Tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông vừa là sản phẩm vừa là sự phản ánh trở lại
đời sống vật chất của xã hội Hmông. Nó phản ánh khát vọng bảo tồn dân tộc, khát vọng
bảo vệ sự sinh tồn và hùng cường của dân tộc Hmông trong lịch sử. Từ những lý do đó,
người Hmông luôn đề cao giá trị cố kết cộng đồng nhất là cộng đồng dòng họ. Tôn giáo,
tín ngưỡng người Hmông là bức tranh phản ánh kinh tế - xã hội tộc người. Đồng thời
tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông còn là nguồn sử liệu quan trọng khi nghiên cứu
lịch sử, quá trình phát triển, di cư và đấu tranh bảo tồn bản sắc dân tộc Hmông. Nó còn
thể hiện sự khát khao của dân tộc này về một cuộc sống no đủ và xã hội được yên bình.
108 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5689 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng tín
ngưỡng ấy là yếu tố cốt lõi tạo dựng nên sự cố kết chặt chẽ của cộng đồng, góp phần
giúp dân tộc này không bị “tan vỡ” hay “hòa đồng” trong bối cảnh họ trở thành nhóm
dân tộc thiểu số ở nhiều quốc gia và đang chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố văn
hóa mới, nhất là sự phát triển của phong trào toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển...
Trong những hoạt động tâm linh ấy, thờ cúng tổ tiên giữ một vị trí cơ bản. Những lễ
nghi hướng về tổ tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người
đã khuất mà thực sự là hành động tỏ rõ ý thức hướng về cội nguồn, bảo vệ văn hóa dân
tộc. Nghi lễ ấy hiện diện trong từng gia đình, từng dòng họ và tồn tại trong toàn bộ chu
kỳ sinh hoạt hàng năm của đồng bào. Hơn thế, dấu ấn của tín ngưỡng tổ tiên còn in đậm
trong cả chu kỳ đời người của họ. Nó thể hiện ở mọi thời điểm khác nhau, ngay từ lúc
họ cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành, về già và chết đi...
Ngày nay, tuy đã trở thành cư dân của nhiều địa phương khác nhau có những nơi
rất phát triển và có những nơi lạc hậu nhưng đại bộ phận cộng đồng người Hmông ở các
địa phương đó vẫn trân trọng gìn giữ lễ thức thờ cúng tổ tiên như quá khứ của tổ tiên
mình truyền lại qua các đời người. Có khác chăng là trong cuộc sống hiện đại, những
ngôi nhà, căn hộ của họ ở các thành phố, thị trấn không thể hiện hữu bàn thờ tổ tiên
cũng như việc thực hiện các nghi lễ cúng tổ tiên một cách thường xuyên. Trong hoàn
cảnh ấy họ vẫn ý thức được trong lòng mình về truyền thống, phong tục tập quán của
đồng bào mình.
Nếu coi thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng đa thần là yếu tố cốt lõi trong văn hóa tâm
linh truyền thống của người Hmông thì tín ngưỡng dòng họ thực sự là nét văn hóa tâm
linh điển hình mang tính đặc thù của dân tộc này. Nói cách khác, nếu trong văn hóa ứng
xử, dòng họ được coi là nền tảng cơ bản cấu thành nên xã hội Hmông và đóng vai trò
quan trọng trong sự cố kết của cộng đồng Hmông thì tín ngưỡng dòng họ chính là “chất
keo” vô cùng cần thiết tạo nên sự “kết dính” của cộng đồng đó. Chính bởi vậy, dòng họ
đã trở thành yếu tố đặc thù của xã hội Hmông truyền thống và những nghi lễ liên quan
đến dòng họ là điển hình của sự đặc thù ấy. Điều cần đề cập là, những đặc trưng tín
ngưỡng của dòng họ ở người Hmông được thể hiện một cách rất riêng thông qua các
“ký hiệu” hay các “kiêng kỵ”. Mang đậm yếu tố vật linh giáo, tô tem giáo đến mức quá
chi tiết, quá tỉ mỉ càng cho thấy sự cần thiết biết bao của tín ngưỡng dòng họ đối với
cộng đồng những người cùng huyết thống và cả cộng đồng tộc người. Chính những yếu
tố đó đã tạo nên những nét “rất Hmông” trong văn hóa tâm linh nói riêng, văn hóa tộc
người nói chung ở dân tộc này. Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những yếu tố văn
hóa bên ngoài, nhưng tín ngưỡng dòng họ vẫn tồn tại một cách bền vững, và nhờ đó
quan hệ dòng họ ở dân tộc Hmông dường như vẫn được bảo vệ vững chắc so với mối
quan hệ dòng họ của nhiều nhóm tộc người khác.
Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia về người Hmông lại chú ý rất nhiều đến
Saman giáo ở người Hmông khi nghiên cứu về văn hóa tâm linh của dân tộc này. Hầu
hết họ đều khảng định, hoạt động Txir Nênhz ở người Hmông cũng như lễ cấp sắc ở dân
tộc Dao là những điển hình cho sự tồn tại của tín ngưỡng Saman - một loại hình tôn
giáo cổ đại đặc sắc của nhân loại còn lưu giữ đến ngày nay. Quả thực, trong thế giới đa
thần của người Hmông thầy Saman là người duy nhất có thể tiếp xúc được với các vị
thần ma, hiểu biết được thế giới của người chết, giúp giải quyết những tai ương, bệnh
tật cho từng người hay cho cả cộng đồng. Điều cần nói là, sự hiện diện của thầy pháp
Saman và Saman gắn chặt với nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Hmông, những
quan niệm về thế ứng xử giữa con người với con người và giữa con người với thiên
nhiên ở đồng bào. Nó đáp ứng những nhu cầu cần thiết về “đường lý đường lẽ” trong
văn hóa tâm linh và cách ứng xử của họ. Chính vì vậy, thầy pháp Saman còn tham gia
vào các mối quan hệ xã hội truyền thống của người Hmông. Họ trở thành nhân vật
không thể thiếu trong mỗi làng, mỗi vùng của dân tộc này và hoạt động Saman giáo là
hoạt động thiết yếu trong lối sống truyền thống của đồng bào.
Thời gian qua đi, những đổi thay về mọi mặt trong đời sống của người Hmông đã
làm cho vai trò của thầy Saman và hoạt động Saman giáo giảm đi. Song những gì đang
diễn ra cho thấy, chừng nào người Hmông con chấp nhận thế giới đa thần thì chừng đó
Saman giáo vẫn tồn tại và vẫn là một yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa tín ngưỡng của
dân tộc này.
Có thể nói, tín ngưỡng truyền thống của người Hmông là một phần vô cùng quan
trọng phản ánh sự phong phú, tính đa dạng và đặc thù của văn hóa Hmông. Nó được tạo
dựng bởi nhiều yếu tố mà nền tảng là sự gắn kết của các hoạt động thờ cúng tổ tiên, tính
đặc trưng của những lễ nghi liên quan đến dòng họ và sự phổ biến của tín ngưỡng
Saman. Điều cần lưu ý là, mặc dù người Hmông là cư dân nông nghiệp nương rẫy song
những lễ nghi nông nghiệp ở đồng bào lại tỏ ra rất mờ nhạt trong khi họ có cả hệ thống
tín ngưỡng phản ánh tính cộng đồng chặt chẽ mà điển hình là những lễ nghi liên quan
đến cộng đồng dòng họ. Rõ ràng, tín ngưỡng của dân tộc này luôn thể hiện xu hướng
liên kết, ràng buộc. Yếu tố tâm linh ấy đã góp phần rất lớn tạo dựng nên sự đặc thù của
văn hóa Hmông truyền thống và cũng là thành tố góp phần làm cho mối quan hệ xã hội
truyền thống của người Hmông vốn đã khép kín lại càng khép kín hơn. Tâm lý “giữ cái
gốc” luôn trỗi dậy và sự tiếp nhận cái mới trở lên khó khăn đối với họ. Từ xa xưa, đồng
bào đã truyền bảo nhau:
“Làm ăn làm uống có thể học người ta.
