Luận văn Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển luôn thúc ép các nước đang phát triển phải đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan.Nhưng ngược lại, những nước phát triển lại luôn luôn tìm mọi cách đặt ra các rào cản thương mại nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa xuất khẩu của những nước nghèo đang phát triển. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia vào “chợ toàn cầu”.

pdf68 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương mại 1979 của Hoa Kì đưa ra các tiêu chuẩn và các thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng đối với hàng nhập khẩu. Luật này đưa ra các quy định và trách nhiệm của nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ hàng hóa trong việc đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, hướng dẫn sử dụng và các cảnh báo về khuyết tật của sản phẩm nhằm tránh những tổn hại đến sức khỏe của người tiêu dùng và những bồi thường về sức khỏe do việc tiêu dùng hàng hóa gây ra. 32 - Luật về các chất nguy hiểm: Cơ sở thực hiện là luật 65 California về thông báo sử dụng các hóa chất độc hại. Các hóa chất độc hại bao gồm: các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo), các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng, các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thủy ngân, niken…), các hợp chất hữu cơ thiếc (MBT, TBT, TPhT…), các hợp chất có chứa clo (chất tải hữu cơ có chứa clo như clobenzen, clotoluen), các chất chậm cháy (PBBs, Peta- BDE, octo BDE…), Focmaldehyt, Phtalat (DEHP, DINP…), tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ. Luật quy định những yêu cầu của việc dán mác, đóng gói, trong đó cần ghi đầy đủ các thông tin về xuất xứ của hàng hóa, thành phần của sản phẩm, và hướng dẫn cách sơ cứu khi xảy ra tai nạn. Theo quy định của luật này, các sản phẩm được coi là có chứa chất rất nguy hiểm sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường này. - Quy định về trách nhiệm đối với người lao động (SA 8000): theo quy định của hệ thống tiêu chuẩn này, Hoa Kì sẽ tiến hành đưa ra lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm có sử dụng lao động trẻ em, hoặc lao động cưỡng bức. Đồng thời hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm do các cơ sở sản xuất không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về điều kiện làm việc, thời gian làm việc, mức lương tối thiểu, chế độ bồi thường,…đối với người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế. - Đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ (từ ngày 1/1/2010): theo đó ngành dệt may phải quan tâm đến điều kiện môi trường ở nơi sản xuất, xây dựng các khu công nghiệp nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đồng thời phải có phòng thí nghiệm sinh thái ở Viện dệt may. Đây là cơ sở để kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng cũng như để được cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu. - Quy định đối với hàng may mặc có thành phần từ lông thú: Hàng may mặc bằng lông thú hay có một phần bằng lông thú nhập khẩu vào Mỹ, trừ những sản phẩm mới có đơn giá dưới 7 USD phải ghi mark, mã theo quy định của luật nhãn hiệu hàng lông thú (Fur products label act- FPT) bao gồm: 33  Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký với FPT, số đó có thể được ghi thay cho tên.  Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ.  Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm.  Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật.  Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc. Nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền. - Trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu (Tiêu chuẩn WRAP): “WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với 12 nguyên tắc chủ yếu sau: 1. Luật pháp và quy tắc nơi làm việc 2. Ngăn cấm lao động cưỡng bức 3. Ngăn cấm lao động trẻ em 4. Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi 5. Bồi thường và phúc lợi 6. Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp 7. Ngăn cấm phân biệt đối xử 8. Sức khoẻ và an toàn môi trường làm việc 9. Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể 10. Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường 11. Thực hiện đúng thủ tục thuế quan 12. Cấm chất ma tuý Tham gia vào chương trình chứng nhận WRAP chứng minh lời cam kết của ngành công nghiệp may mặc đối với trách nhiệm xã hội trong thực tiễn kinh doanh bằng việc tôn trọng triệt để các nguyên tắc sản xuất WRAP.” 1.3.4 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc tại Nhật Bản Tại thị trường Nhật Bản, hàng may mặc nhập khẩu phải tuân thủ các đạo luật sau: 34 - Luật ghi nhãn chất lượng hàng hóa gia dụng (được kiểm soát bởi Phòng Bảo vệ Người tiêu dùng, Ban Vấn đề người tiêu dùng, Cục Chính sách thương mại và Thông tin, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp): mục tiêu của đạo luật này là để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn thích hợp với chất lượng của hàng hóa gia dụng. Việc ghi nhãn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Thành phần xơ: yêu cầu ghi nhãn thành phần xơ được sửa đổi vào năm 1997 cho phép ghi nhãn cả bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, phải chỉ ra các loại xơ được dùng cho sản phẩm bằng thuật ngữ quy định và tỷ lệ phần trăm của mỗi loại xơ (theo khối lượng). Giặt gia dụng và các phương pháp giặt: sử dụng các kí hiệu được quy định tại tiêu chuẩn JIS 1 0217 (Japan Industrial Standards- Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản, điều khoản 0217 quy định kí hiệu ghi nhãn cho sản phẩm dệt và các phương pháp ghi nhãn sản phẩm dệt) để chỉ ra phương pháp giặt gia dụng và các phương pháp xử lý khác. Chống thấm nước: quần áo có lớp tráng cần ghi nhãn đặc biệt để chỉ ra công năng chống thấm nước trừ trường hợp lớp tráng được yêu cầu cho các mục đích khác. Chỉ ra loại da cho sản phẩm dùng da một phần: quần áo có một phần dùng da hoặc da tổng hợp phải được ghi nhãn để chỉ ra loại da phù hợp với các điều khoản về ghi nhãn chất lượng của hàng hóa công nghiệp khác. Người