Muốn áp dụng chiết khấu thương mại thì trước hết công ty phải có quyết định và biên bản về chiết khấu thương mại.Phải công bố rộng rãi về chính sách chiết khấu cho khách hàng biết,mỗi lần chiết khấu phải có biên bản phù hợp làm căn cứ chiết khấu.Trên biên bản chiết khấu phải ghi rõ giá trị mà khách hàng mua thì mới được chiết khấu và mức chiết khấu là bao nhiêu phẩn trăm trên số tiền thanh toán.Cũng như nói rõ phần chiết khấu trên tổng doanh thu số hàng mà khách hàng mua với số lượng lớn vượt mức công ty đề ra.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”: phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (Sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần máy tính Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Nợ Tk 911 27.000.000
Có TK 6411 27.000.000
- Chứng từ kế toán : Bảng thanh toán lương và thưởng tháng 12/2012 (Phụ lục 01)
-Sổ kế toán : Sổ nhật ký chung (phụ lục 02,trang 02,dòng 25,26)
Sổ cái tài khoản 6411,911 (phụ lục 03)
2.15 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh ghiệp là chi phí liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành chung của toàn bộ công ty. Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tại công tybao gồm:
Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm: tiền lương và các khoản phụ cấp (tiền ăn cơm, tiền xăng, tiền điện thoại, phụ cấp trách nhiệm …) Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Vé xe,vé cầu đường,phụ cấp,phòng nghỉ đi công tác…
Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho toàn doanh nghiệp.
Thuế, lệ phí, thuế môn bài, và các loại thuế khác.
Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như: tiền điện nước, điện thoại, tiền thuê văn phòng, …
Chi phí khách bằng tiền phục vụ chung cho việc điều hành quản lý doanh nghiệp như chi phí tiếp khách, …
2.15.1Tài khoản sử dụng:
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong đó: TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý
TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425 – Chi phí thuế, lệ phí
TK 6426 – Chi phí dự phòng
TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428 – Chi phí khác bằng tiền
2.15.2 Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn GTGT
Giấy báo nợ
Bảng thanh toán lương
Phiếu chi
2.15.3 Sổ sách sử dụng:
Nhật ký chung
Sổ cái TK 642
Sổ chứng từ kế toán
2.15.4 Quá trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ:
Mỗi ngày khi xảy ra các nghiệp vụ liên quan đến chi phí kế toán trưởng căn cứ vào vào bản nghiệm thu,hóa đơn GTGT, giấy báo nợ, phiếu chi ... và bảng lương cuối tháng kiểm tra hợp lệ để ghi nhận chi phí bán hàng thực tế phát sinh. Sau đó chuyển cho bộ phận kế toán thu chi ghi nhận vào phần mềm các chi phí quản lý doanh nghiệp và lưu sổ chứng từ.
Cuối kỳ kế toán xem lại toàn bộ chi phí hàng bán ra trong kỳ và làm bút toán kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo.
Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính sử dụng bằng phần mềm ACCOS
Phân hệ kế toán tổng hợp
Nghiệp vụ kinh tế
Chứng từ gốc
Nhập liệu
Nhật ký chung
Báo cáo
Truy xuất ra sổ cái TK 642
Sơ đồ 2.15: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp trên máy bằng phần mềm
2.15.5 Một số nghiệp vụ phát sinh ở Công ty:
a) Đổ mực máy photo,in cho công ty theo hoá đơn GTGT số 56128 ngày 15/12/2012:
Nợ Tk 6423 1.081.818
Nợ Tk 1331 108.182
Có TK 1111 1.190.000
- Chứng từ kế toán : Hoá đơn GTGT số 56128 (Phụ lục 01)
-Sổ kế toán : Sổ nhật ký chung (phụ lục 02,trang 01,dòng 9,10,11,12)
Sổ cái tài khoản 6423,1111,1331 (phụ lục 03)
b) Lương nhân viên bán hàng theo phiếu chi 64/12 ngày 31/12/2012
Nợ Tk 6421 68.000.000
Có TK 111 68.000.000
- Chứng từ kế toán : Phiếu chi 64/12 (Phụ lục 01)
Bảng thanh toán lương và thưởng tháng 12/2012 (Phụ lục 01)
-Sổ kế toán : Sổ nhật ký chung (phụ lục 02,trang 02,dòng 32,34)
Sổ cái tài khoản 6421,1111 (phụ lục 03)
c) Đổ dầu xe đi công tác Vũng Tàu ngày 18/12/2012
Nợ Tk 6428 400.000
Có TK 1111 400.000
- Chứng từ kế toán : Hoá đơn GTGT số 102311 (Phụ lục 01)
-Sổ kế toán : Sổ nhật ký chung (phụ lục 02)
Sổ cái tài khoản 6428,1111 (phụ lục 03)
d) Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Nợ Tk 911 68.000.000
Có TK 6421 68.000.000
- Chứng từ kế toán : Bảng thanh toán lương và thưởng tháng 12/2012 (Phụ lục 01)
-Sổ kế toán : Sổ nhật ký chung (phụ lục 02,trang 02,dòng 31,32)
Sổ cái tài khoản 6421,911 (phụ lục 03)
2.16 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Xác định kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty, đây là số chênh lệch giữa doanh thu thuần (là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ DT như: TTĐB, thuế xuất khẩu, khoản CKTM, khoản giảm trừ DT hàng bán và DT bán hàng bị trả lại ) với giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định của nhà nước (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) của từng kỳ kế toán.
2.16.1 Tài khoản sử dụng:
TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Trong đó:
TK 4211 – Lãi năm trước – phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phân phối kết quả và số lãi chưa phân phối thuộc năm trước.
TK 4122 – Lãi năm nay – Phản ánh kết quả kinh doanh, tình hình phân phối lãi và số lãi chưa phân phối của năm nay.
Tài khoản đối ứng:
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
TK 632 – Giá vốn hàng bán
TK 641 – Chi phí bán hàng
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính
2.16.2 Chứng từ sử dụng:
Các chứng từ trong phần mềm
Sổ các các tài khoản
2.16.3 Sổ sách sử dụng:
Nhật ký chung
Sổ cái TK 911
Sổ cái TK 421
2.16.4 :Quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh
Cuối kỳ kế toán dùng bút toán kết chuyển sang hết tài khoản không có số dư như tài khoản loại 5,6,7,8 vào tài khoản 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong kỳ đó. Sau đó lập các báo cáo cần thiết.