Làm “ma” làm “khách” mình không thể theo người ta được”
Điều đó có nghĩa trong văn hóa mưu sinh họ có thể tiếp nhận cách làm ăn của
những cộng đồng khác. Song, trong quan hệ xã hội và tín ngưỡng tôn giáo, người ta
không muốn chấp nhận bất cứ yếu tố ngoại lai nào. Nói như vậy để thấy, trong truyền
thống, văn hóa tộc người đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng và ứng xử của người Hmông ít
có sự thay đổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi thứ ở dân tộc này đều bị đóng
kín bởi ở mỗi thời điểm nhất định, dù có hay không có sự tiếp nhận cái mới thì đồng
bào vẫn tự điều chỉnh tập quán sống của mình để thích ứng với hoàn cảnh mới hay điều
kiện sống mới, đó là lẽ tồn tại tự nhiên.
Cuộc sống mới với những yếu tố văn hóa mới đã và đang tác động mạnh mẽ đến
văn hóa tín ngưỡng của người Hmông. Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển đang đặt
ra những thách thức cho đồng bào này. Làm sao có thể vừa phát triển vừa bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa tín ngưỡng của người Hmông? Đó thực sự là cả vấn đề. Rõ
ràng, một số yếu tố của văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng Hmông có
chiều hướng không còn thích hợp khi điều kiện sống của đồng bào đã thay đổi và ngày
càng phát triển. Hoạt động của thầy pháp Saman dần trở nên ít đi khi nhu cầu của người
dân giảm dần do công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giáo dục được nâng cao.
Nhiều lễ nghi tín ngưỡng của đồng bào trở thành sức nặng khi đòi hỏi vật chất vượt quá
sự cố gắng của họ... Không ít người cho rằng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo truyền
thống của người Hmông mang nhiều yếu tố lạc hậu; rằng thầy pháp Saman là biểu trưng
cho những gì cổ hủ cần phải thay đổi... Cũng có ý kiến lại khẳng định, không thể coi
mọi hoạt động tâm linh truyền thống của đồng bào là tiêu cực, tốn kém lạc hậu... răng
nếu xóa bỏ thì có nghĩa xóa bỏ những gì tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc này và lấy
gì để gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Với người Hmông, những yếu tố văn hóa tín ngưỡng truyền thống đã thực sự là
những thành tố tạo dựng nên bản sắc văn hóa của dân tộc này. Nó chứa đựng cả những
tích cực và không tích cực theo cách nhìn tư mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển.
Một số khía cạnh của nó cần phải được thay đổi, đồng thời nhiều yếu tố cần được giữ
gìn, bảo tồn và phát huy. Điều quan trọng là, chính người Hmông phải ý thức được và
quyết định sự giữ gìn hoặc thay đổi ấy.
Bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc Hmông đang đứng trước thách thức do nhịp
điệu phát triển của cuộc sống, do những tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập và phát
triển, phong trào toàn cầu hóa, những vấn đề về sắc tộc - tôn giáo...Và cho dù hiện
tượng tiếp nhận đức tin mới đang diễn ra ở người Hmông suốt những năm qua thì đại đa
số người Hmông ở Lào Cai đã, đang và vẫn duy trì văn hóa tín ngưỡng truyền thống của
dân tộc mình.
3.1.2. Một số yếu tố tín ngưỡng truyền thống bị mai một hoặc không còn tồn
tại
Các làng người Hmông cư trú phân tán rải rác cách nhau vài Km. Nhiều làng du
canh du cư mang tính chất biệt lập, heo hút. Môi trường sống của người Hmông gần
như khép kín ở hai địa bàn: nơi ở (làng) và nơi làm việc là (nương rẫy). Môi trường
sống biệt lập, bị giới hạn trong một địa bàn nhỏ hẹp, giao tiếp trong làng chỉ giới hạn
phạm vi giữa người làng với nhau là chủ yếu. Đồng thời, kinh tế tự cung tự cấp, người
Hmông sản xuất ra tất cả (trừ muối và dầu hỏa), nhu cầu thiết yếu đều được tự đáp ứng.
Môi trường khép kín, giao tiếp hạn chế giao lưu văn hóa không được mở mang đã đẻ ra
tính bảo thủ theo “cái lý” của người Hmông. Họ không có nhu cầu về điều kiện để thay
đổi nếp sống. Chính vì vậy mà sản phẩm tinh thần của đồng bào cũng mang tính ổn
định, họ ít tiếp thu văn hóa ngoại lai. Điều đó giải thích tại sao người Hmông cho đến
nay lại giữ được nguyên vẹn bản sắc dân tộc mình, trong đó có tín ngưỡng truyền thống
của họ.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây, do sự phát triển chung của xã hội, cộng đồng
người Hmông đã dần bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường và văn hóa ngoại lai. Chính
trong quá trình hội nhập và phát triển đó một số yếu tố tín ngưỡng truyền thống bị mai
một hoặc không còn tồn tại trong đời sống tinh thần người Hmông, thậm chí, ở vùng
Bảo yên, Bảo Thắng, Bắc Hà...người Hmông còn chối bỏ tín ngưỡng gia đình truyền
thống, cả thờ cúng tổ tiên, đi tìm đức tin mới là “Vàng chứ” theo quan niệm của đạo Ki
tô và Tin lành.
Trong những năm gần đây với sự phát triển kinh tế và sự hội nhập của người
Hmông vào xu hướng chung của xã hội hiện đại thì một số hình thức tín ngưỡng
truyền thống sẽ bị mai một hoặc thay đổi khi không còn phù hợp với sự phát triển
toàn diện của thời đại mới. Tính bảo thủ, cổ hủ, lạc hậu trong tín ngưỡng dân gian sẽ
dần bị loại bỏ. Trước đây các hình thức ma chay, cúng bái của đồng bào tốn rất
nhiều tiền của, thời gian và hiện nay các hình thức đó tuy có giảm nhưng vẫn còn là
vấn đề nổi cộm. Trong những năm gần đây, khi kinh tế của đồng bào phát triển và
trình độ dân trí đang được nâng cao thì các hình thức cúng bái, ma chay sẽ đơn giản
đi rất nhiều. Cụ thể, lễ đám ma trước đây của đồng bào thường kéo dài cả tuần vừa
tốn kém về kinh tế vừa mất vệ sinh cho cộng đồng, nhưng những năm gần đây, do sự
tuyên truyền của Đảng và Nhà nước cùng với sự nhận thức của đồng bào được nâng
cao thì các lễ ma chay đã giảm xuống còn hai đến ba ngày... Như vậy xu hướng
trong tương lai thì các hủ tục trong tín ngưỡng của đồng bào sẽ bị loại bỏ hoặc đơn
giản hóa đi để phù hợp với xu hướng phát triển chung của cộng đồng.
