Luận văn Tình hình hoạt động tại Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe)

- Về công tác tổ chức: Mặc dù Tổng công ty đã rất nỗ lực trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, nhưng bên cạnh đó vẫn bộc lộ mặt yếu là chưa liên kết chặt chẽ được các đơn vị thuộc Tổng công ty lại với nhau. - Về công tác tài chính: Do tình hình cà phê trên thế giới biến động mạnh nên việc kinh doanh cà phê, của công ty đã không mang lại lãi, có khi Tổng công ty còn phải bù lỗ nhiều cho việc xuất khẩu. Tổng công ty bị các đơn vị cũng có đơn vị thiếu trầm trọng.

pdf34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3587 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình hoạt động tại Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Tình hình hoạt động tại Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) 2 LỜI MỞ ĐẦU Tiền lực kinh tế hay nguồn lực là một trong những nhân tố góp phần đưa đất nước đến sự thành công trong công cuộc CNH - HDH. Nguồn vốn có được do tích luỹ và một phần là nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu. Việt Nam đang trên con đường CNH - HĐH đất nước, tuy vậy, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, cà phê là một loại nông sản được trồng nhiều ở Việt Nam và đâu cũng là một sản phẩm quan trọng cơ cấu các hoạt động xuất khẩu có tầm chiến lược như; gạo, chè, cà phê và một số nông sản khác ( hạt điều, tiêu, hồi….). Tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) - mét doanh nghiệp lớn của nhà nước có nhiệm vụ quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý nguồn vốn, đất canh tác và thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác là tìm kiếm thị trường nhập khẩu sản phẩm cà phê. Trong nhiều năm qua, Vinacafe đã đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ không nhỏ từ hoạt động xuất khẩu. Ngược lại hoạt động xuất khẩu cũng là thế mạnh và nghiệp vụ chính của Tổng công ty. Mặc dù mấy năm gần đây giá cà phê liên tục biến động đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu cà phê trong nước, nhưng Vinacafe vẫn nỗ lực phát triển và vượt qua những khó khăn. Thời gian thực tập ở Tổng công ty Càfê Việt Nam em đã co cơ hội được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế và hiểu sâu hơn kiến thức của mình ở trên lớp. Trong bài viết này em xin được trình bày gắn gọn những vấn đề mình đã thu được trong thời gian qua.Do kiến thức còn nhiều hạn chế, trong bài viết này em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự thông cảm của thầy, cô giáo hướng dẫn. Qua đây em xin chân thành cảm 3 ơn đến cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các cô, chú, anh chị tại tổng Công ty đã tận giúp đỡ em trong thời gian qua CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CÀ PHÊ I. Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty cà phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tề là Việt Nam national coffee corporation (viết tắt là Vinacafe) được thành lập theo quyết định số 251TTg ngày 29/4/1995 của Thủ Tướng Chính phủ.Tiền thân của Tổng công ty là Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt nam thành lập ngày 13/10/1982. Tông công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước dạng tập đoàn ( TCT 91 ) trực thuộc chính phủ, có trụ sở chính tại số 5- Ông Ých Khiêm –Ba Đình – Hà Nội. Tổng công ty chính thức hoạt động từ tháng 9/1995 với vốn điều lệ là :309.575.000 VNĐ, gồm chủ yếu là các doanh nghiệp của liên hiệp các xí nghiệp Cà phê Việt Nam và của một số địa phương khác. Hiện nay, Vinacafe là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn gồm 58 đơn vị thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc có quan hệ mật thiết về lợi Ých kinh tế, tài chính, cung ứng tiêu thụ, nghiên cứu, tiếp thj, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong nghành cà phê. II: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công ty cà phê Việt Nam: 4 1. Cơ cấu tổ chức: Bộ máy quản lý của Tổng công ty Cà phê Việt Nam được thể hiện qua sơ đồ sau: Chức năng của các phòng ban: - Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị của tổng công ty cà phê Việt Nam ồm 5 thành viên, do Chính phủ bổ nhiệm là các thành viên chuyên trách. Trong đó có một chủ tịch hội đồng quản trị, một hội phó hội chủ tịch, một thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát, một thành viên kiêm tổng giám đốc, một thành viên là chuyên ia trong lĩnh vực tài chính, kinh tế, quản trị kinh doanh và pháp luật. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước sự phát Tæng Gi¸m §èc Héi §ång qu¶n TrÞ Ban KiÓm So¸t Phã t«ngt G§ phô tr¸ch H§s¶n xuÊt khu Phã t«ngt G§ phô tr¸ch H§s¶n xuÊt khu Phã t«ngt G§ phô tr¸ch tæ chøc c¸n bé V¨n phßn g t«ng t Ban kÕ ho¹c h ®Çu Ban tæ chøc c¸n bé Ban xuÊt nhËp khÈu Ban tµi chÝn h kÕ to¸n Ban dù ¸n AFD 5 triển của tổng công ty, thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao, đưa ra những quyết điịnh về sản xuất, kinh doanh, biên chế công ty… Đó là các công việc xây dung điều lệ của doanh nghiệp , khen thưởng, kỷ luật cán bộ, báo cáo tài chính, giám sát hoạt động của tổng giám đốc và các đơn vị thành viên… Hội đồng quản trị họp theo chế độ thườn kỳ hàn quý. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị tổng công ty cà phê Việt Nam là 5 năm. - Ban kiểm soát : Ban kiển soát của công ty gồm có 3 thành viên do hội đồng quản trị của công ty thành lập để giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ của tổng công ty, quyết định của hội đồng quản trị chấp hành pháp luật của nhà nước. Trong đó có một thành viên là trưởng ban kiểm soát đồng thời là một thành viên của hội đồng quản trị, 2 thành viên khác do hội đồng quản trị miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Ban kiểm soát này thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước hội đồng quản trị về chi phí hoạt động kiểm soát, kể cả tiền lương và các điều kiện vật chất cho hoạt động của ban kiểm soát do tổng công ty bảo đảm. - Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc: Tổng giám đốc của công ty cà phê Việt Nam do chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghi của hội đồng quản trị vói nhiệm kỳ là 5 năm. Tổng giám đốc là đại diện đương nhiên và hợp pháp của tổng công ty trong các quan hệ kinh doanh và trước chính phủ. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất ở công ty, là người tổ chức mọi hoạt động của công ty, thực hiện luật pháp của nhà nước và nghị quyết của hội đồng quản trị để giúp công ty đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. 6 Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó giám đốc. Trong đó, một phó giám đốc phụ trách HĐSX khu vực Bắc Tây Nguyên, một phó giám đốc phụ trách khu vực Đắc Lắc, một phó giám đốc phụ trách tổ chức cán bộ. - Ban tham mưu : Ban tham mưu được sắp xếp theo kiểu phân công chức năng, bao gồm có:  Văn phòng tổng công ty : Tổ chức thực hiện các mặt công tác về quản trị hành chính chung trong cơ quan, phối hợp với các phòng ban để xây dung nội quy, quy chế của tổng công ty.  Ban tổ chức cán bộ thanh tra : Tiến hành sắp xếp, bố trí, tổ chức bộ máy hoạt động và kinh doanh, xây dựng quy chế quản lý nội bộ, khen thưởng kỉ luật.  Ban tài chính kế toán : quản lý nguồn tài chính và quản lý thu chi tổng hợp, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính trong sản xuất kinh doanh, xây dựng hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các quan hệ quốc tế, khai thác khả năng đầu tư nước ngoài.  Ban xuất nhập khẩu : Điều hành công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Tìm hiểu, mở rộng và khai thác thị trường tiêu thụ ngoài nước, phụ trách về các quan hệ quốc tế, khai thác khả năng đầu tư nước ngoài.  Ban kế hoạch đầu tư : Xây dung các kế hoạch sản xuất và kinh doanh, các dự án đầu tư, thu mua cà phê ở phía Bắc để kinh doanh xuất nhập khẩu. Tập hợp về sản xuất và phát triển cây cà phê.  Ban điều hành dự án AFD : Tổ chức thực hiện dự án trồng mới cà phê có sự tài trợ của Chính phủ Pháp.  Các công ty trực thuộc : Hiện nay, tổng công ty có 58 đơn vị thành viên. Các đơn vị đều có con dấu riêng, được mở tài khoản tại các kho bạc nhà nước và các ngân hàng. Các thành viên gia nhập tổng công ty có trách nhiệm thực hiện điều lệ của tổng công ty. 7 2: Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty cà phê Việt Nam : + Chức năng: Tổng công ty cà phê Việt Nam có những chức năng sau: - Quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước theo quy định của pháp luật. - Đề ra các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm . Từ đó, có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện tăng thu nhập và việc làm cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. - Xuất khẩu hàng hoá theo nhu cầu của khách hàng. - Nhập khẩu một số sản phẩm phục vụ tiêu ding và sản xuất trong nước như: Xe máy, Chất béo, phân bón… + Nhiệm vụ : - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch và kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguần vốn, cung ứng vật tư, thiết bị trồng trọt, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước. - Xuất nhập khẩu hàng hoá, tham gia liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước. - Tổ chức đoàn cán bộ ra nước ngoài để tìm thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh/ -Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân phục vụ cho sản xuất và kinh doanh. - Quản lý và phân bổ chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, chỉ tiêu xuất khẩu, nhập khẩu cho các đơn vị thành viên theo nguyên tắc bình đẳng và có chiếu cố thích đáng đến các đơn vị thành viên có gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. 8 -Tổ chức cung cấp kịp thời, chính xác về thông tin thị trường, giá trong nước và cả thế giới cho các đơn vị thành viên. -Quản lý giá xuất, giá nhập khẩu hàng hoá của tổng công ty, công bố giá sàn xuất khẩu cà phê, giá trần nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ cho ngành ở tong thời điểmthích hợp để các đơn vị thành viên theo đó mà thực hiện, khắc phục được tình trạnh tranh mua, tranh bán . -Kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên . 3 Tình hình chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty qua 3 năm gần đây:  Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của công ty: Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tổng công ty cà phê Việt Nam được đề ra trong điều lệ của tổng công ty bao gồm: + Tổng công ty với 58 đơn vị thành viên tham gia xây dựng, quy hoạch các khu trồng cà phê với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và kinh doanh cà phê. + Ngoài những diện tích trồng cà phê là chủ yếu, các đơn vị còn sản xuất một số loại nông sản khác như ; lúa, mía, ca cao, hạt tiêu, hạt điều. Cùng với việc sản xuất các mặt hàng nông sản này, tổng công ty cà phê có nhiều cơ sở chế biến để cung cấp ra thị trường các mặt hàng tinh chế như: Đường tinh luyện, cà phê hoà tan, cà phê sữa, kẹo… + Cùng với việc sản xuất các mặt hàng nông sản, tổng công ty cà phê còn sản xuất cả gạch để phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của các đơn vị và cung cấp cho thị trường. Các trung tâm y tế cũng được tổng công ty thành lập để phục vụ cho công nhân viên và người dân tham gia vào quá trínhản xuất ở những vùng sâu, vùng xa. 9 + Để thuận lợi cho việc trao đổi thương mại trên thị trường quốc tế, tổng công ty xuất khẩu cà phê và một số nông sản khác đồng thời cũng nhập khẩu các đầu vào để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Máy kéo, phân hoá học, phân vi sinh… + Tham gia đào tạo công nhân kĩ thuật. + Liên doanh, liên kết với các đối tác với nước ngoài để thực hiện các dự án như: AFD của Pháp…. Quy hoạch lại các khu trồng cà phê, tham gia các chương trình phủ xanh đất trồng, đồi núi trọc…  Quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh mấy năm gần đây của tổng công ty cà phê : Sau hơn 10 năm hội nhập với cà phê thế giới, nghành