Luận văn Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ phiền hà, bảo đảm hộ nông dân tiếp cận được nguồn tín dụng dễ dàng, thuận tiện để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. - Đối với hộ nghèo, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Kết hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm với công tác chuyển giao khoa học công nghệ. 4.4.2.2 Mở rộng công tác khuyến nông Người dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phổ Yên nói riêng trình độ sản xuất chưa cao, nhận thức về khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do vậy việc nâng cao năng lực và trình độ hiểu biết của người dân là rất cần thiết. Huyện cần có biện pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người dân, đưa giống mới vào sản xuất, tạo điều kiện giúp đỡ người dân tiếp cận với những kỹ thuật mới. Hàng năm phải tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật ở tất cả các xã. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của người dân. Để làm tốt công tác khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông cùng với huyện cần làm tốt một số biện pháp:

doc101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất kinh doanh,… Với vốn vay hộ nghèo Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện uỷ thác cho Hội nông dân, Hội phụ nữ,… các xã thành lập các tổ vay vốn. Năm 2008 tổng vốn vay hộ nghèo là 44685 triệu đồng giảm 2.13% so với năm 2007, tăng 16.28% so với năm 2006. Vốn vay HSSV cũng tăng lên đáng kể, hiện nay mức vay BQ/SV là 8 triệu đồng/năm, với lãi suất 0.5%/ tháng. Năm 2008 vốn vay cho HSSV là 19008 triệu đồng tăng 23.17% so với năm 2007 tăng 120% so với năm 2006. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phổ Yên còn triển khai cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân, Vạn Phái, Thành Công) vay vốn. Tổng doanh số cho vay 8.055 triệu đồng, giải quyết cho 633 lượt hộ vay, mức cho vay bình quân 12,7 triệu đồng/lượt. Chương trình cho vay đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn được thực hiện với mức lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, đối tượng vay vốn rộng, mức cho vay một hộ đến 30 triệu đồng, không phải làm thủ tục thế chấp tài sản, phương thức cho vay theo uỷ thác qua tổ chức Hội, thành lập tổ vốn vay theo thôn, xóm. Nhiều hộ vay vốn chương trình này đã mạnh dạn đầu tư theo mô hình kinh tế hộ tổng hợp, áp dụng KHKT vào sản xuất chăn nuôi tăng nguồn thu nhập vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình ông Phạm Văn Hưng ở xóm Nông Trại, xã Vạn Phái. Bảng 4.9: Kết quả hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006- 2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển 07/06 08/07 BQ - Vay hộ nghèo 38429 45658 44685 118.81 97.87 107.83 - Vay HSSV 8640 15432 19008 178.61 123.17 148.32 - Vay XKLĐ 350 495.6 447.5 141.60 90.29 113.07 - Vay hộ SX kinh doanh 13247 17329 16435 130.81 94.84 111.38 - Vay khác 237 298.5 265 125.95 88.78 105.74 Tổng doanh số cho vay 60903 77213.1 80840.5 126.78 104.70 115.21 (Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên) Ngoài ra, Ngân hàng CSXH Phổ Yên còn thường xuyên tham mưu với UBND các cấp, ban đại diện huyện xây dựng các chương trình kiểm tra, phân bổ và giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các xã, thị trấn, lập báo cáo đánh giá kết quả hoạt động của các chương trình cho vay như: cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hộ sản xuất kinh doanh, cho vay học sinh sinh viên... Bên cạnh hoạt động của hệ thống Ngân hàng thì các tổ chức tín dụng phi chính thống trên địa bàn huyện Phổ Yên cũng hoạt động tương đối phổ biến. Đặc biệt là hình thức cho vay nặng lãi, các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện kinh tế họ thường tiết kiệm tiền và cho người khác vay với lãi suất cao, đôi khi còn lên đến 3%/tháng. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay họ hàng, bạn bè hay gia chơi họ, hụi. Trong những năm gần đây, những hình thức này cũng tương đối phổ biến góp phần quan trọng vào việc tập trung nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Nhìn chung trong những năm qua, hệ thống tín dụng trên địa bàn đặc biệt là các ngân hàng đã phát huy được vai trò của mình trong việc huy động và hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư mở rộng sản xuất. Việc cung ứng nguồn vốn đầu vào cho sản xuất của các hộ nông dân có thuận lợi: Nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiệu quả của nguồn tín dụng đã được nâng lên. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số khó khăn: - Khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ chưa cao, hoạt động bảo hiểm trong nông nghiệp chưa phát triển do đó khi có biến động lớn về giá cả, thị trường tiêu thụ, thiên tai bệnh dịch thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ ngân hàng do đó các ngân hàng còn cho vay nhỏ giọt, cầm chừng. - Đầu tư tín dụng trong nông nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao do điều kiện thời tiết, thiên tai, bệnh dịch và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và vốn vay của ngân hàng cũng bị thiệt hại lớn. 4.2.3 Hoạt động cung ứng đầu vào của các đoàn, hội Hiện nay ở các xã, thị trấn hay các cấp cao hơn các tổ chức đoàn thể phát triển khá mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Nó không chỉ là những tổ chức mang tính chất phong trào mà còn góp phần tích cực trong công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Huyện Phổ Yên cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, hoạt động của các tổ chức này cũng được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ ngày càng phát huy được vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các tổ chức này trong những năm qua cũng đóng góp đáng kể vào công tác cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất của các hộ nông dân. Với những nguồn đầu vào như: vốn, lao động, vật tư, kỹ thuật thì các tổ chức này thực hiện nhiệm vụ cung ứng thông qua các kênh cung ứng trực tiếp. 4.2.3.1 Hội nông dân Trong thời gian vừa qua, Hội nông dân huyện Phổ Yên đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp nông dân cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh. Hội đã tổ chức nhiều phong trào tạo khí thế thi đua lao động sản xuất, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát thực tế giúp hội viên phát triển kinh tế. Hội còn phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp cho các hội viên nông dân. Bảng 