Ngoài ra, chính sự xuất hiện nhỏ lẻ với số lượng khiêm tốn của các
trình diễn của nghệ sĩ nữ đã tạo ra sự đặc biệt riêng trong môi trường nghệ
thuật bão hoà đang khát khao về những nguồn sáng tạo mới. Công chúng có
được thêm những cái nhìn đa dạng hơn về nghệ sĩ là những người cũng đang
vật lộn để để sống cũng như sáng tác nghệ thuật góp phần đem lại những giá
trị tinh thần cho xã hội đang quay cuồng trong thế giới vật chất.
Ở thời đại mà nghệ thuật đương đại Việt Nam đang phát triển, thứ ngôn
ngữ mới này đã mở biên độ ra ngoài các quốc gia khác thông qua các sự kiện
nghệ thuật giao lưu hay chương trình lưu trú của các nghệ sĩ Việt nam và
nghệ sĩ quốc tế. Đây là điều khác biệt mà nghệ thuật truyền thống trước kia ít
có cơ hội được bộc bạch.
95 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính nữ trong các tác phẩm trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động trong cơ thể của
con người tự sản sinh ra và cũng tự đào thải. Kết thúc tác phẩm khi chĩa thẳng
ngón trỏ lên trời trong khi ngón tay không ngừng chảy máu là một tuyên bố
cơ thể của tôi và nỗi buồn là sự hòa nhập làm một. Hay ở trình diễn Là bóng
lợn (2011 – Nhà sàn Đức), cô bày ra một chậu đầy bong bóng lợn đã ngâm.
Cô vớt từng miếng ra sàn rồi dùng chiếc bàn là nóng là lên, miếng bóng lợn
kêu xèo xèo dưới sức nóng của bàn là cho đến khi chúng khô kiệt nước. Sau
đó, cô đắp những miếng bóng lợn được là nóng rẫy, nghi nghút khói lên mặt,
tay, chân và lại tiếp tục là miếng khác. Những hành động đó cứ lặp đi lặp lại.
Tác phẩm khiến nhiều người xem cảm giác rợn người bởi hiệu quả về thị giác
cũng như thính giác. Trong các tác phẩm của mình, Lại Diệu Hà diễn tả hình
ảnh người phụ nữ trở nên tự tin, dũng cảm tìm cách thoát khỏi vai trò nô lệ
mà họ đã tự đặt mình vào nhưng luôn đem lại một nỗi u buồn chất chứa khó
tả. Các tác phẩm của chị thường đề cập đến giới hạn trong sự giới hạn kín đáo
của phụ nữ nói riêng và của con người nói chung. Bằng những hành vi đưa ra
trước khán giả, chị bộc lộ bản sắc cá nhân để vượt qua những định kiến tâm lý
một cách rất riêng và nữ tính.
Bên cạnh đó, có một trình diễn của Lại Diệu Hà lại khá dịu dàng khác
với nhiều tác phẩm trước đó là Hôn, cô mời mọi người lên hôn mình, một nụ
hôn thực sự. Hà cũng như phần nhiều phụ nữ, cô ám ảnh về sự xinh đẹp của
bản thân. Luôn mong muốn có một khuôn mặt đầy đặn nữ tính nên trong
nhiều năm, lúc nào cô cũng ngậm hai miếng bông ở hai bên má để tạo cảm
giác cho má đầy hơn. Và khi trình diễn Hôn, mọi người tương tác với cô và
lên hôn cô, sẽ cảm nhận được cả sự hiện diện của hai miếng bông. Tác phẩm
là lời tâm sự cá nhân của Lại Diệu Hà nhưng cách thức cô thực hiện mang đầy
47
sự nữ tính, lãng mạn. Có thể nói, đây là sự trộn lẫn của lãng mạn, hài hước và
đau buồn.
Một nghệ sĩ trẻ là Nguyễn Thủy Tiên cũng có những thể nghiệm trình
diễn mà trong đó, những hành vi của cô mang tính nữ rất rõ ràng. Trong tác
phẩm của mình, cô hóa thân thành một phụ nữ Nhật Bản tiếp khách thường
thấy trong các quán ăn. Cô trang điểm, đội tóc giả và mặc trang phục y như
một phụ nữ Nhật và ngồi chờ sẵn trong một căn phòng. Ngoài cửa dán một
mảnh giấy – đấy là nơi mọi người sẽ tự điền tên mình theo thứ tự như xếp
hàng. Lần lượt một người một trong danh sách chờ sẽ được vào gặp cô, chỉ có
hai người. Họ sẽ uống rượu và trò chuyện trong đó bao lâu sẽ tùy thuộc vào
Thủy Tiên. Tác phẩm như một nhu cầu đi tìm cái tôi, khám phá cái bản thân
mình muốn, đặt ra câu hỏi cho bản thân đi tìm chính mình là ai. Bình thường
Thủy Tiên là một người ngại tiếp xúc với người khác, giờ đây Thủy Tiên đã
thay đổi danh tính của mình trở thành một cô gái tiếp khách, để trải nghiệm
những tình huống thân mật, gần gũi với những người lạ. Là một nghệ sĩ thuộc
thế hệ 9x, còn khá là trẻ, nên nhiều tác phẩm của Thủy Tiên là sự tìm tòi bản
thân và khám phá những điều mới.
2.2.3. Định dạng giới trong việc xử lý không gian trình diễn
Không gian là nơi người trình diễn thực hiện tác phẩm. Trình diễn
trong một không gian thường được nghệ sĩ chọn lựa có chủ đích. Không gian
đó có yếu tố lịch sử, mỗi không gian có những đặc điểm riêng, có câu chuyện,
có các vấn đề cần quan tâm. Không gian mang lại cảm hứng, ý tưởng cho
người sáng tác. Không gian có thể là bất kỳ đâu, trong nhà, ngoài trời, không
gian triển lãm, các địa điểm công cộng, không gian chính thống hoặc không
chính thống Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về cái thế giới
mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đó.
Một số nghệ sĩ cho rằng không gian chỉ là nền cho tác phẩm trình diễn. Một
48
hành vi diễn ra trong một không gian nào cũng để phản ánh bối cảnh diễn ra ở
không gian đó, địa điểm đó. Hành vi giống như tạo dấu ấn cá nhân, là việc
nghệ sĩ phản ứng dù cố tình hay vô tình cũng đều tạo nên ý nghĩa nhất định
trong không gian đó.
Như đã nói ở trên, một ví dụ khá điển hình trong việc xử lý không gian
có tính định dạng giới của các nữ nghệ sĩ Việt Nam là tác phẩm Bay lên của
Lại Diệu Hà. Tác phẩm diễn ra tại Nhà sàn Đức – nhà riêng của nghệ sĩ
Nguyễn Mạnh Đức. Cô trình diễn tại một không gian nhỏ trong ngôi nhà.
Không gian trong nhà tạo ra cảm giác riêng tư, kín đáo, phù hợp với các tác
phẩm có nội dung thiên về cảm xúc cá nhân, khám phá cảm xúc và những
giới xúc cảm, những yếu tố tự nhiên của con người. Cách lựa chọn và xử lý
không gian tạo cho khán giả cảm giác như đang ngắm nhìn cô trong một căn
phòng riêng mà tường làm từ kính trong suốt vậy. Nếu như Bay lên được trình
diễn tại một không gian công cộng thì yếu tố không gian lại sẽ gây ra nhiều sự
phản cảm đối với người xem.
Trình diễn khác của Lại Diệu Hà có chú ý đến phần không gian trình
diễn là Tổ hợp bám (2013). Phần không gian trình diễn của cô là khoảng sân
sau của Viện Goethe. Trên mặt sân phủ đầy bột, đằng trước có một tác phẩm
sắp đặt to có hình dáng giống một cây thông giáng sinh, bao gồm nhiều miếng
ghép với nhiều hình thù khác nhau. Tất cả đều là màu trắng, “tính nữ” được
thể hiện thông qua cái đẹp về thị giác trong một không gian trắng muốt, mang
đến cảm giác của sự sạch sẽ, tinh khiết và một sắp đặt gồm nhiều tiểu tiết rất
tỉ mỉ. Hà mặc một bộ đồ trắng, cô lăn lê trên mặt sân và tung bột lên không.