cà phê của nước ta đã thực sự chiếm được sự quan tâm của Đảng , Nhà nước và các cơ quan bộ ngành có liên quan. Được sự lãnh đạo, giúp đỡ trực tiếp của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ngành cà phê Việt Nam phát triển khá mạnh: Năm 1997 sản lượng xuất khẩu của nước ta đứng thứ 3 trên thế giới sau Brazin và Colombia, Nhưng đến năm 2000 sản lượng xuất khẩu của nước ta đã vượt Colombia lên đứng thứ 2 trên thế giới. Cùng sự lớn mạnh của ngành cà phê Việt Nam, tổng công ty cà phê Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đó. Mặc dù mấy năm trở lại đây Tổng công ty cà phê Việt nam cũng nhừng cà phê nói chung gặp không Ýt khó khăn trong quá trình sản suất và kinh doanh do thời tiết, khí hậu bất lợi cho sản xuất cà phê và giá cả cà phê trên thế giới biến đổi mạnh theo chiều hướng giảm xuống.Nhưng Tổng công ty cà phê vẫn gấng sức khắc phục khó khăn và vươn lên tìm một vị trí vững chắc cho mình. Vào những năm 1998-1999là những năm rất khó khăn của công ty. Thời tiết đã biến động rất phức tạp, tiếp nối Elnino, hạn hán kéo dài 10 năm1998 là những ngày mưa liên tục cuối năm 1998 đầu năm 1999 đã gây thiệt hại nặng nề cho Tổng công ty. Mưa lũ lớn đã phá hỏng kêng mương, đè đập, kéo trôi hàng trăm ha cà phê và hàng chục ha nông sản khác của công ty, mức thiệt hại đã lên gần 20tỷ đồng. Cùng với mức thiệt hại đó,Tổng công ty phải đầu tư cứu vớt số cà phê còn lại đã làm giá thành cà phê tăng , trong khi đó giá cà phê trên thị trường lại giảm mạnh, làm tổng công ty thiệt hại nặng nề hơn . Giá xuất khẩu cà phê Việt nam đã giảm mạnh; vào tháng 1/1999 bình quân 1567usd/tấn, giảm xuống 1220 usd/tấn trong tháng 6/1999 và xuống mức 1000-1020usd/tấn trong tháng 9/1999. Mức giá xuống thấp làm kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1998 chỉ đạt 55,15% so với kế hoạch năm 1999 và bằng 85%so với năm 1998. Trong đó sản lượng cà phê đạt 61% kế hoạch năm 1999 và bằng 95% năm 1998, kim ngạch xuất khẩu đạt 48% kế hoạch1998 và bằng 72% năm 1998. Tuy sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu giảm nhiều, nhưng năm1999 Tổng công ty cà phê vẫn giữ vị trí số 1 trong 87 đơn vị tham gia vào xuất khẩu cà phê của ngành cà phê Việt nam .Tổng công ty cà phê Việt nam vẫn giữ đươc mạng lưới khách hàng ổn định và giữ được uy tín với khachs hàng. Ngoài việc xuất khẩu cà phê là mặt hàng chính, công ty còn xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác cũng mang lại kết quả cao.Để giữ được vị trí số 1 của mình, Tổng công ty cũng đã tăng cường đầu tư cho khâu chế biến cà phê nhân xuất khẩu hàng trăm ngàn m2sân phơi, nhà xưởng. Trang bị thêm nhều dây truyền chế biến cà phê có kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài và sản xuất trong nước, nhờ vậy chất lượng cà phê xuất khẩu ngày càng cải thiện, nâng cao. Nếu năm 1995, Tổng công ty chỉ mới có 8 dây chuyền, xưởng chế biến cà phê thì cuối năm 1998 đã có 28 dây chuyền trong đó có 19 dây chuyền thiết bị xát khô và 9 dây chuyền xát khô, 11 dây 11 chuyền nhập ngoại và 17 dây chuyền sản xuất trong nước, gần 800 ngàn m2 sân phơi. Nhưng bên cạnh những cố gắng và thành quả đó doanh nghiệp cũng đã bộc lộ không Ýt những mặt yếu của mình. Dù vẫn đứng thứ nhất trong 87 đơn vị tham gia xuất khẩu cà phê nhưng thị phần của công ty đã giảm so với toàn quốc, đặc biệt và niên vụ 1998/ 1999 đã giảm từ 23,7% xuống còn 13% thị phần toàn quốc. Một số đơn vị của tổng công ty được bổ xung chức năng, nhiệm vụ xuất nhập khẩu nhưng đã chưa tham gia voà được quá trình xuất nhập khẩu, một số khuyết điểm trong việc sản xuất và kinh doanh chưa được khắc phục như; lực lượng chế biến phân bổ chưa đều có nơi thì dư dật về thiết bị chế biến, có nơi thì thiếu nhiều làm ảnh hưởng tới việc chế biến… Ngược lại năm 1999, năm2000 thời tiết rất thuận lợi cho việc sản xuất cà phê và đây cũng là năm kết thúc thực hiện kée hoạch 5năm 1996 –2000, một năm với bao nhiêu thay đổi về cơ chế chính sách của đảng và nhà nước đã tạo đà và thế cho cacs doanh nghiệp hoạt động thuận lợi . Tuy khó khăn chung về giá cả cà phê liên tục giảm xuống ,mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua , song với sự nỗ lực to lớn vượt qua thách thức gay gắt của cơ chế thị trường có thể nói trong năm 2000 Tổng công ty đã hoàn thành các mục tiêu chính cho sản xuất, kinh doanh. Thành quả đó góp phần tích cực đưa ngành cà phê Việt nam đứng thứ hai trên thế giới . cùng với sự nỗ lực đó năm 2000 Tổng công ty cà phê đẫ đạt dược kết quả như sau . Sản xuất: *Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 1994 ): 740tỷ đồng bằng 112%so với năm 1999 + Nông nghiệp; 650 tỷ + Công nghiệp: 75 tỷ + XDCB tự làm: 15 tỷ 12 *Sản phẩm chủ yếu: + Cà phê nhân; 44000 tấn, đạt 110%so với năm 1999 (42000 tấn) +Thóc: 20500 tấn, đạt 103 % so với năm 1999(20000 tấn) *Diện tích gieo trồng: +Diện tích cà phê:27800 ha, đạt 105% so với nâm 1999 (26.542) +Diện tích lúa nước :3.300ha, đạt 101% so với năm 1999(3.200 ha ) 13 *Công nghiệp : BảNG KếT QUả SảN XUấT MộT Số SP CÔNH NGHIệP CHíNH NĂM 2000 STT Sản phẩm chính ĐVT KH 2000 TH2000 So với KH năm (%) 1 2 3 4 5 6 Đường trắng Cà pê hoà tan Cà phê sữa Cà phê rang xay Gạch tuy nen Bánh kẹo các loại Tấn # # # tr tấn tấn 8000 100 1570 240 17 - 9300 45 1500 168 15 100 116 45 95,5 70 89 - Về dự án phát triển 40000ha cà phê chè: Thực hiện quyệt định số 172TTg, ngày 24/3/1997 của Thủ Tướng chỉnh phủ về chương trình phát triển 40000 ha cà phê chè ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau khi hoàn thnàh sẽ cho sản lượng cà phê của dự án khoảng 60000-80000 tấn /năm. Theưo kế hoạch chương trình sẽ hoàn thành vào năm 2001, nhưng trong thực tế quá trình triển khai đã gặp phải một số vướng mắc như: mức lãi suất vay vẫn còn cao, chi phí cho quản lý dự án thấp, nguồn chi cho phí thuê chuyên gia không có, bộ máy quản lý hạn chế...do đó tiến đọ triển khai dự án chậm lại. Tính đến năm 2000 mới có 9 dự án phát triển cà phê của các địa phương được phê duyệt bao gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Hà Tây, với tổng diện tích là 25650 ha và tổng vốn đàu tư tiền 296,8 tỷ đồng. Nhìn chung các dự án đang vận hàn và triển khai tốt, các tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện: đất đai, vật tư, phân bón, cây giống...