- Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận
liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ.
- Căn cứ kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ theo từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở cuối kỳ vào máy.
- Lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ và nhập vào
máy.
- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, người sử dụng khai báo với
máy tên đối tượng tính giá thành (sản phẩm, công trình ) hoặc là tên của đối tượng phát
sinh chi phí (xí nghiệp, tổ ) và tên báo cáo cần lấy. Máy sẽ tự xử lý và kết xuất ra các
thông tin theo yêu cầu quản lý của công ty.
92 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) (Đã ký)
(Đã ký)
Phiếu xuất kho ở công ty được lập thành 2 liên: 1 liên để lưu, 1 liên kế toán vật tư
giao cho bộ phận sử dụng để xuống kho lấy vật tư và giao lại cho thủ kho. Định kỳ 10
ngày một lần, thủ kho mang các chứng từ kho giao cho kế toán vật tư làm căn cứ ghi sổ
và đó là các chứng từ gốc. Sau khi hoàn thiện chứng từ, kế toán vật tư tiến hành lập định
khoản ngay trên chứng từ:
Nợ TK 621: 6.250.000
Có TK 152(1): 6.250.000
Các phiếu nhập - xuất kho còn được dùng làm căn cứ để kế toán vật tư ghi sổ chi
tiết vật tư. Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật tư ở công ty. Trong tháng khi
nhận được phiếu nhập - xuất kho vật tư kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết vật tư theo
lượng thực nhập - xuất. Đơn giá nhập là trị giá thực tế của vật tư nhập kho. Đơn giá xuất
là giá thực tế theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Sau mỗi lần nhập - xuất vật
tư, kế toán vật tư phải tính lượng vật tư tồn kho để ghi vào cột tồn trên sổ. Hàng quý, kế
toán mới cộng số phát sinh quý và tính ra số dư cuối kỳ. Số liệu từ sổ chi tiết được lấy
số cộng để ghi vào bảng tổng hợp chi tiết cuối kỳ. Sau đây em xin trích số liệu ở sổ chi
tiết vật liệu là thép I 250x125 quý IV năm2002 (xem biếu số 4).
Các chứng từ gốc còn là căn cứ để định kỳ kế toán lập bảng kê chi tiết vật tư xuất
dùng (xem biểu số 5).
Biểu số 05
Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng ( trích )
Tháng 12 năm 2002 (Đơn vị tính: đồng )
TT Diễn giải SCT
TK Nợ TK Có
621 …
…
152 …
.
I. Công trình Tiêu Nam
1. Anh Thành LMI – cánh
cửa cống
92 6.250.000 6.250.000
2. Anh Hoàn XNCK – doa 99 2.027.400 2.027.400
………………………… …. ………….. …………
Anh Tuấn LMII – sơn 114 1.771.600 1.771.600
Cộng công trình Tiêu
Nam
152.959.314 152.959.314
II. Công trình Quảng Bình
………………….. ………… …………
A.Kha (PK ): sơn + dây
kẽm
105 2.820.243 2.820.243
A.Hà phun kẽm nhận dầu 116 28.675.668 28.675.668
………………………
Cộng công trình Quảng
Bình
41.511.599 41.511.599
III
.
Công trình Hồ Truồi
1. A.Quang LMII-Khớp lắp
ráp
96 6.464.361 6.464.361
…………………. ………….. ………….
Cộng công trình Hồ
Truồi
94.173.620 94.173.620
…………………… ………… ………..
Tổng cộng 1.201.680.00
0
1.201.680.00
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Kế toán trưởng Thủ kho Người kiểm nghiệm
( Đã ký) ( Đã ký) ( Đã ký)
Bảng kê này tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng công trình một cách chi
tiết. Cuối kỳ, từ số liệu trên bảng kê chi tiết kế toán lấy dòng cộng của từng công trình
để ghi vào bảng kê tổng hợp (xem biểu số 6).
Biểu số 06
Bảng kê Tổng hợp vật tư xuất dùng (trích)
Tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
TT Diễn giải
TK Nợ TK Có
621 627 642 152 153
A. Sản xuất chính
1.
Công trình Tiêu
Nam
152.959.3
14
152.959.3
14
2.
Công trình Quảng
Bình
41.511.59
9
41.511.59
9
3.
Công trình Hồ
Truồi
94.173.62
0
94.173.62
0
……………
………
…………
…
…………
…
Cộng
1.201.680
.000
1.201.680
.000
B. Phục vụ sản xuất
14.307.7
00
4.857.700
9.450.0
00
C.
Quản lý doanh
nghiệp
566.600 566.600
Tổng cộng
1.201.680
.000
14.307.7
00
566.600
1.207.104
.300
9.450.0
00
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) ( Đã ký )
Căn cứ vào bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng tháng 12/2002, kế toán vật tư lấy
số liệu cộng của từng khoản mục để lập chứng từ ghi sổ số 293A (Xem biểu số 7) và
chứng từ ghi sổ số 293B (xem biểu số 8)
Biểu số 07
Chứng từ ghi sổ Số: 293A
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
Đơn vị tính: đồng
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) ( Đã ký)
Biểu số 08
Chứng từ ghi sổ Số : 293B
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
Đơn vị tính: đồng
Trích yếu
Tài khoản Số tiền
Nợ Có Nợ Có
Trích yếu
Tài khoản
Số tiền
Nợ Có Nợ Có
Nguyên vật liệuxuất dùng 621 1.201.680.000
tháng 12/2002 627 4.857.700
642 566.600
152 1.207.104.300
Phụ tùng dụng cụ thay thế 627 9.450.000
Tháng 12/2002 153 9.450.000
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) (Đã ký )
Mặt khác, căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê chứng từ, kế toán tổng hợp vào sổ
chi tiết TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mở chi tiết cho từng công trình.
Biểu số 09 Sổ chi tiết TK 621 ( trích )
Công trình Tiêu Nam
Quý IV năm 2002
Đơn vị tính: đồng
NT
GS
Chứng
từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Tổng số
tiền
Ghi nợ TK 621
SH N T XN
LMI
XN
LMII
XNCK
Tập hợp
chi phí
Nguyên
Vật Liệu
trực tiếp từ
T10 đến 5/
12
699.540.
686
305.740.
000
115.525.0
00
278.275.
686
…………..
………
…
………
…
………… ………
…..
29/1
2
92 7/12 Vật liệu
chính
152 6.250.00
0
6.250.00
0
29/1
2
99 15/1
2
Vật liệu
doa
152 2.027.40
0
2.027.40
0
29/1
2
11
4
20/1
2
Sơn chống
rỉ
152 1.771.60
0
1.771.600
…………
…..
