Luận văn Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai

Ia Grai là một huyện miền núi, biên giới, kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, nhờ việc xác định trồng cây công nghiệp là hướng xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội mà kinh tế huyện Ia Grai đã có nhiều khởi sắc, trở thành khu vực chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 trong tỉnh, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh Gia Lai. Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây công nghiệp tăng lên gấp nhiều lần từ khi huyện triển khai xây dựng các nhà máy chế biến tại địa phương. Bắt đầu từ các cơ sở sơ chế và phơi sấy nông sản, hiện nay huyện Ia Grai đã xây dựng được nhiều nhà máy chế biến cao su mủ khô, nước hoa quả, chế biến hạt điều, cà phê nhân và tiêu sọ, nâng cao giá thành sản phẩm cho nông sản, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

pdf141 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh 906 ha, cho sản lượng vỏ 10.872 tấn. Căn cứ vào hiện trạng trồng các loại cây công nghiệp phân theo các xã, tác giả quy hoạch thành các vùng trồng cây công nghiệp trên địa bàn huyện Ia Grai như sau: - Vùng trồng cà phê: Gồm có 2 vùng: + Vùng thứ nhất: Nằm trên địa bàn 4 xã Ia Sao, Ia Yok, Ia Hrung Ia Bă và một phần thị trấn Ia Kha. Có tổng diện tích 7.600 ha. Tổng sản lượng cà phê sản xuất được năm 2010 là 15.553 tấn. + Vùng thứ hai: Nằm trên địa bàn 4 xã Ia Khai, Ia Krái, Ia Tô và Ia Pếch. Có tổng diện tích 6.400 ha. Tổng sản lượng cà phê sản xuất được năm 2010 là 13.098 tấn. - Vùng trồng cây cao su: Gồm có 2 vùng: + Vùng thứ nhất: Nằm trên địa bàn 3 xã Ia Krái, Ia O, Ia Chía và. Có tổng diện tích 7.576 ha. Tổng sản lượng mủ cao su thu hoạch được năm 2010 là 7.577 tấn. + Vùng thứ hai: Nằm trên địa bàn 3 xã Ia Grăng, Ia Dêr và Ia Pếch và một phần thị trấn Ia Kha. Có tổng diện tích 4.551 ha. Tổng sản lượng mủ cao su thu hoạch được năm 2010 là 4.552 tấn. - Vùng trồng cây điều: Nằm trên địa bàn 3 xã Ia Tô, Ia Krái và Ia Chía. Có tổng diện tích 2.994 ha. Tổng sản lượng hạt điều thu hoạch được năm 2010 là 2.471 tấn. Tiêu và các loại cây công nghiệp hằng năm khác trồng rải rác trong các hộ gia đình và phân bố không tập trung. 3.2.2.2. Xây dựng, hiện đại hóa cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp. Hiện trạng phân bố các cơ sở chế biến theo quy hoạch phân chia các vùng trồng cây công nghiệp như sau: - Vùng trồng cà phê: + Vùng thứ nhất: Hiện có 6 nhà máy xay xát cà phê, trong đó có 4 nhà máy quy mô trung bình phân bố ở các xã Ia Sao (2 nhà máy), Ia Yok (1 nhà máy), và Ia Hrung (1 nhà máy), và 3 nhà máy quy mô nhỏ (Ia Sao, Ia Yok và Ia Bă). + Vùng thứ hai: Hiện có 3 nhà máy xay xát cà phê, trong đó có 1 nhà máy quy mô trung bình (ở Ia Tô) và 2 nhà máy quy mô nhỏ (ở Ia Pếch và Ia Khai). - Vùng trồng cây cao su: + Vùng thứ nhất: Hiện có 2 nhà máy chế biến cao su mủ khô với quy mô nhỏ nằm trên địa bàn xã Ia O và Ia Chía. + Vùng thứ hai: Hiện chỉ có Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Nguyên thu mua và sơ chế. - Vùng trồng cây điều: Hiện có duy nhất 1 nhà máy chế biến nhân hạt điều, quy mô nhỏ thuộc xã Ia Krái. Cơ sở chế biến tiêu và các loại cây công nghiệp hằng năm khác có hình thức sơ chế thủ công ngay trong các hộ gia đình trồng. Dựa trên hiện trạng đó, kết hợp với các nhân tố khác như tình hình kinh tế của địa phương, nhu cầu của thị trườngTác giả đưa ra định hướng xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở chế biến như sau: • Quy hoạch nâng cấp, mở rộng các cơ sở chế biến có công suất hiện tại nhỏ nhưng lại nằm trong hoặc gần với các vùng nguyên liệu lớn:  Nhà máy chế biến nhân hạt điều tại Ia Krái, công suất hiện tại 1.800 tấn, vốn đầu tư trên 4 tỉ đồng. Dự kiến đến năm 2015 mở rộng nhà máy, nâng công suất lên 6.400 tấn với tổng vốn đầu tư 5 tỉ đồng.  Nhà máy xay xát cà phê tại thị trấn Ia Kha, công suất hiện tại 4.300 tấn với vốn đầu tư 12 tỉ đồng, quy hoạch nâng cấp lên 6.400 tấn với vốn đầu tư 19 tỉ đồng. Dự kiến đến năm 2015 hoàn thiện xây dựng.  Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Nguyên tại xã Ia Dêr với tổng vốn đầu tư 50.000 triệu đồng, nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. • Hiện đại hóa các nhà máy chế biến đa có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, các kho bảo quản nông sản, công nghệ sản xuất các nhà máy:  Nhà máy chế biến cao su mủ khô tại Ia Chía, công suất hiện tại 10.000 tấn, tăng vốn đầu tư trên 3 tỉ đồng.  Nhà máy chế biến cao su mủ khô tại Ia O, công suất 8.000 tấn, tăng vốn đầu tư trên 2 tỉ đồng. • Xây dựng mới các nhà máy:  Nhà máy chế biến cao su mủ khô tại Ia Der, công suất 6.000 tấn, vốn đầu tư trên 1 tỉ đồng.  Nhà máy chế biến củ quả tại thị trấn Ia Kha, công suất 3.000 tấn, vốn đầu tư trên 9 tỉ đồng. Dự kiến đến năm 2015 mở rộng nhà máy, nâng công suất lên 6.000 tấn. • Quy hoạch 3 cụm công nghiệp như sau:  Cụm trung tâm (nằm trên địa bàn thị trấn Ia Kha và xã Ia Pếch): Gồm các nhà máy chế biến cà phê nhân công suất 15.000 tấn/năm, chế biến củ quả công suất 3.000 tấn/năm.  Cụm phía Đông (nằm trên địa bàn xã Ia Sao và xã Ia Dêr): Gồm các nhà máy chế biến cà phê nhân công suất 15.000 tấn/năm, chế biến cao su mủ khô công suất 6.000 tấn/năm.  Cụm phía Tây (nằm trên địa bàn xã Ia Krái): Gồm các nhà máy chế biến cà phê nhân công suất 10.000 tấn/năm, chế biến cao su mủ khô công suất 19.000 tấn/năm, chế biến nhân hạt điều công suất 12.000 tấn/năm. Xét về mặt năng lực chế biến nông sản từ cây công nghiệp: Năm 2015, khi tất cả các nhà máy trên đi vào hoạt động sẽ nâng công suất chế biến của các nhà máy chế biến từng loại như sau: + Công suất xay xát cà phê là 42.400 tấn, tăng 20,5% năng lực chế biến. + Chế biến cao su mủ khô là 25.000 tấn, tăng 72,41% năng lực chế biến. + Chế biến nhân hạt điều là 3.300 tấn, tăng 120% năng lực chế biến. + Chế biến rau, củ, quả là 3.000 tấn. Xét về mặt lãnh thổ: Định hướng xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với các vùng sản xuất, rải đều trên phạm vi lãnh thổ toàn huyện, nhờ đó sẽ giảm được đáng kể các chi phí vận chuyển và đảm bào chất lượng nông sản. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC VÙNG TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CÔNG NGHIỆP 3.2.