được 14 vay ứng trước 50% vốn của chương trình để trồng mới cà phê năm 2000 theo đúng tiến độ và bảo đảm thời vụ. Tập trung chăm sóc tốt vườn cây đã trồng, chú trọng phát triển và phòng trừ sâu dịch bệnh hại cây . Kim ngạch xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch đạt:127,6 triệu USD +Xuất khẩu: 120,0 triệu USD đạt 122,5% so với năm 1999 +Nhập khẩu: 7,6 trieeuj USD đạt 156% so với năm 1999 Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu : + Cà phê nhân: 171300 tấn đạt 235% so với năm 1999 + Tiêu đen: 3389 tấn đạt 119% so với năm 1999 +Phân bón các loại: 52500 tấn đạt 145% so với năm 1999. Nhìn chung tình hình xuất khẩu cà phê năm 2000 còn rất nhiều khó khăn, giá cà phê liên tục xuống thấp , khoảng dưới 600 USD/tấn, trong khi đó hàng tồn kho còn khá cao, lượng vốn bị chiếm dụng lớn làm cho tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các đơn vị trong tình trạng thua lỗ. Xây dựng cơ bản: -Tổng số vốn thực hiện năm 2000: 113 tỷ đồng ước đạt khoảng 70% so với kế hoạch (kế hoạch 157 tỷ đồng). Trong đó : +Vốn ngân sách của nhà nước:17,5 tỷ đồng +Vốn vay tín dụng đầu tư: 68 tỷ đồng +Nguồn vốn khác 28 tỷ đồng: 28 tỷ đồng -Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cả qui mô lẫn tiến độ của các công trình đầu tư giảm mạnh một mặt do tình hình tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặt khác tổng công ty cũng đã chỉ đạo tập trung đầu tư 15 các công trình trọng điểm, trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. -Bên cạnh đó quá trình thực hiện các nghị quyết số: 52/NĐCP-1999, ngày 8/7/1999 của chính phủ về “qui chế quản lý đầu tư và xây dựng” và Nghị định số: 12/NĐ-CP/1999 nagỳ 05/5/2000, về việc sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 52/NĐCP/1999 đã nảy sinh một số vướmg mắc về thủ tục pháp lý, tiến độ giải ngân cho dù án chậm kể cả nguồn vốn tín dụng ưu đãi lẫn ngân sách nhà nước. -Đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ về thiết bị chế biến cà phê, Tổng công ty đã đầu tư lắp đặt 12 dây chuyền chế biến theo phương pháp ướt đưa công suất đạt 88 tấn quả tươi/ h; 16 dây chuyền chế biến khô công suất 26 tấn nhân/h . Công tác tài chính: -Từ năm 1999 giá cà phê liên tục hạ không có lợi cho các nhà sản xuất kinh doanh cà phê. Năm 1999 nhiều đơn vị thành viên tổng công ty kinh doanh thua lỗ với số luỹ kế 76,7 tỷ đồng trong đó 1998 lỗ 38,1 tỷ đồng, năm 1999 lỗ 39,6 tỷ. Năm 2000 hầu hết các đơn vị thành viện tiếp tục lỗkhoảng 140 tỷ đồng.Hầu hết các đơn vị bị thua lỗ, nhiều đơn vị đã thua lỗ 2-3 năm liền dần đến tài chính mất cân đối nghiêm trọng, dư nợ vay ngân hàng lớn, khả năng thanh toán các khoản rất khó khăn, vốn chiếm dụng giữa các đơn vị trong tổng công ty cũng như bị bên ngoài rất lớn. Một số đơn vị mất vốn hoặc có tiềm Èn mất vốn. -Trước tình hình khó khăn về tài chính tổng công ty đã tích cực làm việc với các bộ ngành, đề nghị nhà nước hỗ trợ một phần lỗ, cấp bổ sung vốn lưu động , bố trí vốn ngân sách cho một số dự án.Kết quả tổng công ty đã được nhà nước hỗ trợ trên 17 tỷ đồng, và được cấp 3,4 tỷ vốn lưu động, trên 18 tỷ đồng cho các dự án phát triển sản xuất. 16 Về công tác tổ chức: -Đã từng bước thực hiện dự án “Tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước của tổng công ty cà phê Việt Nam” được chính phủ phê duyệt tại văn bản số: 52CP-ĐMDN ngày 19/7/1999 ngiêm túc thi hành các nghị quyết của hội đồng quản trị về công tác tổ chức và cán bộ . Thực hiện việc sáp nhập, giải thể một số đơn vị hoạt động không hiệu quả, tiếp tục cổ phần hoá hai đơn vị thuộc tổng công ty. Thực hiện việc bán thí điểm 1000 ha vườn cây cà phê đã được chính phủ phê duyệt. Triển khai việc tổng kết công tác khoán ở các đơn vị sản xuất nông nghiệp, từng bước bổ sung hoàn chỉnh phương án khoán mới để áp dụng vừa đảm bảo hài hoà lợi Ých nhà nước, doanh nghiệp và các hộ nhận khoán -Công tác đào tạo: Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2000 đã được phê duyệt. Ban tổ chức đã tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý với các học viên. Từ những khó khăn và kết quả năm 2000, tổng công ty đã đưa ra phương hướng mục tiêu năm 2001 phải khắc phục những yếu điểm của năm trước và phát huy những mặt mạnh của công ty. Cụ thể là tập trung và thống nhất cao trong quản lý và điều hành của lãnh đạo tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên để tăng cường kỷ luật hành chính, nâng cao tính chủ động sáng tạo và có hiệu quả hoạt động. Từng bước lành mạnh nền tài chính của tổng công ty, các đơn vị xây dựng phương án khắc phục lỗ, xử lý thu hồi công nợ. Trên cơ sở phương hướgn nhiệm vụ đã đưa ra, năm 2001 tổng công ty đã xây dựng 6 chương trình công tác với phươgn châm chỉ đạo “ đảm bảo duy trì sinh trưởng vườn cây, nâng cao chất lượng sản phẩm, đàu tư hợp lý nhằm hạ giá thành sản phẩm, cây trồng vật nuôi,chuyển đổi cơ cấu kinh tế, duy trì và ổn định phát triển kinh tế xã hội, thực hành tiết kiệm, tiếp tục đổi mới sắp xếp doanh nghiệp cũng như cơ chế 17 quản lý, từng bước khắc phục khó khăn và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững những năm sau”. Kết quả đạt được năm 2001 như sau: Sản xuất công nông nghiệp: -Chăm sóc 27000 ha cà phê đạt 92 % kế hoạch, sản lượng đạt 50000 tấn cà phê nhân đạt 91% kế hoạch. -Diện tích lúa gieo trổng 4200 ha đạt 102% kế hoạch, sản lượng đạt 26000 tấn –96% kế hoạch. -Hồ tiêu đạt 300 ha đạt 75% kế hoạch, sản lượng 150 tấn đạt 75% kế hoạch -Đường kính đạt 4790 tấn đạt 53% kế hoạch -Gạch ngãi 19 triệu viên đạt 90% kế hoạch -Cà phê hào tan 302 tấn đạt 121 % kế hoạch -Cà phê sữa 1830 tấn đạt 87,3% kế hoạch -Cà phê rang xay 113 tấn đạt 32% kế hoạch -Nhân hạt điều 719 tấn -Diện tích cà phê