Hà bắt đầu trình diễn bằng cách nằm xuống mặt sân thổi bột, lùa bột thành
đống rồi tung lên. Chị tiếp tục đêm diễn cũng bằng các hành động đó. Những
màn tung bột thật cao và xa của Diệu Hà tạo hiệu ứng hình ảnh rất đẹp và
cũng gây nhiều hứng thú nhất cho khán giả. Cô và không gian trắng như hòa
49
làm một, có những lúc cô nghịch ngợm như một đứa trẻ trong trời tuyết.
Thông điệp của tác phẩm theo như cô từng chia sẻ đó là: “Lấy cảm hứng từ sự
chậm chạp, kiên nhẫn, của các loài sinh vật và côn trùng và nó cho tôi một
cảm giác về một vẻ thoáng qua, rất nhanh ngay đây thôi nhưng khó nắm bắt.
Với việc mô phỏng lại vẻ đẹp thông qua thị giác cộng với tôi quay về tiềm
thức của bản thân. Tôi là người chủ động tạo ra tác phẩm nhưng vẫn bị động
trước sự biến đổi của mọi vât xung quanh đáng lẽ tôi nên chạy theo chúng để
chúng ngấm. Tôi cô đọng chúng trong cách nhìn miêu tả dựa vào tính tưởng
tượng kết hợp. Tôi muốn làm một tác phẩm mang tính tái tạo và trải nghiệm
phong phú như đang diễn ra”. Tác phẩm lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tĩnh lặng của
loài côn trùng, cô muốn nắm bắt lấy sự mong manh và thoáng qua của chúng,
mô phỏng và lưu giữ vẻ đẹp đó.
Một tác phẩm khác có sự lựa chọn và xử lý không gian mang “tính nữ”
là Bếp gia đình của nữ nghệ sĩ trẻ Nguyễn Hồng Ngọc. Ngọc là một nữ nghệ
sĩ trẻ có những thể nghiệm nghệ thuật đương đại từ năm 2010 ở nhiều lĩnh
vực như sắp đặt, trình diễn, video art. Tác phẩm Bếp gia đình nằm trong dự án
nghệ thuật Những chân trời có người bay – 2012 tại Trung tâm Văn hóa Nhật
Bản. Ngọc đã xây dựng lên một studio mang dáng vẻ của một căn bếp gia
đình theo nghĩa, ở đó, hàng ngày cô sẽ nấu ăn và mời mọi người thưởng thức
trong 3 tuần. Không gian trình diễn của cô là một căn bếp như mọi căn bếp
bình thường trong mỗi gia đình. Nó nhẹ nhàng, đơn giản và nữ tính. Người
phụ nữ hiện đại không thể tách rời với thực tế gia đình và xã hội. Ngoài làm
việc, họ còn những công việc nhà như dọn dẹp, bếp núc, chăm sóc con
cáiluôn chờ đợi họ. Dường như không còn thời gian cho bản thân, cho việc
hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần Mặc dù không hoàn toàn nhấn mạnh
vào vai trò của người phụ nữ một cách trực tiếp mà Ngọc lại khéo lại khai
thác đời sống gia đình qua không gian căn bếp gia đình ấm cúng với những
bữa cơm giản dị. Cô biến hình ảnh người phụ nữ trong bếp như một người
50
nghệ sĩ thực thụ, cuộc sống đời thường và nghệ thuật trở nên hòa làm một.
Các diễn biến của cuộc sống hàng ngày khi được đưa vào không gian triển
lãm cũng trở thành những hoạt động trình diễn.
Hay như những biến đổi không gian trình diễn trong các tác phẩm của
Quỳnh Đông và Nguyễn Thủy Tiên. Không gian trình diễn của Nguyễn Thủy
Tiên được biến đổi trở thành một căn phòng tiếp khách trò chuyện thật sự. Để
khi khán giả tương tác – đóng vai như những người khách thật sự bước vào
cảm thấy được sự ấm áp, thân mật. Nói thêm về Thủy Tiên, trước khi thực
hiện một loạt các trình diễn như này, cô đã có một quãng thời gian đi làm
thêm ở những quán ăn hay quán rượu dịch vụ phục vụ của Nhật để có những
trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế nhất. Còn đối với Quỳnh Đông, cô biến đổi
không gian trình diễn trong tác phẩm Karaoke night trở thành như một không
gian karaoke với ánh sáng tối le lói, những ánh đèn led nhấp nháy nhiều màu
hắt vào khuôn mặt cô. Đó trở thành một không gian cá nhân, nơi cô hóa thân
thành một phụ nữ điển hình trong thời đại văn hóa quần chúng phù phiếm có
nhiều lan tỏa rộng.
Không gian trình diễn dường như không được quá coi trọng trong nghệ
thuật trình diễn ở Việt Nam vì đôi khi các sáng tác được thể hiện một cách
ngẫu hứng. Ví dụ một số nghệ sĩ cho rằng không gian chỉ là nền cho tác phẩm
trình diễn. Nhưng ý kiến khác cho rằng không gian phải là yếu tố đầu tiên để
xem xét có phù hợp với ý tưởng hay không. Một hành vi diễn ra trong một
không gian nào cũng để phản ánh bối cảnh diễn ra ở không gian đó, địa điểm
đó. Hành vi giống như tạo dấu ấn cá nhân, là việc nghệ sĩ phản ứng dù cố tình
hay vô tình cũng đều tạo nên ý nghĩa nhất định trong không gian đó.
Đối với các nữ nghệ sĩ thì không gian là một phần khá quan trọng còn
bởi vì ở một số sáng tác có mang tính nhạy cảm thì việc chọn một không gian
kín đáo mang lại cảm giác gần gũi và riêng tư hợp với những tác phẩm mang
51
tính tự sự cá nhân.
Tiểu kết
Suốt thời quá khứ, các đòi hỏi nghiêm ngặt từ xã hội đối với vai trò của
phụ nữ trong đời sống gia đình đã khiến nghệ thuật chỉ còn là một sở thích
riêng với họ mà thôi. Có thể nói rằng các hoàn cảnh xã hội đã thay đổi nhanh
chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham dự nhiều hơn của nữ giới vào
nghệ thuật cũng như sự chấp nhận rộng rãi hơn đối với thành công của nghệ
sĩ nữ.
Trong môi trường nghệ thuật Việt nam số lượng nữ giới tham gia
không phải ít, nhiều nhất có thể thấy trong hội họa, nhưng nghệ sỹ nữ làm
trình diễn thì không có nhiều. Về mặt nội dung hay hình thức thể hiện, các tác
phẩm trình diễn mang “tính nữ” của nữ nghệ sĩ Việt Nam chưa hoàn toàn có
nhiều khác biệt so với các trình diễn mang “tính nữ” trên thế giới. Nhưng cái
riêng, cái khác biệt của trình diễn nữ Việt Nam lại nằm ở chính những nét văn
hóa riêng, từ truyền thống cho đến hiện đại của đặc điểm xã hội Việt Nam. Từ
hình ảnh người phụ nữ Á Đông chịu nhiều thiệt thòi và bị nhiều đánh giá
trong vẻ đẹp nỗi đau, tình yêu và bi kịch trong quá khứ cho đến hình ảnh
người phụ nữ dần trở nên tự tin, dũng cảm tìm cách thoát khỏi vai trò nô lệ do
chính mình đặt vào, giải phóng bản thân, khao khát bay bổng tự do đều được
các nữ nghệ sĩ khai thác một cách triệt để và mạnh bạo.
52
Chương 3
NHẬN ĐỊNH VỀ THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CÁC SÁNG
TÁC TRÌNH DIỄN MANG “TÍNH NỮ” CỦA NỮ NGHỆ SĨ VIỆT NAM
3.1. Những thành công và hạn chế của các sáng tác trình diễn mang “tính
nữ” của nữ nghệ sĩ Việt Nam
Trên thế giới, Phong trào nghệ thuật nữ quyền nổi lên vào cuối những
năm 1960, là thời kì nổ ra những cuộc biểu tình chống chiến tranh, các phong
trào dân quyền và đòi quyền đồng tính, cũng là lúc mà các nghệ sĩ nữ trên
thế giới mong muốn đạt được những quyền bình đẳng như những nghệ sĩ
nam. Họ tìm cách thay đổi thế giới xung quanh họ thông qua nghệ thuật.
