Luận văn Tình trạng dinh dưỡng chu phẫu và kết quả sớm sau mổ các bệnh gan mật tụy

- Có 49 trường hợp có biến chứng chiếm 23,4%, trong đó: 15 trường hợp xì rò (7,2%); 32 trường hợp nhiễm trùng vết mổ(15,3%) và 10 trường hợp biến chứng khác (4,8%). Một sốtrường hợp có hơn 2 biến chứng đi kèm. - Có 1 trường hợp tửvong chiếm 0,5%. - Thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình 9,9 ± 5,7 ngày, ngắn nhất là 2 ngày dài nhất 54 ngày. Ởnhóm trung phẫu sựkhác biệt vềthời gian nằm viện giữa nhóm suy dinh dưỡng và dinh dưỡng tốt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,089). Ởnhóm đại phẫu thời gian nằm viện khác nhau giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). - Những bệnh nhân đại phẫu có suy dinh dưỡng (theo SGA) có nguy cơ xì rò cao gấp 2,9 lần nhóm có dinh dưỡng tốt. Bệnh nhân dinh dưỡng kém - 92 - có nguy cơ nhiễm trùng vết mổcao gấp 3,9 lần ởnhóm đại phẫu và 1,8 lần ởnhóm trung phẫu so với người có dinh dưỡng tốt.

pdf122 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4049 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình trạng dinh dưỡng chu phẫu và kết quả sớm sau mổ các bệnh gan mật tụy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhóm SGA số bệnh nhân có albumin máu > 3,5 g/dL vẫn cao hơn hẳn nhóm < 3,5 g/dL. Ngay cả ở nhóm SGA C, tỷ lệ albumin > 3,5 g/dL cũng là 58,4%. Vì vậy có thể nói khi tình trạng dinh dưỡng tốt thì albumin máu cao nhưng khi - 79 - albumin máu cao chưa hẳn là tình trạng dinh dưỡng hiện tại đang tốt. Có thể nói đây là mối liên hệ một chiều. Prealbumin: Kết quả của chúng tôi, nồng độ prealbumin máu trung bình trước mổ giữa 3 nhóm SGA có sự khác biệt rõ ràng: giảm lần lượt 22,93 mg/dL, 19,27 mg/dL và 17,98 mg/dL (p = 0,001). Trong kết quả của Nguyễn Thùy An, sự khác biệt này càng lớn hơn: lần lượt là 27,39 mg/dL, 21,89 mg/dL và 16,03 mg/dL[5]. Mặt khác, nếu so sánh SGA với từng nhóm prealbumin chúng tôi thấy rằng tình trạng dinh dưỡng càng xấu thì tỷ lệ prealbumin cao (> 20 mg/dL) càng giảm còn nhóm prealbumin thấp (10 – 20 mg/dL) và rất thấp (< 10mg/dL) càng tăng. Rõ ràng có sự phù hợp giữa việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo SGA và prealbumin huyết thanh. Sự phù hợp này cũng được thể hiện trong nghiên cứu của Devoto và cs. Với 108 bệnh nhân, tác giả có 44% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ vừa, 17% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ nặng (đánh giá theo phương pháp SGA), 44% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ vừa, 16% bệnh nhân suy dinh dưỡng mức độ nặng (đánh giá theo prealbumin huyết thanh)[30]. Tóm lại, mỗi xét nghiệm đều có ưu và nhược điểm của nó, không có phương pháp nào là hoàn hảo. Việc kết hợp phương pháp SGA với các xét nghiệm như albumin, prealbumin máu để đánh giá dinh dưỡng của người bệnh là cần thiết. 4.5 Kết quả sau mổ và SGA: 4.5.1 Cân nặng: Sau khi mổ, đa phần bệnh nhân đều có sụt cân khi ra viện. Kết quả của chúng tôi có đến 176/209 trường hợp sụt cân, chiếm hơn 91%; chỉ có 10 trường hợp tăng cân sau mổ, số còn lại cân nặng giữ nguyên. Số ít này rơi - 80 - vào những trường hợp phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng (cắt túi mật, cắt nang gan, lấy sỏi OMC lần đầu). So sánh cân nặng trước mổ và khi ra viện ở cả hai nhóm trung phẫu và đại phẫu cho thấy: Nhóm trung phẫu: cân nặng trước mổ trung bình gần 49 kg ra viện còn khoảng 46 kg; ở nhóm đại phẫu trước mổ cân nặng trung bình khoảng 50 kg nhưng khi ra viện chỉ còn xấp xỉ 46 kg. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,0263). Nếu xét về chỉ số BMI, trước mổ là 20,08 ± 3,14 sau mổ còn 19,06 ± 3,19, khác biệt này cũng có ý nghĩa (p = 0,0014). Như vậy, loại trừ gây nhiễu do độ nặng của phẫu thuật, điều đáng lưu ý là sau mổ tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân thường tiến triển theo hướng xấu đi. Tình trạng sa sút về dinh dưỡng sau mổ có thể do nhiều yếu tố góp phần mà để tìm được nguyên nhân cần có những nghiên cứu quy mô và chi tiết hơn để khảo sát tình trạng điều trị sau mổ. 4.5.2 Biến chứng và tử vong: Có 49 trường hợp có biến chứng sau mổ (chiếm 23,4% tổng số bệnh nhân phẫu thuật). Trong đó có 15 trường hợp xì rò, 32 trường hợp nhiễm trùng vết mổ và 10 trường hợp có các biến chứng khác (viêm phổi, viêm tụy cấp, loét da). Một số bệnh nhân có nhiều hơn hai biến chứng khi điều trị hậu phẫu như vừa bị xì rò vừa có nhiễm trùng vết mổ hoặc vừa nhiễm trùng vết mổ và viêm phổi Cá biệt có trường hợp bệnh nhân bị xì miệng nối mật - ruột, tụy – ruột phải mổ lại, sau đó vừa có nhiễm trùng vết mổ vừa có viêm phổi. Với những trường hợp này, theo quy ước đã nêu (Chương 2), chúng tôi chỉ chọn biến chứng nặng nhất là viêm phúc mạc do xì miệng nối. Có một trường hợp tử vong trong thời gian nằm viện hậu phẫu là một bệnh nhân cắt lách do lymphoma hậu phẫu biến chứng viêm phổi, suy hô hấp. Ngoài ra còn một trường hợp u đầu tụy mổ nối tắt bị xì miệng nối mật – ruột gây viêm phúc mạc; bệnh diễn tiến nặng thân nhân - 81 - xin xuất viện, chúng tôi không theo dõi thêm được. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là 0,5%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này cũng không có ý nghĩa nhiều do mẫu của chúng tôi không lớn (209 TH), hơn nữa chúng tôi không theo dõi được tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ do mất liên lạc với một số bệnh nhân nặng xin về. Nghiên cứu riêng từng nhóm biến chứng: xì rò, nhiễm trùng vết mổ và các biến chứng khác với SGA, chúng tôi chia tình trạng dinh dưỡng thành 2 nhóm: nhóm dinh dưỡng tốt (SGA A), nhóm dinh dưỡng kém (SGA B và C). Sở dĩ chúng tôi chia làm 2 nhóm chứ không để 3 nhóm là vì lý do sau: (1) Để tính nguy cơ tương đối RR (2) Cỡ mẫu không cho phép chia quá nhỏ (đây là hạn chế của nghiên cứu). Cách chia nhóm này cũng là để loại trừ yếu tố gây nhiễu do loại phẫu thuật nặng hay nhẹ. Kết quả là: SGA và xì rò: Trong 15 trường hợp bị xì – rò sau mổ, có 12 bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém trong khi chỉ có 3 người dinh dưỡng tốt. Sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê (p = 0,0303). Loại trừ yếu tố gây nhiễu là loại phẫu thuật nặng hay nhẹ, chúng tôi tính được số đo kết hợp RR = 2,9 ở nhóm đại phẫu. Riêng nhóm trung phẫu do không có trường hợp xì rò nào nên không tính được RR về mặt thống kê. Như vậy, trên bệnh nhân đại phẫu những người có dinh