• Tác dụng:
Kế toán quản trị là lĩnh vực của ngành kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó.
• Giải pháp thực hiện:
Để thực hiện tốt công tác kế toán quản trị, kế toán cần lập các dự toán, định mức về vốn bằng tiền, hàng tồn kho, về sản lượng hàng hóa mua về, sản lượng hàng hóa bán ra, dự toán về chi phí bán hàng, chi phí quản lý, dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng kỳ.
Ngoài các cách phân loại chi phí trong Kế toán Tài chính, doanh nghiệp còn phải chia chi phí sản xuất thành biến phí và định phí. Từ đó xác định chênh lêch giữa doanh thu và biến phí được gọi là lãi trên biến phí, đây là yếu tố quan trọng để thiết lập mô hình mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, nhằm tối đa hóa lợi nhuận; đồng thời cung cấp báo cáo quản trị một cách kịp thời và đầy đủ cho lãnh đạo như cung cấp báo cáo kết quả dạng lãi trên biến phí, báo cáo chi tiết nợ phải thu theo từng thời hạn,khách nợ và khả năng thu nợ, báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn và theo chủ nợ, phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp lãnh đạo công ty ra quyết định và các bộ phận của công ty phối hợp với nhau thực hiện để tạo ra kết quả cao nhất cho công ty.
123 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u vào máy tính như sau: Tại màn hình ban đầu, chọn Nhập dữ liệuà nhấn vào nút ‘...’ ở ô Loại chứng từ và chọn Phiếu thu à chọn Giấy báo Có ngân hàng VNĐ, sau đó nhập các dữ liệu và nhấn nút ‘Lưu’
HÌNH 2.11: MÀN HÌNH NHÂP LIỆU GIấY BÁO CÓ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
Cuối tháng, kế toán tổng hợp mở lại tất cả các “Giấy báo Có” của ngân hàng Ngoại thương đã nhập trong tháng để lập Chứng từ ghi sổ (Thao tác tương tự như đối với việc lập Chứng từ ghi sổ của Hóa đơn GTGT đầu ra).Sau đó số liệu sẽ tự động lên các Sổ. Để xem, in sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 515, ta thực hiện các bước tương tự như tài khoản 511.
BIỂU 2.07: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515 (xem trang bên)
BẢNG 2.07: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 515
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
(Trích) Sổ Cái Tài Khoản
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Số Dư Nợ đầu kỳ: 0
Số Dư Có đầu kỳ: 0
Số Dư Nợ cuối kỳ: 0
Số Dư Có cuối kỳ: 0
Ngày tháng
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
Số phát sinh trong kỳ
31/01/2013
03/01/ 2013
Lãi TK NH Nông Nghiệp Từ Liêm tháng 1/2013
11212
1.243.672
31/01/2013
05/01/ 2013
Lãi TK NH Nông Nghiệp Cầu Giấy tháng 1/2013
11213
675.894
31/01/2013
07/01/ 2013
Lãi TK NH Ngoại thương tháng 1/2013
11214
1.823.655
31/01/2013
07/01/ 2013
Lãi chênh lệch tỉ giá thanh toán LC số 101300380
11214
10.352.754
28/02/2013
09/02/ 2013
Lãi TK NH MHB tháng 2/2013
11215
1.655.574
28/02/2013
09/02/ 2013
Lãi cho vay món 2,5 tỷ NH MHB theo hợp đồng số 28/PGD HTM MHB-CNHN
11215
39.452.054
..
31/03/2013
03/01/2013
Lãi TK NH Nông Nghiệp Từ Liêm tháng 3/2013
11212
853.574
..
31/03/2013
129/03/2013
Kết chuyển doanh thu TC quý 1 năm 2013
911
509.276.972
Tổng số phát sinh
509.276.972
509.276.972
2.2.7. Kế toán chi phí hoạt động tài chính.
- Tài khoản sử dụng: TK 635 – chi phí hoạt động tài chính.
- Chứng từ sử dụng: Phiếu tính lãi đi vay, Phiếu chi, Giấy báo nợ,...
- Trong quý 1 năm 2013, chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu phát sinh từ chi phí đi vay.
Trích tài liệu thực tế của công ty: Ngày 26/03/2013 nhận được Giấy Báo Nợ của Ngân hàng MHB (xem chi tiết trang 76) kèm theo Ủy nhiệm Chi (xem trang 77). Căn cứ Giấy báo Nợ, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính như sau: Tại màn hình ban đầu, chọn Nhập dữ liệuà nhấn vào nút ‘...’ ở ô Loại chứng từ và chọn Phiếu chi à chọn Giấy báo Nợ ngân hàng VNĐ, sau đó nhập các dữ liệu vào máy à Nhấn nút ‘Lưu’:
HÌNH 2.12: MÀN HÌNH NHẬP LIỆU GIẤY BÁO NỢ NGÂN HÀNG MHB
Cuối tháng, kế toán tổng hợp mở lại tất cả các “Giấy báo Có” của ngân hàng MHB đã nhập trong tháng để lập Chứng từ ghi sổ (Thao tác tương tự như đối với việc lập Chứng từ ghi sổ của Hóa đơn GTGT đầu ra).Sau đó số liệu sẽ tự động lên các Sổ. Để xem, in Sổ Cái tài khoản 635, ta thực hiện các bước tương tự như tài khoản 511.
BIỂU 2.08: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 635 (xem trang bên)
Giấy báo Nợ
Ngân hàng MHB Liên 1
Chi nhánh (Branch): Chi nhánh Hà Nội Ngày giao dịch (Txn Date): 26/03/2013.
Mã số thuế (Tax code): 0301502740-019 Số tham chiếu (Ref. No): LPSF060213270439
Phương thức chuyển (Trans. Type): IBPS
LỆNH CHUYỂN CÓ
(LPS-INCOMING)
Ngân hàng gửi (Sender bank): BIDV, CN Hà Thành, Hà Nội Giờ lập giao dịch (Txn time):26/03/2013 02:48:25
Ngân hàng nhận (Receiver bank): MHB CN Hà Nội. Giờ phê duyệt (Authorised time): 26/03/2013 03:19:29
Người phát lệnh (Sender): CTY TNHH MTV DT VA PT NONG NGHIEP HN
Địa chỉ (Adress):
Số CMND (ID number): Nơi cấp (Issue place) Ngày cấp (Issue date)
Tài khoản (A/C number) 40679226 Tại (Sender bank): MHB Chi nhánh Hà Nội
Người nhận lệnh (Receiver): CTY CP CHUNG KHOAN THUONG MAI VA CONG NGHIEP VN
Địa chỉ (Adress):
Số CMND (ID number): Nơi cấp (Issue place) Ngày cấp (Issue date)
Tài khoản (A/C number): 122.10.000.354440 Tại (Receiver bank): BIDV CN Hà Thành, Hà Nội
Số tiền chuyển bằng chữ (Amount in words): Năm mươi tám triệu năm trăm hai mươi nghìn năm trăm bốn mươi tám đồng./.
