Luận văn Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ

Tại buổi làm việc, đồng chí Sỏn-Xay Sy-Phăn-Đon bày tỏ sự vui mừng và niềm vinh dự khi được đến thăm và làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Đồng chí cũng trình bày tóm tắt những hoạt động kỷ niệm trang trọng, sôi nổi của tỉnh nhân kỷ niệm "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012"; đồng thời nhấn mạnh: sự hỗ trợ giúp đỡ chí tình, nhiều mặt của Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng. Trên tinh thần hợp tác toàn diện, đồng chí bày tỏ mong muốn giữa TP Cần Thơ và tỉnh Champasak sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác ngày càng bền chặt

pdf166 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ của nhật báo Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuống, mình mẩy đầy sình bùn, vậy mà đến nhà gặp đối tượng để vận động thực hiện KHHGĐ thì bị mấy bà cụ đuổi thẳng. Mấy bà cụ còn nói: “con tôi, tôi cho đẻ sạch ruột, cháu tôi, tôi nuôi, can gì đến cô mà cô vận động”. Chị Nga buồn lắm nhưng vẫn cố gượng cười chào họ ra về. Trên đường về, chị Nga tủi thân, ứa nước mắt. Nhưng buồn thì buồn, chị không bỏ cuộc. Chị tìm cách gặp riêng các chị để vận động. Chị còn dẫn chứng các trường hợp chị em trong xóm nhờ thực hiện BPTT mà chỉ sanh hai con, kinh tế khá giả, sức khỏe lại đảm bảo. Một lần, hai lần, các chị dần hiểu ra, nghe theo. Cứ thế số lượng chị em thực hiện BPTT ngày càng nhiều. Đến nay, các chị còn tự giác đến nhà chị Nga nhận bao cao su, thuốc ngừa thai về sử dụng. CT,11-7-2011 3. Khi quyết định gắn bó cuộc đời với người chồng hơn mình 15 tuổi, chẳng giàu có mà cũng chẳng nổi trội về ngoại hình, cô N.T.M. (quận Bình Thủy) cũng đương đầu với bao điều tiếng từ những người chung quanh, nhất là những bạn bè, thanh niên trai trẻ từng “để ý” cô. Cô cũng chẳng hiểu sao khi gặp “ông ấy” cô cảm thấy thật gần gũi, thân thiết, nói chuyện rất hạp nhau, rồi yêu nhau lúc nào không biết. Theo cô, thời gian đầu về chung sống, do tuổi tác chênh lệch nhau nên sở thích trong sinh hoạt, cuộc sống cũng khác nhau, đôi khi cũng xảy ra việc này, việc khác nhưng hai vợ chồng cùng cố gắng tự điều chỉnh cho phù hợp. Cô thì bớt cái tính trẻ con, hay giận hờn, ham vui với bạn bè; còn ông xã cô cũng cố gắng “trẻ hóa”, chiều theo sở thích, cách trang trí nhà cửa, thói quen ăn uống, kể cả “gu” nghe nhạc, phim ảnh của vợ. Với tình yêu và trách nhiệm, vợ chồng cô ra sức vun đắp cho tổ ấm của mình ngày càng sung túc. Dù bận việc làm ăn, nhưng chồng cô luôn dành thời gian phụ tiếp vợ chăm sóc các con, thậm chí thân thiết với hai con hơn cả vợ. Cô cười 136 bảo: “Bây giờ gặp lại, bạn bè lại bảo là mình có phước...”. Tương tự, trường hợp vợ chồng chú K. (quận Ninh Kiều) cũng chênh nhau đến 18 tuổi. Có lúc, sự so sánh, bàn tán của bạn bè, hàng xóm cũng là nguyên nhân gây nên sóng gió trong gia đình. Chú K. dí dỏm kể: “Nhiều khi hai vợ chồng cùng đi ra ngoài, mọi người không biết cứ tưởng nhầm là “cha con”, hoặc thường nghe cách xưng hô tréo ngoe: một đằng là em, một đằng là chú... Ban đầu cũng thấy hơi tự ái nhưng rồi chú cũng thông cảm vì người ta không biết. Quan trọng là mình sống sao cho thật hạnh phúc để mọi người nhìn vào thấy vợ chồng xứng đôi”. CT,8-7-2011 4. Không chỉ lợi dụng chủ xe sơ hở để trộm, băng nhóm này còn thực hiện nhiều vụ lấy xe máy khá liều lĩnh. Khoảng 1 giờ đêm một ngày tháng 2-2011, Khanh và Đức Anh đi bộ tìm tài sản để trộm. Khi đến gần hẻm 17, đường Trần Hoàng Na, thấy một thanh niên đang đứng tiểu bên đường, chiếc xe máy dựng kế bên, chìa khóa để sẵn trên xe, hai đối tượng lập tức nhảy lên xe nổ máy chạy đến bán cho Hiển với giá 1 triệu đồng. 1 giờ đêm một ngày đầu năm 2011, Khanh và đối tượng tên Huy đi bộ tìm tài sản để trộm. Khi đến chợ Tầm Vu thấy một người thanh niên nhậu say nằm ngủ trên sạp ở chợ, xe gắn máy dựng gần bên, hai đối tượng dẫn xe đi một đoạn và bứt dây điện ổ khóa rồi nổ máy chạy đến bán cho Hiển với giá 500 ngàn đồng... CT,2-7-2011 5. Sau khi nghe hướng dẫn, phân công nhiệm vụ, một nhóm tình nguyện viên nhanh chóng len lỏi vào dòng người tham dự lễ ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè để phát tờ bướm tuyên truyền, một nhóm tỏa đi vận động các hộ dân trên hai bên đường Ba Tháng Hai ký cam kết không lấn chiếm lòng đường, nhóm còn lại thì đứng chốt cùng lực lượng cảnh sát giao thông phân luồng tại các điểm giao thông quan trọng trên địa bàn quận. Đoàn viên Lý 137 Phúc Vinh, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, cầm xấp tờ bướm tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ đến phát cho từng sinh viên. Vinh giải thích: “Lực lượng sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ cho kỳ thi đại học, cao đẳng rất đông và thường xuyên tham gia giao thông. Các bạn cần hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ thì mới hỗ trợ tốt cho các phụ huynh, thí sinh; đồng thời tiếp sức với các lực lượng để đảm bảo cho giao thông được thông suốt, an toàn...”. CT,1-7-2011 6. Rời xã Thạnh Quới, chúng tôi đến tuyến đường bê-tông dài 1.350 m (đi qua hai ấp Lân Quới 1 và Qui Long) ở bờ Bắc Cái Sắn của xã Thạnh Mỹ. Ông Hồ Văn Phú, Trưởng Khối vận xã Thạnh Mỹ chia sẻ: “Công trình được thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với kinh phí đầu tư trên 200 triệu đồng. Chúng tôi dựa vào các cụ cao niên, các chức sắc tôn giáo để phối hợp vận động nhân dân. Về phía Đảng ủy xã, đích thân đồng chí Bí thư Đảng ủy trực tiếp đến gặp gỡ, chủ trì các cuộc họp dân để triển khai chủ trương, kế hoạch và ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân dân”. Anh Nguyễn Lê Dũng, ở ấp Lân Quới 1, cho biết: “ Khi nghe các cụ cao tuổi trong ấp đến vận động làm đường, tôi rất tâm đắc với chủ trương này. Dù phải đi mượn thêm mới đủ 2,8 triệu đồng để đóng góp nhưng tôi rất sẵn sàng”. Theo ông Hồ Văn Phú, cũng nhờ các vị chức sắc tôn giáo nhiệt tình ủng hộ, đứng ra vận động những người có kinh nghiệm trực tiếp xây dựng đường, nên giá thành xây dựng giảm hơn nhiều so với mức dự kiến. Khi thực hiện công trình, bà con cũng đã đề nghị xã mua 2 máy trộn hồ và máy dầm đá trị giá gần 20 triệu đồng để tự xây dựng tuyến đường. Các phương tiện này sau đó dùng để thực hiện các công trình khác của địa phương. Đồng thời, bên cạnh sắm thêm các dụng cụ làm