Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm luôn
là một vấn đề thực sự được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì nó là một vấn đề
thiết thực liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí phát sinh muôn hình, muôn vẻ. Chính
vì vậy, việc tìm tòi một phương pháp quản lý CPSX tốt để có biện pháp tiết
kiệm chi phí luôn là mục tiêu của các nhà quản lý kinh tế.
Với những hiểu biết của mình và trong thời gian thực tập, nghiên cứu
thực tế về công tác kế toán” Tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở xí
nghiệp may đo X19- Công ty 247- Bộ Quốc phòng” đã giúp em hiểu biết hơn,
sâu sắc hơn và bổ sung thêm những kiến thức đã có mà chỉ qua thực tế mới có
được.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ 50 đến 59 áo chít gấu được hưởng 5000đ/ngày.
- Nếu đạt NSBQ ngày từ 60 đến 69 áo chít gấu được hưởng 6000đ/ngày.
- Nếu đạt NSBQ ngày từ 70 áo chít gấu trở lên được hưởng 8000đ/ngày.
Số tiền thưởng luỹ tiến
trong tháng
= Mức thưởng X Số ngày công trong
tháng
Ví dụ: trong tháng 01 năm 2002, Anh Đào Xuân Quyết có số sản phẩm cắt được
là: 936,5 sản phẩm, số ngày công là 26.
NSBQ một ngày anh Quyết đạt được là: 396,5 : 26 = 36,01 sản phẩm
Suy ra số tiền thưởng luỹ tiến trong tháng anh Quyết được hưởng là:
2000đ x 26 = 52000đ
Ngoài ra Xí nghiệp còn tính các khoản phụ cấp làm thêm, lễ, phép cho
công nhân trực tiếp sản xuất theo chế độ quy định.
Đối với các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cũng được tập hợp trên tài khoản 622
“chi phí nhân công trực tiếp”. Việc trích các khoản bảo hiểm được Xí nghiệp
thực hiện như sau: Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ cần trích nộp là 25% theo
lương cơ bản (lương theo cấp bậc thợ) và hạch toán từng khoản như sau:
-BHXH cần trích là 20% được tính theo lương cơ bản, trong đó 15%
được hạch toán vào giá thành và 5% trừ vào thu nhập của người lao động theo
cấp bậc thợ.
-BHYT cần trích là 3% theo lương cơ bản trong đó 2% tính vào chi phí
sản xuất còn 1% thu từ người lao động.
-KPCĐ cần trích là 2% trên lương cơ bản và tính cả vào chi phí sản xuất.
Như vậy có 19% tiền trích BH được tính vào giá thành, còn 6% thu từ người lao
động theo cấp bậc thợ.
Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và bảng tổng hợp sản phẩm,
thống kê phân xưởng tổng hợp vào bảng tổng hợp ngày công – năng suất gửi
lên phòng kế toán, kế toán tiền lương căn cứ vào đó để tính lương. Trên bảng
tổng hợp ngày công năng suất ghi rõ tên của từng công nhân trong phân xưởng,
bậc thợ, số ngày công trong tháng, số sản phẩm sản xuất trong tháng, số giờ làm
thêm… kế toán căn cứ vào đó để tính toán tổng hợp riêng cho từng công nhân
theo từng phân xưởng và được phản ánh vào bảng thanh toán lương (Biểu số
09). Từ bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương phải trả
trong tháng cho từng đối tượng sử dụng qua bảng phân bổ tiền lương và bảo
hiểm xã hội (Biểu số 10).
Trong tháng 1 năm 2002, tiền lương của công nhân sản xuất tập hợp trên TK
622 là: 343269941đ. Các khoản trích theo lương là: 52871288đ.
Số liệu này được phản ánh vào sổ nhật ký chung theo định khoản (Biểu số 11).
- Nợ TK 622 343.269.941
Có TK 334 343.269.941
- Nợ TK 622 52.871.288
Có TK 338 52.871.288
(Chi tiết: 338.2 5.565.399
338.3 41.740.490
338.4 5.565.399)
Từ số liệu trên sổ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ cái TK622 (Biểu số 12)
2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí có liên quan đến việc phục vụ
quản lý sản xuất trong phạm vi cacs phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về
tiền lương và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi
phí về vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý ở các phân xưởng, chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài…
- Chi phí nhân viên phân xưởng
Đây là khoản chi phí về tiền lương mà công ty phải trả cho nhân viên quản
lý ở các phân xưởng và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ
trích theo tỷ lệ quy định. Đối với khoản tiền lương trả cho nhân viên phân
xưởng, tiền lương của nhân viên phân xưởng được tính trên cơ sở lương thời
gian theo cấp bậc thợ… Ngoài ra, nhân viên phân xưởng còn được hưởng các
khoản phụ cấp theo quy định của Xí nghiệp .
Việc tính toán lương được căn cứ vào bảng chấm công từ phân xưởng sản
xuất gửi lên, kế toán dựa vào đó lam cơ sở tính lương và tiến hành trích các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Các khoản trích theo lương được kế toán làm
đúnh theo quy định của nhà nước là 19% lương cơ bản.
Tiền lương của nhân viên phân xưởng toàn Xí nghiệp tập hợp được trong
tháng 01/ 2002 là: 47 383 026đồng. Các khoản trích theo lương là: 7 517
995đồng.
Số liệu này được kế toán tổng hợp phản ánh và phân bổ trên bảng phân bổ
tiền lương và BHXH (Biểu số 10). Căn cứ vào số liệu trên, kế toán ghi vào sổ
nhật ký chung theo định khoản (Biểu số 13):
- Nợ TK 627 47 383 026
Có TK 334 47 383 026
- Nợ TK 627 7 517 995
Có TK 338 7 517 995
* Chi phí về vật liệu phục vụ sản xuất
Chi phí vật liệu xuất dùnh cho sản xuất chung ở Xí nghiệp bao gồm các
loại dầu mỡ bôi trơn máy móc, các loại vật liệu tự xuất dùng để tự sửa chữa bảo
dưỡng TSCĐ…
Chi phí vật liệu xuátt dùng cho sản xuất chung được tập hợp trong tháng
01/ 2002 là: 6 319 104đồng . Số liệu này được phản ánh ở bảng phân bổ nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu số 04). Từ số liệu trên, kế toán ghi vào sổ nhật
ký chung theo định khoản (Biểu số 13):
- Nợ TK 627 6 319 104
Có TK 152 6 319 104
* Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung bao gồm: thứoc đo
kéo cắt vải… khi phát sinh kế toán tiến hành tập hợp ghi vào bảng phân bổ
CCDC, căn cứ vào số liệu đó kế toán phản ánh vào sổ nhật ký chung theo định
khoản;
- Nợ TK 627
Có TK 153
Thực tế trong tháng 01/ 2002 tại Xí nghiệp may đo X19 không phát sinh chi
phí này.
*Chi phí khấu hao TSCĐ
Khoản mục này được tập hợp vào chi phí sản xuất chung bao gồm toàn
bộ TSCĐ đang được sử dụng trực tiêps sản xuất tại các phân xưởng như nhà
xưởng, máy ma, dàn là, máy ép, máy vắt sổ… Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và
số năm sử dụng theo quy định kỹ thuật, hàng tháng kế toán tính số tiền khấu
hao cơ bản của từng TSCĐ và lập bảng tính khấu hao TSCĐ của toàn Xí nghiệp
.