Số tiền chuyển bàng số (Amount in figures): 58.520.548 VND
Số tiền phí (Charges amount): 22.000 VND VAT: 2.000 VND
Nội dung (Remarks): CHUYỂN TRA TIEN LAI VAY THEO HOP DONG VAY TIEN SO 58/HĐVT/HADICO
Người lập (Maker) Kiểm soát (Authorizer)
Ủy nhiệm Chi
NGÂN HÀNG PHÁT TRIÊN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chi nhánh Hà Nội
Housing Bank Of Mekong Delta
Hanoi Branch
ỦY NHIỆM CHI
Chuyển khoản - Chuyển tiền thư - Điện
(Demand deposits – transfer by mail or telex
Số (No.):
Lập ngày: 25/03/2013
Tên đơn vị trả tiền : Công ty TNHH MTV Đầu tư và PTNN Hà Nội
(Name of payer)
Số Tài khoản : 40679226
(Account number)
Tại Ngân hàng: MHB Hà Nội – PGD Hồ Tùng Mậu Tỉnh/TP: Hà Nội
(With bank)
PHẦN DO NH GHI
(For bank’s use only)
TÀI KHOẢN GHI NỢ
(Debit account)
Tên đơn vị nhận tiền: Công ty CP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp VN
(Name of receiver)
Số Tài khoản: 122.10.000.354440
(Account number
Tại Ngân hàng: BIDV Chi nhánh Hà Thành, Hà Nội Tỉnh/TP: Hà Nội
(With bank
TÀI KHOẢN GHI CÓ
(Credit account)
Số tiền bằng chữ: (Amount in words): Năm mươi tám triệu năm trăm hai mươi nghìn năm trăm bốn mươi tám đồng./.
Nội dung thanh toán: Chuyển trả tiền lãi vay theo hợp đồng vay tiền số 56/HĐVT/HADICO
Số tiền bằng số (Amount in figures)
58.520.480 đ
Phần do ngân hàng ghi (For bank’s only use)
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A (Bank A) Ngân hàng B (Bank B)
BẢNG 2.08: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 635
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
(Trích) Sổ Cái Tài Khoản
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013
Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Số Dư Nợ đầu kỳ: 0
Số Dư Có đầu kỳ: 0
Số Dư Nợ cuối kỳ: 0
Số Dư Có cuối kỳ: 0
Ngày tháng
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
Số phát sinh trong kỳ
31/01/2013
08/01/
2013
Trả lãi vay NH Ngoại thương
11214
23.316.015
31/01/2013
10/01/
2013
Trả tiền lãi vay theo hợp đồng số 54/HDVT/HADICO
11215
70.000.000
28/02/2013
08/02/
2013
Trả lãi vay NH Ngoại thương HĐ 13/0205 nhập khẩu
11214
28.496.893
28/02/2013
08/02/
2013
Lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái thanh toán LC số 068337101202752
11214
15.912.000
31/03/2013
10/03/
2013
Trả tiền lãi vay theo hợp đồng số 54/HDVT/HADICO
11215
58.520.480
31/03/2013
128/03/2013
Kết chuyẻn chi phí TC quý 1 năm 2013
911
412.151.020
Tổng số phát sinh
412.151.020
412.151.020
2.2.8. Kế toán chi phí bán hàng.
- Tài khoản sử dụng: TK 641. Công ty mở chi tiết cho TK 641 như sau:
+ Tài khoản 6411- Chi phí nhân viên
+ Tài khoản 6412- Chi phí bao bì- vật liệu
+ Tài khoản 6413- Chi phí dụng cụ, đồ dùng
+ Tài khoản 6414- Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Tài khoản 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Tài khoản 6418- Chi phí khác
- Chứng từ sử dụng: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn,
- Quy trình xử lý nghiệp vụ: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ (bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi, hoá đơn) nhập dữ liệu vào máy tính. Cuối tháng kế toán tổng hợp tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Sau đó số liệu từ Chứng từ ghi sổ sẽ tự động lên Sổ kế toán liên quan.
Trích tài liệu thực tế tại công ty: Ngày 05/01/2013 nhận được Giấy đề nghị thanh toán (chi tiết trang 80) kèm theo hóa đơn số 0004652 (chi tiết trang 81) của ông Trần Văn Tùng – bộ phận bán hàng về việc thanh toán chi phí tiếp khách.
CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----***-----
Phiếu chi số:
Nợ TK:.
Có TK:.
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Ngày 05 tháng 01 năm 2013
Kính gửi: Ông Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Tên tôi là: Trần Văn Tùng
Bộ phận: Bộ phận bán hàng
Đề nghị thanh toán số tiền 2.825.000đ là chi phí tiếp khách ngày 03 tháng 01 năm 2013
Bằng chữ: Hai triệu tám trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn./.
Duyệt chi số tiền
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nguyễn Hữu Quân Trần Văn Tùng
Hóa đơn bán hàng số 0004652
Mẫu số 02GTTT03/001
CỤC THUẾ HÀ NỘI HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Ký hiệu 01BX/12P
Liên 2: Giao người mua
Số 0004652
Ngày 05 tháng 01 năm 2013
Đơn vị bán hàng: Nhà hàng Đông Phương
Mã số thuế: 0100345971
Địa chỉ: Số 17 – Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại Số Tài khoản
Họ và tên người mua hàng: Trần Văn Tùng
Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mã số thuế:
Địa chỉ: 202 Hồ Tùng Mậu, TT Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Số Tài khoản
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Ăn uống
2.825.000
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: 2.825.000
Số tiề viết bằng chữ: Hai triệu tám trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn./
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào giấy đề nghị thanh toán kèm theo hóa đơn số 0004652, kế toán tiến hành lập phiếu chi trên máy như sau: Tại màn hình nhập liệu, nhấn vào nút “” cạnh ô “Loại chứng từ” và chọn “Phiếu chi” àchọn “Chi tiền mặt VNĐ”. Sau đó kế toán tiến hành nhập dữ liệu như sau:
HÌNH 2.13: MÀN HÌNH NHậP LIỆU PHIẾU CHI 023
Phiếu chi số 023 sau khi lập và in ra làm 3 liên, kế toán ký vào đó và xin chữ ký của kế toán trưởng, Tổng giám đốc (hoặc Phó Tổng giám đốc) và thủ quỹ. Sau đó, kế toán thực hiện thao tác lưu Phiếu chi trên vào máy bằng cách nhấn vào nút “Lưu” và giao Phiếu chi cho thủ quỹ. Thủ quỹ thực hiện chi tiền, yêu cầu người nhận tiền ký vào Phiếu chi và giao liên 3 của Phiếu chi cho người lập giấy đề nghị thanh toán là ông Trần Văn Tùng. Liên 1 và liên 2 được lưu tại Phòng kế toán và làm căn cứ để thủ quỹ ghi sổ quỹ.