4.10: Nội dung công tác cung ứng đầu vào trả chậm của hội nông dân Chỉ tiêu Thực hiện - Đối tượng cung ứng - Mọi người dân có nhu cầu - Nguồn cung cấp - Cửa hàng vật tư nông nghiệp huyện Phổ Yên, phòng NN& PTNT huyện Phổ Yên - Hợp đồng trực tiếp với nhà máy sản xuất, trạm giống. - Giá bán cho nông dân - Giá gốc + lãi thời gian trả chậm (theo lãi suất ngân hàng) - Thời gian trả chậm - Sau khi thu hoạch (5- 6 tháng) (Nguồn: tổng hợp điều tra) Hội nông dân huyện đã chỉ đạo hội nông dân các xã thực hiện tốt công tác cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Phối hợp với cửa hàng vật tư nông nghiệp huyện Phổ Yên, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phổ Yên hay liên hệ trực tiếp với nhà máy, công ty sản xuất giống, phân bón tổ chức cung ứng đầu vào cho nông dân theo phương thức trả chậm, giúp nông dân có điều kiện đầu tư cho sản xuất nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Mọi người dân có nhu cầu mua giống, phân bón theo phương thức này không cần là hội viên hội nông dân đều có thể được cung ứng. Với thời gian trả là sau khi được thu hoạch vụ sản xuất đó, giá bán bằng giá gốc + lãi trong thời gian trả chậm tính theo lãi suất ngân hàng. Các loại vật tư được cung ứng là giống cây trồng, phân bón các loại, thuốc BVTV,… Đến năm 2008 công tác cung ứng đầu vào trả chậm đã được triển khai và thực hiện tốt ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phổ Yên. Theo số liệu thu thập được từ hội nông dân huyện Phổ Yên và hội nông dân các xã, thị trấn được bảng tổng hợp 4.10. Bảng 4.11: Kết quả công tác cung ứng đầu vào trả chậm của hội nông dân huyện Phổ Yên Chỉ tiêu Đơn vị Nam Tiến TT Ba Hàng Minh Đức Vạn Phái Toàn huyện - Giống Kg 3700 2410 3250 4105 60595 - Phân bón Kg 43275 21140 42750 53535 723150 + Đạm Kg 8600 4950 7350 25450 208575 + Lân Kg 7900 3465 9785 9655 138623 + NPK Kg 24550 11450 22700 14675 330188 + Loại khác Kg 2225 1275 2915 2755 45764 - Thuốc BVTV Trđ 0 7 0 0 20 (Nguồn: Hội nông dân huyện Phổ Yên-2008) Tổng khối lượng giống được cung ứng năm 2008 là trên 60 nghìn kg với các giống lúa mới, lúa cao sản, khoai tây, ngô, đậu tương,… Trong đó Nam Tiến cung ứng được 3700kg chiếm 6.11%, Vạn Phái cung ứng 4105kg chiếm 6,67%... Lượng phân bón cung ứng khoảng 723150 kg phân các loại, chủ yếu là NPK chiếm 45.70%, đạm ure chiếm 28.76%, ngoài ra là lân và một số loại phân hoá học khác. Bên cạnh đó Hội nông dân huyện chỉ đạo hội nông dân các xã nhận uỷ thác từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên thành lập các tổ vay vốn, giúp các hội viên nông dân vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi (0,65%/tháng) và thời hạn vay là 36 tháng, lãi được trả theo quý (3 tháng/lần) theo các tổ vay vốn ở địa phương. Năm 2008 tổng vốn vay của hội nông dân là 24800 triệu đồng ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Tổng số hộ được vay là 3635 hộ. Trong đó Vạn Phái là 1245 triệu đồng, với 203 hộ dân, Minh Đức là 1125 triệu đồng với 160 hộ dân… Bảng 4.12: Hoạt động cho vay vốn của Hội nông dân huyện Phổ Yên Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện TT Ba Hàng Minh Đức Vạn Phái Nam Tiến 1. Tổng số vốn vay Trđ 24800 960 1125 1245 1070 2. Số hộ vay vốn Hộ 3635 192 160 203 186 3. Lãi suất % 0.65 4. Thời gian vay Tháng 36 5. Đối tượng vay Hội viên Hội nông dân 6. Phương thức trả lãi Theo quý (3 tháng/1 lần) (Nguồn: Hội nông dân huyện Phổ Yên- 2008) Ngoài ra, các nội dung hoạt động giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế được triển khai sâu rộng đến từng chi hội cơ sở. Tuỳ theo đặc thù của từng địa phương, hoàn cảnh của mỗi hộ viên nông dân mà có hướng giúp họ phát triển kinh tế như: giúp ngày công lao động, giúp vay vốn, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi hay giới thiệu hội viên tham gia vào các lớp tập huấn, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Với những việc làm trên Hội nông dân huyện Phổ Yên cùng hội nông dân các xã đã từng bước khẳng định vai trò của mình, là chỗ dựa tin cậy cho nông dân, sát cánh giúp họ vươn lên xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội. Sơ đồ 4.14: Đồ thị về tình hình cho vay vốn của Hội nông dân huyện Phổ Yên 4.2.3.2 Hội phụ nữ Là tổ chức chính trị, xã hội với chức năng nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền hợp pháp cho phụ nữ. Những năm qua Hội phụ nữ huyện Phổ Yên đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều phong trào, chương trình thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tập trung vào các hoạt động hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Phát động các phong trào thi đua như: phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm tăng thu nhập, phụ nữ sản xuất giỏi,… nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các cán bộ, hội viên phụ nữ… Nhận uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phổ Yên, hội phụ nữ huyện đã chỉ đạo hội phụ nữ các xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đặc biệt là trong triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào chương trình xoá đói giảm nghèo. Mô hình tổ tiết kiệm tổ vay vốn được hình thành theo thôn, xóm, giúp phụ nữ nghèo và các gia đình chính sách khó khăn có cơ hội tiếp cận tín dụng một cách thuận lợi, nguồn vốn vay ưu đãi đã thực sự đến với phụ nữ nghèo, phụ nữ thiếu vốn sản xuất. Bảng 4.13: Hoạt động cho vay vốn của Hội phụ nữ huyện Phổ Yên Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Nam Tiến Minh Đức TT Ba Hàng Vạn Phái 1. Tổng số vốn vay Trđ 20635 939 610 1080 1290 2. Số hộ vay vốn Hộ 3231 116 97 210 384 3. Lãi suất % 0.65 4. Thời gian vay Tháng 36 5. Đối tượng vay Hội viên Hội phụ nữ 6. Phương thức trả lãi Theo quý (3 tháng/1 lần) (Nguồn: Hội phụ nữ huyện Phổ Yên- 2008) Năm 2008 tổng số vốn vay của toàn huyện là 20635 triệu đồng với 3231 lượt hộ vay. Vốn vay này được giải đều tất cả các chi hội phụ nữ các xã. Được sự giúp đỡ của Hội phụ nữ hầu hết chị em đã sử dụng vốn đúng mục đích, biết lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng của gia đình và đồng vốn vay. Do vậy phần lớn đồng vốn đã phát huy được hiệu quả, tạo thêm việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho các gia đình. Nhiều gia đình từ nghèo đã vươn lên khá, giàu. Không chỉ giúp vốn, các cấp hội còn tranh thủ các nguồn lực để tổ chức tập huấn, hội thảo, tham quan mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các chị em phụ nữ. Nhiều tấm gương giúp nhau phát triển kinh