- Amiga-DOS: Chỉ giới hạn với Commodore Amiga.
- Macintosh: Chỉ giới hạn với loại máy cùng tên. Cả Amiga và Macintosh thường có một mô hình sao chép kiểu DOS, trong đó có một số virus DOS có thể hoạt động và phá hủy chúng.
- OS/2: Đến nay gần như không bị virus vì là hệ điều hành ít được sử dụng. Hầu hết các loại virus DOS trở nên vô hại trên OS/2, mặc dù một số vẫn có thể tồn tại vì OS/2 chạy được các ứng dụng DOS.
- Unix: Những virus này cũng rất hiếm. Tuy nhiên, một số vẫn có khả năng lây sang PC chạy những bản sao Unix như XENIX.
- VMS, MVS.: (máy tính mini và máy tính lớn - minicomputers & mainframes). Chỉ có một số ít virus loại này phát tán qua mạng.
141 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tin học văn phòng chuyên nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương trình đó vào thư mục Quick Launch này. Ngược lại muốn xoá chương trình nào, bạn chỉ cần xóa biểu tượng chương trình đó khỏi thư mục Quick Launch.
Sau khi thao tác xong, bạn đóng thư mục Quick Launch và thấy trên thanh Quick Launch sẽ chứa biểu tượng các chương trình mà bạn đã thay đổi. Muốn khởi động nhanh chương trình nào, bạn chỉ cần kích chuột vào chương trình đó trên thanh Quick Launch.
Bài 3: Tạo Shortcut trên màn hình Desktop
Như ta đã biết, menu Start chứa toàn bộ các chương trình có trên máy tính. Muốn khởi động các chương trình này, bạn phải vào menu Start. Với các chương trình thường xuyên sử dụng, nếu phải vào menu Start để khởi động sẽ mất thời gian. Windows cho phép bạn tạo các shortcut của các chương trình cần khởi động trên màn hình Desktop. Khi đó, bạn chỉ cần kích đúp chuột vào shortcut là có thể khởi động được chương trình đó. Thực chất, shortcut chỉ là đường link để trỏ tới tệp gốc, thư mục gốc hoặc biểu tượng khởi động gốc của chương trình cần mở. Do vậy, bạn dễ dàng tạo, di chuyển và xóa các shortcut mà không ảnh hưởng đến chương trình gốc.
Để tạo một shortcut trên desktop, bạn thực hiện như sau:
- Mở thư mục chứa tệp gốc, thư mục gốc hoặc biểu tượng chương trình gốc.
- Kích chuột vào tệp gốc, thư mục gốc hoặc biểu tượng chương trình gốc cần tạo shortcut trên màn hình Desktop.
- Kích phải chuột và chọn Send to à Desktop. Khi đó, Windows sẽ tự tạo ra một shortcut cho chương trình vừa chọn trên màn hình Desktop.
Bài 4.4: Thiết lập các chương trình khởi động cùng hệ điều hành Windows
Trong quá trình sử dụng máy tính, có những chương trình bạn thường xuyên sử dụng khi bật máy tính, ví dụ như bộ gõ Vietkey hay chương trình quét virus...Để tiết kiệm thời gian khởi động chúng mỗi khi bật máy, Windows cho phép bạn thiết lập các chương trình khởi động cùng Windows trong chương trình Startup. Tất nhiên, bạn cũng không lên lợi dụng chức năng này quá, chỉ với những chương trình cần thiết phải sử dụng ngay khi làm việc với máy tính mới lên đưa vào Startup. Bởi nếu có quá nhiều chương trình trong Startup sẽ làm cho việc khởi động xong Windows mất thời gian nhiều hơn.
Để thiết lập các chương trình vào trong Startup, bạn thực hiện như sau:
- Kích phải chuột vào menu Start, chọn Open
- Kích đúp chuột vào thư mục Program
- Kích đúp chuột vào thư mục Startup
Muốn khởi động chương trình nào cùng hệ điều hành Windows, bạn chỉ cần copy và dán vào thư mục Startup biểu tượng khởi động của chương trình. Tương tự, bạn cũng có thể xóa các chương trình khởi động cùng Windows trong thư mục Startup.
Lưu ý: Tất cả các biểu tượng khởi động của các chương trình được cài đặt trong máy tính đều nằm trong các thư mục của chương trình đó theo đường dẫn C:\Program Files hoặc D:\Program Files, tùy theo hệ điều hành Windows được cài đặt vào ổ đĩa nào.
BÀI TẬP CHƯƠNG 4
1. Di chuyển thanh Taskbar sang bên trái màn hình Desktop. Sau đó đưa xuống dưới màn hình Desktop.
2. Hiển thị cửa sổ Properties của thanh Taskbar và xem các tính năng thiết lập.
3. Tạo shortcut chương trình NotePad trên màn hình Desktop.
4. Đưa chương trình khởi động Vietkey vào thư mục Startup.
Chương 5
QUẢN LÝ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
VỚI CONTROL PANEL
Bài 5.1: Giới thiệu cửa sổ Control Panel
Control Panel là cửa sổ chương trình cho phép bạn thiết lập và quản lý cấu hình, giao diện máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.
Để mở Control Panel, bạn thực hiện như sau:
- Kích chuột trái vào menu Start, chọn Control Panel với giao diện của menu Start XP hoặc chọn Settings à Control Panel với giao diện của menu Start cũ.
- Cửa sổ Control Panel xuất hiện hình 5.1. Đây là giao diện cửa sổ Control Panel mới của Windows XP.
Kích chuột vào đây để chuyển đổi giữa hai giao diện.
Kích chuột vào đây để chuyển đổi giữa hai giao diện.
Hình 5.1
Trong cửa sổ Control Panel được chia thành các chủ đề thực hiện những chức năng quản lý khác nhau. Bảng dưới đây mô tả các chủ đề có trong Control Panel:
Chủ đề
Mô tả
Appearance and Themes
Quản lý giao diện của màn hình Desktop, thanh Taskbar, menu Start và giao diện cửa sổ Windows
Network and Internet Connection
Quản lý kết nối mạng, kết nối Internet qua các hình thức kết nối
Add and Remove Programs
Quản lý việc cài đặt và dỡ bỏ các chương trình phần mềm và các thiết bị (driver) phần cứng
Sound, Speech and Audio Devices
Quản lý âm thanh và thiết lập các cấu hình cho các thiết bị âm thanh: loa, mic, điều chỉnh cường độ âm thanh
Performance and Maintenance
Quản lý tài nguyên máy tính, bảo dưỡng máy tính
Printer and Other Hardware
Quản lý máy in và các thiết bị khác như máy quét, máy Fax
User Accounts
Quản lý tài khoản người dùng
Date, Time, Language and Regional Options
Thiết lập các tùy chọn về ngày, giờ, ngôn ngữ hệ thống và các đặc tính theo vùng
Accessibility Options
Thiết lập các tính năng ảnh hưởng đến môi trường làm việc máy tính của người dùng, như điều chỉnh màu sắc, độ tương phản,…
Bạn có thể chuyển về giao diện cửa sổ Control Panel cũ đã quen thuộc trong Windows 98 hoặc Windows 2000 bằng cách kích chuột vào Switch to Classic view trong khung bên trái của cửa sổ Control Panel. Cửa sổ Control Panel trong chế độ Classic View bao gồm các biểu tượng thực hiện các chức năng quản lý, thiết lập khác nhau (hình 5.2).
Hình 5.2
Tiếp theo ta sẽ xét một số biểu tượng thường dùng trong cửa sổ Control Panel ở chế độ Classic View để quản lý máy tính và các thiết bị liên quan.
Bài 5.2: Thiết lập các tùy chọn về ngày, giờ, ngôn ngữ hệ thống
và các đặc tính theo vùng
- Thay đổi ngày giờ hệ thống
+ Kích đúp chuột vào biểu tượng .
+ Cửa sổ Date and Time Properties sẽ xuất hiện như hình 5.3.
Chọn năm bằng cách kích chuột vào mũi tên lên xuống
Chọn tháng
Ngày hiện tại được tô màu sáng, để chọn ngày kích chuột vào ngày cần chọn.
Chọn năm bằng cách kích chuột vào mũi tên lên xuống
Chọn tháng
Ngày hiện tại được tô màu sáng, để chọn ngày kích chuột vào ngày cần chọn.