Cuối tháng, kế toán tổng hợp mở lại tất cả các Phiếu chi đã nhập trong tháng để lập Chứng từ ghi sổ (Thao tác tương tự như đối với việc lập Chứng từ ghi sổ của Hóa đơn GTGT đầu ra). Sau đó số liệu sẽ tự động lên các Sổ. Để xem, in Sổ Cái tài khoản 641, ta thực hiện các bước tương tự như tài khoản 511.
BIỂU 2.09: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 (xem trang 80-81)
BẢNG 2.09: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
(Trích) Sổ Cái Tài Khoản
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng
Số Dư Nợ đầu kỳ: 0
Số Dư Có đầu kỳ: 0
Số Dư Nợ cuối kỳ: 0
Số Dư Có cuối kỳ: 0
Ngày tháng
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
Số phát sinh trong kỳ
31/01/2013
02/01/ 2013
Chi phí văn phòng phẩm BPBH tháng 1 (VP công ty)
1111
1.065.753
31/01/2013
02/01/ 2013
Chi phí tiếp khách BPBH tháng 1 (VP công ty)
1111
30.624.000
28/02/2013
04/0/ 2013
Chi phí tiền điện tháng 2 phục vụ bán hàng(XN Sinh thái)
11212
575.808
28/02/2013
04/02/
2013
Chi phí tiền điện thoại tháng 2 phục vụ bán hàng (XN Sinh thái)
11212
379.240
31/03/2013
02/03/2013
Chi phí mua xăng tháng 3 phuc vụ bán hàng (VP công ty)
38.464.636
31/03/2013
108/03/2013
Trích KPCĐ tháng 3 BPBH (VP Cty)
3382
1.618.890
31/03/2013
109/03/2013
Trích BHTN tháng 3 BPBH (VP Cty)
3389
809.445
31/03/2013
110/03/2013
Trích BHYT tháng 3 BPBH (VP Cty)
3384
2.428.335
31/03/2013
111/03/2013
Trích BHXH tháng 3 BPBH (VP Cty)
3383
13.760.565
31/03/2013
112/03/2013
Lương tháng 3 bp bán hàng (VP Công ty)
3341
80.386.674
31/03/2013
130/03/2013
Kết chuyển chi phí bán hàng quý 1/2013 (VP công ty)
911
569.869.127
31/03/2013
130/03/2013
Kết chuyển chi phí bán hàng quý 1/2013 (XN Kinh Doanh)
911
304.038.524
31/03/2013
130/03/2013
Kết chuyển chi phí bán hàng quý 1/2013 (XN Sinh thái)
911
41.340.562
Cộng số phát sinh
915.248.213
915.248.213
2.2.9. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Tài khoản sử dụng: TK 642. Công ty mở chi tiết cho TK 642 như sau:
Tài khoản 6421- Chi phí nhân viên quản lý
+ Tài khoản 6422- Chi phí vật liệu quản lý
+ Tài khoản 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng
+ Tài khoản 6424- Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Tài khoản 6425- Thuế, phí và lệ phí
+ Tài khoản 6426- Chi phí dự phòng
+ Tài khoản 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Tài khoản 6428- Chi phí bằng tiền khác
- Chứng từ sử dụng: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn,
- Quy trình xử lý nghiệp vụ: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ (bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi, hoá đơn) nhập dữ liệu vào máy tính. Cuối tháng kế toán tổng hợp tiến hành lập chứng từ ghi sổ. Sau đó số liệu từ Chứng từ ghi sổ sẽ tự động lên các Sổ kế toán liên quan.
Trích tài liệu thực tế tại công ty: Ngày 3/1/2013 nhận được Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng của ông Đào Nguyên Đặng (chi tiết trang 86) kèm theo Hóa đơn số 0005790 (chi tiết trang 87)
Giấy thanh toán tạm ứng:
CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----***-----
Phiếu chi số:
Nợ TK:.
Có TK:..
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Ngày 05 tháng 01 năm 2013
Họ và tên người đề nghị: Đào Nguyên Đặng
Bộ phận: Phòng Tài chính – Kế toán
Số tiền tạm ứng và thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải
Số tiền
A
1
1. Số tiền tạm ứng
Số tạm ứng kỳ trước chưa chi hết
0
Số tạm ứng kỳ này
7.000.000
Phiếu chi số 03 ngày 02/01/2013
7.000.000
2.Số tiền đã chi
5.730.000
Chứng từ HĐ 0005790 ngày 30/01/2013
5.730.000
3.Chênh lệch
1.270.000
Số tạm ứng chi không hết
1.270.000
Chi quá số tạm ứng
0
Ngày 03 tháng 01 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Người đề nghị thanh toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hóa đơn bán hàng số 0005790
Mẫu số 02GTTT03/001
CỤC THUẾ HÀ NỘI HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Ký hiệu 01BX/12P
Liên 2: Giao người mua Số 0005790
Ngày 03 tháng 01 năm 2013
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH TM An Đô
Mã số thuế: 0100231998
Địa chỉ: 19 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại Số Tài khoản
Họ và tên người mua hàng: Đào Nguyên Đặng
Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Mã số thuế
Địa chỉ: 202 Hồ Tùng Mậu, TT Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Số Tài khoản
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Ăn uống
5.730.000
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ: 5.730.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm triệu bảy trăm ba mươi nghìn đồng chẵn./
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo Hóa đơn số 0005790, kế toán lập Phiếu thu trên máy tính như sau: Tại màn hình nhập liệu, nhấn vào nút “” cạnh ô “Loại chứng từ” và chọn “Phiếu thu” àchọn “Thu tiền mặt VNĐ”. Sau đó kế toán tiến hành nhập dữ liệu như sau:
HÌNH 2.14: MÀN HÌNH NHẬP LIỆU PHIẾU THU 012
Phiếu thu số 012 sau khi lập và in ra làm 3 liên, kế toán ký vào đó và xin chữ ký của kế toán trưởng, Tổng giám đốc (hoặc Phó Tổng giám đốc) và thủ quỹ. Sau đó, kế toán thực hiện thao tác lưu Phiếu thu trên vào máy bằng cách nhấn vào nút “Lưu” và giao Phiếu thu cho thủ quỹ. Thủ quỹ thực hiện thu tiền, yêu cầu người nộp tiền ký vào Phiếu thu và giao liên 3 của Phiếu thu cho người nộp tiền. Liên 1 và liên 2 được lưu tại Phòng kế toán và làm căn cứ để thủ quỹ ghi sổ quỹ. Cuối tháng, kế toán tổng hợp mở lại tất cả các Phiếu thu đã nhập trong tháng để lập Chứng từ ghi sổ (Thao tác tương tự như đối với việc lập Chứng từ ghi sổ của Hóa đơn GTGT đầu ra). Sau đó số liệu sẽ tự động lên các Sổ kế toán liên quan.