………
…..
Cộng PS 825.500.
000
Kết chuyển
sang
TK154
852.500.
000
Dư cuối
kỳ
0
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Đã ký ) (Đã ký)
Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán lấy số liệu tổng của các
chứng từ ghi sổ bên Nợ hoặc bên Có ghi sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Sổ này được dùng
để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh vào cuối kỳ.
Biểu số 10
Đơn vị : CT Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Năm 2002
(Đơn vị tính: đồng)
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Số hiệu Ngày tháng
……. ……….. ………..
293A 29/12 1.207.104.300
293B 29/12 9.450.000
…… …….. …………..
Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào Sổ cái TK 621. Cụ thể là: Kế toán
tổng hợp sẽ lấy số liệu của dòng Nợ TK621 đối ứng Có với TK152 để ghi vào cột số
tiền Nợ trên Sổ Cái.
Biểu số 11
Sổ cái TK 621 ( trích)
Quý IV năm 2000
( Đơn vị tính: đồng)
CTGS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ Có
………….. …….. ………
293
A
29/1
2
Vật tư xuất dùng
tháng 12
152
1.201.680.00
0
305
30/1
2
K.c chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp quý
IV
154 3.206.985.000
Cộng PS quý IV
3.206.985.00
0
3.206.985.000
Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng
( Đã ký) ( Đã ký) ( Đã ký
2.2.4.2/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận quan trọng cấu thành nên giá thành sản
phẩm. Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng như
việc trả lương chính xác, kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý thời gian
lao động, quản lý quỹ lương của công ty, tiến tới quản lý tốt chi phí và giá thành. Tại
công ty Cơ khí- Điện Thuỷ Lợi, chi phí nhân công trực tiếp thường chiếm tỷ trọng 10-
15% giá trị sản phẩm sản xuất. Về nội dung, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các
khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (lương chính, lương phụ, tiền ăn ca và
các khoản phụ cấp có tính chất lương) và các khoản trích theo lương được tính vào chi
phí sản xuất kinh doanh theo tỷ lệ quy định đối với tiền lương công nhân sản xuất.
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân sản xuất
nói riêng và nhân viên trong công ty nói chung được thực hiện dưới hai hình thức trả
lương cơ bản là lương thời gian và lương sản phẩm.
Hình thức trả lương sản phẩm được áp dụng rộng rãi và lương sản phẩm lại được
chia ra thành lương sản phẩm trực tiếp và lương sản phẩm tập thể.
- Lương sản phẩm trực tiếp áp dụng đối với những công việc mà công ty đã xây
dựng được đơn giá lương cho từng sản phẩm do cá nhân sản xuất hoàn thành như sản
xuất các vít, êcu, bulông… Công thức tính lương sản phẩm trực tiếp như sau:
- Lương sản phẩm tập thể áp dụng đối với những công việc do tập thể người lao
động thực hiện như sản xuất các cửa cống, đường ống. Theo cách trả lương này, kế
toán sẽ chia lương tập thể theo công thức:
Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng sản phẩm hoàn thành, phiếu
kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thành, kế toán xác định ngày công lao động, sản phẩm
hoàn thành thực tế để tính lương và các khoản trích theo lương.
Đơn giá lương sản phẩm được tính trên cơ sở cấp bậc công việc, thời gian lao
động cần thiết, hệ số sản phẩm, chi tiết hoặc dựa trên số công định mức cho sản phẩm,
công việc hoàn thành và số lương khoán cho sản phẩm, công việc đó.
Lương sản
phẩm phải
trả cho
=
Số lượng sản
phẩm sản xuất
hoàn thành
(đã qua nghiệm
x
Đơn
giá
lương
sản
Lương sản
phẩm phải
trả cho
từng công
sản xuất
=
Số
ngày
công
làm
việc
x
Đơn
giá
lương
một
ngày
Đơn giá
lương
một ngày
công
=
Tổng lương sản phẩm khoán cho
công việc đó
Tổng số công thực tế hoàn thành
công việc đó
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với các công việc mà công ty
huy động lao động vào việc khác ngoài sản xuất chính của họ và áp dụng phần lớn để
tính lương nhân viên quản lý và các nhân viên phục vụ. Căn cứ hạch toán tiền lương
thời gian là bảng chấm công đã qua phòng tổ chức - hành chính kiểm duyệt, lương thời
gian được tính theo công thức:
- Hệ số lương: Căn cứ vào cấp bậc lương của công nhân viên trong công ty.
- Mức lương cơ bản tối thiểu là mức lương do Nhà nước quy định. Hiện nay, mức
lương tối thiểu là 290.000 đồng. Nhưng tại thời điểm công trình thì lương tối thiểu vẫn
là 210.000 đồng.
Sau đây, em xin trích một số số liệu về quá trình hạch toán tiền lương tại công ty
Cơ khí - Điện Thủy Lợi.
Một trong những chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương là bảng chấm
công. Bảng chấm công do tổ trưởng các tổ theo dõi và chấm hàng ngày.
Biểu số 12
Đơn vị: Công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
Xí nghiệp: Lắp máy I
Bảng chấm công Tổ : Anh Vũ
Tháng 12 năm 2002
T
T
Họ và tên
Lương
cấp bậc
Ngày trong tháng S
P
T
G 1 2 3 … 29 30 31
1.
Hoàng Anh
Vũ
556.500 X x 0 x x 0 24 0
2.
Bùi Đình
Công
455.700 X P 0 x x 0 21 2
Lương
thời
gian
phải
=
Hệ số lương x Mức lương cơ
bản tối thiểu
24
x
Số ngày
công làm
việc
thực tế
trong
3.
Trần Quốc
Long
367.500 X x 0 x x 0 18 3
4. Vũ Thanh Hà 522.900 X
T
G
0 x x 0 23 1
5.
Nguyễn V.
Khải
556.500 X x 0 x x 0 24 0
6.