Kích OK để hoàn thành
1. Kích chuột vào giờ hoặc phút hoặc giây cần điều chỉnh
Kích OK để hoàn thành
1. Kích chuột vào giờ hoặc phút hoặc giây cần điều chỉnh
2. Kích chuột vào mũi tên lên xuống để tăng hoặc giảm giờ; phút hoặc giây đã chọn ở bước 1.
2. Kích chuột vào mũi tên lên xuống để tăng hoặc giảm giờ; phút hoặc giây đã chọn ở bước 1.
Kích vào mũi tên và chọn múi giờ cho đúng với vị trí địa lý sử dụng. Ví dụ ở Việt Nam phải chọn là (GMT +07:00) Bangkok, HaNoi, Jakarta
Kích vào mũi tên và chọn múi giờ cho đúng với vị trí địa lý sử dụng. Ví dụ ở Việt Nam phải chọn là (GMT +07:00) Bangkok, HaNoi, Jakarta
Hình 5.3
+ Kích đúp chuột vào biểu tượng để thiết lập các tùy chọn về ngôn ngữ và các đặc tính của vùng. Vì đây là sản phẩm hệ điều hành Windows của Microsoft nên để các thuộc tính này ở chế độ mặc định.
Bài 5.3: Quản lý giao diện màn hình Desktop
- Kích đúp chuột vào biểu tượng để thiết lập các tính năng quản lý giao diện màn hình Desktop.
+ Chọn màn hình nền cho Desktop: Màn hình nền Desktop là các hình ảnh hiển thị trên màn hình Desktop nhằm trang trí cho màn hình nền Desktop những hình ảnh mà bạn ưa thích.
Chọn cách hình ảnh hiển thị trên màn hình Desktop (ở giữa, tiêu đề hoặc toàn bộ)
Hoặc kích vào đây để chọn file ảnh trong máy tính của bạn
Chọn hình ảnh cho màn hình nền Desktop
Xem trước màn hình nền Desktop
Kích vào Apply để hoàn thành
Chọn màu sắc hiển thị trên màn hình Desktop
Chọn cách hình ảnh hiển thị trên màn hình Desktop (ở giữa, tiêu đề hoặc toàn bộ)
Hoặc kích vào đây để chọn file ảnh trong máy tính của bạn
Chọn hình ảnh cho màn hình nền Desktop
Xem trước màn hình nền Desktop
Kích vào Apply để hoàn thành
Chọn màu sắc hiển thị trên màn hình Desktop
Hình 5.4
+ Sử dụng Screen Saver cho màn hình rỗi: Màn hình rỗi là những ảnh động, xuất hiện trên màn hình máy tính khi bạn không sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian nào đó.
Nếu tích vào tính năng này thì để chấm dứt màn hình rỗi cần nhập đúng Password
Xem trước kết quả màn hình rỗi
Xác định thời gian Windows rỗi sau bao lâu thì xuất hiện màn hình rỗi
Chọn chế độ tiết kiệm điện đối với màn hình monitor
Chọn màn hình rỗi
Nếu tích vào tính năng này thì để chấm dứt màn hình rỗi cần nhập đúng Password
Xem trước kết quả màn hình rỗi
Xác định thời gian Windows rỗi sau bao lâu thì xuất hiện màn hình rỗi
Chọn chế độ tiết kiệm điện đối với màn hình monitor
Chọn màn hình rỗi
Hình 5.5
+ Thay đổi màu sắc và kiểu dáng các cửa sổ Windows: Bạn đã làm việc quen với cửa sổ chương trình Windows. Tất cả các cửa sổ Windows đều có chung một màu sắc, hình dáng và font chữ trên đó. Trong Windows, bạn có thể thay đổi giao diện của các cửa sổ theo ý muốn cách làm được chỉ ra trên hình 5.6.
Hình 5.6
Trong đó:
Windows and Buttons
Cho phép bạn thay đổi kiểu hình dáng cửa sổ. Có hai lựa chọn:
+ Windows XP Style: Kiểu cửa sổ mới của Windows XP
+ Windows Classic Style: Kiểu cửa sổ truyền thống của Windows (có trong Windows 98, 2000)
Color Scheme
Cho phép chọn màu sắc xuất hiện trên đường viền của cửa sổ
Font Size
Cho phép bạn chọn cỡ chữ xuất hiện trên cửa sổ Windows
Effects
Kích chuột vào Effects sẽ xuất hiện hộp thoại Effect để thiết lập các hiệu quả đối với cửa sổ Windows
Addvance
Thiết lập các tùy chọn hiệu quả đối với Windows Classic Style
+ Điều chỉnh độ phân giải cho màn hình: Cần thiết phải điều chỉnh độ phân giải để phù hợp với từng kích cỡ của màn hình máy tính.
Kích apply để hoàn thành. Khi đó hộp thoại xác nhận sự thay đổi xuất hiện. Kích Yes để chấp nhận.
Giữ chuột và kéo để chọn độ phân giải thích hợp cho màn hình
Kích apply để hoàn thành. Khi đó hộp thoại xác nhận sự thay đổi xuất hiện. Kích Yes để chấp nhận.
Giữ chuột và kéo để chọn độ phân giải thích hợp cho màn hình
0.
Hình 5.7
Bài 5.4: Quản lý máy in và các thiết bị phần cứng khác
- Quản lý máy in
+ Kích đúp chuột vào biểu tượng
+ Cửa sổ Printers and Faxes sẽ xuất hiện như trên hình 5.8.
Hình 5.8
+ Nếu máy tính đã cài đặt máy in thì trong cửa sổ Printers and Faxes sẽ có biểu tượng máy in. Và muốn thiết lập các thông số cho máy in, bạn kích phải chuột vào biểu tượng máy in và chọn Properties.
+ Nếu máy tính chưa cài đặt máy in thì cửa sổ Printers and Faxes sẽ trống, khi đó muốn in được bạn phải có máy in kết nối vào máy tính và thực hiện việc cài đặt máy in.
- Quản lý chuột máy tính
+ Kích đúp chuột vào biểu tượng . Cửa sổ Mouse Properties sẽ xuất hiện
+ Thiết lập chức năng của các nút bấm chuột bằng cách kích vào thẻ buttons (hình.5.9)
Lựa chọn này cho phép bạn kéo chuột mà không phải giữ vào nút trái chuột.
Giữ và kéo chuột để điều chỉnh tốc độ nhanh chậm khi kích đúp chuột.
Kiểm tra tốc độ kích đúp chuột vừa thiết lập.
Lựa chọn này cho phép bạn đảo ngược lại chức năng của nút trái chuột và nút phải chuột.
Lựa chọn này cho phép bạn kéo chuột mà không phải giữ vào nút trái chuột.
Giữ và kéo chuột để điều chỉnh tốc độ nhanh chậm khi kích đúp chuột.
Kiểm tra tốc độ kích đúp chuột vừa thiết lập.
Lựa chọn này cho phép bạn đảo ngược lại chức năng của nút trái chuột và nút phải chuột.
Hình 5.9
+ Chọn hình dáng chuột bằng cách kích vào thẻ Pointers
Các giải thích về các biểu tượng chuột khác nhau
Kích vào mũi tên và lựa chọn các hình dáng khác nhau cho chuột.
Các giải thích về các biểu tượng chuột khác nhau
Kích vào mũi tên và lựa chọn các hình dáng khác nhau cho chuột.
Hình 5.10
+ Thiết lập các tùy chọn bằng cách cho chuột: kích vào thẻ Pointer Options: hộp thoại sẽ xuất hiện như trên hình 5.11.
Tích vào tính năng này để dễ dàng tìm thấy con trỏ
Không tích vào tính năng để chuột luôn xuất hiện
Lựa chọn tốc độ thay đổi các bước di chưyển
Hiển thị các bước di chuyển chuột
Giữ và kéo để lựa chọn tốc độ di chuyển chuột
Lựa chọn này cho phép chuột tự động trỏ đến nút mặc định trong các hộp thoại
Tích vào tính năng này để dễ dàng tìm thấy con trỏ
Không tích vào tính năng để chuột luôn xuất hiện
Lựa chọn tốc độ thay đổi các bước di chưyển
Hiển thị các bước di chuyển chuột
Giữ và kéo để lựa chọn tốc độ di chuyển chuột
Lựa chọn này cho phép chuột tự động trỏ đến nút mặc định trong các hộp thoại
Hình 5.11
Bài 5.5: Quản lý tài khoản người dùng
Tương tự như các phiên bản trước, Windows XP là hệ điều hành hỗ trợ nhiều người dùng. Mỗi người dùng cần có một tài khoản, bao gồm tên tài khoản (account) và password (nếu cần). Sau khi cài đặt, theo mặc định sẽ có 2 tài khoản là “Administrator” và “Guest”. (Tuy nhiên, “Guest” được đặt ở chế độ không hoạt động - Disabled). Số lượng tài khoản có thể tạo ra không hạn chế, tùy theo lượng người sử dụng máy. Người dùng có thể tùy biến các thông tin về hệ điều hành trong tài khoản của mình mà không làm ảnh hưởng đến tài khoản của người khác. Thông tin của từng tài khoản (bao gồm: giao diện, màu sắc của Windows, văn bản, danh sách các trang web ưa thích ...) sẽ được lưu trong một thư mục con có tên trùng với tên của tài khoản bên trong thư mục “Documents and Settings” trên ổ đĩa mà Windows XP được cài đặt.