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực Từng bước xã hội hóa công tác giáo dục đào tạo để nâng cao dân trí, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện xóa mù cho đồng bào các dân tộc ít người, nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích kinh tế của kết hợp trồng và chế biến cây công nghiệp, ý nghĩa phát triển kinh tế bền vững; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí; đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân lao động. Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông đối với thị trấn Ia Kha, thu hút 75% học sinh toàn huyện đi học phổ thông trung học. Đầu tư vốn xây dựng 50% phòng học xây cấp III, phấn đấu đạt 100% giáo viên THCS và THPT đạt chuẩn. Đào tạo và đào tạo lại nguồn lao động có tay nghề, có trình độ khoa học- kĩ thuật và quản lý để tiếp cận nhanh với nền kinh tế thị trường. Phấn đấu đến năm 2015, lao động đã qua đào tạo đối với công nghiệp- xây dựng đạt 60%, nông nghiệp 30% và dịch vụ 60%. 3.2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng - Giao thông: Định hướng đề ra là đến năm 2015, tất cả các đường tỉnh được nâng cấp trải đá dăm nhựa, cầu cống vĩnh cửu; nâng cấp các tuyến đường liên vùng, liên huyện; kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm để cải tạo hệ thống đường nông thôn; cải tạo và nâng cấp các tuyến đường đô thị. Nâng cấp cải tạo đường nối từ huyện đến xã bảo đảm ô tô đi lại thông suốt 2 mùa, cầu cống vĩnh cửu đạt 50%. Đường đô thị 100% được rải nhựa. Đường thôn, xã đảm bảo đi lại cả 2 mùa đạt 90%. Bố trí mạng lưới giao thông với 4 tuyến chính giao thông đối ngoại là quốc lộ 14C, tỉnh lộ 664 và 2 tuyến liên huyện, nâng lên chuẩn đường cấp V, riêng tỉnh lộ 664 hoàn thiện nâng cao lên chuẩn đường cấp IV; các tuyến đường đối nội gồm: Đường huyện có 10 tuyến với tổng chiều dài 103 km, nâng lên đường cấp VI, láng nhựa, cầu cống kiên cố, đường cấp xã, thôn với tổng chiều dài 427 km và đường thị trấn Ia Kha mở rộng lộ giới 50m, 2 bên xây dựng vỉa hè, cống hộp bê tông, trải nhựa và có hệ thống thoát nước. - Thủy lợi: Lợi dụng hệ thống suối có nguồn nước dồi dào quanh năm, địa hình cho xây dựng các công trình hồ chứa, đập dâng vừa và nhỏ, lấy nước tưới và bơm nước tưới cho cà phê trên các vùng đồi, nhằm ổn định và thâm canh cây cà phê. Kế hoạch quy hoạch mạng lưới công trình đến năm 2015 gồm có: + Duy tu, bảo dưỡng: 57 công trình hồ, đập đã được nâng cấp kiên cố hóa hiện có, đảm bảo tưới ổn định cho 3.947 ha cà phê. + Nâng cấp kiên cố hóa: 7 công trình hồ, đập. Năng lực tưới sau nâng cấp cho 65 ha cà phê. Vốn đầu tư nâng cấp 11,65 tỉ đồng. + Xây dựng mới: Sau năm 2010, dự kiến xây dựng mới 29 công trình thủy lợi. Như vậy, tính đến năm 2015, sẽ xây dựng mới tất cả 93 công trình, đảm bảo tưới nước cho 5.247 ha cà phê với tổng số vốn đầu tư 189,68 tỉ đồng. - Điện: Dự kiến giai đoạn 2011- 2015 sẽ xây dựng 43 trạm, tổng dung lượng lắp đặt 4.300 KVA. Nhu cầu đầu tư thêm 15.000 triệu đồng, để đến năm 2015, có tổng số 235 trạm biến thế với tổng dung lượng đạt 15.992 KVA, tổng đầu tư 47,25 tỉ đồng. - Bưu chính viễn thông: Định hướng phát triển là 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã và có điểm truy cập dịch vụ viễn thông công cộng. Phấn đấu trên 70% số xã có điểm truy cập dịch vụ internet công cộng, mật độ điện thoại đạt 14-16 máy/100 dân. Đảm bảo tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp huyện được kết nối internet băng rộng và kết nối mạng diện rộng của chính phủ. Dự kiến bố trí 3 bưu cục: Bưu cục trung tâm thị trấn; bưu cục Ia Sao; bưu cục tiểu vùng Ia Krái. 3.2.2.5. Xây dựng các phương án sản xuất hợp lý trồng và chế biến cây công nghiệp Có 2 phương án sản xuất hợp lí giữa trồng và chế biến cây công nghiệp như sau: • Phương án 1 Xây dựng phương án 1 dựa trên các cơ sở: định hướng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp đến năm 2020 của huyện Ia Grai lên gần 37.000 ha, dựa trên định hướng phát triển theo chiều sâu đi vào thâm canh, chuyên canh cây công nghiệp, dựa vào tình hình giá cả theo giá cố định năm 1994, dựa vào dự đoán tình hình huy động vốn thực tế của địa phương và định hướng nâng cao công suất chế biến của các nhà máy trên địa bàn huyện đến năm 2020, có thể xây dựng mô hình phát triển hợp lí trồng và chế biến các loại cây công nghiệp như sau: Tổng nguồn vốn cần huy động để trồng mới cây công nghiệp và chăm sóc các vườn cây hiện có là gần 57 tỉ đồng. Huy động nguồn vốn chủ yếu từ vốn đầu tư trung ương và vốn tự có trong dân. Nguồn vốn tăng thêm dự báo sẽ chủ yếu dành cho khâu cải tạo giống cây trồng, nâng cao trình độ văn hóa cho lao động, đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống thủy lợi và đường xá vào sâu các vùng trồng cây công nghiệp. Tăng vốn đầu tư cho trồng cây công nghiệp sẽ làm gia tăng khối lượng nông sản cần chế biến, do vậy vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến để đảm bảo chế biến khối lượng nông sản này cũng phải tăng lên, tạm tính dựa trên tương quan tỉ lệ thuận với gia tăng diện tích thì ít nhất phải là gần 207 tỉ đồng. Với vốn đầu tư như vậy sẽ làm tăng giá trị nông sản của ngành trồng cây công nghiệp vào GDP toàn huyện lên 1.062,831 tỉ đồng (trong đó: Giá trị đóng góp từ trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu với 1.057,631 tỉ đồng) và đóng góp của ngành công nghiệp chế biến với giá trị tăng thêm là 151,361 tỉ đồng. Trong đó, phương án đối với việc phát triển từng loại cây công nghiệp như sau: • Cây công nghiệp lâu năm: - Cây cà phê: Tổng diện tích trồng cà phê sẽ tăng lên đến 18.000 ha và ổn định con số này trong thời gian dài, trong đó diện tích kinh doanh 16.000 ha, năng suất phấn đấu sẽ đạt 26 tạ/ha, sản lượng 42.400 tấn có giá trị 508,8 tỉ đồng với 100% có nhu cầu sơ chế và chế biến. Mức độ vốn cần đầu tư cho công nghiệp say xát cà phê là 31,974 tỉ đồng làm tăng khả năng sơ chế và chế biến lên tới trên 96% khối lượng nông sản tạo ra (41.600 tấn), xay xát cà phê đạt giá trị tăng thêm 5,408 tỉ đồng. - Cây cao su: Tổng diện tích cao su sẽ ổn định với 12.500 ha, do vậy diện tích kinh doanh cũng là 12.500 ha, năng suất 20 tạ/ha, vốn đầu tư cho chăm sóc diện tích cao su này lên tới 35,180 tỉ đồng, tạo sản lượng 25.000 tấn có giá trị 205 tỉ đồng. Khối lượng cao su cần chế biến cũng là 25.000 tấn, mức độ vốn đầu tư cần để chế biến lượng cao su mủ khô này là 75 tỉ đồng, giá trị chế biến sẽ tăng lên: 50 tỉ đồng. Giá trị đóng góp vào GDP toàn huyện của ngành chế biến cao su mủ khô là 40,138 tỉ đồng. - Cây điều: Tổng diện tích trồng điều 6.