Luận văn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh nam bộ qua truyền thuyết và giả thuyết

Xóm Bà Đồ nằm trong vùng Bình Thủy ngày xưa, nay thuộc xã Long Tuyền, cách Cần Thơ năm cây số về phía Long Xuyên. Xưa kia, nếu Gia Định có “Bình Vương thi xã”, “Bạch Mai thi xã”, Hà Tiên có “Chiêu Anh Các” thì đất Tây Đô cũng là một Tao Đàn không thua kém, mặc dù chưa có một mỹ danh tao nhã. Đó là xóm Bà Đồ. Bình Thủy là quê hương của cử nhân Bùi Hữu Nghĩa, đỗ Giải nguyên khoa Ất Tỵ (1835) trường thi Gia Định năm 28 tuổi, ông được bổ làm Tri huyện Phước Long (Biên Hòa), sau thuyên chuyển về làm Tri huyện Trà Giang (tức Trà Vinh, Vĩnh Long). Vốn tính tình cương trực, ông hiên ngang đương đầu với đám cường hào ác bá tại Trà Vinh, bị bọn quan trên tham nhũng cáo gian tìm cách hãm hại trong vụ án Láng Thé. May nhờ có bà vợ là Nguyễn Thị Tồn, một lòng vì chồng con, bà quá giang ghe bầu từ Mỹ Tho ra Huế, tìm Lại Bộ thượng thư Phan Thanh Giản nhờ viết cáo trạng kêu oan. Ông thoát tội tử, nhưng bị sung vào quân đội đi lính thú ở miền biên tái, đóng đồn ở Vĩnh Thông (Châu Đốc). Ít lâu sau, ông xin giải ngũ, về quê sống ẩn dật. Vợ ông trên đường từ kinh về quê lâm bệnh chết dọc đường.

pdf219 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu nguồn gốc địa danh nam bộ qua truyền thuyết và giả thuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhưng không kết quả, đành phải làm ngơ. Sau khi triệt hạ căn cứ Tháp Mười (tháng 4/1866), chúng vẫn tiếp tục khủng bố. Chúng bắt những ai mà tên thông ngôn gọi là phi lu (filou) tức là kẻ ăn cắp đem ra trường án chém bêu đầu nhằm trấn áp tinh thần những người còn dám toan tính chống lại chúng. Sau khi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), chúng giải thể tham biện Cần Lố, sáp nhập Cao Lãnh vào tham biện Sa Đéc. Tại Sa Đéc chúng cũng lập một trường án mới nằm tại đuôi làng Tân Quy Đông (ngày nay ở đây cũng còn được gọi là doi trường án Sa Đéc) để tiếp tục sát hại những người yêu nước, khủng bố nhân dân. Năm tháng qua đi, khu vực trường án Cần Lố trở thành hoang phế, cây cỏ mọc um tùm như rừng hoang, với nhiều cây me to là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại thú rừng: tên Doi Me được hình thành từ đó. Mãi đến năm 1952, một ngôi chợ mới được dựng lên trên nền chợ Trường Án cũ, gọi là chợ Doi Me (thuộc làng Mỹ Thọ) buôn bán khá sầm uất. Mấy năm gần đây, chợ này được dời ra gần quốc lộ 30 với tên hành chánh là chợ Mỹ Thọ nhưng dân gian vẫn quen gọi là chợ Ông Bầu vì nó gần cầu Ông Bầu (nay không còn). Trường án Cần Lố (Doi Me) và Trường án Sa Đéc là chứng tích nói lên tội ác tày trời một thời của thực dân Pháp và tay sai. Nhắc tới hai trường án này, ta nhớ hai câu thơ của Nguyễn Thượng Hiền: 190 “Ai đó chép công, ta chép oán Công riêng ai đó, oán ta chung”7 Phụ chú Lối năm 1931, tôi có đi ngang qua Cần Lố này, khoảng hai ba giờ chiều mà cảnh đìu hiu vắng vẻ trông phát lạnh mình. Bốn bề gió thổi vi vu, trên sông sóng vỗ ba đào, không có chiếc thuyền nào khác thuyền của mình đang tròng trành mặc cho sóng nhồi, còn trên bờ thì một khoảnh đất rộng lớn, ba bề trồng toàn gỗ sao to ước sức ba bốn người ôm mới giáp một thân cây, ba phía trồng sao như vậy, chừa một lô đất vuông vức ngó mặt ra sông cái. Nghe đâu thuở Lang sa qua đây định xây cất một tòa bố trấn giữ nơi này, về sau họ thấy tiện hơn nên dời tòa bố ấy về tỉnh lỵ Sa Đéc, bỏ hoang vu mảnh đất Cần Lố này. Theo lời dân địa phương, không ai dám chiếm làm nông trại hay nhà máy gì, tuy địa thế rất xanh tươi, vì dường như trong lúc bình định, người Tây treo cổ nhiều chiến sĩ liệt sĩ tại đây không biết bao nhiêu mà kể, cho đến đổi canh vắng giờ linh có ghe lỡ đường chèo ngang qua đây còn nghe như tiếng ai thở rì rào trên bóng trăng ngọn cỏ, hắt hiu hồn hoang vô định. (Theo Vương Hồng Sển - Tự vị tiếng Việt miền Nam) 7 Tác giả viết về tướng Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. 191 TRÀM CHIM Ở Nam bộ, nhất là ở vùng Đồng Tháp Mười và Cà Mau, có nhiều địa danh mang từ tố “Tràm” như Tràm Chim, Tràm Sinh, Tràm Dơi hoặc Đồng Tràm, Rổng Tràm, Rạch Tràm Về mặt cấu tạo của loại địa danh mang từ tố “Tràm” có hai dạng: - Dạng I: /tràm/ + từ tố khác (tràm + một loài động vật hoặc một dạng địa hình): Chim, Dơi (loài động vật); Sình (một dạng địa hình) là một vùng trũng thấp, nước đọng quanh năm, kể cả vào đầu mùa khô, trên mặt có thảm thực vật (cỏ hoặc các loài thân thảo khác), bên dưới vẫn là nước. Ở Đồng Tháp Mười có một vài địa danh mang từ tố “Sình” như: Sình Dứt, Sình Vồ, Sình Heo Chạy, Sình Tranh - Dạng II: từ tố khác + /tràm/ (địa hình + tràm) Từ tố /Tràm/ trong dạng II có nghĩa là cây tràm. Đồng Tràm có nghĩa là cánh đồng có nhiều tràm. Từ tố /Tràm/ trong dạng I có thể xuất phát từ nguồn gốc tiếng Việt cổ, có nghĩa là vùng trũng thấp, vùng ngập nước, đồng nghĩa với “Hóm” và /Chằm/. Như câu: Nó nằm tại chỗ đất hõm sâu. Hoặc: Trong sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức gọi Đồng Tháp Mười là Chằm Mãng Trạch. /Tràm/ trong dạng I là một loại địa hình, không phải là cây tràm. /Tràm/, /Chằm/ và /Hỏm/ gần đồng âm với /kram/ (của tiếng Mã Lai), /Khỏm/ (của tiếng Xiêm, tiếng Lào), /Krom/ (của tiếng Khmer). Như nói Khmer krom tức là Khmer hạ. /Tràm/ âm ra tiếng Hán Việt là /Khảm/ hoặc /Trầm/. Trước đây, người Trung Quốc thường gọi Hà Tiên là Mang Khảm, tức là “xóm dân vùng ngập nước”8. 8 Trương Minh Đạt: Nhận thức mới về đất Hà Tiên, tr.27. 