Khi tôm bịbệnh thường yếu, lờ đờ, kem bắt mồi, bệnh nặng có thểbỏ ăn, trong
bóng tối phát ra ánh sáng xanh liên tục. Khi bệnh xảy ra ởcác trại giống tác hại
thường lớn, đặc biệt ởcác giai đoạn tiền ấu trùng như Zoae, Mysis. Tỷlệchết
có thể đến 100%. Bệnh phát sáng thường gây tác hại lớn ởgiai đoạn ấu trùng,
hậu ấu trùng, giai đoạn ấu niên trong ao nuôi thịt cũng có thểbị ảnh hưởng
nhưng tác hại thấp hơn. Từmẫu tôm bịphát sáng phân lập được: Vibrio harveyi,
V. vulnificus, V. parahaemolyticus.
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong quá trình ương nuôi tôm sú (penaeus monodon) ở Cần Thơ và Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhóm hay rất
nhiều nhóm sinh vật cùng gây ra như vi khuẩn dạng sợi, nấm, nguyên sinh động
vật hay tảo. Các mầm bệnh này có thể phát sinh từ môi trường nuôi và nhiễm
bệnh cho các vật chủ hay từ bố mẹ lây cho trứng trong quá trình sinh sản hay từ
trứng cho ấu trùng qua quá trình ấp và nở.
Tùy từng loại sinh vật bám mà cơ thể, mang hay phụ bộ tôm sẽ có màu khác
nhau như màu rong tảo do tảo bám, màu bùn đen do chất hữu cơ bám, màu
trắng đục do Protozoa bám. Tôm nhiễm bệnh có triệu chứng lờ đờ, nhưng luôn
di chuyển lên mặt hay tập trung lên mé ao, bệnh nặng tôm rất khó lột xác và bắt
mồi.
Chẩn đoán bệnh có thể dựa vào triệu trứng, quan sát hoạt động của tôm. Quan
sát trứng và mẫu tươi các bộ phận như mang, phụ bộ dưới kính hiển vi. Để
phòng và trị bệnh có hiệu quả nên giữ môi trường nuôi tốt, xử lý trứng Artemia
trước khi cho nở.
2.5.4 Bệnh do các nguyên nhân khác
2.5.4.1 Bệnh mang (mang đen, mang đỏ, phồng nấp mang)
Theo Từ Thanh Dung và ctv (2005), thì bệnh mang có thể có nhiều nguyên nhân
cùng tác động. Bệnh có thể do các yếu tố vô sinh như do nhiễm độc của kim
loại nặng: Cadium, đồng, Permanganate Kali; do ao bị phèn; do thiếu oxy kéo
dài…Các yếu tố hữu sinh như vi-rút, vi khuẩn, nấm, protozoa, tảo cũng tấn công
gây bệnh mang tôm. Bệnh đen mang tôm cũng còn do thiếu Vitamin C.
Giai đoạn nhẹ, trên mang tôm có những chấm nâu, đen. Tôm bị bệnh nặng thì
toàn bộ mang sẽ có màu nâu đen, bị hoại tử. Tôm cua bị bệnh mang sẽ bị tổn
thương hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi môi trường thiếu oxy,
38
tôm cua bỏ ăn, lờ đờ và có thể chết rải rác đến 80-90% hay giảm chất lượng
thương phẩm.
Chẩn đoán bệnh: quan sát bằng mắt thường và kính hiển vi. Phòng trị bệnh chủ
yếu là cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi, tăng cường dinh dưỡng khoáng
chất cho tôm giúp tôm tăng sức đề kháng.
2.5.4.2 Bệnh cong thân
Khi tôm bị yếu do suy dinh dưỡng hay môi trường bất lợi cùng với việc gây sốc
tôm lúc trời nắng nóng. Khi tôm bị sốc búng đuôi và cơ thể bị cong mà không
duỗi bình thường trở lại được. Tôm bị bệnh nhẹ có thể còn bơi lội được với tình
trạng lưng gù. Tuy nhiên, tôm bệnh nặng thường nằm nghiêng bên, gây khó
khăn cho tôm khi lột xác, bơi lội và bắt mồi. Phòng trị bệnh cho tôm chủ yếu là
tăng sức đề kháng tôm nuôi, ổn định môi trường nuôi, tránh gây sốc tôm khi trời
nắng nóng (Từ Thanh Dung và ctv, 2005).
39
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài thực hiện từ ngày 01/03/2011 đến 30/06/2011.
Bố trí thí nghiệm tại cơ sở sản xuất tôm Sú giống Hậu Giang, địa chỉ số 111
Đường Tầm Vu, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, Tp Cần Thơ và phòng thí
nghiệm Thủy Sản, Khoa Sinh học Ứng dụng – Đại học Tây Đô.
Điều tra tình hình dịch bệnh trong nghề nuôi tôm sú ở huyện Vĩnh Châu và Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Bố trí thí nghiệm:
Hệ thống bể ương ấu trùng gồm 5 bể Composite, thể tích 4 m3/bể.
Bể lọc sinh học: 2 bể, thể tích 3 m3/bể.
Bể nuôi cấy tảo: 2 bể Composite thể tích 500 lít/bể.
Bể ấp Artemia dạng phễu: gồm 4 bể.
Hệ thống ống tách đạm.
Nhiệt kế thủy ngân, các bộ test pH, NH4+, NO2-, ống đo độ mặn.
Các dụng cụ khác như: cân, ống siphon, thao, vợt.
Hóa chất xử lý nước: Chlorine, EDTA, Bcar, formol, iodine.
Chất bổ sung cho môi trường: Shrimp favour, Larvae Power.
Men tiêu hóa: Tz 002, ZP 25.
Thức ăn cho ấu trùng: Frippak-1, Frippak-2, Frippak-150, N2, Lansy.
3.2.2 Điều tra số tình hình nuôi tôm ở Sóc Trăng
Sử dụng phiếu điều tra nông hộ (phụ lục bảng 2).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Theo dõi quá trình sản xuất giống
3.3.1.1 Cách bố trí thí nghiệm
Đề tài gồm 2 thí nghiệm, thí nghiệm thứ nhất thực hiện từ ngày 09/03/2011 đến
ngày 07/04/2011 và thí nghiệm thứ hai thực hiện từ ngày 21/04/2011 đến ngày
01/06/2011. Mỗi thí nghiệm gồm 5 bể ương ấu trùng tôm Sú (bể Composite có
40
thể tích 4m3) theo dõi từ lúc bố trí ấu trùng (Nauplius) đến khi thu hoạch
(Postlarvae 12).
Bể lọc, bể ương ấu trùng đều được bố trí trong nhà và có hệ thống sục khí. Bể
ương cấy tảo, bể ấp Artemia được bố trí dưới mái che nhựa trong, có hệ thống
sục khí.
3.3.1.2 Nguồn nước sử dụng
Nước được pha có nồng độ muối 30 ppt (cho bố trí ấu trùng vào bể) hoặc có
nồng độ muối 25 ppt (dùng cho cấp thêm nước và cấy tảo) từ nước ót (80-120
ppt) và nước ngọt (lấy từ nhà máy nước). Sau khi lấy nước xong tiến hành xử lý
nước với nồng độ Chlorine 60 ppm (60 mg/l). Nếu hoạt tính Chlorine 65% thì
lượng cần sử dụng là: 60 ppm/0,65 = 92,3 ppm. Khi xử lý Chlorine cần phải sục
khí mạnh trong 2 giờ cho Chlorine hòa tan đều trong bể, tắt sục khí 6 giờ cho
Chlorine phát huy tác dụng (diệt mầm bệnh và tác động lên chất lượng nước),
sục khí mạnh và liên tục trong 2 ngày sau đó để lắng 2 ngày cuối cùng lọc đưa
vào bể chứa. Kiểm tra lại nồng độ Chlorine, pH, kiềm trước khi cấp vào bể
ương. Nếu còn Chlorine thì trung hòa bằng Thiosulfate natri (Na2S2O3) (chú ý
nếu trung hòa lượng thiosufate natri còn dư sẽ gây độc đến ấu trùng. Sử dụng
NaHCO3, CaCO3 để tăng pH và độ kiềm của nước. Môi trường nước thích hợp
cho ương tôm có pH từ 7,5-8,5, độ kiềm từ 100-120 ppm. Sau khi kiểm tra xong
bước xử lý EDTA 5-10 ppm để kết tủa kim loại nặng (Tăng Minh Khoa, 2010).