TK 911
KC lỗ (11)
Ghi giảm CP thuế TNDN (10)
KC DTkhác (9)
KC DT thuần (7)
KC DT tài chính (8)
TK 632
TK 641, 642
TK 635
TK 811
TK 821
TK 421
Hàng bán (1)
KC giá vốn
CP QLDN(2)
KC CPBH
KC CP tài chính (3)
KC CP khác (4)
KC CP thuế TNDN (5)
KC lãi (6)
TK511
TK 515
TK 711
TK 821
TK 421
Sơ đồ 2.16: Quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh
Quy trình ghi sổ kế toán trên máy vi tính sử dụng bằng phần mềm ACCOS
Phân hệ kế toán tổng hợp
Nghiệp vụ kinh tế
Chứng từ gốc
Nhập liệu
Nhật ký chung
Báo cáo
Truy xuất ra sổ cái TK 911
Sơ đồ 2.17: Quy trình ghi sổ kế toán xác định kết quả kinh doanh trên máy bằng phần mềm
2.16.5 Một số nghiệp vụ phát sinh ở Công ty:
2.17 Báo cáo thuế GTGT
Hàng tháng công ty phải làm tờ khai thuế giá trị gia tăng tờ khai được nộp vào cơ quan thuế vào ngày 20 hàng tháng tiếp theo.
VD: Làm tờ khai tháng 11 thì ngày 20 tháng 12 sẽ nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 11.
Chứng từ sử dụng là các hóa đơn có thuế GTGT
Sổ kế toán : sổ cái các tài khoản
Sổ chứng từ kế toán
Đầu tiên kế toán tổng hợp hóa đơn GTGT bán ra để lập bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ,và hóa đơn GTGT mua vào trong kỳ để lập bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ trên Excel. Sau đó kiểm tra lại toàn bộ thông tin vừa nhập liệu trên Execl sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ để kiểm tra. Khi kiểm tra xong thì sẽ mở phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 2.5.3 dùng đường link tải bảng kê trên Excel vào bảng kê trên phần mềm,và nhập vào tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Cuối cùng là in trực tiếp từ phần mềm ra để có mã vạch, trình giám đốc ký và đem nộp.
Khi khấu trừ thuế GTGT đầu ra và đầu vào, nếu số tiền thuế đầu ra lớn hơn đầu vào thì phải đóng thuế phần chênh lệch. Còn ngược lại, nếu số tiền thuế đầu vào lớn hơn đầu ra thì chỉ được kết chuyển số tiền thuế đầu vào bằng số tiền thuế đầu ra, phần chênh lệch thuế đầu vào còn lại sẽ được chuyển sang và khấu trừ tiếp ở kỳ sau.
Nộp thuế sẽ nộp tại kho bạc của quận công ty đăng ký thuế.
Hàng quý nộp cùng tờ khai thuế GTGT, công ty phải kê khai về tình hình sử dụng hóa đơn trong quý đó của công ty, có nghĩa là khai báo về số lượng hóa đơn mua, số hóa đơn sử dụng trong , số hóa đơn xóa, bỏ, mất.
Hóa đơn GTGT bán ra
Bảng kê hóa đơnchứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra
Tờ khai thuế GTGT
Kiểm tra,ghi vào bảng kê bán ra
Hóa đơn GTGT mua vào
Tập tin báo cáo thuế GTGT
Kiểm tra,ghi vào bảng kê mua vào
Bảng kê hóa đơnchứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào
Tổng hợp, lập tờ khai thuế GTGT
Sơ đồ 2.18: Quy trình lập báo cáo thuế GTGT
Ví dụ minh họa: Xem phụ lục Tờ khai thuế GTGT
Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào
Bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra
Tờ khai thuế GTGT
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,chứng từ
Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
2.18 Báo cáo thuế Thu nhập doanh nghiệp
Quy trình thực hiện thực hiện TNDN
Hàng quý công ty phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính nộp cho chi cục thuế khai báo về tình hình tài doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Máy Tính Sài Gòn thực hiện trên phần mềm 2.5.3 phần khai báo thuế TNDN.
Dùng tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu số 01A/TNDN nộp chậm nhất vào ngày 30 của tháng kế sau quý làm tờ khai.
Ví dụ: Quý 3 làm tờ khai thuế TNDN tạm tính thì ngày chậm nhất để nộp tờ khai đó là ngày 30 của tháng 10.
Cuối năm khi làm quyết toán thuế và báo cáo tài chính, thì trong quyết toán thuế công ty sẽ làm tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và phụ lục 03-1A kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN. Nộp chậm nhất là ngày 31 tháng 03 của năm kế sau năm làm tờ khai thuế.Quyết toán thuế sẽ nộp cho chi cục thuế kèm theo 1 bản báo cáo tài chính.
Ví dụ minh họa: Xem phụ lục Tờ khai thuế TNDN
Tờ khai thuế TNDN tạm tính mẫu số 01A/TNDN
Tờ khai tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Phụ lục 03-1A kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.19. Lập báo cáo tài chính:
BCTC bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bản cân đối kế toán Mẫu số B01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN
-Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN
Kèm theo 4 biểu mẫu là bảng cân đối phát sinh của các tài khoản.
Thời gian nộp báo cáo tài chính năm là ngày 31/03 của năm kế sau năm làm báo cáo tài chính
BCTC được nộp cho chi cục thuế,chi cục thống kê,đưa cho các cổ đông góp vốn với công ty.
GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.19.1. Quy trình lập bảng cân đối kế toán:
Sử dụng các số liệu từ sổ cái các tài khoản kết chuyển trong phần báo cáo tài chính trên phần mềm Accos sau đó in ra sử dụng làm BCTC trên tờ khai.Và sử dụng bảng cân đối kế toán của năm trước.