Các loại hình tín ngưỡng truyền thống đang chi phối mạnh mẽ đời sống tinh thần
của người Hmông. Trong đó các lễ hội dân gian thực sự là động lực của văn hóa. Trước
hết nó giải quyết nhu cầu về tín ngưỡng, niềm tin của đồng bào vào các mùa bội thu
trong năm, niềm tin vào sự giúp đỡ về mọi khó khăn trong cuộc sống của tổ tiên và các
thần linh khác. Ngoài ra nó còn tạo ra một ngày hội vui vẻ để đồng bào vơi đi sự mệt
nhọc trong suốt chu kỳ lao động sản xuất một năm đầy vất vả. Các ngày lễ hội như
“Gầu tào”, “Nào xồng”... là những nhu cầu đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, suốt một
thời gian dài, các ngày hội này lại bị cấm đoán vì lý do mê tín, vì sợ những người về lễ
hội mâu thuẫn, xô xát. ở nhiều nơi lễ hội không được tổ chức, suốt thập kỷ 60 đến đầu
thập kỷ 90, lế hội “Gầu tào” vắng mặt ở Bắc Hà, Simacai, Mường Khương. Hầu hết các
thanh niên trong làng không được đi dự lễ hội, hội chỉ còn trong ký ức của người già.
Thanh niên không biết các nghi thức của ngày hội, nữ thanh niên không biết cảnh hát
hội “chù gầu tào”. Một số lễ thức khác như lễ đuổi rủi ro “Tu su”, lễ ăn ước “Nào
Sồng”, lễ cúng “Lùng sán”...hiện nay rất ít khi được tổ chức.
Hiện nay, do điều kiện phát triển chung của xã hội và trình độ dân trí của đồng
bào được nâng cao cho nên vai trò của thầy pháp Sama đã bị mờ nhạt. Người Hmông
cho rằng, thầy pháp Saman không chỉ có vai trò phát hiện nguyên nhân mà cũng sẽ
giúp gia đình, cá nhân hay tập thể giải trừ bệnh tất, tai ương rủi ro. Vì vậy mỗi khi
một thành viên trong gia đình bị ốm thì việc đầu tiên người Hmông làm là đi tìm
thầy pháp Saman để cúng trừ tà, ma chừa cho người bệnh. Trước đây người Hmông
không biết đến bệnh viện khi bị bệnh tật thậm chí có nhiều trường hợp nguy kịch mà
thầy pháp saman không cúng được thì chấp nhận chết ở nhà chứ không mời thầy
thuốc. Trong những năm qua đại đa số người Hmông chữa bệnh bằng phương pháp
cúng bái, nhưng những năm gần đây người Hmông đã dần thay đổi thói quen chữa
bệnh bằng cúng bái chuyến sang khám chữa bệnh ở trạm y tế. Ngoài ra đồng bào
không còn tin một cách mù quáng vào các thuật phù thủy của Saman giáo.
3.2.3. Tín ngưỡng của người Hmông đã, đang và vẫn tiếp tục bị lợi dụng vào
mục đích phi tôn giáo, tín ngưỡng
Trong sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của người Hmông từ trước đến nay ít
nhiều đều có mặt tiêu cực. Hay nói cách khác, một số cá nhân hoặc vài tổ chức nào đó
lạm dụng sinh hoạt tín ngưỡng của đồng bào để trục lợi cá nhân. Lạm dụng lòng tin của
đồng bào để hoạt động mê tín dị đoan như bói toán, yểm bùa và một số hành vi lừa đảo
khác gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của người dân, thậm chí còn làm
hao tiền tốn của và cả dẫn đến chết người. Một số tổ chức phản động còn chia rẽ gây
mất đoàn kết trong cộng đồng người Hmông, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước, lôi kéo đồng bào chống đối lại chính quyền, quay lưng lại
với dân tộc. Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại lai vào cộng đồng người
Hmông thì sự lạm dụng đó thể hiện rất rõ trong đạo Công giáo và đạo Tin lành, nhất là
đạo Tin lành.
Những hoạt động của đạo Tin lành trong vùng đồng bào Hmông với những mục đích
phi tôn giáo đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến vấn đề đảm bảo an ninh chính trị
- xã hội và hủy hoại văn hóa truyền thống cụ thể là:
Việc kích động người Hmông theo Vàng Chứ - Tin lành là âm mưu thâm độc của
đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch hòng lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc chống phá
cách mạng nước ta.
Cuộc vận động người Hmông theo Vàng Chứ xuất hiện đầu tiên vào những năm
đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX ở bang Côlôrađô (Hoa Kỳ) nơi có 5000 người Hmông di
tản từ Lào sang sinh sống. Đạo Vàng Chứ do người Mỹ tạo ra từ tổ chức tôn giáo có tên
là Christan Alliance do một người Hmông tên là Trớn và Khùng đứng đầu. Chính Trớn
và Khùng đã tung người về Thái Lan, miền Nam Trung Quốc, Lào và Tây Bắc Việt
Nam để tuyên truyền Vàng Chứ. Công cụ đắc lực của tuyên truyền Vàng Trứ vào vùng
người Hmông là đài FEBC. Đài này là một bộ phận của công ty phát thanh viễn thông
do Tin lành Mỹ dựng lên, có trụ sở đặt tại bang Caliphocnia. Còn Manila - Phi Lip pin
chỉ là trạm truyền sóng. Đài FEBC không chỉ tuyên truyền qua sóng phát thanh mà còn
trực tiếp cử người về Lào Cai tiếp xúc với người Hmông năm 1995. Mặt khác, âm mưu
của Mỹ nhằm thành lập quốc gia của người Hmông ở vùng Tây Nam Trung Quốc, Bắc
Lào và Tây Bắc Việt Nam nên chúng thường xuyên kích động người Hmông theo Vàng
Chứ di cư tự do đến vùng Chà Cang Mường Lay tỉnh Lai Châu hoặc sang Lào. Sau khi
xẩy ra hiện tượng bạo loạn ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch lại tuyên truyền người
Hmông theo Vàng Chứ bỏ quê hương di cư tự do vào Tây Nguyên.
Vấn đề người Hmông theo đạo Vàng Chứ còn gây nên tình trạng chia rẽ dân tộc,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Người Hmông theo Vàng Chứ - Tin lành trái phép
bài xích người Hmông không theo, gây mâu thuẫn trong nội bộ từng dòng họ, gia đình,
lòng người Hmông. Xã hội người Hmông truyền thống tôn trọng vai trò già làng, trưởng
bản, trưởng họ. Nhưng hiện nay, nhiều thanh niên, trung niên theo kẻ xấu truyền đạo
trái phép đã mâu thuẫn, gây xung đột với các già làng. Từng gia đình, làng bản luân xẩy
ra mâu thuẫn giữa người theo đạo và người không theo đạo. Mặt khác, vấn đề thao đạo
trái phép còn gây mâu thuẫn nghi kỵ giữa người Hmông và các dân tộc khác trong vùng
dẫn đến tình trạng xã hội người Hmông vùng Tây Bắc luôn có nguy cơ xáo trộn, không
ổn định.
Vấn đề theo đạo Vàng Chứ còn dẫn đến tình trạng một bộ phận không nhỏ người
Hmông chối bỏ văn hóa truyền thống, gây đứt đoạn văn hóa và nhiều loại văn hóa.
Người Hmông tiếp nhận đạo Vàng Chứ bỏ thờ cúng tổ tiên, chối bỏ tín ngưỡng thờ ma
nhà, du nhập các nghi lễ lạ, gá lắp tôn giáo ngoại lai. Nguy cơ đánh mất giá trị văn hóa
truyền thống, mất bản sắc văn hóa dân tộc đang diễn ra khá nhanh ở vùng đồngbào người
Hmông theo đạo Vàng Chứ.
Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng truyền thống dân tộc bị loại bỏ đó là việc tổ chức các
lễ hội cộng đồng như lễ Nào Xồng, lễ Gầu Tào, lễ cúng rừng... Với quan điểm tôn giáo
độc thần, kẻ truyền đạo Tin lành đã chối bỏ các lễ hội của cộng đồng bởi những lễ này
là sản phẩm của tôn giáo đa thần. Tin lành chỉ thừa nhận một mình có chúa, không thừa
nhận thần linh khác như thần núi, thần sông, thần thổ địa. Nhằm xóa bỏ đi những thuần
phong, mỹ tục cũ, đã dẫn đến sự đánh mất đi những giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa
truyền thống của mỗi dân tộc, từ đó làm mất đi tính đa dạng trong văn hóa của các dân
tộc, điều mà các tổ chức quốc tế cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang rất chú
ý quan tâm đầu tư để bảo tồn.
Những người theo đạo Tin lành đã và đang tạo nên những nguy cơ có thể dẫn đến
sự mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở một số địa bàn trong tỉnh: Tranh chấp đất
đai; tụ tập đông người để hành đạo; không tuân thủ pháp luật; di cư tự do; gửi đơn thư
đi nhiều nơi, nhất là đến các cá nhân, tổ chức nước ngoài nhằm vu cáo, nói xấu cán bộ,
tổ chức đảng, chính quyền các cấp của ta vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tín ng-
ưỡng, tôn giáo...từ đó gây áp lực đối với chính quyền, dễ dàng tạo ra cái cớ để cho bên
ngoài can thiệp sâu vào nội bộ của ta...Lòng tin của một bộ phận đồng bào theo đạo Tin
lành đối với Đảng, chính quyền bị giảm sút...
Vì vậy, vấn đề người Hmông theo đạo Vàng Chứ không phải là vấn đề tôn giáo,
văn hóa đơn thuần mà là vấn đề dân tộc, vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Lôi
kéo người Hmông theo đạo Vàng Chứ thực chất là âm mưu của các thế lực thù địch
nhằm thực hiện chiến lược diễn biễn hòa bình trong vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược
trọng yếu đối với an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc
Dự báo tình hình năm 2008 và những năm tiếp theo chắc chắn tình hình hoạt động của
đạo Tin lành sẽ còn diễn biến phức tạp theo các chiều hướng sau:
- Khi triển khai cho đăng ký sinh hoạt đạo theo điểm nhóm thì ở những nơi chưa
được đăng ký sẽ tiếp tục gửi đơn đến các cấp chính quyền để xin được cho đăng ký
sinh hoạt tôn giáo tập trung. Số tái theo đạo và mới theo đạo sẽ còn tiếp tục tăng và có
thể lây lan sang các thôn, bản, xã, dân tộc khác.
- Các tổ chức và cá nhân Tin lành nước ngoài sẽ tăng cường xâm nhập vào địa bàn
để truyền đạo; xây dựng cốt cán, tạo dựng ngọn cờ tôn giáo ở những địa bàn trọng yếu
về an ninh, quốc phòng; tiếp tục các hoạt động vu cáo, gây áp lực đối với chính quyền
các cấp.
- Hệ phái Tin lành Liên hữu Cơ đốc vẫn phát triển và hoạt động mạnh hơn trên địa
bàn tỉnh. Hệ phái Phúc âm ngũ tuần tiếp tục lôi kéo tín đồ và gây dựng các nhóm đạo ở các
xã và huyện trong tỉnh. Các hệ phái Tin lành khác có thể sẽ tiếp tục thâm nhập vào địa bàn
tỉnh như Chứng nhân Giê-Hô-Va, Báp Tít...
- Các hệ phái Tin lành Việt nam Miền Bắc và Liên hữu Cơ đốc sẽ tiếp tục mở các
lớp bồi dưỡng giáo lý cho những người đứng đầu các điểm nhóm; đề nghị với các cấp
chính quyền công nhận các nhóm đạo cơ sở; phong thêm mục sư, truyền đạo và
HTTLVNMB có thể sẽ xin được chính quyền cấp đất và làm nhà nguyện, nhất là những
điểm nhóm đã và sẽ được cho đăng ký sinh hoạt đạo tập trung.
- Tình hình di dịch cư tự do và hướng di cư tự do trong đồng bào Mông nói chung,
số người theo đạo Tin lành nói riêng sẽ còn diễn biến phức tạp, khó đoán. Trước mắt có
thể sẽ có thêm số người di cư đi các tỉnh Tây Nguyên phía Bắc…tạo nên những phức
tạp mới.
Vì vậy có thể nói, tín ngưỡng của người Hmông sẽ còn bị lợi dụng vào mục đích
phi tôn giáo tín ngưỡng của các thế lực thù địch. Không những là mục tiêu trước mắt
mà còn là chiến lược lâu dài của chúng nhằm chia rẽ dân tộc tiến tới lật đổ chế độ của
nhân dân ta.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào Hmông
Người Hmông muốn gìn giữ tín ngưỡng truyền thống và tiếp cận với những giá trị
tinh thần mới phải nâng cao được dân trí. Dân trí trở thành một yếu tố quyết định đối
với ý thức của người dân trong tín ngưỡng truyền thống cũng như sự tiếp cận có hiểu
biết về các nền văn hóa lạ. Vì vậy, nâng cao dân trí của người Hmông là yếu tố sống
còn trong sự nghiệp phát triển khinh tế - xã hội và bản sắc dân tộc của đồng bào. Muốn
vậy, trước hết cần chú trọng các vấn đề sau:
* Nâng cao trình độ học vấn cho người Hmông
Trong tình trạng người Hmông có trình độ thấp như hiện nay thì nâng cao dân trí
trở thành một nhu cầu cấp bách. ở Lào Cai trình độ học vấn của người Hmông rất thấp,
tỷ lệ số người dân biết đọc biết viết vào loại thấp nhất toàn quốc. Người Hmông là một
trong hai dân tộc ở Lào Cai có tỷ lệ người dân từ 5 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường
cao nhất tỉnh là 34%. So với các tỉnh khác , tỷ lệ người Hmông ở Lào Cai không đến
trường vào loại cao nhất, cao hơn tỷ lệ người Hmông không đến trường toàn quốc. Như
vậy tỷ lệ người Hmông mù chữ ở Lào Cai rất lớn. Song ngay cả những người đã đến
trường, trình độ học vấn của họ cũng rất thấp. Tỷ lệ người Hmông tốt nghiệp phổ thông
cơ sở ở Lào Cai thấp hơn so với tỷ lệ chung về người Hmông tốt nghiệp phổ thông
trung học toàn quốc. Số người Hmông có trình đại học, cao đẳng: 65,000 người chiếm
16,8%, Số người Hmông có trình độ trên đại học: 3. Số học sinh Hmông ở Lào Cai lưu
ban và bỏ học cũng chiếm tỷ lệ khá lớn...
Theo số liệu điều tra thống kê mới nhất (năm 2006) của tỉnh Lào Cai, hiện nay ở
vùng người Hmông có 1/3 số người trong độ tuổi mù chữ. Có tới 40% chủ hộ gia đình ở
lao chải - Sa Pa, 45,8% chủ hộ gia đình ở xã Dền Thàng - Bát Xát chưa đi học, mù chữ.
Tỷ lệ tái mù chữ khá cao, chiếm 33% ở Dền Thàng - Bát Xát. Vì vậy mục tiêu trước mắt
là xóa nạn mù chữ và tái mù chữ cho các thành viên trong gia đình người Hmông, nhất
là chủ hộ gia đình. Phấn đấu đến năm 2010 có tới 80 - 90% chủ hộ gia đình thoát nạn
mù chữ.
