Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung
Việc hạch toán khoản mục này theo như nhận xét của riêng cá nhân tôi
cho thấy là chưa được chính xác và rõ ràng. Cụ thể như: Việc hạch toán chi
phí sản xuất chung vào TK 6277, 6278 còn có sự trùng lắp, chưa có sự phân
biệt rạch ròi. Vì vậy cần phải tiến hành hạch toán hai khoản mục này thống
nhất và cố định thì mới có thể đảm bảo phản ánh đúng nội dung, tính chất của
tài kho ản này.
Theo tôi, đối với TK 6277, mục chi phí thuê nhân công trong tài khoản
này nên hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp vì trong kho ản
mục ‘’ chi phí nhân công trực tiếp, đã bao gồm chi phí lao động thuê ngoài.
51 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2578 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp vật liệu xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức độ hoàn
thành
Chi phí KLXL hoàn
thành bàn giao trong
kỳ theo dự toán
+
Chi phí dự toán
KLXL dở dang
cuối kỳ theo mức
độ hoàn thành
Ngoài ra khi xây dựng công trình hạng mục công trình có thời gian thi
công ngắn theo hợp đồng được chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thành bộ
công việc thì giá trị của sản phẩm làm dở cuối kỳ chính là toàn bộ chi phí sản
xuất thực tế phát sinh từ khi thi công đến thời điểm kiểm kê, đánh giá.
IV. Giá thnàh sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm
xây lắp
4.1 Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính cho từng công trình,
hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành theo quy định.
Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng thường mang tính
chất cao biệt. Mỗi công trình hay hạng mục công trình hoàn thành theo một
thời điểm nhất định đều có một giá thành riêng và đều được xác định trước
khi tiến hành sản xuất. Giá thành là một chỉ tiêu quan trọng để xác định giá
trúng thầu và hiệu quả kinh tế của hoạt động xây lắp
Trong sản xuất xây lắp thường có các loại giá thành như sau:
a. Giá dự toán
Giá dự toán của công trình xây lắp là giá thành được xác định dựa trên
khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế được duyệt, cả mức dự toán và đơn
giản xây dựng cơ bản do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa theo mặt bằng
giá cả thị trường.
15
Giá thành dự toán < Giá trị dự toán
Giá trị dự tián = Giá thành dự toán + Thu nhập chịu thuế tính trước + thuế
Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi và trúng
thầu các công trình xây lắp thì việc phấn đấu hạ giá thành, giảm chi phí là
điều kiện thiết yếu của mỗi doanh nghiệp. Giá thành dự toán trong quá trình
đấu thầu chia thành 2 loại
- Giá đấu thầu công tác xây lắp: Đây là loại giá do chủ đầu tư chưa ra
để các tổ chức đầu tư ra để các tổ chức xây lắp lấy làm căn cứ để xây dựng
giá trị thầu của mình.
- Giá thành hợp đồng xây lắp là loại giá thành dự toán ghi trong hợp
đồng ký kết giữa chủ đầu tư với tổ chức trúng thầu sau khi đã thoả thuận giao
nhận thầu.
b. Giá thành kế hoạch công tác xây lắp
Đây là loại giá thành được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụh thể
doanh nghiệp về định mức, đơn giá, biện pháp thi công qua thành kế hoạch
trong 1 kỳ nhất định theo công thức.
Giá thành kế hoạch của Công ty, hạng mục Công ty = Giá thành dự
toán của Công ty, hạng mục Công ty – Mức hạ giá thành kế hoạch
c. Giá thành thực tế của công tác xây lắp
Giá thành thực tế của công tác xây lắp là biểu hiện bằng tiêu của những
chi phí thực tế bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp nó được tính trên cơ sở
số liệu kế toán về chi phí sản xuất của lượng xây lắp thực hiện trong kỳ.
Cả ba loại giá thành trên đều có mối quan hệ và được biểu hiện như
sau:
Giá thành dự toán Giá thành kế hoạch Giá thành thực tế
Ngoài ra căn cứ vào phạm vi tính giá thành sản phẩm xây lắp còn được
theo dõi qua 2 chỉ tiêu.
- Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh: Là giá thành của các công trình hạng
mục công trình đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng theo
16
thiết kế đã ghi trong hợp đồng, được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận
thanh toán.
- Giá thành công tác xây lắp thực hiện: Là giá thành của khối lượng
công tác đảm bảo thảo mãn các điều kiện như sau:
- Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng đã quy định
- Khối lượng xây lắp phải được xác định cụ thể và được chủ đầu tư
nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
4.2. Đối tượng tính giá thành
Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng đối tượng tính giá thành sản
phẩm xây lắp thường chính là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do vậy,
đối tượng tính giá trong doanh nghiệp xây dựng là các công trình, hạng mục
công trình hoàn thành.
4.3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tính giá thành cho
các đối tượng cần tính giá thành trong một thời kỳ nhất định. Kỳ tính giá
thành trong các doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản
xuất, chu kỳ sản xuất và tính thức nghiệm thu khối lượng và bàn giao công
trình hoàn thành. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ
tính giá thành được chọn là tháng, còn các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất
dài thì kỳ tính giá thành thường là thời gian mà sản phẩm xây lắp được hoàn
thành và bàn giao thanh toán.
4.4. Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản
xuất đã tập hợp được của kế toán để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm,
công việc lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo khoả mục chi phí đã quy định và
đúng kỳ tính giá thành.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để tính giá thành của sản phẩm
xây lắp là:
a. Phương pháp tính giá thành trực tiếp
17
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm chính là toàn bộ chi phí
thực tế đã phát sinh được tập hợp cho sản phẩm đó sau khi đã tính chênh lệch
giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ. Phương pháp này được
áp dụng chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp có đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ
báo cáo, quy trình công nghệ sản xuất giảm đơn, ổn định. Như vậy giá thành
sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau:
Z = Dđk + C – Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm
Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
b. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức
Phương pháp này giúp cho việc tăng cường kiểm tra các chi phí sản
xuất theo định mức quy định, đồng thời tạo điều kiện tính toán giảm đơn,
cung cấp thông tin về giá thành kịp thời. Nội dung của phương pháp này như
sau:
- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí
được duyệt để đề ra giá thành định mức cho sản phẩm.
- Tổ chức công tác hoạch toán số chi phí sản xuất thực tế phù hợp và
định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch thoát ly định mức.
