Việt Nam có nhiều tiềm năng đểphát triển kinh tếvà thu hút đầu tưnước
ngoài. Nhưng chúng ta cũng còn nhiều khó khăn trởngại đòi hỏi phải có sựnỗ
lực đểvượt qua. Trước hết phải khắc phục những trởngại do chính chúng ta gây
ra và phát huy tối đa các lợi thếso sánh mà chúng ta có được. Trong bối cảnh
hiện nay, cùng với những lợi thếcủa mình, chúng ta không được phép bỏlỡcơ
hội trởthành một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tưnước ngoài nói chung và
Nhật Bản nói riêng.
99 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp mũi nhọn mà
nước ta còn yếu và chú trọng phát triển. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp
hiện chiếm 65,4% tổng số dự án và 81,5% tổng số vốn JDI đang hoạt động tính
đến tháng 6/2002. Trong số đó, công nghiệp điện tử có 17 dự án với tổng số vốn
đầu tư 446 triệu USD công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có 6 dự án với
tổng số vốn đầu tư 616 triệu USD. Riêng lĩnh vực lắp ráp và sản xuất ô tô, các
công ty Nhật Bản tham gia đông đảo nhất với 7 dự án có tổng số vốn đầu tư giai
đoạn đầu là 384 triệu USD. Sản phẩm chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp
Nhật Bản ở Việt Nam gồm các loại ô tô, xe máy, hàng điện tử và các mặt hàng
cơ khí cao cấp đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc tế. Lĩnh vực khách sạn du lịch và
văn phòng chu thuê, chỉ có 20 dự án chiếm 10% tổng số vốn của Nhật Bản.
Các công ty Nhật Bản đã đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng ba
khu công nghiệp lớn: Công ty Nomura đầu tư xây dựng khu công nghiệp rộng
153 ha tại Hải Phòng với số vốn đầu tư 163 triệu USD. Công ty Nisho Iwai đầu
tư 41 triệu USD xây dựng khu công nghiệp rộng 100 ha tại Đồng Nai. Công ty
Sumitomo đầu tư 53 triệu USD xây dựng khu công nghiệp Thăng Long rộng
128 ha. Một trong những khu công nghiệp được triển khai nhanh ở Việt Nam là
khu công nghiệp Namura Hải Phòng, đến nay công ty liên doanh đã đầu tư 151
triệu USD và cơ bản hoàn thành việc xây dựng khu công nghiệp. Khu công
nghiệp này đã thu hút được 10 dự án đầu tư của Nhật Bản với số vốn đăng ký
110 triệu USD.
1.4 Hiệu quả của những dự án JDI ở Việt Nam
Nhìn chung, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam được triển khai
tương đối nhanh, số dự án bị giải thể hoặc rút vốn trước thời hạn có tỷ lệ thấp
hơn nhiều nước khác. Số dự án đầu tư của Nhật Bản bị giải thể trước thời hạn là
10 chiếm chưa đầy 4% số dự án của Nhật Bản được cấp phép, thấp hơn nhiều so
với tỷ lệ chung (16%). Số vốn đăng ký bị rút giấy phép trước thời hạn của các
nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam là 229,4 triệu USD, chiếm 8% tổng vốn đầu
tư được cấp phép, tương đương với tỷ lệ chung của các dự án đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam. JDI trong thời gian qua đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế
Việt Nam thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, các dự án đầu tư của Nhật Bản đã góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Hơn mười năm qua, Nhật Bản luôn đứng
vào hàng ngũ 10 nước có FDI lớn nhất vào Việt Nam. Có thể nói hoạt động JDI
đã bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế, công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chỉ tính riêng thời kỳ 1994 - 1998, đầu tư
Nhật Bản đã chiếm 11,4% tổng FDI vào Việt Nam, đối với Việt Nam một đất
nước đang phát triển và vẫn nghèo, hơn nữa tỷ lệ tiết kiệm thấp thì đây là nguồn
vốn rất đáng được coi trọng.
Vai trò thứ hai của JDI vào Việt Nam đáng được ghi nhận là việc thúc
đẩy các hoạt động thương mại với nước ngoài. Thông thường các tập đoàn kinh
tế vừa là nhà đầu tư vừa là nhà thương mại, sự phát triển thương mại là một
bước chuẩn bị cho thị trường đầu tư, cũng như hiệu quả của đầu tư sẽ tăng
cường quan hệ thương mại.Tính đến tháng 9/2002, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,485 tỷ USD cao hơn so với tháng 9 năm 1998 là
210 triệu USD. Nhìn chung, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
chủ yếu là các sản phẩm dầu thô chế biến, tôm đông lạnh, quần áo, những mặt
hàng Việt Nam nhập từ Nhật Bản lại chủ yếu là linh kiện điện tử, sản phẩm sắt
thép, ô tô các loại và các mặt hàng công nghiệp. Điều này cho thấy rằng, hầu hết
các sản phẩm xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đều có mặt trong các
dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam.
Thứ ba, các dự án đầu tư của Nhật Bản đã góp phần tạo ra những ngành
mới và công nghệ mới như khai thác dầu khí, lắp ráp và sản xuất ô tô, xe máy,
bưu chính viễn thông. Theo tạp chí ô tô xe máy, thị phần của các công ty sản
xuất ô tô có vốn đầu tư Nhật Bản ở Việt Nam năm 1999 là 39,5% và xe máy là
50%. Năm 2001 do tình trạng nhập khẩu xe máy Trung Quốc tràn lan nên thị
phần của xe máy Nhật Bản chỉ còn 31%. Nếu như trong các năm đầu, các công
ty Nhật Bản hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khách sạn, du lịch, dầu khí, thì
đến nay tập trung tới 2/3 vào khu vực sản xuất vật chất và nhất là ngành công
nghiệp chế tạo.
Thứ tư, hoạt động đầu tư của Nhật Bản đã góp phần tạo việc làm, nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ và tăng thu nhập cho người dân Việt Nam. Trước
hết cần phải nói rằng sự phát triển của những ngành sản xuất mới tạo ra nhiều cơ
hội tìm kiếm việc làm cho người dân Việt Nam, góp phần làm dịu bớt mâu thuẫn
giữa lực lượng lao động đông đảo với nhu cầu lao động ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, nhờ được làm việc với các nhà quản lý Nhật Bản mà các cán bộ và công
nhân Việt Nam đã học hỏi tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm. Đây chính là
những nền tảng cơ sở quan trọng giúp cho người Việt Nam hội tụ được những
kiến thức cần thiết để vững vàng hơn khi tiến tới kinh doanh độc lập.
1.5 Một số hạn chế tồn tại
Theo nhận xét và đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, đầu tư của
Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1989 đến nay vẫn còn rất hạn chế, chưa
tương xứng với tiềm lực của Nhật Bản cũng như nhu cầu đòi hỏi của Việt Nam.
