Luận văn Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ 8 1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống 8 1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi 13 1.2.2Con người sống trong hận thù và mất niềm tin 30 1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong cuộc sống 36 Chương 2: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 43 2.1 Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp 43 2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp 43 2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị 49 2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác 50 2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội 50 2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sang 57 2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 60 Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 68 3.1.1. Cốt truyện số phận 69 3.1.2. Cốt truyện luận đề 70 3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức 72 3.1.4. Cốt truyện phân mảnh- lắp ghép 74 3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức 77 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 78 3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật 78 3.2.2. Hư cấu, tưởng tượng như là một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán 81 3.2.3. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 83 3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật 93 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

doc108 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3158 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
buồn nhưng vẫn vững lòng, anh tự nói với mình trước đám đông: “Ta là số ít nhưng ta đúng”. Cuộc sống tiếp diễn những khó khăn, bị chèn ép trong công việc thêm vào đó là sự phản bội trắng trợn của Thoa vợ anh đã khiến Khiêm chìm vào cơn đau ốm bệnh tật. Khiêm sống triền miên trong thảm kịch gia đình. Khi gặp được Hoan, người đồng nghiệp thấu hiểu cảm nhận sâu sắc tâm hồn cô đơn của Khiêm thì anh mới thật sự tìm thấy được tình yêu và sự đồng cảm trong tâm hồn. Đối với Khiêm, Hoan là nguồn vui sống vô tận của anh. Nhưng rồi tình yêu ấy cũng bị ngắt quãng, anh bơ vơ vô cùng. Trải qua quá trình vật lộn giằng xé nội tâm mãnh liệt, Khiêm đã “sống trở lại”, vượt qua cơn choáng váng cùng sự đa cảm, anh đã lao vào công việc để tìm lại chính mình. Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú là người thầy giáo có tài và có tâm, có tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp, yêu văn chương nhưng lại phải đối diện với cuộc sống đầy rẫy những bon chen, những cạm bẫy trong cuộc sống. Càng ngày anh càng cảm thấy vai trò của người thầy bị phủ nhận. Trước sức mạnh của cơn lốc vật chất, anh trở nên lánh xa cái phồn tạp, trần ai, tách ra khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đích thực, anh làm bạn với cái gác xép nhỏ, “ở trên này, Tự có thể để nguyên cho hai hàng nước mắt giàn giụa qua đôi má gầy” [25,14]. Tự đau đớn nhận ra một điều oan trái: “Tư cách là thứ hàng có giá cả. Tình cảm cũng vậy. Người có lương tâm luôn bơ vơ. Kẻ có tri thức suốt đời buồn. Thời buổi này tạo ra bi kịch đó. Hay bi kịch vốn nằm ở trong bản thể cuộc sống [25,80]. Chứng kiến những người bạn thân của mình cứ mất dần phẩm chất, Tự băn khoăn đặt ra những câu hỏi và lại tự trả lời với nỗi buồn day dứt. Bị vợ phản bội, tâm hồn Tự lại bị tổn thương một phần lớn, anh gặm nhấm nỗi bất hạnh của mình trong đau khổ. Anh khóc thương cho thân phận mình bị vùi dập, bị vợ phản bội mà không biết giấu nước mắt đi đâu. Thể hiện những dòng tâm lý chảy trong nhân vật Tự, tác giả đã gieo vào lòng người đọc sự đồng cảm, xót thương cho nhân cách sáng ngời của một thầy giáo bị vùi dập. Nhưng Tự vẫn giữ niềm tin vào cuộc sống “sau những giờ phút ồn ã, tất bật, được tĩnh lặng, Tự mới nhận ra con người ta thật sự là giàu có và chẳng khi nào có thể bị tước đoạt hết sạch được. Người xưa thường nói chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng. Điều đó hoàn toàn đúng với anh lúc này. Cơn mưa gột rửa bầu trời. Sự yên tính lau rửa tâm hồn anh”. [25, 278]. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, nhân vật của anh sống với một cuộc hành trình tâm lý đa dạng, phong phú, phức tạp.Với khả năng phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật một cách tinh tế nhạy bén, Hồ Anh Thái đã tạo dựng được một hệ thống hình tượng nhân vật có một đời sống tinh thần sâu sắc, thâm trầm nhằm biểu đạt những quan niệm của mình về con người và thời cuộc. Hiện thực đời sống, tâm trạng của con người trong tác phẩm của anh bao giờ cũng gắn liền với những biến cố khách quan và chủ quan mà họ gặp phải trong đời. Chúng ta thấy rằng, nhân vật của Hồ Anh Thái thường bị tác động dữ dội từ môi trường sống. Những biến cố dù là nhỏ nhặt đều khiến những nhân vật của Hồ Anh Thái suy nghĩ trăn trở và đôi khi những sự kiện nằm ngoài dự kiến xảy ra cũng đủ gây nên những cú sốc nặng nề trong thế giới nội tâm của họ. Người và xe chạy dưới ánh trăng là một tác phẩm dào dạt chất thơ và có những trang phân tích tâm lý nhân vật rất thành công. Ta thấy cái nhìn rất sắc sảo của Hồ Anh Thái trong việc nắm bắt, mổ xẻ những rung động tinh tế trong tâm hồn nhân vật đặc biệt là nhân vật Toàn- một con người có đời sống nội tâm phong phú và nhạy cảm. Miêu tả những dòng cảm xúc của Toàn, nhà văn thường đặt nhân vật trước những gì xảy ra xung quanh. Lần bắt gặp Khắc đọc trộm bản thảo của mình “Toàn thân Toàn dường như căng ra. Anh thường có một cảm giác rất lạ khi bất chợt thấy có người đang tự ý đọc bản thảo hoặc sổ thơ của mình: Tim khua dồn, đầu óc choáng váng, lạnh buốt, như có người đang ngắm bắn mình. Cùng lúc là cảm giác bị người khác nhìn chằm chằm, trong lúc mình cởi bỏ quần áo ngoài” [34,43- 44] hay khi lần đầu gặp Mỵ, Toàn đã nhớ về “Một thời xa xôi lắm, anh cũng đã được nghe một giọng con gái dễ thương? Mùi chả nướng ngào ngạt trên bếp than. Mùi thơm rau ngổ, rau diếp cá, rau húng láng.” [34,45]. Để khắc họa tâm lý nhân vật thành công, Hồ Anh Thái sử dụng rất linh hoạt thủ pháp nghệ thuật độc thoại nội tâm. Nhà văn đã rất nhạy cảm trong việc nắm bắt tâm lý nhân vật, đã dõi theo, thể hiện rất hay những diễn biến trong tâm lý Toàn. Nhiều sự kiện, tình huống vốn là cảnh đời sống hết sức bình thường diễn ra hàng ngày lại được tác giả đánh giá, cảm nhận qua tiềm thức sâu thẳm của Toàn. Trước vô vàn những tình huống của cuộc sống, Toàn đã có những suy nghĩ tự đánh giá, tự mổ xẻ bằng những lời độc thoại nội tâm, có lúc tâm trạng của anh bị giằng xé rất mãnh liệt. Trong đêm chứng kiến cảnh Trang và Hiệp ở bên nhau, “Toàn phát run lên… tim Toàn đang nhảy điên cuồng như một con ngựa ăn phải cỏ dại” [34, 282]. Trong anh như có hai con người đang tranh đấu, một kẻ bảo “Đừng gây rắc rối cho bạn mình, đó là người bạn thân thiết” nhưng lập tức một kẻ khác gầm lên “Không đời nào, tình yêu chân chính không được phép nản lòng. Hai kẻ đó ở trong lòng Toàn, hành hạ cậu cho tới lúc trời sáng” [34,283]. Khi nghe Minh quyết định định cư ở nước ngoài thì “một nỗi đau cồn lên trong lòng Toàn, vật vã như những đợt sóng lòng – Toàn cắn chặt răng chịu đựng những cơn đâm thúc ở bên trong. Đất nước mình chịu nhiều đau khổ như vậy chưa đủ hay sao, lại thêm những đứa con vẫn tiếp tục bỏ đất nước ra đi? Toàn đi qua cuộc chiến tranh, mất cha mẹ, mất cả sự hồn nhiên thơ trẻ trong tâm hồn. Tưởng rằng hết chiến tranh sẽ không mất gì nữa, thế mà anh lại bị tước mất khát vọng được tiếp tục học lên và sẽ có nguy cơ bị mất một người bạn. Tại sao tạo hóa cho con người cái quyền sống, đồng thời lại lấy mất của họ những điều thiêng liêng và hành hạ họ khổ sở như vậy?” [34, 259]. Tâm trạng của Toàn được diễn tả sinh động, buồn vui lẫn lộn. Khi ở những nơi đông đúc nhốn nháo, Toàn thấy buồn vì không thấy rõ một ai, không thấy rõ cả chính mình, giữa đám đông anh thấy mình đơn côi nhưng khi chỉ còn lại một anh lại cảm thấy mình luôn có đôi. “Một con người luôn ở trong anh, luôn sẵn sàng trò chuyện, trả lời” [34, 119]. Hồ Anh Thái đã rất tinh tế khi miêu tả những biến thái hết sức tinh vi và cả những chuyển biến hết sức tích cực trong tâm hồn một người thanh niên tràn đầy ước vọng như Toàn. Anh là hình ảnh của một con người cô đơn phải trải qua những tháng ngày giông bão nhưng vẫn tha thiết hướng ra cuộc đời, hướng về những điều tốt đẹp của cuộc sống. Cách miêu tả tâm lý nhân vật Toàn một cách sâu sắc là cả một quá trình xây dựng và phát triển phù hợp với logíc bên trong của tính cách nhân vật, qua đó giúp người đọc hiểu thêm những suy nghĩ, đánh giá của tác giả về cuộc sống và con người. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng Hồ Anh Thái không chỉ chú ý miêu tả diễn biến tâm lý của những nhân vật tích cực như Toàn, Trang, Hiệp… mà nhà văn còn rất thành công khi miêu tả những diễn biến tâm lý hết sức tinh vi diễn ra trong một con người tha hóa nhân cách như nhân vật Khuynh. Khuynh là hình ảnh của một con người đầy tham vọng và gian xảo. Sống trong sự ngột ngạt bởi sự tác oai tác quái của người vợ đáo để, Khuynh phải trải qua những trạng thái tinh thần phức tạp. Muốn thoát ra khỏi cuộc sống ngột thở nhưng anh hoàn toàn bất lực. Trước một con người tinh quái như Diệu, Khuynh trở thành một con người nhu nhược, hèn yếu đáng thương. Những đau khổ dằn vặt mà Khuynh phải chịu đựng trong cuộc sống gia đình được Hồ Anh Thái khắc hoạ sâu sắc: “Khuynh căm ghét Diệu thế nào thì cũng ghét thằng Sa như thế. Cái thằng đẹp trai một cách trơ trẽn, nét mặt giống Khuynh như một bản sao, nhưng ánh mắt thì thâm hiểm và trắng trợn như mẹ nó… Mỗi lần nhìn thấy cái mặt khốn nạn của nó, Khuynh cảm thấy nỗi nhục của mình bị day đi day lại. Sau khi bị Diệu cắn xé Khuynh chỉ muốn tát, muốn đấm vào mặt thằng Sa” [34,309]. Không làm gì để trả thù được Diệu, trong con người Khuynh như có “một mối thù hận đang hừng hực, như sắp đốt cháy thân thể thành tro. Cái con yêu tinh kia đâu rồi? Phải tìm mọi cách phanh thây nó ra. Cái thằng tiểu yêu kia đâu rồi? Phải đập vỡ mặt nó. Nhưng Khuynh đã làm được gì? Khuynh đã thua nó một keo nhục nhã… Vậy Khuynh bất lực ư? Cuộc đời Khuynh chịu nằm trong vòng cương tỏa của chúng nó, để chúng nó mặc sức hành hạ, mặc sức phá hoại hạnh phúc của Khuynh” [34, 351- 352]. Trong lúc cơn bực dọc lên đến đỉnh điểm, nhìn thấy con sáo của cu Đức, Khuynh lú lẫn và hình dung nó là Diệu “Kẻ đã đầu độc Khuynh mấy chục năm, kẻ Khuynh căm thù nhất đã hiện hình ra đó. Mày còn vênh váo tự đắc lắm nhỉ? Mày còn sung sướng nhẩn nhơ lắm nhỉ?” [34, 35]. Khuynh đã lấy súng bắn chết con chim sáo. Nhưng “báo thù được rồi, bắn được chim sáo rồi nhưng Khuynh không cảm thấy nhẹ nhõm chút nào. Có điều gì nhầm lẫn ở đây chăng?” [34,.356]. Khuynh đau đớn khi bấy lâu nay mình đã nhầm lẫn, đã phạm sai lầm lớn đã gây nên tội vì “bắn nhằm mục tiêu, đã giết oan nhiều sinh vật vô tội. Oan hồn của chúng đã trả thù Khuynh” [34,356]. Khuynh nhận thấy tình trạng thảm hại của mình “Khuynh không còn đủ sức để gào thét, đập phá và tiêu diệt một cái gì. Càng không diệt nổi vì chúng từ trong máu mình chui ra” [34, 357]. Khuynh trở nên vô hồn, mất hết ý thức tự chủ, lao ra khỏi nhà “chạy roàm roạp trên con đường nước ngập quá đầu gối” và “Giờ đây Khuynh chẳng cần gì giữ gìn tư thế chức vụ, phẩm hàm, tước bỏ hết cả rồi. Trước mắt Khuynh chỉ còn người đần bà bị rạch mặt và căn nhà có căn phòng tắm nước nóng kia” [34,360]. Qua việc miêu tả, phân tích những diễn biến tâm lý của Toàn và Khuynh, Hồ Anh Thái muốn phản ánh một bức tranh đối lập giữa ánh sáng và bóng tối trong hai tâm hồn. Toàn là đại diện của một tâm hồn nhạy cảm, trong sáng, lý trí bao nhiêu thì Khuynh lại là kẻ đầy tham vọng và dục vọng. Cái tham vọng đãkhiến Khuynh rơi vào tình trạng quẫn bách khốn cùng. Khuynh không đủ lý trí và sức mạnh để vượt qua những tham vọng cá nhân nên chính anh đã bị những ham muốn thấp hèn đó đánh gục. Khi nhận ra thì đã trắng tay, quyền lực mất, hạnh phúc gia đình cũng không còn, để làm lại cũng đã quá muộn, Khuynh chỉ còn bám víu vào “một thứ tình yêu cuối mùa với người đàn bà bộ mặt nhàu nát vì bị xẻ rạch”, ngoài ra, không còn gì hứa hẹn anh ở phía trước. Mọi thứ đều hổng rỗng. Mà cơ hội và thời gian không còn nữa” [34, 358]. Xây dựng nên hình ảnh của Khuynh với kết cục thảm hại, Hồ Anh Thái muốn cảnh tỉnh với tất cả mọi người hãy biết tránh xa và vượt lên những ham muốn thấp hèn để giữ gìn hạnh phúc và nhân cách. Có thể thấy khi miêu tả, phân tích diễn biến tâm lý, Hồ Anh Thái thường hay dồn nhân vật của mình vào một hoàn cảnh éo le, cùng quẫn, bế tắc đầy bi kịch để nhân vật suy nghĩ, hành động qua đó bộc lộ tính cách, tâm trạng. Mỗi một sự kiện kéo theo hàng loạt những suy tư, dằn vặt đau xót của nhân vật. Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật là một biện pháp nghệ thuật được Hồ Anh Thái sử dụng linh hoạt, phong phú và hiệu quả để tạo nên chân dung nhân vật thiên về đời sống nội tâm hơn là hành động của mình. Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều sáng tạo độc đáo mới mẻ, độc đáo đặc biệt là khả năng tạo dựng thành công trong hai kiểu nhân vật tim kiếm và nhân vật sám hối. Hai kiểu nhân vật này đều là kiểu nhân vật nội tâm nên thủ pháp độc thoại nội tâm được tác giả tăng cường sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật. Chúng ta thường bắt gặp những trang độc thoại nội tâm dài trong các tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Lão Khổ trong tiểu thuyết cùng tên đã được Tạ Duy Anh đưa vào cuộc tra tấn tinh thần. Trong cuộc đời đầy biến động và chất chứa nhiều bi kịch của số phận, chưa bao giờ lão Khổ nhìn rõ mình đến thế trong sự đối diện với nội tâm. Ngồi lặng thầm và tự nhìn rõ mình, Lão Khổ thấy cuộc đời của mình thật chẳng có ý nghĩa gì, cả đời lão không làm được việc gì. Lão Khổ có niềm tin ngây thơ vào cuộc sống và con người, lão yêu tha thiết cuộc sống mà lão đã dành trọn cuộc đời để cống hiến, để xây dựng, để vun đắp nhưng hiện thực lại trái với điều lão mong muốn: “Một hôm, nhân lúc uống rượu, Lão Khổ bỗng phát hiện ra đa phần những việc đời lão làm đều có kết quả trái với ý định của lão” [1,7] Trên hành trình đi tìm chân lý, Lão Khổ là một kẻ cô độc, chỉ riêng mình lão chống chọi với cả một dòng họ thù địch, một làng Đồng u mê, tăm tối. Cũng có lúc lão giành được chiến thắng nhưng cũng có lúc lão gặp phải những thất bại thảm hại. Lão cô đơn. Lão là người sống bằng lí trí, lão ghét kí ức và nguyền rủa sự hồi tưởng nhưng chính cuộc đời đầy biến động của lão đẩy lão đến với những điều mà lão căm ghét. Lão Khổ sống nhờ vào quá khứ vinh quang, lão hồi tưởng lại kí ức và nhận ra sự cay đắng của lão trong hiện tại. Đó là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tinh thần mà Lão Khổ phải chịu đựng trong suốt cả cuộc đời. Nét đặc biệt trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh là thường sử dụng độc thoại nội tâm qua những giấc mơ, những cơn ác mộng. Tác giả thường đặt nhân vật vào những cơn mê sảng khủng khiếp để chính nhân vật bộc lộ tâm lý, tính cách của mình, tự phán xét mình. Mở đầu tiểu thuyết Lão Khổ, nhân vật chính được đưa ra tòa vì tội vu khống nhưng đến cuối tác phẩm, Lão Khổ lại bị tòa án lương tâm phán xét, lão phải nhận một hình phạt khủng khiếp. Trong giấc mơ, lão dũng cảm nhìn thẳng vào lòng mình, vào những nơi u ám sâu kín nhất để tìm ra nguyên nhân thực sự của những biến động trong cuộc đời mình. Có lẽ chỉ khi đối diện với chính mình, lão mới nhận ra được bản chất của mình, lão quá lí trí, quá nghiêm khắc và bảo thủ, cứng nhắc. Chính lão đã làm hại cuộc đời mình và làm hại những người khác để rồi sau này lão phải thành thực thú nhận mình là một tên đàn ông khốn nạn, ngu ngốc. Qua dòng độc thoại nội tâm, nhân vật Lão Khổ hiện ra với cả mặt tốt và mặt xấu, cả sự mạnh mẽ và yếu đuối trong tâm hồn. Quá trình đấu tranh vật lộn để tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống đã ngốn hết cả cuộc đời lão. Nhân vật người mẹ trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh cũng trải qua quá trình độc thoại nội tâm dai dẳng, âm thầm. Được nghe những câu chuyện đau lòng từ những mảnh đời xung quanh, người mẹ ấyngày càng thấm thía được nỗi day dứt đã từng chối bỏ giọt máu của mình. Đến cuối truyện, qua dòng độc thoại nội tâm chúng ta thực sự hiểu được những diễn biến tâm lý, quá trình tự đấu tranh với bản thân để vượt lên những khó khăn của cuộc sống trong chị: “Mình không có cơ hội nào nữa - cô ta nói đúng. Chưa mất hy vọng tức là chưa mất gì cả. Chả lẽ sự sống của mình, của chồng mình lại không được tiếp tục. Không, không bao giờ mình chấp nhận sự phán quyết bất công như vậy. Phải tranh đấu đến cùng - cuộc sống không thể dừng lại. Nó phải được tiếp tục mạnh mẽ, tươi đẹp, đầy ý nghĩa, ngay cả khi mình không còn trên thế gian này. Con ơi hãy cho mẹ cơ hội để sám hối về một lần mẹ đã chối bỏ con” [3,89]. Độc thoại nội tâm được Tạ Duy Anh thể hiện như những dòng ý thức tự nhiên của nhân vật, bao hàm cả ý thức và vô thức, cả những ảo giác và huyễn tưởng đan xen, thay thế cho nhau với những mạch rẽ bất ngờ. Đó là trường hợp của Lão Khổ và Đi tìm nhân vật. Dòng độc thoại và đối thoại trong nội tâm Lão Khổ, Chu Quý, Tiến sĩ N cứ miên man, hỗn độn như sự bộn bề của cuộc sống, sự bí ẩn của tâm linh. Những giấc mơ khủng khiếp, cái ảo giác lạ tưởng, liên tưởng, những hình ảnh chồng chéo về quá khứ, về kẻ thù, những ám ảnh về “hắn” trong trong tâm trí của Chu Quý khiến anh nhiều lúc rơi vào những cơn mê sảng, những khủng hoảng về tinh thần tưởng chừng không thể thoát ra nổi. Tất cả những mảnh vỡ ghép lại, chìm đắm trong dòng ý thức lẫn lộn giúp cho Tạ Duy Anh khắc họa một cách sâu sắc trạng thái tinh thần- sự đổ vỡ của cả một thế hệ. Trong ba cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh thì Đi tìm nhân vật là cuốn sử dụng kĩ thuật dòng ý thức một cách điêu luyện. Chu Quý, Tiến sĩ N có những hành động mà với nhiều người đó là hành động kì quặc, khó hiểu. Chu Quý bỏ ra cả đời để làm một việc vô bổ là sưu tầm những cái chết, những cách chết, và hành động kì lạ nhất là giết vợ và tự sát. Tại sao Chu Quý lại bị chìm đắm trong những hoang tưởng, những ám ảnh sợ hãi về quá khứ? Tại sao Tiến sĩ N lại phải giết vợ và tự sát trong khi ông ta có đủ tất cả mọi thứ, một sự nghiệp vinh quang và một gia đình hạnh phúc? Cuốn tiểu thuyết gây cho ta sự ám ảnh bởi những câu hỏi tại sao và dường như cũng bị ám ảnh về một hắn nào đó đang tồn tại ngay trước mắt mình, buộc chúng ta phải sống và đấu tranh với chính bản thân (hay là sự hóa thân của chúng) để tồn tại như một con người đích thực. Có lẽ đó chính là điều mà Tạ Duy Anh mong muốn ở độc giả khi đọc tác phẩm này nói riêng và các tác phẩm khác của anh nói chung. Sự ám ảnh của thế giới tâm linh Tâm linh là vấn đề trở đi trở lại nhiều lần trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, góp phần quan trọng trong việc phản ánh tâm lý nhân vật. Trong sáng tác của các nhà văn, thế giới tâm linh được khám phá với những tầng bậc, góc độ khác nhau. Những giấc chiêm bao mộng mị, sự sống dậy của ký ức, những rắc rối u uẩn trong tâm lí, những khoảnh khắc thần giao cách cảm giữa những người sống với người chết, giữa người này với người kia được nhà văn tái hiện rất sống động. Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, nhân vật sống mãnh liệt với nội tâm xuất hiện khá nhiều. Bà nội cu Duy trong Côi cút giữa cảnh đời sống trong cảnh nghèo khổ điêu đứng, những lúc gặp cơn bĩ cực, bà thường thắp hương khấn chồng, cho bà thêm sức mạnh, niềm tin để hoàn thành trách nhiệm của mình. Tình yêu của Khiêm và Hoan trong Ngược dòng nước lũ cũng do sự sắp đặt của đấng tối cao cho họ có nhau, yêu nhau dù đã muộn màng. Khiêm đã có vợ con, còn Hoan đã qua tuổi thanh xuân nhưng họ lại rất hạnh phúc bởi tình yêu này mới thực sự có ý nghĩa với hai người khi cả hai đang ở tình trạng cô đơn “Họ đến với nhau thật đúng lúc, thật tự nhiên, do năng lượng thần linh sai khiến dẫn dụ” [26, 419]. Khiêm và Hoan là hai con người của linh giác. Hoan thường nhạy cảm với linh giác của mình, có được tình yêu của Khiêm, cô không nghĩ đây là một tình yêu bình thường giống như bao cặp uyên ương khác. Mỗi lần tìm đến với Khiêm đều thông qua một giao cảm thần diệu vô hình. Với tình yêu dành cho nhau, cả hai người cảm thấy “lâng lâng trong những cảm giác thần tiên sung sướng” và “Linh giác báo cho Hoan biết, một hợp tử gồm hai thành phần của nàng và Khiêm đã gặp nhau và bắt đầu làm ổ trong bụng nàng” [26,192]. Khắc họa con người tâm linh, dường như Ma Văn Kháng không chỉ miêu tả có vậy mà ông còn tạo ra một cõi hư vô, mộng mị trong giấc chiêm bao, mê sảng. Những lúc đó, nhân vật thường tự lộn trái mình, phơi tỏ đời sống bên trong của mình. Khiêm trong Ngược dòng nước lũ thường nhận thấy: “Trong cơn đau ốm gần một tuần lễ, bao bọc anh những ngày qua là những chiêm mộng dữ dội, khi thì chiêm mộng tiên tri, khi thì chiêm mộng linh thị; và những ngày chiến tranh đã qua cũng được tái hiện thật sống động và chọn lọc”. [26,200]. Có lúc anh “vùi lấp trong đau ốm, mê man toàn mộng dữ” hay “trong cơn nửa mê nửa tỉnh, anh nhận ra có lẽ anh đang đi về cõi chết” [26,215]. Đối với Khiêm, bị miên man hết giấc mơ này đến giấc mơ khác khiến anh lúc nào cũng sống trong mê lộ ngây ngất cả ngày lẫn đêm nhưng cũng chính những giấc mơ này giúp Khiêm gắng vượt lên hoàn cảnh để khẳng định mình: “Những cơn mộng mị đã đưa Khiêm du hành vào những niềm suy tưởng của sự sáng tạo. Trong đau khổ có tư tưởng minh triết nảy sinh trong im lặng” [26,98]. sau đó Khiêm lại tìm về công việc của mình. Anh say sưa viết và hết mình với công việc. Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, thế giới tâm linh cũng được tái hiện một cách sâu sắc. Nhiều rắc rối u uẩn trong tâm lý, nhiều khoảnh khắc thần giao cách cảm giữa người sống và người chết, giữa người này với người kia được nhà văn tái hiện rất sinh động vừa nhằm lý giải cho số phận vừa là cách thức để nhân vật của anh vượt qua nỗi buồn, vượt qua những mất mát, đắng cay. Nhân vật Đông, Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế, Toàn trong Người và xe chạy dưới ánh trăng thường sống trong những giấc chiêm bao mộng mị, trong cõi tâm linh huyền ảo. Thế giới tâm linh đó là sự an ủi lớn cho nhân vật của anh cho cuộc đời thực đầy những lo buồn. Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế khi sinh ra đã mang sứ mệnh thiêng liêng là người đi diệt trừ cái ác do lời trăng trối của người mẹ trước khi chết để lại. Cái chết bi thảm của người cha, lời trăng trối của người mẹ đã cho Mai Trừng một khả năng thần kỳ và cũng là sứ mệnh thiêng liêng, nặng nề mà cô phải mang theo. Cô có khả năng phát “điện trường” rất mạnh mỗi khi có kẻ muốn rắp tâm hại cô. Vì vậy, bất cứ kẻ nào xâm phạm đến cô, dù chỉ trong ý nghĩ chúng đều bị trừng phạt ngược trở lại. Ngoài khả năng là người đi trừng phạt cái ác, Mai Trừng còn có khả năng giao tiếp được với người chết, cô cảm nhận được nỗi đau đớn khủng khiếp của người cha khi bị kẻ thù rạch bụng, moi tim gan. Cô còn nghe được lời cha mẹ qua từng tiếng gió thổi lúc xào xạc, lúc giận dữ, lúc âm trầm, lúc yếu ớt phản bác. Qua những giấc mộng báo của cha mẹ, Mai Trừng đã tìm được mộ của cha mẹ mình dù bao nhiêu năm tháng đã qua và cô cũng giải được lời nguyền để trở thành một con người bình thường luôn được yêu thương và không phải sống đơn độc vì cô hiểu rằng “chừng nào còn cõi người thì còn cái ác, cũng như cái thiện vậy thôi” [38, 223]. Tìm đến với quá khứ là tiếp thêm sức mạnh mà sống trong hiện tại, tìm đến với người đã khuất chính vì người đã khuất mãi mãi là con người của yêu thương và một phần vì người ta thấy đơn độc trong thế giới của những người đang sống. Rõ ràng tình huống giao cảm kỳ lạ giữa nhân vật của Hồ Anh Thái với cõi tâm linh bí ẩn, với những người đã mất, là một hình thức đặc biệt để tác giả thể hiện kín đáo cảm giác cô đơn, lạnh vắng của con người trong một thế giới thiếu tình người. Các nhân vật của Tạ Duy Anh nói chung đặc biệt là Chu Quý và tiến sĩ N đều có mối quan tâm riêng. Họ mang khuôn mặt của những kẻ “đi tìm nhân vật- đi tìm chính mình”. Qua sự phân thân trong tình trạng hoang tưởng, nhà văn muốn trình bày sự thật cuộc sống nội tâm của con người hiện đại theo cách cảm nhận riêng của mình. Đây là cách tác giả đi đến một hiện thực khác: hiện thực tâm linh. Tư duy tiểu thuyết hiện đại đã giúp Tạ Duy Anh thoát khỏi lối kể theo kiểu lập những hồ sơ, cốt truyện cho dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ như những nhà văn khác. Với cách viết mới mẻ đi theo những trạng huống tinh thần của nhân vật, Tạ Duy Anh đã đưa độc giả đến với những vùng mờ của vô thức, tiềm thức: một chuỗi sự việc xảy ra với Chu Quý: đầu tiên đó là bị một cô gái chặn ở cửa để trao cho anh cái quý giá nhất của đời con gái đồng thời cũng là để minh chứng cô vẫn còn trong trắng, chính hành động đó đã làm cho Chu Quý hoảng loạn và chúng ta lần đầu tiên biết đến căn bệnh quái ác của Chu Quý – căn bệnh liệt dương và những huyễn tưởng, những ảo giác đan xen trong tiềm thức của Chu Quý. Điều này đã gợi mở, dẫn đường cho chúng ta đến với những vùng mờ trong tiềm thức của Chu Quý: “Tôi lê lết về phòng mình, tưởng xảy ra cuộc chiến đẫm máu trong đó tôi bị nện cho tơi tả. Tôi nằm vật ra giường. Cơn đói thường ngày biến mất, thậm chí tôi thấy bụng căng cứng. Tôi vùng dậy lồng lộn đi lại, tôi muốn hoặc tôi hoặc thế giới này nổ tung. Trời nổi cơn giông lúc nào tôi không biết. Tôi chỉ thấy trời đất đen kịt như ngày tận thế và cảm thấy hả hê vì ý nghĩ đó” [2,.22-23]. Còn Tiến sĩ N cũng sống trong những cơn huyễn tưởng: “Rời phòng ngủ, tôi rón rén vào phòng làm việc và ngồi xuống ghế. Tôi gặp lại những đồ vật quen thuộc, tuy ít ỏi nhưng cũng đủ tạo cho riêng tôi một thế giới. Từ đây tôi có thể nhìn ra cánh đồng qua một chiếc cửa sổ nhỏ. Nhưng phần nhiều là tôi không thấy gì cả bởi vì khi đó tôi bắt đầu một cuộc