Phạm Văn
Quyết
367.500 X x 0 x x 0 24 0
Tổng cộng 2.826.600 134 6
Ngày 31 tháng 12 năm 20002
Tổ trưởng
(Đã ký)
ở xí nghiệp lắp máy I, lương được trả theo sản phẩm tập thể. Kế toán dựa trên số
lương khoán và số công thực tế hoàn thành công việc, sản phẩm để tiến hành chia lương
cho từng công nhân. Ví dụ trong tháng 12 năm 2002, tổ anh Vũ làm cánh cửa cống công
trình Tiêu Nam hết 120 công, 14 công làm đường ống công trình Quảng Ngãi và 6 công
thời gian. Kế toán sẽ tính lương sản phẩm cho tổ anh Vũ như sau:
- Số công định mức cho cánh cửa cống Tiêu Nam : 192 công 4/7
- Số công thực tế làm cánh cửa cống Tiêu Nam : 120 công
- Số lương khoán cánh cửa cống công trình Tiêu Nam : 3.681.600 (đồng)
3.681.600
- Đơn giá 1 ngày công thực tế = = 30.680 (đồng )
120
Số công làm đường ống kế toán tính theo đơn giá của công trình Tiêu Nam; kỳ
sau, trước khi chia lương kế toán trừ đi số lương đã trả tháng này. Kế toán tính lương
tháng này như sau:
+ Lương của anh Vũ: Lương sản phẩm =24 x 30.680 = 736.320 ( đồng)
Ăn ca = 24 x 5.000 = 120.000 ( đồng)
Phụ cấp trách nhiệm = 36.000 ( đồng)
Tổng lương anh Vũ được hưởng tháng 12 là:
736.320 + 120.000 + 36.000 = 892.320 ( đồng)
+ Lương anh Công : Lương sản phẩm = 21 x 30.680 = 644.280 ( đồng)
455.700
Lương thời gian = x 2 =37.975 ( đồng)
24
Ăn ca = 23 x 5.000 = 115.000 ( đồng)
Tổng lương anh Công tháng 12 là :
644.280 +37.975 +115.000 = 797.255 ( đồng)
Công việc tính lương được kế toán thực hiện trên máy bằng cách áp dụng công
thức tính toán trong Excel. Sau khi tính lương, chia lương thì lập bảng thanh toán lương
cho từng tổ (Xem biểu số 13). Kế toán tổng hợp các bảng thanh toán lương từ các tổ để
vào bảng thanh toán lương của xí nghiệp. Từ bảng thanh toán lương của từng xí nghiệp,
kế toán vào bảng thanh toán lương bộ phận sản xuất (Xem biểu số 14). Căn cứ vào bảng
thanh toán lương của bộ phận sản xuất, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
sang TK154 để tập hợp chi phí sản xuất. Đồng thời, căn cứ vào bảng thanh toán lương
bộ phận sản xuất và định mức chi phí cho từng công trình để kế toán lập Bảng phân bổ
tiền lương và các khoản trích theo lương cho các công trình, chi tiết cho từng công trình
(Xem biểu số 15).
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán lập các
chứng từ ghi sổ số 303A và 303B.
Biểu số 16 Chứng từ ghi sổ Số: 303A
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
Trích yếu
TK Số tiền
Nợ Có Nợ Có
Phân bổ tiền lương 622 212.642.100
Tháng12/2002 627 21.097.420
642 25.514.692
334 259.254.212
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) ( Đã ký)
Biểu số 17
Chứng từ ghi sổ Số: 303B
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
Trích yếu
TK Số tiền
Nợ Có Nợ Có
Trích BHXH, BHYT 622 30.934.356
KPCĐ tháng12/2002 627 2.444.920
642 4.151.500
338 37.530.776
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) ( Đã ký)
Hàng tháng, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế
toán ghi vào sổ chi tiết TK 622- mở chi tiết cho từng công trình.
Biểu số 18
Sổ chi tiết TK 622
Công trình Tiêu Nam
Quý IV năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
CT GS
Diễn
giải
TK Tổng số Ghi nợ TK622 Ghi có
SH NT
ĐƯ tiền XNLMI XNLMI
I
XNCK TK622
...............
.
..............
303
A
30/1
2
Thanh
toán tiền
lương
tháng 12
334
53.476.95
0
20.026.9
50
18.100.0
00
15.350.0
00
303
B
30/1
2
KPCĐ,
BHXH,
BHYT
338 8.617.431
3.108.18
3
2.936.58
8
2.572.66
0
Kết
chuyển
sang
TK154
154
112.595.6
42
Cộng
phát
sinh
112.595.6
42
112.595.6
42
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Đã ký ) (Đã ký)
Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán vào sổ cái TK 622 vào cuối kỳ
Biểu số 19
Sổ cái
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Quý IV năm 2002 ( Đơn vị tính: đồng)
Chứng từ Diễn giải TK Số tiền
SH NT ĐƯ Nợ Có
……………….. ………….. …………
303
A
30/12
Chi phí nhân công trực
tiếp tháng 12/2002
334 212.642.100
303
B
30/12
Trích BHXH, BHYT,
KPCĐ tháng 12/2000
338 30.934.356
306 30/12
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp quý
IV
154 780.592.000
Cộng PS quý IV 780.592.000 780.592.000
Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng
( Đã ký ) ( Đã ký ) ( Đã ký )
2. 2.4.3/ Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý, phục vụ sản xuất và những chi
phí ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, phát sinh ở các xí nghiệp sản
xuất. Nội dung chi phí sản xuất chung ở công ty bao gồm:
- Chi phí nhân viên xí nghiệp: Là chi phí về các khoản tiền lương chính, lương
phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương phải trả cho giám đốc xí nghiệp,
phó giám đốc xí nghiệp, nhân viên phục vụ ở xí nghiệp…
- Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho xí nghiệp: Gồm các chi phí
về dụng cụ bảo hộ lao động, mũi khoan, pam….
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Là các khoản tiền trích khấu hao các TSCĐ tham gia
trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm như khấu hao máy hàn, máy khoan, nhà xưởng….
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm các chi phí như : tiền nước, điện thoại , sửa
chữa TSCĐ thuê ngoài phát sinh tại xí nghiệp…
- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí như chi phí tiếp khách, giao dịch
và các khoản khác trong phạm vi xí nghiệp.
+ Hạch toán chi phí nhân viên xí nghiệp
Nhân viên xí nghiệp được hưởng lương thời gian. Lương thời gian được xác định
dựa trên mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc. Ngoài ra, nhân viên quản lý còn
được hưởng các khoản ăn ca, phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ của từng người. Chi phí
tiền lương và các khoản trích theo lương cũng được hạch toán từ các chứng từ gốc là
các bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương tương tự như công nhân sản xuất trực tiếp. Ví dụ, tháng 12/2002 chi phí tiền
lương của nhân viên quản lý xí nghiệp là: 21.097.420 (đồng), kế toán tiến hành trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định và ghi vào sổ chi tiết TK 627.
+ Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
Khi phát sinh nhu cầu sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ như dụng cụ bảo hộ lao
động, mũi khoan các loại, pam ….dùng cho sản xuất ở xí nghiệp thì hạch toán vào chi
phí sản xuất chung. Nếu là vật liệu và công cụ dụng cụ xuất kho thì được tính theo giá
thực tế nhập trước, xuất trước, nếu là vật liệu, công cụ mua ngoài xuất dùng trực tiếp
cho việc sản xuất thì được tính theo giá thực tế khi mua. Việc hạch toán này tương tự
như đối với nguyên vật liệu trực tiếp tuy nhiên do không định mức được giá trị sử dụng
cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này phát sinh được hạch
toán vào TK 627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê tổng
hợp vật tư tháng 12 của công ty, kế toán ghi sổ chi tiết TK627.
+ Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
TSCĐ ở công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi bao gồm:
- TSCĐ dùng cho sản xuất như các loại máy hàn, máy cắt, máy tiện, máy khoan từ
tính, nhà xưởng….
- TSCĐ dùng cho quản lý như các thiết bị văn phòng, nhà làm việc ….
Trong quá trình sản xuất và sử dụng, TSCĐ bị hao mòn, phần giá trị hao mòn này
được chuyển dần vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao.
Hàng năm, công ty lập bảng danh sách TSCĐ, bảng đăng ký tính trích khấu hao
với Nhà nước và xác định mức khấu hao đối với từng loại tài sản phẩm nhất định theo
quyết định số 166 ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. Hiện nay kế toán công ty đang sử
dụng phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng để tính mức khấu hao
TSCĐ. Tỉ lệ khấu hao TSCĐ tại công ty được xác định :
- Đối với máy móc, thiết bị tỉ lệ khấu hao là 10%.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc tỉ lệ khấu hao là 6%
Định kỳ, dựa trên danh sách TSCĐ đã được cục quản lý vốn duyệt, kế toán tiến
hành trích khấu hao TSCĐ và phản ánh vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Xem biểu
số 20).
Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỉ lệ khấu hao năm
Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao năm /12
Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán lập chứng từ ghi sổ số 312A
như sau:
Biểu số 21
Chứng từ ghi sổ Số: 312A
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
Trích yếu
Tài khoản Số tiền
Nợ Có Nợ Có
Trích khấu hao TSCĐ 627 74.699.000
tháng 12/2002 214 74.699.000
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) ( Đã ký )
+ Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Khoản chi phí này ở công ty bao gồm: Tiền nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ thuê
ngoài làm…Khi phát sinh khoản chi phí này, kế toán căn cứ vào giấy báo nợ, phiếu chi
tiền mặt…để hạch toán và ghi sổ chi tiết TK627.
+ Hạch toán chi phí khác bằng tiền
Chi phí khác bằng tiền tại công ty bao gồm các khoản như chi tiếp khách, giao dịch, bảo
dưỡng máy móc ở công ty… Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán lên bảng kê chứng từ và cuối tháng tổng hợp lập
chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ về thu, chi tiền mặt, tiền gửi, vật tư, nhân công,…
kế toán lập bảng tập hợp chi phí sản xuất chung (xem biểu số22).
Sau đó kế toán tập hợp số liệu tổng cộng từ bảng tập hợp chi phí sản xuất chung
của các tháng để lấy số tổng cộng quý. Ví dụ, trong quý IV chi phí sản xuất chung tập
hợp được là: 509.205.000 (đồng).
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng công trình theo hệ số phân bổ. Tiêu
chuẩn phân bổ công ty sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể:
Chi phí sản xuất chung quý IV được phân bổ theo hệ số sau:
509.205.000
H = = 0,6523
780.592.000
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho Tiêu Nam là:
0,6523 x 112.595.642 = 73.446.137(đồng)
Biểu số 23
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Quý IV năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
STT Diễn giải
Chi phí nhân công trực
tiếp
Phân bổ
CPSXC
1.
Công trình Tiêu
Nam
112.595.642 73.449.717
2. Công trình Q.Bình 362.097.850 236.207.942
3. Công trình Hồ Truồi 155.454.715 101.408.054
4. Công trình Ka Long 150.443.793 98.139.287
Hệ số
phân
bổ
=
Tổng chi phí sản
xuất chung
Tổng chi phí nhân công
trực tiếp
Chi phí sản
xuất chung phân
bổ cho từng CT
=
Hệ số
phân
x
Chi phí nhân
công trực tiếp
phân bổ cho
Cộng 780.592.000 509.205.000
Ngày 31 tháng 12 năm2002
Người lập
( Đã ký)
2.2.5/ Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho
nên toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm cuối kỳ được kết chuyển
sang TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Ví dụ đối với công trình Tiêu Nam, căn cứ vào bảng kê tổng hợp vật tư, bảng phân
bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ chi phí sản xuất chung, kế
toán hạch toán:
Nợ TK154 (Công trình Tiêu Nam): 339.004.673
Có TK 621 : 152.959.314
Có TK 622 : 112.595.642
Có TK 627 : 73.449.717
2.2.6/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang
nằm trong quá trình sản xuất.
Để tính được giá thành sản phẩm thông thường các doanh nghiệp phải đánh giá
sản phẩm dở. Tuy nhiên do đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất các công trình thuỷ
lợi có khối lượng, giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài nên công ty đã xác
định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là theo đơn đặt hàng.
Vì vậy, tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đơn đặt hàng chưa hoàn thành cũng
chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng đó. Ví dụ đối với công trình Tiêu
Nam, cuối tháng 9 năm 2002 kế toán chi phí - giá thành tập hợp được từ các bảng kê
tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ chi phí sản xuất
chung được: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được là: 699.540.686 (đồng)
Chi phí nhân công trực tiếp tập hợp được là: 51.738.340 (đồng)
Chi phí sản xuất chung tập hợp được là: 64.192.760 (đồng)
Như vậy, chi phí sản phẩm dở dang cuối quý III của công trình Tiêu Nam là:
699.540.686 + 51.738.340 + 64.192.760 = 815.471.786 ( đồng)
2.3/ Tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
2.3.1/ Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính
giá thành sản phẩm. Để công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác, bộ phận kế
toán phải căn cứ vào đặc điểm riêng về tổ chức cũng như sản xuất của công ty mà xác
định cho phù hợp.
Là doanh nghiệp sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí-điện phục vụ ngành thuỷ
lợi, sản phẩm của công ty thường có khối lượng lớn, thời gian dài, sản xuất đơn chiếc
nên đối tượng tính giá thành được công ty xác định là hạng mục công trình và các
công trình đã hoàn thành được quyết toán.
Xuất phát từ các đặc điểm trên và để phù hợp với đối tượng tính giá thành mà
doanh nghiệp đã xác định, kỳ tính giá thành ở công ty thường phù hợp với chu kỳ sản
xuất sản phẩm nghĩa là khi công trình, hạng mục hoàn thành.