dưỡng kém có nguy cơ bị xì rò cao gấp 2,9 lần so với người có dinh dưỡng tốt. Kết quả này rất có ý nghĩa vì các điều kiện để một miệng nối tiêu hóa lành tốt ngoài yếu tố kỹ thuật, điều kiện môi trường trong ổ bụng thì tình trạng dinh dưỡng phải đầy đủ để cung cấp nguyên liệu làm lành vết thương. SGA và nhiễm trùng vết mổ: Trong 32 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, nhóm dinh dưỡng kém có 23 bệnh nhân, dinh dưỡng tốt có 9 bệnh nhân. Khác biệt có ý nghĩa thống kê - 82 - (p = 0,0208). Phân tích phân tầng theo loại phẫu thuật, ở nhóm trung phẫu những bệnh nhân dinh dưỡng kém có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao gấp 1,8 lần nhóm có dinh dưỡng tốt. Ở nhóm đại phẫu, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ của nhóm dinh dưỡng kém gấp 3,9 lần. Tính chung cả hai nhóm phẫu thuật, bệnh nhân suy dinh dưỡng có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao gấp 2,3 lần bệnh nhân bình thường. Bệnh nhân dinh dưỡng kém khả năng miễn dịch và đề kháng với mầm bệnh giảm đi nên nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. SGA và các biến chứng khác: Trong 10 trường hợp có biến chứng khác, nhóm dinh dưỡng kém và dinh dưỡng tốt mỗi bên có 5 trường hợp. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 8399). Số đo kết hợp RR = 0,9 thể hiện điều này. Các biến chứng hay gặp là: viêm phổi, viêm tụy cấp, báng bụng, loét da Trong các nghiên cứu của nước ngoài, các tác giả không công bố riêng tác động của SGA và từng loại biến chứng như chúng tôi. Sungurtekin và cs sử dụng biến chung là biến chứng sau mổ để tìm mối liên quan với tình trạng dinh dưỡng. Các biến chứng đó bao gồm: nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong ổ bụng, viêm phổi, xẹp phổi, nhiễm trùng huyết[76]. Các biến chứng tương tự cũng được Putwatana sử dụng. Còn Shirodkar thì sử dụng biến “các kết quả bất lợi” (adverse events) dùng chung cho biến dự hậu[70],[73]. Kết quả cho thấy nhóm suy dinh dưỡng (dù theo phương pháp nào) cũng có nguy cơ xảy ra biến chứng cao gấp 3 – 5 lần so với nhóm có tình trạng dinh dưỡng tốt. Ở Việt Nam, Nguyễn Thùy An báo cáo có 17/104 (16,3%) bệnh nhân có biến chứng xì rò sau mổ, tỉ lệ xảy ra biến chứng ở nhóm có tình trạng suy dinh dưỡng nặng (SGA-C) tăng cao gấp 3,5 lần so với nhóm bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt (SGA-A) (p=0,006)[5]. Phạm Văn Năng - 83 - và cs (2006) báo cáo tỷ lệ biến chứng (xì rò và nhiễm trùng vết mổ) ở nhóm SGA C là 33,6% so với nhóm SGA A (6%) (tính ra RR = 5,6)[66]. Kết quả này cao hơn so với kết quả của chúng tôi trong từng nhóm biến chứng xì rò và nhiễm trùng vết mổ. Nguyên nhân có thể do mẫu của chúng tôi nhỏ hơn lại khảo sát riêng từng loại biến chứng, chia nhỏ loại phẫu thuật nên kết quả không đại diện bằng. Nhưng dù kết quả khác nhau ít nhiều, ý nghĩa vẫn không đổi: khi có suy dinh dưỡng thì nguy cơ biến chứng sau mổ tăng lên rõ rệt. Vì thế, khi bệnh nhân có vấn đề về dinh dưỡng cần phải điều trị hỗ trợ dinh dưỡng trước khi phẫu thuật. Theo khuyến nghị của Hội dinh dưỡng lâm sàng Châu Âu (ESPEN, 2006), đối với bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng SGA-C nên được hoãn mổ để hỗ trợ dinh dưỡng ít nhất 10-14 ngày trước phẫu thuật[83]. Bảng 36: Số đo kết hợp (RR/OR) tình trạng suy dinh dưỡng và biến chứng Tác giả Phương pháp đánh giá RR/OR (KTC 95%) p Biến chứng chung(*) Nhiễm trùng vết mổ/ Xì rò(**) Sungurtekin (2004) (n=100) SGA B 3,3 (1,3 – 8,5) 0,013 SGA C 4,4 (1,3 – 15,0) 0,018 Putwatana (2005) (n=430) NRC 2,9 (1,6 – 5,3) < 0,001 Shirodkar (2005) (n=294) SGA B 2,9 (1,3 – 6,7) SGA C 5,3 (1,4 – 20,5) Phạm Văn Năng (2006) (n=274) SGA C 5,6 Nguyễn Thùy An (2010) (n=104) SGA C 3,5 0,006 - 84 - Chúng tôi (2011) (n=209) SGA (B và C) 2,3 (1,1 – 4,6) 0,0208 2,9 (0,9 – 9,5) 0,0303 (*): Gồm các biến chứng như: nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong ổ bụng, viêm phổi, nhiễm trùng huyết (**): RR tính riêng từng nhóm biến chứng. 4.5.3 Thời gian nằm viện: Điểm qua những nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và thời gian nằm viện chúng tôi tổng kết được một số kết quả sau: • Theo Weinsier và cs (1979), thời gian nằm viện của nhóm không và có suy dinh dưỡng lần lượt là 12 và 20 ngày (p < 0,01)[85]. • Theo Cederholm và cs (1995), tại khoa lão bệnh nhân không suy dinh dưỡng nằm viện trung bình 18 ngày còn có suy dinh dưỡng là 43 ngày (p < 0,01)[20]. • Theo Correira và Campos (2003) nghiên cứu tại Mỹ Latin với 9348 bệnh nhân, thời gian nằm viện trung bình 16,7 ngày ở bệnh nhân suy dinh dưỡng so với 10,1 ngày ở bệnh nhân không suy dinh dưỡng (p<0.01)[25]. • Theo Sungurtekin và cs (2004), thời gian nằm viện của nhóm dinh dưỡng tốt (SGA A) là 13 và của nhóm suy dinh dưỡng (SGA B) là 22,2. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). • Theo Shirodkar và cs (2005), số trung vị của thời gian nằm viện hậu phẫu của 3 nhóm SGA A, B và C lần lượt là: 5, 7 và 10 ngày. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001)[73]. •Theo Pirlich và cs (2006), thời gian nằm viện trung bình của 3 nhóm SGA A, B và C lần lượt là 11, 15 và 17 ngày (p < 0,001)[68]. • Nguyễn Thùy An (2010) đánh giá thời gian nằm viện toàn bộ của bệnh nhân trung bình là 16,36 ngày. So sánh thời gian nằm viện ở 3 nhóm SGA, tác giả kết luận thời gian nằm viện ở 3 nhóm khác nhau có ý nghĩa thống - 85 - kê (p < 0,001). Nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng có thời gian nằm viện gấp 2 lần nhóm dinh dưỡng tốt[5]. Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thùy An đánh giá chung thời gian nằm viện trước và sau mổ. Tác giả cũng không phân loại phẫu thuật. Vì vậy dù kết quả có ý nghĩa thống kê nhưng thực tế kết quả này có thể bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố gây nhiễu là: (1) thời gian nằm viện trước mổ và (2) mức độ nặng nhẹ của phẫu thuật. Có một thực tế là thời gian nằm viện trước mổ của bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy có thể bị kéo dài do một số lý do khách quan lẫn chủ quan không liên quan đến tình trạng bệnh như: chờ xét nghiệm tiền phẫu, lên lịch mổ... Vì vậy, chúng tôi chỉ tính thời gian nằm viện hậu phẫu vì nó phản ánh chính xác hơn ảnh hưởng của dinh dưỡng lên diễn tiến điều trị. Ngoài ra, thời gian nằm viện hậu phẫu còn tùy thuộc vào tính chất cuộc mổ là nặng hay nhẹ cho nên chúng tôi tính riêng thời gian nằm viện hậu phẫu cho từng nhóm phẫu thuật trung phẫu hay đại phẫu. Kết quả là, trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình là 9,9 ngày, nằm lâu nhất là 54 ngày, mau nhất là xuất viện sau mổ 2 ngày. Trường hợp nằm viện dài nhất là một bệnh nhân có chẩn đoán K bóng Vater được làm phẫu thuật Whipple, sau đó xì miệng nối tụy ruột phải mổ lại, mổ lần thứ 3 do chảy máu tụy. Bệnh nhân này khi xuất viện vẫn còn rò tụy. Trường hợp ngắn nhất là một trường hợp cắt túi mật nội soi. Ở nhóm trung phẫu sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa 3 nhóm SGA (A: 8, B: 9, C: 10) không có ý nghĩa thống kê (p = 0,089). Nhưng ở nhóm đại phẫu, sự khác biệt này (SGA A: 10, B: 14, C: 15) có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Về mặt ý nghĩa, kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của những tác giả đi trước cả trong và ngoài nước. Các tác giả này đều kết luận suy dinh dưỡng là một trong những yếu tố kéo dài thời gian - 86 - nằm viện. Riêng trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả này còn cho thấy ở những phẫu thuật tương đối nhẹ nhàng, mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng lên thời gian nằm viện không nhiều trong khi với những trường hợp mổ lớn, tình trạng dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ tới việc bệnh nhân nằm viện lâu hay mau. Thời gian nằm viện kéo dài cùng với gia tăng các biến chứng sau mổ làm cho kết quả điều trị kém đi, bệnh nhân lâu hồi phục và đôi khi còn để lại di chứng kéo dài như rò tiêu hóa, chậm lành vết thương. Xét về mặt kinh tế nó làm tăng chi phí điều trị, làm tăng gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và cho xã hội. Thời gian nằm viện kéo dài cũng là một nguyên nhân góp phần vào tình trạng quá tải ở các bệnh viện mà bệnh viện Chợ Rẫy là một ví dụ điển hình. Vì vậy, áp dụng tầm soát dinh dưỡng cho bệnh nhân vào viện nói chung và bệnh nhân trước phẫu thuật nói riêng để tìm biện pháp can thiệp sẽ giúp cải thiện kết quả điều trị góp phần làm giảm biến chứng, giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị. Tuy nhiên, chọn lựa phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng phù hợp, đáng tin cậy, ít tốn kém, hạn chế xâm lấn và dễ huấn luyện để có thể thực hiện được bởi cả bác sĩ lẫn điều dưỡng cũng không kém phần quan trọng. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo SGA gần như đáp ứng được những yêu cầu trên. 4.5.4 Thời gian bắt đầu cho ăn: Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung bình bắt đầu cho ăn đường tiêu hóa là 2,2; cho ăn sớm nhất vào ngày hậu phẫu 1 và chậm nhất là vào ngày thứ 8 sau mổ. Những trường hợp cho ăn sớm nhất là sau mổ cắt túi mật, trường hợp cho ăn chậm nhất là sau mổ lần 2 do xì miệng nối tụy ruột trong phẫu thuật Whipple. - 87 - Dựa vào nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước (Andersen, Maholtra, Moser, Lewis và Lưu Ngân Tâm), chúng tôi chọn thời gian bắt đầu cho ăn trong vòng 48 giờ sau mổ (tức là hậu phẫu ngày thứ 2) làm mốc để đánh giá việc cho ăn là sớm hay không. Theo đó có 139 trường hợp (66,5%) được cho ăn sớm. Nếu so sánh thời gian bắt đầu cho ăn và loại phẫu thuật, chúng tôi thấy rằng ở nhóm trung phẫu có tới hơn 80% được cho ăn sớm trong khi tỷ lệ đó ở nhóm đại phẫu chỉ là 34,3%, khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Điều này cho thấy quan niệm nhịn ăn lâu sau các cuộc mổ lớn vẫn còn phổ biến dù rằng không có cơ sở khoa học nào chứng minh nó tốt hơn ăn sớm. Khi xem xét mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và việc cho ăn sớm sau mổ, chúng tôi thấy sự khác biệt về thời điểm cho ăn giữa hai nhóm có tình trạng dinh dưỡng tốt và kém khác nhau có ý nghĩa thống kê (p = 0,0015). Mối liên quan này bị ảnh hưởng bởi loại phẫu thuật nặng hay nhẹ. Ở nhóm trung phẫu người có dinh dưỡng kém có nguy cơ bị cho ăn muộn gấp 4,9 lần người có dinh dưỡng tốt trong khi nguy cơ này ở nhóm đại phẫu chỉ là 1,2 lần. Điều này thể hiện một thực tế rất tiêu cực là trong khi những người bị SDD cần được nuôi dưỡng sớm thì lại bị cho ăn muộn hơn những người có tình trạng dinh dưỡng khá. Rõ ràng trên thực tế, suy dinh dưỡng lại là một yếu tố cản trở việc cho ăn sớm cho bệnh nhân. Việc trì hoãn này có thể do người bệnh không dung nạp được bằng đường tiêu hóa (do chán ăn, buồn nôn, đau bụng) và cả do quan niệm không đúng của một số bác sĩ điều trị. Để tìm được nguyên do cụ thể, cần phải tiến hành nghiên cứu chi tiết hơn. Rất tiếc do khả năng còn hạn chế, chúng tôi không thiết kế nội dung này vào nghiên cứu. - 88 - 4.6. Các xét nghiệm sau mổ: Để đánh giá một số đặc điểm dinh dưỡng sau mổ, chúng tôi còn thực hiện xét nghiệm prealbumin và CRP máu vào ngày hậu phẫu thứ 3 hoặc 4. Chúng tôi chọn hậu phẫu 3 hoặc 4 vì các xét nghiệm này thường thay đổi sau 48 giờ. Kết quả cho thấy nồng độ prealbumin trung bình sau mổ là 13,03 mg/dL. So với kết quả thử trước mổ là 20,86 mg/dL, sự khác biệt giữa hai chỉ số có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). Prealbumin sau mổ giảm rõ rệt so với trước mổ. Prealbumin có thời gian bán hủy ngắn và sụt giảm ngay khi có thiếu hụt cung cấp protein – năng lượng. Nồng độ CRP sau mổ trung bình là 126,01 ng/mL. Nếu so với ngưỡng trên của giá trị bình thường (10 ng/mL) rõ ràng có sự gia tăng khá lớn. Theo Avram MM và cs (2005) trên bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, CRP máu > 15 ng/mL có tỷ lệ sống còn xấu hơn hẳn so với nhóm CRP < 15 ng/mL, CRP cao có liên quan đến nhiễm trùng và viêm[14]. Theo Menon và cs (2003), CRP máu > 60 ng/mL có liên quan đến nồng độ albumin máu thấp[59]. Theo Gariballa và cs (2006), CRP máu cao (> 10 ng/mL) liên quan có ý nghĩa với nồng độ albumin, transferin, ascorbic acid và hemoglobin máu thấp, nó cũng liên quan đến tình trạng cung cấp thiếu năng lượng[35]. Có thể thấy CRP máu tăng vừa biểu hiện cho quá trình viêm đang xảy ra vừa thể hiện tình trạng sa sút về dinh dưỡng. So sánh giá trị CRP trung bình giữa hai nhóm trung phẫu và đại phẫu, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p 0,657). Tóm lại, với việc tăng dị hóa sau mổ, prealbumin sau mổ giảm và CRP máu tăng cao, tình trạng dinh dưỡng trong những ngày đầu sau mổ của bệnh nhân có sự sa sút rõ rệt. Loại trừ nguyên nhân bệnh tật và tác động của cuộc mổ, tình trạng dinh dưỡng xấu đi liên liên quan đến thái độ điều - 89 - trị. Bệnh nhân đã không được hỗ trợ dinh dưỡng đúng và kịp thời ngay những ngày đầu mà tình trạng trì hoãn cho ăn sớm là một ví dụ. Như các tác giả nước ngoài đã khẳng định, prealbumin và CRP là 2 xét nghiệm rất tốt để theo dõi dinh dưỡng sau mổ[47],[72]. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ thực hiện 2 xét nghiệm này 1 lần sau mổ nên không đánh giá được toàn cảnh tình hình thay đổi về dinh dưỡng của bệnh nhân trong quá trình điều trị hậu phẫu. Đó là một hạn chế của nghiên cứu của chúng tôi. - 90 - KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu và bàn luận, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm dinh dưỡng trước mổ: - Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA (B và C) là: 53,1% - Tỷ lệ thiếu cân/suy dinh dưỡng đánh giá theo BMI (< 18,5) là: 35,9% - BMI trung bình khi vào viện là: 20,08 ± 3,14 - Hầu hết bệnh nhân có sụt cân trong vòng 6 tháng trước nhập viện - Albumin huyết thanh trước mổ trung bình là: 4,16 ± 0,72 g/dL - Tỷ lệ bệnh nhân có albumin huyết thanh < 3,5 g/dL là: 17,9% - Prealbumin huyết thanh trước mổ trung bình là: 20,86 ± 7,98 mg/dL - Tỷ lệ bệnh nhân có prealbumin huyết thanh < 20 mg/dL là: 50,5% - Phân loại dinh dưỡng theo SGA, bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt (SGA A) thì có albumin máu cao, tuy nhiên ở nhóm SGA C cũng có hơn 50% bệnh nhân có albumin > 3,5 g/dL. Với prealbumin, tình trạng dinh dưỡng tốt thì prealbumin máu cao và ngược lại dinh dưỡng kém thì prealbumin máu thấp. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân trước phẫu thuật theo đánh giá bằng phương pháp SGA cao hơn so với chỉ số BMI. Sự phù hợp giữa đánh giá chủ quan (SGA) và khách quan (xét nghiệm prealbumin huyết thanh) đồng thời kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước khác cho thấy phương pháp SGA đáng tin cậy để đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân trước phẫu thuật. Đây là một phương pháp rẻ tiền, huấn luyện dễ dàng, bác sĩ và điều dưỡng đều có thể thực hiện được nên rất khả thi trong thực tế lâm sàng. - 91 - 2. Một số đặc điểm dinh dưỡng sau mổ: - Thời gian bắt đầu cho ăn đường miệng trung bình là 2,2 ± 1,5 ngày. Nhóm trung phẫu có xu hướng cho ăn sớm hơn nhóm đại phẫu (p < 0,0001). Bệnh nhân có suy dinh dưỡng có nguy cơ bị trì hoãn cho ăn sớm cao gấp 4,9 lần ở nhóm trung phẫu và 1,2 lần ở nhóm đại phẫu so với nhóm dinh dưỡng tốt. - Cân nặng khi ra viện thấp hơn trước khi mổ, 98,1% bệnh nhân có sụt cân. BMI trước mổ 20,08 còn BMI ra viện 19,06 khác nhau có ý nghĩa thống kê (p 0,0014). - Prealbumin trung bình sau mổ là 13,03 ± 4,80 mg/dL sụt giảm rõ rệt so với prealbumin trước mổ 20,86 ± 7,98 mg/dL (p < 0,0001). - CRP sau mổ trung bình là 126,01 ± 76,54 ng/mL, giữa 2 nhóm trung phẫu và đại phẫu nồng độ CRP khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,6570). 3. Các kết quả sau mổ và SGA: - Có 49 trường hợp có biến chứng chiếm 23,4%, trong đó: 15 trường hợp xì rò (7,2%); 32 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (15,3%) và 10 trường hợp biến chứng khác (4,8%). Một số trường hợp có hơn 2 biến chứng đi kèm. - Có 1 trường hợp tử vong chiếm 0,5%. - Thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình 9,9 ± 5,7 ngày, ngắn nhất là 2 ngày dài nhất 54 ngày. Ở nhóm trung phẫu sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa nhóm suy dinh dưỡng và dinh dưỡng tốt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,089). Ở nhóm đại phẫu thời gian nằm viện khác nhau giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001). - Những bệnh nhân đại phẫu có suy dinh dưỡng (theo SGA) có nguy cơ xì rò cao gấp 2,9 lần nhóm có dinh dưỡng tốt. Bệnh nhân dinh dưỡng kém - 92 - có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao gấp 3,9 lần ở nhóm đại phẫu và 1,8 lần ở nhóm trung phẫu so với người có dinh dưỡng tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên, Trần Thành Đô, Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Xuân Ninh, et al. (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 - 2010. Viện dinh dưỡng quốc gia - Unicef, Hà Nội. 2. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009), "Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy ". Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TP.HCM, 13: 305-312. 3. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010), Những vấn đề dinh dưỡng lâm sàng. Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh: 11-17. 4. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương. (2005). Protein C phản ứng. In Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng (12 ed., pp. 871 - 872). NXB Y học, Hà Nội. 5. Nguyễn Thùy An. (2010). Tình trạng dinh dưỡng và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật trong bệnh lý gan mật tụy. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ điều dưỡng. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh. 6. Phạm Thu Hương, Nghiêm Nguyệt Thu, Trần Châu Nguyên, Nguyễn Bích Ngọc, Thái Thị Thu Cúc, Nguyễn Thị Phương Thảo, et al. (2006). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại Bệnh viện Bạch Mai. 7. Sobotka L, Allison SP, Fuerst P, Meier R, Pertkiewicz M, Soeters PB. (2004). Ảnh hưởng của dinh dưỡng lên các chức năng sinh lý (Lưu Ngân Tâm, Nguyễn thị Quỳnh Hoa, Trans.). In Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng (3 ed., Vol. 1, pp. 499). Galen, Prague, Czech Republic. 8. Sobotka L, Allison SP, Fuerst P, Meier R, Pertkiewicz M, Soeters PB. (2004). Các kỹ thuật sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng (Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Trans.). In Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng (Vol. 1, pp. 14 - 15). Galen, Prague, Czech Republic. 9. Sobotka L, Allison SP, Fuerst P, Meier R, Pertkiewicz M, Soeters PB. (2004 ). Dinh dưỡng chu phẫu. In Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng (3 ed., pp. 296 - 302). NXB Y học, TP Hồ Chí Minh. 10. Tạ Thị Tuyết Mai. (2008). Sự phù hợp của y lệnh sử dụng Albumin tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sinh hoạt chuyên đề. BV Nhân dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh, from de/438-su-phu-hop-cua-y-lenh-su-dung-albumin-.html?showall=1 11. Vũ Trường Nhân, Trương Anh Mậu, Trần Vĩnh Hậu. (2007). Đánh giá hiệu quả của cho ăn sớm qua đường miệng sau cắt nối ruột ở trẻ em. BV Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh, from www.nhidong1.net/.../49Cho_an_som_qua_duong_mieng_BS_Vu_Truong... Tiếng Anh: 12. Al-Hudiathy AM, Lewis NM (1996), "Serum albumin and age are predictors of length of hospital stay in surgical patients ". Nutrition Research, 16(11-12): 1891 - 1990. 