Nghệ thuật không chỉ đơn thuần là sự đánh giá về thẩm mỹ mà còn đặt ra
những câu hỏi về các vấn đề chính trị, xã hội cho khán giả, qua đó những tác
phẩm theo phong trào nghệ thuật nữ quyền tiếp cận và có những ảnh hưởng
đến thế giới trong vấn đề bình đẳng giới. Họ tạo ra một cuộc đối thoại giữa
người xem và các tác phẩm nghệ thuật thông qua việc đưa ra các quan điểm
của nữ giới.
Các tác phẩm trình diễn mang “tính nữ” của nghệ sĩ nữ Việt Nam có
những đặc điểm tương đồng và khác biệt so với các nữ nghệ sĩ trên thế giới.
Người phụ nữ Á Đông luôn gắn với những quan điểm truyền thống về nữ giới
như “tam tòng tứ đức”, “tề gia nội trợ” vì thế xét trên phông nền văn hóa khác
nhau, các trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng.
Từ nội dung cho đến hình thức thể hiện, các tác phẩm trình diễn của nữ nghệ
sĩ thiên về những vấn đề cá nhân, những tâm sự của bản thân về tình yêu,
cuộc sống, xã hội hay về quan điểm sáng tác nghệ thuật. Một chút kể lể, bày
tỏ thân phận; một chút phản kháng, bất bình cho thân phận và giới tính hay
một chút khao khát bay bổng tự do. Người nữ nghệ sĩ có điểm mạnh là bản
53
năng tạo hóa đã ban cho họ một cái nhìn cuộc sống đặc biệt, họ nhạy cảm và
đa cảm hơn. Họ có xu hướng tìm về thế giới nội tại bên trong, không ngừng
truy vấn bản thân đê tìm lại bản ngã của mình. Các nữ nghệ sĩ Việt Nam đã
tận dụng triệt để những đặc trưng trong ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật
trình diễn nên đã đem lại những thành công nhất định. Về cách thức thể hiện,
họ sử dụng những biểu tượng đặc trưng về giới, cơ thể và tiểu sử bản thân để
tạo nên sự riêng biệt so với những trình diễn của các nghệ sĩ nam. Cũng có
nhiều tác phẩm thiên về sự “hành xác” thử thách mức độ chịu đựng của cơ thể
hay “thoát y” một phần hoặc toàn phần – những thủ pháp ít thấy ở nghệ thuật
Việt Nam nhưng đã được các nghệ sĩ thế giới sử dụng nhiều. Có hai cách thực
hành nghệ thuật thường thấy là: trình diễn theo thời gian kéo dài, đôi khi có
thể kết hợp với sắp đặt – hoặc thực hiện những màn diễn ngắn gọn, thách thức
nhận thức và định kiến của xã hội.
Ngay trong thời kì khởi đầu, nghệ thuật trình diễn như một làn gió mới
đối với các nghệ sĩ vì tính trực tiếp và tiếp cận nhanh chóng của nó với công
chúng. Nghệ thuật trình diễn đáp ứng nhu cầu nội tại của mỗi con người trong
quá trình truy vấn, tìm lại bản ngã của mình. Trình diễn như một cách thể hiện
trực tiếp nhất, nhanh nhất và bản năng nhất của họ để tiếp cận với công
chúng. Những tác phẩm trình diễn mang tính cá nhân rất lớn, vì mọi tác phẩm
luôn gắn liền với cơ thể người nghệ sĩ và khán giả luôn được kết nối trong
không gian cá nhân của nghệ sĩ trình diễn.
Nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” đã mở ra những quan niệm, cái
nhìn mới về người phụ nữ trong xã hội. Họ có thể mạnh dạn bộc lộ mình, bộc
lộ những câu chuyện cá nhân, góc nhìn xã hội, chính trị,.. ở ngay những nơi
công cộng. Nếu trước đây, những khao khát thầm kín của họ không dễ dàng
để bộc lộ ra bên ngoài trước những quy tắc, định kiến của xã hội. Người phụ
nữ luôn phải giấu đi bản thân mình để làm tròn bổn phận với gia đình, chịu
54
đựng, hy sinh thì giờ đây không chỉ còn quan điểm phụ nữ phải kín đáo, họ
cũng có thể có ý kiến, có tiếng nói trong xã hội. Suốt thời quá khứ, các đòi hỏi
nghiêm ngặt từ xã hội đối với vai trò của phụ nữ trong đời sống gia đình đã
khiến nghệ thuật chỉ còn là một sở thích riêng với họ mà thôi. Có thể nói rằng
các hoàn cảnh xã hội đã thay đổi nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho
sự tham dự nhiều hơn của nữ giới vào nghệ thuật cũng như sự chấp nhận rộng
rãi hơn đối với thành công của nghệ sĩ nữ. Thông qua nghệ thuật trình diễn họ
bộc lộ những vấn đề của bản thân – những vấn đề bản năng nhất của người
phụ nữ. Họ giải quyết những nhược điểm của bản thân một cách tự tin, chấp
nhận nó thay vì ghét bỏ. Hình tượng người phụ nữ trong nghệ thuật đương đại
hiện lên với sự quyết liệt, mạnh mẽ thể hiện cái tôi giới tính mà cũng không
mất đi sự lãng mạn, dịu dàng vốn có. Qua nghệ thuật trình diễn mang “tính
nữ”, cho thấy một xã hội mà ở đó người phụ nữ không chỉ còn “tề gia nội
trợ”, cơm nước phục vụ chồng con mà còn có thể có những sở thích riêng,
những trau dồi kiến thức mới hay những mối quan tâm đến nghệ thuật. Cũng
có thể nói, nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” của nữ nghệ sĩ Việt Nam góp
một phần vào việc cải thiện vị trí chỗ đứng của người phụ nữ trong xã hội nói
chung và trong nghệ thuật nói riêng. Bản thân nghệ thuật trình diễn mang
“tính nữ” có số lượng không nhiều nhưng cũng là một phần không thể thiếu
và cần thiết đối với sự phát triển của nền nghệ thuật đương đại vẫn còn đang
non trẻ ở Việt Nam.
Về hình thức, các nữ nghệ sĩ còn thường bóp méo hình ảnh cơ thể của
mình, sử dụng những vật liệu để tự làm tổn thương mình không chỉ để gây
shock mà còn nhằm đem lại cảm giác sâu sắc mang tính về giới một cách bản
năng nhất. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm hiện tại, có các tác phẩm trình diễn
mang “tính nữ” vẫn gây nên phản ứng trái chiều trong dư luận do những khác
biệt trong quan diểm nghệ thuật và văn hóa phương Đông chưa dung hòa
được. Ví dụ như tác phẩm Bay lên của Lại Diệu Hà gây ra nhiều luồng dư
55
luận khác nhau. Có những người cho rằng điều cô làm tuy lạ nhưng không
phải là mới so với thế giới thậm chí còn có phần lối mòn, hơn nữa đây chỉ là
cách nghệ sĩ “tự sự” có phần bó hẹp trong cái tôi cá nhân nên không có giá trị
nhiều. Còn có một số ý kiến khác cho rằng cô mượn trình diễn này để đánh
bóng tên tuổi... Nhưng có thể thấy Performance art đối với công chúng Việt
Nam còn khá xa lạ vì vậy tác phẩm của Lại Diệu Hà gây ra cái nhìn phản cảm
với phần lớn công chúng. Xã hội Việt Nam vẫn chưa có cái nhìn thông cảm,
hiểu được đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật trình diễn vì vậy hầu hết nữ
nghệ sĩ trình diễn không được hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội dẫn đến các sáng
tác trình diễn mang “tính nữ” khó có cơ hội phát triển và người nghệ sĩ thì
không có đất diễn. Và sự tiếp nhận nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam hầu hết ở
góc độ hình thức hơn là lý thuyết nên cũng có những tác phẩm thiên về hình
thức, mang hình thức hơi “kịch”, hơi “diễn”, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính
miêu tả và dài dòng. Nhưng điều đáng ghi nhận ở đây là chính là sự thay đổi
trong nhìn nhận, sự mạnh dạn sử dụng chất liệu mới và hình thức biểu đạt
mới. Cũng một phần do nghệ thuật trình diễn Việt Nam chưa được công nhận,
sự kiểm duyệt khắt khe dẫn đến việc nhiều triển lãm trình diễn được tổ chức
dưới hình thức underground, không chính thống, không được công chúng biết
đến. Sau trình diễn Bay lên của Lại Diệu Hà, đáng nhớ và gây ra không ít
tranh cãi xôn xao trong dư luận, những hoạt động nghệ thuật của Nhà sàn Đức
bị rơi vào tình trạng nguội lạnh, họ gặp phải sự ngăn cấm của chính quyền đã
ra yêu cầu nơi đây không được phép diễn ra bất kỳ hoạt động đông người nào
nữa. Có rất nhiều nhận xét chê trách tới các nghệ sĩ thực hiện tác phẩm xuất
hiện trên các báo, trên truyền hình, qua lời kể của người này qua người khác
là các trình diễn gây phản cảm, làm mất thuần phong mỹ tục Việt Nam, suy
đồi đạo đức... Buổi trình diễn hôm đó, đã có rất nhiều người xem, dân nghệ
thuật và cả những người dân thường sống ở khu vực xung quanh tò mò nhảy
vào xem, tiết mục của Lại Diệu Hà và nhiều tiết mục khác đã khiến những
56
người bình thường ít khi tiếp xúc đến nghệ thuật, cảm thấy sốc trước những
điều chưa từng xảy ra trước đây như việc cởi bỏ quần áo trước đông người.
