Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tếtheo hướng công
nghiệp hoá-hiện đại hoá, vai tròcủa chính sách tài chính cói chung vàvai trò
của chính sách thuếnói riêng ngày càng trởnên vôcùng quan trọng. Để đáp
ứng nhiệm vụ được giao, đòi hỏi ngành thuếphải cải cách hệthống chính sách
thuế, đổi mới công tác quản lýhành chính, nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà
nước, thúc đẩy kinh tếphát triển, thực hiện công bằng xãhội: “Thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời cho ngân sách”.
83 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng và một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế cá thể ở quận Ba đình trong quý I năm 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu tính thuế ( phương pháp khoán)
Giá trị gia tăng Doanh thu ấn định x Tỷ lệ giá trị gia tăng
Của hàng hoá, dịch vụ = (%) theo quy định
Trang 48
Trong thực tế, do đặc điểm tình hình kinh doanh trên địa bàn quận Ba
Đình phần lớn là kinh doanh nhỏ nên hầu hết các hộ đăng ký nộp thuế theo
phương pháp khoán, còn số lượng hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê
khai là rất nhỏ.
Biểu số 5: Quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ cá thể trên địa bàn
Quận Ba Đình:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
DT 6 th¸ng DT 6 th¸ng So DT 3 th¸ng DT 3 th¸ng So
®Çu n¨m cuèi n¨m s¸ nh ®Çu n¨m cuèi 1998 s¸ nh
S¶n xuÊt 2.123.668 2.456.434 116 1.830.141 1.228.217 149
DÞch vô 5.694.438 9.928.980 174 9.145.687,5 4.964.490 184
Th ¬ng nghiÖp 16.260.774 19.190.122 118 13.326.742 9.595.061 138
¡ n uèng 5.272.773 6.579.616 124 3.420.605,5 3.289.808 103
VËn t¶i 1.186.169
Tæng céng 29.351.653 38.155.152 130 28.909.345 19.077.576 151
Ngµnh nghÒ
N¨m 1998 Quý I n¨m 1999
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tính thuế tăng. Năm 1999
doanh thu tính thuế 3 tháng đầu năm so với 3 tháng cuối năm 1998 tăng là:
28.909.345 - 19.077.576 = 9.831.769 nghìn đồng( tăng 51%).
Cụ thể:
Ngành sản xuất tăng: 601.924 nghìn đồng, tương đương 49%
Ngành dịch vụ tăng: 4.181.197,5 nghìn đồng, tương đương 84%
Ngành thương nghiệp tăng: 3.731.681 nghìn đồng, tương đương 38%
Ngành ăn uống tăng: 130.797,5 nghìn đồng, tương đương 3%
Ngành vận tải: 1.186.169 nghìn đồng, tương đương 100%
Việc tăng doanh thu là do tăng về số hộ và quy mô kinh doanh.
Nhìn vào số liệu đã tính toán ở trên trong 2 năm 1998 và 1999 ta thấy doanh
thu ở các ngành đều tăng nhưng tốc độ tăng không đồng đều, tập trung vào các
Trang 49
ngành ăn uống, thương nghiệp sau đó đến dịch vụ và cuối cùng là ngành sản
xuất. Ở Quận Ba Đình trong một vài năm gần đây có thêm loại dịch vụ cho
người nước ngoài thuê nhà ở và do vậy ngành dịch vụ có diễn biến tăng một
cách đáng kể. Ngoài ra cơ quan thuế đã có sự điều chỉnh doanh thu kịp thời
trước sự biến động của thị trường.
Mặc dù doanh thu tính thuế qua các năm đều tăng nhưng không phải là
không xảy ra hiện tượng thất thu thuế ở Chi cục thuế Quận Ba Đình. Có thể
quy về do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Trường hợp 1: Thất thu do không điều chỉnh doanh thu kịp thời so
với tốc độ trượt giá dẫn tới mức thuế thu được ở giai đoạn sau lạc hậu so với
mức thuế thu ở giai đoạn trước về giá trị. Xảy ra tình trạng trên có thể do cán
bộ chưa bám sát sự biến động của giá cả, hoạt động kinh doanh của các hộ.
+ Trường hợp 2: Thất thu về doanh thu do việc định doanh thu tính
thu tính thuế chưa phù hợp với mức độ kinh doanh thực tế. Với hộ áp dụng
doanh thu tính thuế là doanh thu khoán: Mức khoán doanh thu được xác định
trên cơ sở đIều tra và hiệp thương giữa cán bộ thuế và người kinh doanh.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh không chấp nhận hiệp thương thì cán bộ
thuế có quyền ấn định doanh thu khoán trên cơ sở đã điều tra. Như vậy không
có một cơ sở nào để xác định một cách chính xác doanh thu tính thuế là phù
hợp với thực tế kinh doanh mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của
cán bộ thuế. Chính vì mức doanh thu khoán không được xác định chính xác
nên đã làm thất thoát tiền thuế. Để khắc phục việc này tại các phường đã có
các hội đồng tư vấn thuế giám sát, đồng thời Chi cục cũng thường xuyên cho
đội kiểm tra rà soát doanh thu tính thuế nhưng cũng không làm được một cách
chính xác với tất cả các hộ.
Trang 50
Tóm lại, có thể nhận thấy rất rõ thất thu doanh số là do các nguyên
nhân:
- Khách quan:
+ Số hộ kinh doanh lớn, qui mô vốn nhỏ, nằm rải rác dẫn đến việc khó quản lý
trong khi đội ngũ cán bộ thuế mỏng, một cán bộ quản lý quá nhiều đối tượng
( có cán bộ quản lý ở khu vực chợ Long Biên quản lý đến 106 hộ) vì vậy chưa
thể sâu sát, nắm được hoạt động kinh doanh thực tế tại địa bàn.
+ Doanh thu khoán mang tính chủ quan nên chưa phản ánh đúng thực tế kinh
doanh của đối tượng nộp thuế, thường thấp hơn nhiều so với doanh thu thực
tế.
+ ý thức chấp hành luật thuế của các đối tượng chưa cao, thường có phản ứng
chống đối khi cơ quan thuế điều chỉnh doanh thu khoán.
- Chủ quan:
+ Tuyên truyền, giải thích nội dung luật thuế cho các đối tượng thực hiện chưa
tốt.
+ Công tác giám sát địa bàn thực hiện chưa đồng đều, thường xuyên.
+ Còn có sự thoả hiệp giữa cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế nhằm thương
lượng để 2 bên cùng có lợi và chỉ có nhà nước là chịu thiệt thòi.
+ Công tác điều chỉnh doanh thu tiến hành chưa kịp thời, chưa bám sát sự biến
động của thị trường..vv..
· Với phương pháp quản lý doanh thu tính thuế của các hộ kê khai, việc tính
thuế có cơ sở chính xác hơn nên việc xác định doanh số tương đối sát với thực
tế phát sinh. Doanh thu tính thuế đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên việc áp
dụng thu thuế theo kê khai là phương pháp mới nên không tránh khỏi những
tồn tại mà một sớm một chiều chưa thể khắc phục được ngay. Với phương
Trang 51
pháp này số lượng các hộ đăng ký nộp thuế trên địa bàn quận tương đối ít, chỉ
chiếm khoảng 30% tổng số hộ quản lý trên sổ bộ.
Biểu số 6: Quản lý doanh thu một số hộ điển hình.
Đơn vị tính: 1.000 đồng.