13. Andersen HK, Lewis SJ, Thomas S. (2009). Early enteral nutrition within 24h of colorectal surgery versus later commencement of feeding for postoperative complications, Cochrane Database of Systematic Reviews John Wiley & Sons, Ltd. 14. Avram MM, Fein PA, Paluch MM, Schloth T, Chattopadhyay J (2005), "Association Between C-Reactive Protein and Clinical Outcomes in Peritoneal Dialysis Patients". Advances in Peritoneal Dialysis, 21: 154 - 158. 15. Bauer J, Capra S, Ferguson M (2002), "Use of the scored Patient- Generated Subjective Global Assessment (PG-SGA) as a nutrition assessment tool in patients with cancer". European Journal of Clinical nutrition, 56: 779- 785. 16. Beck FK, Rosenthal TC (2002), "Prealbumin: A Marker for Nutritional Evaluation". American Family Physician, 65: 1575-1578. 17. Bistrian B R, Blackburn G L, Vitale J, Cochran D, Naylor J (1976), "Prevalence of Malnutrition in General Medical Patients". JAMA, 235 (15): 1567-1570. 18. Braunschweig C, Gomez S, Sheean P M (2000), "Impact of Declines in Nutritional Status on Outcomes in Adult Patients Hospitalized for More Than 7 days ". Journal of the American Dietetic Association, 100(11): 1316-1322. 19. Buzby G P, Knox L S, Crosby L O, Eisenberg J M, Haakenson C M, McNeal G E, et al. (1988), "Study protocol: a randomized clinical trial of total parenteral nutrition in malnourished surgical patients". American Society for Clinical Nutrition, 47: 366-381. 20. Cederholm T, Jägren C, Hellström K (1995), "Outcome of protein- energy malnutrition in elderly medical patients". The American Journal of Medicine, 98(1): 67-74. 21. Cereda E, Lucchin L, Pedrolli C, D'Amicis A, Gentile M G, Battistini N C, et al. (2010), "Nutritional care routines in Italy: results from the PIMAI (Project: Iatrogenic MAlnutrition in Italy) study". European Journal of Clinical Nutrition, 64: 894-898. 22. Chertow GM, Goldstein-Fuchs DJ, Lazarus JM, Kaysen G (2005), "Prealbumin, mortality, and cause-specific hospitalization in hemodialysis patients". Kidney International, 68: 2794 - 2800. 23. Cohendy R, Gros T, Arnaud-Battandier F, Tran G, Plaze J M, Eledjam J J (1999), "Preoperative nutritional evaluation of elderly patients: the Mini Nutritional Assessment as a practical tool ". Clinical Nutrition 18(6): 345-348 24. Correia T D, Campos A C L (2003), "Prevalence of hospital malnutrition in Latin America: The multicenter ELAN study". Nutrition, 19(10): 823-825. 25. Correia TD, Campos ACL (2003), "Prevalence of hospital malnutrition in Latin America: The multicenter ELAN study". Nutrition, 19(10): 823-825. 26. DeLegge M H. (2008). Nutritional assessment. In Nutrition and Gastrointestinal Diseases (Vol. 1, pp. 334). Humana Press Inc., Totowa, New Jersey. 27. Detsky A S, Baker J P, O'Rourke K, Johnston N, Whitwell J, Mendelson R A, et al. (1987), "Predicting nutrition-associated complications for patients undergoing gastrointestinal surgery". Journal of Parenteral Enteral Nutrition 11(5): 440-446. 28. Detsky A S, McLaughlin J R, Baker J P, Johnston N, Whittaker S, Mendelson R A, et al. (1987), "What is Subjective Global Assessment of Nutritional Status?". Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 11(1): 8-13. 29. Detsky AS, Baker JP, Mendelson RA, Wolman SL, Wesson DE, Jeejeebhoy KN (1984), "Evaluating the accuracy of nutritional assessment techniques applied to hospitalized patients: methodology and comparisons". JPEN J Parenter Enteral Nutr, 8(2): 153-159. 30. Devoto G, Gallo F, Marchello C, Racchi O, Garbarini R, Bonassi S, et al. (2006), "Prealbumin serum concentrations as a useful tool in the assessment of malnutrition in hospitalized patients". Clin Chem, 52(12): 2177-2179. 31. Do Thi Kim Lien, Bui Thi Nhung, Nguyen Cong Khan, Le Thi Hop, Nguyen Thi Quynh Nga, Nguyen Tri Hung, et al. (2009), "Impact of milk consumption on performance and health of primary school children in rural Vietnam ". Asian Pacific Journal of Clinical Nutrition 18(3): 326-334. 32. Don BR, Kaysen G (2004), "Poor nutritional status and inflammation: Serum Albumin: Relationship to Inflammation and Nutrition". Seminars in Dialysis, 17(6): 432–437. 33. Elia M (2000), "Guidelines for detection and management of malnutrition. Malnutrition Advisory Group (MAG), Standing Committee of BAPEN. Maidenhead". Bristish Association for Parenteral and Enteral Nutrition. 34. Ford ES, Mokdad AH, Liu S (2005), "Healthy Eating Index and C- reactive protein concentration: findings from the National Health and Nutrition Examination Survey III, 1988–1994". European Journal of Clinical Nutrition 59: 278 - 283. 35. Gariballa S, Forster S (2006), "Effects of acute-phase response on nutritional status and clinical outcome of hospitalized patients". Nutrition, 22(7-8): 750 - 757. 36. Garth AK, Newsome CM, Simmance N, Crowe TC (2010), "Nutritional status, nutrition practices and post-operative complications in patients with gastrointestinal cancer". Journal of human nutrition and dietetics, 23(4): 393 - 401. 37. Gibbs J, Cull W, Henderson W, Daley J, Hur K, SF, K. (1999), "Preoperative serum albumin level as a predictor of operative mortality and morbidity: results from the National VA Surgical Risk Study". Arch Surg, 135(1): 36 - 42. 38. Goiburu M E, Jure Goiburu M M, Bianco H, Ruiz Díaz J, Alderete F, Palacios M C, et al. (2006), "The impact of malnutrition on morbidity, mortality and length of hospital stay in trauma patients". Nutrición Hospitalaria, 21(5): 604-610. 39. Goldwasser P, Feldman J (1997), "Association of serum albumin and mortality risk". Journal of Clinical Epidemiology, 50(6): 693-703. 40. Guigoz Y (2006), "The Mini Nutritional Assessment (MNA®) Review of the literature - What does it tell us?". The Journal of Nutrition, 10: 466- 487. 41. Gupta D, Lammersfeld C A, Vashi P G, Burrows J, Lis C G, Grutsch J F (2005), "Prognostic significance of Subjective Global Assessment (SGA) in advanced colorectal cancer". European Journal of Clinical Nutrition, 59: 35- 40. 