tế, nhiều điển hình vượt khó thoát đói nghèo xuất hiện. Bên cạnh đó hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng được chú ý. Ở một số xã như Tiên Phong, Đông Cao phụ nữ được học và giới thiệu việc làm với các nghề truyền thống như: mây tre đan, thủ công mỹ nghệ… Sơ đồ 4.15: Đồ thị về tình hình cho vay vốn của Hội phụ nữ huyện Phổ Yên Nhìn chung công tác cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt của các cấp hội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cung ứng đầu vào các tổ chức này có nhiều thuận lợi: - Được tổ chức thống nhất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nên dễ dàng phối hợp hoạt động với nhau và với các cơ quan, tổ chức khác cùng thực hiện nhiệm vụ. - Trực tiếp làm việc với nông dân nên có thể nắm vững được các nhu cầu, nguyện vọng của dân nên dễ dàng, thuận tiện trong công tác cung ứng. Tuy nhiên thù lao cho các cán bộ của các tổ chức này còn thấp nên các hoạt động này còn chậm chạp và thiếu nhiệt tình. Như vậy, với nhiều mô hình và biện pháp thiết thực, các tổ chức hội trên địa bàn huyện Phổ Yên đã phát huy được vai trò tích cực của mình, giúp người dân biết cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo vươn lên khá giàu, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của huyện. 4.2.4 Hoạt động cung ứng đầu vào của hệ thồng đại lý bán buôn, bán lẻ vật tư nông nghiệp Đây là nơi cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp nhanh nhất và hiệu quả nhất. Người dân có thể mua tất cả các loại vật tư ở đây với khối lượng lớn hay nhỏ vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần các thủ tục phiền hà phức tạp. Và việc cung ứng đầu vào có thể thực hiện qua kênh trực tiếp hoặc kênh gián tiếp nhờ các tổ chức, cá nhân khác. HỆ THỐNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN HỘ NÔNG DÂN TRỒNG TRỌT HỘI NÔNG DÂN Cửa hàng tư nhân Sơ đồ 4.16: Các kênh cung ứng đầu vào của hệ thống vật tư NN huyện Phổ Yên Theo số liệu thống kê ở bảng 4.13 ta thấy trên địa bàn huyện Phổ Yên hiện nay có hai trạm giống là trạm giống Bắc Sơn và trạm giống Đông Cao, hàng năm cung cấp một lượng lớn các sản phẩm giống cây trồng như chè, măng lục trúc, các loại cây lâm nghiệp (keo, bạch đàn,…) Ngoài ra hệ thống các cửa hàng, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp cũng được tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ, một đại lý nằm ở trung tâm huyện, quản lý hoạt động của các đại lý nhỏ. Các đại lý nhỏ được bố trí ở tất cả các xã để đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân. Theo số liệu thống kê được thì hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 20 đại lý lớn nhỏ cung cấp vật tư nông nghiệp, mỗi năm cung cấp khoảng 45 tấn hạt giống các loại (thóc, ngô, khoai tây, lạc, đậu tương,…), 230 tấn phân (đạm, lân, NPK, kali, …).Bên cạnh đó trên địa bàn huyện Phổ Yên còn có 16 HTX dịch vụ nông nghiệp và 11 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp làm nhiệm vụ cung ứng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuât. Các tổ chức, cá nhân này đang hoạt động rất hiệu quả, cung ứng các sản phẩm vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng,… Và cung ứng chủ yếu cho các xã viên HTX và bà con sản xuất nông nghiệp trong xã. Bảng 4.14: Tình hình hoạt động của hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp huyện Chỉ tiêu Số lượng Khối lượng cung cấp/ năm 1. Trạm giống 2 - 2. Hệ thống của hàng vật tư NN 20 - - Giống - 45 tấn - Phân bón - 230 tấn + Đạm - 90 tấn + Lân - 70 tấn + Kali - 10 tấn + Loại khác - 60 tấn - Thuốc BVTV - 45 triệu 3. HTX dịch vụ nông nghiệp 16 - 4. Hộ kinh doanh vật tư nông nghịêp 11 - (Nguồn: Phòng thống kê huyện Phổ Yên- 2008) Các cửa hàng cung ứng vật tư nông nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác cung ứng đầu vào cho nông dân. Nó có nhiều thuận lợi : thị trường tiêu thụ rộng lớn do hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện; Có thể phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác để cùng thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn trong công tác cung ứng đầu vào: nguồn vốn kinh doanh thấp do vậy hạn chế trong việc mở rộng quy mô, chủng loại hàng hoá cung ứng; Trình đội quản lý kinh doanh thấp, do vậy chưa chú ý đến nhu cầu của khách hàng và biến động của thị trường. 4.2.5 Hoạt động cung ứng đầu vào của các Doanh nghiệp có quan hệ trên địa bàn Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đơn vị sản xuất kinh doanh, là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Trong cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuỳ thuộc vào khả năng tiêu thụ. Đây là khâu quan trọng nhất quyết định quá trình sản xuất kinh doanh có đem lại lợi nhuận hay không. Tuy nhiên do ảnh hưởng của quy luật cung cầu, sự biến động của giá cả và thị trường tiêu thụ mà vấn đề tiêu thụ sản phẩm của nhiều công ty, doanh nghiệp ở nước ta hiện nay gặp nhiều khó khăn, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp thì vấn đề này càng nghiêm trọng hơn. Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, tính rủi ro cao và việc cung ứng ở Việt Nam chưa có một mô hình rõ rệt, mạnh ai nấy làm, cung ứng qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá bán lên cao. Do vậy việc tìm ra một chiến lược tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với các doanh nghiệp, công ty là rất cần thiết. Có rất nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường như kênh tiêu thụ trực tiếp, kênh tiêu thụ gián tiếp và mỗi kênh đều có ưu, nhược điểm riêng và cần được áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể. Hiện nay nhiều doanh nghiệp, công ty nhất là các doanh nghiệp, công ty phục vụ sản xuất nông nghiệp chọn kênh tiêu thụ trực tiếp để có thể nâng cao nâng cao độ tin cậy, giảm chi phí trung gian, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ lâu dài với khách hàng. Họ có thể thực hiện các giải pháp như tổ chức tập huấn kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm và cách dùng, cho dùng thử, hỗ trợ thực hiện dự án,… Bảng 4.15: Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên Tên doanh nghiệp, công ty Ngành nghề kinh doanh Hoạt động trên địa bàn Thời gian hoạt động trên địa bàn 1. Công ty SX & CB NET Sản xuất, chế biến phân bón các loại - Tập huấn, giới thiệu sản phẩm - Cho dùng thử Từ năm 2007 2. DN Tuấn Linh Chế biến, xuất khẩu nông sản - Mở lớp tập huấn - Hỗ trợ đầu vào thực hiện dự án Từ năm 2006 3. Công ty Chi Lăng- Đài Loan Sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản - Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật - Hỗ trợ đầu vào Từ T1/2006 4. Công ty giống cây trồng miền Nam Sản xuất, cung cấp các loại giống cây trồng -Giới thiệu sản phẩm, công ty - Hướng dẫn kỹ thuật Từ năm 2007 5. Công ty cổ phần BVTV 1 Trung ương Sản xuất, cung ứng các loại thuốc BVTV và phân bón qua lá -Tập huấn kỹ thuật + phát tài liệu - Cho sản phẩm dùng thử Từ năm 2007 …… (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên) Huyện Phổ Yên trong những năm gần đây là điểm thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp, công ty này liên hệ với các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, cho dùng thử sản phẩm. Từ đó họ có cơ hội giới thiệu sản phẩm cho bà con, xây dựng uy tín và thương hiệu tại các cơ sở. Nhiều doanh nghiệp còn tổ chức, triển khai, hỗ trợ người dân thực hiện các dự án. Họ sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ, cung ứng đầu vào giúp người dân đầu tư sản xuất và sau này họ sẽ hợp đồng thu mua sản phẩm cho người dân. Hộp 4.1: Dự án trồng ớt xuất khẩu Chương trình trồng ớt xuất khẩu Hợp đồng với doanh nghiệp Tuấn Linh Chi phí cho 1sào ớt: lân 30kg, kali 5kg, đạm 12kg, thuốc BVTV 60000 đồng/sào DN cung ứng cho 1sào: giống 120000đồng, thuốc BVTV 60000đồng, phân 100000đồng DN hợp đồng thu mua sản phẩm với giá 2700 đồng/1kg ớt tươi. Theo số liệu thống kê thì trong 3năm gần đây 2006- 2008 đã có trên 50 doanh nghiệp, công ty liên hệ, phối hợp hoạt động trên địa bàn huyện Phổ Yên, có nhiều dự án đã được triển khai thực hiện và mang lại kết quả cao Hộp 4.2: Dự án xây dựng vùng nguyên liệu măng tre lục trúc ổn định Phổ Yên hình thành vùng nguyên liệu măng tre lục trúc ổn định Tháng 1 năm 2006 công ty Chi Lăng- Đài Loan đã phối hợp với huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên triển khai chương trình trồng tre măng lục trúc tại hai xã Minh Đức và Đắc Sơn, với hơn 150 hộ dân tham gia trồng được 42.2 ha. Theo hợp đồng đầu tư, công ty Chi Lăng- Đài Loan có trách nhiệm cung ứng giống cây trồng cho nông dân với giá 10000đồng/cây. Trong đó công ty hỗ trợ 50% giá giống, đồng thời ứng trước 25% giá giống cho các hộ dân tham gia đến khi có sản phẩm sẽ thu hồi, huyện Phổ Yên hỗ trợ 25%. Toàn bộ sản phẩm măng tươi của các hộ dân sẽ được công ty tổ chức thu mua theo giá thoả thuận tại thời điểm thu hoạch. Công ty cũng cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc tre măng cho nông dân. Đến nay sau 2 năm, dự án đã được thực hiện theo đúng kế hoạch và tiếp tục nghiên cứu mở rộng diện tích sang các xã lân cận tạo vùng nguyên liệu ổn định để xây dựng nhà máy chế biến măng tre xuất khẩu ở Thái Nguyên. Bên cạnh đó, việc cung ứng lao động cũng được thực hiện bởi các trung tâm giới thiệu việc làm, môi giới lao động hay dưới hình thức đổi công giữa các nông dân. Tuy nhiên do sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún nên thường tận dụng lao động trong gia đình, ít sử dụng lao động thuê nên các hoạt động này ít được phổ biến. 4.3 Đánh giá của người dân về các nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 4.3.1 Mức độ tiếp cận với các nguồn cung ứng đầu vào của người dân Bảng 4.16: Xếp hạng cho điểm các nguồn cung ứng đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên Chỉ tiêu Số người trả lời Tổng điểm Xếp hạng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phòng Nông nghiệp và PTNT 3 2 1 3 1 2 1 3 0 1 17 4 Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT 3 0 2 3 1 4 1 3 1 3 20 3 Ngân hàng CSXH 2 3 0 0 3 0 2 0 3 3 16 5 Hội nông dân 4 4 3 4 2 3 2 0 2 3 27 2 Hệ thống vật tư nông nghiệp 5 3 1 1 3 2 4 5 4 4 32 1 Hội phụ nữ 1 3 1 0 1 1 3 0 1 1 12 6 Các doanh nghiệp, công ty 1 1 0 0 1 3 0 2 2 1 11 7 Nguồn: Phỏng vấn nông dân Chú thích: Cho thang điểm từ 1(ít tiếp cận) đến 5(tiếp cận nhiều) với các tổ chức Với sự hoạt động tích cực, chủ động của những nguồn cung cấp đầu vào trên địa bàn huyện Phổ Yên mà hầu hết các hộ nông dân đều được tiếp cận tốt với các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên mức độ tiếp cận của các hộ có sự khác nhau. Các hộ sản xuất quy mô lớn, mang tính hàng hoá cao thường có xu hướng tiếp cận với nhiều nguồn cung cấp đầu vào, sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào và quan tâm nhiều đến các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Còn đối với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình lại thường ít tiếp cận với các nguồn cung cấp đầu vào và họ thường quan tâm đến số lượng sản phẩm, ít chú trọng tới việc đầu tư, mở rộng sản xuất hàng hoá. Và mức độ tiếp cận với các nguồn cung ứng đầu vào khác nhau là khác nhau. Theo bảng trên ta thấy nông dân tiếp cận nhiều nhất là hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp, sau đó là hội nông dân, Ngân hàng nông nghiệp và PTNTT, phòng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nũ và cuối cùng là các doanh nghiệp, các công ty. Theo kết quả điều tra thu được những đánh giá của nông dân về những nguồn cung ứng đầu vào như sau: 4.3.2 Đánh giá của người dân về hệ thống cung cấp vật tư nông nghiệp Đây là tổ chức được các hộ nông dân trên địa bàn tiếp cận nhiều nhất, tất cả các hộ nông dân đều tiếp cận với nguồn cung ứng này nhưng ở những mức độ khác nhau. Nhất là đối với nhóm hộ khá giả, sản xuất mang tính hàng hoá cao sử dụng phổ biến nguồn cung ứng này. Ở đây người dân có thể tiếp cận với nhiều đầu vào như: giống, vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV, kỹ thuật. a. Thuận lợi: - Đối tượng cung ứng phong phú, tất cả những ai có cầu thì đều được đáp ứng và có thể được cung ứng với khối lượng nhiều hay ít, cung ứng ở các thời điểm khác nhau do đó rất thuận tiện cho người dân. - Việc cung ứng thuận tịên, nhanh chóng đảm bảo thuận mua vừa bán, không cần các thủ tục rườm rà, phức tạp. Người dân có thể mua những thứ mình cần mà không cần giấy tờ hay các thủ tục phiền hà khác. Sau khi đưa tiền là người dân có quyền sở hữu món hàng đó. - Cơ chế mua bán dễ dàng: có thể mua chịu, mua khối lượng lớn và cả dịch vụ cung cấp tại nhà. Hiện nay ở các đại lý, hợp tác xã hay các cửa hàng tư nhân thì người mua có thể mua chịu hàng hóa cho đến khi được thu sản phẩm thì trả tiền( có tính lãi suất). Khi mua hàng hoá với khối lượng lớn thì người dân có thể được vận chuyển đến tận nhà. b. Hạn chế - Chủng loại hàng hoá chưa phong phú, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Ở các cửa hàng thường chỉ có các