STT Tên hộ DT kê khai DT Tính thuế DT điều tra Tỷ lệ %
1 Ngành sản xuất
Lê Mai Anh 6300 7800 1200 65
2 Ngành thương nghiệp
Trần Minh Tâm 32000 3800 65517 58
3 Ngành ăn uống
Đặng Anh Thư 10200 15193 24500 62
Qua biểu số liệu trên ta thấy doanh thu thực tế qua điều tra cao hơn so
với doanh thu tính thuế( doanh thu tính thuế chỉ đạt 58% đến 65% doanh
thu thực tế) và doanh thu thực tế vượt xa doanh thu kê khai.Việc thất thu
trong quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ kê khai còn là vấn đề nan giải
vì bản thân nền kinh tế nước ta nói chung và khu vực kinh tế cá thể nói
riêng đang ở giai đoạn chuyển đổi, phức tạp.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do:
- Việc thực hiện chế độ sổ sách , hoá đơn chứng từ mới chỉ là hình thức
chưa theo đúng quy định pháp lệnh kế toán thống kê ( chưa ghi chép đầy
đủ kịp thời chính xác những doanh thu ,chi phí hàng ngày).
- Vì mới áp dụng nên hầu hết các cơ sở kinh doanh này chưa có kế toán
được đào tạo cơ bản nên trình độ kế toán non yếu còn hạch toán sai
Trang 52
- Công tác thanh tra kiểm tra của Chi cục chưa thường xuyên và kịp thời
để phát hiện uốn nắn những sai sót.
- Khi đối tượng nộp thuế vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ thì Chi cục
chưa xử lý nghiêm theo quy định.
- Cán bộ thuế được giao quản lý đối tượng, hiểu biết về kế toán chưa sâu,
việc tuyên truyền giải thích kém thuyết phục cũng là một nguyên nhân cho
những tồn tại trên
3. Quản lý khâu thu nộp tiền thuế:
Việc quản lý khâu thu nộp tiền thuế cũng được chia ra làm 2 chế độ
thu cho thích hợp:
- Đối với hộ thu theo hình thức kê khai thì theo luật định cứ ngày 5 hàng
tháng cơ sở phải nộp tờ khai tính thuế Giá trị gia tăng cho cán bộ quản lý.
Sau đó cán bộ quản lý kiểm tra xem xét nếu đúng ký xác nhận vào tờ khai
và chuyển cho bộ phận nghiệp vụ của Chi cục để tính toán số thuế phải nộp
của cơ sở. Sau khi tính toán số thuế phải nộp bộ phận nghiệp vụ trình lãnh
đạo chi cục duyệt rồi ra thông báo cho cơ sở và yêu cầu cơ sở phải nộp số
tiền thuế đó vào kho bạc theo một hạn định nhất định.
- Đối với hộ thu theo hình thức khoán doanh thu: Cũng ngày 5 hàng
tháng bộ phận kiểm tra sau khi nhận đơn xin nghỉ kinh doanh của các hộ
xin nghỉ kinh doanh ở các địa bàn( các đơn này đều phải có xác nhận của
UBND phường hoặc Ban quản lý các chợ) thì vào sổ và chuyển cho bộ
phận nghiệp vụ để chấm bộ những hộ nghỉ kinh doanh, bộ phận nghiệp vụ
cũng nhận được danh sách điều chỉnh doanh thu của các hộ kinh doanh sau
khi đã có có sự phê duyệt của lãnh đạo chi cục để chấm vào bộ. Sau khi bộ
phận nghiệp vụ đã chấm bộ phải trình lãnh đạo chi cục duyệt bộ và ra
thông báo nộp thuế cho các hộ kinh doanh. Cán bộ quản lý địa bàn nhận
Trang 53
thông báo nộp thuế ở bộ phận nghiệp vụ và phát cho các hộ kinh doanh
yêu cầu nộp thuế theo thông báo và hạn nộp , địa điểm nộp đã được quy
định. Nếu các hộ trây ì không nộp thuế thì sẽ ra thông báo lần 2, lần 3 hoặc
nếu cần thiết có thể lập hồ sơ để thực hiện cưỡng chế theo luật định.
Biểu hiện đầu tiên của khâu nộp tiền thuế trước hết là ở số thuế thu
được trong kỳ và số nợ đọng trong kỳ.
Biểu số 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế Giá trị gia tăng
ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Sè thuÕ % Sè thuÕ %
Sè kÕ ho¹ ch 6.000.000 4.000.000
Sè thùc hiÖn 6.580.000 3.495.581
Tû lÖ hoµn thµnh 109,67 87,39
Ph©n theo c¬ cÊu thu 6.580.000 100 3.495.581 100
* Thu thuÕ GTGT(DT) 4.317.456 65,61 2.728.300 78,05
*§ ßi nî thuÕ GTGT(DT) 2.263.183 34,39 767.281 21,95
DiÔn gi¶I
N¨m 1998 Quý I/ 1999
Dựa vào số liệu của biểu tình hình thực hiện kế hoạch trên ta nhận thấy
công tác thu thuế GTGT của năm 1999 có phần giảm sút so với công tác thu
thuế Doanh thu năm 1998 trước đây.
Năm 1998 Chi cục thuế Ba Đình hoàn thành vượt mức kế hoạch thu
thuế doanh thu đối với hộ kinh tế cá thể ( đạt 109,67%) .
Năm 1999 với 3 tháng đầu triển khai thu thuế Giá trị gia tăng đơn vị lại
không hoàn thành kế hoạch ( chỉ đạt 87,39%) mặc dù số thuế thu được quý I
Trang 54
năm 1999 là 3.495.581.000 đồng, vượt hơn rất nhiều so với số thuế Doanh thu
thu được của 3 tháng đầu năm 1998.
Nhưng xét về mặt kế hoạch thì đơn vị vẫn không hoàn thành với kế
hoạch được giao. Đó là do kế hoạch đặt ra quá cao so với nguồn thu thực tế
mà Chi cục Ba Đình có khả năng, vấn đề này đã được kiểm điểm rút kinh
nghiệm. Mặt khác do mới đưa thuế Giá trị gia tăng vào thực hiện nên Chi cục
thuế còn gặp rất nhiều khó khăn cả về phía chủ quan và phiá khách quan.
Cũng nhìn vào biểu ta thấy số thu thuế Giá trị gia tăng ngày càng cao so
với thuế doanh thu.
Năm 1998 : số thu thuế doanh thu chiếm 65,61% .
Năm 1999 : số thu thuế Giá trị gia tăng chiếm 78,05% trong tổng số
thực thu thuế ở khu vực kinh tế cá thể. Đây là một biểu hiện tốt do số nợ giảm
dần.
Năm 1998 đòi nợ được 2.263.183.000 đồng, chiếm 34,39%
Năm 1999 đòi nợ được 767.281.000 đồng, chiếm 21,95%
Kết quả này là do công tác quản lý tốt nên số thuế thu được nhiều hơn, nhưng
để có lời khẳng định chính xác phải xem xét tình hình nợ đọng qua các năm.
Trước hết ta hãy để cập đến tình hình quản lý thu nộp thuế đối với hộ kinh tế
cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình.
Biểu số 8: Tình hình thu nộp thuế Giá trị gia tăng của các hộ kinh tế cá
thể trên địa bàn quận Ba Đình.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Trang 55
DiÔn gi¶I N¨m 1998 Quý I/99
1. Sè thuÕ ®· nép vµo kho b¹ c 6.580.639 3.495.581
2. Sè thuÕ ph¶i thu 7.104.051 3.626.584
3. So s¸ nh ví i sè ph¶i thu
_ Sè tuyÖt ®èi -523.412 -131.003
_ Sè t ¬ng ®èi _7,4% _3,6%
Với số liệu trên ta thấy số thuế nộp vào kho bạc so với số thuế ghi thu
đạt chưa cao. Cụ thể:
Năm 1998 so với số thuế phải thu đạt 92,6%.
Năm 1999 so với số thuế phải thu đạt 96,4%.
Như vậy qua các năm số thuế thu được ngày càng nhiều, tốc độ thu
năm 1999 lớn hơn so với năm 1998. Điều này chứng tỏ các cán bộ thuế đã làm
tốt công tác đôn đốc thu nộp thuế, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Mặt khác
các cán bộ thu thuế đã bám sát địa bàn nhiều hơn, qua đó đã thu được nhiều hộ
kinh doanh sản xuất trên địa bàn nằm ngoài sổ bộ và có biện pháp thu tốt hơn.