ghi nhãn: phải chỉ ra tên, địa chỉ hoặc số điện thoại của người ghi nhãn Hình 1.2 Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải lụa 35 Hình 1.3. Thí dụ về nhãn mác đối với đồ vải vóc - Đạo luật chống lại phần thưởng không thể biện minh được và giới thiệu lừa dối (được kiểm soát bằng Ủy ban Mậu dịch công bằng Nhật Bản, Phòng Thương mại liên quan tới người tiêu dùng, Vụ Tập quán Thương mại): mục tiêu của đạo luật này là ngăn ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc bằng giới thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hóa. Đạo luật quy định các thực hành ghi nhãn chính xác cho hàng nhập khẩu để đảm bảo người tiêu dùng không nhận được thông tin lừa dối về xuất xứ thực. “Nước xuất xứ” nghĩa là nước tại đó thực hiện các hành động mà gây ra sự biến đổi quan trọng về bản chất của sản phẩm. Chú ý rằng nhãn chứng thực nước xuất xứ phải được may vào quần áo. - Luật kiểm soát các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm (được kiểm soát bởi Văn phòng An toàn Hóa chất, Phòng Đánh giá và Cấp phép, Cục An toàn Y- dược Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) mục tiêu của luật này là hạn chế các sản phẩm gia dụng có chứa các chất nguy hiểm, nhờ vậy mà đóng góp vào bảo vệ sức khỏe của dân tộc. Luật yêu cầu tất cả các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ tiêu chuẩn về hàm lượng các chất nguy hiểm có thể gây tổn thương cho da. Các sản phẩm may mặc có mức độ độc hại cao hơn mức cho phép sẽ bị cấm bán ở thị trường Nhật Bản. Bộ Phúc lợi và Lao động Nhật Bản chỉ rõ 20 chất nguy hiểm và có bằng chứng là gây nguy hiểm cho sức khỏe con người như sau (cho đến tháng 9/2007): Hydro clorua, Vinyl Clorua, 4.6-Diclo-7, Kali hydroxit, Natri hydroxit, Tetra clo etylen, Triclo etylen, Tris phosphin oxit, Hợp chất Tris phosphat, hợp chất tributil thiếc, hợp chất triphenil thiếc, hợp chất Bis phosphat, Dieldrin, 36 Benzo anthracen, Benzo pyren, Formaldehyde, Metanol, hợp chất thủy ngân hữu cơ, Axit sunfuric. - Luật hải quan: điều 71 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa có nhãn ghi nước xuất xứ giả hoặc dẫn đến sự lừa dối. Điều 69-11 của Luật hải quan cấm nhập khẩu hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (như hàng giả nhãn hiệu, hàng nhái). 1.4 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để đáp ứng các rào cản của nước nhập khẩu  Tăng năng lực sản xuất - Đầu tư mở rộng năng lực các xí nghiệp địa phương như Hưng Hà, Bỉm Sơn, Thiệu Hóa, Hà Quảng…nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác để xây dựng các nhà máy mới như Xí nghiệp Vĩnh Bảo- Hải Phòng, CTCP Đông Bình- Bắc Ninh. Mặt khác tìm kiếm các đơn vị vệ tinh gia công để cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tư nhà xưởng thiết bị…Các việc trên nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời việc minh bạch hóa các chứng từ để chứng minh sản xuất và bán hàng trên giá thành của mình nhằm chống nguy cơ bị kiện bán phá giá. - Ưu tiên đầu tư các thiết bị hiện đại, xây dựng May 10 thành trung tâm sản xuất có công nghệ cao, chuyên sản xuất sản phẩm sơ mi và veston cao cấp. Cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. - Tạo môi trường tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn; giảm thiểu được các bất cập và lãng phí trong quá trình sản xuất; tăng năng suất lao động góp phần làm tăng trưởng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung cải tiến công tác tổ chức sản xuất, áp dụng phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ CLEAN OFFICE, EDOCMAN trong toàn công ty.  Phát triển tiêu thụ sản phẩm may mặc, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh 37 - Củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm hàng may mặc. Kiên quyết loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu, hàng dởm, hàng nhái ra khỏi hệ thống tiêu thụ của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng. - Tập trung nghiên cứu cải tiến mẫu mã hiện có từ những chi tiết nhỏ nhất đảm bảo hình dáng thông số, mầu sắc…phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Duy trì sản phẩm mũi nhọn của công ty như sơ mi nam và veston cao cấp. Đồng thời tăng cường các hoạt động thiết kế thời trang và may đo nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng. - Tiếp tục mở rộng các kênh phân phối, các phương pháp tiếp cận khách hàng, xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, chuẩn hóa và cải tạo các cửa hàng các đại lý. - Tư vấn về công tác quản lý, tổ chức sản xuất đào tạo, chuyển giao công nghệ…cho các doanh nghiệp trong ngành nhằm tạo ra một hệ thống các doanh nghiệp có trình độ tương đương, có khả năng liên kết, hỗ trợ nhau cùng sản xuất kinh doanh, đối phó với những khó khăn trên thị trường quốc tế.  Đào tạo phát triển nguồn nhân lực - Phát huy hình thức đào tạo tại chỗ. Khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc, đặc biệt công việc liên quan đến hoạt động ngoại thương. - Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang. Ngay từ những năm 1997- 1998, công ty đã liên kết với các công ty nước ngoài ở CHLB Đức, Pháp…để gửi người đi đào tạo về thiết kế thời trang. Trong nước, công ty liên doanh với Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho Công ty và các đơn vị.  Ưu tiên cho chiến lược phát triển thương hiệu - Tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm bằng cách tập trung nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang; tăng cường nghiệp vụ marketing; tìm hiểu và có kế hoạch tiếp cận 38 các thị trường mới giàu tiềm năng; dành 3% doanh thu hàng năm cho việc quảng bá và phát triển thương hiệu. - Đăng kí sở hữu nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1992 - Thành lập bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trường và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động quảng cáo, đồng thời xây dựng kế hoạch và đầu tư hàng tỷ đồng mỗi năm vào công tác quảng bá thương hiệu. - Tiến hành dán “Tem chống hàng giả” vào thẻ bài và đưa “Sợi chống hàng giả” vào nhãn dệt chính của sản phẩm. Khi có tranh chấp, công ty có thể xác định nguồn gốc của sản phẩm thông qua các nội dung bí mật trên “Tem chống hàng giả” và “Sợi chống hàng giả”. