Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khảnăng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời
sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho
phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian
cũng nhưchiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực
trong tác phẩm của mình.
Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉcho phép mở
rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự
kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộriêng và
khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
107 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3231 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tiểu thuyết “báu vật của đời” của Mạc Ngôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dặc
của Lỗ thị. Anh là niềm hi vọng lớn nhất của Lỗ thị và cả gia đình, anh đồng thời cũng là
động lực giúp Lỗ thị sống mạnh mẽ hơn:
Mẹ nói: – Tao khác trước mà cũng không khác. Mười mấy năm nay, người nhà Thượng
Quan chúng ta như những cây hẹ, búi tàn úa búi mọc lên, có sống ắt có chết, chết thì dễ,
sống mới khó, càng khó càng phải sống! Càng không sợ chết càng phải cố mà sống! Mẹ
phải nhìn thấy cái ngày con cháu mẹ mở mày mở mặt với đời! Mắt mẹ mọng nước, nhưng
ánh mắt thì rực lửa, nhìn chúng tôi khắp lượt, cuối cùng đọng lại trên mặt tôi như kí thác
niềm hi vọng lớn nhất ở tôi (Tr. 480).
Nhưng rủi thay, Kim Đồng lại chỉ là một đứa trẻ lớn xác. Suốt đời chỉ bám lấy vú mẹ.
Những biến chuyển của thời đại quá to lớn, quá mạnh mẽ, nó khiến cho một số người
không thể tiếp cận và hoà nhập với nó, từ đó đẩy họ ra lề của cuộc sống, biến họ thành
những con người dị thường. Ở Kim Đồng, những biến động xã hội đã làm anh không thể
lớn lên được về mặt tinh thần, nó ức chế những suy nghĩ, những hành động của anh:
Anh giật mạnh, con thỏ văng ra dưới chân, máu me đầm đìa, mũi liềm cắm sâu vào một
bên mắt. Một cảm giác ớn lạnh rung chuyển toàn thân, anh quẳng cái liềm trên bờ
mương, nháo nhác nhìn quanh tìm người cầu cứu, chẳng khác đứa trẻ khi gặp tai hoạ.
Mẹ với một thái độ nghiêm khắc chưa bao giờ thấy, nói: – Kim Đồng, thấm thoắt con đã
bốn mươi hai tuổi rồi, vậy con cứ lẵng nhẵng như trẻ con.
… – Con ơi con nghe đây. Bây giờ, như một người đàn ông thực thụ, con xách con thỏ
này xuống sông Mực, lột da mổ bụng nó ra… Khi lột da mổ thịt có thể con cảm thấy ghê
tay cho thế là tàn nhẫn, nhưng một con người trưởng thành như con mà còn bú tí thì có
tàn nhẫn không? Con phải biết, sữa là máu của người phụ nữ, việc con làm còn tàn nhẫn
gấp trăm lần giết một con thỏ! Nghĩ như vậy con mới dám làm thịt con thỏ, con mới cảm
thấy sung sướng! (Tr. 630)
Trong đôi mắt của anh, điều quan trọng nhất là những bầu vú, anh gọi chúng với những
cái tên trìu mến: hồ lô, đôi bồ câu, cặp lọ sứ… Cuộc đời Kim Đồng gắn liền với những
cặp vú, anh bú mẹ và những người khác từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến năm bốn
mươi hai tuổi. Hình ảnh đầu tiên mà anh nghĩ đến khi trông thấy một người phụ nữ chính
là cặp vú: “mẹ ôm chặt tôi vào lòng, dưới cặp vú đồ sộ và ấm áp của bà”; “nước ngập
chân, ngập bụng, ngập hai bầu vú. Đàn cá nhỏ vui vẻ và cảm động đụng vào đầu vú chị.
Hai gò vú làm sáng bừng mặt nước”; “cặp vú đồ sộ nặng trĩu mê hoặc con mắt tôi. Núm
vú đỏ hồng phập phồng sau lần áo lót”; “chị ta có ngực rộng, cặp vú đồ sộ như hai nấm
mồ”; “đôi vú mệt mỏi nằm bẹp trên xương ngực”… Dẫn ra hình ảnh cặp vú hơi nhiều
nhưng cái nhìn của Kim Đồng không hề mang ý nghĩa của sắc dục, đó không phải là sự
ham muốn về tình dục. Những cặp vú ở đây chính là hình ảnh tượng trưng cho nguồn
sống, là cuộc sống ở thế gian. Đó là nguồn sống, là điều mà Kim Đồng luôn tìm kiếm, là
nơi anh bám víu. Kim Đồng ham sống, muốn sống một cách mạnh mẽ và chân thành, vì
vậy anh luôn hướng về nguồn sống của mình. Tồn tại là mục đích thực nhất và duy nhất
của Thượng Quan Kim Đồng.
Cái độc đáo ở đây chính là sự “trẻ con” của Kim Đồng và thế giới quan qua cảm nhận
của anh đã được Mạc Ngôn dung hoà hợp lí và mang nhiều ý nghĩa. Dưới con mắt của
một đứa trẻ những con người quanh nó được vẽ nên một cách nghệch ngoạc, hóm hỉnh
nhưng chân thật, đầy đặn và đặc biệt là không có màu sắc của yếu tố chủ quan:
Con mắt đen láy cùng với cặp môi đỏ mọng như thèm khát cuả chị. Đâu phải là một cô
gái mới mười bảy tuổi? Rõ ràng là một con bò cái tơ đang động đực!…
… Nó khóc như tiếng quạ, như tiếng ếch, tiếng cú kêu. Vẻ ngoài của nó giống chó sói,
chó hoang, giống con thỏ rừng… Khi gào khóc, nó vẫn mở to mắt. Mắt nó như mắt của
thằn lằn. Chị Chiêu Đệ chết tiệt đã đem về một tiểu yêu do thằn lằn đẻ ra…
… Áo khoác của các chị, vì bất li thân, nên vẫn còn, nhưng lông rụng từng mảng, các chị
giống như những con thú bị thương khắp người. (Tr. 139, 150, 151)
Những sự việc được Kim Đồng tả lại, kể lại, luôn luôn vận động và biến đổi đúng như
bản chất qui luật của nó, làm cho nó trở nên thật hơn, đáng tin hơn. Bên cạnh đó, Kim
Đồng còn là hình ảnh của những tạp tục lạc hậu như trọng nam khinh nữ đang đổ sụp
trong thời đại mới. Nếu những người chị của Kim Đồng luôn mạnh mẻ dấn thân vào đời
thì Kim Đồng lại bạc nhược trước cuộc đời. Qua đó Mạc Ngôn đồng thời cũng tôn vinh
vị trí của người phụ nữ trong thời đại mới, họ nhạy bén và can đảm bước vào đời, luôn
phấn đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ yêu, họ hành động và sống thực với lòng
bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Những người phụ nữ cũng góp phần làm nên lịch sử,
tạo nên sự biến cuyển trong quá trình phát triển của lịch sử. Vị thế của họ xứng đáng
được nâng nên ngang tầm với những đấng nam nhi. Về vấn đề này, Mạc Ngôn đã kế thừa
xuất sắc tư tưởng của Tào Tuyết Cần trong “Hồng lâu mộng”. Cả hai tác phẩm đều cho
người đọc thấy được sứ mệnh, giá trị và vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội
và sự phát triển của nó trong tương lai.