192 Như vậy địa danh Tràm Chim có nghĩa là vùng đất ngập nước có nhiều chim. Nhưng trong thực tế, người ta thường cho rằng Tràm Chim là khu rừng tràm có nhiều chim, vì có sự đồng hóa giữa nghĩa của /Tràm/ là cây tràm với nghĩa /Tràm/ là vùng ngập nước, thêm vào đó, ở Nam bộ vùng ngập nước lại thường là khu vực rừng tràm. VÀM BÀ BẦY Trước kia sông Cần Lố đổ nước vào sông Tiền tại vàm Doi Me (mỏm doi có nhiều cây me cổ thụ), cách đây hơn 100 năm trước khi chảy vào sông Tiền, sông Cần Lố đổ nước vào rạch Cái Sao Thượng (sông Đình Trung) tại vàm Bà Bầy. Vàm Bà Bầy có theo sự tích sau đây: Theo hòa ước 1862, triều đình Huế nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường cho thực dân Pháp. Để tiến hành công việc cai trị trên vùng đất vừa cướp được, riêng trên tỉnh Định Tường chúng chia làm bốn khu tham biện (còn gọi là khu thanh tra) là Mỹ Tho, Kiến Hòa, Cai Lậy và Cần Lố. Khu tham biện Cần Lố quản lý vùng đất của huyện Kiến Phong cũ. Chúng dời huyện lỵ trước đây đóng ở thôn Mỹ Trà (chợ Cao Lãnh ngày nay) về Doi Me (vàm Cần Lố). Đó là một mỏm doi nhô ra sông Tiền. Trên mỏm doi này chúng xây dựng một trụ sở hành chính, quân sự với đồn bót kiên cố cùng lính bộ trên bờ, lính thủy trên các chiến thuyền thường xuyên tuần tiễu. Mục tiêu chính của chúng khi đóng đồn ở Cần Lố là đàn áp nghĩa quân Thiên hộ Dương và ngăn chận sự liên lạc của nghĩa quân từ căn cứ Tháp Mười với các tỉnh miền Tây, vì đây là thủy lộ duy nhất. Điều làm chúng ngạc nhiên là sau khi đóng đồn, hoạt động của nghĩa quân không hề sút giảm. Để khủng bố, đe dọa nhân dân, chúng bắt nghĩa quân và những người ủng hộ kháng chiến đem về Cần Lố chém bêu đầu vì nghĩa quân và nhân dân đã mở con đường mới, nên dân gian thường gọi đây là trường án Cần Lố. Nguyên đoạn sông Cần Lố chỗ vàm Bà Bầy bây giờ chỉ cách rạch Cái Sao Thượng có vài con mương trong vườn cau của bà Nguyễn Thị Bầy. Thay vì đi 193 đường cũ, khi đến đoạn này nghĩa quân và đồng bào kéo xuồng ghe qua các mương này rồi bơi ra rạch Cái Sao Thượng. Đường đi này không những ngắn hơn mà còn tránh được sự kiểm soát của giặc. Do có nhiều xuồng ghe đi lại, nên các mương trong vườn cau của bà lở dần và sâu hơn, thêm vào đó sức nước từ sông Càn Lố chảy mạnh vào làm cho các con mương ngày càng rộng ra. Bà Bầy biết việc này ngay từ đầu, nhưng cứ lờ đi. Lâu ngày, bọn Pháp phát hiện ra và thường cho quân đến mai phục. Một hôm chúng được mật báo là sẽ có một toán nghĩa quân di chuyển bằng xuồng qua đây. Khi chúng đến nơi thì chỉ thấy từ xa bóng dáng hai người phụ nữ, chúng liền đuổi theo, nhưng họ nhanh chân trốn thoát. Chúng vào nhà bắt bà Bầy khảo tra, đánh đập buộc bà chỉ ra tông tích nghĩa quân. Bà không khai báo điều gì. Sau một hồi tra tấn không kết quả, chúng thay phiên nhau hãm hiếp bà đến chết. Con mương mỗi lúc một rộng ra thành một khúc sông nối liền sông Cần Lố và rạch Cái Sao Thượng. Như để ghi nhớ câu chuyện thương tâm về tấm lòng trung kiên của người phụ nữ Đồng Tháp Mười đối với nghĩa quân, tên bà trở thành tên của ngã ba sông nói trên: Vàm Bà Bầy. VÀM BẢY VÀNG Ngày xưa, cạnh một con sông ở làng Hòa Thuận (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long) có vợ chồng ông Bảy chuyên nghề hạ bạc. Một hôm đi chài ở gần vàm sông, bỗng chài bị vướng gốc cây ngầm dưới đáy sông, ông phải lặn xuống để gỡ. Ông mò được và mang lên một viên gạch có hình vuông. Nhiều lần như thế, ông đem những viên gạch này về lót đường đi từ cổng vào nhà. Gần nhà ông, có một anh chàng đang học nghề thợ bạc, thấy ông Bảy có nhiều gạch có thể dùng làm đá mài, anh ta bèn xin một viên để mài đồ. Khi mài, 194 anh ta thấy gạch giống như vàng, anh bèn đem đi nhờ thầy dạy thử, hóa ra là vàng thật. Từ đó, cứ vài ba hôm, anh ta đến nhà ông Bảy xin một viên. Thấy anh ta xin gạch mãi, bà Bảy sinh nghi, hỏi” - Bây xin gạch về làm gì mà xin hoài vậy? Y nói dối: - Mấy viên trước bị lũ trẻ ăn cắp mất rồi. Nghe nói vậy, bà Bảy càng nghi ngờ thêm. Hôm sau lúc đi bán cá, bà dấu một viên gạch mang theo, nhờ thợ bạc ở chợ huyện thử xem. Chủ tiệm vàng cho biết đó là vàng thật. Về nhà, bà nói lại cho chồng nghe và mang những viên gạch còn lại đem bán và trở nên giàu có với nhà cao cửa rộng, ruộng đất bề bề Từ đó, vàm sông nơi ông Bảy bắt gặp những viên gạch vàng được gọi là Vàm Bảy Vàng. (Chuyện Dân gian đồng bằng sông Cửu Long). VÀM HỔ CỨ Vàm Hổ Cứ thuộc thôn Tân Tịch (nay thuộc xã Tân Thuận Tây, thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp) cách bến phà Cao Lãnh một đổi đường. Năm 1867, khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, trấn thủ thành Hà Tiên là Chánh Lãnh binh Nguyễn Hương không hàng giặc, cùng một số quan thuộc quyền là Quản Bạch, Kim Chung, Kim Long, Đội Ba kết hợp với Quản cơ Trần Văn Thành xây dựng căn cứ kháng chiến ở Láng Linh. Sau khi căn cứ bị triệt hạ, Quản cơ Trần Văn Thành hy sinh, Chánh Lãnh binh Nguyễn Hương cùng bộ tướng của mình lui về thôn Tân Tịch lập căn cứ với ý định tiếp tục chiến đấu. Chánh Lãnh binh Nguyễn Hương vốn là người sinh quán ở thôn Tân Tịch, nên am tường địa thế luồng lạch, sông nước ở đây. Thôn Tân Tịch và Tân Thuận nằm ở phía Đông bờ Tiền Giang, bờ phía Tây là ba thôn Mỹ Hưng, Tòng Sơn và Mỹ An, thường hay bị nước chảy mạnh đạp xoáy lở, đất cát bị lở theo dòng nước 195 cuốn lắng tụ bên bờ phía Đông, làm bờ sông phía Tan Thuận nổi lên một số cồn, lớn nhất là cồn Chài cây cối um tùm, với một vài luồng lạch mới. Hiện tượng này đã kéo dài hàng trăm năm qua, làm lở sụp đất bãi Hổ Cứ của thôn Tòng Sơn. Sự thể này tạo ra một địa hình khá phức tạp, rất tiện cho việc dụng binh, nên Nguyễn Hương, Quản Bạch chọn đây làm nơi đóng quân, lập căn cứ, phát triển binh lực Từ đây, nghĩa quân tấn công Cần Lố, một trụ sở tham biện Pháp mới thiết lập. Rồi sau đó tấn công Cao Lãnh, Đốc Vàng, gây cho giặc nhiều tổn hại. Thanh thế nghĩa quân vang dậy một thời. Vì thế dân chúng địa phương gọi đây là “vùng hổ cứ” (với ý nghĩa là vùng nghĩa quân dũng mãnh như cọp ở); đồng thời cũng mang ý nghĩa là vùng này được làm nên bởi đất cát của bãi Hổ Cứ phía bờ Tây trôi dạt qua. Từ đó, tên gọi Hổ Cứ ra đời ở Tân Thuận để gọi một vàm sông bà một vùng đất. Ít lâu sau, giặc Pháp điều động thủy quân bao vây căn cứ, đánh phá ác liệt, nghĩa quân tan rã. Nguyễn Hương chạy thoát, Quản Bạch và một số nghĩa quân bị bắt. Chúng đem về Cần Lố chém bêu đầu để răn đe dân chúng. Sau khi Quản Bạch qua đời, mặc dù thực dân Pháp và đám tay sai cấm nhắc đến uy danh của ông nhưng nhân dân Cao Lãnh mỗi khi qua ngng vàm rạch này vẫn nhớ đến cuộc đời oanh liệt của Nguyễn Hương, Quản Bạch và vẫn gọi nơi đây là Vàm Hổ Cứ. VÀM NAO Vàm Nao là một địa danh vừa chỉ một con sông, vừa chỉ một vàm sông (ngã ba sông). Sông Vàm Nao là một con sông ngắn (khoảng 2km) nối liền sông Tiền và sông Hậu, là ranh giới giữa hai huyện Chợ Mới và Phú Tân (thuộc An Giang ngày nay). Do mực nước giữa hai sông chênh lệch khá cao nên tại vàm sông (nơi nước từ sông Tiền đổ vào) chảy xiết rất mạnh, tạo thành dòng xoáy khủng khiếp, 196 trở thành mối đe dọa đối với ghe xuồng qua lại, lại thêm ở đây có nhiều cá sấu. Theo dân gian, do các đặc điểm trên làm nao núng, nao lòng người mỗi khi có dịp phải qua sông Vàm Nao. Về vàm sông này, sách Gia Định thành thông chí chép: “Phiến hào (phúng hào) thượng khấu sông này ở phía