Ngày 29/6/2010. hai nước đã ký kết Hợp đồng thiết lập Liên doanh khai thác và Nâng cấp dầu nặng tại Lô Hu-nin II (Liên doanh PetroMacareo). hợp đồng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay; hiện hai bên tiếp tục hoàn tất các thủ tục để hợp đồng nói trên có hiệu lực cũng như đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Phía Vê-nê-xuê-la quan tâm và mong muốn tham gia dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và đề nghị ký kết một thỏa thuận về nội dung này vào dịp tổ chức Khóa họp II của UBLCP VN-Vê-nê-xuê-la.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình thương mại giữa Việt Nam và các nước khối Nam Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có sự liên kết tour giữa các công ty lữ hành hai nước và kết hợp các tour liên thông nhiều nước ở khu vực trong cùng một chuyến để tăng sự hấp dẫn và hiệu quả kinh tế của chuyến đi.
Các lĩnh vực khác
Khoa học, công nghệ của Ác-hen-ti-na khá phát triển với các ngành cơ bản và mũi nhọn như nguyên tử, sinh học, điện tử, tin học... Cơ quan nghiên cứu khoa học chính của Ác-hen-ti-na là Ủy ban Quốc gia Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật (CONICET) thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Sáng kiến, tập hợp gần 10 nghìn người tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào sản xuất. Ác-hen-ti-na tự chế tạo được vệ tinh, đã sản xuất và chào bán lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ tư và tên lửa không đối biển và không đối đất cho một số nước. Ác-hen-ti-na có 5 người đạt giải Nobel, trong đó 3 người thuộc lĩnh vực KHCN là Bernardo A. Houssay và Cesar Milstein giải Nobel y tế và Luis Federico Leloir giải Nobel hóa học.
Việt Nam từng cử nghiên cứu sinh về năng lượng nguyên tử và sinh học sang thực tập ở Ác-hen-ti-na. Nhóm chuyên gia của giáo sư Võ Văn Thuận (Viện Vật lý Việt Nam) tham gia dự án xây dựng nhà máy dò tia vũ trụ lớn nhất thế giới Pierre Auger tại Ác-hen-ti-na. Nghiên cứu, phát triển năng lượng hạt nhân và công nghệ sinh học là những lĩnh vực Việt Nam có thể tiếp tục đặt vấn đề hợp tác với Ác-hen-ti-na.
Giáo dục đại học tại Ác-hen-ti-na chất lượng cao và có uy tín quốc tế. Hiện có 38 trường đại học công và 41 trường đại học tư với đầy đủ các khoa ngành, đào tạo sau đại học, master và tiến sĩ, trong đó có những trường nằm trong danh sách 300 trường đại học hàng đầu thế giới năm 2006 như Đại học Buenos Aires, Đại học Austral. Các trường đại học Việt Nam có thể thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu và giảng dạy, trao đổi giảng viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, kể cả gửi sinh viên sang đào tạo đại học.
Quan hệ trên các lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao… cũng được tăng cường : Giao lưu giữa các trường đại học Ác-hen-ti-na với các trường đại học Việt Nam; tổ chức triển lãm tranh ảnh nghệ thuật ở hai nước; Ác-hen-ti-na cử đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn tại Festival Huế (6/2004); Ac-hen-ti-na đồng ý giúp Việt Nam phát triển bộ môn bóng đá, tập đoàn IMPSA cam kết tặng Việt Nam 10 học bổng về chuyên ngành rượu vang tại Đại học Tổng hợp Mên-đô-xa... Hai bên cũng đã trao đổi một số đoàn nghiên cứu khoa học trong đó có đoàn năng lượng nguyên tử và đoàn nhân chủng học pháp y của bạn đã thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hai bên duy trì tốt sự phối hợp và hợp tác tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế mà hai nước đều là thành viên như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).... Ác-hen-ti-na ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an/Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009; công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam; bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ WTO (trao đổi thông tin và kinh nghiệm , đào tạo cán bộ…). Ta ủng hộ Ác-hen-ti-na làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2004-2005; Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc khóa 2008-2011; Hội đồng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) nhiệm kỳ 2.
Việt Nam – Bolivia
Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Bô-li-vi-a thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 10/2/1987. Hiện nay ĐSQ ta tại Bra-xin kiêm nhiệm Bô-li-vi-a. Bô-li-vi-a ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO và ứng cử làm thành viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009.
Quan hệ thương mại
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước hầu như chưa có gì năm 2009 Việt Nam xuất khẩu sang Bolivia trị giá 1,698 triệu USD và nhập khẩu từ Bolivia trị giá 1427 USD, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước có tiềm năng phát triển trên lĩnh vực năng lượng, khí đốt..
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Bolivia
Đơn vị : USD
Năm
2008
2009
2010
6 tháng 2011
Tổng KN
1,972,743
1,795,731
2,720,494
1,589,511
XK
1,835,235
1,650,231
2,564,186
1,482,920
NK
137,508
145,501
156,308
106,591
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Bolivia Năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
120,919
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
USD
26,421
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày
USD
482
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bolivia năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
Giày dép các loại
USD
0
1,532,464
Sản phẩm dệt, may
USD
0
360,226
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
119,255
Tàu thuyền các loại
USD
0
86,300
Sản phẩm từ cao su
USD
0
82,898
Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
0
63,845
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
0
16,373
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
13,887
Sản phẩm hóa chất
USD
0
12,027
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
USD
0
9,139
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
USD
0
4,843
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
USD
0
1,133
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bô-li-vi-a 6 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối
lượng
Trị giá (USD)
Giày dép các loại
USD
0
957,124
Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
0
53,027
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
USD
0
96,337
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
6,394
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
USD
0
4,727
Sản phẩm dệt, may
USD
0
84,148
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
USD
0
5,870
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
30,204
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
USD
0
4,165
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Bô-li-vi-a 6 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối
lượng
Trị giá (USD)
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
USD
0
77,669
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
USD
0
20,861
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
157
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
42
Hợp tác về đầu tư
Hiện hai bên chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào được triển khai .
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Việt Nam và Bô-li-vi-a có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực như khoa học công nghệ, năng lượng, dầu và khí.
Khó khăn: Xa cách về địa lý, thiếu thông tin.
Việt Nam – Brasil
Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8/5/1989. Ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Sao Paulo (1/1998) và nâng cấp thành Đại sứ quán (8/2000) và chuyển về thủ đô Brasilia. Bra-xin mở Đại sứ quán tại Hà Nội tháng 9/1994 và là nước Nam Mỹ đầu tiên mở Đại sứ quán tại Hà Nội.
Quan hệ chính trị
Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn nhiều đoàn cao cấp:
Về phía Việt Nam, nổi bật là các Đoàn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (10/1995) và Trần Đức Lương (11/2004), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006), và nhiều đoàn cấp Phó Thủ tướng, Bộ/Thứ trưởng thăm Bra-xin.