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Các sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất đều được nghiên cứu, thiết kế và xác nhận giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường hướng đến. - Công ty đã xây dựng các tiêu chuẩn, đăng kí và công bố tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm cũng như cam kết bán các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra. - Các sản phẩm đều có tem chống hàng giả, và hướng dẫn cho người tiêu dùng cách sử dụng cũng như phân biệt hàng nhái, hàng giả. - Chuẩn hóa các hình ảnh của công ty từ các đơn vị đến các cửa hàng đại lý, chuẩn hóa logo, các nhãn hiệu, biểu hiện và các ấn phẩm của công ty. 1.5 Đánh giá chung về mức độ đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc xuất khẩu của công ty 1.5.1 Ưu điểm Cùng với các thương hiệu dệt may Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế , được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, May Sài Gòn, dệt Thành Công, May Scavi…May 10 cũng đã tạo dựng được thương hiệu và có chỗ đứng nhất định của mình. Việc xây dựng được thương hiệu và có khả năng xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường lớn như May 10 không phải là một việc đơn giản, trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu dưới hình thức gia công. 39 Để có được thành công này, là nhờ vào đội ngũ cán bộ quản lý công ty đã sớm đưa ra những chính sách phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo dựng lòng tin nơi khách hàng. Thêm vào đó công ty đã chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Để thương hiệu May 10 bay xa, công ty đã xây dựng và được cấp 2 chứng chỉ ISO 9001:2000; ISO 14000. Đối với khách hàng ở các nước phát triển, họ luôn ưu tiên những sản phẩm đã đạt được chứng chỉ ISO. Có thể nói chứng chỉ ISO như một “tờ giấy bảo đảm”, khiến khách hàng tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm. Công ty cũng không ngừng cải tiến hệ thống máy móc nhà xưởng theo công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việc làm này không chỉ nâng cao năng suất lao động mà với xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay, hầu hết các máy móc mới đều tiết kiệm năng lượng và tạo ra ít phế phẩm hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu bảo vệ môi trường của các nước phát triển đặt ra. Công ty đã xây dựng trung tâm y tế và trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động và gia đình họ, giúp người lao động yên tâm hơn khi làm việc. 1.5.2 Nhược điểm Tuy công ty đạt được nhiều thành công song vẫn còn nhiều bất cập còn tồn tại trong các biện pháp thích nghi với rào cản kỹ thuật quốc tế. Trong các biện pháp mà công ty đưa ra, chưa thấy nói đến giải pháp về nguyên phụ liệu. Đối với các doanh nghiệp dệt may, nguyên phụ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng như về màu sắc, chất lượng, độ bền…, trong khi công ty lại không tự sản xuất được nguyên phụ liệu. Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu trong nước chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 0-3%, còn lại là nhập ngoại. Bảng 1.10: Thị trường nhập nguyên phụ liệu theo hợp đồng FOB 40 Thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Trung Quốc 4.487.760 32 2.897.296 53 6.502.812 62 Đài Loan 3.416.959 25 1.201.742 22 848.972 8 Hồng Công 701.504 5 556.242 10 1.502.441 14 Asean 275.879 2 171.478 3 1.332.680 13 Việt Nam 132.668 1 170.839 3 32.714 0,3 Khác 4.766.042 35 472.939 9 236.392 2,7 Cộng 13.780.812 100 5.470.536 100 10.456.011 100 Nguồn: Phòng kế hoạch-CTCP May 10 Qua bảng 1.10, ta thấy nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhưng trước những vấn đề về an toàn vệ sinh mà Trung Quốc đã gặp phải trong thời gian qua, thì nguyên phụ liệu nhập khẩu từ thị trường này khó đảm bảo được những yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu hàng may mặc đưa ra. Đối với tiêu chuẩn SA 8000 rất được các nước phát triển sử dụng đối với các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, hiện nay công ty cũng mới chỉ đáp ứng được phần nào. Hiện tượng công nhân làm quá số giờ theo quy định của luật Lao động cũng đã từng xảy ra. Một ngày công nhân làm việc lên tới 12 tiếng. Thêm vào đó là tình trạng lao động trẻ em. Các hộ dân cư xung quanh khu vực công ty thường nhận về gia công sản phẩm tại nhà những chi tiết đơn giản của sản phẩm, mà người sản xuất chính là con em của họ những lúc nhàn rỗi. Vì thế nguy cơ bị điều tra ra và trả lại hàng là có thể xảy ra. Ngoài ra còn phải kể đến vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong bối cảnh các nước phát triển ngày càng tích cực sử dụng các rào cản xanh để ngăn hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Chất thải dệt may chưa được quản lý đúng mức, đặc biệt là các hóa chất độc hại và nước thải. Đặc điểm của nước thải sản 41 xuất dệt nhuộm chứa nhiều loại hóa chất xút, chất tẩy rửa, phèn, nhựa thông, phẩm màu…gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu như ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường. 1.5.3 Nguyên nhân Trình độ của ngành dệt may còn ở mức thấp so với mặt bằng chung, do đó năng suất chưa cao, chất lượng cũng chưa được đảm bảo. Việc nâng cấp những máy móc thiết bị đang là hiện đại nhất trên thế giới sẽ gặp phải nhiều khó khăn do trình độ của người lao động Việt Nam còn hạn chế, đa phần là lao động phổ thông, ít được tiếp xúc với khoa học kĩ thuật tiên tiến nên khó vận hành. Vì vậy, doanh nghiệp cần tích cực hơn nữa trong công tác đào tạo đội ngũ công nhân viên của công ty. Để giải quyết vấn đề khó khăn về tỷ lệ nội địa hóa, giảm lượng nhập khẩu nguyên phụ liệu, cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và Hiệp hội dệt may. Tuy Nhà nước đã có chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành nhưng vẫn chưa được thực hiện triệt để. Vấn đề môi trường vẫn chưa được chú trọng, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp và nước nhuộm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các nước phát triển. Tuy công ty đã chú trọng đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang, khuyến khích tài năng trẻ, nhưng nhìn chung mẫu mã sản phẩm vẫn khá đơn điệu, chưa thể so sánh được với các mẫu mốt tại các kinh đô thời trang trên thế giới. Ở nước ta lại chưa chú trọng phát triển ngành thời trang, hiện nay mới chỉ có một viện mẫu Fadin nghiên cứu về lĩnh vực thời trang. 