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh cũng đạt 6.000 ha, nhu cầu đầu tư trồng điều là 6,223 tỉ đồng, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 12.000 tấn, đạt giá trị 72 tỉ đồng; nhu cầu cần chế biến cũng là 12.000 tấn, tuy nhiên năng lực chế biến hạn chế nên chỉ tạo ra 3.300 tấn sản phẩm với giá trị tăng thêm: 8, 250 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chến biến điều là 9,9 tỷ đồng. - Cây tiêu: Tổng diện tích trồng tiêu là 235 ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 210 ha, nhu cầu vốn đầu tư để duy trì diện tích này là 10,7 tỉ đồng, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 525 tấn; nhu cầu tiêu cần chế biến cũng là 525 tấn, tạo ra giá trị sản phẩm 9,713 tỉ đồng. - Bời lời: Vỏ bời lời: Khối lượng 11.064 tấn, giá trị 22.168 triệu đồng. • Cây công nghiệp hằng năm: Cây lạc được trồng với tổng diện tích 250 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 375 tấn; cây vừng có diện tích 250 ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 250 tấn. Sản phẩm và giá trị sản phẩm nông nghiệp của cây công nghiệp hằng năm: Lạc: Khối lượng 375 tấn, giá trị 1,2 tỉ đồng; mè: Khối lượng 250 tấn, giá trị 1,4 tỉ đồng. Giá trị chế biến đạt 5,2 tỉ đồng. • Phương án 2 Xây dựng phương án 2 cũng dựa trên các cơ sở của phương án 1, tuy nhiên trong phương án 2 có tăng cường thêm vốn đầu tư cho lĩnh vực trồng cây công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ thâm canh và chuyên canh cây công nghiệp. Phương án 2 cũng sẽ chú trọng đến phát triển cây công nghiệp hằng năm hơn so với phương án 1. Định hướng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp đến năm 2020 của huyện Ia Grai nhiều hơn phương án 1 với gần 37.500 ha, với chủ trương tăng cường trồng xen cây công nghiệp hằng năm trên đất hoa màu. Tổng nguồn vốn cần huy động đầu tư trồng cây công nghiệp lên tới là gần 67 tỉ đồng, vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến vân giư nguyên như phương án 1 là gần 207 tỉ đồng. Với vốn đầu tư như vậy sẽ làm tăng giá trị nông sản của ngành trồng cây công nghiệp vào GDP toàn huyện lên 1.065 tỉ đồng và đóng góp của ngành công nghiệp chế biến với giá trị tăng thêm là 156,361 tỉ đồng. Trong đó, phương án đối với việc phát triển từng loại cây công nghiệp như sau: • Cây công nghiệp lâu năm: Phương án 2 phát triển cây công nghiệp lâu năm gần tương tự với phương án 1, chỉ khác ở việc chú trọng hơn vào cây hồ tiêu, như: Tăng cường thêm vốn, mở rộng thêm diện tích và nhờ đó mà mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. - Cây cà phê: Tổng diện tích trồng cà phê là 18.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh 16.000 ha, năng suất phấn đấu sẽ đạt 26 tạ/ha, sản lượng 42.400 tấn có giá trị 508,8 tỉ đồng với 100% có nhu cầu sơ chế và chế biến. Mức độ vốn cần đầu tư cho công nghiệp say xát cà phê là 31,974 tỉ đồng làm tăng khả năng sơ chế và chế biến lên tới trên 96% khối lượng nông sản tạo ra (41.600 tấn), xay xát cà phê đạt giá trị tăng thêm 5,408 tỉ đồng. - Cây cao su: Tổng diện tích cao su sẽ ổn định với 12.500 ha, do vậy diện tích kinh doanh cũng là 12.500 ha, năng suất 20 tạ/ha, vốn đầu tư cho chăm sóc diện tích cao su này lên tới 35,180 tỉ đồng, tạo sản lượng 25.000 tấn có giá trị 205 tỉ đồng. Khối lượng cao su cần chế biến cũng là 25.000 tấn, mức độ vốn đầu tư cần để chế biến lượng cao su mủ khô này là 75 tỉ đồng, giá trị chế biến sẽ tăng lên: 50 tỉ đồng. Giá trị đóng góp vào GDP toàn huyện của ngành chế biến cao su mủ khô là 40,138 tỉ đồng. - Cây điều: Tổng diện tích trồng điều 6.000 ha, trong đó diện tích kinh doanh cũng đạt 6.000 ha, nhu cầu đầu tư trồng điều là 6,223 tỉ đồng, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 12.000 tấn, đạt giá trị 72 tỉ đồng; nhu cầu cần chế biến cung là 12.000 tấn, tuy nhiên năng lực chế biến hạn chế nên chỉ tạo ra 3.300 tấn sản phẩm với giá trị tăng thêm: 8, 250 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chến biến điều là 9,9 tỷ đồng. - Cây tiêu: Tổng diện tích trồng tiêu là 250 ha, trong đó diện tích kinh doanh đạt 238 ha, nhu cầu vốn đầu tư để duy trì diện tích này là 12,5 tỉ đồng, năng suất 25 tạ/ha, sản lượng 595 tấn; nhu cầu tiêu cần chế biến cũng là 595 tấn, tạo ra giá trị sản phẩm 11,008 tỉ đồng. - Bời lời: Vỏ bời lời: Khối lượng 10.872 tấn, giá trị 21.744 triệu đồng. • Cây công nghiệp hằng năm: Khác với phương án 1, phương án 2 chú trọng hơn về cây công nghiệp hằng năm. Cây lạc được trồng với tổng diện tích 300 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 450 tấn; cây vừng có diện tích 300 ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 300 tấn. Sản phẩm và giá trị sản phẩm nông nghiệp của cây công nghiệp hằng năm: Lạc: Khối lượng 450 tấn, giá trị 1,44 tỉ đồng; mè: Khối lượng 300 tấn, giá trị 1,68 tỉ đồng. Trong hai phương án kể trên, theo tác giả, phương án khả thi nhất là phưuong án 2, chỉ nên đầu tư vốn mở rộng diện tích ở một giới hạn nhất định, nên đầu tư thâm canh, chuyển đổi cây trồng thích hợp trên các diện tích sẵn có. Đó mới là định hướng phát triển lâu dài, có hiệu quả nhất. 3.3. Những mô hình và giải pháp thực hiện 3.3.1. Xây dựng mô hình Dựa trên tình hình trồng và chế biến cây công nghiệp thực tế tại địa phương trong thời gian qua, dựa vào các phương án sản xuất hợp lí giữa trồng và chế biến cây công nghiệp của huyện đến năm 2015, tác giả xin đề xuất một số mô hình liên kết giữa trồng và chế biến cây công nghiệp như sau: - Mô hình liên kết theo hình thức hợp đồng Theo tình hình thực tế thì đa số các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn huyện đa tự xây dựng cho mình một vùng nguyên liệu sẵn có để cung cấp nguyên liệu cơ bản đủ cho nhà máy chế biến. Tuy nhiên, như đã trình bày trong các phần trên, ngoài diện tích trồng cây công nghiệp của các công ty, huyện còn có tới trên 50% diện tích trồng của các hộ gia đình và không phải gia đình nào cũng có khả năng tự mua máy móc về say xát nên vẫn có nhu cầu sơ chế trong các nhà máy này. Thực tế, hằng năm, ngoài sản lượng cây công nghiệp do các công ty tự trồng đem về chế biến, các công ty này cũng thu mua nông sản từ trong dân để tăng thêm khối lượng chế biến và thu lợi nhuận chênh lệch giữa giá thu mua nông sản chưa qua chế biến trong dân với giá nông sản đã qua sơ chế khi bán cho các nhà máy chế biến tinh ngoài tỉnh. Do vậy, rất cần thực hiện mô hình liên kết theo hình thức hợp đồng để vừa đảm bảo được khối lượng nông sản ổn định cho các nhà máy chế biến, vừa tạo thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho các hộ nông dân. Mô hình này áp dụng cho các vùng có diện tích đất trồng cây