Luận văn Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện xuyên mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

Các tiêu chí và cho điểm cụm du lịch Điểm số đánh giá cho từng thang bậc cũng tương tự như đánh giá điểm du lịch và được xác định với 4,3,2,1 điểm tuỳ theo mức độ đánh giá. Số lượng tài nguyên du lịch trong cụm Số lượng tài nguyên du lịch được đánh giá bằng 4 mức độ: Rất nhiều: (4 điểm) cụm du lịch có từ 11 tài nguyên du lịch trở lên; Khá nhiều: (3 điểm) cụm du lịch có từ 6 đến 10 tài nguyên du lịch; Trung bình: (2 điểm) cụm du lịch có từ 3 đến 5 tài nguyên du lịch; ít: ( 1 điểm) cụm du lịch có dưới 3 tài nguyên du lịch.

pdf144 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ du lịch huyện xuyên mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài + Thu hút vốn đầu tư tư nhân và các thành phần kinh tế khác + Thu hút vốn đầu tư trong nước + Vay ngân hàng + Vốn ngân sách Nhà Nước 103 3.4.3. Đa dạng hóa SPDL, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp + Đa dạng hóa sản phẩm du lịch + Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp +SPDL đặc trưng của huyện: Du lịch sinh thái rừng – biển - hồ, nghỉ dưỡng và điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, tham quan vườn thú hoang dã, du lịch MICE. Đánh giá lại trình độ quản lý , nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong nghành, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức hội thi tay nghề. Nâng cao ý thức giao tiếp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên , bảo vệ phục vụ . Duy trì thẩm định và tái thẩm định chất lượng cơ sở lưu trú , kiểm tra an ninh, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế . Cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh . 3.4.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Nguồn lao động là lực lượng quan trọng, có vai trò quyết định đến sự phát triển ngành du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch. Trong giai đoạn hiện nay đến năm 2020, ngành du lịch của huyện đòi hỏi lực lượng lao động du lịch khá lớn, trong đó bao gồm lao động trực tiếp đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn cao và lực lượng lao động phổ thông. Căn cứ vào các chỉ tiêu kết cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ bố trí nhân sự trong các nhà hàng, cở sở lưu trú được các nhà khoa học xây dựng và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia cho thấy: Nhân viên quản lý chiếm 6%; nhân viên giám sát chiếm 8%; nhân viên công nghệ chiếm 22% (3 nhóm này gọi là tốp thành thạo có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cao, có trình độ cao đẳng và đại học trở lên, chiếm 36% trong tổng số nguồn lao động). Tốp thao tác là những nhân viên được đào tạo nghề chuyên đảm nhiệm những công việc nghiệp vụ như buồng, bar, bếp, . chiếm 64%. 104 Theo bảng 2.20 cho thấy: nhu cầu lao động du lịch của huyện thời gian tới rất cao, nguồn lao động tại địa phương khó có thể đáp ứng được. Vì vậy việc đề xuất các chiến lược đào tạo nhân lực hợp lý và hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách. Đặc biệt là vấn đề quản lý du lịch, nguồn nhân lực quản lý cấp cao, thu hút nhân tài từ các địa phương khác và có các chính sách ưu tiên về nhà ở, phúc lợi xã hội, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho họ để họ thực sự gắn bó với doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh chỉ có trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu mỗi năm đào tạo khoảng 2000 học viên. Hiện nay tỉnh đang kết hợp với trường du lịch Niagara – Canada xây dựng trường đào tạo du lịch tại huyện Đất Đỏ, góp phần đáp ứng nhu cầu lao động ngành du lịch của tỉnh đến năm 2010 và 2020, sau khi các dự án đầu tư du lịch đi vào hoạt động. 3.4.4.1.Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn Ngành du lịch của huyện cần điều tra, phân loại trình độ lao động trong ngành để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của lao động. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, các doanh nghiệp du lịch có kế hoạch mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch từ ngắn hạn đến sơ cấp cho ngành du lịch trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu đến năm 2010 cần khoảng 2000 lao động đã qua đào tạo. Khu du lịch Osaka Hồ Tràm cũng thỏa thuận với trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho khoảng 30 -50 lao động của đơn vị. Tổ chức các lớp chuyên đề, kỹ năng tập huấn hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện cho lao động tại chỗ. Tranh thủ hợp tác quốc tế tổ chức khóa huấn luyện ngắn hạn, cấp học bổng cho những người quản lý và người lao động trực tiếp trong ngành. Tổ chức hội thảo, giao lưu, hội thi nghiệp vụ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp học hỏi, nâng cao trình độ. 3.4.4.2. Kế hoạch đào tạo dài hạn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, trường đại học Du lịch do Niagara – Canada, tập đoàn ACDL đầu tư ở huyện Đất Đỏ, các trường có khoa đào tạo Du lịch tại TP. Hồ Chí 105 Minh và các doanh nghiệp du lịch để đào tạo nguồn nhân lực dài hạn. Hợp tác với các tổ chức du lịch, quỹ quốc tế để tổ chức những chương trình đào tạo ngắn hạn, cấp học bổng cho những người quản lý và người lao động trực tiếp trong ngành. Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Cải tiến chương trình học, tăng thời gian thực hành để phù hợp yêu cầu thực tế. Khuyến khích đào tạo học sinh, lao động địa phương thành nguồn lao động du lịch chủ yếu của huyện. Đảm bảo cho lao động ngành du lịch đạt được những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ thông thạo 1 – 2 ngoại ngữ. Chú ý đến thị trường khách chủ đạo trong thời gian tới như khách Nga, Đức, Pháp, Cần chú ý đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tổ chức du lịch MICE, một tiềm năng và thế mạnh của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu. Chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực quản lý cấp cao, thu hút nhân tài từ các địa phương khác. 3.4.4.3.Chương trình phát triển nguồn nhân lực của địa phương Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn (3 tháng) và dài hạn (1 năm) do trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với huyện tổ chức thường niên. Thu hút các lao động du lịch trong và ngoài địa phương. Mở rộng và tăng cường