Về phía Bra-xin, có đoàn Tổng Thống Lula Da Silva(7/2008), Đoàn Quốc hội - Ngoại giao - Thương mại do Chủ tịch Hạ viện Aldo Rabelo dẫn đầu (10/2003), Bộ trưởng Ngoại giao Celso Amorin (2/2008), Thứ trưởng Ngoại giao Gomez de Mattos (11/2007), Thứ trưởng Bộ Phát triển và Công thương Ivan Ramalio (9/2007), một số đoàn Quốc hội, Bộ/ngành và doanh nghiệp thăm Việt Nam. Quan hệ văn hóa có bước phát triển mới: Bộ trưởng Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hoàng Tuấn Anh thăm Bra-xin (10/2009) thống nhất triển khai chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2010-2012 và dự Tuần văn hóa Việt Nam tại Bra-xin; Hội nghị sỹ Bra-xin-Việt Nam (thành lập từ 20/4/1999) đã hoạt động trở lại do Hạ nghị sĩ Colbenr làm Chủ tịch.
Hai bên đã ký Thoả thuận về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định về hợp tác văn hoá, Thoả thuận về hợp tác giữa hai Phòng Thương mại, Thoả thuận về trao đổi công hàm dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc, Thoả thuận về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, Hiệp định về Hợp tác Y tế và Y học, Bản Ghi nhớ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Hiệp định khung về hợp tác khoa học - công nghệ và Bản Ghi nhớ về hợp tác chống đói nghèo; Bản Ghi nhớ về hợp tác thể thao; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Bra-xin S.A. Trong khóa họp đầu tiên của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Bra-xin tại Bra-xin (5/2009), hai bên đã ký Biên bản Thỏa thuận và tiếp tục thúc đẩy đàm phán các Hiệp định, Thoả thuận khác.
Về hợp tác đa phương, Bra-xin đã ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ứng cử làm UV không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009; ta khẳng định ủng hộ Bra-xin ứng cử làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2010-2011 và trở thành Ủy viên Thường trực HĐBA/LHQ mở rộng.
Quan hệ thương mại
Kim ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Brasil
Đơn vị : Triệu USD
2001
2002
2003
2006
2007
2008
2009
2010
2011
VN NK
11,459
27,617
25,014
146,571
230,655
373,919
373,138
543,573
597,892
VN XK
17,757
15,292
22,103
61,897
102,621
183,087
200,854
492,783
938,261
XNK
29,216
42,909
47,117
208,468
333,276
557,006
573,992
1.036,357
1.536,153
Nhận xét:
Quan hệ thương mại Việt Nam - Bra-xin ngày một phát triển. Vào năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1989), thương mại hai chiều đạt 16 triệu USD. Bước sang năm 1994, kim ngạch nhảy vọt lên 52 triệu USD do Bra-xin tăng cường nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Kể từ đó đến năm 2003, thương mại hai chiều có phần giảm sút. Năm 2001 kim ngạch chỉ đạt chưa đầy 30 triệu. Vào năm 2006, kim ngạch vọt tăng trở lại, đạt 208 triệu và đến năm 2011 kim nghạch xuất nhập khẩu hai nước đã đạt đến 1,536 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt nam : dày dép (gần 200 triệu), thủy sản (khoảng 90 triệu), máy tính, sản phẩm điện tử, sợi dệt các loại. Trong đó, có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tốc độ tăng trưởng cao như, hàng thủy sản trong năm 2011 tăng trưởng 150%, dày dép tăng 50%.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Bra-xin bao gồm: thúc ăn chăn nuôi gia súc, bông, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may da giày. Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Bra-xin đặc biệt bông, sắt thép các loại và chất dẻo nguyên liệu là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng lớn trên 100%-200%.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Brasil năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
So với năm 2010
Giày dép các loại
USD
0
181,515,915
143,8%
Hàng thủy sản
USD
0
86,254,425
253,5%
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
64,444,857
118,8%
Xơ, sợi dệt các loại
Tấn
10,660
43,598,091
118,1%
Máy móc, thiệt bị, dụng cụ & phụ tùng khác
USD
0
43,186,316
190,7%
Hàng dệt, may
USD
0
32,693,806
174,2%
Phương tiện vận tải và phụ tùng
USD
0
26,740,881
158,5%
Cao su
Tấn
5,054
21,589,336
122,1%
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
16,043,179
145,5%
Điện thoại các loại và linh kiện
USD
0
14,093,471
349,1%
Sắp thép các loại
Tấn
13,737
13,528,500
34,3%
Sản phẩm từ cao su
USD
0
5,878,519
81,82%
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
2,694,864
6,1%
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Brasil năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giá USD
So với năm 2010
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
USD
0
190,828,312
116,4%
Bông các loại
Tấn
28,831
96,875,850
364,2%
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày
USD
0
80,951,735
128,4%
Nguyên phụ liệu thuốc lá
USD
0
73,059,194
144,2%
Sắt thép các loại
Tấn
90,627
58,900,606
239,7%
Ngô
Tấn
129,794
40,229,039
98,8%
Gỗ và sản phẩm gỗ
USD
0
29,796,973
90,3%
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác
USD
0
19,978,217
97%
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
7,803
12,392,993
246,1%
Hóa chất
USD
0
7,794,174
632,6%
Linh kiện, phụ tùng ô tô
USD
0
4,159,875
56,9%
Hàng rau quả
USD
0
1,885,420
71,2%
Kim loại thường khác
Tấn
154
1,542,519
78,3%
Về đầu tư
Brazil hiện đứng thứ 73 trên tổng số 92 quốc gia và lãnh thổ có FDI tại Việt Nam với 1 dự án có tổng số vốn đầu tư là 2,6 triệu trong lĩnh vực chế biến cao su, Việt Nam có một dự án sản xuất mỳ ăn liền trị giá 0,8 triệu USD ở Bra-xin.
ODA: Chưa có
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Bra-xin là thành viên của Khối thị trường chung phía Nam Mercosur, Brazin đã ký hiệp định ưu đãi thuế quan với Chile, Peru, Bolivia, Brazin là cửa ngõ để Việt Nam xâm nhập thị trường Nam Mỹ.
Khó khăn : Xa cách về mặt địa lý, thiếu thông tin.
Việt Nam – Chilê
Quan hệ ngoại giao
Ngày 25/3/1971 Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao dưới thời Tổng thống Xan-va-đô A-giên-đê và mở Văn phòng thương mại và nâng cấp thành Đại sứ quán ngày 1/6/1972. Tuy nhiên, quan hệ bị gián đoạn từ tháng 9/1973 sau cuộc đảo chính quân sự tại Chi-lê.