Tình trạng mù chữ cao cùng với ít giao tiếp, môi trường sống khép kín dẫn đến
tình trạng người Hmông không nói được tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao, từ 20%
đến 40% số chủ hộ gia đình ở các làng vùng cao Bát Xát, Sa Pa; 15% - 30% số chủ hộ
gia đình ở Si Ma Cai, Mường Khương. Nạn mù chữ, tái mù chữ, không nói tiếng phổ
thông gây nghiêm trọng đến vấn đề phát triển và cho các vấn đề xã hội khác
Như vậy, trình độ học vấn thấp đòi hỏi phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, phải
đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, cũng như trình độ đọc thông viết thạo, trình độ giao lưu
của đồng bào bằng tiếng phổ thông với các dân tộc khác. Trình độ học vấn thấp do các
nguyên nhân về kinh tế - xã hội - văn hóa chi phối. Gia đình người Hmông là đơn vị
kinh tế có sự phân công lao động theo giới tính và theo lứa tuổi rất chặt chẽ. Trẻ em
người Hmông trở thành một lao động phụ không thể thiếu được trong đơn vị kinh tế gia
đình, do đó trẻ em ít có điều kiện đến trường học. Mặt khác, trong kinh tế nương rẫy
truyền thống, lao động cơ bắp là chủ yếu, nên càng ít có nhu cầu dùng chữ. Học kiến
thức văn hóa là tiếp xúc với rất nhiều các yếu tố văn hóa hoàn toàn mới, trẻ em người
Hmông càng khó tiếp thu, dễ bỏ học. Do đó, muốn nâng cao trình độ dân trí của người
Hmông cần có những giải pháp mang tính tổng thể cả về kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ
sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới (chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản
xuất hàng hóa, mở rộng khả năng giao tiếp...). Bên cạnh giải pháp này, nhiệm vụ trước
mắt để nâng cao dân trí người Hmông là đẩy mạnh các hoạt động văn hóa: tăng cường
tyuên truyền kiến thức phổ thông, khoa học kỹ thuật, pháp luật... Đồng thời xóa nạn mù
chữ với mục tiêu “mỗi gia đình người Hmông đều có người biết chữ”, tiến tới phấn đấu
xóa nạn mù chữ cho khoảng 80% người Hmông trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Tập
trung phổ cập giáo dục cho 100% cán bộ cấp xã, thôn, bản biết đọc biết viết. Huy động
trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi ra lớp đạt 90%. Hầu hết cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh
và huyện là người Hmông đều được học tập và trưởng thành từ các trường nội trú. Vì
vậy cần coi trọng vấn đề xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngoài ra cũng cần tiến hành ngay các giải pháp đồng bộ như:
- Tăng cường đầu tư mở các lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ gắn với phổ cập
giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học đúng độ tuổi ở từng thôn bản. Trong dịp
hè mở chiến dịch xóa mù chữ cho các chủ hộ gia đình, tiến tới mở các lớp xóa mù người
trong độ tuổi trưởng thành.
- Tách trường phổ thông cơ sở thành trường tiểu học và trường trung học cơ sở ở
vùng cao, xây dựng các trường tiểu học có quy mô nhỏ ở gần dân. Đồng thời mở rộng
mô hình trường bán trú dân nuôi
- Kiên quyết chống bệnh hình thức trong phổ cập giáo dục, cần nắm rõ thực trạng
nạn mù chữ, tái mù chữ ở vùng người Hmông đề xuất các giải pháp phù hợp không
chạy theo thành tích.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giao dục cho người nghèo ở các xã người Hmông
đặc biệt khó khăn (cấp phát cho học sinh văn phòng phẩm, sách giáo khoa, miễn giảm
học phí...)
* Nâng cao trình độ song ngữ (tiếng Hmông và tiếng phổ thôngt)
Song ngữ là phương tiện nâng cao dân trí, đồng thời cũng là sản phẩm của trình độ
dân trí. Nhưng ở vùng người Hmông trình độ song ngữ của nhân dân còn chậm phát
triển. Bên cạnh tình trạng mù chữ, tình trạng mù tiếng phổ thông vẫn là phổ biến.
Tình trạng mù tiếng phổ thông cản trở việc xóa nạn mù chữ. Những nông dân
không biết tiếng phổ thông hoặc biết ít, khi học tiếng phổ thông rất khó học, nói ngọng
nhiều và hay quên tiếng phổ thông. Tiếng phổ thông còn là công cụ giao tiếp văn hóa.
Trình độ song ngữ thấp còn hạn chế giao lưu văn hóa, hạn chế việc tiếp thu các yếu tố
văn hóa hiện đại. ở các xã vùng biên giới có hiện tượng song nghữ Hmông - Quan Hỏa
(tiếng Trung Quốc). Mô hình này có thuận lợi cho việc giao tiếp giữa các dân tộc song
không thích hợp với việc bổ sung kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đồng thời chưa
nêu cao được ý thức tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia. Môi trường phát
triển trình độ song ngữ là trường học phổ thông. Nhưng hệ thống các trường phổ thông
cũng còn rất hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng. học sinh đến lớp tỷ lệ còn thấp,
hiện tượng bỏ học cao. Vì vậy, khả năng song ngữ của người Hmông vẫn thấp . Trước
thực trạng này cần phải có các biện pháp nâng cao khả năng song ngữ: tiêng Hmông và
tiếng phổ thông cho nhân dân. Trong đó biện pháp hàng đầu là phát triển củng cố hệ
thống giáo dục phổ thông, mở rộng khả năng giao tiếp văn hóa (cả giao tiếp trực tiếp và
giao tiếp gián tiếp) qua phương tiện thông tin và các loại hình văn hóa nghệ thuật). Mặt
khác, các chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế (nhất là kinh tế thị trường), lúc đó
đồng bào sẽ tự giác trang bị cho mình những hiểu biết nói chung và kiến thức song ngữ
nói riêng.
3.2.2. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ở vùng người Hmông
sinh sống
Đời sống văn hóa tín ngưỡng có mối quan hệ mật thiết với đời sống vật chất. Con
người muốn tồn tại được, bắt buộc phảI sản xuất vật chất và con người còn có nhu cầu
về đời sống văn hóa tinh thần. Vì thế con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần để
vừa đáp ứngnhu cầu của “người”, vừa thúc đẩy sản xuất vật chất phát triển. Cả sản xuất
vật chất và sản xuất tinh thần đều được thực hiện nhờ hoạt động của con người và vì
con người. Đời sống tinh thần chỉ được đảm bảo nhờ các phương tiện vật chất. Đời sống
vật chất chi phối mạnh mẽ cả khâu sản xuất, bảo quản, phổ biến, tiêu thụ của đời sống
tinh thần. Vì vậy khi nâng cao văn hóa tinh thần của người Hmông đòi hỏi phải nắm
vững đặc điểm kinh tế, xã hội Hmông. Kinh tế xã hội Hmông còn mang nặng tính chất
tự cung tự cấp, chậm phát triển nên không thể xây dựng những chỉ tiêu, kế hoạch,
không thể đặt ra những yêu cầu quá cao về những tiêu chí giá trị tinh thần. Tuy nhiên,
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ỏ vùng người Hmông cũng đòi hỏi phải nâng
cao trình độ văn hóa cho nhân dân, người dân được giao tiếp mạnh mẽ hơn nữa với văn
hóa mới,am hiểu một số biện pháp khoa học kỹ thuật quan trọng (thông qua công tác
tuyên truyền bằng sách báo và phương tiện thông tin đại chúng). Do đó, lĩnh vực thông
tin đại chúng (đặc biệt là chương trình phát thanh bằng tiếng Hmông) cần được đầu tư
phát triển nhanh chứ không nhất thiết phải chờ kinh tế phát triển cao. Sự vượt trước của
đời sống tinh thần so với đời sống vật chất tùy điều kiện cụ thể có thể thực hiện nhưng
phải thấy rõ tính giới hạn của nó. Giới hạn ấy tùy thuộc vào đời sống vật chất, tùy thuộc
vào nhu cầu và các thành tố trong đời sống tinh thần. Vượt quá giới hạn cho phép sẽ là
không cần thiết hoặc thất bại.