42. Gupta D, Lammersfeld C A, Vashi P G, Dahlk S L, Lis C G (2008), "Can subjective global assessment of nutritional status predict survival in ovarian cancer?". Journal of Ovarian research, 1: 1-7. 43. Hill G L, Blackett R L, Pickford I, Burkinshaw L, Young G A, Warren J V, et al. (1977), "Malnutrition in surgical patients. An unrecognised problem.". Lancet, 26(1): 689-692. 44. Ingenbleek Y, Young V (1994), "Transthyretin (prealbumin) in health and disease: nutritional implications". Annu Rev Nutr, 14: 495 - 533. 45. Kushner I, Rzewnicki D, Samols D (2006), "What does minor elevation of C-reactive protein signify?". American Journal of Medicine, 119(2): 17 - 28. 46. Kuvshinoff BW, Brodish RJ, McFadden DW, Fischer JE (1993), "Serum Transferrin as a Prognostic Indicator of Spontaneous Closure and Mortality in Gastrointestinal Cutaneous Fistulas". Annals of Surgery, 217(6): 615 - 623. 47. Le Banh (2006), "Serum Proteins as Markers of Nutrition: What Are We Treating?". Practical Gastroenterology: 46-64. 48. Le Ngoc Dien, Nguyen Minh Thang, Bentley M E, (2004), "Food consumption patterns in the economic transition in Vietnam ". Asian Pacific Journal of Clinical Nutrition 13(1): 40-47. 49. Le Tran Ngoan, Nguyen Cong Khan, Le Bach Mai, Nguyen Thi Thanh Huong, Nguyen Thi Thu, Nguyen Thi Lua, et al. (2008), "Development of a Semi-quantitative Food Frequency Questionnaire for Dietary Studies - Focus on Vitamin C Intake". Asian Pacific Journal of Cancer Prevention, 9: 427- 432. 50. Lewi PJ. (2006). Speaking of Graphics: An Essay on Graphicacy in Science, Technology and Business (pp. 6 - 9). 51. Lewis SJ, Egger M, Sylvester PA, Thomas S (2001), "Early enteral feeding versus “nil by mouth” after gastrointestinal surgery: systematic review and meta-analysis of controlled trials". BMJ, 323: 1 - 5. 52. Liang X, Jiang ZM, Nolan MT, Efron DT, Kondrup J, Haupt E (2008), "Comparative survey on nutritional risk and nutritional support between Beijing and Baltimore teaching hospitals". Nutrition, 24: 969 - 976. 53. Liu F, Cai LY, Zhong L, Chen C, Xu F, Zhao ZX, et al. (2010), "Model for end-stage liver disease combined with serum prealbumin to predict the prognosis of patients with decompensated liver cirrhosis". Journal of Digestive Diseases, 11: 352 - 357. 54. Malhotra A, Mathur AK, Gupta S (2004), "Early enteral nutrition after surgical treatment of gut perforations: A prospective randomised study". J Postgrad Med, 50(2): 102 - 106. 55. Maloo M K, Foorse R A. (2001). Perioperative nutritional support In Clinical nutrition: parenteral nutrition (pp. 172-176). W.B.Sauders, Philadelphia. 56. Mangram AJ, Horan TC, Pearson ML, Silver LC, Jarvis WR (1999), "Guideline for prevention of surgical site infection". Infection control and hospital epidemiology, 20(4): 247 - 278. 57. McDonald L (2010), "Florence Nightingale A Hundred Years On: Who She Was and What She Was Not". Women's History Review, 19(5): 721 - 740. 58. McWhirter J P, Pennington C R (1994), "Incidence and recognition of malnutrition in hospital ". BMJ, 308: 945-948. 59. Menon V, Wang X, Greene T, Beck GJ, Kusek JW, Marcovina SM, et al. (2003), "Relationship Between C-Reactive Protein, Albumin, and Cardiovascular Disease in PatientsWith Chronic Kidney Disease". American Journal of Kidney Diseases, 42(1): 44 - 52. 60. Merril TD. (2004). Wound complications. In Courtney MT, Beauchamp RD, Evers BM, Mattox KL (Eds.), Sabiston: Textbook of Surgery (17th ed., Vol. 1, pp. 297-233). Elsevier Saunders, Philadelphia, Pennsylvania. 61. Moser J, Keneday MS (2010), "Early Enteral Nutrition Reduces Mortality in the Critically Ill". American Journal of Nursing, 110(1): 19. 62. Nguyen Minh Thang, Popkin B M, (2003), "In an era of economic growth, is inequity holding back reductions in child malnutrition in Vietnam? ". Asian Pacific Journal of Clinical Nutrition 12(4): 405-410. 63. Nightingale J M D, Walsh N, Bullock M E, Wicks A C (1996), "Three simple methods of detecting malnutrition on medical wards". JOURNAL OF THE ROYAL SOCIETY OF MEDICINE, 89: 144-148. 64. Nourissat A, Vasson M P, Merrouche Y, Bouteloup C, Goutte M, Mille D, et al. (2008), "Relationship between nutritional status and quality of life in patients with cancer". EUROPEAN JOURNAL OF CANCER, 44: 1238-1242. 65. Ocampo R B, Carmase C M, Kadatuan Y, Torillo M R (2008), "Predicting Post-operative Complications Based on Surgical Nutritional Risk Level using the SNRAF in Colon Cancer Patients: A Chinese General Hospital & Medical Center Experience". Philippine Journal of Surgical Specialties, 63(4): 147-153. 66. Pham Van Nang, Cox-Reijven P L M, Greve J W, Soeters P B (2006), "Application of subjective global assessment as a screening tool for malnutrition in surgical patients in Vietnam". Clinical Nutrition (2006), 25: 102-108. 67. Pichard C, Kyle U G, Morabia A, Perrier A, Vermeulen B, Unger P (2004), "Nutritional assessment: lean body mass depletion at hospital admission is associated with an increased length of stay". American Journal of Clinical Nutrition, 79(613–618). 68. Pirlich M, Schutz T, Norman K, Gastell S, Lubke H J, Bischoff S C, et al. (2006), "The German hospital malnutrition study". Clinical Nutrition, 25: 563-572. 69. Prins A (2010), "Nutritional assessment of the critically ill patient". South African Journal of Clinical Nutrition, 23(1): 11 - 18. 70. Putwatana P, Reodecha P, Sirapo-ngam Y, Lertsithichai P, Sumboonnanonda K (2004), "Nutrition screening tools and the prediction of postoperative infectious and wound complications: comparison of methods in presence of risk adjustment". Nutrition, 21: 691 - 697. 71. Rojratsirikul C, Sangkhathat S, Patrapinyokul S (2004), "Application of Subjective Global Assessment as a Screening Tool for Malnutrition in Pediatric Surgical Patients". Journal of Medical Association Thai 87(8): 939- 946. 72. Shenkin A (2006), "Serum Prealbumin: Is It a Marker of Nutritional Status or of Risk of Malnutrition?". Clinical Chemistry, 52: 2177 - 2179. 73. Shirodkar M, Mohandas KM (2005), "Subjective global assessment: a simple and reliable screening tool for malnutrition among Indians". Indian Journal of Gastroenterology 24: 246-250. 74. Sobotka L. (2007). Nutrition and Wound healing : Wound healing – basic principles, Prague. 75. Stratton R J, Green C J, Elia M (2003), "Diseases related malnutrition: an evidence based approach to treatment". CABI, Oxfordshire. 