nguồn lao động có trình độ chuyên môn qua việc hoàn thiện kế họach nhu cầu lao động hàng năm, đặt hàng đào tạo nhân lực với các trường có khoa Du lịch. Lập kế họach phát triển mở rộng qui mô và chất lượng các chi nhánh, cơ sở đào tạo tại địa phương. Tạo mối quan hệ với các tổ chức đào tạo quốc tế tại Singapore, Úc, Thụy Sĩ, Pháp, Canada có chất lượng tốt tiến tới việc liên kết đào tạo, tổ chức các lớp học ngắn và dài hạn và tu nghiệp tại nước ngòai. Có kế họach thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn quốc tế, các chuyên viên nước ngòai, người Việt Nam được đào tạo tại nước ngòai. Các doanh nghiệp du lịch địa phương cũng cần phải chủ động tự đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực vì đây là một chính sách hiệu quả và lâu dài, có tính quyết định đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, đừng chờ nguồn có sẵn. Tạo điều 106 kiện cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, khuyến khích đội ngũ quản lý, nhân viên đang làm việc có thêm động lực để phấn đấu. 3.4.4.4. Thiết lập trang Web nhằm chia xẻ thông tin và điều hòa lao động Lập trang Web rất cần thiết vì góp phần chia xẻ thông tin, điều hòa du lịch trong ngành, giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn lao động nhanh chóng hiệu quả. Ngược lại người lao động chọn lựa đúng ngành nghề, môi trường làm việc. 3.4.4.5. Chương trình nâng cao hiểu biết của cộng đồng về du lịch Cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong chính quyền địa phương, đoàn thể, nhân dân, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống quê hương, để mọi người dân có ý thức xây dựng thương hiệu ”Du Lịch Xuyên Mộc”, cần gắn lợi ích của người dân với việc phát triển du lịch của huyện. Xây dựng chương trình nâng cao hiểu biết về vai trò của du lịch, văn minh ứng xử với du khách, giữ vệ sinh khu dân cư và kinh doanh, làm đẹp cảnh quan đô thị, nông thôn cho cộng đồng dân cư địa phương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở trường phổ thông, Vận động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải, trồng cây xanh, giữ vệ sinh môi trường luôn sạch đẹp. 3.4.5. Quảng bá và xúc tiến hoạt động du lịch 3.4.5.1. Về tuyên truyền quảng bá Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, các Brochure, đĩa CD-ROM giới thiệu các điểm du lịch, dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, nội dung phong phú, cập nhật, phát hành rộng rãi tại các đầu mối giao thông, khu vực công cộng. Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch, văn minh trong ứng xử với khách du lịch, giữ vệ sinh khu dân cư và kinh doanh. Tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch gắn với sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị thu hút khách du lịch. 107 Các doanh nghiệp phải tự xây dựng thương hiệu, uy tín sản phẩm theo tiêu chuẩn ngành du lịch, chủ động trong việc nối mạng, quảng bá tiếp thị, quảng cáo, . Hợp tác các ban ngành liên quan, phát huy tính chủ động trong quảng bá du lịch. Lập hệ thống biển chỉ dẫn tham quan, khu du lịch, các công trình công cộng. Bổ sung thêm những ngôn ngữ như tiếng Thái Lan, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Đức, .. (là những thị trường khách tiềm năng) tại các biển báo chỉ dẫn tạo sự ngạc nhiên và gây ấn tượng tốt đối với du khách. Phối hợp ngành hàng không, hải quan, cửa khẩu xây dựng thái độ phục vụ tốt du khách ngay từ khi bước chân đến Việt Nam cũng như đến huyện Xuyên Mộc cho đến khi kết thúc chuyến du lịch. Nâng cao chất lượng sản xuất, bán hàng lưu niệm. Hình thành phố bán hàng lưu niệm, thực hiện xuất khẩu tại chỗ. 3.4.5.2. Về xúc tiến đầu tư Tập trung kêu gọi vốn đầu tư vào các dự án, các đồ án đã phê duyệt, hướng dẫn cụ thể về thủ tục đầu tư để hỗ trợ các nhà đầu tư rút ngắn giai đoạn. Đưa các tuyến, điểm du lịch vào chương trình tour của các doanh nghiệp du lịch nhằm thu hút nhiều du khách. 3.4.5.3. Khai thác thị trường trong và ngoài nước Lựa chọn thị trường trọng điểm xây dựng chương trình hoạt động quảng bá du lịch tại các thị trường Đông Bắc Á, Châu Au, Châu Mỹ, Asean. Hình thành nhóm nghiên cứu thị trường, có hoạt động phối hợp gây sự chú ý, hình thành cầu du lịch, giới thiệu du lịch Xuyên Mộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ra thị trường các nước. Tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Phối hợp với các hãng hàng không Việt Nam và quốc tế giới thiệu văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân tộc. Xuất bản ấn phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng, tạo Website quảng cáo, báo điện tử phân phối cho hội chợ, hội thảo kích thích sự quan tâm chú ý của du khách. Thiết lập quan hệ với báo chí nước ngoài, cung cấp thông tin du lịch cho phóng viên. Mời các hãng lữ hành, công ty du lịch, nhà báo đến thăm, tìm hiểu làm 108 quen (Fam Trip). Quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc tế như CNN, Discovery, BBC, NHK, để thu hút khách quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, du lịch Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến lược của ngành du lịch là thu hút khách ở thị trường gần như Hồng Kông, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan và những tỉnh ven biển Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Đối với huyện Xuyên Mộc thì thu hút thị trường khách nội địa từ TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và khu vực phía Bắc. 3.4.6. Bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực, lễ hội 3.4.6.1. Phát triển văn hóa ẩm thực Ẩm thực có vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, tạo nét riêng cho mỗi địa điểm, mỗi khách sạn, điểm du lịch trong huyện. Du khách rất quan tâm đến vấn đề ăn uống trong các tuyến du lịch, các món ăn đặc sản rất được ưa chuộng. Vì vậy cần kết hợp giữa ban, ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch để tạo ra các sản phẩm ẩm thực có tính riêng, đặc thù phục vụ cho du khách khi đến huyện. Đưa ẩm thực thành nét văn hóa riêng của ngành du lịch “Am Thực – Tinh Hoa Thế Giới”. 3.4.6.2. Phát triển các lễ hội, thương mại phục vụ du lịch Dựa vào những đặc điểm và thế mạnh, chọn hai lễ hội sự kiện chính cho huyện Xuyên Mộc là: Lễ hội tắm bùn Bình Châu, Lễ hội đua thuyền buồm. “Lễ hội đua thuyền buồm quốc tế ”: huyện Xuyên Mộc với bờ biển dài và đẹp càng được tô điểm bởi những cánh buồm rực rỡ tham gia cuộc đua đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ là một trong những điểm thu hút du khách. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách chiêm ngưỡng những cánh buồm đầu tiên lướt sóng về đích, hình ảnh những vận động viên với những động tác thuần thục khi điều khiển chiếc thuyền buồm của mình vượt cả ngàn hải lý giữa biển khơi về đích. Hệ thống cảng, bến tàu du lịch Bến Lội, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Trung Thủy vừa thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền, vừa đảm bảo yêu cầu của môn đua thuyền buồm quốc tế hấp dẫn và ngọan mục là: nước đăng cai phải có bờ biển dài, đẹp, cơ sở hạ tầng tốt, có tiềm năng phát triển về du lịch, các dịch vụ ăn, ở, đi lại đầy đủ... 109 Đây là những điều kiện để tổ chức những cuộc đua thuyền buồm dọc bờ biển Việt Nam với điểm xuất phát từ các nước và đích đến là bờ biển Xuyên Mộc hay là điểm nối tuyến của các cuộc đua quốc tế nhiều chặng vừa kích thích phát triển du lịch, quảng bá cho du lịch Việt Nam vừa tạo cơ hội thu hút đầu tư. “Lễ hội tắm bùn Bình Châu”: Lễ hội tổ chức ở khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, bắt đầu kéo dài khoảng 1 tuần trong mùa du lịch, sẽ thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân cũng như nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Những hoạt động chính trong lễ hội tắm bùn ở Bình Châu gồm có: thi đấu vật trên bùn, chạy thi trong bùn, trượt trên bùn, múa hát trong bùn và đặc biệt là cuộc thi tìm ra một "Vua bùn". Ngoài ra, du khách tham dự lễ hội này, sẽ được thoải mái tắm bùn, massages bùn, dưỡng da bằng bùn, thậm chí vật dưới bùn. Các lễ hội phải tổ chức định kỳ, quy mô lớn, hấp dẫn để thu hút và tạo hình ảnh ghi nhớ trong lòng du khách. Ngoài ra huyện Xuyên Mộc tham gia các lễ hội Festival biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Khai hội Văn hoá du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được tổ chức hàng năm. Liên kết với TP. Hồ Chí Minh, TP. Vũng Tàu và các địa phương khác trong các kỳ lễ hội Du lịch, tuần lễ văn hóa ẩm thực, tuần lễ nghệ thuật, thời trang, tại Việt Nam và nước ngoài, cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới Quý Bà 2009 sắp tới được tổ chức tại TP. Vũng Tàu để tự giới thiệu về cuộc sống, con người và ngành du lịch huyện Xuyên Mộc. Cần học tập kinh nghiệm của Singapore, Malaysia, Thái Lan, . hàng năm đều có tháng bán hàng khuyến mãi được tổ chức ở quy mô tầm cỡ quốc gia, huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành kinh tế, văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và huyện nói riêng. Có sự phối hợp giữa hai ngành Du lịch và Thương mại tạo ra các chương trình bán hàng theo mùa thu hút khách đến mua sắm với giá khuyến mãi, tổ chức các chương trình biểu diễn thời trang, nghệ thuật đương đại nhằm thu hút khách. 3.4.7. Tăng cường KHKT và CNHĐ trong hoạt động du lịch Cần hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, các Viện nghiên cứu chuyên ngành. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ 110 bản và ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững. 3.4.7.1. Xây dựng Website du lịch huyện Xuyên Mộc Giới thiệu tổng quan, các tiềm năng du lịch, các khu du lịch, các địa chỉ du lịch tin cậy trên địa bàn huyện, các sản phẩm du lịch độc đáo của huyện, các tuyến du lịch đặc sắc, giới thiệu tour liên kết trong và ngoài tỉnh, trong nước và quốc tế, định hướng phát triển du lịch, các chương trình dự án đầu tư, các kinh nghiệm khi đi du lịch, các tin tức về kinh tế, văn hóa, du lịch, giải trí, . Du khách tham khảo thông tin và đặt chỗ trên mạng rất tiện lợi. Cần cập nhật thông tin thường xuyên, in địa chỉ Wesite vào bản đồ du lịch, sổ tay du lịch, để du khách biết vào mạng xem. 3.4.7.2. Nối mạng Với các Sở, ban ngành, các khu du lịch, doanh nghiệp du lịch cần nắm tình hình kinh doanh, cập nhật thông tin của doanh nghiệp, theo dõi quy mô phát triển lượng khách, hướng phát triển thị trường. Khai thác và giới thiệu trên các website Vietnamtourism, Saigontourist,Vietnam Airlines, . Đẩy mạnh cung cấp thông tin du lịch, đặt tour du lịch trên mạng (e-tour) 111 KẾT LUẬN 1. Du lịch là một dạng hoạt động của con người có liên quan đến việc di chuyển chỗ ở đến một nơi khác trong một khoảng thời gian ngắn để thoả mãn việc nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, khám phá. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu du lịch tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới. 2. TCLT du lịch hợp lí có vai trò quan trọng giúp cho ta có thể khai thác hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có, biến những tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đặc trưng. TCLT du lịch chịu ảnh hưởng của hàng loạt các yếu tố khác nhau như tài nguyên du lịch, vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, dân cư, điều kiện sống, thời gian rỗi rãi, trong đó ảnh hưởng mạnh nhất là TNDL. 3. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá điểm, cụm, tuyến du lịch của TS. Nguyễn Thị Mùi, luận văn kết luận huyện Xuyên Mộc là địa bàn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. TNDL độc đáo, đặc biệt là TNDL tự nhiên. TNDL có giá trị hơn cả là suối khoáng nóng Bình Châu, các bãi biển đẹp, hệ sinh thái rừng, di tích lịch sử Tàu không số. Đặc biệt điểm du lịch nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm sẽ mở ra triển vọng mới cho ngành du lịch huyện, tỉnh và Việt Nam. CSHT, CSVCKT đã và đang được hiện đại hóa với tốc độ cao hơn mặt bằng chung cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành. 4.TCLTDL ở huyện Xuyên Mộc đã bước đầu được hình thành với các điểm, cụm, tuyến du lịch. Có những điểm đang hoạt động có doanh thu, có điểm hoạt động chưa có doanh thu, có điểm là tiềm năng. Huyện có 01 khu du lịch sinh thái đang được khai thác và một số tuyến du lịch đang hoạt động nhưng hiệu quả khai thác chưa cao. Do sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, chất lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao, lao động chủ yếu chưa qua đào tạo. 5. Để khai thác tốt tiềm năng, Xuyên Mộc phải có những định hướng về tổ chức hoạt động du lịch. Phát triển nhanh ngành du lịch trong chiến lược CNH – HĐH của huyện. Có những định hướng về tổ chức kinh doanh, khuyến