PHẦN TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100)
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã zố 150
= 1.153.359.898,18 + 0 + 3.638.444.011 +9.538.410.594 + 920.308.052.80 = 15.250.522.555,98
Trong đó các mã số 110,120,130,140,150 được tính như sau :
I . Tiền và các khoản tương đương tiền ( Mã số 110 )
Mã số 110= Mã số 111 + Mã số 112 = 1.153.359.898,18+ 0 = 1.153.359.898,18
Trong đó các mã số 111 , 112 được tính như sau :
Đối với chỉ tiêu “ Tiền”( Mã số 111)
Số dư Nợ TK 111 “Tiền mặt” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 1.190.802.208,18 + 120.786.543 – 175.269.797 = 1.136.318.954,18
Số dư Nợ TK 112 “Tiền gửi NH” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 28.191.828 + 1.938.223.487 –1.949.374.371 = 17.040.944
Mã số 111 = 1.136.318.954,18+ 17.040.944 = 1.153.359.898,18
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ( Mã số 120 )
Mã số 120 = 0
Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130 )
Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139
Mã số 130 = 1.642.020.895 + 1.989.598.116 +0 +0 + 6.825.000 + 0 = 3.638.444.011
Phải thu khách hàng ( Mã số 131)
Số dư Nợ TK 131 “ Phải thu khách hàng – VND” trên sổ chi tiết = 1.642.020.895
Mã số 131= 1.642.020.895
Trả trước cho người bán (Mã số 132)
Số dư Nợ TK 331 “ Phải trả nhà cung cấp” – VND” trên sổ chi tiết = 1.989.598.116
Mã số 132 = 1.989.598.116
Phải thu nội bộ ngắn hạn ( Mã số 133)
Số dư Nợ TK 136 “Phải thu nội bộ khác – ngắn hạn” trên sổ chi tiết = 0
Mã số 133 = 0
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ( Mã số 134 )
Số dư Nợ TK 337 “ Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên sổ cái = 0
Mã số 134 = 0
Các khoản phải thu khác ( Mã số 135 )
Số dư Nợ TK 138 “Phải thu khác trên sổ chi tiết” = 6.825.000
Số dư Nợ TK 334 “ Phải trả CNV” trên sổ chi tiết = 0
Số dư Nợ TK 338 “ Phải trả phải nộp khác” trên sổ chi tiết = 0
Mã số 135 = 6.825.000
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ( Mã số 139 )
Số dư Có TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ chi tiết = 0
Mã số 139 = 0
IV Hàng Tồn Kho (Mã số 140)
Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 = 9.538.410.594 + 0 = 9.538.410.594
Trong đó chỉ tiêu 141 “Hàng tồn kho” được tính như sau :
Số dư Nợ TK 152 “Nguyên liệu , Vật liệu” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 0
Số dư Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 0
Số dư Nợ TK 156 “ Hàng hóa” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 9.952.156.219 + 2.559.304.486 – 2.973.050.111 = 9.538.410.594
Mã số 141 = 0 + 0 + 9.538.410.594=9.538.410.594
V Tài sản ngắn hạn khác ( Mã số 150 )
Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 +Mã số 158
Mã số 150 = 569.980.947,5 + 85.660.659,3 + 0 + 264.666.446 = 920.308.052,8
Trong đó Mã số 151,152,154và 158 được tính như sau :
Chi phí trả trước ngắn hạn ( Mã số 151)
Số dư Nợ TK 142 “ Chi phí trả trước ngắn hạn ” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 570.725.813,5 + 0 – 744.866 = 569.980.947,5
Mã số 151 = 569.980.947,5
Thuế GTGT Được Khấu Trừ ( Mã số 152)
Số dư Nợ TK 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 165.418.194,3 + 156,731,329 – 236.488.864 = 85.660.659,3
Mã số 152 = 85.660.659,3
Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước ( Mã số 154)
Số dư Nợ TK 333 trên sổ chi tiết = 0
Mã số 154= 0
Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158 )
Số dư Nợ TK 144“ Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên sổ cái= SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 269.456.054 + 1.900.000 – 6.689.608 = 264.666.446
Mã số 158 = 264.666.446
B.TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200)
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
Mã số 200 = 0 + 1.321.681.653 + 0 + 0 + 4.000.000.000 = 5.991.949.912
I Các khoản phải thu dài hạn ( Mã số 210 )
Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 = 0 + 0 + 0 = 0
II Tài sản cố định ( Mã số 220 )
Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 =1.321.681.653 + 0+ 0 = 1.321.681.653
Trong đó mã số 221 được tính như sau:
Nguyên giá ( Mã số 222)
Số dư Nợ TK 211”Tài sản cố định hữu hình” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS có trong kỳ = 3.107.199.299 + 0 – 0 = 3.107.199.299
Mã số 222 = 3.107.199.299
Giá trị hao mòn lũy kế ( Mã số 223)
Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn
Số PS Có TK 214 “ hao mòn TSCĐ hữu hình” trên sổ cái =SD Có ĐK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 1.755.380.382 + 30.137.264 = 1.785.517.646
Mã số 223 = (1.785.517.646)
Mã số 221 = 3.107.199.299 + (1.785.517.646) = 1.321.681.653
III Bất động đầu tư ( Mã số 240 = 241 + 242)
Mã số 240 = 0
IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn ( Mã số 250)
Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 = 0 + 4.000.000.000 + 0 + 0 = 4.000.000.000
Trong đó mã số 252 được tính như sau:
Số dư Nợ TK 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS Có trong kỳ = 4.000.000.000 + 0 – 0 = 4.000.000.000
Mã số 252 = 4.000.000.000
V Tài sản dài hạn khác ( Mã số 260 = 261 + 262 + 268)
Mã số 260= Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268
Mã số 260=215.016.749 + 0 + 455.251.510 = 670.268.259
Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261)
Số dư Nợ TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS Có trong kỳ = 226.468.255 + 0– 11.451.506 = 215.016.749
Mã số 261 = 215.016.749
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262)
Số dư Nợ TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên sổ cái = 0
Mã số 262 = = 0
Tài sản dài hạn khác (Mã số 268)
Số dư Nợ TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” trên sổ cái = SD Nợ ĐK + Số PS Nợ trong kỳ - Số PS Có trong kỳ = 455.251.510 + 0 – 0 = 455.251.510
Mã số 268 = 455.251.510
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (Mã số 270 )
Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 = 15.250.522.555,98+ 5.991.949.912= 21.242.472.467,98
PHẦN NGUỒN VỐN
Nợ phải trả ( Mã số 300)
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 330= 10.877.286.525 + 341.348.278 = 11.218.634.803
I Vay và nợ ngắn hạn ( Mã số 310 )
Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320