Cho đến năm 2011, Nhà sàn tiếp tục mở ra sự kiện IN: ACT II nhưng không
thông báo rộng rãi ra dư luận, nghệ sĩ trình diễn đã giấu cơ quan chính quyền
và công chúng nơi họ sẽ thực hiện các tác phẩm. Địa điểm bị phân tán ở
nhiều nơi khác nhau, có những art talk được tổ chức ở quán Tadioto và các
trình diễn diễn ra ở một ngôi nhà trên núi của nghệ sĩ Nguyễn Minh Phước
và buổi cuối cùng ở Nhà sàn. Vì vậy các nghệ sĩ hầu như diễn cho nhau xem
cho nên những tác phẩm trình diễn mang “tính nữ” chưa có nhiều tác động
đối với xã hội.
Hành vi tương tác trong nghệ thuật trình diễn là sợi dây kết nối giữa tác
giả và khán giả. Tác phẩm là một lý do, để kích thích, lôi cuốn người xem
phản ứng lại, theo cách một hiểu đó là những biểu hiện thái độ của xã hội đối
với những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Có một số tác phẩm khi được
trình diễn ở những địa điểm công cộng đã đem lại những hiệu quả bất ngờ,
như Xin chữ cho chữ của Ly Hoàng Ly. Đối tượng tương tác chính trong tác
phẩm của cô là những người bình thường trong xã hội: người bán rau quả, bảo
vệ, nhân viên cửa hàng thuốc, công nhân, lao công, người đổ rác, các cụ già,
trẻ em, thanh niên Chính cách tạo hình, trang phục của cô đã tạo nên một
sự tò mò, chú ý của tất cả mọi người: có những người rất vui khi nghe cô đọc
tác phẩm này, có người chủ động đến hỏi thăm cô và hăng hái đọc to những câu
thơ trong bài Cáo, có những người lảng tránh cô, thậm chí xua đuổi cô. Đây có
thể nói chính là thành công của tác phẩm, khi nghệ thuật mới hòa nhịp cùng cuộc
sống xã hội, đưa nghệ thuật trình diễn đến với phần đông công chúng – những
người có lẽ cả đời chưa bao giờ biết thế nào là nghệ thuật trình diễn.
Bên cạnh đó, tính nhanh chóng và ngắn gọn của nghệ thuật trình diễn
cộng với việc thiếu tính lưu trữ tư liệu lâu dài, nên sức mạnh của nghệ thuật
57
trình diễn chưa có tính thuyết phục đối với xã hội. Ngoài ra, còn những hạn
chế về địa điểm, không gian thực hành trình diễn. Trình diễn là một loại hình
đặc biệt, có đặc trưng nhạy cảm bởi nó nhấn mạnh vào sự thể hiện của nghệ sĩ
và đòi hỏi sự tương tác lớn từ người xem vì vậy việc tiếp thu và thực hành
nghệ thuật một cách nhuần nhuyễn còn nhiều vấn đề phải bàn tới. Việc nhận
thức được hiệu quả và hiệu ứng của thể loại trình diễn mang lại, hiểu được thế
mạnh và hạn chế của loại hình để không ngừng sáng tạo, phát triển tư duy về
nghệ thuật để từ đó truyền tải thông điệp trực tiếp mạnh mẽ đến với xã hội.
Còn có sự thiếu hụt tạo ra những lỗi không hoàn thiện cho các nữ nghệ
sĩ nói riêng và nghệ sĩ trình diễn Việt Nam nói chung là chính các nghệ sĩ
không được học các lý thuyết cơ bản về nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, tư
tưởng triết học, tâm lý học hay các kỹ năng lý luận, diễn giải ý tưởng để xây
dựng tư duy sâu sắc trong các tác phẩm. Hiện nay, nghệ thuật trình diễn
không có môi trường đào tạo chính quy nên hầu hết các nghệ sỹ đều phải tự
học, cóp nhặt kiến thức thông qua sách báo, internet vì vậy không tránh khỏi
những ảnh hưởng của các nghệ sĩ trên thế giới.
Đối với sự tương tác, phản hồi của nghệ thuật trình diễn nói chung đối
với xã hội, nhà PBMT Nguyễn Quân trong bài viết Một đời sống mỹ thuật
hợp thời cuộc đưa ra những giải pháp cần thiết và lý giải rằng sự thiếu đồng
cảm từ phía xã hội đối với những loại hình nghệ thuật mới như trình diễn hay
sắp đặt là một phần thiếu sót trong đào tạo giáo dục ở Việt Nam:
Năm 2006, tôi đã gửi tới ban Tư tưởng Văn hóa Trung Ương một đề án
cụ thể về môn này. Chuyển hướng đào tạo giáo viên nhạc họa sang
thành giáo viên Giáo dục nghệ thuật, đổi chương trình học vẽ nhạc
thành chương trình Giáo dục nghệ thuật. Đây là việc làm có tính quyết
định cho việc hình thành nhân cách thanh thiếu niên, tạo ra lớp công
dân mới có hiểu biết văn hóa, có nhu cầu, trình độ hưởng thụ văn hóa,
58
bù đắp sự trống vắng hoàn toàn của mỹ dục ở trường phổ thông (trí,
đức, thể, mỹ). Nó hoàn toàn khả thi thuận lợi và tiết kiệm trong thời đại
thông tin nghe nhìn. Nó chấm dứt ảo tưởng bắt toàn dân làm họa sĩ mà
để toàn dân mù về mỹ thuật. [15, tr 96]
Những gợi ý của tác giả Nguyễn Quân cho rằng những môn giáo dục
nghệ thuật sẽ cung cấp tối thiểu về các nghành nghệ thuật, tạo hứng thú
thưởng thức nghệ thuật, hướng dẫn mọi người (nhất là trẻ em là những thế hệ
trẻ tương lai) tiếp cận nghệ thuật qua nhiều cách. Có thể chính vì những thiếu
sót từ giáo dục cho nên môi trường nghệ thuật Việt Nam thiếu các khán giả
chứa đựng tâm hồn và khả năng cảm nhận nghệ thuật?
Trước đây, những nghệ thuật được coi là chính thống ở ta như nghệ
thuật dân tộc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, theo chủ nghĩa hiện thực xã hội
được nhà nước bao cấp, được giới đại học và giới phê bình tuyên xưng và trở
thành những giá trị thẩm mỹ mà các cá thể trong xã hội hướng tới. Rõ ràng,
hiện nay nhà nước ta vẫn chỉ tập trung vào khuyến khích các hoạt động nghệ
thuật chính thống mà chưa khuyến khích các loại hình nghệ thuật mới. Trên
thực tế, chỉ có những tổ chức nghệ thuật của nước ngoài tại Việt Nam như
Viện Goethe, Hội đồng Anh, Trung tâm văn hóa Pháp, Trung tâm văn hóa
Nhật Bản, hoặc một số Đại sứ quán Đan Mạch, Thụy Điển... đã khá nhanh
nhậy và thu hút được giới nghệ sỹ trẻ hội nhập với những trào lưu nghệ thuật
của thế gới. Cho nên mong muốn phát triển loại hình nghệ thuật trình diễn ở
Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn.