sống khác phi vật chất, phi không gian, phi thời gian, chỉ còn lại kí ức với vô số kỷ niệm bao bọc lấy tôi mà tôi càng gạt nó càng đầy lên, chảy thành dòng…mang tôi theo sau khi bít kín mọi cánh cửa mở ra xung quanh. [2,151]. Xây dựng nhân vật trong sự ám ảnh của thế giới tâm linh hết sức sống động, các nhà văn đã để cho nhân vật của mình tự bộc lộ cảm xúc, bộc lộ những mảng khuất và bí ẩn trong tâm hồn. Chính điều này đã giúp cho nội tâm nhân vật được bộc lộ một cách đầy đủ, toàn diện và là cơ sở để người đọc hiểu một cách thấu đáo tính cách và số phận của nhân vật. 3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật Giọng điệu trần thuật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật và biểu hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Trong những tác phẩm viết về mảng thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, giọng điệu ngôn ngữ được thể hiện một cách đa dạng, mang âm hưởng phê phán sâu sắc. Nếu như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có giọng điệu nhấn mạnh, phóng đại, thường tạo sự lố bịch thì Ma Văn Kháng lại bình thản chừng mực sâu sắc trong việc chỉ ra cái xấu, cái ác ngay trong những con người bình thường, những sự việc hàng ngày. Chúng ta có thể nhận thấy, nét cảm hứng chủ đạo trong các tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng là cảm hứng bi kịch. Bắt nguồn từ cảm hứng này, giọng điệu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng xuất hiện đa dạng trong những hoàn cảnh nhất định và từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, hiện thực cuộc sống và con người được phản ánh trong tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng rộng lớn nên giọng văn của ông cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Đọc tiểu thuyết của ông, người đọc có cảm giác như đang được đối thoại với một người nhiều lời, lúc thì giọng thâm trầm sâu sắc, lúc lại mỉa mai, cay độc, lúc lại châm biếm, đả kích; lúc lại trào lộng, chua cay; lúc lại thương yêu, xót xa, lúc lại triết lý xót xa; lúc lại ngọt ngào, trữ tình…Đối với những tên lưu manh, vô học, trí thức giả danh thì nhà văn dành cho bọn chúng một giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay nhằm lên án, phê phán thói vô học, vô đạo đức, vô văn hóa. Viết về Cẩm, tác giả miêu tả: “Lý lịch ba đời của Cẩm, khỏi chê. Cụ, ông nội, bố đều là mõ, loại cùng đinh, mạt hạng bấy giờ…Tư cách mõ của Cẩm thể hiện rõ nhất ở thói tham lam vô độ, bần tiện và liều lĩnh lắm khi. [25, 133-134]. Đối với những người đại diện cho thói đời tráo trở, vô lương tâm, lừa thầy phản bạn, xu nịnh cấp trên thì giọng văn của tác giả lại tỏ ra căm phẫn, uất ức, đả kích kịch liệt. Đối với những con người có tri thức, có nhân cách, có văn hóa nhưng cuộc đời lại gặp nhiều rủi ro, bất hạnh thì Ma Văn Kháng luôn tỏ ra thông cảm, xót xa và đau đớn trước bi kịch mà họ phải trải qua: “Tự nằm nghiêng, hai mắt nhắm nghiền. Mái tóc mềm bạc phếch ôm khuôn mặt hóp hép như mặt ông già. Chân gập, hai bàn tay gầy gùa kẹp giữa hai đầu gối nổi u. Co quắp như đứa trẻ ốm yếu ngủ trong cảnh thiếu chăn ấm. Kha tìm mảnh chăn đơn cũ rộng, phủ lên người Tự. Chợt quay đi và kinh sợ. Tự ơi, lẽ nào đây là hình xác một con người đẹp nhất mà Kha thấy ở cõi đời này?...Có cuộc hãm hại nào triệt để đến thế? Nỗi đau này là nỗi đau nhân thế. Nỗi đau này là nỗi nhục trần gian” [25]. Trong sáng tác của Ma Văn Kháng có lúc giọng điệu nhà văn như bản nhạc nhẹ nhàng hoặc những lời triết lý, bình luận, trữ tình ngoại đề. Qua giọng điệu miêu tả của nhà văn, ta thấy mỗi nhân vật đều hiện lên với đầy đủ màu sắc và rất thật như tính cách của họ. Có thể nói, cùng với những cây bút khác như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hồ Anh Thái đã góp phần tạo nên một động hình ngôn ngữ mới và giọng điệu văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi 1945-1975. Thông điệp của anh mang đến không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế, qua các biểu tượng thấm đầy chất ảo. Viết về mảng thế sự, đời tư, Hồ Anh Thái thường sử dụng vốn ngôn từ giọng điệu hết sức phong phú. Nhà văn thường sử dụng nhiều giọng điệu, đó là giọng văn trần thuật đan xen kể, tả với bình luận trữ tình ngoại đề một cách tự nhiên; giọng điệu triết luận, đánh giá, giải thích hay một lời trữ tình ngoại đề thống thiết, thâm trầm. Hồ Anh Thái không ngừng tạo cho văn học những giọng điệu mới. Anh đã từng nói nhà văn có phong cách là người đa giọng điệu, nếu cho rằng thay đổi giọng điệu sẽ làm loãng phong cách của chính mình là một cách hiểu đơn giản và làm cho người sáng tạo lười biếng, ngại làm mới mình. Chính từ quan niệm đó mà trong tiểu thuyết của anh giọng điệu rất đa dạng. Hồ Anh Thái là nhà văn có cái nhìn lãng mạn trong việc miêu tả sự vật, khơi gợi cho người đọc những cảm xúc sâu lắng bởi giọng điệu trữ tình êm ái. Là một người có tâm hồn nhạy cảm, trước nỗi đau khổ mất mát của nhân vật, nhà văn luôn đồng cảm, chia sẻ, cảm thông với một giọng điệu tâm tình cảm thương sâu sắc. Đối với những đau khổ, mất mát của Toàn trong cuộc đời, bằng giọng tâm tình, nhà văn đã đồng cảm với nỗi đau của nhân vật và lý giải nguyên nhân tại sao khiến Toàn sống thu mình và lúc nào cũng phải tạo cho mình cái vỏ bọc bên ngoài lạnh lùng. Với nhiều cảnh đời éo le, ngang trái như Khắc, Trang, cu Đức đều được tác giả kể bằng giọng xót xa, thương cảm ngậm ngùi như muốn được chia sẻ với nhân vật của mình. Bên cạnh việc miêu tả, trong văn Hồ Anh Thái thường đưa ra mạch triết luận sâu sắc. Bắt đầu từ Người và xe chạy dưới ánh trăng với những dòng độc thoại nội tâm của Toàn cho tới Cõi người rung chuông tận thế thì ngôn ngữ chính luận thậm chí còn chiếm lĩnh hầu như tất cả dung lượng tác phẩm, chen lấn sang mạch kể - tả: “Đau khổ nhiều, chứng kiến chết chóc nhiều để rồi được sống mà quan sát, mà nhìn thấy tất cả những điều đang diễn ra dưới những mái nhà kia, những đường phố kia thì không vui, nhưng cũng có ích. Tôi không tin những người chưa từng chứng kiến một cái chết nào. Phải chứng kiến tận mắt, phải ôm người chết trong tay, phải khâm niệm cho một tử thi… người đó mới xem như thực hiểu đời, hiểu người, hiểu sự sống. Khi đã hiểu cái chết, anh mới bình thản và tự tin để quan sát tất cả những người không hiểu cái chết. Khi ấy anh thấy mình cần phải sống” [38, 154- 155] hay “Người nghèo ở đâu chả vậy. Họ sống ngơ ngác giữa đời, không một nguồn bảo hiểm, số mạng có thể kết liễu bất cứ lúc nào bằng thiên tai, bằng một mảnh vỏ chai cứa vào chân gây nhiễm trùng, bằng đủ mọi thứ tai bay vạ gió mà những người sung túc hơn có thể chữa chạy” [38, 229]. Từ Người và xe chạy dưới ánh trăng cho tới Cõi người rung chuông tận thế, ở sáng tác nào cũng dễ dàng phát hiện những bình luận, nhận xét hay suy tư riêng của người kể chuyện thông qua nhân vật. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, qua Toàn, người kể chuyện của Hồ Anh Thái còn dành một thời lượng cho việc trình bày quan điểm của mình về cuộc đời “Ngồi nhìn ông thợ hí húi sửa xe, Toàn mới thấm thía hơn cái cay đắng của người bị ngăn trở. Con người ta ai mà chẳng muốn vươn tới, muốn đi về phía trước. Nhưng chỉ một chút trục trặc nhỏ một cái ốc, một cái đinh cavét… thế là phải chậm trễ, phải rớt lại đằng sau. Đáng trách biết bao nhiêu là sự muộn màng không phát hiện ra chúng, để kịp thời thay bỏ” [34, tr.159]. Toàn thực sự đã trở thành người phát ngôn cho chính tác giả về những gì anh quan tâm trong cuộc đời. Nếu như ở tác phẩm tự sự mang tính sử thi, bên cạnh màu sắc trữ tình ta còn có thể bắt gặp giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch nhưng cũng rất hóm hỉnh thì ở những tác phẩm sau này, Hồ Anh Thái sử dụng rộng rãi ngôn ngữ đời thường, đem văn nói hòa trộn vào văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc gợi cảm. Trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế chất giọng trữ tình đã nhường chỗ cho một giọng văn sắc lạnh, nhiều suy tư, triết lý, không né tránh nỗi đau, trái lại, nhà văn có ý thức xoáy sâu vào các vết thương nhức nhối trong đời sống. Tác giả sử dụng nhịp mạnh ngôn ngữ mạnh để gây ấn tượng. Những chương đầu tiết tấu rất nhanh, giọng điệu đầy chất trinh thám. Ai là thủ phạm? Sao nhiều kẻ chuyên gây ác lại phải chết một cách kỳ lạ thế? Tính chất phóng sự điều tra tạo nên sự gấp gáp trong giọng điệu thực ra là một cách hút của nhà văn nhằm tạo ra một thế giới nhiêu khê, bất trắc, hỗn tạp. Chất giọng nhiều suy tư triết lý hiện lên được nhà văn phát biểu qua nhân vật Đông. Khi lúc đầu Đông đứng về phía cái ác và quyết tâm trả thù vì: “Con người quả thật hèn yếu khi khoanh tay ngồi nhìn những người thân bị tiêu diệt, miệng thì cầu nguyện xá tội cho kẻ giết người” [38,102]. Nhưng khi đã thức tỉnh, Đông lại cho rằng: “Hận thù phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu thương và bao dung”, “Kẻ làm ác vẫn còn có cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi người” [38,244]. Nhưng phải chăng khi được giác ngộ thì con người lại trở nên đáng thương. Vẫn là giọng điệu triết lý bởi “Giác ngộ được rồi, thì không chết nhưng sống khổ, sống sở về tinh thần” [38, 163]. Trong cái giọng điệu suy tư triết lý ấy Hồ Anh Thái thường pha chất mỉa mai chua xót, cho con Ki ăn trước mình để phòng độc dược, Đông nghĩ: “Thử hỏi ở đời này đã mấy ai dám hy sinh mạng sống vì bạn bè. Thời nay thật khó tìm ra một tình bạn dám xả thân cho nhau” [38,187- 188]. Hay giọng triết lý nhuốm màu sắc thương cảm, u buồn khi nói đến những cảnh đời éo le như mẹ con chị Giềng “Người nghèo ở đâu chả vậy. Họ sống ngơ ngác giữa đời, không một nguồn bảo hiểm, số mạng có thể kết liễu bất cứ lúc nào” [38, 229]. Có thể nói, giọng điệu sắc lạnh suy tư, triết lý đa sắc điệu, đa dạng đã làm nên nét đặc sắc hấp dẫn cho tác phẩm. Đọc văn Hồ Anh Thái, ta thấy tác giả miêu tả đời sống xã hội nước ta thời hiện đại với những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường với nhiều thói xấu đáng chê cười và chất giọng hài hước, châm biếm, giễu nhại là giọng điệu chủ đạo, tạo nên sự độc đáo trong việc thể hiện cái cười chua cay của tác giả. Trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, từ đầu đến cuối , tác giả đưa ra liên tiếp các chi tiết nối liền chi tiết, một giọng bình luận ngoa ngoắt bên ngoài và giấu vào bên trong một nỗi đau thế sự, với giọng kể triền miên mà đầy bất ngờ trong bình luận kiểu giễu nhại. Người đọc hoàn toàn bị cuốn theo giọng kể của tác giả khi nhà văn giễu nhại, mỉa mai đủ hạng người. Khi viết về đời sống giới trí thức, với bao vấn đề nhức nhối cần phanh phui, mổ xẻ, ngòi bút Hồ Anh Thái trở nên sắc sảo, hài hước đến thâm thúy, tinh quái. Đó là hình ảnh của một vị giáo sư - tiến sĩ – viện trưởng với cái hàm “Lưỡng quốc tiến sĩ”. Với tầm kiến thức cao sang như vậy, chắc rằng ông phải có những đóng góp rất nhiều cho đất nước nhưng trớ trêu thay, bao nhiêu đề tài, công trình, hội thảo được thực hiện đều giống nhau y đúc. Ông còn làm thơ, viết ca khúc, chỉ có điều “vừa đọc vừa bịt mũi”. Đó là hình ảnh nhà phê bình nghệ thuật chỉ vì có “thói háo danh làm thơ viết nhạc tung tóe” viết sách thì cắt dán, coppy bừa bãi mà thành danh. Đó còn là hình ảnh Họa sĩ Chuối Hột tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật mà không biết vẽ chỉ biết “nguệch ngoạc đôi ba nét và bết màu đè lên che đỡ. Màu yếu thì bôi trát tung ném lổn nhổn sần sùi, sử dụng màu không ra bài bản tạo ấn tượng phá cách” [36, 36] mà chỉ biết lợi dụng sắp đặt và nghệ thuật biểu diễn để trục lợi là giỏi. Viết về những kẻ bất tài nhưng háo danh giọng điệu Hồ Anh Thái được thể hiện bằng giọng văn mỉa mai, châm biếm sâu cay. Với chất giọng này, Hồ Anh Thái đã thể hiện được cái nhìn sắc bén của mình và anh công khai lật tẩy, phơi bày trên trang giấy tất cả những thói xấu, sự khuất tất của các hạng người. Giọng điệu hài hước mỉa mai của Hồ Anh Thái còn nằm ngay trong sự giễu nhại. Anh nhại tất cả từ thơ, thành ngữ, tục ngữ, lối nói chơi chữ đến lời bài hát, cách nói năng. Cách nhại đó không lạ trong đời sống nhưng lại lạ trong văn chương. Anh thường nhại như vậy để tô đậm thêm, gây sự hài hước, châm biếm những thói hư tật xấu của cuộc sống và con người. Đó là nét độc đáo trong phong cách của anh so với các nhà văn cùng thời. Tạ Duy Anh là nhà văn thường xây dựng một thế giới nghệ thuật mà mọi yếu tố, mọi cấp độ đều sử dụng triệt để giọng điệu giễu nhại. Mỗi một sự kiện nhà văn cười nhạo thì đó cũng chính là sự xuất hiện của một thuộc tính nhận thức, một ý thức phản tỉnh. Đọc văn anh, ta bắt gặp giọng điệu sâu lắng nhưng cũng đầy giễu nhại. Giọng điệu hết sức lạnh lùng, khách quan thêm vào đó là giọng văn quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh đã khiến cho tác phẩm của Tạ Duy Anh có sức vang dội lớn. * Tiểu kết Để thể hiện cảm hứng phê phán trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo trong việc xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Nếu như Ma Văn Kháng thể hiện cảm hứng phê phán một cách bình thản, sâu sắc thì Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có cách biểu đạt mạnh mẽ, dữ dội trong sự tiếp cận với các hiện tượng của con người và xã hội. Dù với phương thức biểu hiện cảm hứng phê phán của mỗi tác giả một khác nhưng bản chất cuộc sống đã được tái hiện hết sức đầy đặn trong muôn vàn sự vật hiện tượng. Bên trong những trang văn tưởng như ồn ào ấy là chất chứa bao nỗi niềm dung dị của đời thường với tấm lòng trân trọng thiết tha, là ước mong không mệt mỏi hy vọng một cuộc sống tươi đẹp sẽ đến với mỗi con người. Đó là thông điệp hết sức nhân ái mà Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái muốn gửi đến các lớp độc giả. KẾT LUẬN 1. Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh rộng lớn, nội dung phản ánh sinh động gấp nhiều lần so với những giai đoạn văn học trước đó. Hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn nhìn rõ những nét bản chất của hiện thực quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, nhà văn chỉ kịp thời phản ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, bộc lộ được một vài cảm xúc hoặc ca ngợi, hoặc phê phán thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, bằng sự nghiên cứu nghiêm túc đối tượng phản ánh, các tác giả đã có thể dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp của đời sống với sự đan xen của cái cao cả và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác…Trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, muôn mặt của bức tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối cảnh cuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết. Các nhà văn muốn khẳng định một điều: đồng tiền, quyền lực cũng như những tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phương tiện. Người nào coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, người đó sẽ trở thành kẻ ác, dẫm đạp lên người khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình. 2. Trong những sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, tư tưởng nhân văn được tô đậm xuyên suốt với ý nghĩa to lớn khẳng định giá trị con người và mong ước con người thoát khỏi những vũng bùn của tâm hồn. Xã hội không chỉ tồn tại những con người xấu xa, vị kỷ mà cuộc sống vẫn tươi đẹp bởi sự hiện hữu của những người có tài năng, cốt cách cao đẹp, có tấm lòng nhân hậu, vị tha. Các nhà văn muốn khẳng định một điều: cuộc sống tuy có nhiều cái bất biến, muôn màu muôn vẻ nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa; mặc dù cuộc sống có bề nổi là những vòng luẩn quẩn trong bao toan tính thấp hèn, những xuống cấp của nhân cách con người, nhưng chìm dưới mạch ngầm vẫn là chiều sâu của căn cốt tình người, những giá trị tiềm tàng của con người như một vùng sâu thẳm chưa bao giờ khám phá hết. Con người có khả năng làm thay đổi số phận, tìm lại ngọn nguồn cuộc sống bằng sự sám hối, bằng niềm tin vào con người và cuộc sống. 3. Để thể hiện cảm hứng phê phán trong sang tác của mình, Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật hết sức độc đáo. Các nhà văn đã khám phá và áp dụng thành thạo các phương thức nghệ thuật mới mẻ trong việc xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu. Cốt truyện được xây dựng có độ mở, cách xây dựng nhân vật thể hiện sâu sắc đời sống nội tâm, bản chất cuộc sống, con người đã được tái hiện hết sức đầy đặn. Nếu như Ma Văn Kháng thể hiện cảm hứng phê phán một cách bình thản, sâu sắc thì Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh có cách biểu đạt mạnh mẽ, dữ dội trong sự tiếp cận với các hiện tượng của con người và xã hội. Có thể thấy, những sáng tác về thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đã có những đóng góp không nhỏ cho sự đổi mới của văn xuôi đương đại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Sách: Tạ Duy Anh (1992), Lão Khổ, NXB Văn học, Hà Nội. Tạ Duy Anh (2004), Đi tìm nhân vật, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng Tạ Duy Anh (2005), Thiên thần sám hối và những truyện ngắn tiêu biểu, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Bình, Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau năm 1975, trong Tự sự học- một số vấn đề và lịch sử, NXB Đại học sư phạm Hà Nội. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết,Tạp chí văn học (số 2), tr17-19. Phan Cự Đệ (1986), Mấy vấn đề lý luận văn xuôi hiện đại, Tạp chívăn học (số5). Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ 20, NXB Giáo dục, Hà Nội. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2000), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục, Hà Nội. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lý luận văn học (tái bản), NXB Giáo dục, Hà Nội Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. Phong Lê (1989), Vẫn chuyện văn và người, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Nguyễn Trường Lịch (2002), Con mắt tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. MB, Khrachenkô, (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2000), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2002), Đám cưới không có giấy giá thú, NXB Văn học, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2003), Ngược dòng nước lũ, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2001), Côi cút giữa cảnh đời, NXB Văn học, Hà Nội. Ma Văn Kháng (1999), Sống rồi mới viết - Hồi ức nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, tập 2, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Ma Văn Kháng (1987), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2003), Tập truyện ngắn Ma Văn Kháng (tập 2), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Ma Văn Kháng (2000), Mưa mùa hạ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội. Hồ Anh Thái (2005), Người và xe chạy dưới ánh trăng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Hồ Anh Thái (2005), Tự sự 265 ngày, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Hồ Anh Thái (2006), Mười lẻ một đêm, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tôi, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. Hồ Anh Thái (2003), Cõi người rung chuông tận thế, NXB Đà Nẵng. Hồ Anh Thái (2006), Tuyển tập nói bằng lời của mình, NXB Kim Đồng, Hà Nội. Hồ Anh Thái (2003), Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng hiện ra, NXB Phụ nữ, Hà Nội. Hồ Anh Thái tuyển chọn (2005), Văn mới 2004-2005, NXB Hội Nhà văn và Công ty văn hoá Đông A, Hà Nội. Bùi Việt Thắng (2002), Bàn về tiểu thuyết, NXB Văn hoá thông tin. Bùi Việt Thắng (2005), Tiểu thuyết đương đại, NXB Quân đội nhân dân Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, NXB Giáo dục, Hà Nội. * Báo - Tạp chí – luận án – luận văn Phạm Mai Anh (1999), Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ sau năm 1980, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội. Tạ Duy Anh, Bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá, www.hue.vnn.vn Tạ Duy Anh, Tôi sẵn sàng trả giá cho sự mạo hiểm, www.vnexpress.net. Vũ Tuấn Anh (1999), “Đời sống thể loại trong quá trình văn học đương đại” trong “Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học”, Viện văn học, Hà Nội, tr 474-510. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học (số 6), tr 66-67. Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, www.vienvanhoc.org. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS, ĐHSP, Hà Nội. Trần Cương (Tháng 2/2001), Sự vận động của thể loại văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật. Nguyễn Lân Dũng (ngày 9/11/1989), Số phận người lương thiện, Báo Lao động số 45. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam sau thập kỷ 80, Tạp chí văn học số 3. Nguyễn Minh Châu- Nguyễn Khải- Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, Hà Nội. Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới nghệ thuật của Tạ Duy Anh , NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Nguyễn Thị Hải Huyền (2007), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái (qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Việt Hoài, Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác, www.tuoitre.com.vn. Nguyễn Thị Hoa (2008), Tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ văn học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Nguyễn Thị Huệ (1998), Tư duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80, Tạp chí văn học (số 2) Ngô Thị Thu Hương (2007), Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái (qua ba tác phẩm: Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm). Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn. Ngô Thị Thu Hương (2007), “Trao đổi về tiểu thuyết cùng nhà văn Hồ Anh Thái”, Tạp chí Văn nghệ Bình Định số Tết Đinh Hợi. Phan Thị Kim (2002), Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sau năm 1980, Luận văn thạc sĩ. Lã Duy Lan - Ngược dòng nước lũ- cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào nguồn văn, vào dòng đời cuộn chảy (bài viết tay). Võ Anh Minh (2005), Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Trường Đại học Vinh, Nghệ An. Hoài Nam, Chất hài hước, nghịch dị trong Mười lẻ một đêm, www.evan.com.vn/news/phe-binh/phe-binh/2006/04/3B9ACE9C Lã Nguyên (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, Tạp chí văn học số 9, tr63-72. Vũ Quần Phương (Tháng 1/ 1990), Đọc Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, Tạp chí văn học. Trần Đăng Suyền (1983), Một cách nhìn cuộc sống hiện nay, Báo Văn nghệ số 15 Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, Tạp chí văn học số 6. Hồ Anh Thái (2003), Cam đoan tôi viết sự thật, Báo Thể thaovàVăn hoá (số 3). Hồ Anh Thái (2003), Tiểu thuyết là một giấc mơ dài (trả lời phỏng vấn), BáoThể thao Văn hoá. Hồ Anh Thái, Nhà văn phải có nhiều giọng điệu, www.vnexpress.net/vietnam/van-hoa/Guong-mat-Nghesy/2005/04/. Hồ Anh Thái (2006), Nhà văn đích thực phải tử tế, Báo Thể thao và văn hoá (số 4). NguyễnThị Minh Thái (2005), Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ phía sau, Báo Văn nghệ (số 6). Đỗ Phương Thảo (2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng (qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn học. Đào Thản (1994), Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi, Tạp chí Văn học (số 2), tr13-16. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và những quan niệm con người, Tạp chí văn học (số 6), tr 17-20. Đào Tiến Thi (1999), Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn từ sau 1975, Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN. Bích Thu (1999), Những nỗ lực của tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới, in trong Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Viện văn học, Hà Nội. Xuân Tùng (24/04/1999), Nhà văn Ma Văn Kháng trả lời phỏng vấn: Nhà văn phải có cái tâm, Báo Giáo dục Thời đại. Phạm Xuân Thạch, Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử, www.vietnamnet.vn Lý Hoài Thu (2001), Sự vận động của các thể loại văn học thời kỳ đổi mới, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1. PV (10/02/1997), Thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Báo Văn nghệ số 6. Nguyễn Văn Xuất (1995), Cảm hứng phê phán trong tiểu thuyết hiện đại (qua một số tiểu thuyết ở Liên Xô và Việt Nam)- Luận án Phó Tiến sỹ văn học, ĐHSP Hà Nội. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ 8 1.1 Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống 8 1.2. Những vấn đề nổi bật trong nội dung phản ánh cái xấu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 13 1.2.1. Con người tha hoá vì chạy theo chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi 13 1.2.2Con người sống trong hận thù và mất niềm tin 30 1.3. Cơ chế xã hội dồn ép con người lương thiện vào những bi kịch trong cuộc sống 36 Chương 2: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 43 2.1 Cái thiện hiện hữu trong từng con người tốt đẹp 43 2.1.1 Người trí thức có tài năng và cốt cách cao đẹp 43 2.1.2. Sự hồn hậu trong tâm hồn của những con người bình dị 49 2.2. Con người trong sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác 50 2.2.1 Quá trình phục thiện: sám hối, xưng tội 50 2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sang 57 2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 60 Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái 68 3.1.1. Cốt truyện số phận 69 3.1.2. Cốt truyện luận đề 70 3.1.3. Cốt truyện tâm lý, hồi tưởng và ký ức 72 3.1.4. Cốt truyện phân mảnh- lắp ghép 74 3.1.5. Cốt truyện dòng ý thức 77 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 78 3.2.1. Phạm trù thẩm mỹ trong xây dựng nhân vật 78 3.2.2. Hư cấu, tưởng tượng như là một thủ pháp nghệ thuật đắc lực trong việc thể hiện cảm hứng phê phán 81 3.2.3. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật 83 3.3. Một số đặc điểm về giọng điệu trần thuật 93 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp- Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.doc
Luận văn liên quan