Một điều tạo ra sự mới mẻ trong kết cấu “Báu vật của đời” đó chính là ngôi kể. Tiểu
thuyết truyền thống thường dùng ngôi thứ ba để thuật truyện, còn Mạc Ngôn thì dùng
ngôi thứ nhất xưng “tôi” để thuật truyện. Người kể trong tiểu thuyết truyền thống có tầm
nhìn không hạn chế, hiểu biết tất cả. Còn đối với Kim Đồng trong “Báu vật của đời” có
một tầm nhìn hạn chế, sự hiểu biết của Kim Đồng – người kể chuyện – ít hơn các nhân
vật. Kim Đồng bé hơn (về cả thể chất lẫn tinh thần) nên không phải cái gì anh cũng biết,
do vậy trong lời kể của anh đôi khi có sự mập mờ, không rõ ràng, đôi khi khó hiểu, nó
gợi trì tò mò của độc giả và tạo nên sức hút cho tác phẩm.
Kết cấu của “Báu vật của đời” giống như một bộ phim của truyền thống – hiện đại, vừa
tồn tại một kết cấu nội tại vừa có một kết cấu ngoại tại. Bản thân cốt truyện có thời gian
tuyến tính tức là thời gian gần một trăm năm về gia đình Thượng Quan, nhưng do xuất
phát từ điểm nhìn của Kim Đồng nên anh đã cắt cốt truyện ra thành nhiều đoạn, sau đó
dựa trên kí ức và cảm xúc của anh tái tạo nên một thế giới hoàn toàn mới. Do vậy số phận
các nhân vật cứ xoáy vào nhau, quay tròn, quanh quẫn, đôi khi rời rạc mất hút nhưng cuối
cùng tất cả đều hội tụ trong đôi mắt của Kim Đồng.
Thế giới nghệ thuật trong “Báu vật của đời” được Mạc Ngôn tạo ra một cách tài tình, lạ
lẫm mà quen thuộc, thực hư hoà quyện. Cái có thật vốn là những sự kiện lịch sử xảy ra ở
Trung Quốc được tái hiện đến từng chi tiết. Đó là những cuộc nội chiến khốc liệt giữa
Quốc dân đảng và Cộng sản đảng, đó là hai cuộc chiến tranh thế giới đầy đau thương và
mất mát. Những nạn đói, những cái chết, những cuộc thảm sát đã được miêu tả chân thật
đến từng chi tiết để tố cáo sự xấu xa của chiến tranh và cả những cuộc tranh giành quyền
lực ở đất nước Trung Quốc:
- Đây là chôn sống. Qua cách gọi cũng hiểu chôn sống là đem chôn người
đang sống – Bọn phỉ Hoà Hương Đoàn khi chôn người đã mệt, chúng bắt những nạn
nhân tự đào huyệt để chôn lẫn nhau. Đất lấp đến ngực là không thở được nữa, ngực như
vỡ tung, máu dồn lên đầu, lúc này bọn Hoàng Hương Đoàn nhằm vào những cái đầu mà
nổ súng, máu trộn lẫn với óc vọt ra hàng thướt (Tr. 458).
Chính sự chen chúc của những chi tiết nghệ thuật; kết hợp với cách kể chuyện sáng tạo;
không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật tương ứng tạo hiệu quả cao nhất; cùng với
một hệ thống hình tượng nhân vật độc đáo, lạ mà quen và một điểm nhìn mới mẻ… tất cả
đã tạo nên cho “Báu vật của đời” một kết cấu cực kì hiện đại, chằng chịt, phức hợp, phi
tuyến tính. Đồng thời vẫn giữ được nét truyền thống qua hình thức biên niên sử.
Cái có thực vốn là những lạc hậu cổ hủ của người dân Trung Quốc như tục bó chân ở phụ
nữ hay sự trọng nam khinh nữ trong tư tưởng phong kiến. Cái có thực được tưởng tượng
theo nguyên tắc huyền thoại hoá đó là hình ảnh của Tiên chim chữa bệnh cho mọi người,
bộ râu cứng như thép của Tư Mã Khố làm mẻ cả dao cạo… Cái có thực mang tính kì
diệu, đó là khả năng giao tiếp với muôn thú của cha con Hàn Chim, Hàn Vẹt; đó là căn
bệnh “nhũ yếm thực” của Kim Đồng làm anh mãi mãi không trưởng thành về tinh thần –
đó cũng là cảm quan của nhà văn về một con người chưa thành người hoặc bị hạ cấp
xuống lưng chừng giữa trần thế: thiên đường hay địa ngục đều không dành cho chúng ta!
Chỗ của ta là khoảng giữa thiên đường và địa ngục. (Tr. 309) đó là lời cảnh báo của tác
giả đối với nhân loại.
Cái không có thực – nhà văn dựa trên cảm quan hiện thực xã hội mà tưởng tượng theo
nguyên tắc huyền thoại hoá: Những câu chuyện về hồn ma, về hồ li trong những giấc mơ
của Kim Đồng, đó là số phận gian truân của cả gia đình Thượng Quan. Mạc Ngôn qua đó
bày tỏ nỗi đau trước số phận con người. Có những nỗi đau nhìn thấy, nhưng có những nỗi
đau đau hơn nhiều lần mà không dễ nhận ra mà Mạc Ngôn là người đã nhận ra và đau nỗi
đau chung của hiện thực.
“Mạc Ngôn là người đầu tiên đoạn tuyệt với phương pháp sáng tác theo chủ nghĩa vật
bản, đưa văn học trở lại với chức năng cơ bản của văn học, tức là phản ánh số phận của
con người.” (PGS.TS Hồn Sĩ Hiệp, 2007). Vì văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng
tâm mà tâm điểm là con người. Ở cuối tác phẩm, Kim Đồng thức canh mộ mẹ, sợ “ông
chính phủ” bắt đào lên dù đã chôn ở bãi đất hoang:
Anh trông thấy phía sau mộ mẹ, nơi không bị dẫm nát, có rất nhiều hoa đang nở, những
bông hoa màu nhợt nhạt, chỉ một bông giữa là màu đỏ nhờ nhờ. Loại hoa này có mùi
thơm. Anh bò lên mấy bước, giơ tay ngắt lấy bông hoa rồi đưa vào miệng. Cánh hoa rất
giòn, như thịt tôm sống, nhưng khi nhai thì xộc lên mũi toàn mùi máu. Vì sao hoa có mùi
máu? Vì trên mảnh đất này thấm đẫm máu người (Tr. 859)
Đọc“Báu vật của đời” của Mạc Ngôn chúng tôi nghĩ đến Lỗ Tấn. Có lẽ, bởi cả hai nhà
văn Trung Quốc này, một đầu và một ở cuối thế kỉ XX, đã có sự gặp nhau trong suy nghĩ
về đất nước mình. Nhân vật người điên của Lỗ Tấn thấy ai cũng ăn thịt mình, Kim Đồng
không rời vú mẹ của Mạc Ngôn thấy bông hoa bốc mùi máu; hai hoàn cảnh lịch sử, hai
chế độ chính trị khác nhau giữa hai thời kì sống của hai nhà văn. Nhưng có một cái không
khác, đó là tình yêu nước và trách nhiệm nhà văn của hai người, và không chỉ của riêng
họ. Nhà văn, cũng như người phụ nữ vậy, phải có niềm vui và nỗi đau của sự mang thai
và sinh nở những giá trị mới, nhận thức mới cho người đọc. Đó là trách nhiệm và lương
tâm của một người nghệ sĩ chân chính.
KẾT LUẬN
ó
Trong xã hội khoa học kĩ thuật hiện nay, khi các giá trị vật chất đã đáp ứng tương đối
đầy đủ nhu cầu của con người thì con người lại có xu hướng tìm về giá trị truyền thống,
tìm về các vấn đề lịch sử của chính dân tộc, Tổ quốc mình. Tìm hiểu những góc khuất,
những điểm gãy trong lịch sử phát triển dân tộc trở thành một nhu cầu tất yếu của con
người thời hiện đại. “Báu vật của đời” đã đáp ứng nhu cầu ấy của độc giả.
