Công ty TNHH Hiệp Hưng là một công ty tư nhân có quy mô còn khá nhỏ tuy
nhiên sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của cả Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong những năm qua đã đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ. Công ty đã mạnh
dạn khai thác tìm hiểu về thị trường nước ngoài kể cả những thị trường khó tính nhất
như: Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. và từng bước khẳng định được chỗ đứng của công ty
nói riêng cũng như ngành dệt may Việt nam nói chung trên thương trường quốc tế.
Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty TNHH Hiệp Hưng trong 3 năm gần đây
cho thấy tình hình tài chính của công ty là khá khả quan. Tình hình sản xuất kinh
doanh tương đối thuận lợi, tổng doanh thu, lợi nhuận và quy mô tài sản - nguồn vốn
của công ty đều có sự tăng trưởng hàng năm.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hiệp Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty TNHH Hiệp Hưng
Lời mở đầu
Thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức, công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì vậy việc học tập luôn chiếm một vị trí quan trọng trong xã hội cũng như đối với bản
thân mỗi người, quá trình phát triển của xã hội đòi hỏi phương pháp giáo dục và đào
tạo luôn phải đi trước một bước. Và quá trình thực tập đối với mỗi sinh viên sau những
năm học lý thuyết ở trường sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong việc giúp sinh viên
kiểm nghiệm lại những kiến thức đã học, đi sâu tìm hiểu thực tế nâng cao hiểu biết và
có thêm kinh nghiệm trong công việc.
Trong thời gian thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Hiệp Hưng, tôi đã tìm hiểu
được phần nào những hoạt động của công ty TNHH Hiệp Hưng trong quá trình hình
thành và phát triển của công ty. Tôi xin được trình bày về những thu hoạch của mình
trong bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” này với kết cấu gồm 8 mục nhỏ:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Hiệp Hưng.
2. Chức năng, nhiêm vụ của công ty TNHH Hiệp Hưng.
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
7. Một số nhận xét chung.
.
1 . Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Hiệp Hưng được thành lập năm 1992 dưới hình thức là một công
ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, theo Quyết định số 211/QĐ-UB, ngày
15/02/1992 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội.
Tên của Công ty là: Công ty TNHH Hiệp Hưng
Tên quốc tế của công ty : Hiệp Hưng Company Limited.
Trụ sở đặt tại : 44 Hàng Trống - Q. Hoàn Kiếm - Hà nội.
Số đăng ký kinh doanh: 040350.
Điện thoại : 9.285.022 / 8.264.941.
Fax : 8.285.241.
Email: hiep-hung@hn.vnn.vn
Website:
Ngành nghề kinh doanh :
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mỹ phẩm.
- May công nghiệp.
- Dịch vụ du lịch.
Công ty có 3 thành viên sáng lập gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc.
Trải qua hơn 10 năm tồn tại, công ty đã trưởng thành và phát triển nhanh chóng
với quy mô và tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng. Công ty có 3 phân xưởng máy may
nghệ thuật và hiện đại với hơn 500 công nhân có tay nghề cao. Công ty đang khẩn
trương xây dựng một xưởng mới tại khu công nghiệp Quế Võ - Bắc Ninh nhằm sớm
đưa vào hoạt động trong năm 2003 này.
Hiện nay, công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, buôn bán, gia công hàng may mặc, hàng thêu ren.
- Buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ.
- Môi giới thương mại.
- Đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá.
Công ty TNHH Hiệp Hưng ra đời trong thời kỳ đổi mới kinh tế do Đảng khởi
xướng, đã nhanh chóng nắm bắt được thời cơ để có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường. Hơn 10 năm hoạt động sản xuất, công ty đã có sự phát triển khá nhanh chóng.
Điều này thể hiện sự nỗ lực phấn đấu của Ban Giám đốc cũng như đội ngũ công nhân
của toàn công ty. Điều đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường với những đổi thay và
phát triển từng ngày, công ty vẫn tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường
trong nước cũng như quốc tế.