- Thường xuyên tập hợp và phân tích những chênh lệch này để đề ra
biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy giá thành theo phương pháp này sẽ được tính như sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp = Giá thành định mức của sản
phẩm xây lắp Chênh lệch do thay đổi định mức Chênh lệch do thoát ly
định mức
Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp tính giá thành xây lắp khác như
tính giá thành theo đơn đặt hàng, theo hệ số… Tuy nhiên, việc lựa chọn và áp
18
dung phương pháp nào còn tuỳ thuộc và đặc điểm tổ chức quản lý và tình
hình thực tế doanh nghiệp.
V. Hệ thống sổ kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản Phẩm
Vì Công ty Xây lắp vật liệu xây dựng áp dụng hình thức kế toán Nhật ký
chung nên tôi xin được đề cập về hình thức này .
Trong hình thức kế toán Nhật ký chung, để tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm, Kế toán Công ty sử dụng các sổ kế toán sau:
- Sổ Nhật ký chung: được sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh theo trình tự thời gian, phản ánh các quan hệ đối ứng theo tài khoản
để phục vụ cho việc ghi sổ cái.
- Sổ cái tài khoản: được mở để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
từng tài khoản kế toán như sổ cái TK621, 622, 623, 632....
- Sổ chi tiết tài khoản: được sử dụng để phản ánh chi tiết các đối tượng kế
toán cần theo dõi chi tiết mà trên sổ kế toán tổng hợp không đáp ứng được
bao gồm các sổ chi tiết tài khoản chi phí: TK 621, 622, 627,... và các tìa
khoản phản ánh giá thành: TK154, 632, ...
Ngoài ra doanh nghiệp còn lập bảng cân đối phát sinh vào cuối tháng. Còn
cuối quý, năm lập báo cáo Tài chính, báo cáo quản trị chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
19
Chương II: Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp VLXD
I. Tổng quan về Công ty xây lắp vật liệu xây dựng
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây lắp VLXD
Công ty xây lắp VLXD tiến thân là Công ty vật liệu xây dựng được
thành lập theo quyết định số 124/BXD – TCLĐ ngày 26/1/1996 của Bộ
trưởng bộ xây dựng trên cơ sở chấm dứt hoạt động của Liên hiệp các xí
nghiệp đá, cát, sỏi, thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng. Theo quyết
định số 33/BXD – TCLĐ ngày 20/1/1997, Công ty vật liệu xây dựng được đổi
tên thành Công ty xây lắp VLXD trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông
Hồng.
Công ty xây lắp VLXD là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh
doanh theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ
dân sự theo luật định; tự chụi trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong số vốn do mình quản lý, có con dấu, tài sản riêng và
được mở tài khoản tại các Ngân hàng theo quy định của Nhà nước Công ty
chụi sự quản lý của Nhà nước, Bộ xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước
khác theo pháp luật.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại: Số 72 – Phố An Dương – Tây Hồ –
Hà Nội. Điện thoại: 04.8294852
Ngay từ khi mới thành l ập, Công ty đã được Tổng Công ty Sông Hồng
và các đơn vị khác mới thầu các công trình lớn mang tầm Quốc gia như, công
trình lăng Hồ Chủ Tịch, cung văn hoá Hữu Nghị, công trình thuỷ điện Hoà
Bình… cũng như các công trình dân dụng khác mà đơn vị đã tham gia thi
công đều đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng công trình.
Qua 7 năm đi vào hoạt động kể từ khi tách khỏi liên hiệp các xí nghiệp
đá, cát sỏi đến nay, mặc dù đứng trước rất nhiều khó khăn thiếu thốn về vốn,
20
thị trường biến động nhưng Công ty vẫn không ngừng đi lên và dần đi vào ổn
định để khẳng định vị trí của mình trên nền kinh tế thị trường.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xây lắp VLXD
Công ty XLVLXD được thành lập để thực hiện nhiệm vụ, sản xuất kinh
doanh VLXD và xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây
dựng của Nhà nước bao gồm:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí, ốp lát và các
máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác vật liệu xây dựng
- Tư vấn kỹ thuật công nghệ cho các dự án phát triển vật liệu xây dựng
- Thi công xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu mỏ khai
thác tài nguyên làm vật liệu xây dựng và công trình dân dụng
- Xuất nhập khẩu sản phẩm vật tư thiết bị chuyên ngành đá, cát sỏi và
vật liệu trang trí ốp lát.
- Vận tải đường sông, gia công sửa chữa các phương tiện vận thuỷ.
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thuỷ lợi, thỷ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp các
công trình đường dây và trạ biến thế điện… Thi công lắp đặt máy móc, thiết
bị, các hệ thống kỹ thuật công trình, trang trí nội ngoại thất công trình, nạo vét
luồng lạch sông – biên bằng cơ giới, bốc xe hàng hoá.
- Đầu tư phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng kxy thuật đô thị với quy
mô vừa và nhỏ.
- Được phép liên kết với các đơn vị, tổ chức kinh tế trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật.
Trong những năm tới đây, Công ty đang cố gắng thực hiện và hoàn
thành tốt những nhiệm vụ cụ thể đã đề ra như sau:
Hoàn thành đúng tiến độ thi công các công trình, hạng mục có trình
chuyển tiếp từ năm 2003 sang như: Công trình trụ sở viện kiểm sát ND Lý
Nhân – Hà Nam, chống quá tải điện Đông Sơn… đồng thời triển khai nhanh
21
các công trình mới trong năm 2004 ở các tỉnh phía Bắc: Hoà Bình, Sơn La,
Bắc Kạn, Tuyên Quang…
KHẩn trương xây dựng mới nhà máy gạch Tuynel. Cam thự Hà Tây để
có thể đưa nhà máy đi vào hoạt động trong tháng 8/2003 với tổng giá trị sản
xuất công nghiệp là 1.500 triệu đồng.
Mở rộng quan hệ kinh doanh vật tư, thiết bị, máy móc, thị trường tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá cho Công ty.
1.3. Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Hiện nay, do quyết định của Bộ xây dựng và Tổng Công ty xây dựng
Sông Hồng, các xí nghiệp trực thuộc Công ty lần lượt tách thành các đơn vị
hạch toán độc lập nên từ tháng 7/2003, Công ty chỉ còn lại bộ phận văn phòng
và xí nghiệp xây lắp vật tư vận tải nên quy trình sản xuất kinh doanh được
chia thành 2 bộ phận chính là bộ phận sản xuất, thi công xây lắp các công
trình và bộ phận kinh doanh chuyên mua bán các loại vật tư, máy móc thiết
bị, phụ tùng xây dựng.