42 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 2.1 Quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam (bao gồm hàng may mặc) Dệt may được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu chủ yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đưa đất nước tiến lên theo con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Trong quyết định về chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam của thủ tướng chính phủ ngày 14/3/1008 chỉ rõ: 2.1.1 Quan điểm phát triển Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước phát triển nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm trong ngành. Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các Khu, cụm công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt may Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn. Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi nguồn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển dệt may Việt Nam. Trong đó chú trọng 43 kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà những nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu. 2.1.2 Mục tiêu phát triển Bảng 2.1: Mục tiêu phát triển Tốcđộ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 20112020 Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16-18% 12-14% Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15% Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau: Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phát triển Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2006 Mục tiêu toàn ngành đến 2010 2015 2020 Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000 Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000 Sử dụng lao động Nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000 Tỷ lệ nội địa hóa Phần trăm 32 50 60 70 Sản phẩm chính 44 Bông xơ Xơ, sợi tổng hợp Sợi các loại Vải Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu sản phẩm 8 - 265 575 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000 Nguồn: Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg 2.1.3 Định hướng phát triển 2.1.3.1 Sản phẩm Tập trung phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Chú trọng đến công tác thiêt kế thời trang, tạo ra các sản phẩm dệt may có đặc tính khác biệt cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu hội nhập trong ngành dệt may. Tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt may, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư sản xuất xơ, sợi tổn hợp, nguyên phụ liệu, phụ tùng thay thế và các sản phẩm hỗ trợ để cung cấp cho các daonh nghiệp. Xây dựng chương trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu. Tập đoàn Dệt may Việt Nam giữ vai trò nòng cốt thực hiện chương trình này. Xây dựng chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. 2.1.3.2 Đầu tư và phát triển sản xuất Đối với các doanh nghiệp may: từng bước di dời các cơ sở sản xuất về các địa phương có nguồn lao động nông nghiệp và thuận lợi giao thông. Xây dựng các trung tâm thời trang, các đơn vị nghiên cứu thiết kế mẫu, các Trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu và thương mại tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn. 45 Đối với các doanh nghiệp sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải: xây dựng các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành dệt may có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện cung cấp điện, nước, xử lý nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Nhà nước. Thực hiện di dời và xây dựng mới các cơ sở dệt nhuộm tại các Khu, Cụm công nghiệp tập trung để có điều kiện xử lý nước thải và giải quyết tốt việc ô nhiễm môi trường. Xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng xơ, bông. 2.1.3.3 Bảo vệ môi trường Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển ngành dệt may và các quy định pháp luật về môi trường. Tập trung xử lý triệt để các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các Khu, Cụm công nghiệp dệt may có hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tiêu chuẩn môi trường để di dời các cơ sở dệt may có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào khu công nghiệp. Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn trong ngành dệt may, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14000, tạo môi trường lao động tốt cho người lao động theo tiêu chuẩn SA8000. Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành dệt may theo hướng thân thiên với môi trường. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường và rào cản kĩ thuật để hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2 Một số giải pháp thích nghi với các rào cản kĩ thuật nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần May 10 2.2.1 Giải pháp đối với công ty Doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại của thị trường các nước nhập khẩu.Doanh nghiệp cần hết sức tránh những loại rào cản kể trên. Trong trường hợp mắc phải, doanh ngiệp cần khôn khéo tìm cách tháo gỡ cùng với sự trợ 46 giúp của Chính phủ và Hiệp hội. Doanh nghiệp cần xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh, phân tích rủi ro và cơ hội từ việc đầu tư vào các giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật tiềm tàng. Bên cạnh những biện pháp mà doanh nghiệp đã đưa ra, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, em xin được phép đưa ra một số giải pháp khác như sau: 2.2.1.1 Quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trường - Đẩy mạnh việc quản lý hóa chất: trong khi thực hiện các hệ thống quản lý môi trường cần rà soát các hóa chất thuốc nhuộm, chất trợ đang sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ của chúng, các phiếu số liệu an toàn của nhà cung ứng. - Triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn: sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi trường, các công nghệ sử dụng ít nước, ít năng lượng, giảm thiểu chất nước thải và chất thải khí.. - Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm: tăng cường liên doanh liên kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nhập khẩu những dây chuyền thiết bị mới. Nên cố gắng nhập khẩu từ những nước có công nghệ nguồn. 