Các kiểu tài khoản
Trong Windows XP có hai loại tài khoản chính là “Computer Administrator” và “Limited”. Thực tế đây là hai mức độ sử dụng máy khác nhau.
Một tài khoản “Limited” cho phép người chủ làm những việc sau:
- Thay đổi và loại bỏ password của chính mình.
- Thay đổi giao diện, màu sắc của hệ điều hành (theme and desktop settings).
- Xem thông tin trong các thư mục được chia sẻ (Shared Documents)
- Xem và sửa các thông tin do chính mình tạo ra.
Người chủ của một tài khoản “Computer Administrator” có thể làm tất cả những điều trên và:
- Tạo, thay đổi hoặc xóa bỏ các tài khoản.
- Thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống.
- Cài đặt tất cả các loại phần mềm và có thể xem mọi thông tin ở trên máy.
Để làm việc với các tài khoản (tạo mới, thay đổi password, ảnh ...), ta vào Control Panel, sau đó nhấn đúp chuột vào biểu tượng . Cửa sổ User Accounts xuất hiện với giao diện như hình 5.12. Nhìn vào cửa sổ User Account, ta có thể biết hiện có những tài khoản nào đã được tạo ra.
Hình 5.12
Truy nhập vào máy tính với tài khoản “Computer Administrator”, cửa sổ User Account cho phép bạn thay đổi các thuộc tính của tài khoản, tạo một tài khoản mới.
Tạo một tài khoản mới
Kích chuột vào dòng chữ Create a new account trên cửa sổ User Account.
Khai báo các thông tin cho account mới đang được tạo (hình 5.13).
3. Kích chuột vào Create Account để tạo tài khoản.
2. Phân quyền cho người chủ tài khoản
1. Nhập vào tên tài khoản mới. Sau đó kích chuột vào Next
3. Kích chuột vào Create Account để tạo tài khoản.
2. Phân quyền cho người chủ tài khoản
1. Nhập vào tên tài khoản mới. Sau đó kích chuột vào Next
Hình 5.13
Như vậy trong cửa sổ User Account lúc này xuất hiện tài khoản người dùng bạn vừa tạo (hình 5.14).
Hình 5.14
Thay đổi các thuộc tính của tài khoản người dùng
Kích chuột vào tên người dùng cần thay đổi thuộc tính trong cửa sổ User Account
Cửa sổ User Account của người dùng cần thay đổi sẽ xuất hiện. Muốn thay đổi thuộc tính nào, bạn kích chuột vào thuộc tính đó (xem hình 5.15).
Hình 5.15
+ Thay đổi tên tài khoản: kích chuột vào Change the name. Xóa tên cũ, nhập tên mới và kích vào nút Change name. Tài khoản của bạn sẽ mang tên mới nhập.
Hình 5.16
+ Tạo mật khẩu cho tài khoản chưa có mật khẩu hoặc thay đổi mật khẩu cho những tài khoản đã có mật khẩu: kích chuột vào Creat a password.
Nhập lại mật khẩu cho tài khoản.
Nhập mật khẩu cho tài khoản
Kích chuột vào Creat Password để tạo mật khẩu đã nhập cho tài khoản
Nhập lại mật khẩu cho tài khoản.
Nhập mật khẩu cho tài khoản
Kích chuột vào Creat Password để tạo mật khẩu đã nhập cho tài khoản
Hình 5.17
+ Thay đổi hình ảnh biểu tượng của tài khoản: kích chuột vào Change the picture, hộp thoại sẽ xuất hiện như hình 5.18.
Chọn một bức tranh bất kỳ
Kích chuột vào Change Picture để chấp nhận bức tranh đã chọn.
Chọn một bức tranh bất kỳ
Kích chuột vào Change Picture để chấp nhận bức tranh đã chọn.
Hình 5.18
+ Thay đổi kiểu tài khoản: kích chuột vào Change the account type. Chọn kiểu tài khoản mới và kích vào nút Change a ccount type để chấp nhận thay đổi.
+ Xóa tài khoản: kích chuột vào Delete the account , hộp thoại sẽ xuất hiện như trên hình 5.19.
Xóa tài khoản đồng thời xoá tất cả những file mà tài khoản đó tạo ra
Xóa tài khoản nhưng vẫn giữ lại những file mà tài khoản này tạo ra.
Xóa tài khoản đồng thời xoá tất cả những file mà tài khoản đó tạo ra
Xóa tài khoản nhưng vẫn giữ lại những file mà tài khoản này tạo ra.
Hình 5.19
BÀI TẬP CHƯƠNG 5
1. Thay đổi hình ảnh cho màn hình nền Desktop của máy tính và để ở định dạng center.
2. Tạo Screen Saver là tên của bạn chạy trên màn hình khi không sử dụng máy tính trong 2 phút.
3. Chỉnh thời gian, ngày tháng và múi giờ cho chính xác trên máy tính của bạn.
4. Điều chỉnh độ phân giải màn hình máy tính ở chế độ 1024x768 pixel. Sau đó chuyển về chế độ 600x800 pixel
5. Thay đổi hình dáng chuột theo lựa chọn của bạn.
6. Tạo một tài khoản mới với kiểu tài khoản giới hạn và xác định các thuộc tính cho tài khoản mới đó.
Chương 6
TỐI ƯU HÓA HỆ THỐNG VÀ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TÍNH
Bài 6.1: Định dạng lại đĩa mềm (Format)
Đĩa mềm là một công cụ lưu trữ dữ liệu tiện dụng và hiệu quả trong công việc văn phòng. Nhưng đĩa mềm rất dễ bị lỗi trong quá trình sử dụng. Một trong những cách khắc phục lỗi đối với đĩa mềm là bạn phải định dạng lại đĩa mềm (Format). Sau khi định dạng, toàn bộ dữ liệu trong đĩa mềm sẽ bị xóa, đĩa mềm có một định dạng mới. Dưới đây hướng dẫn các bước format đĩa mềm:
1. Đưa đĩa mềm cần định dạng vào ổ mềm
2. Kích đúp vào My Computer để mở thư mục My Computer.
3. Kích phải chuột vào biểu tượng của ổ đĩa mềm (ổ A), chọn Format. Hộp thoại Format xuất hiện như hình 6.1với một vài lựa chọn.
Tạo đĩa mềm khởi động.
Format ổ đĩa đồng thời nén các file và thư mục. Tính năng chỉ hỗ trợ với ổ có định dạng NTSF
Xoá toàn bộ thông tin trong đĩa mềm, nhưng không quét những vùng bị lỗi trên đĩa mềm.
Tạo đĩa mềm khởi động.
Format ổ đĩa đồng thời nén các file và thư mục. Tính năng chỉ hỗ trợ với ổ có định dạng NTSF
Xoá toàn bộ thông tin trong đĩa mềm, nhưng không quét những vùng bị lỗi trên đĩa mềm.
Hình 6.1
4. Kích chuột vào Start để bắt đầu quá trình Format. Thời gian format đĩa mềm thường mất hơn một phút. Khi format xong, hộp thoại Format Results xuất hiện với các thông tin về việc format.
Nếu trong quá trình hộp thoại Format Results thông báo rằng đĩa mềm có một số bytes trong cung từ bị lỗi, như vậy có nghĩa là đĩa mềm này đã hỏng sector, bạn không nên dùng.
5. Kích vào Close để đóng hộp thoại Format Results, kích vào Close để đóng cửa sổ Format.
Bài 6.2: Sửa lỗi ổ đĩa
Khi dùng quá lâu, lỗi bắt đầu xuất hiện ở ổ cứng máy tính, làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính. Tuy nhiên, hầu hết những lỗi ổ cứng là do những hao mòn và hỏng hóc thông thường nên cũng không quá nghiêm trọng. Windows cung cấp chương trình kiểm tra lỗi (Error-checking) cho phép xác định lỗi và sửa được những lỗi này. Thực hiện việc kiểm tra và sửa lỗi ổ cứng như sau:
1. Mở thư mục My Computer
2. Kích phải chuột vào ổ đĩa cần kiểm tra và sửa lỗi, chọn Properties. Ví dụ minh họa với ổ đĩa C.
3. Cửa sổ Properties sẽ xuất hiện như trên hình 6.2, chọn thẻ Tool
Hình 6.2
4. Kích chuột vào nút Check now để bắt đầu quá trình kiểm tra và sửa lỗi. Hộp thoại Check Disk xuất hiện với hai tùy chọn
Thực hiện kiểm tra lỗi các file và thư mục trong ổ đĩa đã chọn và kiểm tra bề mặt ổ cứng cho các lỗi phần cứng.