Mã số 310= 4.598.914.853 + 3.461.683.370 + 1.468.093.565 + 284.797.273 + 102.955.000 + 0 + 0 + 0 + 55.521.304 + 905.321.160 = 10.877.286.525
Trong đó các chỉ tiêu 311, 312,313,314,315,319,320 được tính như sau :
Vay ngắn hạn ( Mã số 311)
Số dư Có TK 311 “Vay ngắn hạn” trên sổ cái = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ =4.223.015.300 + 1.613.806.200 – 1.237.906.647 = 4.598.914.853
Mã số 311= 4.598.914.853
Phải trả cho người bán ( Mã số 312)
Tổng số dư Có TK 331 “ Phải trả người bán” trên sổ chi tiết = 3.461.683.370
Mã số 312= 3.461.683.370
Người mua trả tiền trước ( Mã số 313)
Tổng số dư Có TK 131“ Phải thu của khách hàng” trên sổ chi tiết = 1.468.093.565
Mã số 313 = 1.468.093.565
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Mã số 314)
Số dư Có TK 33311 “ Thuế giá trị gia tăng đầu ra” trên sổ chi tiết = SD Có DK Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 0 + 234.521.781 – 234.521.781 = 13.507.769
Số dư Có TK 33312 “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu” trên sổ chi tiết = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 0
Số dư Có TK 3333 “ Thuế xuất nhập khẩu” trên sổ chi tiết = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 0
Số dư Có TK 3334 “ Thuế TNDN” trên sổ chi tiết = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 258.493.382 + 5.971.122 – 0 = 264.464.504
Số dư Có TK 3335 “ Thuế thu nhập cá nhân” = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 6.825.000
Số dư Có TK 3338 “ các loại thuế khác” = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 0
Mã số 314 = 13.507.769 + 0 + 0 + 264.464.504 +6.825.000+ 0 = 284.797.273
Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác ( Mã số 319)
Tổng số dư Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” trên sổ chi tiết + Tổng số dư Có TK 138 “ Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác” trên sổ chi tiết = 55.521.304 + 0 = 55.521.304
Mã số 319 = 55.521.304
Dự phòng phải trả ngắn hạn ( Mã số 320)
Tổng số dư Có TK 352 “ Dự phòng phải trả” trên sổ chi tiết = 905.321.160
Mã số 320= 905.321.160
II Nợ dài hạn (Mã số 330)
Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333+ Mã số 334 + Mã số 335+Mã số 336 + Mã số 337
Mã số 330= 0 + 0 + 0 + 341.348.278 + 0 + 0 + 0 = 341.348.278
Trong đó Vay và nợ dài hạn ( Mã số 334) được tính như sau:
Số dư Có TK 341 “ vay dài hạn” trên sổ cái = SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 352.806.578 + 0 – 11.458.300 = 341.348.278
Mã số 334 = 341.348.278
B Vốn chủ sở hữu ( Mã số 400 )
Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430 = 10.023.837.665,98 + 0 = 10.023.837.665,98
I Vốn chủ sở hữu ( Mã số 410 )
Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 +...+ Mã số 421
Mã số 410= 10.000.000.000 + 0 + 0 + 0 + 0 +0+... + 23.837.665,98 + 0 = 10.023.837.665,98
Trong đó:
Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411)
Số dư Có TK 4111 “ Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ cái= SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = 10.000.000.000 + 0 – 0 = 10.000.000.000
Mã số 411 = 10.000.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)
Số dư Có TK 421“ Lợi nhuận chưa phân phối” trên sổ cái= SD Có DK + Số PS Có trong kỳ - Số PS Nợ trong kỳ = (660.475.283,02) + 697.784.071 – 13.471.122 = 23.837.665,98
Mã số 420 = 23.837.665,98
TỔNG NGUỒN VỐN (Mã số 440)
Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 = 11.218.634.803 + 10.023.837.665,98 =21.242.472.468,98
2.19.2 Quy trình lập BCKQHĐKD:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Số phát sinh có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trên sổ cái
= 3.946.324.805
Mã số 01= SPS Có TK 511 = 3.946.324.805
Các khoản giảm trừ (Mã số 02)
Số phát sinh Có TK 521 “Chiết khấu thương mại” trên sổ cái =0
Số phát sinh Có TK 531 “Doanh thu hàng bán bị trả lại” trên sổ cái =0
Số phát sinh Có TK 532 “Giảm giá hàng bán” trên sổ cái=0
Mã số 02=SPS Có TK 521+ SPS Có TK 531+SPS Có TK 532 = 0
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Mã số 10 = Mã số 01 –Mã số 02 =3.946.324.805- 0 =3.946.324.805
Gía vốn hàng bán (Mã số 11)
Số PS Có TK 632 “ Gía vốn hàng bán” trên sổ cái = 2.973.050.111
Mã số 11 = 2.973.050.111
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Mã số 20 = Mã số 10 –Mã số 11 = 3.946.324.805- 2.973.050.111= 973.274.694
Doanh thu từ hoạt động tài chính.(Mã số 21)
Số phát sinh Nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” trên sổ cái = 221.879
Mã số 21= 221.879
Chi phí tài chính (Mã số 22)
Số phát sinh Có TK 635 “ Chi phí tài chính” trến sổ cái = 61.671.941
Mã số 22 = 61.671.941
Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Số phát sinh Có TK 6351 “Chi phí lãi vay” trên sổ cái = 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 24 )
Số phát sinh Có TK 641 “Chi phí bán hàng” trên sổ cái = 37.427.136
Mã số 24 = 37.427.136
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25 )
Số phát sinh Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” trên sổ cái = 176.613.425
Mã số 24 = 176.613.425
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.(Mã số 30)
Mã số 30= Mã số 20 +(Mã số 21 –Mã số 22) – ( Mã số 24 + mã số 25)
Mã số 30 =973.274.694 + (221.879 – 61.671.941) – (37.427.136 + 176.613.425) = 697.784.071
Thu nhập khác (Mã số 31)
Số phát sinh Nợ TK 711 “thu nhập khác” trên sổ cái =0
Mã số 31 = 0
Chi phí khác (Mã số 32)
Số phát sinh Nợ TK 811 “ chi phí khác” trên sổ cái = 0
Mã số 32 = 0
Lợi nhuận khác (Mã số 40)
Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 =0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( Mã số 50)
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 = 697.784.071 + 0 =697.784.071
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 51)
Mã số 51 = Số PS Có TK 8211 trên sổ cái = 0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 60 )
Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 = 697.784.071 – 0 =697.784.071
Bảng CĐSPS
Mã chi tiết
Mã tổng hợp
Bảng CĐKT năm trước
Bảng CĐKT năm nay
Tập tin Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Sổ chi tiết liên quan
2.19.3 Quy trình lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp).
Sơ đồ 2.19: Quy trình lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp)
Giải thích các chỉ số trong bảng lưu chuyển tiền tệ.
A .Lập báo cáo các chỉ tiêu , luồng tiền từ hoạt động kinh doanh
(1) Tiền thu và bán hàng từ cung cấp dịch vụ và doanh thu khác ( Mã số 01)
Số phát sinh nợ của TK 111,112 đối ứng TK có 511 = 1.371.516.830
Mã số 01 = 1.371.516.830
(2) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa , dịch vụ ( Mã số 02)
Số phát sinh Có của TK 111,112 đối ứng TK Nợ 156, 133, 6418, 6427, 6428, 331 = (167.521.280)
Mã số 02 = (167.521.280)
(3) Tiền chi trả cho người lao động (Mã số 03)
Số phát sinh Có TK 111 “Tiền mặt” Ứng với TK 334 “ Phải trả người lao động” = 0
Mã số 03 = 0
(4) Tiền chi trả lãi vay (Mã số 04)
Số phát sinh Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” ứng với TK 633,335 về Chi phí lãi vay =(61.671.941)
Mã số 04 = (61.671.941)
(5) Tiền chi nộp thuế TNDN ( Mã số 05)
Số PS Có TK 111,112 ứng với TK 3334 “ Thuế TNDN” = 0
Mã số 05 = 0
(6) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 06)
Số PS Nợ TK 111,112 ứng với TK 711, 33311, 144, 344, 133 = 58.793.321
Mã số 06 = 58.793.321
Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh ( Mã số 07)
Số PS Có TK 112 ,111 ứng với TK 338 “ Phải trả phải nộp khác” = (21.566.300)
Mã số 07 = (21.566.300)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ( Mã số 20)
Mã số 20 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07
Mã số 20= 1.371.516.830 + (167.521.280) + 0 + (61.671.941) + 0 + 58.793.321 + (21.566.300) = 1.179.550.630
B. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động đầu tư
Tiền chi mua sắm , xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác ( Mã số 21)
Số PS Có TK 111,112 ứng với TK 211, 212, 213, 241= 0
Mã số 21 = 0
Tiền thu từ thanh lý , nhượng bán TSCĐ và các TSCĐ khác ( Mã số 22 )
Số PS Nợ Tk 111, 112 ứng với TK 711 “ thu nhượng bán thanh lý TSCĐ” = 0
Mã số 22 = 0
Tiền chi cho vay , mua các công cụ nợ của đơn vị khác ( Mã số 23)
Không có số PS
Mã số 23 = 0
Tiền thu hồi cho vay , bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác ( Mã số 24 )
Không có số PS
Mã số 24 = 0
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác ( Mã số 25 )
Không có số PS
Mã số 25 = 0
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác ( Mã số 26)
Không có số PS
Mã số 26 = 0
Tiền thu lãi cho vay , cổ tức và lợi nhuận ( Mã số 27 )
Số PS Nợ Tk 111, 112 ứng với TK 515 về thu lãi cho vay, cổ tức = 221.879
Mã số 27 =221.879
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ( Mã số 30 )
Mã số 30 = Mã số 21 + Mã số 22 + Mã số 23 + Mã số 24 + Mã số 25 + Mã số 26 + Mã số 27
Mã số 30 = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 221.879 =221.879
C. Lập báo cáo các chỉ tiêu luồng tiền từ hoạt động tài chính
(1) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu , nhận vốn góp của chủ sở hữu ( Mã số 31 )
Số PS Nợ TK 111,112 đối úng với Có TK 411 “ Vốn đầu tư của chủ sở hữu” = 0
Mã số 31 = 0
(2) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu , mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành ( Mã số 32 )
Số PS CóTK 111,112 đối úng với Nợ TK 411 “ Vốn đầu tư của chủ sở hữu” = 0
Mã số 32 = 0
Tiền vay ngắn hạn , dài hạn nhân được ( Mã số 33 )
Số PS Nợ TK 111,112 đối úng với Có TK 311, 341 = 0
Mã số 33 = 0
(3) Tiền chi trả nợ gốc vay ( Mã số 34 )
Số PS Có TK 111, 112 ứng với TK 311,341 = (1.237.906.647)
Mã số 34 =(1.237.906.647)
(4) Tiền chi trả nợ thuê tài chính ( Mã số 35 )
Không có số PS
Mã số 35 = 0
(5) Cổ tức lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu ( Mã số 36 )
Số PS Có TK 111, 112 đối ứng với PS Nợ TK 421 = (7.500.000)
Mã số 36 = (7.500.000)
(6) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ( Mã số 40 )
Mã số 40 = Mã số 31 + Mã số 32 + Mã số 33 + Mã số 34 + Mã số 35 + Mã số 36
Mã số 40= 0 + 0 + 0 + (1.237.906.647) + 0 + (7.500.000)= (1.245.406.647)
D.TỔNG HỢP CÁC LUỒNG TIỀN TRONG KỲ
(1) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ( Mã số 50)
Mã số 50 = Mã số 20 + Mã số 30 + Mã số 40
Mã số 50 = 1.179.550.630 + 221.879 + (1.245.406.647) = (65.634.138)
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ ( Mã số 60)
Số dư Nợ đầu kỳ của TK 111, 112 trên sổ cái = 1.190.802.208,18 + 28.191.828 = 1.218.994.036,18
Mã số 60 = 1.218.994.036,18
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ ( Mã số 61 )
Không có số PS
Mã số 61 = 0
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ ( Mã số 70 )
Mã số 70 = Mã số 50 + Mã số 60 + Mã số 61
Mã số 70= (65.634.138) + 1.218.994.036,18 + 0 = 1.153.359.898,18
2.19.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (xem phụ lục báo cáo)
2.19.5 Bảng cân đối số phát sinh (xem phụ lục báo cáo)
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
3.1 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần máy tính Sài Gòn đã đạt được những thành công nhất định. Công ty đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, mở rộng quy mô hoạt động, thiết lập được quan hệ với các bạn hàng, duy trì kinh doanh những mặt hàng mà công ty có thế mạnh, đồng thời tích cực tìm kiếm cơ hội, mở ra các mặt hàng mới. Trong những năm gần đây, sự khủng hoảng của nền kinh tế trong khu vực cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng với tiềm lực sãn có, công ty đã từng bước khắc phục khó khăn đảm bảo phát triển, kinh doanh ổn định. Kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty cùng một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, nhanh nhẹn, nhạy bén và nhiệt tình trong công việc. Trong sự phấn đấu nỗ lực cũng như thành tích chung của công ty không thể không kể đến sự phấn đấu và hiệu quả của công tác kế toán, thể hiện là một công cụ đắc lực trong quản lý và kinh doanh của công ty.