Đối với bộ phận xây lắp thì quy trình công nghệ sản xuất được thực
hiện theo sơ đồ sau:
22
Sơ đồ 3:
1.4. Tổ chức bọ máy quản lý Công ty xây lắp vật liệu xây dựng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của một đơn vị có năng động hiệu quả
hay không cũng một phần là do sự tác động của việc tổ chức bộ máy quản lý
ở doanh nghiệp đó. Với mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau, quy mô, thị
trường khác nhau thì đòi hỏi việc tổ chức bộ máy quản lý ở mỗi đơn vị khác
nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý của mình thì Công ty xây lắp VLXD
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh theo phương pháp trực tuyến chức năng
(tổ chức quản lý theo một cấp): Các phòng ban chức năng và các phó giám
đốc đến chụi sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty. Ta có thể khái quát
mô hình quản lý của Công ty theo sơ đồ sau:
Dọn dẹp mặt
bằng
Thi công phần
thô
Hoàn thiện công
trình
Đào lắp thông thường,
đắp bao…
Làm nền nóng
Dựng cốt pha, bê tông,
cốt thép…
Xây dựng, lắp ráp, lắp
đặt… các chi tiết của
công trình theo thiết
Tạo cảnh quan: Lắp đặt
hệ thống thiết bị, sơn
quét, hệ thống chiếu
23
24
Sơ đồ 4:
* Ban giám đốc
- Giám đốc Công ty: Là người đại diện của Công ty trước pháp luật,
trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Công ty và
người chụi trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động x kinh doanh và làm
tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
- Phó giám đốc phụ trách thi công: Là người giúp Giám đốc trực tiếp
quản lý chung tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đội thi công
- Phó giám đốc phụ trách kinh tế: phụ trách về kế hoạch kinh tế, tài
chính của Công ty, thay mặt điều hành Công ty khi Giám đốc đi vắng
* Các phòng ban chức năng
Giám đốc
P. Giám đốc phụ
trách thi công
Phó giám đốc phụ
trách kinh tế
Phòng kinh
doanh tiếp thị
Phòng kế
hoạch kỹ thuật
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán
tài chính
Đội thi
công số 1
Đội thi
công số 2
Đội thi
công số 3
Đội thi
công số 4
Đội thi
công số 5
25
- Phòng tài chính kế toán (TCKT): Giúp Giám đốc Công ty thực hiện tổ
chức công tác kế toán, hạch toán kế toán trong nội bộ Công ty theo đúng
chính sách, chế độ mà Nhà nước quy định.
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật (KHKT) có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và
giám sát về mặt kỹ thuật, chất lượng công trình mà Công ty đang tham gia
thực hiện, đề ra các biện pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình thi
công…
- Phòng tổ chức hành chính (TCHC) giúp giám đốc đề ra các phương
án tổ chức sản xuất kinh doanh, điều động và tuyển dụng bố trí cán bộ, công
nhân viên trong đơn vị, thực hiện công tác giám sát chế độ tiền lương, chế độ
lao động và bảo hiểm thực hiện công tác hành chính quản trị, văn phòng,
chăm lo đời sống của các bộ máy công nhân viên trong Công ty.
- Phòng kinh doanh tiếp thị (KDTT) vốn là một bộ phận của phòng
TCKT được lập ra để thực hịên nhiệm vụ kinh doanh, mua bán các loại vật tư,
vật liệu, máy móc thiết bị xây dựng … với các đơn vị khác nhằm tạo thêm
việc làm và tăng thêm thu nhập cho đơn vị…
* Các đội sản xuất, thi công xây lắp: Có nhiệm vụ thi công và hoàn
thiện các công trình, hạng mục công trình cụ thể đã được Công ty giao cho
từng đội.
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty xây lắp
VLXD
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị
Trước đây, do Công ty bao gồm nhiều đơn vị thành viên trực thuộc và
mỗi đơn vị thành viên lại đảm nhận những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
riêng nên bộ máy kế toán được tổ chức thu hình thức hạch toán phụ thuộc.
Hiện nay, khi các đơn vị thành viên tách khỏi Công ty để đảm bảo cho sự lãnh
đạo thống nhất trực tiếp và phù hợp với tình hình mới thì bộ máy kế toán
được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, chụi sự quản lý trực tiếp của kế
toán trưởng Công ty.
26
27
Sơ đồ 5:
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty XLVLXD
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách toàn bộ công tác tài chính kế toán
của Công ty: tổ chức giám sát công tác kế toán từ Công ty đến các thi công,
cùng với ban lãnh đạo của Công ty lập kế hoạch và theo dõi việc triển khai
thực hiện các kế hoạch hoạt động sản xuất trong kỳ, là người chụi trách nhiệm
trước pháp luật, trước Giám đốc Công ty về tính trung thực hợp lý của các tài
liệu kế toán tài chính của đơn vị.
- Kế toán tổng hợp: Là người giúp kế toán trưởng thu thập thông tin
kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ tập hợp chứng từ kế toán, pha loại, kiểm
tra tính hợp lý hợp lê và tiến hành ghi sổ kế toán theo định khoản… Hàng
ngày, thường xuyên đối chiếu số liệu ch tiết với những kế toán làm nhiệm vụ
khác và hàng quý, năm số lập báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp theo quy
định của Nhà nước.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi việc thanh toán tạm ứng, các công nợ
của từng cá nhân, đơn vị liên quan, tính toán tiền lương và các khoản trích
theo lương… Sau đó chuyển toàn bộ chứng từ cho kết tổng hợp để ghi số
khoán.
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
Kế
toán
thanh
Kế
toán
thuế
Kế
toán
TSCĐ
Thủ kho
Thủ quỹ
28
- Kế toán thuế: Chụi trách nhiệm theo dõi lập bảng kê khai thuế của
hàng hoá dịch vụ mua và, bán ra cũng như bán cáo quyết toán thuế hàng năm
cho đơn vị
- Kế toán TSCĐ chụi trách nhiệm theo dõi sự tăng giảm và biến động
của tài sản cố định trong toàn Công ty và lập các báo cáo liên quan đến TSCĐ
sử dụng trong đơn vị.
- Thủ kho: Có nhiệm vu theo dõi và lập các phiếu nhập xuất kho vật
hàng hoá của các đội và Công ty, thường xuyên kiểm tra, theo dõi số lượng
nhập – xuất – tồn và lập các báo cáo có liên quan.
- Thủ quỹ: Có trách nhiệm ghi chép theo dõi tình hình thu chi bằng tiền
mặt hàng ngày và báo cáo cho kế toán trưởng biết số lượng tồn quy tiền mặt
theo quy định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần.
