thị Minh Hà (1989), Phụ nữ, Bản địa, Cái khác, Indiana
University Press, USA, tr. 100-101)
Thế nào là Phụ nữ? Một thời gian trước, trong suốt một vài diễn ngôn đầy
sức thuyết phục, cô ấy được giao nhiệm vụ bảo vệ cộng đồng của cô ấy, một người
bác sĩ da trắng đã hỏi Sojourner Truth để chứng minh rằng cô thật sự là một người
phụ nữ.
“Những người này ở giữa chúng ta”, anh ta bắt đầu trong một cái giọng đặc
trưng của một cuộc huấn luyện có tổ chức, “Bạn tự hỏi mình có phải là một phụ nữ
hay không? Một vài người cảm thấy rằng có lẽ bạn là một người đàn ông trong sự
ngụy trang của một người phụ nữ. Để thỏa mãn sự tò mò của chúng tôi, tại sao bạn
không để lộ bộ ngực của bạn tới những nữ độc giả?”
Quả nhiên, ý nghĩ của người đàn ông – trẻ con (man - child) này hết sức
thâm thúy và gây hoang mang khi nghĩ đến cảnh một người phụ nữ “không bao giờ
được giúp đỡ tới toa hành khách, hay được dìu lên toa xe, hoặc đưa đến những nơi
tốt nhất”, người mà “cày cấy, trồng trọt, và tụ tập trong những kho thóc”, và người
rất mãnh liệt, khẳng định một cách vui sướng rằng “Nhìn tôi đây này! Nhìn vào
cánh tay tôi đây này! và không người đàn ông nào có thể lãnh đạo tôi – và Tôi
không phải là một người phụ nữ!”. Những định nghĩa về “Phụ nữ”, “Nữ tính”, “Đàn
bà”, “Những cái thuộc về phụ nữ”, và, gần đây hơn, là về “Bản sắc của phụ nữ”,
dẫn đến một sự hiếu kỳ - mà cần phải được “thỏa mãn” – và một sự biện minh cho
sự vô nhân đạo một cách trơ trẽn. Sự khác biệt đã giảm bớt bản sắc giới tính, cái mà
được ấn định để bào chữa, biện hộ và che đậy sự bóc lột. Cơ thể, điểm khác biệt dễ
nhận thấy nhất giữa đàn ông và phụ nữ, chỉ điều này thôi đã tạo dựng một nền tảng
vững chắc cho những người đi tìm kiếm sự vĩnh cửu, “bản tính” và “tầm quan
trọng” của giống cái duy trì nền tảng an toàn nhất cho sự phân biệt chủng tộc và ý
thức hệ phân biệt đối xử về giới tính. Hai chủ đề là Cái khác và Bản sắc – Cơ thể
cũng được Simone de Beauvoir tái hiện trong tác phẩm Giới tính thứ hai (The
15
Second Sex), và điều này tiếp tục được đưa ra thảo luận trong cuốn tạp chí Pháp,
Nghi vấn về Nữ tính (Questions Féministes) mà bà đã biên tập cho đến khi bà qua
đời. Bài viết đầu tiên được viết bởi Tập thể biên tập dưới tựa đề “Sự đa dạng về chủ
đề chung” giảng giải về mục đích của tờ tạp chí – để phá hủy quan điểm về sự khác
biệt về giới tính, “điều này đã đưa đến một dạng thức và một cơ sở cho khái niệm
về “phụ nữ”.
Hiện nay, sau nhiều thế kỷ, đàn ông vẫn lặp lại thường xuyên rằng “Chúng
tôi thực sự khác biệt”, khi nghe được điều này, phụ nữ la hét lên, có lẽ họ sợ không
được nghe thấy hoặc có lẽ họ khám phá ra một điều thú vị “Chúng ta khác biệt”.
Chủ đề về sự khác biệt, những sự khác biệt đều tượng trưng cho, hoặc hữu
ích cho những tầng lớp thống trị Bất kỳ đặc trưng bản tính nào đều được quy cho
tầng lớp bị trị và được sử dụng để giam cầm tầng lớp này trong ranh giới của một
Bản tính, sự mơ hồ về ý thức hệ “Bản tính của người bị trị” để yêu cầu quyền lợi
về sự khác biệt mà không có sự phân tích những tính chất xã hội của nó nhằm
chống lại vũ khí hữu hiệu của kẻ thù.