Công ty TNHH Hiệp Hưng chủ yếu sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng và xuất
khẩu sang các thị trường lớn như: Nhật, Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Hồng Kông... Mặc dù
mới hơn 8 năm quan hệ hợp tác với bạn hàng nước ngoài nhưng công ty đã tìm được
thị trường tiêu thụ sản phẩm khá rộng lớn và ổn định. Các mặt hàng sản xuất ra chủ
yếu để xuất khẩu, chỉ một phần nhỏ hướng vào trong nước.
Tuy nhiên, công ty TNHH Hiệp Hưng vẫn còn là doanh nghiệp với quy mô nhỏ
nhưng với sự năng động, sáng tạo của Ban Giám đốc cùng đội ngũ công nhân nhiệt
tình và có tay nghề cao, chắc chắn công ty TNHH Hiệp Hưng sẽ ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
2 . Chức năng, nhiêm vụ của công ty TNHH Hiệp Hưng.
Cũng như các doanh nghiệp khác mục đích chính của công ty TNHH Hiệp Hưng
là tối đa hoá lợi nhuận. Và trước mắt công ty là kế hoạch về đa dạng hoá về chủng loại
sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Công ty TNHH Hiệp Hưng là một pháp nhân kể từ ngày nhận giấy đăng ký kinh
doanh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo
đúng ngành nghề đăng ký trong phạm vi vốn góp của các thành viên (vốn điều lệ).
Nhiệm vụ của công ty là nâng cao ứng dụng khao học công nghệ vào sản xuất,
thực hiện các biện pháp nhằm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, không
ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên; thực hiện tốt chính sách,
quy định tài chính, tài sản, chế độ lao động tiền lương, đảm bảo công bằng xã hội
trong phân phối thu nhập theo lao động và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
3 . Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty.
Công ty TNHH Hiệp Hưng sản xuất sản phẩm, hàng hoá đa dạng về chủng loại,
phong phú về mẫu mã. Chủ yếu là các mặt hàng sau đây:
+ Quần áo được làm từ nhiều loại vải như tơ tằm, vải dệt... Mặt hàng quần áo của
công ty dành cho cả người lớn và trẻ em. Loại cho người lớn gồm áo sơ mi, jacket,
quần vải, váy, túi, khăn bông... Loại cho trẻ em gồm áo cánh, áo sơ mi , váy, quần
xoóc...
+ Hàng dệt trang trí nội thất bao gồm ga trải giường, đệm mút, gối...
Để đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ theo đơn đặt hàng, công ty không
chỉ khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước mà cả nhập khẩu nguyên liệu của
nước ngoài. Các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài bao gồm vải dệt cotton 100%,
sợi hoá học, tơ lụa,và một số phụ liệu khác trong trang phục quần áo.
Hiện nay, công ty có phòng giao dịch và trưng bày sản phẩm tại 44 Hàng Trống -
Q. Hoàn Kiếm - Hà Nội và 3 phân xưởng:
Phân xưởng I : đặt tại Thuỵ Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Phân xưởng II : đặt tại Pháp Vân - Thanh Trì - Hà Nội
Phân xưởng III : đặt tại Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội.
Cả 3 phân xưởng đều sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng. Các phân xưởng này
sản xuất độc lập nhau nhưng hạch toán phụ thuộc, cùng thực hiện nhiệm vụ do công ty
giao.
Quy trình sản xuất chung tại công ty Hiệp Hưng:
a) Quy trình ký hợp đồng
Hợp đồng của công ty Hiệp Hưng chia làm 2 loại: Hợp đồng sản xuất kinh doanh
và Hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng sản xuất kinh doanh có 4 loại:
- Hợp đồng gia công.
- Hợp đồng mua bán
Ký hợp đồng
Lập kế hoạch sản
xuất
Lập kế hoạch NVL
kế
tO
án
Quản lý kho NVL
Các giai đoạn sản
xuất
Quản lý nhân sự
Nhập kho th nh
phẩm
Xuất kho th nh phẩm
Thanh khoản hải quan
Tính lương
- Hợp đồng mua bán / gia công
- Hợp đồng uỷ thác.