Tiểu thuyết “Báu vật của đời” đã khái quát cả một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng
của đất nước Trung Hoa vĩ đại. Trong “Báu vật của đời” các nhân vật được xây dựng
một cách độc đáo dựa trên thủ pháp “lạ hóa” và lời kể phong cách hóa. Các nhân vật với
các đặc điểm tính cách khác nhau cùng nhau bước vào ngưỡng của của sự đổi mới tạo
nên một bức tranh xã hội Trung Quốc chân thực và sinh động. Qua đó cũng gợi ra cho
chúng ta những suy ngẫm về thân phận con người liên quan đến chính trị. Đồng thời Mạc
Ngôn còn góp tiếng nói bênh vực và đề cao vị trí của người phụ nữ trong thời đại mới.
Sức sống của những nhân vật trong tiểu thuyết là một sức sống mãnh liệt, mọi hành động
của họ đều có chung một mục đích đó là phải sống và sống sao cho thật tử tế để xứng
đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.
Với một kết cấu độc đáo, vừa hiện đại vừa truyền thống chứa đựng những chi tiết thực hư
đan xen chằng chịt cùng một điểm nhìn hiện đại, Mạc Ngôn đã đưa một khái niệm địa lí
thành một khái niệm văn học. Gắn mọi niềm vui nỗi buồn của Cao Mật với mọi niềm vui
nỗi buồn của nhân loại, Mạc Ngôn đã tạo cho độc giả sự rung cảm trước hiện thực và
cũng nhận được sự đồng cảm bởi lối viết chân thành và đầy trách nhiệm của ông.
Mạc Ngôn là một cây bút xuất sắc, ông đã đề cập được những vấn đề chủ yếu của thời
đại. Thông qua việc sử dụng những hình tượng nghệ thuật muôn màu muôn vẻ, phản ánh
cuộc sống của nhân dân, đề cao tinh thần dân tộc, đấu tranh chống lại sự phiến diện trước
lịch sử, đấu tranh vì những quyền lợi chân chính, nhân bản của con người. Mạc Ngôn đã
trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện cuộc sống của xã hội và hơi thơ của thời đại. Đó là yếu
tố cơ bản để Mạc Ngôn đã, đang và sẽ đạt được những thành công trong sự nghiệp sáng
tác và trở thành một nhà văn lớn của nền văn học Trung Quốc.
PHỤ LỤC 1
ó
TÓM TẮT TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”:
Báu vật của đời nguyên tác tiếng Hoa là Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀) nghĩa làNgực to
mông nở được xuất bản tháng 9 năm 1995 và và đã trở thành một hiện tượng, tác phẩm
đã được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện trong năm đó. Quyển
tiểu thuyết này được xem là viên gạch nặng nhất, giá trị nhất trong lâu đài tác phẩm của
nhà văn Mạc Ngôn. Tiểu thuyết được chia thành bảy chương và một chương viết thêm,
với dung lượng hơn 860 trang (Theo bản dịch của dịch giả Trần Đình Hiến, NXB Văn
Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2000).
Báu vật của đời khái quát một giai đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung
Hoa thông qua các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Với một góc nhìn mới lạ, tác giả
đã tiếp cận lịch sử một cách chân thật nhất, đầy đặn nhất. Từ đó giúp cho người đọc có
cách nghĩ mới khách quan hơn với lịch sử, cũng như có cái nhìn mới về những điểm gãy
bị che khuất trong lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa.
Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một giai đoạn
lịch sử (từ 1900 đến 1995) của đất nước Trung Quốc. Ám ảnh tác giả là hình ảnh người
mẹ với lòng khoan dung vô bờ bến mang tên Lỗ thị. Nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời của
bà không phải ở cái chết của cả gia đình mà là tập tục nghiệt ngã buộc phải có con trai.
Vì vậy, Lỗ thị đã phải “ngủ” cùng những người đàn ông không mong muốn chỉ với một
hi vọng đó là có con trai.
Cả câu chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ Lỗ thị, những đứa con gái của bà, những
biến loạn của vùng Cao Mật và cũng là của cả đất nước Trung Quốc. Tất cả mọi câu
chuyện, mọi hình ảnh đều được tác giả kể thông qua cái nhìn của nhân vật Kim Đồng từ
khi vừa sinh ra cho đến hết. Một kết cấu độc đáo, độc đáo ngay trong cách kể chuyện, các
nhân vật được xây dựng một cách rất thực mà cũng rất hư, xâu chuỗi các câu chuyện
thành một mạch thống nhất… tất cả những điều đó làm nên một hiện tượng văn học -
một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện
đại.
Câu chuyện lấy bối cảnh ở vùng quê Cao Mật (có tổng cộng mười tám thôn), được cụ tổ
của hai gia đình Tư Mã và Thượng Quan – Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẫu – là
những người đầu tiên khai phá. Năm 1900, hai ông đã thành lập đội Hổ Lang nhằm tổ
chức đánh đuổi quân Đức với lòng yêu nước và với những suy nghĩ, hiểu biết ngây
thơ cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân thẳng đuột không gập lại được. Còn nói
quân Đức ưa sạch, rất sợ dính phân vào người, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại
nói bọn Tây đều là con chiên. Chiên thì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong
công cuộc khai phá vùng đông bắc, tự tập một số bợm rượu, con bạc, du đãng … Tất
nhiên họ đều là những kẻ không sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội Hổ Lang.” (Tr.
129, 130) Vì vậy đội Hổ Lang đã dùng cát và phân để chiến đấu chống lại quân Đức.
Cuộc chiến đấu thất bại, cả Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu đều bị giết hại.
Cũng cùng năm đó tại thôn Sa Oa thuộc Cao Mật, quân Đức với sự tiếp ứng của quân
triều đình Mãn Thanh đã gây ra vụ thảm sát bốn trăn chín mươi bốn người trong số đó có
cha mẹ của cô bé Lỗ Toàn Nhi.
Lỗ Toàn Nhi sau đó được cô chú Vu Bàn Vả đem về nuôi dưỡng, đến khi được năm tuổi
thì bị bó chân. Đến năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà Thượng Quan làm vợ của
Thượng Quan Thọ Hỉ. Thượng Quan Thọ Hỉ là một nông dân ngu dốt, bất tài và là một
người chồng vũ phu, bất lực – không có khả năng truyền giống. Trong khi đó mẹ chồng
của cô – bà Thượng Quan Lã thị – lại là người vô cùng khao khát có cháu trai nối dõi, sau
ba năm cưới về mà Lỗ Toàn Nhi vẫn không có đứa con nào, bà thường xuyên xỉ vả, chì
chiết, hành hạ cô “chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” (Tr.
773).
Là con dâu trong gia đình, nhưng Toàn Nhi chẳng hơn gì một đứa đày tớ, cô sống trong
sự hà khắc của mẹ chồng, sự vũ phu của chồng và lo sợ trước những định kiến của xã hội
về một người đàn bà không có con. Chính những điều đó đã đẩy cô đến hành động đi xin
giống của đàn ông thiên hạ. Cuối cùng Toàn Nhi đã sinh cho gia đình Thượng Quan một
đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và Chiêu Đệ là giống của ông
chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bán vịt dạo; Tưởng Đệ là con của
một thầy lang bán rong; Phán Đệ là của lão Béo bán thịt chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là
giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn
Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sông Thuồng Luồng; sau cùng là cặp
song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa.
Sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, Toàn Nhi nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà
không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh toàn con
gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai. (Tr.
783).
Mở đầu truyện là hình ảnh của hai cuộc “vượt cạn”. Một bên là Lỗ Toàn Nhi đang một
mình trên chiếc giường bẩn thỉu đang kêu gào trong cơn đau đớn. Một bên là con lừa cái
đang được cả gia đình Thượng Quan chăm sóc và mời cả bác sĩ riêng cho nó. Hai hình
ảnh đối lập phần nào cho ta thấy được thân phận của người phụ nữ Trung Quốc trong xã
hội phong kiến.
