Luận văn Tìm hiểu một số mặt quản lý của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC)

Từ đợt thực tập này cùng với những bài học lý thuyết tại giảng đường nay được vận dụng vào thực tế tôi mới thấy hết được những khó khăn, phức tạp của công tác quản lý doanh nghiệp. Cũng những nghiệp vụ như vậy nhưng việc áp dụng vào thực tế thì gặp rất nhiều những nẩy sinh, những khúc mắc mà ta khó có thể thấy hết trên giảng đường, việc xử lý các khó khăn lại phải luôn gắn liền với tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Nhà quản trị giái không chỉ là một người có tầm nhìn sâu rộng vào các vấn đề của doanh nghiệp cũng như các tác động của bên ngoài vào doanh nghiệp mà còn phải nhậy bén, hài hoà trong việc xử lý các tình huống cụ thể.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu một số mặt quản lý của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Tìm hiểu một số mặt quản lý của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC) 2 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển mỗi một sinh viên chúng ta đều phải coi việc học tập kiến thức là hành trang vững chắc cho mai này lập nghiệp. Cùng với việc học kiến thức ở trường thì việc thu thập kiến thức từ thực tế cũng rất quan trọng. Cũng như nhiều sinh viên khác tôi luôn mong muốn có được cơ hội tìm hiểu sâu hơn về những chuyên đề đã được học và nhất là qua thực tế. Tôi nghĩ rằng thực tế có thể cho ta nhiều kinh nghiệm hơn. Chính vì vậy, tôi rất mừng khi có cơ hội được đi thực tập tốt nghiệp tai Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Với mong mái tìm hiểu thêm về các chuyên đề đã được thầy cô truyền đạt trên thực tế. Kết thúc quá trình thực tập tại Công ty tôi viết báo cáo này nhằm tổng kết những gì đã thu nhận được trong quá trình thực tập tốt nghiệp ở công ty. Báo cáo này gồm ba phần chính : Phần I : Giới thiệu Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC). Phần II : Tìm hiểu một số mặt quản lý của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình (BDC) Phần III : Đánh giá và hướng đề tài tốt nghiệp. MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THỰC TẬP 6 PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC) 7 I. Quá trình hình thành, phát triển . 7 II. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty BDC. 11 PHẦN II: TÌM HIỂU MỘT SỐ MẶT QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC)14 I. Công tác quản lý lao động tiền lương của Công ty phát triển ứng dụng công nghệ phát thanh truyền hình (BDC). 14 I.1. Công tác quản lý lao động ở Công ty BDC 14 I.2. Công tác quản lý tiền lương ở Công ty BDC. 15 I.1.2. Xây dựng đơn giá và quản lý tiền lương ở Công ty BDC: 15 I.2.2. Chế độ trả lương cho người lao động. 17 II. Tình hình giá thành của công ty BDC. 19 III. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 20 VI.Công tác Marketing. 21 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 23 III.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của doanh nghiệp 23 III.1.1.Nhận xét chung về tình hình lao động tiền lương của công ty BDC 23 III.1.2. Nhận xét chung về tình hình hạch toán giá thành của công ty BDC. 24 III.1.3. Nhận xét chung về công tác quản lý tài chính. 24 4 III.1.4. Nhận xét chung về công tác marketing. 24 III.1.5. Nhận xét chung về quản lý TSCĐ và vật tư. 25 III.1.6. Những hạn chế còn tồn tại. 25 III.1.7. ý kiến đề xuất 25 III.2. Hướng đề tài tốt nghiệp. 26 KẾT LUẬN 27 PHẦN I 5 GIỚI THIỆU CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC) I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN . Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình là một Doanh nghiệp Nhà nước. Hiện nay, Công ty đang thuộc về sự quản lý của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Hoạt động chính của Công ty trong lĩnh vực chuyên ngành phát thanh truyền hình. Từ khi thành lập đến nay doanh nghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn hoạt động với các cơ chế quản lý kinh tế và cơ quan chủ quản khác nhau. Tiền thân của Công ty nguyên là một đơn vị nghiên cứu kỹ thuật phát thanh truyền hình đầu ngành: "Phân viện nghiên cứu phát triển kỹ thuật phát thanh truyền hình", thành lập 1980 và thuộc sự quản lý của "Uỷ ban phát thanh truyền hình Việt Nam". Khi đó đơn vị là một đơn vị sự nghiệp, mọi hoạt động đều được cấp bằng vốn ngân sách. Công ty phát triển qua các giai đoạn: Giai đoạn I: Năm 1988, Nhà nước có sự sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giải thể uỷ ban phát thanh truyên fhình thành lập "Bộ thông tin". Trước nhu cầu phát triển ngành và thay đổi theo