1.5.2. Công tác kế toán và hệ thống số kế toán sử dụng trong đơn vị
Căn cứ vào tình hình sản xuất và bộ máy kế toán tại đơn vị Công ty đã
áp dụng công tác hạch toán
- Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung
- Niên độ kế toán quy định: Từ 1/1/ đến 31/12 hàng năm
- Phương pháp kê khai hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Báo cáo quyết toán được thực hiện theo quý
Căn cứ pháp lý của công tác kế toán là các văn bản quyết định chung
của bộ tài chính, cụ thể là hệ thống kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp
ban hành theo quyết định 1864 ngày 16/2/199*** và các văn bản Quyết định
hạch toán bộ xây dựng và tổng Công ty xây dựng Sông Hồng hướng dẫn
Toàn bộ công tác ghi chép, tính toán, xử lý thông tin kinh tế tài chính
của Công ty được thực hiện trên máy vi tính trên phần mà kế toán chuyên
dụng SAS của VNESCO cung cấp. Theo đó, chủ trương xây lắp chứng từ
được thực hiện theo các bước sau:
29
Hệ thống sổ sách và tài khoản kế toán sử dụng là thực hiện hướng dẫn
của bộ tài chính. Ngoài ra đối với các tài khoản có như đối tựng kế toán cần
theo dõi chi tiết cũng được Công ty mở sổ chi tiết để theo dõi riêng. Ví dụ
như:
- TK 1211 tiền gửi ngân hàng được mở chi tiết đến cấp 3 để theo dõi
riêng cho từng ngân hàng mà công ty có quan hệ tín dụng.
- TK 1311 phải thu của khách hàng: được theo dõi chi tiết cho từng đối
tượng khách hàng…
- Nhóm các TK liên quan đến chi phí và giá thành cũng được mở chi
tiết theo từng công trình, hạng mục công trình TK 621, 622, 627,154…
II. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty xây lắp VLXD.
Đối với Công ty, toàn bộ công tác kế toán sẽ được thực hiện trên máy
vi tính dựa trên phần mền kế toán chuyên dụng SAS nên việc phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian rất thuận tiện và nhanh chóng, rất
hữu ích cho công tác quản trị trong đơn vị. Công việc của kế toán chủ yếu là
đưa dữ liệu vào máy theo định khoản, còn các thông tin đầu ra: Sổ nhật ký
chung, sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối kế toán, các báo cáo kế toán khác…
đều do máy tự động thống kê và đưa ra dựa trên các dữ liệu đã được nhập.
Nghiêp vụ
kinh tế phát
sinh
Thu thập, xử
lý nghiệp vụ
Nhập
chứng từ vào
máy
Ghi sổ NKC,
sổ cái, sổ chi
tiết, bảng
CĐKT, báo
cáo kế toán
khác...
30
2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
Do đặc điểm ngành xây dựng nói chung và đặc điểm tổ chức sản xuất
riêng trong đơn vị, việc xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản
xuất là khâu đầu tiên quan trọng chi phối đến toàn bộ công tác hạch toán chi
phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong
Công ty xây lắp VLXD là các công trình, hạng mục công trình.
2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Để phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất là phân công, giao khoán cho
các đội thi công từng công trình, hiện nay, Công ty đang áp dụng phương
pháp hạch toán chi phí trực tiếp theo từng công trình. Khi đó chi phí sản xuất
phát sinh cho công trình nào thì được tập hợp cho công trình đó.
2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong các doanh nghiệp xây lắp thì khoản mục chi phí nguyên vật liệu
là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc
xác định đúng và đủ khoản mục chi phí này có tác động quan trọng trong việc
xác định lượng tiêu hao vật chất trong quá trình thi công xây lắp. Từ đó giúp
cho nhà quản trị có thể nẵm bắt được tình hình sử dụng và nhu cầu thực tế về
nguyên vật liệu trong thi công theo từng giai đoạn , đề ra biện pháp quản lý
hữu hiệu tránh thất thoát, lãng phí vật liệu góp phần giảm chi phí cho công
trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm rất nhiều mục, vật liệu xây
dựng (cát, đá, sỏi, ống cống, cột bê tông, xi măng ..), các loại vật tư phụ tùng
sử dụng cho máy thi công (bánh xe, xích, líp…), nhiên liệu cháy máy (dầu
diezen, dầu mỡ, xăng…)… Để tập hợp được các loại chi phí vật liệu này, đơn
vị sử dụng TK 621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong đó có mở chi tiết
31
theo dõi cho từng công trình theo số hiệu mã hoá cài đặt trên phần mềm kế
toán:
- TK 62101 - Công trình khu công nghiệp Bắc Thăng Long
- TK 62102 - Công trình trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn
- TK 62103 – Công trình xoá bán tổng Hàm Yên - Tuyên Quang
…
Do địa điểm thi công các công trình là nơi phát sinh chi phí, ở xa trụ sở
Công ty nên để thuận lợi cho tiến trình thi công, hạn chế chi phí vận chuyển
tốn kém và đảm bảo cho giá nhập vật tư sát với thực tế thì đơn vị tổ chức kho
vật liệu ngay tại chân công trình và việc nhập xuất kho diễn ra tại đó.
Thông thường, các đội trưởng hoặc người phụ trách công trình sẽ căn
cứ vào định mức chi phí nguyên vật liệu, tiến độ thi công công trình, cũng
như nhu cầu thực tế về vật tư để làm thủ tục tạm ứng tiền mua nguyên vật liệu
cho công trình, hoặc làm đơn đề nghị Công ty thanh toán hoặc chuyển trả
tienè hệ cho cá nhân, tổ chức cung cấp vật tư. Còn thủ kho sẽ căn cứ vào các
phiếu đề nghị mua vật tư , hoá đơn mua vật tư và phiếu yêu cầu lĩnh vật tư…
để viết phiếu nhập kho, các đội (thường là đội trưởng hoặc người phụ trách thi
công công trình) sẽ tập hợp tất cả các chững từ đó đưa lên phòng kế toán làm
thủ tục hoàn vay hoặc xin thanh toán cho công trình. Kế toán viên sẽ căn cứ
vào các chứng từ đó để tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo quy định.
Cụ thể căn cứ vào phiếu yêu cầu mua vật tư, đơn xin tạm ứng phiếu chi
tiền mặt, hoá đơn mua hàng và phiếu nhập kho (biểu 01) đã tập hợp được cho
công trình trụ sở Công ty khoán sản Bắc kạn, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào mày
theo định khoản.
Nợ TK 152: 48.370.000
Nợ TK 133111: 4.837.000
Có TK 14112: 53.207.000
32
Sau đó, căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư và phiếu xuất kho (biểu
02) kế toán sẽ vào mục xuất kho trên màn hình nhập liệu và nhập vcác thông
tin có liên quan theo định khoản
Nợ TK 62102: 4.370.000
(Chi tiết cho công trình trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn)
Có TK 152: 48.370.000
Xem sổ chi tiết TK 62102: CT Trụ sở công ty khoáng sản Bắc Kạn.