Đời sống vật chất, đặc điểm kinh tế, xã hội chi phối đến đời sống tinh thần, trong
nhưng thời điểm kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay đôi khi sự chi phối này
còn mang tính chất quyết định. Do đó khi xây dựng kế hạch phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng cao cần chú ý đến sự tác động của nó đến đời sống tinh thần của người Hmông.
Đồng thời trong khi muốn phát triển, nâng cao đời sống tinh thần ngời Hmông nhất thiết
phảI điều tra, khảo sát, chuẩn bị các điều kiện kinh tế, chính trị cần thiết.
Một trong những nguyên nhân các yếu tố văn hóa mới thâm nhập vào đời sống
tinh thần người Hmông còn rất hạn chế là do kinh tế xã hội vùng người Hmông chậm
phát triển. Vì vậy, muồn nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ở vùng người Hmông đòi
hỏi phải có giải pháp phát triển kinh tế xã hội như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi trọng
sản xuất hàng hóa, tổ chức định canh định cư… Có phát triển kinh tế, người Hmông
mới xuất hiện nhu cầu tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, đồng thời mới có điều kiện tổ
chức các hoạt động văn hóa này. Như vấn đề đặt ra là, người Hmông khao khát có chữ
viết riêng nhưng khi có chữ viết, người Hmông chỉ hăng háI theo học chữ trong những
năm đầu, còn về sau vấn đề xóa nạn mù chữ (cả chữ phổ thông và chữ Hmông) đều trở
thành vấn đề nan giải. Kinh tế chậm phát triển, cây trồng mới chưa được thay thế phổ
biến nên người Hmông vẫn sản xuất kinh tế nương rẫy bằng những kinh nghiệm truyền
thống. Do đó họ chưa cần sách báo phổ biến kỹ thuật mới, chưa cần chữ đẻ giao dịch…
Như vậy chủ ngiã Mác - Lênin về cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, trong
đó có văn hóa tinh thần không bao giờ lỗi thời. Tình hình ở vùng người Hmông Lào Cai
là một ví dụ điển hình chứng minh cho quan điểm đó. Văn hóa tinh thần muốn phát
triển đòi hỏi phảI gắn liền với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bất kỳ thời đại nào và chế độ xã hội nào, kinh tế vẫn là nền tảng quyết định
mọi mặt của đời sống xã hội. Từ cơ sở kinh tế đó, kéo theo tất cả các vấn đề xã hội
khác. Kinh tế phát triển thì chính trị, văn hóa xã hội phát triển, ngược lại kinh tế kém
phát triển nó sẽ thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội. Trong xã hội người Hmông
cũng không phải là ngoại lệ. Dân trí thấp, kém hiểu biết, lạc hậu, bảo thủ, trì trệ của
đồng bào này nguyên nhân sâu xa vẫn là vấn đề kinh tế, còn mọi hình thức sinh hoạt
tinh thần chỉ là sự biểu hiên của hiện tượng mà thội. vì vậy trong tất cả các giải pháp
cho sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào Hmông thì gải pháp tập trung đẩy
mạnh phát triển kinh tế chính trị - văn hóa xã hội vẫn là quan trọng nhất. Giải pháp đó
được tỉnh Lào Cai rất quan tâm. Cụ thể là:
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trong vùng đồng bào dân tộc Hmông một cách
có trọng điểm, đồng bộ và hiệu quả. Ngoài việc đầu tư cho cộng đồng, chuyển mạnh
sang đầu tư trọng điểm cho những hộ đói, nghèo (trong đó có hộ dân tộc Hmông và
những người Hmông theo đạo Tin lành). Tập trung cho việc xoá đói, giảm nghèo (kéo
dài đến năm 2010) trên các mặt: đầu tư kết cấu hạ tầng; công tác khuyến nông, khuyến
lâm, hướng dẫn cách làm ăn; mở rộng dịch vụ cung ứng và tiêu thụ sản phẩm kèm theo
chính sách phù hợp; đào tạo cán bộ. Từng bước xử lý có hiệu quả nguyên nhân gây ra
đói, nghèo. Có kế hoạch, quy hoạch sắp xếp lại dân cư hợp lý, gắn với sản xuất tại các
thôn, bản, đảm bảo gia đình nào cũng có đủ quỹ đất để sản xuất thông qua các chương
trình đầu tư khai hoang ruộng nước, giao đất, giao rừng, hệ thống thuỷ lợi v.v..Tăng
cường công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp; tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo các đề án của tỉnh đề ra, trọng tâm là đưa các loại
cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng vào sản xuất, thực hiện
chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo phương châm “Cầm tay chỉ việc”; bảo quản sản
phẩm sau thu hoạch, sản xuất chế biến và mở rộng thị trường cho sản phẩm hàng hoá;
thay đổi hình thức tập huấn, chú trọng thực chỉnh chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ
thú y trên cơ sở khuyến nông thôn, bản vùng cao, khó khăn. Đặc biệt trong báo cáo của
Tỉnh ủy năm 2007 còn nhấn mạnh. (Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ đói,
giảm 50% hộ nghèo so với hiện tại; trên 90% số hộ được đầu tư công trình cấp nước
sinh hoạt; 70- 80% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; xóa bỏ tình trạng nhà
tạm; đến cuối năm 2003 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đến 2005 có
trên 70% số thôn bản có đường giao thông liên thôn bản theo tiêu chuẩn; giảm mạnh
tình trạng dân di cư tự do, hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư vào năm
2010.)
Củng cố cơ sở, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và
phong trào tự quản, quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó chú ý tới các xã, thôn bản có hoạt
động đạo trái phép; xây dựng và chấp hành nghiêm minh quy ước, hương ước tự quản,
từng bước quản lý chặt địa bàn, giữ vững trật tự, an ninh, nắm chắc hoạt động của các
đối tượng lợi dụng truyền đạo trái phép để xử lý kịp thời. Xây dựng và có chính sách để
sử dụng người có uy tín, những người đứng đầu dòng họ. Bên cạnh đó phải ngăn chặn
sự lợi dụng tôn giáo, vi phạm pháp luật ở các địa phương.
Thay đổi căn bản hình thức, nội dung, phương pháp và phương tiện kỹ thuật để
tuyên truyền cho phù hợp, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện
các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, nhà nước, của tỉnh.
Đồng thời nâng cao lòng yêu nước, tình thần cảnh giác cách mạng của đồng bào Hmông
chống lại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng người Hmông để làm điều xấu,
chống phá cách mạng nước ta.
Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện tốt chương
trình phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, chống tái mù, tiến tới hoàn thành phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Mở rộng chiêu
sinh về số lượng tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện cho các dân tộc thiểu
số nói chung, dân tộc Hmông nói riêng. Tăng cường mở các trường lớp bán trú dân nuôi tại
các xã bằng nhiều hình thức. Mở rộng đào tạo tiếng Hmông cho cán bộ công tác ở vùng dân
tộc Hmông.