3.2. “Tính nữ” trong tác phẩm nghệ thuật trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt
Nam trong tương quan với một số nước Châu Á.
Đối với nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” của các nữ nghệ sĩ trong
khu vực Châu Á, có những nước có phông nền văn hóa cũng như những vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội khá giống với Việt Nam cũng có những nước
59
thuộc về nền tôn giáo khác như đạo Hồi,đã tạo nên những điểm tương đồng
và khác biệt của các sáng tác trình diễn mang “tính nữ” trong khu vực mặc dù
cùng thuộc về nền văn hóa phương Đông nói chung.
Anida Yoeu Ali (1974, Battambang) là một nữ nghệ sĩ trình diễn, sắp
đặt, video, ảnh và hoạt động chính trị... Cô là người Hồi giáo thế hệ đầu tiên
sinh ra ở Campuchia và lớn lên ở Chicago, Mỹ. Sau hơn ba thập kỷ ở ngoài
Campuchia, Ali trở lại làm việc tại Phnom Penh trong chương trình Học bổng
Fulbright năm 2011. Sử dụng phương pháp tiếp cận đa ngành để làm nghệ
thuật, các tác phẩm sắp đặt và trình diễn của cô điều tra sự va chạm về nghệ
thuật, tâm linh và chính trị của một bản sắc xuyên quốc gia. Một tác phẩm rất
nổi tiếng của cô có tên Buddhist bug. Tác phẩm là sự kết hợp giữa nhiếp ảnh,
video và các buổi trình diễn nơi công cộng. Tác phẩm tìm kiếm một bản đồ
cảnh quan tinh thần và xã hội mới thông qua sự tồn tại siêu thực của nó với
những người bình thường trong môi trường hàng ngày. Các tác phẩm của Ali
luôn cố gắng kiếm tìm những giao thoa quan trọng của cách thức trình diễn
với sự tương tác với khán giả trong không gian công cộng. Con bọ phật giáo
của cô là một sinh vật dài 40 mét, tác phẩm bắt nguồn từ sự thăm dò của cô về
bản sắc của chính mình, bắt nguồn từ sự hỗn loạn trong tinh thần của cô giữa
Hồi giáo và Phật giáo. Hình ảnh con bọ dài ngoằng trong không gian công
cộng ở Campuchia như là một ẩn dụ cho các câu chuyện lan rộng khắp vùng.
Đặt trong bối cảnh của cuộc sống đời thường, con bọ của cô đã đặt ra những
câu hỏi rõ ràng về sự thuộc về hay sự dịch chuyển. Mỗi địa điểm, mỗi khoảng
khắc cô lựa chọn khiến cho khung hình trở nên phi thực tế, hài hước và đầy
tính khiêu khích. Tác phẩm phản ánh tính cách của nghệ sĩ, sự hài hước kết
hợp giữa trình diễn và viễn tưởng; tình yêu của cô về văn hóa bản địa. Phần
lớn các tác phẩm của cô quan tâm đến việc phát triển những câu chuyện cá
nhân, các tự truyện tồn tại bên ngoài các tập tục. Cô tin rằng việc thực tiện các
tự truyện chính là hành vi tham gia vào xã hội, trình diễn là cách để tiếp nối
60
bản thân nội tại đối với không gian bên ngoài. Có thể thấy qua một số tác
phẩm như Buddhist bug (2014), White mother (2009), Palimpsest for
Generation 1.5 (2014)Ali quan tâm nhiều đến việc sử dụng các vật liệu làm
trình diễn và không gian trình diễn. Hình ảnh của cô trong các trình diễn khá
đẹp mắt và mang tính thời trang cao. Các trình diễn không mang tính tự phát
mà được tính toán cẩn trọng về vật chất, hành vi hay không gian trình diễn.
Có những trình diễn tưởng như là “diễn” mà lại không bị mang tính sân khấu,
thừa thãi dài dòng như một số trình diễn ở Việt Nam.
Nữ nghệ sĩ Hairong Tiantian, xuất thân từ dân tộc thiểu số Thổ Gia
(Tujia) ở tỉnh Hồ Bắc, là một trong những “internet idol” (thần tượng internet)
của giới cư dân mạng Trung Quốc. Cô là một nghệ sĩ trình diễn. Có lần,
Hairong Tiantian cùng với Ye Fu đã cùng thực hiện một tác phẩm trình diễn
có tên Temporary husband and wife: Họ cùng nhau sống suốt một tháng trong
một căn phòng làm bằng kính được dựng lên ở Bắc Kinh. Có nội thất cơ bản
bên trong như giường, bàn ghế và các thứ quan trọng như máy tính cá nhân,
nhưng bị ngăn cách bởi một bức tường trong suốt và chẳng hề quan tâm tới
nhau. Họ dùng thời gian hàng ngày vào việc lướt internet, đọc sách, ăn, ngủ
hay các hoạt động hàng ngày khác. Công chúng có thể chứng kiến từng cử
động của họ từ bức tường bằng kính. Đôi khi họ thấy chán và cố gắng liên hệ
với khách viếng thăm bằng cách mỉm cười hay giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ
thể. Tác phẩm này báo động về sự thờ ơ và ngăn cách giữa những người sống
cạch nhau, thậm chí sống cùng nhau trong một gia đình thời hiện đại. 2008,
Hairong Tiantian lại thực hiện một tác phẩm trình diễn khác, cũng tại khu phố
nghệ sĩ ở Bắc Kinh: Trong 10 ngày liền, mỗi ngày 8 tiếng, cô tự nhốt mình
vào một cái cũi được tạo ra bởi những ô sắt để mọi người có thể nhìn thấy cô
ở trong. Cái cũi này chỉ có hình dáng vừa với dáng một người phụ nữ đang
ngồi, và Hairong Tiantian ngồi bên trong với nửa phần thân trên không mang
quần áo Cô cho biết hình ảnh người phụ nữ như đang bị giam cầm trong lồng
61
là biểu tượng cho những phụ nữ dành cả ngày ngồi trong nhà hay văn phòng.
Hairong hi vọng mọi người sẽ không chỉ tập trung vào hình ảnh khỏa thân của
cô mà còn có thể nhìn sâu hơn vào thông điệp cô muốn nói. Mục đích của cô
là thu hút sự chú ý đến tình trạng quyền phụ nữ ở Trung Quốc – nơi mà theo
cô phụ nữ được dạy phải dựa dẫm vào nam giới. Qua tác phẩm này, cô muốn
nêu lên một thông điệp: bất chấp những chính sách và biện pháp giải phóng
phụ nữ, trong thực tế người phụ nữ vẫn phải chịu những bó buộc vô hình và
họ vẫn thụ động ngồi chờ. Hairong là một nghệ sĩ mà thường xuyên có các tác
phẩm gây nên nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận Trung Quốc. Cô sử dụng
cách thức trình diễn tự làm đau chính bản thân để thử thách khả năng chịu
đựng của cơ thể cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể thấy xã hội Trung Quốc
khá tương đồng với xã hội Việt Nam và tác phẩm trình diễn của Hairong
Tiantian cũng có những nét tương đồng với tác phẩm Bay lên của Lại Diệu
Hà. Với cách thể hiện táo bạo, những tác phẩm như này góp một tiếng nói
mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lan tỏa đối với cộng đồng về việc bình đẳng
giới và sự thay đổi vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
Một nữ nghệ sĩ còn khá trẻ cũng có nhiều thực hành trình diễn là Ratu
Rizkitasari Saraswati (sinh năm 1990 tại Jakarta, Indonesia). Saraswati đặt
niềm đam mê của mình vào việc thực hiện những video trình diễn và nghệ
thuật trình diễn. Đối với cô, thực hành nghệ thuật cũng như một cách thoát
khỏi nỗi lo lắng đang dằn xéo trong lòng cô. Nghệ thuật của cô nêu lên nghi
vấn về quyền của những kẻ đàn áp mà theo một cách nào đó để thống trị
chúng ta cả về tinh thần lẫn thể xác. Thông qua nghệ thuật, cô muốn nói rằng
mọi người đều có thể giúp giải phóng bản thân và mang đến khái niệm quyền
sở hữu của chính mình. Trạng thái tinh thần của con người và sự trải nghiệm
của cơ thể trong một môi trường khắc nghiệt là hai chủ đề quan trọng mà cô
luôn tìm tòi và phát triển trong các sáng tác của mình. Trong các tác phẩm
nghệ thuật của cô, tôi luôn miêu tả quan điểm của kẻ áp bức và những người
62
bị áp bức. Cô luôn tin vào tiếng nói cá nhân trong nghệ thuật. Những câu
chuyện cá nhân đã được nữ nghệ sĩ thể hiện thành những vấn đề chung của
nhiều người, của xã hội. Khi sáng tác nghệ thuật, cô bị ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi giới tính, văn hóa và các giá trị tôn giáo. Ở một tác phẩm có tên I don’t
want to eat cake anymore, cô trình diễn quá trình mình tạo ra một chiếc bánh
kem và cố gắng ăn hết nó. Cô ăn bánh một cách ngấu nghiến và nhồi nhét đến
mức phát khóc. Khi cơ thể không chịu nổi cô lại nôn ra và tiếp tục ăn bánh
cho đến khi “đầu hàng” thì thôi. Sự ám ảnh về những điều ngọt ngào là điều
thường thấy ở phụ nữ, những khát khao được yêu thương. Qua cách thức trình
diễn, cách lựa chọn những chất liệu để thể hiện, chúng ta đều thấy toát lên sự
nữ tính. Trong tác phẩm nghệ thuật của mình, Ratu trăn trở suy nghĩ về định
nghĩa thực tiễn giữa tự ngã và sự tồn tại của một người qua quá trình tự vệ và
mù quáng đến mức bỏ qua nhu cầu của cả cơ thể và tinh thần. Tương tự như
đối với các nữ nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam, nghệ thuật trình diễn với ngôn ngữ đặc
trưng của mình là một công cụ hữu hiệu đối với các nữ nghệ sĩ trẻ đang trên
đường đi tìm cái tôi, đi tìm hướng đi giải quyết các vấn đề cá nhân.