Hợp đồng gia công là hợp đồng công ty Hiệp Hưng sẽ được trả tiền gia công sản
phẩm, tất cả nguyên vật liệu, định mức sản phẩm do khách hàng cung cấp. Sau khi gia
công sản phẩm xong công ty phải xuất trả khách hàng sản phẩm và nguyên vật liệu
thừa. Nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ hoạt động gia công sẽ không phải đóng thuế
nhập khẩu, nếu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ hoạt động mua bán trong nước sẽ
phải đóng thuế nhập khẩu.
Hợp đồng mua bán là hợp đồng khách hàng đặt mua sản phẩm khi biết số lượng,
mẫu mã; công ty sẽ lên định mức, lập kế hoạch mua nguyên vật liệu để sản xuất sản
phẩm.
Hợp đồng uỷ thác: công ty Hiệp Hưng sẽ ký với đối tác để nhờ đối tác gia công
toàn bộ hoặc một phần lô sản phẩm công ty Hiệp Hưng nhận sản xuất hoặc gia công.
Một hợp đồng có thể có nhiều phụ lục. Hợp đồng nêu thông tin tổng quát như:
- Kiểu hợp đồng ( hợp đồng ngoại hay nội).
- Số hợp đồng.
- Ngày ký hợp đồng.
- Ngày kết thúc hợp đồng.
- Thông tin về khách hàng ký hợp đồng: tên khách hàng, địa chỉ, điện thoại,
nước, mã số thuế, tài khoản, ghi chú.
b) Lập kế hoạch sản xuất.
Kế hoạch sản xuất lập dựa vào phụ lục sản xuất, và đặc biệt quan tâm đến đợt
giao hàng. Hợp đồng mua bán hay hợp đồng gia công đều phải xác định định mức
trước khi lập kế hoạch sản xuất. Một mã hàng giống nhau nhưng định mức có thể khác
nhau phụ thuộc vào từng hợp đồng, từng phụ lục hợp đồng. Lên kế hoạch sản xuất đối
với từng xưởng theo chỉ tiêu về tiến độ gồm mã hàng, ngày giao hàng đợt 1, đợt 2,...
kèm theo tiêu thức kỹ thuật một mã hàng như mã hàng, kích thước, thêu, rua... phân ra
các công đoạn chi tiết để phân bổ tới các xưởng sản xuất.
Kết quả của sản xuất là lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất phải do giám đốc đưa ra để
yêu cầu văn phòng và các phân xưởng triển khai sản xuất. Các thông tin trong lệnh sản
xuất bao gồm số hợp đồng, mã hàng cần sản xuất, số lượng của mỗi mã, các đợt giao
hàng, mỗi đợt giao hàng có một số lượng cụ thể.
Lệnh sản xuất được gửi kèm theo tiêu thức kỹ thuật là tài liệu mô tả chi tiết sản
phẩm, số lượng sản phẩm của từng mẫu... giúp kỹ thuật viên của các xưởng tiến hành
sản xuất.
c) Lập kế hoạch nguyên vật liệu.
Mỗi đợt giao hàng có một số loại sản phẩm nhất định phụ thuộc vào định mức, số
lượng để tính nguyên vật liệu. Lên kế hoạch nguyên vật liệu là xác định nguyên vật
liệu tồn kho, số nguyên vật liệu cần cho sản xuất để tính ra số nguyên vật liệu cần
mua. Đối với hợp đồng gia công, nguyên vật liệu nhập của đối tác thì phải xác định
với định mức có sẵn sẽ sản xuất được bao nhiêu sản phẩm. Khi mua hay nhập khẩu
nguyên vật liệu đều có PackingList ( Danh sách hàng nhập kho ) và các đại diện như
cán bộ xuất nhập khẩu, thủ kho, có hoặc không có khách hàng tiến hành kiểm kê hàng
hoá xác định chênh lệch nguyên vật liệu giữa PackingList và thực tế.