Nam Tiền Giang, rộng 8 tấm, sâu 5 tầm, chảy vào phía Nam 75,5 dặm đến hạ khẩu hội hiệp với Hạu Giang. Bờ phía Tây có Sở Thủ Ngự, dọc theo bờ sông người Kinh khai khẩn ruộng vườn, phía sau là rừng rú, là những súc sách của người Cao Miên”. Còn Đại Nam nhất thống chí – Lục tỉnh Nam Việt thì chép: “Thuận phiếm thượng khẩu: Ở phía Đông Nam huyện Đông Xuyên 58 dặm, thượng khẩu (miệng trên) tức là bờ phía Nam sông Tiền Giang, rộng 4 tầm, sâu 1 trượng, chảy qua phía nam 13 dặm; hạ khẩu (miệng dưới) thông với sông Hậu Giang”. Ngoài ra, Vàm Nao còn có nhiều tên gọi khác như: Vàm Giao (Trương Vĩnh Ký), Vàm Lao, Phan Giao (bản dịch Gia Định thành thông chí của Aubaret), Thuận Giang, Thuận Cảng, Cửa Thuận, Vàm Thuận (Đại Nam thực lục) Gọi như thế chắc là ước muốn vàm sông này không còn làm nao lòng người qua lại. VĨNH TẾ Vĩnh Tế là tên của một xã, một con kinh, một ngọn núi nay thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Năm Kỷ Mão tức năm Gia Long thứ 18 (1819), sau khi vét xong kinh Long Xuyên – Rạch Giá (kinh Thoại Hà), Nguyễn Văn Thoại được cử giữ chức trấn thủ trấn Vĩnh Thanh và được lệnh đào con kinh nối liền từ Châu Đốc đến Hà Tiên. Công cuộc đào con kinh này được dự trù từ năm 1819 và kéo dài trong năm năm. Đến năm Minh Mạng nguyên niên (1820) mới bắt đầu khởi công và đến gần cuối năm 1824 mới xong. Hàng chục ngàn dân binh hai nước Việt – Miên được huy động để thực hiện công tác này. 197 Kinh dài 205 dặm rưỡi, rộng 7 trượng 5 thước, sâu 6 thước Con kinh có tác dụng kinh tế lẫn quốc phòng, vừa giúp dân đi lại buôn bán, làm ruộng thuận lợi, vừa tạo ra một đường ranh giới giữa hai nước Đại Nam và Chân Lạp để tổ chức phòng bị bảo vệ biên cương. Vợ Thoại Ngọc Hầu là bà Châu Thị Tế (con ông Châu Vĩnh Huy và bà Đỗ Thị Toán) đã không ngại khó khăn gian khổ, thường giúp chồng trong công việc đôn đốc, cung cấp thức ăn, nước uống, thuốc men, úy lạo, an ủi dân binh đang làm việc tại công trường. Bà được mọi người mến phục, tiếng tăm nhân đức ngày một truyền xa. Hành động của bà Châu Thị Tế thật sự tích cực góp phần vào việc hoàn thành con kinh quan trọng. Sau khi kinh được đào xong, vua Minh Mạng đã lấy tên Vĩnh Tế của bà chẳng những đặt cho con kinh vừa đào được mà còn đặt cho tên núi, tên thôn bên cạnh con kinh. Khi qua đời, bà được nhà vua phong tặng danh hiệu “Nhàn tĩnh Phu nhân”. Năm Minh Mạng thứ 17 (1837) lệnh cho quan địa phương dựng bia bên bờ kinh, sau khi cho khắc hình kinh Vĩnh Tế vào cái đỉnh lớn nhất trong cửu đỉnh đặt ở nhà Thái Miếu. VŨNG GẤM Vũng Gấm nay thuộc xã Phước An, huyện Cần Giờ nằm trong vùng rừng Sác. Rừng Sác là vùng rừng ngập mặn trên bãi biển sình lầy, nên có nhiều cây Sác. Có người còn gọi là cây mốp (mướp) sác. Đó là một loại cây có thân xốp, lá to hao hao lá xoài, khi khô thì nổi trên mặt nước, nếu đốt cháy nó cho khói rất cay. Trước đây thợ săn cá sấu ở vùng Đồng Tháp Mười, U Minh thường dùng cây này đốt lên phía trên gió làm cay mắt cá sấu còn mắc kẹt lại trong các đìa bàu vào mùa khô, buộc chúng phải bò ngược gió để tránh cay. Để bắt sấu, người ta đào mộ cái rãnh phía trên gió rồi đốt cây mướp sác lên, khói cay mắt chúng phải bò ngược gió vào cái rãnh đào sẵn. Người thợ săn dùng mác bén cắt gân đuôi là bắt được. 198 Ngoài rừng Sác, loại cây này còn thấy mọc trong các đám lá dừa nước ở các vùng ngập mặn khác như Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu Vùng rừng Sác sông rạch lớn nhỏ chằng chịt như “trận đồ bát quái”, nhưng lớn nhất là hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp. Ở đây có nhiều “Tắt”, tức là những con rạch ngắn nối liền với hai con sông khác. Tắt Chàng Hảng nối liền hai con sông trên. Chỗ này nước xoáy dữ dội, rất nguy hiểm cho xuồng ghe qua lại. Cả vùng vắng vẻ ít người qua lại và đã hình thành nhiều cái tên lạ lẫm, gợi lên nỗi lo sợ, chết chóc ám ảnh khách thương hồ mỗi khi có việc cần phải đi qua đây, như ngã ba Chó Tru, An Thịt (nguyên là Ăn Thịt do nói trại ra hay cố tình nói tránh đi) Đi ngược trở về miệt Long Thành, có một nơi cảnh trí rất đẹp tên là Vũng Gấm. Nước phản chiếu ánh sáng long lanh như tấm gấm khổng lồ đang bồng bềnh trên sóng nước Trong sách Gia Định thành thông chí viết: “Vũng nước sâu rộng, có nhiều rạch lớn đổ vào, khi ánh mặt trời sớm chiều với bóng mây rọi xuống lẩn vào bóng cây xanh mát, sóng nước lao xao thì từ xa nhìn đến quả là cảnh tượng tươi thắm Trong vũng nước có nhiều cá sấu nương náu rình bắt người”. Cá sấu là “chúa nước” ở rừng ngập mặn, nhưng cá sấu ở Vũng Gấm cực kỳ hung dữ, nên có câu: “Dữ như cá sấu Vũng Gấm”. Trong kháng chiến chống Pháp, các anh Vệ quốc đoàn thường ngâm nga: “Rừng sâu nước mặn phèn chua, Trăm ngàn cá sấu thi đua vẫy vùng”. Cá sấu sống thành từng bầy ở sông Vàm Sác, sông Bà Nghĩa, Rạch Lá, sông Kèo Qua thời kháng chiến chống Mỹ, cá sấu Vũng Gấm vẫn là địch thủ đáng gờm và là một đối tượng chiến đấu đối với các chiến sĩ đặc ông Rừng Sác. Tương truyền, sở dĩ ở đây có nhiều cá sấu là do có anh Ba Tàu nọ thấy dân Nam Kỳ thích ăn thịt cá sấu, mà miệt chung quanh Sài Gòn cá sấu rất hiếm. Anh ta sắm ghe sang Cao Miên mua cá sấu đem về bán, mỗi lần chở hai ghe. Chuyến 199 đầu trót lọt, anh phấn khởi làm chuyến thứ hai.. Về đến Vũng Gấm gặp nước xoáy dữ dội, ghe chao đảo, cá sấu trong ghe đập đuôi quậy chìm cả hai ghe. Cá sấu sau này nhiều chắc là con, cháu, chắt của mấy trăm con cá sấu Cao Miên do anh Ba Tàu nọ mua về. Cái sắc gấm long lanh trong nước của Vũng Gấm có sự góp phần của hàng trăm con cá sấu nằm lững lờ trong nước ở vùng này. (Theo Lương Văn Nho – Chiến khu Rừng Sác và Nguyên Hùng – Người Bình Xuyên). VŨNG LIÊM Khi thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ, trong địa phận tỉnh Vĩnh Long, sau khi chúng đàn áp được cuộc kháng chiến của con Phan Thanh Giản là Phan Liêm và Phan Tôn, năm 1872 chúng lại phải đương đầu với cuộc nổi dậy của Nguyễn Giao và Lê Cẩn. Nghĩa quân đóng căn cứ ở ấp Vạn Điền, Vũng Liêm (tục gọi là Vũng Linh). Do được dân chúng hưởng ứng tham gia nhiệt tình nên nơi trú quân được đắp thành một thành đất cao, bốn bề có lũy tre, hào sâu kiên cố, cách sông Cổ Chiên khoảng bốn cây số. Lúc bấy giờ, chủ quận Thục là một tên tay sai gian ác. Để trừng trị tên này, Nguyễn Giao và Lê Cẩn phái Phó Mai chỉ huy một toán nghĩa quân tấn công vào dinh chủ quận, diệt được tên Thực và sáu tên lính. Chánh tham biện Vĩnh Long Salicetti