Sự khát khao cháu trai của mẹ chồng, sự nghiệt ngã của những quan niệm phong kiến, …
tất cả những điều đó đã góp tay đẩy cuộc hôn nhân của Lỗ Toàn Nhi thành một bi kịch.
Khiến Lỗ Toàn Nhi thành một người đi xin “giống dạo”, biến cô trở thành một phụ nữ
sống trong nhục nhã và căm giận Toàn Nhi này có đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng
không phải giống nhà Thượng Quan … Này mẹ chồng, này chồng, các người cứ đánh tôi
đi, cứ mong đi, tôi sẽ đẻ con trai nhưng nó không phải là giống nhà Thượng Quan. (Tr.
785).
Và xem việc ăn nằm với những người đàn ông khác là cách trả thù gia đình Thượng
Quan. Chuyện ăn nằm, thụ thai và sinh nở của Lỗ thị chính là sự tung hê, thách thức cái
xã hội khinh miệt, coi rẻ người phụ nữ.
Khi cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc giai đình
Thượng Quan bị quân Nhật tàn sát. Một mình Lỗ Toàn Nhi phải gánh vác, chống đỡ cả
gia đình, nuôi các con từng người từng người trưởng thành.
Trải qua biết bao lần các thế lực chính trị thay ngôi đổi chủ ở Cao Mật, biết bao biến
thiên của xã hội với nào là kháng chiến (chống Đức, chống Nhật), nội chiến (giữa Cộng
sản Đảng và Quốc dân Đảng), nạn đói, cải cách ruộng đất, cuộc “Cách mạng văn hoá” rồi
cuộc “cải cách mở cửa”… Lỗ thị đã chứng kiến, tham gia và cũng chịu tác động không
nhỏ trong những biến cố ấy, mất chồng, mất con, mất cháu, gia đình ly tán rồi sum họp,
lên voi xuống chó nhanh như chớp, bao phen đói khát phải ăn cỏ dại, rau rừng, ngủ cùng
xác chết, cùng đạn bom, bị tra tấn, bị làm nhục nhưng với một ý chí sinh tồn mạnh mẽ
đến khó tin cùng với tấm lòng của một người mẹ yêu thương đàn con vô hạn Lỗ thị đã
khéo léo chống chèo cả gia đình vượt qua tất cả.
Sự mong mỏi của Thượng Quan Lã thị cuối cùng cũng được thỏa lòng khi Lỗ Toàn Nhi
sinh cho gia đình Thượng Quan một đứa cháu trai mang tên Thượng Quan Kim Đồng.
Nhưng Kim Đồng, đứa con trai duy nhất sau chuỗi sinh nở dằng dặc một đời người của
Lỗ Toàn Nhi chỉ là một đứa trẻ to xác, nhu nhược, vô tích sự, suốt đời bám vú mẹ trong
khi các cô gái nhà Thượng Quan đều quyết liệt dấn thân vào đời.
Đàn con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói rộng ra, có đủ mọi giống người. Họ
được bà mẹ vĩ đại sinh ra đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn quặn
đau quặn đẻ. Những cô gái nhà Thượng Quan quyết liệt dấn thân vào đời với những ước
mơ, hoài bảo, tình yêu. Họ đại diện cho những lối sống, những luồng tư tưởng khác nhau
trong xã hội Trung Quốc, qua đó ta thấy được sự băn khoăn của một bộ phận không nhỏ
người dân Trung quốc trước những biến đổi to lớn của lịch sử. Những biến loạn ấy to lớn
đến nổi làm cho Kim Đồng không thể lớn về mặt tinh thần, mãi là một đứa trẻ bám vào
vú mẹ (không chỉ là Kim Đồng mà là cả một thế hệ trong đó Kim Đồng chỉ là đại diện).
Đó là sự suy thoái của nhân sinh. Mỗi đứa con chọn một con đường, một cách sống, và
một cách chết trên con đường đời đầy gian truân khổ ải. Họ thậm chí còn xung khắc, thù
ghét nhau theo sự chọn lựa chính kiến, lý tưởng, nhưng điểm tựa duy nhất, nguồn an ủi
duy nhất của họ, là người mẹ Lỗ thị.
Suốt cuộc đời của Lỗ thị gắn liền với hai chữ “hi sinh”. Ngoài đàn con chín đứa của
mình, Lỗ thị con cưu mang, nuôi dưỡng tám đứa cháu khác gọi bà bằng ngoại. Trong đó
gồm có: Sa Tảo Hoa con của Lai Đệ và tên hán gian Sa Nguyệt Lượng; Hàn Vẹt, kết quả
của cuộc tình vụng trộm giữa Lai Đệ và Hàn Chim; Câm anh, Câm em con của Tiên chim
Lãnh Đệ và tên câm Tôn Bất Ngôn; Tư Mã Phượng, Tư Mã Hoàng con của Chiêu Đệ và
Tư Mã Khố; Lỗ Thắng lợi, con của Phán Đệ và Lỗ Lập Nhân; Tư Mã Lương, con của Tư
Mã Khố và vợ ba – đứa con trai duy nhất sống sót trong đợt thảm sát gia đình Tư Mã của
quân Nhật.
Lỗ thị là một người mẹ vĩ đại, bà sẵn sàng dang tay, che chở mọi sinh linh bé nhỏ không
cần biết đến xuất thân sang hèn, không cần biết đó là sản phẩm của hệ tư tưởng chính trị
nào. Nguồn sữa suốt đời của Lỗ thị chỉ dành riêng cho Kim Đồng nhưng trái tim và tình
yêu của bà thì được mở rộng, chia đều cho mọi đứa con, đứa cháu.
Lỗ thị là điểm nối, điểm liên kết các thành viên trong gia đình Thượng Quan. Là bàn đạp
cho các con vào đời, là chỗ dựa vững chắc khi các con lâm nạn và là chốn bình yên khi
dừng bước quay về.
Cả cuộc đời Lỗ thị sống trong vất vả, lo toan, nuôi nấng đàn con đàn cháu nên người,
nhưng đến cuối đời lại sống thui thủi một mình trong ngôi tháp canh bỏ hoang cũ kĩ với
những niềm hi vọng vào đứa con trai độc nhất.
Mở đầu truyện, người mẹ sinh Kim Đồng trong cơn ngất lịm. Kết thúc truyện, Kim Đồng
thức chong đêm canh mộ mẹ, sợ “ông Chính Phủ” bắt đào lên dù chôn tại một bãi đất
hoang.
Anh trông thấy phía sau mộ mẹ, nơi không bị giẫm nát, có rất nhiều hoa đang nở, những
bông hoa mầu nhợt nhạt, chỉ một bông giữa là màu đỏ nhờ nhờ. Loại hoa này có mùi
thơm. Anh bò lên mấy bước, giơ tay ngắt lấy bông hoa rồi đưa vào miệng. Cánh hoa rất
giòn, như thịt tôm sống, nhưng khi nhai thì xộc lên mũi toàn một mùi máu. Vì sao hoa nở
có máu? Vì trên mảnh đất này thấm đẫm máu người.(Tr. 859).
Lỗ thị là một nhân vật rất thực và cũng rất tượng trưng. Đầu tiên hình ảnh Lỗ thị là thân
phận của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến và là một người mẹ với tấm lòng bao
dung và hi sinh cho đàn con thân yêu. Giặc ngoại xâm, các thế lực chính trị thay nhau
đến rồi đi, bao biến thiên, bao bi kịch xảy đến với vùng đất Cao Mật, với gia đình
Thượng Quan. Đất nước cũng vật vã thăng trầm như đời mẹ. Lỗ thị càng là một bà mẹ vĩ
đại. Đó không còn là thân phận người phụ nữ nữa. Đó là thân phận đất nước Trung Hoa
vĩ đại và đau thương. Đau thương và vĩ đại như cơn lốc tràn qua lục địa Trung Hoa mênh
mông, xoáy quật thân phận một người phụ nữ như Lỗ thị đến chết vẫn chưa được yên.