Một PackingList bao gồm các thông tin: Nơi đến, nơi đi, số hợp đồng, khách
hàng, ngày tháng gửi, số thùng, mã hàng, tên hàng, miêu tả của hàng, đơn vị đo chiều
dài (met hoặc yard), đơn vị đo trọng lượng.
Sau khi tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu nhập kho, xác định số liệu trên giấy tờ
và số liệu thực tế có trong biểu kiểm vải nhằm lên kế hoạch mua nguyên vật liệu của
từng hợp đồng, số lượng nguyên vật liệu nhập kho trên thực tế.
d) Quy trình công nghệ sản xuất :
Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất gồm: vải, khuy, chỉ, lụa tơ tằm ... Để có được
những nguyên vật liệu này công ty ký các hợp đồng gia công hoặc tìm mua trên thị
trường (trong nước hoặc nhập khẩu).
+ Bộ phận cắt sẽ cắt vải thao định mức đã có trước.
+ Vải sau khi cắt sẽ được chuyển cho bộ phận in, thêu.
Nguyên
vật liệu
Cắt In, thêu May Th nh
phẩm
+ Tiếp đó là công đoạn may, rồi đến khâu đơm khuy, thùa khuyết.
+ Cuối cùng là giai đoạn thành phẩm (áo, quần), kiểm tra chất lượng và đóng gói.
e) Quản lý nhân sự.
- Hồ sơ nhân sự.
+ Lưu các thông tin chi tiết về nhân sự trong công ty như: họ tên, mã số, ngày
sinh, quê quán, ngày lên hàng, mức lương bảo hiểm, số hiệu và thời hạn hợp đồng, tiền
đặt cọc, học phí vv...
+ Các khoản thu phí với công nhân với vào:
Với công nhân đã thành thạo (không phải học nghề): Nộp tiền đặt cọc -> sau
2 năm công ty sẽ hoàn trả lại (đây là tiền trang bị các công cụ làm việc).
Với công nhân học việc ( chưa có kinh nghiệm): phải nộp 1/2 đến toàn bộ tiền
học nghề, không phải nộp tiền đặt cọc nên không hoàn trả tiền.
+ Hết hạn hợp đồng, công ty phải ký thêm hợp đồng lao động với công nhân.
- Chấm công.
+ Hàng ngày chấm công nhân viên (1ngày = 1 công, 1/2 ngày = 1/ 2 công, nghỉ
thì = 0 công), chấm số (x) giờ làm thêm = (x/8) công.
+ Phân biệt 2 loại nghỉ không phép và nghỉ có phép để tính trừ lương (nghỉ 3
ngày liền nhau không có phép bị trừ lương một chủ nhật, nghỉ 4 ngày cách nhau không
phép bị trừ lương 1 chủ nhật. Số ngày bị trừ do nghỉ không quá số ngày chủ nhật trong
tháng.
Ban Giám đốc
(Quản lý nhân sự)
Hồ sơ nhân
viên
Chấm
công
Bảo hiểm Danh mục các đơn
vị
- Bảo hiểm.
+ Bảo hiểm xã hội
Xác định mức bảo hiểm xã hội mà các nhân viên phải đóng hàng tháng.
Khi đã có ngày lên hàng thì bắt đầu phải nộp bảo hiểm.
Tiền bảo hiểm = 20 % lương bảo hiểm (Nhân viên đóng 5 %, công ty đóng 15
%).
Đối tượng được miễn đóng bảo hiểm trong 4 tháng (sinh đẻ).
Tiền bảo hiểm đóng theo quý.
+ Bảo hiểm y tế:
Tiền bảo hiểm = 3 % lương bảo hiểm (Nhân viên đóng 1%, công ty 2%).
4 . Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Mỗi doanh nghiệp đều phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với quy mô, đặc
điểm và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình nhằm bảo toàn và phát triển nguồn
vốn, tài sản một cách hiệu quả.