Sau đó tiệt trùng bằng Ozon khoảng 10-12 giờ và lọc nước đã xử lý qua dàn lọc
than hoạt tính: gồm các ống lọc gòn có kích thước lần lượt 5µm, 1µm, 0,5 µm
và cuối cùng là ống lọc than hoạt tính. Sau đó đánh Shrimp favour 1-1,5 g/m3
trước khi lắp ấu trùng 5-6 giờ.
3.3.1.3 Chuẩn bị bể ương
Bể ương ấu trùng, dụng cụ rửa sạch, sau đó khử trùng bể bằng Chlorine nồng độ
từ 100-200 ppm, Formol 200-500 ppm. Gần đến ngày sử dụng rửa thật sạch
bằng nước ngọt, cấp nước 30 ppt đã pha và khử trùng trước đó.
3.3.1.4 Nuôi cấy tảo
Tảo đóng vai trò làm thức ăn quan trọng trong giai đoạn biến thái của ấu trùng.
Đặc biệt ở giai đoạn Zoae, trong sản xuất giống thường sử dụng Chaetoceros sp.
Nguồn tảo gốc Chaetoceros sp., mua tại Khoa thủy sản – Đại học Cần Thơ. Để
tạo được lượng sinh khối ổn định cho tảo thường dùng một số hóa chất (môi
trường Walne) để tạo nguồn dinh dưỡng cho chúng (Thành phần môi trường
Walne phụ lục bảng 2).
41
3.3.1.5 Bố trí ấu trùng vào bể
Nguồn ấu trùng: mua tôm bố mẹ (ở Gạch Gốc – Tỉnh Cà Mau) về cho đẻ và thu
ấu trùng bố trí thí nghiệm.
Thu ấu trùng từ bể đẻ, rửa ấu trùng qua dung dịch formol 300 ppm trong 30 giây
và dung dịch iodine 50 ppm trong 30 giây trước khi thuần hóa và bố trí vào bể
ương. Trứng không nở và nước còn lại trong bể đẻ cần phải được tiệt trùng bằng
Chlorine 30 ppm trước khi xả bỏ (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương,
2009). Ấu trùng sau khi tắm qua dung dịch Formol và Iodine được cho vào xô
20 lít và cho sục Ozone trong thời gian 1-2 phút, khi ấu trùng đã phân tán đều
trong thùng ta tiến hành định lượng: dùng Micropipete (1ml) thu ngẫu nhiên ở
ba vị trí khác nhau, tính số ấu trùng trung bình trong 1ml, sau đó nhân với thể
tích nước trong thùng chứa ấu trùng để tính ra lượng ấu trùng bố trí vào bể ương
theo công thức:
Số ấu trùng sau ba lần đếm x 1000
Số ấu trùng bố trí = xV (3.1)
3
V: là thể tích nước trong thùng chứa ấu trùng (lít).
3.3.1.6 Thức ăn và chế độ cho tôm ăn
Các loại thức ăn sử dụng: gồm Artemia, tảo tươi, và thức ăn nhân tạo. Ấu trùng
Artemia: được cho nở từ trứng Artemia (Sanders-USA) sấy khô đóng hộp.
Trứng Artemia cần được khử trùng trước khi cho nở nhằm loại bỏ mầm bệnh
bám trên vỏ trứng. Ngâm trứng Artemia cần cho nở trong nước ngọt 2 giờ cho
trứng trương nước và sau đó ngâm trong dung dịch hóa chất khừ trùng (Javel,
Chlorine) 200 ppm trong 20 phút với mật độ khử trùng là 50 g trứng/1 lít dung
dịch. Sau đó rửa sạch trứng bằng lưới lọc 100-150 µm và cho nở (Tăng Minh
Khoa, 2010). Trứng Artemia ấp ở độ mặn 25 ppt, mật độ ấp 2 g/lít sục khí mạnh
liên tục 15-24 giờ trứng nở. Thu ấu trùng Artemia: tắt sục khí, đậy kín bể, chờ
15 phút cho trứng nổi lên, mở val thu ấu trùng tách biệt dưới đáy bể, rửa sạch
cho tôm ăn hoặc bảo quản lạnh cho tôm ăn nhiều lần.
Chế độ cho ăn và liều lượng cho ăn theo Thạch Thanh, 1999 (phụ lục bảng 4 ).
3.3.1.7 Quản lý môi trường bể ương
Trong thời gian ương tôm từ giai đoạn Nauplius đến Mysis 1 nên che bể với tấm
bạt để giữ tối bể, ổn định nhiệt độ, tảo không phát triển quá mức và tránh lây lan
bệnh.
42
Cấp nước vào bể ương khoảng 2 m3 đến khi ấu trùng chuyển qua giai đoạn
Mysis thì cấp thêm cho đủ 3 m3 và đến giai đoạn Postlarvae thì cấp nước cho đủ
4 m3. Trước mỗi lần cấp nước đánh Shrimp favour hoặc Larvae Power từ 1-1,5
g/m3 nhằm ổn định môi trường nước. Tiến hành si-phông đáy bể cuối mỗi giai
đoạn và từ giai đoạn Postlarvae trở đi thì si-phông định kì 2 ngày 1 lần. Chỉ
thay nước khi thật sự cần thiết. Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Mysis cho
bể ương lưu thông với bể lọc sinh học.
Từ giai đoạn Zoae trở đi bổ sung men vi sinh (Probiotic) vào bể ương định kì 3-
4 ngày một lần, càng về cuối quá trình ương có thể tăng lên. Sử dụng nhóm vi
sinh có nhóm Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Bacillus spp., và Lactobacillus
spp.
Ưu điểm của hệ thống tuần hoàn là ít tốn kém nước, môi trường nước ổn định.
Do hạn chế dùng thuốc kháng sinh trong quá trình ương nên ấu trùng khỏe,
nhưng khi gặp trở ngại về dịch bệnh sẽ khó xử lý (Trần Ngọc Hải và Nguyễn
Thanh Phương, 2009).
3.3.1.8 Chuẩn bị bể lọc sinh học
Bể lọc gồm một bể đôi có thể tích 3 m3 được ngăn ra làm 2 và vận hành cho 3
bể ương. Nước từ bể ương chảy tràn qua ống tách đạm (có gắn máy tách đạm)
chảy qua bể đá thứ nhất, nước từ đưới đáy bể dâng lên đi qua lớp đá thứ nhất
(đá 1x2 đã có vi khuẩn) và tràn qua bể đá thứ 2 theo hướng từ trên xuống và
máy bơm đặt ở đáy bể lọc thứ hai sẽ bơm nước trở lại bể ương và cứ như thế
tiếp tục quá trình tuần hoàn.
Trước khi ương ấu trùng một tuần, nên vận hành nội bộ bể lọc bằng cách cho
nước vào với độ mặn thích hợp. Bổ sung đạm NH4Cl, nếu nồng độ này dưới 0,1
ppm thì vi khuẩn đã bắt đầu hoạt động. Tiếp theo bổ sung thêm NH4Cl 0,5 mg/l.
Sau 4-5 ngày kiểm tra lại và bắt đầu cho thông nước với bể ương khi NH4Cl
dưới 0,1 ppm (New, 2005. Trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
3.3.1.9 Theo dõi các chỉ tiêu môi trường và ấu trùng
Các chỉ tiêu môi trường theo dõi
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế với nhịp đo 2 lần/ngày.
pH xác định bằng phương pháp so màu (bộ Test pH) 2 lần/ngày.
Kiểm tra hàm lượng NH4+ và NO2- bằng bộ test Sera NH4+/NH3, NO2- 4 ngày
/lần.
43
Theo dõi mẫu ấu trùng
Thu mẫu ấu trùng 2 ngày/lần, số lượng ấu trùng mỗi lần thu là 50 ấu trùng. Ấu
trùng được quan sát dưới kính hiển vi: quan sát giai đoạn phát triển và ghi nhận
sự phát triển của ấu trùng.
Sử dụng Bảng đánh giá chất lượng ấu trùng và hậu ấu trùng (dựa theo bảng Các
chỉ tiêu đánh giá ấu mẫu ấu trùng và hậu ấu trùng dựa theo FAO, 2007) (trích
dẫn bởi Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009) (phụ lục bảng 1) để
ghi nhận sự phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng.