Còn có một số nữ nghệ sĩ trình diễn trong khu vực Châu Á như Kana
FukuShine (Nhật Bản) dã từng trình diễn trong triển lãm IN: ACT I được tổ
chức tại Nhà sàn Đức năm 2010. Trong tác phẩm của mình cô sử dụng rất
nhiều vật liệu như cành cây khô, đất, giấy vụn rồi cô thực hiện một số các
hành động khá quằn quại và mạnh bạo đối với những thứ trên.Tác phẩm này
nói về sự cân bằng, cô đã trình diễn khoảng 5 – 6 lần trước đó. Cũng giống
như nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” của các nữ nghệ sĩ Việt Nam, có
những tác phẩm thiên về sự ngẫu hứng, ứng tác; nó có thể mang hơi hướng
của kịch, hay là sự diễn tả của một đoạn thơ... Và còn Sharon Chin (Malaysia)
với tác phẩm How to talk to strangers (2007) được cô thực hiện trong một
chuyến lưu trú ba tháng tại Úc. Cô đi bộ quanh Sydney và ngạc nhiên khi mọi
người đi ngang qua mình đều đeo tai nghe. Dường như theo cách này mọi
63
người đã có thể kiềm chế không tham gia hoặc bị ràng buộc bởi môi trường
xung quanh với những người khác. Cô đã cố gắng tạo nên một tác phẩm mà
có thể cho phép cô nói chuyện với người lạ, không phải bằng cách nói, mà
bằng cách lắng nghe. Tác phẩm đã được trình diễn tại 3 địa điểm công cộng
trong thành phố, trong cùng một ngày: cầu cảng bên ngoài studio của cô,
Hyde Park và Pitt Street Mall. Khán giả tương tác được yêu cầu ngồi xuống
đối diện với cô và nghe theo hướng dẫn như sau: “Ngồi bên nhau trên hai
chiếc ghế. Nghe nhịp tim đập của nhau qua ống nghe như bạn tưởng tượng
cuộc trò chuyện bạn đang có. Không nói một lời bất kì, bạn có thể mỉm cười
hay cau mày. Cố gắng giữ liên lạc bằng mắt”. Trong bối cảnh công cộng,
cuộc trò chuyện giữa hai người lạ mặt có thể chỉ thoáng qua.
Cách thực hành nghệ thuật trình diễn rất đa dạng vì với nó không có lý
thuyết hay bất cứ kỹ thuật nào cả. Tuyên ngôn nghệ thuật của nó như là người
nghệ sĩ thực sự sống với nó, thực tế trải nghiệm với nó. Những ví dụ trên dù
không đủ bao quát về nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” của các nữ nghệ sĩ
Châu Á, nhưng cũng cho chúng ta một cái nhìn sơ lược về những đặc điểm
giống và khác nhau cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện tác phẩm so với các
sáng tác trình diễn của nữ nghệ sĩ Việt Nam. Việc điểm lại những vấn đề
chung, chỉ ra những thành công hay rút kinh nghiệm từ những mặt hạn chế
của nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” nói riêng hay nghệ thuật trình diễn
Việt Nam nói chung để qua đó nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc hơn.
Người nghệ sĩ cũng cần củng cố kiến thức lý thuyết và thực hành nghệ thuật
không chỉ trong nước và ngoài nước mà còn nên tập trung vào những hoạt
động giao lưu thúc đẩy tính tương tác với các loại hình nghệ thuật khác. Việc
đưa nghệ thuật trình diễn tới với công chúng Việt Nam cũng cần có những gợi
ý để việc tiếp cận tới xã hội trở nên khả quan hơn trong tương lai. Ngoài ra
cũng cần quan tâm đẩy mạnh các hoạt động phê bình, nghiên cứu để công
chúng có nhiều hơn những nhận thức đúng đắn về loại hình nghệ thuật còn
khá mới này.
64
Tiểu kết
Nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” của các nữ nghệ sĩ Việt Nam có
những nét tương đồng và khác biệt so với các nữ nghệ sĩ trong khu vực Châu
Á. Chính vì loại hình trình diễn yêu cầu tác giả phải tham gia vào chính tác
phẩm do anh ta viết ra. Nghệ sỹ trình diễn vừa là đạo diễn và vừa là diễn viên.
Họ không sắm vai bất kỳ ai, điều họ đưa ra công chúng không phải là một vai
diễn, mà là bản ngã của chính anh ta với khuôn mặt, vóc dáng, cơ thể, cơn
đau, sự xúc động là thật. Các nghệ sỹ coi rằng cơ thể mình giống như một
phương tiện giàu tính biểu đạt, linh hoạt và dễ thích ứng. Vì vậy như đã nói ở
chương 2, nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” Việt Nam có nhưng tương
đồng về mặt nội dung ở các vấn đề về thân phân người phụ nữ, những khát
khao về sự bình đẳng của nữ giới, nhưng trong các chủ đề xã hội lại có những
đặc trưng riêng mang tính Việt Nam. Nghệ thuật trình diễn tuy là loại hình
nghệ thuật mới nhưng đã sớm tạo dựng được những giá trị riêng, góp phần
đem lại cho nghệ sĩ nhiều cơ hội thử nghiệm và thể hiện cảm xúc, ý tưởng của
mình một cách trực tiếp và có hiệu quả hơn; đặc biệt nghệ thuật trình diễn
được coi là một công cụ khá trực tiếp và mạnh mẽ được các nữ nghệ sĩ sử
dụng để nói lên những quan điểm cá nhân của mình.
Có thể vì nghệ thuật trình diễn ở Việt Nam còn non trẻ nên việc nó
chưa lan tỏa sâu vào trong đời sống nghệ thuật là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, với
những điều nhận định trên có thể coi đây là một sự khởi đầu đầy hứa hẹn cho
những chặng đường định hình và phát triển của nghệ thuật trình diễn Việt
Nam nói chung và nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” của các nữ nghệ sĩ
Việt Nam nói riêng. Mỗi loại hình nghệ thuật đều có một vẻ đẹp riêng và có
những đặc trưng ngôn ngữ khác nhau, nghệ thuật trình diễn đã đánh dấu một
vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của nền Mỹ thuật Việt Nam
hiện nay.
65
KẾT LUẬN
Tính nữ được biểu hiện thông qua nghệ thuật trình diễn đã đóng vai trò
tạo ra một thứ ngôn ngữ mới cho nghệ thuật nói riêng và cho xã hội Việt nam
nói chung từ những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 cho đến nay.