Đồng thời kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh như sau: Tại màn hình nhập liệu, nhấn vào nút “” cạnh ô “Loại chứng từ” và chọn “Phiếu khác” àchọn “Bút toán khác”. Sau đó kế toán tiến hành nhập dữ liệu như sau:
HÌNH 2.15: MÀN HÌNH NHẬP LIỆU GIẤY THANH TOÁN TẠM ỨNG
Cuối tháng, kế toán tổng hợp mở lại tất cả các “Bút toán khác” phản ánh việc thanh toán tạm ứng đã nhập trong tháng để lập Chứng từ ghi sổ (Thao tác tương tự như đối với việc lập Chứng từ ghi sổ của Hóa đơn GTGT đầu ra). Sau đó số liệu sẽ tự động lên các Sổ kế toán liên quan.
Để xem, in các Sổ Cái TK 642 ta thực hiện các thao tác tương tự như đối với TK 511.
BIỂU 2.10: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 (xem trang 88-89)
BẢNG 2.10: (TRÍCH) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
(Trích) Sổ Cái Tài Khoản
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số Dư Nợ đầu kỳ: 0
Số Dư Có đầu kỳ: 0
Số Dư Nợ cuối kỳ: 0
Số Dư Có cuối kỳ: 0
Ngày tháng
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
PS Nợ
PS Có
Số phát sinh trong kỳ
31/01/2013
11/01/ 2013
Chi phí tiếp khách Sở lao động (VP Công ty)
141
30.709.091
31/01/2013
02/01/ 2013
Chi thanh toán tiền hoa tươi
1111
7.100.000
31/01/2013
02/01/ 2013
Chi thanh toán tiền công tác TP HCM
1111
18.062.400
31/01/2013
02/01/ 2013
Chi thanh toán học phí cao cấp lý luận chính trị cho ĐC Lê Văn Tuấn
1111
11.000.000
28/02/2013
04/02/ 2013
Chi thanh toán tiền điện thoại tháng 1 (VP Công ty)
11212
5.498.719
28/02/2013
04/02/ 2013
NH thu phí thanh toán tiền điện thoại tháng 1
11212
11.000
28/02/2013
04/02/ 2013
Chi thanh toán tiền điện tháng 1 (VP Công ty)
11212
50.037.860
28/02/2013
04/02/ 2013
NH thu phí thanh toán tiền điện tháng 1
11212
11.000
31/03/2013
101/03/2013
Lương tháng 03 phải trả CBCNV khối quản lý
3341
373.139.890
31/03/2013
108/03/2013
Trích KPCĐ tháng 3 khối quản lý
3382
4.264.047
31/03/2013
109/03/2013
Trích BHTN tháng 3 khối quản lý
3389
2.132.023
31/03/2013
110/03/2013
Trích BHYT tháng 3 khối quản lý
3384
6.396.070
31/03/2013
111/03/2013
Trích BHXH tháng 3 khối quản lý
3383
36.244.398
31/03/2013
133/03/2013
Kết chuyển chi phí QLDN quý 1/2013
911
3.124.394.128
Tổng số phát sinh
3.124.394.128
3.124.394.128
2.2.10. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác.
- Tài khoản sử dụng: TK 711 – Thu nhập khác, TK 811 – Chi phí khác. Ngoài ra còn có các TK liên quan khác (TK 111, 112,)
- Trong quý 1 năm 2013 tại công ty không phát sinh các khoản thu nhập khác cũng như các khoản chi phí khác.
2.2.11. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.Công ty thực hiện quyết toán thuế TNDN vào cuối năm tài chính và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính.
Tài khoản kế toán sử dụng là TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để thực hiện bút toán phản ánh thuế TNDN phải nộp kế toán vào màn hình nhập liệu, nhấn vào ô “” cạnh ô “Loại chứng từ” à chọn “Phiếu khác”à chọn “Bút toán khác” và nhập dữ liệu vào như sau:
HÌNH 2.16: MÀN HÌNH NHẬP LIỆU CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
2.2.12. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911- Xác định kết quả.
Ngoài ra còn có TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối.
Công thức xác định kết quả kinh doanh ở công ty:
Lợi nhuận trước thuế thuế = (Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán) + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) + (Thu nhập khác – Chi phí khác) – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp. (2.4)
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. (2.5)
Cuối kỳ, để xác định kết quả kinh doanh, kế toán cần thực hiện các bút toán kết chuyển. Các bút toán kết chuyển thực hiện là:
- Kết chuyển các TK làm giảm doanh thu (TK 521, 531, 532) để xác định doanh thu thuần.
- Kết chuyển TK 511, 512 sang TK 911.
- Kết chuyển TK 632 sang TK 911.
- Kết chuyển TK 515, 635 sang TK 911.
- Kết chuyển TK 641, 642 sang TK 911
- Kết chuyển TK711, 811 sang TK 911.
- Kết chuyển TK 821 sang TK 911.
- Kết chuyển lãi hoặc lỗ sang TK 421.
Phần mềm kế toán cho phép thực hiện các bút toán kết chuyển tự động thông qua bảng kết chuyển. Tuy nhiên, tại công ty, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển thủ công bằng cách vào màn hình nhập liệu, nhấn vào ô “” cạnh ô “Loại chứng từ” à chọn “Phiếu khác à chọn “Bút toán khác” và nhập dữ liệu vào.
Sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển cần kiểm tra lại các số dư trên các TK chi phí, doanh thu xem có còn không, nếu còn thì tiến hành kết chuyển tiếp hoặc tìm nguyên nhân.
Sau đó, kế toán tổng hợp mở lại các “Bút toán khác” phản ánh nghiệp vụ kết chuyển để lập Chứng từ ghi sổ (Thao tác tương tự như đối với việc lập Chứng từ ghi sổ của Hóa đơn GTGT đầu ra). Sau đó số liệu sẽ tự động lên các Sổ kế toán liên quan.
Để xem, in Sổ Cái TK 911 ta thực hiện các thao tác tương tự như đối với TK 511.
BIỂU 2.11: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911 (xem trang 95 - 96)
Với phần mềm kế toán của công ty, người sử dụng có thể xem, in kết quả hoạt động kinh doanh của công ty một cách dễ dàng.
