Luận văn Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh

TCLĐKH được coi như một yêu cầu tất yếu nhằm gắn kết các yếu tố quan trọng của một tổ chức, đặc biệt là tổ chức hành chính Nhà nước, từ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, đến nguồn lực con người và các nguồn lực vật chất khác của tổ chức, giúp cho tổ chức tiến đến việc thực hiện mục tiêu của mình. Các nội dung của TCLĐKH trong các tổ chức nói chung, CQHCNN nói riêng là hết sức đa dạng và phong phú. Có thể thấy, các nội dung của TCLĐKH có mặt trong hầu hết các khía cạnh hoạt động của một tổ chức, từ xác định các vị trí công việc, phân công – hiệp tác lao động cho tới đánh giá, sử dụng CBCC, tạo động lực cho người lao động. Nhờ có TCLĐKH mà tổ chức sẽ hoạt động hiệu quả, hợp lý, khoa học, tiết kiệm hơn, người lao động sẽ được cải thiện đời sống tinh thần, tăng cường sức khỏe, động lực làm việc và đặc biệt là việc tổ chức đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn. Trong thời gian qua, các phòng Nội vụ đã chú trọng đến công tác TCLĐKH cho công chức thuộc đơn vị mình, nhằm khai thác được tối ưu khả năng của người lao động cũng như các nguồn lực khác của cơ quan, tạo sự gắn bó giữa các CBCC với nhau, với cơ quan, với công việc. Nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo cũng như các thành viên, công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ đã và đang đạt được những kết quả tích cực, trong đó đặc biệt phải nói đến việc phân công công việc chi tiết, phù hợp với năng lực của từng CBCC, công tác tổ chức nơi làm việc đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, đồng thời, đáp ứng được yêu cầu áp dụng khoa học – kỹ thuật vào hoạt động quản lý của các phòng Nội vụ, . Chính những kết quả tích cực đó đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các phòng Nội vụ, góp phần xây dựng văn hóa tổ chức tại cơ quan, nâng cao uy tín, niềm tin của nhân dân vào các phòng Nội vụ. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ thời gian qua, tác giả đã đưa ra được các giải pháp góp phần114 đẩy mạnh công tác TCLĐKH tại các đơn vị này. Các giải pháp được nêu ra trong luận văn sẽ là một nội dung tham khảo có giá trị đối với lãnh đạo các phòng Nội vụ nói riêng và các nhà nghiên cứu quan tâm đến TCLĐKH nói chung. Để đạt được hiệu quả cao nhất, việc quán triệt các định hướng và áp dụng các giải pháp đã nêu cần phải được tiến hành một cách đồng bộ trên cơ sở chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế tại các phòng Nội vụ tại các thời điểm khác nhau. Lý luận cơ sở về TCLĐKH cho công chúc thuộc các phòng Nội vụ và hệ thống các giải pháp được đưa ra trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau, từ đó, đã chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và hướng giải quyết đối với TCLĐKH tại các phòng Nội vụ. Chỉ khi giải quyết được những tồn tại, hạn chế đó, công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ mới đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể thấy, tìm hiểu, nghiên cứu về TCLĐKH trong CQHCNN nói chung và tại các phòng Nội vụ nói riêng là một nội dung có giá trị và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, trong phạm vi khả năng nhận thức và thời gian có hạn, bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Nhà khoa học cũng như của quý Thầy, Cô để nội dung bài nghiên cứu của tác giả được hoàn chỉnh hơn.

pdf154 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý Nhà nước trong quá trình hoạt động. Mặt khác, hiện nay, vẫn còn phòng Nội vụ huyện Thuận Thành và huyện Yên Phong chưa được trang bị máy photocopy. CBCC công tác tại các đơn vị này khi muốn photo tài liệu số lượng lớn thường phải sang phòng Tài nguyên – Môi trường nhờ photocopy giúp, điều này là tương đối bất tiện. Thực tế cho thấy, trong công việc của các phòng Nội vụ thường xuyên yêu cầu phải sao chụp tài liệu với số lượng lớn. Chính vì vậy, việc trang bị máy photocopy cho hai đơn vị trên sẽ góp phần nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của CBCC tại đây. Đồng thời, một hoạt động quan trọng nữa đó là phải đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng khoa học – công nghệ vào quá trình làm việc tại các phòng Nội vụ, bởi lẽ, khoa học –công nghệ chính là yếu tố quyết định tính khoa học, tính tiến bộ trong hoạt động tổ chức lao động của con người. Việc đẩy mạnh áp dụng khoa học – công nghệ trong TCLĐKH cho công chức phòng Nội vụ phải hướng tới mục tiêu hiện đại hóa công tác văn phòng theo hướng: văn phòng điện tử; văn phòng không giấy; văn phòng tự động hoá; văn phòng của thế kỷ 21. Phương pháp hiện đại hoá đó là: tổ chức bộ máy văn phòng tinh, gọn, đúng chức năng; từng bước tin học hoá công tác văn phòng sử dụng các mạng 106 nội bộ và mạng quốc tế internet; trang bị các thiết bị văn phòng phù hợp như: máy tính, máy fax, máy photocopy, điện thoại, ...; không ngừng phát triển kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính. Để có thể thực hiện được các phương pháp trên, đòi hỏi các phòng Nội vụ cần tiếp tục quán triệt thực hiện chỉ thị số 58/TC-TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị khóa VIII về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước [39, Tr. 14]. 3.3.7. Tích cực xây dựng môi trường văn hóa tổ chức hiện đại Ngày nay, khi công nghệ hiện đại đang ngày càng được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho công việc của CBCC, nhiều tập quán mới trong CQHCNN cũng được xác lập. Một lề lối làm việc có tính công nghiệp với nhịp điệu khẩn trương hơn đang dần thay thế cho cách làm việc cũ lạc hậu. Điều đó, đã góp phần làm xuất hiện trong các công sở hiện đại một nền văn hóa mới mà trước đây chưa có hoặc rất mờ nhạt do ảnh hưởng nặng nề của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước có tính truyền thống của nước ta. