Luận văn Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Đaklak

Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh ĐakLak nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, công ty đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của khu vực hoạt động. Công ty có đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, gắn bó với công ty, có cơ sở tài chính khá ổn định, điều kiện thực tế khá phù hợp cho việc phát triển bền vững và lâu dài. Ban lãnh đạo công ty có tầm nhìn chiến lược, đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn cho sự phát triển của công ty. Có được sự hỗ trợ tích cực nhờ những ưu đãi, chính sách hợp lý của Cơ quan quản lý Nhà nước, tin tưởng trong thời gian không xa công ty sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra.

pdf43 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cao su Đaklak, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bao ở vùng đồng bào dân tộc Ê Đê. Đồng thời Liên hiệp đã thành lập thêm 2 Trung tâm phát triển cao su và một số đơn vị hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và chăm lo đời sống CBCNV toàn Công ty. Thời kỳ 1984 - 1993 là thời kỳ vô cùng khó khăn gian khổ, thời kỳ quyết định sự hình thành và tồn tại, phát triển của Công ty cao su Dak Lak ngày nay. Thành công lớn của thời kỳ này là tiếp tục tạo lập và duy trì các đơn vị kinh tế trên các địa bàn chiến lược, là việc xác định đúng đắn nhiệm vụ, mục tiêu sản xuất, kinh doanh gắn với việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, hình thành diện tích vườn cây ban đầu và xây dựng cơ sở vật chất làm nền tảng cho sự phát triển sau này. Cũng chính thời kỳ này đã góp phần rèn luyện, đào tạo nên một đội ngũ cán bộ dạn dầy kinh nghiệm, quyết tâm và bản lĩnh, kiên trì phấn đấu vì sự nghiệp cây cao su. Phần lớn cán bộ chủ chốt của Công ty và các đơn vị trực thuộc hiện nay đều được rèn luyện, trưởng thành qua thời kỳ này. Tuy nhiên các đơn vị trực thuộc Liên hiệp trong thời kỳ này phần lớn là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, định mức kinh tế, kỹ thuật, nhất là định mức lao động nhận khoán vườn cây đang ở trong giai đoạn quản lý bao cấp nên số lượng lao động cao ( thời điểm cao nhất năm 1993 là hơn 6500 CBCNV ) và có tỷ lệ gián tiếp quá lớn. Thời kỳ 1993 - 2004 : Tháng 3/1993, Liên hiệp CXN cao su Dak Lak được chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh thành Công ty cao su Dak Lak; chuyển các đơn vị trực thuộc là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Từ Công ty đến các Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 12 đơn vị trực thuộc đều thực hiện tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, phục vụ. Kiểm tra, rà roát lại định mức kinh tế, kỹ thuật, khoán chăm sóc vườn cây, khoán sản phẩm cao su kinh doanh; tăng năng xuất, tăng thu nhập- tiền lương người lao động. Ngoài việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý, Công ty đặc biệt chú trọng việc đào tạo tay nghề và thông qua các hội thi thợ giỏi hàng năm để nâng cao năng lực cho công nhân, nhất là công nhân người đồng bào dân tộc. Từ đó chất lượng đội ngũ công nhân lao động đã có sự chuyển biến tích cực, yên tâm gắn bó với đơn vị, phấn đấu nâng cao trình độ về nhiều mặt nhất là tay nghề đối với công nhân khai thác, người đồng bào dân tộc. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý và cán bộ trẻ đã được quan tâm đào tạo cơ bản nên rất năng động trong sản xuất và công tác. Từ 2004- Nay: Công ty cao su Dak Lak đã và đang tiếp tục phát huy mạnh mẽ những thành tích đã đạt được, với tinh thần tiến công chủ động, sáng tạo khai thác mọi thời cơ thuận lợi nhằm tăng tốc tốc độ phát triển, tiến tới xây dựng Công ty theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty con. Trên cơ sở năng lực sản xuất hiện có, Công ty đang và sẽ tiếp tục lấy hiệu quả từ sản xuất cao su để tích tụ và tập trung nguồn lực cho việc phát triển mở rộng đầu tư đa ngành nghề, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở rộng đầu tư phát triển cao su và cây công nghiệp sang nước CHDCND Lào và các dự án phát triển khác theo chủ trương của Nhà nước và Tỉnh; tạo bước đột phá và bảo đảm chất lượng tăng trưởng trong những năm tới; góp phần phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là vùng đồng bào dân tộc. Hiện nay Công ty quản lý trên 25.587 ha nằm trên 7 huyện và ngoại ô T.P Buôn Ma Thuột, tỉnh Dak Lak, 2 huyện thuộc tỉnh Dak Nông, và Công ty TNHH cao su Dak Lak tại Lào; 18 đơn vị trực thuộc. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 13 1.1.3/ Ngành nghề kinh doanh - Trồng cây cao su; Chế biến cao su; - Trồng rừng và chăm sóc rừng; - Chế biến các sản phẩm từ gỗ rừng trồng; - Mua bán: Mủ cao su và một số nông sản trồng xen cao su; - Mua bán: Vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến cao su; - Mua bán: Phân bón, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật; - Mua bán hàng tiêu dùng thiết yếu; - Kinh doanh kho bãi, bất động sản và dịch vụ liên quan đến kho bãi (vận chuyển, nâng hạ hàng hóa, bao bì, container); - Sản xuất dụng cụ chuyên dùng cho cao su: Chén hứng mủ, kiềng, máng, thùng; - Sản xuất gạch, ngói; - Khai thác đá làm vật liệu xây dựng; - Mua bán vật liệu xây dựng; - Dịch vụ sửa chữa máy nông nghiệp; - Chế biến gỗ với các sản phẩm: Mộc dân dụng để sản xuất nội bộ và sản xuất pallets làm bao bì; - Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và nội địa; - Vận chuyển khách du lịch và làm đại lý vận chuyển khách du lịch trong nước và quốc tế; - Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch; - Mua bán hàng mỹ nghệ và thổ cẩm; - Hoạt động văn hóa (tổ chức lễ hội dân gian, lễ hội văn hóa du lịch, giao lưu văn hóa); Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 14 - Vận tải khách theo tuyến cố định và theo hợp đồng, vận tải khách bằng xe buýt, xe du lịch, xe taxi; Vận tải hàng hóa bằng ôtô; hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải; cho thuê phương tiện vận tải; - Sản xuất điện, thủy điện, nhiệt điện; phân phối và truyền tải điện; - Sản xuất nước uống đóng chai tinh khiết; - Sản xuất phân hữu cơ vi sinh; - Dịch vụ đào tạo bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức kỹ năng; Dịch vụ tư vấn du học; - Dịch vụ tư vấn quản lý kinh doanh (trừ tư vấn tài chính, kế toán). 