đích thân kéo quân về Vũng Liêm càn quét, khủng bố nhưng không sao diệt được lực lượng nghĩa quân và quần chúng yêu nước. Dùng võ không kết quả, chúng quay sang dùng văn, đưa Tôn Thọ Tường về thay thế quận Thực. Tường ra sức ve vãn, chiêu dụ dân chúng. Song cũng không khả quan. Bất ngờ, chúng nhận được thơ của Lê Cẩn xin ra đầu thú, với điều kiện Salicetti phải đích thân đến địa điểm nghĩa quân ra quy thuận chứng kiến và làm lễ. Tên Chánh tham biện mừng rơn và đồng ý ngay. Nhưng Tường can ngăn đừng mạo hiểm mà mang họa. Y cho rằng Tường nhát gan, nói: 200 - Chủ quận đừng đa nghi. Chúng nó cùng đường nên mới xin ra đầu thú. Bản chức là người Pháp lẽ đâu lại sợ cái đám filou (ăn cắp) đó sao? Nếu chủ quận sợ thì đừng theo. Bản chức phải đến chứng kiến cuộc quy thuận này để về sau còn chinh phục bọn khác nữa chớ! Đúng hẹn, đến ngày 15/2/1872, tên Chánh tham biện cùng thuộc hạ đến gần Cầu Vông, nơi nghĩa quân hẹn ra đầu thú. Salicetti và cả bọn lọt vào ổ phục kích của nghĩa quân. Lê Cẩn ôm vật Salicetti, cả hai rớt xuống sông và chết dưới nước. Dù Lê Cẩn hy sinh nhưng chiến thắng này đã làm nức lòng dân chúng và nghĩa quân. Để trả thù cho quan thầy, Trần Bá Lộc được lệnh kéo binh về tàn sát toàn bộ dân chúng trong vùng, nhà cửa đốt sạch. Kẻ chết đâm, người chết chém, chết bắn; người nào sống sót bị bắt được chúng sẽ ném vào lửa đỏ Cả một vùng hồn linh vật vờ trong khói lửa. Nên dân chúng quanh vùng gọi đó là Vũng Linh. Qua năm tháng, Vũng Linh được nói trại thành Vũng Liêm. Tuy nhiên cũng có thuyết cho rằng: người Khmer gọi vùng này là Kompong okna Lin. Người Việt dịch Kompong là Vũng, lược bỏ từ okna, Lin nói trại thành Liêm. Kompong okna Lin thành Vũng Liêm. XOÀI CẢ NẢ Gần tỉnh lỵ Sóc Trăng có làng Tài Sum nằm ven quốc lộ 1, trên đường đi Bạc Liêu, mà người địa phương còn gọi là xoài Cả nả. Đây là nơi sinh sống của người Việt gốc Miên, người Việt và cả người Hoa. Vào những năm đầu thế kỷ XX, làng này đã có nhiều gốc xoài cổ thụ rất sai trái. Không như địa phương khác, lái mua xoài ở đây thường dùng cái nả để đựng xoài. Nả là cái giỏ đươn bằng tre già, trên có nắp đậy, chung quanh được sơn dầu trong để chống thấm nước và vẽ hình bông mẫu đơn đại đóa xanh đỏ. Họ vào xóm mua xoài đựng đầy nả (cả nả) đem về nên gọi là Xoài Cả Nả. (Theo Lê Hương – Người Việt gốc Miên). XÓM BÀ ĐỒ 201 Xóm Bà Đồ nằm trong vùng Bình Thủy ngày xưa, nay thuộc xã Long Tuyền, cách Cần Thơ năm cây số về phía Long Xuyên. Xưa kia, nếu Gia Định có “Bình Vương thi xã”, “Bạch Mai thi xã”, Hà Tiên có “Chiêu Anh Các” thì đất Tây Đô cũng là một Tao Đàn không thua kém, mặc dù chưa có một mỹ danh tao nhã. Đó là xóm Bà Đồ. Bình Thủy là quê hương của cử nhân Bùi Hữu Nghĩa, đỗ Giải nguyên khoa Ất Tỵ (1835) trường thi Gia Định năm 28 tuổi, ông được bổ làm Tri huyện Phước Long (Biên Hòa), sau thuyên chuyển về làm Tri huyện Trà Giang (tức Trà Vinh, Vĩnh Long). Vốn tính tình cương trực, ông hiên ngang đương đầu với đám cường hào ác bá tại Trà Vinh, bị bọn quan trên tham nhũng cáo gian tìm cách hãm hại trong vụ án Láng Thé. May nhờ có bà vợ là Nguyễn Thị Tồn, một lòng vì chồng con, bà quá giang ghe bầu từ Mỹ Tho ra Huế, tìm Lại Bộ thượng thư Phan Thanh Giản nhờ viết cáo trạng kêu oan. Ông thoát tội tử, nhưng bị sung vào quân đội đi lính thú ở miền biên tái, đóng đồn ở Vĩnh Thông (Châu Đốc). Ít lâu sau, ông xin giải ngũ, về quê sống ẩn dật. Vợ ông trên đường từ kinh về quê lâm bệnh chết dọc đường. Ba năm sau kể từ khi vợ mất, ông mới được phép về quê để tang vợ: Đã chẵn ba năm mới đặng thăm, Màn loan đâu vắng bặt hơi tăm. Gió đưa đâu thấy hình dương liễu, Đêm vắng ai hoài tiếng sắc cầm. Từ khi cụ Bùi Hữu Nghĩa quy ẩn ở Bình Thủy, cách không xa là làng Phong Điền có cụ Cử Phan Văn Trị, Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt cáo quan về hưu ở Hà Tiên thường xuyên làm cho vùng quê sông nước Long Tuyền là nơi tụ hội của nhiều cây bút nổi tiếng của những người đồng tâm có khí phách, kể cả cụ Cử Thạnh, cụ Nghè Phan Hiển Đạo ở Định Tường vẫn thường lui tới. Những năm tháng cuối đời, cụ sinh sống thanh bạch bằng nghề thuốc, làm thơ xướng họa và dạy học trong tình thương mến của xóm làng. 202 Trước đấy, ở Bình Thủy có ông thầy đồ (nay không còn ai nhớ tên) dạy học cho trẻ con trong làng. Sau khi ông qua đời, bà đồ vợ ông là bà Nguyễn Thị Nghĩa tiếp tục công việc của chồng, nhưng có phần tiếng tăm hơn, thu hút nhiều học trò phương xa đến xóm này ở trọ để học ở trường của bà đồ. Tên gọi xóm Bà Đồ có từ đó. Khi cụ Bùi Hữu Nghĩa về quê quy ẩn thì bà đồ Nguyễn Thị Nghĩa qua đời đã lâu, nhưng xóm này vẫn còn mang tên là xóm Bà Đồ. Sự hiện diện của cụ Bùi Hữu Nghĩa ở xóm này thu hút các văn tài nói trên đến thăm viếng, làm thơ, xướng họa nên nhân dân trong vùng gọi đây là Tao Đàn Bà Đồ. 203 MỤC LỤC Trang PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA DANH NAM BỘ ...................................... 1 I. Vài đặc điểm của vùng đất Nam Bộ ảnh hưởng đến sự hình thành địa danh ......................... 2 1. Đặc điểm về địa hình và tài nguyên thiên nhiên ..................................... 2 2. Đặc điểm về lịch sử ................................................................................. 6 3. Đặc điểm về văn hóa ............................................................................... 7 II. Đặc điểm về cấu trúc địa danh Nam Bộ............................................. 7 1. Một số dạng cấu trúc thông thường ....................................................... 7 2. Một số dạng cấu trúc đặc biệt ................................................................. 9 III. Đặc điểm về chuyển hóa ..................................................................... 13 1. Chuyển hóa trong địa danh thuần Việt ................................................... 13 2. Chuyển hóa từ địa danh thuần Việt sang Hán Việt ................................. 14 3. Chuyển hóa trong các địa danh có yếu tố ngôn ngữ khác ...................... 15 PHẦN THỨ HAI NGUỒN GỐC ĐỊA DANH NAM BỘ QUA MỘT SỐ CHUYỆN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT ........................... 17 I. Đặc điểm của chuyện tích và giả thuyết liên quan đến địa danh Nam Bộ ......................... 17 1. Chuyện tích được hình thành để giải thích địa danh .............................. 17 2. Dùng chuyện tích để đặt tên cho một vùng đất ....................................... 