2.3.2/ Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm sản phẩm sản xuất và để phù hợp với
đối tượng tập hợp chi phí - đối tượng tính giá thành, công ty đã áp dụng phương pháp
tính giá thành theo đơn đặt hàng để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành. Cụ thể, khi
sản phẩm hoàn thành căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh và các sổ kế toán liên
quan, kế toán thực hiện tính giá thành cho từng hạng mục, công trình hoàn thành như
sau:
- Nếu kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo thì toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp
được trong kỳ chính là giá thành thực tế của sản phẩm hay của công trình, hạng mục
hoàn thành.
- Nếu kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo (tháng, quý, năm) thì giá
thành thực tế của đơn đặt hàng đó được xác định theo công thức :
Giá thành thực
tế của từng
đơn đặt hàng
=
Tổng chi phí SX tập hợp
được trong kỳ của từng
đơn đặt hàng
Giá thành
thực tế
đơn đặt
=
Trị giá sản
phẩm dở dang
đầu kỳ của ĐĐH
+
Chi phí phát
sinh trong
kỳ của ĐĐH
2.3.3/ Trình tự tính giá thành sản phẩm
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình, kế toán công ty sử
dụng TK154, mở chi tiết cho từng công trình. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào bên
Nợ TK154 và lập chứng từ ghi sổ .
Biểu số 24
Chứng từ ghi sổ Số: 364
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
Trích yếu
TKĐƯ Số tiền
Nợ Có Nợ Có
154
1.923.527.10
0
Kết chuyển chi phí
NVLTT
62
1
1.201.680.00
0
Kết chuyển chi phí NCTT
62
2
212.642.100
Kết chuyển chi phí SXC
62
7
509.205.000
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký) ( Đã ký)
Khi công trình hoàn thành, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết giá thành kỳ trước và các
bảng tổng hợp vật tư xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ chi phí sản xuất
chung và các công thức trong Excel để lập sổ tính giá thành công trình, hạng mục công
trình hoàn thành.
Biểu số 25
Sổ giá thành hạng mục, công trình
Tên công trình: Công trình Tiêu Nam
( Đơn vị tính: đồng)
Diễn giải
Chi phí
NVLTT
Chi phí
nhân công
trực tiếp
Chi phí sản
xuất chung
Tổng
1. Chi phí sản xuất dở
dang đầu kỳ
699.540.68
6
51.738.340 64.192.760 815.471.786
2. Chi phí sản xuất trong
kỳ
152.959.31
4
112.595.642 73.449.717 339.004.673
3. Chi phí sản xuất dở
dang cuối kỳ
0 0 0 0
Cộng giá thành sản
phẩm
852.500.00
0
164.333.982 137.642.477
1.154.476.45
9
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người ghi sổ Kế toán trưởng
( Đã ký ) ( Đã ký )
Sau khi tập hợp chi phí sang TK154, kế toán chi phí - giá thành tiến hành tính giá
thành sản phẩm, song do Công ty không sử dụng TK632 để xác định trị giá vốn của
công trình hoàn thành mà kết chuyển ngay sang TK911 nên kế toán lập chứng từ ghi sổ
như sau:
Biểu số 26
Chứng từ ghi sổ Số: 364
Ngày 30 tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
Trích yếu
TKĐƯ Số tiền
Nợ Có Nợ Có
Kết chuyển GTSP vào
xác định kết quả
911
1.154.476.45
9
154
1.154.476.45
9
Kế toán trưởng Người lập
( Đã ký ) ( Đã ký )
Cuối tháng, kế toán lấy số liệu trên các sổ tính giá thành và từ các chứng từ ghi sổ
tiến hành lọc để lên Sổ cái TK154
Biểu số 27
Sổ Cái
TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tháng 12 năm 2002
( Đơn vị tính: đồng)
CTGS
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kỳ 2.215.471.786
364
31/12 K.c chi phí NVLTT 621 1.201.680.000
364 31/12
K.c chi phí nhân công
TT
622 212.642.100
364 31/12
K.c chi phí sản xuất
chung
627 509.205.000
365 31/12 K.c giá thành sản phẩm
911
1.154.476.45
9
vào kết quả kinh doanh
Cộng phát sinh 1.923.527.100
Dư cuối kỳ 2.984.522.427
Người ghi sổ Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng
( Đã ký ) ( Đã ký ) ( Đã ký )
Chương 3
Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
Kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty Cơ khí - Điện
Thủy lợi
3.1/ Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
Qua thời gian thực tập tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi, em nhận thấy
cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thì hoạt động của công ty cũng đã có sự biến đổi
để thích ứng. Từ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung
bao cấp, khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy
nhiên, cùng với sự năng động của bộ máy quản lý và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán
bộ công nhân viên trong công ty, đến nay công ty đã dần khắc phục được những khó
khăn, từng bước đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Các phòng ban chức năng của công ty được tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý,
phù hợp với quy mô hoạt động của công ty và nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác
sản xuất kinh doanh. Song song với quá trình chuyển đổi ấy, bộ máy kế toán với chức
năng thực hiện công tác tài chính- kế toán cho công ty cũng đã không ngừng biến đổi cả
về cơ cấu lẫn phương pháp làm việc. Có thể nhận thấy điều đó thông qua những ưu
điểm nổi bật trong công tác kế toán hiện nay của công ty.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm trong cơ chế thị trường, công ty đã ra sức tăng cường quản lý kinh tế, quản lý
sản xuất mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tại công ty Cơ
khí - Điện Thủy Lợi, kế toán thực sự được coi là một công cụ quan trọng trong hệ thống
quản lý. Bộ máy kế toán của công ty được bố trí tương đối hoàn chỉnh, gọn nhẹ, nắm
vững các chính sách, chế độ kế toán cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình.
- Hình thức kế toán công ty sử dụng hiện nay là tương đối đầy đủ theo quy định
của chế độ kế toán nhà nước ban hành. Việc lựa chọn hình thức "Chứng từ ghi sổ "
trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động, đặc thù sản xuất của
công ty. Ngoài ra việc tổ chức luân chuyển chứng từ ở phòng kế toán một cách hợp lý
cũng góp phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác.
- Vì chi phí nguyên vật liệu của công ty thường bỏ ra ngay từ đầu còn chi phí nhân
công trực tiếp và chi phí sản xuất chung bỏ dần theo mức độ hoàn thành của công trình
nên công ty đã lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nhân công
trực tiếp là tương đối hợp lý. Tiêu chuẩn phân bổ này cho phép công ty phân bổ chi phí
sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng, từng công trình, từng hạng mục công trình sát
với thực tế hơn.