Sự khác biệt, như Tập thể biên tập của Nghi vấn về nữ tính nhận thức và lên
án, là giới hạn để duy trì một phần không thể thiếu của hệ tư tưởng của những người
theo chủ nghĩa tự nhiên. Đó là một dạng của sự khác biệt thuộc địa – nhân học mà
các nhà cầm quyền đã ban phát một cách “vui vẻ” cho những người thuộc tầng lớp
dưới.
Sự nghiên cứu và yêu sách cho sự khác biệt bản sắc quan trọng giữa đàn
ông/dân tộc ngày nay không bao giờ nhiều hơn một sự xê dịch trong sự phân chia
theo tiêu chuẩn của người đàn ông và cái bẫy xâm lược.
Tôi cảm thấy bạn tổ chức sự khác biệt giữa người phụ nữ da trắng như một
cưỡng ép sáng tạo hướng tới việc chuyển đổi, chứ không phải là một sự hiểu nhầm
và sự tách biệt. Nhưng bạn thất bại trong việc nhận ra rằng, những sự khác biệt này
đã đặt tất cả phụ nữ vào những dạng thức của chế độ thống trị kiểu gia trưởng, một
vài điều chúng ta có thể chia sẻ, một vài điều thì không Sự thống trị người phụ nữ
16
biết đến không phải trong phạm vi dân tộc hoặc chủng tộc, đúng vậy, nhưng điều đó
không có nghĩa là nó đúng trong những phạm vi này.
17
TẦNG LỚP DƯỚI CÓ THỂ LÊN TIẾNG ĐƯỢC HAY KHÔNG?
(Tác giả: Gayatri Chakravorty Spivak
Nguồn:
[] Giữa chế độ phụ hệ và chủ nghĩa đế quốc, chủ thể - thành phần và khách
thể - hệ thống tổ chức, hình ảnh người phụ nữ biến mất, không chỉ vào hư không,
mà còn vào một sự bạo lực, cái bị biến đổi, biểu tượng của “phụ nữ thế giới thứ ba”
– bị đứng giữa truyền thống và hiện đại. Những sự nghiên cứu này sẽ xem xét lại
từng chi tiết của những giả định tưởng chừng như là hợp lý đối với một lịch sử giới
tính của phương Tây: “Như vậy, nó sẽ duy trì tính chất của sự đàn áp, thống trị, cái
mà phân biệt nó với những sự ngăn cấm được duy trì bởi luật hình sự giản đơn.
Những chức năng của sự thống trị vừa như một lời tuyên án cho sự biến mất, vừa
như một mệnh lệnh cho sự im lặng, sự phê chuẩn cho việc không tồn tại, và từ đó
tuyên bố rằng trên tất cả điều này, không có gì để nói, để nhìn, để biết nữa”. Trường
hợp người đàn bà tự thiêu theo chồng (suttee) là một ví dụ về người phụ nữ trong
chủ nghĩa đế quốc, sẽ tạo ra thách thức và khôi phục lại sự đối lập giữa chủ thể (luật
pháp) và khách thể của sự nhận biết (sự thống trị) và đánh dấu vị trí của “sự biến
mất” với vài điều khác hơn là sự yên lặng và không tồn tại, một sự bạo lực giữa tình
trạng của chủ thể và khách thể.