Công thức:
Trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ chỉ thể hiện số khấu hao đã trích
tháng trước và số khấu hao trích tháng này, không phản ánh số khấu hao tăng
giảm trong tháng và chỉ thực hiện phân bổ cho tổng chi phí sản xuất chung
(Không phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất ) và chi phí quản lý doanh
ngiệp.
Căn cứ vào số liệu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 14) kế
toán ghi sổ nhật ký chung. Số khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm ở
các phân xưởng sản xuất tháng 01/ 2002 là: 34 152 128đồng trong đó số khấu
hao nhà cửa vật kiến trúc là: 14 297 329đồng, số khấu hao máy móc thiết bị là:
39 854 799đồng
- Nợ TK 627 54 152 128
Có TK 214 54 152 128
* Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Xí nghiệp trong tháng 01/ 2002 là:
28 000 000đồng (chi phí về tiền điện dùng cho sản xuất ) Do Xí nghiệp mua lại
điện của quân chủng phòng không nên không có hoá đơn giá trị gia tăng được
khấu trừ.
Số chi phí về tiền điện mua ngoài dùng cho sản xuất được phản ánh vào
sổ nhật ký chung thêo định khoản:
Nguyên giá
Mức trích khấu hao TSCĐ một năm
Mức trích khấu hao năm
Mức trích khấu hao TSCĐ một tháng=
- Nợ TK 627 28 000 000
Có TK 331 28 000 000
* Chi phí khác bằng tiền
Chi phí khác bằng tiền là những khoản chi phí bằng tiền ngoài những
khoản trên phục vụ cho sản xuất chung như chi phí về tiếp khách, chi phí sửa
chữa máy may.
Chi phí khác bằng tiền trong tháng 01/ 2002 được tập hợp là: 6 720
000đồng. Kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản;
- Nợ TK 627 6 720 000
Có TK 111 6 720 000
Cuối tháng căn cứ vào sổ nhật ký chung, các dòng và các cột có liên quan
đến CPSXC kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK 627 (Biểu số 15) đồng thời
phản ánh vào sổ cái TK có liên quan.
2.2.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm .
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục cuối tháng Xí
nghiệp tiến hành kết chuyển các khoản mụcvào bên nợ của TK 154 để tập hợp
chi phí toàn Xí nghiệp .
- Kết chuyển chi phí NVLTT
Nợ TK 154 1 062 105 132
Có TK 621 1 062 105 132
- Kết chuyển chi phí NCTT
Nợ TK 154 396 141 229
Có TK 622 396 141 229
- Kết chuyển chi phí SXC
Nợ TK 154 150 092 253
Có TK 627 150 092 253
-Nhập kho thành phẩm
Nợ TK 155 1 608 338 614
Có TK 154 1608 338 614
Các bút toán trên được ghi vào sổ nhật ký chung (Biểu số 16) sau đó ghi vào
sổ cái TK 154 (Biểu số 17) và các sổ cái có liên quan.
2.2.7 Công tác tính gái thành sản phẩm tại xí nghiệp X19 – công ty 247.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đối với
các doanh nghiệp sản xuất. Chỉ tiêu này luôn được các nhà quản lý quan tâm vì
chung gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính chính xác giá
thành sản phẩm giúp cho người quản lý biết dược thực chất chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản xuất sản phẩm và so sánh với chi phí mà xã hội
chấp nhận. Từ đó có quyết định dúng đắn chiến lược sản xuất sản phẩm, định
giá bán sản phẩm.
2.2.7.1 Công tác quản lý giá thành tại xí nghiệp may đo X19.
Mỗi khi ký kết hợp đồng sản xuất, gia công sản phẩm bao gồm nhiều chủng
loại sản phẩm nào đó với khách hàng. Xí nghiệp cùng với khách hàng cùng
nhau tiến hành nghiên cứu mẫu mã sản phẩm sẽ sản xuất và trên cơ sở kết quả
nnghiên cứu thu dược, sẽ tính toán thoả thuận định mức số nguyên vật liệu và
đơn giá gia công đối với từng loại cụ thể. Trong đơn giá gia công đã tính tới
mức độ phức tạp hay giản đơn của sản phẩm. Xí nghiệp đưa gia một bảng báo
giá cụ thể cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó nếu khách hàng chấp nhận sẽ
tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế.
2.2.7.2 Đối tượng tính giá thành ở xí nghiệp may đo X19.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại xí nghiệp may X19 bao gồm các
giá đoạn: cắt, may, hoàn thiện. Chải qua các giai đoạn công nghệ đó mới cấu
thành lên sản phẩm. Kết thúc giai đoạn đầu tạo ra bán thành phẩm không có giá
trị sử dụng hoàn chỉnh trong lền kinh tế, do đó không thể tiêu thụ bán thành
phẩm dược . Vì vậy xí nghiệp không xác định bán thành phẩm là đối tượng tính
giá thành.
Trên thực tế xí nghiệp chỉ tính tổng giá thành cho toàn bộ số thành phẩm
sản xuất ra, không tính giá thành đơn vị, mặc dù trong cùng một kỳ hạch toán xí
nghiệp tiến hành sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm quần aó.
2.2.7.3 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Xí nghiệp may đo X19 tiến hành sản xuất chủ yếu là theo đơn đặt hàng,
thường quy định dõ khoảng thời gian xác định phải hoàn thành. Điều đó là sản
phẩm hoàn thành giao ngay cho khách hàng. Do đó, xí nghiệp không được phếp
có sản phẩm làm dở trong thời gian dài. Vì vậy kế toán không tiến hành đánh
giá sản phẩm làm dở cuối tháng.
2.2.7.4 Phương pháp tính giá thành.
Để tính giá thành sản phẩm xí nghiệp sử dụng phương phấp tính giá thành
giản đơn. Mặt khác, đối tượng tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp được xác
định là toàn bộ quy trình sản xuất. Do vậy công tác tính giá thành sản phẩm của
xí nghiệp chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất.
Việc xác định tổng giá thành dược căn cứ trên sổ cái tài khoản 154 “ chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang” (Biểu số 17)
Trong tháng 01/ 2002:
Tổng số chi phí sản xuất của xí nghiệp: 1 608 338 614
Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.062.105 132
- Chi phí nhân công trực tiếp: 396 141 229
- Chi phí sản xuất chung: 150 092 253
Suy ra tổng giá thành sản phẩm là: 1 608 338 614
Do xác định tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất sản phẩm
lên kế toán không lập Bảng tính tổng giá thành. Tại xí nghiệp may đo X19 chỉ
xác định tổng giá thành sản phẩm mà không xác định đơn giá chính thức cho
từng chủng loại sản phẩm.
