Luận văn Tìm hiểu giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhạc cụ các dân tộc Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với tư cách là một nguồn sử liệu đầu tiên của kiến thức, hàm chứa lượng thông tin gốc, có khả năng biểu cảm cao đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và quan trọng đối với công chúng và các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao đặc biệt là văn hóa tinh thần. Là một phần không thể thiếu trong âm nhạc, nhạc cụ không những thể hiện đời sống tinh thần phong phú và đa dạng của các dân tộc mà qua đó còn thấy được những nét văn hóa riêng, những quan niệm và cách nghĩ, phong tục và tập quán riêng của họ. Đặc biệt, mỗi nhạc cụ đều có những âm thanh độc đáo, thể hiện những sắc thái riêng ẩn chứa trong đó là một nền văn hóa đa dạng đã được hình thành trong suốt một chặng đường dài của lịch sử.

pdf10 trang | Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Tìm hiểu giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA BẢO TÀNG  LỤC THỊ MINH HẠNH TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH BẢO TÀNG HỌC Người hướng dẫn: Ths. Trần Đức Nguyên HÀ NỘI – 2011 108 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................................. 1 2.Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................................................................... 3 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................................................................ 3 4.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................... 4 5.Bố cục của khóa luận...................................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................................................... 5 KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO Ở VIỆT NAM..............................................................................................5 1.1 KHÁI QUÁT VỀ BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................... 5 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................................................ 5 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 10 1.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO Ở VIỆT NAM .................................................. 14 1.2.1 Tên gọi, nguồn gốc lịch sử và địa bàn cư trú ................................................................................... 14 1.2.2 Vài nét khái quát về kinh tế, văn hóa và xã hội của nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam ... 23 1.3. NỘI DUNG TRƯNG BÀY VỀ CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG- DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM...............................................................................................................................................................................................29 1.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO ... TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM..........................................................................................................................32 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................................................... 36 GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................. 36 2.1. ÂM NHẠC TRONG ĐỜI SỐNG CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO Ở VIỆT NAM.....................................36 2.2. TỔNG QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI NHẠC CỤ CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO LƯU GIỮ TẠI VẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM..........................................................................................................51 2.2.1 Một số khái niệm liên quan ............................................................................................................... 51 2.2.2 Các loại nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ....................................................................................................................................................... 56 2.2.3 Một số nhận xét về các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam .............................................................................................................. 74 2.3. GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM.............................................................................................................................................80 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................................................... 86 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ................................................................................................................... 86 3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM KÊ BẢO QUẢN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LOẠI NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG - DAO TẠI BẢO TÀNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM...................86 109 3.1.1 Thực trạng công tác kiểm kê bảo quản .............................................................................................. 86 3.1.2 Thực trạng phát huy giá trị ................................................................................................................. 92 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LỌAI NHẠC CỤ CỦA CÁC DÂN TỘC NGƯỜI NHÓM NGÔN NGỮ MÔNG – DAO ............................................................................................................ 93 3.2.1 Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và hoàn thiện hồ sơ, bổ sung thông tin cho các hiện vật nhạc cụ đã có ................................................................................................................................................ 93 3.2.2.Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm kê - bảo quản ......................................................................... 94 3.2.3 Tiến hành xây dựng sưu tập các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao ............................................................................................................................................................. 96 3.2.4 Xây dựng phòng tìm hiểu âm nhạc truyền thống ............................................................................... 99 3.2.5 In ấn, xuất bản tài liệu và quảng bá giới thiệu về các loại nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao ................................................................................................................................................. 