loại hàng hoá thông thường, chất lượng chưa cao, giá cả thấp và trung bình mà thiếu đi những sản phẩm hàng hoá mới, chất lượng cao, thiếu sự cập nhập những kỹ thuật tiến bộ, những công nghệ mới. - Cung ứng còn manh mún, đôi khi còn quan liêu, thiếu nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên bán hàng. Nhất là trong các cửa hàng thuộc quyền quản lý của Nhà nước, việc cung ứng còn mang tính qua loa, đại khái. Vẫn còn tình trạng bán các sản phẩm ngoài danh mục, nhiều quầy bán chưa đảm bảo vệ sinh. - Đối với những hộ nông dân nghèo hay các hộ có hoàn cảnh khó khăn thì vấn đề tiếp cận với những nguồn cung ứng này còn nhiều hạn chế do nguồn vốn đầu tư ít và sản xuất quy mô nhỏ. - Chưa có cơ chế bình ổn giá cả nên nhiều khi có sự chênh lệch khá lớn về giá giữa các đại lý lớn và các cửa hàng tư nhân, giá bán lẻ các mặt hàng còn tương đối cao. Giữa giá bán buôn khối lượng lớn với giá bán lẻ có thể chênh hàng nghìn đồng/kg, giá ở các cửa hàng tư nhân có thể cao hơn đại lý rất nhiều. 4.3.2 Đánh giá của người dân về Hội nông dân Đây là tổ chức gần gũi nhất và được nông dân tiếp cận phổ biến trên địa bàn huyện Phổ Yên. Bởi ngoài nguồn vốn người dân còn có thể được tiếp cận với các đầu vào khác như kỹ thuật, giống và các vật tư phục vụ sản xuất khác. Theo số liệu điều tra cho thấy có khoảng 90% các hộ nông dân tiếp cận với hội nông dân. a. Thuận lợi: - Với hệ thống tổ chức, hoạt động từ trung ương đến cấp xóm thì đây là tổ chức gần gũi nhất với người dân, có thể đáp ứng trực tiếp nhu cầu của người dân, xuất phát từ yêu cầu của người dân trong sản xuất mà các cấp hội cần có những giải pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời cho người dân. - Hội có thể trực tiếp hay phối hợp với các tổ chức, cơ quan chuyên môn khác để phục vụ yêu cầu sản xuất của người dân. Hội có thể phối hợp với Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông hay các doanh nghiệp, công ty tổ chức tập huấn kỹ thuật, mở lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho người dân, phối hợp với trạm thuỷ nông đảm bảo các vấn đề về tưới tiêu nước, phối hợp với trạm BVTV về vấn đề phòng trừ sâu, bệnh dịch, phối hợp với hệ thống vật tư nông nghiệp, các nhà máy chế biến để cung ứng đầu vào trả chậm hay thành phối hợp với ngân hàng thành lập các tổ vay vốn. - Thành viên của Hội là những người dân hoạt động với mục đích phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế cho chính bản thân hộ nên dễ thu hút sự tham gia, ủng hộ của người dân. - Khi tiếp cận với Hội nông dân thì các hộ có thể tiếp cận được với nhiều yếu tố đầu vào, nhiều nguồn cung ứng đầu vào. Không chỉ có nguồn vốn mà có cả các yếu tố đầu vào khác như: giống, vật tư, lao động, kỹ thuật… b. Hạn chế: - Do thiếu sự chủ động, phải phối hợp với các cơ quan khác nên nhiều khi các hoạt động cung ứng đầu vào cho nông dân còn chậm chạp. Nhất là các loại vật tư như phân bón, thuốc BVTV phục vụ sản xuất đôi khi không đảm bảo tính kịp thời vụ. Hộp 4.3: Cung ứng đầu vào của Hội nông dân Ý kiến của bà Đỗ Thị Lan xóm Trường Thịnh, xã Nam Tiến: Tôi đăng ký mua phân trả chậm của Hội nông dân xã để phục vụ vụ lúa sớm, theo thông tin thì chúng tôi sẽ nhận được phân từ đầu vụ để bón lót cho lúa nhưng thực tế đến tận khi làm cỏ đợt 1 chúng tôi mới có phân. - Do thiếu các cán bộ chuyên môn và sự phân công, phân nhiệm còn chưa hợp lý nên các thông tin đến với nông dân chưa kịp thời. Nhất là trong công tác phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng. Đôi khi phải đến lúc sâu bệnh phát triển trên diện rộng mới có ý kiến chỉ đạo thực hiện phòng, trừ dịch. - Chưa thực sự đi sâu, đi sát vào hoạt động sản xuất của người dân. Đặc biệt là trong hoạt động tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, hội xuất phát từ nhu cầu nước cho sản xuất phối hợp với trạm thuỷ nông đảm bảo vấn đề nước tưới cho đồng ruộng nhưng vấn đề này còn thực hiện chưa tốt, vẫn còn nơi thiếu nơi thừa, lúc cung cấp kịp thời lúc cung cấp chậm chạp. 4.3.3 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đây là tổ chức có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Phổ Yên thì nông dân còn hạn chế tiếp cận với nguồn cung ứng này. Qua đây người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất nhưng thực tế cho thấy tỷ lệ hộ giàu và trung bình tiếp cận với nguồn vốn này nhiều hơn các hộ nghèo. a. Thuận lợi: - Có thể vay số tiền tương đối lớn để đầu tư, mở rộng sản xuất. Hiện nay mỗi hộ nông dân có thể vay trên dưới 10 triệu đồng, đặc biệt khi có những đề án khả thi thì số tiền có thể lên đến hàng trăm triệu. - Đối tượng vay được mở rộng: vay phát triển trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng, doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất, trang trại vay để mở rộng quy mô. b. Hạn chế: - Thủ tục còn rườm rà, phức tạp do đó gây khó khăn cho người dân, nhiều người ngại làm thủ tục nên không tiếp cận với nguồn vốn này. Các hộ vay vốn phải qua các bước: hộ làm đơn → trưởng xóm ký → nộp ra xã đóng dấu → đưa lên ngân hàng→ cán bộ ngân hàng về khảo sát tại hộ sau đó mới xem xét cho hộ vay và được lĩnh tiền. - Cơ chế còn nhiều bất cập: những người không có thế chấp, không có nghề nghiệp không được vay, những hộ còn nợ cũ không được vay tiếp. (Trường hợp của chị Nguyễn Thị Dung ở xóm Trại xã Nam Tiến: trước đây chị Dung là công nhân nhưng giờ đã về nhà, nhà chị không có đất ruộng để sản xuất, chồng chị lại công tác ở xa, con còn nhỏ, chị muốn vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi nhưng không được vay với lí do không có tài sản thế chấp, không người thừa kế) - Số lượng tiền được vay ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nhất là đối với những hộ không có tài sản thế chấp và các hộ sản xuất quy mô lớn. Đối với những hộ làm kinh tế trang trại, tuy mức vay không thế chấp đã lên tới 10 triệu đồng nhưng vẫn còn là rất thấp so với nhu cầu phát triển sản xuất. Hộp 4.4: Số vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Ý kiến của ông Nguyễn Quang Trung chủ một trang trại ở xã Minh Đức: Tôi có một trang trại rộng gần 10ha, muốn đầu tư mở rộng sản xuất theo mô hình vườn- ao- chuồng- rừng. Tôi dự định tiến hành cải tạo đất trồng một số loại cây ăn quả như nhãn, vải, hồng không hạt, kết hợp đào ao thả cá, chăn nuôi lợn, gia cầm, trên đồi trồng chè cành và cây lâm nghiệp. Dự án của tôi dự kiến cần 300triệu đồng nhưng khi viết đơn vay vốn ngân hàng thì chỉ được phê duyệt vay 200triệu đồng, số vốn còn lại tôi