Hiện nay công ty đã xây dựng quy trình kế toán khá hợp lý.Bên cạnh đó, công ty đã đưa máy tính và các ứng dụng tin học vào công tác kế toán để giảm nhẹ khối lượng và nâng cao hiệu quả công việc.
Bộ máy kế toán củacông ty được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với quy mô và tình hình thực tế của công ty, mỗi phần hành được phân nhiệm rõ ràng,chặt chẽ và hợp lý tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên kế toán. Tuy nhiên công ty không có bộ phận kho riêng mà phòng mua bán kiêm luôn kho, điều này làm giảm hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận.
3.2 Công tác kế toán
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung kết hợp với hệ thống mạng máy tính, sử dụng các phần mềm hỗ trợ (ACCOS,Microsoft Excel) để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán theo quyết định 15QĐ-BTC .Hệ thống tài khoản chi tiết theo từng khách hàng,nhà cung cấp hoặc công tác thực hiện giúp quản lý được hiệu quả hơn.
Thủ tục,chứng từ,phương pháp hạch toán kế toán tại công ty phù hợp với các quy định của kế toán Việt Nam.
Các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi nhận kịp thời trên các sổ sách liên quan đến khoản mục tiền.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho là hơp lý, vì công ty kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, các nhiệp vụ phát sinh chủ yếu liên quan đến hàng hóa, do đó hàng hóa biến động thường xuyên cần phải theo dõi hàng ngày.
Công tác bảo mật thông tin cũng được hết sức chú trọng mỗi nhân viên trong phòng đều có một tài khoản quản lý riêng với mật mã và chịu trách nhiệm trực tiếp với dữ liệu do mình xử lý.
Việc tổ chức công tác lưu trữ chứng từ được thực hiện khá khoa học và bài bản, các chứng từ cùng loại được lưu trữ trong cùng một file hồ sơ và do kế toán của từng bộ phận đảm nhiệm. Chính vì thế mà việc kiểm kê, kiểm tra, cũng như phục vụ cho công tác kiểm toán, thanh tra thuế, tạo điều kiên để hoàn thành với thời gian nhanh và hiệu quả cao.
Kế toán luôn theo dõi và cập nhật những thay đổi trong chính sách tài chính, trong chế độ kế toán để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện công tác kế toán tại công ty.
Công ty sử dụng Hóa đơn GTGT tự in được bộ tài chính (tổng cục thuế) chấp nhận bằng văn bản, thực hiện đầy đủ các quy định về phát hành, quản lý,sử dụng hóa đơn theo đúng chế độ quy định hiện hành.Các chứng từ gốc lập ra ngoài hay từ ngoài vào đều được tập trung ở bộ phận kế toán công ty.Bộ phận kế toán tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng tất cả mọi chứng từ đã nhận,đã lập hoặc đã chi sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.Chứng từ kế toán được phân loại,sắp xếp,đóng cố định theo danh mục chứng từ.
Kết thúc mỗi niên độ kế toán,sau khi hoàn tất toàn bộ công việc kế toán sổ sách chứng từ đều được các kế toán tập hợp sắp xếp, phân loại, gói buộc, lập danh mục các sổ và đưa vảo lưu trữ tại kho công ty.
Trình tự thời gian luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty theo đúng quy định chung về chứng từ kế toán:
+Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ.
+Kiểm tra,soát xét chứng từ,phê duyệt nội dung nghiệp vụ.
+Căn cứ vào chứng từ để ghi sổ kế toán.
+Bảo quản,lưu trữ kế toán.
3.3 Nhận xét chi tiết các bộ phận kế toán
3.3.1 Kế toán tiền
Các khoản mục tiền được phân loại, trình bày rõ ràng. Tiền gửi ngân hàng được theo dõi chi tiết theo từng ngân hàng và từng loại tiền
Công ty không mở tài khoản 007 để theo dõi số dư nguyên tệ. Khi cần thanh toán bằng ngoại tệ, công ty mua đủ ngoại tệ cần thanh toán rồi chuyển thanh toán luôn, không để số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc số dư nhỏ, không trọng yếu nên công ty không theo dõi, không đánh giá lại vào cuối năm.
3.3.2 Kế toán công nợ
Các khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp được kế toán tổng hợp lập Bảng kê chi tiết theo dõi công nợ trên Excel. Khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ sẽ được cập nhật vào excel và hạch toán vào phần mềm. Nhờ quy trình theo dõi cẩn thận về công nợ sẽ giúp kế toán cũng như giám đốc kiểm soát tốt công nợ của công ty mình.
Do đặc điểm kinh doanh của công ty bán hàng theo phương thức trả chậm là chủ yếu, do đó số tiền phải thu khách hàng là khá lớn. Tuy nhiên kế toán công ty không theo dõi tuổi nợ cũng như không tiến hành trích khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ.