17 3. Dùng tên nhân vật trong chuyện tích làm địa danh ................................ 17 4. Giả thuyết về địa danh............................................................................. 18 II. Một số chuyện tích và giả thuyết tiêu biểu liên quan đến nguồn gốc địa danh Nam Bộ ................. 18 1. An Thịt .................................................................................................... 18 204 2. Ao Bà Om ............................................................................................... 19 3. Ấp Giá Ngự ............................................................................................. 20 4. Ba Cụm .................................................................................................... 20 5. Bãi Ông Đụng ......................................................................................... 21 6. Bãi Ông Nam ........................................................................................... 22 7. Bãi Xàu .................................................................................................... 23 8. Bà Rịa ...................................................................................................... 24 9. Bảo Tiền – Bảo Hậu ................................................................................ 27 10. Bến Kéo ................................................................................................. 28 11. Bến Trường Đổi .................................................................................... 28 12. Bố Thảo ................................................................................................. 29 13. Bưng Sấu Hì .......................................................................................... 29 14. Cả Rong – Bông Súng ........................................................................... 30 15. Cạnh Đền ............................................................................................... 31 16. Cao Lãnh ............................................................................................... 31 17. Cầu 72 nhịp ........................................................................................... 32 18. Cầu Hương Lễ ....................................................................................... 33 19. Cầu Thị Nghè ........................................................................................ 33 20. Cây Đa Bến Ngự ................................................................................... 34 21. Chắc Cà Đao ......................................................................................... 34 22. Chợ Thống Linh .................................................................................... 35 23. Chợ Trạm .............................................................................................. 35 24. Chùa Trà Nồng ...................................................................................... 36 25. Cù lao Trâu ............................................................................................ 37 26. Cù lao Ông Hổ ...................................................................................... 38 27. Cù lao Tây ............................................................................................. 40 28. Đầm Bà Tường ...................................................................................... 41 29. Đập Ông Chưởng .................................................................................. 42 205 30. Đìa Bà Thầy .......................................................................................... 42 31. Dinh Cô ................................................................................................. 44 32. Doi Lửa ................................................................................................. 44 33. Đầm Vạn Thắng .................................................................................... 44 34. Đám Lá Tối Trời ................................................................................... 45 35. Đốc Binh Kiều ....................................................................................... 46 36. Đốc Vàng .............................................................................................. 47 37. Đồng Chó Ngáp..................................................................................... 50 38. Đồng Ông Cộ ........................................................................................ 51 39. Đồng Tháp Mười .................................................................................. 52 40. Eo Ông Từ ............................................................................................. 58 41. Gãy Cờ Đen ........................................................................................... 59 42. Giá Rai .................................................................................................. 59 43. Giếng Tiên ............................................................................................. 60 44. Giồng Cháy ........................................................................................... 61 45. Gò Chó Sủa Cành Cạnh ........................................................................ 61 46. Gò Thằng Tây ....................................................................................... 62 47. Hà Tiên .................................................................................................. 62 48. Hóc Ông Che ......................................................................................... 63 49. Hòn Bà .................................................................................................. 64 50. Hòn Cau – Đầm Trầu ............................................................................ 66 51. Hòn Phụ Tử ........................................................................................... 67 52. Hòn Trác – Hòn Tài .............................................................................. 68 53. Hòn Rùa ................................................................................................ 69 54. Kinh Chết Chém .................................................................................... 71 55. Kinh Dương Văn Dương ....................................................................... 72 56. Kinh Ông Hóng ..................................................................................... 73 57. Kinh Nguyễn Văn Tiếp ......................................................................... 75 206 58. Kinh Thoại Hà ....................................................................................... 76 59. Lòng Ông Chưởng ................................................................................ 76 60. Mỏ Cày .................................................................................................. 77 61. Năm Căn ................................................................................................ 77 62. Ngã Ba Tàu ........................................................................................... 78 63. Ngan Dừa .............................................................................................. 79 64. Ngọc Hiển ............................................................................................. 79 65. Nhà Lớn ................................................................................................. 80 66. Núi Bà Đen ............................................................................................ 81 67. Núi Bà Đội Om ..................................................................................... 83 68. Núi Bà Rá .............................................................................................. 85 69. Núi Thùy Vân ........................................................................................ 86 70. Núi Ông Trịnh – Núi Thị Vải................................................................ 87 71. Ông Tạ ................................................................................................... 88 72. Rạch Bà Hét (Bà Thét) .......................................................................... 89 73. Rạch Bỏ Lược ....................................................................................... 90 74. Rạch Bù Mắt ......................................................................................... 90 75. Rạch Chanh ........................................................................................... 91 76. Rạch Đôi Ma ......................................................................................... 93 77. Rạch Cái Nước ...................................................................................... 94 78. Rạch Long Ẩn ....................................................................................... 95 79. Rạch Mồ Thị Cư .................................................................................... 95 80. Rạch Nàng Hai ...................................................................................... 100 81. Rạch Nước Mục .................................................................................... 101 82. Rạch Ông Tú ......................................................................................... 101 83.Rạch Trâu Trắng .................................................................................... 102 84. Rẫy Chệt ................................................................................................ 105 85. Sa Đéc ................................................................................................... 106 207 86. Sông Bảy Háp ....................................................................................... 108 87. Sông Châu Phê ...................................................................................... 108 88. Sông Cổ Chiên ...................................................................................... 109 89. Sông Nhà Bè ......................................................................................... 109 90. Sông Xá Hương ..................................................................................... 112 91. Tắt Chàng Hảng .................................................................................... 113 92. Tắt Ông Thầy ........................................................................................ 113 93. Thác Trị An ........................................................................................... 114 94. Tham Tướng .......................................................................................... 121 95. Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam .................................................... 122 96. Thiên Hộ ................................................................................................ 122 97.Thủ Thừa ................................................................................................ 124 98. Trà Vông ............................................................................................... 124 99. Trại Lòn ................................................................................................. 125 100. Tri Tôn ................................................................................................ 126 101. Trường án Cần Lố ............................................................................... 127 102. Tràm Chim .......................................................................................... 129 103. Vàm Bà Bầy ........................................................................................ 129 104. Vàm Bảy Vàng .................................................................................... 130 105. Vàm Hổ Cứ ........................................................................................ 131 106. Vàm Nao ............................................................................................ 132 107. Vĩnh Tế ............................................................................................... 132 108. Vũng Gấm ........................................................................................... 133 109. Vũng Liêm ......................................................................................... 134 110. Xoài Cả Nả ......................................................................................... 135 111. Xóm Bà Đồ ......................................................................................... 