Chương III
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19- công ty 247- bqt
1. Nhận xét chung về tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19:
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại xí nghiệp may đo X19-
công ty 247- bqt về công tác kế toán nói chung cũng như công tác hạch toán
CPSX và tính giá thành sản phẩn nói riêng, em thấy rằng: Cùng với quá trình
hình thành và phát triển của xí nghiệp, công tác quản lý cũng như công tác kế
toán ở đầy đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, bộ máy kế toán được tổ
chức gọn nhẹ, hợp lý, về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hạch toán cung cấp
thông tin kế toán một cách tương đối chính xác và đầy đủ. Với đặc điểm của xí
nghiệp có quy mô vừa, hoạt động tập trung nên tổ chức công tác kế toán tập
trung là hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, ở xí nghiệp may đo X19 đang áp dụng
hình thức sổ kế toán nhật ký chung, công tác tổ luân chuyển và xử lý chứng từ
được tiến hành tương đối tốt, đảm bảo chính xác của số liệu. Về các sổ chi tiết,
sổ chuyên dùng và sổ cái đều được xí nghiệp mở theo đúng quy định hiện hành,
công việc ghi chép được thực hiện đầy đủ và thống nhất. Riêng đối với công tác
hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, xí nghiệp đã xác định được tầm
quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Trên
cơ sở nhận biết được rằng các khoản mục chi phí của xí nghiệp, có chi phí về
nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt là vải nên để hạ được giá thành
sản phẩm, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả thì xí nghiệp đã xây dựng
và ban hành thống nhất trong toàn xí nghiệp về định mức tiêu hao vật tư để trên
cơ sở đó có thể đánh giá được tình hình sử dụng vật tư của công nhân. Mặt
khác, cùng với việc áp dụng hình thức lương theo sản phẩm có thưởng luỹ tiến,
biện pháp này của xí nghiệp đã có tác dụng giúp cho người công nhân có ý thức
trách nhiệm hơn tới công việc của mình đồng thời khuyến khích họ không
ngừng học tập nâng cao tay nghề. . .
Tuy nhiên trong công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
ở xí nghiệp còn tồn tại một số mặt hạn chế mà theo em là chưa thực sự phù hợp
với yêu cầu quản lý và chế độ kế toán nói chung. Do đó cần đi sâu phân tích cụ
thể những vấn đề này nhằm giúp cho việc tổ chức kế toán của xí nghiệp được
hoàn thiện hơn nữa. Đó là:
- Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công
nghệ sản xuất của xí nghiệp mặc dù tạo thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp
CPSX, giảm bớt khối lượng công việc kế toán phải làm, xong như vậy sẽ làm
cho các nhà quản lý khó nắm bắt, kiểm tra, kiểm soát chi phí riêng ở từng bộ
phận dẫn đến việc khó ra được các quyết định quản lý nhằm tiết kiệm CPSX
làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của toàn xí nghiệp. Mặt khác, công
việc sản xuất của xí nghiệp như đã trình bày ở trên là sản xuất theo các đơn đặt
hàng, vậy mà xí nghiệp không tách riêng chi phí, không tập hợp chi phí cho
từng đơn đặt hàng cũng như cho từng phân xưởng. Rõ ràng việc tập hợp chi phí
chung cho toàn xí nghiệp như hiện nay sẽ không cho biết được là cbi phí đó
phát sinh ở từng phân xưởng hoặc từng đơn đặt hàng là bao nhiêu, do đó sẽ
không biết được nguyên nhân tiết kiệm hay lãng phí chi phí có nguồn gốc từ
đâu, còn hiệu quả mang lại của từng đơn đặt hàng là thế nào. . .
- Một vấn đề hạn chế nữa là do việc xác định đối tượng tính giá thành là toàn
bộ quy trình sản xuất nên xí nghiệp chỉ xác định tổng giá thành mà không xác
định giá thành đơn vị chính thức do từng loại quy cách sản phẩm theo từng đơn
vị đặt hàng. Như vậy với mục tiêu đặt ra là phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá
thành, xí nghiệp sẽ không đánh giá được chính xác cụ thể chất lượng công tác
quản lý sử dụng vật tư lao động tiền vốn của mình. Việc quản lý công tác giá
thành nói chung đều là nhằm sao cho đơn vị giá thành sản phẩm hạ được tới
mức tối đa có thể, do đó công tác phân tích giá thành đơn vị sản phẩm hết sức
cần thiết. Thông qua việc phân tích đó cho biết được sự tăng, giảm của giá
thành đơn vị là do yếu tố chi phí nào, nguyên nhân do đây để từ đó có biện pháp
quản lý thích hợp. Nừu như xí nghiệp không tính giá thành đơn vị sản phẩm thì
cũng sẽ không phân tích được chỉ tiêu này dẫn đến làm cho công tác kế toán giá
thành của xí nghiệp thiếu tính chật chẽ và khoa học làm hạn chế hiệu quả kinh
doanh.
- Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng kế toán nhật ký chung nhưng lại không sử
dụng kế toán máy, do đó vẫn có nhiều hạn chế. Mặc dù việc ghi chép trên các
sổ của hình thức kế toán này đơn giản, dễ làm xong cũng dễ gây ra sự không
kịp thời trong việc tổng hợp số liệu để lên các báo cáo tài chính. Theo quy định
chung thì cứ hết một kỳ hạch toán thì xí nghiệp phải xác định được các số liệu
tổng hợp phát sinh trong kỳ và tính ra số dư cuối kỳ, nhưng trên thực tế tại xí
nghiệp sự luân chuyển số liêu giữa các sổ vào cuối kỳ còn chậm. Như vậy
nguyên tắc kịp thời đã bị xem nhẹ, điều đó dẫn đến hiệu quả khó lường và có
khả năng gây ra thiệt hại về vật chất cho xí nghiệp.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính
giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19:
2.1.ý kiến thứ nhất: về vấn đề xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX:
Việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó ở xí nghiệp cũng đều dựa trên
cơ sở các hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng nên có thể nói loại hình
sản xuất xí nghiệp chính là loại hình sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó theo em,
xí nghiệp nên tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng để đảm bảo yêu cầu
hạch toán kinh doanh cho mỗi đơn đặt hàng của xí nghiệp. Mặt khác, cũng
nhằm tăng cường việc quản lý CPSX đó nên tập hợp CPSX đó theo từng phân
xưởng( nơi phát sinh chi phí). Kết hợp lại, xí nghiệp may đo X19 nên tập hợp
CPSX theo phân xưởng và chi tiết đến từng đơn đặt hàng.
2.2.ý kiến thứ hai: Về công tác kế toán tập hợp CPSX
Sự thay đổi đối tượng tập hợp CPSX từ tập hợp chung toàn doanh nghiệp
đổi thành tập hợp theo từng phân xưởng và chi tiết tới từng đơn đặt hàng như
trên dẫn đến sự thay đổi trong công tác kế toán tập hợp CPSX. Theo phương án
mới thì các bảng kê, sổ chi tiết sẽ được lập theo từng phân xưởng và chi tiết đến
từng đơn đặt hàng.
Trong tháng 01 năm 2002, xí nghiệp sản xuất đơn đặt hàng của Công an
Quảng Ninh( Đơn đặt hàng 02)... và đơn đặt hàng của Công an Hà Nội đặt may
315 chiếc áo bay chít gấu ngắn tay( Đơn đặt hàng 03). Theo cách trên, CPSX
được tập hợp theo các phân xưởng cắt, phân xưởng may I, phân xưởng may II,
phân xưởng may cao cấp và phân xưởng hoàn thiện, trong đó đều phải chi tiết
theo từng Đơn đặt hàng( ở đây em xin đề cập đến Đơn đặt hàng số 03).
Như vậy để may được 315 chiếc áo bay chiết gấu ngắn tay của đơn đặt hàng 03
thỉ CPSX sẽ được tập hợp như sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
ở xí nghiệp may đo X19,CPNVLTT có liên quan đến từng đối tượng tập
hợp chi phí nên việc tập hợp chi phí này được tiến hành theo phương pháp ghi
trực tiếp. Theo phương pháp này thì cần phải tổ chức việc ghi chép ban đầu từ
các chứng từ gốc theo đúng đối tượng chịu chi phí.