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, tại các phòng Nội vụ một môi trường văn hóa tổ chức hiện đại cũng đã hình thành và phát triển với các biểu hiện như: - Tinh thần tự quản, tính tự giác cao của CBCC trong quá trình làm việc; - Quy chế điều hành, kiểm tra công việc được tuân thủ một cách chặt chẽ; - CBCC có tinh thần đoàn kết, tương trợ, tin cậy lẫn nhau; - Bầu không khí cởi mở được hình thành trong tổ chức; - Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc cao; - Các xung đột nội bộ được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên, trong bối cảnh khoa học công nghệ không ngừng phát triển tác động mạnh mẽ đến văn hóa tổ chức của các phòng Nội vụ, lãnh đạo và các thành viên cần có các giải pháp để tích cực xây dựng môi trường văn hóa tổ chức hiện đại, xây dựng bầu không khí tổ chức thân thiện, làm nền tảng để thực hiện có hiệu 107 quả công tác TCLĐKH, góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý của các phòng Nội vụ, tạo điều kiện phát triển tốt nhất về chuyên môn, kỹ năng cho CBCC. Các giải pháp đó cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau đây: Xây dựng được các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên cơ quan thực hiện. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng, các quy chế, quy định, nội quy này phải được thảo luận và thông qua một cách dân chủ, công khai, cần lắng nghe ý kiến của tất cả các thành viên trong đơn vị, dựa trên quy định của pháp luật và được quyết định theo đa số. Cần có một nền nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ. Để làm được điều này, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như toàn bộ thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế CBCC phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hiệp tác dựa trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Như thế, niềm tin của CBCC với cơ quan sẽ được củng cố, phát triển cùng với quá trình xây dựng và phát triển của cơ quan. Đảm bảo tính công khai, minh bạch về thông tin theo quy định của pháp luật trong nội bộ các thành viên của các phòng Nội vụ, đồng thời, cần phát huy vai trò của nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong quá trình hoạt động của đơn vị. Đây chính là những yếu tố giúp tạo dựng nên lòng tin giữa các thành viên trong tổ chức. Mặt khác, việc đảm bảo công khai, minh bạch thông tin cũng giúp tạo dựng nên bầu không khí thân thiện, tích cực, tránh những mâu thuẫn, xung đột không đáng có giữa các thành viên. Đặc biệt, phong cách lãnh đạo của người Trưởng phòng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa tổ chức hiện đại tại các phòng Nội vụ. Điều này đòi hỏi, lãnh đạo các phòng phải định hình được cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân và đặc điểm của cơ quan, đơn vị. 108 Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường văn hóa tổ chức hiện đại, tích cực tại các phòng Nội vụ nhằm đẩy mạnh, hoàn thiện công tác TCĐLKH cho công chức tại đây, có thể đưa ra 03 nhóm giải pháp sau đây: Về thể chế: Nhà nước cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật về xây dựng và thực hiện văn hóa công sở hiện đại trong các CQHCNN nói chung. Đây chính là nền tảng cơ sở để CQHCNN nói chung và các phòng Nội vụ nói riêng xây dựng được văn hóa tổ chức hiện đại, tích cực, phù hợp tại các đơn vị mình. Về tư tưởng – chính trị: Các phòng Nội vụ phải luôn làm tốt công tác tư tưởng chính trị đối với CBCC, giúp cho họ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích thiết thực mà môi trường văn hóa công sở hiện đại tác động lên hiệu quả công việc, bản thân người lao động nói chung và tác động đến hiệu quả, tính khoa học của TCLĐKH nói riêng. Đặc biệt, vai trò làm gương của người đứng đầu các phòng Nội vụ trong việc xây dựng môi trường văn hóa tổ chức hiện đại luôn luôn phải được đề cao, người đứng đầu phải tạo ra được động lực, niềm tin và hình mẫu quan trọng để các thành viên khác noi theo [26, Tr. 108]. 3.3.8. Tăng cường toàn diện các biện pháp tạo động lực làm việc cho CBCC Trong bất kỳ tổ chức nào, dù là tổ chức thuộc khu vực công hay khu vực tư, hiệu quả của TCLĐKH được tăng cao khi thành viên của tổ chức đó làm việc nhiệt tình, có năng suất, chất lượng và hiệu quả, nghĩa là thành viên phải có động lực làm việc và luôn phấn đấu vươn lên. Do đó, làm thế nào để khuyến khích người lao động làm việc hăng say, sáng tạo? Làm thế nào tạo động lực cho người lao động là những câu hỏi mà các nhà quản lý luôn trăn trở và phải tìm câu trả lời [15, Tr. 85]. Có thể thấy, nếu tổ chức không đáp ứng được các nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động, đặc biệt là những nhu cầu cơ bản, động lực làm việc của nhân viên sẽ bị suy giảm. Chính vì vậy, việc tăng cường toàn diện các biện pháp tạo động lực cho người lao động là biện pháp không thể thiếu trong việc nâng cao 109 hiệu quả công tác TCLĐKH trong các tổ chức nói chung, CQHCNN nói riêng và đặc biệt là trong các phòng Nội vụ. “Động lực làm việc có thể được hiểu là sự thúc đẩy khiến cho con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép để tạo ra năng suất, h iệu quả cao [19, Tr.24]”. Trong mối quan hệ với các giải pháp đẩy mạnh công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ như đã phân tích ở trên, giải pháp tăng cường toàn diện các biện pháp tạo động lực làm việc cho CBCC đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định hiệu quả của toàn bộ các giải pháp trên, bởi khi CBCC thiếu động lực làm việc, mọi giải pháp đã nêu trên đều không thể phát huy hết hiệu quả của chúng. Chính vì vậy, lãnh đạo các phòng Nội vụ phải hết sức chú ý tới giải pháp này. Nguyên tắc cơ bản trong áp dụng các biện pháp tạo động lực làm việc cho CBCC nói chung và CBCC phòng Nội vụ nói riêng, đó chính là phải tác động vào nhu cầu của chính bản thân từng CBCC. Để làm được điều đó đòi hỏi lãnh đạo các phòng phải: thường xuyên tìm hiểu để phát hiện các nhu cầu chưa được thỏa mãn của CBCC; tạo điều kiện thuận lợi để CBCC thỏa mãn nhu cầu của mình. Theo các học thuyết về động lực làm việc, lãnh đạo các phòng Nội vụ có thể áp dụng hai nhóm biện pháp tao động lực cho CBCC, cụ thể như sau: Nhóm biện pháp tạo động lực thông qua hệ thống đòn bẩy kích thích vật chất (bao gồm tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi). Theo đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành trả lương, thưởng và đảm bảo các phúc lợi cho CBCC theo đúng quy định của pháp luật về số lượng, thời gian. Trả lương cho CBCC đề giúp họ có động lực làm việc cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc tiền lương được trả tương quan giữa mức thù lao trong tổ chức và giá công lao động trên thị trường, đồng thời cũng phải đảm bảo nguyên