Sati như là một tên gọi hợp pháp của một người phụ nữ, được sử dụng rộng
rãi trong xã hội Ấn Độ ngày nay. Đặt tên cho một người phụ nữ trong độ tuổi vị
thành viên “một người vợ tốt” có sự trớ trêu của riêng nó và sự trớ trêu này là tất cả
những điều lớn hơn bởi vì cách hiểu của danh từ chung này không phải là yếu tố
quan trọng nhất cho một tên gọi hợp pháp. Đằng sau cách đặt tên cho một người vị
thành niên là câu chuyện về Sati của thần thoại Hindu, Durga trong sự xuất hiện của
cô ấy với vai trò là một người vợ tốt. Trong câu chuyện, Sati – nàng đã được gọi
như vậy, đến cung điện của phụ vương nàng mà không được mời, thậm chí, người
chồng thần thánh của nàng Siva cũng không được mời. Cha nàng bắt đầu buộc Sati
và Siva phải chết trong đau đớn. Siva đã đến trong cơn thịnh nộ và nhảy trên vũ trụ
18
cùng với thi hài của Sati trên đôi vai của chàng. Vishnu đã chặt tay chân của nàng
và những mẩu này được gieo rắc khắp nơi trên thế giới. Xung quanh mỗi mẩu ấy trở
thành một nơi đẹp đẽ cho sự hành hương.
Những hình ảnh của nữ thần Athena – hữu dụng nhất cho việc thiết lập ý
thức hệ làm mất đi giá trị của người phụ nữ - được phân biệt với một quan điểm
mang tính chất phá hủy với chủ thể theo bản chất luận. Câu chuyện thần thoại về
Sati đã đảo ngược lại những nghi thức, thể hiện một chức năng tương tự: Người
chồng đang sống trả thù cái chết của vợ, một sự giải quyết giữa những người chồng
thần thánh lấp đầy sự phá hủy cơ thể của người phụ nữ và do đó khắc sâu vào trái
đất như địa lý thiêng liêng. Điều này như là một bằng chứng của chủ nghĩa nữ
quyền cổ điển Hindu giáo hoặc của văn hóa Ấn Độ như lấy vô thần làm trung tâm
và do đó nhà nữ quyền xem ý thức hệ như là “làm hỏng bởi thuyết bản xứ (nativism
– Thuyết cho rằng những người bản xứ trội hơn người nhập cư) hoặc đảo ngược chủ
nghĩa trung tâm giống như đế quốc xóa bỏ hình ảnh của cuộc chiến Mẹ Durga và
thay vào một danh từ thích hợp Sati không mang một ý nghĩa nào khác so với nghi
thức hỏa thiêu những quả phụ yếu đuối như vật hiến tế và sau đó yêu cầu là những
người này có thể được cứu sống. Không chừa một không gian nào cho chủ thể tầng
lớp dưới có thể lên tiếng.
Nếu người bị trị sống dưới chế độ xã hội hóa tư bản không có quyền truy cập
vào việc “chỉnh sửa” sự phản kháng, phải chăng ý thức hệ của Sati, đến từ lịch sử
của ngoại biên, bị phủ nhận vào bất cứ kiểu mẫu nào trong thực tiễn của chủ nghĩa
can thiệp (interventionist)? Bài luận này vận hành vào quan niệm, trong đó tất cả
như là những nỗi luyến tiếc quê nhà rõ ràng cho sự mất mát nguồn gốc đều đáng bị
nghi ngờ, đặc biệt như nền tảng cho sản phẩm ý thức hệ mang tính chất phản kháng
lại.
Một người phụ nữ trẻ khoảng 16, 17 tuổi, Bhuvaneswari Bhaduri, treo cổ tự
vẫn trong căn hộ của cha cô ấy ở phía Bắc Calcutta vào năm 1926. Hành động tự
vẫn này là một sự bí ẩn, Bhuvaneswari có kinh vào thời gian đó, không rõ là cô có
19
thai bất hợp pháp hay không. Gần 10 năm sau, người ta mới phát hiện ra rằng cô là
một thành viên của nhiều nhóm liên quan đến cuộc đấu tranh nhằm giành độc lập
cho Ấn Độ. Cuối cùng, cô được giao phó với một cuộc mưu sát chính trị. Không thể
đương đầu với nhiệm vụ và chưa ý thức được sự cần thiết thực tiễn cho niềm tin, cô
ấy đã tự vẫn. Cái chết của cô ấy một thời được biết đến như là kết quả của niềm
đam mê “không hợp pháp” []
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_thuyet_di_dan_viet_nam_cua_cac_nha_van_nu_o_hoa_ky_nhin_tu_ly_thuyet_hau_thuoc_dia_4013.pdf