Lựa chọn này cho phép Windows tự động sửa lỗi nếu gặp mà không cần hỏi ý kiến bạn. Nếu không tích vào lựa chọn này, mỗi lần có lỗi lại xuất hiện cửa sổ thông báo và hỏi lại.
Thực hiện kiểm tra lỗi các file và thư mục trong ổ đĩa đã chọn và kiểm tra bề mặt ổ cứng cho các lỗi phần cứng.
Lựa chọn này cho phép Windows tự động sửa lỗi nếu gặp mà không cần hỏi ý kiến bạn. Nếu không tích vào lựa chọn này, mỗi lần có lỗi lại xuất hiện cửa sổ thông báo và hỏi lại.
Hình 6.3
5. Kích vào Start để bắt đầu kiểm tra lỗi. Cần nhớ rằng trong quá trình kiểm tra lỗi, không có tệp hoặc thư mục nào thuộc ổ cứng được chọn kiểm tra đang mở. Tốt nhất là bạn nên tắt mọi chương trình trong Windows.
6. Kích OK để đóng hộp thoại Results và kích OK để đóng cửa sổ Properties.
Bài 6.3: Phân mảnh ổ cứng (Defragment)
Thông thường máy tính lưu trữ mỗi tệp vào cùng một vị trí trong ổ cứng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ổ cứng có thể bị phân mảnh, nghĩa là thay vì lưu một tệp vào cùng một vị trí trong ổ cứng thì nó lại lưu một tệp vào những vị trí cách nhau trên ổ cứng, làm cho tệp đó bị phân mảnh. Kết quả là khi máy tính đọc tệp đó, nó phải đọc tệp ở những vị trí khác nhau thay vì đọc tệp một vị trí cố định, do đó làm chậm tốc độ đọc và xử lý của máy tính. Để tránh tình trạng này, Windows cung cấp chương trình phân mảnh ổ đĩa (Defragmenting Disk). Chương trình này sẽ phân tích và chuyển các tệp ở vị trí khác nhau về cùng một vị trí. Bạn nên thực hiện công việc phân mảnh ổ cứng mỗi tháng một lần.
Cách thực hiện việc phân mảnh ổ cứng như sau:
1. Mở My Computer
2. Kích phải chuột vào ổ cứng bạn muốn thực hiện phân mảnh, chọn Properties. Ví dụ minh họa cho ổ C.
3. Cửa sổ Properties xuất hiện, chọn thẻ Tool
Hình 6.4
4. Kích chuột vào nút Defragment Now. Cửa sổ Disk Defragment sẽ xuất hiện
Thực hiện việc phân mảnh
Kiểm tra tình trạng phân mảnh
Thực hiện việc phân mảnh
Kiểm tra tình trạng phân mảnh
Hình 6.5
5. Kích chuột vào nút Analyze. Chương trình Defragment Disk sẽ phân tích ổ đĩa được chọn và thông báo tình trạng phân mảnh của ổ đĩa đó và đồng thời khuyên bạn nên hoặc chưa cần thực hiện phân mảnh ổ đĩa.
Hình 6.6
6. Để thực hiện phân mảnh ổ đĩa, bạn kích chuột vào nút Defragment. Quá trình phân mảnh ổ đĩa bắt đầu. Việc phân mảnh ổ đĩa thực hiện khá lâu, với ổ đĩa có nhiều tệp phân mảnh thì việc phân mảnh có khi lên đến vài tiếng đồng hồ.
Lưu ý: Trong quá trình phân mảnh ổ đĩa, bạn nên đóng tất cả các ứng dụng chạy Windows.
7. Khi việc phân mảnh ổ đĩa hoàn thành, hộp thoại hoàn thành sẽ xuất hiện. Kích vào nút Yes để đóng chương trình Defragment Disk.
Chú ý: Nếu trong quá trình thực hiện phân mảnh ổ đĩa mà thông báo lỗi không thể thực hiện với một tệp nào đó thì bạn nên chạy chương trình kiểm tra lỗi ở bài 2, sau đó mới thực hiện phân mảnh ổ đĩa.
Bài 6.4: Làm sạch ổ đĩa (Disk Cleanup)
Sau một vài ngày làm việc, trên bàn làm việc của bạn chắc chắn sẽ xuất hiện những giấy tờ nháp, không còn cần thiết và bạn có thể bỏ đi khỏi bàn làm việc cho sạch sẽ và không bừa bãi. Ổ cứng máy tính cũng vậy, sau một thời gian làm việc, trong ổ cứng máy tính xuất hiện rất nhiều các tệp tạm, sinh ra khi sử dụng một ứng dụng nào đó. Khi ứng dụng đó hoàn thành, các tệp này không cần thiết nữa và có thể xóa khỏi ổ cứng để giải phóng dung lượng nhớ. Chương trình Disk Cleanup sẽ tìm và xóa các tệp đó cho bạn. Cách thực hiện như sau:
1. Mở My Computer
2. Kích phải chuột vào ổ cứng bạn muốn thực hiện làm sạch ổ cứng, chọn Properties. Ví dụ minh hoạ cho ổ C
3. Cửa sổ Properties sẽ xuất hiện như hình 6.7, chọn thẻ General
Hình 6.7
4. Kích vào nút Disk Cleanup. Windows sẽ tìm trong ổ cứng đã chọn, xác định có bao nhiêu tệp không cần thiết có thể xoá bỏ và sẽ tiết kiệm được bao nhiêu dung lượng khi xoá bỏ các tệp không cần thiết (hình 6.8).
Hình 6.8
5. Kích chuột vào OK. Disk Cleanup sẽ xoá những tệp đã chọn.
Bài 5: Cài đặt và gỡ bỏ chương trình phần mềm
Máy tính đem lại những tiện ích rất lớn là bởi những chương trình phần mềm tiện ích cài đặt trong máy tính. Cách thực hiện cài đặt chương trình phần mềm tiện ích như sau:
1. Bạn phải biết chắc chương trình cần cài đặt đã có trong ổ đĩa và biết rõ đường dẫn chứa tệp cài đặt của phần mềm cần cài đặt. Nếu bạn cài phần mềm từ đĩa CD thì phải đưa đĩa CD vào ổ CD-ROM.
2. Kích đúp vào biểu tượng trong Control Panel. Cửa sổ Add or Remove Programs xuất hiện như trên hình 6.9.
Hình 6.9
3. Kích chuột vào Add New Programs trên cửa sổ Add or Remove Programs. Trình hướng dẫn cài đặt xuất hiện và bạn thực hiện theo chỉ dẫn.
Kích chuột vào đây để cài đặt chương trình mới
Kích chuột vào đây để cài đặt chương trình mới
Hình 6.10
Kích vào nút Next để tiếp tục
Kích vào nút Next để tiếp tục
Kích chuột vào nút Browse để trỏ đến thư mục chứa file cài đặt, thông thường là các file setup.exe
Kích chuột vào nút Browse để trỏ đến thư mục chứa file cài đặt, thông thường là các file setup.exe
Hình 6.11
4. Khi đó tệp setup của chương trình cài đặt sẽ hướng dẫn các bước cài đặt của chương trình đó theo trình hướng dẫn Wizard.
Hoặc bạn có thể cài đặt chương trình theo một cách đơn giản hơn. Đó là bạn mở thư mục chứa tệp cài đặt, kích đúp chuột vào tệp cài đặt và thực hiện theo trình hướng dẫn của tệp cài đặt.
Tất cả các chương trình khi được cài đặt trong máy tính đều xuất hiện trong cửa sổ Add or Remove Programs. Muốn gỡ bỏ chương trình phần mềm nào, bạn chỉ cần chọn chương trình đó trong cửa sổ Add or Remove Programs và kích chuột vào Remove. Khi đó trình hướng dẫn gỡ bỏ xuất hiện và bạn thực hiện theo chỉ dẫn.