công nghiệp lớn và đã có nhà máy chế biến nông sản. Hình thức thực hiện: Đối với các hộ gia đình, tùy vào nhu cầu hợp tác của từng hộ mà nhà máy có thể tiến hành hợp đồng theo một trong hai cách sau vào đầu thời vụ gieo trồng. Hình thức hợp đồng trong đó hộ gia đình có nhận vốn đầu tư của nhà máy để trồng, chăm sóc và thu hoạch, khi thu hoạch được nông sản người dân phải bán toàn bộ số nông sản đó cho nhà máy, không được bán cho các đơn vị khác, ngược lại nhà máy cũng phải thu mua đúng mùa vụ và theo giá thị trường. Hình thức hợp đồng thứ hai đối với các hộ nông dân là hình thức hợp đồng mà hộ nông dân không nhận vốn đầu tư của nhà máy, họ tự bỏ vốn sản xuất và sau khi thu hoạch có thể bán một phần cho nhà máy theo hợp đồng, phần còn lại có thể bán cho các đơn vị khác. Còn đối với các vùng nguyên liệu của nhà máy, hình thức hợp đồng được thực hiện giữa công nhân với nhà máy, theo đó các nhà máy bỏ toàn bộ vốn đầu tư cho tất cả các khâu trồng và thu hoạch, giao đất canh tác cho công nhân và trả lương cho công nhân theo tháng, khi thu hoạch sẽ nộp toàn bộ sản lượng lại cho nhà máy, nếu sản lượng nông sản làm ra vượt số lượng yêu cầu về sản lượng trong hợp đồng thì nhà máy sẽ chi trả thêm để mua luôn khối lượng nông sản tăng thêm đó, công nhân tuyệt đối không được bán ra ngoài. Các hợp đồng có giá trị pháp lý, nếu một trong hai bên phá vỡ hợp đồng thì sẽ có các hình thức xử lí hành chính tùy từng trường hợp. Và đây sẽ là cơ sở đảm bảo để mô hình liên kết theo hình thức hợp đồng đạt hiệu quả. - Mô hình đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến vừa và nhỏ trong các vùng nguyên liệu Mô hình này áp dụng cho các vùng trồng cây công nghiệp nhưng hiện chưa có nhà máy chế biến nào. Xây dựng các nhà máy chế biến vừa và nhỏ, phân bố phân tán là phù hợp với nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp do kinh tế huyện còn nhiều khó khăn và cũng phù hợp với sự phân tán, nhỏ lẻ của các vùng trồng cây công nghiệp hiện nay. Mô hình này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ người nông dân sơ chế nông sản sau khi thu hoạch, nhà máy thu được lợi nhuận và giảm các khâu thu mua trung gian gây đội giá nông sản mà người trồng không được lợi như tình hình vẫn diễn ra trong thời gian qua. - Mô hình thu mua nông sản đã qua sơ chế Mô hình này áp dụng cho các vùng mà hộ gia đình đủ điều hiện tự trang bị máy sát công suất nhỏ. Đa số các hộ gia đình khá giả, có diện tích trồng từ vài ha trở lên đều tự trang bị máy sát tại hộ gia đình. Sau khi xay sát xong sẽ có nhu cầu bán nông sản sơ chế lại cho các đơn vị thu mua là các nhà máy để đưa bán lại cho các cơ sở chế biến tinh tại Đồng Nai hoặc Bình Dương. 3.3.2. Những giải pháp thực hiện 3.3.2.1. Xác định, thiết lập quy mô vùng nguyên liệu và hoàn chỉnh, xây dựng hệ thống cơ sở chế biến - Xác định, thiết lập quy mô vùng nguyên liệu Việc xác định và thiết lập quy mô vùng nguyên liệu có mức độ cần thiết và hiệu quả khác nhau đối với các loại nông sản khác nhau. Đối với cao su, sau khi lấy mủ nếu được chế biến nhanh sẽ có chất lượng tốt hơn so với việc dùng chất bảo quản để lưu trữ mủ cho tới khi được chế biến. Do vậy, vùng nguyên liệu càng tập trung thì vận chuyển và chế biến kịp thời hơn, chất lượng tốt hơn, tương tự đối với các loại cây công nghiệp hằng năm khác như dứa, lạc,. Tuy nhiên, đối với cà phê, tiêu và điều thì có thể phơi nông sản khô và trữ được để chờ bán cho các nhà máy, trong điều kiện kho chứa đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật về độ thoáng khí, do vậy việc thiết lập các vùng trồng lại có ý nghĩa chủ yếu trong việc giảm chi phí vận chuyển, giảm các khâu thu mua trung gian. Như đã xác định trong phần định hướng quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp (trang 120), đây cũng chính là các vùng nguyên liệu quan trọng của toàn huyện. Theo đó, cả huyện sẽ có 2 vùng nguyên liệu cà phê, 2 vùng nguyên liệu mủ cao su và 1 vùng nguyên liệu hạt điều. Xét về quan hệ sở hữu trong mỗi vùng nguyên liệu thì có 2 loại như sau: Diện tích trồng của các công ty trách nhiệm hữu hạn, xây dựng phục vụ nhu cầu chế biến của chính các công ty (cà phê: Công ty TNHH Ia Grai 379 ha, công ty TNHH Ia Sao I, Ia Sao II 1.664,4 ha, công ty TNHH Ia Châm: 276,4 ha, công ty TNHH Ia Blan 368 ha, công ty 705 có 374 ha; cao su: Công ty TNHH Ia Sao I, Ia Sao II 126,8 ha; điều: Công ty TNHH Ia Blan 368 ha, công ty 705 có 60 ha. Và diện tích trồng cây công nghiệp của các hộ gia đình. Để các vùng nguyên liệu của các công ty đi vào ổn định và công ty yên tâm đầu tư, chính quyền huyện cần nhanh chóng hoàn thành quá trình sắp xếp lại các nông trường, hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác định rõ ràng ranh giới của các công ty. Còn đối với diện tích trồng của các hộ gia đình, để ổn định diện tích, chính quyền địa phương phải thường xuyên nắm bắt tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình và cá nhân trên hơn 50% diện tích trồng cây công nghiệp hiện có. Dân số tăng gây sức ép lớn lên vấn đề đất đai, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng làm giảm diện tích đất trồng các loại cây công nghiệp; thêm nữa, do thị trường giá cả nông sản thường xuyên biến động, nhiều hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách tự phát. Do vậy, để phát huy hiệu quả sử dụng đất trồng cây công nghiệp trong dân, chính quyền địa phương cần làm tốt công tác định hướng cây trồng lâu dài cho người nông dân, phổ biến tới người dân các kế hoạch quy hoạch cụ thể để phát triển dài hạn nông nghiệp huyện. Địa phương cũng cần phải kiểm soát chặt chẽ quá trình khai hoang đất canh tác từ việc phá bỏ rừng, chỉ cho phép khai phá trên các vùng rừng nghèo kiệt theo quy hoạch mở rộng của huyện, tuyệt đối không cho phép khai phá các vùng rừng giàu. Huyện cũng cần quán triệt không mở rộng diện tích về phía bắc vì điều kiện sinh thái của khu vực này không hoàn toàn phù hợp với cây công nghiệp, vốn đầu tư cao trong khi năng suất thu hoạch thấp; đây lại là khu vực có đất dốc nên rất cần có lớp phủ thực vật dày, nhiều tầng tán che chắn, nếu trồng cây công nghiệp thay rừng ở khu vực này sẽ gây nguy hại cho các diện tích trồng cây công nghiệp ở các khu vực khác. Bên cạnh việc xác định vị trí và quy mô các vùng nguyên liệu như trên, huyện Ia Grai cũng cần phải có các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các vùng nguyên liệu hiện có. Do còn có nhiều diện tích đất trồng cây công nghiệp già cỗi cho năng suất rất thấp và