đường, địa phương còn tận dụng lực lượng nhân công tại chỗ, nên giá thành xây dựng mỗi mét tới từ 360.000 đồng giảm còn 220.000 đồng, thậm chí sau này chỉ còn 190.000 đồng. Xã cũng đã thành lập Ban giám sát 138 gồm 7 người để giám sát thi công mỗi ngày, đảm bảo đúng thời gian và kỹ thuật. Chị Lê Thị Cẩm Vân, ấp Lân Quới 1, cho biết: “Những ngày làm đường, bà con người thì góp công, người góp phương tiện, trên dưới đồng lòng nên công trình sớm hoàn thành”. Ngoài đóng góp tiền xây dựng tuyến đường, bà con còn đóng góp trên 1.000 ngày công lao động và hiến đất, hoa màu trị giá hàng trăm triệu đồng. Công trình xây dựng đường giao thông Bắc Cái Sắn của xã Thạnh Mỹ cũng được UBND thành phố tặng bằng khen mô hình “Dân vận khéo” năm 2010. Ông Hồ Văn Phú, Trưởng Khối vận xã Thạnh Mỹ cho biết thêm, trong năm 2010, xã Thạnh Mỹ còn xây thêm 2 cây cầu trị giá 77 triệu đồng và trên 200 ngày công lao động; còn từ đầu năm 2011 đến nay, xã đã vận động bà con xây mới 3 cầu bê-tông, trị giá trên 213 triệu đồng và gần 300 ngày công lao động... CT, 27-6-2011 7. Trước đây vợ chồng chị Ngọc - anh Khen sống ở phường Tân An, Ninh Kiều. Năm 1987, cha mẹ chồng già yếu, người em út của anh Khen công tác ở xa nên anh chị dọn về gần nhà cha mẹ ruột của anh Khen (nay thuộc phường Phú Thứ, quận Cái Răng), để tiện việc chăm sóc cho cha mẹ. Năm đó, con trai đầu lòng của anh chị mới được 5 tuổi. Chị Ngọc nhớ lại: “Lúc bấy giờ kinh tế gia đình rất khó khăn, thu nhập chủ yếu là nhờ vào hoa lợi từ mấy công vườn tạp. Hàng ngày, tôi mang trái cây, rau cải ra chợ bán và phải mang con theo vì ông bà đã già yếu, ông xã tôi thì lo vườn tược, đi soi cá bống kiếm thêm thức ăn hàng ngày, hoàn cảnh túng thiếu vô cùng...”. Anh Khen tiếp lời vợ: “Thời gian đó, cha tôi bệnh nặng nằm một chỗ, việc chăm sóc cha đều do vợ tôi gánh vác. Ai cũng khen vợ tôi phụng dưỡng cha mẹ chồng rất chu đáo cho đến khi cha mẹ tôi qua đời”. Dù cuộc sống chật vật, anh chị luôn động viên nhau cố gắng vượt qua khó khăn, cùng lo cải tạo vườn tược và chăn nuôi heo. Trong quá trình cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn trái, chị tranh thủ trồng 139 xen rau màu để “lấy ngắn nuôi dài”. Năm 1990 chị sinh thêm con gái, tuy việc chăm sóc, dạy dỗ 2 con nhỏ vất vả nhưng chị luôn đảm đang cùng chồng làm lụng, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Năm 2006, khi kinh tế gia đình dần ổn định, vườn cây ăn trái cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm, chị bắt đầu tham gia công tác phụ nữ ở khu vực, được hội viên tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng. Trong công tác, chị Ngọc luôn gần gũi, quan tâm giúp đỡ hội viên, nhiều năm hoàn thành tốt nhiệm vụ và nhận được nhiều giấy khen. CT,17-6-2011 8. Từ thực tế trên, Ban ATGT TP Cần Thơ đã kết hợp với Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Ban ATGT quận Thốt Nốt, Ô Môn và huyện Phong Điền tổ chức trao cặp phao cứu sinh và áo phao cho 350 học sinh thường đi học bằng đò dọc, đò ngang, ở các trường: Tiểu học lộ Vòng Cung, Tiểu học Nhơn Ái II (thuộc huyện Phong Điền) và các Trường tiểu học, THCS ở quận Ô Môn, Thốt Nốt. Mỗi cặp phao cứu sinh và áo phao trị giá từ 70.000 đồng đến 200.000 đồng, trích từ nguồn ngân sách Cục đường thủy nội địa Việt Nam và Ban ATGT TP Cần Thơ. Đây là việc làm rất ý nghĩa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh và tạo thói quen để học sinh ý thức mặc áo phao mỗi khi tham gia giao thông trên tuyến đường thủy nội địa. CT,17-6-2011 9. Chị Thanh xuất thân trong một gia đình nghèo, đông anh em ở quận Ninh Kiều. Cha mất sớm, vì hoàn cảnh khó khăn, chị nghỉ học đi làm phụng dưỡng mẹ. Các chị lập gia đình, mỗi người một nơi, ai cũng nghèo nên không giúp được gì cho nhau. Năm 1986, chị lập gia đình với anh Tô Văn Hóa, bạn gần nhà, làm nghề chạy xe ôm. Từ khi có chồng, chị Thanh nghỉ làm ở xưởng bánh kẹo, lo việc nội trợ, chăm sóc chồng con, mẹ già. Để đỡ đần kinh tế với chồng, chị Thanh mày mò học sửa quần áo. Được người quen cho chiếc bàn máy may cũ, chị nhận đồ khách về sửa. Làm cẩn thận, giá rẻ nên chị được 140 nhiều mối gởi hàng làm. Đêm nào chị cũng thức đến khuya sửa đồ, dọn dẹp nhà cửa. Mỗi tối đặt mình xuống giường, điều đầu tiên chị nghĩ là bài toán chợ búa cho cả nhà vào ngày tới trong khoảng 30.000 đồng rồi mới yên tâm chợp mắt. Khoảng 4 giờ sáng chị đã thức, giúp mẹ làm vệ sinh, nấu cháo trắng cho mọi người ăn sáng rồi bắt tay vào những công việc thường nhật. CT,12-6-2011 3. TỪ ĐỊA PHƯƠNG 1. Chuyện về nghề "phá núi" ở Hòn Sóc Hòn Sóc, một trong bốn ngọn núi ở huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên 07/2011 Giang), rộng 117 ha nhưng có đến hơn 95 ha đang bị hàng chục doanh nghiệp thẳng tay nổ mìn để khai thác đá. Dưới chân Hòn Sóc thuộc địa bàn xã Thổ Sơn, nghề xẻ đá đang phát đạt với hàng ngàn lao động, nhưng chẳng ai màng đến chuyện hiểm nguy. Mới tờ mờ sáng mà tiếng đục đá đã vang lên trên các bãi xẻ đá dọc theo con đường nhựa từ thị trấn Hòn Đất chạy vào núi Hòn Sóc. Những người phu đá da đen cháy vì phơi nắng gió lâu ngày cắm cúi căng dây làm chuẩn đưa búa đập lên những cây đục bằng thép. Theo từng nhát búa, cây đục cắm sâu vào những thớ đá xanh, chậm rãi tách phiến đá to đùng ra thành từng thanh dài theo kích thước đã định sẵn. Ông Châu Kha, một thợ đục đá có thâm niên hơn 20 năm làm nghề, quê ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), nói: “Thợ xẻ đá làm ăn sản phẩm, đục được một thanh đá 4 cạnh từ 15 cm đến 20cm, cứ đo chiều dài, mỗi mét chủ bãi trả công 5.500 đồng”. Ông Kha kể, hồi mới có các công trường khai thác đá ở Hòn Sóc, các chủ doanh nghiệp phải chạy qua miệt Thất Sơn (tỉnh An Giang) thuê thợ xẻ đá về làm, trả công cán rất hậu hỉ, bởi lúc đó cư dân địa phương chẳng ai biết nghề. Lâu ngày, người Hòn Sóc thấy người Thất Sơn làm ăn được nên đến các bãi xẻ đá học nghề, tới nay thì tay nghề ngang ngửa nhau. Nhưng theo ông 141 Nguyễn Quốc Đoàn, Chủ tịch UBND xã Thổ Sơn, dưới chân Hòn Sóc hiện nay ở các bãi xẻ đá đang có hơn 1.000 lao động làm việc, trong đó chỉ có chừng 40% là lao động của địa phương, số còn lại là dân Thất Sơn qua tạm trú làm nghề. “Từ một phiến đá lớn xẻ ra những thanh đá nhỏ không phải dễ ăn. Thợ xẻ đá chuyên nghiệp chỉ cần liếc qua khối đá là xác định được mạch đá, từ đó dễ dàng căng