Tháng 9/1990, Chi-lê đề nghị Việt Nam khôi phục quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ và ta mở lại Đại Sứ Quán tại Santiago (10/2003). Chi-lê cử Lãnh sự Danh dự (7/2001) và mở lại Đại sứ quán tại Hà Nội (10/2004).
Quan hệ chính trị
Trao đổi đoàn : Các đoàn cấp cao Việt Nam thăm Chi-lê gồm: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (10/2002), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (11/2004), TBT Nông Đức Mạnh (5/2007) Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2009); Các đoàn Chilê thăm Việt Nam: Tổng thống Chi-lê Ri-các-đô La-gốt (10/2003), Tổng thống Chi-lê Michen Ba-chê-lê nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC 14 (11/2006); Phó Chủ tịch Thượng viện Chi-lê Ma-ri-ô Ri-ốt (7/2000), Thứ trưởng Ngoại giao Thường trực Chi-lê H. Mu-nhốt (10/2000), Phó Chủ tịch Thượng viện Chi-lê Ma-ri-ô Ri-ốt (9/2001), Bộ trưởng Ngoại giao Chi-lê I. Uôn-cơ (01/2006). Tổng thống Xê-bát-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê (từ ngày 21 - 25/3/2012).
Việt Nam và Chi-lê đã ký các Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Thương mại (11/1993); Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư, Thoả thuận Tham khảo Chính trị và Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (9/1999); Bản ghi nhớ về Hợp tác Văn hoá - Giáo dục (12/2000); Kiểm dịch Động vật; Nghị định thư Hợp tác trong lĩnh vực mỏ và Thoả thuận Hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp (10/2002); Miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ (10/2003); Hợp tác Nghề cá và ý định thư về đàm phán đi đến ký kết Hiệp định Hợp tác Khoa học-Công nghệ (11/2004); Thỏa thuận Hợp tác về Du lịch (1/2006); Hợp tác Khoa học-Công nghệ và Thỏa thuận thành lập Uỷ ban hợp tác liên chính phủ Việt Nam-Chi-lê (5/2007); “Ý định thư lập Nhóm nghiên cứu chung về đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương” và tiến tới lập “Uỷ ban hợp tác liên chính phủ” (11/2006). Chi-lê ủng hộ Việt Nam vào Uỷ ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc - ECOSOC (10/1997), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương - APEC (1998), ký Thoả thuận kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Tại cuộc gặp giữa Nguyên thủ hai nước bên lề HNCC APEC 15 tại Xít-ni (9/2007), Chi-lê tuyên bố công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, thoả thuận hai bên xúc tiến đàm phán về Hiệp định tự do thương mại song phương (FTA). Công ty Ki-nhên cô thuộc tập đoàn Lúc-xích tổ chức lễ ra mắt và nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam(11/2006). Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Chi-lê được ký kết tháng 11/2011.
Quan hệ thương mại
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm với Việt Nam: Tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai nước giai đoạn 1995-1999, trao đổi mậu dịch hai chiều đạt trung bình 14,2 triệu USD/năm; năm 2000 đạt 18,81 triệu USD; năm 2001 đạt 26,6 triệu USD; năm 2002 đạt 21,1 triệu USD; năm 2006 đạt 150 triệu; năm 2007 đạt 162 triệu USD; năm 2008 đạt 173,28 triệu USD; năm 2009 đạt gần 260 triệu USD; năm 2010 đạt hơn 385 triệu USD và năm 2011 đạt 473 triệu USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chilê
Đơn vị : USD
Kim ngạch
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
VN XK
68.892.073
110.520.135
94.099.249
137.535.297
VN NK
104.390.362
147.189.297
241.230.406
335.728.266
Tổng KN
173.282.435
257.709.431
385.329.655
473.263.563
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Chilê năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
So với năm 2010
Giày dép các loại
USD
64.769.256
142%
Hàng dệt, may
USD
21.715.957
214,3%
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Chilê năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
So với năm 2010
Kim loại thường khác
Tấn
2.070
210.580.817
106,4%
Phế liệu sắt thép
Tấn
8.774
50.961.854
279,8%
Gỗ và sản phẩm gỗ
USD
23.864.335
121,8%
Hàng thủy sản
USD
15.409.363
116%
Dầu mỡ động thực vật
USD
8.449.005
211,14%
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
USD
3.189.686
16,75%
Hàng rau quả
USD
2.902.481
121%
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Ngày 15/11/1993 Việt Nam và Chi-lê ký Hiệp định Kinh tế-Thương mại.
Hai nước đã đàm phán xong dự thảo Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư.
Khởi động từ năm 2008, đến 11/11/2011 hai bên đã chính thức ký Hiệp định Tự do hóa Thương mại. Theo thỏa thuận, hai nước sẽ dỡ bỏ thuế quan cho hơn 9.000 sản phẩm với các lộ trình khác nhau, đồng thời sẽ dành cho nhau nhiều ưu đãi trong dịch vụ và đầu tư trong vòng 3 năm tới. FTA này cũng có nhiều điều khoản quan trọng về tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ, kiểm dịch, hàng rào kỹ thuật, hợp tác và phòng vệ thương mại.
Phía Chi-lê quan tâm hợp tác với Việt Nam trong một số lĩnh vực :
Nông nghiệp: trồng, chế biến, xuất khẩu rau quả; chăn nuôi và xuất khẩu thịt gà…
Thuỷ sản: đánh bắt, chế biến, xuất khẩu hải sản; liên doanh sản xuất tàu đánh cá…
Lâm nghiệp: trồng, bảo quản, phát triển rừng; chế biến và xuất khẩu lâm sản; sản xuất bột giấy.
Thương mại: nhập hoa quả nhiệt đới, hàng mỹ nghệ, hàng tiêu dùng của Việt Nam. Chi-lê có nhu cầu xuất khẩu máy móc, thiết bị của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; phân bón; thuốc trừ sâu…
Khó khăn :
Điều kiện địa lý : khoảng cách giữa hai nước khá xa. Mỗi nước ở một nửa bán cầu. Hai bên không có tuyến bay thẳng, dẫn đến việc đi lại của các doanh nghiệp rất khó khăn. Mặt khác, do giá cước vận tải cao, nên hạn chế trong các quan hệ trao đổi xuất nhập khẩu nói chung của các doanh nghiệp.
Thông tin : Dân chúng hai nước đều ít biết đến nhau, thiếu thông tin tuyên truyền và cập nhật thường xuyên.
Ngôn ngữ trong giao dịch thương mại: Các doanh nghiệp Chi-lê chủ yếu giao dịch bằng tiếng Tây Ban Nha. Số doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh chỉ chiếm khoảng độ – 60%, trong khi đó phía Việt Nam lại dùng tiếng Anh là chủ yếu, rất ít doanh nghiệp giao dịch bằng tiếng Tây Ban Nha. Đây là hạn chế không nhỏ trong vấn đề quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên.