chè đã trồng theo chương trình AFD đạt 7405 ha Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng công ty đã thực hiện khối lượng xây dựng cơ bản đạt 161 tỷ đồng, tập trung các công trình chăm sóc vườn cây, công trình thuỷ lợi, công nghiệp chế biến, nhà kho chứa sản phẩm, giao thông, xây dựng vùng nguyên liệu mía, điều, lúa nước của 11 hạng mục công trình xây dựng cơ bản năm 2001. Tuy nhiên trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn những thiếu sót như tốc độ triển khai chậm , chất lượng chưa được giám sát chặt chẽ, vẫn còn dùng vốn ngắn hạn đầu tư. Đầu tư theo qui hoạch, kế hoạch đầu tư không cân đối khả năng tài chính và nguồn vốn. 18 Công tác xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 130 triệu USD Về số lượng : -Cà phê đạt 297000 tấn đạt 115 triệu USD- 175% về số lượng và 190% về giá trị so với năm 2000. -Tiêu xuất khẩu đạt 5307 tấn đạt 8,23 triệu USD - Điều xuất khẩu đạt 698 tấn đạt 3265745 USD . Thị trường xuất khẩu ổn định với trên 20 nước, đang mở ra thị trường mới tiêu thụ sản phẩm cà phê của nhà máy cà phe Biên Hoà sang thị trường Mỹ, Malaysia,Đài Loan,... Tuy chưa đạt được kết quả mong muốn nhưng nhìn chung công tác xuất khẩu trong các năm qua của tổng công ty cà phê Việt nam đã có nhiều cố gắng.Trong lúc cơ chế xuất nhập khẩu được nhà nước mở rộng,Tổng công ty đã không ngừng nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao xứng đáng với vị trí thứ nhất về xuất khẩu cà phê trên toàn ngành. 19 CHƯƠNG II Cơ sở lý luận của hoạt đông xuất khẩu cà phê I.Đặc điểm, vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: 1.Xu thế hội nhập kinh tế với khu vực, thế giới và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu: Hoạt động kinh tế là cơ sở của sự tồn tịa và phát triển của xã hội loài người. Lực lượng sản xuất càng phát triển, sự phân công lao động càng mở rộng thì các quan hệ kinh tế không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà còn vươn ra phạm vi quốc tế . Ban đầu, các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện trên cơ sở sự khác biệt về điều kiện tự nhiên là chủ yếu. Họ cung cấp cho nhau những nguyên liệu, những sản phẩm đặc thù do các điều kiện về khoáng sản, đất đai và khí hậu mang lại. Song quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động đã làm nẩy sinh sự khác biệt và trình độ công nghệ và kỹ thuật, sự chênh lệch về năng suất lao động và giá thành sản phẩm đã làm xuất hiện lợi thÕ mới của mỗi quốc gia. Điều đó cho phép và đòi hỏi mỗi nền kinh tế quốc gia phải phát huy triệt để lợi thế của mình trong sự phân công lao động và sự trao đổi mậu dịch quốc tế. Sự hình thành các mối quan hệ quốc tế này ban đầu là dựa trên học thuyết về thương mại trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của A.S mith và thương mại trên lợi thế so sánh của D.Ricardo. Theo thuyết thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối, khi một quốc gia sản xuất hàng hoá có hiệu quả hơn so với quốc gia khácnhưng lại kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hoá thứ hai, hai quốc gia có thể thu được lợi Ých bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khâủ hàng hoá có lợi thế và nhập khẩu hàng hoá không có lợi thế. Thông qua quá trình này, các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả nhất và sản lượng của hai 20 hàng hoá đều tăng. Sự tăng lên về sản lượng của hai hàng hoá này đo lường thặng dư từ chuyên môn hoá trong sản xuất được phân bổ lại giữa hai quốc gia thông qua hoạt động ngoại thương. Theo qui luật về lợi thế so sánh, thậm chí một quốc gia sản xuất cả hai hàng hoá đều kém hiệu quả so với quốc gia kia vẫn có thể thu được lợi Ých từ thương mại quốc tế. Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hoá kém lợi thế Ýt hơn, nhập khẩu hàng hoá có lợi thế nhiều hơn. Xuất phát từ lợi Ých thu được khi thm gia hoạt động ngoại thương nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều muốn xuất những hàng hoá trong nước và sản xuất những hàng hoá có lợi thế và nhập những hàng hoá mà sản xuất trong nước không có hiêụ quả. Từ đó, các ngành kinh doanh đều Ýt nhiều mang tính toàn cầu, từng ngành kinh doanh phải chuẩn bị để cạnh tranh trong một môi trường toàn cầu ngày càng trở lên phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì vậy có thể nói trong nền kinh tế hiện đại không có một ngành kinh doanh nào có thể tránh được ảnh hưởng của quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá kinh tế. Như vậy ta có thể hiểu xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu không chỉ là những hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong thương mại có tổ chức nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó cùng với lợi Ých kinh tế mang lại khá cao thì hoạt động xuất khẩu cũng rất dễ dẫn đến những hậu quả khó lường vì nó phải đối mặt với toàn bộ các hệ thống kinh tế và các nước cùng tham gia xuất khẩu mà các hệ thống này có đặc điểm giống nhau và rất khó có thể khống chế được. Xuất khẩu, đó là hoạt động bán các sản phẩm trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ , tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động xuất 21 khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với mua bán một sản phẩm nào đó trong thị trường nội địa, vì hoạt động này diễn ra trong một thị trường vô cùng rộng lớn, đồng tiền thanh toán có ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển ra ngoài phạm vi quốc gia. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động buôn bán, giao dịch quốc tế đều phải tuân thao các thông lệ quốc tế và đồng thời nó cũng có những đặc điểm khác biệt so với các hoạt động thương mại khác như: Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Giữa khách hàng trong nước và khách hàng nước ngời có những điểm khác biệt như: ngôn ngữ, lối sống, điều kiện sống, phong tục tập quán,...