nhiều diện tích trồng cây công nghiệp chưa phù hợp lắm với điều kiện thổ nhưỡng nên huyện cần chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng cho phù hợp hơn. Các xu hướng chuyển đổi đang diễn ra gồm có: Chuyển đổi 91 ha vườn cà phê già cỗi ở phía tây sang trồng điều, chuyển đổi 1.759 ha đất rừng nghèo sang trồng cao su, chuyển đổi diện tích các cây lâu năm khác sang trồng tiêu và bời lời, trên cơ sở đó xác định diện tích bời lời trồng mới sẽ là 4.530 ha. - Hoàn chỉnh, xây dựng hệ thống cơ sở chế biến Căn cứ vào tình hình hiện tại số lượng các nhà máy tương đối ít, phân bố chưa hợp lí và sự gia tăng nhanh các vùng trồng làm tăng khối lượng nông sản có nhu cầu chế biến lên cao. Đồng thời căn cứ vào quy hoạch phát triển của huyện và nâng lực hiện tại, cần thực hiện 3 biện pháp để hoàn chỉnh các cơ sở chế biến. Biện pháp thứ nhất là đầu tư mở rộng và nâng cao công suất đối với các nhà máy nhỏ đang nằm trong hoặc gần với các vùng nguyên liệu lớn; biện pháp thứ hai là không đầu tư mở rộng mà chú trọng đầu tư hiện đại hóa các nhà máy có quy mô đã phù hợp với vùng nguyên liệu hiện có; biện pháp thứ ba là xây dựng mới các nhà máy ở các vùng nguyên liệu lớn nhưng có quá ít các nhà máy (tên và vị trí xây dựng các nhà máy cụ thể: định hướng phát triển trang 120). Không chủ trương xây sựng các nhà máy quy mô lớn mà chú trọng các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ, đầu tư hiện đại hóa. Hiện nay, huyện đang tiến hành nâng cấp và xây dựng mới một số nhà máy chế biến và quy hoạch hoàn thiện 3 cụm công nghiệp, có thể thấy rõ quy hoạch mới đã khắc phục được 2 vấn đề hạn chế hiện nay là thiếu nhà máy chế và giải quyết được một phần sự phân bố thiếu hợp lí của các nhà máy, nay đã được chú trọng xây dựng thêm nhiều nhà máy ở các xã ít cơ sở chế biến như Ia Pếch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm trong thực hiện quy hoạch các nhà máy, các cụm công nghiệp chế biến cây công nghiệp cả về quy mô lẫn vị trí phân bố. Một vấn đề cần phải quan tâm nữa là nhà nước cần chú trọng đến các nguồn vốn cho vay để các hộ gia đình có thể tự trang bị được các loại máy móc sơ chế cơ bản để giải quyết tốt hơn khối lượng nông sản có nhu cầu chế biến. 3.3.2.2.Các giải pháp khác - Xây dựng hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu Một trong những khó khăn lớn nhất đối với vấn đề tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp và vấn đề nguồn nước, nhất là vào mùa khô khi mực nước ngầm và cả nước trên sông suối hạ thấp. Để phát triển tốt các vùng chuyên canh cây công nghiệp, huyện Ia Grai trước hết phải có biện pháp thủy lợi hợp lý để chủ động được nguồn nước tưới. Theo định hướng chung của huyện, cần phải xây dựng mới một số hồ chứa nước, đập dâng, duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp kiên cố hóa các công trình hiện có. Tuy nhiên, khả năng tưới nước của 7 công trình thủy lợi đang nâng cấp xây dựng và 29 công trình thủy lợi dự kiến xây dựng mới từ năm 2010 đến năm 2015 chỉ đáp đáp ứng thêm được 1.280 ha đất trồng cây công nghiệp. Như vậy, tính luôn các công trình đang và sẽ nâng cấp, xây dựng mới, đến năm 2015, tổng diện tích cây công nghiệp được đảm bảo tưới tiêu cũng mới chỉ là 5.295 ha. Nếu chỉ tính riêng diện tích trồng cây cà phê thì cũng chỉ mới đáp ứng được gần 30% so với tổng diện tích 18.091 ha, chưa kể diện tích trồng các loại cây công nghiệp khác. Do vậy, giải pháp được đề xuất thêm ở đây là phải tiếp tục chọn lọc để nâng cấp, mở rộng các hồ chứa và các đập dâng vừa và nhỏ hiện có, đồng thời tìm kiếm các vị trí thuận lợi để xây dựng thêm các công trình thủy lợi mới. Có như thế mới làm tăng năng lực tưới tiêu diện tích trồng cây công nghiệp. Một vấn đề cần phải quan tâm chú ý là vấn đề lãnh thổ phân bố của các công trình thủy lợi, vì đa số các công trình thủy lợi tập trung ở khu vực phía đông, phần phía tây và trung tâm có quá ít các công trình thủy lợi, không đảm bảo được vấn đề nước tưới trong mùa khô. Thực tế là trong tổng số 93 công trình thủy lợi đã và đang xây dựng thì các xã như Ia Sao (20 công trình), Ia Hrung(16 công trình), Ia O (12 công trình), Ia Pêch (9 công trình) đã chiếm tới 57 công trình; còn thị trấn Ia Kha và 8 xã còn lại có số công trình thủy lợi rất ít. Do vậy, cần chú trọng tìm kiếm vị trí, đầu tư xây mới các công tình thủy lợi cho thị trấn Ia Kha và 8 xã có ít công trình thủy điện này theo hướng xây dựng mở rộng về phía tây. - Xây dựng các cơ sở nhân giống mới năng suất cao, phù hợp với địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới và khoa học kĩ thuật vào khâu cải tạo giống, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản Hiện nay, toàn huyện mới chỉ có một cơ sở thực nghiệm và phân phối giống cây trồng có quy mô nhỏ ở thị trấn Ia Kha. Do quy mô nhỏ nên khả năng cung ứng các giống cây trồng rất hạn chế, đa số các giống cây trồng mới đều phải mua từ các nơi khác và vận chuyển đến các vườn trồng. Do vậy, giải pháp quan trọng hiện nay là mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở thực nghiệm hiện có, đầu tư xây mới một số cơ sở trong các vùng chuyên canh, khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực này và các cơ quan nhà nước phải kiểm soát thường xuyên để đảm bảo cung cấp giống đúng giống thật và giống chất lượng tốt cho nông dân. Vấn đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới và khoa học kĩ thuật vào khâu cải tạo giống là vấn đề quan trọng hàng đầu trong xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp hiện nay của huyện bởi các lý do sau: + Diện tích đất có khả năng trồng cây công nghiệp đã khai thác đến giới hạn nên khả năng quảng canh giảm sút. + Các loại nông sản từ cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm đã và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của huyện, đóng góp rất lớn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư, giá thành ngày càng caonên cần tăng lên về sản lượng. + Thêm nữa, nhiều diện tích trồng cây công nghiệp hiện nay như cà phê, cao su đã già cỗi, cho năng suất thấp cần phải chặt bỏ và thay thế mới, giống các loại cây đã được lựa chọn trồng trước đây bộc lộ nhiều hạn chế và cho năng suất không cao. + Sự biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu, dịch bệnh phát triển ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây cônng nghiệp. Như vậy, với khả năng quảng canh dần bị hạn chế thì việc thâm canh tức ứng dụng công nghệ mới và khoa học kĩ thuật vào khâu cải tạo giống là một vấn đề cấp thiết, nghiên cứu đưa các giống cây trồng mới có đề kháng cao hơn với dịch bệnh, thích nghi với thay đổi của thời tiết, khí hậu và cho năng suất cao hơn, thời gian cho thu hoạch ngắn hơn nhằm giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm là việc làm cần thiết để đưa cây công nghiệp trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của huyện. Muốn vậy, cần phải coi trọng việc thử nghiệm, phổ biến ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu tập huấn, chuyển giao công nghệ thường xuyên cho nông dân về kiến thức tuyển chọn giống, phương pháp canh tác và tưới tiêu khoa học. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ kĩ thuật hiện có, kết hợp với các chính sách thu hút lao động có trình độ về làm việc tại các địa phương, tăng cường mở rộng liên kết với các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh và từng bước hình thành các cơ sở sản xuất công nghệ cao về chế biến, sản xuất giống cây con. Không chỉ dừng lại ở cấn đề cải tạo, đưa giống mới vào sản xuất, huyện cũng cần phải chú trọng đến ứng dụng khoa học kĩ thuật vào khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản để tăng cường năng lực và hiệu quả sơ chế và chế biến nông sản từ cây công nghiệp. Muốn làm tốt công tác này, huyện phải có chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút và xây dựng nhiều hơn nữa các điểm, cụm công nghiệp chế biến, có ưu đãi về vốn cho vay để các doanh nghiệp cải tạo hệ thống máy móc chế biến nông sản, phối hợp với các daonh nghiệp và tỉnh để tìm đầu ra ổn định cho nông sản cây công nghiệp để người dân an tâm đầu tư. - Phát triển nhanh nguồn nhân lực và sử dụng lao động hợp lí Dựa trên tình hình chất lượng lao động thực tế tại địa phương, xin đề xuất 3 nhiệm vụ song song cần phải thực hiện như sau: • Nhiệm vụ thứ nhất là tiến hành đào tạo lại với lực lượng lao động hiện có. Đối tượng đào tạo lại sẽ là những người trong độ tuổi lao động và đang tham gia lao động trong ngành trồng và chế biến cây công nghiệp. Nội dung đào tạo chú trọng đào tạo về quy trình, kĩ thuật trồng các loại cây công nghiệp đối với người nông dân hay công nhân trong các xí nghiệp nông nghiệp, cách thức sử dụng, bảo quản máy móc thiết bị, quy trình sản xuất đối với công nhân trong các cơ sở chế biến. Tăng cường tập huấn trước khi đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất. Do nội dung như vậy và đối tượng là người đang tham gia lao động nên hình thức đạo tạo có thể là tập trung ngắn hạn, hoặc vào ban đêm hoặc cử cán bộ chuyên trách về tận các đơn vị sản xuất để trực tiếp hướng dẫn bà con. Bên cạnh đó, các xí nghiệp nông, công nghiệp cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để lao động nâng cao trình độ văn hóa. • Nhiệm vụ thứ hai là đào tạo mới lực lượng lao động có trình độ. Đây là nhiệm vụ dài hạn, do vậy cần phải có thời gian và quá trình đào tạo liên tục, có kế hoạch rõ ràng. Một trong những cách thực hiện nhiệm vụ này được đề ra trong chiến lược phát triển nhân lực chung của huyện là: - Tạo nguồn lao động đủ điều kiện văn hóa, sức khỏe để đào tạo có chất lượng bằng việc thường xuyên lựa chọn những học sinh khá giỏi từ các cấp học phổ thông. - Tăng cường sức khỏe toàn dân, trước hết là lực lượng lao động trong độ tuổi lao động và thanh niên có học vấn khá. - Phát triển trung tâm dạy nghề của huyện hoặc phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoài huyện tổ chức các lớp học để đào tạo nghề cho người lao động và bồi dưỡng nhân tài qua lựa chọn học sinh khá, giỏi ở các trường phổ thông đưa đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước. - Khuyến khích và hỗ trợ người lao động có điều kiện học nghề, học ngoại ngữ, tin học, - Huyện cần tạo nguồn kinh phí để có thể gởi người đi đào tạo tại các trường trong và ngoài nước về những ngành nghề mà huyện có yêu cầu. • Nhiệm vụ thứ 3 là thu hút lao động có trình độ từ nơi khác về công tác tại địa phương, trước hết là người địa phương hiện đang công tác, làm việc và sinh sống ở ngoài huyện có năng lực đóng góp cho địa phương. Nhiệm vụ này sẽ giúp huyện đỡ tốn chi phí và thời gian đào tạo và có ngay một lực lượng lao động có trình độ đang sẵn sàng làm việc. Tuy nhiên, cần có chính sách đãi ngộ cao và phải tạo môi trường làm việc tốt để giữ chân lao động. Song song với giải pháp nâng cao trình độ nhân lực là giải pháp sử dụng lao động hợp lý. Trong đó bao gồm cả lao động cơ hữu và lao động hợp đồng thời vụ. Đối với lao động cơ hữu, cần thực hiện việc giao khoán đất và sản phẩm hợp lí để những công nhân đang làm việc trong các nông trường nông nghiệp có lãi, còn với công nhân đang làm việc trong các nhà máy chế biến cần phải được tạo việc làm thường xuyên, ổn định thông qua điều phối nguồn nguyên liệu ổn định trong năm. Đối với lao động hợp đồng thời vụ, cần phải nắm bắt kịp thời sự biến động số lượng để chủ động nguồn nhân lực khi bước vào các mùa cao điểm, ưu tiên sử dụng lao động tại chỗ để nguồn cung lao động ổn định. Đồng thời phân bố lại lao động cho hợp lý theo không gian, thời gian để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. - Xây dựng hệ thống chính sách, dân số, thu hút vốn đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng và thu hút lao động có trình độ • Hạn chế tăng dân số cần áp dụng 2 biện pháp song song như sau: + Áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình, áp dụng tổng hợp các biện pháp: Vận động, thuyết phục, giáo dục, kinh tê và hành chính để hạn chế phát triển dân số. trong đó, quan trọng nhất là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, triển khai nhanh chóng các biện pháp tránh thai hiệu quả, nhất là trong các bản làng của người dân tộc thiểu số để giảm nhanh tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, giảm bớt gánh nặng dân số lên sự phát triển kinh tế- xã hội huyện. Cụ thể,giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên từ 1,37 (năm 2010) xuống còn 1.35% (năm 2015) . + Kiểm soát chặt chẽ quá trình di dân tự do vào huyện, làm giảm dân số do gia tăng cơ học từ 260 người (năm 2010) xuống còn 138 người (năm 2015). • Chính sách thu hút đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng và thu hút lao động có trình độ: Với các chính sách ưu đãi về cho thuê đất, thuế, xây dựng cơ sở hạ tầnghuyện đã áp dụng trong thời gian qua và mang lại những hiệu quả đáng kể. Do vậy, huyện vẫn nên tiếp tục duy trì các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Ưu tiên huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kĩ thuật phục vụ trồng và chế biến cây công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư hằng năm vào trồng và chế biến cây công nghiệp có từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn đầu tư tự có trong dân và doanh nghiệp, vốn huy động xã hội, vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác. Trong tất cả các nguồn có thể huy động vốn phát triển trồng và chế biến cây công nghiệp, nguồn vốn tự có trong dân và doanh nghiệp vừa là nguồn vốn có khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu đầu tư (trên 70%), vừa là nguồn vốn năng động và phát huy được cao độ tính tự chủ của huyện để phát triển kinh tế. Do đó, có thể thấy đây là nguồn vốn quan trọng nhất. Để doanh nghiệp và người dân an tâm đầu tư phát triển cây công nghiệp, huyện cần phải có các chính sách ưu đãi nhất định đối với doanh nghiệp muốn đầu tư vào phát triển cây công nghiệp trên địa bàn huyện, tìm kiếm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông sản từ cây công nghiệp, có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho người nông dân về kĩ thuật trồng, chế biến nông sản Nguồn vốn huy động xã hội là nguồn vốn từ nhân dân và các tổ chức cùng đóng góp để xây dựng các công tình phúc lợi công cộng. Nguồn vốn này chỉ có thể sử dụng cho các công trình công ích như hệ thống đường giao thông nông thôn, khai hoang xây dựng đồng ruộng, xóa đói giảm nghèo, qua đó cũng góp phần hỗ trợ cho phát triển trồng và chế biến cây công nghiệp như tăng cường khả năng giao thương tới tận các thôn xã, thúc đẩy vận chuyển vật tư và nông sản.Nguồn vốn này chỉ đáp ứng 4.3% tổng đầu tư. Tuy chiếm tỉ lệ không cao, nhưng với điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn, huyện Ia Grai cần phải có các chính sách huy động vốn hợp lý và sử dụng hiệu quả cho tất cả các công trình đầu tư, nhất là việc hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Như vậy, nguồn vốn này sẽ rất có ý nghĩa trong cải thiện cơ sở hạ tầng của huyện.. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn khác tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Gồm có nguồn vốn ngân sách huyện, tỉnh, trung ương, nguồn khác từ liên doanh, liên kết với các tỉnh bạn và từ nước ngoài thông qua cho vay ưu đãi, hỗ trợ, liên doanh đầu tư. Nguồn vốn này đáp ứng nhu cầu đầu tư cao hơn so với nguồn vốn huy động xã hội (gần 25%). Để có thể thu hút nhiều nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, huyện cần chú trọng nghiên cứu, đưa ra các dự án phát triển khả thi. Ngoài ra, nguồn vốn này sẽ rất có ý nghĩa trong chính sách ưu đãi thu hút lao động có trình độ về công tác tại huyện. Như vậy, để cải tạo cơ sở hạ tầng, thu hút nhân lực, huyện cần phải có các chính sách chú trọng thu hút được tất cả các nguồn vốn có thể huy động được. - Đổi mới cơ chế quản lí và hoạt động của các cơ sở trồng và chế biến cây công nghiệp Đổi mới cơ chế quản lí và hoạt động của các cơ sở trồng và chế biến cây công nghiệp là biện pháp quan trọng để thúc đẩy ngành phát triển. Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít các thách thức đối với phát triển kinh tế từng ngành, từng địa phương. Chấp hành công văn 1019/TTg- ĐMDN sắp xếp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành để đẩy nhanh triển khai nghị định số 170/2004/NĐ- CP và nghị định số 170/2004/NĐ- CP, huyện Ia Grai cũng đã tiến hành sắp xếp lại các nông lâm trường hiện có, thành lập các công ty TNHH một thành viên quản lí các nông trường. Tuy nhiên, việc tiến hành đổi mới và sắp xếp lại các nông tường quốc doanh hiện nay trên địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn do chưa hoàn tất các việc ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDo vậy, để các nông trường và các công ty kinh doanh sớm đi vào ổn định, yên tâm đầu tư phát triển thì huyện cần phải nhanh chóng hoàn thiện việc bố trí và sắp xếp lại các nông trường và các đơn vị sản xuất khác. Đổi mới cơ chế quản lý hiện nay cần phải tiếp tục thực hiện theo hướng giao quyền tự chủ cho các đơn vị sản xuất, tự hoạch toán kinh doanh, có như vậy mới phát huy được tính năng động của các doanh nghiệp và phù hợp với cơ chế thị trường. - Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao năng lực chế biến, chất lượng và hướng tới xây dựng thương hiệu nông sản Biện pháp tăng cường hợp tác, phối hợp với các sơ sở chế biến ngoài huyện cần phải tiến hành vì thực tế tương quan chưa phù hợp giữa khối lượng nông sản từ cây công nghiệp và năng lực chế biến sản phẩm cây công nghiệp của các nhà máy trong huyện. Theo thống kê đã trình bày ở trên, năm 2010 nông sản có nhu cầu chế biến là: cà phê 35.200 tấn, cao su là 14.500 tấn, cây tiêu là 198 tấn, điều là 7.595 tấn, cây lạc là 24 tấn, vừng là 17,5 tấn, trái cây 2.140 tấn; trong khi các nhà máy đóng trên địa bàn huyện mới chỉ tham gia sơ chế ở khâu xay xát cà phê được 32.000 tấn (chiếm 90,0%), chế biến được 1.500 tấn hạt điều (chiếm 19,75%), chế biến cao su mủ khô: 6.112 tấn (chiếm 42,2%). Như vậy, rõ ràng các cơ sở chế biến cây công nghiệp trong huyện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến khối lượng nông sản lớn hiện có. Do vậy, ngoài các biện pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị chế biến và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm các cơ sở chế biến trong huyện, huyện Ia Grai còn cần phải phối hợp với các cơ sở chế biến ngoài huyện, nhất là thành phố Pleiku để tăng năng lực chế biến nông sản, đảm bảo chất lượng nông sản tốt và phối hợp xây dựng thương hiệu mà trong đó huyện Ia Grai đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu chính. Để phối hợp chế biến tốt, hiệu quả, cần phải giải quyết cấp bách vấn đề giao thông nối liền các khu vực trồng cây công nghiệp với các cơ sở chế biến, quan trọng nhất là cải tạo và nâng cấp mở rộng tỉnh lộ 664. - Giải pháp về vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường Để phát triển bền vững, trồng và chế biến cây công nghiệp phải chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường. Có những vấn đề cần phải quan tâm khi quy hoạch trồng và chế biến cây công nghiệp như sau: + Không mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp về phía bắc để bảo vệ các vùng rừng trên đất dốc, chỉ được chuyển đổi các vùng rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp, tuyệt đối không lấn chiếm làm thu hẹp diện tích rừng phòng hộ và rừng giàu. Trồng cây công nghiệp trên các vùng đất trống đồi trọc để phủ xanh để hạn chế xói mòn