2.2.1.2 Thực hiện tốt tiêu chuẩn SA 8000 Nền tảng của tiêu chuẩn này chính là thực hiện tốt Bộ Luật Lao động. Thêm vào đó là việc xây dựng tác phong công nghiệp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh. Tạo mối quan hệ tôn trọng, đoàn kết, gắn bó giữa những người lao động và công ty. Không nên nhìn nhận SA 8000 như một vấn đề mâu thuẫn với mục tiêu cẳ giảm chi phí để tăng lợi nhuận, không phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ngược lại, khi người lao động được hưởng đầy đủ những quyền lợi của mình, được làm việc trong môi trường đảm bảo, họ sẽ yên tâm lao động, sáng tạo, vì vậy sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng tốt hơn và hăng say lao động hơn. Vì thế doanh nghiệp nên quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, như có phòng ăn hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nhà vệ sinh thông thoáng sạch sẽ; có khu nghỉ ngơi cho người lao động sau giờ ăn. 47 Bên cạnh đó, công ty nên chấm dứt tình trạng giao hàng cho các hộ dân cư gia công tại nhà, vì việc này có thể sử dụng đến lao động trẻ em và điều kiện làm việc tại nhà không đáp ứng được các tiêu chuẩn khi làm việc được quy định như điều kiện ánh sáng, sự thông thoáng cần thiết do đặc điểm của các sản phẩm may mặc là có hàm lượng bông sợi lớn, có thể bay lơ lửng trong không khí. Nên có chế độ thời gian làm việc hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, một ngày làm việc 8 tiếng, làm thêm không quá 4 tiếng/ 1ngày hoặc 200 giờ/ năm. Tiền lương làm thêm theo giờ phải được tính cao hơn so với thời gian làm việc thông thường. 2.2.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cùng sản phẩm may mặc của mình - Cải thiện chất lượng sản phẩm: khi xuất hàng sang thị trường các nước phát triển, thì yếu tố chất lượng và nhãn mác sản phẩm thường được chú ý hơn cả. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần: kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh xuống phẩm cấp. Cần lưu ý rằng nguyên liệu sợi vải là những hàng hóa hút ẩm mạnh, dễ hư hỏng. Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kĩ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng, quy cách kĩ thuật, nhãn mác, đóng gói, bao bì..Doanh nghiệp cần phấn đấu xuất khẩu theo điều kiện CIF, chủ động thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm, tránh rủi ro tổn thất và suy giảm chất lượng sản phẩm. Đây cũng là biện pháp nhằm đảm bảo yêu cầu về thời hạn giao hàng. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm có chứng nhận ISO thường được đánh giá cao hơn, dễ tạo lòng tin nơi khách hàng hơn. Trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp cần phải có một đầu mối chuyên theo dõi để cập nhật các rào cản kĩ thuật tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới. Triển khai thực hiện các hệ thống quản lý liên quan đến chất lượng như ISO 9000. Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000. Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện 48 theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra. Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả. Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp. 2.2.1.4 Tích cực xây dựng thương hiệu và thực hiện các biện pháp Marketing thúc đẩy xuất khẩu - Tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các kì hội chợ, triển lãm quốc tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, 70-80% số hợp đồng làm ăn của doanh nghiệp được kí kết thông qua các hội chợ, triển lãm. Thông qua các hội chợ, doanh nghiệp có thể tự quảng cáo cho mình, cung cấp thông tin cho khách hàng biết và hiểu về sản phẩm của mình với các tiêu chuẩn đã đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Điểm trước tiên cần xem xét khi tham gia hội chợ là phải chọn đúng hội chợ. Doanh nghiệp cần phân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng tài liệu của những kì hội chợ trước và danh sách những người tham dự. - Doanh nghiệp nên tích cực thành lập văn phòng đại diện và hệ thống phân phối trực tiếp tại nước ngoài. Đây là cầu nối thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài. - Phát triển thương mại điện tử. Hiện nay các nước phát triển đang tích cực khai thác Internet và tham gia vào thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cũng như dịch vụ ra thị trường thế giới. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần thành lập công ty thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến. Đồng thời, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ thông tin, xử dụng các bộ vi xử lý chuyên dụng cung cấp khả năng điện toán vượt trội và quản lý bảo mật linh hoạt hơn cũng như những lợi thế về chi phí. - Chuẩn bị làm việc trong môi trường Tiếng Anh là chủ yếu. Khi trình độ tiếng Anh yếu kém, doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt được hết những yêu cầu mà đối tác đưa ra, hoặc có những hiểu sai trong các thuật ngữ và dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 2.2.1.5 Bảo hiểm rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa 49 Biện pháp an toàn và khôn ngoan nhất trước khi bước vào thị trường các nước như Hoa Kì, EU, Nhật Bản…doanh nghiệp xuất khẩu nên tiến hành mua bảo hiểm cho các thiệt hại về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Khi bị kiện về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, thì dù có luật sư xuất sắc, các doanh nghiệp vẫn phải hầu tòa. Do vậy, cần phải mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm quốc tế lớn. Việc mua bảo hiểm khi bán sản phẩm trên những thị trường lớn là cách tốt nhất để doanh nghiệp tránh phá sản. 2.