Một phụ nữ tượng trưng của một đất nước ở cái khả năng thiên phú mà dù cho con người
có chà đạp tiêu diệt đến đâu thì vẫn trường tồn, bởi vì nếu nó mất đi thì mất luôn cả sự
sống.
Kết thúc truyện là cảnh những kẻ phát loạn, thoái hóa trong công cuộc “cải cách mở
cửa” đang phải trả giá cho những hành động của mình và lại tiếp tục xuất hiện những thủ
đoạn luồn lách pháp luật khác cùng với những hành động bất nhân khác của con người
với nhau. Có phải Mạc Ngôn muốn cảnh báo rằng cái ác muôn thuở vẫn là nỗi đau của
con người và loài người ơi! Hãy cảnh giác! Cũng có phải vì thế mà Mạc Ngôn xây dựng
nên Lỗ Toàn Nhi – một người mẹ đầy lòng yêu thương – với khả năng thiên phú, cùng
với tựa đề Mông to, vú lớn là biểu tượng cho nguồn sống và sự bất diệt của loài người?…
PHỤ LỤC 2
ó
THỐNG KÊ NHỮNG THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ, NGỮ CỐ ĐỊNH TRONG “BÁU VẬT CỦA ĐỜI”
Với số lượng 50 vạn chữ (thống kê của Mạc Ngôn trong Mạc Ngôn và những lời tự bạch)
860 trang viết (Bản dịch của Trần Đình Hiến), Mạc Ngôn đã miêu tả về một thời kì lịch
sử đau thương và hào hùng của đất nước Trung Quốc vĩ đại. Với sự tài tình của tác giả,
cái hiện đại và cái truyền thống được kết hợp thật tinh tế. Trong quá trình tìm hiểu tác
phẩm, chúng tôi nhận thấy một số lượng khá lớn các câu thành ngữ, tục ngữ, ngữ có định
và bên cạnh đó còn có những câu, những cụm mang âm hưởng của ca dao tục ngữ… tất
cả được Mạc Ngôn sử dụng một cách thuần thục trong tác phẩm, điều này tạo cho chúng
tôi sự hứng thú. Dưới đây là số thành ngữ, tục ngữ và ngữ có định chúng tôi đã thống kê
được trong tiểu thuyết và có kèm theo số trang để tiện theo dõi.
STT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, NGỮ CỐ ĐỊNH SỐ TRANG
1. Hằng hà sa số (7), (625)
2. Mặc dạn mày dầy (38)
3. Trâu chết để da, người chết để tiếng (42)
4. Mẹ tròn con vuông (42)
5. Đánh trống khua chiêng (42)
6. Long trời lở đất (44)
7. Đầu ván mắt hoa (46)
8. Ướt như chuột lột (49), (595), (796)
9. Bán anh em xa mua láng giềng gần (55)
10. Làm ơn nên oán (55)
11. Độc như nọc ong, dã tâm như người tình hụt (58)
12. Có tiền mua tiên cũng được (58), (707)
13. Oai phong lẫm liệt (59), (752)
14.
Có bệnh thì vái tứ phương, ai có sữa thì người ấy là
mẹ. (61)
15. Vô công rỗi nghề (70)
16. Hồi quang phản chiếu (71)
17. Cáo mượn oai hùm (81)
18. Thương luân hại lí (82)
19. Trầm tư mặc tưởng (86)
20. Dây mơ rễ má (97), (261)
21. Lưu danh thiên cổ (99)
22. Danh phận không rõ (101)
23. Cóc ghẻ muốn ăn thịt ngỗng trời (114)
24. Đinh tai nhức óc (136), (633)
25. Đảo lộn cương thường (144)
26. Không đội trời chung (150)
27. Con giun xéo lắm cũng quằn (155), (387)
28. Cạn tầu ráo máng (155)
29. Bằng mặt chẳng bằng lòng (156)
30. Sét đánh ngang tai (160)
31. Rối như tơ vò (160)
32. Cơm chẳng lành canh chẳng ngọt (160)
33. Ánh mắt sắc như dao (162)
34. Mũi diều, mắt quạ (162)
35. Lòng lang dạ sói (171)
36. Đồng cân đồng lạng (174)
37. Hay thì ở, dở thì xéo (179)
38. Chuột sa chĩnh gạo (180)
39. Tự lực cánh sinh (193)
40. Thọ tỉNamsơn (196)
41. Con cháu đầy đàn (196)
42. Ăn cháo đá bát (198), (668)
43. Chí nhân chí nghĩa (208), (320)
44. Trong cái rủi có cái may (210)
45. Mát nước, thối đá (214), (765)
46. Phú quí vinh hoa (224), (683)
47. Gậy ông đập lưng ông (237)
48. Tiền oan nghiệp chướng (242), (777)
49. Coi trời bằng vung (242)
50. Quỉ khóc thần sầu (260)
51. Người trần mắt thịt (262)
52. Sống chịu tội sống, chết thành tiên (262)
53. Ngước chảy về chỗ thấp (274)
54. Người vui chuyện gở, chó vui tranh phân (285)
55. Được làm vua, thua làm giặc (293), (327)
56. Yếu trâu còn hơn khoẻ bò (293)
57. Bắt cá trên cạn (300)
58. Nói có sách, mách có chứng (300)
59. Mười năm Hà Đông, mười năm Hà Tây (306)
60. Phó mặt cho trời (307)
61. Vây nóng trả vội (308)
62. Lòng lim dạ sắc (312)
63. Chó cùng dứt dậu (313), (387)
64. Mèo cùng trèo cây (313)
65. Thỏ cùng cắn người (313)
66. Gieo gió gặt bão (319)
67. Cán cân đâu quả cân đấy (324)
68. Như hình với bóng (324)
69. Đới tội lập công (327)
70. Nợ có đầu, oan có chủ (343)
71. Cháy nhà ra mặt chuột (344)
72. Namchinh bắc chiến (373)
73. Rừng tên mũi đạn (375)
74. Tiến thoái lưỡng nan (377)
75. Châu chấu đá xe (430)
76. Có gan ăn cắp có gan chịu đòn (437)
77. Đơn thương độc mã (475)
78. Trăm dâu đổ đầu tằm (483)
79. Lo bò trắng răng (494)
80. Túng thì phải tính (548)
81. Xuất khẩu thành chương (551)
82. Có tật giật mình (554)
83. Hồn xiêu phách lạc (560), (647), (668)
84. Thiên la địa võng (579)
85. Người tốt vì lụa, lúa tốt vì phân (580)
86. Nhát hơn thỏ đế (598)
87. Báo thù tuyết hận (599)
88. Xuất quỷ nhập thần (602)
89. Mèo mã gà đồng (614)
90. Vơ đũa cả nắm (615)
91. Thập tử nhất sinh (620)
92. Thấu tình đạt lí (621)
93. Ma xui quỷ khiến (627)
94. Cứu người thì cứu cho trót (637)
95. Phượng hoàng quá lứa không bằng gà (637)
96. Bế quan toả cảng (650)
97. Bụng dạ Bồ tát (654), (810)
98. Nuôi quân ngàn ngày, dùng trong một giờ (660)
99. Nhất cử nhất động (661)
100. Cá mè một lứa (661), (792)
101. Sống cũng như chết (681)
102. Ôm cây đợi thỏ (681)
103. Mỡ đến miệng mèo (681), (810)
104. Hậu sinh khả uý (688)
105. Chân ướt chân ráo (685), (766)
106. Ôn cố tri tân (699)
107. Có tiền mua tiên cũng được (707)
108. Người cùng cảnh ngộ (717)
109. Ngồi mát ăn bát vàng (726)
110. Gieo gió thì gặt bão (730)
111. Chim ngói chiếm tổ chim sẻ (732)
112. Đổi khách thành chủ (732)
113. Rắn đòi nuốt voi (732)
114. Cơn gà cá gỏi (733)
115. Mèo già hoá cáo (736)
116. Một liều ba bảy cũng liều (748)
117. Cái chết nhẹ tựa lông hồng (752)
118. Trọng nghĩa khinh tài (752)
119. Lòng gang dạ sắt (752)
120. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn (765)
121. Mưa thuận gió hoà (773)
122. Khí tráng sơn hà (774)
123. Đổ mồ hôi sôi nước mắt (775)
124. Hang cùng ngõ hẻm (788), (815)
125. Có mắt như mù (790)
126. Miếng ngon chẳng đến người ngoài (794)
127.