cơ chế quản lý mới, đã quyết định thành lập: "Liên hiệp khoa học sản xuất Truyền thanh Truyền hình Hà nội". Đây là mô hình quản lý mới thí điểm của Nhà nước kết hợp giữa nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật với sản xuất kinh doanh. Giai đoạn II: Năm 1991, Nhà nước có sự thay đổi sắp xếp lại bộ máy: sát nhập bộ thông tin, Bộ văn hoá, Tổng cục Thể thao, Tổng cục du lịch thành Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao - Dịch vụ. Khi đó, Liên hiệp khoa học sản xuất Truyền thanh - Truyền hình Hà nội thuộc sự quản lý của Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch. Giai đoạn III: Năm 1994, đầu năm 1997, Nhà nước lại có sự sắp xếp lại bộ máy, quyết định. Toàn bộ các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Phát thanh Truyền hình trước đây đã sát nhập vào Bộ Văn hoá thông tin 6 khi giải thể Uỷ ban phát thanh Truyền hình Việt Nam nay chuyển về thuộc hai đài Trung ương là: Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. Khi đó các đơn vị thành viên nằm trong Liên hiệp Truyền thanh Truyền hình Hà nội (HALLITT) được chia ra và chuyển về hai đài Trung ương. Sau khi chuyển về Đài tiếng nói Việt Nam, đồng thời triển khai nghị định 388/HĐBT của Nhà nước về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, Đài tiếng nói Việt Nam (Cơ quan chủ quản) đã quyết định đổi tên "Liên hiệp Truyền hình Truyền thanh Hà nội (HALLITT) thành: Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh truyền hình. Viết tắt là BDC. Giai đoạn IV: từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 4 năm 1999. Thực hiện một bước nữa việc sắp xếp lại các doanh nghiệp trong ngành phát thanh nhằm đưa các doanh nghiệp hoạt động có hiệu qủa hơn, hợp lý hơn. Đài tiếng nói Việt Nam đã quyết định sát nhập Xí nghiệp cơ khí điện tử vào Công ty BDC. Để phù hợp với hoạt động của Công ty khi sát nhập Xí nghiệp cơ khí điện tử. Giai đoạn V: Từ tháng 4 năm 1999 đến nay. Do yêu cầu của nền kinh tế thị trường, Công ty đã cải tiến thêm và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy cho phù hợp và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh. a) Cơ cấu tổ chức của Công ty BDC được lập như sau: 7 b) Cơ chế hoạt động: - Đối với Công ty: Hoạch toán kinh doanh độc lập Ban giám đốc Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình BDC Phòng tổ chức hành chính. - Tổ chức - Nhân sự - Quản trị Trung tâm ứng dụng công nghệ mới. - Nghiên cứu - Chế thử - Kiểm nghiệm chất lượng Phòng kế toán - Kế hoạch - Cung tiêu - Kế toán - Tài vụ - Thống kê Trung tâm giới thiệu sản phẩm. - Quảng cáo - Giới thiệu bảo hành SP Trung tâm kỹ thuật - Nghiên cứu, ứng dụng KHCN -Sản xuất thiết bị Phòng Chương trình thông tin cơ sở. - Kinh doanh các dự án của Đài TNVN giao Phòng KD - Kinh doanh tổng hợp Xí nghiệp Cơ khí điện tử Trung tâm Âm thị tần. - Quảng cáo - Lắp đặt, sản xuất bản mạch, trung tâm, Studio Trung tâm Điện tử, Điện. - Quảng cáo - Lắp đặt - Giới thiệu bảo hành SP máy 8 - Đối với khối Xí nghiệp Cơ khí Điện tử: Hoạch toán phụ thuộc, tự cân đối tự trang trải mọi chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Chức năng nhiệm vụ: - Xây lắp các loại cột Anten, cột cao. - Sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng thiết bị, vật tư phục vụ truyền thành và các lĩnh vực thông tin khác. - Đối với Xí nghiệp cơ khí điện tử: Gia công cơ khí, sản xuất thiết bị truyền thanh. d) Sản phẩm chủ yếu của Công ty hiện nay: - Sản xuất thiết bị máy móc phát thanh FM các loại (Công suất 10W đến 5kW). - Sản xuất thiết bị máy móc phát hình các loại (Công suất từ 10W đến 2KW). - Sản xuất các loại Anten phát thanh, phát hình từ công suất nhá đến công suất lớn. - Sản xuất các thiết bị phụ trợ cho các đài trạm phát thanh truyền hình như: Bàn chuyển mạch Audio - Video, bàn trộn âm thanh, bàn hoà âm... - Sản xuất các thiết bị phụ tùng phục vụ cho truyền thanh: Tăng âm đường dây các loại, biến áp loa, ổn áp xoay chiều... - Gia công cơ khí: các loại vá máy, cột Anten phát thanh, phát hình, các loại cột cao. - Các dịch vụ kỹ thuật: lắp đặt, bảo hành thiết bị cho các đài trạm truyền thanh, truyền hình. - Lắp đặt các thiết bị, trâng âm cho các Studio, phim trường, phòng thu thanh... - Sửa chữa thiết bị máy móc chuyên ngành phát thanh truyền hình. 9 - Tư vấn, xây dựng, khảo sát, thiết kế lập luận chứng kinh tế kỹ thuật về đầu tư xây dựng chuyên ngành truyền thanh truyền hình. - Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư chuyên ngành phát thanh truyền hình. - Kinh doanh các loại thiết bị máy văn phòng, thiết bị và các hàng điện tử