76. Sungurtekin H, Sungurtekin U, Balci C, Zencir M, Erdem E (2004), "The Influence of Nutritional Status on Complications after Major Intraabdominal Surgery ". Journal of the American College of Nutrition, 23(3): 227-232. 77. Vennema A (1973), "Malnutrition as seen at the provincial hospital of Quang Ngai, South Vietnam —1965 to 1971". J Trop Pediatr Environ Child Health, 19(4): 388-395. 78. Vigushin DM, Pepys MB, Hawkins PN (1993), "Metabolic and Scintigraphic Studies of Radioiodinated Human C-reactive Protein in Health and Disease". J Clin Invest, 91: 1351 - 1357. 79. Visvanathan R, Newbury J W, Chapman I (2004), "Malnutrition in older people Screening and management strategies ". Australian Family Physician, 33(10): 799-805. 80. Waitzberg D L, Caiaffa W T, Correia M I T D (2001), "The Brazilian national survey (IBRANUTRI): a study of 4000 patients. ". Nutrition, 17: 573. 81. Waitzberg DL, Caiaffa WT, Correia MI (2001), "The Brazilian national survey (IBRANUTRI): a study of 4000 patients. ". Nutrition, 17: 573. 82. Ward N (2003), "Nutrition support to patients undergoing gastrointestinal surgery". Nutrition Journal 2: 18. 83. Weimann A, Braga M, Harsanyi L, Laviano A, Ljungqvist O, Soeters P, et al. (2006), "ESPEN Guidelines on Enteral Nutrition: Surgery including Organ Transplantatio". Clinical Nutrition, 25(2): 224 - 244. 84. Weinsier R L, Hunker E M, Krumdieck C L, CE, B. (1979), "Hospital malnutrition. A prospective evaluation of general medical patients during the course of hospitalization". American Journal of Clinical Nutrition, 32: 418- 426. 85. Weinsier RL, Hunker EM, Krumdieck CL, Butterworth CE (1979), "Hospital malnutrition. A prospective evaluation of general medical patients during the course of hospitalization". American Journal of Clinical Nutrition, 32: 418-426. 86. WHO Expert Committee. (1995). The Use and Interpretation of Anthropometry - Report of a WHO Expert Committee WHO - OMS. 87. Windsor J A, Hill G L (1989), "Weight Loss with Physiologic Impairment. A basic indicator of surgical risk". Annals of Surgery, 207(3): 290-296. 88. Wyszynski D F, Perman M, Crivelli A (2003), "Prevalence of hospital malnutrition in Argentina: Preliminary result of population-based study.". Nutrition 19(2): 115-119. 89. Wyszynski DF, Perman M, Crivelli A (2003), "Prevalence of hospital malnutrition in Argentina: Preliminary result of population-based study.". Nutrition 19(2): 115-119. 90. Norman K, Pichard C, Lochs H, Pirlich M (2008), "Prognostic impact of disease-related malnutrition". Clinical Nutrition 27: 5-15. Tiếng Pháp: 91. Agence Nationale d’Accréditation et d’Évaluation en Santé (ANAES). Service des recommandations professionnelles. (2003). Les outils anthropométriques. In Évaluation diagnostique de la dénutrition protéino- énergétique des adultes hospitalisés (pp. 42-47). ANAES, Saint-Denis La Plaine, Paris. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Số TT: Ngày viết: Số giường: Hoï vaø teân beänh nhaân:Tuổi: Giôùi: Nam □ Nöõ □ Daân toäc:.. Ngheà nghieäp: Ñòa chæ: Ñieän thoaïi:... Ngaøy vaøo vieän:. Ngaøy xuaát vieän:.. Soá nhaäp vieän:.. Lyù do vaøo vieän: I. Ñaùnh giaù tröôùc moå: Chieàu cao: cm Caân naëng: kg BMI: Phaàn 1: Tieàn söû beänh 1. Thay ñoåi caân naëng: Caân naëng 6 thaùng tröôùc (kg): A. Toaøn boä caân naëng thay ñoåi 6 thaùng qua:.(kg) B. % thay ñoåi: □ Döôùi 5% □ Töø 5 -10% □ Treân 10% 2. Löôïng aên vaøo (so vôùi bình thöôøng): A. Söï thay ñoåi: □ Khoâng thay ñoåi □ Coù thay ñoåi B. Trong voøng:.tuaàn qua C. Thay ñoåi sang cheá ñoä aên: □ Cheá ñoä aên chaùo ñaëc □ Cheá ñoä aên dòch ñuû naêng löôïng □ Cheá ñoä aên dòch coù naêng löôïng thaáp □ Ñoùi 3. Caùc trieäu chöùng cuûa beänh daï daøy – ruoät (keùo daøi treân 2 tuaàn): □ Khoâng coù □ Noân □ Tieâu chaûy □ Buoàn noân □ Chaùn aên □ Khoâng trieäu chöùng 4. Giaûm chöùc naêng: ● Khoâng giaûm chöùc naêng □ ● Giaûm chöùc naêng trong tuaàn Kieåu giaûm chöùc naêng: □ Laøm vieäc giaûm □ Vaãn ñi laïi ñöôïc □ Naèm lieät giöôøng 5. Beänh vaø lieân quan cuûa beänh ñoái vôùi nhu caàu dinh döôõng: - Chaån ñoaùn chính: ● Nhu caàu chuyeån hoùa: □ Khoâng coù stress □ Stress nheï □ Stress vöøa □ Stress naëng Phaàn 2: Khaùm laâm saøng □ Maát lôùp môõ döôùi da (beà daøy lôùp môõ döôùi da cô tam ñaàu) □ Giaûm khoái cô (voøng cô caùnh tay) □ Phuø maét caù chaân □ Coå tröôùng □ Teo cô maát môõ caùc vuøng khaùc □ Bình thöôøng Phaàn 3: Ñaùnh giaù SGA (ñieàn vaøo moät oâ) A. □ Dinh döôõng toát B. □ Suy DD nheï - TB C. □ Suy DD naëng 2 1 0 1. Giaûm caân trong 6 thaùng khoâng Töø 5 – 10 % Treân 10 % 2. Thay ñoåi cheá ñoä aên khoâng Chaùo ñaëc/ dòch ñuû naêng löôïng Dòch naêng löôïng thaáp 3. Trieäu chöùng daï daøy – ruoät khoâng Chaùn aên Buoàn noân, noân 4. Giaûm chöùc naêng Bình thöôøng Giaûm vöøa Lieät giöôøng 5. Stress chuyeån hoùa Khoâng Vöøa Naëng 6. Khaùm laâm saøng Bình thöôøng Giaûm lôùp môõ döôùi da, giaûm khoái cô Phuø, coå tröôùng Ñaùnh giaù möùc SGA A (9 – 12) Dinh döôõng toát B (4 – 8) Nghi ngôø SDD C (0 – 3) SDD naëng Phaàn 4: Xeùt nghieäm tröôùc moå: Albumin maùu (g/dL): Soá löôïng lympho baøo (G/L): Prealbumin maùu (mg/dL): II. Thoâng tin sau moå: Chaån ñoaùn tröôùc moå: Chaån ñoaùn sau moå: Phöông phaùp phaãu thuaät: Thôøi gian moå: Ngaøy moå: PTV: Keát quaû sau moå: Thôøi gian baét ñaàu aên ñöôøng mieäng: Thôøi gian baét ñaàu aên ñöôøng mieäng hoaøn toaøn: Caân naëng khi ra vieän: Suït caân: BMI: Prealbumin HP3: CRP HP3: 1. Bieán chöùng: Coù: □ Khoâng: □ Neáu coù: Naëng: □ ____________________________________________ Nheï : □ ____________________________________________ 2. Caùch xöû trí: Ñieàu trò noäi: _____________________________________________________ Moå laïi: _____________________________________________________ Chuyeån ICU: _____________________________________________________ 3. Keát quaû: _____________________________________________________ 4. Keát quaû baát lôïi khaùc: __________________________________________________ 5. Thôøi gian naèm vieän haäu phaãu (ngaøy): 6. Tình traïng xuaát vieän: 7. Töû vong: coù □ khoâng □ DANH SÁCH BỆNH NHÂN STT Họ tên Năm sinh Giới Số nhập viện 1 Châu Thị Ngọc M. 1986 Nữ 24695 2 Vũ Văn H. 1947 Nam 21138 3 Tô Văn Đ. 1970 Nam 23229 4 Lê Văn Đ. 1955 Nam 16103 5 Phan Hoàng N. 1980 Nam 25368 6 Huỳnh Thanh P. 1968 Nam 18144 7 Vũ Thị T. 1958 Nữ 26420 8 Huỳnh Thị L. 1941 Nữ 20670 9 Nguyễn