ĐiÒu này sẽ dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Thứ hai, thị trường trong hoạt động xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trường trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu ở cách xa hơn, mới lạ hơn, có nhiều nhân tố ràng buộc hơn... Thứ Ba, các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu như thanh toán ,vận chuyển, ký kết hợp đồng,...đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Thứ tư, hoạt động xuất khẩu chịu sự chi phối của luật pháp, thông lệ quốc tế, cũng như tình hình chính trị, xã hội, kinh tế của quốc gia nhập khẩu và mối quan hệ các nước nhập khẩu, nước xuất khẩu với các bên có ảnh hưởng. Thứ năm, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu chịu sự cạnh tranh không những tại địa phương mà còn trong khu vực và trên thế giới về nhiều mặt Thứ sáu, phương thức kinh doanh xuất khẩu đa dạng và có mối quan hệ kênh phân phối quốc tê tương ứng 2. Vai trò hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân: Đối với nền kinh tế quốc dân: Là mét trong hai nội dung chính của hoạt động ngoại thương, xuút khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc 22 gia. Nó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh nhờ những tác dụng chủ yếu sau: -Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cùng với vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ hoạt động xuất khẩu có vai trò quyết định đối với qui mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Đồng thời nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu còn góp phần củng cố dự trữ ngoại tệ của quốc gia, ổn định tài chính để từ đó để ổn định sản xuất -Thúc đẩy chuyển dịch kinh tế và phát triển sản xuất. Bỏ qua quan điểm chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa sau khi đã thoả mãn nhu cầu trong nước, chỉ xét tới quan điểm lấy thị trường thế giới làm cơ sở kết hợp với lợi thế so sánh vốn có để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, thì xuất khẩu thực sự có tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thể hiện ở chỗ: Thứ nhất,đẩy mạnh xuất khẩu không chỉ phát triển ngành hàng có liên quan. Ví dụ, đẩy mạnh xuất khẩu cà phê thì các ngành chế tạo máy phục vụ chế biến, các ngành công nghiệp bao bì,...cũng có điều kiện phát triển. Thứ hai, xuất khẩu tạo thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn và cũng khó tính hơn cho sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta phải cạnh tranh về cả chất lượng, giá cả, điều này ràng buộc ta phải cải cách sản phẩm trong nước, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường. Thứ ba, xuất khẩu thu ngoại tệ để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tạo năng lực sản xuất mới cho đất nước, mở rộng, hiện đại hoá cơ cấu kinh tế Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp các nước tìm ra và tận dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của mình, cho phép phân công lao động quốc tế phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, làm cho cơ cấu sản xuất của các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. 23 -Tạo việc làm và cải thiện đời sống cho nhân dân: Ta đã biết, xuất khẩu phần nào đã tạo ra những ngành sản xuất mới, thu hút thêm nhiều lao động. Hơn nữa, lao động trong các ngành hàng xuất khẩu thường có thu nhập khá cao và ổn định. Bên cạnh đó, xuất khẩu phát triển cũng tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu chế xuất cungx là nơi giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Ngoại tệ thu hút từ xuất khẩu không chỉ để nhập khẩu máy móc phục vụ sản xuất mà còn nhập khẩu hàng tiêu dùng trực tiếp phục vụ nhu cầu của nhân dân với số lượng lớn nhiều hơn nhiều giới hạn sản xuất trong nước -Là cơ sở để mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu là một nội dung của ngoại thương mà ngoại thương lại là hình thức ra đời sớm nhất và có tác dụng quyết địnhtới các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác, giúp các quan hệ này phát triển. Cụ thể hơn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, vận tỉa, bảo hiểm,...và đÕn lượt các quan hệ này lại tạo điều kiện thuận lợi để ngoại thương phát triển nhanh hơn. Đối với doanh nghiệp : Cùng với xu thế hội nhập của đất nước thì xu hướng vươn ra thị trường thế giới của doanh nghiệp cũng là một tất yếu khách quan. Bán hnàg hoá và dịch vụ ra nước ngoài mang lại cho doanh nghiệp những lợi Ých sau: -Xuất khẩu mở ra những thị trường rộng lớn hơn, giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiêu thụ hàng hoá, điều này đặc biệt quan trọng khi dung lượng thị trường nội địa còn hạn chế như ở nước ta. -Xuất khẩu buộc doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải nâng cao 24 khả năng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đây là điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển Xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ, kịp thời nhận được những thông tin mới để điều chỉnh chiến lược của mình cho phù hợp. 25 II. Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân và sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam. 1. Sơ lược hình thành và phát riển của cây cà phê: Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 nước trồng cà phê trong đó có trên 50 nước có cà phê xuất khẩu, nhưng đến nay người ta vẫn chưa xác định được một cach chímh xác lịch sử phát triển của cây cà phê. Theo truyền thuyết thì cây cà phê xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Phi cách đây 1000 năm do một ngưoừi chăn gia sóc. Sau đó người ta dùng cà phê làm thứ nước uốngtrong những đêm đại hành lễ ở nhà thờ và các cuộc hành trình vượt sa mạc. Từ đó cà phê trở thành một thứ đồ uống làm đam mê biết bao con người. Về giống cà phê , trên thế giới hiện nay có khoảng 3 loại chủ yếu: -Cà phê chè ( coffea arabica ): Có nguồn gốc từ Ethiopia, được phát hiện vào năm 850 sau công nguyên từ những cây cà phê chè hoang dại mọc rải rác dưới nhưngx tán rừng nơi đây. Hiện naycà phê chè được trồng rộng rãi nhất bởi hương vị thơm ngon của nó, chiếm 70% diện tích cà phê thế giới và trên 75% sản lượng xuất