Qua các năm, số thuế thu được ngày càng tăng. Nhìn vào số liệu so
sánh giữa ghi thu và thực thu cả về số tuyệt đối và số tương đối ta thấy số nợ
đọng hoặc không thu được hoặc ít ra là tạm thời chưa thu được giảm đi rõ rệt.
Số liệu đó ngày càng minh chứng cho việc thu thuế có hiệu quả bởi khoảng
cách này đáng ra phải tăng lên do số hộ kinh doanh tăng lên.
Cụ thể việc đưa kho bạc xuống tận địa bàn để thu tiền thuế kết hợp với
việc tách bộ phận tính thuế và phát hành thông báo, bộ phận đôn đốc thu nộp
tiền thuế và bộ phận thanh tra xử lý đã phối hợp ăn ý, hỗ trợ, kiểm tra lẫn nhau
để đẩy nhanh công tác thu nộp tiền thuế và hạn chế những tiêu cực có thể phát
sinh.
Hàng tháng vào những ngày quy định kho bạc đến các điểm thu, Chi
cục thuế cũng cử cán bộ ở bộ phận nghiệp vụ viết ngay giấy nộp tiền cho các
Trang 56
hộ kinh doanh trực tiếp đến nộp thuế tại đIểm thu, đây cũng là một biện pháp
đẩy nhanh công tác thu nộp thuế, hạn chế tiêu cực. Đồng thời Chi cục thuế
cũng phối hợp với UBND các phường, Ban quản lý các chợ và các phương
tiện thông tin đại chúng để đẩy nhanh tốc độ thu nộp tiền thuế.
Quản lý thu nộp tiền thuế tốt sẽ giảm được số nợ đọng, chính vì thế nợ
đọng thuế nhiều hay ít là biểu hiện của công tác quản lý thu nộp tốt hay xấu.
Biểu số 9: Theo dõi tình hình nợ đọng thuế Giá trị gia tăng ở khu vực
kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình.
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Ghi thu Thùc thu Nî ®äng Ghi thu Thùc thu Nî ®äng
S¶n xuÊt 790.52 680.643 109.877 279.562 267.281 12.281
DÞch vô 2.294.295 2.246.316 47.979 2.031.260 2.008.718 22.542
T.NghiÖp 2.256.197 2.036.015 220.182 825.605 772.702 52.903
¡ n uèng 1.763.039 1.617.665 145.374 396.324 353.048 43.276
VËn t¶I 93.831 93.831 0
Tæng céng 7.104.051 6.580.639 523.412 3.626.582 3.495.580 131.002
Ngµnh
N¨m 1998 N¨m 1999
Nhìn vào biểu trên, có thể thấy rằng tình hình nợ đọng qua các năm
vẫn tồn tại và luôn là một vấn đề nan giải trong công tác thu nộp thuế nói
chung và thuế Giá trị gia tăng nói riêng.
Qua 2 năm 1998 và 1999, ta có tỷ lệ nợ đọng thuế Giá trị gia tăng
( thuế Doanh thu) sau:
Trang 57
Ngành Năm 1998 Quý I năm 1999
Sản xuất 13,9% 4,4%
Dịch vụ 2,1% 1,11%
Thương nghiệp 9,76% 6,4%
Ăn uống 8,25% 10,9%
Trung bình 7,4% 3,6%
Có thể thấy rõ số nợ đọng:
Năm 1998 chiếm 7,4% tương ứng với số tiền là 523.412.000 đồng.
Quý I năm 1999 chiếm 3,6% tương ứng với số tiền 131.002 đồng.
Như vậy qua các năm các hộ cá thể đã chiếm dụng số vốn của Nhà
nước là đáng kể, tập trung hầu hết vào nghành thương nghiệp và ăn uống. Cho
nên kết hợp với khâu quản lý về số hộ và doanh thu thì cán bộ thuế phải tập
trung quan tâm chú ý hơn vào hai ngành này bởi thất thoát tiền thuế và dây
dưa tiền thuế tập trung nhiều vào hai ngành này. Qua đó ta cũng thấy biện
pháp quản lý và thu nợ đọng qua các năm của cán bộ thuế chưa thật tốt nên số
nợ từ năm này sang năm khác cứ chồng chất hơn.
Tóm lại qua việc phân tích tình hình quản lý thu thuế Giá trị gia tăng,
tình hình nợ đọng qua các năm ở khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quân Ba
Đình có thể rút ra được một vài nhận xét về công tác này:
Các cán bộ thuế đã có sự cố gắng nỗ lực trong quản lý, Chi cục thuế
Ba Đình đã tạo điều kiện cho cán bộ thuế làm việc nhưng không làm giảm
hiệu quả làm việc của cán bộ thuế. Cán bộ thuế đã cố gắng chuyên sâu vào
việc đôn đốc thu nộp tiền thuế. Việc nộp tiền thuế qua kho bạc đã làm giảm
bớt khó khăn cho cán bộ thuế, thủ tục đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, cần phải
bồi dưỡng thêm trình độ cho các cán bộ thu để tăng hiệu quả công việc.
Trang 58
Công tác quản lý thu có nhiều thay đổi với chiều hướng tốt, cán bộ thuế
năng động nhiệt tình tích cực bám sát địa bàn và kiểm tra các hộ kinh doanh,
phát hiện nhiều vụ trốn thuế và có biện pháp tích cực để nhanh chóng thu hồi
lại cho NSNN. Các cán bộ thuế bình quân mỗi người phải quản lý từ 60 đến
70 hộ thậm chí có những người quản lý hơn 100 hộ (trong đó có cả những hộ
lớn) đều cố gắng hoàn thành nhiệm cụ được giao, kịp thời phối hợp với các
ban ngành có liên quan như UBND phường, Ban quản lý chợ, công an, quản
lý thị trường..vv để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thu.
Các cán bộ thuế tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ thực hiện
việc tuyên truyền giải thích phối hợp với các bộ phận tính và ra thông báo
thuế, bộ phận thanh tra để nâng cao chất lượng thu thuế và chống tiêu cực.
Thường xuyên họp bàn rút kinh nghiệm để công tác quản lý thu thuế đạt kết
quả cao nhất.
Nhưng bên cạnh nhưng thành tích đó, công tác quản lý thu thuế ở Chi
cục thuế Ba Đình còn những yếu kém sau:
· Về công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
Quản lý chưa chặt, số hộ chưa quản lý được còn nhiều. Năm 1998 còn
229 hộ chưa quản lý được, năm 1999 còn 421 hộ chưa quản lý được. Ngoài ra
việc quản lý các hộ kinh doanh ngoài sổ bộ đã đưa vào sổ chưa đạt kết quả
cao, tỷ lệ thu được những hộ này còn thấp.
Nguyên nhân thất thu là do công tác điều tra hộ kinh doanh không
được phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế và các ngành có liên quan, việc phân
loại hộ chưa được tốt nên việc xác định biện pháp thu không đạt kết quả cao.
Việc xác định hộ kinh doanh còn mang tính chất kế hoạch thu kiểu trên rót
Trang 59
xuống, dưới cố gắng thực hiện để lấy thành tích mà không có sự quan tâm
đúng mức.
· Về công tác quản lý căn cứ tính thuế:
Ta thấy dù năm 1999 triển khai luật thuế Giá trị gia tăng Chi cục đã có
sự điều chỉnh doanh thu tính thuế nhưng vẫn chưa sát thực tế. Việc quản lý
những hộ lớn nói chung còn lỏng lẻo, đơn thuần, mức thu còn thấp chủ yếu
dựa vào kê khai sổ sách kế toán để tính thuế, còn thiếu kiểm tra thường xuyên
nên còn để mất thuế.