3.3.3 Kế toán hàng hóa
Công ty thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa.Trước mỗi lần nhập xuất, hàng hóa đều được bộ phận kỹ thuật kiểm tra kĩ lưỡng để tránh trường hợp hàng bị lỗi hoặc kém chất lượng.Nhờ vậy công ty không có xảy ra trường hợp hàng bán bị trả lại, góp phần nâng cao uy tín của công ty.
Công ty không mở tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” để theo dõi tình hình hàng đã mua nhưng chưa về kho công ty. Công ty không nắm bắt được tình hình vận chuyển hàng hóa và những rủi ro có thể xảy ra trên đường, có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình đã nhận, kế hoạch bán hàng của công ty.
Công ty cồ phần máy tính Sài Gòn là một đơn vị kinh doanh thương mại các mặt hàng điện tử, viễn thông, tin học… là những mặt hàng có mức biến động về giá cao. Để hạn chế những thiệt hại về sự giảm giá, công ty áp dụng phương thức bán hàng đấu thầu tìm đầu ra cho hàng hóa trước đã phát huy hiệu quả của nó, hàng hóa được nhập về kho một hai ngày rồi được xuất bán ngay, vừa tránh được nguy cơ mất giá, lỗi thời, vừa giảm được chi phí bảo quản hàng tồn kho. Hàng trong kho công ty không để tồn lâu vì vậy công ty không trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kế toán TSCĐ
Là một công ty kinh doanh thương mại nên TSCĐ chủ yếu là máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa nên TSCĐ được theo dõi chung trong “Sổ TSCĐ” của công ty. Khi bộ phận nào có nhu cầu mua sắm TSCĐ sẽ lập yêu cầu, bộ phần nào sử dụng TSCĐ thì có trách nhiệm quản lý, báo cáo hư hỏng về TSCĐ đó. Việc tính và phân bổ khấu hao do kế toán tổng hợp phụ trách theo hướng dẫn của kế toán trưởng.
Về phương pháp khấu hao: Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, đây là phương pháp đơn giản,dễ tính toán và phù hợp với đặc điểm của công ty. Tuy nhiên trích khấu hao theo nguyên tắc làm tròn tháng, nghĩa là tài sản tăng tháng này tháng sau mới trích khấu hao, tài sản giảm tháng này tháng sau mới thôi trích khấu hao, là không đúng với quy định hiện hành. Theo thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính tại phần C, điểm 9, phần 9 quy định “Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm”.
3.3.5 Kế toán doanh thu
Tất cả doanh thu bán hàng đều được hạch toán chung vào tài khoản 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”, công ty sẽ không biết được doanh thu của từng nhóm hàng hóa để từ đó xác đinh được thế mạnh và nắm bắt được xu hướng thị trường, có kế hoạch kinh doanh hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty đã không sư dụng tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”.Điều này giúp cho công tác kế toán đơn giản hơn xong nó không phản ánh một cách chính xác bản chất của nghiệp vụ phát sinh. Nếu một hợp đồng kinh tế mà khách hàng mua số lượng lớn, công ty sẽ cho khách hàng được hưởng một khoản chiết khấu thương mại.Và điều này chỉ là thỏa thuận giữa hai bên.Giá cả trên hóa đơn bán hàng là giá đã trừ đi chiết khấu mà khách hàng được hưởng.Trường hợp này về mặt chế độ kế toán hiện hành vẫn cho phép và công ty làm như vậy vẫn đúng. Nhưng về mặt báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,doanh thu cuối kỳ kế toán của công ty cũng không bị ảnh hưởng,tuy nhiên người đọc báo cáo tài chính không phân biệt rõ khoản doanh thu và doanh thu thuần vế bán hàng và cung cấp dịch vụ vì 2 khoản này trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều bằng nhau,do đó người đọc sẽ không thể hiểu được doanh thu thuần đã trừ đi chiết khấu thương mại hay chưa,dẫn đến khó phân tích và đánh giá tình hìnhtài chính của công ty một cách chính xác.Ngoài ra,các báo cáo tài chính của công ty sẽ không được rõ ràng,minh bạch vì đã không phản ánh đầy đủ các khoản phát sinh.
3.3.6 Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Để quản lý và theo dõi các khoản chi phí, công ty đã mở tài khoản chi tiết phân loại theo dõi từng loại chi phí phát sinh như Tk 6411 “Chi phí nhân viên”, TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”, TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” … điều này giúp các lãnh đạo công ty nắm bắt được cụ thể chi phí phát sinh tại công ty mình.
Công ty hạch toán các chi phí dịch vụ mua ngoài được sử dụng cho nhiều bộ phận vào một tài khoản 6427, ví dụ như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước uống, văn phòng phẩm… Công ty không thực hiện phân bổ riêng cho từng bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp. Do quy mô công ty nhỏ, các chi phí này biến động không lớn và gần như là chi phí cố định hàng tháng nên để đơn giản cho công tác kế toán nên công ty hạch toán chung vào TK 6427.
Chi phí tiền xăng dùng cho xe chuyên chở hàng bán không được theo dõi và hạch toán riêng, mà công ty gộp chung vào chi phí “đổ xăng đi công tác” và hạch toán vào TK 6427. Điều này làm công ty không kiểm soát được chi phí tiền xăng, không theo dõi được sự phù hợp giữa chi phí và số lần vận chuyển, dễ xảy ra gian lận, thất thoát.
Ngoài ra công ty cũng chưa phân loại chính xác một số chi phí bán hàng đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp như phí kiểm định xe tải (xe tải dùng để vận chuyển hàng bán)
3.4 Kiến nghị
Công ty nên tách bộ phận kho ra riêng để đảm bảo công tác kiểm tra và giám sát được chặt chẽ, hiệu quả
Để đạt hiệu quả cao nhất và quản lý tốt nhất về khoản mục tiền, công ty nên mở tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” theo dõi số dư nguyên tệ và cuối năm đánh giá chênh lệch tỷ giá. Mặc dù có số dư nhỏ nhưng công việc này giúp báo cáo của công ty chính xác hơn, giúp kiểm soát tốt hơn việc mua bán ngoại tệ của công ty.
Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại”: phản ánh tình hình thu, chi, còn lại theo nguyên tệ của từng loại ngoại tệ ở doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK007 “Ngoại tệ các loại”
Tài khoản 007
Số ngoại tệ thu vào (nguyên tệ)
Số ngoại tệ xuất ra (nguyên tệ)
Số dư cuối kỳ
Số ngoại tệ còn lại tại doanh nghiệp (nguyên tệ)
Trên tài khoản này không quy đổi các đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam
Tài khoản 007 được mở chi tiết cho từng loại nguyên tệ
Lập dự phòng phải thu khó đòi – TK 139
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, kế toán lập bảng kê theo dõi chi tiết công nợ kết hợp với theo dõi tuổi nợ trên excel (mẫu bảng kê)
Để phù hợp với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, công ty nên mở tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” : phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 139:
Tài khoản 139
Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Số dư cuối kỳ:
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ
Căn cứ theo thông tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng:
Điều kiện để được ghi nhận là một khoản phải thu khó đòi:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
- Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Xử lý khoản lập dự phòng:
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo quy định; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán
Cuối kỳ kế toán công ty căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác.
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)
Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của chính sách tài chính hiện hành)
Có các TK 131, 138,. . .
Mở tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”: phản ánh giá trị của các loại hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 151 (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Tài khoản 151
Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường.
Trị giá hàng hóa, vật tư dã mua đang đi đường dã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng.
Số dư cuối kỳ:
Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (chưa về nhập kho đơn vị)
Điều kiện ghi nhận hàng mua đang đi đường
Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển;
Hàng hoá, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.
Phương pháp hạch toán
Hàng ngày, khi nhận được hoá đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hoá đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi trên đường”.
Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hoá đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hoá”, Tài khoản 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”.
Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hoá đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi trên đường” ghi:
Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc
Có TK 111, 112, 141,. . .
Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, căn cứ hoá đơn và phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 - Hàng hoá
Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường
Định kỳ công ty nên kiểm kê lại kho vớisố hàng tồn kho không có sự luân chuyển trong năm có thể phân loại về chất lượng, giá trị sử dụng để thanh lý nhanh chóng đối với số hàng tồn kho kém phẩm chất, mất phẩm chất hoặc không còn sử dụng cho hoạt động sản xuất để tránh bị tồn động vốn, trong khi công ty vẫn phải đi vay vốn.
Cách tính khấu hao
Áp dụng theoTheo thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính “Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm”.
Số khấu hao phải trích kỳ này
=
Số khấu hao trích trong kỳ trước
+
Số khấu hao của những TSCĐ tăng them trong kỳ
-
Số khấu hao của những TSCĐ giảm đi trong kỳ
Khấu hao tháng (n)
=
Khấu hao tháng (n-1)
+
Khấu hao tăng (n)
-
Khấu hao giảm (n)
Trong đó:
Khấu hao tăng/giảm = Mức khấu hao TSCĐ tăng/giảm x Số ngày tăng/giảm
Mức khấu hao TSCĐ tăng/giảm
=
Mức khấu hao năm
Số ngày trong năm tài chính
Mở tài khoản chi tiết cho doanh thu bán hàng hóa
Với đặc điểm kinh doanh đa dạng các mặt hàng nên không thể theo dõi doanh thu riêng cho từng mặt hàng, công ty nên phân nhóm các mặt hàng kinh doanh để mở tài khoản chi tiết theo dõi doanh thu cho từng nhóm hàng. Dựa trên các mặt hàng công ty đang kinh doanh có thể phân thành 4 nhóm sau:
TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa”
TK 51111 “ Doanh thu bán hàng điện tử”
TK 51112 “Doanh thu bán hàng viễn thông”
TK 51113 “Doanh thu bán hàng tin học”
TK 51114 “Doanh thu bán hàng hóa khác”
TK 5112 “Doanh thu cung cấp dịch vụ
Mở tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
Muốn áp dụng chiết khấu thương mại thì trước hết công ty phải có quyết định và biên bản về chiết khấu thương mại.Phải công bố rộng rãi về chính sách chiết khấu cho khách hàng biết,mỗi lần chiết khấu phải có biên bản phù hợp làm căn cứ chiết khấu.Trên biên bản chiết khấu phải ghi rõ giá trị mà khách hàng mua thì mới được chiết khấu và mức chiết khấu là bao nhiêu phẩn trăm trên số tiền thanh toán.Cũng như nói rõ phần chiết khấu trên tổng doanh thu số hàng mà khách hàng mua với số lượng lớn vượt mức công ty đề ra.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”: phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (Sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thoả thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521:
Tài khoản 521
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng
Cuối kỳ kế toán, kết chyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK511 để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
Phương pháp hạch toán
Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311) (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 131,. . .
Cuối kỳ, kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua phát sinh trong kỳ sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.
Chi phí tiền xăng
Công ty nên tách riêng chi phí tiền xăng theo mục đích sử dụng cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Xây dựng định mức lượng xăng sử dụng cho 1km., mở sổ theo dõi tình hình vận chuyển và tổng số km vận chuyển của từng xe.Để từ đó đánh giá mức độ hợp lý của tiền xăng phát sinh trong tháng, giảm thiểu gian lận.
Điều chỉnh hạch toán TK 641
Đối với các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sử dụng xe tải (xe tải dùng để chở hàng bán) công ty nên hạch toán vào TK641 để đúng với bản chất của chi phí là chi phí bán hàng.
Vd: ngày 19/12/2012 PC041/1212 phí kiểm định xe tải
Hạch toán: Nợ TK 6427: 181.818
Nợ TK 1331: 18.182
Có TK 1111: 200.000
Đề nghị sửa: Nợ TK 6417: 181.818
Nợ TK 1331: 18.182
Có TK 1111: 200.000
Ngoài ra để phục vụ tốt công tác kế toán, công ty cần nâng cấp cơ sở vật chất (máy vi tính, máy photocopy…) và nâng cấp bộ phần mềm Office lên phiên bản 2010 hoặc chuyển sang sử dụng các phần mềm nguồn mở (như OpenOffice.org) để tiết kiệm chi phí và cập nhật công nghệ cũng như tính bảo mật. Cải thiện các biểu mẫu kế toán thực hiện trên Excel, kết hợp sử dụng các Macro để giảm tải các công việc thủ công của kế toán viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_dhkt5_cty_cp_may_tinh_sai_gon_6826.docx