Chính sách và xu hướng đầu tư: Người Chi-lê có vốn để đầu tư nhưng chỉ chú trọng vào các nước lân cận tại Châu Mỹ La tinh và Mỹ, Châu Âu. Gần đây do có Hiệp định Thương mại Tự do song phương với Trung Quốc (có hiệu lực ngày 01/01/2006), nên có chút chuyển biến về phía châu Á. Tuy vậy, Việt Nam mới được nói đến là một địa chỉ đầu tư đầy tiềm năng nhưng chưa có một dự án nào đưa vào thực hiện trên thực tế.
Phần lớn hàng hoá xuất, nhập còn thông qua công ty của nước thứ ba.
FDI: Chưa có
ODA: Chưa có
Việt Nam – Colombia
Việt Nam và Colombia thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ tháng 1/1979. Đại sứ Việt Nam tại Venezuela kiêm nhiệm Colombia (từ tháng 9/2007) và Đại sứ Colombia tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam.
Đến nay, tuy chưa trao đổi chuyến thăm cấp cao, nhưng lãnh đạo hai nước đã có các cuộc tiếp xúc nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương: Chủ tịch nước Lê Đức Anh gặp Tổng Thống A. Uribe tại Hội nghị Cấp cao lần thứ X Phong trào không liên kết (Bogota, 10/1995); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Tổng Thống A. Uribe tại Hội nghị cấp cao APEC (Lima, 11/2008). Colombia cũng chủ động đề nghị các cuộc gặp giữa Bộ Trưởng Ngoại Giao và Phó Tổng Thống với Phó Thủ Tướng – Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Gia Khiêm bên lề Hội Nghị Cấp Cao Không liên kết 14 (Cuba, 9/2006) và bên lề Hội Nghị Cấp Cao Không liên kết 15 tại Ai cập (7/2009). Trong dịp tiếp Đặc phái viên của Chủ tịch nước dự lễ nhậm chức (8/2010), Tổng thống Santos bày tỏ sự ngưỡng mộ thành tựu phát triển kinh tế- xã hội đầy ấn tượng và vị thế quốc tế ngày càng gia tăng của Việt Nam; mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương và đa phương với Việt Nam.
Colombia là một trong những nước ở Mỹ Latinh đã sớm ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO mà không yêu cầu đàm phán song phương, ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khóa 2008-2009, đã cam kết xem xét tích cực việc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Colombia từng đề nghị Việt Nam gia nhập Tổ chức cà phê thế giới nhằm phối hợp bình ổn giá cà phê trên thị trường thế giới và đang vận động ta ủng hộ bạn gia nhập APEC.
Quan hệ kinh tế-thương mại song phương còn khiêm tốn (tổng kim ngạch thương mại năm 2008: 52 triệu USD, 2009: 57 triệu USD). Trong 5 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 24,8 triệu USD, trong đó ta xuất khẩu 21,4 triệu USD và nhập khẩu 3,4 triệu USD.
Việt Nam - Ecuador
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam : 01/01/1980
Quan hệ kinh tế ngoại giao hai nước:
Thương mại giữa Việt Nam và Ecuador tuy còn ở mức khiêm tốn nhưng Ecuador đang là một trong những thị trường có kim ngạch lớn và có mức tăng nhanh của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh. Nếu như xuất khẩu của Việt Nam sang Ecuador đạt 65,60 triệu USD năm 2010 thì trong 07 tháng đầu năm 2011 chúng ta đã xuất khẩu được xấp xỉ 45 triệu USD bằng 68,6% trị giá XK cả năm 2010, tính ra mức bình quân tháng của 7 tháng 2011 tăng gần 18% so bình quân tháng của năm 2010, trong khi nhập khẩu từ Ecuador không nhiều, với mức 6,6 triệu USD năm 2010 và 2,6 triệu USD 07 tháng đầu năm 2011. Hàng xuất của Việt Nam gồm café, giầy dép các loại, hàng dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm cao su, chất dẻo nguyên liệu, túi xách, va li, ô dù và một số hàng khác; Hàng nhập chủ yếu là thức ăn gia súc, dầu mỡ động vật, một số máy, thiết bị dụng cụ. Cho đến nay, Việt Nam chưa được biết đến như một đất nước đang phát triển nhanh về kinh tế, thương mại mà vẫn được nhận thức như là xứ sở của những năm tháng đạn bom, khói lửa chiến tranh chống Mỹ. Từ sâu trong ý thức, người Ecuador không thích Mỹ nên có cảm tình với Việt Nam đã chiến đấu và thắng Mỹ. Thực tế này có thể là thuận lợi ban đầu để các doanh nghiệp chúng ta làm ăn với thị trường Ecuador nếu như họ có nguyện vọng và quyết tâm. Để tăng xuất khẩu hàng Việt Nam vào thị trường Ecuador, cần tích cực nghiên cứu thị trường, tổ chức các cuộc khảo sát trực tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Ecuador, xác định được những lợi thế cạch tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung quốc để có thể thâm nhập thị trường, giành và nâng cao dần được thị phần tại Ecuador và đặc biệt cần chú ý khả năng cung cấp hàng nhanh, kịp thời có thể bằng cách thiết lập cơ sở phân phối hàng tại Khu Thương mại Tự do Colon của Panama và từ đó tái xuất sang Ecuador.
Địa chỉ Đại sứ quán hai nước :
Đại sứ quán Ê-cu-a-đo tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam
Đại sứ quán Việt Nam tại Chilê kiêm nhiệm Ecuador
Việt Nam – Guyana
Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 19/4/1975.
Quan hệ kinh tế ngoại giao giữa hai nước chưa có gì đáng kể.
Việt Nam – Paraguay
Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Paraguay chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/05/1995.
Quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển tương đối tốt. Về trao đổi Đoàn:
Phía Pa-ra-guay : Đoàn Tổng Vụ trưởng Chính sách song phương Bộ Ngoại giao Pa-ra-guay, Eferino Valdez Peralta thăm Việt Nam (3/2005); Đại sứ Pa-ra-guay tại Nhật Bản kiêm nhiệm Việt Nam Isao Taoka trình Quốc thư (5/2006); Tổng thống Pa-ra-guay Mendez sang thăm chính thức Việt Nam (9/3/2011)
Phía Việt Nam : Thứ trưởng Ngoại giao - Đặc phái viên Thủ Tướng Chính Phủ Lê Văn Bàng thăm Pa-ra-guay (3/2007); Paraguay ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Uỷ viên không thường trực HĐBA/LHQ khoá 2008-2009 và nhân dịp này, hai nước ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ.