Ví dụ: Trong phiếu xuất kho số 28 có xuất kho vải bay cỏ úa, với số
lượng là 504m để phục vụ cho ĐĐH 03 nhưng lại được ghi gộp vào cuối ngày
18/01/2002 cho tất cả các loại vật tư xuất ra trong ngày cho phân xưởng cắt, do
đó không phân biệt được rõ đối tượng chịu chi phí. Theo em nên tách riêng ra
theo từng đối tượng chịu chi phí để phục vụ cho công tác tập hợp CPSX theo
ĐĐH, nghĩa là trên phiếu xuất kho vật liệu phục vụ cho việc sản xuất ĐĐH số
03 chỉ có một loại vải là vải bay cỏ úa và các vật liệu khác liên quan đến ĐĐH
số 03.
Trên cơ sở đó lập bảng kê tập hợp CPNVLTT cho các đối tượng có liên
quan để ghi trực tiếp vào tài khoản và chi tiêt theo từng đối tượng. Trường hợp
có loại nguyên vật liệu được sử dụng cho sản xuất nhiều ĐĐH như biểu số. . .(
Sổ chi tiết nguyên vật liêu thì ở cột diễn giải phải ghi rõ việc sản xuất cho phân
xưởng cắt nhưng để phục vụ cho ĐĐH nào. Do đó, ở chứng từ số 28 ngày
18/01/2002 ta phải thêm ở cột diễn giải: xuất cho phân xưởng cắt( ĐĐH số 03).
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết NLVL, CCDC để lập bảng kê xuất
NVL chi tiết theo từng phân xưởng( Biểu số 18).
Từ đó ta lập được bảng phân bổ NLVL, CCDC chi tiết theo từng ĐĐH ở
từng phân xưởng như sau( Biểu số 19):
* Chi phí phân công trực tiếp: Căn cứ vào”Bảng tổng hợp ngày công- năng
suất” do nhân viên thống kê phân xưởng tính toán và gửi lên, kế toán lập” Bảng
thanh toán lương” cho từng phân xưởng, trên cơ sở đó lập” Bảng phân bổ tiền
lương và BHXH”.
Tính trong tháng 01 năm 2002, tổng số sản phẩm quy về sản phẩm tiêu
chuẩn mà toàn xí nghiệp sản xuất ra tất cả được 89.161 sản phẩm chuẩn, trong
đó cụ thể:
- Phân xưởng cắt: 98.161 sản phẩm cắt( áo chít gấu)
- Phân xưởng may I: 39.675 sản phẩm may (áo chít gấu)
- Phân xưởng may II: 23.053 sản phẩm may( áo chít gấu)
- Phân xưởng may cao cấp: 26.433 sản phẩm may( áo chít gấu)
- Phân xưởng hoàn thiện: 89.161 sản phẩm hoàn thiện( áo chít gấu)
Việc xây dựng sẵn hệ thống đơn giá tiền công tính cho từng phân xưởng,
từng bộ phận sản xuất của xí nghiệp như hiện nay là rất thuận lợi cho việc tính
ra số lượng phải phản ánh được các khoản phụ cấp làm thêm của công nhân, do
đó đơn giá tiền công đó chưa thể coi là số chi phí phải trả công nhân viên tính
cho số sản phẩm chuẩn trong từng phân xưởng được. Theo cách này, căn cứ vào
tổng tiền lương phải trả công nhân viên ở từng phân xưởng trong tổng số sản
phẩm chuẩn do phân xưởng đó sản xuất ra, ta có thể tính được đơn giá tiền công
thực tế( tức là đã bao gồm các khoản phụ cấp, khoản khác,..) của một sản phẩm
chuẩn. Từ đó suy ra được số chi phí phải trả công nhân viên ở từng phân xưởng
cho ĐĐH số 03 như sau:
Số lượng sản phẩm của ĐĐH số 03 quy về sản phẩm chuẩn là:
315 x 0.9 = 284 sản phẩm chuẩn
58.043.811
- Phân xưởng cắt: x 284 = 184.884 đồng
89.161
119.977.200
- Phân xưởng may I: x 284 = 858.816 đồng
39.675
15.603.175
- Phân xưởng hoàn thiện: x 284 = 49.700 đồng
89.161
Đối với các khoản trích theo lương của ĐĐH số 03:
9.538.000
- Phân xưởng cắt: x 284 = 30.379 đồng
89.161
21.800.868
- Phân xưởng may I: x 284 = 156.058 đồng
39.675
2.018.500
- Phân xưởng hoàn thiện: x 284 = 6.429 đồng
89.161
Từ các số liệu tính toán ở trên, ta lập được” Bảng phân bổ tiền lương vầ
BHXH chi tiết theo từng phân xưởng cho từng ĐĐH như sau: ( Biểu số 20)
* Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi
phí. Vì vậy, ở xí nghiệp may X19 có tất cả 5 phân xưởng thì phải mở 5 sổ chi
tiết để tập hợp CPSX chung cho từng phân xưởng. Mặt khác, hiện nay xí nghiệp
không tính riêng phần khấu hao TSCĐ cho từng phân xưởng mà lại gộp chung
vào TK 627, nên nếu chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng và
chi tiết đến từng ĐĐH thì chi phí về KHTSCĐ cũng phải tính riêng cho từng
phân xưởng. Căn cứ vào số TSCĐ mà các phân xưởng đã sử dụng phục vụ cho
việc sản xuất, ta có thể lập chi tiết” Bảng tính và phân bổ khẩu hao TSCĐ” như
sau: ( Biểu số 21). Còn các sổ chi tiết TK 627 dùng để tập hợp các CPSX chung
cho từng phân xưởng được mở cụ thể như sau: ( Biểu số 22)
Đến cuối tháng ta phải tập hợp CPSX chung lại cho từng phân xưởng.
Xong do trong cùng một tháng xí nghiệp sản xuất nhiều ĐĐH, do đó cần phải
tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung để tập hợp theo từng phân xưởng cho
từng ĐĐH theo tiêu chuẩn phân bổ là CTNCTT, với công thức phân bổ là:
CPSXC của PXi CPSXC của Pxi CPNCFFPXi
= x
tính cho ĐĐHj CPNCTT Pxi tính cho ĐĐHj
Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH mà ta mới lập
chi tiết lại, ta có thể tính được CPSXC ở từng phân xưởng tình riêng cho ĐĐH
số 03.
45.886.337
- Phân xưởng cắt: x 215.263 = 146.158 đồng
67.581.811
47.518.000
- Phân xưởng may I: x 1.014.874 = 340.143 đồng
141.777.868
12.620.176
- Phân xưởng hoàn thiện: x 56.129 = 40.198 đồng
17.621.675
1.3. ý kiến thứ 03: về công tác tính giá thành sản phẩm:
Để phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX như trên thì xí nghiệp phương
pháp tính giá thành theo ĐĐH, còn đối tượng tính giá thành là từng ĐĐH đã
hoàn thành. Tính giá thành theo ĐĐH chỉ được thực hiện khi Đ ĐH đã hoàn
thành và căn cứ vào chứng từ xác nhận là ĐĐH đã hoàn thành.
Đối với các ĐĐH có chu kỳ sản xuất trong vòng 01 tháng thì vào ngày
bắt đầu sản xuất theo ĐĐH, ta phải mở một phiếu tính giá thành cho ĐĐH đó.