mực, đục chẻ ra từng thanh. Người giỏi, mỗi ngày có thể đục được 50m, kiếm được hơn 200.000 đồng. Nhưng dân mới vô nghề không xác định được mạch đá, cả ngày đục chưa được 10m, còn làm bể vụn tảng đá, bị chủ bắt đền”, ông Kha nói. Những người phu xẻ đá ở Hòn Sóc nói, vì không có ruộng đất nên họ phải đeo theo nghề đá, tiền công hiện nay rẻ như bèo. “Nhiều người thấy thợ xẻ đá cuối ngày làm việc lãnh tiền công 100.000 đồng- 200.000 đồng/ngày/người thì cho rằng nghề đá mau giàu. Nhưng họ đâu biết để chẻ được một thanh đá người thợ phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”, nhiều khi búa đập vào tay bật máu tươi, tiền công chỉ có 5.500 đồng/mét trong khi chủ bãi bán ra thị trường giá 50.000 đồng- 70.000 đồng/mét”, anh Minh, thợ xẻ đá ở ấp Bến Đá, xã Thổ Sơn, nói. Chỉ tay về phía những túp lều tạm bợ, xập xệ nằm rải rác quanh chân Hòn Sóc, anh Minh cho biết đó là nơi tạm trú của những tốp phu đá từ Thất Sơn qua làm ăn. Do hiện nay đội quân xẻ đá đông đúc nên tiền công của các chủ bãi ngày càng rẻ, nhưng những người phu đá vẫn cắn răng làm việc. “Bất kể ngày nắng hay mưa, hễ chủ bãi kêu là thợ phải xách búa, xách đục ra làm việc. Nếu không làm thì sẽ có người khác nhảy vô thế chỗ ngay tức khắc, coi như mất việc”, ông Kha nói. Những người thợ xẻ đá ở Hòn Sóc luôn miệng than, đổ mồ hôi, đổ máu làm việc cực khổ, công xá rẻ mạt nên chẳng tích lũy được. Nhưng ông Nguyễn Quốc Đoàn nói, một ngày thợ đá thu nhập 100.000 đồng- 200.000 đồng mà không tích cóp, dành dụm được tiền là vô lý. “Lâu nay ở các bãi đá vẫn tồn tại 142 dai dẳng nhiều tệ nạn, tình hình trật tự trị an rất phức tạp. Chồng suốt ngày quần quật ngoài bãi đá kiếm tiền, chiều về nhậu nhẹt say sưa, trong khi vợ ở nhà tụ tập đánh bài ăn tiền... Hầu như tháng nào công an xã cũng xử lý vài vụ cờ bạc, đánh ghen, nhậu say gây rối. Cứ như vậy thì làm sao mà khá lên cho được”, ông Đoàn nói. Theo Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang, hiện nay quanh núi Hòn Sóc có đến 10 doanh nghiệp được cấp phép khai thác đá, trữ lượng cho phép khai thác lên đến hơn 25.000.000m3. Đó là chưa kể hơn chục bãi đá khai thác tự phát của cư dân địa phương. Bà Võ Ngọc Thứ, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Kiên Giang, cho biết dù khai thác đá là một nghề hết sức nguy hiểm nhưng tình trạng bảo hộ lao động ở các mỏ đá rất kém. “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 3.000 lao động làm việc ở các mỏ đá, nhưng 10 người làm nghề khai thác đá thì hết 9 người không thèm trang bị bảo hộ lao động, dù các cơ quan hữu trách thường đến kiểm tra, nhắc nhở”, bà Thứ nói. Những người thợ đá ở Hòn Sóc, dụng cụ hành nghề chỉ là vài chiếc đục lớn nhỏ bằng thép và chiếc búa, nón vải, chân trần, lâu lâu mới thấy một người mang được đôi găng tay bảo hộ lao động. Mỗi nhát đục chạm vào phiến đá, vụn đá bắn ra xung quanh rào rào, nhưng chẳng thấy phu đá nào mang kính bảo vệ mắt. “Ở đây, chuyện đập búa vào tay, đá vụn văng vào mắt xảy ra như cơm bữa, riết rồi thợ nào cũng quen”, ông Châu Kha nói. Theo ông Nguyễn Quốc Đoàn, từ trước đến nay khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng, phu đá bị thương tật nặng hoặc mạng vong, nếu các chủ mỏ đá, bãi đá có thông báo thì UBND xã mới biết. “Nếu chủ mỏ ém nhẹm tai nạn để tự thỏa thuận bồi thường với nạn nhân thì UBND xã và các cơ quan hữu trách cũng mù tịt. Những tai nạn nhỏ như đá bắn vào mắt, đập búa giập tay, chân, đá lăn đè gây thương tích xảy ra hà rằm... nhưng UBND xã vô phương thống kê vì không ai báo cáo”, ông Đoàn nói. Ông Nguyễn Thiện Tấn, Thanh tra sở LĐ-TB&XH Kiên Giang, cho biết 143 khi kiểm tra an toàn lao động thì thợ đá nói trang bị bảo hộ lao động cồng kềnh, vướng víu và nóng bức, làm việc giảm năng suất nên họ không sử dụng; còn chủ mỏ đá thì trả lời lửng lơ: có trang bị bảo hộ nhưng phu đá không chịu sử dụng, rốt cuộc các cơ quan hữu trách chẳng phạt vạ được ai. Những người phu đá ở Hòn Sóc không ai quên được những tai nạn kinh hoàng ập xuống đầu thợ đá. Ngày 14-10-2010, ông Trịnh Phúc ở ấp Bến Đá bị đá đè chết tại mỏ Chín Hải. Tháng 5-2010, ông Nguyễn Văn Quy ở ấp Hòn Sóc bị băng chuyền tải đá nghiến mất một cánh tay. Tháng 3-2010, ông Đặng Đồng Khởi ở ấp Bến Đá cũng thiệt mạng trong khi khai thác đá. Ông Đoàn nói, từ năm 2005 đến nay, ở các mỏ đá quanh chân núi Hòn Sóc năm nào cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người. “Người ta khai thác đá thì lấy dần dần từ trên ngọn xuống chân núi, còn mấy ông thợ đá ở Hòn Sóc cứ moi từ dưới chân núi lên, nên sụp mỏ, đá đè chết người là chuyện tất yếu phải xảy ra. Vụ tai nạn chết người kinh hoàng nhất xảy ra năm 2008, do khai thác sai quy trình nên nguyên một khối núi đổ ụp xuống đầu công nhân đang làm việc làm 4 người chết tại chỗ, trong đó có hai cha con ông chủ mỏ đá”, ông Đoàn cho biết. Theo bà Võ Ngọc Thứ, hiện nay tình hình an toàn lao động ở các mỏ đá rất lộn xộn, người không có tay nghề, kỹ thuật chuyên môn cũng ào ào đi khai thác đá, nên đã xuất hiện tình trạng các chủ mỏ đá đi thuê bằng cấp của các kỹ sư địa chất để qua mặt các cơ quan hữu trách khi bị kiểm tra, giống như tiệm thuốc tây thuê bằng của dược sĩ. Dù các cơ quan hữu trách của tỉnh Kiên Giang đã làm hết cách yêu cầu phu đá sử dụng bảo hộ lao động để tự bảo vệ thân thể, tính mạng nhưng hàng ngàn thợ đá ở Hòn Sóc và các mỏ đá khác vẫn “vô tư”, ngày ngày nón vải chân trần lăn xả vào đá núi để đổi lấy chén cơm manh áo. “Trời kêu ai nấy dạ, thương tật, chết chóc do đá gây ra cũng là cái nghiệp chướng của nghề phá sơn lâm”, ông Châu Kha nói. 144 CT, 22-4-2011 2. Sức mạnh tình yêu Tôi từng nghe câu nói: “Có sức mạnh tình yêu, người ta có thể làm nên những điều kỳ diệu”, và khi được làm quen với người thương binh ¼ Trần Thanh Tùng ở khu vực Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, tôi mới thấu hiểu hết ý nghĩa. Có tình yêu Tổ quốc, anh sẵn sàng xông pha trận mạc, không màng mạng sống; có tình yêu với người bạn đời, anh vượt qua nghịch cảnh, xây đắp gia đình hạnh phúc. Đó chính là sức mạnh của tình yêu. Trên con rạch Bằng Lăng (thuộc khu vực Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn) sau cơn mưa chiều, tôi gặp anh đang bơi xuồng gỡ mấy tay lưới giăng cá đối. Anh nói rằng, dạo này kinh rạch ít cá tôm, chỉ đủ cho bữa cơm chiều và không quên