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 2.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế - Chọn các lĩnh vực ưu tiên, trước mắt là những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực để kiện toàn cơ sở hạ tầng: tiêu chuẩn, hệ thống phòng thử nghiệm được công nhận, tạo sự công nhận lẫn nhau đối với các chứng chỉ chất lượng. Một thực tế là Việt Nam hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và chưa có các yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn sinh thái cho dệt may. Để đạt được ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần dần dần xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về môi trường cho sản phẩm dệt may, thúc đẩy việc thực hiện nhãn sinh thái được sự thừa nhận quốc tế và cải thiện hình ảnh về môi trường của các doanh nghiệp. Để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của riêng mình, Việt Nam nên rút ra từ các tiêu chuẩn và các quy định đã được chấp nhận trên quốc tế, làm cho tiêu chuẩn của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, các yêu cầu về môi trường thay đổi rất nhiều với các mức độ phát triển kinh tế, nên khi xây dựng chính sách về môi trường, mức độ phát triển của đất nước và cơ sở hạ tầng về môi trường của mình nên được cân nhắc đầy đủ, tránh đưa ra mục tiêu không thể đạt được và tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp. - Tăng cường công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp để đảm bảo ưu thế cạnh tranh về môi trường. Công nghiệp dệt may là một lĩnh vực gây ô nhiễm mạnh. Do nhu cầu quốc tế về các sản phẩm thân thiện với môi trường tăng lên, hình ảnh của các 50 doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải được cải thiện để tránh thua thiệt có thể là do các biện pháp xanh làm nảy sinh. Thúc đẩy việc thực hiện các hệ thống quản lý CSM, ISO 14000, áp dụng dán nhãn sinh thái, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn. Cũng nên làm chứng chỉ nhãn sinh thái nhất quán với cộng đồng quốc tế và thiết lập cơ chế công nhận lẫn nhau với nước ngoài để có thể tránh được các rào cản thương mại tiềm ẩn. - Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái Dệt may và Trung tâm phát triển các mặt hàng vải trong giai đoạn 2008-2010. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành Dệt may, nâng cao chất lượng của trang thông tin điện tử. 2.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cục xúc tiến thương mại - Tăng cường năng lực hoạt động của văn phòng hỏi đáp và hệ thống các cơ quan quản lý chất lượng liên quan ở các bộ ngành để có năng lực trao đổi thông tin, yêu cầu hợp lý của các thành viên và các cơ quan liên quan trong tổ chức WTO. - Thiết lập một cơ chế theo dõi và phổ biến thông tin có liên quan và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác quốc tế. Thiếu thông tin là một yếu tố chính gây ra khó khăn cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Cần thiết lập một cơ chế để theo dõi và phổ biến thông tin về các tiêu chuẩn và các yêu cầu về môi trường của nước ngoài cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Trung tâm thông tin thuộc Tổng cục tiêu chuẩn hoặc các cơ quan chức năng liên quan khác nên theo dõi chặt chẽ phát triển mới về các tiêu chuẩn và yêu cầu cho các sản phẩm và cung cấp các thông tin kịp thời thông qua Internet hoặc các kênh nội bộ khác. - Cục xúc tiến thương mại, phòng thương mại phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, giới thiệu các thương hiệu dệt may Việt Nam đến thị trường các nước, đồng thời cung cấp trao đổi kinh nghiệm giữa nhà sản xuất trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. 51 2.2.2.3 Tăng cường sự hiểu biết và thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường Mặc dù hiểu biết về môi trường của công chúng nói chung đã tăng lên ở Việt Nam nhưng một số bộ phận quản lý và công ty thiếu sự hiểu biết cần thiết và sự thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường. Sự hiểu biết không đầy đủ của họ về các vấn đề môi trường ngày càng ngặt nghèo ở nước ngoài và sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang tăng lên mạnh mẽ đã dẫn đến thua thiệt không cần thiết. Do vậy, cần tăng hiểu biết của những người liên quan thông qua sự công khai thông tin, đào tạo và hội thảo, học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và đẩy mạnh trao đổi hợp tác với các cơ quan nước ngoài. Trong trao đổi quốc tế, Việt Nam nên làm rõ ràng rằng phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam theo đuổi. Điều này có thể tăng cường sự hiểu của cộng đồng quốc tế về các cố gắng mà Việt Nam hướng tới. Việt Nam nên tham gia càng nhiều càng tốt vào các cuộc đàm phán quốc tế nhằm vào hài hòa hóa các tiêu chuẩn và các yêu cầu về môi trường; đồng thời nên tích cực tiếp xúc với tổ chức xây dựng tiêu chuẩn nước ngoài để có được thông tin có liên quan và cần thiết và nhận được sự trợ giúp kĩ thuật. 2.2.2.4 Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may và nguồn nhân lực) - Phát triển vùng nguyên liệu và những ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may: Hiện nay nguyên phụ liệu của ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu, thị trường nhập khẩu lớn của ta bao gồm Trung Quốc, Đài Loan…Trong khi tỷ lệ nội địa hóa sẽ quyết định xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, nếu ta muốn được hưởng những ưu đãi của các nước phát triển dành cho thì cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa. Ví dụ như Nhật Bản, trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm nay và có hiệu lực ngay sau đó) đã đưa ra tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Xuất xứ “hai công đoạn” có nghĩa là hàng dệt may VN xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Thực hiện theo EPA, 52 xuất khẩu hàng dệt may của VN vào Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Đây được xem là bài toán khó với dệt may Việt Nam khi mà nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tới 60-70%. Vì vậy, Nhà nước nên có quy hoạch cụ thể, biến những vùng đất nông nghiệp có điều kiện phù hợp với trồng bông, trồng dâu thành những khu chuyên cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, phải xây dựng trung tâm thu mua, tránh tình trạng như mía, sắn…người dân trồng rồi không biết bán cho ai, đến khi doanh nghiệp cần mua thì người dân lại không trồng nữa. - Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động; mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế- kỹ thuật và cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt may; mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất; cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chuyên về quản lý và thiết kế thời trang; xây dựng trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho các lớp đào tạo. 2.