Nguyên nhân là do các cán bộ thuế tuy có bám sát địa bàn nhưng mới
chỉ chú trọng vào lượng hộ kinh doanh mà chưa thực sự quan tâm tới quy mô
kinh doanh. Không kiểm tra thường xuyên việc ghi chép sổ sách nên dẫn đến
ghi không đúng và còn làm thất thoát hoá đơn. Không bám sát địa bàn và kịp
thời điều chỉnh doanh thu tính thuế theo sự biến động của giá cả, thời vụ và
qui mô kinh doanh nên cũng làm thất thu thuế. Mặt khác cán bộ thuế nhiều khi
còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao cũng làm thất thu
tiền thuế.
· Trong khâu quản lý thu nộp:
Trong khâu quản lý thu nộp vẫn còn những hạn chế nhất định, còn để
tình trạng nợ đọng xảy ra nhiều và kéo dài qua các năm. Số nợ đọng chiếm từ
3-8% tổng số thuế ghi thu hàng năm.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cán bộ thuế còn yếu về
nghiệp vụ, không đủ khả năng tuyên truyền, vận động, giải thích, còn lúng
túng khi đề ra mức thu và ghi thu. Còn gây nhiều thắc mắc trong dân, công
tác tuyên truyền chưa được coi trọng đúng mức.
Trang 60
Ngoài ra việc thu nộp vẫn còn có các tồn tại là do pháp luật thuế của
chúng ta chưa nghiêm, nhiều trường hợp vi phạm các chính sách thuế không
được xử lý thích đáng, trường hợp hành hung người thi hành công vụ vẫn xảy
ra dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, mặt khác chưa có sự quan tâm
đúng mức của các ngành các cấp, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cán
bộ thuế và UBND các phường, Ban quản lý các chợ và cơ quan liên ngành
khác. Công tác quản lý thu thuế phần lớn còn mang tính bị động hơn là chủ
động. Việc sử dụng hình thức thu còn có lúc tuỳ tiện dẫn đến thất thu thuế.
Chính vì các lý do nêu trên mà việc đòi hỏi phải tăng cường quản lý
thu thuế đối với khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn Quận Ba Đình, việc
vạch ra phương hướng để tăng cường quản lý thu thuế là rất cần thiết với địa
bàn Quận Ba Đình gồm rất nhiều phường và các chợ.
Trang 61
PHẦN III
MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG Ở KHU VỰC KINH TẾ CÁ THỂ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước trong cơ chế kinh tế thị
trường nhằm đáp ứng yêu cầu vốn cần thiết thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã
hội của nhà nước. Hàng năm nhà nước phải tiến hành xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoặch thuế. Kế hoặch thuế xét về mặt lý luận là dự kiến quá trình
phân phối và tổ chức động viên một bộ phận GDP của xã hội cho nhà nước
thông qua thuế. Xét về mặt thực tiễn, kế hoặch thuế là quá trình dự đoán, tính
toán và tổ chức động viên nguồn thu bằng thuế trên phạm vi cả nước Quá trình
xây dựng và quản lý kế hoặch thuế hết sức cần thiết ở nước ta.
Trước hết để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội nhà
nước đã hoặch định đòi hỏi phải có lượng vốn cần thiết được huy động từ
trong nội bộ nền kinh tế. Do đó, cần thiết phải xác định được khả năng tương
đối chắc chắn về lượng vốn có thể huy động được bằng thuế để nhà nước chủ
động bố trí sử dụng vốn. Đồng thời phối hợp với việc huy động nguồn thu
khác để giải quyết vấn đề cân đối ngân sách một vấn đề hết sức quan trọng đối
với mỗi quốc gia.Từ yêu cần tất yếu cấp thiết đó đòi hỏi phải thực hiện kế
hoặch thuế. Mặt khác trong cơ chế thị trường nhà nước phát huy vai trò quản
lý kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ hành chính, kinh tế, pháp luật. Kế
Trang 62
hoặch thuế là một trong những công cụ quản lý của nhà nước vừa động viên từ
hoạt động kinh tế xã hội vừa phản ánh khả năng kinh tế và sự vận động của
kinh tế để có các biện pháp điều chỉnh kinh tế hợp lý.
Từ sự cần thiết khách quan của kế hoặch thuế đòi hỏi công tác quản lý
thuế phải ngày càng được nâng cao, ổn định, phát huy hết khả năng và tác
dụng của một bộ phận tài chính quan trọng của nước nhà.
Qua thời gian nghiên cứu phân tích tình hình thực hiện thu thuế Giá trị
gia tăng ở thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn quận Ba Đình trong 3 tháng
đầu năm 1999, chúng ta đã thấy được phần nào tình hình chung cũng như ưu-
nhược điểm trong quá trình thực hiện luật thuế mới này. Với tình hình đó ta có
thể tìm ra những nguyên nhân tồn tại thuộc công tác quản lý đối tượng nộp
thuế, quản lý căn cứ tính thuế và công tác thu nộp, quản lý cán bộ.
Sau thời gian nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn Quận Ba Đình,
tôi xin nêu ra một số phương hướng và biện pháp nhằm tăng cường quản lý
thu thuế Giá trị gia tăng đối với thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn Quận
Ba Đình.
I . QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:
Để quản lý được đối tượng nộp thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải tích cực
bám sát địa bàn để quản lý được hộ kinh doanh đã đưa vào sổ bộ, thường
xuyên phát hiện hộ mới ra kinh doanh để đưa vào quản lý. Phối hợp với các
cơ quan điều tra thống kê, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để tạo điều kiện
cho hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với Nhà nước.
Phải quy rõ trách nhiệm vật chất với từng cán bộ quản lý, thường xuyên phối
hợp với phường để kiểm tra số hộ nghỉ kinh doanh, phát hiện hộ nghỉ giả.. Có
biện pháp thật cứng rắn với hộ cố tình vi phạm như xử phạt hành chính, thậm
chí truy tố trước pháp luật. Với những hộ thường xuyên chấp hành tốt nghĩa
Trang 63
vụ nộp thuế thì các đội thuế phường phải tổng kết hàng tháng để cuối năm
trình lên Chi cục có hình thức khen thưởng động viên kịp thời.
A. Quản lý những hộ đã quản lý được:
1. Các hộ kinh doanh được theo dõi trên sổ bộ phải được xắp xếp theo
mã số từng địa bàn, ngành nghề, phương pháp nộp thuế ( kê khai hay ấn định).
Các cán bộ thuế phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh
của các hộ mà mình quản lý, khi hộ có đơn xin nghỉ thì cán bộ thuế có thể
cùng với cơ quan liên ngành theo dõi, kiểm tra và cũng có thể để tự các hộ
theo dõi lẫn nhau. Điều này là rất có thể thực hiện được vì trong cơ chế thị
trường một hộ mới ra kinh doanh hay nghỉ kinh doanh rất có tác động tới các
hộ khác khi họ cùng kinh doanh một ngành nghề.
2. Các hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh này chỉ được chấm nghỉ khi có lý do
chính đáng và trong đơn phải có mục “ Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý ra sao? ”.
Đơn này phải được UBND phường ký đóng dấu và phải được chuyển về Chi
cục thuế đúng thời hạn quy định để kiểm tra một cách kịp thời. Đồng thời cán
bộ quản lý thu thuế tại địa bàn nào phải chịu trách nhiệm phát hiện xử lý kịp
thời những hộ xin nghỉ mà vẫn kinh doanh.
4. Mỗi khi ban hành chính sách quy định mới phải tuyên truyền giải thích
rõ ràng, cụ thể để tránh gây hiểu lầm dẫn đến xuất hiện hành vi chống đối. Khi
có biểu hiện này nên mời họ về đội hoặc chi cục để giải thích.
5. Khi có xu thế chống đối hàng loạt ( với các hộ kinh doanh trong các
chợ), cần phải xử lý nghiêm minh tránh tình trạng tràn lan. Mặt khác, phải
Trang 64
xem lại trong việc thực hiện có gì sai sót cần phải sửa chữa kịp thời và sẵn
sàng nhận lỗi.