mời tôi ở lại “ăn ba hột”. Tỉ mẩn cột xuồng vào cây bần dưới bến, anh lấy hai chiếc ghế đặt lên bờ rồi khẽ khàng lấy tay đặt mình lên ghế, di chuyển một cách nhanh nhẹn. Gương mặt người đàn ông đã 46 tuổi nhưng vẫn trẻ trung, hay cười khiến tôi có cảm giác thân thiện ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cuộc trò chuyện của tôi và anh Tùng bắt đầu từ công việc giăng lưới, cắm câu mấy chục năm qua của anh trên dòng Bằng Lăng này. Nghe vợ định nấu nồi bánh canh đãi khách, anh Tùng nói tôi ngồi uống trà chờ anh chốc lát. Không thể tin là người thương binh đôi chân đã cụt gần đến háng vẫn thoăn thoắt trèo cây dừa cao hàng chục thước hái dừa cho vợ làm bánh. Đôi tay anh bám chặt thân dừa, đôi chân còn sót lại chưa đầy gang tay vẫn cố quờ quạng bám lấy thân dừa. Sự mất mát ấy tính ra đã 26 năm rồi nhưng trong vô thức, dường như anh vẫn chưa chấp nhận mình đã mất đôi chân từng vạn dặm trèo núi băng rừng trên đất nước Chùa Tháp. * * * 145 Trời chiều lại đổ mưa, càng lúc càng nặng hạt và tạt vào căn bếp trống huơ. Anh Tùng hớp từng ngụm trà nóng, kể cho tôi nghe về 18 tháng ngắn ngủi được làm lính của mình. Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy tuy đã lùi xa nhưng anh Tùng nhớ rành rọt như một ký ức đẹp, khó phai. Năm 1985, Trần Thanh Tùng tình nguyện nhập ngũ, khi ấy anh vừa tròn 18 tuổi. Sau 5 tháng huấn luyện ở Đồng Dù, anh lên đường cùng đoàn quân tình nguyện Việt Nam sang làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia. Trở thành lính công binh, đơn vị đóng quân ở tỉnh Pôsát, nhiệm vụ của anh Tùng cùng đồng đội là lội suối băng rừng, trèo đèo vượt núi trên khắp đất nước Chùa Tháp để rà phá, tháo gỡ bom mìn, trả lại sự bình yên, giúp người dân nước bạn an tâm cày cấy và mở đường cho bộ đội tiến công tiêu diệt bọn Pôn-pốt. 13 tháng dạn dày ngược xuôi, anh Tùng đã thấu tỏ những cực khổ, gian nan mà cũng lắm tự hào của đời lính. Cái cảm giác ở tuổi ngấp nghé đôi mươi được cống hiến cho sự nghiệp quốc tế vĩ đại cứ thôi thúc anh tỉ mẩn tìm gỡ bom mìn. Nhưng rồi một ngày của mùa khô năm 1986, trong một lần mở đường cho bộ đội tiến công vào khu vực Tam giác, gần biên giới Thái Lan, anh giẫm phải mìn. Phút giây kinh hoàng xảy ra trong nháy mắt nhưng làm thay đổi cuộc đời anh, đôi chân anh vĩnh viễn nằm lại nơi rừng sâu. Bất giác nhìn xuống cơ thể mình, anh Tùng nói: “Lúc đó, tôi chỉ biết la một tiếng thất thanh rồi lịm đi...”. Sau một thời gian điều trị và an dưỡng, anh Tùng trở về quê nhà, về lại dòng sông bến nước Bằng Lăng trên chiếc xe lăn. Anh trở thành thương binh ¼, vĩnh viễn mất 95% sức lao động. 18 tháng quân trường ngắn ngủi nhưng đến bây giờ, anh Tùng vẫn yêu đời lính, bởi tình cảm tốt đẹp mà đồng đội dành cho nhau. Những đêm dừng chân, những giờ giải lao, đồng đội lại kể cho nhau nghe về gia đình, làng quê, chuyện người yêu ở quê nhà hẹn “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế về mới tính chuyện cưới xin”... Anh Tùng vẫn thường kể cho đồng đội nghe về dòng 146 Bằng Lăng quê nhà đầy ắp cá tôm, kể về cha mẹ đang chờ ở quê nhà và câu nói của 6 đứa em thơ: “Anh Hai đi bộ đội oai thiệt!”, trong niềm mong nhớ, tự hào... Vừa lùa mấy con gà tre vào chuồng, anh Tùng vừa kể: “Qua Campuchia, tôi bị sốt rét rừng tới ba lần đó chớ, nhưng được các anh chị quân y chăm sóc tận tình lắm, nhất là đồng đội luôn yêu thương, quan tâm nhau như thể anh em ruột. Tình cảm đó đến giờ tôi chưa phút nào quên”. Ngay như trong lần đạp mìn phá cụt chân, anh được đồng đội hết lòng chăm lo, an ủi và nhiều người đã rơi nước mắt với nỗi đau thể xác của anh. Cũng từ đó mà những tháng ngày trải đời lính, anh thấu hiểu sâu sắc hai từ “đồng đội”. * * * Nghe chuyện anh kể, thấy chuyện anh làm, tôi trầm trồ thán phục, nhưng anh cười ý nhị: “Không có vợ tôi chắc tôi đầu hàng số phận rồi”. Những ngày giải ngũ về quê, anh Tùng gắn chặt trên chiếc xe lăn, sống khép kín, mặc cảm. Thấy bạn bè cùng trang lứa có vợ đẹp con ngoan, làm lụng chăm lo cuộc sống gia đình, anh chạnh lòng. Rồi trong những lần được bạn đẩy xe lăn lên chợ Ô Môn chơi, như một duyên tiền định, anh gặp chị Nguyễn Thị Đức – người đã nguyện cùng anh đắp xây hạnh phúc. Khi ấy anh vừa tròn 22 tuổi. Được sự động viên của chị Đức, anh Tùng đóng ghế tập đi. Anh đặt một ghế lên trước rồi dùng sức của đôi tay nâng cơ thể lên ghế, sau đó chuyển cái thứ hai lên trước... Cứ thế, từng bước, từng bước đầy khập khiễng và nhọc nhằn, do không có thăng bằng nên hễ giơ ghế lên là đầu trút xuống đất: u đầu, chảy máu không biết bao nhiêu lần. Rồi chị đứng sau lưng anh, nắm vai anh để làm điểm tựa. Từng bước chân nhọc nhằn của anh Tùng, có chị dõi theo. Nhờ vậy mà anh đã rời chiếc xe lăn, tự di chuyển, lo sinh hoạt hằng ngày. Với anh Tùng, mỗi niềm vui trong đời đều có hình bóng người vợ một đời tần tảo. 147 Chị là đôi chân để anh bước. Chị là hạnh phúc để anh tìm. Và cũng chính chị đã vì anh, cùng anh sau bao ngày “gừng cay muối mặn”. Vợ chồng lập nghiệp, vốn liếng duy nhất là nền nhà chưa đầy nửa công đất. Vốn là người con của sông nước, giỏi bơi lội từ nhỏ nhưng giờ anh không thể lội vì đầu cứ cắm xuống vì do không chân để giữ thăng bằng. Chị lại làm trụ đứng để anh ôm eo mà tập. Bà con đi qua lại cười mà ngán ngại, với lời nhận xét: “Hai đứa này gan thiệt, sống nhờ tình yêu!”. Vậy rồi anh cũng có thể bơi hàng trăm mét trên sông, nhanh nhẹn và chính xác như bao người khác. Anh sắm xuồng câu, ngày ngày bơi dọc tuyến rạch Bằng Lăng, giăng lưới, cắm câu, đặt lọp nuôi sống gia đình, dầu mưa, dầu nắng. Biết vợ, con cần mình anh Tùng không cho phép mình dừng lại. Anh tiếp tục hành trình tìm hạnh phúc. Con rạch Bằng Lăng những năm 90 tôm cá cạn dần, ốc hến cũng ít, do bị ô nhiễm. Anh “lên bờ” học nghề đan bội, thúng, nia và nghề mộc. Chị Đức nói gọn lỏn nhưng không dấu vẻ tự hào: “Không có đôi chân nhưng đôi tay ảnh nhanh lắm, nhìn là học được ngay. Nghề đan với mộc này đâu có ai dạy, ảnh học lóm không đó chớ. Đâu phải ai lành lặn cũng làm được như ảnh”. Chẳng vậy, anh còn nuôi thêm gà thịt, gà kiểng và trồng mai vàng để giúp gia đình có thêm thu nhập. Chị Đức cũng bỏ nghề vạn chài, tìm lên khu công nghiệp Trà Nóc xin làm công nhân. Cuộc sống gia đình tuy thiếu thốn nhưng đầy ắp tiếng cười. Tôi nhớ hoài câu nói của anh: “Cuộc đời nếu cánh cửa này đóng thì vẫn có cánh cửa khác mở. Hãy cố gắng thực hiện ước mơ, đừng buông xuôi!”