Công ty TNHH Hiệp Hưng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Để phù hợp với đặc
điểm này, công ty tổ chức bộ máy quản lý tương đối đơn giản. Cụ thể, bộ máy quản lý
của công ty gồm Ban Giám đốc và bộ phận văn phòng.
- Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ trách kỹ
thuật, 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh và 1 kế toán trưởng).
+ Giám đốc là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về tình hình quản lý và
sử dụng vốn, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi vốn
góp của mình. Giám đốc chỉ huy mọi hoạt động thông qua trưởng phòng hoặc uỷ
quyền cho phó giám đốc điều hành.
+ Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ chỉ huy theo sự phân công của
Giám đốc về kế hoạch kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tham mưu, giúp Giám đốc ra
quyết định liên quan đến kỹ thuật, máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến mẫu mã bằng cách hiện đại hoá quy trình công nghệ, thay đổi sửa chữa
máy móc thiết bị.
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh thực hiện nhiệm vụ được giao về kinh
doanh như: nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh công
tác tiêu thụ sản phẩm; tham mưu cho Giám đốc về mặt kinh doanh.
+ Kế toán trưởng nắm bắt, giám sát toàn bộ công việc của phòng kế toán và
phòng xuất nhập khẩu, cùng Giám đốc thực hiện ký kết hợp đồng gia công, xuất nhập
khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá; tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý và
kinh doanh dựa trên những phân tích báo cáo tài chính của công ty.
Là doanh nghiệp với quy mô nhỏ nên trong bộ máy quản lý của công ty TNHH
Hiệp Hưng chưa có sự phân cấp rõ ràng. Công ty chỉ có 2 phòng thực hiện các hoạt
động chuyên môn cần thiết đó là phòng kế toán và phòng xuất nhập khẩu, ngoài ra
công ty còn có bộ phận tổ chức và bộ phận kỹ thuật.
+ Bộ phận tổ chức có nhiệm vụ quản lý, theo dõi thực hiện các công tác có liên
quan đến nhân sự của công ty như: tổ chức lao động, lên kế hoạch, bố trí, điều động
lao động sao cho phù hợp với trình độ tay nghề, chuyên môn ... của công nhân.
+ Bộ phận kỹ thuật chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất. Bộ phận
này kết hợp với phòng xuất nhập khẩu để lập nhu cầu về vật tư, dự toán cho việc sản
xuất sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất và thiết kế mẫu mới. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ
phận này là xác định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy cách sản phẩm và ứng dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phụ trách nhập, xuất vật tư, thành phẩm
để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất; kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu và
thành phẩm trong kho. Hơn thế nữa phòng xuất nhập khẩu còn tìm nguồn tiêu thụ và
lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày; phản ánh toàn bộ hiện trạng khai thác và
quản lý, sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;
cung cấp số liệu báo cáo tài chính phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp và là cơ sở
quản lý của nhà nước đến từng doanh nghiệp.
Mỗi bộ phận trong công ty có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng có mối quan
hệ mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, thực hiện quản
lý công việc của mình phụ trách và cố vấn cho Ban Giám đốc, giúp Giám đốc đưa ra
quyết định kịp thời, đúng đắn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hiệp Hưng:
5 . Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
a) Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán.
Với công việc xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, sự
vận động của tài sản, các khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình chi phí,
doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phòng kế toán
đã đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý của công ty.
Nhiệm vụ của phòng kế toán bao gồm:
- Phản ánh, ghi chép (theo chứng từ) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp
Giám đốc
Phó Giám
đốc kỹ thuật
Kế toán
trưởng
Phó Giám đốc
kinh doanh
Bộ phận tổ
chức
Bộ phận kỹ
thuật
Phòng kế
toán
Phòng xuất
nhập khẩu
Phân xưởng I
(Pháp Vân)
Phân xưởng II
(Thuỵ Khuê)
Phân xưởng III
(Cổ Nhuế)
thời, chính xác theo đúng nguyên tắc, chuẩn mực và quy định của pháp luật.
- Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổng hợp số liệu lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho các
đối tượng sử dụng liên quan.
Để phát huy được chức năng, vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán khoa học,
hợp lý nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản
lý nền kinh tế thị trường có sự điều tiêt của Nhà nước.
b) Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty.
Phòng kế toán của công ty gồm 5 nhân viên: 1 kế toán tổng hợp và 4 kế toán viên
(trong đó có 3 kế toán phụ trách 3 phân xưởng).
- Kế toán tổng hợp thực hiện các công việc nhe kế toán tiền mặt, kế toán tiền
gửi ngân hàng, kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán với ngươi bán, kế toán vật
tư... Kế toán tổng hợp chỉ đạo chung , phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
- Kế toán phân xưởng có các nhiệm vụ sau:
+ Quản lý nhân sự của xưởng.
+ Tính lương cho công nhân xưởng.
+ Cung ứng vật tư cho xưởng.
+ Kiểm quỹ, kiểm soát chi tiêu dưới xưởng.
Nói chung, nhân viên kế toán xưởng theo dõi mọi sự biến động của xưởng, phản
ánh, ghi chép rồi báo cáo với kế toán tổng hợp của công ty.
Riêng kế toán phân xưởng II kiêm cả nhiệm vụ thủ quỹ của công ty. Nhân viên
kế toán này chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, căn cứ và các chứng từ hợp pháp, hợp
lệ tiến hành nhập, xuất quỹ.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Hiệp Hưng.
Kế toán trưởng
c) Hình thức kế toán của công ty.
Công ty TNHH Hiệp Hưng áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Công tác kế toán của công ty được tập trung ở bộ phận kế toán tại văn phòng công ty.
Dưới các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các nhân viên kinh tế
theo dõi, ghi chép về lao động, nguyên vật liệu xuất dùng và thành phẩm nhập kho sau
đó chuyển chứng từ lên phòng kế toán.
Hiện nay công ty TNHH Hiệp Hưng đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán Nhật
ký - Sổ Cái, đây là hình thức ghi chép sổ kế toán đã cũ chỉ phù hợp với việc ghi chép
bằng tay, còn các doanh nghiệp khác chủ yếu áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung
tiện cho việc áp dụng máy tính.
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái.
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán kế toán Nhật ký - Sổ cái là: các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và phân loại theo nội
dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp (sổ
Nhật ký - Sổ Cái) và ngay trong cùng một quá trình ghi chép.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng
hợp chứng từ kế toán.
+ Các loại sổ kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái có các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Nhật ký - Sổ Cái.
Kế toán tổng hợp
Kế toán phân
xưởng I
(Thuỵ Khuê)
Kế toán phân
xưởng II
(Pháp Vân)
Kế toán phân
xưởng III
(Cổ Nhuế)
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
+ Trình tự, nội dung ghi sổ kế toán.
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, định khoản
tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để làm cơ sở ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái. Mỗi
chứng từ kinh tế được ghi vào Nhật ký - Sổ Cái một dòng đồng thời ở cả phần Nhật ký
và Sổ Cái. Đối với những chứng từ kế toán cùng loại phát sinh nhiều lần trong một
ngày (như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập nguyên vật liệu...) kế toán công ty
tiến hành phân loại chứng từ để lập bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại; sau đó
căn cứ vào số tổng cộng trên từng bảng tổng hợp chứng từ kế toán để ghi vào Nhật ký
- Sổ Cái một dòng.
- Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi được
dùng để ghi Nhật ký - Sổ Cái, được kế toán ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
- Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong
tháng vào Nhật ký - Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng Nhật ký -
Sổ Cái ở cột phát sinh của phần Nhật ký - Sổ Cái và cột Nợ, cột Có của của từng tài
khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ cào các số
phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu
quý tới cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong
tháng tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản.
- Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu sau khi cộng Nhật ký - Sổ Cái đã đảm bảo
được yêu cầu:
Tổng số dư Nợ các TK = Tổng số dư Có các TK
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và
tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng; căn cứ số liệu kế toán của từng đối tượng
chi tiết để lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên bảng tổng hợp
chi tiết từng tài khoản được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái, trên các sổ, thẻ
Tổng số phát
sinh ở phần
Nhật ký
Tổng số phát
sinh Có của tất
cả các t i khoản
Tổng số phát sinh
Nợ của tất cả các
t i khoản
= =
kế toán chi tiết và Bảng tổng hợp chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng được sử
dụng để lập Bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính khác.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái của công ty được thể hiện
trên sơ đồ:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu.
6 . Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Sổ, thẻ kế
toán chi tiết Bảng
tổng
hợp
chứng
từ kế
Nhật ký - Sổ Cái Bảng tổng
hợp chi tiết
àBáo cáo t i
chính
Kết quả hoạt động kinh doanh (2000 - 2002)
Đơn vị: đồng.
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tổng doanh thu 3,568,796,255 4,958,647,230 6,854,695,243
Các khoản giảm trừ 25,356,873 50,534,678 15,000,235
1. Doanh thu thuần 3,543,439,382 4,908,112,552 6,839,695,008
2. Giá vốn hàng bán 2,589,763,215 4,000,456,753 5,689,254,365
3. Lợi tức gộp 953,676,167 907,655,799 1,150,440,643
4. Chi phí bán hàng 320,523,643 245,435,665 453,879,985
5. Chi phí quản lý DN 625,567,840 635,467,895 650,988,653
6. LN thuần từ HĐKD 7,584,684 26,752,239 45,572,005
7. Thu nhập HĐ tài chính 900,578 0 2,456,377
8. Chi phí HĐ tài chính 4,005,687 15,025,899 20,546,982
9. LN từ HĐ tài chính (3,105,109) (15,025,899) (18,090,605)
10. TN bất thường 0 0 0
11. Chi phí bất thường 0 0 0
12. LN bất thường 0 0 0
13. Tổng LN trước thuế 4,479,575 11,726,340 27,481,400
14. Thuế TNDN 1,433,464 3,752,429 8,794,048
15. Lợi nhuận sau thuế 3,046,111 7,973,911 18,687,352
Bảng cân đối kế toán 31 - 12 năm (2000 - 2002)
tài sản Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
I - Tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn
929,211,644 1,347,878,969 3,692,703,104
1. Tiền mặt tại quỹ 40,456,650 80,754,695 30,546,879
2. Tiền gửi ngân hàng 85,574,567 90,546,780 643,658,975
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
4. DP giảm giá CKĐTNH
5. Phải thu của khách hàng 387,234,985 300,844,560 1,194,623,155
6. Các khoản phải thu khác
7. Dự phòng phải thu khó đòi
8. Thuế GTGT được khấu trừ 45,032,440 65,024,875 156,478,250
9. Hàng tồn kho 350,567,345 760,245,500 1,572,315,600
10. Dự phòng giảm giá HTK
11. Tài sản lưu động khác 20,345,657 50,462,559 95,080,245
II - Tài sản cố định và đầu
tư dài hạn
3,974,072,171 5,400,090,979 6,959,306,660
1. Tài sản cố định 3,439,835,421 4,523,135,579 4,971,760,360
- Nguyên giá 5,285,435,655 6,546,547,879 7,326,458,905
- Giá trị hao mòn luỹ kế 1,845,600,234 2,023,412,300 2,354,698,545
2. Đầu tư tài chính dài hạn
3. DP giảm giá CKĐT dài hạn
4. Chi phí đầu tư XDCBDD 534,236,750 876,955,400 1,987,546,300
5. Chi phí trả trước dài hạn
cộng tài sản 4,903,283,815 6,747,969,948 10,652,009,764
nguồn vốn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
I - nợ phải trả 1,682,802,424 2,687,891,360 6,522,431,577