Trình tự các bước như sau: Tại màn hình ban đầu chọn “Sổ sách, báo cáo” à chọn “Báo cáo tài chính” à chọn “Báo cáo kết quả kinh doanh (Quý). Nhập thời gian từ 01/01/2013 đến 31/03/2013. Sau đó nhấn nút “Xem” nếu muốn xem báo cáo dạng bảng trên màn hình, nút “Trang” nếu muốn xem báo cáo dạng trang trên màn hình, nút “In” nếu muốn in báo cáo hiện thời:
BIÊU 2.12: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (QUÝ 1 NĂM 2013) (xem trang 95)
BẢNG 2.11: SỔ CÁI TÀI KHOẢN 911
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
(Trích) Sổ Cái Tài Khoản
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Số Dư Nợ đầu kỳ: 0
Số Dư Nợ cuối kỳ: 0
Số Dư Có đầu kỳ: 0
Số Dư Có cuối kỳ: 0
Ngày tháng
CTGS
Diễn giải
TK ĐƯ
PS Nợ
PS Có
Số phát sinh trong kỳ
31/03/2013
128/03/2013
Kết chuyển doanh thu TC quý 1 năm 2013
515
509.276.972
31/03/2013
129/03/2013
Kết chuyẻn chi phí TC quý 1 năm 2013
635
412.151.020
31/03/2013
130/03/2013
Kết chuyển chi phí bán hàng quý 1/2013 (VP công ty)
641
569.869.127
31/03/2013
130/03/2013
Kết chuyển chi phí bán hàng quý 1/2013 (XN Kinh Doanh)
641
304.038.524
31/03/2013
130/03/2013
Kết chuyển chi phí bán hàng quý 1/2013 (XN Sinh thái)
641
41.340.562
31/03/2013
131/03/2013
Kết chuyển Doanh thu quý 1 năm 2013 (VP Công ty)
511
16.275.737.100
31/03/2013
131/03/2013
Kết chuyển Doanh thu quý 1 năm 2013 (XN Hoa Thăng Long)
511
32.121.609
31/03/2013
131/03/2013
Kết chuyển Doanh thu quý 1 năm 2013 (XN Kinh doanh)
511
7.542.265.888
31/03/2013
131/03/2013
Kết chuyển Doanh thu quý 1 năm 2013 (XN Sinh thái)
511
395.226.180
31/03/2013
132/03/2013
Kết chuyển giá vốn quý 1 năm 2013 (VP công ty)
632
12.868.564.653
31/03/2013
132/03/2013
Kết chuyển giá vốn quý 1 năm 2013 (XN Hoa Thăng Long)
632
20.648.543
31/03/2013
132/03/2013
Kết chuyển giá vốn quý 1 năm 2013 (XN Kinh doanh)
632
5.201.668.644
31/03/2013
132/03/2013
Kết chuyển giá vốn quý 1 năm 2013 (XN Sinh thái)
632
318.789.692
31/03/2013
133/03/2013
Kết chuyển chi phí QLDN quý 1/2013
642
3.124.394.128
31/03/2013
134/03/2013
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp quý 1/2013
821
473.290.714
31/03/2013
135/03/2013
Kết chuyển lãi quý 1/2013
4212
1.419.872.142
Tổng số phát sinh
24.754.627.749
24.754.627.749
BẢNG 2.12: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (QUÝ 1 NĂM 2013)
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Qúy 1 năm 2013
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết
Minh
Quý này
năm nay
Quý này
năm trước
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
24.520.698.164
23.862.383.881
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
275.167.387
385.634.308
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
10
24.245.350.777
23.476.749.573
4. Giá vốn hàng bán
11
18.409.671.532
17.745.312.074
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
5.835.679.245
5.731.437.499
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
509.276.972
658.463.132
7. Chi phí tài chính
22
412.151.020
468.675.112
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
385.151.020
424.463.889
8. Chi phí bán hàng
24
915.248.213
829.646.638
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
3.124.394.128
3.064.574.515
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) + (24 - 25)
30
1.839.162.856
1.647.428.328
11. Thu nhập khác
31
-
-
12. Chi phí khác
32
-
-
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
-
-
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
1.839.162.856
1.647.428.328
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
473.290.714
411.857.082
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52)
60
1.419.872.142
1.235.571.246
Lập ngày tháng 04 năm 2013
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, lợi nhuận cao và an toàn kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào, để đạt được mục đích đó mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình một giải pháp, một hướng đi riêng. Song hầu hết mọi biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận đều là: Chiếm lĩnh thị trường, tăng doanh thu, hạ thấp chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường đã và đang đòi hỏi các doanh nghiệp tự thân vận động, bắt kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.
Trước yêu cầu đó, Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời nhìn nhận vấn đề, nhanh nhạy tận dụng cơ hội phát huy các thế mạnh có sẵn để khác phục khó khăn, tạo đà đưa Công ty hoà nhập và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay, đây là điều kiện thuận lợi để công ty phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của mình. Đóng góp vào sự thành công đó chính là sự nỗ lực chung của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Trong sự nỗ lực cũng như thành tích chung của toàn Công ty, không thể không kể đến sự đóng góp của công tác kế toán. Với bộ máy kế toán được tổ chức khoa học và chặt chẽ, lựa chọn được các cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững có tinh thần trách nhiệm trong công việc, vận dụng tốt các chế độ, chính sách của nhà nước ban hành, bộ máy kế toán của công ty đã kịp thời phản ánh và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin kinh tế, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế. Nhìn chung, tổ chức công tác kế toán chung của công ty có nhiều ưu điểm nổi bật và một số hạn chế nhất định như sau:
3.1.1. Ưu điểm
- Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân công lao động tại phòng kế toán đang dần cụ thể hơn và đi vào ổn định. Kế toán các phần hành và kế toán tổng hợp phối hợp nhịp nhàng với nhau trong công tác kế toán tại công ty cũng như có mối quan hệ với các phòng ban chức năng khác. Phòng kế toán đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho công tác quản trị cũng như yêu cầu cung cấp thông tin cho đối tượng khác.
- Đội ngũ nhân viên kế toán là những người có trình độ cao, khả năng độc lập, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Các cán bộ kế toán đều đã trải qua đào tạo đại học chính quy hoặc tại chức, trình độ và kinh nghiệm đều đáp ứng cho nhu cầu công việc. Số lượng người thực hiện công việc được phân công trên cơ sở độ phức tạp, quan trọng cũng như tính chất thường xuyên của các nghiệp vụ, ngoài ra còn căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm của từng người. Mặt khác, Công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kế toán viên trong bộ máy kế toán. Kế toán trưởng luôn nắm bắt tình hình thực hiện và hướng dẫn các nhân viên kế toán thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
- Một trong những ưu điểm của công tác kế toán tại công ty là đưa chương trình kế toán máy vào sử dụng, nhờ đó mà công việc của các kế toán viên trở nên đơn giản hơn nhiều, đem lại hiệu quả cao trong công việc đồng thời phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của công ty.
- Về tình hình ghi sổ kế toán: Công ty tiến hành đăng ký và ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Hình thức ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô hiện tại của công ty.Tổ chức hình thức ghi sổ này đảm bảo cho việc ghi sổ kế toán không bị trùng lặp nhiều, đảm bảo công tác kế toán được tiến hành gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu. Hình thức này có ưu điểm là mẫu sổ đơn giản, dễ làm thuận tiện cho phân công công việc trong phòng kế toán. Đồng thời Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, điều này giúp cho công tác hạch toán kế toán được nhanh chóng và thuận lợi. Công ty cũng có nhiều sáng tạo trong việc mở các sổ chi tiết phù hợp với đặc điểm hoạt động và danh mục hàng hoá, vật tư của công ty.