Ước lượng tỷ lệ sống của hậu ấu trùng
Từ số lượng Postlarvae thu hoạch được, tỷ lệ sống của hậu ấu trùng được xác
định theo công thức
Số hậu ấu trùng có trong bể ương
TLS = x 100% (3.2)
Số ấu trùng ban đầu
3.3.2 Điều tra tình hình dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm Sú ở Sóc
Trăng
Điều tra tại 2 vùng nuôi tôm chính của tỉnh là các hộ nuôi thuộc huyện Vĩnh
Châu và huyện Mỹ Xuyên. Sử dụng phiếu khảo sát nông hộ điều tra 30 hộ nuôi
tôm sú ở Sóc Trăng, nội dung phỏng vấn chủ yếu về các khía cạnh kỹ thuật và
một số bệnh thường xuất hiện trong quá trình nuôi tôm.
Tổng hợp số liệu về tình hình nuôi và dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi
tôm Sú ở tỉnh Sóc Trăng.
3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Khi tiến hành thu thập số liệu hoàn tất thì các số liệu và thông tin sẽ được tổng
hợp, kiểm tra bổ sung mã hóa trước khi nhập vào máy tính. Sử dụng chương
trình Excel để xử lý số liệu.
44
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả sản xuất giống tôm Sú
4.1.1 Tổng quan về cơ sở sản xuất giống Hậu Giang
Cơ sở sản xuất giống Hậu Giang được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm
2009. Cơ sở chuyên về sản xuất giống tôm Sú (Penaeus monodon), gồm 2 trại:
một trại ương 48 m3 và một trại tôm mẹ 12 m3. Sản xuất theo quy trình lọc sinh
học tuần hoàn của Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ, mỗi năm trại cung cấp số
lượng khoảng 10 triệu PL cho các hộ nuôi, chủ yếu là khu vực ĐBSCL.
4.1.2 Các yếu tố môi trường bể ương
Điều kiện môi trường là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng
và phát triển của ấu trùng. Các yếu tố môi trường bể ương trong 2 thí nghiệm đã
tiến hành được ghi nhận như sau:
Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường bể ương
Các yếu tố Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
Nhiệt độ (0C)
S 27,5 ± 0,3 28,5 ± 0,3
C 28,2 ± 0,3 29,0 ± 0,3
pH S 7,6 ± 0,2 7,8 ± 0,2
C 7,81 ± 0,2 8,0 ± 0,3
NO2- (ppm) 1,1 ± 0,8 1,2 ± 0,8
NH4+ (ppm) 1,0 ± 0,7 1,1 ± 0,8
Yếu tố nhiệt độ
Bảng 4.2: Nhiệt độ (oC) của các bể ương
TN Thời gian Bể
1 2 3 4 5
1 S 27,6 ± 0,2 27,4 ± 0,2 27,6 ± 0,3 27,6 ± 0,5 27,5 ± 0,3
C 28,4 ± 0,2 28,2 ± 0,2 28,0 ± 0,4 28,1 ± 0,3 28,2 ± 0,3
2 S 28,4 ± 0,2 28,5 ± 0,3 28,6 ± 0,3 28,4 ± 0,3 28,6 ± 0,2
C 29,0 ± 0,2 29,2 ± 0,3 29,0 ± 0,3 29,0 ± 0,3 28,8 ± 0,4
Kết quả theo dõi yếu tố nhiệt độ môi trường nước các bể ương ở 2 TN đã thực
hiện thì nhiệt độ biến động trong khoảng từ 27,5 ± 0,3 đến 29,0 ± 0,3. Nhiệt độ
buổi chiều ở các bể ương thì cao hơn nhiệt độ buổi sáng. Nhiệt độ giữa các bể
45
ương chênh lệch không nhiều là do các bể ương được bố trí trong cùng một khu
vực nên chịu sự chi phối từ môi trường bên ngoài là như nhau. TN 2 bố trí trong
khoảng thời gian có nhiệt độ cao nên nhiệt độ trung bình cao hơn ở TN 1.
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), thì nhiệt độ là nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước
thấp dưới mức nhu cầu thì trạng thái sinh lý của tôm sẽ bị ảnh hưởng, các quá
trình chuyển hóa bên trong cơ thể thay đổi. Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng
kéo dài thì tôm bị rối loạn sinh lý và chết. Vũ Thế Trụ (2001), cho rằng ấu trùng
tôm sú phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ khoảng 27-30oC nhưng
Whetstone et al., 2002 (trích dẫn bởi Trương Minh Trường, 2010), cho rằng tôm
Sú có thể sống và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 23-34oC và chênh lệnh nhiệt độ
ngày đêm không quá 5oC trong ngày được xem là tối ưu cho tôm nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Đông Cung (2010), thì nhiệt độ nước trong bể
ương trung bình là 29,18 ± 0,05oC và Trương Minh Trường (2010), là 29,30oC,
so với các kết quả trên thì yếu tố nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm không
chênh lệch nhiều. Như vậy, nhiệt độ của các bể ương tương đối ổn định và nằm
trong khoảng thích hợp cho ấu trùng phát triển.
Yếu tố pH
Bảng 4.3 pH của các bể ương ở hai thí nghiệm
TN Thời gian Bể
1 2 3 4 5
1 S 7,7 ± 0,2 7,7 ± 0,2 7,8 ± 0,3 7,6 ± 0,2 7,7 ± 0,2
C 7,6 ± 0,2 7,8 ± 0,3 7,9 ± 0,3 7,8 ± 0,2 7,8 ± 0,2
2 S 7,8 ± 0,2 7,8 ± 0,2 7,7 ± 0,2 7,9 ± 0,3 7,7 ± 0,2
C 7,9 ± 0,2 8,1 ± 0,3 7,9 ± 0,3 7,9 ± 0,3 8,0 ± 0,2
Yếu tố pH của các bể ương ở 2 TN biến động trong khoảng từ 7,7 ± 0,2 đến 8,1
± 0,3. pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp
hay gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật, pH thích hợp cho thủy sinh vật là
6,5-9,0 (Trương Quốc Phú, 2006).
Theo Tăng Minh Khoa (2010), cho rằng khoảng pH cần duy trì trong bể ương
tôm sú là 7,5-8,5 và đây cũng là pH tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng tôm sú
là 7,5-8,5 (Kungvankij et al., 1986. Trích dẫn bởi Võ Tuấn Kiệt, 2005).
Theo kết quả của Trương Minh Trường (2010), thì pH trong bể ương biến động
từ 7,8-8,17 và của Lê Đông Cung (2010), là 7,59-7,98. Như vậy, giá trị pH
trung bình của 2 thí nghiệm không chênh lệch nhiều với các nghiên cứu trước
46
đó, pH ở các bể ương tương đối ổn định và đều nằm trong khoảng thích hợp cho
sự phát triển của ấu trùng.
Ammonia (NH4+/NH3)
Kết quả theo dõi hàm lượng Ammonia trong các bể ương của 2 thí nghiệm
Bảng 4.4: Ammonia (ppm) của các bể ương ở hai thí nghiệm
TN/Bể 1 2 3 4 5
1 1,1 ± 0,8 1,3 ± 0,8 0,8 ± 0,6 1,1 ± 0,8 0,9 ± 0,6
2 1,0 ± 0,8 1,3 ± 0,8 1,2 ± 0,8 1,1 ± 0,8 1,25 ± 0,8
Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng ammonia biến động trong khoảng từ 1,0 ±
0,8 đến 1,3 ± 0,8. Hàm lượng trung bình của các bể ương trong hai TN đã tiến
hành là 1,0 ± 0,7 và 1,1 ± 0,8.
Ammonia là yếu tố gây độc trực tiếp cho ấu trùng tôm trong hệ thống ương
nuôi. Trong hệ thống ương ammonia được hình thành do quá trình phân hủy các
hợp chất đạm, xác bã thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của ấu trùng. Ammonia
có thể ở dạng NH3 hay NH4+ (không độc) tùy thuộc nhiều vào pH và nhiệt độ
nước. Khi nhiệt độ và pH nước tăng thì hàm lượng NH3 trong nước sẽ gia tăng,
tính độc của ammonia đối với ấu trùng tôm sẽ tăng và ngược lại. Theo
Whetstone et al., 2002 (trích dẫn bởi Trương Minh Trường, 2010), cho rằng tôm
sú có thể tồn tại và phát triển tốt ở hàm lượng ammonia dao động từ 0,2-2 ppm.