Hơn nữa, đầu tư của Nhật Bản từ năm 1997 trở lại đây có xu hướng giảm sút
với tốc độ khá nhanh. Cho đến năm 1997, Nhật Bản có 215 dự án (đứng thứ 2)
với số vốn gần 3,5 triệu USD (đứng thứ 3). Bước sang năm 1998, Nhật Bản chỉ
có 17 dự án với số vốn 177,5 triệu USD. Bước sang năm 1999, tốc độ còn giảm
mạnh hơn, Việt Nam chỉ thu hút được 98 triệu USD JDI, đứng hàng thứ 9 trong
các đối tác đầu tư vào Việt Nam. Và năm 2000 JDI vào Việt Nam chỉ đạt 20
triệu USD. Sự suy giảm này gắn liền với hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu Á và cuộc suy thoái kinh tế của Nhật Bản. Song đánh giá về sự suy
giảm đầu tư của Nhật Bản trong các năm qua không nên chỉ nhìn nhận từ bối
cảnh quốc tế và sự suy thoái kinh tế của Nhật Bản. Nguyên nhân sự suy giảm đó
còn cần được nhìn nhận từ phía Việt Nam. Các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn còn
chưa hết e ngại trong việc đầu tư vào Việt Nam, vì họ cho rằng môi trường đầu
tư của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cấp; hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, hệ
thống pháp luật vẫn đang còn trong quá trình hoàn chỉnh, nhất là các thủ tục
hành chính xét duyệt và thẩm định dự án đầu tư còn chậm và phiền hà.
Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bên cạnh những thành công thì còn
có một vài hạn chế. Bởi vậy, trong tương lai, Việt Nam sẽ còn phải có những cố
gắng, nỗ lực hơn nữa để khắc phục tình trạng yếu kém của môi trường đầu tư
nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế đạt tới mức cao hơn, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của Nhật Bản vào Việt Nam trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
2. Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản trong những năm
đầu thế kỷ 21
2.1 Duy trì thị trường đầu tư truyền thống, tăng cường khai thác mở
rộng thị trường mới
Phân tích chiến lược đầu tư của Nhật Bản cho chúng ta thấy rằng các nhà
kinh doanh Nhật Bản mang một phần năng lực sản xuất (vốn, thiết bị) từ Nhật
Bản vào các nước và tác động một cách thực sự vào sự phát triển bên trong của
thị trường nước đó. Đồng thời tạo nên một mạng lưới liên kết sản xuất không chỉ
trong một nước mà toàn khu vực, thậm chí cả thế giới. Chiến lược này đã được
thực hiện thành công trước đây và vẫn là hướng chủ đạo sẽ được tiếp tục trong
thời gian tới. Vì vậy duy trì mở rộng thị trường đầu tư truyền thống là xu hướng
sẽ được thực hiện bên cạnh việc mở rộng khai thác các thị trường mới nhằm
chiến lược đa dạng hóa thị trường của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Châu Mỹ, nhất là Mỹ vẫn là thị trường chủ yếu về buôn bán và đầu tư của
Nhật Bản. Mặc dù giữa hai nước hiện tại và có thể trong tương lai chưa thể giải
quyết thỏa đáng các bất đồng và mâu thuẫn trong mậu dịch song vì lợi ích cả hai
phía, Nhật Bản vẫn coi đây là nơi mà các nhà đầu tư luôn luôn chú trọng. Lĩnh
vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào khu vực này vẫn là công nghiệp và tài
chính và khối lượng đầu tư vẫn sẽ được duy trì ổn định như những năm trước.
Một mặt, Nhật Bản vẫn chủ trương duy trì thị trường đầu tư truyền thống này,
nơi mà Nhật Bản đã có chỗ đứng khá vững chắc. Mặt khác, số lượng đầu tư
không suy giảm một phần nhờ sự khôi phục kinh tế có hiệu quả của các nước
này. Khi đánh giá triển vọng các nước châu Mỹ trong thập kỷ đầu thế kỷ 21 các
dự báo tin cậy đều cho rằng dù tăng trưởng của các nước này có thể thấp hơn tốc
độ chung của thế giới song vẫn đạt 2,5%. Đây là con số khá khả quan và có ảnh
hưởng lớn đến kinh tế thế giới vì các nước này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
GDP toàn cầu. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay trên thị trường thế
giới nói chung, khu vực châu Mỹ nói riêng, cơ cấu đầu tư của Nhật Bản ở khu
vực này sẽ ít thay đổi.
Khi nói đến đầu tư của Nhật Bản vào khu vực này cần nhấn mạnh đến
một đối tác hết sức quan trọng đó là Mỹ. Mỹ không chỉ là bạn hàng chủ yếu về
buôn bán với Nhật Bản mà còn là nơi đầu tư lớn đặc biệt về tài chính, bất động
sản. Trong thập niên đầu thế kỷ 21, Mỹ vẫn có vị trí hết sức quan trọng trong
đầu tư của Nhật Bản. Như chúng ta đã biết, tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong
mấy năm gần đây khá cao do nhu cầu trong nước tăng mạnh với mức 4,2%/năm.
Dù vậy, tốc độ đầu tư của Nhật Bản vào châu Mỹ đặc biệt là Mỹ sẽ không tăng
đột biến bởi những ngành có nhu cầu cao như viễn thông, tin học… lại là những
lĩnh vực mà hiện nay Nhật Bản chưa chiếm ưu thế. Vì vậy việc duy trì cơ cấu
đầu tư truyền thống là xu thế nổi trội và định hướng chủ yếu của đầu tư Nhật
Bản ở khu vực này trong những năm tới.
Các nước EU vẫn là thị trường hấp dẫn hiện tại và trong tương lai của
Nhật Bản. Sự phục hồi và phát triển kinh tế những năm gần đây đã chứng tỏ
thực lực và tiềm năng kinh tế to lớn của các nước này. Hơn nữa, trong tương lai
khi EU kết nạp thêm nhiều thành viên mới thì đây sẽ càng là khối kinh tế đáng
nể đối với các khối khác và đối với những nước công nghiệp hàng đầu như Mỹ
và Nhật Bản. Quá trình tự do hóa kinh tế ở các nước EU đã tác động tích cực tới
tăng trưởng kinh tế của cả khối cũng như từng nước. Nhiều chính sách được nới
lỏng đã có tác dụng giảm chi phí, tăng việc làm… chính điều này đã tạo cơ hội
đầu tư cho các nước trong khối cũng như ngoài khối trong đó có Nhật Bản. Các
dự báo của IMF, OECD đều cho rằng các thập niên tới các nước EU sẽ đạt tốc
độ tăng trưởng kinh tế từ 2,2 - 2,5%/năm (con số này cao hơn thập niên trước
đó). Đây là thị trường đầy tiềm năng và nếu các nước EU đạt được tốc độ trên
thì đây sẽ là cơ hội thuận lợi để Nhật Bản có thể mở rộng hoạt động đầu tư ở các
nước này. Tuy nhiên, với các quy chế ràng buộc khá chặt chẽ của khối, xu
hướng đầu tư nội bộ tăng… sẽ là những nhân tố cản trở không nhỏ đối với các
nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Nhật Bản. Đó là chưa nói tới nhu cầu vốn cho
các nước này có xu hướng thấp hơn so với nguồn vốn có khả năng cung ứng.
Việc mở cửa và tự do hóa tài chính đã làm thay đổi khá rõ nét về lợi thế của
cung ứng vốn gián tiếp hơn vốn trực tiếp… Dù vậy, châu Âu vẫn là một trong
những thị trường đầu tư tiềm năng của Nhật Bản trong tương lai.