Quan hệ thương mại
Quan hệ thương mại còn hạn chế. Trước đây chủ yếu là Việt Nam xuất khẩu sang Paraguay, với tổng giá trị thấp: 1997 Việt Nam xuất 597 nghìn USD, 1998: 605 nghìn USD, 1999: 221 nghìn USD, 2000: 660 nghìn USD, 2001: 637 nghìn USD, 2002: 347 nghìn USD.
Trao đổi thương mại hai chiều năm 2007 tăng đột biến, đạt 14,341 triệu USD, tăng 673% so với năm 2006 (2,13 triệu USD), trong đó Việt Nam xuất 3,068 triệu USD (2006: 1,13 triệu) và nhập 11,273 triệu USD (2006: 1 triệu). Việt Nam từ xuất siêu chuyển sang nhập siêu với chênh lệch lớn.
Mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất sang Paraguay gồm càphê hạt, giày thể thao, quạt điện, cao su, va li túi xách, hàng mây tre, gốm sứ, hàng may mặc, sợi tổng hợp, săm lốp, đầu video, máy in, đồ chơi trẻ em, dừa nạo. Mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập của Paraguay gồm bột đậu tương, thịt bò và phụ phẩm, da thuộc, gỗ nguyên liệu, sợi bông, bột thịt, bột xương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Paraguay
Đơn vị : USD
Năm
2008
2009
2010
6 tháng 2011
XK
7.371.945
3.493.839
7.147.472
6.407.450
NK
3.619.925
11.344.453
18.887.703
27.651.515
XNK
10.991.870
14.838.292
26.035.175
34.058.965
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Paraguay năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
Giày dép các loại
USD
0
2.543.035
Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
0
1.641.429
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
1.127.300
Sản phẩm dệt, may
USD
0
298.323
Sản phẩm từ cao su
USD
0
88.538
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
76.398
Vải các loại
USD
0
53.534
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
0
47.455
Sản phẩm mầy, tre, cói và thảm
USD
0
29.014
Gỗ và Sản phẩm từ gỗ
USD
0
15.129
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
13.702
Bánh, kẹo và Sản phẩm từ ngũ cốc
USD
0
11.300
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
USD
0
6.615
Sản phẩm gốm, sứ
USD
0
5.971
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Paraguay năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
USD
0
8.825.883
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày
USD
0
2.052.052
Bông các loại
Tấn
754
1.306.212
Sản phẩm hóa chất
USD
0
108.000
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
USD
0
12.320
Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống
USD
0
5
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Paraguay 6 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
Giày dép các loại
USD
0
1.961.255
Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
0
1.276.331
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
1.182.300
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
367.754
Sản phẩm dệt, may
USD
0
366.320
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
USD
0
199.081
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
67.288
Sản phẩm từ gỗ
USD
0
23.793
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
USD
0
11.070
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
6.882
Máy ảnh, máy quay phim & linh kiện
USD
0
3.604
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Paraguay 6 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khối lượng
Trị giá USD
Phế liệu sắt thép
Tấn
14.461
6.148.716
Bông các loại
Tấn
1.255
5.872.759
Thức ăm gia súc và nguyên liệu
USD
0
2.900.348
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, dày
USD
0
845.792
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
USD
0
21.506
Dược phẩm
USD
0
6.396
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Trong năm 2011 Pa-ra-guay là Chủ tịch luân phiên của Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Với tư cách là Chủ tịch Pa-ra-guay quyết tâm đẩy mạnh hợp tác giữa MECOSUR với ASEAN. qua đó mang lại lợi ích cho hai đất nước Pa-ra-guay và Việt Nam.
Những lĩnh vực hợp tác tiềm năng : viễn thông, nông nghiệp.
Khó khăn :
Xa cách về địa lý, thiếu thông tin về thị trường.
Pa-ra-guay có nền kinh tế thị trường mang đặc trưng kinh tế tiểu ngạch phổ biến.
FDI: Chưa có
ODA: Chưa có
Việt Nam – Peru
Quan hệ ngoại giao
Trong lịch sử, Peru là một trong những nước Mỹ Latinh có phong trào quần chúng mạnh mẽ ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam. Nhân dân và Chính phủ tiến bộ của Tổng thống Velasco ở Peru đã nhiều lần bày tỏ thiện cảm và ủng hộ cuộc đấu tranh của đấu tranh của nhân dân ta bằng nhiều hình thức. Tháng 1/1973, Tổng thống Velasco gửi thư chúc mừng thắng lợi của Việt Nam đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân ký Hiệp định Hòa bình Paris. Trên các diễn đàn quốc tế, Peru đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam. Tháng 2/1974, Peru (cùng với Cuba) là 2 nước Mỹ Latinh duy nhất đã bỏ phiếu thuận ủng hộ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được tham dự hội nghị “Tái xác định và phát triển Luật nhân đạo quốc tế áp dụng trong các cuộc xung đột vũ trang”. Peru đã cử đoàn vào dự hội nghị Công đoàn, Phụ nữ Việt Nam.
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Peru chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 14/11/1994. Đại sứ quán Việt Nam tại Chile kiêm nhiệm Peru và Đại sứ quán Peru tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam.
Trao đổi đoàn:
Về phía Pê-ru sang thăm Việt nam có : Tổng thống An-béc-tô Phu-hi-mô-ri (7/1998), Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xca Mau-rơ-tu-a (2/2006) thăm Việt Nam, Phó Tổng thống Lu-ít Gi-am Pi-ê-tơ-ri dự Hội Nghị Cấp Cao APEC 14 tại Hà Nội (11/2006) và Chủ tịch Đảng Cộng Sản Pê-ru-Tổ quốc đỏ (PCdelP) Alberto Moreno Rojad thăm và làm việc tại Việt Nam (19-27/7/2010).
Về phía Việt Nam sang thăm Pê-ru có : Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (9/1999), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (5/1998), Đặc phái viên của Thủ tướng - Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng (3/2007) thăm Pê-ru. Quý III/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống A. Gác-xi-a đã trao đổi thư, khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, nhất là về kinh tế-thương mại và năng lượng. Ngày 5/12/2007, Tổng thống Pê-ru A.Gác-xi-a tuyên bố công nhận Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tháng 11/2008, nhân dịp dự Hội Nghị Cấp Cao APEC 16 tại Pê-ru, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp gỡ Tổng thống A. Gác-xi-a. Pê-ru đánh giá cao những thành tựu của công cuộc Đổi mới mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam trong các lĩnh vực chính sách xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giáo dục, đào tạo và vận dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế.