Không ơn không kết thành cha con, không thù
không kết thành nàng dâu mẹ chồng (799)
128. Được đằng chân lên đằng đầu (801)
129.
Nghèo như ăn mày thì không thể nghèo hơn, quá
nhiều cháy thì không còn thấy ngứa (809)
130. Anh hùng hào kiệt (809)
131. Độc nhất vô nhị (812)
132. Người mù dạ sáng như gương (815)
133. Phàm phu tục tử (815)
134. Sống không thấy mặt chết không thấy xác (816)
135. Khuynh quốc khuynh thành (817)
136. Cái chết nặng tựa Thái Sơn (817)
137. Sơn hào hải vị (817)
138. Đồng bệnh tương liên (823)
139. Trời đất xoay vần, tôn ti điên đảo (824)
140. Phong gấm rủ là (831)
141. Tử biệt sinh li (834)
142. Tuyệt thế giai nhân (835)
143. Thông trắng cám vàng (837)
144. Cây muốn lặng như gió chẳng ngừng (837)
145. Thiên lôi chỉ đâu đánh đấy (838)
146. Rượu mời không uống, uống rượu phạt (838)
147. Mẹ goá con côi (839)
148. Trời đất không dung (839)
149. Không tàn nhuỵ rữa (840)
150.
Lạc đà gầy còn to hơn ngựa, xấu phượng hoàng
còn đẹp hơn gà (840)
151. Ai có vú là mẹ, ai có tiền là chồng (841)
152. Mưa không tới mặt, nắng không tới đầu (841)
153. Dĩ độc trị độc (842)
154. Thần không biết, quỉ không hay (848)
155. Xấu dây tốt củ (849)
156. Nghèo rớt mồng tơi (854)
PHỤ LỤC 3
ó
TÌM HIỂU CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT
Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để
phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện
tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôitheo những chủ đề xác
định.
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: “tiểu thuyết là sử thi của đời tư” chỉ
ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của
một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được
khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của
nhân cách.
1. 1. TÊN GỌI THỂ LOẠI
Trong văn học phương Đông, danh từ tiểu thuyết xuất hiện khá sớm nhằm phân biệt với
hai thể loại cơ bản khác là đại thuyết và trung thuyết. Đại thuyết là kinh sách, đó là loại
sách gần như chân lý, kiểu khuôn vàng thước ngọc và rất khó đọc. Trung thuyết do các
hiền sư, sử gia thực hiện như Sử ký của Tư Mã Thiên. Còn tiểu thuyết, vốn chỉ những
chuyện vụn vặt, đời thường. Những chuyện ấy cùng vớicổ tích, ngụ ngôn là những mầm
mống của tiểu thuyết phương Đông. Thuỷ Hử vàHồng Lâu Mộng là một trong những số
đó.
Theo quan niệm trước đây, đặc biệt là quan niệm của Trung Quốc và Nhật Bản, tiểu
thuyết bao gồm có hai loại chính là tiểu thuyết đoản thiên hay truyện ngắn, thậm chí là
“vi hình tiểu thuyết” (truyện cực ngắn, truyện siêu ngắn) hay “truyện trong lòng bàn tay”
và tiểu thuyết trường thiên (truyện dài). Tuy nhiên hiện nay, ở ViệtNam, khi nói đến tiểu
thuyết, độc giả thường hiểu đó là tác phẩm truyện dài.
Ở một số ngôn ngữ phương Tây, từ tiểu thuyết có nguồn gốc từ tiếng Latinh, mang nghĩa
chuyện mới (novel).
Song song với tiến trình này, văn học hiện đại thế giới cũng cho thấy những nguyên lý
của tiểu thuyết chi phối hầu hết các tác phẩm tự sự khác nên sự phân biệt bản chất thể
loại ở các truyện cụ thể trở nên ngày càng khó khăn.
1. 2. LỊCH SỬ TIỂU THUYẾT
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã ghi nhận nền văn học thế giới có những thành tựu rực rỡ:
từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu
thuyết hiện thực phê phán phương Tây, từ dòng chảy của tiểu thuyết sử thi hoành tráng
trong văn học Nga “thế kỷ bạc”. Đến những nguồn mạch văn chương hiện thực huyền
ảo Mỹ – Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoát truyền thống của những nền văn học châu Á…
Những mô hình ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong
suốt thời kỳ đã qua tính từ khi hình thành thể loại.
2.1. CHÂU Á
Ở Trung Quốc tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy – Tấn (thế kỷ III – IV)
tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác phẩm chí quái, chí nhân. Sang đờinhà
Đường xuất hiện thể loại “truyền kỳ”, đời Tống lại có thêm dạng “thoại bản”, tất cả đều
có thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời Minh văn học Trung
Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói riêng phát triển rực rỡ với những bộ tiểu
thuyết chương hồi nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy
hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai củaTiếu Tiếu Sinh v.v.
Đời Thanh bước phát triển của tiểu thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua
hàng loạt danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của Ngô Kính Tử, Hồng
Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Thời hiện đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những
thể loại truyền thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây đương thời với
sáng tác của các tác gia như Lỗ Tấn, Vệ Tuệ,Giả Bình Ao, Mạc Ngôn v.v.
Tại Nhật Bản, vượt qua sử ký, tùy bút và nhật ký, hình thức sơ khai của tiểu thuyết đã
xuất hiện từ những thế kỷ thứ VI – VIII, ban đầu là sự tập hợp thành chương những bài
ca ballad, truyện kể do các pháp sư mù gảy đàn biwa lưu truyền khắp đảo quốc. Cùng với
những sáng tạo khởi đầu là Takatori monogatari, tiểu thuyết Nhật Bản, mà hình thức của
thể loại được gọi bằng tên monogatari, đi được một nửa chặng đường đến Ise
monogatari và đạt đỉnh cao với Genji monogatari. Genji monogatari trở thành ngôi sao
băng chói sáng của văn chương cổ điển Nhật Bản, được đánh giá là tiểu thuyết theo nghĩa
hiện đại đầu tiên của nhân loại, mà rất nhiều thế kỷ về sau với Sagoromo
monogatari, Yowa no nezame, Hamamatsu Chūnagon monogatari, Torikaebaya
monogatari, văn học Nhật Bản vẫn không thể sản sinh được một tác phẩm tự sự nào có
được vị trí và giá trị của nó. Từ thế kỷ XIX khi xã hội Nhật Bản không ngừng hướng theo
mô hình phương Tây, những tác phẩm nổi tiếng của thể loại tiểu thuyết phương Tây
đương thời được dịch thuật hoặc phóng tác tràn lan trong thời Minh Trị đã phát triển tiểu
thuyết Nhật Bản theo những khuynh hướng sáng tác hiện đại, và những tiểu thuyết tiền –
hiện đại đầu tiên có dạng thức tự thuật, còn gọi là “tâm cảnh tiểu thuyết”, vào cuối
thời Minh Trị.