Châu Á, nhất là Đông Nam Á có tầm quan trọng đặc biệt đối với đầu tư
của Nhật Bản. Hiện tại và ngay cả trong tương lai, xét ở khía cạnh kinh tế chính
trị và văn hóa có lẽ người ta không có gì khó hiểu khi Nhật Bản chọn Châu Á là
thị trường và nơi đầu tư trọng tâm của mình. Sự chuyển hướng quay lại Châu Á
thể hiện sự thay đổi chiến lược kinh tế và ở mức độ nào đó là cả chính trị của
Nhật Bản. Tuy nhiên, tình hình Châu Á, đặc biệt là tình hình kinh tế châu lục
này những năm 90 trở lại đây không mấy khi yên ổn. Cơn bão khủng hoảng tài
chính tiền tệ ập tới đã cuốn đi thành quả mà nhiều nước Châu Á tốn công xây
dựng bấy lâu nay, và điều này phần nào ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa
Nhật Bản và các nước này. Tuy nhiên, đầu tư của Nhật Bản vào khu vực Châu Á
đã tạo dựng được một mạng lưới sản xuất ở khu vực này dần dần khiến cho các
nước phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Sự phụ thuộc này vẫn là đặc điểm khá nổi
bật và cũng là một trong những lý do mà Nhật Bản vẫn coi đây là thị trường
trọng tâm của mình trong thập kỷ tới. Người ta cho rằng, Châu Á sẽ lấy lại được
sinh khí và chuẩn bị cho thời kỳ cất cánh mới. Dự báo mới đây của IMF, WB,
ADB đều cho rằng sau khi khắc phục sai lầm, rút ra các bài học thành công và
thất bại, Châu Á sẽ lấy lại đà tăng trưởng và vẫn là khu vực phát triển năng động
do còn giàu tiềm năng. Mức tăng trưởng của khu vực này dự báo sẽ vào khoảng
4 - 5,3%. Đây là con số khá lạc quan về kinh tế Châu Á sắp tới, chính điều này
cũng sẽ hứa hẹn dòng vốn đầu tư đổ vào Châu Á tăng lên. Vì thế Nhật Bản chắc
chắn sẽ không bỏ qua cơ hội này và sẽ là nước đầu tư chủ yếu của khu vực này
sắp tới.
Ngoài các thị trường truyền thống thì Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi
đặc biệt là Nga sẽ là nơi thu hút một khối lượng vốn đáng kể của Nhật Bản trong
thời gian tới. Mặc dù hiện nay đầu tư của Nhật Bản vào các nước này khá khiêm
tốn chưa tương xứng với tiềm năng của các phía mà một trong những lý do quan
trọng là sự bất ổn định ở các nước này cũng như nhiều vấn đề liên quan chưa
được giải quyết. Nếu những trở ngại được khắc phục thì các nước này sẽ là thị
trường đầy triển vọng đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Bảng 9: Các thị trường đầu tư tiềm năng của các công ty Nhật Bản
Thứ tự 1997 1998 1999 2000 2001
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trung Quốc
Thái Lan
Indonesia
Mỹ
Việt Nam
Malaysia
Ấn Độ
Philippin
Singapore
Anh
Trung Quốc
Mỹ
Indonesia
Thái Lan
Ấn Độ
Việt Nam
Philippin
Malaysia
Đài Loan
Trung Quốc
Mỹ
Thái Lan
Indonesia
Ấn Độ
Philippin
Malaysia
Việt Nam
Brazin
Anh
Trung Quốc
Mỹ
Thái Lan
Ấn Độ
Indonesia
Việt Nam
Malaysia
Philippin
Anh
Brazin
Trung Quốc
Mỹ
Thái Lan
Indonesia
Ấn Độ
Việt Nam
Đài Loan
Hàn Quốc
Malaysia
Singapore
Nguồn: JBIC Review 6/2002
Theo các cuộc điều tra của JBIC về địa chỉ thu hút đầu tư Nhật Bản hứa
hẹn nhất trong thời gian, Trung Quốc thường xuyên chiếm vị trí hàng đàu do
tiềm năng to lớn của một thị trường 1,2 tỷ dân và triển vọng phát triển kinh tế
tương đối khả quan. Một điều đáng nói là thường xuyên có tới năm nước
ASEAN thuộc tốp mười nước được các nhà đầu tư Nhật Bản chọn là thị trường
đầu tư tương lai. Việt Nam cũng được các nhà đầu tư Nhật Bản đánh giá là một
địa điểm đầu tư hứa hẹn mặc dù hiện nay khối lượng đầu tư của họ vào Việt
Nam chưa cao nhưng chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai, những đánh
giá của các nhà đầu tư sẽ trở thành hiện thực và họ sẽ đẩy mạnh đầu tư vào Việt
Nam với mục đích hai bên cùng có lợi.
2.2 Tiếp tục khai thác lĩnh vực đầu tư thế mạnh đồng thời khai thác
đầu tư các ngành mới.
Khi phân tích hoạt động đầu tư của Nhật Bản những năm 90 có thể nhận
thấy rằng cơ cấu đầu tư của Nhật Bản ít có sự thay đổi rõ rệt, lĩnh vực phi sản
xuất luôn chiếm vị trí dẫn đầu. Thực tế đầu tư tài chính và bất động sản của Nhật
Bản ra nước ngoài tăng khá, đặc biệt là các năm 1996 và 1997. Tuy nhiên, JDI
vào thời gian này cũng không tạo ra sự đột biến gì nổi bật. Có nhiều lý do để
giải thích tình hình trên song có thể nhận thấy rằng Nhật Bản tiếp tục chủ trương
khai thác những lĩnh vực mà mình có tiềm năng và thế mạnh. Trong những năm
tới hoạt động JDI sẽ theo hướng củng cố và mở rộng quy mô của các ngành sản
xuất truyền thống như sản xuất điện tử, tài chính ngân hàng, sản xuất ô tô và hóa
chất.
Trong cuộc điều tra của JETRO về chiến lược của các công ty có vốn đầu
tư của Nhật Bản trong thời gian tới được tiến hành vào tháng 8 năm 2002,
44,5% doanh nghiệp đựơc hỏi khẳng định họ sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh
ở nước ngoài và 44,1% trả lời họ sẽ duy trì quy mô hiện tại và 1,4% còn lại nói
họ sẽ giảm quy mô hoặc rút vốn trước thời hạn. Cũng theo cuộc điều tra này, các
lĩnh vực sẽ được mở rộng quy mô là ngành hóa chất, thiết bị điện tử, ngành ô tô
và ngành tài chính bảo hiểm. Nếu như ở ngành thực phẩm chỉ có 34,8% doanh
nghiệp được hỏi cho rằng họ sẽ tăng quy mô sản xuất thì tỷ lệ này ở ngành hóa
chất là 53,5% và ở ngành điện tử là 65,4%. Chỉ có 33,8% doanh nghiệp ở ngành
sản xuất ô tô nói họ sẽ duy trì quy mô hiện thời còn 66,2% còn lại khẳng định họ
sẽ củng cố và mở rộng quy mô. Xét về mặt phi chế tạo thì ngành tài chính bảo
hiểm sẽ tiếp tục được phát triển thêm quy mô, bằng chứng là có đến 65% công
ty được hỏi cho rằng họ sẽ tăng cường hoạt động trong lĩnh vực này trong khi tỷ
lệ này ở ngành dịch vụ là 57% và ở ngành bất động sản con số này chỉ 30%.
Các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung vào các ngành truyền thống nhưng
mục tiêu hàng đầu của họ bây giờ là lợi nhuận. Trước đây không giống như các
công ty của Anh và Mỹ, khi các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng kinh doanh ra thị
trường nước ngoài, mục đích chính của họ nói chung không phải là thu nhập và
lợi nhuận. Kinh nghiệm của những năm qua chỉ ra rằng những lý do đằng sau
việc đẩy mạnh hoạt động JDI bao gồm để đối phó với việc đồng yên mạnh; để
tránh các xung đột về thương mại; để thích ứng với việc thiếu nguồn nhân lực và
giá nhân công cao của Nhật Bản hay để theo kịp những công ty khác cùng
ngành. Do đó, ưu tiên hàng đầu của các công ty Nhật Bản lúc này là duy trì và
củng cố thị phần và doanh thu. Tuy nhiên khi cạnh tranh quốc tế ngày càng căng
thẳng thì những công ty không đủ tiềm lực tài chính sẽ không thể tồn tại. Do vậy
Nhật Bản đã tích cực cơ cấu lại hoạt động sản xuất. Có 53% số công ty được hỏi
trả lời họ cần phải sắp xếp lại hoạt động của mình tại các chi nhánh ở nước
ngoài theo hướng giảm chi phí, đơn giản hóa nhằm mục đích cuối cùng là thu
được nhiều lợi nhuận càng tốt.