Bài 6.6: Cài đặt font chữ cho máy tính
Do tiếng Việt sử dụng một số bộ mã khác nhau như ABC, VNI, …Do vậy để đọc được các tài liệu sử dụng những bộ mã khác nhau, máy tính của bạn phải cài đặt các font chữ tương ứng. Các cài đặt font thực hiện như sau:
1. Kích vào biểu tượng trong cửa sổ Control Panel. Cửa sổ Fonts sẽ xuất hiện, khi đó bạn có thể biết được trong máy tính đã có những loại phông chữ nào.
2. Vào thực đơn File à Install New Font
Hình 6.12
3. Cửa sổ Add Fonts sẽ xuất hiện, thực hiện việc cài đặt thêm fonts như hướng dẫn trên hình 6.13:
6. Kích OK để bắt đầu quá trình cài đặt
5. Kích Select all nếu muốn cài đặt tất cả các font có trong danh sách
4. Danh sách các font sau khi đọc sẽ được hiển thị
3. Kích vào OK để đọc các font trong thư mục đã chỉ định.
1. Chỉ ra ổ đĩa chứa các font bạn định cài đặt vào máy tính
2. Chỉ ra thư mục chứa các font bạn định cài đặt
6. Kích OK để bắt đầu quá trình cài đặt
5. Kích Select all nếu muốn cài đặt tất cả các font có trong danh sách
4. Danh sách các font sau khi đọc sẽ được hiển thị
3. Kích vào OK để đọc các font trong thư mục đã chỉ định.
1. Chỉ ra ổ đĩa chứa các font bạn định cài đặt vào máy tính
2. Chỉ ra thư mục chứa các font bạn định cài đặt
Hình 6.13
Bài 6.7: Cài đặt các phần mềm điều khiển thiết bị phần cứng
Bất kỳ khi nào bạn lắp thêm một thiết bị phần cứng vào máy tính, để thiết bị đó có thể hoạt động được thì Windows phải “nhận” ra và giao tiếp được với thiết bị phần cứng đó. Phần mềm thực hiện công việc đó giữa thiết bị phần cứng và hệ điều hành máy tính gọi là “driver”. Một trong những ưu điểm nổi trội của hệ điều hành Windows XP là khả năng tự giao tiếp được thiết bị phần cứng vì trong đó đã tích hợp sẵn driver, do vậy bạn không phải cài đặt driver. Tuy nhiên có những thiết bị phần cứng, bạn phải cài đặt driver cho thiết bị đó thì máy tính mới có thể giao tiếp được. Cách cài đặt driver cho phần cứng thực hiện như sau:
Bạn phải chắc rằng thiết bị phần cứng đã được nối vào máy tính. Và bạn cũng phải biết đường dẫn chứa phần mềm driver cho thiết bị phần cứng cần cài đặt. Có thể phần mềm driver này nằm ở một thư mục trong máy tính của bạn hoặc ở đĩa CD và đĩa mềm (tùy theo mỗi thiết bị).
Sau đó kích phải chuột vào My Computer, chọn Properties; hoặc kích chuột vào biểu tượng trong cửa sổ Control Panel
Cửa sổ System Properties sẽ xuất hiện như hình 6.14, chọn thẻ Hardware
Hình 6.14
Kích chuột vào nút Add Hardware Wizard. Trình hướng dẫn cài đặt driver xuất hiện và bạn thực hiện các bước tiếp theo chỉ dẫn.
Bài 6.8: Nâng cấp Windows sử dụng tính năng Update Windows
Nếu máy tính của bạn có kết nối mạng Internet thì bạn có thể nâng cấp Windows nhờ việc cập nhật các tệp hệ thống, các dirver phần cứng và các bản service packs của nhà cung cấp. Để thực hiện việc cập nhật trên, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Vào Start à All Programs à Windows Update
- Trình duyệt Internet Explorer khởi động và kết nối đến trang Web Microsoft Windows Update. (Hình 6.15)
Kích vào đây để xem những bản update cần thiết cho máy tính
Kích vào đây để xem những bản update cần thiết cho máy tính
Hình 6.15
- Kích chuột vào Scan for updates. Chương trình Windows Update sẽ tìm kiếm và liệt kê các bản update mà máy tính có thể cập nhật.
Kích chuột vào đây để chọn bảng Update cho máy tính
Kích chuột vào đây để chọn bảng Update cho máy tính
Hình 6.16
- Kích chuột vào Add để chọn bản update cho máy tính.
- Sau khi chọn xong các bản update có thể có, kích chuột vào Review and Install updates và kích chuột vào Install Now để bắt đầu quá trình tải và cập nhật.
Bài 6.9: Khôi phục hệ thống (System Restore)
Máy tính có thể không hoạt động ổn định vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các lý do đều liên quan đến sự mất mát hoặc hỏng hóc của các tệp hệ thống. Windows XP có sẵn một tiện ích rất mạnh, có tên là “System Restore”, cho phép người dùng trở lại thời điểm mà hệ thống đang trong tình trạng hoạt động ổn định.
Để thực hiện được chức năng này bạn phải chắc rằng SYSTEM RESTORE đang hoạt động. Kích hoạt tính năng này bằng cách vào Start à All Programs à Accessories à System tool à System Restore.
Khi đó, để khôi phục lại hệ thống, bạn thực hiện như sau:
- Vào Start à All Program à Accessories à System tool à System Restore
- Chọn Create a restore point: Đánh dấu ra thời điểm phục hồiKích chuột vào Next để tiếp tục:
Hình 6.17
- Gõ một tên tùy ý vào: Restore point description mục đích là để ta đánh dấu thời điểm cần phục hồi
- Thực hiện xong bạn kích chuột vào nút Home để quay trở lại bảng System Restore ban đầu - Chọn Restore my computer to an earlier time, kích chuột vào Next để tiếp tục.
Hình 6.18
Bạn sẽ nhìn thấy thời điểm phục hồi mà bạn đã tạo phía trên có ghi rõ ngày giờ của thời điểm đó. Kích chuột vào Next để bắt đầu công việc phục hồi hệ thống.
Chú ý: Trước khi phục hồi, bạn nên đóng hết tất cả các chương trình ứng dụng lại và khi phục hồi bạn cũng không được kích hoạt bất kỳ chương trình nào khác.
Bài 6.10: Tạo tệp phục hồi (Backup)
Tính năng backup cho phép khôi phục lại các tệp dữ liệu khi hệ thống trục trặc.
Lưu ý: Để thực hiện được công việc này bạn phải đăng nhập với quyền Administrator hoặc bạn phải là người sở hữu các tệp, thư mục muốn lưu trữ (Backup).
Cách thực hiện như sau:
- Vào Start à All Programs à Accessories à System tools à Backup, sau đó chọn Next, bảng Backup or Restore winzard sẽ xuất hiện như hình 6.19.
Hình 6.19
- Chọn Back up files and settings, kích chuột vào Next để tiếp tục
Hình 6.20
- Chọn các Item mà bạn muốn Backup trong What to Back Up, rồi kích chuột vào Next để tiếp tục.
Hình 6.21
- Cần chọn ổ đĩa chứa tệp Backup bằng cách kích chuột vào Browse (chương trình luôn được mặc định là ổ A).
- Phần Type a name for this backup – đặt tên cho tệp Backup. Sau đó kích chuột vào Next.
- Kích chuột vào Finish để bắt đầu thực hiện công việc tạo tệp sao lưu.
Khi gặp sự cố với tệp hay thư mục này bạn muốn “bung” tệp BACKUP này trở lại bạn làm như sau:
- Vào Start à Program à Accessories à System tools à Backup à Next.
- Trong bảng Backup or Restore chọn: Restore files and settings.
- Bạn chỉ ra nơi lưu tệp BACKUP, sau đó kích chuột vào Next để phục hồi.
Bài 6.11: Tắt các ứng dụng bị treo
Nếu một ứng dụng nào đó đang kích hoạt mà bị treo, bạn không thể can thiệp bằng cách kích chuột hoặc bàn phím. Muốn sử dụng lại ứng dụng đó, bạn phải tắt ứng dụng đó đi và khởi động lại. Cách khắc phục sự cố này thực hiện như sau:
Ấn đồng thời tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete.
Cửa sổ Windows Task Manager xuất hiện, bạn chọn thẻ Applications
Kích chuột vào End Task để tắt chương trình đã chọn
Hiển thị tất cả các chương trình đang chạy trong Windows. Nếu chương trình nào có trạng thái (Status) là Not Responding thì có nghĩa là chương trình đó đang bị lỗi. Bạn kích chuột vào chương trình bị lỗi cần tắt.