1.1.4/Tầm nhìn, sứ mệnh  Tầm nhìn: Đến năm 2020, DAKRUCO là Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề hàng đầu của khu vực Tây Nguyên. Đến năm 2050, DAKRUCO là Công ty sản xuất kinh doanh đa ngành nghề hàng đầu của Châu Á.  Sứ mạng: DAKRUCO Thân thiện với môi trường đồng hành cùng nông dân hội nhập thế giới. Cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng. DAKRUCO Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng, đảm bảo là đối tác tin cậy. Sản phẩm dịch vụ được cung cấp bởi DAKRUCO mang lại giá trị cao nhất. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 15 1.2/ Cơ cấu bộ máy tổ chức: Chú thích Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak UBND Tỉnh ĐakLak Kiểm soát viên Chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty Phó Tổng Giám Đốc Phòng Kinh Doanh - XNK Phòng Tài chính – Kế Toán Phòng Kỹ thuật – Sản Xuất VP. Tổng Giám Đốc Công Ty Phòng Nội Chính Công Ty Xí nghiệp chế biến & DV Khối các Nông trường Cao su Trung tâm QLCL& DVKHK Cao su Khối T.Tâm ĐT&PT Cao su Các chi nhánh phát triển Cao su Xí nghiệp chế biến & DV Cao su Các chi nhánh Du Lịch và Dịch Vụ Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 16 1.1.Khái quát về tình hình nhân sự Bảng 1 : Bảng thống kê về nhân sự của công ty Trình độ Số lượng người Tỷ lệ % / Tổng số CBCNV Trên đại học 3 0,2 Đại học 327 6,9 Cao đẳng, trung cấp 262 5,6 Lao động phổ phông 4.471 87,3 Tổng số CBCNV 5.063 Nguồn : Phòng nội chính công ty Bảng 2. Trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học của từng vị trí lãnh đạo chủ chốt của DN: Nguồn : Phòng nội chính công ty Tổng số CBCNV: 5.203 người, nữ :2.296; dân tộc: 1.154 người, chiếm 22,1% (không kể LĐ trong vùng liên kết ); Đảng viên 425 ; LĐ gián tiếp và dịch vụ : 676, chiếm 12,9 % ; LĐ trực tiếp: 4.527. Cán bộ là người dân tộc 42 người- trong đó có 8 người là phó giám đốc NT, Trung tâm trở lên; CBCNV có trình độ tiến sĩ: 1, thạc sỹ: 1 ; đại học, cao đẳng: 282 ; trung cấp 225 người ; Cử nhân chính trị 7, Cao cấp lý luận chính trị 10... Vị trí lãnh đạo trong Cty Chuyên ngành Ngoại ngữ Tin học Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tiến sĩ Nông nghiệp C B Phó Tổng giám đốc Đại học B B Giám đốc chức năng Đại học B B Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 17 1.2.2.Định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak trong thời gian tới. Theo định hướng phát triển của Công ty, yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất, biết vận dụng sáng tạo các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào cụ thể Công ty - xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững, đủ điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Vì vậy trong thời gian tới thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá quan trọng, có tính chiến lược. Dựa vào quy mô hiện nay và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty cũng như dự đoán những biến động có thể xẩy ra trong tương lai về công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội mà dự đoán và tính toán nhu cầu cần có về nhân sự ( số lượng, chất lượng, kết cấu, trình độ chuyên môn ...). Nội dung quyết định nguồn nhân lực phải đạt được các nội dung: hình thành cơ cấu lao động tối ưu ( đủ số lượng, ngành, nghề, chất lượng lao động, một số đơn vị, như các Xí nghiệp chế biến, đơn vị kinh doanh các loại ngành nghề khác..., phải được đào tạo chuyên ngành, bố trí sắp xếp phù hợp và chuyên môn hoá...) . Sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động; bảo đảm những yếu tố vật chất lao động; tổ chức phục vụ nơi làm việc; tăng cường công tác định mức lao động; khuyến khích lợi ích vật chất, là động lực thúc đẩy tăng năng suất, vượt sản lượng, đảm bảo các điều kiện về chất lượng và hiệu quả ; không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động, tăng cường kỷ luật lao động; bảo đảm tốt về điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động. Tập trung xây dựng hoàn thiện, phân tích bản mô tả công việc. Từ đó thấy được tác động liên quan của phân tích công việc đến toàn bộ các nhiệm vụ công tác Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 18 quản trị nguồn nhân lực. Việc sử dụng các thông tin trong quá trình phân tích công việc có thể xác định được nguồn cung và cầu của nguồn nhân lực, từ đó xác định kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Công ty. Song song với sự phát triển của Công ty, nhất là khi Công ty đã và đang chuyển đổi mô hình như đã trình bày trên, thì công tác quản trị nguồn nhân lực phải có phân cấp rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của Công ty Mẹ - Công ty con theo hướng Công ty Mẹ chỉ tập trung quản lý các chức danh như thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc điều hành, kế toán trưởng các Công ty con. Ngoài ra các đơn vị trực thuộc, Công ty con được chủ động quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với số CBCNV còn lại. Về công tác tuyển dụng: Trước hết phải thiết lập yêu cầu tuyển dụng. Các thông tin từ bản mô tả công việc cho vị trí cần tuyển là cơ sở để xác định các yêu cầu tuyển dụng và lựa chọn ứng viên đáp ứng yêu cầu.. Có nhiều hình thức tuyển dụng như xét tuyển trực tiếp trên hồ sơ, xét tuyển hình thức thi tuyển. Nếu thực hiện tốt công tác tuyển dụng, đảm bảo về các tiêu chuẩn theo quy định... ngay từ đầu vào, thì thuận lợi hơn cho quá trình bố trí sử dụng CBNV sau này, phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển sản xuất-kinh doanh của công ty. Công tác tổ chức cán bộ có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Công ty. Do vậy xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, phẩm chất đạo đức và nhiệt tình cách mạng cao là một yêu cầu cấp thiết. Bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường, đúng năng lực. Đào tạo gắn với phát triển là học những gì cần cho tương lai, có tính chất tự nguyện, áp dụng cho các đối tượng: - Cán bộ đương chức đủ tiêu chuẩn theo chức danh, qua công tác thực tế có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nếu được đào tạo, Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 19 bồi dưỡng thêm có thể đảm nhận cương vị mới hoặc cao hơn, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Công ty. Hàng năm thực hiện kết hợp đánh giá năng lực vào kỳ đánh giá kết quả công việc hay kỳ đánh giá cuối năm và mục tiêu của đánh giá kết quả công việc là mục đích của đánh giá năng lực, thể hiện: trả công: xếp lương, điều chỉnh lương; từ đánh giá kết quả công việc sẽ thực hiện thiết lập, điều chỉnh các chính sách nhân sự; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, thuyên chuyển ... góp phần tạo nguồn nhân lực ổn định. Từ xác định hiện trạng năng lực sẽ định hướng, quy hoạch nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu, mục tiêu về nguồn nhân lực, lập kế hoạch nguồn nhân lực kế thừa. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 20 Chương II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK 2.1.Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1/Môi trường thế giới. Tình hình thế giới trong những năm qua có những biến động lớn, diễn biến xấu của tình hình kinh tế nói riêng và thế giới nói chung đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công, khủng bố, nguy cơ chiến tranh,… đang diễn biến ngày càng phức tạp với sự tham gia của nhiều bên, trong xu hướng hội nhập hiện nay nó đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng lên không chỉ một vài doanh nghiệp hay vài quốc gia nơi mà nó xảy ra mà nó đã tác động lên tất cả các thành phần trong xã hội trên thế giới, mà tác động rõ nhất là đến đời sống của dân cư và hoạt động của các doanh nghiệp. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xuất phát từ Mỹ với sự sụp đổ của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng lớn kéo theo hàng loạt tổ chức, công ty có liên quan. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nền kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến cả thế giới phải chao đảo kéo theo khủng hoảng của cả thế giới. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp từ cuối năm 2009, dẫn theo những rối loạn trong nền kinh tế châu Âu. Tác động của nó nhanh chóng lan ra toàn cầu và làm cho tình hình kinh tế thế giới thêm phần ảm đạm. Tình trạng thất nghiệp, lạm phát tăng nhanh và kinh tế chậm tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia ảnh hưởng đến mọi tầng lớp dân cư. Đại bộ phận người dân trên thế giới đang có những chính sách tiêu dùng tiết kiệm hơn để đối phó với tình hình hiện nay. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 21 Bên cạnh đó là những diễn biến bất ổn đến từ tình hình chính trị, các cuộc bạo loạn, đảo chính liên tục diễn ra trên khắp thế giới làm nghiêm trọng thêm tình hình của nền kinh tế, các quốc gia đều lâm vào tình hình khó khăn và chưa có chính sách nào hữu hiệu để khắc phục tình hình. Gần đây những diễn biến bất ổn đến từ tình hình của Iran, cũng đang khiến thế giới phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc chiến tranh sắp xảy ra, đồng thời là với nó là cuộc khủng hoảng năng lượng trên bình diện toàn cầu. Tình hình khí hậu, môi trường của thế giới cũng đang diễn biến ngày càng xấu và đây là vấn đề của cả nhân loại, rất khó khăn để tăng trưởng mà không tác động xấu đến môi trường. Các chính phủ trong thời gian qua hầu như không có tiếng nói chung trong vấn đề này, sự khác biệt về quyền lợi đã tạo ra những bất đồng giữa các nước. Sự gia tăng nhanh chóng của dân số đang tạo ra những áp lực mới về điều kiện sống, làm việc cho con người. Cột mốc dân số 7 tỷ người trong năm 2011 đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của mọi người. Tuy nhiên, đó cũng là cơ hội để các ngành sản xuất, xây dựng, các dịch vụ đời sống và dịch vụ tài chính phát triển. Tại châu Á tình hình tương đối ổn định hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Cả thế giới đang chứng kiến sự vươn lên mạnh mẻ của khu vực này mà tâm điểm là sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc trong năm 2010 đã vươn trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đã tăng cường ảnh hưởng của mình lên tình hình của thế giới. Tuy nhiên, cũng có những điểm sáng đến từ sự hòa hợp của cả thế giới, mọi người đang cùng nhau chung tay bước qua khủng hoảng và tháo gỡ tình hình. Các chính phủ tìm sự giúp đở từ mọi phía, cùng nhau tìm ra những giải pháp, nghiên cứu để đưa ra những chính sách hợp lý nhằm khắc phục tình hình. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 22 Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin làm cho khoảng cách địa lý ngày càng bị xóa mờ. Đồng thời với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa,… đang làm cho tình trạng sản xuất được cải thiện, đời sống của con người đi lên. 2.1.2.Môi trường Việt Nam. Trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, kinh tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng bộc lộ không ít khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Đặc biệt là tình trạng lạm phát vẫn duy trì ở mức cao; thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản lại lâm vào tình trạng trầm lắng. Các doanh nghiệp phải căng mình ra chống đỡ với cuộc khủng hoảng, tìm mọi cách giảm chi phí, tăng doanh thu nâng cao năng lực cạnh tranh nhưng nhìn chung là tình hình khó khăn vẫn bao trùm lên mọi hoạt động. Diễn biến phức tạp trong mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xoay quanh vấn đề Biển Đông, những tranh chấp này đang đòi hỏi cần có sự bình tĩnh, tôn trọng và có nhượng bộ của cả 2 bên, đồng thời cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề này trong hòa bình. Thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn liên tục diễn ra và ảnh hưởng ngày cáng nhiều đến sản xuất và đời sống của đại bộ phận dân cư. Điều này ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế và sự tăng trưởng của nước ta. Nước ta có tình hình kinh tế - chính trị tương đối ổn định, với việc trung thành với Chủ nghĩa xã hội, chỉ có một Đảng duy nhất lãnh đạo, cùng với sự đồng tính, nhất trí và tin tưởng của nhân dân nên tình hình chính trị nước ta rất ít biến động, tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Và đã được thế giới đánh giá cao về điều này, coi Việt Nam là một trong những nước có thể đầu tư an toàn và hiệu quả. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 23 Với khoảng 88 triệu người, cơ cấu dân số trẻ giúp Việt Nam có đội ngũ lao động đông đảo, cùng với sự phát triển của giáo dục – đào tạo sẽ tạo ra được đội ngũ lao động ngày càng giàu tri thức phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới. Có nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, truyền thống đoàn kết dân tộc. Sự cố kết và chăm chỉ của người Việt Nam đang phát huy tác dụng trong điều kiện khó khăn hiện tại. Với xu thế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhiều tập đoàn, tổ chức kinh tế, tài chính lớn trên thế giới đang nhảy vào thị trường Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Cùng với sự tham gia của các tập đoàn lớn, có tiềm lực mạnh của nước ta đang tạo ra một môi trường cạnh tranh mới với nhiều cơ hội đồng thời thách thức với tất cả các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong thời gian qua nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định tình hình kinh tế và giữ mức tăng trưởng ổn định và bền vững, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đặc biệt đối với ngành ngân hàng như: quy định về vốn điều lệ (tối thiểu 3.000 tỷ đồng), tỉ lệ lãi huy động 14% năm, nghị quyết 11/NQ-CP (tháng 2/2011) về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, lãi suất, kiểm soát thị trường vàng, thị trường ngoại tệ,… đã làm cho thị trường ổn định hơn, tạo ra những thuận lợi đồng thời cũng là áp lực đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng cả nước. Trong bối cảnh khủng hoảng chung của toàn cầu, các chính sách của nước ta được đánh giá cao và Việt Nam được coi là một điển hình mẫu cho công cuộc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Vì các chính sách đó đã thúc đẩy sự phát triển của đất nước, ổn định được tình hình, đảm bảo mức sống của nhân dân. Trong năm 2012 vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, các chính sách phát huy được tác dụng, GDP cả nước đạt 5,89%, thu hút được 12,7 tỷ USD Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 24 vốn FDI (tăng 83,8% so với năm 2010), tổng nức bán lẻ và doanh thu tiêu dùng đạt 1.184 nghìn tỷ đồng (tăng 23,5% so với 2010), kim ngạch xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD (tăng 33% so với 2010), kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 tỷ USD (tăng 25% so với 2010), CPI tăng 18,13% so với năm 2010. Dự báo trong năm 2013 tình hình nước ta sẽ ổn định hơn và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh với mức tăng trưởng khoảng 6,5%. Các chuyên gia cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mục tiêu này và thậm chí còn sẽ tăng trưởng mạnh hơn. 2.1.3/Môi trường Tỉnh ĐakLak Đăk Lăk là tỉnh nằm ở trung tâm của Tây nguyên với dân số khoảng 1.728.380 người (theo Điều tra dân số 01/04/2009). GDP năm 2011 đạt 14.518 tỷ đồng (tăng 13,41% so với năm 2010). Trong năm 2012 phấn đấu GDP toàn tỉnh đạt khoảng 16.400 -16.500 tỷ đồng tăng 13-14% so với năm 2011 và quyết tâm phát triển theo hưởng ổn định và bền vững. Thu nhập bình quân 21 triệu đồng/người/năm. Có khí hậu đặc trưng 2 mùa mưa nắng rõ rệt, có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông- lâm- ngư nghiệp. Đặc biệt đây là vùng đất đỏ bazan trù phú, là nơi thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp có giá trị cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu,… thực tế hàng năm ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 40 - 45% tổng GDP của toàn tỉnh. Là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng như: hồ Lăk, Buôn Đôn, thác Đrây Sáp, thác Gia Long, thác Krong Kmar,… cùng với sự đa dạng văn hóa, giàu bản sắc truyền thống của 44 dân tộc anh em cùng chung sống và một lịch sử hào hùng của các dân tộc anh em trong quá trình phát triển là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Ngành công nghiệp không khói hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến với Đăk Lăk đem lại thu nhập và mức sống ổn định cho không ít dân cư. Cùng với xu thế phát triển các loại dịch vụ khác đang góp phần Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 25 thúc đẩy kinh tế Đăk Lăk phát triển, hàng năm đóng góp 35 - 40% vào tổng GDP của tỉnh. Tỉnh cũng đang có chính sách phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng để đảm bảo cơ cấu giữa các ngành nghề, tạo động lực cho sự phát triển của toàn tỉnh. Trong những năm gần đây đã liên tục tăng nhanh về giá trị, đóng góp 20-22% trong tổng GDP của toàn tỉnh, riêng ngành công nghiệp đã đạt được 75-80% giá trị này. Năm 2011, toàn tỉnh đã huy động được gần 12.000 tỷ đồng vốn đầu tư, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trong tỉnh đạt 30.000 tỷ đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu là 700 triệu USD, nhập khẩu khoảng 15 triệu USD, tổng thu ngân sách trên 4.000 tỷ đồng. Và trong thời gian tới với điều kiện của mình thì Đăk Lăk còn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Năm 2012 trong 6 tháng đầu năm giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn đạt hơn 8000 tỷ đồng, bằng 49% so với kế hoạch , tăng 11% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó :  Khu vực Nông lâm, thủy sản đạt 3947 tỷ đồng, bằng 55,86% so với kế hoạch , và tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước.  Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1175 tỷ đồng, bằng 37,75% kế hoạch và tăng hơn 7,8% so với cùng kỳ năm trước.  Khu vực dịch vụ đạt 2094 tỷ đồng, bằng 46,86% kế hoạch, tăng 14,86% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu: Do sản lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng và giá cả ổn định nên tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm ước đạt 496 triệu USD, tăng 8,58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 70,8% kế hoạch cả năm. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 26 Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm ước đạt 7,2 triệu USD bằng 36% kế hoạch cả năm, tăng 55,25% so với cùng kỳ. Cỏc mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là phõn bún và mỏy múc thiết bị, phương tiện khác. Về giá cả và lạm phát: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong các tháng đầu năm 2012 có xu hướng giảm dần cho đến nay và có tốc độ tăng thấp nhất so với cùng kỳ các năm trước, tuy nhiên, mức tăng này cũng cao so với mức bình quân chung của cả nước Đăk Lăk có hệ thống giao thông tương đối phát triển. Với khoảng 500km, hệ thống tỉnh lộ đã kết nối được các khu vực trong tỉnh với nhau. Các tuyến quốc lộ 14, 26, 27, đường Hồ Chí Minh,… đi qua cùng với cảng hàng không nội địa tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương với các tỉnh trong khu vực và các khu vực khác như: Đông Nam Bộ, các tỉnh Duyên hải miển Trung,… Tỉnh có 70 km đường biên giới trên bộ với Campuchia mở ra cơ hội lớn trong việc hợp tác quốc tế. 2.1.4. Môi trường ngành a/Tình hình cao su thế giới Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 sẽ tăng 3,2% lên 10,450 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức dự báo trước đây là 10,412 triệu tấn do sản lượng tăng ở Việt Nam. Xuất khẩu từ các nước thành viên ANRPC ước đạt 7,892 triệu tấn trong năm 2012, tăng so với 7,685 triệu tấn năm 2011. Các nước thành viên ANRPC bao gồm Thái Lan, Malaysia,Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc. Nhu cầu cao su toàn cầu năm 2012 được IRSG dự báo sẽ tăng 3,4%, cao hơn mức tăng trưởng sản lượng 0,2%. Tiêu dùng cao su tự nhiên dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,3%/năm trong thập kỷ tới do nhu cầu tăng cao của các nền kinh tế đang phát triển. Trong những năm gần đây nhu cầu về cao su của các nước này trong thị trường cao su thế giới tăng từ mức 39% trong thập kỷ vừa qua lên mức 43% trong thập kỷ tới. Theo các chuyên Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 27 gia, tăng trưởng tiêu dùng cao su toàn cầu chủ yếu là tăng do tiêu dùng cao su tự nhiên trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thương mại hạng nặng, hiện đang tăng trưởng nhanh với sự phát triển mạnh của các nền kinh tế như Trung Quốc và Ãn Độ. Do vậy ngoài việc cải thiện năng suất cao su, ngành cao su thế giới cần phải tăng diện tích khoảng 10%, tương đương khoảng 1 triệu ha trong 5 năm tới. Theo Hiệp hội cao su Indonesia, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này có thể giảm 3,2% trong năm nay do mưa lớn làm gián đoạn cạo mủ. Sản lượng có thể giảm xuống còn 3 triệu tấn so với mức 3,1 triệu tấn của năm 2011. Nguồn cung bị giảm sút từ Indonesia, quốc gia sản xuất cao su lớn thứ hai thế giới (sau Thái Lan) có thể sẽ giúp cho giá cao su tăng được 21% trong năm nay khi dự báo nhu cầu từ ngành ô tô sẽ tăng. Nhu cầu lốp xe của thế giới được dự báo tăng 4,7% mỗi năm cho đến năm 2015 để đạt 3,3 tỷ chiếc. Về giá trị, thị trường lốp xe được dự báo tăng trưởng 6,5% mỗi năm trong cùng giai đoạn đạt 220 tỷ USD. Theo Ủy ban Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này trong tháng 2/1012 đạt 80.500 tấn, tăng mạnh so với mức 78.000 tấn tháng 2/2011. Trong khi đó xuất khẩu giảm 88% xuống còn 951 tấn, giảm so với 7.951 tấn cùng tháng năm trước. Nhập khẩu cao su thiên nhiên trong tháng 2/2012 của nước này tăng gấp hơn hai lần so với tháng trước đạt 22.924 tấn, tăng so với 8.458 tấn cùng kỳ năm ngoái. Dự báo sản xuất cao su thiên nhiên của Ấn Độ năm 2012 đạt 996.000 tấn. Trong những tháng đầu năm 2012, thị trường cao su Châu Á biến động liên tục về giá. Tại Malaysia, giá cao su trong các tháng 1, tháng 2/2012 giảm ở mức 3035% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên so với tháng 1/2012 giá cao su bình quân trong tháng 2/2012 tăng 9,02% (tương đương với 33,50 cents/kg) đối với loại SMR20. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 28 Tại thị trường SICOM, giá cao su chủng loại RSS3 trong tháng 2/2011 tăng 12,57% (tương đương 51,25 US cents/kg) so với tháng 1/2012. Trong khi giá cao su ở thị trường các nước đang có xu hướng tăng trong tháng 3/2012 thì giá cao su tại SICOM đang có xu hướng giảm nhẹ, trong nửa đầu tháng 3/2012 giá cao su chủng loại RSS3 giao tháng 4/2012 đạt 396,93 US Cents/kg, giảm 2,4% so với cùng kỳ tháng trước (tương đương (9,76 US cents/kg). Trên sàn giao dịch hàng hóa Tocom, giá cao su kỳ hạn giao sau 6 tháng được giao dịch nhiều nhất. Chốt phiên giao dịch ngày 13/3 là 339,3 yên/kg (4,13 USD/kg). Tại sàn giao dịch Thượng Hải, giá cao su giao tháng 5 tăng 295 NDT lên 29.090 NDT/tấn, tương đương 4.600 USD/tấn. Thị trường cao su toàn cầu được hỗ trợ khi giá dầu Brent hiện đã lên tới 126 USD/thùng. Giá dầu cao thường làm giảm nhu cầu cao su tổng hợp và chuyển sang dùng cao su thiên nhiên thay thế. Theo nhận định của Chủ tịch Cơ quan phát triển cao su tiểu điền Malaysia (RISDA: Rubber Industry Smallholer Development Authority), xu thế tăng giá hiện nay của giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục bền vững trong dài hạn do giá dầu chưa có dấu hiệu giảm và nguồn cung từ các nước chủ chốt bị thắt chặt. b/Tình hình trong nước Sản xuất: Theo số liệu thống kê, diện tích cây cao su năm 2011 đã đạt 834,2 ngàn ha, tăng 85,5 ngàn ha (11,4%) so với năm 2010. Sản lượng cao su năm 2011 ước đạt 811.600 tấn, tăng 8% và năng suất đạt khoảng 1.720 kg/ha, tăng nhẹ so với năm 2010. Đây là năm thứ hai liên tiếp năng suất cây cao su Việt Nam vượt 1,7 tấn/ha và tiếp tục giữ vị trí thứ hai về năng suất trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ (1.784 kg/ha), vượt hơn các nước sản xuất lớn như Thái Lan (1.705 kg/ha), Malaysia (1.450 kg/ha) và Indonesia (937 kg/ha). Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 29 Xuất khẩu: Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong tháng 2/2012 đạt 88.825 tấn, trị giá 252,7 triệu USD, đơn giá bình quân là 2.845 USD/tấn. So với tháng trước, cao su xuất khẩu tăng 27,7% về lượng, tăng 32,2% về trị giá và tăng 3,6% về giá. So với cùng kỳ năm trước, cao su xuất khẩu trong tháng 2/2012 tăng mạnh về lượng (+90,5%) nhưng giá giảm khá nhiều (-37,7%), do vậy giá trị chỉ tăng 18,7%. Tính đến hết tháng 2/2012, lượng cao su xuất khẩu đạt 158.394 tấn, trị giá 443,8 triệu USD, tăng mạnh về lượng (+29,3%) nhưng giảm về giá trị (-18,8%) do giá giảm mạnh (-37,2%). Trong hai tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su Việt Nam nhiều nhất, đạt khoảng 88,5 ngàn tấn, trị giá 218,6 triệu USD, chiếm 56% thị phần, tăng 16,7% về lượng nhưng giảm 35,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Malaysia là thị trường lớn thứ hai với thị phần 11,9% (18,8 ngàn tấn), hơn gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước (+187,9%). Đài Loan chiếm khoảng 5,5% (8,7 ngàn tấn), tăng 56% và Ấn Độ khoảng 3,7% (5,8 ngàn tấn), tăng hơn 4 lần (+318,8%). Giá cao su xuất khẩu trong tháng 2/2012 chủng loại SVR 3L đạt 3.735 USD/tấn, tăng 13,58% so với tháng 1/2012, giá cao su SVR 3L nửa đầu tháng 3/2012 đạt 3.758 USD/tấn. Dự báo giá cao su trong tháng tới có thể tiếp tục tăng do nguồn cung bị thắt chặt tại các quốc gia sản xuất chủ chốt, kinh tế Mỹ tiếp tục có diễn biến tích cực và giá dầu thô mặc dù đã giảm nhiệt song vẫn đang ở mức cao. Dự báo khối lượng cao su xuất khẩu của năm nay có thể đạt con số hơn 930 ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với con số dự báo của tháng trước do khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm lớn hơn nhiều so với ước tính. Giá trị xuất khẩu cao su có thể đạt mức hơn 2,6 tỷ USD nếu như giá cả cao su trên thế giới tăng một các bền vững, tăng 13,1% về khối lượng nhưng giảm tới 17,7% về giá trị so với xuất khẩu Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 30 năm 2011 do diễn biến hoạt động xuất khẩu cao su trong 2 tháng đầu năm nay tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu lại bị giảm khá nhiều. 2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak. Trong năm 2011, Công ty đã thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ, Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động và các chế độ cho người lao động, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, tập thể và người lao động. Phong trào thi đua yêu nước: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” được phát động sâu rộng trong các đơn vị…. Nhờ đó, năm 2011, Công ty đã hoàn thành chỉ tiêu Nhà nước giao, với tổng sản lượng mủ khai thác của toàn công ty đạt: 13.537 tấn mủ cao su quy khô, đạt 99,3% kế hoạch năm 2011. Tổng doanh thu ước đạt: 1.157,3 tỷ đồng, đạt 128,6% kế hoạch năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu 45,4 triệu USD, đạt 100,9% kế hoạch, tăng 5% so với năm 2010. Giá bán bình quân chung đạt: 89,5 triệu đồng/tấn. Tỷ lệ xuất khẩu đạt 74,6% tổng sản phẩm tiêu thụ. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 230 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước trên 59 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch năm, thu nhập bình quân của người lao động trên 7 triệu đồng/người/tháng, thực hiện tham gia ủng hộ các quỹ xã hội từ thiện, quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, đóng góp ủng hộ người dân Nhật Bản khắc phục hậu quả do động đất, sóng thần; duy trì các hoạt động giao lưu kết nghĩa với các thôn buôn; ủng hộ địa phương xây dựng đường giao thông và các công trình phúc lợi khác, tổng kinh phí hỗ trợ trên 7,8 tỷ đồng. Trong năm 2012 Công ty tiếp tục phấn đấu đạt sản lượng khai thác và chế biến 15.000 tấn mủ quy khô; Doanh thu 1.000 tỷ đồng. Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của DAKRUCO chiếm trên 90% tổng sản phẩm xuất bán, khách hàng của Công ty chủ yếu tại thị trường Châu Âu, Châu Á, Nhật Bản, Hoa Kỳ... Doanh thu xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2009 doanh thu xuất khẩu của công ty đạt 26 triệu USD, năm 2011 doanh thu xuất khẩu của Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 31 DAKRUCO đạt 45,4 triệu USD. Trong năm 2012, tình hình kinh tế có nhiều biến động nên lượng hàng xuất bán của Công ty giảm mạnh, cộng vào đó giá cao su liên tục giảm kéo theo doanh thu của năm 2012 giảm so với năm 2011 (Doanh thu năm 2012 bằng 99% doanh thu năm 2011). Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên tục tăng trưởng, qui mô và điện tích sao su không ngừng mở rộng. Thương hiệu DAKRUCO được đăng ký bảo hộ trong nước, tại Mỹ và Châu Âu. Bảng 3: Tình hình sản xuất của công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak trong những năm gần đây Năm Diện tích trồng (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích Tỷ trọng so với năm trước ( % ) Sản lượng Tỷ trọng so với năm trước ( % ) 2008 11.976 - 13.827 - 2009 12.145 101,4% 14.389 104,06% 2010 12.980 106,9% 15.879 110,35% 2011 13.121 102,1% 13.537 85,25% 2012 14.180 105,9% 14.163 101,53% Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 32 Bảng 4: Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Chi phí sản xuất( đầu tư phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, nguyên vật liệu, …) 115,6 136,6 145,1 161,9 Chi phí Xuất khẩu 20,3 29,1 36,7 35,1 Chi phí vận chuyển, bảo quản, chế biến mũ cao su. 5,1 5,9 6,7 7,7 Chi phí đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh 5,1 6,5 7,9 8,3 Các khoản phải nộp Nhà nước 38,3 41,6 53,3 54,1 Chi phí lao động 146,4 219,5 289,3 325,5 Chi phí kiến thiết và đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh khác 20,6 29,4 40,1 41,4 Tổng cộng 350,2 472,3 583,5 636,8 Nguồn: Thu thập và xử lý số liệu Các khoản chi phí của công ty trong những năm vừa qua liên tục tăng vì tác động của môi trường kinh doanh, giá nguyên nhiên vật liệu, chi phí đầu tư tài sản cố định, hao mòn công cụ lao động, thuế, chi phí xuất nhập khẩu, … Chi phí sản xuất: Trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, giá nhiều mặt hàng càng ngày càng tăng trong đó có phân bón, thuốc BVTV, nguyên nhiên vật liệu, các mặt hàng phục vụ sản xuất kinh doanh,… ảnh hưởng rất Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 33 nhiều đến chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là chi phí sản xuất, hằng năm công ty luôn có sự tăng trưởng mạnh mẽ về diện tích cao su kinh doanh ( mỗi năm đều tăng từ 3 đến 5% so với năm trước ) cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí kinh doanh của công ty tăng cao trong những năm gần đây. Chi phí xuất khẩu bao gồm các chi phí như bốc xếp, giao hàng, thuế, vận chuyển đến địa điểm giao hàng cho người mua liên tục tăng trong những năm vừa qua do tình hình biến động giá kéo theo chi phí các chỉ tiêu này cũng tăng lên, đặc biệt là thuế xuất khẩu, mỗi năm đều tăng, tính từ năm 2009 đến nay, thuế xuất khẩu đã tăng từ 1,2% đến 3% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, trong năm 2012 Chính phủ đã thực hiện các biện pháp kích cầu kinh tế, giảm thuế xuất khẩu để các doanh nghiệp xuất khẩu có thể đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trượng quốc tế. Chi phí đầu tư công cụ sản xuất như dao cạo mũ, chén đựng mũ, xô chứa, thùng, bể chứa,… palet chứa thành phẩm, công cụ hỗ trợ người lao động như găng tay, quần áo bảo hộ lao động. Chi phí đầu tư, kiến thiết vào các lĩnh vực khác, hằng năm lợi nhuận công ty đều được đầu tư vào các ngành nghề khác như khách sạn, du lịch, bất động sản,… các lĩnh vực này được công ty chú trọng đầu tư, và đã đạt được những kết quả nhất định nên cần bỏ ra để duy trì các hoạt động này. Chi phí lương cho người lao động, với quy mô ngày càng lớn, số lượng người lao động trong công ty cũng tăng theo để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, Năm 2009 công ty có hơn 3000 CBCNV thì đến nay đã có hơn 5000 người, mức lương trung bình của một lao động trong năm 2009 đạt 4000000đồng/người/tháng, năm 2010 là 4500000đồng/người/tháng, đến nay đã đạt mức trung bình 7000000đồng/người/tháng. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 34 Bảng 5: Doanh thu , lợi nhuận và chi phí của công ty trong những năm gần đây ĐVT: Tỷ đồng Năm Doanh Thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế 2009 544.4 350.2 194.2 2010 852.1 472.5 379.6 2011 904.1 583.4 320.7 2012 899.4 636.1 263.3 Nguồn: Thu thập và xử lý số liệu Biểu đồ 1: Kêt quả hoạt động kinh doanh của công ty ( Giai đoạn 2009-2012) Nhìn chung, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của công ty luôn đảm bảo tăng trưởng qua các năm, tuy năm 2012 có giảm hơn so với năm 2011 về doanh thu tuy nhiên công ty đã cân bằng chi tiêu và các khoản chi phí nên vẫn đảm bảo lợi nhuận trước Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 35 thuế ( hơn 263 tỷ đồng đảm bảo kế hoạch lợi nhuận của công ty hằng năm là trên 200 tỷ đồng). Trong những năm từ 2008 đến nay nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất bán hàng hóa của công ty, giá cao su thế giới liên tục giảm ở năm 2012 ( giảm hơn 37% so với cùng kỳ năm trước) do đó kéo theo giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm. Trong những năm tiếp theo, công ty cần cố gắng tối thiểu hóa chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước để đảm bảo tăng trưởng theo mức kế hoạch. Tăng diện tích trồng cây cao su, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Nâng cao chất lượng trình độ quản lý, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 36 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU ĐAKLAK 3.1.Thành tựu và hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak 3.1.1.Thành tựu. Lợi nhuận qua các năm đều tăng, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư nâng cấp tạo môi trường làm việc thuận lợi cho CBCNV trong công ty, đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, qua các thời kỳ, công ty đã được những thành tích sau: - Công ty được chứng nhận Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. - Công ty được chứng nhận Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. - Bộ phận thử nghiệm của Công ty được cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025. - Nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký thị trường Mỹ và các nước Châu Âu. - Năm 2006 Công ty được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. - Năm 2008 Công ty Vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhất. - Năm 2009 Công ty nhận được Cúp Thương Hiệu Xanh. - Năm 2009 Công ty nhận được Cúp Công Nghệ Xanh vì Sự nghiệp Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường. - Năm 2010 Công ty nhận được Bằng khen trong phong trào thi đua "Dân vận khéo năm 2009-2010". Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 37 - Năm 2010 Công ty nhận được giải thưởng "Hội nhập kinh tế quốc tế lần thứ II-năm 2010". - Năm 2010 Công ty nhận được giải thưởng "Vì sự phát triển cộng đồng các Dân tộc thiểu số Việt Nam". - Năm 2010 Công ty đã nhận được giải thưởng "Vì sự nghiệp phát triển Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn lần thứ I-năm 2010". - Năm 2011 Công ty đã nhận được giải thưởng "Sao vàng Đất Việt-năm 2011" 3.1.2. Hạn chế  Tình hình kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.  Còn một bộ phận công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số có tư tưởng chủ quan trong quá trình công tác, dễ sa lầy vào các tệ nạn xã hội.  Công tác dân vận ở vùng công nhân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều thiếu sót, chưa bám sát địa bàn hoạt động.  Chi phí sản xuất kinh doanh còn quá cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác và khai thác cây cao su còn ở mức độ chưa cao, chưa phổ biến, tập quán canh tác còn thô sơ, chưa hiện đại.  Đầu tư giàn trãi quá nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng chỉ tập trung vào một số ngành chủ yếu, không chú tâm đến các ngành còn lại, gây lãng phí nguồn lực. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 38 Qua quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV của công ty đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm tạo tiền đề cho sự phát triển sau này: Một là: Bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của các tổ chức Đảng; sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của chuyên môn, nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn thể. Thực hiện năng động, sáng tạo và đoàn kết nhất trí từ lãnh đạo Công ty, các đơn vị trực thuộc đến toàn thể CBCNV, đúc kết, tìm tòi và đề ra những định hướng đúng đắn: củng cố thâm canh vườn cây, đầu tư công nghiệp chế biến, đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ ... kịp thời nắm bắt thời cơ, có nhiều biện pháp chủ động, sáng tạo trong tổ chức sản xuất kinh doanh ... Hai là: Chú trọng chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo có đủ phẩm chất chính trị; năng lực chuyên môn; phát huy được năng lực, sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. Luôn chăm lo tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Ba là: Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh gắn các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và cải tạo môi trường, môi sinh. Bảo đảm sự gắn kết hài hoà giữa 2 lợi ích: lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội; thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Bốn là: Quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cao su. Phối kết hợp với địa phương và các cơ quan ban ngành nhằm giữ vững ANCT, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCNV, nhận thức đúng đắn về chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác đối với các lực lượng thù địch chống phá cách mạng. Năm là: Luôn chăm lo xây dựng công tác thi đua - khen thưởng: là việc làm hàng ngày, gắn chặt giữa chỉ đạo sản xuất và chỉ đạo thi đua, khen thưởng; gắn chặt việc Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 39 chỉ đạo thực hiện khoán sản phẩm, quy chế lương mới với công tác thi đua, khen thưởng - coi đó là nội dung công tác của cấp uỷ, chuyên môn và các đoàn thể; chú trọng khen thưởng về tinh thần kết hợp động viên vật chất kịp thời. 3.2.Mục tiêu phát triển của công ty.  