Hàm lượng ammonia giai đoạn đầu của quá trình ương còn ở mức thấp do chất
thải còn ít, càng về sau thì hàm lượng ammonia tăng lên chứng tỏ nhóm vi
khuẩn Bacillus đã ổn định và phát huy tốt vai trò của mình trong việc chuyển
hóa đạm tạo ra nhiều NH4+. Kết quả trên cho thấy hàm lượng Ammonia tổng ở
các bể ương nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng.
Nitrite (NO2-)
Kết quả theo dõi hàm lượng Nitrite trung bình ở các bể ương là
Bảng 4.5: Nitrite (ppm) của các bể ương ở hai thí nghiệm
TN/Bể 1 2 3 4 5
1 1,1 ± 0,8 1,3 ± 0,8 0,9 ± 0,6 1,3 ± 0,8 1,0 ± 0,8
2 1,3 ± 0,8 1,3 ± 0,8 1,3 ± 0,8 1,2 ± 0,8 1,3 ± 0,7
Hàm lượng NO2- trong 2 TN biến động từ 0,9 ± 0,6 đến 1,3 ± 0,8. Đạm nitrite
(NO2-) rất độc đối với tôm nuôi. Nguồn nitrite được tạo ra chủ yếu là do quá
trình chuyển hóa từ đạm ammonium nhờ hoạt động của vi khuẩn Nitrosomonas,
sau đó nhờ vi khuẩn Nitrbacter thì nitrite sẽ chuyển hóa thành nitrate (không
độc). Theo Boyd (1998) (trích dẫn bởi Trương Minh Trường, 2010), thì NO2- có
47
tác dụng gây độc cho tôm cá khi lớn hơn 2 ppm, hàm lượng thích hợp cho ao
nuôi thủy sản phải nhỏ hơn 0,3 ppm. Nhìn chung NO2- trong 2 nghiệm thức là
tương đối cao nhưng vẫn phù hợp cho tôm (0-2 ppm), hàm lượng NO2- trung
bình của các bể ương của hai nghiệm thức lần lượt là: 1,1 ± 0,8 và 1,3 ± 0,8.
Hàm lượng NO2- tăng nhanh có thể do mật độ vi khuẩn cao nên quá trình
chuyển hóa đạm tăng, về cuối thí nghiệm thì hàm lượng NO2- vẫn không giảm
mà ổn định ở mức 2 ppm chứng tỏ nhóm mật số nhóm vi khuẩn Nitrobacter còn
thấp.
4.1.3 Thời gian biến thái của ấu trùng
Mỗi giai đoạn ấu trùng cần phải có một thời gian hoàn tất phát triển và biến thái
chuyển sang giai đoạn kế tiếp, thời gian biến thái của từng giai đoạn phụ thuộc
vào nhiệt độ, thức ăn và mật độ ương…Quan sát sự biến thái của ấu trùng từ
giai đoạn này sang giai đoạn khác đạt tỷ lệ trên 90% ghi nhận thời gian biến thái
của ấu trùng.
Bảng 4.6: Thời gian biến thái (giờ) của ấu trùng tôm Sú
TN Bể Giai đoạn
Nauplius Zoae Mysis
TN1 1 46 120 96
2 48 125 96
3 45 110 93
4 46 110 90
5 46 106 93
TN2 1 44 96 92
2 42 106 90
3 42 108 81
4 40 103 83
5 40 102 79
Từ kết quả trên cho thấy thời gian trung bình các giai đoạn Nauplius là 43,9 ±
2,76 giờ, Zoae giờ là 108,6 ± 8,50 và Mysis là 89,3 ± 6,14 giờ. Thời gian các
giai đoạn của ấu trùng ở TN1 kéo dài hơi ở TN2, do nhiệt độ trung bình ở TN2
cao hơn TN1 điều đó cho thấy nhiệt độ có ảnh hưởng đến thời gian biến thái của
ấu trùng và điều này phù hợp với kết luận của Nguyễn Văn Chung (2000), tốc
độ phát triển của ấu trùng các loài tôm he chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại
cảnh, nhất là nhiệt độ.
Theo Nguyễn Văn Thường (1990), sự biến thái của ấu trùng tôm he từ Nauplius
đến Zoae 2-3 ngày, Zoae đến Mysis: 3-4 ngày, Mysis đến Postlarvae: 4-5 ngày.
48
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Quyết (2000), thì thời gian biến thái
của ấu trùng tôm sú từ Nauplius đến Zoae là 1,5-2 ngày, Zoae đến Mysis 4-5
ngày và từ Mysis đến Postlarvae: mất 3-4 ngày.
Như vậy, thời gian biến thái của ấu trùng ở hai thí nghiệm đã thực hiện không
sai khác lớn so với những kết quả nghiên cứu trước và phù hợp cho sự phát triển
của ấu trùng.
4.1.4 Kết quả theo dõi ấu trùng và hậu ấu trùng
Qua quá trình theo dõi ấu trùng tôm Sú qua 2 thí nghiệm cho thấy sự phát triển
của ấu trùng bình thường, không phát hiện dịch bệnh cũng như kí sinh trùng
trong suốt quá trình ương. Do làm tốt các công tác phòng bệnh trước khi ương
giống.
Do trại nuôi vỗ và cho tôm mẹ đẻ cách xa khu vực trại ương nên phần nào cách
ly được những mầm bệnh từ con tôm mẹ. Theo nhóm nghiên cứu chương trình
gia hóa tôm Sú bố mẹ (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2) thì tôm bố mẹ có
nguồn gốc tự nhiên là nguồn lây lan các mầm bệnh virus nguy hiểm (đặc biệt vi-
rút đốm trắng WSSV, vi-rút đầu vàng YHV, vi-rút gây còi MBV). Mặt khác,
trại sản xuất giống tôm nước lợ mặn nhưng hoạt động ở vùng nước ngọt, cách
xa vùng nuôi tôm thương phẩm là một ưu thế của con giống tôm sú sản xuất ở
Cần Thơ nói chung và Cơ sở Hậu Giang nói riêng.
Theo Đỗ Thị Hòa và ctv (2004), Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhóm
vi khuẩn Vibrio gây bệnh phát sáng tốn tại phổ biến ở nước biển ven bờ và mật
độ có thể tăng lên nhiều lần vào các ngày biến động do bão, gió mùa hay áp
thấp nhiệt đới. Bệnh phát sáng do nhóm Vibrio thường thấy ở những vùng có độ
mặn cao, nhưng phát triển mạnh ở độ mặn 30-35 ppt và dưới 5 ppt không thấy
bệnh xuất hiện còn theo Nguyễn Văn Hảo (2004), thì bệnh phát sáng lây lan
nhanh vào mùa nóng. Do nguồn nước ương trong trại là nguồn nước ót lấy từ
ruộng muối có độ mặn cao và được xử lý kĩ trước khi sử dụng nên cách ly được
mầm bệnh phát sáng.
4.1.5 Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng
Trong quá trình ương ấu trùng, tỷ lệ sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất
lượng ấu trùng, mật độ ương, điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến môi trường nước
bể ương và kể cả dịch bệnh.
49
Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng
TN Bể SL Nauplius SL Postlarvae TLS
bố trí thu hoạch (%)
1 900.000 450.000 50,0
2 800.000 408.000 51,0
1 3 1.200.000 800.000 66,6
4 1.000.000 480.000 48,0
5 900.000 500.000 55,0
1 900.000 554.000 61,5
2 950.000 570.000 60,0
2 3 1.200.000 562.000 46,8
4 1.300.000 600.000 46,1
5 1.200.000 600.000 50,1
Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ sống của ấu trùng ở 2 TN biến động từ 46,1-
66,6%, tỷ lệ sống giữa các bể không đều nhau, vì các bể ương được bố trí trong
cùng một khu vực, nguồn nước và cách chăm sóc, nhưng tỷ lệ sống của hậu ấu
trùng ở các bể có sự chênh lệch là do tỷ lệ sống còn phụ thuộc nhiều vào chất
lượng của ấu trùng khi bố trí.
0
10
20
30
40
50
60
70
1 2 3 4 5 Bể ương
TLS (%)
TN1 TN2
Hình 4.1: Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng của các bể ương
Từ biểu đồ cho thấy, tỷ lệ sống giữa các bể ương là không đều nhau, cao nhất là
bể số 3 ở TN1 là 66,6%, thấp nhất là bể số 4 ở TN2 là 46,1%. Tỷ lệ sống của
hậu ấu trùng ở các bể ương hai TN có sự chênh lệch, ở TN2 thời gian biến thái
của ấu trùng sớm hơn TN1 do nhiệt độ cao hơn, nhưng nhìn chung tỷ lệ sống ở
50
TN2 thấp hơn TN1, có thể thấy rằng tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng còn
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, không chỉ do chất lượng của ấu trùng.
Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và chất
lượng đàn tôm giống. Qua 2 bảng trên cho thấy tỷ lệ sống của tôm là khá cao,
trung bình ở TN1 là 54,2% và TN2 là 53,0%, còn theo Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương (2009), thì ương ấu trùng tôm Sú bằng quy trình tuần
hoàn tại Khoa Thủy Sản – Đại học Cần Thơ tỷ lệ sống của tôm biến động trong
khoảng 40-55%. So với kết quả của Tăng Minh Khoa (2001), Huỳnh Hàn Châu
(2005) và Lê Đông Cung (2010), thì tỷ lệ sống của tôm ở hai thí nghiệm trên
không có sự chênh lệch nhiều.
4.2 Kết quả điều tra tình hình nuôi tôm Sú ở Sóc Trăng
Nuôi tôm nước lợ là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Sóc Trăng .Trong đó, mô
hình nuôi tôm thâm canh ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nghề
nuôi thủy sản ở tỉnh. Tuy nhiên, việc thâm canh hóa diễn ra nhanh, môi trường
ngày càng xấu đi, đã tạo điều kiện cho dịch bệnh lây lan khó kiểm soát. Ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm của tỉnh trong vài năm gần đây.
4.2.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi tôm ở địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 5/2011, điều tra tình hình nuôi và dịch
bệnh xảy ra trong nghề nuôi tôm Sú của 30 hộ nuôi thuộc 2 huyện Vĩnh Châu và
Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn
Mức độ thâm canh cao trong NTTS đặc biệt là nghề nuôi tôm Sú góp phần nâng
cao năng suất cũng như sản lượng. Nhưng đồng thời người nuôi tôm cũng phải
đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong sản xuất, vì vậy trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm của hộ nuôi cũng như người trực tiếp vận hành hệ thống trang trại là rất
quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Bảng 4.8: Kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu
Số năm kinh nghiệm Số hộ Tỷ lệ (%)
3 – 5 năm 6 20,0
6 – 9 năm 16 53,3
10 – 12 năm 8 26,7
Kết quả điều tra 30 hộ nuôi tôm sú tại địa bàn điều tra cho thấy người nuôi tôm
có số năm kinh nghiệm từ 3-12 năm (trung bình là 7,8 năm), trong đó hộ nuôi
có kinh nghiệm từ 3-5 năm là 6 hộ chiếm tỷ lệ 20,0%, số hộ nuôi có kinh
nghiệm từ 6-9 năm là 16 hộ chiếm tỷ lệ 53,3%, số hộ nuôi có kinh nghiệm từ
51
10-12 năm là 8 hộ chiếm tỷ lệ 26,7%. Nhóm hộ nuôi có kinh nghiệm từ 6-9 năm
chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,3% còn theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Phương và ctv (2008) thì trình độ chuyên môn của các hộ nuôi trung bình là 6,9
năm, trong đó số hộ có kinh nghiệm từ 6 năm trở lên chiếm 85%.
Bảng 4.9: Trình độ chuyên môn của các hộ nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu
Trình độ chuyên môn Số hộ Tỷ lệ (%)
Tập huấn 17 56,7
Kinh nghiệm 13 43,3
Qua bảng số liệu trên cho thấy kỹ thuật của người nuôi tôm chủ yếu có từ thực
tế nhiều năm sản xuất và tham gia các lớp tập huấn, trong đó từ kinh nghiệm là
13 hộ chiếm tỷ lệ 43,3%, được tập huấn là 17 hộ chiếm tỷ lệ 56,7%.
56,7%
43,3%
Kinh Nghiệm Tập huấn
Hình 4.2: Trình độ chuyên môn của người nuôi tôm
Từ biểu đồ trên cho thấy số hộ nuôi tham gia các lớp tập huấn chiếm tỷ lệ cao
(56,7%), cho thấy công tác khuyến ngư tại địa bàn khảo sát hoạt động tốt và tinh
thần tìm hiểu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân
là rất cao.
4.2.2 Một vài khía cạnh kỹ thuật trong các mô hình nuôi
Diện tích nuôi
Kết quả điều tra các hộ nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu, 30 hộ nuôi với tổng
số lượng ao là 48 ao, số ao nuôi mỗi hộ dao động từ 1-4 ao.
52
Bảng 4.10: Thông tin mô hình các hộ nuôi tại địa bàn nghiên cứu
Diễn giải Số liệu
Tổng diện tích (ha) 0,93 ± 0,51
Diện tích mặt nước (ha) 0,81 ± 0,41
Diện tích ao lắng (ha) 0,13 ± 0,09
Mực nước (m) 1,2 – 1,4
Tỷ lệ diện tích ao lắng/ao nuôi (%) 13 – 22
Diện tích mặt nước ao nuôi trung bình là 0,81 ± 0,41 ha, độ sâu của ao nuôi dao
động từ 1,2-1,4 m. Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam (2002), thì diện
tích ao nuôi thâm canh từ 0,5-1 ha, tối ưu là 1 ha. Số hộ nuôi không sử dụng ao
lắng là 23,33%, diện tích ao lắng trung bình 0,13 ± 0,09. Trong số hộ có ao lắng
thì tỷ lệ diện tích ao lắng so với diện tích ao nuôi tôm thịt nhỏ nhất là 13% và
lớn nhất là 22%, còn theo Trầm Phước Hưng (2008) thì có đến 97% các hộ nuôi
có ao lắng, diện tích ao lắng 0,50 ± 0,56 ha/hộ.
Theo các hộ được điều tra cho biết diện tích nuôi lớn gây khó khăn trong việc
quản lý dịch bệnh, khi bệnh xảy ra thì chi phí thuốc, hóa chất điều trị lớn và
không hiệu quả còn diện tích ao nuôi quá nhỏ môi trường dễ biến động hơn, khó
khống chế dẫn đến bị thiệt hại. Diện tích ao lắng chủ yếu là dùng để xử lý nước
và dự trữ nước dùng cho quá trình cấp thêm và thay nước cho ao nuôi mà ít sử
dụng nguồn nước của ao lắng để cấp cho ao nuôi tôm thịt vào thời điểm bắt đầu
vụ nuôi. Do tận dụng diện tích đất canh tác sẵn có và điều kiện đầu tư nhất định
của gia đình nên diện tích mỗi ao nuôi tại địa bàn điều tra không đồng đều,
ngoài sự chi phối bởi chi phí đầu tư thì diện tích ao nuôi vừa và nhỏ sẽ phù hợp
cho việc quản lý ở mức độ nông hộ. Nhìn chung diện tích ao nuôi tôm Sú của
các hộ khảo sát phù hợp với tiêu chuẩn ngành thủy sản.
Phương pháp và thời gian cải tạo
Cải tạo ao nuôi trước khi thả tôm là khâu rất quan trọng trong quá trình nuôi
tôm và đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu cũng như
trước mỗi vụ nuôi. Mục đích của việc cải tạo ao là chuẩn bị cho tôm nuôi có
được một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định, ngăn ngừa
hay hạn chế dịch bệnh, các sinh vật khác hay địch hại xâm nhập và phát triển
trong ao nuôi.
Qua kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu thì đa số các hộ nuôi áp dụng
phương pháp cải tạo khô, chủ yếu là các bước sau: dọn tẩy ao, sên vét loại bỏ
bùn đáy ao, phơi nắng, bón vôi và chuẩn bị nước để thả tôm giống.