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam - Đối với Hiệp hội, cần nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành trong việc thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường mà ngành hướng tới. Bộ phận này phải được cấp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần được phổ biến rộng rãi trong một mục riêng trên website của Vinatex và Viện Dệt May. - Hiệp hội cần trợ giúp thông tin cho doanh nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi trường, hỗ trợ kinh phí để tiến hành nghiên cứu thích ứng công nghệ cho quá trình sản xuất thân thiện với sinh thái và áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. - Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau cũng như giải quyết các bức xúc của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi cần thiết. 53 - Xây dựng và thực hiện các quy chuẩn về hóa chất hài hòa với các quy chuẩn hiện hành trên thế giới. - Bên cạnh việc cạnh tranh để cùng tiến bộ, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác lẫn nhau, trợ giúp nhau cùng phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung ra thị trường thế giới chứ không phải giành giật thị phần của đối phương. Chúng ta cần xác định rõ đối thủ là những nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước chính là những người bạn đồng hành trong cuộc chiến vươn ra thị trường thế giới. 54 KẾT LUẬN Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển luôn thúc ép các nước đang phát triển phải đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan..Nhưng ngược lại, những nước phát triển lại luôn luôn tìm mọi cách đặt ra các rào cản thương mại nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa xuất khẩu của những nước nghèo đang phát triển. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia vào “chợ toàn cầu”. Vì vậy, để có thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ lưỡng đối tác, những rào cản thương mại của họ, từng bước đưa ra những đối sách đúng đắn. Tuy nhiên, với thực lực của các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Việt Nam như hiện nay, trình độ sản xuất vẫn còn yếu kém nên khó có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường quốc tế, thiếu kĩ năng và kinh ngiệm trong thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, cộng với sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nước đang phát triển…thì để có thể tạo dựng được thị phần tại các thị trường khó tính, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của từng doanh nghiệp riêng lẻ như công ty cổ phần May 10, mà còn cần sự tác động tích cực từ phía Hiệp hội dệt may và Nhà nước. Nếu bị vấp phải các loại rào cản thương mại, các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo tháo gỡ, kết hợp những biện pháp của chính doanh nghiệp với sự trợ giúp của Nhà nước và Hiệp hội ngành nghề. Trên đây là toàn bộ những phân tích của em về đề tài:” Những rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc Việt Nam và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10”. PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ VÀ PHẾ LIỆU BAO BÌ Yêu cầu Mô tả Các giới hạn cho kim - Tổng nồng độ tối đa các kim loại nặng trong bao bì không được 55 loại nặng: chì, cadimi, thủy ngân và crom vượt quá 100ppm theo khối lượng. - Các ngoại lệ: + Các thùng plastic từ thanh thưa và giá đỡ plastic làm từ vật liệu tái chế có dùng thêm vật liệu nội địa tới 20% thì không áp dụng các giới hạn này miễn là các điều kiện khác đã đáp ứng. + Bao bì thủy tinh được sản xuất từ vật liệu tái chế Liên quan đến sản xuất, thành phần, tái sử dụng và thu hồi - Các yêu cầu như là giảm trọng lượng và thể tích tới mức thấp nhất, phù hợp với tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng hoặc làm phân ủ. Ghi dấu và nhận biết Bản thân bao bì hoặc trên nhãn phải ghi dấu thích hợp: nhìn rõ, dễ đọc, lâu mờ kể cả khi bao bì được mở. Các nhà sản xuất đưa thêm các dấu hiệu nhận biết (hệ thống ghi dấu được hài hòa với các thị trường quốc tế khác) ở phàn giữa hoặc ở phía dưới với biểu tượng hình vễ để có thể xác định bao bì là tái sử dụng hoặc thu hồi lại được. PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÁC AMIN BỊ CẤM STT Số CAS Chỉ số Số EC Chất 1 92-67-1 612-072-00-6 202-177-1 Biphenyl1-4-ylamin 2 92-87-5 612-042-00-2 202-199-1 Benzidine 56 3 95-69-2 202-441-6 4-chloro-o-toluidine 4 91-59-8 612-022-00-3 202-080-4 2-napthylamine 5 97-56-3 611-006-00-3 202-591-2 o-aminoazotoluen 4-amino-2 6 99-55-8 202-756-8 5-nitro-o-toluidine 7 106-47-8 203-401-0 4-chloroaniline 8 615-05-4 210-406-1 4-methoxy-m-phenylenedianiline 9 101-77-9 612-051-00-1 202-974-4 4,4-methylenedianiline 4,4-diaminodiphenylmethane 10 91-94-1 612-068-00-4 202-109-0 3,3-dichlorobenzidine 3,3-dichlorobuphenyl-4,4’-yelenediamine 11 119-90-4 612-036-00-X 204-658-0 3,3’-dimethoxybenzidine 12 119-93-7 612-041-00-7 204-658-0 3,3’-dimethoxybenzidine; 4,4’-bi-o-toiluidine 13 838-88-0 612-058-00-7 212-658-8 4,4-methy;enedi-o-toluidine 14 102-71-8 204-419-1 6-methoxy-m-toluidine pcresidine 15 101-14-4 612-078-00-9 202-918-9 4,4-methylene-bis-2-chloro-aniline 2,2’-dichloro-4,4’-methylenediamine 16 101-80-4 202-977-0 4,4’-oxydianiline 17 139-65-1 202-370-9 4,4’-oxydianiline 18 95-53-4 612-091-00-X 202-429-0 o-toluidine; 2-aminotoluence 19 95-80-7 612-099-00-3 202-753-1 4-mrthyl-m-phenyleneduamine 20 137-17-7 202-282-0 2,4,5-trimethylaniline 21 90-04-4 612-035-00-4 201-963-1 o-anisidine; 2-methoxyaniline 22 60-09-3 611-008-00-4 200-453-6 4-amino azobenzence PHỤ LỤC III: NHỮNG CHẤT ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NGUY CƠ RẤT CAO 1. Triethylarsenate (CAS 427-700-2) 57  Lý do: chất gây ung thư  Các lĩnh vực sử dụng:  Các sản phẩm Plastic/ PVC  Hàng thủy tinh  Tấm thủy tinh đánh dấu trên tường  Thiết bị điện và điện tử  Vật liệu dệt và mỹ phẩm  Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật 2. Anthracene (CAS 204-371-1)  Lý do: chất thuộc nhóm PBT  Các lĩnh vực sử dụng:  Sản xuất các sản phẩm pháo hoa được dùng trong sản xuất phim và sản xuất sân khấu dưới dạng thành phần của khói đen.  