phải tự xoay xở nên gặp rất nhiều khó khăn - Lãi suất còn cao và thời gian vay ngắn thường là vay ngắn hạn và trung hạn. Theo báo cáo của ngân hàng nông nghiệp và PTNT huyện Phổ Yên thì hiện nay mức lãi suất trung hạn là 1.05%/ tháng, và 75% số hộ vay vốn là vay ngắn hạn và trung hạn. 4.3.4 Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đây là tổ chức có vai trò quan trọng đối với người dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Là nơi cung ứng đầu vào lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tại đây nông dân có thể tiếp cận với kỹ thuật mới, cách làm mới, những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, những giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao… Nhưng trong thực tế hiện nay nông dân chưa tiếp cận nhiều với nguồn cung ứng này. a. Thuận lợi: - Có các cán bộ chuyên môn có trình độ kỹ thuật cao giúp đỡ bà con nông dân về mảng kỹ thuật. Các cán bộ có thể tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân. - Là cơ quan làm nhiệm vụ đẩy mạnh mối liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp do đó nhanh chóng, dễ dàng phổ biến những chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng, các cơ quan chuyên môn về vấn đề chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới cho nông dân. - Hiện nay nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện có xu hướng tăng dần lên tạo thuận lợi trong việc phổ biến kiến thức, kỹ năng, phương pháp sản xuất mới cho nông dân. Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của huyện qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển 07/06 08/07 BQ Toàn ngành 143878 185700 225210 129.07 121.28 125.11 - Trợ giá cây giống 61.1 90.81 130.1 148.69 143.27 145.95 - Tập huấn chuyển giao KHKT 45.25 50.103 60.1 110.72 120.00 115.27 - Xây dựng mô hình trình diễn 87.127 94.375 142.289 108.32 150.80 127.80 (Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phổ Yên) b. Hạn chế: - Thiếu cán bộ chuyên cấp cơ sở nhất là cán bộ khuyến nông để có thể trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân khi cần thiết. Hiện nay ở mỗi xã thường có một cán bộ nông nghiệp phụ trách tất cả các mảng trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn toàn xã. 4.3.5 Ngân hàng chính sách xã hội Đây là tổ chức mà nhiều hộ nông dân mà đặc biệt là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách tiếp cận phổ biến. Là nguồn cung cấp vốn phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ có học sinh, sinh viên,… Ở cấp cơ sở thì ngân hàng chính sách xã hội thực hiện uỷ thác cho các tổ chức quần chúng nên nông dân chưa thực sự thấy hết được vai trò của tổ chức này. a. Thuận lợi: - Lãi suất thấp. Hiện nay mức lãi suất cho các đối tượng của ngân hàng chính xã hội như sau: vay hộ nghèo 0.65%. tháng, vay vốn HS SV 0.5%/ tháng, vay xuất khẩu lao động 0.9%/ tháng. - Thực hiện uỷ thác cho các cấp hội cơ sở thành lập các tổ vay vốn nhỏ ở các chi hội nên thuận lợi cho nông dân tiếp cận với nguồn vốn vay. Ở cơ sở ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác cho hội nông dân, hội phụ nữ thành lập các tổ vay vốn ở các xóm thực hiện thủ tục vay tiền, thu lãi suất hàng quý giúp người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng này/ - Những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các gia đình chính sách có cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng rẻ. Đối với các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thì việc tiếp cận với nguồn tín dụng của ngân hàng nông nghiệp là không dễ dàng mà lãi suất lại cao do vậy với ngân hàng chính sách xã hội họ có thể tiếp cận với nguồn tín dụng lãi suất thấp và thủ tục cũng không quá phức tạp. b. Hạn chế: - Đối tượng cho vay còn thu hẹp: chỉ các gia đình trong diện chính sách mới được tiếp cận nguồn vốn này( hộ nghèo, cận nghèo, hộ có con em là học sinh, sinh viên,…) - Thủ tục vay vốn còn phức tạp, rườm rà cần nhiều loại giấy tờ, đơn từ và quá trình vay vốn vẫn còn các thủ tục xin chữ ký chờ xem xét, phê duyệt để được vay số tiền đó - Nguồn vốn vay còn ít chưa đáp ứng nhu cầu của người dân và còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện. Với đối tượng là HSSV thì mức vay tối đa là 8trđ/năm, còn đối với hộ nghèo thì mức vay thường từ 3-5 triệu đồng/hộ. 4.3.6 Hội phụ nữ Là cơ quan cung ứng đầu vào ở cơ sở có thể giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn, lao động, kỹ thuật… Tuy nhiên việc tiếp cận của nông dân với nguồn cung ứng này còn nhiều hạn chế. a. Thuận lợi: - Thành viên chính của hội là chị em phụ nữ nên dễ có thể hiểu và thông cảm cho nhau, có thể giúp đỡ nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật, nguồn vốn, lao động trong sản xuất. - Được tổ chức tới tận cấp xóm nên có thể nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng, kịp thời các yêu cầu của người dân. b. Hạn chế: - Hội viên là phụ nữ, là những người phải đảm đương nhiều công việc trong gia đình nên cơ hội, thời gian cho phụ nữ tham gia các hoạt động còn nhiều hạn chế. - Hoạt động cung ứng còn chưa phong phú nên chưa thu hút được nhiều hội viên tham gia. Hoạt động chủ yếu của hội là nhận uỷ thác của ngân hàng CSXH thông qua vay vốn chính sách và giúp đỡ chị em trong hội phát triển sản xuất. 4.3.7 Các doanh nghiệp, công ty phục vụ sản xuất nông nghiệp Đây là nguồn cung ứng đầu vào lớn và có rất nhiều triển vọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Nhưng trong thực tế thì nông dân chưa tiếp cận nhiều với nguồn cung ứng này. a. Thuận lợi: - Tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật mới, yên tâm sản xuất ở quy mô lớn, sản xuất hàng hoá cao. - Trực tiếp thu mua nông sản cho người dân nên có thể tạo ra thị trường ổn định, hạn chế những rủi ro về giá cả, giúp người dân yên tâm sử dụng các đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất. b. Hạn chế: - Chưa tạo được lòng tin trong nông dân, còn nóng vội trong đầu tư, phát triển chưa chú ý đến công tác nghiên cứu, tìm hiểu địa bàn, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán của địa phương. - Chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế, từ nhu cầu của nông dân. Hầu hết các doanh nghịêp chưa thực hiện được công tác tìm hiểu tình hình đầy tư phát triển sản xuất của người dân, chưa thu hút được sự tham gia của dân trong các dự án. - Còn chú trọng nhiều đến việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể để bảo vệ lợi ích của người dân. Bên cạnh đó người dân trên địa