53
Bảng 4.11: Hóa chất sử dụng trong cải tạo ao nuôi
Tên hóa chất Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%)
BKC 30 100
CaCO3 16 53,3
CaO 30 100
Chlorine 22 73,3
DAP 20 66,7
Mass 500 16 53,3
Saponine 10 33,3
Thuốc cá dây 20 66,7
Thuốc tím 17 56,7
Ure 13 43,3
Đa số các hộ nuôi sử dụng 4 nhóm thuốc hóa chất: nhóm thứ nhất là khoáng
thiên nhiên diệt khuẩn sơ bộ (các loại vôi CaO, CaCO3), nhóm 2 có tác dụng
diệt tạp và giáp xác (sử dụng Saponine, thuốc cá dây và Mass 500), nhóm 3 để
Diệt khuẩn nước (Chlorine, thuốc tím và BKC), nhóm thứ tư dùng để gây màu
(DAP, Ure).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
BK
C
Ca
CO
3
Ca
O
Ch
lor
ine
DA
P
Ma
ss
50
0
Sa
po
nin
e
Ur
e
Hóa chất
Tỷ lệ (%)
Hình 4.3: Tỷ lệ các hộ nuôi sử dụng hóa chất
Từ biểu đồ trên cho thấy trong nhóm khoáng thiên nhiên gồm các loại vôi bón
trong quá trình cải tạo ao nuôi thì CaO chiếm tỷ lệ 100%, CaCO3 là 53,3%. CaO
chỉ dùng trong cải tạo ao nuôi còn trong quá trình nuôi thì hầu hết các hộ nuôi
sử dụng CaCO3 vì CaCO3 tương đối an toàn đối với tôm nuôi và sự thay đổi các
yếu tố môi trường do nó gây ra ít hơn CaO. Liều lượng vôi sử dụng ở các hộ
54
nuôi chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm qua các năm và dao động trong khoảng từ
200-500 kg/ha. Mass 500 được dùng để diệt giáp xác và cá tạp, liều lượng sử
dụng 0,5 lít/1000 m2 và đây cũng là kết quả nghiên cứu của Kim Văn Hợi
(2008), thuốc cá dây và Saponine cũng được sử dụng để diệt cá tạp. Chlorine và
BKC được các hộ sử dụng để xử lý nước trước khi nuôi, tỷ lệ các hộ sử dụng
lần lượt là 73,3 và 100%, theo các hộ nuôi cho biết thì BKC có hiệu quả diệt
khuẩn rất tốt ngoài sử dụng xử lý nước trước khi nuôi thì BKC còn được xử
dụng thường xuyên để phòng trị một số bệnh thông thường như bệnh về
mang,… Gây màu nước chủ yếu sử dụng nhóm phân vô cơ (Ure, DAP) liều
lượng từ 20-25 kg/ha còn theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2004), thì sử dụng
phân vô cơ trong gây màu cho ao nuôi tôm Sú nên bón ở mức 20-30 kg/ha.
Thả giống
Bảng 4.12: Nguồn giống các hộ thả nuôi
Nguồn giống Số hộ thả Tỷ lệ (%)
Miền Trung 5 16,7
Cần Thơ 12 40,0
Cà Mau – Bạc liêu 13 43,3
Qua kết quả điều tra cho thấy hiện nay nguồn giống được các hộ nuôi tôm thả
nuôi gồm 2 nguồn chủ yếu, một là nguồn giống Miền Trung được phân phối qua
trung gian, hai là nguồn tôm giống ĐBSCL chủ yếu là ở Bạc Liêu, Cà Mau và
Cần Thơ. Nguồn giống ĐBSCL được các hộ dân thả nuôi chiếm 83,3%, trong
đó nguồn giống từ Cần Thơ chiếm 40,0%. Hầu hết các hộ nuôi tôm sú tại địa
bàn nghiên cứu lo ngại về nguồn giống từ các tỉnh Miền Trung do vận chuyển
xa và khó khăn cho việc kiểm dịch, nguồn giống địa phương thì được kiểm tra
PCR nên chất lượng con giống đảm bảo. Theo thông tin từ các hộ nuôi thì
nguồn tôm giống ở Cần Thơ thì có giá thành cao nhưng chất lượng tốt và sạch
bệnh. Tuy nhiên, sản lượng chưa nhiều, nên chưa đáp ứng đủ số lượng cho tất
cả các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL. Giá tôm giống biến động từ 45-60 đồng/con.
Kích cỡ tôm giống thả nuôi từ PL9-PL11.
Mật độ thả của các hộ khảo sát trung bình dao động từ 19,9 ± 2,5 con/m2. Mật
độ thả giống giữa các nông hộ không có sự chênh lệch nhiều còn theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008), thì mật độ thả trung bình
là 17 con/m2. Theo số liệu thống kê của Sở nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng (2010)
thì mật độ thả giống tôm sú trong tỉnh trung bình là 15 con/m2. Do vụ mùa năm
2010 trúng mùa lại được giá nên trong vụ tôm 2011, các hộ nuôi tôm tại địa bàn
nghiên cứu đã nâng mật độ tôm nuôi lên 5-10 con/m2. So với mật độ thả theo
55
tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam (2002) là 25-40 tôm bột/m2 thì mật độ này
còn thấp.
Đa số các hộ nuôi tại địa bàn khảo sát thả giống tập trung từ tháng 1 đến tháng
3, chỉ nuôi một vụ/năm còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv
(2008), thì mùa vụ thả tôm tập trung vào cuối tháng một đến cuối tháng tư.
Quản lý ao nuôi và cho ăn
Đa số các hộ nuôi trên địa bàn nghiên cứu ít thực hiện việc thay nước mà chỉ
châm nước vào thêm trừ trường hợp có xảy ra dịch bệnh. Cho tôm ăn bằng sàng,
4 lần/ngày và kiểm tra thức ăn cũng như quan sát tôm hàng ngày.
Kết quả thu thập được tại địa bàn khảo sát 100% các hộ nuôi sử dụng thức ăn
công nghiệp. Có 10 loại thức ăn được sử dụng và hầu hết các loại thức ăn được
sử dụng là sản phẩm của những công ty uy tín, thức ăn có chất lượng tốt và phù
hợp cho sự phát triển của tôm.
Thời gian nuôi của các hộ trên địa bàn nghiên cứu dao động từ 7-35 ngày, do
tình hình dịch bệnh gây chết tôm nghiêm trọng nên phải xả bỏ. Tỷ lệ tôm chết từ
90 – 100%.
4.2.3 Tình hình dịch bệnh trong các mô hình nuôi tôm tại địa bàn khảo sát
Bệnh tôm là một vấn đề quan trọng, nó là hệ quả của việc thâm canh hóa trong
nuôi tôm, sự gia tăng về diện tích, các mô hình nuôi một cách tự phát vượt qua
khả năng quản lý của các ngành chức năng nên vấn đề kỹ thuật nuôi và quản lý
dịch bệnh chưa đảm bảo dẫn đến sự gia tăng về ô nhiễm môi trường từ đó dịch
bệnh phát sinh.
Bảng 4.13: Một số bệnh trên tôm sú xuất hiện tại địa bàn nghiên cứu
Tên bệnh Số hộ xuất hiện bệnh Tỷ lệ (%)
Đốm trắng 4 13,3
Gan 24 80,0
Mang 9 30,0
Mòn phụ bộ 3 10,0
Phân trắng 7 23,3
Thân đỏ 3 10,0
Qua kết quả thu thập được từ các hộ nuôi tại địa bàn điều tra xuất hiện 6 loại
bệnh, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là các bệnh về gan có 24 hộ, các bệnh về
mang có 9 hộ, bệnh phân trắng có 7 hộ, bệnh đốm trắng 4 hộ và bệnh mòn phụ
bộ và thân đỏ có tỷ lệ bằng nhau là 3 hộ. Đáng chú ý về tình hình dịch bệnh trên
tôm Sú ở khu vực điều tra là bệnh đốm trắng và bệnh phân trắng đặc biệt trong
56
vụ tôm 2011 này xuất hiện một loại bệnh mới không rõ nguyên nhân nhưng các
triệu chứng của bệnh có liên quan đến gan tụy của tôm, còn theo Trầm Phước
Hưng (2008), thì tại địa bàn điều tra xuất hiện một số bệnh phân trắng, đầu
vàng, đốm trắng, mềm vỏ, đóng rong và ăn mòn phụ bộ.
0
20
40
60
80
100
Đốm
trắng
Gan Mang Mòn phụ
bộ
Phân
trắng
Thân đỏ Tên bệnh
Tỷ lệ (%)
Hình 4.4: Tỷ lệ các hộ nuôi có tôm nhiễm bệnh
Qua biểu đồ trên cho thấy có nhiều loại bệnh xuất hiện tại địa bàn nghiên cứu,
chiếm tỷ lệ cao nhất là các bệnh về Gan (80%), bệnh về mang (30%), bệnh phân
trắng (23,3%), bệnh đốm trắng (13,3%), thân đỏ (10%) và mòn phụ bộ (10%).