Kích chuột vào End Task để tắt chương trình đã chọn
Hiển thị tất cả các chương trình đang chạy trong Windows. Nếu chương trình nào có trạng thái (Status) là Not Responding thì có nghĩa là chương trình đó đang bị lỗi. Bạn kích chuột vào chương trình bị lỗi cần tắt.
Hình 6.22
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
1. Làm sạch ổ đĩa chứa hệ điều hành Windows trên máy tính của bạn.
2. Kiểm tra lỗi ổ cứng chứa hệ điều hành Windows trên máy tính của bạn.
3. Thực hiện phân mảnh ổ đĩa chứa hệ điều hành Windows trên máy tính của
bạn.
4. Cài bộ font ABC vào máy tính của bạn.
Chương 7
SỬ DỤNG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG THƯỜNG GẶP
Ngoài việc sử dụng thành thạo hệ điều hành, bạn cũng hay sử dụng một số phần mềm ứng dụng phục vụ công việc văn phòng. Vì chúng hay được sử dụng nên thường được đưa vào khởi động cùng hệ điều hành Windows. Việc sử dụng thành thạo các chương trình phần mềm này sẽ giúp bạn khai thác tốt các ứng dụng của công nghệ thông tin vào công việc văn phòng.
Chương này sẽ hướng dẫn cách sử dụng các ứng dụng thường gặp, đó là:
- Sử dụng tiếng Việt và phần mềm Vietkey2000;
- Nén tệp, thư mục và phần mềm Winzip;
- Virus máy tính.
Bài 7.1: Sử dụng Font tiếng Việt trong máy tính và bộ gõ Vietkey
Hệ điều hành Windows là sản phẩm của hãng Microsoft (Mỹ). Do vậy, việc sử dụng bàn phím và nhập các dòng văn bản vào các chương trình ứng dụng máy tính chỉ hỗ trợ cho ngôn ngữ tiếng Anh. Trong khi đó tại Việt Nam, ngôn ngữ tiếng Việt với những đặc trưng của riêng nó, muốn thể hiện được tiếng Việt trên các chương trình ứng dụng của Windows yêu cầu phải có một bộ mã để hiển thị tiếng Việt và một bộ gõ để thể hiện các ký tự tiếng Việt. Có rất nhiều bộ mã và bộ gõ tiếng Việt đã ra đời trước yêu cầu đó. Trong phạm vi giáo trình này sẽ giới thiệu bộ mã và bộ gõ tiếng Việt được chuẩn hoá và hiện đang sử dụng phổ biến hiện nay, đó là bộ mã Unicode và bộ gõ Vietkey 2000.
1. Giới thiệu về bộ mã UNICODE
Trong thời gian vừa qua, việc không thống nhất sử dụng một bộ mã trong cả nước (miền Bắc dùng font ABC, miền Nam dùng font VNI) đã gây khó khăn không nhỏ trong việc trao đổi thông tin dư liệu giữa các đơn vị với nhau, đồng thời cũng gây nhiều trở ngại cho việc triển khai ứng dụng trên mạng Internet và mạng diện rộng (WAN).
Ngày 24/9/2001, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6909:2001 dựa trên bảng mã Unicode và ISO 10646 cùng với Quyết định số 72 của Thủ tướng Chính phủ về việc thống nhất sử dụng bảng mã tiếng Việt trong khối cơ quan Nhà nước là những cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất một bảng mã tiếng Việt duy nhất trong cả nước.
Ưu điểm chính của bộ mã tiếngViệt Unicode/TCVN 6909:2001:
- Có đầy đủ chữ hoa và chữ thường tiếng Việt.
- Cho phép tiếng Việt hội nhập với tất cả các ngôn ngữ chính khác trên thế giới.
- Không bị các lỗi mất chữ hoặc tranh chấp với các ký tự điều khiển.
Đảm bảo tính tuân thủ các tiêu chuẩn ISO 10646 và UNICODE, là những chuẩn được áp dụng trong các công nghệ tiên tiến. Được các hãng cam kết hỗ trợ trong các sản phẩm mới.
2. Yêu cầu cho việc triển khai TCVN 6909:2001
- Yêu cầu về thiết bị phần cứng
+ Máy tính từ 386 trở lên.
+ Bộ nhớ RAM: 16 MB (để có thể cài tối thiểu được Windows95 và Office 97).
+ Không gian đĩa cứng rỗi cho bộ gõ Vietkey: 150 KB, Font Unicode và bộ font ABC, VNI: 10 MB, bộ Vietkey Office: 1 MB.
- Yêu cầu về phần mềm.
+ Hệ điều hành: Windows 95/98, Windows NT, Windows 2000, Windows XP, Pocket PC 2002 hoặc Linux có kernel 2.0 trở lên.
+ Soạn thảo văn bản: Microsoft Office 97/2000/XP, Open Office.
+ Trình duyệt Web: Internet Explore 4.0 trở lên, Netscape 4.7 trở lên.
+ Thư tín điện tử: Outlook Express 5 trở lên, Netscape Mail 4.7 trở lên.
+ Cơ sở dữ liệu: MS Access 2000, SQL Server 6.5 trở lên, ORACLE ...
3. Giới thiệu chung về bộ gõ
Bộ gõ Vietkey là bộ gõ được ra đời từ rất sớm, phiên bản 1.0 phát hành năm 1993. Vietkey là một trong những bộ gõ tiếng Việt 32-Bit đầu tiên và cũng là một trong những bộ gõ đầu tiên được hỗ trợ Unicode. Bộ gõ Vietkey có nhiều tính năng ưu việt như:
- Nhỏ gọn, chỉ cần tệp duy nhất.
- Chạy trên tất cả các môi trường Windows 32-Bit, bao gồm: Windows 95/98. Windows NT, Windows 2000, Windows XP. Đối với MS Pocket PC cần phải có phiên bản khác là Vietkey CE.
- Hỗ trợ gõ nhiều ngôn ngữ phổ thông: Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức ...
- Hỗ trợ các bảng mã tiếng Việt phổ thông: ABC, VNI,... Unicode/TCVN 6909:2001. Riêng với Uncode, hỗ trợ các biểu diễn UTF-8, UCS2 (cho các môi trường Web), C-Style: Unicode cho môi trường lập trình C, C++(giao diện của bỗ gõ Vietkey như hình 7.1).
Hình 7.1
- Hỗ trợ nhiều kiểu gõ thông dụng ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài: TELEX, VNI, VIQR.
Hình 7.2
Có nhiều tính năng nâng cao: gõ tắt các từ mục không hạn chế, tự động chuyển chế độ Anh – Việt với kiểu gõ Telex, cho phép gõ lặp dấu - khử dấu là tính năng cũng do Vietkey Group cải tiến và đưa ra đầu tiên ở Việt Nam (1991).
Hình 7.3
4. Quy tắc gõ tiếng Việt
Quy tắc chung:
Các dấu mũ và dấu trăng ( ˘ ), dấu râu ( ’) phải gõ trực tiếp vào nguyên âm, dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) có thể gõ trực tiếp hoặc sau nguyên âm cần bỏ dấu từ 1 đến 3 ký tự tức là có thể bỏ dấu Việt ngay tại nguyên âm hoặc tránh lỗi 1 từ có nhiều dấu và với cách bỏ dấu tự động, dấu bao giờ cũng thống nhất do đó việc tìm kiếm, sắp xếp tiếng Việt mới có thể thực hiện được.
Trong trường hợp gõ sai dấu có thể gõ ngay dấu khác không cần phải xoá chữ để gõ lại.
Các phím dấu chỉ có tác dụng theo ngữ cảnh tức là nếu không có nguyên âm nào trong vùng tác dụng thì nó vẫn hiển thị như trong chế độ tiếng Anh, ví dụ phím “f” nếu đi sau chữ “a” thì sẽ thành chữ “à”, còn nếu gõ riêng nó vẫn hiện chữ f, tương tự như vậy trong kiểu gõ VNI, các phím số vẫn hiện lên là số nếu nó không đi sau nguyên âm có khả năng có dấu.