khác. Ngoài các sản phẩm dịch vụ chủ yếu ở trên, trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước cho phép được kinh doanh tổng hợp các lĩnh vực khác trong phạm vi các quy định quản lý của Nhà nước. Công ty cũng đã khai thác yếu tố này để phát triển kinh doanh phụ, tăng thêm doanh thu hàng năm. II. CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY BDC. Xuất phát từ những đặc thù riêng của Công ty là đơn vị nghiên cứu phát triển ứng dụng các công nghệ mới phục vụ chuyên ngành phát thanh truyền hình và kết hợp với công tác sản xuất kinh doanh. Công ty BDC đã xin trình lên Đài tiếng nói Việt Nam và đã được xem xét phê duyệt mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp như sau: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY a) Ban giám đốc Gồm có Giám đốc và 2 phó Giám đốc. * Giám đốc: Là người nắm quyền điều hành cao nhất trong Công ty do Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Đài tiếng nói Việt Nam, Nhà nước và toàn thể hoạt động trong Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Phó giám đốc phụ trách tài chính: Do Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ giúp Giám đốc trong việc điều hành, giám sát quản lý tài chính, giúp Giám đốc về việc thiết lập các mối quan hệ, giao dịch với bạn hàng, các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu. Tổ chức triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như tham gia ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu, xin giấy phép xuất nhập khẩu... có nhiệm vụ 10 tham mưu giúp Giám đốc chi tiêu trong sản xuất kinh doanh, tham mặt Giám đốc quản lý mọi mặt hoạt động của Công ty về lĩnh vực tài chính, có nhiệm vụ thanh quyết toán hợp đồng trả lương cho CBCNV, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các kỳ báo cáo của Công ty đảm bảo vốn cho Công ty kinh doanh có hiệu quả cao nhất. - Phó Giám đốc kinh doanh: Do Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm có trách nhiệm giúp Giám đốc về việc chỉ đạo điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng. b) Các phòng ban chức năng Giúp việc cho Giám đốc là các phòng, ban chức năng. Quyền hạn về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể trong văn bản (chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn Công ty), do Giám đốc ban hành với nội dung cụ thể kèm theo điều lệ của Công ty. * Phòng Tổ chức hành chính: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên. Tham mưu cho Giám đốc soạn thảo các văn bản, hợp đồng, quản lý hành chính, quản lý nhân sự tiền lương, bảo hiểm của Công ty, công tác vệ sinh và lao động, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, bảo vệ an toàn Công ty trong công tác phòng chống cháy nổ và trật tự an ninh trong Công ty. * Phòng kế toán thống kê: Gồm 1 trưởng phòng và 7 nhân viên chịu sự điều hành trực tiếp của kế toán trưởng Công ty, có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán thống kê của Công ty, thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán thống kê vật tư, tài sản. Thực hiện việc thanh toán công nợ. Hàng ngày báo cáo về tình hình tài chính và hàng quý báo cáo về tình hình xuất nhập, tồn kho vật tư trình giám đốc. * Phòng kinh doanh: Gồm 1 trrưởng phòng, 1 phó phòng và 4 nhân viên. Có nhiệm vụ khai thác hàng bán, chào hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường đẩy mạnh khâu tiếp thị và bán hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm tăng doanh thu cho Công ty. Ngoài ra còn tham mưu cho Ban 11 giám đốc về kế hoạch chiến lượng xuất nhập khẩu, có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. * Phòng thông tin cơ sở: Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 1 nhân viên. Có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện điều hành, thực hiện các công trình, dự án do Đài tiếng nói Việt Nam giao cho Công ty. * Trung tâm Giới thiệu sản phẩm: Gồm 1 trưởng trung tâm và 3 nhân viên, thực hiện công tác marketing, bán hàng, đại lý mua bán cho các hãng nước ngoài, các Công ty trong nước. * Trung tâm ứng dụng công nghệ mới: Gồm 1 trưởng Trung tâm, 1 phó trung tâm và 3 nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, tư vấn khoa học, kiểm định chất lượng sản phẩm do BDC sản xuất, thu thập thông tin về khoa học công nghệ mới trong ngành, tham gia biên dịch làm tài liệu khoa học phục vụ phát triển công nghệ và công tác nghiên cứu của BDC. Chế thử và thực hiện các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành và sửa chữa thiết bị phát thanh truyền hình. * Trung tâm Âm thị tần: Gồm 1 trưởng Trung tâm, 3 nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực phát thanh truyền hình. Khảo sát, tư vấn, lựa chọn phương án công nghệ kỹ thuật phát thanh truyền hình. Lập dự án, lựa chọn thiết bị trung tâm sản xuất các chương trình phát thanh truyền hình. Khảo sát, thiết kế lắp đặt bảo hành các thiết bị studio. * Trung tâm Điện - Điện tử. Gồm 1 trưởng Trung tâm và 3 nhân viên kinh doanh các mặt hàng điện - điện tử chuyên dùng và dân dụng và thiết bị văn phòng. Thực hiện công tác tiếp thị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực hiện tốt nhiệm vụ sau bán hàng. * Trung tâm kỹ thuật truyền thanh truyền hình: Gồm 1 trưởng Trung tâm, 2 phó trung tâm và 15 nhân viên. Thực hiện các công việc kỹ thuật trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Sản xuất, lắp ráp các thiết bị chuyên ngành, các thiết bị điện tử dân dụng. Thực hiện dịch vụ trước và sau khi bán hàng của BDC. Đào tạo cán bộ kỹ thuật cho BDC cho các trạm 12 phát thanh truyền hình. Có thể hợp tác gia công sản phẩm điện tử chuyên dụng và dân dụng. * Xí nghiệp Cơ khí - điện tử: Gồm khoảng hơn 100 cán bộ công nhân viên hoạch toán phụ thuộc, tự cân đối tự trang trải mọi chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí điện tử phục vụ cho ngành và cho nhu cầu dân dụng. 13 PHẦN II TÌM HIỂU MỘT SỐ MẶT QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC) I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH (BDC). Công tác quản lý lao động tiền lương ở Công ty BDC do Ban giám đốc chỉ đạo và thực hiện thông qua sự phối hợp giữa các phòng Tổ chức hành chính và phòng Kế hoạch thống kê thực hiện. Công tác quản lý lao động tiền lương được tổng hợp các kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh kết hợp với công tác đánh giá lao động của các phòng ban, các Trung tâm, và xí nghiệp. Công tác quản lý lao động tiền lương nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu thu nhập, phát triển trình độ của người lao động theo khả năng, trình độ và kết quả lao động thực tế của cán bộ công nhân viên. Phòng Tổ chức Hành chính và phòng kế hoạch thống kế Công ty BDC có nhiệm vụ: - Tổ chức hướng dẫn, tổng hợp, xét duyệt nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên thuộc Công ty. - Tham gia xây dựng, triển khai công tác quản lý lao động - Trình duyệt đơn giá tiền lương lên Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo Đài tiếng nói Việt Nam. - Hướng dẫn giám sát việc thực hiện công tác quản lý lao động tiền lương. - Thực hiện quản lý tổ chức lao động - Xây dựng và trình Công ty các định mức lao động ... I.1. Công tác quản lý lao động ở Công ty BDC Vấn đề việc làm và lao động luôn là bài toán khó cho các nhà quản trị, nhà lãnh đạo và nhà hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng do mức độ ổn định không cao (do phụ thuộc vào vốn đầu tư, cơ cấu, chính sách phát triển...) nên số lao động hàng năm thường xuyên có sự thay đổi, trong đó thay đổi cả về số lượng, kết cấu cũng như trình độ tay nghề của công nhân. 14 Trong những năm qua Công ty BDC tiến hành mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy tổng số lao động, kết cấu lao động trình độ lao động... hàng năm có sự thay đổi không lớn. Biểu đồ biến động cán bộ, công nhân của doanh nghiệp. -20 0 20 40 60 80 100 120 140 TiÕn sÜ khoa häc Th¹c sü Kü s­ x©y dùng Kü s­ c¬ khÝ Kü s­ ®iÖn Cö nh©n kinh tÕ Cö nh©n luËt Tæng sè c«ng nh©n kü thuËt Sè t¨ng gi¶m Sè ng­êi n¨m 2001 I.2. Công tác quản lý tiền lương ở Công ty BDC. I.2.1. Xây dựng đơn giá và quản lý tiền lương ở Công ty BDC: Theo quy định hiện hành của Nhà nước, các doanh nghiệp được phép căn cứ vào tính chất, đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả nhất để lựa chọn nhiệm vụ năm kế hoạch bằng các chỉ tiêu để xây dựng đơn giá tiền lương: + Tổng doanh thu (hoặc tổng doanh số) + Lợi nhuận + Tổng thu trừ tổng chi... Xuất phát từ đặc điểm của công ty BDC, Công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu. Việc định mức đơn giá tiền lương của công ty được thực hiện trên cở sở thi hành nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ về việc đổi mới tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước các thông tư hướng 15 dẫn số 13/LĐTBXH-TT, Nghị định số 10/2000/NĐ-CP về việc quy định mức tiền lương tối thiểu của các doanh nghiệp và hướng dẫn của cấp trên. Hàng năm dựa trên cở sở rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật, các định mức lao động, trên cở sở kế hoạch kinh doanh của năm, Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình đã xác định mức lương tối thiểu và xây dựng