Đến cuối tháng căn cứ vào số liệu ở trên các bảng kê, sổ chi tiết để tập hợp và
phân bổ các chi phí liên quan đến ĐĐH đó. Đối với trường hợp của ĐĐH số 03
về sản xuất 315 áo bay chít gấu tay ngắn, xí nghiệp đã hoàn thành sản xuất xong
vào ngày 19/01/2002. Do đó, đến cuối tháng 01, kế toán cần tiến hành tập hợp
phân bổ và ghi các CPSX liên quan vào bảng tính đã được mở cho ĐĐH số 03,
sau đó tính ra giá thành đơn vị của từng sản phẩm.(Biểu số 23)
Còn đối với trường hợp các ĐĐH có chu kỳ sản xuất từ 02 tháng trở lên
thì vào cuối mỗi tháng, căn cứ vào các CPSX đã tập hợp được ở từng phân
xưởng theo từng ĐĐH và các CPSXC đã được phân bổ cho từng ĐĐH ở từng
phân xưởng, kế toán phải phản ánh ghi vào bảng tính giá thành liên quan.
1.4. ý kiến thứ 04: Về ứng dụng máy vi tính cho công tác kế toán
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và thông tin, việc ứng
dụng máy vi tính trong công tác kế toán là một vấn đề được các doanh nghiệp
quan tâm. Việc sử dụng máy vi tính trong công việc thu thập, sử lý và cung cấp
thông tin kế toán là rất thuận lợi và nhanh chóng, kịp thời và chính xác giúp cho
nhà quản lý doanh nghiệp có những quyếnt định kịp thời cho việc sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Xí nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký
chung, hình thức này rất thích hợp cho việc làm công tác kế toán trên máy tính.
Vì vậy, xí nghiệp may đo X19 nên quan tâm đến việc ứng dụng máy vi tính vào
công tác kế toán. Thực hiện được điều này vừa đảm bảo được yêu cầu của công
tác kế toán được tốt hơn, nhanh hơn, lại vừa tiết kiệm được thời gian, công sức
so với làm công tác thủ công.
Để có thể ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán, xí nghiệp cần có
kế hoạch trang bị, mua sắm máy, có kế hoạch bồi dưỡng trình độ tin học cho
cán bộ, nhân viên kê toán và tìm hiểu các chương trình sử dụng các máy(phần
mềm), tiến hành mã hoá toàn bộ đối tượng kế toán cụ thể ở xí nghiệp để có thể
sử dụng máy từng phần công việc kế toán.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp của bản thân em, nhằm góp phần
hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX ở xí nghiệp may đo X19. Do khả
năng và trình độ còn hạn chế nên những ý kiến đóng góp có thể chưa thực sự
hoàn thiện xong em cũng xin mạnh dạn trình bày mong xí nghiệp tham khảo.
Kết luận
Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm luôn
là một vấn đề thực sự được các nhà doanh nghiệp quan tâm, vì nó là một vấn đề
thiết thực liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp sản xuất chi phí phát sinh muôn hình, muôn vẻ. Chính
vì vậy, việc tìm tòi một phương pháp quản lý CPSX tốt để có biện pháp tiết
kiệm chi phí luôn là mục tiêu của các nhà quản lý kinh tế.
Với những hiểu biết của mình và trong thời gian thực tập, nghiên cứu
thực tế về công tác kế toán” Tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở xí
nghiệp may đo X19- Công ty 247- Bộ Quốc phòng” đã giúp em hiểu biết hơn,
sâu sắc hơn và bổ sung thêm những kiến thức đã có mà chỉ qua thực tế mới có
được.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp, được sự giúp đỡ nhiệt tình, tận
tâm của các cô chú Phòng ban Xí nghiệp, đặc biệt là Phong Kế toán, cùng sự
hướng dẫn của cô giáo- song hà, em đã hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp với đề
tài” Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở xí
nghiệp may đo X19”. Do trình độ và kiến thức của bản thân còn có nhiều hạn
chế nên trong chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những hạn chế nhất
định. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, các bạn để có
những hiểu biết đúng hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Kế toán-
Trường trung học kinh tế hà nội cùng các cô chú trong xí nghiệp may đo X19
đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2002
Sinh viên :Ngô quang Tiến
Lớp : QP6- B
:
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Chương I: lý luận chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1. Sự cần thiết khách quan phải hạch toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1. ý nghĩa của việc tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp sản xuất
1.2. nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
2. lý luận chung về CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
2.1. Khái niệm của CPSX
2.2. Phân loại CPSX
2.3. Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
3. Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành
sản phẩm
3.1. Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
3.2. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở các
doanh nghiệp sản xuất
3.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Chương II: Thực tế về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm ở xí nghiệp may đo X19
1. Đặc điểm chung của xí nghiệp may đo X19
1.1. Quá trình hình thành và phát triểnư
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất ở xí nghiệp may đo X19
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ tổ chức sản xuất sản phẩm
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở xí nghiệp
1.5. Hình thức kế toán
2. Thực tế kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may
đo X19
2.1. Kế toán tập hợp CPSX
2.1.1. Đặc điểm CPSX ở xí nghiệp may đo X19
2.1.2. Đối tượng tập hợp CPSX ở xí nghiệp may đo X19
2.1.3. Phương pháp kế toán tập hợp CPSX ở xí nghiệp may đo X19
2.2. Kế toán tập hợp chi phí toàn xí nghiệp
2.3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19
2.3.1. Công tác quản lý giá thành tại xí nghiệp may đo X19
2.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19
2.3.3. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
2.3.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và
tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19
1. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm ở xí nghiệp may đo X19
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá
thành sản phẩm ở xí nghiệp may đo X19
Kết luận
Tài liệu tham khảo
1. Hệ thống kế toán Doanh nghiệp năm- NXB Tài chính- Hà Nội 1995
2. Giáo trình Kế toán Tài chính- NXB Tài chính- Hà Nội 1995
3. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp sản xuất- NXB Tài chính- Hà Nội 1997
4. Một số luận văn khoá trước
5. Đề cương bài giảng môn: Phân tích các hoạt động kinh tế- Trường ĐH Tài
chính Kế toán- Hà Nộ1997- NXB Tài chính.
Danh mục các từ viết tắt
CPSX : Chi phí sản xuất
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhâ công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
DNSX : Doanh nghiệp sản xuất
TSCĐ : Tài sản cố định
ĐĐH : Đơn đặt hàng
BQP : Bộ Quốc Phòng
Biểu số: 04
Bảng phân bổ NLVL, CCDC
(tháng 01/2001)
Ghi có các TK
Đối tượng sử dụng
TK152 TK153
HT TT HT Th
TK 621 1.062.132
- NVL chính xuất dùng cho sản xuất 846.187.857
- NVL phụ xuất dùng cho sản xuất 215.917.275
TK 627 6.319.104
- Phụ tùng thay thế 6.319.104
TK 641 4.240.220
- Vật tư xuất dùng 4.240.220
- Công cụ, dụng cụ xuất dùng
TK 642 380.000
- Vật tư xuất dùng 380.000
Cộng 1.073.044.456
Biểu số: 09
Công ty 247 - XN May đo X19
Đơn vị: May cao cấp
Tổ :1
Bảng thanh toán lương
(Trích tháng 01/2002)
ST Họ và tên Cấp Tổng lương và thu nhập Tổng ứng BHY
T Bậc
thợ
Lương thời
gian
Lương
khoán
sản phẩm
Luỹ
tiến
Các khoản phụ cấp
lương
cả
tháng
trước T
BHX
H
Ngày
công
Tiền
Sản
phẩm
Tiền
Thêm
giờ
Lễ,
phép
VS
phép
1 Trần Thị Lan 2 20,5 211,2549.12
0
35.00
0
214.93
6
127.97
3
62.392 989.42
1
18.90
0
2 Phùng Thị Tố
Uyên
3 19 157,2408.72
0
49.00
0
107.68
4
94.980 66.741 727.12
5
21.04
2
3 Phạm Thị Tuyết 1 24 232,1 603,4
60
45.500 246.0
16
76.780 58.551 1.030.