T. 1974 Nam 20504 10 Phạm Thị H. 1989 Nữ 25503 11 La Bạc T. 1934 Nữ 25513 12 Nguyễn Thành X. 1954 Nam 27487 13 A S. 1989 Nam 20272 14 Phan Thị H. 1958 Nữ 26686 15 Võ T. 1940 Nam 27355 16 Phan Văn H. 1981 Nam 27826 17 Nguyễn Công X. 1941 Nam 24471 18 Nguyễn Nhật T. 1963 Nam 27299 19 Châu Văn T. 1964 Nam 22427 20 Trần Thị Thu A. 1966 Nữ 12634 21 Nguyễn Thị H. 1986 Nữ 23304 22 Phạm Thị L. 1963 Nữ 25536 23 Trần D. 1982 Nam 28167 24 Nguyễn Đình P. 1950 Nam 24780 25 Lê Thị Đ. 1941 Nữ 26719 26 Nguyễn Thanh T. 1952 Nam 22813 27 Nguyễn Thị B. 1954 Nữ 20507 28 Ngô Chí D. 1948 Nam 15822 29 Bùi Phước H. 1957 Nam 13060 30 Nguyễn Thị P. 1960 Nữ 18202 31 Vũ Thị L. 1964 Nữ 17512 32 Nguyễn Hữu D. 1965 Nam 21639 33 Bùi Thị D. 1976 Nữ 19911 34 Nguyễn Hoàng S. 1987 Nam 18776 35 Vũ Thị V. 1961 Nữ 20354 36 Vũ Thị C. 1949 Nữ 14241 37 Thềm Thị S. 1972 Nữ 18669 38 Bùi Thị D. 1973 Nữ 20411 39 Nguyễn Văn N. 1983 Nam 21529 40 Nguyễn Huệ B. 1952 Nam 20496 41 Nguyễn Văn T. 1956 Nam 22455 42 Nguyễn Đức V. 1954 Nam 23234 43 Nguyễn Kỳ Q. 1945 Nam 113601 44 Đinh Văn T. 1974 Nam 110458 45 Phạm Thị Y. 1976 Nữ 110433 46 Lê Thị Thanh L. 1965 Nữ 728 47 Lê Văn B. 1954 Nam 929 48 Nguyễn Thị S. 1966 Nữ 106555 49 Dương Văn N. 1934 Nam 111151 50 Nguyễn Thị B. 1949 Nữ 2654 51 Tiền Thị C. 1936 Nữ 1366 52 Trần C. 1931 Nam 111636 53 Phạm Thị C. 1955 Nữ 2508 54 Bùi Khắc H. 1975 Nam 3603 55 Ty D. 1937 Nữ 2300 56 Trần Thị L. 1954 Nữ 595 57 Nguyễn Đình T. 1979 Nam 3140 58 Ngô Thị Thùy T. 1980 Nữ 1102 59 Vũ Đình C. 1930 Nam 4233 60 Lý Thị P. 1981 Nữ 1869 61 Lê Quý T. 1944 Nam 3304 62 Nguyễn Văn T. 1984 Nam 1738 63 Nguyễn Quang T. 1962 Nam 3680 64 Bùi Quang N. 1979 Nam 177 65 Trần Văn H. 1958 Nam 4934 66 Lê Văn T. 1968 Nam 5418 67 Vũ Trung N. 1933 Nam 5874 68 Trần Thị Kim P. 1967 Nữ 5580 69 Nguyễn Nhựt Quỳnh A. 1985 Nữ 5033 70 Nguyễn Văn L. 1947 Nam 5756 71 Bế Thị N. 1973 Nữ 9990 72 Trần Thị H. 1937 Nữ 10233 73 Nguyễn Văn S. 1967 Nam 9912 74 Nguyễn Thị C. 1928 Nữ 10391 75 Lâm Thị H. 1944 Nữ 38706 76 Trần Thị Diễm K. 1985 Nữ 43465 77 Phạm Đắc S. 1951 Nam 44102 78 Đặng Chương L. 1951 Nam 41760 79 Nguyễn Thị Xuân H. 1959 Nữ 41491 80 Danh H. 1987 Nam 41168 81 Trần Thị Kim P. 1960 Nữ 37381 82 Phan Thị Ngọc T. 1960 Nữ 43052 83 Nguyễn Thanh T. 1981 Nam 44087 84 Lê Long Đ. 1957 Nam 41435 85 Phạm Văn L. 1976 Nam 44166 86 Phạm Đình S. 1945 Nam 41165 87 Võ Viết N. 1966 Nam 36182 88 Nguyễn Thị Q. 1943 Nữ 45030 89 Nguyễn Thị Ngọc T. 1982 Nữ 18142 90 Lê Quang D. 1939 Nam 17514 91 Nguyễn Thị Kim H. 1963 Nữ 16019 92 Vũ Q. 1952 Nam 19433 93 Trần Thị L. 1978 Nữ 17192 94 Nguyễn Thị T. 1957 Nữ 16431 95 Công Thị V. 1951 Nữ 13394 96 Đỗ Văn X. 1953 Nam 10388 97 Nguyễn Quốc T. 1960 Nam 20160 98 Trần Thị D. 1977 Nữ 12739 99 Nguyễn Thanh D. 1962 Nam 15838 100 Trần Thị C. 1975 Nữ 16684 101 Nguyễn Văn Đ. 1951 Nam 17516 102 Chu Thị T. 1965 Nữ 16225 103 Võ S. 1978 Nam 14171 104 Y G. 1984 Nữ 38793 105 Lam Gia C. 1963 Nam 40936 106 Nguyễn Thị T. 1974 Nữ 41286 107 Nguyễn Thị A. 1939 Nữ 37037 108 Trương Văn G. 1938 Nam 40939 109 Đỗ Thị B. 1945 Nữ 39085 110 Nguyễn Thị T. 1976 Nữ 39795 111 Lâm Thị K. 1970 Nữ 39193 112 Võ Thị D. 1943 Nữ 35894 113 Trần Vòng M. 1963 Nữ 34425 114 Lê Thị Huệ T. 1980 Nữ 42298 115 Dương Cẩm T. 1987 Nữ 37102 116 Nguyễn Đình H. 1957 Nam 40305 117 Thạch Thị Sa M. 1966 Nữ 35722 118 Trần Thị N. 1941 Nữ 34520 119 Dương Phi M. 1971 Nam 34398 120 Cổ Thiên M. 1958 Nam 31937 121 Trần Thị V. 1981 Nữ 35879 122 Phạm Văn C. 1936 Nam 35779 123 Lê Đình T. 1973 Nam 42413 124 Nguyễn Thị K. 1947 Nữ 39825 125 Nguyễn Văn Q. 1965 Nam 39166 126 Vũ Châu P. 1953 Nam 43778 127 Nguyễn Văn V. 1986 Nam 42478 128 Mai Văn T. 1958 Nam 40749 129 Phạm Thị R. 1982 Nữ 42422 130 Hồ Thị Thanh H. 1993 Nữ 45523 131 Trần Thị L. 1952 Nữ 41502 132 Quách Thị P. 1970 Nữ 40092 133 Nông Thị O. 1978 Nữ 42188 134 Trần Hữu M. 1950 Nam 33649 135 Nguyễn Thị X. 1957 Nữ 35150 136 Trần Văn X. 1951 Nam 32370 137 Trần Kim B. 1979 Nữ 32134 138 Lê Thị L. 1964 Nữ 34202 139 Võ Thị C. 1964 Nữ 32914 140 Lê Thị Thanh T. 1987 Nữ 33347 141 Văn Tấn L. 1944 Nam 24957 142 Nguyễn Ngọc T. 1953 Nam 31602 143 Đỗ Minh B. 1961 Nam 33322 144 Phạm Ngọc Anh T. 1968 Nam 32360 145 Nguyễn Thị X. 1949 Nữ 17822 146 Huỳnh Thị T. 1954 Nữ 29008 147 Nguyễn Thị T. 1945 Nữ 29256 148 Hồ Thị X. 1957 Nữ 29632 149 Nguyễn Ngọc N. 1958 Nam 24507 150 Nguyễn Thị C. 1947 Nữ 31899 151 Cao Thị T. 1973 Nữ 25225 152 Lê Thị Bích H. 1977 Nữ 29129 153 Võ H. 1957 Nam 22425 154 Huỳnh Thị Thu H. 1964 Nữ 24976 155 Nguyễn Văn T. 1962 Nam 27190 156 Nguyễn Thị P. 1963 Nữ 26932 157 Nguyễn Thị Huệ T. 1988 Nữ 30701 158 Nguyễn Minh C. 1966 Nữ 33320 159 Trần Văn B. 1940 Nam 29257 160 Trần Văn K. 1948 Nam 32246 161 Huỳnh Hữu D. 1953 Nam 17928 162 H'miap N. 1961 Nữ 33659 163 Nguyễn Thị Thúy H. 1991 Nữ 36337 164 Phạm Thị H. 1992 Nữ 31414 165 Phạm Hùng S. 1955 Nam 37401 166 Tạ Thị H. 1973 Nữ 38390 167 Nguyễn S. 1959 Nam 15150 168 Nguyễn Thị R. 1920 Nữ 14856 169 Đỗ Thị Thùy H. 1980 Nữ 9591 170 Hà Trang Tuấn V. 1969 Nam 11107 171 Nguyễn Thanh L. 1974 Nam 17277 172 Trần Thị H. 1953 Nữ 16462 173 Từ Út N. 1990 Nam 17487 174 Nguyễn Thế H. 1958 Nam 15663 175 Phùng Thị N. 1938 Nữ 17625 176 Nguyễn Kim X. 1953 Nữ 17622 177 Nguyễn Văn T. 1971 Nam 11410 178 Nguyễn Thị Phương U. 1974 Nữ 13818 179 Huỳnh K. 1936 Nam 14774 180 Nguyễn Thị K. 1933 Nữ 10764 181 Phạm Thị H. 1955 Nữ 11203 182 Đinh Văn Đ. 1949 Nam 10780 183 Phan C. 1946 Nam 10798 184 Hoàng Lữ Triệu L. 1989 Nam 12764 185 Châu Văn T. 1964 Nam 9700 186 Trần Ngọc S. 1957 Nam 8738 187 Trần Thị Hương L. 1963 Nữ 12675 188 Nguyễn Thị V. 1942 Nữ 11012 189 Ngô Thị T. 1958 Nữ 14670 190 Võ Thị Huỳnh T. 1978 Nữ 15574 191 Nguyễn Văn M. 1971 Nam 14668 192 Trương Thị T. 1948 Nữ 13665 193 Lê Mỹ A. 1980 Nữ 17241 194 Hoàng Thị L. 1970 Nữ 14673 195 Nông Thị Thúy D. 1995 Nữ 10858 196 Trần Thị N. 1940 Nữ 12651 197 Lê Thị R. 1942 Nữ 12482 198 Hoàng Thị M. 1959 Nữ 10565 199 Đồng Thị Hồng T. 1956 Nữ 8958 200 Đoàn Thị P. 1970 Nữ 13061 201 Trương Xiếu M. 1946 Nữ 13064 202 Nguyễn Thị C. 1959 Nữ 12937 203 Trần Thị C. 1974 Nữ 11761 204 Mã Lương B. 1940 Nam 15479 205 Tô Thị T. 1957 Nữ 12317 206 Lê Biên T. 1962 Nam 12583 207 Trần Thị L. 1965 Nữ 10394 208 Nguyễn Thị T. 1953 Nữ 14037 209 Lâm Thị Bạch T. 1953 Nữ 13670 Xác nhận của phòng KHTH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf635456132017153516_luan_van_tot_nghiep_khiem_full_9172.pdf
Luận văn liên quan