tắc công bằng. 110 Trong khi đó, tạo động lực thông qua tiền thưởng đối với CBCC cũng cần hết sức linh hoạt giữa thưởng tiền và thưởng dưới dạng vật chất như một kỳ nghỉ hè, chuyến du lịch, chiếc điện thoại, ... Bên cạnh đó, cần chú ý giữa khen và thưởng. Việc phân loại những hành vi tích cực thành các mức độ khác nhau và tùy từng mức độ sẽ sử dụng những hình thức khen hay thưởng là cần thiết. Điều này, sẽ tạo ra sự phấn đấu của người lao động để họ tiếp tục đạt đến mức độ cao hơn, đồng thời, sẽ làm tăng giá trị của khen thưởng, tránh hiện tượng nhàm chán, sao rỗng trong khen thưởng, làm mất đi ý nghĩa của khen thưởng trong tạo động lực làm việc [27, Tr. 36]. Cuối cùng, tạo động lực thông qua chế độ phúc lợi với hai loại chính: phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất của CBCC, thúc đẩy họ nâng cao tinh thần, chất lượng và hiệu quả lao động. Đồng thời, các chương trình phúc lợi tốt cũng sẽ giúp cho uy tín của các CQHCNN nói chung và các phòng Nội vụ nói riêng được nâng cao. Nhóm biện pháp tạo động lực thông qua công việc Nhóm biện pháp tạo động lực này dựa trên một triết lý đơn giản đó là “muốn tạo động lực cho ai làm việc gì phải làm cho họ muốn làm công việc đó” [19, Tr. 137]. Tại các phòng Nội vụ, nhóm biện pháp tạo động lực cho CBCC thông qua công việc bao gồm các biện pháp sau: - Phân công công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của CBCC; - Xác định rõ mục tiêu cần đạt được của từng cá nhân; - Trao quyền và huy động sự tham gia của người lao động; - Giao nhiệm vụ có tính thách thức cho người lao động; - Làm giàu công việc (tăng sự đa dạng của các kỹ năng trong công việc, nâng cao tầm quan trọng của công việc, công việc có kết quả nhìn thấy rõ, có nhiều cơ hội cho CBCC phát triển, ...); - Luân chuyển công việc, mở rộng công việc. 111 Nhóm biện pháp tạo động lực cho CBCC tại các phòng Nội vụ thông qua cải thiện môi trường làm việc có thể bao gồm các biện pháp sau đây: - Cải thiện điều kiện lao động cho CBCC thông qua việc đầu tư trang thiết bị cần thiết cho quá trình công tác, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, ...; - Tạo cơ hội cho người lao động phát triển và thăng tiến với việc tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao cho họ những công việc mang tính thách thức, ...; - Công bằng, khách quan trong đánh giá và sử dụng có hiệu quả kết quả đánh giá trong các chính sách nhân sự của cơ quan, đơn vị; - Xây dựng bầu không khí thuận lợi, mối quan hệ nhân sự hài hòa, thân thiện; - Khuyến khích sáng tạo, đổi mới trong đơn vị. Trên cơ sở các nhóm biện pháp tạo động lực đã nêu ở trên, lãnh đạo các phòng Nội vụ cần quan tâm nghiên cứu để có thể áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp đó vào thực tế cơ quan, đơn vị mình một cách linh hoạt, phù hợp nhất. Việc nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế của cơ quan trước khi áp dụng sẽ giúp phát huy hết tác dụng của các nhóm giải pháp trên nói riêng và của tất cả các giải pháp nhằm đẩy mạnh TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ đã nêu nói chung. Tóm lại, Nhà nước cần tạo được môi trường làm việc tốt, có chế độ tiền lương, thưởng và chế độ khác thỏa đáng, tương thích với sự cống hiện của CBCC để họ yên tâm làm việc. Đặc biệt, cần phải thực hiện dân chủ cơ sở, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu và tư vấn phản biện của CBCC. Đây chính là giải pháp tác động bằng các giá trị xã hội, bằng lý tưởng, niềm tin, khát vọng, lòng tự trọng và trách nhiệm của CBCC. Thực hiện tốt nhóm giải pháp này, sẽ giúp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của TCLĐKH tại các phòng Nội vụ nói riêng và CQHCNN nói chung [35, Tr. 12]. 112 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Như vậy, qua các nội dung nghiên cứu, tìm hiểu tại chương 3, tác giả đã đưa ra được những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ. Tất cả các giải pháp nêu trên đều được nghiên cứu và đưa ra dựa trên việc phân tích thực trạng TCLĐKH tại các phòng Nội vụ, nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả khi áp dụng chúng trong thực tế. Các giải pháp đẩy mạnh công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ được đưa ra rất đa dạng và mang tính đồng bộ, bao gồm các giải pháp về: phân công – hiệp tác lao động, xác định định mức và các tiêu chuẩn khi điều kiện cho phép, hiện đại hóa môi trường và điều kiện làm việc, xây dựng văn hóa tổ chức hiện đại, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ và cuối cùng là nhóm các giải pháp tạo động lực làm việc cho CBCC các phòng Nội vụ. Có thể thấy, TCLĐKH trong CQHCNN nói chung và trong các phòng Nội vụ nói riêng là một công tác vô cùng quan trọng và hết sức phức tạp. Chính vì vậy, tất cả các giải pháp nêu trên nhằm đẩy TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, sáng tạo, kiên trì và bền bỉ để đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời, TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ cũng phải luôn luôn chủ động, sẵn sàng thích ứng với những thay đổi có thể xảy ra. Vậy nên, lãnh đạo các phòng Nội vụ cũng cần nhận thức sâu sắc rằng, các giải pháp nêu trên không phải chỉ cần thực hiện một lần là sẽ đem lại hiệu quả mãi mãi, mà cần thấy rằng, các giải pháp sẽ được thực hiện một cách có trọng tâm, có trọng điểm tùy theo sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, có như vậy, các giải pháp nêu trên mới đem lại hiệu quả đúng như kỳ vọng. 