. Gian nan bước qua từng khúc quanh của đời người nhưng niềm động viên của anh chị chính là hai đứa con. Con trai lớn của anh là Trần Quốc Hận, sau khi học nghề đã làm tài xế cho một công ty và đã kết hôn. Còn cô con gái Trần Thị Cẩm Hồng sắp vào lớp 9, học sinh khá của Trường THCS Lê Lợi (quận Ô Môn). Chị Đức khoe, vợ chồng rất vui và chờ đợi vì sắp lên chức ông bà nội. 148 Mấy tháng nay anh Tùng bị cao huyết áp, người hay mệt mỏi nên chị Đức và các con khuyên anh ở nhà nghỉ ngơi. Đành vậy! Nhưng việc nội trợ từ bếp núc, giặt giũ, quét dọn nhà cửa, anh Tùng làm rất ngăn nắp, sạch sẽ. 26 năm sống không có đôi chân nhưng anh có đôi tay vạn dặm. Chính đôi tay này đã nâng đỡ đời anh. Chính đôi tay ấy đã dắt dìu gia đình đến bến bờ hạnh phúc. Và đôi tay ấy đã nâng cánh những ước mơ của mái ấm này. Ông Đào Văn Thắm, Trưởng Khu vực Thới Bình, nói rằng: “Nghị lực của anh Tùng lớn lắm, đúng với câu “thương binh tàn nhưng không phế”. Nhất là anh đã xây dựng được một mái ấm hạnh phúc, con cái thảo hiền. Tấm gương vượt khó của anh thật xứng đáng để người dân khu vực chúng tôi học tập”. Cuộc sống gia đình anh bây giờ tuy không dư dả nhưng đã ổn định, không còn lo cái ăn cái mặc như ngày nào. Với anh, đó là hạnh phúc! Thứ hạnh phúc mà người thương binh ấy đã phải truân chuyên, vất vả lắm để mưu cầu. Chia tay vợ chồng anh Tùng trong căn nhà nhỏ bên rạch Bằng Lăng khi trời đã nhá nhem tối, chia tay những con người nhỏ bé mà nghị lực thật lớn lao, ra về trên con đường đá lởm chởm, dằn xốc của khu vực Thới Bình, bất giác tôi hình dung con đường vợ chồng anh Tùng, chị Đức đã đi qua... CT,30-7-2012 4. VĂN BẢN TIN TỨC 1. TP Cần Thơ thông qua kế hoạch xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch năm 2013 Thứ sáu, 21/09/2012 22 giờ 00 GMT+7 (CT)- Ngày 21-9-2012, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống đã có buổi làm việc với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch TP Cần Thơ cùng các sở, ngành hữu quan thành phố về kế hoạch xúc tiến đầu tư- thương mại- du lịch năm 2013. Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch TP Cần Thơ, năm 2013 trung tâm sẽ tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở 149 hạ tầng và công nghiệp tại thành phố; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nội địa và xuất khẩu, xúc tiến phát triển các loại hình du lịch thế mạnh của TP Cần Thơ. Theo kế hoạch, trung tâm sẽ có các hoạt động xúc tiến, tăng cường hợp tác đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữa TP Cần Thơ với các nước như: Hàn Quốc, Hà Lan. Mặt khác, có các hoạt động hội chợ triển lãm thương mại tại Campuchia, Lào và các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Kết nối với các địa phương trong các hoạt động xúc tiến du lịch và hỗ trợ phát triển du lịch thành phố. Tại cuộc họp, các sở ngành thành phố đã cơ bản thống nhất với kế hoạch này. Trong đó trọng tâm đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp và du lịch tại thành phố, đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống đã yêu cầu Trung tâm Xúc tiến Đầu tư-Thương mại-Du lịch TP Cần Thơ tiếp thu các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản kế hoạch để trình UBND thành phố phê duyệt. KHÁNH TRUNG 2. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ về công tác đối ngoại nhân dân Thứ bảy, 22/09/2012 08 giờ 19 GMT+7 (CT) – Ngày 21-9-2012, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) phối hợp với Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác đối ngoại nhân dân năm 2012. 80 cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác đối ngoại đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, cán bộ các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố, các đơn vị sự nghiệp đang thực hiện các chương trình dự án có nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tham gia lớp tập huấn. 150 Trong 1 buổi tập huấn, các học viên được học tập, quán triệt các nội dung về công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân; báo cáo tổng quan về công tác phi chính phủ nước ngoài, định hướng công tác phi chính phủ nước ngoài những năm tới; các quy định pháp lý có liên quan; Trước đó, chiều ngày 20-9-2012, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ cũng đã tổ chức buổi tập huấn về nâng cao năng lực cho cán bộ vận động và tổ chức thực hiện dự án phi chính phủ nước ngoài. Hơn 30 cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp đang thực hiện các chương trình dự án có nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tham dự lớp được trang bị các nội dung về kỹ năng viết dự án; giao tiếp đàm phán và kinh nghiệm vận động viện trợ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. H. VÂN 3. Mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính phù hợp thực tiễn, đúng quy định pháp luật Thứ sáu, 21/09/2012 21 giờ 59 GMT+7 (CT)- Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, trong buổi làm việc với Sở Nội vụ về công tác thực hiện cải cách hành chính (CCHC) 9 tháng đầu năm 2012 và triển khai nhiệm vụ trong những tháng cuối năm. Trong 9 thánh đầu năm 2012, các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo việc xây dựng và triển khai công tác CCHC. Đến nay đã có 9/9 quận, huyện; 18/22 sở, ngành đã ban hành chương trình tổng thể CCHC trong 10 năm và 64/85 đơn vị ban hành kế hoạch CCHC năm 2012. Tất cả các sở, ngành, UBND các cấp đều thực hiện tốt việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính (TTHC). 9 tháng qua, mô hình Một cửa liên thông tại các sở, ban ngành TP Cần Thơ tiếp nhận và giải quyết 565 hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, với tổng 151 vốn gần 4.997 tỉ đồng; mô hình Một cửa ứng dụng công nghệ thông tin tại 9/9 quận, huyện đi vào hoạt động nề nếp, tiếp nhận trên 42.500 hồ sơ, trong đó giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ 96%,... Mô hình Một cửa liên thông, Một cửa hiện đại từ phường lên quận từng bước được nhân rộng... Ngoài ra, các TTHC được sở, ngành và UBND các quận, huyện rút ngắn thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ biểu dương và ghi nhận những nỗ lực mà Sở Nội vụ đã thực hiện qua công tác kiểm tra, hỗ trợ các sở, ngành, các địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình CCHC. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức tiếp cận và giải quyết TTHC cho cán bộ cấp cơ sở, tăng cường công tác thanh, kiểm tra tại các đơn vị, địa phương thực hiện CCHC; hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương, mạnh dạn thay đổi TTHC phù hợp thực tiễn, đúng quy định pháp luật... H.V 4. Khởi công Tổ máy số 2 Công trình Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I Thứ sáu, 21/09/2012 21 giờ 44 GMT+7 (CT)- Sáng 21-9-2012, tại TP Cần Thơ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Nhà thầu liên danh Daelim (Hàn Quốc) –Sojitz (Nhật Bản) tổ chức lễ khởi công xây dựng Tổ máy số 2 công trình Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (phường Phước Thới, quận Ô Môn). Đến dự có Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành Ủy Cần Thơ; Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn cùng Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và lãnh đạo các sở, ngành hữu quan TP Cần Thơ. 152 Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I được thiết kế gồm 2 tổ máy, tháng 7-2009, Tổ máy số 1 với công suất 330MW vận hành thương mại. Theo EVN, Tổ máy 2 do liên danh nhà thầu Daelim-Sojitz thực hiện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư (vay vốn ODA từ JICA). Tổ máy số 2 cũng có công suất 330MW, với tổng mức đầu tư 9.722 tỉ đồng. Đây là nhà máy nhiệt điện ngưng hơi truyền thống sử dụng 2 loại nhiên liệu là dầu FO và khí thiên nhiên, hoặc hỗn hợp dầu FO/khí thiên nhiên. Dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2015 sau 36 tháng xây dựng. Phát biểu tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang đánh giá cao sự nỗ lực của EVN trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển mạng lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện cho miền Nam trong các năm tới, cũng như đảm bảo cung ứng điện năng phục vụ phát triển kinh tế cả nước. Để Tổ máy số 2 thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình, Thứ trưởng đề nghị các ban, ngành Trung ương và địa phương hết sức quan tâm hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án. Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn (Công ty Tư vấn Điện lực Tokyo), liên danh nhà thầu tiếp tục phát huy năng lực và kinh nghiệm của mình để hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn trong quá trình thi công dự án. Thứ Trưởng gởi lời cảm ơn Chính phủ Nhật Bản và JICA đã tạo điều kiện, hỗ trợ Việt Nam vay vốn ODA và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ trong thời gian tới. Tin, ảnh: THU HOÀI 5. Các sở, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong thực hiện công tác tài chính Thứ năm, 20/09/2012 22 giờ 20 GMT+7 (CT)- Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống trong cuộc họp về tình hình thực hiện công tác 9 tháng năm 2012 và kế hoạch 153 công tác quý IV/2012 của ngành tài chính (Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan TP Cần Thơ và Cục thuế thành phố) sáng 20-9. Trong 9 tháng qua, các đơn vị thuộc Cục Hải quan thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Thời gian qua, công tác thu ngân sách trên địa bàn còn nhiều khó khăn, tính đến giữa tháng 9-2012 tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 4.341 tỉ đồng, đạt 50,72% dự toán HĐND thành phố giao. Theo Sở Tài chính, do giá nguyên nhiên liệu tăng cao, DN khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, lượng hàng tồn kho lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN kém hiệu quả, đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến việc thu ngân sách nhà nước của thành phố thời gian qua. Ngoài ra, một số dự án đầu tư đang ngừng hoặc chậm triển khai như: Nhà máy Nhiệt điện Long Phú, khu kinh tế Định An cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách của thành phố Tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống ghi nhận những nỗ lực của các sở, ngành trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Tuy nhiên, do khó khăn chung của nền kinh tế, thành phố cũng bị ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch triển khai vốn. Đồng chí đề nghị trong quý IV, các sở, ngành thành phố cần phối hợp chặt chẽ để điều hành thực hiện nhiệm vụ- tài chính - ngân sách nhà nước tốt hơn. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành, UBND quận, huyện tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ, hiệu quả; Cục thuế tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế các DN, tổ chức, cá nhân thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phíVề phía thành phố sẽ đề xuất những giải pháp cụ thể hỗ trợ các DN trên địa bàn tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng ổn định sản xuất THU HOÀI 154 6. TP CẦN THƠ Hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2012 Thứ năm, 20/09/2012 22 giờ 12 GMT+7 (CT)- UBND TP Cần Thơ vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2012. Chủ đề của Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2012 là "Nơi sinh sống của chúng ta... Hành tinh của chúng ta... Trách nhiệm của chúng ta", được phát động và hưởng ứng trên phạm vi toàn cầu. Qua đó, TP Cần Thơ hưởng ứng chiến dịch này bằng các việc làm như: đẩy mạnh phong trào bảo vệ môi trường tại nơi ở, cơ quan, trường học, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các khu dân cư, các khu vực công cộng; thu gom, xử lý rác thải, nạo vét kênh, cống, rãnh thoát nước; các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi gây ô nhiễm môi trường; tổ chức treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu về chủ đề môi trường tại các đường phố chính; phát động phong trào bảo vệ môi trường tại các cơ sở với chủ đề: Ngày chủ nhật xanh, Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày không sử dụng túi nilon; biểu dương, khen thưởng những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thành tích trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững... Đợt hưởng ứng này nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức cán bộ công chức và cộng đồng về bảo vệ môi trường, có ý thức chấp hành tốt Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật. Phát động toàn dân tham gia phong trào bảo vệ môi trường, phòng ngừa và thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố bằng các hành động thiết