- Một trong những ưu điểm nổi bật trong công tác tính giá thành sản phẩm của
công ty là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá là từng
đơn đặt hàng, từng công trình. Sự phù hợp giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng
tính giá là cơ sở giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được đơn giản mà vẫn đảm bảo
tính chính xác cao.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
còn tồn tại một số vướng mắc mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp hoạt động sản
xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Đó là :
Về hệ thống sổ
Nhìn chung, hệ thống sổ hiện công ty đang sử dụng đã đáp ứng được về cơ bản
những yêu cầu của công tác kế toán. Tuy nhiên, ở công ty không có bảng phân bổ vật tư
mà chỉ có bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng. Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng của
công ty có nội dung gần giống với bảng phân bổ vật liệu nhưng nó không thể hiện được
nội dung kinh tế của bảng phân bổ vật liệu. Vì ở bảng kê tổng hợp những số liệu đó chỉ
phản ánh quá trình tập hợp chi phí về vật tư phát sinh trong kỳ ở công ty mà không phản
ánh được quá trình phân bổ vật tư cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trong
trường hợp vật tư đó xuất sử dụng cho nhiều đối tượng và không thể tập hợp trực tiếp
cho từng đối tượng.
Về công tác ghi chép ban đầu
Tại công ty, hình thức sổ kế toán được áp dụng hiện nay là hình thức Chứng từ ghi
sổ. Nhưng kế toán chỉ lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng nên công việc bị dồn vào cuối
tháng và cuối quý.
Phiếu xuất kho ở công ty mới được lập thành 2 liên và đều được lưu tại phòng kế
toán. Như vậy ở phòng kế hoạch vật tư không lưu bản nào, khi phòng vật tư muốn lấy
số liệu về tình hình tồn kho vật tư thì lại phải mượn liên lưu tại phòng kế toán. Điều này
làm cho cả hai bộ phận đều mất thời gian và làm mất khả năng đối chiếu giữa hai
phòng. Theo em, công ty nên mở thêm một liên nữa giao cho phòng kế hoạch vật tư để
theo dõi tình hình vật tư, tránh tình trạng khi cần lại phải đi mượn và đảm bảo quan hệ
đối chiếu, kiểm tra giữa số liệu trên sổ của kế toán vật tư và trên sổ của phòng kế hoạch
vật tư.
Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng mà công ty đang sử dụng là phù
hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm sản phẩm của công ty.Tuy nhiên do
công ty dựa trên định mức của từng chi tiết, hạng mục để cấp vật liệu hoặc cấp tiền cho
các xí nghiệp, các xí nghiệp sau khi hoàn thành chi tiết, hạng mục đó sẽ chuyển toàn bộ
các chứng từ về phòng kế toán nhưng đó là số liệu tổng hợp. Kế toán công ty dựa trên
định mức phí để phân bổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí. Điều này làm
cho công việc của kế toán chi phí- giá thành ở công ty vào cuối kỳ quá nhiều và dồn
dập. Mặt khác, có những chi phí sản xuất ở công ty có thể tập hợp trực tiếp cho từng
công trình nhưng do kế toán ở các xí nghiệp không tập hợp để đưa lên nên kế toán chi
phí - giá thành ở công ty phải phân bổ cũng làm giảm tính chính xác của các khoản mục
chi phí.
Ngoài ra, công ty mới chỉ tận thu những phế liệu từ các công trình mà công ty lắp
đặt tại chân công trình còn đối với các công trình được sản xuất, chế tạo tại các xí
nghiệp thì chưa thấy hạch toán phế liệu thu hồi. Điều này thể hiện việc quản lý chưa
chặt chẽ các phế liệu có thể thu hồi ở công ty. Công tác này nếu làm tốt sẽ cho phép
công ty giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm (công trình,
hạng mục công trình), là cơ sở để công ty tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm,
tạo điều kiện để tăng lợi nhuận.
3.2/ Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
3.2.1/ Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là vấn đề
hết sức phức tạp, vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trong quản lý kinh tế
nói chung và quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm nói riêng.
Mặt khác, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
luôn là công cụ quan trọng của công ty trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất, tăng
cường quản trị doanh trị doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường cạnh tranh quyết liệt, để tồn tại các doanh nghiệp phải luôn hoàn
thiện không chỉ công tác kế toán mà còn cả công tác quản lý trong sản xuất nhằm tiết
kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, chế độ kế toán do nhà nước ban
hành là chung cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực nên công ty phải lựa chọn
những mảng phù hợp với điều kiện, đặc điểm của công ty mình để vận dụng cho phù
hợp. Từ đó cũng đặt ra vấn đề phải hoàn thiện công tác kế toán cho phù hợp với yêu cầu
quản lý doanh nghiệp.
Xuất phát từ yêu cầu nói trên, đòi hỏi công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm ở công ty Cơ khí-Điện Thủy Lợi phải không ngừng từng bước
hoàn thiện. Song việc hoàn thiện đó phải đảm bảo theo một số nguyên tắc sau:
+ Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí phải đảm bảo sự thống nhất quản lý
giữa công ty với các cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo sự thống nhất giữa các chỉ tiêu
mà kế toán phản ánh, thống nhất về hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và các sổ sách
báo cáo kế toán.
+ Đảm bảo bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, sản
xuất đặc thù của công ty. Khi tổ chức bộ máy kế toán phải dựa trên các chế độ, thể lệ về
quản lý hành chính và công tác kế toán, lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với quy mô,
đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty, đồng thời phải chú ý đến vấn đề trang thiết bị,
phương tiện tính toán hiện đại.
+ Tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế một cách phù hợp với tình hình thực
tế của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng.
+ Đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả về hoạt
động kế toán tài chính của công ty nhằm phục vụ kịp thời cho việc chỉ đạo quá trình sản
xuất kinh doanh.
3.2.2/ Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi, em nhận thấy nhìn chung công tác
này đã được thực hiện có nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù
hợp với điều kiện sản xuất cụ thể của công ty, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công
tác quản lý. Tuy nhiên, trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm còn có những điểm chưa thật hợp lý mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp
cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi, em xin mạnh dạn đề xuất một
số ý kiến sau:
a/ Về hệ thống sổ công ty sử dụng
Hiện nay, ở công ty không lập bảng phân bổ vật tư mà chỉ sử dụng bảng kê tổng
hợp vật tư xuất dùng có mẫu sổ gần phù hợp với bảng phân bổ vật tư, tuy nhiên, nội
dung bảng kê thì chỉ phản ánh được quá trình tập hợp chi phí chứ nó không phản ánh
được quá trình phân bổ chi phí cho từng công trình. Để giúp kế toán thuận lợi trong quá
trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty nên lập bảng phân bổ
vật tư theo mẫu sau:
Biểu số 28
phân bổ nguyên liệu, vật liệu công cụ, dụng cụ
Tháng 12 năm 2002 ( Đơn vị tính: đồng)
STT
Ghi Có các TK
Đối tượng sử dụng
TK 152 TK 153
1. TK 621 1.201.680.000
Công trình Tiêu Nam 152.959.314
Công trình Quảng Bình 41.511.599
Công trình Hồ Truồi 94.173.620
…………………. …………..