Theo kết quả nghiên cứu của Kim Văn Hợi (2007), cũng tại Sóc Trăng thì chủ
yếu là các bệnh đầu vàng, phân trắng gây chết tôm nhiều, còn lại là các bệnh
thông thường như các bệnh về mang, đóng rong thì gây chết tôm không đáng
kể. Theo các hộ nuôi cho biết bệnh tôm xuất hiện sau 7-35 ngày thả nuôi với
các triệu chứng tôm bỏ ăn, chết nhanh trong vòng vài ngày, gan tôm bị teo và
mềm nhũng. Ngoài dấu hiệu tôm bệnh về gan, tại địa bàn nghiên cứu tôm chết
còn kèm theo các dấu hiệu như: bị đốm trắng, ruột rỗng, cụt râu, vỏ tôm bị
xốp…
Theo Lê Hồng Phước và Nguyễn Văn Hảo (2011), thì từ tháng 07/2010 một
bệnh mới xuất hiện làm gây chết hàng loạt tôm Sú nuôi ở các tỉnh Sóc Trăng,
Kiên Giang, Bạc Liêu với biểu hiện bệnh lý trên cơ quan gan tụy. Đây là một
trong những bệnh lạ mới xuất hiện gây hoang mang cho người nuôi. Bệnh gan
tụy trên tôm được tìm thấy trên cả tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng. Các dấu hiệu
bệnh lý bao gồm tôm chậm lớn và phân đàn, gan sưng, nhũn, màu nhạt so với
bình thường, có trường hợp gan tụy teo nhỏ và dai. Bệnh teo gan tụy ở tôm nuôi
tại ĐBSCL là bệnh khác với tất cả các bệnh trên tôm mà thế giới từng phát hiện
trước đây, nhiều khả năng bệnh này xuất hiện từ nguyên nhân sâu xa là do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, vì trong vài năm gần đây ĐBSCL luôn bị nắng
nóng kéo dài, mặn xâm nhập sớm.
57
Tại khu vực điều tra thì tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp có một phần là do
ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, không có dấu hiệu bệnh riêng lẻ mà hầu hết là
biểu hiện nhiều triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau.
Bảng 4.14: Mức độ gây hại của các loại bệnh
Tên bệnh Thời gian xuất hiện Nguyên nhân Tỷ lệ tôm chết
(Sau ngày thả giống) (%)
Đốm trắng 20 – 90 Con giống 50 – 80
Gan 10 – 20 Không biết 100
Mang Rải rác suốt vụ Môi trường 10 – 20
Mòn phụ bộ Rải rác suốt vụ Môi trường 10 – 20
Phân trắng 20 – 30 Không biết 80 – 100
Thân đỏ 20 – 90 Không biết 30 – 40
Theo kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu thì 100% số hộ nuôi tôm bị thiệt hại
do tôm bệnh, tỷ lệ tôm chết từ 80-100%, các hộ nuôi phải tiêu hủy hoàn toàn.
Trong đó, bệnh gan là nguy hiểm nhất mức độ tôm chết lên đến 100%, bệnh
xuất hiện sau 10-20 ngày thả giống. Bệnh phân trắng thì xuất hiện sau 20-30
ngày thả giống và mức độ tôm chết từ 80-100%. Bệnh đốm trắng thì mức độ
thiệt hại thường từ 50-80%. Các bệnh về mang và mòn phụ bộ xảy ra rải rác
suốt vụ, chủ yếu là do môi trường và nến đáy ao nuôi. Theo các hộ nuôi cho biết
thì tình hình dịch bệnh năm nay diễn ra nhanh, các triệu trứng bệnh không rõ
ràng mà tôm chết do nhiều nguyên nhân, nhưng biểu hiện rõ nhất là gan tôm bị
teo và mềm nhũng. Từ đầu vụ tôm đa số các hộ nuôi tuân thủ đúng với khuyến
cáo của Chi cục Thủy Sản tỉnh trong việc cải tạo ao, chọn lựa con giống sạch
bệnh để thả nuôi, nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra và bùng phát mạnh mẽ có thể là
do khâu chuẩn bị ao nuôi chưa thật sự tốt, mầm bệnh trong ao không bị tiêu diệt
hết, thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho mầm bệnh bùng phát.
Tình hình thiệt hại nghiêm trọng của các hộ nuôi tại địa bàn khảo sát một phần
cũng do kiến thức xử lý dịch bệnh của các hộ nuôi chưa cao, hầu hết các hộ có
tôm chết đều xả nước ra ngoài môi trường, chính việc làm đó đã làm cho dịch
bệnh lan rộng và nằm ngoài khả năng kiểm soát như hiện nay. Theo Sở NN-
PTNT Sóc Trăng thì ở các huyện Trần Đề, Long Phú cũng xảy ra tình trạng tôm
chết hiện tại với tỷ lệ thiệt hại từ 90-100%. Ngày 5/5/2011, tại hội thảo về dịch
bệnh trên tôm do Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) tổ chức, TS Nguyễn
Văn Hảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 cho biết: Kết quả
xét nghiệm ban đầu trên các mẫu tôm bệnh và tôm bệnh chết tại một số vùng
58
nuôi vừa qua cho thấy có dấu hiệu hoại tử do nhiễm khuẩn xuất hiện với tần
suất rất cao, với phương pháp xét nghiệm mẫu tôm bằng PCR, bằng mô học và
cả bằng sinh học phân tử, nhóm nghiên cứu của Viện đã loại trừ được tác nhân
đốm trắng, đầu vàng và cả vi bào tử. Tác nhân chính là do vi khuẩn ký sinh ở
gan gây hoại tử gan.
Tình hình dịch bệnh xảy ra trong thời gian qua diễn ra theo chiều hướng phức
tạp, hầu như các tỉnh ĐBSCL đều xảy ra tôm chết, nhưng thiệt hại nặng nhất là
tỉnh Sóc Trăng. Mặc dù các ngành chức năng đã can thiệp nhưng đến nay vẫn
chưa có ý kiến cụ thể, gây hoang mang cho người nuôi tôm. Như vậy, chỉ trong
vòng nửa tháng qua, diện tích tôm bị thiệt hại ở Sóc Trăng đã lên gần gấp đôi
(ngày 20/4, diện tích tôm bệnh là 7.000 ha). Với diện tích bị bệnh quá lớn như
trên ước tính người nông dân Sóc Trăng bị thiệt hại trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Hiện tại thì các ngành chức năng vẫn chưa khuyến khích người dân thả giống
trở lại mà nên áp dụng các phương pháp tiêu độc khư trùng. Trước thực trạng
đó, nhiều hộ nuôi tôm sú ở Sóc Trăng đang chuyển sang nuôi tôm thẻ chân
trắng, nếu như vậy thì dịch bệnh ở Sóc Trăng khó có thể khống chế được, có
nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi đều thua lỗ, tôm chết trong giai đoạn
tháng đầu tiên nên các hộ nuôi chỉ mất tiền con giống và tiền cải tạo ao, tiền
thức ăn thì không nhiều. Nhưng tác hại do dịch bệnh để lại trên vùng nuôi tôm ở
Sóc Trăng là không nhỏ, việc khôi phục lại vị thế “ thủ phủ nuôi tôm” là một bài
toán khó cho các ban ngành chức năng cũng như người nuôi tôm ở Sóc Trăng.
59
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Qua thực nghiệm ương ấu trùng tôm Sú bằng quy trình lọc sinh học cho thấy sự
phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng bình thường, không xuất hiện dịch bệnh
trong suốt quá trình ương.
Cách ly tôm mẹ với khu vực trại ương, vệ sinh trại thật kỹ trước khi ương có kết
quả tốt cho việc phòng bệnh cho ấu trùng tôm.
Tỷ lệ sống của hậu ấu trùng dao động từ 46,1% đến 66,6%.
Sản xuất tôm sú giống tại những khu vực cách xa vùng nuôi tôm thương phẩm
như Cần Thơ, tạo được đàn tôm giống tốt, người nuôi chấp nhận mặc dù giá
thành cao hơn những khu vực khác.
Qua kết quả ương ấu trùng tôm Sú bằng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn tại Cơ
sở sản xuất giống Hậu Giang, cũng như so sánh với các kết quả trước đây có thể
thấy rằng sản xuất giống tôm Sú bằng quy trình lọc sinh học tạo được đàn tôm
giống chất lượng.