Nhật Bản có lợi thế trong một số ngành truyền thống nhưng nhiều lĩnh
vực mới như công nghệ thông tin, tin học … Nhật Bản còn thua xa Mỹ. Do đó,
việc mở rộng đầu tư ra bên ngoài ở các lĩnh vực trên của Nhật Bản còn có nhiều
hạn chế. Nhật Bản đã sớm nhận ra yếu kém này, chính vì vậy những năm gần
đây họ đã tăng cường nỗ lực khắc phục sự chậm trễ này bằng việc tăng nhập
khẩu thiết bị công nghệ hiện đại đồng thời tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học
kỹ thuật… nhằm rút ngắn khoảng cách so với Mỹ. Với sự gia tăng đầu tư đó,
Nhật Bản hy vọng trong thời gian tới sẽ chiếm lĩnh một số lĩnh vực công nghệ
cao như viễn thông, tin học… Chính người Nhật cũng không dấu diếm điều này
khi dự định xây dựng một xã hội tin học hóa trên cơ sở dịch vụ tin học trong thế
kỷ 21. Điều này cũng chính là cơ sở cần thiết để Nhật Bản có thể khai thác thị
trường phần mềm ở Châu Á, đây là hướng rất quan trọng trong triển vọng đầu tư
của Nhật Bản ở thập niên đầu thế kỷ 21. Ngoài lĩnh vực tin học, hướng mới
trong đầu tư của Nhật Bản là tập trung vào vấn đề năng lượng mới và môi
trường ở Châu Á
Việc lựa chọn chiến lược đầu tư cũng như các quyết định cụ thể về vấn đề
này của Nhật Bản trong đầu thập kỷ 21 phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố bên
trong và bên ngoài. Ngoài những nhân tố thuận lợi thì hoạt động JDI cũng gặp
không ít khó khăn và thách thức thậm chí không lường trước được. Vì vậy đối
với các nhà đầu tư Nhật Bản thì hoạt động dầu tư ra nước ngoài của họ là cuộc
đấu khá hấp dẫn và không kém phần quyết liệt trong tương lai
3. Chiến lược thu hút FDI của Việt Nam
Việt Nam khẳng định hoạt động FDI tại Việt Nam là bộ phận quan trọng
của hoạt động kinh tế đối ngoại, do đó, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam nằm trong chiến lược chung của chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ chín 2001 đã nêu định hướng
thu hút đầu tư nước ngoài như sau:" Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế
biến, các nghành công nghệ cao,vật liệu mới, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội và các nghành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại
và tạo việc làm. Tập trung thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp khu chế
xuất, khu công nghệ cao; tiếp tục nghiên cứu đề án xây dựng khu kinh tế mở để
đưa vào kế hoạch năm năm. Dự kiến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực
hiện trong giai đoạn 2001-2005 khoảng 9-10 tỷ USD bao gồm các dự án đã
được cấp phép mới và vốn bổ sung các dự án đã thực hiện."
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong những lĩnh vực và địa bàn sau:
1. Lĩnh vực:
a. Sản xuất hàng xuất khẩu;
b. Nuôi, trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản;
c. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái,
đầu tư vào nghiên cứu và phát triển;
d. Sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả
tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam;
đ. Xây dựnh kết cấu hạ tầng và cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng;
2. Địa bàn:
a. Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn;
b. Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn;
Như vậy, thông qua tìm hiểu xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Nhật Bản và chiến lược thu hút FDI của Việt Nam chúng ta nhận thấy rằng Việt
Nam và Nhật Bản đã gặp gỡ nhau về mặt lợi ích. Trong khi các nhà đầu tư Nhật
Bản đang chú trọng đến tiềm năng phát triển của thị trường đầu tư Việt Nam thì
Việt Nam lại rất hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu tư như Nhật Bản.
Những thế mạnh của Nhật Bản là những thứ mà chúng ta rất cần cho sự nghiệp
phát triển đất nước. Đây là nền tảng cho mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền chặt
giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư trong thời gian tới.
4. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút JDI vào Việt Nam.
Hoạt động FDI tại Việt Nam đã phát huy vai trò tích cực đối với nền kinh
tế Việt Nam trong thời gian qua. Mục tiêu của kế hoạch năm năm đề cho khu
vực FDI là vốn đăng ký mới đạt khoảng12 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 11 tỷ
USD. Đây là mục tiêu không dễ đạt được nếu không khắc phục những hạn chế,
bất cập về sự đồng bộ của phấp luật, hiệu lực hiệu quả của công tác điều hành,
nhất là một số chế định chính sách cần theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn,việc
công bố quy hoạch chi tiết từng ngành, từng địa phương...
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư,
hoàn thiện các hình thức đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giảm mạnh, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính
sách và pháp luật giữu đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cải tiến nhanh
các thủ tục hành chính để đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư, thực hiện từng
bước cơ chế đăng ký đầu tư. Chú trọng thu hút đầu tư của các công ty năm công
nghệ nguồn và có thị phần lớn trên thị trường thế giới. Tăng cường hỗ trợ và
quản lý sau cấp giấy phép, tạo điều kiện cho các dự án đã được cấp phép hoạt
động có hiệu quả. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước đối với
các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài các giải pháp chung như trên thì chúng ta cần phải thực hiện một
số giải pháp sau nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam:
4.1 Xóa đi tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư Nhật Bản về môi trường
đầu tư Việt Nam
Việc đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam lâu nay còn thấp và có xu hướng
suy thoái là do rất nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng mà
phía Việt Nam phải thừa nhận là môi trường đầu tư của chúng ta còn yếu kém.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, các nhà kinh doanh Nhật Bản đã vấp phải
không ít những khó khăn cho hoạt động của họ tại Việt Nam. Do đó, điều trước
hết mà Việt Nam phải làm để tăng cường thu hút JDI là tập trung xử lý kịp thời
những vướng mắc của các dự án đang triển khai nhằm củng cố lòng tin của các
nhà đầu tư Nhật Bản đã vào Việt Nam. Vì nếu không làm được điều này thì
những nỗ lực trong việc vận động đầu tư sẽ không có kết quả như mong muốn vì
không có gì có sức thuyết phục hơn là sự thành công của các dự án cụ thể.
Giám đốc một công ty tư vấn đầu tư đã nói rằng "để cuốn hút được các con chim
đang bay trên trời thì trước hết phải giữ được chân các con chim đã đậu". Theo
ông, điều quan trọng trước mắt là phải chứng minh được rằng địa bàn đầu tư
nước ta là "miền đất lành cho các nhà đầu tư đáp xuống"
Theo điều tra của JETRO ngày 30/4/2002 thì khó khăn chủ yếu mà các
doanh nghiệp Nhật Bản gặp phải trong khi triển khai hoạt động đầu tư tại Việt
Nam là:
- Chế độ pháp luật kinh tế chưa hoàn thiện, cơ sở hạ tầng kém phát triển,
nạn hàng nhái, hàng giả, hàng nhập lậu hoành hành.