6. Thực tế cho thấy nhiều hộ kinh doanh ít hiểu biết vế thuế, nhất là thuế
Giá trị gia tăng lại là một luật thuế mới, có tính phức tạp hơn về phương pháp
tính thuế. Nhiều hộ cho rằng không cần biết thuế là gì ?. Cán bộ thuế báo nộp
bao nhiêu nếu cảm thấy được thì nộp còn không thì chống đối, trây ì không
nộp, hoặc tìm cách móc ngoặc với cán bộ thuế để được giảm thuế và chỉ nộp
với mức thuế rất thấp, gây tổn thất cho NSNN. Còn nhiều người khác lại cho
rằng tăng mức thuế hiện nay là không hợp lý vì buôn bán ngày càng khó khăn,
tiền kiếm được ngày càng vất vả mà thuế thì mỗi ngày một tăng, kèm theo
việc ban hành những sắc thuế mới gây xáo động phần nào cho hoạt động kinh
doanh của họ.
Như vậy mới biết được tầm hiểu biết về thuế của người dân còn quá ít, cần
phải giải thích hướng dẫn chính sách chế độ đến từng người dân qua các
phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương. Mặt khác
cũng phải chý ý đến mọi đề đạt của dân, xem lại mức thuế cho phù hợp với
thực trạng của cơ sở sản xuất kinh doanh. Giữa từng khu vục trong địa bàn
phải xây dựng mức thuế hợp lý giữa các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh.
Phải có sự phối hợp ăn ý giữa các ban ngành để tạo điều kiện thu về cho ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương nhưng mức thu phải thoả đáng để
các hộ kinh doanh có thể chấp nhận được, có thể tiếp tục kinh doanh được,
không thể mạnh ai nấy làm, công an cũng thu, uỷ ban cũng thu, thuế cũng
thu.. Cuối cùng chỉ có người kinh doanh chịu. Các ban ngành phải họp lại
nhằm đề ra một mức đóng góp hợp lý để người dân chịu được mà vẫn đảm
bảo thu ngân sách.
Trang 65
B. Đối với hộ chưa quản lý được:
1. Cơ quan thuế mà cụ thể là các cán bộ thuế phải tích cực bám sát địa bàn
phối hợp với cơ quan liên ngành để điều tra xác định rõ số hộ kinh doanh mà
không có giấy phép kinh doanh.
Cụ thể: - Với hộ buôn bán ngay tại nhà, có cửa hàng cửa hiệu, có chỗ
ngồi cố định cần tiến hành cấp ngay đăng ký kinh doanh, mã số thuế, tính
toán doanh thu và số thuế phải nộp để đưa vào quản lý trong sổ bộ.
- Với hộ kinh doanh ở vỉa hè, vãng lai không có chỗ ngồi cố định
cũng như thời gian cụ thể thì biện pháp trước mắt để nắm vững được
những hộ này là cần theo dõi thường xuyên và có thể tiến hành thu thuế
sau đó dần dần nếu đủ điều kiện thì đưa vào sổ bộ quản lý.
2. Cần có những chế độ xử lý nghiêm minh với những hộ cố tình chống đối
hoặc núp bóng tập thể để kinh doanh trốn thuế. Ngoài những biện pháp xử lý
hành chính thông thường, nếu vi phạm nhiều lần có thể bị truy tố trước pháp
luật.
3. Trong trường hợp các hộ quá khó quản lý do tính chất và đặc điểm
ngành như hộ bán hàng ăn sáng, hàng hoa, thịt.. nên chăng có thể áp dụng chế
độ thu góp theo ngày kinh doanh.
II. QUẢN LÝ VỀ CĂN CỨ TÍNH THUẾ:
Trang 66
Yêu cầu đầu tiên của các cán bộ thuế là phải thường xuyên bám sát địa
bàn, nắm vững sự biến động của giá cả, sự thay đổi quy mô kinh doanh để có
tính toán, xác định căn cứ tính thuế sát với thực tế. Bằng suy nghĩ trên ta có
thể đưa ra một số phương hướng sau:
1. Cần có sự điều chỉnh doanh thu tính thuế và việc điều chỉnh này phải
căn cứ vào sự biến động của giá cả để thông báo kịp thời với bộ phận ra thông
báo và khi đó phải giải thích cụ thể với từng hộ kinh doanh về lý do điều chỉnh
và mức điều chỉnh. Khi điều chỉnh doanh thu tính thuế phải làm đúng quy
trình nghiệp vụ của ngành đã đề ra đó là phải thông qua Hội đồng tư vấn thuế
phường và có sự phê duyệt của lãnh đạo Chi cục thuế và thông báo cho hộ
kinh doanh về lý do điều chỉnh và mức thuế điều chỉnh. Việc điều chỉnh doanh
thu áp dụng cho ngành hàng nào, mặt hàng nào phải áp dụng đồng loạt và
công khai, trong trường hơp không áp dụng cho hộ nào cần phải nêu rõ lý do
tại sao không điều chỉnh. Với những hộ có quy mô kinh doanh như nhau, điều
kiện kinh doanh như nhau thì mức điều chỉnh cũng phải như nhau.Trong khâu
đều chỉnh tránh gây thắc mắc và tư tưởng chống đối hàng loạt. Việc điều
chỉnh giữa các khu vực phải giống nhau và điều chỉnh đồng đều.
2. Với ngành ăn uống thì khâu quản lý căn cứ tính thuế thường vấp phải
khó khăn trong việc định ra doanh thu hoặc nếu phải thực hiện sổ sách kế toán
cũng không có điều kiện. Biện pháp quản lý căn cứ tính thuế của ngành này
phải quản lý chặt chẽ, điều tra hàng tháng điển hình tại các địa bàn khác nhau
để từ đó quyết định về việc tăng doanh thu tính thuế phù hợp với từng hộ và
từng vùng nhất định.
3. Mở các lớp kế toán tư nhân. Từ đó đối với những hộ thực hiện sổ
sách cho nghiêm chỉnh, cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra ghi sổ và việc
Trang 67
sử dụng chứng từ hoá đơn để có gì sai sót có thể sửa chữa được ngay. Trong
trường hợp hộ cố tình vi phạm phải có biện pháp xử lý đích đáng hoặc có thể
đưa ra truy tố trước pháp luật.
4. Trong lĩnh vực quản lý hoá đơn cần có biện pháp xửl ý thật nặng đối
với người bán cũng như người mua để mất hoá đơn một cách không chính
đáng. Cán bộ thuế phải mở sổ theo dõi tình hình sử dụng hoá đơn của các hộ
sử dụng hoá đơn trong địa bàn mình phụ trách. Hàng tháng cùng với nhiệm vụ
kiểm tra doanh thu, cán bộ thuế có nhiệm vụ kiển tra tình hình sử dụng hoá
đơn theo quy định nếu để mất mát, thất lạc thì sẽ bị xử phạt theo quy định
quản lý sử dụng hoá đơn của Bộ Tài chính ban hành.
5. Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh quyết định số 1345/TCT/TCCB của
Tổng cục thuế ban hành ngày 9/12/1998 về việc xác định doanh số ấn định đối
với hộ cá thể nộp thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khoán. Thường
xuyên kiểm tra xác định mức doanh thu khoán cho phù hợp với thực tế kinh
doanh của các hộ.
6. Cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra các hộ kinh doanh để phát
hiện những mặt hàng mà hộ kinh doanh thêm để tính lại mức thuế cho phù
hợp tránh thất thu về thuế. Trong trường hợp các hộ hiện đang thu thuế theo
doanh thu khoán mà có sử dụng hoá đơn thì cán bộ thuế phải thường xuyên
kiểm tra để phát hiện và truy thu thêm ngay doanh thu chênh lệch giữa doanh
thu trên hoá đơn bán hàng và doanh thu khoán.