307
500.00
0
17.01
0
4 Trần Thị Hà 2 23,5 269,9701.74
0
63.00
0
276.03
7
85.315 62.392 1.024.9
53
18.90
0
........... .... ..... .... .... .... .... .... .... .... .... .... ....
Biểu số 14
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
(Tháng 01/2002)
S
T
T
Chỉ tiêu
TL
khấ
u
hao
Nơi sử dụng
Toàn doanh nghiệp
TK 627
NG KH
PX
cắt
PX
may I
PX
may
II
PX
M
CC
PX
HT
1 I. Số KH trích
tháng trước
2 II. Số KH trích
tháng này
8.946.481.9
38
68.464.813
3 Nhà cửa vật kiến
trúc
4.402.704.4
45
23.027.044
14.297.329
4 Máy móc, thiết
bị
3.985.479.9
09
39.854.799
39.854.799
5 Thiết bị công tác 128.487.844 1.284.878
6 Phương tiện vận
tải
429.809.200 4.298.092
Biểu số 10
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
(Tháng 01/ 2002)
STT
Ghi nợ các
TK
TK 334 TK 338
Ghi có các
TK (Đtượng
sd)
Lương
Các
khoản
khác
Cộng có
TK334
KPCĐ
(3382)
BHXH
(3383)
BHYT
( 3384)
1 TK622 343.269.941 343.629.941 5.565.399 41.740.490 5.565.399
2 TK 627 47.383.026 47.383.026 791.368 5.935.259 791.368
3 TK 642 73.021.904 73.021.904 1.390.728. 10.430.464 1.390.728
Cộng 463.674.871 463.674.871 7.747.495 58.106.213 7.747.495
7
TK621 TK154 TK138
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
TK622
TK627
TK152
TK155,157,63
2
TK154 TK631 TK154
(1)
(2)
(5)
(6)
TK621
TK622
TK611,138,82
1
TK632
Đơn vị tính: 1000đ
STT Các chỉ tiêu 1999 2000 2001
1 Doanh thu 21.407.682 23.746.125 24.978.440
2 Nộp ngân sách 629.391 698.136 734.336
3 Lợi nhuận 608.463 679.139 714.384
4
Thu nhập bình quân
của CBCNV
745 830 850
Ban giám đốc
Khối sản
xuất
Phân
xưởng cắt
Phân
xưởng may
chính
Phân
xưởng may
cao cấp
Khối quản
lý
Phòng kế
hoạch KD
Phòng kế
toán
Phòng HC
tổng hợp
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp X19- Công ty 247
Nguyên vật liệu
Pha cắt vải thành
bán thành phẩm
May chính: May và
hoàn thiện sản phẩm
May cao cấp: May và
hoàn thiện sản phẩm
Kho thành phẩm
Xuất trả khách hàng
Xuất kho
NVL để
pha cắt
Chuyển bán thành phẩm đến các PX
May
Xuất kho
TP để trả
khách
hàng
Sơ đồ số 2.2
Quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp
X19
Kế toán trưởng
Kế toán
NVL tiền
lương
Kế toán
tổng hợp
thanh
toán
Kế toán
cpsx,
tính GTtp
Thủ quỹ
Thủ kho
Thống kê
phân
xưởng
Thống kê
kho tp
cửa hàng
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ cung cấp
số liệu
Sơ đồ 2.3
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Xí nghiệp May
X19
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
Sổ nhật ký
chung
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi
tiết
Bảng cân
đối số
phát sinh
báo cáo
tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ số 2.4
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký
chung
Phiếu xuất kho
Ngày 18/01/2002
Số :28
Nợ : 621
Có: 152
Họ và tên người nhận hàng: Đ/c Dũng
Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng cắt
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất
Xuất tại kho : Đ/c Như
STT
Tên nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật
tư(SP,HH)
Mã
số
Đ.vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01
02
03
04
Vải kaki trắng
Vải bay cỏ úa
Vải Pêcô
Mex vải 6040 đen
m
m
m
m
128
504
217
200
17.460
22.000
21.818
12.727,2
2.234.880
11.088.000
4.734.507
2.545.440
Cộng 20.602.826
Xuất ngày 18 tháng 01 năm 2002
Bộ phận
sử dụng
Phụ
trách
cung
tiêu
Kế toán
trưởng
Người
nhận
Thủ kho
Sổ chi tiết nlvl
Tháng 01 năm 2002
Tên NVL: Vải bay cỏ úa. Đơn vị tính: mét
Quy cách phẩm chất: K1,14 Mã số:
Chứng từ Diễn giải Đơn
giá
Nhập Xuất Tồn
Số Ngày SL Tiề
n
SL Tiền SL Tiền
28
31
42
18-1
21-1
29-1
Dư đầu kỳ
Phát sinh trong
kỳ
Xuất cho phân
xưởng cắt
Xuất cho phân
xưởng cắt
Xuất cho phân
xưởng cắt
22.000
22.000
22.000
22.000
504
156
219
11.088.000
3.432.000
4.818.000
1.860
40.920.00
0
Cộng phát sinh
Dư cuối kỳ
879 19.338.000
981
21.582.00
0
Bảng tổng hợp xuất NLVL
Tháng 01 năm 2002
Tên NLVL, quy cách
phẩm chất
ĐVT Đơn giá Số lượng Thành tiền
I. NVL chính dùng cho
sản xuất.
1. Vải bay nhuộm.
2. Vải phin trắng
3. Vải Haman
4. Vải bay ghi
5. Vải kaki trắng
6. Vải tráng nylon
7. Vải tropical lúa chín
……..
M
M
M
M
M
M
M
….
4.750
5.626
63.050
22.000
17.460
12.610
14.800
……..
3.024,5
1.301,9
850
879
528
85
4.101,9
……….
14.366.375
7.324.489
53.592.500
19.338.000
9.218.880
1.071.850
60.708.120
………..
Cộng 846.187.857
II. NVL phụ xuất dùng
1. Khoá nội
2. Chỉ 2.000m
3. Chỉ 1.000m
4. Chun 4F
5. Khoá HQ
6. Cúc mạ vàng 15 ly
7. Cúc áo bay
8. Mex
…….
Cái
Cuộn
Cuộn
Cuộn
Cái
Cái
Túi
Mét
….
582
2.532
2.713
679
800
288
50.000
2.800
….
19.200
5.132
13.265
380
1.000
215
58
2.650
….
12.994.224
35.987.945
258.020
800.000
61.920
2.900.000
7.420.000
….
Cộng 215.917.275
Sổ nhật ký chung
(Trích tháng 01năm 2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Đã
ghi
sổ cái
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
… …. … … … … … …
10-2 13 6-2 Phân bổ NVL cho
sản xuất trực tiếp
X 621
152
1.062.105.13
2
1.062.105.13
2
… …. … … … … … …
Sổ cái tài khoản 621
(Tháng 1 năm 2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Tran
g sổ
NKC
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
10-2 13 6-2 Phân bổ NVL xuất
dùng cho sản xuất
03 152 1.062.105.13
2
10-2 Kêt chuyển chi phí 03 154 1.062.105.13
NVL trực tiép 2
Cộng số phát sinh 1.062.105.13
2
1.062.105.13
2
Ngày……. tháng…….. năm 2002
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Sổ cái tài khoản 152
(Tháng 1 năm 2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải Tran
g sổ
NK
C
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
10-2
06
26-1
Số dư đầu tháng
Mua NVL bằng tiền
gửi ngân hàng
Mua NVL bằng tiền
mặt
Mua NVL chưa
thanh toán
- Xuất NVL dùng
cho SX trực tiếp
- Xuất NVL cho
SX chung
- Xuất NVL dùng
cho bán hàng
- Xuất NVL dùng
01
02
02
03
03
03
112
111
331
1.546.110.158
4.240.220
173.938.584
594.633.808
1.062.105.132
6.319.104
4.240.220
cho QLDN
03
380.000
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
772.812.612
1.245.878.314
1.073.044.456
Ngày……. tháng…….. năm 2002
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Quy định hệ số quy chuẩn sản phẩm
Sản phẩm chuẩn: áo chít gấu
STT Tên sản phẩm Hệ số
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
….