Dịch bệnh trên tôm Sú xảy ra ở hầu hết các khu vực nuôi tôm ở tỉnh Sóc Trăng,
tình hình dịch bệnh đã và đang diễn biến rất phức tạp đặc biệt là khu vực Vĩnh
Châu và Mỹ Xuyên.
Tại địa bàn nghiên cứu ghi nhận được một số bệnh: thân đỏ (10%), mòn phụ bộ
(10%), đốm trắng (13,3%), bệnh về mang (30%), phân trắng (23,3%) và bệnh về
gan tôm chiếm tỷ lệ khá cao (80%).
Bệnh tôm xuất hiện và bùng phát từ 7-35 ngày sau khi thả giống, mức độ tôm
chết từ 90-100%.
5.2 Đề xuất
Nguồn tôm giống ở Cần Thơ được biết đến là nguồn giống chất lượng, nhưng
sản lượng chưa cao, cần tạo một thương hiệu cho tôm giống Cần Thơ, sản xuất
đủ số lượng và đạt tiêu chuẩn để đáp ứng cho nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL còn
rất nhiều tiềm năng.
Cần có những hỗ trợ cho người nuôi tôm về kỹ thuật trong việc khắc phục tình
hình dịch bệnh trên tôm hiện nay cũng như hướng phát triển của thủy sản trong
tương lai.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh của tôm nuôi và cách phòng trị. Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2005. Tình hình dịch bệnh trên tôm Sú.
(truy cập ngày 10/05/2011).
Đỗ Thị Hòa và ctv, 2004. Giáo trình Bệnh học Thủy sản. Khoa Nuôi trồng Thủy
sản – Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.
Bộ thủy sản, 2006. Kết quả nuôi trồng thủy sản 2005, kế hoạch và giải pháp
thực hiện 2006.
Hoàng Tuấn, 2007. Xác định mầm bệnh Vi-rút phân lập trên tôm Sú (Penaeus
monodon) bị bệnh phân trắng. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy
Sản - Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Thảo Trân, 2006. Khảo sát giải pháp quản lý dịch bệnh trong nuôi tôm
Sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp
Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Tổng cục thống kê Việt Nam (truy cập ngày
28/06/2011).
(truy cập ngày 10/05/2011).
(truy cập ngày 10/05/2011).
(truy cập ngày 22/01/2011).
(truy cập ngày 22/01/2011.
(truy cập ngày 06/05/2011).
(truy cập ngày 6/5/2011).
Kim Văn Hợi, 2007. Khảo sát khía cạnh kỹ thuật – kinh tế của các mô hình nuôi
tôm Sú mùa khô và mùa mưa tại tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại
học - Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Lê Đông Cung, 2010. Xác định khả năng chuyển hóa đạm của nhóm vi khuẩn
hữu ích trong hệ thống ương tôm Sú (Penaeus monodon) tuần hoàn.
Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Lê Văn Duyệt, 2008. Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật của các mô hình
nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến chuyên tôm ven
biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại
học Cần Thơ.
Lê Hồng Phước và Nguyễn Văn Hảo, 2011. Thông tin về bệnh gan tụy trên tôm
nuôi và các biện pháp phòng ngừa niên vụ 2011. Viện nghiên cứu thủy
sản 2.
Nguyễn Duy Hòa, 2009. Sản phẩm bước đầu của chương trình gia hóa tôm Sú
(Penaeus monodon). Viện nghiên cứu thủy sản 2.
(truy
cập ngày 29/06/2011).
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 1999. Kỹ thuật nuôi hải sản. Khoa
Nông nghiệp – Đại học Cần Thơ.
61
Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi giáp xác. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Minh Niên, 2005. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển
ĐBSCL. Tuyển tập hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng dụng Khoa
học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Minh Hậu, 2006. Bước đầu nghiên cứu về vi-rút gây bệnh đầu vàng
trên tôm Sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông cửu long. Luận văn
tốt nghiệp cao học. Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Quốc Hưng, 2008. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm
Sú (Penaeus monodon) bố mẹ chất lượng cao phục vụ nuôi tôm xuất
khẩu. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật. Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản II.
Nguyễn Văn Thường, 1990. Giáo trình kỹ thuật nuôi tôm. Khoa Nông nghiệp –
Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú, 2009. Giáo trình ngư loại II. Khoa
Thủy Sản –Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Hảo, 2004. Một số bệnh thường gặp trên tôm Sú (Penaeus
monodon). Các phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng trị. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn và Võ Văn Bé, 2008. Phân tích các khía
cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) thâm
canh rải vụ ở Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học 2008 (2): 157 – 167.
Nguyễn Văn Chung, 2000. Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
tôm Sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Văn Chung, 2004. Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo
tôm Sú. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phạm Văn Quyết, 2000. Thực nghiệm ương ấu trùng tôm Sú (Penaeus
monodon) với các mật độ và các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống
không thay nước, thay nước và lọc sinh học. Luận văn tốt nghiệp đại
học- Đại học Cần Thơ.
Phạm Văn Tình, 2000. Kỹ thuật sản xuất giống tôm Sú (Penaeus monodon) chất
lượng cao. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phan Đình Phúc và Nguyễn Cơ Thạch, 2004. Nghiên cứu tạo nguồn tôm sú
(Penaeus monodon) bố mẹ thành thục bằng phương pháp nuôi lồng ở
biển. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 –
2004). Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Sở nông nghiệp Bạc Liêu. Báo cáo tháng 9/2010. (truy cập
ngày 10/05/2011).
Tạ Văn Phương, 2006. Ứng dụng Ozone xử lý nước và vi khuẩn Vibrio spp
trong bể ương ấu trùng tôm Sú (Penaeus monodon). Tạp chí Nghiên cứu
Khoa học 2006: 25-33 Trường Đại học Cần Thơ.
Tăng Minh Khoa, 2010. Bài giảng môn học Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi
giáp xác. Khoa Sinh học Ứng dụng Đại học Tây Đô.
Tăng Minh Khoa, 2001. Nghiên cứu ứng dụng lọc sinh học trong ương ấu trùng
tôm Sú (Penaeus monodon). Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy
Sản - Đại học Cần Thơ.
62
Thanh Thúy, 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2010
đạt 19,15 tỷ USD.
ngach-xuat-khau-nong-lam-thuy-san-nam-2010-111at-19-15-ty-
usd/view. (truy cập ngày 29/06/2011).
Thạch Thanh, Trương Trọng Nghĩa và Nguyễn Thanh Phương, 1999. Cải thiện
và nâng cao hiệu quả sản xuất giống tôm Sú trong hệ thống lọc sinh học.
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học-Đại học Cần Thơ.
Thạch Thanh, Tăng Minh Khoa, Trần Nguyễn Hải Nam và Nguyễn Văn Hòa,
2004. Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm
Sú (Penaeus monodon). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ.
Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo
trình Bệnh học thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi
tôm Sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Trần Tuấn Phong, 2005. Đánh giá tình hình sản xuất giống tôm Sú (Penaeus
monodon) ở tỉnh Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp
Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Trần Anh Thư, 2003. Nghiên cứu ương tôm Sú (Penaeus monodon) mật độ cao
sử dụng hệ thống lọc sinh học. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy
Sản - Đại học Cần Thơ.
Trần Thanh Tuấn, 2006. Đánh giá tình hình nuôi tôm Sú vụ 2 ở tỉnh Sóc Trăng.
Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Trầm Phước Hưng, 2008. Điều tra tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế
phẩm sinh học trong ao nuôi tôm Sú (Penaeus monodon) thâm canh tại
Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại học Cần
Thơ.
Trương Minh Trường, 2010. Đánh giá khả năng cải thiện chất lượng nước của
nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm trong hệ thống ương tôm Sú (Penaeus
monodon) nước trong hở. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy Sản
- Đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa
Thủy Sản - Đại học Cần Thơ.
Văn Dũng và Hồng Điệp, 2010. Long An dịch bệnh trên tôm tiếp tục hoành
hành.
(truy cập ngày 29/06/2011).
Võ Tuấn Kiệt, 2005. Khảo sát khả năng sử dụng Ozone để kiểm soát chất lượng
nước trong sản xuất giống tôm Sú (Penaeus monodon) theo quy trình lọc
sinh học tuần hoàn. Luận văn tốt nghiệp Đại học - Khoa Thủy Sản - Đại
học Cần Thơ.
Vũ Thế Trụ (chủ biên), 2001. Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại
Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lvltuananh_4799.pdf