khẩu hàng năm ở các nước: Brazil, Colombia, Mexico, Gua la ma la, Ên Độ -Cà phê vối ( cofea canenphora pierre ) : Được phát hiện ở Châu Phi vào đầu thế kỷ XX. Hiện nay cà phê vối được trồng khá phổ biến, gần 30% tổng diện tích và 28% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu thế giới. Các nước trồng nhiều cà phê vối là Viẹt Nam, Ên Độ, Indonesia,... -Cà phê mít ( coffea Liberica Ball ): Có nguồn gốc từ Trung Phi , dược phát hiện lần đầu tiên vào năm 1902 tại xứ Ubaqui-Chari nên còn được gọi là cà phê Chari. Phẩm chất cà phê mít nói chung là rất thấp, vị chua, hương thơm kém hấp dẫn, do đó giá thị trường trên thế giới thấp. Cà phê lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857,do các giáo sĩ trồng thử nghiệm ở Quảng Bình, Quảng Trị. Ba mươi năm sau, cà phê mới 26 được trồng đại trà ở các đồn điền của Pháp. Từ năm 1922 trở đi, cà phê được mửo rộng tới vùng Tây Nguyên trên vùng đất đỏ bazan màu mỡ. Có thể chia sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam thành hai giai đoạn: *Thời kỳ 1925-1975: -Các tỉnh phía Bắc: Sau cách mạng tháng 8, các đồn điền của Pháp được chuyển thành các doanh điền ở Tuyên Quang, Ninh Bình, Hoà Bình, Hà Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Đến năm 1959, tổng diện tích cà phê tiếp quản từ chế độ cũ ở miền Bắc là hơn 3000 ha. Sau 1954, được Liên Xô giúp đỡ ta đã xây dựng được 24 nông trường cà phê tại Việt Bắc, Tây Bắc vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh (1963) đạt 14000 ha. Sản lượng cà phê cao nhất (1968) đạt 480 tấn. Song do qui hoạch không phù hợp, đặc biệt đối với cà phê vối nên diện tích cà phê phải thanh lý quá nhiều. Năm 1972 chỉ còn khoảng 1000 tấn/ năm. Có năm là 500 tấn / năm. Xuất khẩu thời kỳ này chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu - Các tỉnh phía Nam: Sản xuất cà phê cũng có nhiều biến động lớn.Thời 1946-1957 diện tích tăng không đáng kể, từ 3019 ha lên 3373 ha. Năm 1964 diện tích đạt 11120 ha, song đênd 1973 còn 8872 ha. Đến năm 1975 diện tích cà phê các tỉnh phía Nam còn hơn 9000 ha, xuất khẩu không đáng kể, chủ yếu tiêu dùng trong nước *Thời kỳ 1975 đến nay: Sau 1975, thực hiện chủ trương phát triển cà phê của nhà nước, Bộ nông nghiệp đã triển khai ngay kế hoạch đầu tư, qui hoạch phân vùng phát triển cà phê với các nước: Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari,...nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đầu tư về thiết bị vật tư kỹ thuật, tiền vốn để mở rộng diện tích cà phê. Đồng thời các nước trên cũng là thị trường tiêu thụ ổn định của cà phê Việt Nam. Năm 1986, với chủ trương phát triển mạnh mẽ cà phe 27 ở khu vực tư nhân, diện tích cà phê được mở rộng rất nhanh. Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam cũng được mở rộng sang các nước EU và Mỹ,.. 28 2. Vị trí của ngành cà phê trong nền kinh tế Việt Nam: Cà phê là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao, yêu cầu xuất khẩu lớn, sản phẩm cà phê là của các nước đang phát triển nhưng lại được tiêu dùng chủ yếu ở các nước phát triển. Sản phẩm đã góp phàn quan trọng vào việc phát riển kinh tế của các nươc strên thế giới. Nhiều người cho rằng chính cây cà phê là cứu cánh cho một số quốc gia và nghề trồng cây cà phê đã góp phần cải thiện đời sống cho dân Châu Phi hơn là bất cứ loại cây nào khác. Hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới trên 10 tỷ USD .Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu cà phê so với tổng kimh ngạch xuất khẩu ở các nước như sau: Brazil: 8-10% Ruandi: 65% Burundi:90% Colombia: 90-95% Ethiopia:60% Tandania: 30-33% uranda: 955 Trung Phi: 65% Việt Nam: 20-25% Cà phê đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Nếu năm 1982 sản lượng cà phê toàn quốc đã vượt quá con sè 8000 tấn thì đến năm 1992 sản lượng đã tăng lên 112400 tấn, gấp 22,31 lần. Và nếu năm 1992 xuất khẩu được 4100 tấn thì đến năm 1992 xuất khẩu được 107000 tấn gấp 26 lần và theo đó kim ngạch xuất khẩu đạt 75600000 USD. Năm 1993 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 560 triệu USD, điều này cho thấy trong những năm vừa qua ngành cà phê đã có nhiều hướng phát triển đáng kể. Hiện nay, cà phê là mặt hàng nông sản có giá trị đứng thứ hai sau gạo. Giá trị xuất khẩu thường chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Do đó ta có thể khẳng định rằng cà phê là một ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng chỉ đơn thuần là giá trị kim ngạch xuất khẩu để 29 đánh giá vị trí của một ngành hàng thì chưa đủ.Ngành cà phê cũng như những ngành khác , nó giải quyết được nhiều vấn đề xã hội rất lớn. Ngành cà phê đã tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng Tây Nguyên và dân tộc thiểu số có thu nhập và thu nhập ngày càng cao, biến môi trường đang suy thoái thành môi trường được phục hồi...Thực tế đã cho thấy việc trồng mới và phát triển cà phê đã góp phần : -Xuất khẩu cà phê góp tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đẩy kim ngạhc xuất khẩu lên cao, đồng thời cải thiện cán cân thanh toán, tăng chi thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước đảm bảo sự tồn tại và phát triển kinh tế. -Tăng cường sản xuất và xuất khẩu sẽ tạo thêm việc làm và thu nhập chính đáng cho hàng triệu người lao động. -Sản xuất và xuất khẩu cà phê tích cực tham gia vào cải tạo môi sinh, phủ xanh đất trống đồi trọc và góp phần quan trọng vào củng cố an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên và khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Khai thác tiềm năng mặt hàng cà phê là một vấn đề có ý nghĩa trong công cuộc phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn về vấn đề này để từ đó có thể vạch ra chiến lược phát triển cà phê xuất khẩu hợp lý nhất, hiệu quả kinh tế mang lại cao. 3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê trong giai đoạn hiện nay. Sản xuất và xuất khẩu và phê có vai trong quan trọng trong vuệc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tiến hành