Thực hiện có kết quả cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư”: Tăng cường kinh phí cho các hoạt động văn hoá ở các xã; xây dựng băng hình
phim truyện cổ tích, tâm lý xã hội phản ánh các phong tục tập quán văn hoá truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Hmông (có lồng tiếng Hmông) để tuyên truyền phục vụ đồng
bào Hmông. Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hoá thôn, điểm sinh hoạt văn hoá
bản kết hợp sử dụng làm lớp mẫu giáo tại thôn bản (500 nhà văn hoá thôn bản vùng
người Hmông), đầu tư xây dựng hệ thống loa truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên
truyền và nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào, phấn đấu 65% số dân được xem
truyền hình, 80% được nghe đài phát thanh trung ương và địa phương. Đẩy mạnh xây
dựng làng bản văn hoá, từng bước đạt được tiêu chí “5 không” (không có hộ đói; không
có hộ theo đạo trái pháp luật; không có hộ di cư tự do; không có hộ vi phạm pháp luật
và mắc tệ nạn xã hội; không có hộ cưới con tảo hôn, không có tình trạng sinh con không
khai sinh, người chết không khai tử, cưới không đăng ký kết hôn); nghiên cứu xây dựng
một số mô hình văn hoá để nhân rộng như: Mô hình trường bán trú sinh hoạt văn hoá,
mô hình làng văn hoá du lịch, mô hình bảo tồn nghề thủ công, tổ chức lễ hội cổ truyền,
đội văn nghệ dân gian phục vụ du lịch, tổ chức đám ma, đám cưới theo nếp sống văn
hoá.
Xây dựng đội ngũ cốt cán dân tộc Mông, bố trí sử dụng một cách phù hợp, có hiệu
quả ở các cấp, các ngành, các địa phương. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt xã, trưởng thôn bản, các đoàn thể để có đủ trình độ thực hiện nhiệm vụ, quan tâm
công tác quy hoạch đào tạo cán bộ nguồn, đồng thời có chính sách động viên, hỗ trợ
phát triển kinh tế ổn định đời sống cho những người tiêu biểu, làm nòng cốt phát huy
tinh thần đoàn kết, củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng và Nhà nước.
Bố trí đội ngũ cán bộ xã thôn bản đảm bảo cơ cấu dân tộc thích hợp, mỗi thôn bản có
đại biểu HĐND hoặc cán bộ đoàn thể hoặc các tổ chức xã hội, nghề nghiệp ở cấp xã,
phấn đấu đến 2010 có tỷ lệ ít nhất 20% và tất cả các dân tộc, trong đó 16 dân tộc ít
người nhất, đều có người tham gia trong hệ thống chính trị và công chức Nhà nước.
Tăng cường phát triển đảng viên là người dân tộc Mông. Củng cố, phát triển tổ chức
Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở các thôn, bản để tập hợp đông đảo hội viên,
xây dựng tình đoàn kết vững chắc giữa các dân tộc, thôn, bản giúp đỡ nhau cùng phát
triển.
- Các ngành của tỉnh và cấp huyện, xã phân công cán bộ có trách nhiệm chỉ đạo,
giúp đỡ trực tiếp đối với các xã, các thôn, bản đặc biệt khó khăn về kinh tế - xã hội và
có đông đồng bào theo đạo Tin lành theo phương châm “Gần dân, sát cơ sở”, thực hiện
tốt quy chế dân chủ, không được tạo ra sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng. Nắm chắc
tình hình và có biện pháp giữ vững ổn định tình hình tại địa phương theo phương châm
“Kiên trì, thận trọng và chắc chắn”. Thực hiện chủ trương tăng cường đưa cán bộ về các
xã, các vùng, địa bàn khó khăn; cán bộ phải am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào
địa phương và thực hiện theo phương châm 4 cùng: Cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng
nói tiếng dân tộc thiểu số.
3.2.1. Tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện để người Hmông giữ gìn, phát
huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình
Do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu hiểu biết về lịch sử mình,
nguyên nhân bị choáng ngợp trước xu thế hiện đại hóa đang diễn ra quá nhanh trong khi
đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc Hmông còn khó khăn, và cả nguyên nhân về
sự thâm nhập của các tôn giáo, đặc biệt là đạo Tin lành. Một bộ phận người Hmông dễ
có tâm lý tự ty, coi thường, thậm chí chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện
tượng một số đồng bao người Hmông không thích thể hiện phong tục tập quán của dân
tộc mình như: nói tiếng dân tộc, ăn mặc..., mà làm theo kiểu người kinh ngày càng khá
phổ biến. Cần thừa nhận một xu thế đang diễn ra, xu thế có tính tự phát, đó là xu thế
Kinh hóa của một bộ phận người Hmông. Đây là xu thế không lành mạnh, cần uốn nắn
khắc phục và tuyên truyền tạo điều kiện để đồng bào gìn giữ bản sắc dân tộc mình. Cụ
thể là:
- Tuyên truyền quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là tôn trọng lịch sử, tiếng
nói, chữ viết, phong tục tập quán của các dân tộc trong đó có dân tộc Hmông. Trên tinh
thần coi văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, cần có kế hoạch tổ
chức nghiên cứu lịch sử, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán và những giá trị văn
hóa độc đáo của các dân tộc anh em, và phổ biến các kết quả nghiên cứu đó trong các
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số vừa hiểu
sâu lịch sử văn hóa Việt nam, vừa hiểu sâu lịch sử và văn hóa dân tộc mình.
- Xây dựng các bảo tàng về dân tộc Hmông ở một số điểm văn hóa trung tâm của
tỉnh. Sưu tầm bảo quản dưới dạng quay phim băng hình, chụp ảnh kỹ thuật số lễ hội và
các sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông (tục sinh đẻ, tục cưới xin, tục làm nhà mới,
tục tang ma...) vì các phong tục đó đang có nguy cơ mai một. Lưu giữ nhằm tuyên
truyền cho người dân nói chung và người Hmông nói riêng những giá trị tốt đẹp về
phong tục tập quán của mình, từ đó họ có ý thức để gìn giữ và trân trọng bản sắc của
mình.
- Tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng của tỉnh Lào Cai để
hiểu nhau và học hỏi lẫn nhau. Tổ chức các cuộc hội thi văn hóa giữa các dân tộc trong
vùng của tỉnh và giới thiệu các thành tựu và bản sắc tiêu biểu của dân tộc mình với đồng
bào anh em
- Gắn văn hóa dân tộc, các sinh hoạt tín ngưỡng của người Hmông với các hoạt
động du lịch để vừa quang bá bản sắc dân tộc, vừa có điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Khách du lịch đến đây ngoài thăm thú danh lam thắng cảnh thì họ còn
rất đặc biệt quan tâm đến phong tục tập quán của đồng bào nơi đây nhất là dân tộc
Hmông.
- Đối với các lễ hội truyền thống đặc biệt của dân tộc Hmông, tỉnh Lào Cai nên có
sự hỗ trợ về vật chất và sự quan tâm hơn nữa. Trong ngày lễ, các lãnh đạo như Mặt trận
tổ quốc địa phương, lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương có đại biểu đến tham
dự.
- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân để hiểu biết về chính sách tôn giáo, tín ngưỡng
của Đảng và Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh chống lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, xử lý
nghiêm những hành vi vi phạm quyền tự do tín nghưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Kết luận
Tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông vừa là sản phẩm vừa là sự phản ánh trở lại
đời sống vật chất của xã hội Hmông. Nó phản ánh khát vọng bảo tồn dân tộc, khát vọng
bảo vệ sự sinh tồn và hùng cường của dân tộc Hmông trong lịch sử. Từ những lý do đó,
người Hmông luôn đề cao giá trị cố kết cộng đồng nhất là cộng đồng dòng họ. Tôn giáo,
tín ngưỡng người Hmông là bức tranh phản ánh kinh tế - xã hội tộc người. Đồng thời
tôn giáo, tín ngưỡng của người Hmông còn là nguồn sử liệu quan trọng khi nghiên cứu
lịch sử, quá trình phát triển, di cư và đấu tranh bảo tồn bản sắc dân tộc Hmông. Nó còn
thể hiện sự khát khao của dân tộc này về một cuộc sống no đủ và xã hội được yên bình.
Người Hmông không còn phải lo sợ sự đàn áp của các dân tộc khác mà trong suốt lịch sử
quá khứ mà họ đã gặp phải. Vì vậy tôn giáo, tín ngưỡng là thể hiện sự phản ánh và là chỗ
dựa tinh thần của đồng bào người Hmông.
Trong quá khứ và hiện tại, Tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của người Hmông
luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc này. Nó đã và
đang tồn tại đậm nét và thực sự là những yếu tố bền vững, là thành tố cơ bản tạo nên
bản sắc tộc người ở cộng đồng Hmông. Ngày nay, khi nước ta đang thực hiện công cuộc
đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm làm cho dân giầu nước mạnh;
khi nhân loại đang trải qua những biến động lớn lao trước xu thế hội nhập và phát triển,
toàn cầu hóa, những xung đột sắc tộc tôn giáo... thì văn hóa tâm linh của người Hmông
Việt Nam nói chung và Người Hmông Lào Cai nói riêng cũng thực sự đứng trước
những thách thức của sự chuyển đổi và phát triển. Thực tế, đời sống văn hóa tâm linh
của người Hmông gần đây đã và đang có những biến động với sự tự điều chỉnh về tập
quán sống trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời là sự cọ xát, phản ứng hay tiếp
nhận các yếu tố tâm linh bên ngoài. Nhiều vấn đề đã và đang đặt ra với tôn giáo, tín
ngưỡng truyền thống của người Hmông ở Việt Nam nói chung và người Hmông ở Lào
Cai nói riêng. Hiểu biết về điều đó lúc này là hết sức cần thiết để có thể góp phần gìn
giữ, bảo tồn và phát huy những thành tố văn hóa tôn giáo tín ngưỡng truyền thống, thể
hiện bản sắc của đồng bào, giúp họ tiếp cận với những yếu tố văn hóa mới, trong quá
trình phát triển.
Trong bối cảnh như vậy, chiến lược tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta
nói chung và chính sách của đảng bộ, chính quyền địa phương Lào Cai nói riêng trong
thời kỳ đổi mới thực sự là nền tảng chính sách vô cùng quan trọng giúp người Hmông,
gìn gữ bản sắc văn hóa dân tộc mình góp phần cùng các dân tộc anh em khác xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Danh mục Tài liệu tham khảo
1. Vương Quỳnh Anh (1962), "Vấn đề tên gọi dân tộc Mèo", Tạp chí Dân tộc của
Ban Dân tộc Trung ương Đảng, (36).
1. Ban Dân tộc Miền núi Lào Cai (2000), Báo cáo tổng kết công tác tôn giáo, dân tộc
từ năm 2000 đến 2007.
2. Ban Dân vận Tỉnh uỷ Lào Cai (2008), Báo cáo tổng kết về công tác dân vận từ
năm 2000 đến 2007.
2. Phạm Đức Dương (1995), Về vị trí mối quan hệ giữa nhóm Hmông - Dao và các
nhóm ngôn ngữ Đông Nam á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bế Viết Đắng (1978), Dân tộc Mèo - Các dân tộc ít người ở Việt Nam. Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
4. Lê Sỹ Giáo (1995), "Quản lý xã hội cấp cơ sở ở các vùng nông thôn thiểu số miền
núi Việt Nam", Thông tin lý luận, ( 43 ).
5. Đỗ Quang Hưng (2002), Những biểu hiện mới của vấn đề tôn giáo trong vùng dân tộc
thiểu số của nước ta hiện nay (vài phân tích có tính phương pháp luận), Phòng tư
liệu - Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
6. Đỗ Quang Hưng, Vương Duy Quang (2002), Những vấn đề cấp bách về tôn giáo ở
vùng dân tộc thiểu số của nước ta hiện nay (Khảo sát tại Tây Nguyên và
vùng núi phía Bắc): Kiến nghi (luận điểm và giải pháp), Phòng tư liệu - Thư
viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo.
7. TS. Vũ Ngọc Kỳ (2004), Văn hóa Mông ở Hà Giang trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
8. Lemone J. (1984), Tang ca Hmông - Pari(bản dịch lưu trữ Bảo tàng Lào Cai).
9. Văn Lê (1993), "Từ đài FEBC đến vấn đề “Vàng Chứ”, đạo Kitô trong dân tộc
Hmông ở nước ta", Tạp chí Công an nhân dân, (11).
10. Hà Lý (2003), Hỏi đáp về Tôn giáo và chính sách Tôn giáo, (sách phục vụ đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
11. Michaud, J (1998), Bước đầu về lịch sử tộc người ở người Hmông Sa Pa, Việt Nam
- Một nghiên cứu đáng chú ý, Khoa Nghiên cứu về Đông Nam á, Đại học
Tổng hợp Hull, Vương quốc Anh.
12. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Morechan G. ( ), Những đặc điểm chủ yếu của thuật Sa man của người Mèo trắng
ở Đông Dương.
21. Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam, truyền
thống và hiện tại, Nxb Văn hóa - thông tin và Viện Văn hóa.
22. TS. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa Hmông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
23. Lâm Tâm (1961), "Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo", Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử, (số: 61).
24. Doãn Thanh (1974), Dân ca Hmông, Ty Văn hóa Láo Cai xuất bản
25. Doãn Thanh (1993), Truyện cổ Mèo, Nxb Văn học, Hà Nội.
26. TS. Nguyễn Ngọc Thanh (1993), Những quy ước của người Mông.
27. TS. Ngô Hữu Thảo (2004), Tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mông và sự xâm
nhập của đạo Tin Lành hiện nay,Nxb Chính trị quốc gia.
28. Lục Bình Thúy (1997), Quan hệ xã hội dân tộc Mèo ở SaPa (Tư liệu nghiên cứu
lịch sử Đảng Lào Cai ký hiệu A17C).
29. Tỉnh uỷ Lào Cai (2006), Người Mông Lào Cai và một số giải pháp, kiến nghị về
xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào mông hiện nay, Lào Cai.
30. Tocarev X.A (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi (2002), Vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1998), Những vấn đề liên quan đền hiện tượng “Vàng
Trứ”, Hà Nội.
33. Viên nghiên cứu tôn giáo (1998), Những kiến nghị cho giải pháp vấn đề người
Hmông theo đạo Vàng Trứ hiện nay, Hà Nội.
34. Đặng Nghiêm Vạn (1990), "Vấn đề xưng Vua và truyền đạo Thiên chúa ở vùng
đồng bào Hmông", Tạp chí khoa học Công an, (10).
35. Đặng Nghiêm Vạn - Nguyễn Hồng Dương - Vương Duy Quang (2000), Về tình
hình phát triển của đạo tin lành ở mièn núi phía bắc, Trường Sơn, Tây
nguyên, Hà Nội.
36. Lê Trung Vũ (1994), Tục ngữ và câu đố Hmông, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Tín ngưỡng của người Hmông tỉnh Lào Cai hiện nay.pdf