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng ngành lập pháp của chúng ta còn non
trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện là
điều tất yếu. Trong thời gian tới Việt Nam cần phải tích cực đào tạo đội ngũ cán
bộ lập pháp và học hỏi những kinh nghiệm của các nước bạn, đặc biệt là các
nước trong khu vực về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc tăng tiến độ giải ngân
các dự án ODA phát triển cơ sở hạ tầng cũng là giải pháp tích cực đễ xoá đi tâm
lý lo ngại của các nhà đầu tư Nhật Bản về cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta.
Ngoài ra, tích cực thúc đẩy sản xuất trong nước là biện pháp hữu hiệu để ngăn
chặn nạn nhập lậu. Chính phủ Việt Nam đang triển khai những biện pháp cứng
rắn để đối phó với nạn hàng giả và hàng nhái, hy vọng trong thời gian tới môi
trường cạnh tranh tại Việt Nam sẽ lành mạnh hơn.
- Khả năng cung cấp phụ tùng tại chỗ của Việt Nam còn thấp trong khi đó
một số ngành thuộc lĩnh vực lắp ráp như ô tô, điện tử, xe máy yêu cầu tỷ lệ nội
địa hóa cao. Các công ty này phải nhập khẩu phụ tùng từ Nhật Bản làm đẩy giá
thành sản xuất lên cao.
Một vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay là phải có những biện pháp tích
cực để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp hỗ trợ như ngành chế tạo máy, công
cụ sản xuất linh kiện, phụ tùng. Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và các
nước Châu Á khác cho thấy phải có chính sách rõ ràng về từng ngành công
nghiệp và có biện pháp khuyến khích đầu tư vào những ngành công nghiệp hỗ
trợ. Biện pháp này bao gồm chính sách bảo hộ và ưu đãi cho những doanh
nghiệp đi tiên phong. Lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng là thế mạnh của Nhật
Bản, do vậy nếu chúng ta có chính sách ưu đãi hợp lý thì chắc chắn các nhà đầu
tư Nhật Bản sẽ tăng cường đầu tư vào đây. Mục đích trước mắt của họ là nhằm
phục vụ cho hoạt động sản xuất của chính mình và sau đó là cung cấp cho thị
trường phụ tùng linh kiện đầy tiềm năng của Việt Nam.
- Các nhà quản lý Nhật Bản chưa đủ tự tin để chuyển giao công nghệ quản
lý cho nhân viên Việt Nam bởi vì kỹ năng của các giám đốc, tổ đội trưởng được
tuyển dụng còn chưa cao. Trong khi đó nếu thuê người quản lý từ Nhật Bản lại
quá tốn kém và không nhận được sự đồng tình ủng hộ của nơi tiếp nhận vốn
Trong những năm qua, những thành tựu trong công tác giáo dục đào tạo
của Việt Nam đã được ghi nhận nhưng để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình
mới thì chúng ta cần phải nỗ lực nhiều trong việc mở rộng và nâng cao chất
lượng của các trường dạy nghề. Nhật Bản là quốc gia có nền văn hoá nói chung
và văn hoá kinh doanh rất độc đáo. Để hợp tác thành công với người Nhật thì
trước hết chúng ta cần phải hiểu biết những nét riêng của văn hoá kinh doanh
Nhật Bản. Do vậy để khắc phục được khó khăn này thì chúng ta cần phải hợp
tác với Nhật Bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực, cử cán bộ sang học tập kinh
nghiệm quản lý ở Nhật Bản. Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam Nhật
Bản được thành lập và đã phát huy vai trò của mình. Trong thời gian tới, chúng
ta cần tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm để đào tạo cho Việt Nam
nuồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu đặt ra của các nhà đầu tư nước ngoài nói
riêng và cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung.
Những khó khăn trên không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Nhật
Bản mà còn cả hoạt động FDI tại Việt Nam nói chung. Ngay một lúc chúng ta
không thể đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nhưng chúng ta phải tiếp thu
những ý kiến từ phía họ và tỏ ra thiện chí trong việc nỗ lực cải tạo môi trường
đầu tư theo hướng tốt hơn. Phía Nhật Bản đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt
Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư theo hướng hoàn thiện hơn. Ông
Hashimoto –chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã công
nhận hầu hết các lĩnh vực trong môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải
thiện nhiều so với trước đây, trong đó có những vấn đề chủ yếu như: Luật Đầu
tư mới đã giảm danh mục sản phẩm bắt buộc xuất khẩu(80%) từ 24 mặt hàng
xuống còn 14; mở rộng áp dụng trả lương bằng VND; bãi bỏ việc doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm trực tiếp thuê lao động; xây dựng tiêu chuẩn kế
toán điều chỉnh giữa Hệ thống kế toán Việt Nam và Hệ thống kế toán quốc tế;
giảm tỉ lệ kết hối bắt buộc xuống còn 40%; bỏ mức lãi trần đối với lãi suất cho
vay bằng USD; bỏ quy chế về tái bảo hiểm ra nước ngoài; áp dụng chế độ kiểm
tra mẫu trong hải quan...
Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực cải tạo môi trường đầu tư theo hướng
thông thoáng và hấp dẫn hơn. Điều này hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho hoạt
động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung và hoạt động JDI nói riêng.
4.2 Phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu
vực
Hiện nay vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chỉ bằng 1/33 JDI của
Nhật Bản vào Trung Quốc và 1/12 JDI vào Thái Lan và 1/5 vào Malaysia. Trong
một vài năm tới, mức JDI không có dấu hiệu tăng đột biến trong khi nhu cầu vốn
đầu tư của các nước ASEAN ngày càng tăng nên cạnh tranh giữa các quốc gia
để thu hút FDI nói chung và đầu tư của Nhật Bản nói riêng ngày càng trở nên
gay gắt. Nếu so với các nước trong khu vực thì môi trường đầu tư vào Việt Nam
còn kém hấp dẫn hơn nhiều, chỉ xếp thứ 7 trong số 10 nước ASEAN. Do vậy
trong cuộc cạnh tranh thu hút JDI, Việt Nam phải hướng vận động đầu tư, quy
hoạch dự án theo hướng thu hút JDI vào những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế
hơn so với các nước trong khu vực.
Theo cuộc điều tra được tiến hành bởi JBIC về lý do tại sao các quốc gia
lại hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản
đánh giá cao về thế mạnh lực lượng lao động rẻ, chi phí nguyên vật liệu thấp và
nguồn nhân lực tốt. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam là địa chỉ đầu
tư có chi phí nguyên liệu thấp nhất trong con mắt các chủ đầu tư Nhật Bản. Do
vậy chúng ta phải tận dụng lợi thế này để hướng các nhà đầu tư Nhật Bản vào
các ngành cần nguyên liệu sẵn có của Việt Nam như các ngành khai
khoáng,nông lâm ngư nghiệp, chế tạo thép… Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của
Việt Nam được đánh giá là tốt hơn nhiều vì có đến 26,5% doanh nghiệp được
hỏi trả lời Việt Nam có nguồn nhân lực tốt trong khi chỉ có 1,9% công ty trả lời
như vậy đối với Indonesia, con số của Thái Lan là 13,6%; Malaysia 14,3% và
philippin 16,7%. Lợi thế này cho phép Việt Nam tăng cường thu hút JDI trong
các ngành cần lao động kỹ thuật cao như viễn thông, tin học...