- Việc sử dụng hệ thống chứng từ nhìn chung Công ty đã thực hiện tốt quy định về hoá đơn, chứng từ ban đầu. Căn cứ vào chế độ chứng từ kế toán Nhà nước ban hành và nội dung các hoạt động kinh tế cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động đó, Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống mẫu biểu chứng từ phù hợp, quy định việc ghi chép các hoạt động kinh tế vào từng biểu mẫu chứng từ kế toán cụ thể. Các chứng từ ban đầu này sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ mới được sử dụng làm căn cứ để ghi Sổ. Quá trình lập và luân chuyển chứng từ đã đảm bảo cho công tác kế toán của Chi nhánh được thực hiện một cách kịp thời, chính xác.
- Hệ thống chứng từ, sổ sách, tài khoản của công ty đều tuân thủ chế độ, nguyên tắc quy định. Hệ thống tài khoản của Công ty được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2, cấp 3 một cách phù hợp cho thuận tiện trong việc theo dõi và được áp dụng một cách thống nhất. Tổ chức chứng từ, sổ sách, kế toán chi tiết các tài khoản chặt chẽ, khoa học, hợp lý mà vẫn đảm bảo sự gọn nhẹ nhờ có phần mềm kế toán máy.
- Nhìn chung công tác hạch toán kế toán tại Công ty được thực hiện tương đối hoàn chỉnh về cả mặt thể thức và mặt nội dung. Sổ sách kế toán được in từ máy tính nên rất rõ ràng, chặt chẽ về mặt nội dung, thẩm mỹ về mặt hình thức. Các số liệu kế toán gần như không có sai sót, do nếu một người nhập sai số liệu thì lập tức phần mềm kế toán lập trình sẵn sẽ báo lại ngay cho người nhập số liệu. Do vậy công tác kế toán đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tình hình kinh doanh, bảo vệ tài sản của công ty.
Như vậy, việc tổ chức công tác kế toán của Công ty đã đi sát với đặc điểm và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Việc hạch toán kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng được thực hiện một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo quá trình hạch toán của doanh nghiệp.
3.1.2. Một số hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, bộ máy kế toán của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:
- Hạn chế trong bộ máy kế toán của công ty cũng là hạn chế chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, đó là chưa có một bộ phận kế toán quản trị và phân tích tài chính. Hằng năm, công ty lập kế hoạch doanh thu, chi phí trong kỳ nhưng phần nhiều là mang tính chất đặt ngưỡng phấn đấu và tăng trưởng chứ chưa dựa vào những đánh giá khoa học, những phân tích về khả năng của công ty, tác động của thị trường, hàng hóa, hay các chính sách tài chính của Nhà nước,
- Về phần mềm kế toán sử dụng: Hiện nay công ty đang dùng phần mềm kế toán Effect. Bên cạnh những ưu việt do việc sử dụng phần mềm mang lại thì phần mềm Effect còn tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Phần mềm chỉ dùng một màn hình nhập liệu duy nhất để nhập tất cả các nghiệp vụ phát sinh nên trên màn hình có rất nhiều ô trong khi đối với mỗi laoị nghiệp vụ thì chỉ cần điền một số ô trong đó. Điều này mặc dù có thể khắc phục được bằng cách đặt mờ các ô không cần nhập liệu nhưng cũng gây phức tạp trong quá trình sử dụng
+ Các báo cáo tổng hợp, đặc biệt là các báo cáo tài chính chương trình mới chỉ liệt kê mà không phân tích được là thông qua đó nói lên điều gì.Trong nền kinh tế năng động như hiện nay thì thông tin về khả năng thanh toán (hiện thời, nhanh), kết cấu tài chính, khả năng sinh lời, thông tin về tình hình quay vòng của vốn vật tư, hàng hoá, những thông tin về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, tiêu thụ, tỷ lệ lãi gộp, lãi thuần, khả năng thu hồi nợ... là rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của DN hiện tại ra sao để từ đó đưa ra các quyết định kịp thời. Tuy nhiên, phần mềm kế toán ở công ty lại không tính được các chỉ tiêu kinh tế cung cấp những thông tin này.
- Việc theo dõi tình hình thanh toán công nợ của khách hàng trên máy mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin nguội, có nghĩa là chỉ cho biết tên khách hàng, tổng số nợ trên sổ cái và sổ chi tiết TK131, mà không biết được những thông tin về khả năng thanh toán, tình hình tài chính của khách hàng, thời hạn trả nợ.
3.2. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
3.2.1. Ưu điểm:
- Công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đã cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác quản trị kinh doanh của công ty cũng như các đơn vị quản lý tài chính Nhà nước như: Cục thuế, Bộ Tài chính, Đồng thời, các thông tin do bộ phận kế toán cung cấp thường nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ, giúp cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận kế toán, giúp cho việc lập Báo cáo kế toán thuận lợi, dễ dàng, chính xác.
- Hàng hoá của Công ty bao gồm rất nhiều mặt hàng và được bán thường xuyên cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, vì vậy việc theo dõi bán hàng không phải là dễ dàng. Song thực tế Công ty đã tổ chức khâu bán hàng một cách linh hoạt vừa đơn giản vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đồng thời Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau, phù hợp với từng điều kiện của từng khách hàng, điều này đã phần nào đẩy nhanh được quá trình bán hàng của Công ty. Đối với bộ phận kế toán bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, bộ phận này đã tiến hành công tác ghi chép, phản ánh đầy đủ, ghi chép kịp thời, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, giá vốn hàng bán và giá thành sản phẩm.
-Về giá vốn hàng bán: Nhìn chung giá vốn hàng bán được kế toán tính toán hợp lý, chính xác đúng với nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán của công ty. Giá vốn hàng bán được tính toán chi tiết cho từng mặt hàng, giúp cho ban lãnh đạo Công ty nắm được tình hình kinh doanh, số lượng hàng nhập, xuất, tồn kho trong kỳ về từng mặt hàng để có những điều chỉnh kịp thời. Công tác xác định giá vốn hàng bán của công ty bên cạnh nghiệp vụ xác định giá vốn hàng bán của kế toán bán hàng, giá vốn hàng bán còn được tư vấn bởi các nhân viên phòng khoa học kỹ thuật cũng như bộ phận kế hoạch tại các phòng ban khác.Căn cứ vào các thông số kỹ thuật, chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm của công ty, đặc biệt là tiêu chuẩn về nông sản của công ty được phòng khoa học kỹ thuật đánh giá và xác nhận. Dưới sự hỗ trợ của các nhân viên kỹ thuật, giá thành sản phẩm của công ty được xác định một cách chính xác hơn và tạo điều kiện cho việc xác định giá bán sản phẩm chính xác và khách quan.
- Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán đã hạch toán chi tiết, rõ ràng, chính xác các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ, tạo cơ sở xác định trung thực, cụ thể kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp ban lãnh đạo công ty đánh giá được đúng đắn tình hình kinh doanh của công ty trong kỳ hạch toán.
Nhìn chung công tác kế toán bán hàng tại công ty đã cung cấp thông tin kế toán cấn thiết một cách đầy đủ và chính xác, thực hiện công tác kế toán bán hàng theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành, đáp ứng nhu cầu thông tin cho công tác quản trị và ra quyết định của ban lãnh đạo công ty đối với hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm và hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác kế toán bán hàng tại công ty còn gặp một số hạn chế nhất định như sau:
3.1.2. Một số hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên đầu tư và phát triển Nông Nghiệp Hà Nội còn tồn tại một số khuyết điểm cần khắc phục sau:
- Công ty chỉ theo dõi chi tiết doanh thu theo từng khách hàng. Danh mục bán hàng của công ty đang sử dụng thông qua hệ thống tài khoản còn mang tính khái quát và chưa chi tiết. Sản phẩm của công ty có sự đa dạng về chủng loại, khác nhau cơ bản về quá trình sản xuất và chi phí sản xuất. Công ty cần hạch toán chi tiết hơn tài khoản kế toán liên quan tới danh mục sản phẩm nhằm xác đinh cụ thể doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ biến động tăng giảm chủ yếu là do sản phẩm nào, qua đó, công ty có sự phân bổ hợp lý nguồn hàng, tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá và chi phí bảo quản tăng lên quá cao.
- Công ty mã hóa những hàng hóa cùng loại nhưng khác nhau về đơn giá (do khác nhau về khối lượng,) với cùng một mã số. Điều này có thể gây nhầm lẫn trong công tác quản lý cũng như bán hàng.
- Về giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu rất quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Trong phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại không mang lại hiệu quả chính xác và không phản ánh được tình hình biến động của giá cả. Đồng thời công ty thực hiện tính giá vốn theo phương thức thủ công, chưa tận dụng chức năng tính giá vốn tự động của phần mềm kế toán. Điều này làm cho khối lượng công việc kế toán tăng lên.
- Về xác định kết quả kinh doanh: Công ty thực hiện kết chuyển thủ công trong khi phần mềm có tính năng thực hiện các bút toán kết chuyển tự động.
- Hình thức trả lương cho nhân viên bán hàng công ty đang áp dụng có thể chưa mang lại hiệu quả khi công ty trả lương cho nhân viên bán hàng không phải theo doanh số bán hàng. Điều này có thể là nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Có những lúc cường độ lao động không đều làm ảnh hưởng đến sự bền bỉ dẻo dai của người lao động, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người.
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
3.3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán.
Ngày nay kế toán không chỉ làm công việc tính toán ghi chép đơn thuần về tài sản và sự vận động của tài sản, mà nó còn là một bộ phận chủ yếu của hệ thông thông tin, là công cụ quản lý thiết yếu. Dựa trên những thông tin trung thực, chính xác nhà quản trị mới có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh hữu hiệu nhất. Đối với họ, để đưa ra được một quyết định, một hướng đi hay hành động tiếp theo thì không thể thiếu được thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán. Như vậy về mặt sử dụng thông tin, kế toán là một công cụ không thể thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, nó cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý kinh doanh có hiệu quả, giúp nhà quản lý đánh giá được các hoạt động của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng là vấn đề cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
3.3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
1> Hoàn thiện công tác kế toán quản trị:
Tác dụng:
Kế toán quản trị là lĩnh vực của ngành kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề về thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó.
Giải pháp thực hiện:
Để thực hiện tốt công tác kế toán quản trị, kế toán cần lập các dự toán, định mức về vốn bằng tiền, hàng tồn kho, về sản lượng hàng hóa mua về, sản lượng hàng hóa bán ra, dự toán về chi phí bán hàng, chi phí quản lý, dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng kỳ.
Ngoài các cách phân loại chi phí trong Kế toán Tài chính, doanh nghiệp còn phải chia chi phí sản xuất thành biến phí và định phí. Từ đó xác định chênh lêch giữa doanh thu và biến phí được gọi là lãi trên biến phí, đây là yếu tố quan trọng để thiết lập mô hình mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, nhằm tối đa hóa lợi nhuận; đồng thời cung cấp báo cáo quản trị một cách kịp thời và đầy đủ cho lãnh đạo như cung cấp báo cáo kết quả dạng lãi trên biến phí, báo cáo chi tiết nợ phải thu theo từng thời hạn,khách nợ và khả năng thu nợ, báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn và theo chủ nợ, phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệpđể giúp lãnh đạo công ty ra quyết định và các bộ phận của công ty phối hợp với nhau thực hiện để tạo ra kết quả cao nhất cho công ty.
Mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí công ty có thể xem xét như sau:
BIỂU 3.01: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH DẠNG LÃI TRÊN BIẾN PHÍ
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng số
Một đơn vị
Doanh thu
Chi phí biến đổi
- Giá vốn hàng bán
- CPBH(phần biến phí)
Lãi trên biến phí
Chi phí cố định
- CPBH(phần định phí)
- CPQLDN
Lợi nhuận trước thuế
Ví dụ minh họa
Hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa có sự phân loại chi phí sản xuất kinh doanh thành biến phí và định phí, ngoài ra doanh nghiệp còn kinh doanh nhiều mặt hàng, do vậy để lập được báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí thì doanh nghiệp nên theo dõi và thống kê các chi phí phát sinh theo từng nhóm hàng hóa cùng chủng loại, quy cách.
2> Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản
Tác dụng:
Hệ thống tài khoản có vai trò rất quan trọng trong việc hạch toán kế toán, do vậy để phù hợp với đặc thù đặc của mình, doanh nghiệp cần xem xét, tổ chức hệ thống tài khoản một cách phù hợp nhất, đảm bảo tính hợp lý, phù hợp, các tài khoản được mở chi tiết gắn sát với các đối tượng kế toán đặc thù của doanh nghiệp khi đó việc hạch toán sẽ trở nên khoa học dễ dàng và thuận tiện hơn.
Giải pháp thực hiện:
Để đưa ra được các thông tin bán hàng hoá, Công ty nên xây dựng hệ thống danh mục tài khoản cụ thể và chi tiết hơn đối với từng mặt hàng. Khi được hạch toán chi tiết, công ty có thể nhận thấy biến động doanh thu chủ yếu xuất phát từ hệ thống sản phẩm nào, từ đó có quyết định điều chỉnh nguồn lực cho sản xuất phù hợp. Việc hạch toán chi tiết danh mục sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả thật sự khi nhân viên kế toán có nghiệp vụ phân tích biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các kỳ, kết hợp với phòng kế hoạch tổng hợp tư vấn về mặt hàng, sản phẩm chủ lực của công ty trong kỳ sản xuất tới cho ban lãnh đạo để có quyết định phù hợp.