01 bộ comple
01 bộ đông len
áo sơ mi ngắn tay
áo sơ mi dài tay
áo gilê
01 bộ hè
01 bộ ký giả
01 quần phăng
01 áo chít gấu ngắn tay
01 áo chít gấu dài tay
áo blu
bộ len 3 lớp
áo lông 1 lớp
………….
9,6
4,85
0,8
0,9
3,0
1,85
4,85
0,85
0,9
1,0
1,2
4,85
3,05
……
Sổ nhật ký chung
(Trích tháng 1 năm 2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã
ghi
sổ cái
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
…
10-2
….
…
15
….
…
7-2
….
….
- Tiền lương phải
trả CNTT sản xuất.
- Các khoản trích
theo lương.
…..
…
x
x
…
622
334
622
338
….
…..
343.269.941
52.871.288
……..
…….
343.269.941
52.871.288
………
Sổ cái tài khoản 622
(Tháng 1 năm 2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ
Diễn giải
Trang
sổ
NKC
Số
hiệu
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày
Nợ Có
10-2 15 7-2
- Tiền lương phải
trả CNTT sản xuất
- Các khoản trích
theo lương
03
03
334
338
343.269.941
52.871.288
10-2 Kết chuyển chi phí 03 154 396.141.229
NCTT
Cộng số phát sinh 396.141.229 396.141.229
Ngày……. tháng…….. năm 2002
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Biểu số 13
Sổ nhật ký chung
(Trích tháng 01/2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Đã
ghi sổ
cái
Số
hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
…
6-2
10-2
…
…
08
12
13
14
15
….
…
6-2
6-2
6-2
6-2
7-2
…
………..
-Chi bằng tiền
dùng cho SXC…
- Tiền điện mua
ngoài cho
SXKD
- Phân bổ NVL
xuất dùng cho
SXC
- Trích khấu hao
TSCĐ cho SXC
- Tiền lương phải
trả CNV quản
lý PX
- Các khoản trích
theo lương
-
-
…
x
x
x
x
x
….
627
111
627
331
627
152
627
214
627
334
627
338
…..
………
6.720.000
28.000.000
6.319.104
54.152.128
47.383.026
7.517.995
….…
………
6.720.000
28.000.000
6.319.104
54.152.128
47.383.026
7.517.995
…..…
… … … … … … …
….
Biểu số 15
Sổ cái tài khoàn 627
(Tháng 01/2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Trang
sổ
NKC
Số
hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
10-2
08
12
13
14
15
6-2
6-2
6-2
6-2
7-2
Chi phí SXC bằng
tiền mặt
Tiền điện mua
ngoài cho SX
NVL xuất dùng
cho quản lý PX
Tính khấu hao
TSCĐ dùng cho
SX
-Tiền lương phải
trả NV QLPX
-Các khoản trích
theo lương
-Kết chuyển chi
phí SXC
02
03
03
03
03
03
04
111
331
152
214
334
338
154
6.720.000
28.000.000
6.319.104
54.152.128
47.383.026
7.517.995
150.092.253
Cộng số phát sinh 150.092.253 150.092.253
Ngày……. tháng…….. năm 2002
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Biểu số 16
Sổ nhật ký chung
(Trích tháng 01/2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Đã
ghi sổ
cái
Số
hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
….
10-2
….
….
…..
………………
-Kết chuyển chi
phí NVLTT
-Kết chuyển chi
phí NCTT
-Kết chuyển chi
phí SXC
……….
…
x
x
x
….
…..
154
621
154
622
154
627
…..
…..
1.062.105.13
2
369.141.229
150.092.253
…….
………..
1.062.105.13
2
369.141.229
150.092.253
……….
Biểu số 17
Sổ cái tài khoản 154
(Tháng 01/2002)
NT
ghi
sổ
Chứng từ Diễn giải Trang
sổ
NKC
Số
hiệu
TK đối
ứng
Số phát sinh
Số Ngày Nợ Có
10-2
09
10-2
Số dư đầu tháng
Kết chuyển chi phí
NVLTT
Kết chuyển chi phí
NCTT
Kết chuyển chi phí
SXC
Giá thành thực tế
sản phẩm nhập kho
03
04
04
04
621
622
627
155
1.062.105.13
2
396.141.229
150.092.253
1.608.338.61
4
Cộng số PS
Số dư cuối tháng
1.608.338.61
4
1.608.338.61
4
Ngày……. tháng…….. năm 2002
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký tên, đóng dấu)
Biểu số 18:
Bảng tổng hợp xuất NVL
(Tháng 01/2002)
Tên NVL, quy cách phẩm chất Đơn vị
tính
Đơn giá Số lượng Thành tiền
I. Phân xưởng cắt
1. NVL chính xuất dùng 846.187.858
1.1. Tropical lúa chín
1.2. Vải Haman
1.3. Vải bay nhuộm
...
1.8. Vải bay cỏ úa
M
-
-
-
-
14.800
63.050
4.750
...
22.000
4.101,9
450
3.024,5
...
879
60.708.120
28.372.000
14.366.375
...
19.338.000
2. NVL phụ xuất dùng 15.058.000
2.1. Chỉ 2000m
2.2. Mex
...
Cuộn
M
...
2532
1500
...
100
1200
...
253.200
1.800.000
...
Cộng 861.245.858
II. Phân xưởng may I
1. NVL chính xuất dùng - 0 0
2. NVL phụ xuất dùng
2.1. Chỉ 1000m
2.2. Chỉ 2000m
...
Cuộn
-
2.713
2.532
4.000
1.700
28.047.170
10.852.000
4.304.400
Cộng 28.047.170
III. Phân xưởng may II
1. NVL chính xuất dùng - 0 0
2. NVL phụ xuất dùng
2.1. Chỉ 1000m
2.2. Chỉ 2000m
...
Cuộn
-
2.713
2.532
4.200
1.300
16.800.105
11.394.600
3.291.600
Cộng 16.800.105
VI. Phân xưởng may cao cấp
1. NVL chính xuất dùng - 0 0
2. NVL phụ xuất dùng
2.1. Chỉ 1000m
2.2. Chỉ 2000m
...
2.8. Khoá HQ
Cuộn
-
cái
2.713
2.532
950
3.000
1.000
1.235
17.012.000
8.139.000
2.532.000
1.173.250
Cộng 17.012.000
V. Phân xưởng hoàn thiện
1. NVL chính xuất dùng - 0 0
2. NVL phụ xuất dùng
2.1. Cúc đồng A
2.2. Chỉ 2000m
Túi
Cuộn
39.000
2.532
25
200
86.952.830
975.000
506.400
Cộng 88.952.830
Biểu số 19:
Bảng phân bổ NLVL, CCDC
(Tháng 01/2002)
S
T
T
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 152 TK 153
152- VLC 152- VLP
HT TT HT TT HT TT
1 TK 621 846.187.857 215.917.275
PX cắt (ĐĐH1) 3.430.000 47.380
... ... ... ... ... ... ...