Bảng 10 : Lý do mà các quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản
Đơn vị: % doanh nghiệp trả lời
Thái Lan Indonesia Malaysia Việt Nam Philippin
Quy mô thị trường hiện tại 15,9 13,0 16,7 5,9 6,7
Tiềm năng phát triển thị trường 55,7 50,3 45,2 47,1 43,3
Lực lượng lao động rẻ 47,7 74,1 47,6 70,6 70,0
Chi phí nguyên liệu thấp 15,9 22,2 16,7 23,5 6,7
Cơ sở xuất khẩu sang Nhật Bản 17,0 18,5 21,4 17,6 20,0
Xuất khẩu sang nước thứ ba 39,8 29,6 33,3 23,5 36,7
Nguồn nhân lực tốt 13,6 1,9 14,3 26,5 16,7
Phát triển hội nhập khu vực 6,8 7,4 4,8 0,0 0,0
Nguồn: JBIC Review 6/2002 trang 54
Do nền kinh tế Việt Nam có trình độ phát triển chưa cao nên quy mô thị
trường hiện tại còn nhỏ so với các nước láng giềng nhưng bù lại vì mức sống
còn thấp nên tiền lương cũng không cao. Có đến 70,6% công ty được hỏi cho
rằng Việt Nam có lực lượng lao động rẻ, chỉ xếp sau Indonesia với 74,1%. Đây
cũng là hướng mà Việt Nam có thể kết hợp để tăng cường thu hút JDI vào
những ngành cần nhiều người lao động như dệt may, giày da… với việc tạo
công ăn việc làm cho người lao động. Đối với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu
sang Nhật Bản hoặc sang một nước thứ ba khác thì Việt Nam không có lợi thế
bằng các nước khác trong khu vực do đó chúng ta chỉ có thể đẩy mạnh thu hút
JDI vào lĩnh vực này chỉ khi kết hợp với các lợi thế khác. Xét về tiềm lực kinh tế
thì Việt Nam còn kém hơn các nước khác trong khu vực nhưng các nhà đầu tư
Nhật Bản vẫn đánh gía cao tiềm năng phát triển thị trường của Việt Nam, , số
doanh nghiệp được hỏi trả lời về khả năng phát triển thị trường tiềm năng ở Việt
Nam là 47,1% xấp xỉ bằng con số của các nước láng giềng. Điều này chứng tỏ
các nhà đầu tư Nhật Bản đã ghi nhận những thành tựu phát triển kinh tế của Việt
Nam trong tiến trình đổi mới và tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam
tương lai.
Trên đây chỉ là những lợi thế tự nhiên mà Việt Nam có được theo sự đánh
giá của các nhà đầu tư Nhật Bản. Để những lợi thế này thực sự hấp dẫn các nhà
đầu tư thì Việt Nam cần có các chính sách ưu đãi cụ thể để lôi kéo các nhà đầu
tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Phương châm của chúng ta là phải biến tiềm
năng thành hiện thực chứ không phải để tiềm năng mãi chỉ là tiềm năng. Nhiệm
vụ của của Việt Nam là phải tăng cường vận động đầu tư tới các nhà đầu tư Nhật
Bản để quảng bá các lợi thế sẵn có cũng như những ưu đãi của nhà nước đối với
từng hạng mục dự án kêu gọi đầu tư.
Dưới con mắt của người Nhật Bản, Việt Nam có khả năng hội tụ được
những điều kiện cần thiết để lôi cuốn các nhà đầu tư Nhật Bản đưa vốn vào Việt
Nam mà không phải lo ngại về những rủi ro thường gặp trong quá trình đầu tư.
Với những tiềm năng và lợi thế như vậy, cùng với một môi trường chính trị xã
hội ổn định, chính quyền vững mạnh, phù hợp với lòng dân, lại được chính phủ
Việt Nam luôn tạo những điều kiện thuận lợi và cơ hội kinh doanh cho các nhà
đầu tư nước ngoài, trong tương lai, Việt Nam có thể sẽ trở thành một địa bàn lý
tưởng để Nhật Bản có thể thâm nhập, mở rộng thị trường buôn bán, đầu tư, tiêu
thụ hàng hóa khai thác nguồn cung cấp nguyên liệu và nguồn nhân lực dồi dào.
4.3 Tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư
Bên cạnh những nỗ lực của phía Việt Nam trong việc cải thiện môi
trường đầu tư, phía Nhật Bản cũng đã có những sự trợ giúp tích cực để chia sẻ
khó khăn với Việt Nam vì các nhà đầu tư Nhật Bản đã tỏ thiện chí muốn làm ăn
lâu dài với Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam cần hợp tác với Nhật Bản
để chia sẻ những thông tin về hoạt động FDI tại Việt Nam cũng như các dự án
cần thu hút vốn, những quy định, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
Một trong những việc làm có ý nghĩa của Nhật Bản đối với việc xúc tiến
đầu tư ở Việt Nam là sự góp mặt của JETRO - Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật
Bản - Một tổ chức phi lợi nhuận của chính phủ Nhật Bản trong chương trình
khuyến khích các doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Bắt đầu
hoạt động vào tháng 10/1993, JETRO đóng vai trò trung gian giữa các công ty
Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam với các đối tác của họ và
ngược lại. Bên cạnh đó, JETRO còn cung cấp các thông tin cơ bản về môi
trường đầu tư của Việt Nam cho các nhà kinh doanh Nhật Bản, giúp đỡ các công
ty Việt Nam tiếp cận với các chủ đầu tư Nhật Bản có tiềm năng một cách dễ
dàng hơn. Với vai trò như vậy, JETRO thực sự là chiếc cầu nối thuận lợi cho
quan hệ hợp tác đầu tư Việt - Nhật. Vì vậy chúng ta phải tận dụng ưu thế của
chiếc cầu nối này để quảng bá cho các nhà đầu tư Nhật Bản về tiềm năng của
Việt Nam, danh mục dự án kêu gọi đầu tư. Với cách làm này thì cả hai bên Việt
Nam và Nhật Bản dễ dàng gặp gỡ nhau về mặt lợi ích.
Một hoạt động có ý nghĩa nữa trong việc thúc đẩy quan hệ đầu tư giữa hai
nước là các cuộc họp nhóm đầu tư thương mại Việt Nam-Nhật Bản diễn ra hàng
năm tại Việt Nam. Đến nay đã có ba cuộc họp đã được tổ chức và cuộc họp gần
đây nhất là cuộc họp nhóm đầu tư Việt-Nhật lần thứ ba vào trung tuần tháng tư
năm 2002 tại Hà Nội. Tham dự cuộc họp phía Nhật Bản có sự góp mặt của quan
chức thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương Nhật Bản và đại diện của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam. Phía Việt Nam có mặt của
các quan chức hữu quan. Theo đánh giá của ông Chihiro Atsumi- Vụ phó Vụ
Châu Á Thái Bình Dương của Nhật Bản, cuộc họp lần thứ ba có kết quả tốt hơn
so với hai kỳ trước, những nội dung được đề cập tại cuộc họp lần này rất phong
phú và rất đầy đủ. Hai bên đã trao đổi với nhau rất thẳng thắn các vấn đề nêu ra,
các câu trả lời của phía Việt Nam đã ăn khớp với các câu hỏi của phía Nhật Bản
đưa ra. Các cuộc họp này là dịp rất tốt để cả hai phía có thể trao đổi trực tiếp với
nhau các vấn đề cùng quan tâm. Trong thời gian tới, phía Việt Nam cần hợp tác
với Nhật Bản để tổ chức các cuộc họp tương tự như thế này.