7. Hoạt động thanh kiểm tra phải thường xuyên liên tục. Cần phải bổ
xung các cán bộ thanh tra có trình độ nghiệp vụ vững vàng có phẩm chất đạo
Trang 68
đức tốt xứng đáng với 1 trong 3 bộ phận của quy trình thu thuế tách 3 bộ phận
mà Tổng cục thuế đã ban hành.
8. Để ngăn chặn việc thực hiện chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn chứng
từ không theo quy định của pháp lệnh kế toán thống kê thì các cán bộ thuế
phải thường xuyên kiểm tra với những nội dung sau:
- Kiểm tra xem cơ sở dùng mấy loại hoá đơn: Việc sử dụng hoá đơn
bán hàng nếu vi phạm như dùng 2 quyển một lúc, hoá đơn nhảy cóc, nội
dung ghi chép không rõ ràng, không đúng chỉ tiêu quy định ghi trên hoá
đơn thì phải lập biên bản xử lý ngay. Việc phát hành, lưu hành những hoá
đơn không phải hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành phải được xử lý như
hành vi khai man trốn lậu thuế.
- Kiểm tra việc khoá sổ kế toán( cuối tháng, cuối quý, cuối năm phải
khoá sổ kế toán, lập bảng kê khai tính thuế theo quy định).
- Đối với những hộ đăng ký thu thuế theo phương pháp kê khai mà
không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ
theo quy định thì Chi cục thuế nên phối hợp với các ngành chức năng( đội
liên ngành) xử lý bằng cách không thừa nhận số liệu của hộ sản xuất kinh
doanh và ấn định mức thuế cao nhất cùng với việc xử phạt vi phạm hành
chính theo nghị định 22/CP của Chính Phủ( điều 2 khoản I quy định xử
phạt từ 20.000 đ đến 200.000 đ có thể phạt đến 1.000.000 đ).
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ ghi chép, mở sổ sách kế toán của những
đối tượng nộp theo hình thức kê khai. Từng bước chuyển dần các đối
tượng này sang phương pháp tính thuế khấu trừ.
Trang 69
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU NỘP TIỀN THUẾ:
Vấn đề chủ yếu ở khâu này là cần phải tìm ra phương hướng để thúc
đẩy nhanh việc nộp thuế ở các hộ kinh doanh cá thể, hạn chế tối đa số nợ đọng
cũng như giải quyết số thuế tồn đọng.
Các cán bộ thuế phải đôn đốc thu nộp thuế thường xuyên dứt điểm số
thuế phải thu hàng tháng không để các hộ dây dưa tiền thuế . Khoán mức thu
thuế cho từng cán bộ và gắn trách nhiệm vật chất với từng cán bộ thuế. Theo
dõi kết quả và số thuế nợ đọng để cuối tháng, cuối quý có cơ sở bình xét thu
đua khen thưởng.
Trong trường hợp hộ kinh doanh cố tình vi phạm không chịu nộp thuế
cũng như không chịu trả tiền thuế còn nợ thì phải phối kết hợp với các cơ quan
có trách nhiệm xử lý kịp thời như : xử lý hành chính, tịch thu tài sản hay truy
tố trước pháp luật..vv.. Phải thanh kiểm tra thường xuyên với tất cả các hộ
kinh doanh cũng như các cán bộ thuế để kịp thời phát hiện những vụ vi phạm
pháp luật thuế. Những cán bộ thuế có biểu hiện tiêu cực như xâm tiêu tiền
thuế , tư thông với hộ kinh doanh để tham ô tiền thuế..vv..Đối với những cán
bộ vi phạm 10 điều kỷ luật của ngành thuế thì phải kiên quyết xử lý để lấy
lòng tin với dân chúng.
1.Công tác xây dựng kế hoạch :
Để đảm bảo tốt được công tác xây dựng kế hoặch Chi cục thuế cần có
biện pháp sau:
Trang 70
Cán bộ chuyên quản phải căn cứ vào tình hình thực tế của từng hộ kinh
doanh, căn cứ vào sự hướng dẫn của Chi cục về khả năng phát triển kinh tế
của từng địa bàn, căn cứ vào số thu năm trước mà xây dựng kế hoặch thu thuế
Giá trị gia tăng theo quý, tháng, năm.
Bố trí cán bộ có năng lực để làm công tác thu thập tài liệu phối hợp chặt
chẽ với các ngành hữu quan để thu thập tài liệu một cách chính xác và kịp
thời. Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên quản về tầm quan trọng của công
tác xây dựng kế hoặch.Coi việc thực hiện công tác xây dựng kế hoặch là một
mục tiêu quan trọng để xác định chỉ tiêu thi đua của các tổ, đội và các cán bộ
chuyên quản.
2. Công tác đôn đốc thu nộp thuế:
Công tác đôn đốc thu nộp thuế có tác dụng rất quan trọng trong công
tác quản lý thu thuế Giá trị gia tăng vì mục đích cuối cùng là số thuế nộp vào
Ngân sách Nhà nước . Muốn làm tốt công tác này thì Chi cục cần có những
biện pháp sau:
Chi cục phối hợp với kho bạc để bố trí thêm những điểm thu thuận lợi
khi cần thiết, đề nghị kho bạc làm thêm giờ để đảm bảo cho các cơ sở kinh
doanh nộp thuế được thuận lợi.
Phải xử lý nghiêm minh, công bằng đối với những trường hợp nợ nần
dây dưa về thuế. Nếu vi phạm tiếp lần sau sẽ phạt nặng hơn, từ đó khuyến
khích và ý thức được trách nhiệm của người nộp thuế.
Trang 71
Phải có chế độ thưởng phạt đối với cán bộ chuyên quản trong việc đôn
đốc thu nộp thuế. Nếu cán bộ chuyên quản làm tốt công việc này thì phải có
chế độ khen thưởng ngay đối với cán bộ đó. Và ngược lại cán bộ chuyên quản
nào làm không tốt công việc của mình, để sơ hở hộ nợ nần dây dưa thì phải có
mức phạt đối với cán bộ đó.
Đối với hộ đọng thuế, phải làm đủ căn cứ để có cơ sở cho thanh tra của
Chi cục hay đội liên ngành xử lý( những hộ đề nghị xử lý phải là hộ điển hình
không làm tràn lan) chỉ làm thủ tục triệt tiêu hộ đọng khi hộ đó thực sự nghỉ
bỏ kinh doanh hay có lý do chính đáng.
3. Công tác kiểm tra và thanh tra thuế:
Như ta đã biết mấy năm vừa qua, khu vực kinh tế cá thể ngày càng phát
triển và mở rộng. Việc dấu doanh thu, trốn lậu thuế .. trở nên tinh vi và
nghiêm trọng hơn. Mặt khác, để thực hiện đúng luật thuế là phải thu đúng, thu
đủ và kịp thời vào Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra
phải tăng cường hoạt động tích cực hơn nữa để công tác này đạt kết quả cao,
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về thất thu thuế. Do vậy để làm tốt được
công tác này chi cục cần phải:
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán
bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Tăng cường mở rộng và đạt hiệu quả hơn
nữa trong công tác thanh tra kiểm tra, đào tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ
cho tổ thanh tra, kiểm tra giúp cho tổ có được các cuộc thanh tra thường kỳ
đối với các đối tượng nộp thuế.
Trang 72
Chủ động trong công việc có kế hoạch công tác cụ thể, từng ngày trong
tuần trình lãnh đạo duyệt. Có như vậy mới ngăn ngừa hạn chế được sai phạm
( trong và ngoài ngành thuế) từ trước khi sai phạm phát sinh.
Cán bộ thanh tra kiểm tra phải xử phạt theo đúng pháp luật đối với các
cơ sở kinh doanh trái phép, tránh hiện tượng chỉ lập biên bản mà không làm
thủ tục xử phạt.