Cũng tại Tại Hội nghị APEC lần thứ 16 tại thủ đô Lima, Peru trong năm 2008, Việt Nam và Peru đã thống nhất sẽ lập cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở Lima và của Pêru ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế mà hai nước cùng là thành viên như Liên hợp quốc, APEC, FEALAC…
Ngày 3/7/1998, Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế và Thương Mại giữa hai nước được ký kết. Giữa Việt Nam và Peru đã có Hiệp định khung về nông nghiệp, thủy sản, đầu tư, khoa học kỹ thuật. Trao đổi thương mại song phương tuy còn ở mức thấp và phần nhiều là qua trung gian nhưng có xu hướng gia tăng. Peru là một thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thị trường của ta bởi 75% các công ty xuất - nhập khẩu của Peru là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào thị trường các nước láng giềng như Ecuador, Colombia, Bolivia và phía Tây rộng lớn của Brazil.
Chính phủ hai nước thống nhất quan điểm tăng cường hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Việt Nam và Pêru đã nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công – nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyển thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
Trong thời gian tại nhiệm của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ Việt Nam – Peru theo chiều sâu. Hai bên hài lòng trước những bước phát triển tích cực của mối quan hệ song phương kể từ khi được thiết lập và chia sẻ đánh giá về những tiềm năng to lớn để mở rộng và tăng cường hơn nữa mối quan hệ này.
Theo đó, hai bên đã thống nhất một chương trình nghị sự song phương chung để phối hợp hành động nhằm đạt được những mục tiêu cùng có lợi cho cả hai nước. Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy tăng cường trao đổi đoàn chính thức ở các cấp, ngành; khả năng sớm thiết lập Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú ở mỗi nước.
Quan hệ thương mại
Về kinh tế-thương mại, hai bên nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công-nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
Hai bên cũng thống nhất thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác như về văn hoá, giáo dục, du lịch, lập Lãnh sự danh dự của Việt Nam ở Lima và của Peru ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai bên nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp hiện nay, hai nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế mà hai nước cùng là thành viên như Liên hợp quốc, APEC, FEALAC…
Gần đây, các hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước cũng được Chính phủ Việt Nam – Peru hết sức chú trọng. Tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính nước Cộng hòa Peru, Ngài Luis Miguel Castilla Rubio ngày 11/11/2011 đã ký Thỏa thuận giữa hai Bộ Tài chính về hợp tác và trợ giúp lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Peru Ollanta Humala.
Thỏa thuận hợp tác này được Hải quan hai nước Việt Nam và Peru thảo luận đàm phán trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Tổ chức Hải quan Thế giới) về hỗ trợ hành chính lẫn nhau, nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp kiểm soát hải quan của hai bên, thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật hải quan, đảm bảo tính chính xác thuế hải quan và các loại thuế khác, đồng thời tạo cơ sở cho việc thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước.
Thỏa thuận tập trung vào các nội dung hợp tác kỹ thuật nghiệp vụ, trao đổi thông tin, nhằm ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm trong việc tính thuế, phí hải quan và các thuế khác và áp dụng đúng pháp luật hải quan của nước mình.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Peru trong những năm qua có sự tăng trưởng mạnh. 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 42% so với cả năm 2010, và nhập khẩu của Việt Nam đối với hàng hóa từ Peru chủ yếu là thức ăn gia súc và hoa quả tăng 11%. Tổng kim ngạch Xuất Nhập Khẩu 9 tháng đầu năm giữa Việt Nam Peru đạt 132 triệu đô la Mỹ.
Kim ngạch thương mại hai nước
Năm
NK
XK
Tồng kim ngạch USD
Tăng %
2004
17.012.014
6.086.090
23.098.103
2005
31.921.218
8.125.360
40.046.577
73%
2006
39.013.259
12.580.689
51.593.949
29%
2007
47.984.845
16.470.867
64.455.712
25%
2008
71.119.457
35.696.948
106.816.405
65%
2009
77.778.869
25.597.576
103.376.445
- 3,3%
2010
68.959.183
38.355.750
107.294.133
3,7%
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Pê-ru hiện nay còn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng to lớn giữa hai nước. Xuất khẩu của Việt nam sang Pê-ru khoảng 40 triệu, Nhập khẩu đạt khoảng 70 triệu/năm. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: dầu mỡ động thực vật, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, bột cá, sợi acrylic v.v. Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là: cao su, giầy dép, hàng dệt may các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, săm lốp các loại, xe đạp và phụ tùng. Trao đổi thương mại song phương tuy còn ở mức thấp và phần nhiều là qua trung gian nhưng có xu hướng gia tăng đều từ 40 triệu năm 2005 nay đạt khoảng trên 100 triệu.
Hợp tác đầu tư
Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Pêru còn rất khiêm tốn. Hiện nay hợp tác trong lĩnh vực này mới bắt đầu kể từ năm 2007 trong lĩnh vực dầu mỏ.
Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) đã trúng thầu hợp đồng thăm dò, khai thác dầu mỏ tại khu vực phí đông Pêru. Tính đến năm 2008, đây là hợp đồng khai thác dầu thứ hai của PVN tại quốc gia Nam Mỹ này.
Tiềm năng trao đổi hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với Pêru : Việt Nam và Pêru cùng mong muốn thúc đẩy trao đổi để ký kết Hiệp định hợp tác về bảo hộ đầu tư nhẳm tạo khung pháp lý thuận lợi để thúc đầy doanh nghiệp hai nước xúc tiến các lĩnh vực đầutư vào thị trường hai bên trong tương lai.
Những thuận lợi và khó khăn
Pê-ru là thị trường tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận thị trường của ta bởi 75% công ty XNK của Pê-ru là vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào thị trường các nước láng giềng như Equado, Colombia, Bolivia và phía Tây rộng lớn của Braxin.
Hai nước có thể nâng kim ngạch thương mại lên 350 triệu USD/năm trong 3 năm tới. Các sản phẩm điện tử, lương thực thực phẩm của Việt Nam chất lượng tốt, giá hợp lý, có thể chiếm lĩnh thị trường Pê-ru. Bên cạnh đó, các mặt hàng tiềm năng khác của Việt Nam có thể xuất khẩu tốt sang Pê-ru gồm cao su, săm lốp các loại, giầy dép, hàng dệt may các loại, hàng thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu, xe đạp và phụ tùng.
Việt Nam và Pê-ru đã nhất trí tập trung nỗ lực thúc đẩy những lĩnh vực thế mạnh của nhau như về nông nghiệp, công-nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác mỏ; khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh và thiết lập quan hệ đối tác bạn hàng trực tiếp; nhất trí về tầm quan trọng của việc khuyến khích các chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp hai nước.
Tuy nhiên do hạn chế về thông tin và cách trở địa lý, trao đổi thương mại song phương còn ở mức thấp và chủ yếu qua trung gian tuy đang có xu hướng gia tăng.
Việt Nam – Suriname
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 19/12/1997
Quan hệ kinh tế ngoại giao hai nước: Chưa có gì đáng kể
Việt Nam – Uruguay
Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Uruguay chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/8/1993.
Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina kiêm nhiệm Uruguay, Đại sứ quán Uruguay tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam. Đại sứ Uruguay vừa chính thức mở đại sứ quán tại Việt Nam.
Quan hệ chính trị
Chính giới và nhân dân Uruguay có cảm tình và ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do trước đây cũng như thành tựu xây dựng đất nước hiện nay của Việt Nam. Cuối năm 2005, Việt Nam và Uruguay kết thúc đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007, Uruguay ủng hộ ta ứng cử Uỷ viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc khoá 2008-2009. Tổng thống Uruguay dự kiến thăm chính thức Việt Nam trong tháng 11/2007; hai nước đang trao đổi đi đến ký kết nhân dịp chuyến thăm Hiệp định Hợp tác khung cấp Chính phủ, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ, Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao.
Quan hệ thương mại
Quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát triển tốt. Quan hệ kinh tế thương mại chưa nhiều, chưa có hiệp định nào được ký kết, việc trao đổi các đoàn giữa hai bên ít. Mấy năm gần đây, doanh nghiệp hai nước bắt đầu có mối liên hệ với nhau.
Tháng 11/2007, Tổng thống Tabare Vazquez, nguyên thủ đầu tiên của Uruguay thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu cột mốc mới quan trọng trong quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Nhân dịp này, hai nước đã ký Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ và Bản ghi nhớ về cơ chế tham khảo giữa hai Bộ Ngoại giao.
Quan hệ thương mại Việt Nam - Uruguay phát triển còn khiêm tốn và Uruguay luôn xuất siêu. Năm 2006, trao đổi thương mại hai chiều đạt 14,86 triệu đôla, trong đó Việt Nam xuất sang Uruguay số lượng hàng hóa trị giá 2,33 triệu USD, chiếm 0,1% tổng giá trị hàng nhập khẩu của nước này; và nhập của Uruguay 12,53 triệu USD, chiếm 0,3% tổng giá trị hàng xuất của Uruguay (số liệu của Hải quan Uruguay).
Năm 2007 trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 27,026% (tăng 82%, Uruguay tiếp tục xuất siêu); trong đó Việt Nam xuất 4,085 triệu USD và nhập 22,94 triệu USD, chiếm tương ứng 0,075% giá trị nhập khẩu và 0,49% giá trị xuất khẩu của Uruguay (số liệu của Hải quan Uruguay).
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm giày thể thao, quần áo, sợi tổng hợp, vali túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ, dừa khô. Mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập của Uruguay gồm thịt bò, da thuộc, gỗ nguyên liệu, sợi len, sữa, mực ống, phụ phẩm gia súc, dược liệu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Uruguay
Đơn vị : USD
Năm
2008
2009
2010
6 tháng 2011
XK
9.220.631
8.652.882
16.354.534
14.286.908
NK
42.662.422
30.509.168
48.269.419
17.110.782
XNK
51.883.053
39.162.050
64.623.954
31.397.690
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uruguay năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giáUSD
Giày dép các loại
USD
0
5.504.033
Hàng thủy sản
USD
0
3.453.357
Sản phẩm dệt, may
USD
0
1.763.321
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
1.024.920
Hàng rau quả
USD
0
513.778
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
USD
0
266.373
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
131.952
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
USD
0
131.759
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
0
125.127
Gỗ và Sản phẩm từ gỗ
USD
0
92.038
Cao su
Tấn
37
87.238
Sản phẩm từ cao su
USD
0
77.946
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
33
66.578
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
64.274
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
62.058
Vải các loại
USD
0
41.035
Linh kiện và phụ tùng xe máy
USD
0
27.261
Sản phẩm gốm, sứ
USD
0
18.550
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Uruguay năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giáUSD
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
USD
0
18,867,061
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
USD
0
11,941,736
Dược phẩm
USD
0
3,752,730
Lúa mỳ
Tấn
14,804
3,420,962
Sữa và sản phẩm từ sữa
USD
0
2,327,681
Nguyên phụ liệu dược phẩm
USD
0
316,551
Sản phẩm hóa chất
USD
0
121,512
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
56,110
Vải các loại
USD
0
15,301
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
104
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Uruguay 6 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giáUSD
Giày dép các loại
USD
0
4,359,722
Sản phẩm dệt, may
USD
0
1,921,009
Hàng thủy sản
USD
0
1,877,200
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
957,057
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
420,460
Cao su
Tấn
60
305,548
Điện thoại các loại và linh kiện
USD
0
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
44
98,560
Xơ, sợi dệt các loại
Tấn
57
92,109
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
USD
0
69,943
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
USD
0
41,251
Sản phẩm từ gỗ
USD
0
31,297
Sản phẩm gốm, sứ
USD
0
10,070
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
0
6,853
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
4,364
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
USD
0
1,620
Sản phẩm hóa chất
USD
0
396
Gỗ
USD
0
220
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
104
Các mặt hàng nhập khẩu chính của việt Nam từ Uruguay 6 tháng đầu năm 2011
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giáUSD
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
USD
0
7,341,436
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
USD
0
4,448,599
Dược phẩm
USD
0
2,208,195
Sửa và sản phẩm từ sữa
USD
0
1,245,583
Phế liệu sắt thép
Tấn
1,221
499,077
Vải các loại
USD
0
178,413
Hàng thủy sản
USD
0
133,151
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
86,400
Sản phẩm hóa chất
USD
0
18,265
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
USD
0
1,938
Quan hệ đầu tư
FDI : U-ru-guay có 1 dự án FDI trị giá 100.000 USD tại ViệtNam, đứng thứ 90 trên tổng số 93 nước lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam
ODA : Chưa có
Những thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Hai bên có nhiều tiềm năng có thể hợp tác và bổ trợ lẫn nhau, nhất là trên các lĩnh vực chăn nuôi, nônglâm nghiệp, công nghệ sinh học, văn hóa, thể thao…
Khó khăn:
Xa cách về địa lý và thiếu thông tin, thương mại giữa hai nước nhiều khâu còn phải qua nước thứ ba hoặc gián tiếp
Việt Nam – Venezuela
Quan hệ ngoại giao
Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam, phong trào đoàn kết và ủng hộ Việt Nam phát triển mạnh và rộng khắp ở Vê-nê-xu-ê-la. Một trong những biểu hiện sinh động của phong trào này là sự kiện các du kích quân Vê-nê-xu-ê-la đã bắt trung tá tình báo Mỹ Xmo-len để đánh đổi tự do cho Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/12/1989; Việt Nam mở ĐSQ tại Ca-ra-cát tháng 9/2005 và Vê-nê-xu-ê-la mở ĐSQ tại Hà Nội tháng 1/2006.