101 KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 105 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với bất kỳ một quốc gia, một dân tộc nào, hay một thời đại nào, âm nhạc luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc với những lời ca tiếng hát, với những nhạc cụ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc không chỉ là phương tiện để giải trí sau những ngày lao động vất vả, mệt nhọc mà ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào trong đời sống của họ cũng có sự tham gia của âm nhạc. Âm nhạc còn là sợi dây tâm tình, truyền đi những lời yêu thương của các đôi trai gái, là những bài ca mời nhau ăn cơm bên mâm bát, mời nhau hút thuốc bên bếp lửa. Đặc biệt, âm nhạc còn có mặt trong cả các nghi lễ, tập tục quan trọng của các dân tộc người như: ma chay, cưới xin, lễ cấp sắc Chính vì vậy, âm nhạc là một phần không thể thiếu để tạo nên nền tảng vững chắc cho việc hình thành bản sắc văn hóa, là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho tâm hồn cho mỗi người. Tạo nên những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc, để mỗi người khi nhìn vào đó sẽ thấy được cả một kho tàng văn hóa đã được hình thành và phát triển theo dòng chảy của thời gian. Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn hóa dân tộc, âm nhạc được Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày các tài liệu hiện vật về văn hóa của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam rất quan tâm và chú ý hướng đến trong các hoạt động của mình. Trong mỗi phần trưng bày về văn hóa của từng dân tộc, đều dành một phần trong hệ thống trưng bày của mình để trưng bày về âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc. Đặc biệt là trong hệ thống 4 trưng bày về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, các nhạc cụ truyền thống chiếm một vị trí quan trọng. Nhạc cụ các dân tộc Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam với tư cách là một nguồn sử liệu đầu tiên của kiến thức, hàm chứa lượng thông tin gốc, có khả năng biểu cảm cao đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và quan trọng đối với công chúng và các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao đặc biệt là văn hóa tinh thần. Là một phần không thể thiếu trong âm nhạc, nhạc cụ không những thể hiện đời sống tinh thần phong phú và đa dạng của các dân tộc mà qua đó còn thấy được những nét văn hóa riêng, những quan niệm và cách nghĩ, phong tục và tập quán riêng của họ. Đặc biệt, mỗi nhạc cụ đều có những âm thanh độc đáo, thể hiện những sắc thái riêng ẩn chứa trong đó là một nền văn hóa đa dạng đã được hình thành trong suốt một chặng đường dài của lịch sử. Ngày nay, cùng với dòng chảy của thời gian, sự thâm nhập ồ ạt của các luồng văn hóa bên ngoài và sự phát triển của xã hội hiện đại, âm nhạc và nhạc cụ của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao không còn khép kín trong cộng đồng mà có sự giao thoa với các nền văn hoá khác. Sự xâm lăng trên lĩnh vực văn hóa đang diễn ra một cách tinh vi, luồn lách tới từng làng, từng bản, từng gia đình làm cho văn hoá truyền thống có nguy cơ bị mai một. Đặc biệt, trước sự du nhập của nhiều loại nhạc nước ngoài, thì yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị của nhạc cụ dân tộc truyền thống, là một việc làm hết sức cấp thiết và cần được quan tâm. Đây cũng chính là một trong những hoạt động thực hiện theo định hướng của Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. 5 Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của các nhạc cụ dân tộc truyền thống trong xã hội hiện nay và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu khái quát về Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. - Giới thiệu về đời sống âm nhạc của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao. - Nghiên cứu tổng quan về các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao - Nghiên cứu giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao - Từ thực trạng bảo quản và phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. 6 Phạm vi nghiên cứu: Các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao đang được lưu giữ tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận thực hiện trên cơ sở: - Phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và văn hóa. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dân tộc học, bảo tàng học, xã hội học, văn hóa học, âm nhạc - Các phương pháp nghiên cứu, thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương: Chương 1: Khái quát về Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam Chương 2: Giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam Chương 3: Thực trạng và giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2000), 40 năm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên. 2. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2005), 45 năm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên. 3. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2010), 50 năm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (1960 - 2010), Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội. 4. Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (2009), Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Giới thiệu hệ thống trưng bày), Nxb Thông tấn xã Việt Nam. 5. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2002), Đại gia đình các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (1997), Sự nghiệp bảo tàng những vấn đề cấp thiết tập 1, 2, Nxb Lao động, Hà Nội. 7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. 8. Đỗ Kiên Cường (2009), Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam tập 2: Ban nhạc hiếu, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Đỗ Kiên Cường (2010), Các nhạc cụ dân tộc Việt Nam tập 3: Nhạc cụ thổi dân tộc Mông, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Sỹ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (2007), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 108 11. Nguyễn Thị Huệ (2008), Cơ sở bảo tàng học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Huệ (2002), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Huệ (2005), Lược sử sự nghiệp Bảo tồn bảo tàng Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội. 14. Lý Vân Linh Niê Kdam (2007), Nhạc cụ cổ truyền của người Ê Đê Kpă, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 15. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 16. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người – ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 17. Vũ Quốc Khánh (Chủ biên) (2006), Người Dao ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 18. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 19. Ngọc Phan, Bùi Ngọc Phương (2007), Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Hồng Thao (1994), Âm nhạc dân tộc H`Mông, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 21. Lê Ngọc Thắng (Chủ biên), Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 22. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 109 23. Ngô Đức Thịnh (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Đàm Hoàng Thụ (1998), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 25. Viện dân tộc học (1983), Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Như Ý (chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phạm Xuân Thành (1997), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluc_thi_minh_hanh_tom_tat_8472_2064466.pdf
Luận văn liên quan