đất. + Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý, tránh sử dụng quá mức gây nhiễm độc đất và ô nhiễm môi trường nước. + Đầu tư xây dựng các kho bãi đúng kĩ thuật, chế biến nhanh chóng; nhà nước, địa phương hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các nhà máy lắp đặt các hệ thống xử lí nước thải trước khi đổ ra sông suối. + Đổi mới công nghệ sản xuất, từng bước thay thế các máy móc cũ và lạc hậu bằng các máy móc có hiện đại, ít gây ô nhiêm môi trường. + Tận dụng các nguồn phế phẩm sơ chế để làm phân bón, vừa có lợi ích kinh tế, vừa không gây ô nhiễm môi trường. PHẦN KẾT LUẬN Ia Grai là một huyện miền núi, biên giới, kinh tế- xã hội còn nhiều khó khăn. Trong thời gian qua, nhờ việc xác định trồng cây công nghiệp là hướng xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội mà kinh tế huyện Ia Grai đã có nhiều khởi sắc, trở thành khu vực chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 trong tỉnh, đóng góp đáng kể vào GDP của tỉnh Gia Lai. Hiệu quả kinh tế của việc trồng cây công nghiệp tăng lên gấp nhiều lần từ khi huyện triển khai xây dựng các nhà máy chế biến tại địa phương. Bắt đầu từ các cơ sở sơ chế và phơi sấy nông sản, hiện nay huyện Ia Grai đã xây dựng được nhiều nhà máy chế biến cao su mủ khô, nước hoa quả, chế biến hạt điều, cà phê nhân và tiêu sọ, nâng cao giá thành sản phẩm cho nông sản, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, sự phát triển thiếu chủ động của các cơ sở chế biến, sự manh mún của các diện tích canh tác cũng đã gây ra các khó khăn cho huyện trong việc quy hoạch tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp. Cùng với khó khăn đó là việc thiếu vốn, thiếu lao động có trình độ và kĩ thuật công nghệ tiên tiến đã tạo ra nguy cơ phát triển không tương xứng giữa trồng với chế biến nông sản từ cây công nghiệp. Nhận rõ những khó khăn và thách thức hiện tại, chính quyền huyện Ia Grai đã và đang đưa ra các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến, đồng thời từng bước quy hoạch lại các cơ sở chế biến cho phù hợp hơn với tình hình gieo trồng. Nhờ vậy, giá trị hàng nông sản ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường với các sản phẩm chế biến từ cây công nghiệp ngày càng tăng, sự biến đổi thời tiết thất thường gây hạn hán, bão lũ làm giảm năng suất cây trồng, giá cả thị trường thường xuyên biến động gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí người nông dân, gây khó khăn cho huyện trong việc thực hiện quy hoạch. Dựa trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây công nghiệp huyện Ia Grai trong vòng 10 năm (từ năm 2000 đến 2010) và nghiên cứu các kế hoạch quy hoạch, tác giả đã đưa ra một số đề xuất cụ thể để góp phần hoàn thiện hơn các quy hoạch tổ chức lãnh thổ hiện có. Trong đó chú trọng vào xác định mô hình liên kết giữa trồng và chế biến nông sản, quy hoạch 5 vùng nguyên liệu chính, trên cơ sở đó quy hoạch lại các nhà máy chế biến cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng lựa chọn xây mới hoặc mở rộng quy mô hoặc ổn định quy mô để đầu tư hiện đại hóa nhà máy tùy theo nhu cầu của từng vùng nguyên liệu cụ thể. Trong quy hoạch tổ chức trồng cây công nghiệp cần chú trọng đến việc theo dõi và định hướng cho các hộ gia đình việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế- xã hội, với quy hoạch chung của toàn huyện, chứ không phải chạy theo nhu cầu thị trường. Đồng thời nhanh chóng thay thế các diện tích cây trồng già cỗi, không thích hợp với sinh thái sang các giống phù hợp hơn. Bên cạnh đó, cần thực hiện phối hợp với các biện pháp như tăng cường thu hút vốn đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư nâng cao chất lượng lao động và có chính sách thu hút lao động có trình độ về công tác. Quy hoạch phát triển phải chú trọng đến vấn đề môi trường. Như vậy, để phát triển ngành trồng và chế biến cây công nghiệp hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững, huyện Ia Grai cần phải nhanh chóng triển khai tổng hợp các biện pháp về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng lực lượng lao động có trình độ, lựa chọn mô hình liên kết nông- công nghiệp phù hợp và quy hoạch tổ chức lãnh thổ hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống Kê (2000), Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2000, Gia Lai. 2. Cục Thống Kê (2004), Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2004, Gia Lai. 3. Cục Thống Kê (2009), Niên giám thống kê tỉnh Gia Lai năm 2009, Gia Lai. 4. Đàm Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Văn Luyện (2005), “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông- công nghiệp trồng và chế biến cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm ở các quận, huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh”, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Trần Thị Vân (1997), “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông- công nghiệp trồng và chế biến mía ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long”, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đặng văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ kinh tế- xã hội Việt Nam, Đại học Dân lập Cửu Long, Vĩnh Long. 7. Đặng văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh. 8. Phòng Thống Kê (2000), Niên giám thống kê năm 2000, Gia Lai. 9. Phòng Thống Kê (2004), Niên giám thống kê năm 2004, Gia Lai. 10. Phòng Thống Kê (2004), Niên giám thống kê năm 2009, Gia Lai. 11. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Ủy Ban Nhân Dân huyện Iagrai (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Iagrai- tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006- 2015, Gia Lai. 13. Ủy Ban Nhân Dân huyện Iagrai (2009), Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2015 huyện Iagrai, Gia Lai. 14. Ủy Ban Nhân Dân huyện Iagrai (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2011- 2015) huyện Iagrai, Gia Lai. 15. Ủy Ban Nhân Dân huyện Iagrai (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Gia Lai. NÔNG- LÂM NGHIỆP- THỦY SẢN (Tiếp theo) MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ- XÃ HỘI CHỦ YẾU (Tiếp theo) MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ- XÃ HỘI CHỦ YẾU (Tiếp theo) NÔNG- LÂM NGHIỆP- THỦY SẢN (Tiếp theo) CÔNG NGHIỆP (Tiếp theo) ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN (Tiếp theo)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_lanh_tho_trong_va_che_bien_cay_cong_nghiep_huyen_iagrai_tinh_gia_lai_6047.pdf
Luận văn liên quan