bàn huyện Phổ Yên còn tiếp cận với các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, kỹ thuật thông qua các nguồn cung ứng khác. Như vốn vay từ các tổ chức tín dụng phi chính thống, vay lãi suất cao, lao động từ các trung tâm, tổ chức giới thiệu việc làm hay dưới hình thức đổi công, kỹ thuật thông qua việc trao đổi kinh nghiệm giữa mọi người. Tuy nhiên mức độ tiếp cận của nông dân với các nguồn này là không nhiều và không phổ biến. Nhất là các vấn đề về lao động, do ở đây sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên thường sử dụng lao động gia đình và ít phải sử dụng lao động thuê. 4.4 Một số định hướng giải pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng đầu vào phát triển sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên 4.4.1 Định hướng - Tập trung, chú trọng công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đưa các giống cây trồng có tiềm năng năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như các giống lúa lai, ngô lai và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế như khoai tây, ngô nếp, các loại rau. Góp phần vào việc thu hút lao động, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động - Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn phối hợp với UBND các xã, thị trấn các tổ chức đoàn thể làm tốt công tác tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân. - Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức, triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp như dự án sản xuất chế biến tiêu thụ chè, dự án trồng rừng sản xuất theo chương trình 147, chương trình trồng cây nhân dân,… - Khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp cả về số lượng và chất lượng góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn. - Đẩy mạnh hoạt động chế biến, tiêu thụ và cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường liên kết 4 nhà để giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng đầu vào chất lượng tốt và ổn định tiêu thụ đầu ra - Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông lâm nghiệp, tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất đi đôi với coi trọng chất lượng sản phẩm. 4.4.2 Một số giải pháp 4.4.2.1 Giải pháp về vốn Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Kết quả điều tra cho thấy: hiện nay vốn sản xuất của các hộ nông dân còn thiếu và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất. Chính vì vậy để phát triển sản xuất cần cung cấp vốn đầy đủ cho các hộ nông dân. Để giải quyết tốt được vấn đề này, trước hết cần huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng cách khuyến khích người dân xây dựng quỹ tín dụng từ đó cho người sản xuất cần vốn vay. Ngoài ra, các tổ chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cần cải tiến cách cho vay đặc biệt là đối với nhóm hô j sản xuất quy mô nhỏ, cho vay lãi xuất ưu đãi để khuyến khích người nông dân phát triển sản xuất. Đối với nhóm hộ sản xuất quy mô lớn nhất là những trang trại khuyến khích và cho họ vay vốn lớn hơn để mở rộng quy mô phát triển sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời hạn cho vay cũng cần được xem xét cụ thể đối với từng nhóm hộ, những hộ vay để mở rộng quy mô thì thời hạn nên kéo dài 5 đến 7 năm để người dân yên tâm sản xuất, chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. - Tập trung vốn cho sản xuất nông nghiệp. Các chi nhánh ngân hàng cơ sở, quỹ tín dụng nhân dân cần căn cứ vào quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp để xây dựng các dự án đầu tư vốn vào từng đối tượng vay, phải phù hợp với quy hoạch của địa bàn. Trước mắt cần nhằm vào các mục tiêu như tăng thêm giá trị thu nhập trên 1ha đất canh tác, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho hộ nông dân, gắn kết giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. - Bằng nhiều vốn đầu tư khác nhau của Nhà nước và vốn tự có của nông dân, các doanh nghiệp, các ngân hàng cần mở rộng đối tượng đầu tư vốn trung, dài hạn đến các thành phần kinh tế để phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. - Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ phiền hà, bảo đảm hộ nông dân tiếp cận được nguồn tín dụng dễ dàng, thuận tiện để hạn chế việc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. - Đối với hộ nghèo, vốn cho vay phải gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Kết hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm với công tác chuyển giao khoa học công nghệ. 4.4.2.2 Mở rộng công tác khuyến nông Người dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và của huyện Phổ Yên nói riêng trình độ sản xuất chưa cao, nhận thức về khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Do vậy việc nâng cao năng lực và trình độ hiểu biết của người dân là rất cần thiết. Huyện cần có biện pháp đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến khích người dân tham gia công tác khuyến nông, mở các lớp phổ biến khoa học kỹ thuật cho người dân, đưa giống mới vào sản xuất, tạo điều kiện giúp đỡ người dân tiếp cận với những kỹ thuật mới. Hàng năm phải tổ chức định kỳ các lớp tập huấn về kỹ thuật ở tất cả các xã. Phải thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của người dân. Để làm tốt công tác khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông cùng với huyện cần làm tốt một số biện pháp: - Tăng cường đội ngũ khuyến nông cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho người dân một cách thường xuyên, có hiệu quả. - Phối hợp chặt chẽ với Đảng uỷ, chính quyền các cấp, các ngành chức năng tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. - Phối hợp với trạm BVTV, ban chỉ đạo sản xuất các xã, thị trấn làm tốt công tác dự tính, dự báo đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cây trồng. - Xây dựng các mô hình đưa giống vào sản xuất đồng thời thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông, lâm nghiệp. 