Mục tiêu ngắn hạn: Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các năm như: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, xuất khẩu đạt kế hoạch của ban lãnh đạo công ty.  Mục tiêu dài hạn:  Tối đa hoá giá trị đầu tư nhằm tăng vốn phát triển Công ty lên trên 800 tỷ đồng, chủ yếu tích luỹ từ hiệu quả kinh doanh;  Doanh thu bán hàng đạt mức ổn định từ 700 tỷ đồng trở lên.  Mức lợi nhuận hằng năm đạt từ 20% trở lên trên doanh thu bán hàng.  Thực hiện đầu tư phát triển trên nền tảng chính là ngành cao su theo hướng: Đa ngành, đa sở hữu và đa quốc gia. Với các dự án trọng điểm: Tiếp tục đầu tư vào dự án trồng cây cao su tại Lào, Vương quốc Campuchia, tỉnh Kon Tum. Nhà máy sản xuất chỉ thun. Trung tâm Du lịch Văn Hóa sinh thái Buôn Đôn... 3.3.Phương hướng và biện pháp phát triển cụ thể giai đoạn 2010-2020.  Yêu cầu đặt ra là công ty phải tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài ; mở rộng giao lưu, tìm kiếm đối tác bạn hàng, tăng cường liên doanh, liên kết ... để phát triển sản xuất kinh doanh .  Nâng cao khả năng nhận thức của CBCNV để thích ứng với tình hình kinh tế hội nhập quốc tế nhằm giúp CBCNV có được khả năng thích ứng cao trong điều kiện mới. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 40  Hiện nay công ty có cơ sở vật chất tương đối ổn định, có lực lượng CBCNV gắn bó với ngành và có sự quan tâm giúp của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tình hình tiêu thụ sản phẩm cao su đang ổn định ở mức cao, đó là những thuận lợi hết sức cơ bản. Nhưng công ty cần phải nhận thấy được những thách thức cùng những khó khăn của mình trên con đường hội nhập: sản phẩm còn ở dạng sơ chế nguyên liệu, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận còn thấp so với tài sản quản lý  Công ty phải xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp với đặc điểm của mình trong giai đoạn 2010 - 2020 để định hướng cho những mục tiêu, xây dựng những mục tiêu, giải pháp thích hợp nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả và ổn định, định hướng và chỉ tiêu phát triển đến năm 2020  Tiếp tục đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng vườn cao su kinh doanh bằng con đường vi sinh hữu cơ - tạo nền để đưa năng xuất bình quân toàn Công ty phải đạt từ 1,9 tấn/1 ha trở lên .  Sản lượng khai thác, chế biến phấn đấu năm 2010 đạt 20.000 tấn mủ quy khô, năm 2020 đạt 25.000 tấn  Giữ vững và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo thu nhập tiền lương: 7.500.000 đ/người/tháng.  Duy trì và mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 2008.  Mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề theo giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty, trong thời gian tới công ty sẽ triển khai thực hiện một số dự án mới: Xây dựng Trung tâm Thương Mại, nhận bàn giao và khai thác dự án khu Trung tâm Du lịch Bản Đôn, tham gia góp vốn vào Công ty Cổ phần Rượu - Bia Sài Gòn DakLak, đặc biệt là triển khai ngay dự án đầu tư phát triển kinh tế tại 4 tỉnh Nam Lào. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 41  Đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn của tập thể cán bộ công nhân viên của công ty.  Tối thiểu hóa chi phí bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, canh tác theo hướng hiện đại hóa.  Đầu tư thêm nhiều nhà máy chế biến cao su, nâng cấp các dây chuyền chế biến cũ nhằm tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu.  Mở rộng và tìm kiếm thị trường, cần có nghiên cứu cụ thể về thị trường để đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý nhàm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 42 KẾT LUẬN Công ty TNHH MTV Cao su ĐakLak là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh ĐakLak nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, công ty đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của khu vực hoạt động. Công ty có đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, gắn bó với công ty, có cơ sở tài chính khá ổn định, điều kiện thực tế khá phù hợp cho việc phát triển bền vững và lâu dài. Ban lãnh đạo công ty có tầm nhìn chiến lược, đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn cho sự phát triển của công ty. Có được sự hỗ trợ tích cực nhờ những ưu đãi, chính sách hợp lý của Cơ quan quản lý Nhà nước, tin tưởng trong thời gian không xa công ty sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực công ty còn có những tồn tại trong quá trình phát triển, công ty chưa nghiên cứu áp dụng khoa học vào sản xuất để giảm chi phí, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Trong những năm gần đây, nền kinh tế có nhiều biến động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tin tưởng rằng trong những năm tiếp theo, công ty sẽ có những kế hoạch đúng đắn, tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khắc phục tồn tại và phát triển bền vững, tiếp tục đóng góp vào công cuộc phát triển của tỉnh ĐakLak. Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD:P.GS-TS.Nguyễn Văn Tuấn SVTH: Nguyễn Đức Vị Page 43 Danh Mục tài liệu tham khảo Trang chủ Công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak : Cổng thông tin giá cả cao su: Cổng thông tin Tỉnh ĐakLak : Hồ sơ công ty TNHH MTV Cao Su ĐakLak Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trang Trang chủ: Trang chủ:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_ve_cong_ty_tnhh_mtv_cao_su_daklak_202.pdf
Luận văn liên quan