135 208 209 Danh mục tài liệu tham khảo - Vũ Ngọc Khánh (2000), Chuyển kể địa danh Việt Nam. Nxb Thanh Niên, H. - Lê Trung Hoa (2002), Những nguyên nhân làm thay đổi sai lệch một số địa danh VN trong Tiếng Việt trong nhà trường Phổ thông và các ngôn ngữ dân tộc, KHXH, tr. 144-151. - Lê Trung Hoa (2003), Nguyên tắc và phương pháp địa danh, Nxb KHXH, H. - Lê Trung Hoa (2006), Địa danh học Việt nam, Nxb KHXH, H. - Lê Trung Hoa&Nguyễn Đình Tư (2003) Tự điển địa danh Tp.HCM, Trẻ. - Nguyễn Văn Tân (1998) Từ điển địa danh Lịch sử-Văn hoá VN, Nxb VHTT,H. - Huỳnh Công Tín (2003), Địa danh ở Nam bộ, Ngữ học Trẻ, Hội Ngôn Ngữ VN. - Huỳnh Công Tín, Đồng bằng sông Cửu Long, môi trường sống, và sự tác động vào văn hoá, tư duy và ngôn ngữ. - Bùi Đức Tịnh (1999), Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam bộ, Nxb VN.Tp.HCM. - Văn học dân gian ĐBSCL (1999), Nxb. Giáo Dục. - Vương Hồng Sển (1993), Tự vị tiếng Việt Miền Nam, Nxb Văn Hoá, H. - Nguyễn Như Ý- Nguyễn Thành Chương-Bùi Thiết (2004), Tự điển địa danh ván hoá và thắng cảnh VN, Nxb KHXH,H. - Địa chí Long An (1986), Nxb KHXH. - Nghê Văn Lương, Cà Mau xưa-An Xuyên nay. - Nguyễn Hiến Lê (1973), Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười. - Nguyễn Văn Kiềm (1970), Tân Châu xưa&nay. - Nguyễn Hữu Hiếu (1978), Chuyển kể dân gian Nam bộ, Nxb.Tp.HCM - Nguyễn Hữu Hiếu (1978), Chuyển kể dân gian Đồng Tháp Mười, Nxb. Đồng Tháp. - Đào Văn Hội (1970), Tân An xưa & nay. 210 - Trần Quang Hạo (1963), Cao Lãnh đến 1954. - Lê Hương (1970), Người Việt gốc Miên. - Huỳnh Minh, Định Tường xưa&nay, Vĩnh Long xưa &nay, Vũng Tàu xưa&nay, Gia Định xưa &nay, Sa Đéc xưa &nay, Cần Thơ xưa& nay, Gò Công xưa & nay, Bạc Liêu xưa & nay. Bài sửa Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cồn Thới Sơn ( Tiền Giang) A. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu 211 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4. Lịch sử vấn đề 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Kế hoạch nghiên cứu B. Nội dung Chương 1: Tổng Quan Về DLST 1.1 Khái niệm về DLST: - DLST - Sản phẩm DLST 1.2 Các đặc trưng cơ bản của DLST 1.2.1 Tính đa ngành 1.2.2 Tính đa thành phần 1.2.3 Tính đa mục tiêu 1.2.4 Tính đa vùng 1.2.5 Tính mùa vụ 1.2.6 Tính chi phí 1.2.7 Tính xã hội hóa 1.3 Những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để phát triển DLST 1.3.1 Những yêu cầu 1.3.2 Những nguyên tắc 1.4 Vai trò và ý nghĩa của môi trường sinh thái trong hoạt động du lịch 1.4.1 Vai trò 212 1.4.2 Ý nghĩa 1.5 Tình hình phát triển DLST ở Việt Nam 1.5.1 Các loại hình DLST ở Việt Nam 1.5.2 Hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST ở Việt Nam 1.5.3 Tính tất yếu phát triển DLST ở Việt Nam Chương 2: Thức Trạng Phát Triển DLST Ở Thới Sơn 2.1 Khái quát về khu DLST Thới Sơn 2.1.1 Tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý 2.1.1.2 Hệ động thực vật 2.1.1.3 KHí hậu, thủy văn 2.1.2 Xã hội 2.1.2.1 Lịch sử khoai hoang 2.1.2.2 Đời sống xã hội 2.2 Thực trạng DLST tại Thới Sơn 2.2.1 Cơ sở hạ tầng 2.2.1.1 Đường bộ 2.2.1.2 Đường thủy 2.2.2 Sản phẩm du lịch ở khu DLST Thới Sơn 2.2.2.1 Sản phẩm tự nhiên 2.2.2.2 Sản phẩm có bàn tay sáng tạo của con người (về mặt sinh thái) 2.2.2.3. Sản phẩm kết hợp: - Dịch vụ vui chơi, giải trí - Dịch vụ mua sắm - Dịch vụ ăn uống 213 2.2.3 Nguồn nhân lực: 2.2.3.1 Người dân tại chỗ 2.2.3.1 Nhân viên công ty du lịch 2.2.4 Công tác Marketing 2.2.5 Công tác phát triển quy hoạch đầu tư 2.2.6 Đóng góp của DLST Thới Sơn vào phát triển kinh tế địa phương 2.3 Đánh giá hoạt động DLST tại Thới Sơn 2.3.1 Thuận lợi 2.3.2 Khó khăn 2.3.3 Cơ hội 2.3.4 Thách thức Chương 3: Định Hướng Phát Triển DLST Ở Thới Sơn 3.1 Phát triển cơ sở hạ phẩm tầng 3.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản du lịch 3.2.1 Đa dạng hóa 3. 3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm 3.2 Phát triển nguồn nhân lực 2.2.3.1 Người dân tại chỗ 2.2.3.1 Nhân viên công ty du lịch 3.4 Thu hút khách trong và ngoài nước uận 214 1. Lý do chọn đề tài Với nhịp sống tất bật của thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúng ta phải đối mặt thường xuyên với khói bụi từ xe cộ, xí nghiệp và căng thẳng, áp lực từ công việc, do đó nhu cầu đi du lịch ngày càng cần thiết hơn đối với con người. Vì thế, trong những năm gần đây du lịch nói chung du lịch sinh thái nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm một cách đáng kể. Đặc biệt, du lịch sinh thái như một hiện tượng, một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người. Bởi, DLST thỏa mãn nhu cầu của con người trong thời đại ngày nay đưa mọi người gần gũi hơn với thiên nhiên, là loại hình du lịch có trách nhiệm, có giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng. Đồng thời, đem lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế, theo đánh giá của Hiệp Hội Du Lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Trên thực tế cho thấy ĐBSCL chưa vực dậy được tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên, đặc biệt chưa khai thác hợp lý “ loại hình du lịch sinh thái”, một xu thế du lịch đang phát triển mạnh mẽ. ĐBSCL là nơi có tài nguyên tự nhiên rất phong phú và đa dạng, nếu chúng ta biết đầu tư phát triển đúng hướng thì nguồn lợi đem lại là 215 rất lớn, vừa bảo vệ tài nguyên tự nhiên, vừa bảo vệ môi trường, lợi ích xã hội góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL. Tiền Giang là một tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch trong khu vực. Không những Tiền Giang được biết đến với nhiều chứng tích lịch sử, nổi danh của nhiều bậc anh hùng dân tộc gắn liền với những trận đánh vang lừng như Rạch Gầm _ Xoài Mút, Ấp Bắc, mà còn là nơi hội tụ nhiều loại sản vật trên những cù lao rợp bóng cây xanh, rất thích hợp cho việc phát triển DLST. Tiêu biểu là cù lao Thới Sơn thuộc huyện Châu Thành. Thới Sơn là một quần thể sinh thái, với hệ sinh thái mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước Nam bộ, tiêu biểu cho bản sắc sinh thái miệt vườn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cù lao Thới Sơn luôn là điểm dừng chân không thể thiếu khi đến Tiền Giang. Được tỉnh đầu tư khai thác du lịch từ năm 1988, những năm qua lượng khách đến với Thới Sơn ngày một tăng và chiếm một tỷ lệ khá cao trong số khách về với Tiền Giang. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc khai thác du lịch nơi đây còn thấp so với tiềm năng sẵn có, các sản phẩm du lịch của Thới Sơn nói riêng, và của du lịch Tiền Giang nói chung còn khá nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn, thu hút và giữ chân khách. Chính vì thế đề tài “ Thực trạng và định hướng phát triển DLST cồn Thới Sơn ( Tiền Giang )” được nhóm chúng tôi thực hiện, nhằm khảo sát và đánh giá thực trạng ở khu du lịch. Qua đó, đề ra những định hướng phát triển DLST ở Thới Sơn một cách bền vững và có khả năng thu hút khách du lịch. Mong sao đề tài có thể đóng góp một phần nhỏ bé để làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch của ĐBSCL nói chung và của Tiền Giang nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu tình hình hoạt động du lịch ở Thới Sơn nhằm hiểu thêm về thưc trạng du lịch sinh thái ở đây. Từ đó phân tích đánh giá những khó khăn và thuận lợi của 216 khu du lịch, để có những giải pháp khắc phục và đưa du lịch nơi đây phát triển mạnh. Góp phần giải quyết việc làm nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Bên cạnh đó cũng góp phần thu hút khách quốc tế và nội địa ngày càng nhiều. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng của quá trình phát triển du lịch ở Thới Sơn hiện nay, khảo sát, đánh giá tổng hợp và phân tích chính xác các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của du lịch sinh thái, trên cơ sở đó đề ra giải pháp thích hợp để phát triển du lịch sinh thái ở Cồn Thới Sơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Khu du lịch sinh tái Cồn Thới Sơn thuộc địa bàn huyện Châu Thành _ Tỉnh Tiền Giang. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu, khảo sát hoạt động du lịch của khu du lịch sinh thái Thới Sơn thuộc tỉnh Tiền Giang nhằm tìm ra những khó khăn và hạn chế để khắc phục, đưa du lịch Tiền Giang lên tầm cao mới để phục vụ du khách khắp mọi nơi đến đây. 4. Lịch sử vấn đề Qua quá trình khảo sát của nhóm chúng tôi về vấn đề phát triển DLST ở Thới Sơn thì hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu. Vấn đề này chỉ được biết đến trong các đề tài như: Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hệ sinh thái và môi trường tại các cù lao tại tỉnh Tiền Giang để phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn trường Đại học KHTN _ Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Tuy đề tài có nghiên cứu về điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các biện pháp phát triển bền vững nhưng còn chung chung chưa đi sâu vào cù lao Thới Sơn. Trong quyển “Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch” của Thanh Bình, Hồng Yến, NXB lao động, 2009. “Non nước Việt Nam, Phạm Côn Sơn, NXB Phương Đông, 2005. Cả hai tài liệu trên giới thiệu đầy đủ và chi tiết về tài nguyên 217 du lịch Tiền Giang cũng như là khu du lịch Thới Sơn. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc nói suôn các điểm du lịch mà chưa đưa ra được những cách khai thác tài nguyên một cách hiệu quả. Du lịch sinh thái – Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, NXB giáo dục, tháng 6 năm 2002. Tài liệu đã khái quát khá đầy đủ về du lịch sinh thái, góp phần nâng cao hiểu biết của xã hội về du lịch sinh thái, cung cấp những thông tin bổ ích cho việc thực hiện đề tài trong việc đưa ra giải pháp, chính sách, đề xuất cho việc phát triển du lịch sinh thái ở Thới Sơn. Du lịch sinh thái của Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Lê Duy Bá, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2005. Tài liệu đã khái quát được những tiêm năng phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam cũng như một số vùng miền trong cả nước, đồng thời cũng đưa ra được một số bất cập về việc phát triển loại hình du lịch sinh thái hiện nay. Bên cạnh đó, cũng đưa ra những giải pháp mang tính giáo dục về môi trường và phát huy giá trị văn hóa cao đẹp của vùng, miền. Các công trình nghiên cứu, các bài viết trên mạng Internet của các nhà nghiên cứu chỉ thiên về giới thiệu Thới Sơn chứ chưa đề ra được những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch sinh thái nơi đây. Qua nguồn tài liệu nói trên, cung cấp cho chúng tôi cái nhìn tổng quát từ lý thuyết đến thực tiễn du lịch Việt Nam và ĐBSCL. Từ đó chúng tôi đã thu được những cơ sở lý luận và các cơ sở thực tiễn trong đề tài nghiên cứu “Thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái cồn Thới Sơn ( Tiền Giang )”. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào điều kiện cụ thể để nhìn nhận đánh giá, xử lí tài liệu. Phương pháp thu thập và xử lý tư liệu: 218 Thu thập thông tin về khu du lịch từ các cơ quan ban ngành có liên quan, tra cứu từ sách, báo, tạp chí, trang wed và các tài liệu khác để xử lý thành những thông tin cần thiết. Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp quan sát trực tiếp: Đi đến tận nơi để thu thập thông tin, ý kiến, sở thích và thị hiếu của du khách. Phương pháp phân tích xu thế: Dựa vào sự vận động trong quá khứ và hiện tại để suy ra xu hướng phát trển trong tương lai ( phương pháp này có sự hỗ trợ của phương pháp thống kê toán học) Phương pháp cân đối kinh tế: Phương pháp này giúp ta tính toán lập kế hoạch phát triển, dự báo các hệ thống chỉ tiêu, thiết lập sự cân đối giữa cung và cầu và khả năng đáp ứng của tài nguyên Du Lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật và đồng thời cân đối ngân sách đầu tư, nguồn nhân lực phát triển du lịch tại khu DLST Thới Sơn. Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến và xin sự đóng góp của các chuyên gia về đề tái nghiên cứu 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ: Góp phần khẳng định vị thế của du lịch sinh thái trong sự phát triển DLST ở Tiền Giang cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long. Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương Nếu đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những phương án khả thi thì sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước đến với khu DLST Thới Sơn Là nguồn tài liệu hữu ích cung cấp thông tin con người và tài nguyên sinh thái cho những ai muốn nghiên cứu về Thới Sơn. Đặc biệt, thu hút vốn đầu tư phát triển khu du lịch. 6. Kế hoạch nghiên cứu 219 Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được chia làm 3 chương Chương 1: Tổng quan về DLST Chương 2: Thực trạng phát triển DLST ở Thới Sơn Chương 3: Định hướng phát triển DLST ở Thới Sơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_nguon_goc_dia_danh_nam_bo_0557.pdf
Luận văn liên quan