4.4.2.3 Giải pháp về kỹ thuật - Công tác chọn, tạo giống mới: giống là một yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Do vậy trong thời gian tới, huyện cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm ra các chủng loại cây, con giống mới phục vụ cho người dân địa phương. Các chủng loại giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu được sâu bệnh, chịu thâm canh, những giống được tạo ra từ việc áp dụng các biện pháp lai tạo, nuôi cấy mô, đột biến… - Kỹ thuật canh tác: bao gồm hệ thống các biện pháp kỹ thuật như việc xây dựng quy hoạch cơ cấu cây trồng, chăm sóc bón phân, diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng,… + Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý để phát huy được thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm đặc trưng của vùng. + Sử dụng phân bón đúng mục đích, đúng liều lượng, phù hợp với từng loại đất để đảm bảo tăng năng suất, chất lượng cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tránh hiện tượng thoái hoá đất. Tăng cường sử dụng phân hữu cơ, trồng các loại cây phân xanh, sử dụng phân sạch, phân vi sinh đúng thời điểm. + Tăng cường công tác bảo vệ thực vật tại địa phương. Hướng dẫn các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV đúng cách, đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng để phòng trừ một cách có hiệu quả, tránh lạm dụng thuốc BVTV. Triển khai chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại IPM hạn chế tối thiểu thuốc hoá học, dùng thiên địch, bẫy sinh học và các chế phẩm sinh học. + Tăng cường việc sử dụng nhà lưới, phủ ly non, áp dụng các phương pháp tưới thích hợp cho từng loại cây, áp dụng những kỹ thuật công nghệ sinh học mới vào sản xuất. 4.4.2.4 Giải pháp về thị trường Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì thị trường có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất nông nghiệp thị trường là nhân tố rất quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Do vậy cần có các chiến lược tạo một thị trường ổn định cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh. - Đẩy mạnh hoạt động sản xuất, chế biến nông sản. Thành lập các trung tâm, các tổ hợp chuyên đứng ra thu mua nông sản, liên kết với các công ty, nhà máy chế biến cùng tiêu thụ sản phẩm. - Có cơ chế, hoạt động cung ứng sản phẩm đầu vào cho nông dân một cách ổn định, lâu dài. - Tìm kiếm các thị trường mới, tăng cường giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của địa phương - Tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu của thị trường để có chiến lược sản xuất, chế biến cho phù hợp. PHẦN V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Phổ Yên là một huyện thuần nông của tỉnh Thái Nguyên, nông nghịêp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các ban ngành đoàn thể và sự cố gắng của người dân địa phương mà sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều bước phát triển mới, đời sống của người dân được cải thiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít những khó khăn mà người dân gặp phải nhất là các vấn đề về giá cả thị trường, về tình hình cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra cho nông sản. Với việc tìm hiểu tình hình tiếp cận các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên, chúng tôi đưa ra một số kết luận: - Sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều bước phát triển mới nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vấn chậm, ngành trồng trọt vẫn chiếm ưu thế. Và hiện nay nhu cầu về các yếu tố đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất lớn. - Có rất nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ cung ứng đầu vào cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, trạm khuyến nông, ngân hàng, hội nông dân, hội phụ nữ,… Và hiện nay các cơ quan, tổ chức này đang hoạt động rất tích cực và đem lại những kết quả cao. - Nông dân tiếp cận tốt với các nguồn cung cấp đầu vào: sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích và có hiệu quả, thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, các lớp đào tạo nhằm năng cao hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, tăng cường đầu tư, áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó trong quá trình phát triển sản xuất còn có nhiều khó khăn cần khác phục: + Trình độ của người dân còn thấp, họ còn bảo thủ, chậm đổi mới do vậy việc đưa các giống mới, các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất còn nhiều hạn chế. + Tính đoàn kết của người dân chưa cao, khả năng liên kết hợp tác kém nên sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa phương, chưa mang tính hàng hoá cao để giao thương ra các huyện khác, các tỉnh khác. + Sản xuất nông nghiệp còn chạy theo lợi nhuận, không chú ý đến hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai và môi trường sinh thái. + Hiệu quả của tín dụng chưa cao, nhiều nguồn vốn đầu tư sử dụng chưa đúng mục đích, thường hay gặp rủi ro, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Do vậy trong thời gian tới các ban ngành đoàn thể cùng toàn dân trong huyện cần tích hơn nữa trong việc đầu tư, phát triển sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đưa huyện Phổ Yên ngày càng phát triển trở thành mũi nhọn của toàn tỉnh. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước - Tăng cường đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho người sản xuất. Xây dựng và củng cố mối liên kết bốn nhà: nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. - Tạo thị trường ổn định, lâu dài cho người dân, có chính sách cung cấp sản phẩm đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho người dân. Bình ổn giá cả để người dân yên tâm đầu tư mở rộng quy mô phát triển sản xuất. - Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và chế biến nông sản, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. 5.2.2 Đối với địa phương - Tăng cường công tác khuyến nông, phối hợp với các cơ quan có liên quan mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất mới, tham quan mô hình sản xuất tiên tiến, khuyến khích các hộ nông dân tham gia tiếp thu kỹ thuật mới. - Nâng cao tính tham gia của các tổ chức quần chúng vào hoạt động sản xuất của người dân, đưa tổ chức quần chúng trở thành cầu nối giữa khối hành chính công và người dân. - Có chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ chỉ đạo, xây dựng các mô hình cho thu nhập cao, công tác cung ứng giống cây trồng, thực hiện dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. 5.2.3 Đối với người dân - Đưa các giống mới, áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. - Hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, sử dụng phân bón cân đối, hợp lý. Tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, sử các chế phẩm sinh học. - Tích cực tham gia các buổi tập huấn, các khoá đào tạo để trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong sản xuất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu tình hình cung ứng đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn liên quan