Thứ ngôn ngữ mới mà nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” đem lại đã
mở cửa cho các diễn đàn đối thoại giữa hình thức nghệ thuật và nội dung nghệ
thuật; giữa các giá trị văn hoá truyền thống và văn hoá đương đại; giữa những
mối quan hệ con người và tự nhiên. Nghệ thuật trình diễn mang “tính nữ” đã
giúp các nữ nghệ sĩ tìm được cách thể hiện tiếng nói riêng, tiếng nói mang
tính các nhân về sự bình đẳng, giới tính, tình yêu, cảm xúc của con người hay
về những vấn đề xã hội, chính trị Nhìn chung, những tác phẩm trình diễn
của nhiều nghệ sĩ nữ vẫn còn phảng phất những uẩn ức của các định kiến xã
hội, cơ chế kiểm duyệt hay văn hóa truyền thống vẫn đè nặng lên tâm trí họ.
So với mặt bằng chung của xã hội, các nữ nghệ sĩ trình diễn gần như là những
người tiên phong trong việc nhận thức về quyền lợi và khả năng của “tính
nữ”, cơ thể phụ nữ.
Tính biểu hiện ngôn ngữ cơ thể trong trình diễn là khám phá và giải
phóng cơ thể chứa đựng hàm chứa ý nghĩa. Khám phá cơ thể là khám phá các
khả năng hay giới hạn, để hiểu hơn về bản thân mình. Người nữ nghệ sĩ làm
trình diễn cũng vậy, họ vận dụng ngôn ngữ đặc trưng của nghệ thuật trình
diễn nhằm giãi bày những tâm tư, tình cảm, sự bức xúc kìm nén bên trong để
tự do nói lên tiếng nói của mình, vừa có nghĩa là giải phóng chính mình. Giải
thoát khỏi những ràng buộc, những áp đặt, do chính mình hay xã hội đặt ra
kìm hãm sự phát triển của mỗi cá nhân trong xã hội nhất là đối với người phụ
nữ. Cơ thể phụ nữ luôn là không gian để tạo ra những tranh luận và đồng thời
cũng như một chiến tuyến đối với nghệ sĩ trình diễn nữ. Họ đã đưa cơ thể phụ
nữ ra khỏi sự kiểm soát của cái nhìn nam tính, chủ động hơn với việc sử dụng
66
cơ thể của mình một cách đầy khiêu khích với quan niệm về giới và bất bình
đẳng xã hội. Có nữ nghệ sĩ sử dụng cơ thể mình như chất xúc tác để đưa tác
phẩm lên những kịch tính cao trào nhất của sự đau đớn xác thịt, của những bi
kịch đời sống được cô đọng lại thành những sự bế tắc, của sự cam chịu nhưng
hàm ý một ý chí mãnh liệt; Lại có nữ nghệ sĩ vận dụng sự sâu sắc giữa lý trí
và sự dịu dàng của tính nữ. Họ sử dụng những chất liệu, biểu tượng điển hình
của sự nữ tính trong các sáng tác trình diễn của mình. Sự kết hợp những yếu
tố này đã tạo nên một môi trường mang đầy tính thử nghiệm cần thiết trong
nghệ thuật.
Ngoài ra, chính sự xuất hiện nhỏ lẻ với số lượng khiêm tốn của các
trình diễn của nghệ sĩ nữ đã tạo ra sự đặc biệt riêng trong môi trường nghệ
thuật bão hoà đang khát khao về những nguồn sáng tạo mới. Công chúng có
được thêm những cái nhìn đa dạng hơn về nghệ sĩ là những người cũng đang
vật lộn để để sống cũng như sáng tác nghệ thuật góp phần đem lại những giá
trị tinh thần cho xã hội đang quay cuồng trong thế giới vật chất.
Ở thời đại mà nghệ thuật đương đại Việt Nam đang phát triển, thứ ngôn
ngữ mới này đã mở biên độ ra ngoài các quốc gia khác thông qua các sự kiện
nghệ thuật giao lưu hay chương trình lưu trú của các nghệ sĩ Việt nam và
nghệ sĩ quốc tế. Đây là điều khác biệt mà nghệ thuật truyền thống trước kia ít
có cơ hội được bộc bạch.
Trong những lợi ích của việc ‘tính nữ’ được thể hiện trong nghệ thuật
trình diễn, chúng ta cũng nhận thấy những vấn đề bất cập khác mà thứ ngôn
ngữ mới này vẫn đang phải tìm hướng giải quyết như việc tìm kiếm công
chúng cho loại hình nghệ thuật này ở Việt nam, tìm kiếm các hỗ trợ kinh tế
cho những tác phẩm có tính quy mô lớn hơn. Nói chung để thực hiện một tác
phẩm trình diễn yêu cầu rất nhiều sức bền cả về thể chất lẫn tinh thần và quan
trọng nhất là sự tôn trọng của xã hội. Đáng tiếc là môi trường nghệ thuật hiện
nay chưa cung cấp được cho các nghệ sĩ đầy đủ những yếu tố cần thiết họ
67
hoàn thành tác phẩm như những không gian thực hành nghệ thuật, những
công cụ lý luận để giúp họ có thể trau dồi kinh nghiệm và sắc bén hơn trong
tác phẩm của mình. Cùng với đó, cơ chế kiểm duyệt khắt khe đã làm cho
những khó khăn của các nghệ sĩ nữ càng thêm sâu đậm. Những tác phẩm trình
diễn hiện nay thường chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn vì chưa có đầy
đủ những công cụ lưu trữ dành cho loại hình này. Những buổi liên hoan nghệ
thuật trình diễn hiện nay chưa được thực sự chú ý bởi công chúng rộng rãi,
nhưng cùng với những nghệ sĩ trình diễn nam giới, không thể phủ nhận rằng
họ đã đưa nền nghệ thuật Việt Nam đến với thử thách về sự thay đổi trong
quan niệm về nghệ thuật, một điều rất cần thiết trong sự phát triển nghệ thuật.
68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Bá Đại (2011), Hiệu ứng của các phương tiện tạo hình trong nghệ
thuật trình diễn ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học mỹ
thuật Việt Nam, Hà Nội.
2. Hương Giang (2007), “Những người làm nghệ thuật đương đại”, Tạp chí
mỹ thuật (Số 172).
3. Bùi Như Hương (2008), “Nghệ thuật đương đại: khái niệm và thực tiễn ở
Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học – Nghệ thuật Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa, Nxb Mỹ thuật.
4. Bùi Như Hương(2003), “Nội dung và hình thức trong mỹ thuật thời kì đổi
mới”, Nghiên cứu mỹ thuật, 7 (3), tr. 34 – 35.
5. Bùi Như Hương (2003), “Thời kì thẩm mỹ thứ ba”, Nghiên cứu mỹ thuật,
7 (3), tr. 34 – 35.
6. Bùi Như Hương và Phạm Trung (2012), Nghệ thuật Đương Đại Việt Nam
1990 – 2010, Nxb Tri thức.
7. Kandinsky (1912), Về cái tinh thần trong nghệ thuật, Dịch Phạm Long,
Nxb Mỹ thuật.
8. Jean Chevalier – Alain Gheerbrant (1969), Từ điển biểu tượng văn hóa Thế
giới, Dịch Phạm Vĩnh Cư – Nguyễn Xuân Giao và Lưu Huy, Nxb Đà Nẵng.
9. Nguyễn Đỗ Long (2011), Yếu tố tương tác trong một số tác phẩm nghệ
thuật trình diễn ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học mỹ
thuật Việt Nam, Hà Nội.
10. Lê Thanh Lộc (1998) (biên soạn), Từ điển mỹ thuật, Nxb Văn hóa – thông tin.
11. Natalia Kraevskaia (2005), Từ hoài cổ hướng sang miền đất mới, Nxb Kim
Đồng.
12. Đặng Thị Bích Ngân (2012), Từ điển Mỹ thuật phổ thông, Nxb Mỹ thuật.
69
13. Nguyễn Hồng Ngọc (2013), Cái tôi trong sáng tác Performance art ở Việt
Nam, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
14. Nora A. Taylor (2008), “Nghệ thuật không gian: Vài suy nghĩ về sự hình
thành Performance art ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học - Nghệ
thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Mỹ thuật.