Thường thì thủ kho viết phiếu nhập kho, xuất kho đồng thời với nhau
theo cách: nhập vào bao nhiêu thì xuất ra bấy nhiêu nên TK 152 thường
không mở theo dõi chi tiết cho từng công trình và đây cũng chỉ là thủ tục để
hợp hoá chứng từ kiểm tra theo dõi cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu
33
Biểu 01:
Đơn vị: Công ty XLVLXD Phiếu xuất kho
Mẫu số: 02 - VT
Địa chỉ: 72 An Dương – HN
Ngày 28. tháng 12 năm 2003
Theo QĐ: 1141 –
TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995
của bộ tài chính
Nợ:
Có:
Số: 05
Họ tên người giao hàng: Bùi Xuân Ngọc
Theo HĐGTGT số 008653 ngày …. Tháng …. Năm 2003 của Công ty TNHH
Hoà Long
Nhập tại kho: Công ty
ST
T
Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm
chất vật tư (sản
phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng từ
Thực
nhập
1. Xi măng Bỉm
Sơn PBO
Thuế
GTGT10%
Tấn 70 70 691.000 48.370.000
4.837.000
34
Cộng 53.207.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Năm mười ba triệu hai trăm linh bảy ngàn đồng
Nhập, ngày 28 tháng 12 năm 2003
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên)
Biểu 02:
Đơn vị: Công ty XLVLXD Phiếu xuất kho
Mẫu số: 02 - VT
Địa chỉ: 72 An Dương – HN
Ngày 28. tháng 12 năm 2003
Theo QĐ: 1141 –
TC/QĐ/CĐKT
Ngày 1/11/1995
của bộ tài chính
Nợ:
Có:
Số: 05
- Họ tên người giao hàng: Bùi Xuân Ngọc
- Lý do xuất: Xuất cho công trình trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn
- Xuất tại kho Công ty.
ST
T
Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm
chất vật tư (sản
phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Theo
chứng từ
Thực
nhập
1. Xi măng Bỉm
Sơn PBO
Tấn 70 70 698.000 48.370.000
Cộng 48.370.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Bốn mươi tám triệu, hai trăm linh bảy ngàn đồng.
35
Xuất, ngày 28 tháng 12 năm 2003
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên) (Ký họ, tên)
36
Sau khi hoàn tất việc nhập số liệu, máy tính sẽ tự động tập hợp dữ liệu
để lên các sổ nhập ký chung, sổ cái TK 152, TK 141, TK 13311, TK 621,…
Theo số liệu chứng từ và ngày nhập chững từ…. Cuối kỳ sẽ chọn mục kết
chuyển để kết chuyển toàn bộ chi phúi nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ trên
các sổ cái tài khoản 621 và sổ chi tiết tài khoản của từng công trình sang TK
154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;
Nợ TK 62102; 48.370.000
(Chi tiết công trình Trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn)
Có TK 15402: 48.370.000
(Chi tiết công trình Trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn)
2.1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Quá trình sản xuất bao gồm sự kết hợp của 3 yếu tố lao động đối tượng
lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động ;uôn là yếu tố mang tính chất
quyết định quan trọng trong quá trình sản xuất mà tạo ra của cải vật chất cho
xã hội. Do đó, chi phí lao động là một trong những diều kiện cần thiết cho sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Và để đảm bảo quyền lợi và khuyến khích người lao động quan tâm đến chất
lượng và hiệu quả làm việc thì việc tính đúng, tính đủ, kịp thời thù lao lao
động là vấn đề hết sức quan trọng góp phần quản lý tốt thời gian lao động và
quỹ tiền lương của Công ty, hạ giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm: Tiền lương chính
lương phụ, BHXH, BHYT, KPCD … của công nhân trực tiếp sản xuất, công
nhân điều khiển máy thi công và tiền công phải trả cho lao động thuế ngoai
theo hợp đồng ngắn hạn. Để tập hợp khoản mục này, kế toán Công ty sử dụng
TK 622 chi phí nhân công trực tiếp và nó được mở chi tiết cho tài khoản cấp 2
theo từng công trình.
TK 62201: Công trình khu CN Bắc Thăng Long
TK 62202: CT trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn
37
TK 62203: CT XBT Hàm Yên – Tuyên Quang
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tàihoản có liên quan như: TK 334,
TK 338, TK 1111, TK 3311..
Hiện nay, Công ty đáng áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và
nó được tính cho cả lao động trực tiếp và lao động giám tiếp. Đối với số lao
động trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình thù lương và các khoản
phụ cấp tiền lương.. đều do đội trưởng hoặc các cán bộ kỹ thuật phụ trách độ
lập nên. Do số công nhân trong danh sách không chiều mà khối lượng công
việc đòi hỏi cần nỗ lực lượng nhân công lớn, nhất là khi tiến độ thi công đang
đến kỳ gấp rút nên Công ty phải thuê thêm lao động bên ngoài diện ngắn hạn
hoặc hợp đồng theo thời vụ: Vì vậy nên tiền công lao động của họ bao gồm cả
BHXH, BHYT, KPCĐ… được tính cả vào đơn giá nhân công trả trực tiếp cho
họ dựa trên biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, gửi kèn
bảng chấm công và bảng thanh toán lương lên phòng kế toán Công ty để xin
thanh toán.
Tại các đội thi công: Các đội trưởng, đội phó hoặc người phụ trách kỹ
thuật của Công ty sẽ đứng ra tổ chức việc thuê nhân công và ký kết hợp đồng
làm khoán với người lao động. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu công việc
hoàn thành, hợp đồng là khoán và bảng chấm công cho từng người lao động
đội trưởng và nhân viên kỹ thuật sẽ tính toán đơn giá tiền lương và số tiền
lương phải trả cho người lao động theo.
Tổng tiền lương
phải trả cho 1 người
lao động
=
Tổng giá trị công việc
hoàn thành
X
Số công của một CN
trong tháng Tổng số ngày công của
toàn đội
Số tiền lương = Tổng tiền lương + Phụ cấp ăn + Các khoản phụ
38
thực lĩnh của
một công nhân
phải trả cho 1
công nhân
trưa cấp khác (nếu
có)
Cụ thể: Căn cứ vào bảng chấm công, biên bản bàn giao khối lượng
công việc, hợp đồng giao khoán, bảng chia lương… của đội xây lắp thi công
công trình trụ sở Công ty khoáng sản Bắc kạn, kế toán sẽ nhập số liệu vào
máy để xác định chi phí nhân công cho công trình này như sau.