PX cắt (ĐĐH3) 11.088.000 102.000
... ... ... ... ... ... ...
PX may I (ĐĐH3) 569.643
... ... ... ... ... ... ...
PX may II (ĐĐH1) 1.037.500
... ... ... ... ... ... ...
PX may CC (ĐĐH2) 997.358
... ... ... ... ... ... ...
PX hoàn thiện (ĐĐH3) 813.512
... ... ... ... ... ... ...
2 TK 627 6.391.104
PX cất 2.019.100
PX may I 1.300.004
PX may II 988.000
PX may cao cấp 1.730.000
PX hoàn thiện 282.000
3 TK 641 4.240.220
4 TK 642 380.000
Biểu số 22a: sổ chi tiết tk 627 - phân xưởng cắt
(Tháng 01/2002)
N Chứng từ Diễn giải TK Số phát sinh Số dư
T
GS
S N đối ứng N C N C
... ... ... ... ...
12
6-2
Tiền điện mua ngoài
cho sản xuất
331
4.680.000
13
6-2
NVL xuất dùng cho
phân xưởng
152
729.500
14
6-2
Khấu hao TSCĐ phân
xưởng cắt
214
5.500.000
15
7-2
Chi phí nhân viên
phân xưởng
334
338
8.560.000
1.037.000
Kết chuyển CPSXC
phân xưởng cắt
154
45.886.377
Cộng
45.886.377
45.886.377
Biểu số 22b:
Sổ chi tiết tk 627 - phân xưởng may i
(Tháng 01/2002)
N
T
GS
Chứng từ Diễn giải TK
đối ứng
Số phát sinh Số dư
S N N C N C
20
2-1
Đ/c An mua VPP
phục vụ QL ở PX
111
1.200.000
21
25-1
Đ/c Tý sửa hệ
thống là hơi
111
500.000
... ... ... ... ... ...
12
6-2
Tiền điện mua ngoài
dùng cho sản xuất
331
6.717.000
14
6-2
Khấu hao TSCĐ
ở PX
214
16.950.028
15
7-2
Chi phí nhân
viên PX
334
338
11.320.000
2.527.000
... ... ... ... ...
Kết chuyển
CPSXC
154
47.518.000
Cộng
47.518.000
47.518.000
Biểu số 22c:
Sổ chi tiết tk 627 - phân xưởng may ii
(Tháng 01/2002)
N
T
GS
Chứng từ Diễn giải TK
đối ứng
Số phát sinh Số dư
S N N C N C
... ... ... ... ...
27
28-1
Đ/c Thu mua thiết bị
điện phục vụ
QLPX
111
58.000
...
... ... ... ...
12
6-2
Tiền điện mua ngoài
cho SX
331
3.593.000
... ... ... ... ...
15
7-2
Tiền lương phải trả
nhân viên
QLPX
334
338
9.503.026
1.320.000
Kết chuyển
CPSXC
154
21.038.700
Cộng
21.038.700
21.038.700
Biểu số 22d:
Sổ chi tiết tk 627 - phân xưởng may cao cấp
(Tháng 01/2002)
N
T
GS
Chứng từ Diễn giải TK
đối ứng
Số phát sinh Số dư
S N N C N C
... ... ... ... ...
19
4-2
Đ/c Hà nhận tiền
mặt sửa máy
may
111
200.000
... ... ... ... ... ... ...
12
6-2
Tiền điện mua ngoài
cho SX
331
5.010.000
13
6-2
Phân bổ NVL xuất
dùng cho
QLSX
152
1.423.000
14 6-2 Khấu hao TSCĐ 214 7.800.000
... ... ... ... ...
Kết chuyển CPSXC 23.029.000
Cộng 23.029.000 23.029.000
Biểu số 22e
Sổ chi tiết tk 627 - phân xưởng may hoàn thiện
(Tháng 01/2002)
N
T
GS
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh Số dư
S N N C N C
... ... ... ... ...
12
6-2
Tiền điện mua ngoài
cho SX
331
4.000.000
13
6-2
NVL xuất dùng
152
2.588.604
14
6-2
Khấu hao TSCĐ
214
2.800.100
... ... ... ... ...
Kết chuyển CPSXC
154
12.620.176
Cộng
12.620.176
12.620.176
Biểu số 23:
Bảng tính giá thành sản phẩm theo đđh số 03
Ngày bắt đầu sản xuất : 18/01/2002
Ngày hoàn thành : 19/01/2002
Số lượng : 315
áo
Đơn vị : đồng
Thán
g
Khoản mục
PX
CPNVLC
TT
CPNVLC
TT
CPNC
TT
CPSXC
Cộng
01
- PX cắt
- PX may I
- PX hoàn
thiện
11.088.000 102.000
569.643
813.512
215.263
1.014.874
56.129
146.158
340.143
40.198
11.548.619
5.926.038
1.411.849
Tổng giá
thành
11.088.000
1.485.155
1.286.266
526.499
18.886.506
Giá thành
đơn vị
35.200
4.714
4.083
1.671
45.668
Biểu số: 21
bảng tính và phân bổ khấu hao tscđ
(Tháng 01/2002 )
s
t
t
Chỉ tiêu
TL
khấu
hao
Nơi sử
dụng
Toàn doanh nghiệp
TK 627
NG KH PX cắt PX may I PX may II
1 I. Số KH
trích tháng trước
2 II. Số KH
trích tháng này
8.946.481.938 68.464.813 5.500.00
0
16.590.02
8
21.102.200
3 Nhà cửa, vật
kiến trúc
4.402.704.445 23.027.044 3.578.03
1
7.240.091 4.007.000
4 Máy móc, thiết bị
3.985.479.909 39.854.799 2.921.96
9
9.709.937 17.095.000
5 Thiết bị công tác
128.487.844 1.284.878
6 Phương tiện
vận tải
429.809.200 4.298.092
Biểu số: 20
bảng phân bổ tiền lương và BHXH
(Tháng 01/2002 )
S
T
T
Ghi nợ các
TK
Ghi có các TK
TK 334 TK 338
Lương Cộng 3382 3383
1
2
TK 622
- PX cắt
....
+ Đ ĐH3
....
- PX may I
....
+ Đ ĐH3
....
PX may II
+ Đ ĐH1
....
-PX may cao cấp
....
+ Đ ĐH2
....
-PX hoàn thiện
....
+ Đ ĐH3
....
TK 627
- PX cắt
343.269.941
58.043.811
...
184.884
...
119.977.200
...
858.816
...
69.712.272
308.000
...
79.933.392
...
240.000
...
15.603.175
...
49.700
...
47.383.026
343.269.941
58.043.811
...
184.884
...
119.977.200
...
858.816
...
69.712.272
308.000
...
79.933.392
...
240.000
...
15.603.175
...
49.700
...
47.383.026
5.565.399
959.873
3.198
2.084.280
16.427
1.074.245
5.960
1.190.000
4.080
257.000
677
791.368
41.740.490
7.199.043
23.983
15.632.106
123.204
8.056.841
44.700
8.925.000
30.600
1.927.500
5.075
5.935.259
5.565.399
2.084.280
1.074.245
1.190.000
3
- PX may I
....
TK 642
...
73.021.904
...
73.021.904
1.390.728
10.340.464 1.390.728
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100182_2958.pdf