Tăng cường công tác kiểm tra nộp thuế vào kho bạc của cơ sở, các hộ
và cán bộ chuyên quản. Tránh tình trạng nợ đọng thuế, xâm tiêu tiền thuế của
cán bộ thuế. Thông qua biện pháp này sẽ có hiệu quả trong việc đôn đốc thu
nộp của cán bộ chuyên quản, tránh việc tồn đọng thuế. Tăng cường công tác
kiểm tra ,thanh tra lập sổ thuế ở các phường xã. Kịp thời phát hiện những hộ
kinh doanh đã ổn định mà chưa đưa vào quản lý trong sổ bộ.
Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế cũng cần phải
tiến hành thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành thuế để ngăn chặn và phát
hiện xử lý những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế như trong việc quản lý
hoá đơn, biên lai thuế. Góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ thuế nói riêng
và trong ngành thuế nói chung.
Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra cần có sự phối hợp chặt chẽ với các
ngành và các cấp. Nội dung công việc thanh tra kiểm tra cần phải được tiến
hành cụ thể, sâu rộng và toàn diện.
Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để xử lý nghiêm minh các trường
hợp lợi dụng bán hàng giá cao hơn giá bình thường nhằm mục đích kiếm
Trang 73
lời..cũng như việc các đối tượng bán hàng không xuất hoá đơn chứng từ theo
đúng quy định.
IV. CÁC BIỆN PHÁP VỀ TỔ CHỨC CÁN BỘ:
1. Chấn chỉnh bộ máy hoạt động của Chi cục thuế Quận Ba
Đình:
Với đặc điểm cơ bản của Chi cục thuế Ba Đình hiện nay, số thu về cho
NSNN chưa phải là lớn, cơ sở vật chất không phải là nhiều nên chăng Chi cục
nên cải tiến tổ chức quản lý thu thuế và cải tiến tổ chức bộ máy Chi cục theo
biện pháp sau:
Các đội thuế cần căn cứ vào đặc điểm của phường nơi chịu trách nhiệm
quản lý để biên chế cán bộ một cách thích hợp nhất, tránh tình trạng nơi thừa
thì ngồi chơi xơi nước, nơi thiếu thì làm không hết việc.
Ngoài ra do Chi cục thuế Ba Đình có số đối tượng nộp thuế không nhiều,
số thu ít, biên chế cán bộ không lớn thì có thể ghép các tổ như sau:
- Tổ kế hoạch, nghiệp vụ, tính thuế và kế toán thuế.
- Tổ thanh tra và xử lý tố tụng về thuế.
- Tổ nhân sự, tài vụ, hành chính, quản trị.
- Các đội thuế phường, đội thuế liên phường.
- Các trạm thuế ở đầu mối giao thông.
Trang 74
Đặc biệt củng cố đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ có trình độ, năng
lực bố trí tại các tổ chuyên môn của Chi cục thuế, nhất là các tổ: Thanh tra và
xử lý tố tụng về thuế, Tổ kế hoạch, tính thuế, lập bộ và kế toán thu, Tổ nghiệp
vụ.
2.Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống:
Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thuế giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và
phẩm chất đạo đức tốt. Trong tình hình hiện nay đào tào những cán bộ giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt là một việc làm hết sức cấp
bách không chỉ riêng ngành thuế mà đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp cũng cần
phải có. Muốn vậy Chi cục cần phải có những biện pháp sau đây:
+ Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các cán bộ theo học các lớp
hệ tập trung dài hạn và ngắn hạn với những người chưa qua đại học. Biện
pháp để nâng cao trình độ cho cán bộ là thông qua các lớp học tại chức, lớp
học tập trung dài hạn, Chi cục cần tạo mọi điều kiện về cơ sở, vật chất cho
cán bộ theo học.
+ Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ
chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ công tác của họ. Tăng cường phổ biến
những kinh nghiệm, những điển hình tốt trong công tác này. Hàng tháng, hàng
quý tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận theo chuyên đề về thuế và các nghiệp
vụ thu để cán bộ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với nhau. Coi đây là một
trong những giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ chuyên
quản.
Trang 75
+ Đổi mới việc tuyển chọn cán bộ vào ngành thuế , tuyển chọn theo
phương thức thi tuyển các sinh viên đã tốt nghiệp đại học đặc biệt là các đối
tượng đã tốt nghiệp chuyên ngành thuế của trường Đại học Tài chính kế toán.
+Gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao. Trên cơ sở đó mà kích thích tinh thần phấn đấu công tác hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
+ Cần có một qui chế định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ,
nhân viên trong ngành thuế. Kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ yếu
về năng lực, thoái hoá biến chất để làm trong sạch và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ thuế. Phải thường xuyên liên tục bồi dưỡng giáo dục phẩm chất
đạo đức, tác phong cho cán bộ và thực hiện tốt 10 điều kỷ luật của ngành thuế,
tổ chức các đợt thi đua ( cán bộ thuế giỏi) nhằm tác động tích cực đến việc
hoàn thành nhiệm vụ công tác.
3. Có chính sách về lương thoả đáng với cán bộ thuế để tạo
điều kiện làm việc tốt hơn:
Ngành thuế là ngành có vị trí quan trọng trong thu ngân sách nhà nước.
Điều kiện làm việc của cán bộ thuế không như các ngành khác phải đi lại
nhiều, thời gian thất thường nhiều khi phải làm thêm ngoài giờ kể cả ngày chủ
nhật, đối tượng tiếp xúc là nhiều hạng người, vì thế gặp nhiều khó khăn trong
công tác. Môi trường làm việc và cuộc sống khó khăn sẽ xảy ra tình trạng các
cán bộ thuế lơ là trách nhiệm của mình. Vì thế vừa để tạo điều kiện cho các
cán bộ thuế yên tâm công tác, vừa khuyến khích động viên thì chế độ lương
với cán bộ thuế mà cụ thể là các cán bộ trực tiếp thu phải được nâng lên và
Trang 76
nên chăng có phụ cấp cao. Để tránh mọi hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra phải
xây dựng một chế độ thưởng phạt thích hợp.
4. Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan thuế và các
cấp, các ngành có liên quan:
Trong công tác quản lý thuế nói chung và đẩy mạnh thu thuế Giá trị gia
tăng nói riêng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan nhằm giúp đỡ
Chi cục thuế hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về thuế trong công tác quản lý thu thuế. Chi cục thuế phải
thường xuyên thông báo với các cấp chính quyền địa phương về tình hình kết
quả thu thuế, thực trạng thất thu thuế để từ đó tăng cường phối kết hợp quản lý
thu thuế và chống thất thu thuế.
Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền
hình đẩy mạnh công tác tuyên truyền thuế một cách thường xuyên và liên tục.
Đặc biệt là phải tuyên truyền phổ biến chính sách chế độ theo quý hoặc tháng
ở các khu trung tâm chợ. Nâng cao nhận thức vai trò của công tác tuyên truyền
cho mọi cán bộ công nhân viên trong ngành thuế . Mỗi cán bộ trong ngành
thuế là một tuyên truyền viên giỏi trong quần chúng nhân dân, tăng cường đầu
tư cho công tác tuyên truyền bao gồm cả đào tạo cán bộ, sức lực, trí tuệ, kinh
phí và trang bị phương tiện.
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC:
1. Từng bước đưa khoa học kỹ thuật vào quản lý thu thuế như
ứng
Trang 77
dụng công nghệ tin học:
Trong những năm qua công tác tin học ngày càng phát triển mạnh mẽ,
có tác dụng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Vì vậy để giảm bớt lao động nặng
nhọc cho con người, tăng nhanh tốc độ và hiệu quả công việc Tổng cục thuế
đã phối hợp với Công ty đầu tư và phát triển công nghệ (FPT) hoàn thiện phần
mềm quản lý thuế Giá trị gia tăng. Đây là một bước nhảy vọt trong công tác
tin học hoá ngành thuế của chúng ta. Gần đây Chi cục thuế Ba Đình cũng đã
được Tổng cục thuế đầu tư một mạng máy vi tính hiện đại nhằm giúp công tác
quản lý thu thuế trên địa bàn quận được hoàn thiện hơn.