Với kiểu bỏ dấu tự động các phím dấu chỉ có tác dụng khi đằng sau nguyên âm có dấu chỉ có những âm hợp lệ:
Quy tắc gõ tiếng Việt kiểu Telex
Bảng dưới đây mô tả quy ước, ý nghĩa của các phím:
Phím
Tác động dấu
f
Huyền
s
Sắc
r
Hỏi
x
Ngã
j
Nặng
w
Dấu trăng trong chữ ‘ă’, dấu móc trong các chữ ‘ơ’, ‘ư’. Gõ phím ‘w’ đơn lẻ sẽ ra chữ ‘ư’
Z
Khử dấu (xoá dấu) đã đặt
Aa
Â
Aw
Ă
Ee
Ê
Oo
Ô
Dd
Đ
Ow,]
Ơ
W, Uw, [
Ư
Lặp dấu:
Phím
Kết quả
Ddd
Dd
Ooo
Oo
Eee
Ee
[[
[
]]
]
Cặp chữ ươ rất hay gặp trong tiếng Việt, để gõ nhanh cặp chữ này có thể gõ 2 phím ][ gần nhau và theo chiều hướng vào tâm bàn phím nên đạt được tốc độ co do giảm được một nửa số thao tác của các phím cách xa nhau uwow.
Ví dụ:
Gõ dòng chữ
Bằng dãy các phím
Nước chảy đá mòn
- Nwowcs chayr ddas monf
- N][cs chary ddas mofn
Thoòng
- Thooongf
Đường
- Dduwowngf
- D dwo wngf
- dD][ngf
Quy tắc gõ tiếng Việt kiểu VNI
Bảng dưới đây mô tả quy ước, ý nghĩa của các phím:
á
à
ả
ã
ạ
â
ơ
ă
đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Phím
Tác động dấu
1
Sắc
2
Huyền
3
Hỏi
4
Ngã
5
Nặng
6
Dấu mũ của các chữ ‘a’, ’e’, và ‘ô’
7
Dấu râu của chữ ‘ơ’ và ‘ư’
8
Dấu trăng của chữ ‘ă’
d9
đ
0
Khử dấu (xoá dấu)
Ví dụ:
Gõ dòng chữ
Bằng dãy các phím
Nước chảy đá mòn
- Nu7o71c cha3y d9al mo2n
- Nu7o7c1 chy3 d9al mon2
Thoòng
- Thoong2
Đường
- D9u7o7ng2
đã
- d9a4
5. Chuyển chế độ gõ tiếng Việt, tiếng Anh
Có thể chuyển độ gõ tiếng Việt sang chế độ gõ tiếng Anh (hay Nga, Pháp, Đức) bằng tổ hợp phím ALT-Z. Tổ hợp phím chuyển này có thể thay bằng tổ hợp phím khác hoặc trong mục Tuỳ chọn (Option). Thay đổi tổ hợp phím chuyển chế độ nhằm tránh các phím tranh chấp trong một số phần mềm chuyên dụng như Photoshop...
Kích phải chuột vào biểu tượng của Vietkey trên thanh Taskbar, chọn chế độ gõ Việt-Anh.
Bài 7.2: Hướng dẫn sử dụng Winzip 8.0
Winzip là một chương trình dùng trong công việc nén và giải nén các tệp hay thư mục lớn để chúng có kích thước nhỏ hơn tiện cho việc truyền tải, di chuyển các tệp hay các thư mục đó đi.
1. Cài đặt Winzip 8.0
- Trước tiên, ta mở thư mục chứa tệp cài đặt Winzip 8.0
Hình 7.4
- Trong thư mục chứa tệp cài đặt Winzip 8.0 ta chạy tệp winzip80.exe để tiến hành cài đặt.
- Sau khi kích chuột vào tệp cài đặt, hộp thoại Winzip 8.0 Setup sẽ xuất hiện như trên hình 7.5.
Hình 7.5
- Kích chuột vào nút Setup để tiếp tục.
- Xuất hiện hộp thoại Winzip Setup (hình 7.6).
Hình 7.6
- Bạn có thể thay đổi đường dẫn hoặc giữ nguyên đường dẫn mặc định và kích OK.
- Hộp thoại Winzip Setup kế tiếp xuất hiện như trên hình 7.7.
Hình 7.7
- Kích tiếp vào nút Next để tiếp tục.
- Hộp thoại License Agreement and Warranty Disclaimer xuất hiện như hình 7.8.
Hình 7.8
- Kích vào nút View License Agreement để xem thỏa thuận về bản quyền.
- Kích vào nút Yes để đồng ý và tiếp tục.
- Hộp thoại Winzip Setup xuất hiện (hình 7.9).
Hình 7.9
- Kích vào nút Next để tiếp tục.
- Hộp thoại WinZip Setup khác xuất hiện (hình 7.10).
Hình 7.10
- Chọn mục Start with the WinZip Wizard để bắt đầu chạy Winzip với công cụ trình thông minh.
- Chọn mục Start with WinZip Classic để bắt đầu chạy Winzip mà không sử dụng công cụ trình thông minh.
- Kích vào nút Next để tiếp tục.
- Hộp thoại WinZip Setup tiếp theo xuất hiện.
Hình 7.11
- Chọn Express setup rồi kích vào nút Next.
- Hộp thoại WinZip Setup tiếp theo xuất hiện.
Hình 7.12
- Kích vào nút Associations... để chọn các tệp sử dụng với WinZip.
- Hộp thoại WinZip Associations xuất hiện (hình 7.13).
Hình 7.13
- Đánh dấu check vào các tệp cần thiết mà bạn muốn.
- Kích vào nút OK.
- Hộp thoại WinZip Setup sẽ xuất hiện.
Hình 7.14
- Kích chuột vào nút Finish để hoàn thành việc cài đặt.
2. Hướng dẫn cách sử dụng WinZip
a. Nén một hay nhiều tệp thành một tệp. zip
- Khởi động chương trình WinZip bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình Desktop.
- Để tạo 1 tệp nén .zip, kích chuột vào nút New trên thanh Tools Bar.
Hình 7.15
- Xuất hiện hộp thoại New Archive, chọn đường dẫn và đánh tên tệp vào trong ô File name.
Hình 7.16
- Kích chuột vào OK.
- Hộp thoại Add xuất hiện, chọn các tệp cần nén (Giữ phím Ctrl để chọn từng tệp, hoặc chọn tệp đầu tiên rồi giữ phím Shift chọn tiếp tệp cuối để chọn hết tất cả tệp trong một thư mục).
Hình 7.17
- Kích vào nút Password để nhập Password để bảo mật tệp.
- Chọn Save full path info để lưu đầy đủ đường dẫn.
- Chọn Compression là Maximum (slowest) để nén tối đa nhưng chạy chậm hơn; càng nén càng chạy chậm. Tùy bạn chọn có muốn nén hay không.
- Kích nút Add để nén.
b. Giải nén một tệp nén
- Trước hết kích vào nút Open trên thanh Tools Bar.
Hình 7.18
- Xuất hiện hộp thoại Open Archive, chọn tệp nén cần mở và kích vào nút Open.
Hình 7.19
- Các tệp có trong tệp nén .zip xuất hiện trong khoảng dưới.
Hình 7.20
- Kích tiếp vào nút Extract để giải nén.
- Chọn thư mục để giải nén trong mục Extract to.
Hình 7.21
- Bạn có thể tạo thư mục mới bằng cách kích chuột vào nút New Folder
- Chọn Overwrite existing files để giải nén chồng lên những tệp đã có sẵn
- Chọn Skip older files để bỏ qua những tệp cũ
- Chọn Selected files để chỉ giải nén những tệp đã chọn.
- Chọn All files để giải nén tất cả các tệp có trong tệp nén.
- Chọn Files và đánh vào tên tệp cần giải nén.
- Kích vào nút Extract để giải nén.
Bài 7.3: Virus và phần mềm diệt virus
1. Định nghĩa về virus
- Là một tập hợp các chỉ dẫn;
- Được tạo ra một cách cố ý;
- Có khả năng tự nhân bản;
- Gây ra những tác động không mong muốn.
2. Đặc điểm của virus máy tính
- Không thể tồn tại độc lập mà phải dựa vào một ứng dụng nền nào đó;
- Tự nhân bản khi ứng dụng chủ được kích hoạt;
- Có một thời kỳ nằm chờ (giống như thời gian ủ bệnh), trong thời gian này không gây ra hậu quả gì.
- Sau thời kỳ nằm chờ mới bắt đầu phát tác.
3. Một số hình thức thể hiện của virus
- Các ứng dụng trên máy bất ngờ hoặc từ từ chạy chậm lại.
- Những biến đổi không thể lý giải về dung lượng của các ứng dụng trong các tệp có đuôi .EXE, .COM, .BAT, .SYS, .OVL.
- Máy tính có những biểu hiện bất thường, nhất là khi bạn đang chạy một chương trình mà bình thường không có vấn đề gì.
- Một chương trình nào đó không thể cài chính xác dữ liệu từ đĩa nguồn.
4. Những chương trình không phải là virus
- Bomb: một chương trình độc lập giống như Trojan mà ảnh hưởng chỉ giới hạn ở việc huỷ diệt một phần hệ thống (ứng dụng, dữ liệu) nhưng không giả dạng là một chương trình khác khi chạy.