1. Nợ ngắn hạn 1,041,090,428 2,086,162,224 5,616,431,577
- Vay ngắn hạn 900,000,000 1,894,107,133 4,602,575,719
- Phải trả cho người bán 120,233,543 154,678,546 955,750,120
- Thuế và các khoản phải
nộp cho Nhà nước
12,002,455 30,876,545 45,012,455
- Phải trả người lao động. 8,054,000 5,050,000 7,546,500
- Các khoản phải trả ngắn
hạn khác
800,430 1,450,000 5,546,783
2. Nợ dài hạn. 641,711,996 601,729,136 906,000,000
- Vay dài hạn 641,711,996 601,729,136 906,000,000
- Nợ dài hạn
II - vốn chủ sở hữu 3,220,481,391 4,060,078,588 4,129,578,187
1. Nguồn vốn kinh doanh 3,155,468,445 3,965,345,000 3,965,345,000
- Vốn góp 2,190,123,445 3,000,000,000 3,000,000,000
- Thặng dư vốn
- Vốn khác 965,345,000 965,345,000 965,345,000
2. Lợi nhuận tích luỹ
3. Cổ phiếu mua lại
4. Chênh lệch tỷ giá
5. Các quỹ của DN 8,345,400 7,678,900 9,865,687
Trong đó:
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
8,345,400 7,678,900 9,865,687
6. LN chưa phân phối 56,667,546 87,054,688 154,367,500
Cộng nguồn vốn 4,903,283,815 6,747,969,948 10,652,009,764
7 . Nhận xét chung về công ty.
Công ty TNHH Hiệp Hưng là một công ty tư nhân có quy mô còn khá nhỏ tuy
nhiên sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của cả Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong những năm qua đã đem lại nhiều thành quả đáng khích lệ. Công ty đã mạnh
dạn khai thác tìm hiểu về thị trường nước ngoài kể cả những thị trường khó tính nhất
như: Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ... và từng bước khẳng định được chỗ đứng của công ty
nói riêng cũng như ngành dệt may Việt nam nói chung trên thương trường quốc tế.
Nhìn vào báo cáo tài chính của công ty TNHH Hiệp Hưng trong 3 năm gần đây
cho thấy tình hình tài chính của công ty là khá khả quan. Tình hình sản xuất kinh
doanh tương đối thuận lợi, tổng doanh thu, lợi nhuận và quy mô tài sản - nguồn vốn
của công ty đều có sự tăng trưởng hàng năm.
Bảng tỷ lệ tăng trưởng của công ty Hiệp Hưng qua các năm
Đơn vị: %.
Tỷ lệ
tăng trưởng
Công thức Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Doanh thu
DTt - DTt-1
DTt-1
25.6 % 38.94 % 58.4 %
Lợi nhuận
LNt - LNt-1
LNt-1
115.39 % 161.77 % 134.36 %
Tài sản
TSt - TSt-1
TSt-1
25.5 % 37.62 % 57.86 %
Tuy các chỉ tiêu chính đều có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng về tuyệt đối lợi nhuận
của công ty vẫn còn nhỏ bé, chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay khi các doanh nghiệp phải
đầu tư đổi mới công nghệ liên tục mới có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh
gay gắt và xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Lợi nhuận ít sẽ dẫn đến việc trích lập
các quỹ của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng và sẽ tác động xấu tới cán bộ công
nhân viên, hạn chế đầu tư tái sản xuất mở rộng, hơn nữa các tỷ lệ như ROA, ROE ...
cũng bị giảm.
x 100
x 100
x 100
Năm 2002:
Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn chưa cao, công ty cần
có giải pháp khắc phục những hạn chế, hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và tăng lợi nhuận của
công ty.
Đây cũng chính là lý do mà tôi chọn Đề Tài Chuyên Đề Tốt Nghiệp:
"Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh và lợi nhuận tại công ty
TNHH Hiệp Hưng trong tiến trình hội nhập quốc tế."
LNST 18,687,352
ROA = = = 0.1754 %
T i sản 10,652,009,764
LNST 18,687,352
ROE = = = 0.4525 %.
VCSH 4,129,578,187
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 80_6266.pdf