Tạp chất trong các loại dầu của chất dẻo hóa hoặc các pigment đen.  Chất trung gian hoặc anthraquinone, được dùng trong sản xuất thuốc nhuộm hoặc sản xuất bột gỗ. 3. 4-4’-Diaminodiphenylmethane (MDA) (CAS. 202-974-4)  Lý do: chất độc gây ung thư  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất trung gian để sản xuất các polyme có hiệu năng cao  Chất trung gian để sản xuát sản phẩm poliuretan cuối cùng  Các chất làm cứng cho nhựa epoxy và các chất kết dính 4. Dibutyl phthalate (DBP) (CAS. 201-557-4)  Lý do: chất độc với quá trình sinh sản  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất dẻo hóa cho nhựa và polyme tổng hợp (chủ yếu là PVC) 58  Sử dụng trong mực in, chất kết dính, vữa lỏng, sơn nitroxenlulo, lớp tráng cho phim và xơ thủy tinh 5. Coban Dicclorua (CAS. 231-589-4)  Lý do: chất độc gây ung thư  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất phụ gia trong sản xuất cao su  Chất làm khô trong sơn, vecni, mực  Chất chỉ thị ẩm trong ẩm kế/ phong vũ biển  Sản xuất vitamin B12  Thuốc nhuộm gắn màu trong thủy tinh được sơn  Mực vô hình  Chất hấp thụ gas  Mạ điện (đồ trang sức, khóa thắt lưng)  Chất bôi trơn trong công cụ cắt  Sản xuất kim loại màu (đặc biệt là niken) 6. Diarsenic pentaoxide (CAS. 215-116-9)  Lý do: chất độc gây ung thư  Các lĩnh vực sử dụng:  Được sử dụng trong ngành nhuộm  Luyện kim (làm cứng đồng, chì, vàng)  Các loại thủy tinh đặc biệt  Chất bảo quản gỗ 7. Diarsenic troixide (CAS> 215-481-4)  Lý do: chất độc gây ung thư  Các lĩnh vực sử dụng:  Tác nhân khử màu cho thủy tinh và men  Thủy tinh và pha lê chì 59  Chất bảo quản gỗ 8. Natri dicromat (CAS. 234-190-3)  Lý do: chất độc gây ung thư, gây đột biến gen và độc đối với sinh sản  Các lĩnh vực sử dụng:  Thủy tinh nhuộm màu và men bóng gốm  Sản xuất tinh dầu và nước hoa  Sản xuất các hợp chất crom hoặc các pigment  Hoàn tất kim loại để chống ăn mòn  Chất găn màu trong nhuộm  Sản xuất vitamin K 9. 5-tert-butyl-2-4-6-trinitro-m-xylene (musk xylene)  Lý do: chất thuộc nhóm vPvB  Các lĩnh vực sử dụng:  Hương thơm ứng dụng tỏng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc chất tẩy rửa, chất làm mềm vải, các sản phẩm vệ sinh gia dụng. 10. Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) (CAS. 204-211-0)  Lý do: chất độc với quá trình sinh sản  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất dẻo hóa tỏng các sản phẩm polyme, chủ yếu trong PVC  Đồ chơi plastic  Vật liệu xây dựng như vật liệu trải sàn, dây cáp, vật liệu lợp mái  Các sản phẩm y tế (như túi đựng máu và thiết bị thẩm tách) 11. Hexabromocyclododecane (HBCDD) (CAS. 247-184-4 và 221-695-9) và tất cả các diasteroisomer được xác định  Lý do: chất thuộc nhóm PBT  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất làm chậm cháy, chủ yếu trong polystyren 60  Chất làm chậm cháy chủ yếu trong vật liệu dệt và sản phẩm điện và điện tử 12. Các alkane, C10-13, clo (các parafin clo hóa mạch ngắn) (CAS. 287-476-5)  Lý do: chất thuộc nhóm PBT và vPvB  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất làm chậm cháy dùng trong vật liệu dệt và cao su  Sơn, sealant và chất kết dính 13. Bis (tributyltin) oxide (TBTO) (CAS. 200-268-0)  Lý do: chất thuộc nhómPBT  Các lĩnh vực sử dụng:  Chất kháng khuẩn của sơn tàu biển  Vật liệu tráng cho vật liệu dệt nội thất ở lớp nền  Bọt xốp poliuretan và các polyme khác được dùng trong vật liệu trải sàn, gạch và thảm Xử lý lông vũ 14. Chì Hydrogenarsenate (CAS. 232-064-2)  Lý do: chất gây ung thư và chất độc với quá trình sính sản  Các lĩnh vực sử dụng:  Các sản phẩm plastic/ PVC  Hàng hóa thủy tinh (thủy tinh làm cửa sổ, pha lê, thủy tinh chì)  Tấm thủy tinh đánh dấu trên tường  Thiết bị điện và điện tử  Vật liệu dệt và mỹ phẩm  Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật  Cũng được áp dụng trong sealant, chất kết dính sơn, mực và lacquer 15. Benzyl butyl phthalate (BBP) (CAS. 201-622-7)  Lý do: chất độc với quá trình sinh sản  Các lĩnh vực sử dụng: 61  Chất dẻo hóa trong các sản phẩm PVC, chủ yếu là cho vật liệu trải sàn.  Cũng được áp dụng trong các chất sealant, chất kết dính sơn, mực và lacquer Danh mục tài liệu tham khảo  PGS.TS Tô Xuân Dân; Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại, lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế; Nhà xuất bản thống kê.  Tập đoàn dệt may Việt Nam, Viện dệt may; Những rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may; Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội  May 10, 50 năm làm theo lời Bác, Ấn phẩm công ty cổ phần May 10.  Các bài báo: - Cái “duyên” May 10- Báo diễn đàn doanh nghiệp (03/08/2005) - May 10- trẻ hóa để hội nhập- Báo doanh nghiệp và Hội nhập (9/11/2007) - Ưu tiên cho phát triển thương hiệu- Báo thương mại (31/3/2008) - May 10 ra mắt hai dòng sản phẩm cao cấp mới- Thời báo kinh tế Việt Nam (19/04/2006) - May 10 đẳng cấp luôn được khẳng định- Tạp chí công nghiệp (18/07/2007)  Báo cáo xuất nhập khẩu trực tiếp tháng 12 năm 2007; tháng 12 năm 2008, tháng 12 năm 2009- Phòng kế hoạch, CTCP May10  Báo cáo chỉ tiêu lao động tiền lương năm 2007, 2008, 2009- Phòng kế hoạch, CTCP May 10  Nguồn từ Internet: : Chuan-Wrap/ 62 defa486b26 45b1a698d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Tình hình xuất khẩu hàng may mặc tại tại công ty cổ phần May 10.pdf
Luận văn liên quan