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận TCLĐKH được coi như một yêu cầu tất yếu nhằm gắn kết các yếu tố quan trọng của một tổ chức, đặc biệt là tổ chức hành chính Nhà nước, từ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, đến nguồn lực con người và các nguồn lực vật chất khác của tổ chức, giúp cho tổ chức tiến đến việc thực hiện mục tiêu của mình. Các nội dung của TCLĐKH trong các tổ chức nói chung, CQHCNN nói riêng là hết sức đa dạng và phong phú. Có thể thấy, các nội dung của TCLĐKH có mặt trong hầu hết các khía cạnh hoạt động của một tổ chức, từ xác định các vị trí công việc, phân công – hiệp tác lao động cho tới đánh giá, sử dụng CBCC, tạo động lực cho người lao động. Nhờ có TCLĐKH mà tổ chức sẽ hoạt động hiệu quả, hợp lý, khoa học, tiết kiệm hơn, người lao động sẽ được cải thiện đời sống tinh thần, tăng cường sức khỏe, động lực làm việc và đặc biệt là việc tổ chức đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn. Trong thời gian qua, các phòng Nội vụ đã chú trọng đến công tác TCLĐKH cho công chức thuộc đơn vị mình, nhằm khai thác được tối ưu khả năng của người lao động cũng như các nguồn lực khác của cơ quan, tạo sự gắn bó giữa các CBCC với nhau, với cơ quan, với công việc. Nhờ có sự quan tâm của lãnh đạo cũng như các thành viên, công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ đã và đang đạt được những kết quả tích cực, trong đó đặc biệt phải nói đến việc phân công công việc chi tiết, phù hợp với năng lực của từng CBCC, công tác tổ chức nơi làm việc đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, đồng thời, đáp ứng được yêu cầu áp dụng khoa học – kỹ thuật vào hoạt động quản lý của các phòng Nội vụ, ... Chính những kết quả tích cực đó đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các phòng Nội vụ, góp phần xây dựng văn hóa tổ chức tại cơ quan, nâng cao uy tín, niềm tin của nhân dân vào các phòng Nội vụ. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ thời gian qua, tác giả đã đưa ra được các giải pháp góp phần 114 đẩy mạnh công tác TCLĐKH tại các đơn vị này. Các giải pháp được nêu ra trong luận văn sẽ là một nội dung tham khảo có giá trị đối với lãnh đạo các phòng Nội vụ nói riêng và các nhà nghiên cứu quan tâm đến TCLĐKH nói chung. Để đạt được hiệu quả cao nhất, việc quán triệt các định hướng và áp dụng các giải pháp đã nêu cần phải được tiến hành một cách đồng bộ trên cơ sở chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế tại các phòng Nội vụ tại các thời điểm khác nhau. Lý luận cơ sở về TCLĐKH cho công chúc thuộc các phòng Nội vụ và hệ thống các giải pháp được đưa ra trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau, từ đó, đã chỉ ra được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và hướng giải quyết đối với TCLĐKH tại các phòng Nội vụ. Chỉ khi giải quyết được những tồn tại, hạn chế đó, công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các phòng Nội vụ mới đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể thấy, tìm hiểu, nghiên cứu về TCLĐKH trong CQHCNN nói chung và tại các phòng Nội vụ nói riêng là một nội dung có giá trị và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, trong phạm vi khả năng nhận thức và thời gian có hạn, bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Nhà khoa học cũng như của quý Thầy, Cô để nội dung bài nghiên cứu của tác giả được hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương Cần đẩy mạnh tiến độ hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật liên quan đến việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các phòng Nội vụ. Đây chính là cơ sở quan trọng để phòng Nội vụ có thể hoàn thiện việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các vị trí công việc – chức vụ trong bộ máy Nhà nước trong cơ quan, đơn vị mình. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh và hoàn thiện công tác TCLĐKH cho công chức thuộc các đơn vị này. 115 Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCC nói chung. Theo đó, các chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo bồi dưỡng của Nhà nước nếu đáp ứng được nhu cầu thực tế và đảm bảo đời sống cho CBCC, sẽ là một trong những yếu tố góp phần nâng cao động lực làm việc cho họ. Trong mối quan hệ với TCLĐKH, khi đã có động lực làm việc sẽ giúp cho công tác TCLĐKH phát huy được hết ý nghĩa của nó. Cuối cùng, các cơ quan trung ương và địa phương cũng cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp định mức lao động khoa học, chi tiết và phù hợp với CQHCNN, đồng thời, tăng cường đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa trang thiết bị nơi làm việc trong CQHCNN. Đây sẽ là tiền đề quan trọng cho CQHCNN nói chung và các phòng Nội vụ nói riêng trong việc đẩy mạnh TCLĐKH cho công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình. 2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định hàng đầu đến hiệu quả hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Cần thường xuyên thực hiện rà soát, đánh giá trình độ CBCC. Từ đó mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC, phục vụ cho công tác TCLĐKH. Đầu tư, mua sắm nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa trang thiết bị nơi làm việc của CQHCNN nói chung và các phòng Nội vụ nói riêng để đáp ứng yêu cầu của TCLĐKH. 2.3. Đối với các phòng Nội vụ Lãnh đạo và thành viên các phòng Nội vụ cần nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của TCLĐKH, cần quán triệt nguyên tắc khoa học trong mọi hoạt động của phòng. Lãnh đạo các phòng Nội vụ cần đi sâu, đi sát vào thực tế tại đơn vị mình. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thiện việc xác định chức năng, nhiệm vụ, 116 quyền hạn của các vị trí công việc, để đảm bảo phân công lao động đúng năng lực, chuyên môn và tạo điều kiện cho CBCC có khả năng học tập, phát triển bản thân. Thành viên các phòng Nội vụ phải không ngừng học tập để nâng cao, phát triển năng lực bản thân mình, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước và Nhân dân giao phó nói chung và hoàn thiện công tác TCLĐKH tại đơn vị mình nói riêng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Các văn bản quy phạm pháp luật: [1]. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp. [2]. Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 27/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tỉnh Bắc Ninh. [3]. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. [4]. Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. [5]. Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại cơ quan hành chính Nhà nước. [6]. Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành nội vụ tỉnh Bắc Ninh [7]. Quyết định số 545/2014/QĐ-UBND, ngày 27/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Bắc Ninh. [8]. Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. [9]. Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phòng Nội vụ thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Sách, giáo trình, tạp chí, công trình nghiên cứu: [10]. Tạ Hữu Ánh (2002), Công tác hành chính – văn phòng trong cơ quan Nhà nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [11]. Ngô Thành Can – Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Tổ chức Hành chính Nhà nước lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội. [12]. Nguyễn Đức Cảnh (2015), Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. [13]. Nguyễn Văn Dung – Phan Đình Quyền – Lê Việt Hưng (2010), Văn hóa tổ chức và lãnh đạo, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội. [14]. Đại học Kinh tế Quốc dân (2012), Giáo trình Quản trị văn phòng, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [15]. Đại học Kinh tế Quốc dân (2013), Giáo trình Hành vi tổ chức, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [16]. Nguyễn Thị Hoa (2012), Quy trình hành chính văn phòng tại UBND huyện thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội. [17]. Cao Thị Hoa (2013), Tìm hiểu tổ chức lao động khoa học tại bộ phận một của của UBND quận Cầu Giấy, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Hành chính, Hà Nội. [18]. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [19]. Học viện Hành chính (2012), Giáo trình Động lực làm việc trong tổ chức hành chính Nhà nước, Nxb. Lao động, Hà Nội. [20]. Học viện Hành chính (2011), Quan hệ công chúng và giao tiếp công sở, Tập bài giảng môn Giao tiếp và quan hệ công chức, Hà Nội. [21]. Trần Thị Thanh Huế (2016), Về chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay, Tạp chí quản lý Nhà nước số 246 (7/2016), Hà Nội. [22]. Đỗ Trọng Hùng (2014), Năng lực công chức quản lý phòng Nội vụ các huyện ở tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính, Hà Nội. [23]. Nguyễn Thị Thu Hương (2016), Về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 250 (11/2016), Hà Nội. [24]. Nguyễn Thị Thanh Loan (2016), Giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức hành chính, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 250 (11/2016), Hà Nội. [25]. Thanh Long – Pha Khang (2008), Màu sắc trong trang trí, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. [26]. Nguyễn Thị Phi (2016), Xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuật, Tạp chí quản lý Nhà nước số 250 (11/2016), Hà Nội. [27]. Trần Thị Quế (2014), Một số biện pháp tạo động lực cho đội ngũ công chức trong hoạt động công vụ của Bộ Nội vụ, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Hành chính, Hà Nội. [28]. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. [29]. Nguyễn Tiệp (2008), Giáo trình Định mức lao động, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội. [30]. Khoa Tổ chức và quản lý Nhân sự (2011), Tập bài giảng Nhân sự Hành chính Nhà nước, dùng cho đào tạo cử nhân Hành chính, Học viện Hành chính, Hà Nội. [31]. Khoa Tổ chức và quản lý Nhân sự (2012), Tập bài giảng Định biên trong cơ quan Hành chính Nhà nước, dùng cho đào tạo cử nhân Hành chính, Học viện Hành chính, Hà Nội. [32]. Khoa Tổ chức và quản lý Nhân sự (2014), Đề cương chi tiết môn học Tổ chức lao động khoa học trong cơ quan Hành chính Nhà nước, Học viện Hành chính, Hà Nội. [33]. Nguyễn Thanh Tùng (2016), Định biên đối với công chức lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính Nhà nước, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 248 (9/2016), Hà Nội. [34]. Trần Đình Thắng (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước theo quan điểm của Đại hội XII của Đảng, Tạp chí quản lý Nhà nước số 250 (11/2016), Hà Nội. [35]. Văn Tất Thu (2016), Giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 246 (7/2016), Hà Nội. [36]. Phạm Thị Thanh Thúy (2012), Cơ sở khoa học và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ Tài chính để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ Hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội. [37]. Trung tâm từ điển học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. [38]. Khoa Văn bản và công nghệ hành chính (2010), Tập bài giảng Văn hóa hành chính, dùng cho đào tạo cử nhân Hành chính, Học viện Hành chính, Hà Nội. [39]. Nguyễn Thị Vân (2016), Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, Tạp chí quản lý Nhà nước số 250 (11/2016), Hà Nội. Nguồn Internet: [40]. Định nghĩa về chức năng , truy cập ngày 24/12/2016 [41]. Phân loại thời gian làm việc của lao động quản lý < quan-ly.html>, truy cập ngày 12/12/2016. [42]. Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức lao động đối với công nhân sản xuất trong các doanh nghiệp <https://voer.edu.vn/m/su-can-thiet-phai-hoan-thien-dinh-muc-lao-dong-doi- voi-cong-nhan-san-xuat-trong-cac-doanh-nghiep/83ba91d2>, truy cập ngày 14/12/2016. [43]. Xây dựng định mức lao động - hạt nhân của đổi mới tổ chức lao động khoa học trong các thư viện đại học Việt Nam < cua-doi-moi-to-chuc-lao-dong-khoa-hoc-trong-cac-thu-vien-dai-hoc-viet- nam.html>, truy cập ngày 21/12/2016. PHỤ LỤC Phụ lục số 01: Bản phân công công việc đối với lãnh đạo quản lý và công chức phòng Nội vụ thành phố Bắc Ninh. Phụ lục số 02: Bảng điều tra về tính hợp lý của công tác tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh. Phụ lục số 03: Bảng tổng hợp kết quả điều tra về tính hợp lý của công tác tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh. Phụ lục số 04: Kết quả khảo sát ngày làm việc đối với công chức thuộc các phòng Nội vụ Phụ lục số 01: Bản phân công công việc đối với lãnh đạo quản lý và công chức phòng Nội vụ thành phố Bắc Ninh. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BẮC NINH PHÒNG NỘI VỤ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phũ TP. Bắc Ninh, ngày tháng 9 năm 2016 PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ VÀ CÔNG CHỨC PHÒNG NỘI VỤ Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 04/2008/TT-BNV, ngày 04/6/2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, cấp huyện; Căn cứ Quyết định số 21/2008/QĐ-Ủy ban nhân dân, ngày 06/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về tổ chức các cơ quan quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện Quyết định số 697/2009/QĐ-Ủy ban nhân dân, ngày 19/5/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ; Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế, trưởng phòng Nội vụ phân công nhiệm vụ đối với lãnh đạo và công chức, viên chức phòng như sau: I. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý. 1. Ông Đỗ Chu Hưng, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng. - Phụ trách chung: Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thành uỷ, HĐND, Ủy ban nhân dân thành phố về các hoạt động của cơ quan. Lãnh đạo hoạt động của phòng Nội vụ theo sự chỉ đạo Thành uỷ, HĐND, Ủy ban nhân dân thành phố. Điều hành hoạt động của phòng theo đúng quy chế làm việc, quy định của cơ quan đã đề ra. Chủ tài khoản cơ quan, quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Phụ trách các nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy; Công tác cán bộ, công chức, viên chức thành phố; công tác quản lý, sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp thành phố; tham mưu xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực thuộc ngành Nội vụ quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các Quyết định, Tờ trình, Kế hoạch, Đề án, chương trình và biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực QLNN được giao...Ký các văn bản, công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức, các văn bản khác thuộc thẩm quyền. - Phụ trách các nhiệm vụ của cơ quan: Công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật...., thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan... - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân thành phố. 2. Ông Vũ Văn Kèo, Phó Trưởng phòng. Giúp trưởng phòng chỉ đạo một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trực tiếp phụ trách công tác: - Phụ trách công tác Tôn giáo: giữ mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức Tôn giáo trên địa bàn thành phố. - Công tác tổ chức Hội; - Công tác xây dựng chính quyền: Công tác bầu cử các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã; công tác bầu cử trưởng thôn, khu phố; - Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng liên quan đến nhiệm vụ được giao. - Tham mưu các văn bản có liên quan đến lĩnh vực công việc được phân công và các văn bản khác khi được Trưởng phòng uỷ quyền. - Trực tiếp ký các văn bản có liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực được phân công hoặc các văn bản khác khi được trưởng phòng uỷ quyền. - Được Trưởng phòng uỷ quyền làm chủ tài khoản khi trưởng phòng đi vắng - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng phân công hoặc uỷ quyền. 3. Bà Nguyễn Thị Phán, Phó Trưởng phòng. Giúp trưởng phòng chỉ đạo một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trực tiếp phụ trách công tác: - Tham mưu thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thành phố, viên chức quản lý ngành GD&ĐT thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của cấp huyện. - Công tác quản lý, sử dụng chỉ tiêu biên chế công chức, viên chức và chỉ tiêu hợp đồng 68. - Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng liên quan đến nhiệm vụ được giao. - Công tác đánh giá công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008. - Công tác kê khai tài sản đối với công chức, viên chức quản lý, cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng phải kê khai. - Quản lý nhà nước về công tác Văn thư, lưu trữ. - Thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ. - Công tác hành chính, văn thư lưu trữ của cơ quan. - Tham mưu các văn bản có liên quan đến lĩnh vực công việc được phân công và các văn bản khác khi được Trưởng phòng uỷ quyền. - Trực tiếp ký các văn bản có liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực được phân công hoặc các văn bản khác khi được trưởng phòng uỷ quyền. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng phân công hoặc uỷ quyền. 4. Ông Đỗ Thị Lan Hương, Phó Trưởng phòng. Giúp trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Trực tiếp phụ trách công tác: - Công tác thi đua, khen thưởng - Quản lý nhà nước về công tác Thanh niên - Công tác cải cách hành chính - Quản lý và Giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng liên quan đến nhiệm vụ được giao. - Tham mưu các văn bản có liên quan đến lĩnh vực công việc được phân công và các văn bản khác khi được Trưởng phòng uỷ quyền. - Trực tiếp ký các văn bản có liên quan đến công việc thuộc lĩnh vực được phân công hoặc các văn bản khác khi được trưởng phòng uỷ quyền. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phòng phân công hoặc uỷ quyền. II. Đối với công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 1. Bà Nguyễn Thị Hoa: Chuyên viên Tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Công tác Kế toán, tài chính của phòng - Công tác thi đua - khen thưởng thành phố - Theo dõi đơn thư, khiếu nại liên quan đến công tác nội vụ. - Công tác văn thư, lưu trữ cơ quan. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo cơ quan phân công. 2. Bà Hà Thuỳ Linh: Chuyên viên: Tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Tổ chức bộ máy Cán bộ, Công chức cấp xã. - Thực hiện giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức; người hoạt động không chuyên trách cấp xã (Tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, đào tào bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu...các chế độ khác nếu có) - Công tác xây dựng chính quyền cơ sở - Quản lý hồ sơ cán bộ công chức cấp xã - Tổng hợp đánh giá cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008. - Tổng hợp kê khai tài sản đối với cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng phải kê khai theo quy định. - Thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ về mảng công tác được phân công. - Thủ quỹ cơ quan - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo cơ quan phân công. 3. Bà Hoàng Thị Hồng Vân: Chuyên viên Tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Quản lý nhà nước về công tác tôn giáo - Công tác Hội trên địa bàn thành phố - Thực hiện chế độ chính sách về công tác thanh niên - Thư ký các cuộc họp chi bộ, báo cáo công tác Đảng. - Tham mưu các nội dung liên quan đến " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong chi bộ và trong cơ quan. - Thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ về mảng công tác được phân công. - Phó chủ tịch Công đoàn kiêm kế toán, thủ quỹ công đoàn phòng, thực hiện thu chi Đảng phí đảm bảo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo cơ quan phân công. 4. Ông Hoàng Hưng: Chuyên viên Tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Công