Biểu số 05:
Hợp đồng làm khoán
Họ và tên người nhận khoán: Nguyễn Văn Đại – Chức vụ: Tổ trưởng
Địa chỉ: Thị xã Bắc Kạn – Tỉnh Bắc Kạn
Họ và tên người giao khoán: Bùi Xuân Ngọc – Chức vụ: Đội trưởng
Địa chỉ: Công ty XLVLXD – Hà nội
Hôm nay, ngày 30/10/2003, chúng tôi cùng nhau thoả thuận ký kết hợp
đồng giao khoán với nội dung công việc như sau:
TT Nội dung công việc ĐVT
Phần giao khoán
K. lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xây tường gạch chỉ m2 3.000
2 Trát xi măng vữa m2 3.000
3 Quét vôi trắng m2 3.000
… … … … … …
Cộng 11.568.000
Như vậy căn cứ vào bảng tính lương, bảng chấm công, hợp đồng giao
khoán…, kế toán Công ty sẽ xác định chi phí nhân công trực tiếp cho công
trình theo định khoản.
39
Nợ TK 62202: 33.000.000
Có TK 1111: 33.000.000
(Biểu 07), (Biểu 08)
40
2.1.3.3.Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung trong công ty được mở chi tiết cho từng tài
khoản cấp 2, cấp 3 theo từng công trình. Cụ thể TK 627_ chi phí sản xuất
chung bao gồm 6 tài khoản cấp 2:
TK 6271- chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6272- chi phí vật liệu.
TK 6273- chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274- chi phí KH TSCĐ.
TK 6277- chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278- chi phí bằng tiền khác.
Nhưng thực tế công ty chỉ sử dụng chủ yếu là TK 6271, TK 6274,TK 6277,
TK 6278 để phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ của từng đội
hoặc từng công trình. Do đơn vị sử dụng phương pháp tực tiếp để tập hợp chi
phí sản xuất chung nên công tác kế toán khoản mục này tương đối đơn giản vì
ít phải phân bổ (trừ TK 6274- chi phí KH TSCĐ).
a. Đối với chi phí nhân viên phân xưởng:
khoản mục chi phí này được sử dụng để tập hợp toàn bộ các khoản tiền
lương và phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội: đội
trưởng, đội phó, nhân viên kỹ thuật, phụ trách công trình…
Hình thức trả lương cũng là lương trả theo sản lượng hoàn thành công
việc thực hiện trong tháng. Các khoản giảm trừ lương của công nhân viên
phân xưởng này cũng được tính theo tỷ lệ: 5% BHXH, 1% BHYT tính trên
tiền lương cơ bản(290.000đ x hệ số lương). Các khoản này cũng được kế toán
căn cứ vào bảng chấm công, bảng lương,…để nhập vào máy theo định khoản:
Nợ TK 6271
Có TK 334 (hoặc TK 1111, …)
Đồng thời trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào giá thành:
Nợ TK 6271
Có TK 3382
41
Có TK 3383
Có TK 3384
Ví dụ : Căn cứ vào bảng tính lương và các khoản trích theo lương kế
toản hoạch toán chio phí nhân viên phân xưởng theo định khoản:
Nợ TK 627103 : 2.402.640
Có TK 334 : 2.402.460
Đồng thời ghi:
Nợ TK 627103 : 153.360
Có TK 3382 : 76.680
Có TK 3383 : 25.560
Có TK 3384 : 51.120
Sao khi nhập vào máy theo định khoản trên, các số liệu trên sẽ được tập
hợp vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết TK 627103, sổ cái TK 6271, các sổ có
liên quan: TK 334, TK 338…
Cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang TK 154:
Nợ TK 154 : 2.556.000
Có TK 627103 : 2556.000
(Biểu 09)
b. chi phí khấu hao tài sản cố định:
Chi phí này bao gồm các khấu hao về máy móc , thiết bị phục vụ thi
công, máy móc thiết bị văn phòng công ty… Hàng tháng, quý, kế toán TSCĐ
sẽ thống kê, kiểm tra và lập bảng tính Khấu hao TSCĐ và phân bổ cho các
công trình thi công, cho cơ quan công ty để xác định chi phí .
Phương pháp tính khấu hao ,ở đơn vị này , mức khấu hao được tính như
sau:
Mức tính KH trung bình hàng năm của TSCĐ = Error!
Mức tính khấu hao hàng tháng của TSCĐ = Error!
42
Hàng tháng, kế toán TSCĐ sẽ lập bảng báo cáo khấu hao TSCĐ hàng
tháng (biểu 10) để kế toán tổng hợp nhập dữ liệu theo số phân bổ của kế toán
TSCĐ:
Nợ TK 6274 : 15660544
Chi tiết : Công trình TS công ty Khoáng sản Bắc Cạn: 7855660
Công trình khu CN Bắc Thăng Long : 2557890
……………
Có TK 241 : 15.660.544
C, chi phí dịch vụ mau ngoài: Bao gồm các chi phí về điện nước, điện thoại,
chi phí sửa chữa nhỏ, chi thuê máy … và các dịch vụ mua ngoài … Các
khoản chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ nên thường được thanh toán
trực tiếp bằng tiền mặt hoặc tính vào tiền tạm ứng thi công cho công trình …
theo định khoản:
Nợ TK 6277
Có TK 1111, 141…
(biểu 12)
d, chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí chung khác các chi phí
trên: Chi phí công tác, giao dịch, tiếp khách, … Kế toán căn cứ vào các hoá
đơn bán lẻ , hoá đơn tiếp khách, vé tầu xe, cầu đường… để tập hợp cho từng
công trình theo định khoản:
Nợ TK 6278
Có TK 111, 141 …
(biểu 13)
2.1.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Thông thường, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm lại dở theo quý.
Song đối với các công trình có thời điểm thanh toán và bàn giao không trùng
với kỳ tính giá thành thì kế toán vẫn tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở vào
thời điểm thanh toán. Tại Công ty, việc xác định chi phí và giá thành sản
43
phẩm lại dở được xác định bằng phương pháp kiểm kê trên sổ sách kế toán và
trên thực tế khối lượng hoàn thành trong kỳ.
Cuối quý, ban kỹ thuật cùng các đội trưởng, người phụ trách công trình
sẽ tiến hành kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng
công trình gửi lên phòng kế toán để xác định khối lượng xây lắp dở dang theo
từng công thức.