2. TK 627 4.857.700 9.450.000
3. TK 642 566.600
Cộng 1.207.104.300 9.450.000
Ngày 31 tháng 12 năm 2002
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Đã ký) ( Đã ký )
Số liệu để phản ánh vào bảng phân bổ vật tư được tổng hợp từ các chứng từ xuất
kho vật liệu và các bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng. Sau đó, số liệu ở bảng phân bổ vật
tư được dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết TK621 cho từng đơn đặt hàng, vào bảng kê nhập
- xuất - tồn, lập chứng từ ghi sổ.
b/ Về hệ thống tài khoản sử dụng
Trong quá trình tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của công
ty được tập hợp sang bên Nợ TK154. Sau đó từ TK154 toàn bộ chi phí đó được kết
chuyển ngay sang TK911 để xác định kết quả. Đây là bước làm tắt của công ty nhằm
làm giảm bớt khối lượng công việc kế toán nhưng bước làm tắt này là không hợp lý. Vì
khi công ty kết chuyển từ TK154 sang ngay TK911 sẽ khó khăn cho kế toán chi phí -
giá thành trong việc kiểm soát giá vốn hàng bán. Theo em, để thuận lợi cho kế toán
trong việc tập hợp chi phí - tính giá thành và xác định kết quả thì công ty nên sử dụng
TK632- Giá vốn hàng bán. Khi sử dụng tài khoản này, toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp
được trên TK154, sau khi đã loại trừ các khoản giảm chi phí, số còn lại sẽ được kết
chuyển sang TK632 để xác định giá thành thực tế của sản phẩm, công trình hoàn thành.
Sau đó, kế toán mới kết chuyển giá vốn thực tế sang TK911 để xác định kết quả.
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế tạo, lắp đặt, các sản phẩm sau khi sản
xuất tại công ty được vận chuyển đến chân công trình để lắp đặt. Vì vậy, phát sinh
khoản chi phí máy thi công như chi phí về máy cẩu, xe vận chuyển hàng….Để thuận lợi
cho công tác kế toán và để đánh giá đúng khả năng sử dụng máy móc, thiết bị thi công
công ty nên sử dụng TK623 - Chi phí sử dụng máy thi công theo quyết định số
1864/1998/QĐ/TC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính. TK 623 được mở chi tiết để quản
lý chi phí theo yếu tố gồm:
- TK 623(1): Chi phí nhân công
- TK 623(2): Chi phí vật liệu
- TK 623(3): Chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 623(4): Chi phí khấu hao máy thi công
- TK 623(7): Chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 623(8): Chi phí khác bằng tiền
Mặt khác, để quản lý các chi phí này, kế toán có thể sử dụng mẫu sổ chi tiết sau:
Biểu số 29
Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công
TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Tên máy: ………….
Công suất: …………..
Nước sản xuất : ………..
Tháng ….. năm…..
Chứng
từ
Diễn
giải
TK
ĐƯ
Khoản mục chi phí
Cộng
SH NT 6231 6232 6233 6234 6237 6238
………... ….. ……
.
……
..
……
.
……
.
…… ……
.
……
Cộng PS
Ngày.... tháng…. năm….
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Tên, chữ ký) ( Tên, chữ ký)
c/ Vấn đề hạch toán nghiệp vụ phế liệu thu hồi
Xuất phát từ thực trạng ở công ty là chỉ mới hạch toán phế liệu thu hồi ở các công
trình mà công ty lắp đặt tại chân công trình, trong khi đó khoản phế liệu tại các xí
nghiệp hầu như không được hạch toán. Đây có thể coi là một thiếu sót trong quản lý chi
phí của công ty. Bởi lẽ, là một doanh nghiệp sản xuất, chế tạo chủ yếu là thủ công như
gò, hàn, doa, rèn…thì hiện tượng có phát sinh phế liệu trong quá trình sản xuất là không
thể tránh khỏi. Nếu công ty tận thu được khoản phế liệu này sẽ là một nhân tố làm giảm
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm, góp phần hạ giá thành sản
phẩm sản xuất. Phế liệu của công ty tại các xí nghiệp sản xuất chủ yếu bao gồm: thép
phế liệu, sắt mẩu, tôn… Khoản thu hồi này sẽ làm giảm chi phí ,cụ thể: Cuối kỳ, kế toán
căn cứ vào phiếu thu, biên bản thanh lý hoặc phiếu nhập kho (đối với phế liệu thu hồi có
thể dùng lại được) để hạch toán :
Nợ TK111, 331, 152: Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 154: Ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
d/ Về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và phải hạ được giá thành. Đối với
một doanh nghiệp sản xuất như công ty Cơ khí- Điện Thủy Lợi việc hạ giá thành sản
phẩm là con đường cơ bản để tăng doanh lợi, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức
cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để hạ giá thành sản phẩm đòi hỏi công ty phải
quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn vật tư, lao động và tiền vốn bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành ở công ty còn yếu, hầu như là không có. Vì vậy, với góc độ là một sinh viên thực
tập và dựa trên những kiến thức đã được học kết hợp với tình hình thức tế tại công ty,
em thấy việc hoàn thiện công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại
công ty Cơ khí - Điện Thủy lợi là hết sức cần thiết để giúp hoạt động của Công ty mang
lại hiệu quả cao hơn, đảm bảo mức tăng lợi nhuận cho công ty.
Các nội dung phân tích, đánh giá chi phí và giá thành công ty có thể thực hiện là:
- Phân tích, đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Phân tích đánh giá từng khoản mục giá thành.
Các nội dung trên có thể cụ thể hóa qua các bước sau:
Phân tích đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm.
Trên cơ sở các số liệu đã tập hợp được trong bản luận văn này, em xin phân tích
tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của công trình Tiêu Nam để minh hoạ.
Chi phí định mức cho cả công trình do phòng kế hoach vật tư lập là:
1.182.017.000 (đồng).
Trong đó: CPNVLTT là: 869.792.000 (đồng).
CPNCTT là: 170.910.000 (đồng).
CPSX chung là: 141.315.000 (đồng).