tác cải cách hành chính - Giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước (Tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, đào tào bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu...các chế độ khác nếu có) - Thực hiện các nội dung về thành phần hồ sơ (được quy định tại Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý). - Thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ về mảng công tác được phân công. - Công tác địa giới hành chính thành phố - Tổng hợp báo cáo giao ban hàng tuần - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo cơ quan phân công. 5. Ông Vũ Ngọc Quang: Chuyên viên Tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Thực hiện chế độ chính sách đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố (Tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, đào tào bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu...các chế độ khác nếu có) - Tổng hợp đánh giá viên chức giữ chức vụ quản lý ngành Giáo dục thành phố. - Tổng hợp kê khai tài sản đối với viên chức ngành Giáo dục thành phố thuộc đối tượng phải kê khai. - Thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ về mảng công tác được phân công. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo cơ quan phân công. 6. Bà Nguyễn Hà Huệ: Viên chức Tham mưu thực hiện một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Quản lý nhà nước về công tác Văn thư, lưu trữ (Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quy định tại Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28.4.2010 của Bộ Nội vụ). - Tổng hợp đánh giá công chức, viên chức nhà nước theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008. - Tổng hợp kê khai tài sản đối với công chức, viên chức quản lý thuộc đối tượng phải kê khai. - Lưu trữ Hồ sơ công chức, viên chức lãnh đạo quản lý thành phố. - Thống kê, thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Nội vụ về mảng công tác được phân công. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Lãnh đạo cơ quan phân công. Các nhiệm vụ phân công trên được thực hiện kể từ ngày 01/10/2016. Các thông báo trước đây trái với phân công này đều được bãi bỏ./. Nơi nhận: - TT Thành Ủy - HĐND - UBND TP (b/c); - Các cơ quan đơn vị có liên quan; - Công chức,viên chức trong cơ quan; - Lưu Nội vụ. TRƯỞNG PHÒNG Đỗ Chu Hưng Phụ lục số 02: Bảng điều tra về tính hợp lý của công tác tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh. - Bảng điều tra về tính hợp lý của công tác tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh. - Mục đích: Đánh giá về tính hợp lý của công tác tổ chức lao động khoa học tại các phòng Nội vụ - Ông, bà vui lòng điền thông tin và đánh dấu X vào đáp án mà ông, bà lựa chọn. Câu trả lời Có Không Phòng Nội vụ: ............................................................. Lĩnh vực phụ trách: ................................................... Chức danh: ................................................................. I. Lĩnh vực công tác của ông, bà có được quy định rõ ràng không? a. Bằng văn bản b. Thông qua thủ trưởng trực tiếp II. Chức năng, nhiệm vụ của ông, bà gồm có các loại công việc: - Đánh máy chữ - Thảo các loại văn bản, thư từ - Các công việc tính toán - Thu thập thông tin - Tổng hợp thông tin - Thiết kế các mẫu in sẵn và các tài liệu khác - làm việc với các tổ chức, cơ quan khác nhau - Nghiên cứu tài liệu chuyên môn - Dự các cuộc họp công vụ - Đánh giá công việc của người khác - Giám sát công việc của người khác - Tiếp khách (cho biết cụ thể): ...................................................................................... ...................................................................................... III. Ông, bà có phải thực hiện những công việc không trực tiếp thuộc nhiệm vụ của ông, bà không? a. Những công việc thấp hơn trình độ của ông, bà vì lý do: - Thiếu nhân viên tính toán - Thiếu nhân viên đánh máy - Thiếu thư ký để hoàn thành các tài liệu viết - Thiếu người chạy việc vặt (văn thư) - Thiếu người lo các thủ tục hình thức (nhân viên lễ tân) - Thiếu các nhân viên khác (cho biết cụ thể là ai) ........................................................................................ ........................................................................................ ......................................................................................... b. Những công việc thuộc nhiệm vụ của người khác, nguyên nhân do: - Phân chia công việc không đúng - Thiếu sự xác định chính xác phạm vi công việc của từng người - Trình độ của bạn đồng nghiệp không đáp ứng yêu cầu - Bạn đồng nghiệp cố tình trây ì không làm việc - Thiếu người làm việc - Người lãnh đạo bận việc hoặc vắng mặt - Vì lý do khác (cho biết rõ): ...................................................................................... ...................................................................................... .................................................................................. .... IV. Ông, bà sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quá trình làm việc không? - Máy chữ - Máy vi tính - Thước tính - Máy tính cầm tay - Máy photocopy - Máy in - Điện thoại di động, điện thoại bàn - Máy fax - Máy vẽ - Các phương tiện khác (cho biết cụ thể) ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... V. Nơi làm việc của ông bà đã được tổ chức hợp lý chưa? - Có được bố trí, sắp xếp thoải mái, hợp lý không? - Ông, bà có tất cả các phương tiện cần thiết thường xuyên cho công việc không? - Bàn làm việc của ông, bà có chỗ đựng tài liệu không? - Chiếu sáng có đảm bảo cho công việc không? - Tiếng ồn phòng làm việc có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc không? VI. Văn hóa công sở, bầu không khí tổ chức có tích cực, thân thiện không? - Văn hóa công sở có tích cực và tác động tốt đến hiệu quả công việc của ông, bà không? - Bầu không khí tổ chức có tích cực, thân thiện không? - Tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viên có không? VII. Ông, bà có xây dựng thời gian biểu cá nhân không? - Cho một tháng - Cho một tuần - Cho một ngày - Công việc cần làm ngày mai có được biết trước từ hôm nay không? VIII. Ông, bà có bị lãng phí thời gian vì các lý do sau