Giá trị dự toán KLXL dở dang cuối kỳ = Khối lượng xây lắp dở dang
cuối kỳ x Đơn giá dự toán
Chi phí
thực tế
KLDD
=
Chi phí thực tế
KLDD đầu kỳ
+
Chi phí thực tế KL
xây lắp thực tế PS
x
Giá trị dự
toán KLDD
cuối kỳ
Giá trị dự toán
KLXL hoàn thành
bàn giao trong kỳ
+
Giá trị dự toán
KLXL dở dang
cuối kỳ
Do công trình trụ sở Công ty khoáng sản Bắc Kạn khi kiểm kê khối
lượng thi công dở dang cuối kỳ bằng không nên công trình được coi là hoàn
thành và tiến hành bàn giao nên không còn chi phí dở dang cuối kỳ
2.1.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Đối tượng tính giá thành: công trình, hạng mục công trình hoàn thành
bàn giao.
Phương pháp tính giá thành tại công ty xây lắp VLXD: là phương pháp
trực tiếp và tổng cộng chi phí để tính giá thành.
Sau khi tập hợp xong chi phí sản xuất sang TK 154. Xác định sản phẩm
làm dở, cuối kỳ, kế toán tiến hàng tính giá thàng sản phẩn hoàn thành bàn
giao theo công thức sau:
Giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao = Chi phí thực tế của KLXL
dở dang đầu kỳ + chi phí thực tế KLXL phát sinh trong kỳ – Chi phí thực tế
KLXD dở dang cuối kỳ
44
Vậy căn cứ vào biên bản kiêm kê khối lượng xây lắp dở dang bảng cân đối
sản lượn, giá thành thực tế KLXL hoàn thành bàn giao
Công trình trụ sở công ty khoáng sản Bắc Cạn là:
129.268.503 + 127.542.008 – 0 = 256.810.511
Do đó kế toán sẽ vào kết chuyển xác định giá thành sản phẩm cho công
trình này theo định khoản:
Nợ TK 63202 : 256.810.511
Có TK 15402 : 256.810.511
45
Chương III.
MộT Số NHậN XéT Và Đề XUấT NHằM HOàN THIệN CÔNG
TáC Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá
THàNH SảN PHẩM TạI CÔNG TY XÂY LắP VậT LIệU XÂY
DựNG
I. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản phẩm và
tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp VLXD.
Trong điều kiện kinh tế thị trường đầy đủ thử thách như nhiệm vụ tìm
được hướng đi đúng đắn, đảm bảo làm ăn kinh doanh có hiệu quả có lãi, tự
chủ về tài chính là điều kiện cần có để tồn tại một doanh nghiệp. Nhận thức
được vấn đề này nên ngay từ đầu khi bước vào sản xuất kinh doanh với sự lỗ
lực phấn đấu của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn công ty,
đã và đang từng bước khẳng định mình trong điều kiện nền kinh tế thị trường,
hoàn thành tốt nhiệm vụ mà tổng công ty Xây dựng Sông Hồng và Bộ Xây
dựng giao cho. Tuy bước vào hoạt động sản xuất chưa lâu nhưng bước đầu
Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và dần đi vào ổn định. Đơn
vị với hoạt động chủ yếu là kinh doanh xây lắp các công trình, hiện nay đang
mở rộng thêm quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đem lại
lợi ích cho công ty và chăm lo tốt hơn cho đời sống của cán bộ công nhân
viên toàn công ty.
Qua quá trình tìm hiểu thực tếtại Công ty nói chungvà công tác kế tón nói
riêng, tôi nhận thấy những ưu điểm và tồn tại cần hải khắc phục như sau:
1. Về ưu điểm:
Nhìn trung công ty đã xây dựng được một mô hình quản lý và hạch toán khoa
học, hợp lý, phù hợp với nhu cầu của công tác quản lý, hợp lệ các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh,và lập và luân chuyển chứng từ theo đúng chế độ hiện hành.
46
Bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả
cho lãnh đạo Công ty trong việc điều hành sản xuất, quản lý kinh tế, hạch toán
theo đúng chế độ hiện hànhvà chính sách của Nhà nước. Đặc biệt là phân
công chức năng, nhiệm vụ cho từng người rất rõ ràng, cụ thể cùng với trình
độ, năng lực làm việc, sự nhiệt tình, trung thực của cán bộ kế toán rất cao đã
góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý đơn vị .
Việc lựa chọn hình thức kế toán nhật ký chung và việc áp dụng phần
mền kế toán máy vi tính đã làm giảm đi khối lượng công việc đáng để cho
công tác kế toán nhất cho công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn.
Thêm vào đó việc phân ra các đội thi công các công trình cụ thể, riêng biệt để
giúp cho việc quản lý cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành được kịp thời và chính xác.
Riêng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, kế toán công ty đã tập hợp và phân bố, tính toán trược tiếp
cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng quý một cách rõ ràng,
đầy đủ, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí và hoạt động sản xuất trong
đơn vị. Công tác kiểm kê khối lượng xây lắp dở dangcũng khoa học và hợp lý
đã giúp cho việc cung cấp số liệu được chính xác, kịp thời phục vụ tốt cho
công tác tính giá thành sản phẩm.
2. Về nhược điểm:
Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo quy định 1864, chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây
lắp : đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ được hạch toán những
nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp. Tuy
nhiên, tài khoản này cũng được công ty sử dụng để hạch toán chung toàn bộ
các chi phí về vật tư dùng để phục vụ máy thi công và sửa chữa lớn xe, máy,
thiết bị thi công mà không hề tách riêng khoản mục này sang tài khoản chi phí
sử dụng máy. Do đơn vị không tiến hành tính trước chi phí sửa chữa lớn tài
47
sản cố định, do đó khi phát sinh chi phí này đều được kế toán đưa vào chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621).
Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung:
TK 627- chi phí sản xuất chung được đơn vị chi tiết theo 6 tài khoản
cấp 2 nhằm tập hợp các chi phí có cùng tính chất vào các tài khoản cấp 2. Tuy
nhiên, trong thực tế việc hạch toán vào các tài khoản này theo tôi còn thấy là
chưa hợp lý:
Đối với TK 6272- chi phí vật liệu: phản ánh các chi phí vật liệu xuất
dùng phục vụ chung cho toàn đội. Tuy nhiên công ty vẫn hạch toán các khoản
nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất xây lắp như: đá, cát, vật liệu cốt
pha… vào tài khoản này. Các chi phí để hạch toán vào TK 6277, TK 6278
còn nhiều trùng lắp, không rõ ràng theo đứng nội dung, tính chất của tài
khoản. Từ đó dẫn đến việc phân chia chi phí sản xuất chung theo hai tài
khoản này trở nên không phát huy tác dụng trong công tác quản lý và phân
tích chi phí.