2.2. PHƯƠNG TÂY
Ở phương Tây, Tiểu thuyết có mầm mống ban đầu từ các tác phẩm tự sự viết bằng tiếng
Roman, thường là thể loại anh hùng, đó là những tiểu thuyết kị sĩ với những biến cố và
tình huống phi thường. Tuy nhiên, nhìn nguồn gốc của thể loại, các nhà nghiên cứu có thể
truy nguyên về tận thời Hi Lạp, khi bên cạnh những tác phẩm trường ca cổ đại với cảm
hứng về cái chung và cái anh hùng là chủ đạo, vẫn có những tác phẩm lấy cảm hứng từ
con người riêng lẻ.
Thời kỳ Phục Hưng đã tạo cơ sở thuận tiện nhất cho sự phát triển tiểu thuyết: chất tiểu
thuyết bộc lộ trong các tác phẩm thể truyện, thể trường ca, thể kịch… Nhưng tiểu thuyết
đích thực gắn với những tìm tòi tư tưởng triết lý, chỉ xuất hiện vào cuối thời đại Phục
Hưng với Đôn Kihôtê. Sau thời Phục Hưng, khi văn học tao nhã là chủ đạo, thì xu hướng
phát triển tiểu thuyết chỉ bộc lộ rõ trong các sáng tác thuộc loại tiểu thuyết du đãng khai
thác các đặc điểm trào phúng, sự hư cấu tự do, vai trò của kinh nghiệm cá nhân tác giả
trong sáng tạo nghệ thuật, và tiểu thuyết tâm lýđầu tiên với sáng tác của bà La Fayette.
Sang thời đại Khai Sáng và thời cận đại, từ thế kỷ XVIII, tiểu thuyết đã đi một chặng
đường dài với sự hình thành các kết cấu chính. Sự kết hợp hữu cơ giữa hai thể tài tâm lý
và du đãng, đưa ra những mẫu mực của tiểu thuyết tình cảm đồng thời củng cố vai trò
chủ đạo của tiểu thuyết luận đề, sự hình thành nguyên tắc điển hình hóa của tiểu thuyết
hiện thực, làm tiền đề cho sự nở rộ tiểu thuyết của chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh
giai đoạn sau đó với Balzac, Zola; Stendhal, Flaubert, (tiểu thuyết toàn cảnh, tiểu thuyết
hướng tâm).
Qua thế kỷ XIX, tiểu thuyết sử thi của L. Tolstoi với sự trần thuật đạt được chiều rộng và
tính bao quát, sự mô tả đời sống nội tâm nhân vật như một quá trình tâm lý nội tại lần đầu
tiên cho phép tiểu thuyết tái hiện được “biện chứng của tâm hồn”.Tiểu thuyết đối
thoại của Dostoevski với con người đời tư được đặt trong tương quan với cả thế giới.
Thế kỷ XX tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau về nhiều
mặt, bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết hiện thực với khuynh hướnghiện thực phê
phán hoặc khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, hướng sáng tác mới của M. Proust,
J. Joyce, F. Kafka lại cho thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền
thống trước kia bị biến đổi: độc thoại nội tâm bao trùm tác phẩm như một thủ pháp
của tiểu thuyết dòng ý thức; sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian,
các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể chuyện
không toàn năng khi trong lời kể có cả cái biết và cái không biết, cái khách quan lẫn chủ
quan. Các vấn đề về “ngôi” và “thời” của lời trần thuật và các “điểm nhìn” trần thuật trở
thành chìa khóa cho việc đọc tiểu thuyết theo khuynh hướng phức điệu, đa thanh. Bên
cạnh đó, các trào lưu tư tưởng đương thời như hiện tượng học, thuyết phi lý, chủ nghĩa
hiện sinh, phân tâm học,hậu hiện đại, phê bình nữ quyền, hậu thực dân cũng góp phần
tạo ra những dạng thức như phản tiểu thuyết, tiểu thuyết mới, hoặc làm nảy sinh tư tưởng
về nhân vật biến mất, hoặc tiểu thuyết cáo chung …
1. 3. KẾT CẤU
Tiểu thuyết có nhiều dạng thức kết cấu tùy theo yêu cầu của đề tài, chủ đề hoặc theo sở
trường của người viết. Thậm chí người ta còn cho rằng, về nguyên tắc, tiểu thuyết không
có một hình thức thể loại hoàn kết, bởi vì nó là “sử thi của thời đại chúng ta”, tức là sử thi
của cái hiện tại, cái đang hàng ngày hàng giờ đổi thay, bởi vì điều quan trọng đối với nó
là sự tiếp xúc tối đa với cái thực tại dang dở “chưa xong xuôi”, cái thực tại đang thành
hình, cái thực tại luôn bị đánh giá lại, tư duy lại. Tuy thường gặp những kết cấu chương
hồi, kết cấu tâm lý, kết cấu luận đề, kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến … tiểu thuyết
vẫn không chịu được những chế định chặt chẽ, nó không có quy phạm cố định và người
viết thậm chí có thể phá vỡ những khuôn mẫu sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và
sáng tạo các hình thức kết cấu khác nhau. Kết cấu cho phép tạo nên một diện mạo chung
nhất về tiểu loại: tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề, tiểu
thuyết đa thanh … (Lại Nguyên Ân, 1999)
1. 4. PHONG CÁCH
Với những khác biệt của tiểu thuyết về đề tài (tình yêu, xã hội, chính trị, lịch sử, triết lý,
giả tưởng …), dung lượng, mức độ kịch tính, các nguyên tắc kết cấu – cốt truyện, phương
thức trần thuật, có thể thấy một số điểm nhấn về phong cách, dễ thấy nhất là đem tính nội
dung trực tiếp của tiểu thuyết ôm trùm toàn bộ mọi thành tố cốt truyện, khi đó tình tiết
rắc rối sẽ trở thành phương tiện phản ánh xung đột giữa cá nhân và xã hội, trở thành động
lực thúc đẩy hành động của nhân vật, giúp tăng cường vai trò cấu tạo của cốt truyện cho
tác phẩm. Tạo được kịch tính cho trần thuật, sự rắc rối sẽ chi phối cả sự phát triển của
mâu thuẫn nào đó xuất phát điểm đến phương thức giải quyết, cả tiến trình lẫn các thành
phần của những biến cố cốt truyện và thậm chí cả bản thân các “chìa khóa” kết cấu tác
phẩm.
1. 5. XU HƯỚNG CẤU TRÚC
Quá trình phát triển thể loại tiểu thuyết hiện đại ở các nền văn học châu Âu cho thấy hai
hướng cấu trúc tiêu biểu:
5.1. Tiểu thuyết mở
Tiểu thuyết mở có ngọn nguồn từ Đôn Kihôtê (1605, 1615), miêu tả xã hội một cách đa
diện, tạo các lý do thật chi tiết cho sự tiến triển của nhân vật chính, cho nhân vật này can
dự vào nhiều biến cố và những biến cố ấy lại là nơi cư ngụ cho vô số nhân vật phụ. Kiểu
tiểu thuyết này cũng đặc trưng ở sự miêu tả rộng rãi hoàn cảnh ngoại giới khách quan mà
trước nhất là hoàn cảnh xã hội.
5.2. Tiểu thuyết đóng
Tiểu thuyết theo xu hướng cấu trúc “đóng” có thể tính ngọn nguồn từ tác phẩmQuận
chúa Clèves (La princesse de Clèves) (1678) của nữ sĩ M. M. de La Fayette, thể hiện sự
tập trung vào cuộc đời của một con người, đôi khi vào chỉ một xung đột, một tình huống,
do đó mang tính hướng tâm, đồng tâm, xét về kết cấu. Xu hướng cấu trúc tiểu thuyết này
đã rất sớm trở thành ngọn nguồn của những sáng tác tiểu thuyết tâm lý giai đoạn sau.
1. 6. ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
6.1. Tính chất văn xuôi
Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở
thành đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của thể loại. Tính chất đó đã tạo nên trường lực
mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một
thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác
phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống.