không? Không nhận được tài liệu kịp thời do: - Trung tâm nhận tài liệu - Phòng văn thư - Do các bộ phận khác (cho biết rõ bộ phận nào) - Các đơn vị khác ngoài cơ quan - Chờ đợi chữ ký hoặc chờ người cộng sự - Do thiếu phương tiện kỹ thuật - Do phải dự các cuộc họp không cần thiết - Do các lý do khác (cho biết rõ) ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... IX. Hiệu suất công việc của ông, bà có bị giảm do các nguyên nhân sau: - Tiếng ồn trong phòng làm việc - Không gian làm việc quá chật chội - Không thành thạo khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật - Tiến trình lao động trong ngày không hợp lý - Thái độ không thoải mái của người công sự trong bộ phận, phòng ban - Các yếu tố khác (cho biết rõ): ...................................................................................... ...................................................................................... ...................................................................................... X. Đề nghị của ông, bà nhằm hoàn thiện tổ chức lao động khoa học: 1. .............................................................................................. ............ 2. .......................................................................................................... 3. .......................................................................................................... 4. .......................................................................................................... 5. .......................................................................................................... 6. .......................................................................................................... Phụ lục số 03: Bảng tổng hợp kết quả điều tra về tính hợp lý của công tác tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng Nội vụ huyện, thành phố của tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị: % Tỷ lệ câu trả lời (%) Có Không Phòng Nội vụ: ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, Lĩnh vực phụ trách: ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, Chức danh: ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, I, Lĩnh vực công tác của ông, bà có được quy định rõ ràng không? a, Bằng văn bản 100 0 b, Thông qua thủ trưởng trực tiếp 0 0 II, Chức năng, nhiệm vụ của ông, bà gồm có các loại công việc: - Đánh máy chữ 0 0 - Thảo các loại văn bản, thư từ 100 0 - Các công việc tính toán 44,5 55,5 - Thu thập thông tin 100 0 - Tổng hợp thông tin 100 0 - Thiết kế các mẫu in sẵn và các tài liệu khác 14 86 - Làm việc với các tổ chức, cơ quan khác nhau 100 0 - Nghiên cứu tài liệu chuyên môn 100 0 - Dự các cuộc họp công vụ 77,8 22,2 - Đánh giá công việc của người khác 42 58 - Giám sát công việc của người khác 42 58 - Tiếp khách 19,5 80,5 III, Ông, bà có phải thực hiện những công việc không trực tiếp thuộc nhiệm vụ của ông, bà không? a, Những công việc thấp hơn trình độ của ông, bà vì lý do: - Thiếu nhân viên tính toán 0 0 - Thiếu nhân viên đánh máy 0 0 - Thiếu thư ký để hoàn thành các tài liệu viết 2,8 97,2 - Thiếu người chạy việc vặt (văn thư) 8,3 91,7 - Thiếu người lo các thủ tục hình thức (nhân viên lễ tân) 0 0 - Thiếu các nhân viên khác 0 0 b, Những công việc thuộc nhiệm vụ của người khác, nguyên nhân do: - Phân chia công việc không đúng 19,5 80,5 - Thiếu sự xác định chính xác phạm vi công việc của từng người 50 50 - Trình độ của bạn đồng nghiệp không đáp ứng yêu cầu 11,1 88,9 - Bạn đồng nghiệp cố tình trây ì không làm việc 22,2 77,8 - Thiếu người làm việc 27,8 72,2 - Người lãnh đạo bận việc hoặc vắng mặt 25 75 - Vì lý do khác IV, Ông, bà sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong quá trình làm việc không? - Máy chữ 0 0 - Máy vi tính 100 0 - Thước tính 0 0 - Máy tính cầm tay 22,2 77,8 - Máy photocopy 100 0 - Máy in 41,7 58,3 - Điện thoại di động, điện thoại bàn 100 0 - Máy fax 16,7 83,3 - Máy vẽ 0 0 - Các phương tiện khác 0 0 V, Nơi làm việc của ông bà đã được tổ chức hợp lý chưa? - Có được bố trí, sắp xếp thoải mái, hợp lý không? 69,4 30,6 - Ông, bà có tất cả các phương tiện cần thiết thường xuyên cho công việc không? 61,1 38,9 - Bàn làm việc của ông, bà có chỗ đựng tài liệu không? 83,3 16,7 - Chiếu sáng có đảm bảo cho công việc không? 100 0 - Tiếng ồn phòng làm việc có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất làm việc không? 13,9 86,1 VI, Văn hóa công sở, bầu không khí tổ chức có tích cực, thân thiện không? - Văn hóa công sở có tích cực và tác động tốt đến hiệu quả công việc của ông, bà không? 77,8 22,2 - Bầu không khí tổ chức có tích cực, thân thiện không? 91,7 8,3 - Tình trạng mâu thuẫn giữa các thành viên có không? 44,4 55,6 VII, Ông, bà có xây dựng thời gian biểu cá nhân không? - Cho một tháng 11 89 - Cho một tuần 27,8 72,2 - Cho một ngày 38,9 61,1 - Công việc cần làm ngày mai có được biết trước từ hôm nay không? 25 75 VIII, Ông, bà có bị lãng phí thời gian vì các lý do sau không? Không nhận được tài liệu kịp thời do: - Trung tâm nhận tài liệu 0 0 - Phòng văn thư 50 50 - Do các bộ phận khác 16,7 83,3 - Các đơn vị khác ngoài cơ quan 30,5 69,5 - Chờ đợi chữ ký hoặc chờ người cộng sự 19,4 80,6 - Do thiếu phương tiện kỹ thuật 36,1 63,9 - Do phải dự các cuộc họp không cần thiết 38,9 61,1 - Do các lý do khác 0 0 IX, Hiệu suất công việc của ông, bà có bị giảm do các nguyên nhân sau: - Tiếng ồn trong phòng làm việc 13,9 86,1 - Không gian làm việc quá chật chội 8,3 91,7 - Không thành thạo khi sử dụng các phương tiện kỹ thuật 16,7 83,3 - Tiến trình lao động trong ngày không hợp lý 2,8 97,2 - Thái độ không thoải mái của người công sự trong bộ phận, phòng ban 25 75 - Các yếu tố khác 0 0 X, Đề nghị của ông, bà nhằm hoàn thiện tổ chức lao động khoa học: - Phân công lao động đúng chuyên môn nghiệp vụ hơn nữa; - Cải thiện, xây dựng văn hóa tổ chức hiện đại hơn; - Định mức lao động chính xác tránh tình trạng công việc phân chia không hợp lý; Trang bị thêm máy móc, phương tiện làm việc; - Cải thiện chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp, Phụ lục số 04: Kết quả khảo sát ngày làm việc đối với công chức các phòng Nội vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_lao_dong_khoa_hoc_cho_cong_chuc_thuoc_cac_p.pdf
Luận văn liên quan