Ngoài ra, Việt Nam cần phải có các chương trình hợp tác cấp chính phủ
với Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư. Các cuộc Hội nghị, các chuyến thăm chính
thức của các nhà đại diện cấp cao hai nước là cơ hội tốt để cho hai bên tăng
cường tiếp xúc và hiểu biết lẫn nhau. Chuyến thăm gần đây nhất của Tổng bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh vào ngày 3/10/2002 đã đánh dấu
bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản nói chung về
các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, hợp tác song phương. Bên cạnh đó, cả hai chính
phủ đã bắt đầu đưa ra thảo luận để tiến hành soạn thảo và ký kết hiệp định chung
về Khuyến khích đầu tư Việt Nam - Nhật Bản. Hiệp định này sẽ mang lại lợi ích
cho cả hai phía. Về phía Việt Nam điều đó thể hiện sự hoàn thiện và ổn định của
chế độ pháp luật, khiến các doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm hơn khi đầu tư vào
Việt Nam. Nếu hiệp định này được ký kết sẽ hứa hẹn những triển vọng to lớn
trong việc thúc đẩy JDI vào Việt Nam.
Hiện nay báo chí khắp nơi nói nhiều về cuộc khủng hoảng, nói nhiều về
sự trì trệ và chiếc ngai vàng kinh tế Châu Á mà Nhật Bản nắm giữ đang bị lung
lay, thế nhưng ý nghĩa của những giá trị thành công của họ trong thế kỷ qua thì
vẫn còn mãi. Đối với Việt Nam, một đất nước còn nghèo nàn và lạc hậu thì tấm
gương phát triển kinh tế của Nhật Bản là rất đáng để học tập. Trong xu thế hiện
nay tiếp nhận JDI một cách có chọn lọc là phương pháp học tập được đánh giá
cao nhất, có hiệu qủa nhất. Sự phát triển hay tụt hậu phụ thuộc không nhỏ vào
kết quả thực hiện chính sách thu hút và sử dụng vốn FDI. Bên cạnh những nỗ
lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi như bảo đảm ổn định chính trị, ổn định kinh tế
vĩ mô, thiết lập môi trường pháp lý lành mạnh, xây dựng hạ tầng cơ sở...thì một
điều quan trọng mà chúng ta phải rất quan tâm là dung hoà được lợi ích của phía
Việt Nam với lợi ích của các đối tác Nhật Bản.
KẾT LUẬN
Nếu như tốc độ tăng trưởng thương mại Nhật Bản thập kỷ 90 của thế kỷ
20 vừa qua không ổn định thì tình hình đầu tư ra nước ngoài của nước này có vẻ
sáng sủa hơn. Dù rằng tốc độ tăng đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản có giảm
sút so với những thập kỷ trước đó nhưng nhìn chung, từ năm 1990 đến nay, Nhật
Bản vẫn giữ được mức đầu tư khá cao thậm chí tăng đáng kể. Xét về địa bàn đầu
tư thì Bắc Mỹ và EU là thị trường đầu tư chủ yếu, thường xuyên chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng JDI. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm1990 các nhà đầu tư Nhật
Bản đã bắt đầu chính sách hướng mạnh về Châu Á và coi Châu Á là địa bàn
chiến lược của mình. Còn xét về cơ cấu lĩnh vực đầu tư thì JDI chủ yếu tập trung
vào nghành phi chế tạo, đây cũng là xu hướng chung của dòng lưu chuyển FDI
trên thế giới. Các nhà đầu tư Nhật Bản đã tập trung vào hoạt động sát nhập và
mua lại trong chiến lược đầu tư ra nước ngoài của mình.
Dù rằng hiện tại nền kinh tế Nhật Bản đang trong tình trạng suy thoái
song người Nhật đang cố gắng thực hiện nhiều giải pháp cải cách để vượt qua
những khó khăn đó và hi vọng sự hồi sinh trở lại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
đến chiến lược kinh tế đối ngoại. Hiện nay nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu
hiệu phục hồi và đáng chú ý là xu thế đồng yên đang tăng giá có thể là những tác
nhân góp phần cải thiện tình hình đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản. Trong
thập kỷ đầu của thế kỷ 21 Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư
ra nước ngoài và cơ cấu địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư cũng
không có nhiều thay đổi so với thập kỷ trước. Đặc biệt các nhà đầu tư Nhật Bản
đánh giá cao tiềm năng của các nước ASEAN trong đó có Việt Nam như là miền
đất hứa cho hoạt động kinh doanh của mình.
Các nhà đầu tư Nhật Bản luôn tỏ ra thận trọng và chắc chắn khi đầu tư
vào Việt Nam. Tuy nhiên các công ty Nhật Bản đều coi Việt Nam là thị trường
mới nổi đầy triển vọng đối với đầu tư của họ các lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản
bao hàm hầu hết các ngành kinh tế thiết yếu của Việt Nam, từ dầu khí đến cơ khí
chế tạo, đặc biệt là sản xuất ôtô, linh kiện điện tử, chế biến nông sản, thực phẩm,
du lịch, dịch vụ, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Các công ty hàng đầu của
Nhật Bản như Honda, Sony, Sumitomo, Marubeni, Mitsui đã có mặt và đang
phát triển tích cực các dự án của mình ở Việt Nam. Điểm đáng lưu ý là các dự
án triển khai nhanh, tỷ lệ đổ bể thấp hơn mức trung bình, sản phẩm sản xuất ra
có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Một số lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản
đang trở thành sức sống của nền công nghiệp Việt Nam như sản xuất ôtô, công
nghiệp điện tử.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước
ngoài. Nhưng chúng ta cũng còn nhiều khó khăn trở ngại đòi hỏi phải có sự nỗ
lực để vượt qua. Trước hết phải khắc phục những trở ngại do chính chúng ta gây
ra và phát huy tối đa các lợi thế so sánh mà chúng ta có được. Trong bối cảnh
hiện nay, cùng với những lợi thế của mình, chúng ta không được phép bỏ lỡ cơ
hội trở thành một điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và
Nhật Bản nói riêng.
Hơn mười năm thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản không phải là một
thời gian dài nhưng chúng ta cũng rút ra được khá nhiều kinh nghiệm, cả kinh
nghiệm của sự thành công cũng như kinh nghiệm của sự thất bại. Hợp tác kinh
tế đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản vẫn đang đi đúng hướng. Mặc dù
hiện nay Nhật Bản chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam nhưng hy vọng
rằng điều đó sẽ trở thành hiện thực trong một tương lai gần và điều quan trọng
nhất ở đây là đạt tới một nền kinh tế phát triển ổn định cho cả Việt Nam, Nhật
Bản cũng như các nước trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Thanh Bình- Vai trò của Nhật Bản trong phát triển kinh tế
ASEAN thập niên cuối thế kỷ 21- Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông
Bắc á 2/ 2002.
2. Nguyễn Duy Dũng- Xu hướng đầu tư vào ODA của Nhật Bản thập niên
đầu thế kỷ 21- Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á 11/2001
3. Đỗ Đức Định- Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản đanh phát triển- NXB
Khoa học xã hội 1996
4. Vũ Văn Hà- Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong
thập niên 90 của thế kỷ 20- Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á
6/2002.
5. Hoàng Minh Hằng- Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào ASEAN trong thập
kỷ 90 vừa qua- Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á 10/ 2001.
6. Phạm Quý Long- Tác động của đồng yên lên giá tới nền kinh tế Nhật Bản
và các giải pháp vĩ mô- Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản 11/1995.
7. Phạm Quý Long- Kinh tế Nhật Bản phải chăng đang phục hồi- Tạp chí
nghiên cứu Nhật Bản 11/2000.