Quan hệ chính trị
Về trao đổi đoàn:
Đoàn cấp cao Việt Nam sang Vê-nê-xu-ê-la : Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Vê-nê-xu-ê-la (11/2008), Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh(5/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (3/2006) thăm Vê-nê-xu-ê-la.
Đoàn cấp cao Vê-nê-xu-ê-la sang thăm Việt Nam : Tổng thống U.Cha-vết thăm Việt Nam (7/2006).
Tiếp xúc cấp cao : Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống U.Cha-vết đã gặp nhau dịp Hội nghị Thượng đỉnh các nước phương Nam tại La Ha-ba-na, Cu-ba (tháng 4/2000) và Hội nghị cấp cao Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc tại Niu-Oóc (tháng 9/2000); Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Tổng thống U.Cha-vết tại La Ha-ba-na dịp dự Hội Nghị Cấp Cao 14 Phong trào Không Liên Kết (9/2006). Quốc hội Vê-nê-xu-ê-la đã thành lập Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị với Việt Nam (3/2006).
Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác cấp Chính phủ, cấp Bộ/ngành về nhiều lĩnh vực như ngoại giao, năng lượng-dầu khí, nông nghiệp, du lịch, văn hóa, thông tin và truyền thông, giáo dục-đào tạo … Hai nước đã tổ chức Khóa họp I Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Vê-nê-xu-ê-la tại Thủ đô Cara-cát (8/2008) và khóa họp II tại Hà Nội vào quý III/2010.
Quan hệ thương mại
Trao đổi thương mại giữa hai nước hiện còn ở mức rất khiêm tốn nhưng có nhiều tiềm năng, nhất là về năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (thiết bị điện, điện tử, may mặc, giày dép...), y tế, khoa học - công nghệ...
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Venezuela
Đơn vị : USD
Năm
NK
XK
Tổng kim ngạch
2004
727,278
4,708,321
5,435,599
2005
71,856
7,175,934
7,247,790
2006
265,375
11,667,695
11,933,070
2007
150,479
11,819,147
11,969,626
2008
163,064
19,890,284
20,053,348
2009
255,969
13,878,104
14,134,073
2010
716,345
21,399,282
22,115,627
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang venezuela năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giáUSD
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
5,337,858
Giày dép các loại
USD
0
2,383,058
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
0
1,192,327
Cao su
Tấn
305
1,006,694
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
734,163
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
USD
0
733,010
Sản phẩm dệt, may
USD
0
610,544
Hàng thủy sản
USD
0
425,930
Dây điện & dây cáp điện
USD
0
414,294
Hóa chất
USD
0
391,200
Gỗ và Sản phẩm từ gỗ
USD
0
352,809
Cà phê
Tấn
192
348,258
Gạo
Tấn
900
337,500
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
USD
0
270,687
Hạt tiêu
USD
0
173,300
Sản phẩm từ cao su
USD
0
145,124
Sản phẩm hóa chất
USD
0
97,494
Sản phẩm từ giấy
USD
0
59,762
Phương tiện vận tải khác & phụ tùng
USD
0
56,569
Vải các loại
USD
0
40,353
Chất dẻo nguyên liệu
USD
0
37,800
Sắn và các sản phẩm từ sắn
Tấn
14
30,294
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
Tấn
36
26,500
Máy vi tính, Sản phẩm điện tử & linh kiện
USD
0
18,734
Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh
USD
0
12,054
Giấy các loại
USD
0
173
Quặng và khoáng sản khác
Tấn
0
91
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Venezuela năm 2010
Mặt hàng
Đơn vị
Khốilượng
Trị giáUSD
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
USD
0
567,905
Chất dẻo nguyên liệu
Tấn
21
22,204
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
USD
0
9,573
Sản phẩm từ chất dẻo
USD
0
4,545
Cao su
Tấn
56
4,468
Sản phẩm từ sắt thép
USD
0
43
Quan hệ đầu tư
Ngày 29/6/2010. hai nước đã ký kết Hợp đồng thiết lập Liên doanh khai thác và Nâng cấp dầu nặng tại Lô Hu-nin II (Liên doanh PetroMacareo). hợp đồng đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay; hiện hai bên tiếp tục hoàn tất các thủ tục để hợp đồng nói trên có hiệu lực cũng như đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. Phía Vê-nê-xuê-la quan tâm và mong muốn tham gia dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất và đề nghị ký kết một thỏa thuận về nội dung này vào dịp tổ chức Khóa họp II của UBLCP VN-Vê-nê-xuê-la.
Việc sớm ký kết các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế hai lần, hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng hải, hợp tác liên ngân hàng giữa Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác đầu tư, đặc biệt trong các dự án hợp tác về đầu khí.
Việt Nam và Vê-nê-xu-ê-la cũng đang tìm hiểu khả năng Việt Nam đầu tư ở Vê-nê-xu-ê-la, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương thực, bóng đèn tiết kiệm điện, sản xuất bê tông nhựa, xi măng, thiết bị điện, lắp rắp ô tô tải nhẹ, xe máy.
Những thuận lợi và khó khăn
Hai bên đều có nhiều tiềm năng lớn để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, nhất là về năng lượng, dầu khí, nông nghiệp, công nghiệp sản xuát hàng tiêu dùng (thiết bị điện tử, điện tử, may mặc, giày dép) y tế, khoa học công nghệ. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của VIệt Nam và công cuộc tái năng động hóa nền kinh tế của Vê-nê-xu-ê-la có nhiều điểm tương đồng và hỗ trợ cho nhau. Đó là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tương lai.
Ngoài ra việc nghiên cứu, tiến hành đàm phán và ký Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam kịp thời giam gia thị trường Nam Mỹ. Việt Nam có tiềm năng xuất sang Vê-nê-xu-ê-la lương thực. thực phẩm. máy móc nông nghiệp, đồ điện tử, hàng điện từ, giày dép, hàng may mặc. Venezuela bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, khai thác quặng bô xít, kỹ thuật trồng lúa nước, chữa bệnh bằng đông y, nuôi trồng thủy sản.
Với Vê-nê-xu-ê-la. để thúc đẩy xuất khẩu sang Vê-nê-xu-ê-la. Việt Nam cần có chiến lược tiếp cận nguồn Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp Vê-nê-xu-ê-la của chính phủ Vê-nê-xu-ê-la thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính (gồm 20 tỷ USD) để nhập hàng giá rẻ về bán cho dân nghèo. Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la đã thỏa thuận dành một phần Quỹ này cho các doanh nghiệp mua hàng từ Việt Nam.
Hiện chính quyền của Tổng thống Chavez rất ủng hộ việc phát triển quan hệ với Việt Nam. Ngoải ra Việt Nam có thể tận dụng quan hệ tốt với Cuba để xuất khẩu sang Vê-nê-xu-ê-la.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHỐI NAM MỸ.doc