CNH - HĐH theo đường lối Đại hội VIII của đảng cộng sản Việt Nam đề ra. 30 Thứ nhất, nó góp phần giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Thực tế đã chứng minh rằng lao động trong ngành cà phê đã tạo ra thu nhập cao hơn so với lao động nông nghiệp nói chung và lao động trong kinh doanh một số cây công nghiệp khác nói riêng. Theo dự tính có cơ sở khoa học, phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê có thể tạo ra khoảng triệu việc làm, có thu nhập cao. Thứ hai, phát triển sản xuất và xuất khẩu và phê là một cách thúc đẩy hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH và phát triển kinh tế của cả nước. Sản xuất và xuất khẩu cà phê mở ra một cơ hội kinh doanh đã tăng mức tiết kiệm và đẩu tư nộ bộ nền kinh tế, tăng tốc độ tích luỹ vốn; tăng năng suất và thu nhập bình quân của người lao động trong ngàn, tạo ra một nội lực mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê cũng làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ lệ cây công nghiệp so với cây lương thực đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Việt Nam là một nước giàu có về nguông nhân lực và tài nguyên thiên nhiên,đặc biệt là những điều kiện tự nhiên để sản xuất và xuất khẩu cà phê nhưng lại khan hiếm về công nghệ. Do dó việc tăng cường hợp tác kinh doanh với nước ngoài và mở rọng thị trường quốc tế là điều kiện để tạo ra " có huých từ bên ngoài". Từ những phân tích ở trên, việc phát triển sản xuất và xuất khẩu sà phê cho phép nước ta đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐh đất nược va phát triển nền kinh tế đất nước. Thứ ba, Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê là phát huy đươch lượi thế so sánh của nước ta trong thương mại và kinh tế quốc tế. - Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm trửi dài qua 15 vĩ độ từ 8030 đến 23022, có khí hậu nhiệt đới Èm chịu ảnh hưởng sâu sặc bởi chế độ gió mùa nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, độ Èm không khí cao…. Bên cạnh đó đất nông nghiệp của nước ta có kết cấu tơi xốp, chất lượng dinh dưỡng trong 31 đất khá cao, lượng mưa nhiều dộ Èm không khí cao cho phép phát triển cây cà phê. Ngoài những vị thế về đất đai, khí hậu,Việt Nam còn là một nước giáp biển nên chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu rất thấp. - Nguồn nhân lực: Việt Nam là nước nông nghiệp cã 70% lực lượng lao động sống và làm việc tron lĩnh vực nông nghiệp, số nhân lực này ước khoảng 32 triệu người và hàng năm được bổ xung thêm trên 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Đây không chỉ là một sức Ðp lớn đối với xã hội trong việc giải quết việc làm mà xét trên phương diện khác nó là một thuận lợi rất lớn và nhân công của chúng ta so với các nước khác. Nguồn lao động trong nông nghiệp của Việt Nam được đánh giá cao so với một nền nông nghiệp kém phát triển điều này rất tốt cho yêu cầu phát triÓn sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta. So sánh tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới với điều kiện tự nhiên và thực trạng của sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta có thể khẳng định nước ta có lợi thế so sánh về lâu dài so với các nước trong khu vực và trên thế giới viề sản xuất và xuất khẩu cà phê. Đây là cơ sở để chúng ta đểy mạnh sản xuất và xuất khẩu và phê. 32 KẾT LUẬN Thông qua việc phản ánh đánh giá tình hình công ty ở phần trên nhất là qua các chỉ tiêu đặc trưng đã cho chóng ta thấy toàn cảnh bức tranh về tình hình hoạt động của công ty và giúp chúng ta đưa ra một số nhận xét sau: - Về công tác tổ chức: Mặc dù Tổng công ty đã rất nỗ lực trong việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, nhưng bên cạnh đó vẫn bộc lộ mặt yếu là chưa liên kết chặt chẽ được các đơn vị thuộc Tổng công ty lại với nhau. - Về công tác tài chính: Do tình hình cà phê trên thế giới biến động mạnh nên việc kinh doanh cà phê, của công ty đã không mang lại lãi, có khi Tổng công ty còn phải bù lỗ nhiều cho việc xuất khẩu. Tổng công ty bị các đơn vị cũng có đơn vị thiếu trầm trọng. - Về đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng công ty đã đầy tư xây dựng được nhiều công trình phục vụ cho sản xuất và chế biến, nhưng việc đầu tư xây dựng cơ bản cho các đơn vị chưa được đồng đều; có đơn vị không sử dụng hêt công trình, - Về công tác xuất nhập khẩu: Khối lượng xuất khẩu cà phê của tổng công ty vẫn tăng nhanh qua các năm, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng chậm do giá cà phê xuống thấp. Tổng công ty vẫn giữ được thị trường ổn 33 định và uy tín với khách hàng. nhưng mấy năm gần đây thị phần của tổng công ty đã giảm so với toàn quốc. Do tình hình cà phê trên thế giới biến động rất lớn đã gây rất nhiều khó khăn cho ngành cà phê Việt Nam nói chung và Tổng công ty cà phê nói riêng. Từ những khó khăn đó cộng với những khó khăn nội tại là một thử thách rất lớn cho Tổng công ty cà phê thời gian qua, nhưng dưới sự lãnh đạo của các bộ, ban ngành có liên quan cùng với sự nỗ lực của chính mình. Tổng công ty cà phê Việt Nam vẫn vươn lên giữ vị trí quan trọng trong ngành cà phê Việt Nam và đứng thứ nhất trong 87 đơn vị xuất khẩu và phê của nước ta. 34 TÀI LIÊU THAM KHẢO - Báo cáo tổng hợp các năm của Tổng công ty cà phê Việt Nam. - Thông tư số 61/2001/TT - BTC: Hướng dẫn hỗ trợ cho hoạt động phát triển thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại. - Báo cáo xuất nhập khẩu các năm của Tổng công ty cà phê Việt Nam. - Thông tư số 62/2001/TT - BTC: Hướng dẫn chi hoa hồng trong giao dịch, môi giới xuất khẩu. - Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Quỹ hỗ trợ phát triển. - Kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, chế biến cà phê - NXB Nông Nhiệp 1997 - Tạp chí thị trường giá cả:số4/ 2001. - Báo: Ngoại thương số 8/ 2001. Phát triển kinh tế số 124/ 2001. Thương mại số 8/ 2001. Cà phê Việt Nam các số năm 1998, 1999, 2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_2__3704.pdf
Luận văn liên quan