thực để hưởng ứng Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2012. H.V 7. Làm việc tại TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền: Quan tâm chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, gắn với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp Thứ năm, 20/09/2012 22 giờ 11 GMT+7 155 (CT)- Ngày 20-9-2012, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Phạm Thị Hải Chuyền đã có buổi làm việc với Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng (CH&PHCN) Cần Thơ. Theo báo cáo của Trung tâm CH&PHCN Cần Thơ, Trung tâm hiện có 35 cán bộ, công chức viên chức, với chức năng khám, điều trị bệnh, chỉnh hình – phục hồi chức năng vận động, vận động trị liệu Mỗi năm, Trung tâm cung cấp khoảng 700 dụng cụ chỉnh hình; khám và điều trị phục hồi chức năng khoảng 3.000 lượt người. Trong điều kiện cơ sở vật chất hư hỏng, xuống cấp, trang thiết bị máy móc quá hạn sử dụng, phải sửa chữa tạm thời, đội ngũ chưa đồng bộ, tuyển dụng nhân sự khó khăn nhưng trung tâm vẫn hạ quyết tâm vượt khó, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ tốt với các đối tác và địa phương Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đánh giá cao những đóng góp của tập thể cán bộ, công chức viên chức, đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tận tụy chăm sóc, phục vụ điều trị cho bệnh nhân cũng như chia sẻ những khó khăn trong hoạt động của Trung tâm thời gian qua. Bộ trưởng nhấn mạnh, để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, trung tâm được tiếp tục đầu tư thành trung tâm cấp khu vực, nhưng không đầu tư dàn trải mà có cân nhắc chọn lọc theo từng hạng mục cần thiết, với kế hoạch cụ thể, đồng bộ; song song với đào tạo đội ngũ cán bộ vững vàng về chuyên môn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Trong thời gian chờ đợi triển khai kế hoạch đầu tư nâng cấp, Trung tâm cố gắng vượt khó, để tiếp tục phục vụ tốt hơn nữa cho bệnh nhân. Chiều cùng ngày, tập thể cán bộ công chức Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ đón tiếp Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đến làm việc về hoạt động của ngành 9 tháng năm 2012 và phương hướng những tháng cuối năm 2012. Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, đã đến dự. 156 9 tháng qua, ngành đã kịp thời triển khai các công tác trọng tâm và đạt nhiều kết quả khích lệ trên các lĩnh vực, như: Giải quyết việc làm cho 39.600 lao động, đạt trên 80% kế hoạch; đào tạo nghề trên 32.500 lao động (trên 4.500 lao động học nghề theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn); triển khai xây dựng 3.000 căn nhà Đại đoàn kết và 9 mô hình giảm nghèo bền vững ở các quận, huyện; trợ cấp thường xuyên cho 7.400 đối tượng chính sách, người có công, xây dựng 91 căn và sửa chữa 64 căn nhà tình nghĩa; trợ cấp thường xuyên cho 104.283 lượt đối tượng bảo trợ xã hội; triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới Trong những tháng cuối năm, ngành dồn sức thực hiện các công tác trọng tâm, đảm bảo hoàn thành kế hoạch, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội thành phố. Ghi nhận và biểu dương những kết quả ngành LĐ-TB&XH thành phố đạt được thời gian qua, nhiều công tác có khả năng đạt và vượt chỉ tiêu vào cuối năm 2012. Bộ trưởng lưu ý, thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH thành phố cần quan tâm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện chính sách nhà ở đối với người có công; có kế hoạch rà soát nhu cầu học nghề, đào tạo nghề có địa chỉ, nghề trọng điểm, gắn với nhu cầu xã hội và doanh nghiệp; tập trung đầu tư hoàn chỉnh một số trung tâm dạy nghề để đưa vào hoạt động, hạn chế đầu tư dàn trải. Đồng thời, quan tâm việc thực hiện chế độ, chính sách của các doanh nghiệp giải thể, đối với số lao động mất việc cũng như hỗ trợ việc làm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; đẩy mạnh phòng, chống tệ nạn xã hội; làm tốt công tác thanh tra, hạn chế phát sinh tiêu cực trong thực hiện chế độ, chính sách cho các đối tượng quản lý; tích cực chăm lo cho người nghèo, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. ANH PHƯƠNG 157 8. Tập trung giải ngân vốn các công trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ từ Trung ương Thứ năm, 20/09/2012 22 giờ 05 GMT+7 (CT)- Chiều 20-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ do đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP Cần Thơ cùng các sở, ngành hữu quan thành phố và địa phương về tình hình triển khai thực hiện các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, vốn chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012. Theo đánh giá của các sở, ngành chức năng, Trung ương quan tâm hỗ trợ các nguồn vốn cho thành phố, nhưng vốn bố trí còn thấp so với nhu cầu. Công tác bố trí vốn cho các Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm (Trung ương giao giữa tháng 5-2012, thành phố giao giữa tháng 6-2012) đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn. Năm 2012, TP Cần Thơ có 22 dự án thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng đường giao thông, thủy lợi có sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, với tổng số tiền hơn 577,6 tỉ đồng. Theo số liệu Kho bạc Nhà nước Cần Thơ, đến cuối tháng 8-2012 mới giải ngân được hơn 440,9 tỉ đồng vốn Trái phiếu Chính phủ, đạt 76,33% kế hoạch. Ngoài ra, 21 dự án sử dụng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, với tổng số tiền 231,89 tỉ đồng, tính đến cuối tháng 8-2012, các dự án này đã giải ngân được 145,38 tỉ đồng, đạt 62,59% kế hoạch. Năm 2012, thành phố được Trung ương phân bổ vốn cho 11/16 Chương trình mục tiêu quốc gia, với tổng số vốn 126,874 tỉ đồng, trong đó vốn sự nghiệp 101,574 tỉ đồng, vốn đầu tư phát triển 25,3 tỉ đồng; đến ngày 31-8-2012 đã giải ngân được hơn 11,24 tỉ đồng, đạt 11,07% kế hoạch, chủ yếu là vốn sự nghiệp, còn vốn đầu tư phát triển chưa giải ngân. Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ yêu cầu UBND thành phố cần chỉ đạo các sở, ngành chức năng và địa phương 158 đang làm chủ đầu tư và quản lý các dự án có sử dụng vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn Trái phiếu Chính phủ phải tập trung quyết liệt cho công tác giải ngân vốn trong các tháng còn lại của năm 2012. Đồng thời, thành phố cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm tiến độ và chất lượng các công trình, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Mặt khác, cần chỉnh sửa hoàn thiện báo cáo và tổng hợp các kiến nghị để Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ xem xét và kiến nghị về Trung ương. KHÁNH TRUNG 9. Phê duyệt "Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Cần Thơ giai đoạn 2012-2020" Thứ năm, 20/09/2012 09 giờ 42 GMT+7 (CT)- UBND TP Cần Thơ vừa ra Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 13-9- 2012 về việc phê duyệt "Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP Cần Thơ giai đoạn 2012-2020". Đề án có tổng mức đầu tư là 338 tỉ đồng, phân kỳ đầu tư qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 2012-2015, từng bước hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trọng tâm là các khu nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10-15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố. Giai đoạn 2016-2020, TP Cần Thơ đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm: hệ thống các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao. Song song đó, ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30-35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP 159 Cần Thơ với vai trò là chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành và các quận, huyện để triển khai thực hiện Đề án. Song song đó, tập trung vào các giải pháp cụ thể như: huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học và công nghệ, tiếp cận thị trường, đào tạo nguồn nhân lực... nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp thành phố phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững. MỸ THANH 10. Nhiều hoạt động văn hóa- thể thao đặc sắc mừng Xuân Quý Tỵ- mừng Đảng quang vinh Thứ năm, 20/09/2012 09 giờ 36 GMT+7 * Góp ý thiết kế đường hoa “Cần Thơ xưa và nay” (CT)- Chiều ngày 19-9-2012, đồng chí Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, Trưởng Ban Tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm TP Cần Thơ, chủ trì cuộc họp để thông qua kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao chào mừng năm mới 2013 và mừng Xuân Quý Tỵ-mừng Đảng quang vinh. Dự kiến nội dung tổ chức các hoạt động mừng Xuân Quý Tỵ 2013- mừng Đảng quang vinh, bao gồm 12 hoạt động lớn, với 31 loại hình hoạt động. Trong đó, các thành viên dành nhiều thời gian thảo luận các chương trình văn nghệ mừng Xuân Quý Tỵ 2013- Mừng Đảng quang vinh (diễn trong đêm giao thừa) và thống nhất địa điểm tổ chức tại công viên sông Hậu. Các thành viên cũng thảo luận về việc tổ chức tuyên dương công dân tiêu biểu của thành phố trên các lĩnh vực trong đêm giao thừa. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, đồng chí Lê Hùng Dũng yêu cầu các thành viên Ban Tổ chức, các Tiểu ban chuyên môn và các đơn vị liên quan tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất, góp phần tổ chức thành công các hoạt động văn hóa- thể thao mừng Xuân- mừng Đảng. 160 * Ngày 19-9-2012, Ban Tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm TP Cần Thơ tổ chức cuộc họp lấy ý kiến đóng góp thiết kế đường hoa nghệ thuật với chủ đề: "Cần Thơ xưa và nay", nhằm phục vụ nhân dân và du khách vui đón Tết Nguyên đán 2013. Đồng chí Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố đến dự. Tại cuộc họp, đại diện tổ tư vấn đã giới thiệu về ý tưởng thiết kế đường hoa nghệ thuật, hệ thống đèn màu trang trí trên các tuyến đường chính trong nội ô thành phố trên cơ sở chỉnh sửa, bổ sung các ý kiến đóng góp từ cuộc họp trước đó. Sau khi nghe đại diện các sở, ban ngành góp ý, đường hoa nghệ thuật được chia thành nhiều đoạn, tương ứng với các nội dung: "Cần Thơ vào xuân", "Cần Thơ xưa", "Cần Thơ nay" và "Hướng đến tương lai". Đường hoa "Cần Thơ xưa và nay" kéo dài trên trục đường Võ Văn Tần – Nguyễn Thái Học, với tổng chiều dài 451m. Đường hoa nghệ thuật là một không gian văn hóa đa dạng gồm các công trình nghệ thuật sắp đặt trưng bày hoa, cây kiểng, cây xanh nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc, các loại hình nghệ thuật tiêu biểu; đồng thời, phản ánh những thành tựu về kinh tế – xã hội của TP Cần Thơ. Các đại biểu cũng đã thống nhất trang trí cổng chào, hệ thống đèn màu trang trí trên các tuyến đường chính trong nội ô thành phố, nhằm tạo cảnh quan đẹp phục vụ bà con vui Xuân, đón Tết. P.LAM - QUỐC THÁI 11. Lãnh đạo TP Cần Thơ tiếp đoàn đại biểu tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thứ năm, 20/09/2012 09 giờ 13 GMT+7 (CT)- Ngày 19-9-2012, đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do đồng chí Sỏn-Xay Sy-Phăn-Đon Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Champasak đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí 161 thư Thành ủy Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng đại diện các sở, ban, ngành thành phố tiếp Đoàn. Tại buổi làm việc, đồng chí Sỏn-Xay Sy-Phăn-Đon bày tỏ sự vui mừng và niềm vinh dự khi được đến thăm và làm việc với lãnh đạo TP Cần Thơ. Đồng chí cũng trình bày tóm tắt những hoạt động kỷ niệm trang trọng, sôi nổi của tỉnh nhân kỷ niệm "Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012"; đồng thời nhấn mạnh: sự hỗ trợ giúp đỡ chí tình, nhiều mặt của Việt Nam trong thời gian qua đã góp phần to lớn cho sự phát triển của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng. Trên tinh thần hợp tác toàn diện, đồng chí bày tỏ mong muốn giữa TP Cần Thơ và tỉnh Champasak sẽ tiếp tục tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác ngày càng bền chặt Nhân buổi gặp mặt, 2 bên cũng đã thảo luận với nhau về phương hướng và những vấn đề hợp tác trong thời gian tới, như: chương trình đào tạo nhân lực; phát triển nông nghiệp, Phát biểu tại buổi tiếp Đoàn, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ khẳng định mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, gắn bó hợp tác nhiều mặt giữa TP Cần Thơ và tỉnh Champasak trong thời gian qua. Thay mặt lãnh đạo TP Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn gửi lời chúc sức khỏe đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh Champasak và mong rằng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết giữa 2 địa phương ngày càng phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_dac_trung_ngon_ngu_cua_nhat_bao_can_tho_9878.pdf
Luận văn liên quan