15. Nguyễn Quân (2008), “Một đời sống mỹ thuật hợp thời cuộc”, Kỷ yếu hội
thảo khoa học - Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb
Mỹ thuật.
16. Nguyễn Quân (2010), Mỹ thuật Việt Nam thế kỉ 20, Nxb Tri thức.
17. Richard Appignanesi – Chris Gattat – Ziauddin Sardar và Patrick Curry
(2006), Chủ nghĩa Hậu hiện đại, Dịch Trần Tiễn Cao Đăng – hiệu đính
Bùi Văn Nam Sơn, Nxb Trẻ.
18. Đào Mai Trang (2014), Nghệ thuật & Tài năng, Nxb Phụ nữ.
19. Vân Tuyết (2009), “Cảm nghĩ về các xu hướng nghệ thuật Installation Sắp
đặt Performance Trình diễn Video art Nghệ thuật video”, Tạp chí Mỹ thuật
(Số 202).
20. Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2013), Kỷ yếu hội
thảo – Nghệ thuật đương đại và vai trò của nghệ sĩ trong xã hội, Nxb Mỹ
thuật.
21. Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội
thảo – Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Mỹ thuật.
22. Viện Mỹ thuật – Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (2007), Kỷ yếu hội
thảo – 20 năm mỹ thuật Việt Nam thời kì đổi mới, Nxb Mỹ thuật.
23. Nguyễn Hoàng Yến (2016), Đặc trung nghệ thuật trình diễn Việt Nam
giai đoạn 1994 – 2014, Luận văn thạc sĩ mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ
thuật Việt Nam, Hà Nội.
70
Tài liệu tiếng nước ngoài
24. Marina Abramovic (2016), Walk Through Walls : A Memoir, published by
Penguin Books Ltd.
25. Klaus Biesenbach, Kristine Stiles, Chrissie Iles, Marina Abramovic
(2008), Marina Abamovic, published by Phaidon Press Ltd.
26. Cynthia Freeland (2001), Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Dịch
Nguyễn Như Huy, Nxb Tri thức.
27. RoseLee Goldberg (1998) “Performance - Live art since the 60s”,
published by Harry N. Abrams publisher.
28. RoseLee Goldberg (2011), Performance Art: From Futurism to the
Present, published by Thames & Hudson Ltd.
29. Amelia Jones, Tracey Warr (2012), The Artist’s body, published by
Phaidon Press Ltd.
30. Nora A. Taylor (2007), Vietnamese Anti – art and Anti – Vietnamese
Artists: Experimental Performance Culture in Hà Nội’s Alternative Exhibition
Spaces, published by University of California Press.
31.
32.
33. https://www.theartstory.org/movement-feminist-art
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM
BÙI MINH HÀ
TÍNH NỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM TRÌNH DIỄN
CỦA NỮ NGHỆ SĨ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Hội họa
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)
PHẦN PHỤ LỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Đoàn Thị Mỹ Hương
Hà Nội, 2017
72
PHỤ LỤC
Nghệ thuật trình diễn Việt Nam
Hình 1. Trương Tân và Nguyễn Văn Cường, Mẹ và con (1996)
Nguồn ảnh: [22; tr 140]
Hình 2. Nguyễn Minh Phước, Vòng tròn (2004)
Nguồn ảnh: [6; tr 163]
73
Hình 3. Trần Lương, Cleaning mouth (2007)
Nguồn ảnh: Trần Lương
Hình 4. Nguyễn Anh Tuấn, The cover no 6 (2009)
Nguồn ảnh: Nguyễn Anh Tuấn (Mami)
74
Hình 5. Nhóm Phụ Lục, Bàn dài sáu thước (2012)
Nguồn ảnh: www.phulucvn.blogspot.com
Hình 6. Đào Anh Khánh, Đáo xuân 7, Vỏ và thở (2012)
Nguồn ảnh: www.thethaovanhoa.vn
75
Nghệ thuật trình diễn mang tính nữ của các nữ nghệ sĩ thế giới
Hình 7. Yoko Ono, Cut Piece (1964)
Nguồn ảnh: www.theartstory.org
Hình 8. Carolee Schneemann, Interior Scroll (1975)
Nguồn ảnh: www.theartstory.org
76
Hình 9, 10. Marina Abramovic, Rhythm 10 (1973)
Nguồn ảnh: www.theartstory.org
Hình 11. Mierle Caderman Ukeles, Maintenance Work (1973)
Nguồn ảnh: www.theartstory.org
77
“Tính nữ” biểu hiện ở nội dung các tác phẩm trình diễn của nữ
nghệ sĩ Việt Nam
Hình 12. Ly Hoàng Ly, Nước (2000)
Nguồn ảnh: www.lyhoangly.com
Hình 13. Ly Hoàng Ly, Sự lựa chọn (2001)
Nguồn ảnh: www.lyhoangly.com
78
Hình 14, 15. Ly Hoàng Ly, Hoa hồng và gai (2002)
Nguồn ảnh: www.lyhoangly.com
Hình 16. Lại Diệu Hà, Bay lên (2010)
Nguồn ảnh: www.thethaovanhoa.vn
79
Hình 17. Lại Diệu Hà, Khi còn một nắm (2011).
Nguồn ảnh: www.soi.com.vn
Hình 18. Ly Hoàng Ly, Tháp Mâm (2004)
Nguồn ảnh: www.chiangmai-mail.com
80
Hình 19, 20. Ly Hoàng Ly và Anida Yoeu Esguerra, Xuyên biên giới (2003)
Nguồn ảnh: www.vietbao.vn
81
Hình 21, 22. Ly Hoàng Ly Xin chữ cho chữ (2015)
Nguồn ảnh: Nhasan Collective
82
Hình 23, 24. Ngô Thùy Duyên, Dị ứng (2011)
Nguồn ảnh: www.ngothuyduyen.blogspot.com
Hình 25, 26. Nguyễn Kim Hoàng, Góc khuất yêu thương (2006)
Nguồn ảnh: www.himikocafe.blogspot.com
83
Hình 27, 28. Quỳnh Đông, Karaoke night (2009)
Nguồn ảnh: Nhasan Collective
84
“Tính nữ” biểu hiện ở hình thức biểu hiện các tác phẩm trình diễn
của nữ nghệ sĩ Việt Nam
Hình 29. Ly Hoàng Ly Máu và hoa (2007)
Nguồn ảnh: www.lyhoangly.com
Hình 30, 31. Lại Diệu Hà, Trang điểm (2011).
Nguồn ảnh: Lại Diệu Hà
85
Hình 32. Ngô Thái Uyên, Giấc mơ tình yêu (2003)
Nguồn ảnh: www.vietbao.vn
Hình 33, 34. Lại Thị Diệu Hà, Rác thải (2009)
Nguồn ảnh: Lại Diệu Hà
86
Hình 35, 36. Lại Diệu Hà, Hôn (2010)
Nguồn ảnh: Lại Diệu Hà
Hình 37. Nguyễn Thủy Tiên, trong sự kiện Từ . tới . (2015)
Nguồn ảnh: Nhasan Collective
87
Hình 38, 39, 40. Lại Diệu Hà, Tổ hợp bám (2012)
Nguồn ảnh: www.soi.com.vn
88
Hình 40, 41. Nguyễn Hồng Ngọc, Bếp gia đình (2012)
Nguồn ảnh: Nguyễn Hồng Ngọc
89
Nghệ thuật trình diễn mang tính nữ của các nữ nghệ sĩ Châu Á
Hình 42, 43. Anida Yoeu Ali, Buddhist bug (2014)
Nguồn ảnh: www.anidaali.com
90
Hình 44, 45. Hairong Tiantian, Temporary husband and wife (2007)
Nguồn ảnh: www.alamy.com
91
Hình 46, 47. Hairong Tiantian tại một sự kiện triển lãm ở Art Zone
798, Bắc Kinh (2008)
Nguồn ảnh: www.paperblog.fr
92
Hình 48, 49. Kana FukuShine tại sự kiện trình diễn quốc tế IN: ACT I (2010)
Nguồn ảnh: www.soi.com.vn
Hình 50, 51. Sharon Chin, How to talk to stranger (2007)
Nguồn ảnh: www.sharonchin.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_nu_trong_cac_tac_pham_trinh_dien_cua_nu_nghe_si_viet_nam_0131_2075344.pdf