- Lỗi lập trình (bug): một chương trình chính thức khi mang lỗi logic có thể gây thiệt hại bất ngờ cho hệ thống, mặc dù mọi trình tự thực hiện đều được tuân thủ đúng.
- Lỗi người sử dụng: nhiều người vẫn thường phủ nhận điều này khi sự cố xảy ra và nghĩ là virus. Việc mất dữ liệu, chương trình hoặc thiệt hại ổ cứng do nhập lệnh sai.
5. Một số động thái thông thường do virus gây ra
Định dạng lại ổ cứng, phá huỷ dữ liệu (ví dụ như virus Dark Avenger).
- Gây ra những thay đổi bất thường trên các ký tự được gõ vào (virus Teatime).
- Cứ vài phút một lần, tung ra những thông điệp vô tác dụng (virus Stoned).
- Khiến máy tính hoạt động như thể màn hình hoặc ổ đĩa có trục trặc (virus Jerusalem-B).
6. Virus thường ẩn náu ở đâu?
- Trong rãnh ghi của đĩa mềm. Đây là một chương trình nhỏ hoạt động mỗi khi máy tính được khởi động. Chương trình này thường hiển thị trên màn hình thông điệp "Non-system disk or disk error" (không có đĩa hệ thống hoặc đĩa lỗi).
- Đính kèm trong bất cứ một chương trình nào: chia sẻ, tên miền công cộng hoặc thương mại.
- Nhúng (embeded) trong tệp ẩn của hệ thống như IO.SYS và MSDOS.SYS trên đĩa hoặc ổ đĩa khởi động.
- Vùng lưu trữ riêng trên ổ cứng.
7. Virus phát tán như thế nào?
- Thông qua việc kinh doanh, sao chép hoặc ăn cắp phần mềm trên đĩa mà không rõ nguồn.
- Những nhân viên bán hàng đưa phần mềm vào giới thiệu trên máy của khách.
- Nhân viên bảo trì sử dụng đĩa chẩn đoán có virus trên máy của khách.
- Bảng thông báo (bulletin board) và nhóm người sử dụng chung. Ví dụ: loại #2 & #3 chiếm tới trên 80% tất cả số vụ lây nhiễm tại các địa chỉ doanh nghiệp. Loại #1 chiếm phần lớn số còn lại. Loại #4 chỉ chiếm chưa đầy 5%.
8. Khi nào virus kích hoạt?
- Vào một số lần máy tính khởi động (ví dụ như virus Stoned, kích hoạt vào máy tính theo chu kỳ 8 lần khởi động).
- Vào một ngày nhất định trong năm (virus Michelangelo hoạt động vào các ngày 6/3, đúng ngày sinh của danh họa Italy).
- Một ngày nhất định trong tuần (virus Sunday).
- Một ngày nhất định trong tháng (virus Thứ 6 ngày 13, Thứ 7 ngày 14).
- Tất cả các ngày, trừ một ngày cụ thể (virus Israeli hay Suriv03, không hoạt động vào các thứ 6 ngày 13)
- Chỉ xảy ra đúng một ngày duy nhất (virus Century kích hoạt vào ngày 1/1/2000, viết số 0 lên tất cả những đĩa có kết nối, xoá dữ liệu, ứng dụng, thư mục, bảng phân bổ tệp…).
- Chỉ hoạt động trong một chu kỳ nhất định sau khi lây nhiễm (virus Plastique chỉ hoạt động trong 1 tuần).
- Kích hoạt ngay sau khi lây nhiễm vào một lượng tệp nhất định (virus MIX/1 kích hoạt sau khi lây vào 6 tệp).
- Kích hoạt sau một số lần gõ bàn phím nhất định (virus Devil's Dance kích hoạt sau 2.000 lần người sử dụng gõ phím; đến lần thứ 5.000 sẽ phá hủy dữ liệu trên đĩa cứng và in ra thông điệp mang tên nó).
- Vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày (virus Teatime chỉ hoạt động từ 15h10 đến 15h13, và cứ sau 11 lần người sử dụng gõ phím nó lại phá hỏng một ít dữ liệu).
- Kết hợp bất kỳ một số hoặc tất cả những kiểu trên cộng thêm với những yếu tố khác mà bạn có thể tưởng tượng ra.
9. Phân loại virus
a. Theo phương thức lây lan (vector)
- Virus rãnh ghi khởi động: Không truyền qua hệ thống bảng tin BBS mà lây lan qua đĩa mềm hoặc hộc băng từ (trường hợp thứ 2 thì hiếm). Sau khi xâm nhập, virus nằm chờ ở bộ nhớ trong quá trình khởi động nóng (warm boot) và lây nhiễm vào rãnh ghi của tất cả những đĩa khác trong hệ thống, kể cả đĩa cứng và mềm.
- Virus chương trình: Có thể truyền đi nhờ qua các chương trình trên đĩa mềm, trên BBS và trên mạng. Một số chỉ tấn công vào tệp command.com; số khác lại không lây nhiễm vào đối tượng này để tránh bị phát hiện.
b. Theo hệ điều hành
- DOS: Chiếm số đông và đa dạng nhất do sự phổ biến của hệ điều hành này.
- Amiga-DOS: Chỉ giới hạn với Commodore Amiga.
- Macintosh: Chỉ giới hạn với loại máy cùng tên. Cả Amiga và Macintosh thường có một mô hình sao chép kiểu DOS, trong đó có một số virus DOS có thể hoạt động và phá hủy chúng.
- OS/2: Đến nay gần như không bị virus vì là hệ điều hành ít được sử dụng. Hầu hết các loại virus DOS trở nên vô hại trên OS/2, mặc dù một số vẫn có thể tồn tại vì OS/2 chạy được các ứng dụng DOS.
- Unix: Những virus này cũng rất hiếm. Tuy nhiên, một số vẫn có khả năng lây sang PC chạy những bản sao Unix như XENIX.
- VMS, MVS...: (máy tính mini và máy tính lớn - minicomputers & mainframes). Chỉ có một số ít virus loại này phát tán qua mạng.
10. Danh sách 10 nhà cung cấp phần mềm diệt virus hàng đầu thế giới
- Symantec
- Sophos
- Panda Software
- Network Associates
- MessageLabs
- Kaspersky Labs
- F-Secure
- Computer Associates
- Ikarus
- Trend Micro.
BÀI TẬP CHƯƠNG 7
Thực hành cài đặt các chương trình phần mềm Vietkey2000, WinZip và chương trình diệt virus trên nền hệ điều hành Windows XP.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1- Các khóa đào tạo ngắn hạn:
TT
Tên khoá học
Thời lượng (buổi)
1
Xây dựng và quản trị mạng LAN
10
2
Các hệ điều hành mạng
- WinNT
- Windows 2000 Advanced server
- Red Hat Linux
- Unix - Sun solaris
10
10
10
10
3
Quản trị mạng và các thiết bị mạng
10
4
Thiết lập và quản trị hệ thống mailserver
10
5
Thiết kế, xây dựng và quản trị Website
10
6
Các khoá đào tạo tin học theo yêu cầu
Tùy chọn
2- Các chương trình đào tạo trung hạn từ 5 đến 7 tháng
2.1- Tin học văn phòng chuyên nghiệp
2.2- Quản trị mạng chuyên nghiệp.
3- Cho thuê phòng máy đào tạo và các dịch vụ đào tạo liên quan.
TIN HỌC VĂN PHÒNG CHUYÊN NGHIỆP
HỌC PHẦN M2
SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ MÁY TÍNH
Chịu trách nhiệm xuất bản
LƯU ĐỨC VĂN
Biên tập: TRẦN VŨ THƯỞNG
BÙI NGỌC KHOA
Chế bản:
Sửa bản in:
Trình bày bìa:
NHÀ XUẤT BẢN BƯU ĐIỆN
Trụ sở: 18 - Nguyễn Du, Hà Nội
Điện thoại: 04-9432438, 9431283 Fax: 04-9431285
E-mail: bientap@hn.vnn.vn
Chi nhánh: 27 - Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08-9100925 Fax: 08-9100924
E-mail: chinhanh-nxbbd@hcm.vnn.vn
LƯU HÀNH NỘI BỘ
LƯU HÀNH NỘI BỘ
In 500 cuốn, khổ 19 x 27 cm tại Công ty in Bưu điện
Số xuất bản: 39/382/XB - QLXB
In xong và nộp lưu chiểu tháng 8/2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_windowsxp_2692_3733.doc