Chi phí thực tế để hoàn thành toàn bộ công trình do kế toán tập hợp và phân bổ là:
1.154.476.459 (đồng).
Ta có:
Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch = 1.154.476.459 – 1.182.017.000
= - 27.540.541 ( đồng)
= - 2,33 %
Tỷ lệ hạ
giá thành
thực tế so
với kế
=
- 27.540.5
41
1.182.017.
x 10
0
Như vậy, so với giá thành định mức, giá thành thực tế đã giảm 2,33% tương ứng
với mức hạ tuyệt đối là: 27.540.541 (đồng). Trên cơ sở đó kế toán đi xác định nguyên
nhân làm giảm, tức là kế toán đi nghiên cứu từng khoản mục chi phí cấu thành nên giá
thành công trình và phân tích các nhân tố làm cho giá thành thực tế giảm.
Phân tích từng khoản mục chi phí
Dựa trên số liệu tập hợp được đối với công trình Tiêu Nam, so sánh CPNVLTT,
CPNCTT, CPSX chung thực tế và kế hoạch để xác định mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành
thực tế, xem xét tác động của từng khoản mục chi phí đến tổng giá thành.
* Khoản mục CPNVL trực tiếp.
Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch của khoản mục CPNVLTT là:
= 852.500.000 – 869.792.000
= - 17.292.000 (đồng).
Tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch của khoản mục CPNVLTT là:
- 17.292.000
= x 100 = - 1,99 %
869.792.000
Như vậy, CPNVLTT thực tế chi vào công trình Tiêu Námo với kế hoạch đã giảm
1,99 % tương ứng với lượng giảm là: 17.292.000 (đồng). CPNVLTT giảm là do nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu mà em tìm hiểu được là:
- Giá mua sắt, thép dùng cho công trình Tiêu Nam có giảm hơn so với công trình
khác do công ty đã mua được hàng bán để giải phóng kho chuyển địa điểm của chi
nhánh thương mại Thanh Trì.
- Trong quá trình tạo phôi, do các cánh cửa cống của công trình Tiêu Nam có kích
thước phù hợp với thép tấm dùng sản xuất nên phần nguyên vật liệu thừa bỏ đi trong
khâu này đã giảm tương đối.
* Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch cuả khoản mục CPNCTT là:
= 164.333.982 – 170.910.000
= - 6.576.018 (đồng)
Tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch của khoẩn mục CPNCTT là:
- 6.576.018
= x 100 = - 3,8 %
170.910.000
Qua đó, ta thấy CPNCTT thực tế đã giảm so với kế hoạch là 3,8 % tương ứng với
lượng giảm là: 6,576.018 (đồng). Trong điều kiện tổng quỹ lương cố định, đơn giá
lương không thay đổi thì số giảm này phẩn ánh năng suất lao động bình quân của công
nhân sản xuất trong công ty đã tăng lên. Đây là biểu hiện tốt phản ánh sự nỗ lực và cố
gắng của công nhân trong quá trình sản xuất. Đây cũng là tiền đề giúp công ty tiết kiệm
chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường và
nâng cao doanh lợi của công ty.
* Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch của khoản mục CPSX chung là:
= 137.642.477 – 141.315.000
= - 3.672.523 (đồng)
Tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch của khoản mục CPSX chung là:
- 3.672.523
= x 100 = - 2,6 %
141.315.000
CPSX chung thực tế đã giảm so với kế hoạch là 2,6 % tương ứng với lượng giảm
là 3.672.523 (đồng). Đây là biểu hiện của việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
máy móc, thiết bị của công ty.
g/ Về áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán tại công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi
Hiện nay, công ty chưa sử dụng một phần mềm kế toán nào mà chỉ mới sử dụng
các công thức, các lệnh sẵn có trong Excel như Vlookup, Sort, Auto filter, Advanced
filter, Consolidate, Pivot Table, Subtotal….để xử lý số liệu và lên các sổ kế toán chi tiết,
các sổ kế toán tổng hợp và các báo cáo tài chính. Cách làm này rất mất thời gian và
không đồng bộ. Mặt khác, trong điều kiện khoa học về công nghệ thông tin ngày càng
phát triển và để đáp ứng yêu cầu thông tin cho việc ra các quyết định quản lý, công ty
nên cài đặt một phần mềm kế toán. Các giải pháp công ty có thể lựa chọn là: mua phần
mềm của các công ty sản xuất phần mềm hoặc thuê chuyên gia đến thiết kế một phần
mềm riêng dựa trên những đặc thù của công ty. Tuy vậy, về cơ bản, các phần mềm kế
toán được thiết kế phải đảm bảo sau khi nhập dữ liệu vào máy (chỉ phải nhập một lần ),
máy sẽ xử lý và cung cấp các thông tin chi tiết cho các sổ chi tiết, các thông tin tổng
hợp cho các sổ tổng hợp cũng như việc lên các báo cáo kế toán theo yêu cầu của người
sử dụng.
Riêng đối với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì quy
trình kế toán trên máy phải thoả mãn một số điều kiện sau:
- Việc tập hợp chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận
liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ.
- Căn cứ kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở cuối kỳ theo từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở cuối kỳ vào máy.
- Lập các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ và nhập vào
máy.
- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, người sử dụng khai báo với
máy tên đối tượng tính giá thành (sản phẩm, công trình ) hoặc là tên của đối tượng phát
sinh chi phí (xí nghiệp, tổ…) và tên báo cáo cần lấy. Máy sẽ tự xử lý và kết xuất ra các
thông tin theo yêu cầu quản lý của công ty.
Công ty có thể lựa chọn một trong 2 phần mềm kế toán sau: Phần mềm kế toán
FAST của công ty phần mềm tài chính hoặc Phần mềm kế toán EFFECT của công ty
BSC, tuỳ theo đặc điểm của công ty. Theo em, công ty nên sử dụng phần mềm kế toán
EFFECT bởi vì đây là một phần mềm có tính động cao, đáp ứng được yêu cầu biến
động của công ty. Do đó, sử dụng phần mềm EFFECT sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế
được sự phụ thuộc vào công ty phần mềm khi doanh nghiệp có một số thay đổi về
nghiệp vụ kế toán.
Kết luận
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn
đề tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề mấu chốt và cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới.
Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tất cả các khâu trong quá trình sản xuất
kinh doanh với chi phí là tiết kiệm nhất. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ
sở vật chất sẵn có, doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán chi phí sản xuất kinh
doanh và tính giá thành sản phẩm, rồi tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thông qua nội dung này nhà quản lý có thể nhận ra những việc đã làm và chưa
làm được trong quá trình quản lý. Từ đó, đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 391_1401.pdf