6.2. Nghệ thuật kể chuyện
Giống như các hình thái tự sự khác như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết lấy nghệ
thuật kể chuyện làm giọng điệu chính của tác phẩm. Thông thường ở tác phẩm xuất hiện
người kể chuyện như một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu tả và kể lại đầu đuôi
diễn biến của chuyện. Tuy sự tồn tại của yếu tố này là ước lệ nghệ thuật của nhiều thể
loại thuộc tự sự, nghệ thuật kể chuyện của tiểu thuyết vẫn cho thấy sự đa dạng đặc biệt về
phong cách: có thể thông qua nhân vật trung gian, có thể là nhân vật xưng “tôi”, cũng có
thể là một nhân vật khác trong tác phẩm, tạo nên các tác phẩm có một điểm nhìn trần
thuật. Hiện nay, một trong những xu hướng tìm tòi đổi mới tiểu thuyết là việc tăng thêm
các điểm nhìn ở tác phẩm, khi vai trò của nhân vật trung gian hoặc nhân vật xưng “tôi”
được “san sẻ” cho nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm.
6.3. Khả năng phản ánh toàn vẹn hiện thực
Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời
sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho
phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian
cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực
trong tác phẩm của mình.
Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, không chỉ cho phép mở
rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật và sự
kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi sâu khai thác cảnh ngộ riêng và
khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
6.4. Hư cấu nghệ thuật
Hư cấu nghệ thuật cũng được coi là một đặc trưng của thể loại, là một thao tác nghệ thuật
không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện
những thời đại lịch sử phát triển trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và
những nhân vật hoàn toàn không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời như những tác
phẩm thuộc thể ký. Trong vô vàn những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến
cố của lịch sử, nhà văn khi trước tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện
pháp nghệ thuật đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng
hợp và sáng tạo. Khi đó, hư cấu nghệ thuật, đối với tiểu thuyết đã trở thành yếu tố bộc lộ
rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn.
6.5. Tính đa dạng về sắc độ thẩm mĩ
Tính đa dạng về màu sắc thẩm mỹ cũng là một đặc trưng tiêu biểu của thể loại. Các thể
loại văn học khác thường chỉ tiếp nhận một sắc thái thẩm mỹ nào đó để tạo nên âm hưởng
của toàn bộ tác phẩm, như bi kịch là cái cao cả, hài kịch là cái thấp hèn, thơ là cái đẹp và
cái lý tưởng. Ở tiểu thuyết không diễn ra quá trình chọn lựa màu sắc thẩm mỹ khi tiếp
nhận hiện thực mà nội dung của nó thể hiện sự pha trộn, chuyển hóa lẫn nhau của các sắc
độ thẩm mỹ khác nhau: cái cao cả bên cái thấp hèn, cái đẹp bên cái xấu, cái thiện lẫn cái
ác, cái bi bên cạnh cái hài…
6.6. Tính tổng hợp của tiểu thuyết
Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Nó có thể
dung nạp thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn
học khác như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã hội),ký (hiện thực đời
sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm
nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh (khả năng liên kết các bức
màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm
học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác. v.v. Nhiều
thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như
Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết – kịch, Solokhov với
tiểu thuyết anh hùng ca – trữ tình, Roman Roland với tiểu thuyết – giao hưởng…
SƠ ĐỒ QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN VẬT CHÍNH TRONG TIỂU THUYẾT BÁU
VẬT CỦA ĐỜI CỦA NHÀ VĂN MẠC NGÔN.
Tư Mã Người Ông
tổ Thượng Quan Đẩu
Răng To phụ nữ mù nhà họ Lỗ
T.M Ông Vu Bàn Vả Lỗ Ngũ Quậy Diệu bà T.Q Phúc
Thọ Lã Thị
T.M Khố T.M Đình Lỗ Toàn Nhi T.Q
Thọ Hỹ (Bị bất lực)
Tư M Lương
(con bà Ba)
Người Người Người bán Hoà
thượng Tên Mục sư
Bán vịt bán thuốc thịt chó Trí
Thông lính Malôa
Lai Chiêu Lãnh Tưởng Phán Niệ
m Cầu Ngọc Kim
Đệ Đệ Đệ Đệ Đệ Đệ
Đệ Nữ Đồng
(Bán thân cứu gia
đình (Được nhận làm (Bị mù bẩm sinh
Trong nạn đói
1941) con nuôi,chết trong tự tử chết năm 1960)
nạn đói 1960)
Hàn Sa Nguyệt Lượng Tư Mã Khố Tôn Bất Ngôn Lỗ Lập Nhân
Báctíp Uông Ngân Chi
Chim (Hán gian) (Quốc Dân Đảng) (Cộng Sản Đảng) (Cộng Sản
Đảng) (Thuộc hạ T.M Khố) (Con của Tê Giác một sừng Uông
Kim Chi)
Ch thích:
Quan hệ vợ – chồng:
Quan hệ cha mẹ – con:
con
Ngoại tình:
Hàn Vẹt Sa Tảo Hoa T.M T.M Câm Câm Lỗ Chiến
Thắng
(Làm nữ tặc, sau Hoàng Phượng anh em (Sau làm thị trưởng Tp.
Đại La,
nhảy lầu tự tử) (Cặp song sinh con của (Bị chết trên
đường ở tù vì tội tham nhũng)
Chiêu đệ và TMK bị xử bắn chạy loạn 1945)
Cảnh Liên Liên trong đợt cải cách ruộng đất)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 1. Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi, Lê Hải Yến. Văn học
Trung Quốc. NXB Thế Giới, Hà Nội, 2002.
2. 2. Trần Xuân Đề. Lịch sử văn học Trung Quốc. NXB Giáo
Dục, 2002.
3. 3. Trần Xuân Đề. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB
Giáo Dục, 2000.
4. 4. Hồ Sĩ Hiệp. Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương
đại. NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2007.
5. 5. Hồ Sĩ Hiệp. Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kì
mới. NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.
6. 6. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh. Văn học sử Trung
Quốc. tập 3. Người dịch: Phạm Công Đạt, NXB Phụ nữ, 2000.
7. 7. Nhiều tác giả biên soạn , Khái yếu lịch sử văn học Trung
Quốc, tập 2. Đại Bách Khoa Toàn Thư Trung Quốc, . Người dịch: Bùi Hữu Hồng.
NXB Thế Giới ấn hành năm 2000.
8. 8. Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2. Sở nghiên cứu văn
học thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc. Nhiều người dịch. NXB Giáo dục 1997.
9. 9. Phùng Hoài Ngọc. Đề cương bài giảng “Thi pháp học
hiện đại” (Tài liệu lưu hành nội bộ), Đại học An Giang, 2005.
10. 10. Phùng Hoài Ngọc. Đề cương bài giảng “Văn học Mĩ La
Tinh” (Tài liệu lưu hành nội bộ), Đại học An Giang, 2002.
11. 11. Phùng Hoài Ngọc. Giáo trình Văn học Trung Quốc (Tài
liệu lưu hành nội bộ), Đại học An Giang, 2003.
12. 12. Viện Khoa học xã hội. Phê bình văn học Trung Quốc
đương đại. . NXB Khoa học xã hội, 2005.
13. 13. Mạc Ngôn và những lời tự bạch. Nguyễn Thị Thại dịch.
NXB Văn học, 2004.
14. 14. Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Lưu Đức Trung, Trần Lê
Bảo. Lịch sử Văn học Trung Quốc, tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002.
15. 15. Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ. Văn học Trung
Quốc, tập 2. NXB Giáo dục, 1998.
16. 16. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần
Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân. Về con người cá nhân trong văn
học cổ Việt Nam. NXB Giáo dục, 1997.
17. 17. Lỗ Tấn. Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Lương
Duy Tâm dịch. NXB Văn hóa, 1996.
18. 18. Từ điển văn học (Bộ mới). NXB Thế Giới, 2004.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hi_u_ti_u_thuy_t_3888.pdf