khích và 112 tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch với những cơ chế bình đẳng với mọi doanh nghiệp. Phải có những định hướng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh du lịch. Có những định hướng về thị trường, về đầu tư để phát triển du lịch bền vững. Định hướng chung để TCLTDL ở Xuyên Mộc theo 3 hướng chính: hướng Tây, hướng Đông và hướng Nam. Các sản phẩm du lịch chủ yếu ở Xuyên Mộc là: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch vui chơi, giải trí có thưởng, du lịch nghiên cứu. Trên cơ sở những định hướng chung đó, luận văn cũng đã đề ra các giải pháp để phát triển du lịch. Các giải pháp để phát triển du lịch ở Xuyên Mộc là các giải pháp về quy hoạch du lịch, các giải pháp về vốn và đầu tư, các giải pháp về nguồn nhân lực, các giải pháp về tổ chức và quản lí du lịch, các giải pháp để tạo ra môi trường du lịch... Quy hoạch du lịch phải hợp lý để vừa khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.. Phải phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Xuyên Mộc. Tăng cường công tác giáo dục cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch các giải pháp đó cần phải được thực hiện đồng bộ thì mới đạt hiệu quả cao. 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, Thành phố Hồ Chí Minh 2. Ban chấp hành Đảng Bộ huyện Xuyên Mộc, Lịch sử Đảng Bộ huyện Xuyên Mộc 3. Lê Trọng Bình (2007), Thực trạng và định hướng tổ chức lãnh thổ Du lịch Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: “Tổ chức lãnh thổ KTXH - nghệ thuật đảm bảo đất nước phát triển thành công trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Viện Chiến lược phát triển - Bộ KH & ĐT, Hà Nội, 2 / 2007, tr. 59 - 75. 1930-2005. 4. Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1995), “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”, T/C Du lịch và Phát triển số 1 tr. 34 5. Công ty du lịch dịch vụ dầu khí Việt Nam (2004), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đề tài nghiên cứu khoa học. 6. Cơ sở khoa học của việc xác định tuyến, điểm du lịch Việt Nam, Luận án PTS khoa học Địa lí- địa chất, ĐHSP Hà Nội 7. Phạm Xuân Hậu, Trần Văn Thành (2000), Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, Bộ giáo dục và đào tạo-Trường ĐHSP. 8. Phạm Xuân Hậu (2000), "Du lịch sinh thái ở Việt Nam - Tiềm năng và triển vọng", Hội thảo khoa học Địa lý KTXH - Lý luận và thực tiễn, thành phố Hồ Chí Minh trang 152-163. 9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiến (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Hồng (2009), Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu-Phước Bửu ( tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh. 11. Trần Việt Liễn & nnk (1993), Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động nghỉ ngơi và du lịch trên lãnh thổ Việt Nam, Đề tài khoa học, Tổng cục Khí tượng Thủy Văn Hà Nội. 12. Luật Du lịch Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 114 13. Nguyễn Thị Mùi (2010), Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội 14. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS. TS.Trần Khắc Việt, PGS.TS. Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên)(2007), Xu hướng toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia. 15. Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam-Viện kiến trúc, Qui hoạch đô thị Nông thôn-Bộ xây dựng, Qui hoạch phát triển du lịch huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đến năm 2015 và định hướng đến 2020. 16. Phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Xuyên Mộc (5/2012), Các dự án đầu tư du lịch trong huyện. 17. Phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Xuyên Mộc, Báo cáo tình hình hoạt động du lịch từ năm 2002 đến năm 2010 18. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bà Rịa-Vũng Tàu (2005), Một số định hướng cơ bản phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 1995-2010. 19. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Đánh giá tài nguyên sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tạp chí khoa học số 29 (7/2011), ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Minh Tuệ (1993), “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam”, Đề tài nhánh KT 03-18, Hà Nội. 21. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1997), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh. 22. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam. 23. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực Hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo quốc gia phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực chủ động hội nhập quốc tế. 115 24. UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (2010), Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009), Bà Rịa-Vũng Tàu. 25. Nguyễn Khanh Vân (2006), Giáo trình cơ sở sinh khí hậu, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 26. Viện chiến lược và phát triển du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam từ 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030. 27. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Hà Nội (1994), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 – 2010. 28. Bùi Thị Hải Yến (2010), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam. 29. Bùi Thị Hải Yến (2011), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam 30. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục Việt Nam. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁC HT TCLT DU LỊCH CẤP HUYỆN (TS. Nguyễn Thị Mùi [13]) 1. Hệ thống tiêu chí đánh giá điểm, khu du lịch 1.1.Vị trí của điểm du lịch Vị trí của điểm du lịch là tiêu chí quan trọng trong việc thu hút du khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng: khoảng cách từ điểm du lịch đó đến TP Sơn La, là nơi được coi là trung tâm tập kết khách từ các nơi khác đến, đồng thời là đầu mối thực hiện các tour du lịch của tỉnh, thời gian đi đường và thời gian có thể hoạt động tại điểm du lịch đó. Có thể xác định bằng 4 mức độ: rất thuận lợi, khá thuận lợi, bình thường và không thuận lợi. Rất thuận lợi: Có khoảng cách từ 10 đến 100 km, thời gian đi đường dưới 4 giờ, có thể hoạt động du lịch được từ 8 tháng trong năm trở lên. Khá thuận lợi: Có khoảng cách từ 100 đến 150 km, thời gian đi đường từ 4 đến 6 giờ, có thể hoạt động du lịch được từ 6 đến 8 tháng/ năm. Thuận lợi trung bình: Có khoảng cách từ 150 đến 300 km, thời gian đi đường từ 6 đến 8 giờ, có thể hoạt động du lịch được từ 4 đến 6 tháng/năm. Không thuận lợi: Có khoảng cách trên 300 km, thời gian đi đường trên 8 giờ, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng/ năm. 1.2.Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch “TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng được nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [26]. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên điểm du lịch. Sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, khí hậu và những nét độc đáo khác của điểm du lịch có thể đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Tiêu chí này được chia thành 4 cấp: rất hấp dẫn, khá hấp dẫn, hấp dẫn trung bình và kém hấp dẫn. Rất hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp và đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng được trên 4 loại hình du lịch. Khá hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử đặc biệt, có thể đáp ứng được từ 3 đến 4 loại hình du lịch. Hấp dẫn trung bình: Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có hiện tượng, di tích lịch sử, có thể đáp ứng được 2 loại hình du lịch. Kém hấp dẫn: Điểm du lịch có phong cảnh đẹp hoặc hiện tượng, di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1 loại hình du lịch.kĩ thuật phục vụ du lịch 1.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện và cấp thoát nước. Cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch bao gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí, thể thao, khu dưỡng bệnh... Tài nguyên là yếu tố cơ sở để tạo nên điểm du lịch. Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng thành hiện thực. CSHT đóng vai trò to lớn đối với việc hình thành và phát triển các điểm, cụm du lịch. Trong CSHT yếu tố quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải. Du lịch gắn liền với việc di chuyển, việc rời nơi cư trú thường xuyên của mình trên một khoảng cách nhất định. Có TNDL hấp dẫn nhưng chưa có khả năng khai thác nếu thiếu hệ thống giao thông. Chỉ có giao thông vận tải thuận tiện, du lịch mới có thể phát triển được, các điểm, cụm, tuyến du lịch mới nhanh chóng được hình thành. Tuy nhiên, muốn đạt doanh thu du lịch cao, hiệu quả lớn, muốn lưu giữ được khách du lịch ở lại lâu hơn thì hệ thống CSVCKT cũng có ý nghĩa rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Các hệ thống khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, nơi vui chơi, giải trí... phải đáp ứng được nhu cầu du khách. Việc đánh giá CSHT và CSVCKT dựa trên những tiêu chí chủ yếu là: - Mức độ thuận tiện trong đi lại của khách du lịch; - Mức độ thuận lợi về thời gian đi lại trong năm; - Khả năng chứa khách du lịch của các cơ sở lưu trú; - Mức độ đảm bảo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi của khách du lịch (chất lượng của các cơ sở lưu trú); Tiêu chí này cũng được phân thành 4 cấp: tốt, khá, trung bình và yếu. Tốt: Có mạng lưới đường giao thông thuận tiện, có thể đi lại ở tất cả các tháng trong năm, có hệ thống khách sạn đáp ứng được trên 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên. Khá tốt: Có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 8 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến dưới 500 người/ngày, có khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao. Trung bình: Có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, có thể đi lại thuận tiện 6 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 100 đến 300 người, có khách sạn đạt yêu cầu. Yếu: Có mạng lưới giao thông không thuận lợi, chỉ có thể hoạt động được trong các tháng mùa khô, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được dưới 100 người, không có khách sạn, chỉ có hệ thống nhà nghỉ đạt yêu cầu. 1.4. Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng Nếu như TNDL là một trong những yếu tố cơ sở tạo nên vùng du lịch thì cơ sở hạ tầng, CSVCKT tạo điều kiện biến những tiềm năng của TNDL thành hiện thực.Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu không có CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch thì TNDL vẫn mãi mãi chỉ dưới dạng tiềm năng. Ngược lại, nếu thiếu tài nguyên thì sẽ không có sức hấp dẫn du lịch, không có hoạt động du lịch và không có CSVCKT phục vụ du lịch. Vì vậy, sự kết hợp đồng bộ hai yếu tố này là một tiêu chí được đưa ra xem xét đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch. Tiêu chí này được phân thành 4 cấp: kết hợp tốt, khá, trung bình và yếu. Kết hợp tốt: Điểm du lịch có TNDL hấp dẫn, có mạng lưới GTVT thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 1000 người/ ngày. Kết hợp khá tốt: Điểm du lịch có TNDL khá hấp dẫn, mạng lưới GTVT thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ đáp ứng được từ 500 đến 1000 người/ngày. Kết hợp trung bình: Điểm du lịch có TNDL tương đối hấp dẫn, có mạng lưới giao thông vận tải khá thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 300 đến 500 người/ngày. Kết hợp yếu: Điểm du lịch có TNDL, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được dưới 200 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được dưới 4 tháng/năm. 1.5. Số lượng khách tham quan du lịch Số lượng khách là tiêu chí phản ánh hiệu quả cụ thể của các điểm du lịch. Số lượng khách càng đông, doanh thu du lịch càng lớn. Doanh thu du lịch là tiêu chí đánh giá tổng hợp các tiêu chí trên. Điểm du lịch nào có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch hấp dẫn, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển mạnh thì doanh thu du lịch lớn hơn. Đây là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá mức độ khai thác của các điểm du lịch. Tiêu chí này cũng được phân thành 4 cấp: Điểm du lịch có số lượng khách đông có trên 200 người/ngày. Điểm du lịch có số lượng khách khá đông có từ 100 đến dưới 200 người/ngày Điểm du lịch có số lượng khách trung bình có từ 50 đến dưới 100 người/ngày Điểm du lịch có số lượng khách ít có dưới 50 người/ngày 1.6.Xác định điểm cho các tiêu chí lựa chọn Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 bậc, bậc 1 rất thuận lợi được 4 điểm, khá thuận lợi 3 điểm, thuận lợi trung bình 2 điểm, không thuận lợi 1 điểm. Các tiêu chí khác cũng được đánh giá theo cấp bậc 4,3,2,1. Chỉ tiêu phân hạng các yếu tố này chủ yếu được vận dụng từ các nghiên cứu trước đây do đã có sự thống nhất cao trong nghiên cứu địa lí du lịch và đã được khẳng định trong thực tiễn. Như vậy, điểm số cho từng tiêu chí là: + Vị trí địa lí: Rất thuận lợi: 4 điểm; khá thuận lợi: 3 điểm; thuận lợi trung bình: 2 điểm; không thuận lợi: 1 điểm. + Độ hấp dẫn của TNDL Rất hấp dẫn: 4 điểm; khá hấp dẫn: 3 điểm; hấp dẫn trung bình: 2 điểm; kém hấp dẫn: 1 điểm. + Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật Tốt: 4 điểm; khá tốt: 3 điểm; trung bình: 2 điểm; yếu: 1 điểm. + Sự kết hợp đồng bộ giữa TNDL và CSVCKT Kết hợp tốt: 4 điểm; kết hợp khá tốt: 3 điểm ; kết hợp trung bình: 2 điểm; kết hợp yếu: 1 điểm. + Số lượng khách du lịch Điểm du lịch có số lượng khách đông 4 điểm; điểm du lịch có số lượng khách khá đông 3 điểm; điểm du lịch có số lượng khách trung bình 2 điểm; điểm du lịch có số lượng khách ít 1 điểm; 1.7. Chọn hệ số và đánh giá điểm tổng hợp cho các tiêu chí Trên thực tế, các tiêu chí lựa chọn có mức độ quan trọng khác nhau đối với việc đánh giá tổng hợp điểm. Vì thế, để đảm bảo cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan cần xác định thêm hệ số cho các yếu tố quan trọng hơn. Trên cơ sở nghiên cứu thực địa và kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước, hai tiêu chí xác định hệ số 3 là độ hấp dẫn của TNDL, sự đồng bộ về TNDL và CSVCKT. Du lịch là ngành có sự định hướng rất rõ về tài nguyên. TNDL tạo nên điểm, cụm, tuyến du lịch. TNDL càng hấp dẫn thì thu hút khách du lịch càng đông, vì vậy, tiêu chí này được đánh giá hệ số cao nhất, hệ số 3. Nhưng nếu có TNDL mà CSVCKT phục vụ du lịch chưa hoàn thiện thì TNDL vẫn chỉ dưới dạng tiềm năng, không có hiệu quả kinh tế. Bởi thế, tiêu chí sự đồng bộ về TNDL và CSVCKT cũng được xác định hệ số 3. CSHT và CSVCKT bao gồm hệ thống đường, điện, cơ sở lưu trú, hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí. Nếu những điều kiện trên đây thuận lợi thì hiệu quả kinh doanh du lịch cao hơn. Bởi thế, tiêu chí này được xác định hệ số 2. Số lượng khách du lịch phản ánh được khả năng khai thác của điểm du lịch đó. Nhưng nếu có TNDL hấp dẫn, có sự đồng bộ về CSVCKT thì số lượng khách du lịch sẽ đông, vì vậy tiêu chí này chỉ được xác định hệ số 1. Vị trí của điểm du lịch cũng là một cơ sở để đánh giá mức độ thuận lợi. Nếu điểm du lịch gần đường giao thông, gần khu đô thị thì sẽ tiện lợi, thu hút khách đông. Tuy nhiên, nếu điểm du lịch ở xa đường giao thông, xa đô thị, nhưng có TNDL hấp dẫn, có các điều kiện về CSHT tốt thì vẫn hấp dẫn khách du lịch, vì vậy tiêu chí này xác định hệ số 1. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 1.1 Bảng 1.1: Đánh giá tổng hợp điểm du lịch Các chỉ số Hệ số Bậc số 4 3 2 1 Sự kết hợp giữa TNDL và CSVCKT 3 12 9 6 3 Độ hấp dẫn của TNDL 3 12 9 6 3 Kết cấu hạ tầng và CSVCKT 2 8 6 4 2 Số lượng khách du lịch 1 4 3 2 1 Vị trí của điểm du lịch 1 4 3 2 1 Tổng số 40 30 20 10 Dựa trên bảng tổng hợp này, có 4 thang bậc điểm, căn cứ theo thang bậc điểm này có thể chia thành 3 thang bậc là từ 30 đến 40 điểm, từ 20 đến 29 điểm và từ 10 đến 19 điểm. Mỗi bậc điểm có ý nghĩa khác nhau, ý nghĩa của các điểm du lịch được xác định như trong bảng 1.2 Bảng điểm đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch STT Mức độ đánh giá Điểm số 1 Rất thuận lợi ( điểm DL có ý nghĩa quốc gia, quốc tế) 30-40 2 Thuận lợi ( điểm DL có ý nghĩa vùng) 20-29 3 Không thuận lợi ( điểm DL có ý nghĩa địa phương) 10-19 Như vậy, khi đánh giá mức độ thuận lợi của các điểm du lịch, có 3 mức đánh giá. Rất thuận lợi là mức đánh giá cao nhất, có 11 thang bậc trong mức này (từ 30 – 40). Thuận lợi có 10 bậc (từ 20 đến 29), không thuận lợi có 10 bậc (từ 10 – 19). ứng với thang bậc đó là ý nghĩa của các điểm, có điểm có ý nghĩa quốc gia, có điểm có ý nghĩa vùng và có điểm có ý nghĩa địa phương. 2. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụm du lịch 2.1.Các tiêu chí và cho điểm cụm du lịch Điểm số đánh giá cho từng thang bậc cũng tương tự như đánh giá điểm du lịch và được xác định với 4,3,2,1 điểm tuỳ theo mức độ đánh giá. Số lượng tài nguyên du lịch trong cụm Số lượng tài nguyên du lịch được đánh giá bằng 4 mức độ: Rất nhiều: (4 điểm) cụm du lịch có từ 11 tài nguyên du lịch trở lên; Khá nhiều: (3 điểm) cụm du lịch có từ 6 đến 10 tài nguyên du lịch; Trung bình: (2 điểm) cụm du lịch có từ 3 đến 5 tài nguyên du lịch; ít: ( 1 điểm) cụm du lịch có dưới 3 tài nguyên du lịch. Thời gian hoạt động du lịch Thời gian hoạt động du lịch là khoảng thời gian trong năm có khả năng tổ chức các hoạt động du lịch. Thời gian có thể khai thác sẽ quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Thời gian này được căn cứ vào các điều kiện khí hậu để đánh giá. Tiêu chí này được chia thành 4 mức độ: - Rất dài (4 điểm) cụm có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khoẻ của con người; - Khá dài: (3 điểm) cụm có từ 150 đến dưới 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người; - Trung bình: (2 điểm) cụm có từ 100 ngày đến dưới 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu tương đối thích hợp với sức khoẻ của con người; - Ngắn: (1 điểm) cụm có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai các hoạt động du lịch và có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ của con người. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Nếu như TNDL là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch thì CSHT và CSVCKT tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên trở thành hiện thực. Giữa hai tiêu chí này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Nếu không có CSHT và CSVCKT tốt thì TNDL sẽ chỉ mãi mãi dưới dạng tiềm năng. Các cụm du lịch có kết cấu hạ tầng tốt, CSVCKT tốt thì hấp dẫn khách du lịch, đồng thời có thể lưu giữ khách du lịch lâu hơn, doanh thu du lịch lớn hơn. Tiêu chí này được đánh giá ở sự tiện lợi của GTVT, ở sức chứa của khách sạn, nhà hàng và được chia thành 4 mức độ: Tốt, khá, trung bình và yếu. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt (4 điểm) các cụm du lịch có giao thông vận tải thuận tiện, tất cả các loại phương tiện có thể hoạt động được đến các điểm du lịch trong cụm, hoạt động du lịch được từ 8 đến 12 tháng trong năm, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đáp ứng được trên 1000 người/ngày. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá (3 điểm) các cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi, tất cả các loại phương tiện có thể đến được phần lớn các điểm du lịch trong cụm, chỉ còn lại từ 1 đến 2 điểm không hoạt động được, có thể hoạt động du lịch được từ 6 đến 8 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 500 đến dưới 1000 người/ngày. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật trung bình (2 điểm) các cụm du lịch có giao thông vận tải khá thuận lợi, chỉ có các loại phương tiện ô tô dưới 30 chỗ ngồi hoạt động được ở tất cả các điểm du lịch, còn lại các loại ô tô trên 30 chỗ ngồi không hoạt động được ở các điểm du lịch. Hoạt động du lịch trong cụm được từ 4 đến 6 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho từ 300 đến dưới 500 người/ngày. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật kém (1 điểm) cụm du lịch có giao thông vận tải không thuận lợi, chỉ có phương tiện giao thông dưới 16 chỗ ngồi có thể hoạt động được ở tất cả các điểm du lịch trong cụm, có thể hoạt động du lịch được dưới 4 tháng, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng nhu cầu cho dưới 300 người/ngày. Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch Để đánh giá được tiềm năng cũng như hiện trạng khai thác các tài nguyên du lịch trong cụm thì số lượng khách và doanh thu du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu như cụm du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều điểm du lịch để thoả mãn nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch thì số lượng khách sẽ đông hơn, ngược lại, nếu cụm du lịch đó không có nhiều điểm du lịch, không có nhiều tài nguyên du lịch thì không thu hút khách du lịch. Số lượng khách du lịch đông thì doanh thu du lịch sẽ lớn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc lớn vào chất lượng của tài nguyên, độ hấp dẫn du khách của các loại tài nguyên đó, đồng thời phụ thuộc vào chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật. Qua khảo sát thực địa các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh thì cụm có khách đông nhất trên 1000 người/ngày, cụm có số khách thấp nhất dưới 300 người/ngày. Doanh thu du lịch, cụm có doanh thu cao nhất trong tỉnh là 8 tỷ đồng/năm, cụm thấp nhất là 2,5 tỷ, nên luận án đã lựa chọn tiêu chí này với 4 mức độ: - Số lượng khách đông (4 điểm) trên 1000 người/ ngày; - Số lượng khách khá đông (3 điểm) có từ 500 đến dưới 1000 người/ngày; - Số lượng khách trung bình (2điểm) có từ 300 đến dưới 500 người/ngày; - Số lượng khách không đông (1 điểm) dưới 300 người/ngày. Về doanh thu cũng được chia thành 4 mức độ: - Doanh thu cao: (4 điểm) trên 15 tỷ VNĐ/năm; - Doanh thu khá cao: (3 điểm) từ 10 đến dưới 15 tỷ VNĐ/năm; - Doanh thu trung bình (2 điểm) từ 5 đến dưới 10 tỷ VNĐ/năm; - Doanh thu thấp (1 điểm) dưới 5 tỷ VNĐ/năm. 2.2. Xác định hệ số và đánh giá tổng hợp cụm du lịch Điểm đánh giá tổng hợp cụm du lịch là tổng số điểm của từng tiêu chí được xác định qua việc nhân hệ số với các bậc số của từng tiêu chí. Số lượng TNDL được xác định hệ số 3 vì đây là yếu tố rất quan trọng. TNDL là cơ sở đầu tiên để phát triển du lịch. Cụm nào càng nhiều TNDL thì mức độ thuận lợi càng cao. Thời gian hoạt động du lịch trong cụm được xác định hệ số 3 vì thời gian hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch, hiệu quả khai thác của các cụm du lịch. Cụm nào có thời gian hoạt động nhiều thì lượng khách đông và doanh thu du lịch lớn. Về CSHT và CSVCKT được xác định hệ số 2. CSHT và CSVCKT đáp ứng nhu cầu cho du khách trong việc đi lại, ăn nghỉ, thưởng thức những giá trị văn hoá, nghệ thuật. Nếu đáp ứng tốt nhu cầu của du khách thì doanh thu sẽ cao hơn, số lượng khách đông hơn. Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch phụ thuộc vào các yếu tố như tài nguyên du lịch, CSHT và CSVCKT và thời gian hoạt động du lịch. Nếu các điều kiện trên đáp ứng tốt cho khách du lịch thì số lượng khách và doanh thu cao vì thế hai tiêu chí này xác định hệ số 1. Kết quả đánh giá tổng hợp được thể hiện trong bảng 1.3 Bảng đánh giá tổng hợp cụm du lịch Các chỉ số Hệ số Bậc số 4 3 2 1 Số lượng tài nguyên du lịch 3 12 9 6 3 Thời gian hoạt động du lịch 3 12 9 6 3 Kết cấu hạ tầng- CSVCKT 2 8 6 4 2 Số lượng khách du lịch 1 4 3 2 1 Doanh thu du lịch 1 4 3 2 1 Tổng số 40 30 20 10 Qua bảng tổng hợp điểm trên, điểm số được phân thành 4 bậc. Bậc 1 từ 30 đến 40 điểm, bậc 2 từ 20 – 29 điểm, bậc 3 từ 10 đến 19 điểm. Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và có ý nghĩa khác nhau. Điểm tối đa là 40 điểm, tối thiểu là 10 điểm. Như vậy, các điểm du lịch sẽ được đánh giá từ 10 đến 40 điểm. Bảng 1.2:Tổng hợp ý nghĩa của cụm du lịch STT Mức độ đánh giá-ý nghĩa Điểm số 1 Cụm du lịch rất thuận lợi 30-40 2 Cụm du lịch thuận lợi 20-29 3 Cụm du lịch không thuận lợi 10-19 3. Hệ thống tiêu chí đánh giá tuyến du lịch - Các tiêu chí đánh giá tuyến du lịch: Số lượng tài nguyên du lịch trung bình trong tuyến Số lượng tài nguyên du lịch trung bình trong tuyến được xác định bằng tỷ số giữa số lượng tài nguyên du lịch trong tuyến với chiều dài tuyến du lịch. Có tuyến chiều dài không nhiều, nhưng lại có nhiều điểm du lịch sẽ thuận lợi và hấp dẫn du khách hơn. Tiêu chí này rất quan trọng và được đánh giá với 4 cấp độ: - Cao (4 điểm) số lượng TNDL trung bình là 0,4 tài nguyên/km; - Khá cao (3 điểm) số lượng TNDL trung bình từ 0,2 đến dưới 0,4 tài nguyên/km; - Trung bình (2 điểm) số lượng TNDL trung bình từ 0,1 đến dưới 0,2 tài nguyên/km; - Thấp (1 điểm) số lượng TNDL trung bình dưới 0,1 tài nguyên/km. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch trong tuyến Trong tuyến du lịch nếu có TNDL hấp dẫn thì thu hút khách đông, doanh thu cao. Nếu TNDL càng đặc sắc, càng hấp dẫn khách du lịch. Đây cũng được xem là tiêu chí quan trọng để xác định các tuyến thuận lợi có sức thu hút khách cao và những tuyến không thuận lợi, ít thu hút khách. Tiêu chí này được đánh giá bằng 4 mức độ: - Rất hấp dẫn (4 điểm) là tuyến có ít nhất 5 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. - Khá hấp dẫn (3 điểm) là tuyến có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. - Hấp dẫn trung bình (2 điểm) là tuyến có ít nhất 2 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. - Không hấp dẫn (1 điểm) là tuyến có dưới 1 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia. Sự tiện lợi về giao thông vận tải Trong hoạt động du lịch, nhất là đối với các tỉnh miền núi thì GTVT có ý nghĩa quan trọng. Những tuyến du lịch tiện lợi về GTVT sẽ có hiệu quả kinh doanh du lịch cao và ngược lại. Tiêu chí về giao thông vận tải được đánh giá bằng 4 cấp độ: - Rất tiện lợi: (4 điểm) là những tuyến có các điểm du lịch nằm dọc đường quốc lộ, đường đến các điểm du lịch đã được đầu tư nâng cấp, có thể hoạt động du lịch được cả ngày mưa và ngày nắng; - Khá tiện lợi: (3 điểm) là những tuyến du lịch nằm ở trục đường quốc lộ có thể có 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ không quá 10 km, nhưng vẫn hoạt động được cả ngày mưa và ngày nắng; - Tiện lợi: (2 điểm) là những tuyến có điểm du lịch nằm gần quốc lộ hay tỉnh lộ, có từ 1 đến 2 điểm du lịch nằm xa đường quốc lộ từ 10 đến 20 km; - Không tiện lợi: (1 điểm) là những tuyến du lịch có các điểm du lịch nằm cách xa quốc lộ, tuyến du lịch này chỉ thực hiện được trong những ngày nắng. Sự đồng bộ về cơ sở vật chất kĩ thuật Tuyến du lịch có nhiều điểm có thể nghỉ ngơi tiện lợi, có từ 3 khách sạn hai sao trở lên được đánh giá là tuyến có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. Tuyến du lịch có 2 đến 3 khách sạn một sao trở lên được đánh giá là tuyến du lịch có cơ sở vật chất kĩ thuật khá. Tuyến du lịch có 1 khách sạn một sao và có hệ thống nhà nghỉ có thể đáp ứng nhu cầu cho du khách ở mức độ trung bình được đánh giá là tuyến du lịch có cơ sở vật chất kĩ thuật trung bình (2 điểm). Những tuyến du lịch được coi là có cơ sở vật chất kĩ thuật kém khi không có khách sạn có sao, chỉ có hệ thống nhà nghỉ ở mức độ trung bình (1 điểm). Thời gian có thể hoạt động du lịch Thời gian hoạt động của các điểm du lịch được xác định là số ngày có thể hoạt động được du lịch. Tiêu chí này được phân thành 4 cấp: rất dài, dài, trung bình và ngắn. Rất dài (4 điểm) có trên 200 ngày trong năm triển khai tốt các hoạt động du lịch; Dài (3 điểm) có từ 150 đến 200 ngày trong năm triển khai tốt các hoạt động du lịch; Trung bình (2 điểm) có từ 100 đến dưới 150 ngày triển khai tốt các hoạt động du lịch; Ngắn (1 điểm) có dưới 100 ngày có thể triển khai các hoạt động du lịch. Bảng 1.3 : Bảng đánh giá tổng hợp tuyến du lịch Các chỉ số Hệ số Bậc số 4 3 2 1 Số lượng TNDL trung bình 3 12 9 6 3 Độ hấp dẫn của TNDL 3 12 9 6 3 Thời gian hoạt động du lịch trong tuyến 3 12 9 6 3 Sự tiện lợi về GTVT 2 8 6 4 2 Sự đồng bộ về CSVCKT 2 8 6 4 2 Tổng số 52 39 26 13 Qua tổng hợp điểm, có 4 thang bậc thấp nhất là 13 điểm, cao nhất là 52 điểm, mỗi thang bậc có mức độ thuận lợi và ý nghĩa khác nhau. Tổng hợp mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch được xác định trong bảng. Bảng 1.4: Đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch STT Mức độ đánh giá Điểm số 1 Tuyến du lịch thuận lợi 39-52 2 Tuyến du lịch tương đối thuận lợi 26-38 3 Tuyến du lịch không thuận lợi 13-25 Như vậy, có 3 bậc đánh giá mức độ thuận lợi của các tuyến du lịch. Bậc 1 là tuyến du lịch thuận lợi được đánh giá bằng 14 bậc điểm (từ tuyến có 39 điểm đến tuyến có 52 điểm). Bậc 2, tương đối thuận lợi đánh giá bằng 13 bậc điểm ( từ 26 đến 38 điểm). Bậc 3, không thuận lợi được đánh giá bằng 13 bậc điểm (từ 13 đến25). Tuyến ít thuận lợi nhất được đánh giá là 13 điểm, tuyến cao nhất là 52 điểm. PHỤ LỤC 3 BẢNG 3.1: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ Số Đơn vị Phân theo năm TT Tính 2000 2001 2003 2004 2005 1 Diện tích tự nhiên Km2 64.218 64.218 64.218 64.218 64.092 2 Dân số trung bình Ngưới 123900 128426 131312 133426 135549 3 Mật độ dân số Ng/Km2 193 200 204 208 219 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %o 17,1 15,2 12,9 12,7 12,5 5 Dân số trong độ tuổi lao động Ngưới 69260 73074 77105 79851 82627 - Thành thị Ngưới 6821 7211 7556 7784 8074 - Nông thôn Ngưới 62439 65863 69549 72067 74553 6 Tổng số hộ Hộ 25053 25969 26708 27123 27565 7 Bình quân người/hộ Ng/hộ 4,95 4,95 4,92 4,92 4,92 Bảng 3.1: Mật độ dân số huyện Xuyên Mộc phân theo đơn vị hành chính STT Tên xã Diện tích ( ha ) Dân số (người) 1 Bàu Lâm 3441,56 9 968 2 Bông Trang 3482,63 3 906 3 Bình Châu 8745,05 19 592 4 Bưng Riềng 4999,07 5 159 5 Hòa Bình 3708,44 11 400 6 Hòa Hưng 2790,53 4 466 7 Hòa Hiệp 9896,81 18 597 8 Hòa Hội 7118,26 10 512 9 Phước Thuận 5063,71 8 162 10 Phước Tân 3231,37 12 750 11 Thị trấn Phước Bửu 920,16 13342 12 Tân Lâm 8878,28 7 116 13 Xuyên Mộc 1816,72 10 295 Bảng 2: Danh mục các khu du lịch, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (năm 2008) TT Tên doanh nghiệp Diện Tích ( ha) Vốn Đầu tư ( tỷ đồng) Số Phòng Lưu trú (phòng) Số chỗ Nhà hang (chỗ) Diện tích khu vui chơi (ha) Chiều Dài bãi biển (m) 1 Cty CP DL Sài Gòn- Bình Châu 33 100 117 500 3,5 2 Khu du lịch biển Sài Gòn-Bình Châu 30 199 17 200 1500 3 Nhà nghỉ Vên Vên 0,5 12 50 4 KDL Hương Phong 5,7 20 700 0,1 345 5 KDL biển Viễn Đông 7 10 800 2,5 250 6 Cty CP DL BiểnXanh 5 10 19 80 200 7 KDL Cát Tiên Sa 0,7 1 4 300 0,08 60 8 Quán Thanh Thanh 0,1 0,1 0 300 0,01 100 9 KDL Gió Biển 10 0,1 21 100 100 10 KDL Hồ Tràm Beach Resort 8 70 63 126 1 178 11 KDL Hồng Phúc 9,7 52 50 500 2 500 12 KDL sinh thái Thủy Hoàng 4,24 22 18 500 50 13 KDL sông Ray TPC 8 40 24 30 284 Tổng cộng 121,94 494,2 375 4186 9,19 3567 Bảng 2.2: Tên các loại thực vật được xếp vào sách đỏ Việt Nam STT Tên gọi STT Tên gọi Việt Nam Quốc tế Việt Nam Quốc tế 1 Gõ đỏ Aelia xylocarpa 11 Cẩm lai Dalbergiaspp 2 Dáng hương Pterocarpus pedatus 12 Trai fagraea fragans 3 Cẩm thị Diospyros hòieldii 13 Gõ mật Sindora siamens 4 Chai Fagraea fagrans 14 Trắc Dalbergia cochinchinensis 5 Bình linh nghệ Vitexajugaeflora 15 Hồng đằng Sargentedoxia cunea 6 Hồng quang Rhodoleiachampionii 16 Cầy Irvingiamalayana 7 Đước đôi Rhizophora apiculata 17 Củ chi láng Strychnos nitida 8 Sơn đào Melanorrhoeausitata 18 Gáo tròn Haldina corfolia 9 Sừng dê Strophanthus divaricatus 19 Giến trắng Xylopiapierrei 10 Thiết đinh lá hẹ Markhamia stipulata 20 Xây Dialium cocchinchinensis PHỤ LỤC 4 Vườn sưu tập cây gỗ rừng Tắm bùn và luộc trứng ở suối nước nóng Bình Châu Thác Hòa Bình Tượng đài di tích lịch sử tàu Không số Múa Cồng chiêng của đồng bào Chơ Ro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_lanh_tho_du_lich_huyen_xuyen_moc_7697.pdf
Luận văn liên quan