kế hoạch đơn giá tiền lương của công ty. Bảng 5: Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương theo doanh thu TT Các chỉ tiêu Đơn Năm 2000 Năm 2001 vị Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện I Chỉ tiêu SXKD 1 Tổng doanh thu 1000đ 33.700.00 0 35.511.26 3 36.000.00 0 44.469.87 8 2 Lợi nhuận 1000đ 900.000 1.488.016 1.500.000 1.739.504 II Quỹ lương tính đơn giá 1000đ 3.033.000 3.261.722 3.800.000 6.036.745 1 Quỹ lương theo ĐMLĐ 1000đ 2.857.680 3.446.402 3.624.680 5.861.425 + Lao động định biên Người 180 217 228 369 + Hệ số cấp bậc bình quân Hs 2.6 2.6 2.6 2.6 + Hệ số phụ cấp bình quân Hs 0.1 0.1 0.1 0.1 + Mức lương tối thiểu áp dụng trong công ty 1000đ 490 490 490 490 2 Quỹ lương chưa tính trong định mức 175.320 175.320 175.320 175.320 + Lương trách nhiệm 1000đ 175.320 175.320 175.320 175.320 III Đơn giá tiền lương 1000đ 90 102 106 136 IV Quỹ lương làm thêm giờ 1000đ V Tổng quỹ lương 1000đ 3.033.000 3.621.722 3.800.000 6.036.745 - Hệ số phụ cấp bình quân là 0.1 - Đơn giá lương 16 Vkh = (Lđb x Lmindn x (Hcb + Hpc) + Vgt) x 12 Trong đó: Vkh: Quỹ lương kế hoạch Lđb: Số lao động định biên Lmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. Hcb: Hệ số cấp bậc (hệ số lương). Bình quân Hpc: Hệ số phụ cấp. Bình quân Vgt: Quỹ lương chưa tính trong định mức - Quỹ lương thực hiện của xí nghiệp: Vth = Đg x Tth + Vpc + Vtg Vth: Quỹ lương thực hiện Tth: Tổng doanh nghiệp thực hiện. Vpc: Các khoản ngoài định mức Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ I.2.2. Chế độ trả lương cho người lao động. Căn cứ vào tính chất đặc thù riêng của doanh nghiệp lực lượng lao động đa dạng, nhiều ngành nghề. Vì vậy để thống nhất việc chi trả lương cho các đối tượng lao động. Công ty ban hành quy chế lương mới cùng bảng hệ số lương, hệ số năng suất doanh nghiệp áp dụngtrong toàn công ty nhằm đảm bảo nguyên tắc: - Thực hiện phân phối lao động, chống thực hiện. - Tiền lương hàng tháng phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của từng người, từng bộ phận. + Những quy định chung: - Ngày công chế độ làm việc trong tháng = 22 công. - Căn cứ tính lương dựa vào bản chấm công hàng tháng, bản chấm công phải ghi rõ, đầy đủ thời gian làm việc từng ngày trong tháng, kể cả 17 ngày nghỉ ốm đau, nghỉ phép... Cuối tổng hợp lại gửi về phòng kế toán thống kê để tính lương. - Mức lương tối thiểu được áp dụng theo thời điểm quy định hiẹn hành của Nhà nước, quy định của công ty là 490.000 VNĐ. * Lương chính (Lương theo nghị định 26/CP): Được tính như sau Lương chính = (hệ số lương x Mức lương tối thiểu + Phụ cấp(nếu có)) - Tiền BHXH-(nếu có) + Hệ số lương: Đối với từng chức vụ cụ thể Công ty sẽ quy định cụ thể hệ số lương cho từng người theo hệ số lương do Nhà nước quy định. + Mức lương tối thiểu: Là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng trả lương cho người lao động tại mỗi thời điểm. + Phụ cấp (nếu có): là các khoản phụ cấp mà người lao động được hưởng theo lương tối thiểu như phụ cấp trách nhiệm chức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp quốc phòng... + BHXH là phần trăm tiền BHXh trên lương phải nộp (nếu có). * Lương năng suất (lương sản xuất): Được tính dựa trên cở sở thời gian lao động thực tế và điểm đánh giá năng suất lao động, mức độ hoàn thành công việc theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Lương năng suất được tính = Hệ số năng suất x lương cơ bản + Hệ số năng suất: căn cứ vào tình hình SXKD, căn cứ vào tính chất, mức độ phức tạp của công việc và mức độ hoàn thành của từng công việc, nhóm công việc của người lao động đê quy định hệ số năng suất cho phù hợp. Khi xây dựng hệ số năng suất trong doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc người có hệ số cao nhất không lớn hơn 10 lần người có hệ số năng suất thấp nhất. Cách tính hệ số năng suất: Được xác định theo công thức sau: Đ1i + Đ2i 18 H = -------------- Đ1 + Đ2 x K Trong đó: - H là hệ số năng suất của người đảm nhiệm công việc được giao. - Đ1i là số điểm đánh giá mức độ phức tạp của công việc, đòi hái tính tư duy, sáng tạo, mức độ hợp tác và thâm niên của người đảm nhận. - Đ2i là số điểm đánh giá mức quan trọng của công việc và mức độ hoàn thành của người đảm nhận. - Đ1 + Đ2 là tổng số điểm đánh giá cho mức độ phức tạp và mức độ hoàn thành công việc đơn giản nhất trong doanh nghiệp. Việc cho điểm này được quy định cụ thể theo quy định của công ty. K là hệ số biến động của năng suất so với năm kế hoạch. K = Kkh x Năng suất thực tế -------------------------- Năng suất kế hoạch II. TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY BDC. Trong quá trình hoạt động sản xuất doanh nghiệp phải huy động đưa vào sử dụng các nguồn lực khác nhau như: Nhân công, vật tư, thiết bị, dịch vụ mua ngoài... như vậy chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp do đó bao giờ cũng chỉ thể hiện bằng tiền. Khi quyết định lựa chọn phương án sản xuất mỗi loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả của hoạt động sản xuất loại sản phẩm, tứ là phải tính đến lượng chi phí bá ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó so với doanh thu bán hàng. Do đó doanh nghiệp phải xác định được giá thành của sản phẩm. Muốn xác định được giá thành của sản phẩm chúng ta cần sắp xếp, phân loại toàn bộ các công đoạn trong quá trình sản xuất và xác định từng khoản mục của giá thành một cách cụ thể, đúng đắn. Trong công ty BCD đối tượng tính giá thành sản xuất căn cứ vào hoá đơn các sản phẩm hoàn thành nhập kho, các bản thanh lý hợp đồng bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Chi phí nguyên liệu + Chi phí phụ liệu * Chi phí nhân công trực tiếp: + Tiền lương + BHXH, BHYT, KPCĐ * Chi phí sản xuất chung + Tiền điện + Khấu hao TSCĐ + Chi phí khác bằng tiền III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. Để tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ 1 doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn do ngân sách Nhà nước cấp,... doanh nghiệp có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển vốn một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất trên cở sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, việc thường xuyên tiến hành phân tích sẽ giúp cho người sử dụng nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, trên cở sở đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu và ra các quy định cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Giá trị (đ) Tỷ trọng % Giá trị (đ) Tỷ trọng % A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 32.249.838.411 91.68 37.258.391.121 95.03 - Các khoản phải thu 14.476.703.980 44.89 12.891.929.493 34.60 - Hàng tồn kho 9.346.058.681 28.98 9.425.612.873 25.30 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2.926.532.722 8.32 1.947.148.524 4.97 20 - Tài sản cố định hữu hình 2.92653.2.722 100.00 1.947.148.524 100.00 Tổng cộng tài sản 35.176.371.133 39.205.539.645 Qua bảng cân đối kế toán ta thấy rằng tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý đến đầu năm 2001 là: 35.176.371.133 đồng. Trong đó: * Tài sản lưu động là: 32.249.838.411đ chiếm 91.68% tổng tài sản Với các khoản thu là: 14.476.703.980đ chiếm 44.89% tài sản lưu động. * Tài sản cố định là 2.926.532.722đ chiếm 8.32% tổng tài sản. * Hàng tồn kho là 9.346.058.681 đ chiếm 28.98% tài sản lưu động Qua một năm hoạt động sản xuất kinh doanh theo bảng cân đối kế toán ta thấy rằng: Cơ cấu tài sản Biến động tài sản Giá trị Tỷ trọng A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 5.008.552.710 15.53 - Các khoản phải thu -1.584.774.487 -10.95 - Hàng tồn kho 79.554.192 0.8512 - Tài sản lưu động khác 1.943.773.312 245.07 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn -979.384.198 -33.47 - Tài sản cố định hữu hình -979.384.198 -33.47 Tổng cộng tài sản 4.029.168.512 11.454 Tổng tài sản tăng như sau = 4.029.168.512 đồng. Trong dó tài sản lưu động tăng = 5.008.552.710 tức 15.53%. Tăng nhiều nhất là tài sản lưu động khác = 1943773312 đồng (tăng 245.07%) TSCĐ giảm xuống = - 979.384.198 đ (= - 3.47%) do chi phí cố định giảm làm cho kết cấu tài sản thay đổi. 21 VI.CÔNG TÁC MARKETING. Trong những năm vừa qua công ty luôn luôn vận dụng các chính sách marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Công ty luôn cố gắng xây dựng cho mình chính sách sản phẩm dịch vụ. Chính sách sản phẩm của công ty luôn chú trọng vào công việc cải tiến, thiết kế chế tạo sản phẩm mới theo kịp yêu cầu kỹ thuật của ngành của sự phát triển khoa học công nghệ của thế giới cùng với đó công ty không ngừng đầu tư công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và quy trình sản xuất nhằm đạt được chất lượng cao cho các sản phẩm của mình và đảm bảo chất lượng cho các công trình mà công ty tham gia. Một mảng khá quan trong trong công tác marketing của công ty đó là chính sách giá cả các mặt hàng của công ty. Công ty luôn áp dụng chính sách hai giá bao gồm chính sách giá trong Đài tiếng nói Việt Nam và chính sách giá thường. Ngoài ra công ty luôn thực hiện các chính sách giảm giá triết khấu cho những khách hàng một cách hợp lý vừa nhằm thúc đẩy bán hàng, khuyến khích khách hàng thanh toán cho công ty và linh hoạt trong các đinh chế thanh toán cho công ty áp dụng với từng khách hàng cung được áp dụng một cách linh hoạt trong các hợp đồng của công ty cũng góp phần làm tăng lượng tiêu thụ, công trình cho công ty. 22 PHẦN III ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP III.1. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHUNG TÌNH HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP III.1.1. Nhận xét chung về tình hình lao động tiền lương của công ty DBC. Ta có thể thấy lao động và tiền lương là hai vấn đề có quan hệ rất mật thiết với nhau. Tiền lương được đáp ứng sẽ là động lực thúc dẩy con người lao động một cách tự nguyện tự giác và họ có thể hăng say lao động để khẳng định mình, và tạo chỗ đứng mình trong tập thể. Mặt khác chính lao động một cách có hiệu quả khoa học sẽ làm tiền đề để có thể hưởng được mức lương tháa đáng và duy trì khả năng lao động lâu dài có chất lượng. Như vậy tiền lương và lao động có sự kết dính, liên quan mật thiết với nhau. Nó là điều kiện cần và đủ để tạo ra năng suất lao động cao, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp. Với công ty BDC vấn đề lao động tiền lương được quan tâm rất lớn của ban lãnh đạo công ty. Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã ban hành một loạt các quy chế quy định về chế độ tiền lương, định mức lao động, định mức đơn giá tiền lương đảm bảo sự linh hoạt, không cứng nhắc để làm sao người lao động được hưởng xứng đáng với công sức mà họ bá ra. Ngoài ra công ty còn ban hành và đưa vào thực hiện các chế độ đãi ngộ như ốm đau, thương tất, tai nạn rủi ro... đối với người lao động để họ có thể an tâm và tin tưởng trong lao động sản xuất. Qua việc phân tích về công ty DBC ta có thể thấy đấy là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất kinh doanh ở nước ta. Có được điều đó cung một phần lớn do công tác quản lý lao động tiền lương luôn được quan tâm thực hiện chu đáo từ mọi cấp của công ty, Việc tạo ra một tập thể lao động vững mạnh có trình độ cao sẽ luôn tạo ra sức mạnh cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 23 III.1.2. Nhận xét chung về tình hình hạch toán giá thành của công ty BDC. Công tác hạch toán giá thành của công ty được xây dựng trên cở sở hạch toán khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bám sát được tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào việc thống kê và kế toán thường xuyên nên công ty luôn bám sát được những phát sinh thực tế của các khoản chi phí phát sinh và những biến động của các tài sản tham gia và vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Công tác hạch toán giá thành đã vừa đảm bảo xác định được những chi phí mà còn đưa ra được các đề xuất nhằm thực hiện công tác hạ giá thành tham mưu cho Ban giám đốc công ty. III.1.3. Nhận xét chung về công tác quản lý tài chính. Công tác quản lý tài chính trong mỗi doanh nghiệp là công việc hết sức quan trọng qua công tác quản lý tài chính sẽ phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp. Từ hiệu quả công tác quản lý tài chính sẽ đảm bảo khi cần thiết hay có nhu cầu về vốn doanh nghiệp sẽ có được các nguồn vốn, cung ứng tài trợ cần thiết và có độ tin cậy cao tạo sức cạnh tranh và sức mạnh thực sự trong sản xuất kinh doanh. Công ty có khả năng huy động vốn khi thực hiện các dự án có giá trị lớn, sử dụng vốn đúng nguyên tắc tài chính nhưng không cứng nhắc, kết hợp hài hoà công tác kế hoạch với công tác tài chính vì vậy khó khăn trở ngại đều được tháo gì kịp thời. III.1.4. Nhận xét chung về công tác marketing. Công tác marketing của doanh nghiệp luôn kết hợp hài hoà với các công tác nghiên cứu, chế tạo và sản xuất kinh doanh. Việc đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ tìm kiếm việc làm trong những năm qua của Công ty luôn được chú ý quan tâm vì vậy đã đem lại kết quả cao cho Công ty không những về mặt tiêu thụ hàng hoá dịch vụ mà chính là đã đảm bảo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Việc xây dựng bộ phận chuyên trách có chuyên môn chắc chắn sẽ đem lại kết quả cao hơn nữa cho Công ty. 24 III.1.5. Nhận xét chung về quản lý TSCĐ và vật tư. Là một đơn vị nghiên cứu và sản xuất kinh doanh nên công tác quản lý TSCĐ và đặc biệt là công tác quản lý vật tư của Công ty luôn gặp rất nhiều khó khăn. Tiến bộ công nghệ của ngành phát thanh truyền hình luôn là rất lớn đòi hái Công ty luôn phải bám sát nhằm đầu tư, đánh giá TSCĐ cũng như tìm kiếm nguồn cung ứng vật tư và chủng loại vật tư tốt nhất cho mình. Trong những năm Công ty luôn có được các quyết sách hợp lý nhằm đẩy cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và trang bị mới nhằm tăng thế cạnh tranh. Việc đa dạng hoá các nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty cũng đem lại được hiệu quả cao trong công tác nhập máy móc thiết bị đem lại hiệu quả trong việc giảm chi phí vật tư và tăng chất lượng của đầu vào sản xuất kinh doanh. III.1.6. Những hạn chế còn tồn tại. Bên cạnh những thành tích đạt được, Công ty còn một số tồn tại cần được giải quyết đó là: - Về công tác quản lý tài chính: Tuy Công ty đều đạt được các yêu cầu về đảm bảo tài chính nhưng hiệu suất sử dụng vẫn còn chưa cao. Việc xử lý các nguồn vốn theo các dự báo nhu cầu có hiệu quả chưa cao. - Về công tác quản lý vật tư: Vật tư của Công ty vẫn còn theo các dự báo gần dẫn đến làm phát sinh chi phí hoặc có thể làm chậm tiến độ sản xuất. - Về đầu tư quản lý sản xuất và quản lý hoạt động marketing chưa có sự phối hợp đồng bộ dẫn tới Công ty gặp tình trạng công việc dàn trải không đều nên thường tập trung và hai qúy cuối năm. III.1.7. Ý kiến đề xuất Là một doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất kinh doanh trong ngành phát thanh truyền hình là một trong những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ rất cao và phát triển nhanh, Công ty đã có được tổ chức và quản lý khá chặt chẽ và thế mạnh của Công ty hiện nay đó là đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao, vững vàng trong nghề. Đứng 25 trước xu thế hội nhập và phát triển môi trường cạnh tranh ngày càng mở rộng và khó khăn hơn Công ty cần phải phát huy được thế mạnh con người của mình. Cụ thể là công tác đào tạo và tuyển dụng cần được chú trọng hơn. Trong cơ chế mới việc xây dựng một mô hình tổ chức trong đó có xây dựng một bộ phận chuyên môn và có trình độ cao trong hoạt động marketing là hoàn toàn cần thiết đặc biệt là mở rộng hệ thống phân phối không những mở rộng được hình ảnh của Công ty mà còn có thể giúp Công ty dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Lào, Campuchia, hay Trung Quốc... Việc chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cần phải được thực hiện chủ động hơn. Giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc phân phối nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là thông qua việc lập kế hoạch sản xuất trên cơ sở đón trước các nguồn thông tin về công trình dự án mà Công ty có thể được tham gia, hoặc có khả năng thắng thầu và theo chính sách đầu tư phát triển... sẽ giúp Công ty chủ động trong việc tìm nguồn hàng đảm bảo tính cạnh tranh cao chuẩn bị sẵn được các phương án sử dụng hợp lý nguồn tài chính, nhân lực hợp lý đảm bảo tính cạnh tranh khi tham gia đấu thầu, hoặc tiến độ cao trong thi công. III.2. HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP. Qua qúa trình thực tập cũng như việc phân tích trong bài báo cáo thực tập này tôi nhận thấy công tác hoạch toán giá thành luôn là một trong công tác rất phức tạp tại mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng được kế hoạch giá thành hợp lý, tổng hợp chi phí giá thành sao cho đủ chính xác là những việc khó và đặc biệt công tác tổ chức tập hợp thông tin phân tích giá thành nhằm đưa ra được những quyết sách hợp lý đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao cho Công ty lại càng là bài toán khó hơn. Vậy cùng với ý tưởng của mình và được sự cho phép của cô giáo hướng dẫn em xin phép được chọn đề tài "Hoàn thiện công tác hạch toán 26 lao động tiền lương với việc năng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình BDC". KẾT LUẬN Từ đợt thực tập này cùng với những bài học lý thuyết tại giảng đường nay được vận dụng vào thực tế tôi mới thấy hết được những khó khăn, phức tạp của công tác quản lý doanh nghiệp. Cũng những nghiệp vụ như vậy nhưng việc áp dụng vào thực tế thì gặp rất nhiều những nẩy sinh, những khúc mắc mà ta khó có thể thấy hết trên giảng đường, việc xử lý các khó khăn lại phải luôn gắn liền với tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Nhà quản trị giái không chỉ là một người có tầm nhìn sâu rộng vào các vấn đề của doanh nghiệp cũng như các tác động của bên ngoài vào doanh nghiệp mà còn phải nhậy bén, hài hoà trong việc xử lý các tình huống cụ thể. Điều này không chỉ là vấn đề sắc sảo, năng động, thông minh trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mà chính là trình độ căn bản của nhà quản trị phải rất vững vàng. Đó chính là cái có thể làm cho tư duy của nhà quản trị ngày càng phát triển vững vàng, rắn rái hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquanly_cty_phatthanhth_25_5337.pdf
Luận văn liên quan