Ví dụ minh họa
Hệ thống tiểu tài khoản doanh thu bán hàng trong kỳ công ty có thể xem xét như sau:
TK 5111- Doanh thu bán hàng được chi tiết như sau:
TK 511101- Doanh thu bán đường, sữa
TK 511102- Doanh thu bán hàng hạt giống các loại
TK 511103- Doanh thu bán cây công trình
TK 511104 - Doanh thu bán thực phẩm
.
Tương tự với các tiểu tài khoản doanh thu bán hàng, tài khoản 632- Giá vốn hàng bán cùng được hạch toán chi tiết cho từng mặt hàng cụ thể.
3> Thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng và một số chiến lược trong bán hàng
Tác dụng
Chiết khấu thanh toán là hình thức người bán giảm trừ giá bán cho những người mua thanh toán sớm, nó có tác dụng khuyến khích, giúp người bán thu tiền được nhanh chóng từ người mua hàng, giảm thiểu thời gian bị người mua chậm thanh toán, chiếm dụng vốn.
Giải pháp thực hiện
Trong nền kinh tế hiện nay, nhu cầu vốn là vấn đề thực sự cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp và đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất, do đó bản thân họ và tất cả các doanh nghiệp kinh doanh khác đều mong muốn có thể tận dụng một cách tối đa vốn của đối phương. Chính vì điều này, doanh nghiệp nên áp dụng tối đa khả năng thực hiện chiết khấu thanh toán trong bán hàng bằng các biện pháp cụ thể như sau:
Xây dựng bảng hệ thống chiết khấu thanh toán: Ứng với thời gian khách hàng thanh toán sớm là số tiền hoặc phần trăm chiết khấu theo giá tùy thuộc vào điều kiện DN cũng như đặc thù hàng hóa
VD: Bảng chiết khấu thanh toán khi mua” Giống bưởi Diễn”
Thời gian thanh toán
Phần trăm chiết khấu(tính trên giá bán)
Trả ngay
10%
Trước 1 tuần
8%
1-2 tuần
6%
2-3 tuần
4%
3-4 tuần
2%
Sau 1 tháng
Không hưởng chiết khấu
Thiết lập các chính sách khuyến mại( có thể về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) đi kèm khi khách hàng thực hiện thanh toán sớm như:
Khi mua giống bưởi Diễn ở trên, khách hàng thực hiện thanh toán sớm theo quy định của công ty khi đó có thể tặng kèm một số loại phân bón hóa học, dụng cụ nông nghiệp, hoặc dịch vụ hỗ trợ chăm sóc tư vấn khi đối tác trồng nếu bên mình có khả năng về kĩ thuật
4> Một số ý kiến khác:
Tổ chức mã hóa những loại hàng hóa cùng loại nhưng khác nhau về khối lượng theo những mã số khác nhau.
Ví dụ đối với mặt hàng Đường Maltose có 2 loại là loại bao 25kg và loại bao 50kg. Công ty nên tổ chức mã hóa chi tiết với mặt hàng này như sau:
Mã 15601012 – Đường Maltose
Mã 156010121 – Đường Maltose loại bao 25kg
Mã 156010122 – Đường Maltose loại bao 50 kg
Tổ chức ứng dụng các chức năng tự động của phần mềm kế toán như bút toán tính giá vốn tự động, bút toán kết chuyển tự động nhằm tiết kiệm thời gian, giảm tải khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả công việc kế toán. Công ty có thể liên hệ với bên cung cấp phần mềm để được tư vấn, hỗ trợ sử dụng phần mềm để có thể khai thác tối đa những ưu việt mà phần mềm đem lại.
Áp dụng hình thức trả lương cho nhân viên bán hàng theo doanh số bán hàng nhằm khuyến khích nhân viên, nâng cao hiệu quả công việc, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa.
KẾT LUẬN
Cùng hoà chung với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Công ty TNHH Đầu tu và Phát triển Nông Nghiệp Hà Nội đang phải tồn tại trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường . Đây thực sự là vấn đề bức xúc đòi hỏi công ty phải không ngừng vươn lên để đứng vững trên thị trường.
Kế toán trong nền kinh tế thị trường đang được Đảng và nhà nước ngày càng nhận thức sâu sắc với chức năng là công cụ quản lý kinh tế. Quá trình vận dụng vào thực tiễn đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông Nghiệp Hà Nội nói riêng đang ngày càng phát huy vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế.
Đặc biệt, Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh càng phải được tổ chức tốt, đảm bảo phản ánh ghi chép một cách đầy đủ chính xác tình hình bán hàng, kết quả kinh doanh. Thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp nhằm nâng cao kết quả bán hàng nói riêng và kết quả kinh doanh của Công ty nói chung.
Thực tập tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông Nghiệp Hà Nội là cơ hội cho em tiếp cận với thực tế và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Sau một thời gian thực tập tại công ty em đã học hỏi và có được những hiểu biết ban đầu về thực tế công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Em nhận thấy công tác kế toán ở Công ty thực hiện khá đầy đủ, đúng chế độ và đảm bảo cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Để kế toán thực sự là công cụ quản lý không thể thiếu, Công ty nên tiếp tục hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và phát triển Nông Nghiệp Hà Nội, em đã có sự đánh giá khái quát từ đó đưa ra những ưu điểm cũng như rút ra một số hạn chế trong công tác này. Qua đó, em có đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ngô Xuân Tỵ và tập thể cán bộ kế toán phòng tài chính kế toán công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Gia Long
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, TS. Ngô Thị Thủy (đồng chủ biên) (2010) ”Giáo trình Kế toán tài chính”, Nhà xuất bản Tài Chính.
2. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên (chủ biên) (2009) ”Giáo trình Nguyên lý kế toán ”, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Bộ Tài Chính (2011) Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao Động.
4. Bộ Tài Chính (2006) ”Quyết định 15/2006/QĐ-BTC”.
5. Các tài liệu của Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
6. Các tạp chí kế toán
7.Các website về kế toán có liên quan
8. Luận văn cuối khóa các khóa trước cùng một số thông tư của Bộ Tài Chính
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Ngô Xuân Tỵ
Nhận xét luận văn cuối khóa
Sinh viên: Lê Gia Long
Lớp: CQ 48/21.21
Tên đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ:
Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Giáo viên phản biện
Nhận xét luận văn cuối khóa
Sinh viên: Lê Gia Long
Lớp: CQ 48/21.21
Tên đề tài: Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội
Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ:
Người nhận xét
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty_tnhh_mot_thanh_vien_dau_tu_va_phat_trien.doc