Về hệ thống tài khoản sử dụng:
Hiện nay, trong công ty, chi phí sử dụng máy thi công không được hạch
toán vào TK 623 mà được đưa vào TK 627 mà chi phí này lại bao gồm nhiều
nội dung nên việc sử dụng chung một TK 627 sẽ không thể bóc tách, theo dõi
riêng cho chi phí về sử dụng máy thi công được.
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp VLXD.
1. ý kiến thứ nhất:
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Đối với trường hợp vật tư xuất dùng phục vụ cho sửa chữa xe, máy thi
công, để phản ánh đúng nội dung tính chất này, kế toán nên hạch toán vào chi
phí sử dụng máy thi công (TK 623). Sự thay đổi về cáhc hạch toán này không
làm thay đổi theo cách này sẽ lại tăng tính chính xác của tiêu giá thành sản
phẩm và nâng cao hiệu quả phân tích chi phí.
48
Việc phân bổ chi phí nhiên liệu cho máy móc thi công công trình trong
trường hợp thi công nhiều trình cùng một lúc, việc điều chuyến xe máy thi
công giữa các công trình là cần thiết và thường xuyên xảy ra. Mặt khác, đây
cũng là một khoản chi phí lớn, Công ty cần phải tiên shành phân bổ chi phí
nhiên liệu cho từng công trình để việc tính toán giá thành thật chính xác và
hợp lý. Việc phân bố trên là hoàn toàn có thể thực hiện được.
2.ý kiến thứ hai
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Tại công ty xây lắp VLXD có chi phí sử dụng máy thi công khá lớn,
mặt khác Công ty có đội máy thi công riêng biệt, không có kế toấn riêng cho
từng đội sử dụng máy thi công. Do vậy để việc tổ chức hạch toán sử dụng
máy thi công được thuận tiện và dễ dàng thì theo tôi, Công ty nên sử dụng TK
623 chi phí sử dụng máy thi công để tập hợp riêng toàn bộ kế toán có thể mở
chi tiết theo các tài khoản cấp hai và cấp ba cho từng công trình để theo dõi
tài khoản cấp hai và cấp ba cho từng công trình để theo dõi
- TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển máy
- TK 6232: Chi phí vật liệu
- TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất dùng cho máy thi công
- TK 6234: Chi phí dịch vụ mua ngoài dành cho máy thi công
- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài dành cho máy thi công
- TK 6238: Chi phí bằng tiền khác cho xe máy thi công
Chú ý: TK 6231: Không bao gồm các khoản trích theo lương như
BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân công trực tiếp điều khiển máy.
Việc sử dụng TK 623 là rất cần thiết đối với Công ty. Nó không chỉ
giúp đơn vị hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp nói riêng và công tác kế toán toàn đơn vị nói chung theo
đúng quy định của chế độ kế toán và giúp cho việc phân tích và đánh giá tình
hình thực hiện công tác quản lý và tiết kiệm chi phí
49
3. ý kiến thứ ba
Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung
Việc hạch toán khoản mục này theo như nhận xét của riêng cá nhân tôi
cho thấy là chưa được chính xác và rõ ràng. Cụ thể như: Việc hạch toán chi
phí sản xuất chung vào TK 6277, 6278 còn có sự trùng lắp, chưa có sự phân
biệt rạch ròi. Vì vậy cần phải tiến hành hạch toán hai khoản mục này thống
nhất và cố định thì mới có thể đảm bảo phản ánh đúng nội dung, tính chất của
tài khoản này.
Theo tôi, đối với TK 6277, mục chi phí thuê nhân công trong tài khoản
này nên hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp vì trong khoản
mục ‘’ chi phí nhân công trực tiếp, đã bao gồm chi phí lao động thuê ngoài.
4. ý kiến thứ tư
Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm:
Theo tôi, để phục vụ cho công tác quản lý chi phí được kịp thời, Công ty
nên lập bảng tính giá thành riêng cho từng công trình hoặc cho từng khối
lượng sản phẩm bao gồm, chi phí cho từng khoản mục chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng may thông
- Chi phí sản xuất chung
50
Mục lục
Lời nói đầu .................................................................................................... 1
Chương I: Lý luận về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp xây lắp ................................. 3
I.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng và yêu cầu quản lý đối
với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ......... 3
1.1.Đặc điểm của ngành XDCB và sự tác động tới công tác tổ chức sản xuất ........... 3
1.2 Yêu cầu quản lý đối với công tác kế toán trong DNXL ................................... 5
1.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán ................................................................. 6
II. Chi phí sản xuất và kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây
lắp .............................................................................................................. 7
2.1. Chi phí sản xuất ..................................................................................... 7
2.2. Phân tích chi phí sản xuất ........................................................................ 7
2.3. Kế toán chi phí sản xuất .......................................................................... 9
III. Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp ................ 13
IV. Giá thnàh sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây
lắp ............................................................................................................ 14
4.1 Giá thành và các loại giá thành sản phẩm xây lắp ........................................ 14
4.2. Đối tượng tính giá thành ........................................................................ 16
4.3. Kỳ tính giá thành ................................................................................. 16
4.4. Phương pháp tính giá thành.................................................................... 16
Chương II: Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty xây lắp VLXD .............................................. 19
I. Tổng quan về Công ty xây lắp vật liệu xây dựng ............................... 19
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây lắp VLXD ...................... 19
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xây lắp VLXD ...................................... 20
1.3. Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty ............................................... 21
1.4. Tổ chức bọ máy quản lý Công ty xây lắp vật liệu xây dựng .......................... 22
1.5. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại Công ty xây lắp VLXD ......... 25
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị ..................................................... 25
51
1.5.2. Công tác kế toán và hệ thống số kế toán sử dụng trong đơn vị ................. 28
II. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty xây lắp VLXD. ..................................................................... 29
2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ............................................................. 30
2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty .......................... 30
2.1.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...................................... 30
2.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ....................................................... 30
2.1.4. Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ .................................................... 42
2.1.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp. ............................................ 43
Chương III: MộT Số NHậN XéT Và Đề XUấT NHằM HOàN THIệN
CÔNG TáC Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá
THàNH SảN PHẩM TạI CÔNG TY XÂY LắP VậT LIệU XÂY DựNG . 45
I. Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản phẩm và tính
giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp VLXD. ..................................... 45
1. Về ưu điểm: .......................................................................................... 45
2. Về nhược điểm: ..................................................................................... 46
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây lắp VLXD. ............................ 47
1.ý kiến thứ nhất: ...................................................................................... 47
2.ý kiến thứ hai ......................................................................................... 48
3. ý kiến thứ ba ......................................................................................... 49
4. ý kiến thứ tư .......................................................................................... 49
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 545_4829.pdf