8. Vũ Chí Lộc- Giáo trình đầu tư nước ngoài- NXB Giáo dục 1997.
9. Nguyễn Thị Luyến ( Chủ biên)- Hiện tượng thần kỳ Đông Á, các quan
điểm khác nhau- NXB khoa học xã hội 1997.
10. Kim Ngọc ( Chủ biên)- Kinh tế thế giới 2000-2001- Đặc điểm và triển
vọng- NXB Chính trị quốc gia 2001.
11. Tập thể tác giả Trung Quốc- Dự báo thế kỷ 21- NXB Thống kê 1998.
12. Makoto Sakurai thuộc Viện nghiên cứu Mitsui Marine Trường đại học
Aoyama- Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản và đầu tư ra nước ngoài của
họ- Báo cáo hội thảo tại Hà Nội 30/11/1996.
13. Lê Văn Sang ( Chủ biên )- Chiến lược và quan hệ kinh tế Mỹ- EU- Nhật
Bản Thế kỷ 21- NXB Khoa học xã hội 2002.
14. Lê Văn Sang, Đào Lê Minh- Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương- NXB
Chính trị quốc gia 1998.
15. Lê Văn Sang, Nguyễn Xuân Thắng- Kinh tế các nước công nghiệp chủ
yếu sau chiến tranh thế giới thứ hai- NXB Chính trị quốc gia 2000.
16. Lê Văn Sang, Lưu Ngọc Trịnh- Nhật Bản đường đi tới một siêu cường
kinh tế- NXB Khoa học xã hội 1991.
17. Vũ Trường Sơn - Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam- NXB Thống kê 1997
18. Shojiro Tokugana ( Chủ biên) - Đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và
sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở Châu Á- NXB Khoa học xã hội 1996.
19. Lưu Ngọc Trịnh- Kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử-
NXB Thống Kê 1998.
20. Lưu Ngọc Trịnh- Giới tài chính Nhật Bản đứng trước bước ngoặt sống
còn- Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản 6/1998.
21. Lưu Ngọc Trịnh- Quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản trong những năm
gần đây- Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản 9/2000.
22. Nguyễn Anh Tuấn- Quan hệ kinh tế của Mỹ và Nhật Bản với Việt Nam từ
năm 1995 đến nay- NXB Khoa học xã hội 2001.
23. Thời báo Kinh tế Việt Nam – Kinh tế Việt Nam và Thế giới -các năm từ
1997 đến 2002
24. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, các số năm 2002
25. Jbic today- 5/2001,6/20
26. Jbic Review 2000,20001
27. Jetro White Paper on International Trade and Invetsment 1997, 1998,
1999, 2000, 2001,2002
Webside:
1.
2.
3.
4.
5.
6. http:// www.imf.org.com/
Phụ lục 1: Tình hình xuất khẩu FDI của một số nước
Đơn vị: Triệu USD
1997 1998 1999 2000 2001
Mỹ
Canada
105,590
11,523
178,200
22,526
301,020
25,206
307,747
62,758
130,796
27,574
EU
Bỉ và Luxembua
Đan Mạch
Pháp
Đức
Ailen
Italia
Hà Lan
Tây Ban Nha
Thuỵ Điển
Anh
130,443
11,998
2,792
23,048
12,795
2,743
3,700
11,055
6,384
10,271
37,379
259,293
22,619
6,675
29,518
23,279
11,035
2,635
37,634
11,905
19,413
74,652
490,612
133,059
16,077
46,625
55,790
18,615
6,943
41,283
15,541
59,386
87,833
800,005
234,757
35,532
43,173
189,178
22,778
13,175
56,631
36,931
22,125
119,933
321,941
51,214
7,050
52,504
28,699
9,865
15,025
55,563
21,540
12,857
53,854
Ôxtrâylia
Trung Quốc
Hồng Kông
Ấn Độ
Nhật Bản
Malaysia
Philipin
Hàn Quốc
Đài Loan
Thái Lan
7,631
44,237
11,368
3,577
3,200
5,137
1,222
2,844
2,248
3,895
6,046
43,751
14,776
2.635
3,268
2,163
2,287
5,412
222
7,315
5,699
38,753
24,587
2,169
12,308
3,895
573
9,333
2,926
6,213
11,512
38,399
61,883
2,315
8,227
3,788
1,241
9,283
4,928
3,366
4,067
44,241
22,834
3,403
6,191
0,554
1,792
3,198
4,109
2,839
Áchentina
Braxin
Mêxicô
9,161
19,650
12,831
7,292
31,913
11.312
23,984
28,576
11,915
11,665
32,779
13,286
3,181
22.636
24,730
Cộng Hoà Séc
Hungary
Ba Lan
Nga
1,300
2,173
4,908
4,865
3,718
2,036
6,365
2,762
6,324
1,970
7,270
3,309
4,986
1,649
9,342
2,714
4,916
2,443
8,000
2,540
Israen
Nam Phi
1,628
3,811
1,760
550
2,889
1,503
4,392
0,969
3,044
7,162
Thế giới
Nước phát triển
Nước đang phát triển
461,646
272,033
189,613
688,433
485,184
203,249
1,083,472
856,234
227,239
1,469,211
1,217,387
251,384
694,753
502,203
192,549
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF 12/2001
Phụ lục 2: Tình hình tiếp nhận FDI của một số nước
Đơn vị: Triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000
Mỹ
Canada
91,880
13,107
104,820
22,521
155,410
31,041
155,410
17,842
152,440
41,499
EU
Ôxtrâylia
Bỉ và Luxambua
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp
Ailen
Italia
Hà Lan
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Thuỵ Điển
Anh
185,195
1,848
8,026
2,510
3,583
30,362
50,752
18
727
8,697
31,890
972
5,577
5,112
35,157
223,215
1,984
7,252
4,355
5,260
35,488
42,726
4
1,008
10,414
24,598
2,187
12,423
12,119
63,499
410,115
2,794
28,845
4,215
18,698
45,710
89,678
262
4,955
12,407
37,226
3,851
19,065
22,671
119,747
713,832
3,306
119,800
13,607
6,739
119,494
109,797
555
6,102
6,723
58,139
2,856
41,754
19,554
206,518
805,317
3,304
82,342
27,580
22,436
169,481
52,048
2,141
3,983
12,075
74,809
7,139
52,826
39,962
259,472
Na Uy
Thuỵ Sĩ
5,880
16,152
5,008
17,732
3,263
16,767
5,771
35,952
8,197
41,316
Ôxtrâylia
NiuZilân
Nhật Bản
7,052
1,533
23,442
6,368
45
26,059
3,368
928
24,625
2,989
803
22,267
5,291
963
31,534
Đông Á
Trung Quốc
Asian Nies
Hồng Kông
Hàn Quốc
Xinhgapo
Đài Loan
Asean 4
Inđonêsia
Malaysia
Philipin
Thái Lan
49,467
2,114
41,872
26,531
4,671
6,827
3,843
5,481
600
3,768
182
931
49,542
2,563
43,459
24,407
4,449
9,360
5,243
3,520
178
2,626
136
580
29,857
2,634
26,103
16,973
4,740
555
3,836
1,119
44
785
160
130
35,752
1,775
31,978
19,349
4,198
4,011
4,420
1,999
72
1,640
-59
346
83,114
916
79,247
63,014
5,256
4,276
6,701
2,951
150
2,919
-95
-23
Mỹ Latinh
Achentina
Braxin
Mêhicô
5,549
1,600
-467
38
14,391
3,653
1,042
1,108
8,048
2,326
2,721
1,363
21,753
1,354
1,690
1,214
13,442
1,113
2,280
1,600
Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế của IMF 12/2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM.pdf