Chi cục thuế Ba Đình cần xác định được tầm quan trọng của công tác
này để tuyển dụng, đào tạo các cán bộ thuế có đủ trình độ năng lực ứng dụng
kỹ thuật hiện đại này vào công tác quản lý ở các tổ đội, nghiệp vụ kế toán tính
thuế, kế toán ấn chỉ ..vv. Có như vậy sẽ giảm bớt được ghi chép tính toán trên
sổ bộ của lao động thủ công, có thể tính toán chính xác hơn, nhanh nhất và đạt
hiệu quả cao nhất trong mọi công việc.
2. Làm thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng
hoá đơn, chứng từ:
- Cần phải quản lý chứng từ hoá đơn ở các khâu mua hàng, xuất hàng hoặc
nhập nguyên vật liệu, bán sản phẩm cũng như ở các nghiệp vụ hạch toán khác.
Đây là những điều mang tính chất quyết định đến việc có thể áp dụng thuế Giá trị
gia tăng hay không.
Trang 78
- Mặt khác cần phải thúc đẩy hệ thống kế toán tư nhân áp dụng trên phạm vi
cả nước và phải coi đó là một sắc lệnh của Nhà nước đối với các hộ cá thể, có
như vậy mới áp dụng được thuế Giá trị gia tăng theo đúng như tính chất của nó.
Tâm lý chung của các hộ cá thể là không muốn áp dụng chế độ sổ sách kế toán
bởi vì một phần do trình độ của nhiều người còn hạn chế, phần nữa do sợ ghi
chép phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán thì thuế sẽ phải nộp nhiều hơn. Do đó
chúng ta phải thực hiện tốt điều này bởi vì thuế Giá trị gia tăng chỉ có tác dụng
khi cơ sở kinh doanh nhận thức được quyền lợi trong việc ghi chép được sổ sách
cũng như việc lưu trữ phát hành hoá đơn đầu vào, đầu ra.
3. Kiến nghị về văn bản luật, chính sách của Nhà nước:
Qua 3 tháng thực thi thu thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục thuế Quận Ba
Đình tôi thấy cần có một số kiến nghị nhằm giúp các hộ kinh doanh có được
điều kiện buôn bán thuận tiện hơn, giảm bớt khó khăn trong quá trình thực
hiện loại thuế này:
* Lẽ ra khi thực hiện thuế Giá trị gia tăng sẽ thúc đẩy việc mua bán có
hoá đơn, chứng từ tốt hơn, nhưng điều này chỉ cần thiết đối với các cơ sở sản
xuất kinh doanh được khấu trừ thuế, còn các cơ sở nộp thuế trực tiếp thì không
cần đến, bởi nếu có đủ hoá đơn chứng từ thì rất có thể phải đóng thuế cao hơn.
* Nhà nước cần có những giải pháp giúp cho các hộ nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ khi có quan hệ bạn hàng với các hộ, cơ sở kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp trực tiếp có thể được khấu trừ một phần nào đó
thuế giá trị gia tăng đầu vào đã nộp ở khâu trước.
* Quy trình quản lý thuế hiện nay, không dựa trên căn cứ tự tính thuế
của các đối tượng nộp thuế. Với số lượng các hộ kinh doanh quá lớn các cán
bộ thuế luôn luôn bận rộn với công việc đơn điệu :Chấm nghỉ, kiểm tra doanh
thu, xác định mức thuế, ra thông báo v..v.. Số cán bộ làm công việc này tương
Trang 79
đối lớn, trong khi biên chế thì có hạn. Nên chăng luật thuế giá trị gia tăng cần
đưa ra những điều luật để tiến hành công tác cưỡng chế thuế và tăng cường
công tác kiểm tra đối tượng nộp thuế. Đối với khu vực kinh tế cá thể cần cải
tiến quy trình quản lý thuế sao cho đơn giản hoá nhất.
Nhìn chung việc thực thi thuế Giá trị gia tăng chỉ có ý nghĩ thực chất
khi được áp dụng theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp trên Giá trị gia
tăng. Còn hiện nay ở Chi cục thuế Quận Ba Đình phần lớn chỉ áp dụng
phương pháp khoán nên cũng không có gì thay đổi rõ rệt. Nên chăng các cấp,
các ngành và những cơ quan ban hành luật cần có những biện pháp thích hợp
hơn, hoàn thiện hơn trong công tác xây dựng một luật thuế Giá trị gia tăng với
đầy đủ bản chất của luật thuế mang tính hiện đại, nhất là đối với khu vực kinh
tế cá thể.
Trang 80
KẾT LUẬN:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá- hiện đại hoá, vai trò của chính sách tài chính cói chung và vai trò
của chính sách thuế nói riêng ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Để đáp
ứng nhiệm vụ được giao, đòi hỏi ngành thuế phải cải cách hệ thống chính sách
thuế, đổi mới công tác quản lý hành chính, nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà
nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, thực hiện công bằng xã hội: “ Thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời cho ngân sách”.
Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế cá thể phát triển mạnh mẽ
và đa dạng. Công tác thu trong khu vực kinh tế này đã đảm bảo nguồn thu
quan trọng cho ngân sách Nhà nước phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của từng
giai đoạn cách mạng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Qua thời gian thực tập tại Chi cục thuế Quận Ba Đình-Hà nội, tuy là
một Chi cục nắm giữ việc thu thuế trên địa bàn nhỏ, chưa được sự đầu tư lớn
nhưng với sự đoàn kết tìm tòi, áp dụng các quy trình biện pháp thu thuế mới
nên kết quả thu đã đạt được rất đáng khích lệ. Song bên cạnh đó công tác quản
lý thuế Giá trị gia tăng ở khu vực kinh tế này còn bộc lộ những điểm tồn tại:
hiện tượng thất thu về thuế nói chung và thuế Giá trị gia tăng nói riêng, nợ
đọng vẫn còn nhiều, chậm được giải quyết.
Qua tìm hiểu thực trạng tôi đã mạnh dạn nêu lên một số biện pháp, kiến
nghị nhằm khắc phục những tồn tại để việc áp dụng thuế Giá trị gia tăng ngày
một hoàn thiện hơn, nhất là trên khu vực kinh tế cá thể.
Trang 81
Thuế Giá trị gia tăng là sắc thuế mới, có sự thay đổi cơ bản về nội dung,
phương pháp tính thuế và biện pháp hành thu so với thuế doanh thu mà nó
thay thế. Vì vậy trong quá trình áp dụng sẽ không tránh khỏi những khó khăn
có thể giải quyết một sớm một chiều được, nhưng với quyết tâm và biện pháp
thích hợp nhất định Chi cục thuế Ba Đình sẽ thực thi luật thuế này như mong
muốn. Hy vọng rằng những đề xuất trên sớm được Chi cục xem xét, áp dụng
đem lại hiệu quả đối với công tác thu của Chi cục trong thời gian tới.
Với trình độ lý luận hạn chế, thực tế công tác chưa nhiều nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, các cán bộ thuế và các bạn đọc quan tâm để đề tài được hoàn
thiện và có tính khả thi hơn.
Tôi xin trân thành cám ơn thầy cô giáo trong bộ môn Thuế và các cán
bộ thuế đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này./.
Trang 82
PHỤ LỤC
1. Giáo trình bài giảng về thuế nhà nước.
2. Các tạp chí thuế nhà nước.
3. Thời báo tài chính.
4. Diễn đàn doanh nghiệp.
5. Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn.
6. Các báo cảo tổng kết tháng, quý, năm của chi cục thuế quận Ba đình.
7. TàI liệu hỏi đáp về pháp luật thuế.
8. Các văn bản quy định về quản lý ngoài quốc doanh.
9. Sổ tay nghiệp vụ quản lý thu thuế ngoài quốc doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng và một số phương hướng tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia t.pdf